Đề tài Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hoa tại Đà Lạt – Lâm Đồng

MỞ ĐẦU Ngành sản xuất hoa cắt cành tại Đà Lạt đã được hình thành và phát triển hơn 60 năm qua. Sản phẩm hoa Đà Lạt đã có mặt trên nhiều thị trường hoa trong nuốc và quốc tế. Hoa cắt cành trong những năm qua thực sự trở thành một ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao và là cơ cấu kinh tế quan trọng của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Sản phẩm hoa cắt cành ở Đà Lạt - Lâm Đồng trong những năm gần đây đã mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người sản xuất so với canh tác một số loại cây trồng khác. Với nhiều chủng loại hoa phong phú và đa dạng, được canh tác trên diện tích lớn, trong đó sản lượng cao là hoa cúc, hoa hồng, địa lan, lily, đồng tiền, glayơn, cẩm chướng, kiết tường, . cùng với việc mở rộng thị trường tiêu thụ đã thúc đẩy người sản xuất gia tăng diện tích canh tác các loại hoa có giá trị. Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới trong thâm canh cây hoa và bảo quản hoa sau thu hoạch, nhưng nhìn chung, ngành sản xuất hoa tại Đà Lạt - Lâm Đồng vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế. Đó là công nghệ nhà kính hiện nay chưa đủ cơ sở khoa học và nó được hình thành một cách tự phát dựa trên nhu cầu sản xuất của các nông hộ. Các quy trình trồng, chăm sóc các chủng loại hoa chưa thật sự hoàn chỉnh để có thể phổ biến cho người sản xuất, vẫn còn là những bước đi dò dẫm từ những kinh nghiệm truyền thống lâu đời gắn với những học hỏi cóp nhặt. Công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, phân phối, vận chuyển và đầu ra của sản phẩm là những vấn đề còn nhiều hạn chế trong giai đoạn hiện nay đối với người sản xuất. Để một sản phẩm hoa cắt cành đến với thị trường và được thị trường chấp nhận thì nó phải bảo đảm các yếu tố chất lượng nhất định. Tiêu chuẩn chất lượng hoa được đánh giá bằng các chỉ tiêu kỹ thuật như chiều dài và độ cứng cành hoa; mức độ sạch sâu bệnh và hoá chất; kích thước, màu sắc bông hoa; độ trưởng thành và độ tươi của cành hoa; sự cân đối giữa hoa và bộ lá; độ bền trong bình (hay tuổi thọ cành hoa) . Thực tế hiện nay ngành sản xuất hoa cắt cành của Đà Lạt – Lâm Đồng chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm hoa cắt cành. Tất cả chỉ dựa vào sự đánh giá cảm quan của người thu mua và nhu cầu của thị trường. Do vậy, sản phẩm hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đã không ổn định về sản lượng và song song với nó cũng không ổn định về tiêu chuẩn chất lượng. Với những nội dung trên, đề tài thực hiện xây dựng tiêu chuẩn sơ bộ về chất lượng sản phẩm hoa cắt cành nhằm bước đầu giúp cho người sản xuất có những cơ sở nhất định để thu hoạch sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng và hơn hết là hình thành tập quán thu hoạch sản phẩm hoa đúng độ chín để chất lượng hoa luôn ở mức cao nhất có thể được.

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hoa tại Đà Lạt – Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM ĐỒNG TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN HOA CÚC CẮT CÀNH Dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hoa tại Đà Lạt – Lâm Đồng” Tháng 01/2010 MỞ ĐẦU Ngành sản xuất hoa cắt cành tại Đà Lạt đã được hình thành và phát triển hơn 60 năm qua. Sản phẩm hoa Đà Lạt đã có mặt trên nhiều thị trường hoa trong nuốc và quốc tế. Hoa cắt cành trong những năm qua thực sự trở thành một ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao và là cơ cấu kinh tế quan trọng của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Sản phẩm hoa cắt cành ở Đà Lạt - Lâm Đồng trong những năm gần đây đã mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người sản xuất so với canh tác một số loại cây trồng khác. Với nhiều chủng loại hoa phong phú và đa dạng, được canh tác trên diện tích lớn, trong đó sản lượng cao là hoa cúc, hoa hồng, địa lan, lily, đồng tiền, glayơn, cẩm chướng, kiết tường, ... cùng với việc mở rộng thị trường tiêu thụ đã thúc đẩy người sản xuất gia tăng diện tích canh tác các loại hoa có giá trị. Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới trong thâm canh cây hoa và bảo quản hoa sau thu hoạch, nhưng nhìn chung, ngành sản xuất hoa tại Đà Lạt - Lâm Đồng vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế. Đó là công nghệ nhà kính hiện nay chưa đủ cơ sở khoa học và nó được hình thành một cách tự phát dựa trên nhu cầu sản xuất của các nông hộ. Các quy trình trồng, chăm sóc các chủng loại hoa chưa thật sự hoàn chỉnh để có thể phổ biến cho người sản xuất, vẫn còn là những bước đi dò dẫm từ những kinh nghiệm truyền thống lâu đời gắn với những học hỏi cóp nhặt. Công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, phân phối, vận chuyển và đầu ra của sản phẩm là những vấn đề còn nhiều hạn chế trong giai đoạn hiện nay đối với người sản xuất. Để một sản phẩm hoa cắt cành đến với thị trường và được thị trường chấp nhận thì nó phải bảo đảm các yếu tố chất lượng nhất định. Tiêu chuẩn chất lượng hoa được đánh giá bằng các chỉ tiêu kỹ thuật như chiều dài và độ cứng cành hoa; mức độ sạch sâu bệnh và hoá chất; kích thước, màu sắc bông hoa; độ trưởng thành và độ tươi của cành hoa; sự cân đối giữa hoa và bộ lá; độ bền trong bình (hay tuổi thọ cành hoa)…. Thực tế hiện nay ngành sản xuất hoa cắt cành của Đà Lạt – Lâm Đồng chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm hoa cắt cành. Tất cả chỉ dựa vào sự đánh giá cảm quan của người thu mua và nhu cầu của thị trường. Do vậy, sản phẩm hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đã không ổn định về sản lượng và song song với nó cũng không ổn định về tiêu chuẩn chất lượng. Với những nội dung trên, đề tài thực hiện xây dựng tiêu chuẩn sơ bộ về chất lượng sản phẩm hoa cắt cành nhằm bước đầu giúp cho người sản xuất có những cơ sở nhất định để thu hoạch sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng và hơn hết là hình thành tập quán thu hoạch sản phẩm hoa đúng độ chín để chất lượng hoa luôn ở mức cao nhất có thể được. Phần thứ nhất TỔNG QUAN I/ MỘT SỐ VẤN ĐẾ VỀ THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH 1/ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoa Hoa là sản phẩm tươi sống với những thuộc tính sinh học, nó dễ bị héo tàn qua trung chuyển từ khâu xử lý sau thu hoạch của người trồng hoa, nhà xuất khẩu, nhập khẩu, người bán lẻ để cuối cùng đến với khách hàng mua hoa. Hoa tươi tiếp tục sinh trưởng và hô hấp sau khi thu hoạch. Trong suốt quá trình này hoa tươi chịu ảnh hưởng của một số hoạt chất sinh trưởng phát triển và nó phản ứng lại với hoocmon như ethylene. Nếu chúng ta có thể kiểm soát được qui trình xử lý hoa sau thu hoạch này thì các khách hàng mua hoa sẽ được thỏa mãn và hài lòng với sản phẩm họ mua được vì hoa sẽ tươi lâu hơn. Nhiệt độ cao sẽ khiến quá trình hô hấp diễn ra nhanh hơn và dẫn đến sự phân giải đường của hoa cũng diễn ra nhanh hơn. Điều này là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ hoa. Cần tránh bảo quản quá lạnh đối với những loại hoa thuộc vùng nhiệt đới. Ethylene là một kích thích tố thực vật ở dạng khí điều tiết quá trình nở hoa. Khí Ethylene không mùi, không màu và nó được sản sinh ra từ các tế bào già. Lượng Ethylene cao có thể gây tác hại cho hoa như làm cho tuổi thọ hoa ngắn, hoa búp không đủ sức để nở, hoa mau bị héo, hoa bị rụng cánh và nụ, hoa bị nhạt màu …. Vì vậy, cần giữ hoa cách xa khỏi khí Oxyt Carbon, khói, hơi Gas rò rỉ, trái cây chín và những loại hoa đã nở khác. Những tổn thương do sâu hại và bệnh cây gây ra trong quá trình sản xuất là nguyên nhân khiến hoa bị giảm chất lượng và kém tuổi thọ. Đóng hoa trong thùng