LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của con người. Nhịp độ phát triển công nghệ thông tin đang là một vấn đề rất được các nghành khoa học, giáo dục, kinh tế, quan tâm. Nó hiện hữu với một tầm vóc hết sức mạnh mẽ, to lớn và ngày càng lớn mạnh thêm.
Tin học giữ vai trò đặc biệt trong hoạt động của con người, trong đời sống xã hội, trong khoa học kỹ thuật, trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý khách hàng, trong các hoạt động mua bán hàng hoá . Ứng dụng tin học trong việc quản lý dường như không còn xa lạ với các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Lợi ích mà các chương trình quản lý mang lại khiến người ta không thể phủ nhận tính hiệu quả của nó.
Trong nền sản xuất kinh doanh như hiện nay việc tin học hoá các hoạt động quản lý là rất cần thiết. Quản lý bán hàng trong các doanh nghiệp là một công việc quan trọng, đòi hỏi bộ phận quản lý phải thực hiện nhiều nghiệp vụ phức tạp. Một doanh nghiệp muốn phát triển khả năng sản xuất, thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất thì không thể thiếu một hệ thống thông tin hỗ trợ.
Tuy nhiên để có một phần mềm phù hợp với công tác quản lý, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp lại không phải là một vấn đề dễ dàng.
Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuỷ Linh, em nhận thấy hệ thống quản lý bán hàng tại công ti có khối lượng công việc nhiều đòi hỏi cần có một phần mềm chuyên biệt có khả năng quản lý chính xác, thống nhất, cung cấp báo cáo, thông tin một cách kịp thời cho những người sử dụng và quản trị hệ thống.
Qua thực tế tìm hiểu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuỷ Linh em quyết định chọn đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý Bán hàng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuỷ Linh ” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình
Cấu trúc chuyên đề gồm:
Chương 1: Giới thiệu về các cơ sở thực tập và tổng quan đề tài tốt nghiệp
Chương 2: Phương pháp luận về xây dựng phần mềm quản lí bán hàng cho công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuỷ Linh
Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lý kho cho công ty quản lí bán hàng cho công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuỷ Linh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
1.Giới thiệu về cơ sở thực tập 5
1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập – công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuỷ Linh 5
1.1.1.Giới thiệu chung về công ty 5
1.1.2. Ngành, nghề kinh doanh 5
1.1.3.Chức năng và nhiệm vụ 6
1.1.4.Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của công ty 7
1.1.5. Các sản phẩm chính và dịch vụ của công ty 8
1.1.6. Đối tác của công ty: 9
1.1.7.Chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty 10
1.1.8 Kế hoạch phát triển thị trường : 10
1.2.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở công ty và giải pháp tin học hoá 11
1.2.1.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công ty 11
1.2.2 Vấn đề đang tồn tại và định hướng lựa chọn đề tài 12
2. Khái quát về đề tài nghiên cứu 12
2.1. Sự cần thiết của đề tài 12
2.2. Mục đích, chức năng 13
2.2.1 Mục đích 13
2.2.2. Chức năng 13
2.3. Hiệu quả kinh tế mà đề tài có thể mang lại 14
2.4. Thông tin đầu vào, đầu ra 15
2.4.1 Thông tin đầu vào 15
2.4.2.Thông tin đầu ra 15
2.5 Phạm vi nghiên cứu 15
2.6 Phương pháp luận sử dụng nghiên cứu đề tài 15
2.6.1 Phương pháp thu thập thông tin 15
2.6.2 Phương pháp nghiên cứu hoạt động hệ thống 16
2.7 Đối tượng hưởng lợi 18
3. Công cụ thực hiện đề tài 18
3.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2003 18
3.2 . Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 19
4. Đề cương chuyên đề thực tập tốt nghiệp
75 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm quản lý Bán hàng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuỷ Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p con người trong sản xuất quản lý và ra quyết định. Do đó, cần xem xét phân tích các yếu tố đặc thù, những nét khái quát cũng như các mục tiêu và nguyên tắc đảm bảo cho việc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý được tin học hoá mang lại lợi ích và kết quả tốt.
Hệ thống thông tin quản lý nhằm trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu.
Các báo cáo này tóm lược tình hình về một mặt đặc biệt nào đó của tổ chức. Các báo cáo này thường có tính so sánh, chúng làm tương phản tình hình hiện tại với một tình hình đã được dự kiến trước, tình hình hiện tại với một dự báo, các dữ liệu hiện thời của các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp, dữ liệu hiện thời và các dữ liệu lịch sử. Vì các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sản sinh từ các hệ xử lý giao dịch do đó chất lượng thông tin mà chúng sản sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành tốt hay xấu của hệ xử lý giao dịch. Hệ thống phân tích năng lực bán hàng, theo dõi chi tiêu, theo dõi năng suất hoặc sự vắng mặt của nhân viên, nghiên cứu về thị trường… là các hệ thống thông tin quản lý.
2.2 Những đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý
2.2.1 Phân cấp quản lý.
Hệ thống quản lý trước hết là một hệ thống được tổ chức từ trên xuống dưới có chức năng tổng hợp, thông tin giúp lãnh đạo quản lý thống nhất trong toàn hệ thống. Hệ thống quản lý được phân tích thành nhiều cấp bậc gồm cấp trung ương, cấp đơn vị trực thuộc, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý từ trên xuống dưới. Thông tin được tổng hợp từ dưới lên và truyền từ trên xuống.
2.2.2 Luồng thông tin vào.
Trong hệ thống thông tin quản lý có những thông tin đầu vào khác nhau gồm:
Những thông tin đầu vào là cố định và ít thay đổi thông tin này mang tính chất thay đổi lâu dài.
Những thông tin mang tính chất thay đổi thường xuyên phải luôn cập nhật
Những thông tin mang tính chất thay đổi tổng hợp, được tổng hợp từ các thông tin cấp dưới phải xử lý định kỳ theo thời gian.
2.2.3 Luồng thông tin ra.
Thông tin đầu ra được tổng hợp từ thông tin đầu vào và phụ thuộc vào nhu cầu quản lý trong từng trường hợp cụ thể.
Bảng biểu và báo cáo là những thông tin đầu ra quan trọng được phục vụ cho nhu cầu quản lý của hệ thống, nó phản ánh trực tiếp mục đích quản lý của hệ thống các bảng biểu báo cáo phải đảm bảo chính xác và kịp thời.
2.2.4 Quy trình quản lý.
Trong quy trình quản lý thủ công, các thông tin thường xuyên được đưa vào sổ sách. Từ sổ sách đó các thông tin được kết xuất để nhập các bảng biểu, báo cáo cần thiết.Việc quản lý kiểu thủ công có nhiều công đoạn chồng chéo nhau. Do đó sai sót có thể xảy ra ở nhiều công đoạn do việc dư thừa thông tin. Trong quá trình quản lý do khối lượng công việc lớn nên nhiều khi chỉ chú trọng vào một số khác và đối tượng quan trọng, vì thế có nhiều thông tin không được tổng hợp đầy đủ .
2.3 Mô hình một hệ thống thông tin quản lý
2.3.1 Mô hình luân chuyển dữ liệu.
Mô hình luân chuyển trong hệ thống thông tin quản lý có thẻ mô tả qua các modul sau :
+ Cập nhật thông tin có tính chất cố định để lưu trữ.
+ Cập nhật thông tin có tính chất thay đổi thường xuyên.
+ Lập sổ sách báo cáo.
2.3.2 Cập nhật thông tin động.
Modul loại này có chức năng xử lý các thông tin luân chuyển chi tiết và tổng hợp. Lưu ý loại thông tin chi tiết đặc biệt lớn về số lượng cần xử lý thường được cập nhật đòi hỏi tốc độ nhanh và độ tin cậy cao.
2.3.3 Cập nhật thông tin cố định có tính chất tra cứu.
Thông tin loại này cần cập nhật nhưng không thường xuyên yêu cầu chủ yếu của loại thông tin này là phải tổ chức hợp lý để tra cứu các thông tin cần thiết.
2.3.4 Lập sổ sách báo cáo.
Để thiết kế phần này cần nắm vững nhu cầu quản lý, nghiên cứu kỹ các bảng biểu mẫu. Thông tin được sử dụng trong việc này thuận lợi là đã được xử lý từ các phần trước nên việc kiểm tra sự đúng đắn của số liệu trong phần này được giảm nhẹ.
