Đề tài Xây dựng và phát triển thương hiệu may Chiến Thắng tại công ty cổ phần may Chiến Thắng

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài “Nếu phải chia Công ty của tôi, tôi sẽ nhận về mình tất cả các thương hiệu, tên thương mại và lợi thế thương mại, còn các bạn có thể lấy đi tất cả các công trình xây dựng, cả gạch và vữa nữa, rồi tôi sẽ kinh doanh phát đạt hơn.” Đó không chỉ là lời khẳng định của John Stuart, cựu chủ tịch tập đoàn Quaker mà còn là lời khẳng định của rất nhiều doanh nhân thành đạt khác trên thế giới. Vai trò của thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đã được khẳng định và nó càng được khẳng định hơn trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hoá hiện nay. Thương hiệu chính là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, một khi thương hiệu đã được đăng ký sở hữu với nhà nước thì nó trở thành một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp. Tài sản thương hiệu khó đo lường và khó nhận biết hơn các loại tài sản khác của doanh nghiệp nhưng đồng thời nó cũng đem lại nhiều giá trị mà có khi ngay cả chủ nhân của thương hiệu đó cũng không thể ước lượng được chính xác. Do đó việc xây dựng và phát triển thương hiệu là công tác thật sự quan trọng và đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Thị trường thế giới cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội trong nước đã tạo điều kiện tối đa cho mọi doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Công ty cổ phần may Chiến Thắng được thành lập năm 1968, với bề dày lịch sử của mình Công ty đã tạo dựng cho mình một vị trí nhất định trên thị trường. Tồn tại trong một thị trường với nhiều cạnh tranh, sự cạnh tranh này lại còn khốc liệt hơn khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai Công ty cần phải có một thương hiệu mạnh, phải làm sao cho hình ảnh của Công ty có thể in sâu vào trong tâm trí khách hàng để có thể vượt lên trên tất cả các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng thương hiệu May Chiến Thắng vẫn còn rất mờ nhạt, chưa thật sự đi sâu được vào tâm trí của khách hàng. Do đó việc xây dựng và phát triển thương hiệu May Chiến Thắng là một yêu cầu vô cùng cần thiết hiện nay. Trước thực tế đó, khi được thực tập tại Công ty cổ phần May Chiến Thắng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu May Chiến Thắng tại Công ty cổ phần May Chiến Thắng” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu tìm hiểu công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần may Chiến Thắng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu. + Tìm hiểu và đánh giá những hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mà Công ty cổ phần May Chiến Thắng đã và đang làm. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần may Chiến Thắng + Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: kể từ ngày 01/01/2009 đến ngày 10/05/2009 - Không gian: Nghiên cứu tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng

doc93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và phát triển thương hiệu may Chiến Thắng tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 40,09%, tiếp đến là Mango với 506207 sản phẩm chiếm 33,88%, tiếp đến là Textyle với 182688 sản phẩm chiếm 12,23%. Bảng 11: Một số khách hàng chính của Công ty năm 2008 TT Khách hàng Số lượng tiêu thụ (SP) Tỷ trọng (%) 1 Kwintet 599047 40,09 2 Mango 506207 33,88 3 Textyle 182688 12,23 4 Youshin 143078 9,58 5 Leisrue 34382 2,30 6 Woobo 6770 0,45 7 Happytex 4500 0,30 8 Hồ Gươm 3200 0,21 8 Khác 14300 0,96 Tổng 1494172 100,00 (Nguồn: Phòng kế hoạch - Thị trường) 4.1.2 Tình hình sản xuất a) Đặc điểm sản phẩm sản xuât Hiện nay, Công ty chuyên sản xuất 3 loại mặt hàng chính: các sản phẩm may, găng tay da, thảm len. + Sản phẩm may của Công ty thường sản xất bao gồm: Ÿ Áo Jắckét các loại như áo Jắckét 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp. Ÿ Khăn tay trẻ em. Ÿ Áo váy các loại Ÿ Áo sơmi các loại. Ÿ Quần các loại. Ÿ Các sản phẩm may khác. + Các sản phẩm găng tay của Công ty bao gồm: Ÿ Găng gôn Ÿ Găng đông nam nữ + Thảm len gồm có: Ÿ Sản xuất công nghiệp Ÿ Sản xuất gia công Công ty sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: + Nhận gia công toàn bộ: Theo hình thức này Công ty nhận nguyên liệu từ khách hàng theo hợp đồng để gia công thành phẩm hoàn chỉnh và giao trả khách hàng. + Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: ở hình thức này phải căn cứ hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đăng ký với khách hàng. Công ty tự tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng (mua nguyên liệu bán thành phẩm). + Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước. b) Kiểm tra chất lượng của sản phẩm Các sản phẩm của Công ty chủ yếu dành cho xuất khẩu do đó phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn chất lượng của từng thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ và EU. Để làm được điều này, Công ty đã lựa chọn và thiết lập một quy trình công nghệ với các khâu kiểm tra chất lượng là KCS đầu và KCS cuối. Phòng KCS đầu làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng đầu vào, các lỗi dễ nhận thấy như chỉ thừa, may nhăn. Còn KCS cuối sẽ kiểm tra sản phẩm một cách chặt chẽ hơn ở đầu ra nhằm phát hiện các lỗi mà mắt thường khó có thể nhận biết được. Sản phẩm đã qua giai đoạn kiểm tra cuối cùng là sản phẩm hoàn chỉnh, hay còn gọi là thành phẩm, đủ điều kiện xuất xưởng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, so với các đối thủ cạnh tranh trong nước chất lượng sản phẩm của Công ty chỉ hơn ở sản phẩm áo jacket còn các sản phẩm khác thì chất lượng chỉ ở mức trung bình. Còn so với sản phẩm của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan thì cũng như các doanh nghiệp trong nước khác, chất lượng sản phẩm của Công ty còn thua kém rất nhiều. Một mặt phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mặt khác do mẫu mã, cơ cấu sản phẩm, cũng như giây chuyền công nghệ của chúng ta thua kém họ. b) Tình hình sản xuất Khi nói đến chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, mọi người thường quan tâm các lĩnh vực phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, với những kế hoạch marketing tốn kém; nhưng ít ai đặt câu hỏi cái gì tạo ra thương hiệu, cái gì sẽ cung cấp cho thị trường đã mở rộng mà nếu không có chúng, mọi chi phí để tạo dựng thương hiệu, mở rộng thị trường trở nên lãng phí. Đó chính là những sản phẩm được sản xuất với một chi phí tốt nhất, chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được thời hạn giao hàng. Là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô tương đối lớn, Công ty luôn quan tâm đến tình hình sản xuất của mình, luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu ra những phương án sao cho có thể tiết kiệm được chi phí nhất. Là một doanh nghiệp chủ yếu sản xuất gia công theo hợp đồng của khách hàng nên có thể nói rằng