LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiêp hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào GDP của Quốc gia. Các sản phẩm nông sản chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu có thể kể đến như : gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều .Trong đó cà phê là một trong những mặt hàng chủ lực.
Trong cơ cấu ngành, cà phê chiếm một tỉ trọng tương đối lớn , góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , tăng nguồn thu ngoại tê, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia lớn trong lĩnh vực cung ứng cà phê cho thị trường thế giới. Các thị trường chính mà cà phê Việt Nam đã xuất hiện như: Hoa kỳ, EU, Nhật bản, Hàn quốc Trong đó, EU là thị trường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh theo từng năm.
Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản mà cụ thể là xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có một “ sân chơi lớn”, một “ cơ hội vàng” để phát triển.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tiếp theo cần phải có những giải pháp cần thiết. Với những lý do trên, tôi xin đưa ra đề tài: “Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp”
Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua, để thấy được những hạn chế, thành tựu từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong những năm tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2001 đến nay và đưa ra các giải pháp
Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan chung về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu .
Phần II: Nội dung
CHƯƠNG 1: : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
ã Khái niệm về hoạt động xuất khẩu .
ã Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
ã Xuất khẩu trực tiếp
ã Xuất khẩu gián tiếp
ã Buôn bán đối lưu .
ã Giao dịch tái xuất
ã Hình thức gia công quốc tế .
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa .
ã Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động, công nghệ .
ã Chính sách tỉ giá hối đoái
ã Hạn ngạch và những tiêu chuẩn kĩ thuật .
ã Các yếu tố về thế chế chính trị-kinh tế- xã hội
ã Các yếu tố cạnh tranh .
1.2 Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất cà phê trong nước
1.2.2 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU .
1.2.3 Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê
ã Lợi thế khách quan
ã Lợi thế chủ quan .
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Tình hình chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2008
2.1.1 Về cơ cấu sản phẩm
ã Cà phê Robusta
ã Cà phê Arabica
2.1.2 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
2.1.3 Về chất lượng cà phê xuất khẩu
2.1.4 Giá cả cà phê xuất khẩu
2.1.5 Phương thức và hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam.
2.1.6 Về thị trường xuất khẩu
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-2008
2.2.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu .
2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
2.2.3 Giá cà phê xuất khẩu
2.2.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
2.2.5 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong thời gian qua .
ã Những kết quả đạt được .
ã Những nguyên nhân và tồn tại
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẢY XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1 Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới .
3.2 Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU
3.2.1 Tạo nguồn vốn đầu tư
3.2.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng .
3.2.3 Nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm .
3.2.4 Đổi mới công nghệ
3.2.5 Xây dựng hệ thống đồng bộ giữa các khâu
3.2.6 Tổ chức hệ thống thu thập thông tin
3.2.7 Tăng cường hợp tác quốc tế .
Phần III: Kết Luận .
Danh mục tài liệu tham khảo .
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8804 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lý người nông dân muốn thu hoach sớm để gia tăng thu nhập do vậy mặc dù tỉ lệ cà phê chín mới khoảng 10-20% họ tiến hành thu hoạch điều này ảnh hưởng đến chất lượng cà phê khi chế biến. Cà phê xanh sẽ teo lại, da nhăn nheo, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch, hạt cà phê có màu tối và không thơm. Mặt khác nông dân thu hái bằng tay, sau đó được phơi trên sân xi măng, sân đất do đó cà phê của Việt Nam có lẫn cả mùi đất, không thơm. Chất lượng cà phê không tốt cũng do các công ty xuất khẩu không quản lý kĩ từ khâu thu gom sản phẩm dẫn tới tình trạng chất lượng cà phê xuất khẩu không đồng bộ, công nghệ chế biến sản phẩm chưa theo kịp các nước phát triển. Tất cả những nhân tố này làm cho cà phê Việt Nam giảm đi sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy ngành cà phê Việt Nam cần phải có những tiêu chuẩn và sự điều chỉnh thật tốt trong vấn đề quản lý chất lượng cà phê.
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn về cà phê của Việt Nam
TCVN 4193:2001
Cà phê nhân- yêu cầu kĩ thuật
( Soát xét lần 3- Thay thế TCVN 4193-1993)
TCVN 4334:2001
( ISO 3509-1985)
Cà phê và các loại sản phẩm của cà phê- Thuật ngữ
Và ĐN ( Soát xét lần 1- Thay thế TCVN 4334-86)
TCVN 4870:2001
( ISO 4150-1991)
Cà phê nhân- Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay( Soát xét lần 2- Thay thế TCVN 4807-89)
TCVN 6928:2001
( ISO 6673-1983)
Cà phê nhân- xác định sự hao hụt khối lượng ở 150 độ C
TCVN 6929:2001
( ISO 9116-1992)
Cà phê nhân- Hướng dẫn phương pháp mô tả các qui định
TCVN 4193:2005
Tiêu chuẩn về chất lượng cà phê xuất khẩu
(Nguồn: http// www.vicofa.org.vn)
Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là cà phê theo tiêu chuẩn TCVN 4193-93 với các thông số phần trăm lượng ẩm, tỉ lệ chất tạp, tỉ lệ hạt vỡ. Vì vậy cà phê Việt Nam chưa đáp ứng được hết các điều kiên của tổ chức ISO khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
Do thiếu công nghệ chế biến sản phẩm, và các công nghệ sơ chế mà chúng ta đang có còn yếu và chưa đồng bộ nên chất lượng cà phê chưa đạt hiệu quả như mong muốn, mặt khác thói quen của nông dân thích thu hoạch sớm làm lẫn lộn trái xanh và trái chín càng làm giảm chất lượng cà phê khi tiến hành sơ chế. Hiện nay cà phê Robusta của Việt Nam rất được ưa chuộng vì có chất lượng cao trên thị trường. Loại cà phê này có nguồn gốc từ Châu phi nóng ẩm khi sang Việt Nam được trồng ở cao nguyên khí hậu nhiệt đới nên có chất lượng rất cao. Tuy nhiên có nhiều hạn chế trong khâu trồng trọt, hái lượm đã làm giảm hương vị thơm ngon của loại cà phê này. Vào 5/3 vừa qua giá cà phê Robusta leo lên ngưỡng 2.738USD/tấn đây là mức giá cao nhất trong vòng 14 năm qua tính đến hết tháng 3/2008. Cà phê Robusta vẫn là thế mạnh của Việt Nam. Hiện nay chúng ta vẫn đang chiếm vị trí quán quân về xuất khẩu loại cà phê này.Tuy nhiên trong 10/2006-6/2007 đã có tới 958,667 bao cà phê của Việt Nam bị loại thải trên thị trường LIFFE , chiếm 74% tổng sản lượng cà phê bị loại thải tại thị trường này. Chất lượng đang là thách thức lớn nhất mà cà phê Việt Nam phải đối mặt.
Giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Trong mấy năm qua, diễn biến giá cà phê luôn ở mức cao, đây là tín hiệu tốt cho người kinh doanh sản xuất trong nước. Trong những tháng đầu niên vụ 2005-2006 cả nước xuất khẩu được gần 600.000 tấn, đạt kim ngạch gần 620 triệu USD giá xuất bình quân đạt 1.033USD/tấn. So với cùng kì niên vụ 2004-2005 cà phê xuất khẩu giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 32,8% về giá trị. Sang đầu năm 2006 giá cà phê xuất khẩu liên tục tăng cao từ 1.169USD/tấn đến 1.570USD/tấn, giá bình quân 6 tháng đầu năm 2006 đạt 1.142USD/tấn. Vào ngày 13/10/2006 Hiệp hội Cà phê- Ca cao cho biết giá cà phê xuất khẩu đã giảm mạnh xuống còn 1.360- 1.370USD/tấn đối với cà phê giao FOB tại TP.HCM, giảm 70-80USD/tấn so với đầu tháng 10. Kết thúc phiên 9/10/2006, giá cà phê chè tại New york giao tháng 12 giảm 0,85 xu xuống 1,0305USD/libre và giá cà phê Robusta tại Luân Đôn giao tháng 11 đã giảm 38USD/tấn xuống còn 1.430 USD/tấn. Tuy nhiên giá thu mua tại thị trường trong nước vẫn tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng trong khi nguồn cung ngày càng hạn hẹp. Tại Lâm Đồng, giá thu mua cà phê vối tăng 400 đồng/kg và cà phê chè loại 1 tăng khoảng 200 đồng/kg.
Trong năm 2007 giá cà phê tăng tương đối ổn định. Đến năm 2008, đây là năm có nhiều biến động nhất của ngành cà phê Việt Nam cũng như ngành cà phê thế giới chỉ trong 8 tháng đầu năm, giá cà phê tăng mạnh ở mức 2.240- 2.520 USD/tấn thì đến tháng 10/09 giá cà phê giảm mạnh xuống còn 1.700USD/tấn và tiếp tục giảm vào tháng 11 xuống còn 1.480 USD/tấn. giá cà phê thế giới giảm kéo theo giá cà phê trong nước cũng giảm. Tại Đăk Lăk giá cà phê giảm gần 20.000/kg so với tháng 3. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến đầu ra của cà phê thế giới, đồng thời sức ép của đồng USD lên giá đã đẩy giá cà phê xuống mức thấp nhất.
Tình hình giá cà phê bất lợi vẫn tiếp tục tái diễn vào đầu tháng 12 khi nông dân đang vào vụ thu hoạch 2008-2009. Nông dân phải bán với giá là 25.000 đồng/kg.