không có lỗ thoáng khí, để nơi nắng nóng sau đó làm lạnh sẽ khiến hơi nước ngưng tụ trong thùng dẫn đến việc hoa bị nhiễm nấm trên hoa, lá (Botrytis). Trữ lạnh hoa quá thời gian cho phép cũng là nguyên nhân gây một số bệnh cho hoa và làm giảm tuổi thọ của hoa. Hiện tượng vàng lá thường xảy ra trên một số giống hoa mẫn cảm như hoa Thủy tiên, hoa Lily, hoa Trạng Nguyên …. là do cây bị rối loạn sinh lý. Các kích thích tố thực vật được sử dụng trong qui trình xử lý hoa sau thu hoạch sẽ giúp ngăn ngừa lá bị vàng. Khi thu hoạch hoa quá sớm, không đúng độ nở thì lượng đường chứa trong những nụ hoa và thân hoa không đủ, hoa không đủ năng lượng để nở. Do đó cần cung cấp đủ đường sẽ giúp cây nở hoa tốt hơn. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc diệt khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong nước cắm hoa. Hoa không hấp thu đủ nước, các mạch dẫn nước bị tắt nghẽn do nước bị nhiễm khuẩn, hoa bị mất nước trong quá trình vận chuyển…. Nếu hoa hút không đủ nước thì phải sử dụng các chất làm ẩm. Nếu hoa bị tắc nghẽn mạch dẫn do vi khuẩn gây ra thì phải sử dụng acid citric và sulfat nhôm để làm giảm độ pH, sử dụng thuốc sát khuẩn. Vấn đề vệ sinh, rửa sạch xô đựng hoa với xà phòng hoặc chlor 1 tuần/lần. Dùng dung dịch xử lý hoa sau thu hoạch để tiêu diệt vi khuẩn trên hoa. Xử lý hoa sau thu hoạch đúng qui trình. Tất cả những việc này được thực hiện nhằm ngăn ngừa cơ hội nhiễm bệnh cho hoa. 2/ Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc này lượng đường dự trữ trong thân, hoa là nhiều nhất. Tuyệt đối không thu hoạch vào thời điểm nóng nhất trong ngày. Chỉ thu hoạch hoa đúng độ nở. Nếu thu hoạch khi hoa còn quá búp, hoa sẽ không thể nở được. Thu hoạch đúng độ nở hoa sẽ đạt được tuổi thọ cắm tối đa. Thu hoạch hoa đã nở tuổi thọ cành hoa sẽ ngắn và dễ bị hư hại. Ngay sau khi thu hoạch, cần để hoa vào dung dịch xử lý. Thời gian từ lúc cắt hoa thu hoạch cho đến khi đặt hoa vào dung dịch xử lý không được vượt quá 30 phút. Quá trình hấp thu nước là một yếu tố quan trọng để hoa có thể nở đẹp và đúng lúc. Đối với việc phân loại hoa, cần rút ngắn thời gian phân loại đến mức có thể. Nhiệt độ và ẩm độ cao có thể khiến hoa bị nấm trên bông. Các thao tác không cần thiết trong quá trình xử lý sau thu hoạch có thể là nguyên nhân khiến hoa bị hư hại và do đó hoa sẽ kém chất lượng. Cần bảo quản hoa trước khi đóng thùng ở nhiệt độ lạnh thích hợp. Các loại hoa khác nhau sẽ có ngưỡng nhiệt độ bảo quản lạnh trong kho khác nhau. Sau khi phân loại hoa vẫn cần đặt lại vào dung dịch xử lý trước khi đóng thùng. Chỉ nên đóng thùng những loại hoa đã được bảo quản lạnh thích hợp. Dùng hệ thống thổi hơi lạnh để làm giảm nhiệt độ trong thùng hoa trước khi vận chuyển. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong suốt quá trình vận chuyển sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoa. Ngoài ra cần lưu ý để hoa vào nước ngay sau khi hoa được vận chuyển đến nơi phân phối. Cắt gốc hoa khoảng 2-3 cm và đặt hoa vào nước sạch. Sử dụng thuốc dưỡng hoa trong thời gian cắm sẽ thúc đẩy nhanh quá trình nở hoa. Có thể pha thêm thuốc dưỡng hoa vào nước để cắm sẽ kéo dài tuổi thọ cho hoa và giúp hoa nở lâu hơn. 3/ Tình hình áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoa cắt cành Tại các vùng sản xuất hoa ở Đà Lạt – Lâm Đồng, mặc dù sản lượng hoa cắt cành không ngừng gia tăng hàng năm, ước tính năm 2009 có thể đạt trên 1 tỉ cành, cung cấp cho các thị trường tiêu dùng trong nước và quốc tế nhưng hiện nay vẫn chưa có những định lượng về tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm theo một quy định thống nhất. Các cơ sở thu mua hoa cắt cành tại Đà Lạt cũng như tại thành phố HCM cũng chỉ đưa ra những quy định ước lệ để áp dụng cho cơ sở mình. Những quy định này cũng không có tiêu chí đánh giá cụ thể về