sự chủ động trong sản xuất của Công ty để đáp ứng các đơn hàng của khách hàng có phần hạn chế, nó phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả làm việc của phòng kế hoạch - thị trường. Với sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ tập thể của Công ty nên cho đến nay Công ty luôn thực hiện sản xuất đúng kế hoạch đáp ứng yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng cũng như thời gian của đơn hàng. Bảng 12: Tình hình sản xuất một số sản phẩm chính năm 2007 - 2008 TT Sản Phẩm Năm 2007 (SP) Tỷ trọng (%) Năm 2008 (SP) Tỷ trọng (%) So Sánh (%) SP quy đổi sơ mi 3999982 4125333 103.13 1 Áo Jacket các loại 451818 27.73 384065 24.60 85.00 2 Sơ mi các loại 29381 1.80 10950 0.70 37.27 3 Quần các loại 1009865 61.98 1060273 67.90 104.99 4 Bộ quần áo các loại 26852 1.65 0 0 0 5 Váy 297 0.02 106174 6.80 35748.82 6 SP khác 111727 6.86 0 0 0 Tổng 1629262 100 1561462 100 95.84 (Nguồn: Phòng kế hoạch - thị trường) Qua bảng 9 chúng ta có thể nhận thấy được tình hình sản xuất của năm 2007 và năm 2008. Nhìn chung so với năm 2007 thì năm 2008 số lượng sản xuất đạt 95,84% giảm 4,16%. Tình hình giảm này là do trong năm 2008 nền kinh tế có sự suy thoái nên nhu cầu tiêu dùng giảm. Qua bảng chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng cơ cấu sản xuất hàng hoá hàng năm cũng không ổn định, nó tuỳ thuộc vào các đơn hàng của khách hàng. 4.1.3 Tình hình tiêu thụ a) Các thị trường Sản xuất nhiều sản phẩm với chất lượng tốt nhưng lại không có thị trường tiêu thụ thì điều đó cũng thật vô nghĩa. Có được thị trường tiêu thụ là vấn đề quan trọng và sống còn của Công ty. Trong những năm qua Công ty cổ phần may Chiến Thắng luôn cố gắng duy trì thị trường đã có và cố gắng tìm kiếm các thị trường mới. Qua bảng 10 chúng ta có thể nhận thấy được một số thị trường chính của Công ty năm 2008. Thị trường nước ngoài là thị trường chủ yếu của Công ty chiếm tới hơn 95%. Đây là những thị trường có nhu cầu cao nhưng rất khó tính và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian qua Công ty cũng đã cố gắng rất nhiều để duy trì các thị trường này. Mặc dù có nhiều lợi thế ở thị trường trong nước với nhu cầu không nhỏ nhưng hiện nay thị trường trong nước của Công ty chỉ chiếm tầm 2,47%, một con số rất khiêm tốn. Bảng 13: Một số thị trường chính của Công ty năm 2008 tt Thị trường Số Lượng Giá trị gia công Giá trị FOB SP Tỷ trọng (%) USD Tỷ trọng (%) USD Tỷ trọng (%) 1 Mỹ 52279 3.50 76860 1.62 384300 2.20 2 Đức 196979 13.18 880360 18.60 4951799 28.39 3 Tây Ban Nha 494852 33.12 1190574 25.16 5952873 34.13 4 Pháp 6770 0.45 52839 1.12 264195 1.51 5 Thuỵ Điển 597047 39.96 2392580 50.56 5272139 30.23 6 Đài Loan 34677 2.32 47769 1.01 238841 1.37 7 Hàn Quốc 36570 2.45 65502 1.38 325259 1.86 8 Thị trường khác 38087 2.55 25956 0.55 51913 0.30 9 TT trong nước 36911 2.47 0 0 0 0 Tổng 1494172 100 4732440 100 1744139 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch - thị trường) 4.2 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng Thực tế từ khi thành lập năm 1968 đến nay Công ty Cổ phần may Chiến Thắng chưa thực hiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bài bản. Tuy nhiên thương hiệu may Chiến Thắng cũng đã và đang được khách hàng, đối tác biết đến. Với đặc điểm như vậy nên trong phần đánh giá thực trạng này, tôi đi tìm hiểu công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng theo cách mà Công ty Cổ phần may Chiến Thắng đang thực hiện cho sản phẩm may Chiến Thắng. 4.2.1 Nhận thức về thương hiệu Trong thời đại hiện nay, bất cứ nhà quản lý nào cũng hiểu được rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh, là tài sản của doanh nghiệp, thương hiệu mạnh sẽ giúp cho doanh thu của Công ty ngày càng cao hơn. Các nhà quản lý của Công ty cổ phẩn may Chiến Thắng cũng vậy. Tuy nhiên, do một số hạn chế trong tài chính cũng như nhân lực nên Công ty chưa có thể tiến hành nghiên cứu cũng như xây dựng và phát triển thương hiệu của mình một cách bài bản. Hiện nay, cũng như phần lớn mọi người trong xã hội, rất nhiều người trong Công ty nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có một nhãn hiệu, một cái tên là có một thương hiệu rồi và cứ cho như thế là đủ. Cũng một bộ phận suy nghĩ rằng xây dựng và phát triển thương hiệu là công việc của các nhà quản lý. Nhưng họ không hiểu rằng chính những công việc mà họ làm hàng ngày để có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo số lượng cũng như thời gian giao hàng lại là một trong những yếu tố không thể thiếu để xây dựng và phát triển thương hiệu may Chiến Thắng. 4.2.2 Nhận diện các thành tố của thương hiệu May Chiến Thắng a) Tên gọi Có được một cái tên phù hợp với Công ty quả là không dễ dàng. Qua nhiều giai đoạn Công ty cũng đã thay đổi nhiều tên khác nhau như Xí nghiệp may Chiến Thắng, Công ty may Chiến Thắng, Công ty cổ phần may Chiến Thắng nhưng khách hàng vẫn biết đến Công ty với một cái tên ngắn gọn là may Chiến Thắng. Hai chữ “CHIẾN THẮNG” gắn liền với Công ty từ những ngày đầu thành lập. Hai từ “Chiến thắng” không chỉ gần gủi, dễ đọc dễ nhớ mà còn mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc. Thành lập trong những năm tháng chiến tranh, hai từ chiến thắng là mong ước của toàn nhân dân cho dân tộc trên con đường chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Đối với Công ty, chiến thắng có nghĩa là hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao, phục vụ tốt cho đất nước. Giờ đây, hai từ “chiến thắng” không chỉ mang ý nghĩa lịch sử bởi Công ty cũng đang nằm trong một chiến trường mới, đó là chiến trường kinh tế, chiến trường này cũng không kém khốc liệt, để có chiến thắng trọn vẹn cần có sự sáng suốt của ban lãnh đạo, sự đoàn kết của toàn bộ công nhân viên của Công ty cổ phẩn may Chiến Thắng. b) Logo Logo được thiết kế hình tròn với nền xanh da trời, cùng các nét vẽ màu trắng tạo nên nét nhẹ nhàng, rất dễ đi vào tâm trí của khách hàng. Hình tròn biểu hiện cho sự trọn vẹn, là mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự no ấm của nhân dân, là mong muốn cho sự phát triển ngày càng bên vững của Công ty góp phần tạo nên cuộc sống đầy đủ cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Hình tròn cũng biểu hiện cho quả địa cầu, cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào Công ty luôn muốn mở rộng thị trường của mình tới mọi nơi trên trái đất, phục vụ cho tất cả các khách hàng. Với các nét vẽ màu trắng trên nền xanh da trời đã tạo nên hình ảnh chiếc áo. Những nét vẽ đơn giản nhưng chứa đầy ý nghĩa. Chiếc áo biểu tượng cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Cũng với những nét vẽ màu trắng trên nền xanh chúng ta có thể thấy hình ảnh của một con người. Con người giữ một vai trò quan trọng đặc biệt là đối với một ngành cần nhiều lao động trực tiếp như ngành dệt may. Một con tàu muốn đi đến đúng nơi đến thì nhất định phải có người thuyền trưởng giỏi cùng với sức mạnh của