10-12-2008 do đồng USD giảm giá và thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm giá cà phê thế giới bắt đầu tăng trở lại. Tại thị trường Luân đôn giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng1/09 đạt 1646USD/tấn, tăng 27 USD/tấn so với phiên giao dịch trước. Trong khi đó giá cà phê cùng loại kỳ hạn tháng 3/09 cũng tăng 21 USD/tấn lên mức 1670 USD/tấn. Tại thị trường New york giá cà phê cũng tăng nhẹ. Ngày 17/12/08 giá cà phê tại thị trường Luân Đôn giảm nhẹ, thị trường New york tăng nhẹ
Bảng 2.3: Giá cà phê thế giới
Loại cà phê
Kỳ hạn
Thị trường
19/12/08
12/12/08
Đơn vị
Cà phê
Arabica
Giao tháng 03/09
New york
110,95
112,15
US cent/lb
Cà phê
Robusta
Giao tháng 3/09
London
1597
1641
USD/T
Cà phê
Arabica
Giao tháng 3/09
Tokyo
16.710
17.000
Yen/69 kg
Cà phê
Robusta
Giao tháng 9/09
Tokyo
16.000
15.790
Yen/100kg
( Nguồn: Vinanet)
Phương thức và hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam
Hiện nay, cà phê của Việt Nam xuất sang 75 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều hình thức, phương thức khác nhau. Phương thức phổ biến được nhiều các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng là ký hợp đồng bán cho khách hàng, nhưng giá cả thực tế chỉ được hai bên ấn định vào thời điểm giao hàng. Đây là phương thức truyền thống được sử dụng rộng rãi.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang đổi mới phương thức xuất khẩu bằng cách đưa hạt cà phê lên mạng, buôn bán bằng future contracts ( hợp đồng tương lai) thỏa thuận về việc mua hay bán một lượng hàng hóa nào đó, ở một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá được qui định ngay khi kí kết hợp đồng. Phương thức này sẽ giúp được các bên tránh được nhiều rủi ro. Ở Việt Nam hiện nay có 3 đơn vị tham gia vào giao dịch hợp đồng giao ngay cho mặt hàng cà phê là Techcombank, Ngân hàng đầu tư phát triển (BIDV) và Công ty cổ phần môi giới đầu tư và thương mại Châu Á (ATB) của Ngân hàng Vietcombank.
Hình thức xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua trung gian. Trung gian ở đây có thể là trung gian của nước thứ 3 hoặc các nhà phân phối, đại lý của nước nhập khẩu cà phê Việt Nam. Tuy vậy hình thức xuất khẩu trực tiếp cũng đang được áp dụng phổ biến, nguyên nhân của tình trạng này là do : Cà phê Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa nắm rõ thông tin về thị trường xuất khẩu chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu lâu bền, bên cạnh đó là sự phối hợp của các khâu trong quá trình sản xuất và xuất khẩu chưa cao. Việc xuất khẩu qua trung gian sẽ làm giảm lợi ích ròng do lợi nhuận bị phân chia.Do vậy nhiệm vụ trước hết đặt ra cho ngành cà phê Việt Nam hiện nay là phải xây dựng được thương hiệu mạnh tương xứng với tiềm năng mà ngành cà phê đang có.
Thị trường xuất khẩu
Với hơn 30 năm phát triển, ngành cà phê Việt Nam hiện nay đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Sản lượng cà phê tăng đều theo các năm. Trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cà phê đứng thứ 2 sau gạo. Sản phẩm cà phê của Việt Nam đã có mặt ở 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị cà phê xuất khẩu chiếm gần 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước.
Theo báo cáo, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam tiếp theo đó là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tính từ 2001-2005 xuất khẩu cà phê sang các nước này chiếm khoảng 47,8% tổng sản lượng xuất khẩu. Mặt hàng được tiêu thụ tại các nước này chủ yếu là cà phê nhân sống. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hòa tan với trị giá hơn 2,77 triệu USD sang 25 thị trường, trong đó Nhật bản 232 tấn, Hoa Kỳ 192 tấn, Đài loan 141,5 tấn, Đức 104.6 tấn. Hiện nay cà phê Arabica của Việt Nam đang được ưa chuộng. Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm này là EU và Hoa Kỳ đang có nhu cầu lớn hứa hẹn thành công mới cho cà phê Việt Nam.
