Luận văn Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất” Một trong những vấn đề toàn cầu về môi trường hiện nay là biến đổi khí hậu, hoang mạc hóa và sa mạc hóa ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia của FAO - UNEP là hàng năm trên thế giới có khoảng 5 đến 7 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất do bị thoái hóa, từ năm 2000 đ ến nay có khoảng 1/3 diện tích đất canh tác trên thế giới bị hủy hoại. Thoái hóa đất và hoang mạc hóa không chỉ làm biến đổi khí hậu, làm mất đi khả năng sinh học nuôi sống con người mà còn dẫn đến đói khát, di cư bất ổn định trên nhiều quốc gia và lãnh thổ. Những thay đổi về chất lượng đất của vùng, cụ thể là những thay đổi liên quan đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con người đều gây thoái hóa mạnh đến đất. Các nguyên nhân thoái hóa đất có thể chia ra do các điều kiện tự nhiên, các nguyên nhân trực tiếp và các nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến đó là do điều kiện tự nhiên của vùng. Tây Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với những dải đất bazan màu mỡ, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng: cà phê, cao su, hồ tiêu, các loại cây ăn quả, đậu đỗ Thế nhưng, phần lớn đất đai ở đây đều nằm trên thế đất dốc, chịu tác động của khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và tập trung theo mùa nên quá trình xói mòn và hàng loạt các hiện tượng thổ nhưỡng bất lợi khác không ngừng xảy ra, làm suy giảm nhanh chóng độ phì nhiêu. Nguyên nhân gián tiếp của quá trình thoái hóa đất của vùng là do các tác động của con người gây nên. Các phương thức độc canh cây ngắn ngày, bón phân không hợp lý, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật đã làm cho đất đai trong vùng Tây Nguyên đang có nguy cơ thoái hóa. Do đó, để giữ gìn, cải thiện môi trường sống nói chung và môi trường đất nói riêng, làm cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, nhất thiết chúng ta phải nắm vững nguyên nhân, hiện trạng thoái hóa đã và đang diễn ra đối với đất trồng ở địa phương, từ đó đề xuất những giải pháp hữu ích nhắm ngăn chặn diễn thế suy thoái, từng bước ổn định độ phì nhiêu đất. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất”. Đây là cơ sở cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất và là căn cứ để đưa ra các giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế một cách bền vững đồng thời góp phần khắc phục những mặt hạn chế trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn vùng. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 3 1.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 3 1.1.1. Các chính sách đất đai hiện hành 3 1.2. Phân tích hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất chính 6 1.2.1. Đất nông nghiệp: 8 1.2.2. Đất phi nông nghiệp 16 1.2.3. Đất chưa sử dụng 18 1.3. Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất 19 CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT 22 2.1. Các loại hình sử dụng đất 22 2.1.1.Chuyên lúa 27 2.1.2. Lúa - Màu 28 2.1.3. Chuyên màu và cây hàng năm khác 29 2.1.4. Cây hàng năm trên đất dốc 30 2.1.5. Cây công nghiệp lâu năm 31 2.1.6. Lâm nghiệp 32 2.1.7. Loại hình nông lâm kết hợp 33 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất 34 2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 34 2.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội 39 2.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường 42 2.3. Phương thức sử dụng đất vùng Tây Nguyên 44 2.3.1. Canh tác theo phương thức truyền thống 44 2.3.2. Canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

doc49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đậu tương hè 4.059 Phú Thiện, Ia Pa, Đăk Đoa 2.102 Đắk Hà, Đắk Glei, Kon Plong, Ngọc Hồi, Tp Kon Tum 4.374 Krong Pắk, Krong Ana 2.164 12.699 Loại khác 2.359 2.973 5.332 Chuyên màu và cây CNNN 130.277 47.527 99.432 34.447 36.257 347.940 Lạc xuân - Đậu tương hè - khoai lang đông 427 Đăk Pơ, Phú Thiện, Kông Chro 4.118 Kon Plong, Đắk Hà, Ngọc Hồi, Đắk Lei, Đắk Tô, Tp Kon Tum 9.354 CưM'Ga, Ea Kar, Krong Búk, Krong Pắk 13.899 Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 709 Chư Sê, An Khê, Ia Grai 11.023 8.130 CưM'Ga, Ea Kar, Krong Búk, Krong Pắk 6.450 26.312 Lạc xuân - Vừng - Khoai lang đông 556 Chư Sê, Chư Prông, Đăk Pơ 8.102 7.690 CưM'Ga, Ea Kar, Krong Búk, Krong Pắk 10.387 26.735 Đậu tương - Vừng - Ngô 2.593 Kbang, Đăk Đoa, Đức Cơ 10.814 5.670 CưM'Ga, Ea Kar, Krong Búk, Krong Pắk 1.534 Rải rác tại tất cả các huyện 20.611 Đậu tương xuân - Khoai lang 7.856 8.780 CưM'Ga, Ea Kar, Krong Búk, Krong Pắk 8.750 25.386 Lạc xuân - Khoai lang 2.035 2.035 Lạc xuân-Vừng 0 Đậu xanh - sắn (trồng xen) 478 Krông Pa, Chư Păh 478 Chuyên rau (3 vụ rau) 77.738 An Khê, huyện Đăk Pơ, Kbang, Kông Chro, Chư Sê 6.245 12.160 CưM'Ga, Ea Kar, Krong Búk, Krong Pắk 20.351 Đức Trọng, Đơn Dương, Bảo Lộc,Đà Lạt 5.540 122.034 Hoa 1.085 Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương 150 1.235 Cây công nghiệp ngắn ngày 31.336 2.283 47.682 CưM'Ga, Ea Kar, Krong Búk, Krong Pắk 1.320 Tập trung tại Đạ Terh, Đạ Huoai và một diện tích nhỏ tại Cát Tiên, Lâm Hà 82.621 Loại khác (Cà chua, hành, tỏi, ớt,...) 16.440 2.325 Rải rác tại tất cả các huyện 2.945 21.710 Cây hàng năm trên đất dốc 116.400 32.394 53.054 17.519 50.350 269.717 Lúa nương 11.880 Chư Păh, Chư Prông 5.561 Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đắk Hà, Đắk Tô 5.619 Ea H'Leo, Ea Súp 510 Tập trung chủ yếu tại Di Linh, Đam Rông, Lạc Dương 1.400 24.970 Sắn 60.970 Krông Pa, An Khê, Mang Yang, Đăk Pơ, Ia Pa 17.892 Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đắk Hà, Đắk Tô 25.600 3.600 Chủ yếu tại Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Terh, Đạ Huoai, Đức Trọng 21.500 129.562 Ngô nương 43.550 Kông Chro, Kbang, 8.810 Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đắk Hà, Đắk Tô 21.835 13.409 Phần lớn tại Đức Trọng, Di Linh, Đam Rông, và Lâm Hà 27.450 115.054 Cây ăn quả 3.201 2.656 10.770 10.336 15.932 42.895 Nhãn 0 Hồng 0 Cam, quýt 1.350 1.350 Sầu riêng 2.870 Ea H'Leo, Krong Búk, Tp Buôn Ma Thuột, Krong Pắk, Buôn Đôn 5.250 DĐạ Huoai, Đạ Tẻh 645 8.765 Bơ 3.015 Ea H'Leo, Krong Nang, Ea Kar, M'Đrắk 3.055 Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, nhất là ở Bảo Lộc. 6.070 Xoài 1.300 Yaun Pa, Mang Yang, Chư Păh, An Khê, Chư Sê 434 4.885 Lắk, Krong Bong 6.619 Măng cụt 300 300 Chanh dây 950 950 Loại khác 1.901 Kbang, Chư Sê, Ia Pa 1.500 Dran (Đơn Dương) và Xuân Trường, Xuân Thọ (Đà Lạt) 12.687 16.088 Cây công nghiệp lâu năm 219.618 43.882 265.839 190.410 137.387 857.136 Điều 20.171 Krông Pa, Ia Grai, Đức Cơ 248 47.040 136.142 Tất cả các huyện, với Đạ Terh và Cát Tiên diện tích nhỏ 24.388 227.989 Hồ tiêu 5.189 Chư Sê, Chư Prông, Đăk Đoa 74 9.720 532 Đơn Dương, Bảo Lâm 6.261 21.776 Chè 1.168 Chư Pông, Chư Păh, Mang Yang Tu Mơ Rông, Đắk Tô 304 Cát Tiên 1.472 Dâu tằm 15.950 15.950 Cà phê 76.368 Ia Grai, Chư Prông, Đăk Đoa, Chư Sê 11.109 Đắk Hà, Ngọc Hồi, Đắk Lei, Đắk Tô 183.560 CưM'Ga, Krong Búk, Krong Pắk 24.083 80.388 375.508 Cao su 73.219 Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê, Mang Yang, Chư Prông 37.054 Đắk Hà, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Sa Thầy 25.519 Tp Buôn Ma Thuột, CưM'Ga 4.007 Cát Tiên 15.860 155.659 Ca cao 400 400 Loại khác 43.503 10.090 53.593 Nông lâm kết hợp 317.532 80.256 80.078 35.187 87.564 600.617 Cây ăn quả (xoài) - cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, ..) (trồng xen) 1.578 950 1.247 658 4.433 Cây công nghiệp dài ngày (điều) - Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, ..) (trồng xen) 6.849 4.123 5.412 2.857 19.241 Điều - Ca cao (trồng xen) 904 544 714 377 2.538 Tiêu - cà phê (Trồng xen) 1.436 865 1.135 599 4.035 Cà phê - sầu riêng (Trồng xen) 2.216 1.334 1.751 Buôn Đôn, Ea H'Leo, Ea Súp, Ea Kar 924 6.225 Cà phê - tiêu - sầu riêng - cau - cây ngắn ngày 569 343 Đắk Hà, Kon Rẫy, Đắk Tô, Kon Plong 450 238 1.600 Điều - bí - đậu xanh - bắp 4.482 2.698 3.542 1.870 12.593 Rừng - cây dài ngày - cây ngắn ngày - hồ, ruộng 991 596 783 413 2.784 Rừng khộp - điều 157 94 124 65 441 Bạch đàn - Gừng - Khoai tím 432 Mang Yang, Kông Chro 260 341 180 1.212 Cao su - sắn 5.805 3.494 4.587 2.422 16.308 Thông - sắn 5.977 3.598 4.723 15.984 Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lâm 2.493 32.775 Bạch đàn - đậu đỗ 186 112 147 8.943 Rải rác tại các huyện 78 9.466 Loại khác 285.950 Kbang, Kông Chro, Đak Pơ, thị xã An Khê 72.274 123.703 6.463 Bảo Lộc, Lâm Hà, Di Linh 74.389 562.779 Rừng trồng 540.319 Đăk Đoa, Chư Sê, Kbang, Kông Chro, Đak Pơ, thị xã An Khê 602.319 520.112 Buôn Đôn, Ea H'Leo, Ea Súp, Ea Kar 581.986 236.428 2.481.164 Bạch đàn 61.294 Hầu hết các huyện 61.294 Keo lai 104.296 Đạ Huoai, Đạ Tẻh 104.296 Thông 3 lá 52.574 Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm 52.574 NTTS 670 Ia Grai, Kbang, Chư Păh, Krông Pa 298 1.908 1.766 Tất cả các địa phương trong đó tập trung nhiều nhất tại Lâm Hà và Đức Trọng 762 5.404 CSD 79.112 106.925 125.222 33.691 36.988 381.938 Đất nông nghiệp khác 114 118 35 76 32 375 Tổng diện tích điều tra 1.453.029 0 933.969 0 1.210.901 0 928.941 0 610.164 5.137.004 Tổng diện tích điều tra 933.969 1.210.901 610.164 2.755.034 2.1.1.Chuyên lúa Có diện tích 205.916 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, và Lâm Đồng, ... trên các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất phù sa, đất thung lũng dốc tụ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước và một số loại đất trong nhóm đất đỏ vàng có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 80) có khả năng giữ nước mùa mưa. Tầng đất không quá mỏng, thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, không bị ngập nước thường xuyên thuộc vùng có nhiệt độ trung bình và cao, khô, phải có nước tưới, vùng có lượng mưa trung bình đến cao. Diện tích chuyên lúa của vùng là thấp hơn so với các vùng khác, diện tích được chia nhỏ, không tập trung nên người dân tây nguyên sản xuất chủ yếu là để cung ứng về nhu cầu lương thực cho chính gia đình, mục đích chăn nuôi và số ít họ dư thừa nên bán. Vì vậy thị trường tiêu thụ lúa gạo vùng Tây Nguyên là không rộng và không nhiều. Các hộ dân sản xuất lúa đa phần là các hộ dân nghèo, thu nhập còn thấp nên lượng vốn đầu tư cho sản xuất là không lớn; chi phí cho phân bón thấp, phần lớn là họ tận dụng lượng phân chuồng để bón. Vấn đề về giống và thuốc trừ sâu bệnh thì được các hộ gia đình chú trọng đầu tư hơn, nhiều giống lúa tốt cho năng suất cao đã được các hộ dân đưa vào sản xuất; về đặc điểm thời vụ, đối với vùng tây nguyên người dân canh tác 2 vụ cơ bản đó là lúa mùa và lúa đông xuân có riêng tỉnh Lâm Đồng chuyên lúa có 3 vụ lúa mùa, đông xuân và lúa hè thu. Kỹ thuật canh tác chưa cao, chủ yếu là theo kinh nghiệm của họ chính vì vậy đó cũng là 1 lý do khiến cho năng suất lúa đạt được là chưa cao. Năng suất lúa không cao, trung bình đạt 43,3 tạ/ha/vụ. Năng suất lúa phụ thuộc vào chế độ tưới, địa hình, tập quán canh tác và mức độ đầu tư. Loại hình sử dụng đất này ít gặp rủi ro về biến động của thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi gia đình. Do diện tích bị phân tán và chia nhỏ đến từng hộ gia đình do đó việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất là chưa cao (chỉ khoảng 40% và tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng), phần lớn lao động hiện đang sử dụng trong loại hình trồng lúa trên địa bàn các tỉnh là lao động gia đình (chiếm 90% tổng lượng lao động cần có). Trên địa bàn vùng Tây Nguyên cây lúa được trồng vào hai vụ chính là Đông-Xuân và vụ mùa. Ở một số huyện của tỉnh Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng và nguồn nước có thể trồng thêm vụ Hè-Thu như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên (Lâm Đồng). - Vụ Đông - Xuân: Toàn vùng có diện tích 69,1 (nghìn ha), lúa được gieo cấy vào tháng 1 và thu hoạch vào tháng 4 với năng suất bình quân đạt 5,2 tấn/ha, trong đó năng suất bình quân cao nhất đạt được 5,64 tấn/ha (Đắk Nông). Trong vụ Đông - Xuân một số giống lúa thường được gieo cấy như: Ải 32, TH 85, DV 108, IR 64, TH 28… - Vụ Hè - Thu: Có diện tích 6,0 (nghìn ha), bắt đầu thực hiện gieo cấy từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9 (tháng 8 âm lịch). Năng suất của vụ Hè - Thu trung bình đạt 4,33 tấn/ha. Các giống thường được sử dụng gồm VN 124, PHB71, Ải 32, TH 85, DV 109. - Vụ Mùa: Có diện tích 136,6 (nghìn ha), bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng 11. Năng suất trung bình toàn vùng đạt 40,5 cao nhất tại Đắk Lắk đạt 4,83 tấn/ha. Theo nghiên cứu, trên đất lúa ngập nước thì hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30%, lân 20%, do vậy tại những vùng chuyên canh lúa việc bón một lượng lớn phân vô cơ không bổ sung phân hữu cơ làm cho đất ngày một chai cứng. Lượng phân vô cơ dư thừa cho cây trồng theo phản ứng phản nitrat hóa gây mất đạm hoặc thấm vào mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước. Từ đó làm ô nhiễm đất-một dạng thoái hóa đất. Tại những vùng đất chuyên canh lúa, do đất thường xuyên bị ngập nước từ 8-10 tháng do đó làm giảm sự phân hủy chất hữu cơ, giảm hoạt động của vi sinh vật có lợi. Việc gia tăng cơ giới hóa trong khâu chuẩn bị đất cùng với quá trình rửa trôi và tích tụ của các hạt sét của các tầng bên dưới tạo nên sự nén dễ. Những vùng chuyên lúa thường tập trung ven những sông, suối nơi có loại đất phù sa và nguồn nước tưới chủ động lớn