2.4 Các nguyên tắc đảm bảo
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoàn chỉnh là một việc hết sức khó khăn, chiếm nhiều thời gian và công sức, việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý thường dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau.
2.4.1 Nguyên tắc cơ sở thông tin thống nhất.
ý nghĩa của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ thông tin được tích luỹ và thường xuyên cập nhật. Đó là các thông tin cần thiết phục vụ cho việc giải quyết nhiều bài toán quản lý vì vậy thông tin trùng lặp cần được loại bỏ. Do vậy, người ta tổ chức thành các mảng thông tin cơ bản mà trong đó các trường hợp trùng lặp hoặc không nhất quán về thông tin đã được loại trừ. Chính mảng thông tin cơ bản này sẽ tạo thành mô hình thông tin của đối tượng điều khiển.
2.4.2 Nguyên tắc linh hoạt của thông tin.
Thực chất của nguyên tắc này là ngoài các mảng thông tin cơ bản cần phải có công cụ đặc biệt tạo ra các mảng làm việc cố định hoặc tạm thời dựa trên cơ sở các mảng thông tin cơ bản đã có và chỉ trích từ mảng cơ bản các thông tin cần thiết tạo ra mảng làm việc để sử dụng trực tiếp trong các bài toán cụ thể.
Việc tuân theo nguyên tắc thống nhất và linh hoạt đối với cơ sở thông tin sẽ làm giảm nhiều cho nhiệm vụ hoàn thiện và phát triển sau này.
2.4.3 Nguyên tắc làm cực tiểu thông tin vào và thông tin ra.
Nguyên tắc còn được vận dụng cả khi đưa thông tin mới vào hệ thống việc này không những giảm nhẹ công sức cho việc vào số liệu mà còn tăng độ tin cậy thông tin đầu vào.
2.5 Các bước xây dựng hệ thống quản lý
Một cách tổng quát việc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý tự động hoá thường qua các giai đoạn sau.
2.5.1 Nghiên cứu sơ bộ và xác lập dự án.
Ở bước này người ta tiến hành tìm hiểu và khảo sát hệ thống, phát hiện nhược điểm còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, cần cân nhắc tính khả thi của dự án từ đó định hướng cho các giai đoạn tiếp theo.
2.5.2 Phân tích hệ thống.
Tiến hành phân tích một cách chi tiết hệ thống hiện tại để xây dựng các lược đồ khái niệm. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng lược đồ cho hệ thống mới.
Phân tích hệ thống thông tin là để hiểu rõ hệ thống cũ, trừu tượng hóa nó, tìm cho được các giải pháp hệ thống thông tin mới đảm bảo yêu cầu thông tin mới cho quản lý. Phân tích hệ thống thông tin bao gồm các hạng mục công việc sau:
2.5.2.1 Lập kế hoạc phân tích
Phân tích hệ thống thông tin là một công việc rất quan trọng chiếm tối thiểu 25% thời gian dành cho phát triển một hệ thống thông tin. Đây là giai đoạn phức tạp vì vậy phải lập kế hoạch rất cẩn thận, nhất là các kế hoạch chính yếu:
Kế hoạch công việc
Kế hoạch thời gian
Kế hoạch nhân lực
Kế hoạch tài chính
Lựa chọn và trang bị công cụ, phương tiện
Danh mục các sản phẩm cần thu được
2.5.2.2 Nghiên cứu môi trường hệ thống thông tin hiện có
Để tìm hiểu hệ thống thông tin hiện có, cán bộ phát triển hệ thống thông tin phải bắt đầu từ môi trường. Gồm có 2 môi trường cần xem xét:
+ Môi trường ngoài của tổ chức như: Kinh tế xã hội, Tự nhiên, Pháp lý. Xu thế của ngành. Khách hàng, Nhà cung cấp, Các đối thủ cạnh tranh…
+ Môi trường bên trong tổ chức: Mục tiêu tổ chức, cơ cấu tổ chức, năng lực tài chính, cách thức quản lý, văn hoá công ty, thiên hướng lãnh đạo, địa bàn,…
Nghiên cứu hệ thống thông tin hiện có đòi hỏi phải có chuyên môn cao và tỉ mỉ. Nội dụng tìm hiểu bao gồm:
Chức năng chung của hệ thống: Hệ thống làm gì và để làm gì? Phục vụ những mục tiêu nào?
Các thông tin đầu vào: Tên, khối lượng, vật mang, chi phí, nguồn, tần suất.
Các thông tin đầu ra: Tên, khối lượng, vật mang, chi phí tần suất, đích đến.
Xử lý: Phương tiện xử lý, logic xử lý, yêu cầu dữ liệu vào, yêu cầu kết quả ra, thời lượng cho xử lý, cho phí cho xử lý.
Kho dữ liệu: Tên dữ liệu lưu trữ, cấu trúc dữ liệu lưu trữ, thời gian lưu trữ, vật mang, các xử lý truy nhập, tần xuất truy nhập, khối lượng dữ liệu.
Vấn đề cụ thể: Khó khăn, sai sót hoặc ước muốn cải tiến của người thực hiện chức năng. Tiến hành tổng hợp các kết quả nghiên cứu. Mô hình hoá hệ thống thông tin. Xây dựng hệ thống các phích vấn đề (Vấn đề, nguồn cung cấp, nguyên nhân và cách giải quyết).
2.5.2.3 Tìm nguyên nhân, đặt mục tiêu và đưa ra giải pháp
Từ sự hiểu biết sâu sắc và chi tiết về hệ thống thông tin hiện có kết hợp với yêu cầu đặt ra cho hệ thống thông tin mới, đội ngũ phát triển hệ thống thông tin cần phải xác định rõ nguyên nhân chính của vấn đề hay ước muốn chưa đạt được. Xây dựng các mục tiêu cho hệ thống thông tin mới. Mục tiêu phải đo được và mức độ đạt được hợp lý. Sau đó tìm giải pháp cho từng vấn đề và kết hợp lại thành giải pháp cho toàn bộ hệ thống thông tin.
2.5.2.4 Đánh giá lại tính khả thi
Đánh giá lại tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Khả thi tài chính, thời gian, tổ chức, kỹ thuật và cả đạo đức kinh doanh.
2.5.2.5 Sửa chữa dự án đề xuất ban đầu.
Sửa đổi cho phù hợp và chi tiết hoá dự án được phê duyệt trong giai đoạn 1- Xác định yêu cầu.
2.5.2.6 Chuẩn bị và trình bày báo cáo về giai đoạn phân tích
Nhóm phát triển dự án phải chuẩn bị báo cáo về giai đoạn phân tích chi tiết và trình bày nó trước lãnh đạo tổ chức chủ quản hệ thống thông tin. Kết quả sau báo cáo phải là các ý kiến đánh giá, nghiệm thu và giải quyết tiếp tục giai đoạn sau của quy trình phát triển hệ thống thông tin.
2.5.3 Phân tích chức năng
2.5.3.1 Khái quát về phân tích chức năng
- Mục đích: Xác định rõ các chức năng của hệ thống từ đó hiễu rõ những chức năng kinh doanh hệ thống thông tin trợ giúp. Phân tích chức năng phải dựa vào kết quả thu thập thông tin qua cán bộ quản lý tổ chức cũng như các chuyên viên của tổ chức.
- Mô tả chức năng hệ thống bằng các mô hình: Mỗi chức năng gồm:
+ Tên chức năng
+ Mô tả về chức năng
+ Thông tin đầu vào
+ Thông tin đầu ra
+ Sơ đồ liên kết chức năng
2.5.3.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
Mô tả bằng sơ đồ các chức năng của tổ chức. Trừu tượng hoá các yếu tố vật lý như Nơi thực hiện, Thời điểm thực hiện, phương tiện thực hiện.
Ký hiệu sơ đồ BFD:
+ Chức năng: Hình chữ nhật có tên chức năng (Thường là bắt đầu bằng một động từ).
+ Trình tự thực hiện chức năng: Thể hiện bằng mũi tên có hướng.
2.5.3.3 Phân cấp sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
Đối với những tổ chức lớn cần phải phân cấp sơ đồ chức năng. Sơ đồ khởi đầu, sau đó phân rã chức năng lớn thành các chức năng chi tiết hơn. Cấp cuối cùng là cấp người đọc có thể hiểu rõ nội dung các việc cụ thể cần phải làm trong chức năng đó.