Bảng 2.4: Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường qua các năm (đơn vị tấn)
Thị trường
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Liên minh EU
323.641
403.876
497.483
446.799
479.944
602.157
Tốc độ tăng(%)
-
24,79
23,18
-14,81
6,75
26,25
Hoa kỳ
90.100
109.421
135.412
117.781
131.275
134.966
Tốc độ tăng(%)
-
21,42
23,76
-13,07
11,3
3,03
Nhật Bản
34.821
24.678
28.987
29.385
33.890
44.606
Tốc độ tăng(%)
-
-29,1
17,42
1,37
15,33
37,5
Philippin
21.789
20.303
19.964
27.979
12.351
24.033
Tốc độ tăng(%)
-
-6,82
-1,67
40,15
-55,86
94,58
Ấn Độ
17.856
19.202
21.213
23.287
23.691
25.029
Tốc độ tăng(%)
-
7,54
10,47
9,78
1,73
5,65
Hàn Quốc
26.288
35.310
29.638
25.888
35.326
32.376
Tốc độ tăng(%)
-
34,32
-16,06
-12,65
36,46
-8,35
Malaysia
7.958
9.831
12.081
11.507
16.365
17.744
Tốc độ tăng(%)
-
23,54
22,886
-4,75
42,21
8,43
Singapore
8.328
8.754
8.645
11.862
8.819
9.036
Tốc độ tăng(%)
-
5,12
-1,25
37,21
-25,65
2,77
Canada
8.924
11.462
13.295
17.688
15.341
16.058
Tốc độ tăng(%)
-
28,44
15,99
33,04
-13,27
4,67
Trung Quốc
8.729
9.213
11.420
11.479
13.753
17.927
Tốc độ tăng(%)
-
5,54
23,96
0,52
19,81
30,35
(Nguồn:
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật…Nhưng sản lượng xuất khẩu không đồng đều theo các năm. Nguyên nhân chính vẫn là do chất lượng cà phê vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu và thị hiếu của nước nhập khẩu. Cụ thể là: mặc dù có nhu cầu lớn về cà phê, nhập khẩu năm 2003 tăng 24,79% và tiếp tục tăng trong năm 2004 nhưng đến năm 2005 sản lượng nhập khẩu cà phê của EU giảm 14,81% so với năm 2004 sản lượng nhập khẩu chỉ đạt 446.799tấn. Sang năm 2006 sản lượng nhập khẩu đạt 476.944 tăng 7,75%. Tính đến hết năm 2007 sản lượng cà phê xuất khẩu ra thị trường thế giới của Việt Nam là 1.152000 tấn trong đó sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU đạt 602.167 tấn. Trong 10 tháng đầu năm 2008 sản lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường EU giảm chỉ đạt 396.000 tấn chiếm 39,6% tổng sản lượng ,nguyên nhân là do cuộc suy thái kinh tế ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dung của người dân EU.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường thứ 2 nhập khẩu cà phê Việt Nam với khối lượng lớn. Đây là thị trường tiềm năng nhưng có nhiều rủi ro do các hệ thống tiêu chuẩn khắt khe. Rất nhiều các hàng hóa không ngoài cà phê xuất khẩu sang thị trường này bị loại thải.Năm 2003 sản lượng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 21,42% so với năm 2002 đạt 109.421 tấn và tiếp tục tăng trong năm 2004. Đến năm 2005 sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm 13,07% so với năm 2004. Giải thích cho điều này vẫn là ở chất lượng cà phê của Việt Nam. Tuy vậy sang năm 2006, 2007 sản lượng nhập khẩu cà phê của Hoa kỳ tăng trở lại. Sản lượng cà phê nhập khẩu đạt 134.966 tấn tăng 3,03% so với năm 2006. Tính đến hết tháng 10/2008 sản lượng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt hơn 116 ngàn tấn chiếm 10,77% tổng sản lượng. Ngoài ra tại các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…sản lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng năm vẫn tăng đều . Như vậy cà phê Việt Nam đang dần tạo lập được uy tín và thương hiệu trên thế giới. Đây là bước ngoặt lớn cho ngành cà phê Việt Nam.
Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu của cà phê của Việt Nam
Thị trường
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Liên minh EU
150.816
271.808
337.293
359.226
589.873
815.000
Tốc độ tăng(%)
-
80,22
24,09
6,5
64,21
38,17
Hoa kỳ
41.029
75.384
89.975
97.542
162.113
238.889
Tốc độ tăng(%)
-
83,73
19,36
8,41
66,19
47,36
Nhật Bản
15.684
18.464
20.839
25.939
42.395
75.509
Tốc độ tăng(%)
-
17,73
12,86
24,47
63,44
78,11
Philippin
9.478
12.486
13.576
23.026
15.142
40.496
Tốc độ tăng(%)
-
31,74
8,73
69,6
-34,24
67,44
Ấn Độ
7.410
12.347
14.467
19.375
27.458
37.694
Tốc độ tăng(%)
-
66,63
17,17
33,93
41,72
37,28
Hàn Quốc
12.224
23.869
20.243
21.409
41.402
52.255
Tốc độ tăng(%)
-
95,26
-15,19
5,76
93,39
26,21
Malaysia
3.557
6.154
8.070
8.711
15.394
24.811
Tốc độ tăng(%)
-
73,01
31,13
7,94
79,72
61,17
Singapore
4.081
5.751
5.930
9.881
11.033
11.981
Tốc độ tăng(%)
-
40,92
3,11
66,63
11,66
35,78
Canada
4.794
7.657
8.908
14.079
18.089
25.709
Tốc độ tăng(%)
-
59,72
16,34
58,05
28,47
42,14
Trung Quốc
4.015
6.173
7.766
8.058
14.379
24.594
Tốc độ tăng(%)
-
53,75
25,81
3,76
78,44
71,04
(Nguồn :
Nhìn trên bảng số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu tăng theo các năm mặc dù sản lượng có giảm. Nguyên nhân của tình trạng này là do giá cà phê tăng và ít có biến động. Trong mấy tháng đầu năm 2006 giá cà phê tăng từ 1.169USD/tấn đến 1.570USD/tấn đến tháng 10 giá cà phê mạnh tuy nhiên sau đó lại tăng trở lại do nguồn cung đang thiếu hụt. Tháng 3/2007 giá cà phê đạt 1.626 USD/tấn và liên tục tăng. Năm 2007 là năm mà ngành cà phê đạt được nhiều con số đáng kinh ngạc về cả sản lượng và kim ngạch.