chất lượng cũng như phân loại hoa, hầu hết đều đánh giá theo cảm quan, chưa có những định chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn chất lượng hoa được đánh giá bằng các chỉ tiêu kỹ thuật như chiều dài và độ cứng cành hoa; mức độ sạch sâu bệnh và hoá chất; kích thước, màu sắc bông hoa; độ trưởng thành và độ tươi của cành hoa; sự cân đối giữa hoa và bộ lá; độ bền trong bình (hay tuổi thọ cành hoa)…. nhưng hiện nay chưa có đơn vị chức năng hoặc cơ sở doanh nghiệp nào xây dựng và áp dụng. Một số tiêu chuẩn hoa tươi của thị trường châu Âu xây dựng từ năm 1982 được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này chưa được nghiên cứu và áp dụng tại Đà Lạt. Trên thực tế, tại Đà Lạt, hiện nay chỉ mới có công ty Dalat Hasfarm Agrivina Ltd. xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng và phân loại để áp dụng cho sản phẩm của mình. II/ MỘT SỐ TIÊU CHUẤN CHẤT LƯỢNG, PHÂN LOẠI HOA CẮT CÀNH 1/ Xác định chất lượng hoa theo điểm số Để thuận tiện cho việc đánh giá tiêu chuẩn chất lượng, phân loại hoa đáp ứng cho nhu cầu giao dịch thương mại, tại các trung tâm giao dịch hoa quốc tế, người ta thường áp dụng phương pháp xác định chất lượng hoa theo điểm số. Phương pháp xác định điểm số này dựa trên các đặc điểm về tình trạng hoa, hình dạng, màu sắc hoa, thân lá và được thực hiện theo thang bảng điểm sau: Stt Nội dung đánh giá Điểm tối đa Ghi chú 1 Tình trạng hoa 25 Cành hoa không bị tổn thương vật lý hoặc sâu bệnh 10 Hoa tươi, không có dấu hiệu hóa già 15 2 Hình dạng 30 Hình dạng đặc trưng của giống 10 Nụ hoa không quá nhỏ hoặc quá nở 5 Cánh hoa đồng nhất 5 Cân đối giữa kích thước và đường kính hoa 10 3 Màu sắc 25 Màu hoa sáng, hoa sạch 10 Giống đồng nhất, phù hợp 5 Không phai màu 5 Không có vết thuốc BVTV 5 4 Cành, lá 20 Cành thẳng, khỏe 10 Màu sắc lá thật, không mất màu, không thối 5 Không có lá thừa 5 Tổng cộng 100 2/ Tiêu chuẩn công ty Dalat Hasfarm Agrivina Ltd. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, phân loại hoa tại công ty Dalat Hasfarm Agrivina Ltd. đã được chú trọng và thực hiện nghiêm túc nhằm cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm hoa tốt nhất theo đúng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã xây dựng. Dưới đây là những tiêu chuẩn chất lượng và phân loại của một số sản phẩm hoa của công ty Dalat Hasfarm xây dựng và áp dụng (tham khảo). 2.1/ Hoa Salem (Limonium) Tiêu chuẩn chất lượng: Cành thẳng không quá yếu, không bám cặn hóa chất, không sâu bệnh. Cắt đúng độ nở, hoa nở ít nhất 60%, phân nhánh đẹp, không bị cháy lá. Tiêu chuẩn phân loại: Loại A một bó 0,5 kg, chiều dài tối thiểu 50 cm, tuốt sạch lá 10-15 cm tình từ gốc. 2.2/ Hoa Hồng môn (Anthurium) Tiêu chuẩn chất lượng: Cành thẳng, khỏe, không bám cặn hóa chất, không sâu bệnh. Hoa khô, không bị ẩm. Không trầy xước, nứt giữa cánh hoa. Tiêu chuẩn phân loại: Loại A, chiều dài 70 cm, đường kính hoa 12-14 cm Loại B, chiều dài 60-65 cm, đường kính hoa 9-10 cm Loại C, chiều dài 55 cm, đường kính hoa 8 cm 2.3/ Hoa Đồng tiền (Gerbera) Tiêu chuẩn chất lượng: Cành thẳng, thân cứng cáp. Hoa tròn đều, không méo mó, khuyết tật, không sâu bệnh; cánh hoa trên đầy đủ, không gãy rụng. Cắt đúng độ già, nhụy trung tâm phát triển lớn, thể hiện rõ màu sắc. Tiêu chuẩn phân loại: Bảo vệ hoa bằng sleeve bóng kính để tránh gãy cánh hoa. Bó 10 cành, chiều dài trên 50 cm. 2.4/ Hoa Loa kèn (Arum) Tiêu chuẩn chất lượng: Cành thẳng, cứng. Hoa không biến dạng, không sâu bệnh; sạch, không trầy, nâu, nhăn. Tiêu chuẩn phân loại: Loại A chiều dài cành 80 cm; loại B chiều dài cành 70 cm. Mỗi bó 10 cành. 2.5/ Hoa thiên điểu (Brid of paradise) Tiêu chuẩn chất lượng: Cành thẳng, cứng. Hoa không biến dạng, không sâu bệnh; hoa sạch, có màu cam , sắp nở. Tiêu chuẩn phân loại: Loại A chiều dài cành 120cm, chiều dài nụ 20 cm; loại B