2.5.3.4 Sơ đồ luồng dữ liệu
Sơ đồ luống dữ liệu – công cụ mô tả hệ thống thông tin:
Hệ thống thông tin vô cùng phức tạp được gắn liền vào cả hệ thống quản lý cũng như hệ thống tác nghiệp. Để hiểu rõ chúng, cần phải sử dụng nhiều công cụ biểu diễn bằng mô hình và ngôn ngữ diễn giải bằng lời. Phần trên đã xét công cụ sơ đồ BFD, dưới đây sẽ trình bày công cụ hữu dụng – Sơ đồ luống dữ liệu. Đây là công cụ rất hữu ích trong việc phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.
Sơ đồ luồng dữ liệu là sự biểu diễn bằng sơ đồ với các ký pháp đơn giản, dễ hiểu thể hiện các luồng dữ liệu, các nguồn, các đích, các xử lý và các kho dữ liệu dưới góc độ trừu tượng các yếu tố vật lý của hệ thống thông tin.
Ký pháp của DFD: Các ký pháp dùng mô tả DFD rất đơn giản và quy chuẩn trên toàn thế giới. Chúng bao gồm:
Đầu mối thông tin: Hình chữ nhật có tên đầu nguồn bên trong.
Khách hàng
Đích thông tin: Hình chữ nhật có tên đích bên trong
Giám đốc
Xử lý: Hình tròn hoặc theo có tên xử lý bên trong
Lập báo cáo tài chình
Báo cáo
Kho dữ liệu: Hình 2 cạnh song song có ghi tên dữ liệu bên trong
Hồ sơ khách hàng
Luồng dữ liệu: Hình mũi tên có ghi tên dữ liệu bên cạnh
Hoá đơn bán hàng
Phân rã DFD: Hệ thống thông tin phức tạp không thể biểu diễn chỉ bằng một DFD, khi đó cần phải phân rã thành từng cấp.
Cấp ngữ cảnh: Là cấp cao nhất, vẽ trên một trang sao cho khái quát được toàn bộ hệ thống, sơ đồ này cho phép lược bỏ các kho dữ liệu.
Cấp 1: Được phân rã từ xử lý cấp ngữ cảnh
Cấp 2: Được phân rã từ xử lý cấp 1
Các cấp khác cứ tiếp tục như vậy
2.5.4 Thiết kế tổng thể.
Nhằm xác định vai trò vị trí của máy tính trong hệ thống mới. Phân định rõ phần việc nào sẽ được xử lý bằng máy tính, việc nào xử lý thủ công.
Thiết kế hệ thống thông tin là mô tả chi tiết các yếu tố của hệ thống mới với yêu cầu tối thiểu chi phí đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra của hệ thống thông tin mới. Thiết kế hệ thống thông tin bao gồm các công việc thiết kế sau đây:
+ Thiết kế logic
+ Thiết kế vật lý ngoài
+ Thiết kế vật lý trong
* Thiết kế logic: là mô tả hệ thống thông tin trừu tượng trả lời rõ câu hỏi hệ thống thông tin làm gì và để làm gì?
Thiết kế logic bao gồm thiết kế sau:
+ Thiết kế cơ sở dữ liệu: Thiết kế các tệp, cấu trúc từng tệp và mối quan hệ giữa các tệp đảm bảo tối ưu lưu giữ và đủ cung cấp yêu cầu thông tin của hệ thống thông tin.
+ Thiết kế xử lý logic: Chủ yếu là thiết kế các xử lý tra cứu thông tin từ kho dữ liệu, mô tả logic xử lý và xác định danh sách các tệp và trình tự truy nhập các tệp để có được các thông tin đầu ra của hệ thống thông tin.
+ Thiết kế cập nhật: Thiết kế cập nhật ứng với mỗi sự kiện khởi sinh cập nhật, đảm bảo mỗi dữ liệu được cập nhật và có quy trình cập nhật.
* Thiết kế vật lý ngoài: Là thiết kế các yếu tố nhìn thấy được của hệ thống thông tin mới bảo đảm tính tối ưu.
Thiết kế vật lý ngoài bao gồm các thiết kế sau:
+ Thiết kế hệ thống phần cứng: Mạng, máy tính và các thiết bị ngoại vi, sơ đồ lắp đặt chi tiết.
+ Thiết kế vào: Thiết kế các giao diện cập nhật và phương thức cập nhật, phương thức hệ thống thông tin nhận dữ liệu từ ngoài.
+ Thiết kế ra: Chủ yếu là thiết kế chi tiết các thông tin đưa ra từ hệ thống thông tin, bao gồm khuôn dạng, thiết bị và vật mang tin ra.
+ Thiết kế giao diện người - máy: Thiết kế các giao diện để người sử dụng hệ thống thông tin có thể giao tác một cách dễ dàng với hệ thống.
* Thiết kế vật lý trong: Là thiết kế các yếu tố bên trong không nhìn thấy được của hệ thống thông tin mới bảo đảm tính tối ưu và hiệu quả. Thiết kế vật lý trong gồm các thiết kế sau:
+ Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong: Các tệp chỉ dẫn, các tệp trung gian, các trường dữ liệu phục vụ quản lý hệ thống thông tin
+ Thiết kế phần mềm: Thiết kế các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
+ Thiết kế sơ đồ liên kết các môdul chương trình và lập trình chương trình.
+ Thử nghiệm phần mềm và thử nghiệm hệ thống.
2.5.5 Thiết kế chi tiết.
+ Thiết kế các thủ tục thủ công nhằm xử lý thông tin trước khi đưa vào máy tính.
+ Thiết kế các phương pháp cập nhật và xử lý thông tin cho máy tính.
+ Thiết kế chương trình, các giao diện người sử dụng, các tệp dữ liệu.
+ Chạy thử chương trình.
+ Dịch sang đuôi .exe và đóng gói chương trình.
2.5.5.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin.
Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin là một trong những thiết kế quan trọng nhất của thiết kế hệ thống thông tin. Thiết kế cơ sở dữ liệu có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có 4 phương pháp cơ bản thường dùng sau:
+ Từ yêu cầu thông tin của các nhà quản lý và những người sử dụng. Khi biết các yêu cầu thì sẽ xây dựng được kho dữ liệu đủ đáp ứng các yêu cầu đó.
+ Phương pháp nguyên mẫu: sử dụng những cơ sở dữ liệu đã có, cải tiến cho phù hợp với hệ thống thông tin đang thiết kế.
+ Phương pháp suy diễn từ các thông tin đầu ra: Giống như việc phân tích sản phẩm để biết được các nguyên liệu đầu vào để rồi xây dựng kho nguyên vật liệu cho nhà máy.
+ Phương pháp sử dụng mô hình quan hệ thực thể: Dựa vào chính chức năng và cấu trúc của tổ chức để thiết kế ra sơ đồ cấu trúc dữ liệu phù hợp với hệ thống thông tin mới của tổ chức.
* Mã hoá dữ liệu
Thiết kế cơ sở dữ liệu nhất thiết phải biết cách mã hóa dữ liệu. Mã hoá được xem là việc xây dựng một tập hợp những mã hiệu- một biểu diễn theo quy ước, thông thường là ngắn gọn về mặt thuộc tính của một thực thể hoặc tập hợp thực thể.
Mã hoá là một công việc của người thiết kế cơ sở dữ liệu. Có thể coi đây là việc thay thế thông tin ở dạng “tự nhiên” thành một dãy ký hiệu thích ứng với mục thiêu của người sử dụng. Lợi ích lớn của việc mã hoá là: Nhận diện nhanh chóng, không nhầm lẫn, tiết kiệm không gian lưu trữ và thời gian xử lý, thực hiện những phép kiểm tra logic hình thức hoặc thể hiện vài đặc tính của đối tượng.
Một số phương pháp mã hoá cơ bản:
+ Phương pháp mã hoá phân cấp: Nguyên tắc tạo lập bộ mã hoá này rất đơn giản. Người ta phân cấp đối tượng từ trên xuống và mã số được xây dựng từ trái qua phải các chữ số được kéo dài về phía bên phải để thực hiện chi tiết sự phân cấp sâu hơn.
+ Phương pháp mã hoá liên tiếp: Mã hoá kiểu này được tạo ra bởi một quy tắc tạo dãy nhất định. Mã kiểu này có ít gây nhầm lẫn và tạo lập dễ dàng, không những gợi nhớ và không cho phép chèn thêm mã vào giữa hai mã cũ.
+ Phương pháp mã hoá tổng hợp: Khi kết hợp việc mã hoá phân cấp với mã hoá liên tiếp thì ta có phương pháp mã hóa tổng hợp.