Bước sang năm 2008 trong mấy tháng đầu năm giá cà phê ở mức cao đạt 2.240- 2.520 USD/tấn, tuy nhiên do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sau đó đã kéo theo giá cà phê giảm mạnh xuống còn 1.700USD/tấn và tiếp tục giảm vào tháng 11 xuống còn 1.480 USD/tấn. Năm 2008 là năm mất trắng của nông dân Việt Nam do giá cà phê thế giới giảm kéo theo giá cà phê trong nước cũng tụt nhịp. Tuy nhiên vào tháng 12 vùa qua giá cà phê thế giới cũng đang tăng trở lại. và nhu cầu cà phê của thế giới cung đang dần hồi phục.
Châu Á cũng là thị trường lớn của ngành cà phê Việt Nam, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc là 2 quốc gia tiêu thụ nhiều cà phê Việt Nam nhất trong khu vực Châu Á. Thời gian qua nhu cầu cà phê ở thị trường này tăng mạnh. Tính đến hết niên vụ 2007-2008 sản lượng cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 52.000 tấn, Hàn Quốc đạt 40.000 tấn. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu cà phê sang các thị trường như Trung Quốc, Philipin, Newzealand, Hy Lạp tăng đột biến. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành cà phê Việt Nam. Các sản phẩm cà phê của Việt Nam đang có được vị thế mạnh, sức cạnh tranh cao trên thế giới.
Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-2008
Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm gần đây, có tới hơn 91% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 76% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - EU được thực hiện. Năm 2007, thương mại Việt Nam- EU được đánh giá là năng động với tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều đạt 14,23 tỷ USD trong đó cà phê đạt 879 triệu USD. Hiện nay, EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam, chiếm tỉ trọng 45% trong xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 2.6: Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của EU
Năm
Sản lượng
(tấn)
Tốc độ tăng
S .lượng(%)
Kim ngạch
(nghìn USD)
Tăng kim ngạch (%)
2002
323.641
-
150.816
-
2003
403.876
24,79
271.808
80,22
2004
497.483
23,18
337.293
24,09
2005
446.799
-14,81
359.229
6,5
2006
476.994
6,75
589.873
64,21
2007
602.157
26,25
815.000
38,17
(Nguồn:www.cafeviet.net)
Biểu đồ sản lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của EU
( Đơn vị: tấn)
Theo dõi bảng số liệu ta thấy sản lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu sang EU tăng giảm tương đối qua các năm. Năm 2002 sản lượng xuất khẩu đạt 323.641 tấn , kim ngạch xuất khẩu đạt 150.816 nghìn USD. Năm 2003, sản lượng xuất khẩu tăng 24, 79% so với năm 2002 cùng với giá thị trường thế giới tăng kéo theo kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng mạnh khoảng 80,22%. Với diễn biến thị trường tốt năm 2004 sản lượng cà phê tiếp tục gia tăng tại thị trường này cụ thể: sản lượng nhập khẩu cà phê của EU là 497.483 tấn tăng 23,18% kim ngạch đạt 337.293 nghìn USD tăng 24,09% so với năm 2003. Tuy nhiên sang năm 2005 sản lượng cà phê bị giảm do chất lượng cà phê của Việt Nam không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân EU. Sản lượng giảm14,81% trong khi đó kim ngạch chỉ giảm 6,5%.
Từ năm 2006 do có nhiều thay đổi trong quá trình sản xuất và chế biến cà phê, sản lượng cà phê bắt đầu tăng trở lại kèm theo giá thị trường tăng làm kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU tăng mạnh 64,21% so với năm 2005, sản lượng xuất khẩu đạt 476.944 tấn. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới đạt ngưỡng 1 tỉ USD
Với diễn biến có lợi trong năm 2006. thì việc tăng sản lượng xuất khẩu là điều tất yếu. Trong năm 2007 Việt Nam đã xuất sang EU 602.157 tấn cà phê tăng 26.25 %, đạt 815.000 nghìn USD tăng 38,17% so với năm 2006. giá cà phê cũng đã đạt ngưỡng kỉ lục. Năm 2007 cũng là năm Việt Nam đạt ngưỡng xuất khẩu cà phê trên 1 tỉ USD.