hay các thung lũng. Một số nơi, do điều kiện địa hình cao việc canh tác lúa chủ yếu nhờ nước trời do đó chỉ có 1 vụ, thời gian còn lại trong năm người dân trồng một số cây khác hoặc bỏ hoang. Nhìn chung, canh tác lúa tại Tây Nguyên còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do vậy trước những biến đổi của khí hậu trong những năm gần đây diện tích đất chuyên trồng lúa trước đây đã không thể tiếp tục canh tác do hạn hán, thiếu nước. 2.1.2. Lúa - Màu Là loại hình đã được áp dụng khá phổ biến. Tại những khu vực có mùa khô kéo dài không chủ động nguồn nước việc chuyển một phần diện tích trồng lúa sang luân canh lúa-màu là giải pháp hiệu quả. Loại hình sử dụng đất trồng lúa - màu thuận lợi trên đất có địa hình bằng phẳng, thoải, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình như đất phù sa, đất xám và đất bạc màu trên phù sa tập trung nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai. Canh tác luân phiên lúa đồng thời giúp hạn chế sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng hiệu quả nguồn lao động sẵn có. Những tác động chính của loại hình sử dụng đất này đến chất lượng đất thể hiện ở vấn đề môi trường do vậy sản xuất cần thiết thực hiện các chương trình bảo vệ tổng hơp. Hiện tại loại hình lúa - màu có các kiểu sử dụng đất chính: - Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang - Lúa xuân - lúa mùa - Ngô - Lúa đông xuân - Lạc hè thu - Lúa đông xuân - Đậu tương hè 2.1.3. Chuyên màu và cây hàng năm khác Có 553.875 ha, phân bố trên các loại đất đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và bazan, ... Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, đất tơi xốp, thoát nước tốt, tầng đất không quá mỏng. Nhiệt độ cao, khô không ngập lụt nên cần tưới nước hoặc mưa nhiều và có địa hình bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 150). Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Đây là loại hình sử dụng đất áp dụng chủ yếu cho các khu vực giáp ranh các khu đô thị hoặc giao thông thuận tiện gần với thị trường tiêu thụ. Để áp dụng loại hình sử dụng đất này đòi hỏi người nông dân phải đầu tư khá cao, đặc biệt là chi phí cho hóa chất trong nông nghiệp (phân vô cơ, thuốc trừ sâu…) do cây rau đòi hỏi trình độ thâm canh cao. Việc lựa chọn các loại cây trồng luân canh trồng rau cũng rất quan trọng để trồng rau có hiệu quả, giảm được sâu bệnh. Nhiều khu vực trồng rau do chạy theo thị trường đã áp dụng nhiều biện pháp canh tác cây rau không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và giảm chất lượng rau như: sử dụng phân chưa hoai mục, bón quá nhiều phân đạm, phun nhiều thuốc trừ sâu... Trồng rau gặp nhiều khó khăn trong một vài năm sau đó do tồn dư nguồn sâu bệnh, độ phì giảm vì vậy cần tăng cường bón phân hữu cơ và luân canh hợp lý để giảm sâu bệnh. Ngoài ra còn có thị trường về hoa, lượng tiêu thụ sản phẩm không nhỏ trên thị trường, tiêu biểu hoa đà lạt (tỉnh Lâm Đồng) lượng tiêu thụ đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho những chủ vườn hoa, không chỉ bán chạy trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu lượng lớn ra thị trường nước ngoài. Để đạt được điều này họ đã đầu tư lượng không nhỏ về vốn và lao dộng, áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất. Cây màu thường được trồng trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha thịt, thịt nhẹ, thịt trung bình nơi có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc <80. Hiện nay, những cây màu chủ yếu đang được trồng như khoai lang, lạc...Với những cây họ đậu ngoài tác dụng tạo ra nguồn thu nhập thì vai trò cải tạo đất cũng rất quan trọng Trong hệ cây hàng năm khác tại Tây Nguyên thì hoa và rau là những cây trồng có sự phát triển mạnh nhất đặc biệt tại Lâm Đồng. Sản xuất rau, hoa tại nhiều nơi đã có những mô hình theo hướng hiện đại. Tuy nhiên tại phần lớn các khu vực sản xuất thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan đã làm giảm đáng kể các thiên địch của sâu hại, ôi nhiễm môi trường và sức khỏe. Cây mía: Điều kiện thích hợp để trồng mía là các loại đất pha cát, đất xám…trên dạng địa hình thoát nước, khí hậu nhiệt đới, nóng. Với yêu cầu như vậy, cây mía thực sự phù hợp với đặc điểm của vùng Tây Nguyên. Một số vùng trồng mía tập trung với diện tích lớn như An Khê, KrongPa (Gia Lai), Lắk (Đắk Lắk)… Ảnh hưởng của canh tác mía đến thoái hóa đất có liên quan đến việc xói mòn, rửa trôi đất. Trong thời kỳ đặt hom do đất chưa có tán che phủ nên nguy cơ mất đất khi có mưa là rất lớn làm thành phần cơ giới đất ngày càng nhẹ, suy giảm hàm lượng chất dinh dưỡng. 2.1.4. Cây hàng năm trên đất dốc Loại hình này được sử dụng nhiều trên đất đỏ bazan. Đây là loại hình sử dụng đất luân canh cây trồng ở vùng Tây Nguyên với nhiều loại cây trồng như cây mía, khoai mì, đậu tương... Loại hình sử dụng đất này được phân bố ở các khu vực có chế độ tưới khó khăn. Năng suất cây trồng đạt được tuỳ theo chế độ tưới, địa hình, tập quán canh tác và mức độ đầu tư … Mức độ đầu tư phần lớn là đầu tư cho hoá chất trong nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), phân chuồng bón ít, chủ yếu là phân chuồng tự sản xuất và phân vô vơ. Nhìn chung, đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế không cao. Cây sắn: Sắn là một loại cây dễ trồng, nhất là đối với loại đất đỏ bazan ở Tây Nguyên. Người dân trồng sắn ở đây hầu như chẳng cần bón một loại phân nào. Tính đến năm 2008 trên toàn vùng diện tích trồng sắn có 150,2 nghìn ha, tăng so với năm 2005 là 60,7 nghìn ha, tập trung nhiều nhất tại 2 tỉnh Gia Lai (61 nghìn ha) và Kon Tum (37,8 nghìn ha). Tuy nhiên, do đặc điểm diện tích che phủ mặt đất nhỏ tại những khu vực trồng sắn hiện tượng đất bị xói mòn và suy kiệt diễn ra với mức độ tăng dần theo thời gian canh tác. Đặc biệt tại những vùng đất thực hiện trồng sắn liên tục trong 5 năm chất lượng đất bị thay đổi mạnh khiến không thể thực hiện canh tác loại cây gì khác khiến đất bị bỏ hóa càng làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất. Ngô: Có thể trồng trên cả địa hình đồng bằng và trên đất dốc. Những loại đất chủ yếu được trồng như: đất phù sa, đất vàng đỏ, đất xám... Lúa nương: Là kiểu canh tác lúa trên các nương rẫy, đây là lối canh tác truyền thống của của các dân tộc vùng. Nương được phát quang, mặt đất sau khi chuẩn bị thường trống trơn. Kiểu canh tác này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước trời do vậy năng suất thường bấp bênh. Nhìn chung, canh tác trên đất dốc là hình thức đã được áp dụng tại Tây nguyên từ lâu. Việc canh tác tạo điều kiện sản xuất lương thực tuy nhiên cũng đã gây ra quá trình rửa trôi gây mất đất dẫn tới năng suất ngày càng giảm. Vì vậy trên những địa hình dốc việc áp dụng các biện pháp công trình như ruộng bậc thang, làm đất tối thiểu...có vai trò giữ đất quan trọng. 