+ Phương pháp mã hoá theo xeri: Phương pháp chính này là sử dụng một tập hợp theo dãy gọi là xeri. Xeri được coi như một giấy phép theo mã quy định.
+ Phương pháp mã hoá gợi nhớ: Phương pháp này căn cứ vào đặc tính của đối tượng để xây dựng.
* Thiết kế cơ sở dữ liệu
Thiết kế cơ sở dữ liệu là xây dựng các tệp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu sao cho từ các tệp đó tạo ra được tất cả các thông tin đầu ra của yêu cầu.
Việc đầu tiên phải biết được yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Công việc này đôi khi là rất phức tạp. Không thể chỉ hỏi những người sử dụng xem người ta cần những dữ liệu gì?, thông tin gì? Là được. Vì người sử dụng sẽ không thể trả lời một cách chắc chắn và chính xác những câu hỏi chung chung như vậy hoặc họ sẽ cung cấp một danh sách rất dài những thông tin cơ sở mà trong đó có nhiều cái chỉ mang tính bề ngoài, hời hợt. Những người đã thực thi và nghiên cứu về hệ thống thông tin thống nhất với nhau rằng việc xác định nhu cầu thông tin là một việc rất khó thực hiện và không tồn tại một phương pháp nào thích hợp cho mọi hoàn cảnh. Mức độ khó khăn này phụ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của hệ thống thông tin.
* Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ các thông tin ra:
Xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Các bước chi tiết khi thiết kế cơ sở dữ liệu dữ liệu đi từ các thông tin ra:
Bước 1: Liệt kê toàn bộ các thông đầu ra.
Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra.
Bước này có thể chia làm các bước nhỏ hơn sau:
+ Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra: Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin như số hoá đơn, tên hàng, đơn vị tính,… được gọi là các thuộc tính. Cần liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách. Đánh dấu các thuộc tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. Chẳng hạn như mục tên hàng trên một hoá đơn bán hàng có thể ghi nhiều tên hàng là một thuộc tính lặp.
- Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Những thuộc tính không phải là thứ sinh thì được gọi là các thuộc tính cơ sở.
- Gạch chân các thuộc tính khoá cho thông tin đầu ra.
- Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở, xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý.
+ Chuẩn hoá mức 1: Chuẩn hoá bước một nhằm đảm bảo rằng trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con có một ý nghĩa theo quan điểm quản lý, gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc.
+ Chuẩn hoá mức 2: Chuẩn hoá bước 2 đảm bảo rằng trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khoá. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới. Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách.
+ Chuẩn hoá mức 3: Chuẩn hoá bước 3 bảo đảm rằng trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc Z phụ hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X.
Xác định khoá và tên cho mỗi danh sách mới.
+ Mô tả các tệp: Mỗi danh sách xác định được sau bước chuẩn hoá 3 sẽ là một tệp cơ sở dữ liệu, cần phải dựa vào thực tế quản lý, kinh nghiệm thực tế để xác định đầy đủ cấu trúc của nó như tên các thuộc tính, loại các thuộc tính, chiều dài của mỗi thuộc tính, miền giá trị cho mỗi thuộc tính.
Bước 3: Tích hợp các tệp nói về cùng một thực thể thì cần phải tích hợp lại để tạo ra chỉ một tệp duy nhất cho thực thể đó.
Khi thực hiện bước 2 như trên cho tất cả mỗi đầu ra trên thực thể sẽ tạo ra rất nhiều tệp vì một đầu ra thường liên quan rất nhiều thực thể. Những tệp nào cùng mô tả về một thực thể thì phải tích hợp lại nghĩa là tạo thành một tệp chung gồm tất cả các trường chung và riêng của những tệp có liên quan đó.
Bước 4: Xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu.
Xác định mối liên hệ giữa các tệp. Biểu diễn chúng bằng các mũi tên hai chiều, nếu có quan hệ một - nhiều thì vẽ hai mũi tên về hướng đó.
* Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu từ mô hình quan hệ thực thể.
Nếu thiết kế các tệp cơ sở dữ liệu chỉ đơn thuần từ các đầu ra như trên sẽ có thể dẫn tới tình trạng cơ sở dữ liệu chỉ phục vụ những đầu ra đã được xác định. Khi có những yêu cầu mới về thông tin quản lý thì hệ thống thông tin mới có thể không có đủ dữ liệu để tạo những đầu ra mới. Để giải quyết vấn đề này khi cần phải xem xét hệ thống thông tin với khía cạnh là hệ thống phục vụ quản lý do đó xem xét sự hoạt động quản lý của tổ chức mà xác định cơ sở dữ liệu cho nó.
Cách thức thiết kế này bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định tên, các thuộc tính, loại thuộc tính, … của tất cả các thực thể có trong tổ chức.
Từ mô tả về cách thức hoạt động của tổ chức xác định tên, các thuộc tính,… được các nhà quản lý nói tới. Đó có thể là thực thể nhân sự như Cán bộ, nhân viên… Cũng có thể là vật thể như Máy móc thiết bị, kho hàng… hoặc là phi vật chất như Hợp đồng, nhận xét…
Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các thực thể
Tiếp đến xác định mối quan hệ giữa các thực thể. Một thực thể trong thực tế không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên hệ qua lại giữa các thực thể khác nhau. Có thế xác định bằng cách đánh dấu các động từ sử dụng trang mô tả hoạt động của tổ chức. Các động từ sẽ kết nối các thực thể với nhau.
Bước 3: Xác định mức độ quan hệ giữa các thực thể.
Để thiết kế tốt cơ sở dữ liệu nếu chỉ đơn thuần biết được thực thể này quan hệ với thực thể khác thì chưa đủ. Cần phải biết có bao nhiêu lần xuất của thực thể A tương tác với mỗi lần xuất của thực thể B và ngược lại.
Bước 4: Xác định chiều của một quan hệ.
Chiều của một quan hệ chỉ ra số lượng các thực thể tham gia vào quan hệ đó. Người ta chỉ chia làm 3 loại: Một chiều, hai chiều và nhiều chiều. Quan hệ một chiều là một quan hệ mà một lần của một thực thể được quan hệ với những lần xuất của chính thực thể đó.Quan hệ hai chiều là quan hệ trong đó có hai thực thể liên kết với nhau. Quan hệ nhiều chiều là một quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia.
Bước 5: Vẽ sơ đồ khái niệm mô tả các thực thể và các quan hệ đã xác định được qua các bước trên.
- Mỗi thực thể biểu diễn bằng một hình chữ nhật có ghi tên thực thể bên trong và danh sách các thuộc tính của nó ở bên cạnh.
- Mỗi quan hệ được biểu diễn bằng một hình thoi có ghi động từ thể hiện quan hệ bên trong và các thuộc tính của nó nếu có. Nối hình thoi này với các hình chữ nhật thực thể thuộc quan hệ đó.
- Ghi số mức độ quan hệ sát với đường nối.
Bước 6: Chuyển đổi từ sơ đồ quan hệ thực thể thành các tệp cơ sở dữ liệu.
Sau khi có được sơ đồ khái niệm dữ liệu mô tả các hoạt động của doanh nghiệp, thì sẽ tiến hành chuyển nó thành tập hợp các tệp và vẽ sơ đồ cấu trúc dữ liệu.
2.5.5.2 Thiết kế vật lý ngoài cho hệ thống thông tin.
Thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết các yếu tố nhìn thấy được của giải pháp. Đây là công việc rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới người sử dụng hệ thống cũng như những người sử dụng thông tin của hệ thống. Thiết kế vật lý ngoài bao gồm các khâu: Lập kế hoạch, Thiết kế vào, Thiết kế ra, thiết kế giao diện người máy, thiết kế các thủ tục thủ công và chuẩn bị trình bày báo cáo. Thiết kế vật lý ngoài cần phải được thực hiện kết hợp chặt chẽ với người sử dụng. Kết quả của thiết kế vật lý ngoài là các mẫu nhập liệu, các mẫu báo cáo, mẫu thông tin, các giao diện và quy trình thủ công.
Thiết kế vào bao gồm các thiết kế các form nhập liệu và các phượng thức nhập liệu.
Thiết kế ra bao gồm thiết kế tất cả các khuôn mẫu thông tin ra, các mẫu báo cáo, phương thức đưa ra và vật mang tin cho các thông tin ra.