các thành viên trên tàu. Hình ảnh con người xuất hiện trong logo của Công ty thể hiện sự coi trọng yếu tố con người của Công ty, coi đây là yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Sự hoà quyện giữa hình ảnh con người và chiếc áo càng cho chúng ta thấy hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với những sản phẩm của Công ty. Con người bằng bàn tay và khối óc của mình tạo ra những sản phẩm, họ nâng niu những sản phẩm đó như là những đứa con của mình. Phía bên dưới của hình tròn là hai chữ “CHIẾN THẮNG”. Đây là tên của Công ty. Tên của Công ty được đưa vào logo như sự khẳng định lại chính mình, nhấn mạnh lại những gì mà Công ty muốn giành được và sẽ phấn đấu giành được. c) Slogan Mặc dù xuất hiện trên thị trường từ lâu, có nhiều phương châm trong sản xuất cũng như bán hàng hàng nhưng mà đến nay Công ty vẫn chưa có một thông điệp thống nhất gửi tới khách hàng để có thể tạo ra sự cảm nhận cũng như nhận biết tốt hơn đối với thương hiệu của mình. d) Màu sắc Màu sắc chủ đạo của Công ty là màu xanh da trời, cùng với các màu xanh khác. Nó tạo ra cảm giác nhẹ nhành, tươi mát, trong lành và thoáng mát, liên tưởng đến bầu trời rộng lớn. e) Bao bì, nhãn mác Bao bì của Công ty đảm bảo các tiêu chuẩn để bảo vệ hàng hoá. Đối với từng đơn vị hàng cụ thể Công ty sẽ tiến hành theo yêu cầu của khách hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng. Khi đó bao bì hoặc do nhà cung cấp hoặc do Công ty tự thiết kế. Tuỳ từng loại sản phẩm mà Công ty có những bao bì riêng cho phù hợp. trước khi chuyển cho khách hàng sản phẩm của Công ty được đóng gói trong hai lớp bao bì: + Lớp ngoài là thùng cattong: Lớp bao bì ngoài có tác dụng bảo vệ từng lô hàng hoá. Ngoài ra, hàng hoá cũng được đóng theo số lượng nhất định, tạo điều kiện cho khách hàng kiểm tra số lượng + Lớp thứ 2 là lớp đóng gói cho từng sản phẩm. Công ty sử dụng túi polime để đóng gói cho lớp này. Chất liệu polime là một chất liệu nhẹ, bền sẽ giúp bảo vệ hàng hoá rất tốt. Bao bì ngoài chức năng bảo vệ sản phẩm thì còn chức năng rất quan trọng là thông tin, quảng bá về sản phẩm cũng như hình ảnh của Công ty. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng Công ty chưa tận dụng hết chức năng của nó. Trên mặt bao bì của Công ty chỉ mới ghi những thông tin tối thiểu bắt buộc theo yêu cầu của khách hàng như tên Công ty, chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm. Bao bì của Công ty chưa có được những hình ảnh thống nhất để quảng bá hình ảnh của Công ty. Do đặc điểm của sản phẩm nên có thể nhận thấy rằng bao bì của Công ty không được bắt mắt như một số sản phẩm khác. Điều này cũng là một chuyện rất bình thường bởi hàng may mặc của Công ty trước khi đến với khách hàng tiêu dùng trực tiếp thường thông qua các nhà bán buôn, bán lẻ. Do đó các yêu cầu của bao bì cũng khác với khách hàng tiêu dùng trực tiếp. Họ yêu cầu cao về khả năng tiện dụng trong vận chuyển, kiểm tra và bảo vệ hàng hoá. Nếu so sánh trong ngành thì có thể nhận thấy rằng bao bì giữa các nhà sản xuât kinh doanh hàng dệt may không có nhiều sự khác biệt. Nhãn mác của Công ty được gắn vào phía trong trên cổ áo hoặc là thắt lưng quần. Cách ghi này chưa thật sự hợp lý, nên chưa thật sự tạo được dấu ấn với khách hàng. Tuỳ theo từng khách hàng và hợp đồng giữa Công ty với các khách hàng mà hàng hoá của Công ty khi đến tay khách hàng tiêu dùng trực tiếp có thể mang thương hiệu của Công ty hoặc là khách hàng lấy tên thương hiệu của họ ghi xuất xứ hàng hoá là hàng Việt Nam. 4.2.3 Định vị thương hiệu may Chiến Thắng Có thể thấy rằng cho đến nay Công ty đã thực hiện tốt được công tác định vị sản phẩm. Các công việc của công tác định vị thương hiệu cũng đã được Công ty tiến hành nhưng ở dưới dạng những nghiên cứu, tìm hiểu riêng lẻ chứ không có sự thống nhất giữa các công việc. + Về môi trường cạnh tranh: Từ trước đến nay Công ty luôn xác định rằng mình đang hoạt động trong một lĩnh vực với nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Công ty sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, có giá cả hợp lý của Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc….. Đồng thời Công ty cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may trong nước như May 10, May 20, May Việt Tiến, May Thái Tuấn….. + Về khách hàng mục tiêu: Khách hàng mục tiêu của Công ty gồm 3 nhóm là khách hàng đặt hàng gia công, khách hàng mua hàng FOB và khách hàng nội địa. Mỗi khách hàng có một đặc điểm riêng, nhưng cho đến nay Công ty vẫn chưa nghiên cứu kỹ các đặc điểm, tính cách, hành vi mua hàng của từng nhóm khách hàng. + Về thị trường mục tiêu: Công ty lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu là Mỹ và EU. Đây là hai thị trường truyền thống của Công ty với nhu cầu cao về hàng may mặc. Bên cạnh đó, Công ty cũng quan tâm tới một số thị trường trong nước như Hà Nội, Hải Phòng….. 4.2.4 Tình hình đầu tư cho thương hiệu tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng a) Đăng ký bảo hộ thương hiệu Hiện nay công tác đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như kiểu dáng công nghiệp ở trong nước cũng như ở nước ngoài chưa được Công ty tiến hành. Sở dĩ có việc này có thể kể ra một số nguyên nhân như: + Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là xuất khẩu hàng hoá qua trung gian, sản phẩm bán ra nhiều khi mang thương hiệu của trung gian. + Do khả năng tài chính còn nhiều hạn hẹp. + Do nhận thức của Công ty về vai trò của thương hiệu cũng như yêu cầu cần thiết của thương hiệu trong nền kinh tế thị trường chưa cao. + Do các thủ tục đăng ký thương hiệu còn nhiều phiền phức. Thiết nghĩ, bất cứ một doanh nghiệp nào, dù sản xuất kinh doanh dưới hình thức nào thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cũng như kiểu dáng công nghiệp là rất cần thiết. Bên cạnh hình thức gia công sản phẩm Công ty cũng có hình thức khác là bán sản phẩm với tên của Công ty ở các thị trường khác. Hơn thế nữa, thị trường của Công ty là những thị trường rất coi trọng thương hiệu, dù là các trung gian thì họ vẫn muốn hợp tác với các doanh nghiệp có thương hiệu, được pháp luật bảo hộ. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì sự khác biệt về chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp may là không cao. Nếu không xây dựng cho mình một thương hiệu hợp pháp được nhà nước bảo hộ thì để có được sự phát triển bền vững trên thị trường hiện nay là rất khó. b) Nguồn nhân lực Vẫn chưa được thiết lập cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Mặc dù ý tưởng của ban lãnh đạo của Công ty về xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh, bền vững đã có, song việc hình thành một bộ phận để triển khai ý tưởng đó thành hiện thực vẫn chưa được đầu tư một cách bài bản. Thương hiệu cũng như một con người, cũng cần có năng lượng sống, cần được chăm sóc liên tục mới có thể tạo được tác động sâu trong tâm trí của khách hàng. e) Tài chính Do còn nhiều khó khăn trong tài chính nên có thể thấy rằng sự đầu tư về tài chính cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty chưa cao. Năm 2006 chi phí cho quảng cáo chỉ đạt 0,92% doanh thu và 42,08% chi phí bán hàng; Năm 2007 và 2008 chi phí dành cho quảng cáo có tăng nhưng cũng không vượt quá 2%. so với doanh thu của công ty. Bảng 14: Chi phí cho quảng cáo của Công ty may Chiến thắng ĐV: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh Thu (1) 101,040,365,953 80,109,407,297 81,991,978,368 Chi phí bán hàng (2) 2,319,540,202 3,244,952,859 3,495,278,150 Chi phí cho quảng cáo (3) 934,268,782 1,192,397,178 1,523,479,386 Tỷ lệ (3)/(1) 0.92% 1.49% 1.86% Tỷ lệ (3)/(2) 40.28% 36.75% 43.59% (Nguồn: Phòng kế hoạch - thị trường) 4.2.5 Công tác quảng bá thương hiệu Hiện nay có thể nhận xét rằng công tác quảng bá thương hiệu của Công ty chưa thật sự tương xứng với tiềm lực của Công ty hiện nay. Công ty quảng bá thương hiệu dưới hai hình thức: + Quảng bá trực tiếp: giới thiệu sản phẩm cho khách hàng thông qua catalog giới thiệu sản phẩm, mới khách hàng đến tham dự những buổi giới thiệu sản phẩm của Công ty. + Quảng bá gián tiếp: là cách phổ biến mà hầu hết các công ty thường làm. Hiện nay, Công ty có trang Web riêng của mình là www.chigamex.com. Công ty cũng đã có mặt trên trang Web của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Một điều có thể nhận thấy là công ty chưa có sự đầu tư cho quảng bá sản phẩm ở trên báo viết, báo hình, báo nói. Cơ Hội 1. Việt Nam gia nhập vào WTO nên việc tiếp cận các thị trường dễ dàng hơn. 2. Xu hướng hợp tác liên kết ngày càng trở nên phổ biến, nên dễ tận dụng để hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 3. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng thông qua các tiện ích của nó. 4. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, chính sách đầu tư của à nước tốt. 5. Nhà nước tạo nhiều điều kiện để các doanh nghiệp đăng ký và xây dựng thương hiệu. 6. Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu cũng như kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài dễ dàng hơn. 7. Sự quan tâm của nhà nước đối với ngành dệt may. 8. Xã hội phát triển nên nhu cầu của con người ngày càng lớn, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu của sản phẩm. Thách Thức 1. Có nhiều đối thủ cạnh tranh ở trong nước, khu vực cũng như thế giới 2. Gia nhập WTO, những biến động của thị trường thế giới dễ dàng tác động vào nền kinh tế Việt Nam. 3. Nhiều chính sách pháp lý của nhà nước chưa hoàn chỉnh. 4. Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái nên người dân thu hẹp chi tiêu. 5. Sản phẩm dệt may cũng như một số sản phẩm khác của Việt Nam bị kiện bán phá giá ở một số thị trường nên uy tín của chúng ta cũng có phần bị ảnh hưởng. 5. Hệ thống pháp luật ở một số nước còn phức tạp. Điểm Mạnh 1. Công ty đã có mặt trên thị trường lâu năm, có uy tín trên thị trường. 2. Khả năng sản xuất tốt, nhân công rẻ, tay nghề cao, ham học hỏi, cần cù chịu khó. 3. Có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt. 4. Có kinh nghiệm quản lý. 5. Có một số lượng khách hàng trung thành. 6. Đã xây dựng được một số thành tố của thương hiệu. 7. Có hệ thống sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 làm tăng cảm nhận về thương hiệu. 1. Mở rộng thị trường hơn. 2. Hoàn thiện hơn các thành tố của thương hiệu. 1. Tận dụng uy tín đã có trên thị trường để duy trì các khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. 2. Thiết kế nhiều mẫu mã mới phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. 3. Nghiên cứu thị trường cũng như những đặc tính của thị trường. 4. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ khách hàng. Điểm Yếu 1. Nhận thức về thương hiệu của cán bộ công nhân viên trong Công ty còn kém. 2. Chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu. 3. Chưa tạo ra các dấu hiệu nhận biết rõ ràng. 4. Chưa có một chiến lược thương hiệu rõ ràng. 5. Khả năng tài chính có hạn. 6. Hệ thống kênh phân phối còn yều kém. 7. Bỏ ngỏ thị trường tiềm năng ở trong nước. 8. Chưa thực sự chủ động và thiếu sáng tạo trong hoạt động truyền thông thương hiệu. 1. Hình thành bộ phận chuyên trách về thương hiệu. 2. Xây dựng chiến lược thương hiệu. 3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và sở hữu công nghiệp ở trong và ngoài nước. 4. Xây dựng hệ thống kênh phân phối trong và ngoài nước. 5. Thực hiện các chương trình quảng cáo, truyền thông thương hiệu. 6. Tạo ra các dấu hiệu nhận biết rõ ràng. 7. Sử dụng các hình thức huy động vốn. 1. Mở rộng thị trường trong nước. 2. Xây dựng chính sách giá phù hợp. 3. Nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên về vai trò và ý nghĩa của thương hiệu. 4.4.2 Các giải pháp Sau khi thiết lập ma trận SWOT đề xuất một số giải pháp sau cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng: + Xây dựng chiến lược thương hiệu + Hoàn thiện các thành tố của thương hiệu, nâng cao giá trị của thương hiệu. + Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp ở trong và ngoài nước. + Hình thành bộ phận chuyên trách về thương hiệu, nâng cao ý thức về thương hiệu cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Thực hiện các công tác quảng cáo, truyền thông thương hiệu. + Đầu tư tài chính cho xây dựng và phát triển thương hiệu. 4.4.2.1 Hình thành bộ phận chuyên trách về thương hiệu, nâng cao ý thức về thương hiệu cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc hình thành một bộ phận chuyên trách về thương hiệu trong Công ty là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay và đối với điều kiện của Công ty thì công việc này sẽ không khả quan. Với điều kiện như hiện nay, Công ty có thể giao cho một số người trong một phòng ban nào đó hiện có của Công ty chẳng hạn như phòng kế hoạch - thị trường chịu trách nhiệm về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty. Các cán bộ chịu trách nhiệm về thương hiệu này sẽ tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra các kế hoạch cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty không thể do một phòng hay một vài cá nhân làm là được mà nó phải là sự cố gắng phấn đấu của toàn thể các bộ công nhân viên trong công tỵ Con người là yếu tố trung tâm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của thương hiệu may Chiến Thắng nói riêng và của toàn Công ty nói chung. Muốn xây dựng được một thương hiệu mạnh thì trước hết con người phải có ý thức về nó, phải thấy được lợi ích mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp. Mỗi thành viên trong Công ty đặc biệt là bộ phận quản lý và chịu trách nhiệm về thương hiệu phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, vai trò, vị trí không thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quản lý thương hiệu…. Việc tổ chức cho tất cả các cán bộ công nhân viên học tập, tìm hiểu về thương hiệu là không thể nhưng có thể lồng ghép nó trong các hoạt động của Công