Đầu năm 2008 giá cà phê thế giới tăng mức kỉ lục và tiếp tục tăng đến tháng 8 đạt mức 2.250 USD/tấn. Tuy nhiên sau đó, do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới giá cà phê giảm mạnh xuống còn 1.480 USD/tấn. Điều này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người xuất khẩu. Tính đến hết tháng 10/2008 cả nước xuất khẩu được 396000 tấn cà phê sang EU chiếm khoảng 39,6% tổng sản lượng. Như vậy có thể dự đoán được sản lượng xuất khẩu cà phê sang EU giảm mạnh tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu cũng cao do giá cả tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2009
Mới đây theo dự báo của Tổ chức cà phê thế giới ( ICO) nhu cầu cà phê của EU tăng mạnh. Cà phê xuất khẩu sang thị trường này bao nhiêu cũng sẽ được tiêu dùng hết. Đây là tin vui cho ngành cà phê thế giới nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng.
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu
Hiện nay, các nước nhập khẩu nhiều cà phê nhất của Việt Nam trong EU là: Đức, Anh, Bỉ, Tây ban nha.. Nhu cầu sử dụng cà phê của các nước này tăng cao theo các năm.
Bảng 2.7: Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại thị trường EU
Tên nước
2005
2006
2007
1. Đức
114.963
133.460
169.721
Tốc độ tăng (%)
-
16,09
17,17
2. Anh
33.025
43.999
46.334
Tốc độ tăng (%)
-
33,23
5,31
3. Tây Ban Nha
62.852
69.968
72.332
Tốc độ tăng (%)
-
11,32
3,38
4. Bỉ
31.479
39.020
45.523
Tốc độ tăng (%)
-
23,96
16,67
5. Italia
46.652
55.812
73.861
Tốc độ tăng (%)
-
19,63
31,59
6. Thụy Sĩ
28.641
33.074
44.443
Tốc độ tăng (%)
-
15,48
34,37
7. Pháp
38.848
40.024
41.741
Tốc độ tăng (%)
-
3,03
4,29
8. Hà Lan
19.099
27.083
32.440
Tốc độ tăng (%)
-
41,81
19,78
(đơn vị : tấn)
(Nguồn: http//:www.gso.gov.vn)
Trong năm 2007 sản lượng xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 169.721 tấn, Italia đạt 73.861 tấn, và Tây Ban Nha đạt 72.332 tấn. Bước sang năm 2008, tính đến hết tháng 7 xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 86.o67 tấn với kim ngạch 182,47 triệu USD giảm 31,72% về sản lượng và giảm 4,12% về kim ngạch so với cùng kì năm 2007. Đáng chú ý là mặc dù tổng sản lượng giảm trong tháng 7 giảm nhưng lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Italia lại tăng khá mạnh so với tháng 6. Tính đến hết tháng 7 xuất khẩu sang thị trường này đạt 51.947 tấn với kim ngạch 108,5 triệu USD giảm 23,45% nhưng lại tăng 4,98% về kim ngạch so với cùng kì năm 2007.
Đặc biệt , Bỉ là thị trường tiêu thụ lớn thứ 5 của Việt Nam và còn là nước nhập khẩu cà phê đặc biệt trong EU. Trong tháng 8/2008 xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng sụt giảm so với tháng trước, chỉ đạt 2.887 tấn với kim ngạch đạt 6,5 triệu USD. Tính đến hết tháng 8 xuất khẩu sang thị trường này đạt 40.953 tấn với kim ngạch 87,32 triệu USD tăng 55,58% về lượng và tăng 120,21% về kim ngạch. Bỉ hiện nay được đánh giá là thị trường tiềm năng của cà phê Việt Nam.
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
( đơn vị: USD)
Tên nước
2005
2006
2007
1. Đức
96.109.068
180.592.009
206.544.388
Tốc độ tăng (%)
-
87,9
14,37
2. Anh
34.764.200
39.710.832
55.765.582
Tốc độ tăng (%)
-
14,23
40,43
3. Tây Ban Nha
53.361.348
87.066.061
110.306.300
Tốc độ tăng (%)
-
63,16
26,69
4. Bỉ
24.333.267
47.214.200
51.038.256
Tốc độ tăng (%)
-
94,04
8,09
5. Italia
50.565.672
57.335.308
78.325.322
Tốc độ tăng (%)
-
13,39
36,61
6. Thụy Sĩ
19.962.777
31.540.944
46.339.584
Tốc độ tăng (%)
-
57,99
46,92
7. Pháp
34.820.880
46.539.904
47.590.992
Tốc độ tăng (%)
-
33,66
2,26
8. Hà Lan
26.253.631
32.282.936
47.590.992
Tốc độ tăng (%)
-
22,97
47,4
( Nguồn:
Hiện nay Đức vẫn là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Đây là thị trường có nhu cầu về cà phê cao trên thế giới. Sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này tăng dần theo từng năm. Tính đến hết tháng 8/2008 xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 91.151 tấn với kim ngạch 194,26 triệu USD giảm 31,89% về sản lượng giảm 4,24% về kim ngạch so với cùng kì năm ngoái.