Thiết kế giao diện người – máy: là thiết kế giao diện cho phép người sử dụng vận hành hệ thống một cách dễ dàng và hiệu quả.
Thiết kế giao diện bao gồm việc lựa chọn phương thức giao tác: lệnh, phím đặc biệt, thực đơn, biểu tượng, điền mẫu, hỏi đáp,..
2.5.5.3 Thiết kế vật lý trong cho hệ thống thông tin.
Thiết kế vật lý trong nhằm đảm bảo tính chính xác thông tin, yêu cầu về mặt thời gian cho các hoạt động của hệ thống. Thiết kế vật lý trong bao gồm thiết kế cơ sở dữ liệu trong, lập trình và thử nghiệm hệ thống.
Thiết kế cơ sở dữ liệu trong nhằm tăng tốc và hiệu quả xử lý. Đồng thời khâu này kiểm duyệt thêm dư các trường dữ liệu phục vụ cho các hoạt động phục hồi, kiểm soát hệ thống. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong chủ yếu là xem xét thêm các tệp chỉ dẫn, các trường trung gian,…
Thiết kế phần mềm: Tạo ra các phần mềm cho hệ thống thông tin sao cho chúng thực hiện tốt nhất các xử lý đã được thiết kế.
Các bước thiết kế phần mềm:
+ Xác định mục tiêu phần mềm
+ Xây dựng giải thuật
+ Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp
+ Viết chương trình
+ Thử nghiệm chương trình
+ Biên soạn tài liệu phần mềm
Tiến hành phân tích một cách chi tiết hệ thống hiện tại để xây dựng các lược đồ khái niệm. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng lược đồ cho hệ thống mới.
2.5.5.4 Phương pháp thiết kế phần mềm
* Thiết kế phần mềm theo phương pháp cấu trúc TOP – DOWN:
Đây là phương pháp truyền thống, môdul hoá vấn đề. Xác định yêu cầu chức năng khái quát, sau đó phân chia ra các chức năng nhỏ hơn, từng cấp một cho đến mức có thể bắt tay viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào đó. Phương pháp này đã được tập đoàn IBM cụ thể hoá thành phương pháp với các mức phân cấp như sau:
Cấp 1: Công việc là các xử lý có cùng một sự kiện khởi sinh ngoài.
Cấp 2: Tiến trình là các xử lý thuộc cùng một công việc và thuộc cùng một chức năng nghiệp vụ.
Cấp 3: Pha là các xử lý thuộc cùng một tiến trình và thuộc cùng một yếu tố tổ chức vật lý như nơi xử lý, thời điểm xử lý, cách thức xử lý,…
Cấp 4: Modul xử lý là các xử lý thuộc cùng một pha xử lý nhưng được nhóm vào chức năng xử lý cập nhật hoặc chức năng tra cứu hoặc chức năng thao tác với dữ liệu.
Cấp 5: Modul lập trình là xử lý thuộc cùng một modul xử lý có cùng một yếu tố kỹ thuật như sử dụng với một ngôn ngữ phát triển cụ thể, với một loại phần cứng cụ thể, đủ nhỏ để dùng trong nhiều modul xử khác,…
Sau khi phân rã xong thiết kế viên cần phải vẽ sơ đồ liên kết modul xử lý để xem toàn cảnh cũng như vai trò, vị trí của mỗi chức năng trong toàn bộ hệ thống phần mềm.
* Thiết kế phần mềm theo phương pháp cấu trúc BOTOM – UP:
Trong thực tế nhiều khi thiết kế phần mềm đi theo con đường ngược lại từ dưới lên trên, tức là thiết kế các phần mềm nhỏ cho các chức năng xử lý nhỏ rồi tích hợp dần thành hệ thống bao quát toàn bộ các hoạt động của tổ chức. Phương pháp này phù hợp với những công ty lớn, đã tin học hoá từng phần mà lại không có kinh phí đủ để phát triển một lần.
2.5.5.5 Thử nghiệm phần mềm
Thử nghiệm phần mềm nhằm bảo đảm cho chương trình được viết thực hiện đúng những mục tiêu đặt ra. Việc thử nghiệm chương trình phải được tiến hành thận trọng, có quy trình và phương pháp. Sai sót trong phần mềm cũng có thể làm cho tổ chức phá sản.
Nội dung cần thử nghiệm:
+ Tính chính xác của kết quả
+ Đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian
+ Thực hiện tốt với khối lượng dữ liệu ở mức độ tối đa theo thiết kế
+ Đảm bảo phục hồi sau khi có sự cố
+ Dễ dàng sử dụng
+ Có đầy đủ tài liệu liên quan tới phần mềm.
2.5.6 Cài đặt chương trình.
Chương trình sau khi đóng gói sẽ được đưa vào cài đặt và sử dụng.
Cài đặt hệ thống thông tin là đưa hệ thống thông tin mới vào hoạt động thay thế cho hệ thống thông tin cũ. Đây là công việc rất khó thực hiện về mặt tổ chức vì nó động chạm tới vấn đề con người trong tổ chức. Cần phải có giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn chuyển đổi và giai đoạn tía ổn định hoạt động của tổ chức.
Nội dung cài đặt hệ thống thông tin bao gồm:
+ Lập kế hoạch: Cần phải xây dựng kế hoạch chuyển đổi một cách chi tiết vì nó phải kết hợp với những hoạt động đang tiến hành của tổ chức.
+ Chuyển đổi kỹ thuật: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu.
+ Chuyển đổi về mặt tổ chức: đào tạo, sửa đổi quy chế.
2.6 Giới thiệu về công nghệ phần mềm
Mỗi dự án phần mềm không phụ thuộc vào quy mô, do phức tạp hoặc lĩnh vực ứng dụng đều có thể chia thành 3 giai đoạn được biểu diễn trong hình vẽ sau đây.
Xác định
Giai đoạn 1
Phân tích yêu cầu
Lập kế hoạch
Phát triển
Giai đoạn 2
Thiết kế
Lập trình
Kiểm thủ
Bảo trì
Giai đoạn 3
Bảo trì sửa đổi
Bảo trì thích nghi
Bảo trì hoàn thiện
Giai đoạn 1: Trả lời cho câu hỏi cái gì? về bản chất chính là xác định 1 cách cụ thể và chính xác bài toán đặt ra. Người ta thường gọi một cách vắn tắt là xác định P trên cơ sở xác định chính xác p người ta đưa ra giải pháp phần mềm S (Salution). Vì thế việc định danh bài toán đầu tư tức là xác định P càng chính xác bao nhiêu thì việc xác định các giải pháp P càng hiệu quả bấy nhiêu
Giai đoạn 2: Trả lời cho câu hỏi thể nào? Về bản chất đây chính là công đoạn xây dựng và thiết kế PM.
Giai đoạn 3: Trả lời cho câu hỏi thay đổi ra sao? Mà nội dung chủ yếu của nó liên quan đến sản phẩm sau khi đã thương mại hoá trên thị trường.
2.6.1 Vòng đời phát triển của phần mềm
Trong công nghệ phần mềm người ta đưa ra khái niệm vòng đời phát triển của phần mềm nhằm mục đích phân đoạn toàn bộ quá trình từ khi ra đời đến khi phát triển 1 phần mềm để có những biện pháp thích ứng vào từng giai đoạn với mục đích phần mềm ngày càng phát triển.
Người ta thường dùng 1 mô hình gọi mô hình thác nước để biểu diễn vòng đời phát triển của phần mềm và được biểu diễn trong hình vẽ sau đây:
C.Nghệ H.Thống
Phân tích
Thiết kế
Mã hóa
Kiểm thử
Bảo trì
Ý nghĩa của mô hình này: là các bậc ở phía bên trên sẽ tác động bao trùm đến tất cả các thứ bậc ở phía dưới và càng ở những thứ bậc cuối thác nước ngày càng phải chịu những thứ bậc ở bên trên. Chúng ta lần lượt xem xét những nội dung chính của các công đoạn.
- Công nghệ hệ thống: Đây là phương pháp luận tổng quát phân tích và sản xuất 1 phần mềm với yêu cầu và đánh giá một cách toàn diện tất cả các tác động và ảnh hưởng của phần mềm và công nghệ hệ thống hiện diện ở mọi công đoạn tiếp sau.
- Phân tích: Mục đích của công đoạn phân tích là xác định rõ mục tiêu của phần mềm những ràng buộc về thiết kế và công nghệ và định rõ miền áp dụng của phần mềm.