chiều dài cành 90 cm, chiều dài nụ 17 cm. 3/ Tiêu chuẩn hoa cúc xuất sang thị trường Nhật bản 3.1/ Qui định chung: Hoa không đươc lưu trữ tại kho sản xuất quá 1 tuần, hoa không bị biến dạng, cánh không bị dập, màu sắc chuẩn; lá không bị biến dạng, không bị đóng cặn của các loại hóa chất sử dụng, không bị dơ bẩn do các yếu tố khác, không bị cháy do thuốc hoặc do các yếu tố khác; lá không bị côn trùng gây hại làm mất màu sắc của lá hoặc bị biến dạng. không bị biến dạng do bệnh hại, không được gãy trên 3 lá liên tiếp. không gãy trên 4 lá 1 cành. Gốc không bị hóa gỗ. Độ nở hoa: Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, thông thường chia làm 3 độ nở chuẩn liên tiếp có thể thu hoạch, như độ 1, độ 2, độ 3, trong đó độ 2 là độ chuẩn theo yêu cầu của khách hàng, độ 1 và độ 3 là do đàm phán với khách để thu hoạch hoa tốt hơn. 3.2/ Cúc chuẩn: (Cúc đơn ) Stt Chỉ tiêu Loại A (bó 10 cành) Loại B (bó 10 cành) 1 Trọng lượng > 500gram > 400gram 2 Chiều cao 75 cm 75 cm 3 Chiều cao cổ bông < 6cm < 10 cm 4 Tuốt lá chân 15 cm 15 cm 3.2/ Cúc chùm: Stt Chỉ tiêu Loại A (bó 10 cành) Loại B (bó 10 cành) 1 Trọng lượng > 500gram > 400gram 2 Chiều cao 70 cm 70 cm 3 Chiều cao cổ bông < 15cm < 18 cm 4 Tuốt lá chân 25 cm 25 cm 5 Số hoa nở Có 5 hoa có khả năng nở tuần tự từ 1 đến 5, hoặc có thể 1,2,4,5,6 Có 4 hoa có khả năng nở tuần tự từ 1 đến 4, hoặc có thể 1,3,4,5 4/ Tiêu chuẩn ECE (Economic Commission for Europe) 4.1/ Tiêu chuẩn phân loại Sản phẩm hoa cắt cành được phân loại theo phẩm cấp và tuân theo những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nhất định Đối với hoa loại đặc biệt: Hoa phải có chất lượng tốt nhất. Không bám bẩn, phát triển tốt. Cành cứng, thẳng, mang tính đặc trưng của loài. Lá đúng dạng, màu xanh đậm. Cho phép 3% hoa có khiếm khuyết. Đối với hoa loại I: Yêu cầu giống như trên, chất lượng hoa tốt, cành cứng. Cho phép 5% hoa có khiếm khuyết. Đối với hoa loại II: Hoa bị loại từ các phẩm cấp cao nhưng đáp ưng những yêu cầu nhỏ nhất và có thể dùng để trang trí. Cho phép 10% hoa có khiếm khuyết. 4.2/ Tiêu chuẩn kích thước cành hoa Tiêu chuẩn về kích thước cành hoa được phân chia theo các nhóm code và chiều dài cành, kể cả hoa. Sự phân chia này nhằm mục đích đánh giá chất lượng và phân loại hoa theo nhóm nhằm đáp ứng cho những nhu cầu sử dụng hoa khác nhau. Mã số (code) Kích thước cành (cm) Mã số (code) Kích thước cành (cm) 0 <5 40 40-50 ± 5 5 5-10 ± 2,5 50 50-60 ± 5 10 10-15 ± 2,5 60 60-80 ± 10 15 15-20 ± 2,5 80 80-100 ± 10 20 20-30 ± 5 100 100-120 ± 10 30 30-40 ± 5 120 >120 4.3/ Tiêu chuẩn chất lượng cành hoa Đối với những loại hoa khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể đặc trưng cho từng loại hoa. Như hoa cẩm chướng phải đáp ứng được yêu cầu về độ cứng của cành hoa và sự tách biệt của đài hoa; nếu đài hoa bị tách ra phải được đóng gói và ghi chú riêng trên nhãn. Hoặc đối với hoa hồng, cành hoa không được cắt từ cành cũ của mùa trước…. Các yêu cầu chi tiết khác về chất lượng cành hoa: Hoa phải cùng một loài (loại) Cùng một giai đoạn phát triển Được thu hoạch cẩn thận Hoa nguyên vẹn, tươi mới và không có côn trùng Chênh lệch về chiều dài hoa dài nhất và ngắn nhất không quá 2,5cm, 5cm, và 10cm theo các mã số 5-15, 20-50 và >60. Tất cả các chi tiết này nhằm bảo đảm cho hoa không bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển và giao dịch về sau. 5/ Tiêu chuẩn chất lượng và phân loại một số loại hoa cúc theo ECE Hoa cúc phải được thu hoạch cẩn thận và hoa nở tương ứng với quá trình sinh trưởng, những cánh hoa nở hoàn toàn, được gắn kết chắc chắn. Trong tất cả các nhóm, các yếu tố của từng nhóm phải thỏa mãn yêu cầu không hư hỏng, tươi mới, không có côn trùng. Trong từng hoa, sự nở hoa có thể không đồng nhất hoặc không được tốt trên một cành. Lá không úa màu. Loại đặc biệt: Hoa cúc trong