ty, hoạt động của từng bộ phận trong Công ty, cho cán bộ công nhận viên nhận thức rõ rằng mỗi cố gắng của họ trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng đã góp phần vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty và nó đem lại lợi ích cho chính họ. 4.4.2.2 Xây dựng chiến lược thương hiệu Có đội ngũ nhân lực cũng như ý thức của cán bộ công nhân viên đối với tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu là điều vô cùng quan trọng cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhưng để có một hướng đi đúng, đem lại hiệu quả cao cho công tác này thì Công ty cần có một chiến lược thương hiệu rõ ràng. Trên thực tế từ trước đến nay, Công ty cũng đã làm một số công việc của xây dựng chiến lược thương hiệu như nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu. Nhưng các công tác này cũng chưa thật sự đem lại kết quả cao. Để có thể xây dựng một chiến lược thương hiệu thiết nghĩ Công ty cần tiến hành bài bản các công việc sau: a) Nghiên cứu thị trường Thị trường vô cùng rộng lớn với nhiều nhu cầu, Công ty với tiềm lực hạn chế thì có thể phục vụ ở những phân khúc thị trường nhất định. Nghiên cứu thị trường là điều cần thiết để có thể nhận thấy các đặc điểm của thị trường, đặc điểm khách hàng trong thị trường để có thể đưa ra các sản phẩm cũng như các giải pháp thâm nhập và phát triển thương hiệu ở thị trường đó. Với khả năng và các tiềm lực tài chính như hiện nay có thể nhận thấy rằng giải pháp tốt nhất cho việc nghiên cứu thị trường của Công ty đó là phân tích các số liệu thứ cấp. Các nguồn số liệu thứ cấp mà Công ty có thể sử dụng đó là: Các bản tin kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam, Các bản tin thương mại do Trung tâm thông tin kinh tế đối ngoại xuất bản, Các tạp chí thương mại, Các tài liệu do các đại diện thương mại của Công ty ở nước ngoài gửi về, Các tài liệu thống kê của các nước, Các tạp chí thời trang và cuộc sống ở các nước, Internet….. Khi nghiên cứu thị trường Công ty nên nghiên cứu luôn đặc điểm khách hàng. Bởi hiểu được đặc điểm khách hàng Công ty sẽ đưa ra được các sản phẩm, chiến lược giá cũng như các cách tiếp cận cũng như phát triển thương hiệu ở các thị trường. Công ty có 3 nhóm khách hàng đó là khách hàng đặt gian công toàn bộ, khách hàng mua hàng FOB, khách hàng nội địa. Ba nhóm khách hàng với các đặc điểm hoàn toàn khách nhau do đó Công ty nên nghiên cứu theo từng nhóm khách hàng. b) Lựa chọn mô hình thương hiệu Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành dệt may là có rất nhiều loại sản phẩm ra đời trong suốt quá trình tồn tại của một doanh nghiệp. Với đặc điểm đó thì mô hình thương hiệu doanh nghiệp hay một số tài liệu gọi là thương hiệu gia đình sẽ là một mô hình thương hiệu phù hợp cho doanh nghiệp. Với mô hình này, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chung cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc điểm của thương hiệu doanh nghiệp là khái quát rất cao và phải có tính đại diện cho các chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp. Một khi tính đại điện và khái quát bị vi phạm hay mất đi, thì Công ty sẽ phải nghĩ đến việc tạo ra những thương hiệu cá biệt cho từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ để chúng không ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp. c) Định vị thương hiệu Như đã nêu ở phần thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu thì Công ty cũng đã tiến hành công tác định vị thương hiệu nhưng dưới hình thức là những công việc riêng lẻ. Hơn thế nữa, một công việc chưa tốt trong công tác định vị thương hiệu đó là công tác tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm của từng nhóm khách hàng. Công tác định vị thương hiệu là một công việc quan trọng để đưa ra chiến lược thương hiệu do đó hoàn thiện công tác định vị thương hiệu là vô cùng cần thiết. Hiện nay Công ty cần duy trì những công tác đã làm được và hoàn thiện hơn công tác nghiên cứu đặc điểm khách hàng hay nói cách khác là hoàn thiện hơn công tác nghiên cứu thị trường. Khi đã có được sự nhìn nhận đúng đắn về sản phẩm, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh cũng như thị trường mục tiêu của Công ty thì có thể lựa chọn kiểu định vị cho thương hiệu của mình. Công ty có thể chọn kiểu định vị chung cho toàn doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn loại định vị cho từng phân khúc thị trường hay từng đối tượng khách hàng khác nhau. 4.4.2.3 Hoàn thiện các thành tố của thương hiệu, nâng cao giá trị của sản phẩm đối với khách hàng. a) Hoàn thiện các thành tố của thương hiệu Qua phần phân tích thực trạng thương hiệu may Chiến Thắng nhận thấy rằng các thành tố thương hiệu may Chiến Thắng là chưa đầy đủ và trọn vẹn, các thành tố mới chỉ dừng lại ở sự hoàn thiện trong tên gọi, logo, màu sắc còn các thành tố khác như Slogan, nhạc điệu, bao bì cũng như sự kết hợp các yếu tố đó là chưa có. Để có một thương hiệu mạnh đòi hỏi Công ty phải hoàn thiện các thành tố đó. Thứ nhất, đó là Slogan hay nói cách khác là câu khẩu hiệu. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các câu khẩu hiệu ấn tượng để tạo dấu ấn cho khách hàng. Như đã nói ở phần thực trạng thì hiện nay Công ty chưa đưa ra cho mình được một câu khẩu hiệu hoàn chỉnh và thống nhất. Câu khẩu hiệu của Công ty có thể xuất phát từ phương châm sản xuất của Công ty đó là lấy chất lượng làm đầu. Một số câu khẩu hiệu có thể sử dụng như: Ÿ “ mãi là niềm tin”(Forever Faith) Ÿ “Niền tin cho tương lai” (Faith in the future) Ÿ “chất lượng như bạn từng mong đợi” Ÿ “chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa” (we try harder) Ÿ “chất lượng hàng đầu” (Quality is Job 1) Ÿ “Bởi vì giá trị đích thực” (Because it worth) Các câu khẩu hiệu trên chỉ là những gợi ý mang tính cá nhân. Để có thể đưa ra câu khẩu hiệu phù hợp với Công ty đòi hỏi những người chịu trách nhiệm trong công tác thương hiệu cần nghiên cứu, tìm hiểu thảo luận để có thể đưa câu khẩu hiệu chung cho toàn Công ty. Thứ hai, đó là nhạc điệu. Nhạc điệu là một thành tố thương hiệu, nó làm tăng khả năng nhận biết của thương hiệu. Chọn được một đoạn nhạc điệu phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp là không dễ hơn thế nữa nhạc điệu có tính chuyển đổi khó. Tuỳ thuộc theo từng thị trường và từng giai đoạn mà Công ty lựa chọn nhạc điệu cho phù hợp. Thứ ba, đó là nhãn mác và bao bì. Nhãn mác và bao bì tưởng như là một công cụ đơn giản nhưng lại có tác dụng to lớn trong việc quảng bá hình ảnh của thương hiệu. Việc chưa chú trọng đến thiết kế nhãn mác và bao bì là một trong những hạn chế cần khắc phục ngay của Công ty. Nhãn mác của Công ty hiện nay có thể nói hình thức rất tốt nhưng mà cách gắn nhãn mác trên sản phẩm lại chưa tạo ra sự nhận biết thương hiệu cho khách hàng. Công ty cần phân loại ra hai cách gắn nhãn mác cho các hình thức sản xuất hàng hoá. Đối với việc nhận gia công toàn bộ thì vấn đề gắn nhãn có thể giữ nguyên