- Thiết kế: Đây là công đoạn có vai trò đặc biệt quan trong công nghệ phần mềm vì mục đích của nó là đưa ra một hồ sơ thiết kế phần mềm hoàn chỉnh làm cơ sở để lập trình.
- Mã hóa: Khái niệm mã hóa trong công nghệ phần mềm khác với khái niệm mã hóa thông thường.
Mã hóa trong công nghệ phần mềm được hiểu là quá trình dịch từ bản vẽ thiết kế thành ngôn ngữ lập trình cụ thể. Cũng như trong xây dựng quy trình thiết kế tương ứng với quá trình thiết kế 1 công trình xây dựng còn lập trình chính là quá trình thi công.
– Kiểm thử: Đây là công đoạn tiến hàng kiểm tra toàn bộ phần mềm (test) trong đó tiến hành kiểm tra hệ thống, kiểm tra các thủ tục của phần mềm.
– Bảo trì: Đây là công đoạn thực hiện sau khi phần mềm đã được đưa vào sử dụng và được tiến hành theo 3 hình thức:
- Bảo trì sửa đổi.
- Bảo trì thích nghi
- Bảo trì hoàn thiện
2.6.2 Các qui trình trong công nghệ phần mềm
Các qui trình trong công nghệ phần mềm có mối liên quan mật thiết với nhau và đều theo một nguyên tắc công đoạn đứng sau sẽ tiếp nhận sản phẩm của công đoạn đứng ngay trước nó như các dữ liệu đầu vào. Vì vậy chất lượng phần mềm phụ thuộc đồng thời vào tất cả các công đoạn chứ không chỉ phụ thuộc vào công đoạn trực tiếp mà nó đang thực hiện.
Qui trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm.
Để đảm bảo tính thống nhất cho các qui trình chúng ta xem xét tài liệu thiết kế của FPT tương đối bao quát đối với các công ty phần mềm hiện nay. Mỗi qui trình đều được đưa ra dưới dạng chuẩn ngắn gọn gồm 5 vấn đề chính.
Mục đích của qui trình
Dấu hiệu của qui trình
Các tham số của qui trình
Lưu đồ của qui trình
Phân đoạn các hoạt động của qui trình.
* Mục đích
Mục đích của qui trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm là tiến trình gặp gỡ khách hàng, khởi thảo hợp đồng phần mềm rồi tiến tới ký kết và thực hiện hợp đồng phần mềm. Đây là công đoạn đầu tiên của toàn bộ quá trình sản xuất một phần mềm công nghiệp do đó người thực hiện chức danh cán bộ kinh doanh phần mềm không chỉ đòi hỏi am hiểu về tin học mà phải có kiến thức về hợp đồng kinh tế và khả năng giao tiếp với khách hàng.
* Dấu hiệu
Qui trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây
Soạn thảo và ký kết hợp đồng phần mềm.
Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm.
Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm.
MĐ
KT
Đề xuẩt HĐPM
Lập g.pháp PM
S.thảo HĐPM
Theo dõi t.hiện
TT,T.lý HĐPM
HSơ q.trình thứ1
K.Tra
k.chấp nhận
chấp nhận
* Lưu đồ (sơ đồ khối)
Qui trình 2: Qui trình xác định yêu cầu
* Mục đích
Qui trình xác định yêu cầu trong nghệ phần mềm có mục đích chính là định hướng một cách cụ thể các yêu cầu của khách hàng về phần mềm tương lai. Ở giai đoạn ký kết hợp đồng phần mềm cơ bản khách hàng mới phác họa ra các mong muốn còn kỹ sư phần mềm cũng chưa thể mô hình hóa toàn bộ các chức năng phần mềm sẽ được thiết kế. Do đó công đoạn xác định yêu cầu có vị trí đặc biệt quan trọng vì tính chất này mới là công đoạn có liên quan đến chất lượng của phần mềm sau này:
* Các dấu hiệu
Quá trình xác định yêu cầu trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây:
Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu
Lập mô hình hoạt động của hệ thống
Đây là 2 vấn đề đặc biệt quan trọng vạch rõ sự khác biệt giữa phần mềm này và phần mềm khác, bản chất của phân tích nghiệp vụ chuyên sâu là người cán bộ xác định yêu cầu phải nêu được những đặc trưng chuyên biệt cơ bản nhất của phần mềm đó so với phần mềm khác. Còn lập mô hình hoạt động của hệ thống BFD, IFD, DFD
* Lưu đồ
MĐ
KT
Lập KH xđyc
P.tích n.vụ
Lập BFD
Lập IFD
Lập DFD
HSơ q.trình thứ2
KT k.h
k.chấp nhận chấp nhận
Qui trình 3: Qui trình thiết kế trong công nghệ phần mềm
* Mục đích:
Sau khi đã có hợp đồng phần mềm và xác định hồ sơ yêu cầu của phần mềm của khách hàng người ta chuyển qua qui trình thứ 3 là qui trình thiết kế. Đây là qui trình có vai trò đặc biệt quan trọng vì hồ sơ thiết kế chính là nền tảng để dựa vào đó xây dựng nên phần mềm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đã có các công cụ lập trình tự động thì người ta yêu cầu các chuyên gia lập trình phải biết đọc bản vẽ thiết kế để nắm được cấu trúc tổng quát của phần mềm còn lập trình có thể giao cho máy thực hiện.
* Các dấu hiệu
Qui trình thiết kế trong hợp đồng phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây:
Thiết kế kiến trúc
Thiết kế kỹ thuật
Trong đó phần thiết kế kỹ thuật được chia thành 4 công đoạn nhỏ
Thiết kế dữ liệu
Thiết kế chương trình
Thiết kế giao diện
Thiết kế công cụ cài đặt
MĐ
KT
T.kế kiến trúc
TK dữ liệu
TK c.trình
TK giao diện
TK các cc c.đặt
Hồ sơ thiết kế
Duyệt TKKT
L ập KH t.kế
Lưu đồ
k.duyệt duyệt
Qui trình 4: Qui trình lập trình trong công nghệ phần mềm
* Mục đích
Trên cơ sở của hồ sơ thiết kế người ta lựa chọn một ngôn ngữ lập trình nào đó để chuyển đổi bản vẽ thiết kế thành một phần mềm. Công đoạn này thường được gọi dưới cái tên là thi công phần mềm.
* Các dấu hiệu
Qui trình lập trình trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây.
Lập trình thư viện chung
Lập trình các modul
Tích hợp các hệ thống
MĐ
KT
LT tviện chung
LT các modul
Tích hợp
HS q.trình 4
Duyệt
L ập KH l.trình
* Lưu đồ
k.duyệt duyệt
Qui trình thứ 5: Qui trình test trong công nghệ phần mềm
* Mục đích
Sau công đoạn lập trình chúng ta đã có một phần mềm được các kỹ sư phần mềm thực hiện qui trình Test chương trình. Nhưng trước khi đưa ra thị trường phần mềm phải trải qua một qui trình Test rất nghiêm ngặt bao gồm Test hệ thống, test theo các tiêu chuẩn nhiệm thu và test theo yêu cầu của khách hàng. Trong lĩnh vực công nghệ phần mềm test chương trình là một nghề nghiệp đặc biệt không chỉ đòi hỏi về chuyên môn mà phải có kiến thức sâu rộng về rất nhiều lĩnh vực
* Các dấu hiệu
Qui trình test trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây
Lập các kịch bản test (scenanio)
Test hệ thống
Test nhiệm thu
Test theo yêu cầu của khách hàng
Trong qui trình test vấn đề lập kịch bản có vai trò đặc biệt quan trọng vì đây chính là nền tảng là chìa khóa để xác định được bản chất của phần mềm. Để có một kịch bản hiệu quả người cán bộ test phải có những am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mà phần mềm đã sử dụng.
* Lưu đồ
MĐ
KT
Kịch bản test
Test HT
Test nhịêm thu
Test theo t/c KH
Duyệt
L ập KH test
Lập HS test
k.duyệt duyệt
Qui trình 6: Qui trình triển khai trong công nghệ phần mềm
* Mục đích
Qui trình triển khai là qui trình cuối cùng trong công đoạn sản xuất một phần mềm công nghiệp. Mục đích của công đoạn này là cài đặt phần mềm cho khách hàng, đào tạo sử dụng và bàn giao cho khách hàng.
* Các dấu hiệu
Qui trình triển khai trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây.