nhóm này có chất lượng cao nhất và phải mang những đặc trưng của giống. Không có vết thiệt hại do côn trùng, không bị ảnh hưởng của các tác động bên ngoài, không có vết thâm, không có khuyết tật trong quá trình phát triển. Cành hoa cứng và thẳng. Hoa cúc đơn có thể chấp nhận có những điểm phát triển của những nụ hoa; lá đúng dạng, màu xanh, có lá tự do. Cúc chùm phải có nhiều hơn 5 hoa đạt đến độ phát triển và phải có màu. Chấp nhận 3% khiếm khuyết. Loại I: Hoa cúc trong nhóm này có chất lượng tốt, mang những đặc trưng của giống. Hầu như không có vết thiệt hại do côn trùng, không bị ảnh hưởng của các tác động bên ngoài, không có vết thâm, không có khuyết tật trong quá trình phát triển. cành hoa cứng và thẳng. Hoa cúc đơn có thể chấp nhận có những điểm phát triển của những nụ hoa, lá đúng dạng, màu xanh, có lá tự do. Cúc chùm phải có nhiều hơn 4 hoa đạt đến độ phát triển và phải có màu. Chấp nhận 5% khiếm khuyết. Loại II: Nhóm này bao gồm các loại không có chất lượng như các nhóm hoa chất lượng cao nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu nêu trên. Hoa cắt cành và các phần của hoa có thể có thiệt hại do bệnh, do ký sinh, do thuốc BVTV… có thể có bị ảnh hưởng của các tác động bên ngoài, có khuyết tật trong quá trình phát triển, cánh hoa có thể có khuyết tật nhưng không héo úa … Cúc chùm phải có nhiều hơn 3 hoa đạt đến độ phát triển và có màu. Chấp nhận 10% hoa khiếm khuyết. Về chiều dài cành hoa, có thể chấp nhận chệnh lệch 10% giữa các mã số (code) Phần thứ hai NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng những tiêu chí cụ thể để xác định chất lượng và phân loại sản phẩm hoa cắt cành với các đối tượng hoa cúc hoa hồng và hoa địa lan phục vụ cho thị trường nội tiêu. Yêu cầu là hình thành được những tiêu chí cơ bản nhất để áp dụng cho các thành viên nông dân tham gia trong đề tài. II/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1/ Khảo sát thực tế Tổ chức khảo sát 20 cơ sở thu mua và kinh doanh sản phẩm hoa cúc cắt cành tại Đà Lạt để đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm hoa cắt cành của các cơ sở đang áp dụng tại Đà Lạt. Tiêu chí khảo sát: + Thông tin chung về chủ cơ sở, địa chỉ, kho bãi, nhân công, lượng thu mua + Thông tin kỹ thuật: Chiều dài cành hoa, trọng lượng cành, tỷ lệ hoa nở/cành, màu sắc hoa, màu sắc lá, mức độ sâu bệnh, hóa chất BVTV. Các số liệu thu thập được xử lý thống kê excel data 2/ Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm hoa cắt cành Trên cơ sở kết quả khảo sát và tham khảo tài liệu, chúng tôi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm để áp dụng cho mô hình sản xuất của đề tài. Các thông tin tiêu chuẩn trước khi áp dụng được tổ chức hội thảo với các cơ sở kinh doanh sản phẩm hoa để hiệu chỉnh. Phần thứ ba KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qua thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả sau I/ KẾT QUẢ KHẢO SÁT 1/ Những thông tin chung Khảo sát trên 20 cơ sở thu mua và kinh doanh sản phẩm hoa cúc, hoa hồng, hoa địa lan tại Đà Lạt chúng tôi ghi nhận được những nội dung sau: Số doanh nghiệp được khảo sát là 16%, còn lại là hộ gia đình hoặc cơ sở thu mua nhỏ lẻ 84%. Số nhân công tham gia trong khâu xử lý, phân loại, đóng gói trung bình 5,7 người/cơ sở. Diện tích nhà xưởng phục vụ công tác đóng gói trung bình là 50 m2/cơ sở. Trong đó, phổ biến là số cơ sở có diện tích nhà xưởng đóng gói 30m2 chiếm tỷ lệ cao với 28%. Tiếp theo là các cơ sở có quy mô từ 40-50m2 (12-18%). Các cơ sở có quy mô nhà xưởng lớn hơn 100 m2 chỉ có 4 cơ sở (8%). Trong các cơ sở khảo sát chỉ có 12% có kho lạnh với quy mô trên 40m3. Sản lượng hoa thu mua của các cơ sở cũng thay đổi rất lớn phụ thuộc vào điều kiện nhà xưởng, kho bãi. Đối với hoa cúc các loại, lượng thu mua trung bình 7.000 cành/ngày. Phổ biến từ 4.000-5.000 