như hiện nay nhưng đối với hình thức sản xuất FOB, sản xuất hàng nội địa trong nước thì ngoài hình thức gắn nhãn vào gáy sản phẩm thì cần gắn nhãn bên ngoài sản phẩm để có thể tạo ra sự nhận biết tốt hơn cho sản phẩm. Bao bì của Công ty hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc bảo vệ sản phẩm mà chưa có tác dụng quảng bá thương hiệu. Công ty cần thiết kế bao bì với các thông tin chi tiết liên quan đến Công ty cũng như là sản phẩm. Bao bì ngoài những điều đó cần thiết kế bắt mắt để khách hàng có thể nhận biết nhanh chóng khi cùng trưng bày trên cùng một vị trí với đối thủ cạnh tranh. Thứ tư, đó là sự kết hợp giữa các thành tố của thương hiệu tạo thành khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho nó. Từng thành tố của thương hiệu thiết kế ra có thể hay, tốt nhưng nếu chúng đối lập nhau thì sẽ tạo ra hiệu quả ngược lại với những gì chúng ta mong muốn. Để có sự kết hợp thống nhất thì trong quá trình thiết kế, hoàn thiện các thành tố của thương hiệu thì những nhà thiết kế của Công ty cần chú ý đến những cái đã có để thiết kế nên những cái mới tránh tình trạng chỉnh sửa vòng tròn gây tố chi phí cũng như không có hiệu quả. b) Nâng cao giá trị của sản phẩm đối với khách hàng + Nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là điều mà tất cả khách hàng quan tâm đến khi mua sản phẩm, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá luôn được đặt ra hết sức cấp thiết. Đây là đòi hỏi của thị trường cũng như của người tiêu dùng. Để nâng cao được chất lượng hàng hoá, Công ty cần làm tốt những công việc sau: Về mẫu mã sản phẩm: Mẫu mã hàng hoá thường xuyên đổi mới tạo sự mới lạ, độc đáo, và mang tính thời trang nhưng cũng phải tiện lợi. Đặc trưng của hàng may mặc là tính thời trang cao, luôn luôn thay đổi theo thời gian. Do đó nếu doanh nghiệp không kịp thay đổi, không nắm bắt được xu thế của thời trang thì sản phẩm đưa ra sẽ bị lạc hậu và không được thị trường chấp nhận. Là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng nhưng như thế không có nghĩa là doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc sản xuất theo các mẫu của khách hàng, mà phải chủ động thiết kế các mẫu mới để giới thiệu tới khách hàng. Để có mẫu thiết kế hay độc đáo phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thiết kế của Công ty. Công ty đã có bộ phận thiết kế nhưng hiện nay bộ phận này chưa thực sự hiệu quả. Trong thời gian tới Công ty cần động viên phát huy hết năng lực sáng tạo của đội ngũ nhà thiết kế có như vậy mới đảm bảo tính độc đáo tránh được sự đơn điệu, cứng nhắc của sản phẩm. Mẫu mã đẹp nhưng đó chỉ là cái bên ngoài, là phần nổi của sản phẩm. Bên cạnh mẫu mã đẹp Công ty cần quan tâm đến chất lượng nguyên liệu, quy trình sản xuất, kĩ thuật may, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm, từng đường kim mũi chỉ….Đây cũng là những yếu tố tạo nên chất lượng thực sự của sản phẩm. Hiện nay chất lượng sản phẩm của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 1999 - 2001, nhưng không phải vì thế mà Công ty hài lòng với nó. Công ty phải luôn theo sát các quá trình sản xuất để có thể cho ra những sản phẩm với chất lượng tốt hơn nữa. Hiện nay, các nguyên liệu sản xuất của Công ty chủ yếu là nhập khẩu, nên có thể nói là phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp. Cũng chính vì vậy việc tạo mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với các nguồn hàng, đồng thời phát triển nguồn hàng trong nước với việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc phát triển nguồn nguyên liệu là rất quan trọng. Là một doanh nghiệp chủ yếu gia công sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài nên có thể nói rằng cơ cấu hàng hoá của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào các đơn hàng. Các mẫu sản phẩm theo đơn hàng thuộc quyền sỡ hữu của các doanh nghiệp đặt hàng chứ không phải của doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có quyền sử dụng. Để có thể phát triển doanh nghiệp cần có nhiều mẫu hàng hoá thuộc quyền sở hữu của mình. Những hàng hoá đã đạt được thành công, có được uy tín trên thị trường, tạo được niềm tin với khách hàng thì cần cố gắng duy trì và thâm nhập sâu hơn nữa. Bên cạnh đó Công ty cần đưa ra các sản phẩm mới bổ sung cho cơ cấu hàng hoá của mình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do đặc điểm của Công ty là sản xuất hàng xuất khẩu nên có mẫu mã đẹp, nguyên liệu tốt là chưa đủ mà quy trình sản xuất cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh. Đây là một trong những tiêu chuẩn được người tiêu dùng ở thị trường Mỹ, EU rất quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của họ. Vì vậy Công cần xây dựng quy trình sản xuất “sạch” và an toàn. + Có chiến lược giá hợp lý Sản phẩm có chất lượng tốt giá cả rẻ là điều mà mọi khách hàng đều mong muốn. Giá cả hàng hoá nhiều khi lại là vũ khí cạnh tranh hiệu quả hơn là chất lượng hàng hoá đặc biệt là đối với ngành dệt may khi mà chất lượng hàng hoá giữa các nhà cung cấp trên thị trường không có sự khác biệt cao. Trong việc định giá Công ty phải rất thận trọng, không nên quá lạm dụng giá vì nó là “con dao hai lưỡi”. Khi định giá doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chi phí sản xuất mà phải quan tâm đến cả tâm lý của khách hàng. Một vấn đề cần chú ý nữa đó là khi định giá Công ty phải quan tâm xem với giá mà Công ty đưa ra có vi phạm luật chống phá giá hay không. Nền kinh tế nước ta chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường nhưng khi xác định giá lại xác định theo giá của một nước có nền kinh tế thị trường, điều nay gây bất lợi lớn cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Là một Công ty vừa sản xuất sản phẩm lại vừa gia công nên đối tượng khách hàng của Công ty rất phong phú với nhiều đặc điểm khác nhau. Để có thể đưa ra một chiến lược giá hợp lý thì Công ty không chỉ phải quan tâm đến chi phí sản xuất mà còn phải quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng ở từng thị trường,… cũng như các chiến lược giá của các đối thủ cạnh tranh ở từng thị trường để có thể đưa ra chiến lược giá hợp lý. Một điều cũng cần phải chú ý trong chiến lược giá của Công ty đó là phải hạ thấp chi phí sản xuất. Hiện nay, nguyên liệu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu với giá thành rất cao, nên dù giá nhận công của chúng ta có thấp thì giá thành sản xuất cũng cao hơn các nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Do đó một trong những giải pháp cần tiến hành trong chiến lược giá đó là giảm giá thành sản phẩm bằng cách phải nội địa hoá các sản phẩm các cao càng tốt bằng cách tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trong nước, giảm các chi phí một cách hợp lý. + Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng Có sản phẩm tốt giá cả hợp lý chưa hẵn là lợi thế cạnh tranh hiện nay bởi với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay thì bất cứ một