Cài đặt máy chủ
Cài đặt máy trạm
Đào tạo sử dụng
Lập biên bản bàn giao cho khách hàng
MĐ
KT
L ập g.p t.khai
Cài đặt server
Cài đặt m.trạm
Đào tạo s.dụng
K.tra GP
L ập KH t.khai
Biên bản
* Lưu đồ
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG
3.1 Các chức năng xử lý hệ thống thông tin "Quản lý bán hàng " của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thuỷ Linh
3.1.1 Chức năng quản lý hệ thống:
Chức năng này có nhiệm vụ đăng nhập vào hệ thống, quản trị người dùng và hướng dẫn chung cho người sử dụng.
3.1.2 Chức năng quản lý hàng nhập:
Dựa vào số liệu kiểm kê kho, số liệu yêu cầu cần mua của bộ phận bán hàng các phiếu chào hàng của các hãng cung cấp, đồng thời kết hợp với thông tin của thị trường, bộ phận mua hàng lập bảng dự trù thông qua sự kiểm duyệt của giám đốc sau đó liên hệ với nhà cung cấp để thoả thuận hợp đồng mua hàng cập nhật thông tin mua hàng.
3.1.3 Chức năng quản lý hàng xuất (bán):
Khi có khách hàng có nhu cầu cần mua hàng, chức năng này sẽ có nhiệm vụ điền tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng mà đã được lưu trữ. Nếu là khách hàng mới phải thêm vào danh mục khách hàng. Nếu là khách đã tồn tại phải kiểm tra lại thông tin xem có chính xác không? Sau đó bộ phận bán hàng lần lượt duyệt các mặt hàng khách yêu cầu, kiểm tra số lượng mặt hàng mà công ty có thể bán. Có thể xảy ra các trường hợp sau:
Mặt hàng này công ty không có hoặc hệ thống thông tin chào hàng không có trong công ty. Trường hợp này phải từ chối bán hàng.
Công ty có đủ số lượng, quy cách cũng như yêu cầu:Trường hợp này tiếp tục thoả thuận về giá cả.
Công ty không có các mặt hàng này nhưng hệ thống thông tin chào hàng có các thông tin liên quan đến mặt hàng này, qua đó bộ phận tiếp thị có thể trao đổi với khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thì bộ phận bán hàng sẽ đề nghị với bộ phận nhập hàng liên hệ với nhà cung cấp để khẳng định lại việc đặt hàng. Sở dĩ như vậy là để tăng độ tin cậy của phiếu chào hàng của các nhà cung cấp.
Công ty có đầy đủ số lượng và quy cách mặt hàng theo yêu cầu của khách nhưng trong kho không còn đủ số lượng và quy cách do bán hết hoặc còn thiếu thì có thể thảo luận với khách hàng về việc cung cấp tiếp các mặt hàng còn lại.
Khi đã thống nhất được với khách hàng về sản phẩm mua, giá cả và tính sãn sàng của hàng hóa,chức năng sẽ có nhiệm vụ liệt kê thông tin hàng cần mua và tính giá tiền.
3.1.4 Chức năng tìm kiếm:
Khi nhà quản lý có nhu cầu kiểm tra lại thông tin hóa đơn, chức năng này sẽ có nhiệm vụ cung cấp các hóa đơn đã nhập, các hóa đơn đã bán, các phiếu xuất…
3.1.5 Chức năng báo cáo :
Khi thực hiện làm các hoá đơn xuất nhập tồn kho xong thì người dùng cần phải in ra báo cáo xuất nhập tồn kho một cách chi tiết nhất…
3.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD( Business Flow Diagram)
3.2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng :
QUẢN LÝ BÁN HÀNG
Quản lý danh mục
Quản lý nhập xuất
Tìm kiếm
Báo cáo
Quản lý hệ thống
Sơ đồ chức năng của hệ thống
Trong đó:
- Quản lý hệ thống.
Quản lý nguời dùng.
Đăng nhập lại.
Thoát.
- Quản lý danh mục.
Nhà cung cấp.
Khách hàng.
Danh mục Sim.
Danh mục kho sim.
Danh mục loại sim.
Danh mục nhân viên.
- Quản lý nhập xuất.
Hoá đơn xuất.
Hoá đơn nhập.
- Tìm kiếm:
Tìm kiếm sim
Tìm hoá đơn
Tìm khách hàng
- Báo cáo:
Báo cáo hàng bán
Báo cáo hàng tồn
Doanh thu bán hàng
Công nợ nhà cung cấp
Công nợ khách hàng
Sơ đồ chức năng của hệ thống thông tin quản lý bán hàng (BFD)
Nhà cung cấp
QUẢN LÝ BÁN HÀNG
Quản lý danh mục
Quản lý nhập xuất
Tìm kiếm
Báo cáo
Khách hàng
Nhân viên
Kho sim
Phân loại sim
Sim
Hoá đơn xuất
Hoá đơn nhập
Tìm kiếm hoá đơn
Tìm kiếm sim
Tìm kiếm khách hàng
Báo cáo công nợ
Báo cáo doanh thu
Báo cáo hàng tồn
Hình 3.1: Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD.
3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD:
a, Sơ đồ ngữ cảnh
Thông tin NCC
QUẢN LÝ BÁN HÀNG
KHÁCH HÀNG
Nhµ cung cÊp
Gửi đơn đặt hàng
Gửi báo cáo
Yêu cầu tìm kiếm và báo cáo
Kết quả tìm kiếm và báo cáo
Yêu cầu mua hàng
Từ chối bán hàng
Phiếu giao hàng
Thanh toán
Thông tin khách hàng
BỘ PHẬN BÁN HÀNG
Hình 3.2: Sơ đồ ngữ cảnh.
Hàng
+
Phiếu xuất
1.0
QUẢN LÝ
XUẤT HÀNG
2.0
QUẢN LÝ NHẬP HÀNG
Trả lời kết quả
Tìm kiếm t.tin
Từ chối bán hàng
Yêu cầu mua hàng
Kh¸ch Hµng
3.0
T×m kiÕm
4.0
B¸o c¸o
Thông tin khách hàng
Giới thiệu mặt hàng
Nhµ cung cÊp
Thanh toán
Thông tin
nhà cung cấp
Hàng +
Hóa đơn
Gửi báo cáo
Trả lời kết quả
NHÀ CUNG CẤP
CSDL hệ thống
b, Sơ đồ DFD mức 0:
Hình 3.3: Sơ đồ DFD mức 0.
LËp b¸o c¸o nhËp
c, Sơ đồ DFD mức 1 phân rã chức năng tìm kiếm:
Nhaphang
phßng qu¶n lý
Dmkhach
3.1
Tìm kiếm khách hàng
Tìm kiếm t.tin
Tìm kiếm t.tin
Thông tin trả lời
Tìm kiếm t.tin
3.2
Tìm kiếm hóa đơn
Tìm kiếm sản phẩm
Thông tin trả lời
Phieuxuat
phieunhap
Thông tin trả lời
Dmhang
Hình 3.4: Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng tìm kiếm.
LËp b¸o c¸o nhËp
d, Sơ đồ DFD mức 1 phân rã chức năng nhập hàng:
DS mÆt hµng nhËp
B¸o c¸o nhËp
Th«ng tin nhµ c2 dù trï
Nhà cung cấp
Tìm NCC
Sè hiÖu mÆt hµng mua
Th¬ng lîng
Mua hàng
Nhà cung cấp
Hàng
Danh sách mặt hàng
Lập báo cáo nhập
DS nhµ cung cÊp
Giao hµng
Đối chiếu
Hình 3.5: Sơ đồ mức DFD mức 1 của chức năng nhập hàng.
e, Sơ đồ DFD mức 1 phân rã chức năng xuất hàng.
Khách hàng
Yêu cầu mua hàng
Chấp nhận
Từ chối
Ghi danh sách hàng tiêu thụ
Tài chính
B¸o c¸o xuÊt
Lập báo cáo xuất
Đối chiếu
Göi DS
MÆt hµng tiªu thô
PhiÕu y/c ho¸ ®¬n xuÊt
DS kh¸ch mua
Hình 3.6: Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng xuất hàng. Bản thống kê nhập
Bản danh mục NCC
Bản danh mục khách hàng
Yêu cầu thống kê
Bản thống kê bán
Yêu cầu thống kê
Phßng qu¶n lý
Thống kê
Thống kê hàng nhập
Báo cáo tồn kho
In danh môc NCC
In danh mục khách hàng
Tonkho
Hangban
Hangban
Dmkhach
Báo cáo tồn
Dmncc
e, Sơ đồ DFD mức 1 phân rã chức năng báo cáo.