2.1.5. Cây công nghiệp lâu năm Có diện tích 759.814 ha phân bố trên độ dốc từ 8-200, ở những vùng mưa nhiều (đủ ẩm) không bị ngập úng và trên các loại đất: Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám xám bạc màu trên đá macma axit, đất đỏ vàng trên đá trên đá mácma axít, đất nâu tím trên đá sét màu tím, đất nâu đỏ trên trên đá mácma bazơ và trung tính, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu vàng trên đá mácma bazơ và trung tính, đất nâu vàng trên đá vôi, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, đất mùn nâu đỏ trên đá mácma bazơ, đất mùn vàng nhạt trên đá cát, đất mùn đỏ vàng trên đá sét, đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan…. phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng và tập trung nhiều ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai.….. Đây là nhóm cây trong những năm qua đặc biệt phát triển và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến trong vùng. Đặc điểm chung của nhóm cây này có thời kỳ kiến thiết dài, do vậy trong thời gian những năm đầu nếu bề mặt đất không được trồng xen cây khác sẽ gây ra xói mòn đất vào mùa mưa. Cây cà phê: Cây trồng này không đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc địa chất, có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như đất nâu đỏ, đất đỏ vàng trên đá bazan, đất đỏ vàng trên phiến sét hoặc đất xám trên granite. Tuy nhiên trên đất nâu đỏ trên đá bazan cây thường sinh trưởng và cho năng suất cao nhất. Về thành phần cơ giới, cà phê thích hợp trên đất có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng. Về địa hình, cây có thể trồng trên đất dốc (sườn đồi, sườn núi) tuy nhiên nếu độ dốc quá lớn sẽ không thích hợp. Cao su: Thường được trồng trong những vùng có lượng mưa từ 1.800-2.500mm/năm. Số ngày mưa thích hợp nhất trong năm là 100 - 150 ngày. Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây là trên 75%. So với cà phê, hồ tiêu thì cao su có khả năng chịu hạn cao hơn. Độ dốc thích hợp để trồng cao su là <150 Đất đai: Chủ yếu trên đất đỏ bazan Như vậy, mặc dù thời gian kiến thiết dài tuy nhiên khi cây đã khép tán có tác dụng lớn trong việc che phủ bề mặt đất, làm giảm tốc độ dòng chảy nhờ đó hạn chế được quá trình rửa trôi đất. Đồng thời, cà phê cũng có yêu cầu về nước không khắt khe do vậy có thể phân bố rộng hơn. Hồ tiêu: Cây tiêu thích hợp trong điều kiện độ cao dưới 900m, nhiệt độ thích hợp 25 -270C. Lượng mưa thích hợp 2.000-3000mm/năm. Phân bố 9 tháng, lượng mưa tối thiểu là 1.800mm. Trước đây hồ tiêu được trồng chủ yếu trong khuôn viên vườn nhà, tuy nhiên tại Chư Sê (Gia Lai) hiện nay đã hình thành nhiều khu vực trồng tập trung. Cây hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám, tuy nhiên đặc điểm các trụ hồ tiêu thường cách xa nhau do vậy bề mặt đất thường xuyên bị trống gây thoát hơi nước trong khi đó nhu cầu sinh lý của cây lại đòi hỏi lượng nước tưới lớn điều đó đã gây ra tình trạng thiếu nước tưới trầm trọng tại nhiều khu vực những năm qua. Cây chè: Phát triển mạnh tại Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng). So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường. Trên địa bàn vùng cây chè thường được trồng trên các loại đất: vàng đỏ được phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Yếu tố gây thoái hóa đất chính của trồng chè là việc ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên vấn đề này có thể giải quyết bằng cách sử dụng các giải pháp hữu cơ. 2.1.6. Lâm nghiệp Có diện tích khoảng 1.892.424,94 ha phân bố trên độ dốc > 150 và trên tất cả các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi và nhóm đất mùn alit trên núi cao và phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng và tập trung nhiều ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk. Trồng rừng là loại hình sử dụng được áp dụng nhiều tại đỉnh đồi, các khu vực có độ dốc lớn hoặc các khu vực cần hạn chế xói mòn rửa trôi đất. Các loại cây rừng được trồng phổ biến là keo, bạch đàn, thông, mỡ, quế… Về đầu tư, loại hình sử dụng này chủ yếu chỉ cần đầu tư về công lao động và chi phí giống. Sau thời gian 7 - 10 năm sẽ cho thu hoạch tùy từng giống cây rừng. Việc trồng rừng và bảo vệ rừng đang được các địa phương rất quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay trong vùng có nhiều nguyên nhân gây hủy hoại rừng như tập quán đốt nương làm rẫy, khai thác khoáng sản... Việc hủy hoại rừng đã gây xói mòn, lở đất và cạn kiệt nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, đặc biệt là dân ở vùng cao. Ngày nay, để nâng cao hiệu quả trồng rừng, nhiều địa phương đã đưa vào trồng xen rừng các loại cây ngắn ngày như dong giềng, đậu đỗ, cây thuốc…, kết quả cho hiệu quả kinh tế nâng lên đáng kể. Nhìn chung các loại hình sản xuất có hiệu quả đều xác lập được một hệ thống cây trồng phù hợp theo từng chân đất, từng khả năng đầu tư thâm canh và tập quán của người dân trong vùng. Trong cơ cấu các loại rừng hiện nay tại Tây Nguyên thì rừng sản xuất chiếm chủ yếu. Một phần là do công tác phục hồi trồng mới rừng do chiến tranh và việc chặt phá rừng tràn lan trong những năm trước. Rừng sản xuất của Tây nguyên chủ yếu là rừng bạch đàn và keo lai thường trồng tại những khu vực: - Đất dốc lớn >250, chia cắt mạnh - Tầng đất mỏng - Điều kiện thủy lợi khó khăn. Vai trò của rừng đối với việc giữ nước, giảm tác động của xói mòn đất và nâng cao chất lượng đất đã được chứng minh qua thực tế. Tuy nhiên, tại những khu vực rừng sản xuất việc thu hoạch cần tiến hành chọn lọc tránh việc thu hoạch trắng. Tại những khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lợi của người dân trong lâm phần và đảm bảo sự phát triển của hệ sinh vật. 2.1.7. Loại hình nông lâm kết hợp Loại hình nông lâm kết hợp là loại hình còn mới với người dân tây nguyên, hiện tại một số mô hình nông lâm kết hợp cũng đã được trồng thử nghiệm trên đất tây nguyên như mô hình Nông lâm kết hợp cà phê xen tiêu, sầu riêng, cau và một số cây ăn quả; mô hình điều xen bí đậu xanh và bắp...ở Đắk Lắk. Bước đầu các mô hình đã, đem lại thu nhập cho các hộ dân cao và ổn định, chi phí đầu tư cho các mô hình lại vừa phải, kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản dễ thực hiện. Với những lợi ích mà mô hình đem lại như thế khả năng mở rộng quy mô của loại hình này là rất lớn đối với vùng Tây Nguyên. 