cành/ngày, doanh nghiệp có lượng thu mua trên 15.000 cành/ngày. 2/ Thông tin kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoa cúc Kết quả khảo sát tiêu chuẩn chất lượng và phân loại hoa cúc đơn cắt cành trên 20 cơ sở thể hiện như sau: Đối với sản phẩm hoa loại I: Màu sắc hoa phải đặc trưng cho giống (100%), độ nở của hoa phải đạt trung bình 21,8% ở hoa cúc đơn và 52,8% ở hoa cúc chùm. Mức độ sâu bệnh có thể chấp nhận trên cành là 2,8% ở cả hoa cúc đơn và hoa cúc chùm. Cặn hóa chất BVTV còn trên cành chỉ ở mức 3,7% ở cả hai nhóm hoa cúc đơn và cúc chùm. Màu sắc lá phải xanh tốt. Chiều dài cành hoa trung bình 86,8 cm. Ngoại trừ màu sắc hoa và màu sắc lá phải đặc trưng và xanh tốt, chỉ tiêu độ nở của hoa phổ biến yêu cầu phải ở mức 20% với 70% ý kiến nhưng đồng thời cũng có 20% số cơ sở chấp nhận độ nở của hoa ở mức 30% ở nhóm hoa cúc đơn. Đối với hoa cúc chùm có 50% số ý kiến chấp nhận tỷ lệ nở của hoa ở mức 50% số hoa trên cành, và cũng có thể lên đến 60%. Về mức độ sâu bệnh có thể chấp nhận được, có 40% ý kiến cho rằng mức độ sâu bệnh chỉ ở mức 2% ở cả hai nhóm hoa. Về cặn hóa chất bám bẩn, đa số ý kiến chấp nhận ở 5%. Tuy nhiên số ý kiến chấp nhận ở 2-3% cũng chiếm từ 20-25% ở cả hai nhóm hoa. Về kích thước cành hoa, 50% ý kiến cho rằng chiều dài cành hoa phải đạt mức 90cm. Đối với sản phẩm hoa loại II: Màu sắc hoa đặc trưng cho giống (100%), độ nở của hoa trung bình 32,5% ở hoa cúc đơn và lên đến 60% ở hoa cúc chùm. Mức độ sâu bệnh có thể chấp nhận trên cành là 5,3% ở cả hai nhóm hoa. Cặn hóa chất BVTV còn trên cành từ 5,4-5,6%. Màu sắc lá phải xanh tốt. Chiều dài cành hoa trung bình 72,8 cm. Ở sản phẩm loại II, mức độ sâu bệnh có thể chấp nhận được, có 45% ý kiến cho rằng mức độ sâu bệnh có thể ở mức 5% ở cả hai nhóm hoa. Về cặn hóa chất bám bẩn, đa số ý kiến chấp nhận ở 5% và có thể lên đến 10% (25% ý kiến đồng tình) Về kích thước cành hoa, 50% ý kiến cho rằng chiều dài cành hoa phải đạt mức 70cm 3/ Nhận xét Qua những thông tin thu thập và phân tích, chúng tôi nhận thấy: Các sơ sở thu mua và kinh doanh sản phẩm hoa cắt cành tại Đà Lạt hiện nay rất phân tán. Đa số là ở các hộ gia đình nhỏ lẻ với quy mô nhà xưởng, kho bãi tạm bợ, chưa có đầu tư kỹ thuật để bảo đảm cho chất lượng sản phẩm hoa đến tay người tiêu dùng. Lực lượng lao động trong lĩnh vực này chủ yếu là lao động thủ công, lao động phổ thông, thực hiện công việc theo kinh nghiệm. Sản lượng hoa thu mua hàng ngày khảo sát tại các cơ sở kinh doanh hoa cúc cho thấy bình quân mỗi năm mỗi cơ sở giao dịch khoảng 2,5 triệu cành hoa các loại. Trong khi đó sản lượng hoa của Đà Lạt – Lâm Đồng ước tính khoảng 1 tỷ cành/năm. Với số lượng này phải cần đến 400 cơ sở thu mua giao dịch hoa. Điều này là khá phù hợp với thực tế và cũng cho thấy tính chất manh mún của ngành hoa Đà Lạt ngay cả trong khâu thu mua và cung ứng sản phẩm đến thị trường. Về chỉ tiêu kỹ thuật xác định tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm hoa các loại, nhìn chung các cơ sở thu mua và kinh doanh sản phẩm hoa đã từng bước tiếp cận với những chỉ tiêu cơ bản nhất của sản phẩm hoa như chất lượng về tính đúng giống, màu sắc đặc trưng, độ nở của hoa, các yếu tố sâu bệnh hại và cặn hóa chất trên hoa, kích thước cành hoa… Tuy nhiên, các chỉ tiêu để phân loại phẩm cấp chỉ mới dừng lại ở sản phẩm loại I, loại II và cũng chỉ đáp ứng cho thị trường nội tiêu, chưa có cơ sở nào có những tiêu chí đáp ứng được yêu cầu phẩm cấp của sản phẩm cao cấp (thượng hạng). Điều này, một mặt cho thấy các cơ sở thu mua sảm phẩm hoa cắt cành của Đà Lạt chưa có được những tiêu chí phân loại chất lượng cụ thể (các tiêu chí khảo sát là do đề tài đưa ra để thăm dò). Mặt khác cũng cho thấy chất lượng sản phẩm hoa của Đà Lạt – Lâm Đồng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng. So sánh với các tiêu