Hình 3.7: Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng báo cáo.
3.4 Thiết kế phần mềm.
3.4.1 Thiết kế kiến trúc.
Phần mềm quản lí bán hàng
Hệ thống
Quản lí người dùng
Đăng nhập lại
Thoát
Danh mục
Hoá đơn bán
Nhà cung cấp
Khách hàng
Hoá đơn nhập
Kho sim
Quản lí xuất nhập
Tìm kiếm
Tìm kiếm khách hàng
Tìm kiếm sim
Báo cáo
BC doanh thu
BC tồn hàng
BC công nợ
Tìm kiếm hoá đơn
Trợ giúp
Hướng dẫn sử dụng
Giới thiệu phần mềm
Nhóm sim
Sim
Nhân viên
Hình 3.8: Sơ đồ kiến trúc phần mềm.
3.4.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Hình 3.9: Sơ đồ quan hệ giữa các bảng.
1. Bảng : Danh mục sim
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
MaSim
Text
15
Mã sim
2
MaKho
Text
15
Mã kho
3
MaNhom
Text
15
Mã nhóm
4
SoSim
Number
Số sim
5
DonGia
Number
Đơn giá
6
TinhTrang
Text
25
Tình trạng
7
DaKichHoat
Yes/No
1
Đã kích hoạt
8
ChuaKichHoat
Yes/No
1
Chưa kích hoạt
2. Bảng : Nhà cung cấp
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
MaNCC
Text
15
Mã nhà cung cấp
2
TenNCC
Text
30
Tên nhà cung cấp
3
Diachi
Text
30
Địa chỉ nhà cung cấp
4
SoDT
Text
15
Số điện thoại
5
TaiKhoan
Text
15
Số tài khoản
6
CongNo
Number
Công nợ
3. Bảng : Khách hàng
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
MaKH
Text
15
Mã khách
2
TenKH
Text
30
Tên khách
3
Diachi
Text
50
Địa chỉ
4
SoDT
Text
15
Số điện thoại
5
CongNo
Number
Công nợ
4. Bảng : Chi tiết hoá đơn bán
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
SoHDB
Text
15
Số hóa đơn bán
2
MaSim
Text
15
Mã Sim
3
GiaBan
Number
Giá bán
4
ChietKhau
Number
Chiết khấu
5. Bảng : Chi tiết hoá đơn nhập
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
SoHDN
Text
15
Số hóa đơn nhập
2
MaSim
Text
15
Mã Sim
3
GiaMua
Number
Giá mua
4
ChietKhau
Number
Chiết khấu
6. Bảng : Hoá đơn bán
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
SoHDB
Text
15
Số hoá đơn bán
2
Ngay
DateTime
Ngày lập hoá đơn
3
MaKH
Text
15
Mã khách hàng
4
NhanVien
Text
15
Mã nhân viên bán
5
TienDaTra
Number
Số tiền đã trả
6
GhiChu
Text
50
Ghi chú
7. Bảng : Hoá đơn nhập
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
SoHDN
Text
15
Số hoá đơn bán
2
Ngay
DateTime
Ngày lập hoá đơn
3
MaNCC
Text
15
Mã nhà cung cấp
4
NhanVien
Text
15
Mã nhân viên
5
TienDaTra
Number
Số tiền đã trả
6
Ghichu
Text
50
Ghi chú
8. Bảng : Danh mục nhân viên
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
MaNV
Text
15
Mã nhân viên
2
TenNV
Text
25
Tên nhân viên
3
SoDT
Text
15
Số điện thoại
9. Bảng : Danh mục kho sim
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
MaKho
Text
15
Mã kho
2
TenKho
Text
30
Tên kho
3
NhanVien
Text
15
Mã nhân viên
4
SoDT
Text
15
Số điện thoại
10. Bảng : Danh mục nhóm sim
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Ghi chú
1
MaNhom
Text
15
Mã nhóm
2
TenNhom
Text
30
Tên nhóm
3.4.3. Thiết kế giải thuật.
a, Giải thuật đăng nhập
S
Đ
Đ
S
Đ
S
Bắt đầu
Kết thúc
Vào form đăng nhập
I=0
I=I+1
Nhập tên và mật khẩu
I>3?
Đăng Nhập
Kiểm tra tên , mật khẩu?
Thông báo đăng nhập không thành công
Tiếp tục
Thông báo hết quyền đăng nhập
b, Giải thuật cập nhật danh mục từ điển
S
Đ
Bắt đầu
Kết thúc
Nhập dữ liệu
Thêm bản ghi trắng
Thông báo lỗi
Lưu lại bản ghi
Kiểm tra dữ liệu thoả mãn đk?
S
Có cập nhật nữa không ?
Đ
c, Giải thuật tạo và in báo cáo
S
Đ
Bắt đầu
Kết thúc
Lựa chọn loại báo cáo
In báo cáo ra màn hình
Nhập điều kiện cho báo cáo
Kiểm tra điều kiện?
Thông báo lỗi
Có tiếp tục không?
Đ
S
d, Giải thuật tìm kiếm
Đ
Bắt đầu
Kết thúc
Khởi tạo giao diện tìm kiếm
Nhập điều kiện lọc dữ liệu
Xuất dữ liệu ra màn hình
Truy vấn CSDL liên quan
Có dữ liệu cần tìm hay không?
Thông báo
S
Có tìm nữa không?
S
Đ
3.4. Một số giao diện cơ bản của phần mềm.
Màn hình đăng nhập
Màn hình chính
Màn hình cập nhật danh mục khách hàng
Màn hình cập nhật danh mục nhân viên
Màn hình cập nhật danh mục Sim
Màn hình cập nhật danh mục kho sim
Màn hình cập nhật danh mục loại sim
Màn hình cập nhật danh mục nhà cung cấp
Màn hình cập nhật hoá đơn nhập
Màn hình cập nhật hoá đơn bán
Màn hình tìm kiếm Sim
Màn hình tìm kiếm hoá đơn nhập
Màn hình tìm kiếm hoá đơn bán
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ báo cáo thực tập tốt nghiệp về đề tài “Quản lý bán hàng”. Công việc chính của đề tài này là khai thác thiết kế xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại công ty Công ty TNHH TM và Dịch vụ Thủy Linh, xem xét quá trình xuất nhập, tồn kho hàng tại công ty, sau đó thực hiện làm báo cáo tổng hợp.
Qua khảo sát mô hình quản lý bán hàng, nhập hàng và hàng tồn kho, phân tích hệ thống hiện tại quản lý đã xây dựng chương trình cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về:
- Quản lý được tương đối đầy đủ những chức năng bán hàng, nhập hàng, cập nhật thông tin hàng hóa.
- Bảo đảm được công việc của kho là quản lý xuất nhập tồn kho.
- Sử dụng thuận tiện dễ dàng nhập dữ liệu cũng như tra cứu thông tin.
- Chương trình có thể phát triển khi có những yêu cầu cần thiết trong công việc.
- Vì thời gian có hạn nên chương trình có dữ liệu còn nhỏ, chưa đưa ra được hết những báo cáo chi tiết.
Hướng phát triển
- Hệ thống sẽ được nâng cấp nhiều hơn khi có sự giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của cán bộ và nhân viên của Công ty Thủy Linh thành một phần mềm hệ thống quản lý bán hàng với quy mô lớn.
Với thời gian đặt ra lúc này về báo cáo thực tập tốt nghiệp về cơ bản đã hoàn thành. Cơ sở dữ liệu đã được thiết kế đầy đủ, tuy nhiên một số vấn đề nhỏ chưa được phân tích. Do thời gian hạn chế, chưa có điều kiện khảo sát chi tiết, lấy đầy đủ thông tin của hệ thống nên còn nhiều dữ liệu khác không được đưa vào đề tài này.
Trong thời gian làm báo cáo thực tập tốt nghiệp tôi đã hết sức cố gắng làm việc nghiêm túc với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sỹ Trịnh Hoài Sơn và các nhân viên trong công ty Thủy Linh. Tuy nhiên do không đủ điều kiện về thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài thực tập tốt nghiệp của tôi vẫn còn có những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các bạn để đề tài thực tập tốt nghiêp của tôi có thể được hoàn chỉnh hơn nữa.
Hà Nội ngày 27 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Như Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng phần mềm quản lý Bán hàng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuỷ Linh.DOC