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất Bảng 7: Chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của loại hình sử dụng đất vùng Tây Nguyên Nhóm chỉ tiêu Chỉ tiêu I. Hiệu quả môi trường Ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất Tăng độ che phủ đất Bảo vệ nguồn nước Duy trì, nâng cao đa dạng sinh học II. Hiệu quả xã hội Đáp ứng nhu cầu của nông hộ Phù hợp với năng lực của nông hộ Đáp ứng nhu cầu thị trường Phân hóa xã hội III. Hiệu quả kinh tế Giá trị sản xuất Thu nhập hỗn hợp Thu nhập hỗn hợp /công lao động Hiệu quả đồng chi phí 2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Tây Nguyên là vùng có ít loại hình sử dụng đất. Do đặc điểm tự nhiên và đất đai, Tây Nguyên có một số loại hình kinh tế và kiểu sử dụng đất thích nghi và cho hiệu quả kinh tế cao. Giá trị kinh tế của các loại hình được thể hiện qua bảng 8 dưới đây. Loại hình chuyên lúa: là loại hình cần có sự ổn định về tưới tiêu nước, tuy nhiên do điều kiện vùng Tây Nguyên thường xuyên khô hạn nên loại hình này có hiệu quả kinh tế thấp. Trong đó, kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa hè thu có giá trị kinh tế thấp do kiểu sử dụng đất này ảnh hưởng bởi thời tiết khá lớn. Kiểu sử dụng đất Lúa xuâ - lúa hè thu - lúa mùa cho hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa do là kiểu sử dụng đất 3 vụ lúa. Tuy nhiên, kiểu sử dụng đất này có nguy cơ gây thoái hóa đất rất lớn. Do sử dụng đất liên tục nên đất không có thời gian nghỉ, đồng thời lại bị tác động bởi các yếu tố canh tác làm cho đất mau bị chai cứng, chặt bí, kết von và mất chất dinh dưỡng có trong đất. Loại hình lúa - màu: hiệu quả kinh tế của loại hình này ở mức trung bình thấp. Với phương thức canh tác 2 lúa - 1 màu, hoặc 2 màu - 1 lúa, hoặc 1 lúa - 1 màu, đây là loại hình tương đối phổ biến của Tây Nguyên và có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Trong đó: các kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế trung bình là: lúa xuân - lúa hè thu - khoai lang đông, lúa xuân - lúa hè thu - ngô đông, rau - lúa hè thu - ngô đông, khoai tây - láu mùa, và lúa đông xuân - đậu tương hè. Kêir sử dụng đất có hiệu quả kinh tế thấp là lúa đông xuâ - lúa hè thu - lac, ngô - lúa mùa, lúa đông xuân - lac hè thu. Loại hình chuyên màu: là loại hình phổ biến của vùng đất Tây Nguyên, có một số kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao. Loại hình chuyên màu có nhiều kiểu sử dụng đất và phon phú về chủng loại cây trồng, vì vậy cũng có nhiều phương thức canh tác khác nhau. Trong đó: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao là chuyên rau, hoa và thuốc lá. Các kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế trung bình là các kiểu cây màu 3 vụ như: lạc xuân - đạu tương hè - khoai lang đông, lạc xuân - đậu tương hè - ngô đông, lạc xuân - vừng - khoai lang đông. Ngoài ra, kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế trung bình như: đậu tương xuân - khoai lang, cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu, đõ, dâu tằm,...), mía. Kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế thấp là đậu tương - vừng - ngô, lạc xuân - khoai lang, đậu tương hè - ngô, lạc, vừng, bông. Loại hình cây hàng năm trên đất dốc: đây là loại hình sử dụng đât gay nhiều tác động xấu đến đất, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thoái hóa đất của vùng Tây Nguyên. Trong đó: các kiểu sử dụng đất đều cho hiệu quả kinh tế thấp như: lúa nương, sắn, ngô nương. Đây là loại hình sử dụng đất kém bền vững, cà tác động mạnh tới kết cấu đất. Với độ dốc địa hình tương đối lớn >80, do đó, dưới tác động của trọng lực và các yếu tốt thời tiết mưa, nắng, nhiệt, ẩm đất tại các khu vực này rất dễ bị xói mòn, sạt lở, rửa trôi. Đồng thời, so phương thức canh tác không hợp lý và lạc hậu, làm cho đất trở nên chai cứng, chặt bí, kết vong đá ong và suy giảm độ phì của đất. Loại hình cây ăn quả: đây là loại hình kinh tế cho hiệu quả khá cao và trung bình. Trong đó các cây trồng chủ yếu là: nhãn, hồng, cam, quýt, sầu riêng, bơ, xoài. Với diện tích trồng cây ăn quả khá lớn (42.895 ha), vùng đang tập trung hướng chuyên canh một số cây ăn quả, tạo thương hiệu của vùng. Đây là hướng đi mới, phát triển bề vững về kinh tế và bảo vệ đất đai. Do đó là một trong những biện pháp cải thiện chất lượng môi trừng đất, làm giảm nguy cơ suy thoái đất đai. Loại hình cây công nghiệp lâu năm: bao gồm các loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, dâu tằm. Trong đó một số loại cây công nghiệp đã trở thành thương hiệu kinh tế của Tây Nguyên như cà phê, hồ tiêu. Trong đó: hồ tiêu và dâu tằm là các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao, cà phe, cao su cho hiệu quả kinh tế trung bình, điều và chè là các loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp. Loại hình nông lâm kết hợp: bao gồm các kiểu sử dụng đất như: cà phê - dâu tằm, cà phê - tiêu - sầu riêng - cau - cây ngắn ngày, bạch đàn - gừng - khoai tím, cao su - săn, thông - sắn, bạch đàn - đậu đỗ. Trong đó, kiểu sử dụng đất cà phê - sầu riêng cho hiệu quả kinh tế cao, các kiểu sử dụng đất khác cho hiệu quả kinh tế trung bình và thấp. Đây là loại hình sử dụng đất bền vững, đang được nghiên cứu và nhân rộng. Loại hình sử dụng đất nông lâm kết hợp thường có tác động tích cực đến chất lượng đất, một số kiểu sử dụng đất có thể cải tạo chất lượng đất. Rừng: rừng sản xuất của Tây Nguyên bao gồm các loại rừng bạch đàn, keo, thông. Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế thấp, thời gian cho thu hoạch lâu từ 5 - 10 năm. Tuy nhiên loại hình này ít phải chăm sóc và bón phân do đó phù hợp với những vùng đất đã thoái hóa. Đây là loại hình có thể cải tạo chất lượng đất. Nuôi trồng thủy sản: ở Tây Nguyên chỉ có kiểu nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nuôi cá nước ngọt là kiểu sử dụng chính. Nuôi trồng thủy sản tại Tây Nguyên thường nhỏ lẻ, và thường kết hợp với mô hình kinh tế VAT. Bảng 8: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng Tây Nguyên Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Vùng Đánh giá Tổng chi phí SX (1000đ) Tổng giá trị SX (1000đ) Thu nhập hỗn hợp (1000đ) Hiệu quả đồng vốn (lần) Giá trị ngày công LĐ (1000đ) Tổng chi phí SX Tổng giá trị SX Thu nhập hỗn hợp Hiệu quả đồng vốn Giá trị ngày công LĐ Đánh giá chung Chuyên lúa Lúa ĐX - Lúa HT 19.909 42.437 29.440 1,50 56,5 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp Lúa xuân - Lúa HT - Lúa mùa 22.559 50.274 37.915 1,68 53,0 TB TB TB TB Thấp TB Lúa - màu Lúa xuân - Lúa HT - Khoai lang đông 27.838 57.808 36.187 1,30 65,5 TB TB TB Thấp Thấp TB Lúa xuân - Lúa HT - Ngô đông 29.107 61.962 39.311 1,35 67,0 TB TB TB Thấp Thấp TB Lúa ĐX - Lúa HT - lạc 22.412 49.195 33.486 1,47 63,5 TB Thấp TB Thấp Thấp Thấp Rau - Lúa HT - ngô đông 23.602 55.327 42.206 1,79 59,0 TB TB TB TB Thấp TB khoai tây - Lúa mùa 16.863 43.380 31.545 1,90 77,3 Thấp Thấp TB TB TB TB Ngô - Lúa mùa 15.248 37.257 26.898 1,78 65,1 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp Lúa ĐX - Lạc HT 20.394 42.550 24.586 1,21 61,0 