nhà sản xuất hàng dệt may nào cũng có thể làm được điều đó. Để vượt lên hẵn các đối thủ khác thì đòi hỏi Công ty cần nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình. Là một doanh nghiệp có đối tượng khách hàng phong phú bao gồm cả người tiêu dùng trực tiếp và các trung gian. Các công việc cần làm để nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng của Công ty: Ÿ Phân loại khách hàng. Ÿ Giải đáp các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, hợp lý. Ÿ Kiểm tra hàng hoá một cách cẩn thận khi giao hàng. Ÿ Không phải khi hàng hoá đến tay khách hàng là Công ty hết trách nhiệm, khi hàng hoá giao có vấn đề thì cần có thiện chí với khách hàng để có thể tìm ra nguyên nhân cùng tìm hướng giải quyết hợp lý. Ÿ Nghiên cứu kỹ kế hoạch sản xuất, năng lực sản xuất cũng như các đơn hàng để các đơn hàng được giao đúng thời gian, địa điểm và số lượng cũng như chất lượng yêu cầu. 4.4.2.4 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp ở trong và ngoài nước. Hiện nay việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp ở trong và ngoài nước không phải là khó khăn. Công ty thành lập bộ hồ sơ đăng ký rồi gửi Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ : 384-386 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội. Nếu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ được giải quyết trong vòng sáu tháng. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp mất chín tháng và đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích mất 12 tháng. Lệ phí sẽ tùy thuộc từng loại văn bằng bảo hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Một điểm cần chú ý nữa khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là mỗi lần đăng ký chỉ được đăng ký có một kiểu dáng, do đó trước khi đăng ký doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ là có nên đăng ký hay không? Đăng ký ở đâu cho hợp lý và có lợi nhất? Không đăng ký bừa bãi ở những thị trường mà mình không thể vươn tới bởi chi phí cho việc đăng ký không phải là nhỏ sẽ gây ra sự tốn kém, lãng phí. Khi đăng ký nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp, Công ty cũng cần xác định thị trường của mình để tìm hiểu luật sở hữu của nước đó. Công ty cần tìm hiểu quốc gia cần đăng ký nhãn hiệu nằm trong hệ thốg sở hữu trí tuệ nào để có thể đăng ký theo hệ thống đó. Chẳng hạn, thị trường EU của Công ty thì các nước đều tham gia hiệp định Madrid mà nước ta cũng là một thành viên như thế cách đăng ký theo nhóm như cộng đồng châu Âu hoặc theo công ước quốc tế thì việc bảo hộ có phạm vi rộng hơn. Khi đăng ký thế này thì nhãn hiệu của Công ty sẽ được công nhận ở tất cả 54 nước thành viên mà không cần phải đăng ký ở tất cả các quốc gia tham gia công ước. . Trong các khách hàng của Công ty có Mỹ. Mỹ là quốc gia ít tham gia các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và không là thành viên của Manrid vì vậy các doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu ở đây phải sử dụng hình thức đăng ký trực tiếp. Tức Công ty trực tiếp hoặc nhờ đại diện thương mại của mình ở Mỹ đăng ký hộ. 4.4.2.5 Thực hiện các công tác quảng bá truyền thông thương hiệu Hiện nay, công tác quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu của Công ty chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của Công ty. Trong thời gian tới để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu của mình một cách lớn mạnh thì thiết nghĩ doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn công tác quảng bá thương hiệu. Một số cách quảng bá thương hiệu: + Tham gia các hội chợ ở các nước: Hội chợ là nơi để doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm cũng như có thể tìm kiếm những khách hàng lớn. Doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm các hội chợ để đăng ký tham gia chứ không chủ động chờ đợi ở các cuộc hội chợ ở nước ngoài do nhà nước tổ chức. + Quảng bá bằng Internet: Hiện nay internet là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm cũng như là tìm kiến khách hàng nhất là đối với một doanh nghiệp xuất khẩu như Công ty. Trang web của công ty www.chigamex.com hiện nay đã có nhưng còn sơ sài, chưa thu hút. Trong thời gian tới Công ty nên hoàn thiện hơn trang Web của mình, đưa nhiều hình ảnh sản phẩm của Công ty lên trang Web hơn nữa. Bên cạnh tham gia vào trang Web của Tổng công ty dệt may Việt Nam Công ty cũng nên tham gia vào các trang Web khác như www.dddn.com; www.doanhnghiep.com; www.thuonghieuviet.com; … có như vậy thì công ty mới có thể quảng bá được thương hiệu của mình rộng rãi hơn. + Quảng bá bằng catalog, tờ rơi: Catalog của công ty hiện nay chưa thật sự bắt mắt, để có thể tạo ra sự nhận biết và thu hút khách hàng dễ dàng thì Công ty cần thiết kế lại catalog với nhiều sản phẩm hơn, màu sắc ấn tượng hơn. Chi phí để làm catalog là khá cao, các cuốn catalog chỉ có thể gửi đến các khách hàng và một bộ phận khách hàng triển vọng của công ty chứ không thể gửi đến tất cả các trung gian và người tiêu dùng, do đó khả năng quảng bá rộng thương hiệu là không cao. Một giải pháp khác đó là dùng tờ rơi. Tờ rơi với chi phí thấp nên có thể sản xuất ra số lượng lớn để phát ở những thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn là thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, một điều cần chú ý đó là tờ rơi với dung lượng truyền tải thông tin ít hơn catalog nên khi thiết kế phải làm thế nào để thu hút khách hàng nhanh nhất. + Quảng bá trên các phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi: Đây là một giải pháp hữu ích đối với các doanh nghiệp. Công ty có thể giới thiệu về công ty cũng như các sản phẩm của mình thông qua các kênh quảng cáo của địa phương nơi công ty bán sản phẩm. 4.4.2.6 Đầu tư tài chính Có các giải pháp hay nhưng nó sẽ không khả thi nếu không có nguồn tài chính để thực hiện. Cổ phần hoá chưa lâu nên hiện nay Công ty đang từng bước khôi phục lại sản xuất kinh doanh, việc đầu tư cho quảng cáo là rất cần thiết. Tuy nhiên, với rất nhiều việc phải làm hiện nay thì đưa ra một con số đầu tư hợp lý là rất khó. Công ty nên tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của mình để có thể đưa ra một mức đầu tư hợp lý nhưng thiết nghĩ con số này nên chiếm khoảng 3% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch, chiếm khoảng 60% chi phí bán hàng. Khi có sự đầu tư về tài chính thì công ty cũng cần tổ chức giám sát để việc đầu tư có hiệu quả. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thực tế trong thời gian qua cùng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh đã cho thấy cạnh tranh trên thương trường ngày càng quyết liệt. Tìm mọi cách chinh phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm do doanh nghiệp mình sản xuất đang là vấn đề mà các doanh nghiệp phải tìm cách giải quyết. Chính vì thế mà các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều biện pháp để có thể đạt được vị trí hàng đầu trong tâm trí của khách hàng. Một giải pháp được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là xây dựng thương hiệu hàng hoá cho doanh nghiệp. Vào thời điểm này, khi nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, khi nền kinh tế nước ta đang dần hoàn thiện mình để được công nhận là nền kinh tế thị trường thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Với mong muốn có thể mang lại cho Công ty cổ phần may Chiến Thắng những nhìn nhận về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời điểm hiện nay, kết quả đề tài nghiên cứu đã thể hiện ở một số nội dung sau: + Hệ thống hoá những quan điểm, những lý luận về thương hiệu, chiến lược phát triển thương hiệu. + Dựa vào sự hệ thống hoá ở trên và những tài liệu thu thập được, luận văn đã đi vào phân tích thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng. + Trên cơ sở phân tích thực trạng cũng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và các cơ hội, thách thức của thị trường hiện nay để đề xuất các giải pháp cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu may Chiến Thắng. Có thể nhận thấy rằng, các mục tiêu nghiên cứu được nêu ngay từ đầu luận văn đã tương đối đạt được. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn thiếu những phân tích sâu và đánh giá đúng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu may Chiến Thắng. Một số tìm hiểu không thể tiến hành do đối tượng khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng ở nước ngoài, điều này cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng của bài luận văn. Bài luận văn là sự nỗ lực, cố gắng trong thời gian qua của em. Do nhiều hạn chế trong kiến thức cũng như khả năng nên bài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài có thể được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2. Kiến nghị với nhà nước + Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn thiện Một trong những bức xúc hàng đầu mà các doanh nghiệp lo lắng đó là sự thiếu chính xác, chồng chéo và sự rõ ràng của hệ thống luật pháp. Vì thế, sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống pháp luật rõ ràng, chính xác và có tác dụng là đề nghị mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn nhà nước sớm thực hiện. Nhà nước cần cải tiến hơn nữa thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, đồng thời sớm cải cách tư pháp để việc tố tụng được nhanh chóng và hiệu quả, việc thi hành thực sự đảm bảo hiệu lực. Cụ thể là các chính sách trong việc giải quyết khiếu nại vi phạm sỡ hữu công nghiệp. Nên thành lập các bộ phận thường trực chuyên tiếp các đơn từ khiếu nại vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và chống sản xuất hàng nhái, hàng giả. Đối với một số mặt hàng có đặc điểm riêng biệt như mặt hàng may mặc phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, nên chăng nhà nước nghiên cứu và đưa ra những quy định riêng nhanh chóng hơn, linh hoạt hơn về đăng ký kiểu dáng, nhãn hiệu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành. Chỉ có như vậy việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm như may mặc mới khả thi. + Trừng phạt nghiêm khắc những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Theo quy định hiện nay, chế tài phạt cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ là từ 5 đến 10 triệu đồng. Mức chế tài phạt nặng hơn, cao nhất là 100 triệu nhưng số tiền phạt này thực tế chỉ là 20 triệu, một con số quá ít ỏi so với những hậu quả của nạn ăn cắp nhãn hiệu mang lại. Vì vậy trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có biện pháp cứng rắn hơn trong việc xử phạt những vi phạm liên quan đến thương hiệu. + Tổ chức các kênh thông tin hiệu quả đến doanh nghiệp Trong thời đại hiện nay, thông tin là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, tuy nhiên các kênh thông tin thương mại của nước ta hoạt động chưa hiệu quả và giá mua các thông tin chuyên sâu còn cao nên không hấp dẫn được các doanh nghiệp. Hiện nay, trên hệ thống mạng internet cũng có nhiều trang Web về các vấn đề liên quan đến thương hiệu như thuonghieuviet.com, lantabrand.com, noip.gov.vn … nhưng chưa có một trang Web nào, cơ quan chức năng nào cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về các hiệp định, hiệp ước về nhãn hiệu mà chúng ta đã ký với các quốc gia và các tổ chức. Ngay cả việc đơn giản là cung cấp thông tin về các nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đã được đăng ký để tránh sự trùng lặp cũng chưa được thực hiện. Qua đó có thể thấy vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các cơ quan chức năng hiện nay là tăng cường hoạt động của các kênh thông tin thương mại để chúng hoạt động thật sự hiệu quả, đem đến cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết và kịp thời. Cụ thể: Ÿ Nhà nước nên hỗ trợ để các trang web nói trên có thể hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin. Ÿ Hàng năm, Cục sở hữu công nghiệp nên có bản thông báo tương tự như niên giám để công bố tất cả những nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đăng ký trong năm đó. Ÿ Nhà nước cần tìm biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xác lập kênh thông tin riêng của mình thông qua người đại diện. Ÿ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các vụ tranh tụng quốc tế. + Nâng cao trình độ của các cán bộ cơ quan chức năng Trình độ của các cán bộ cơ quan thực thi cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp nói chung, sở hữu nhãn hiệu hàng hoá nói riêng kém hiệu quả. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra là làm sao để nâng cao trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ trong các cơ quan chức năng. Nhà nước cần tuyển dụng những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đề ra những tiêu chuẩn mà các cán bộ cần phải đáp ứng tương đương với vị trí, nhiệm vụ của họ. Sau đó phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của các cán bộ này bằng cách tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng cần được quan tâm. Ngoài việc trao dồi nghiệp vụ, nhà nước cũng cần quan tâm đến đời sống của cán bộ, có chế độ thưởng phát thích đáng, một mặt răn đe từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc tránh tình trạng tham ô móc nối với kẻ làm hàng giả, hàng nhái, một mặt khuyến khích tinh thần họ để họ có thể tâm huyết hơn với nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách Ÿ Xây dựng thương hiệu mạnh - Trương Quang (2003). Ÿ Xây dựng và phát triển thương hiệu - Lê Xuân Tùng - NXB lao động xã hội. Ÿ Tạo dựng và quản trị thương hiệu danh tiếng và lợi nhuận - Lê Anh Cường - NXB xã hội (2003). Ÿ B2B brand Management - Philip Kotler. 2. Web Ÿ www.lantabrand.com Ÿ www.thuonghieuviet.com Ÿ www.dddn.com Ÿ www.chigamex.com Ÿ www.ebook4u.com Ÿ www.saga.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng và phát triển thương hiệu May Chiến Thắng tại Công ty cổ phần May Chiến Thắng.doc
Luận văn liên quan