chí đánh giá chất lượng và phân loại sản phẩm của ECE cho thấy chất lượng sản phẩm hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đang còn ở mức thấp. II/ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG, PHÂN LOẠI HOA CẮT CÀNH Trên cơ sở kết quả khảo sát và tham khảo những tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn phân loại sản phẩm hoa của ECE, đề tài xây dựng dự thảo các tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm hoa cắt cành với các nhóm hoa cúc, hoa hồng và hoa địa lan của Đà Lạt – Lâm Đồng nhằm phục vụ cho thị trường nội tiêu. 1/ Những tiêu chuẩn chung Sản phẩm hoa khi cắt cành phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Hoa phải đúng giống, Cùng một giai đoạn phát triển, Được thu hoạch cẩn thận, Hoa phải nguyên vẹn, tươi mới, Chiều dài cành hoa giữa các nhóm phẩm cấp chênh lệch không quá 10cm. 2/ Tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm hoa cúc cắt cành 2.1/ Loại đặc biệt Hoa có chất lượng cao nhất. Cành thẳng, khỏe. Không có vết côn trùng, không nấm bệnh, không có cặn hóa chất BVTV. Lá xanh tốt không úa màu. Cắt đúng độ nở 20-30% đối với hoa cúc đơn và 50-60% đối với hoa cúc chùm, phân nhánh đẹp với hoa cúc chùm. Chiều dài cành 80 - 100cm tùy theo giống. 2.2/ Loại I Hoa có chất lượng tốt. Cành thẳng, khỏe. Vết côn trùng có thể có 2-3%, cặn hóa chất BVTV 2-3%, không nấm bệnh. Lá xanh tốt không úa màu. Cắt đúng độ nở 20-30% đối với hoa cúc đơn và 50-60% đối với hoa cúc chùm, phân nhánh đẹp với hoa cúc chùm. Chiều dài cành 75- 85cm tùy theo giống. 2.3/ Loại II Hoa có chất lượng kém hơn hai loại trên. Cành thẳng. Vết côn trùng có thể có 3-5%, cặn hóa chất BVTV 3-5%, vết nấm bệnh 1-2%. Lá không úa màu. Độ nở 30-40% đối với hoa cúc đơn và 60-70% đối với hoa cúc chùm. Chiều dài cành 65-80cm tùy theo giống. Phần thứ tư KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I/ KẾT LUẬN Qua kết quả thực hiện các nội dung nghiên cứu chúng tôi có những kết luận sau: Ngành sản xuất và kinh doanh hoa cắt cành của Đà Lạt – Lâm Đồng ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng nhưng những cơ sở về khoa học cho ngành này chưa được đáp ứng một cách đầy đủ. Trong đó vấn đề tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm tại các cơ sở thu mua và kinh doanh sản phẩm hoa cắt cành đang còn bỏ ngõ. Kết quả khảo sát trên 20 cơ sở thu mua sản phẩm hoa cúc về vấn đề tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm hoa cho thấy chưa có sự thống nhất theo một định chuẩn chung. Mỗi cơ sở có tiêu chuẩn thu mua và giao dịch riêng theo nhìn nhận chủ quan. Chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường một cách tốt nhất. Đề tài đã xây dựng sơ bộ những tiêu chuẩn cụ thể cho nhóm hoa cúc để làm cơ sở ban đầu cho việc hoàn thiện những tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm hoa cắt cành của Đà Lạt – Lâm Đồng theo xu hướng phát triển của thị trường tiêu dùng. II/ ĐỂ NGHỊ Trong những năm qua đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoa của Đà Lạt – Lâm Đồng đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm hoa cắt cành sang thị trường Nhật bản và các nước châu Âu nhưng chưa thành công. Một phần là do chưa tiếp cận được với các tiêu chuẩn chất lượng và phân loại sản phẩm hoa theo tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, cần có một chương trình nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn về tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn phân loại sản phẩm hoa theo những quy ước quốc tế đối với các sản phẩm hoa cắt cành của Đà Lạt – Lâm Đồng nhằm tạo điều kiện cho việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp cận với thị trường xuất khẩu trong những năm sắp tới. ***

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hoa tại Đà Lạt – Lâm Đồng.doc
Luận văn liên quan