TB Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Lúa ĐX - Đậu tương hè 20.054 45.922 31.644 1,59 67,5 TB Thấp TB TB Thấp TB Chuyên màu Lạc xuân - Đậu tương hè - khoai lang đông 24.328 56.017 37.189 1,52 71,1 TB TB TB TB TB TB Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 25.336 55.209 34.540 1,38 73,6 TB TB TB Thấp TB TB Lạc xuân - Vừng - Khoai lang đông 25.297 57.745 38.033 1,50 75,5 TB TB TB TB TB TB Đậu tương - Vừng - Ngô 19.031 45.050 30.019 1,58 60,0 Thấp Thấp TB TB Thấp Thấp Đậu tương xuân - Khoai lang 16.428 43.907 32.246 1,87 70,7 Thấp Thấp TB TB TB TB Lạc xuân - Khoai lang 16.830 41.197 29.142 1,72 77,3 Thấp Thấp Thấp TB TB Thấp Chuyên rau (3 vụ rau) 83.961 246.241 191.913 2,56 117,8 Cao Cao Cao Cao Cao Cao Đậu tương hè - ngô 15.470 36.939 27.244 1,76 65,0 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp Hoa 35.857 204.810 178.253 4,97 164,0 TB Cao Cao Cao Cao Cao Cây CN n.ngày 18.413 43.431 30.893 1,81 92,2 Thấp Thấp TB TB TB TB Lạc 7.880 18.750 11.971 1,52 77,5 Thấp Thấp Thấp TB TB Thấp Vừng 6.980 19.950 15.370 2,20 80,0 Thấp Thấp Thấp TB TB Thấp Mía 19.063 42.865 30.412 1,62 86,3 Thấp Thấp TB TB TB TB Bông 4.838 13.732 10.204 2,23 76,0 Thấp Thấp Thấp TB TB Thấp Thuốc lá 47.407 108.667 78.057 1,63 101,6 Cao Cao Cao TB Cao Cao Cây HN trên đất dốc Lúa nương 5.009 11.978 8.688 1,77 41,0 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp Sắn 7.247 16.432 10.758 1,51 63,2 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp Ngô nương 5.649 14.241 9.875 1,78 48,8 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp  Cây ăn quả Nhãn 19.950 71.000 53.326 2,67 97,0 Thấp TB TB Cao TB TB Hồng 6.104 33.150 28.656 4,70 180,0 Thấp Thấp Thấp Cao Cao TB Cam, quýt 21.474 62.000 51.326 2,39 99,0 TB TB TB TB TB TB Sầu riêng 13.636 59.145 52.029 5,05 203,5 Thấp TB TB Cao Cao TB Bơ 13.728 78.075 59.326 5,91 247,5 Thấp TB TB Cao Cao TB Xoài 25.103 60.600 43.330 1,73 90,3 TB TB TB TB TB TB Cây CN lâu năm Cà phê 29.943 73.470 50.445 1,89 133,9 TB TB TB TB Cao TB Cao su 22.976 58.044 45.946 2,24 104,5 TB TB TB TB Cao TB Hồ tiêu 37.212 126.101 103.344 3,21 183,1 TB Cao Cao Cao Cao Cao Điều 5.215 14.540 11.175 2,22 63,1 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp Chè 21.576 42.746 31.020 1,46 68,0 TB Thấp TB Thấp Thấp Thấp Dâu tằm 25.797 147.200 136.453 5,30 161,0 TB Cao Cao Cao Cao Cao Nông lâm kết hợp Cà phê - sầu riêng 31.838 83.669 61.095 2,14 144,0 TB TB Cao TB Cao Cao Cà phê - tiêu - SR - cau - cây n.ngày 2.150 18.000 16.950 7,88 106,0 Thấp Thấp Thấp Cao Cao TB Bạch đàn - Gừng - Khoai tím 33.182 65.000 39.318 1,18 91,4 TB TB TB Thấp TB TB Cao su - sắn 18.977 47.037 30.896 1,73 102,9 Thấp Thấp TB TB Cao TB Thông - sắn 9.309 24.545 18.786 1,96 60,0 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp Bạch đàn - đậu đỗ 6.019 14.217 10.958 1,53 40,3 Thấp Thấp Thấp TB Thấp Thấp Rừng Bạch đàn 6.115 12.523 8.064 1,37 35,3 Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Keo 6.986 14.346 9.230 1,33 42,3 Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Thông 6.408 19.150 15.012 2,19 73,7 Thấp Thấp Thấp TB TB Thấp NTTS Cá nước ngọt 9.201 30.660 23.935 2,96 165,3 Thấp Thấp Thấp Cao Cao TB Nguồn: Kết quả điều tra hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường vùng Tây Nguyên 2.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội được đánh giá qua 5 tiêu chí như: kkhar năng đáp ứng nhu cầu của nông hộ, mức độ phù hợp với năng lực của nông hộ, khả năng gây phân hóa xã hội, khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, và phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng. Các tiêu chí này được đánh giá riêng và tổng hợp thành đánh giá chung, từ đó đánh giá hiệu quả xã hội của từng loại hình như sau: Loại hình chuyên lúa: gồm có 2 kiểu sử dụng đất trong đó, lúa 3 vụ chiếm ưu thế và cho hiệu quả xã hội cao, lúa 2 vụ cho hiệu quả xã hội ở mức trung bình. Loại hình lúa màu: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao là 2 lúa - 1 màu, rau - lúa hè thu - ngô đông, ngô - lúa mùa, lúa đông xuân - lạc hè thu, lúa đông xuân - đậu tương. Các kiểu còn lại cho hiệu quả xã hội mức trung bình. Loại hình chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao là lạc xuân - đậu tương - khoai lang, lạc xuân - vừng - khoai lang, đậu tương - khoai lang, và lạc xuân - khoai lang. các kiểu còn lại cho hiệu quả xã hội mức trung bình. Loại hình cây hàng năm trên đất dốc: đây là loại hình cho hiệu quả xã hội thấp, trong đó lúa nương cho hiệu quả xã hội mức trung bình, sắn và ngô nương cho hiệu quả xã hội thấp. Đây cũng là loại hình sử dụng đất duy nhất cho hiệu quả xã hội thấp. Nguyên nhân của điều này là do loại hình này có diện tích nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, hiệu quả môi trường thấp và có xu hướng làm suy thoái đất tự nhiên. Loại hình cây ăn quả: loại hình này cho hiệu quả xã hội trung bình. Riêng kiểu sử dụng đất trồng cây hồng cho hiệu quả xã hội cao. Laoij hình cây công nghiệp lâu năm: Cà phê và hồ tiêu là cây trồng đặc thù tại vùng Tây Nguyên, vì vậy hiệu quả xã hội của kiểu sử dụng đất này là rất cao. Các loại cây trồng còn cho hiệu quả kinh tế trung bình. Loại hình nông lâm kết hợp: đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao mà chủ yếu là kiểu sử dụng đất kết hợp giữa cà phê và sầu riêng. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt: là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao. Tây Nguyên là vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chủ yếu là cá nước ngọt, ít bị ảnh hưởn đến môi trường và đất đai. Bảng 9: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất vùng Tây Nguyên Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Đánh giá hiệu quả xã hội Khả năng đáp ứng nhu cầu của nông hộ Mức độ phù hợp với năng lực của nông hộ Khả năng gây phân hóa xã hội Khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng Đánh giá chung Chuyên lúa Lúa đông xuân - Lúa mùa Cao TB Thấp TB TB TB Lúa xuân - Lúa hè thu - Lúa mùa Cao TB Thấp Cao TB Cao Lúa - màu Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang Cao Cao Thấp TB Cao Cao Lúa ĐX - Lúa Hè Thu - lạc Cao TB Thấp TB TB TB Lúa xuân - Lúa hè thu - Ngô đông TB Cao Thấp TB TB Cao Rau - Lúa Hè Thu - ngô đông TB TB TB TB TB TB khoai tây - Lúa mùa TB TB Thấp TB TB TB Ngô - Lúa mùa TB Cao Thấp TB TB Cao Lúa đông xuân- Lạc hè thu TB Cao Thấp TB TB Cao Lúa đông xuân- Đậu tương TB TB Thấp Cao TB Cao Chuyên màu và cây CNNN Lạc xuân- Đậu tương - Khoai lang TB Cao TB Cao TB Cao Lạc xuân- Đậu tương hè- Ngô Thấp Cao Thấp TB TB TB Lạc xuân- Vừng- Khoai Lang TB Cao TB Cao TB Cao Đậu tương- Vừng- Ngô Thấp TB Thấp TB TB TB Đậu tương xuân- Khoai lang TB Cao Thấp Cao TB Cao Lạc xuân- Khoai lang TB Cao Thấp Cao TB Cao Hoa Thấp TB Cao Cao TB TB Chuyên rau TB TB Cao Cao TB TB Cây CNNN Thấp TB TB Cao TB TB Cây hàng năm trên đất dốc Lúa nương TB Cao Thấp Thấp Thấp TB Sắn Thấp TB TB Thấp Thấp Thấp Ngô nương Thấp TB TB Thấp Thấp Thấp Cây ăn quả Sầu riêng (hạt lép) TB TB Cao TB Cao TB Nhãn TB TB TB TB TB TB Cam Quýt TB Thấp TB TB TB TB Măng cụt TB TB Cao TB Cao TB Chanh dây TB TB Cao Cao Cao TB Hồng TB Cao Thấp TB TB Cao Bơ TB TB Cao Cao Cao TB Xoài TB TB TB TB TB TB Cây CN lâu năm Điều Thấp Cao Cao Cao Cao TB Cao su Thấp TB TB Cao Cao TB Cà phê TB Cao Cao Cao Cao Cao Chè Thấp Cao TB Cao TB TB Dâu tằm Thấp Thấp TB TB Cao TB Ca cao Thấp Thấp Cao Cao Cao TB Tiêu TB Cao Cao Cao Cao Cao NL kết hợp Cà phê - sầu riêng TB Cao TB TB Cao Cao Lâm nghiệp Bạch đàn Thấp Cao Thấp TB Cao Cao Keo Thấp Cao Thấp TB Cao Cao NTTS Cá nước ngọt (rô đồng) TB TB TB Cao Cao Cao 2.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường Bảng 10: Tác động thoái hóa đất của các loại hình sử dụng đất vùng Tây Nguyên Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Toàn vùng Thời gian sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Dư lượng phân bón Dư lượng thuốc BVTV (ha) (tháng) (%) (kg/ha) (l/ha) Chuyên lúa Lúa đông xuân - Lúa mùa 74.997 8-9 30 420 1,3 Lúa xuân - Lúa hè thu - Lúa mùa 2.886 11-12 35 354 1,8 Lúa - màu Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 10.813 11-12 35 795 1,8 Lúa ĐX - Lúa Hè Thu - lạc 15.214 11-12 40 368 1,3 Lúa xuân - Lúa hè thu - Ngô đông 178 11-12 40 801 1,7 Rau - Lúa Hè Thu - ngô đông 2.923 8-10 35 715 2,1 khoai tây - Lúa mùa 3.886 6-8 35 684 1,0 Ngô - Lúa mùa 10.126 6-8 30 538 1,0 Lúa đông xuân- Lạc hè thu 7.501 6-8 30 639 1,1 Lúa đông xuân- Đậu tương 12.699 6-8 30 561 1,0 Chuyên màu và cây CNNN Lạc xuân- Đậu tương - Khoai lang 13.899 8-10 35 914 1,1 Lạc xuân- Đậu tương hè- Ngô 26.312 8-10 35 903 1,2 Lạc xuân- Vừng- Khoai Lang 26.735 8-10 35 903 1,3 Đậu tương- Vừng- Ngô 19.077 8-10 35 752 1,5 Đậu tương xuân- Khoai lang 25.386 6-8 25 610 0,9 Lạc xuân- Khoai lang 5.485 6-8 25 627 0,8 Hoa 1.235 5-8 30 1.358 4,2 Chuyên rau 115.789 5-8 25 1.051 2,6 Cây CNNN 69.876 8-10 35 372 0,9 Lạc - 3-4 20 420 0,7 Vừng - 3-4 20 333 0,6 Mía 13.649 3-4 25 364 1,6 Sắn - 7-8 20 392 0,9 Bông 252 5 25 180 1,0 Thuốc lá 3.005 5-6 20 544 0,7 Cây hàng năm trên đất dốc Lúa nương 24.970 3-4 20 125 0,4 Sắn 129.562 7-8 20 252 0,4 Ngô nương 115.054 3-4 25 171 0,4 Cây ăn quả Sầu riêng (hạt lép) 8.765 12 60 447 0,9 Nhãn 587 12 65 522 0,4 Cam Quýt 1.702 12 65 490 0,3 Hồng 1.500 12 60 242 1,2 Bơ 6.070 12 60 456 1,0 Xoài 8.520 12 70 333 0,5 Cây lâu năm Điều 107.797 12 70 228 0,7 Cao su 152.184 12 70 521 0,7 Cà phê 487.566 12 70 820 2,0 Chè 25.264 12 70 431 3,8 Dâu tằm 4.007 12 60 407 1,6 Tiêu 21.474 12 65 556 1,6 NL kết hợp Cà phê - sầu riêng 7.669 12 90 913 - Lâm nghiệp Bạch đàn 215.255 12 90 246 - Keo 440.448 12 90 256 - Nguồn: Kết quả điều tra hiệu quả kinh tế, xã hôi và môi trường vùng Tây Nguyên Theo kết quả điều tra hiệu quả môi trường được thể hiện ở bảng trên và so sánh với hiệu quả kinh tế ở bảng 10, ta có thể thấy rằng: Các loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao như chuyên rau, hoa thì đồng thời dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của các loại hình này trong đất cũng là khá cao. Ngoài ra, trong loại hình cây công nghiệp lâu năm có 2 kiểu sử dụng đất là cà phê và chè cũng để lại dư lượng bảo vệ thực vật khá cao trong đất. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở nhóm cao trong đất là nhóm có nồng độ từ 2 - 4,2 l/ha. Nhóm kiểu hình sử dụng đất để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trung bình trong đất là các kiểu hình: chuyên lúa, lúa - màu (trừ kiểu hình có rau xen canh), chuyên màu có các kiểu sử dụng đất như: lạc xuân - đậu tương - khoai lang, lạc xuân - đạu tương hè - ngô, lạc xuân - vừng - khoai lang, đậu tương - vừng - ngô, bông, hồng, bơ, dâu tằm và tiêu. Nhóm kiểu hình sử dụng đất để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhỏ là các kiểu còn lại, trong đó, đáng chú ý là loại hình nông lâm kết hợp và rừng trồng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên đất không bị dư lượng thuốc bảo vệ trong đất. Nhìn chung, dư lượng thuốc bảo vệ tích tụ trong đất qua các năm sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và là nguy cơ gây suy thoái đất rất lớn, đến một ngưỡng vượt quá mức độ cho phép, đất sẽ trở thành đất chết và sinh vật không thể tồn tại trên những khu vực đó. 2.3. Phương thức sử dụng đất vùng Tây Nguyên 2.3.1. Canh tác theo phương thức truyền thống Với 5.124,9 nghìn người, Tây Nguyên là vùng đất gồm 46 dân tộc anh em khác nhau cùng sinh sống, được nhóm thành 3 thành phần dân tộc chính bao gồm: dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me (chiếm 14,56% dân số) như Ba Na, Mnông...; dân tộc nói ngôn ngữ Ma Lai - Đa Đảo (chiếm 15,43%) như Gia rai, Ê Đê...; dân tộc Kinh và một số dân tộc khác còn lại (chiếm 70,01%). Nhóm các dân tộc không phải tại chỗ Trong số 11 dân tộc không phải tại chỗ, có dân tộc Hoa chủ yếu sống hai bên đường các trục giao thông, hoặc các thị tứ thuận lợi cho việc buôn bán, nông nghiệp thì canh tác lúa nước là nghề truyền thống. Đối với dân tộc Bru từ một cư dân chuyên làm nương rẫy, sau “cuộc di dân năm 1972” vào Đắk Lắk đồng bào đã học cách làm ăn của cư dân địa phương vừa làm rẫy, làm ruộng và làm vườn. Hai nhóm Hmong và Dao di chuyển vào Tây nguyên hầu hết theo lối tự do. Với tập quán truyền thống từ nơi ở cũ, 2 dân tộc người này đều canh tác nương rẫy. Trong những năm đầu mới di chuyển vào Tây nguyên chủ yếu học canh tác nương rẫy, nhưng vài chục năm gần đây họ đã chuyển dần sang làm ruộng nước, chủ yếu là ruộng bậc thang. Với dân tộc Hmong thường thích làm rẫy ở vùng cao đầu nguồn, đến nơi ở mới môi trường ở mới môi trường tụ nhiên khác với nơi ở cũ nên những tri thức địa phương về bảo vệ rừng, nguồn nước và tài nguyên đất còn hạn chế. Với bốn dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Tày-Thái mới di cư tự do vào Tây nguyên sau chiến tranh biên giới 1979 với truyền thống làm ruộng nước. Họ đã sáng tạo ra hệ thống tưới tiêu nước như “mương, phai, lái lín”, làm các cọn nước do vậy việc trồng lúa nước khá phát triển.Cũng giống như nhiều dân tộc mới di cư vào Tây nguyên, thời gian đầu các dân tộc này sống dựa vào nương rẫy theo lối du canh du cư nhưng tới nay cuộc sống đã tương đối ổn định nhờ việc định canh phát triển kinh tế vườn, ruộng. Nhóm các dân tộc tại chỗ Trong tất cả 16 dân tộc tại chỗ có mặt tại Tây Nguyên hiện nay thì tất cả đều là cư dân nông nghiệp, canh tác chủ yếu là đốt rừng làm rẫy theo phương pháp “phát, đốt, chọc trỉa”. Về xã hội còn trong tình trạng sơ khai, chưa có giai cấp. Trước đây có một số dân tộc, chưa biết đến buôn làng, coi buôn làng là xã hội duy nhất chứ chưa biết đến dân tộc, chưa biết đến nhà nước. Ranh giới giữa các buôn làng được tôn trọng nghiêm ngặt, đất đai thuộc sở hữu cộng đồng,ai cần thì khai phá, sử dụng người ngoài cộng đồng không được xâm phạm. Với những đặc trưng này, việc sử dụng đất của các dân tộc trong thời gian dài đã làm suy giảm một diện tích lớn rừng, đất canh tác được một thời gian dồi lại bị bỏ hoang do đó đất ngày càng thoái hóa. Dân tộc Ba Na: Có truyền thống canh tác trong nông nghiệp là làm rẫy, vài nhóm có làm ruộng, nương rẫy được canh tác theo chu kỳ khép kín, mỗi đám rẫy chỉ sử dụng 2-3 vụ rồi bỏ hóa khoảng 10 năm.Thường thì công việc phát rẫy, cuốc ruộng được tiến hành vào đầu năm, trong một vụ thường làm cỏ lúa 2 lần. Ở chân ruộng khô hay ruộng ướt người Ba Na đều gieo hạt bằng cách quải, sau này mới gieo mạ, nhổ cấy như các dân tộc mới chuyển đến. Những nơi đất tốt, sau khi trồng lúa, rẫy có thể trở thành vườn. Đó là loại vườn đa canh, có thể trồng nhiều loại cây khác nhau như bông, chàm để dệt và nhuộm vải, thuốc là các loại rau đậu và một số cây ăn quả. Hiện nay cũng đã xuất hiện những mảnh vườn chuyên canh như vườn rau, vườn cây ăn quả, vườn cây công nghiệp. Với hình thức canh tác này, bề mặt đất được che phủ trong thời gian dài hơn do vậy phần nào giảm được sự xói mòn. Dân tộc Giẻ - Triêng: Rẫy của họ được chia làm 2 loại. Loại mir canh tác 2-3 năm rồi cho bỏ hóa 7-8 năm còn loại pôh nằm ven các dòng sông, ven suối, địa hình tương đối bằng phẳng nên sau khi trồng lúa có thể trồng luân phiên các loại cây trồng ngắn ngày khác mà không bỏ hóa ngay. Tuy nhiên truyền thống của người Giẻ-Triêng là thường chọn những khu rừng già để làm rẫy, ở đó đất thường có màu đen, màu đỏ, tơi xốp do vậy quá trình chặt rừng làm rẫy đặc biệt xảy ra mạnh. Dân tộc Hrê: Cư trú ở vùng bán sơn địa, xen giữa núi đồi là những thung lũng hoặc cánh đồng, thuận tiện cho việc canh tác ruộng bậc thang. Có những khu ruộng cấy được 2 vụ, nhưng phổ biến là 1 vụ. Dân tộc Mạ: Các loại hình trồng trọt gồm rẫy, ruộng, vườn trong đó đặc biệt là chuyên canh cây chè. Trong quá trình làm rẫy, công việc đầu tiên là tìm rừng chọn đất. Khi phát rừng làm rẫy, người ta để chừa lại những khu rừng để làm nơi thờ thần, đây là một sự khác biệt với các dân tộc khác là kiểu phát rừng trắng. Dân tộc ê dê: Khi khai phá những khu rừng để làm rẫy, đồng bào cũng quan tâm đến việc bảo vệ rừng, thường thì bên cạnh những đám rẫy đang canh tác vẫn có những khu rừng nhiều cây cối vừa để giữ nước cho cây trồng vừa để chống xói mòn. Người ê đê làm rẫy cũng theo chu kỳ luân khoảnh. Nhưng ở địa bàn cư trú của đồng bào thường là đất tốt nên thời gian canh tác cũng dài hơn, sản xuất trên một đám rẫy nhiều năm mới bỏ hóa cũng khoảng trên dưới 10 năm mới trở lại canh tác tiếp. Dân tộc Chu Ru: Khác với đa số các dân tộc khác, người Chu Ru có cuộc sống định canh định cư và làm ruộng lâu đời. Ngoài ruộng thì canh tác nương rẫy và làm vườn cũng được được người dân tộc này thực hiện. Các cây trồng trên rẫy như lúa, ngô, khoai, lạc, đậu...thường trồng xen với nhau. 2.3.2. Canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là xu hướng đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới phát triển. Thông qua hình thức sản xuất này, lượng sản phẩm được gia tăng đáng kể từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong thực tế, tại Tây nguyên cũng đã hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn như vùng trồng rau, hoa Bảo Lộc (Đà Lạt); hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), ca cao Eakar, cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chè Di Linh (Lâm Đồng)…Sản xuất nông nghiệp hàng hóa tạo điều kiện sản xuất tập trung, thuận lợi trong đầu tư xây dựng những công trình phục vụ phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa đúng quy trình do vậy vẫn tồn tại một số vấn đề đe dọa môi trường nước, không khí, giảm độ phì đất như: - Sử dụng lượng lớn phân vô cơ, chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ sâu dẫn đến dư lượng hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp và đất đai. - Chuyên canh một cây trồng không trồng xen các cây trồng khác dễ gây ra hiện tượng sâu bệnh, tính rủi ro trong sản xuất cao. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Do nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên khí hậu vùng Tây Nguyên tương đối ôn hòa và mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Sự phân hóa địa hình làm cho khí hậu của vùng có sự phân hóa theo từng tiểu vùng khác nhau, lượng mưa nhiều và phân bố không đều theo mùa, dẫn đến quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra nhiều, làm suy giảm độ phì nhiêu. Bên cạnh đó, trước tác động của biến đổi khí hậu, quá trình hoang mạc hóa và sa mạc hóa ngày càng hiện hữu tại vùng Tây Nguyên, thể hiện qua lượng mưa và độ ẩm không khí giảm, nhiệt độ tăng cao so với những năm trước cũng là nguyên nhân làm cho đất trong vùng có nguy cơ bị thoái hóa. Tác động mạnh đến quá trình feralit, quá trình rửa trôi - tích tụ sét, quá trình glây diễn ra làm cho đất bị chai cứng, mất chất dinh dưỡng, nhiều kết von không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Quá trình canh tác, bón phân, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật… đã làm cho đất bị suy thoái nghiêm trọng. Việc phát triển kinh tế - xã hội mà chưa tính đến yếu tố môi trường đã làm cho môi trường đất tại vùng Tây Nguyên bị tác động mạnh mẽ, đất đai bị khai thác quá mức đã làm đất bị khô hạn, suy giảm chất dinh dưỡng. II. KIẾN NGHỊ Đối với vùng Tây Nguyên, duy trì và phát triển tài nguyên rừng có ý nghĩa sống còn trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững nguồn nước, hạn chế đến mức thấp nhất thiên tai lũ lụt và sa mạc hóa. Vì vậy cần có kế hoạch đồng bộ, các chính sách hợp lý của Trung ương và địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch trong việc bảo vệ khoang nuôi rừng tự nhiên, tăng cường trồng rừng, khuyến khích người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Môi trường đất được cải thiện hay bị phá hủy một phần do chính tác động của con người. Do đó khi khai thác sử dụng đất phải gắn với bảo vệ môi trường. Sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp phải gắn với đất đai, cây trồng với các yếu tố khác của môi trường như nước, khí hậu trong một chu trình khép kín để hạn chế đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra. Bố trí cây trồng phải đảm bảo đất nào cây ấy để tránh suy thoái đất do cây trồng không đúng đất và sử dụng các biện pháp kỹ thuật không hợp lý. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất.doc