Theo số liệu thống kê tháng 10/2008 Việt Nam đã xuất khẩu sang Ba Lan 899 tấn cà phê đạt trị giá 1.851.814USD. Tính chung 10 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 19.522.235 USD với lượng xuất 9.383 tấn. Cũng trong tháng này kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Bỉ đạt giá trị 4.386.987 USD với lượng xuất 2.447 tấn. Tính chung 10 tháng giá trị xuất khẩu sang Bỉ đạt 96.474.621 USD với lượng xuất 45.624 tấn cà phê các loại. Tại Anh xuất khẩu cà phê sang thị trường này đạt 1.837 tấn, đạt trị giá 3.108.392 USD. Đến hết 10 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 1.518.889 USD, với lượng xuất khẩu 27.578 tấn.
Trong mùa vụ 2008-2009 mới đây, sản lượng thu hoạch ở mức cao nhưng tình hình giá cá phê thị trường thế giới diễn ra theo chiều hướng xấu gây tâm lý lo sợ cho người trồng cà phê. Dự kiến sản lượng niên vụ 2008-2009 cũng đạt khoảng trên dưới 1 triệu tấn.
Giá cà phê xuất khẩu
Trong mấy tháng đầu năm 2005 giá cà phê bình quân của cả nước khá thấp chỉ đạt 813,32 USD/ tấn. Bước sang năm 2006 giá cà phê tăng cao từ 1,169 USD vào những tháng đầu năm lên đến 1.570 USD/tấn. giá bình quân 6 tháng đầu năm 2006 đạt 1.142 USD/ tấn. Năm 2007 ngành cà phê Việt Nam đón mừng nhiều niềm vui mới khi giá cà phê liên tục tăng. Giá cà phê Robusta đạt 1.731 USD/ tấn trong tháng 11. Sang tháng 12/2007 giá cà phê Arabica đạt 2.248 USD/tấn tăng 13 USD/tấn. Giá chào cà phê Robusta của Việt Nam cho các đơn hàng sắp tới tăng bình quân 30-50 USD/tấn. Trong tháng 12/2007, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng cà phê của nước ta đạt 1.730 USD/T, tăng 21,57% so với cùng kì năm 2006, cao hơn so với mức giá xuất khẩu của cả năm 2007 là 1.553 USD/tấn. Như vậy giá cà phê xuất khẩu trung bình cà phê trong năm 2007 tăng 25,12%so với năm 2006.
Biểu đồ : Giá xuất khẩu trung bình từ 2007 đến nay
(Nguồn:
Nhìn chung từ cuối năm 2007 đến mấy tháng đầu năm 2008 giá cà phê liên tục tăng cao. Tính đến ngày 28/1/2000 giá cà phê tăng kỉ lục trong 10 năm qua. Giá cà phê Robusta Xk của nước ta tiếp tục tăng mạnh ở mức 1.900-1.960USD/tấn, tăng gần 40% so với cùng kì năm 2007. Giá cà phê tăng kéo theo giá trong nước cũng tăng. Tuy nhiên do giá tăng mạnh là giảm cầu cà phê Việt Nam ở thị trường thế giới đặc biệt là thị trường EU. Trong mấy tháng tiếp theo ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng. Sản lượng cà phê sang thị trường EU giảm mạnh và giá cà phê cung theo chiều hướng xấu đến tháng 11/2008 giá cà phê trên thế giới còn 1.480USD/tấn. Nếu so với đầu năm 1 tấn cà phê người nông dân mất từ 14-16 triệu đồng. Năm 2008 là năm nông dân Việt Nam điêu đứng. Tuy nhiên đã có những tín hiệu tốt vào tháng 12/08 khi giá cà phê tăng trở lại.
Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Hiện nay, Ở Việt Nam có nhiều hình thức xuất khẩu hàng hóa như: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, đầu tư, liên doanh..như vậy các doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi xuất khẩu hàng hóa.
Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu dưới hình thức gián tiếp, qua trung gian do chưa xây dựng được thương hiệu với các đối tác cũng như các nước trong EU, như vậy lợi ích ròng từ việc xuất khẩu cà phê bị giảm sút do phải phân chia lợi nhuận. nhưng trong mấy năm trở lại đây, thương hiệu cà phê Việt Nam dần có chỗ đứng trên thị trường thế giới. hình thức xuất khẩu trực tiếp đang dần được đang các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Do được cung cấp đầy đủ về thông tin thị trường EU và tình hình thế giới các doanh nghiêp đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng nhằm thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với thu nhập bình quân đầu người cao, người dân EU luôn muốn sử dụng hàng hóa có chất lượng và thương hiệu uy tín, do vậy hình thức liên doanh cũng rất được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ liên doanh với một doanh nghiệp khác có uy tín trên trường quốc tế về mặt hàng này hoặc nhà cung cấp , phân phối có uy tín để đưa sản phẩm này xâm nhập thị trường khó tính như EU. Đây là hình thức đang được các doanh nghiệp Việt Nanm sử dụng
Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong thời gian qua
Những kết quả đạt được
Thị trường EU là thị trường mà Việt Nam đạt được nhiều thành công về sản lượng cũng như về kim ngạch hàng hóa. Hàng năm kim ngạch cà phê cũng như kim ngạch hàng hóa khác tăng cao. Hiện nay EU là bạn hàng lớn của Việt Nam tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italia chiếm 49,6%.. trong tổng số hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này.
Việt Nam đang dần xây dựng được thương hiệu cà phê trong con mắt người dân EU. Đây là điều đáng mừng vì thị hiếu tiêu dùng của người dân EU rất cao. Cà phê Việt Nam cần phải nắm bắt được cơ hội đó. Theo nhận xét của ICO, Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng và ra thế giới nói chung trong năm 2009 sẽ được tiêu thụ hết.
Những tồn tại và nguyên nhân
Tuy có nhiều lợi thế và thu được những thành quả đáng khích lệ nhưng trong tình hình diễn biến phức tạp của thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành cà phê Việt Nam đã và đang bộc lộ những nhược điểm và hạn chế từ sản xuất đến xuất khẩu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.
Vấn đề đặt ra lớn nhất trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là tính bền vững chưa cao. Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu nhanh nhưng giá cả không ổn định, trong đó một số năm giảm sút lớn nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hoặc sút giảm. Vấn đề này có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu, dẫn đến cung vượt cầu, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch không đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng và chất lượng, thị trường xuất khẩu chưa ổn định. Biểu hiện cụ thể là:
Tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam chưa cao
Thật thế, thị trường quy gom cà phê Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế. Khi thị trường cà phê quốc tế sôi động làm cho hoạt động thu mua, quy gom nhộn nhịp, việc tiêu thụ cà phê ở các hộ sản xuất thuận lợi. Khi thị trường quốc tế thu hẹp, cà phê tụt giá, thị trường thu mua nội địa sẽ chao đảo, ách tắc, việc tiêu thụ của các hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giá bán ra không bù đắp đủ chi phí sản xuất, lượng hàng tồn nhiều gây nên ứ đọng vốn.
Một dẫn chứng thực tế là niên vụ 2007-2008. Khi thị trường cà phê thế giới giảm mạnh đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường cà phê trong nước. Mặc dù sở hữu nguồn cung nhưng giá cà phê chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới
Cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý
Cơ cấu cây trồng không hợp lí, tập trung quá nhiều vào cà phê Robusta là loại cà phê phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh nghiệm và thị trường xuất khẩu ổn định như Brazil,Achentina, Indonesia...Chưa quan tâm đến mở rộng diện tích cà phê Arabica, loại cà phê có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, được thị trường ưa chuộng hơn, giá lại cao và có tiềm năng phát triển lớn. Những năm gần đây tuy có một số doanh nghiệp có quan tâm chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng diện tích cà phê Arabica, nhưng giải pháp chưa đồng bộ nên kết quả thấp.
Chất lượng cà phê chưa cao
Chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai và khí hậu Việt Nam, còn khoảng cách xa so với yêu cầu của thị trường thế giới. Ông Daniele Giovannucci, cố vấn cao cấp của Ngân hàng Thế giới, lấy hình ảnh Brazil, một đất nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới và so sánh:“ Chất lượng ổn định là điều dễ nhận thấy nhất đối với cà phê Brazil, trong khi đó vấn đề này đối với cà phê Việt Nam thì ngược lại.”Cà phê loại I chiếm từ 16-18%, loại II A chiếm tới trên 70%, còn lại là loại thấp hơn...
Các chuyên gia về lĩnh vực này từ Bộ NN và PTNT đánh giá, tình trạng giảm sút chất lượng cà phê xuất khẩu nước ta thời gian qua là từ nhiều yếu tố.
Ngay từ khâu chọn giống đã tồn tại nhiều bất cập. Giống cà phê ở nước ta từ trước đến nay vẫn chủ yếu là do bà con nông dân tự chọn, ươm giống và trồng nên không đảm bảo chất lượng. Cây phát triển kém, hạt nhỏ, đen, tỷ lệ đồng đều giữa các hạt thấp. Đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi để tưới tiêu cho cà phê đạt thấp ( 22.4% tổng diện tích ). Nhiều vùng vào mùa khô hạn không đủ nước tưới, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây.Thêm nữa, cà phê nước ta vẫn thu hái theo kiểu tuốt cành là phổ biến, quả xanh chín lẫn lộn, dẫn đến chất lượng cà phê chế biến thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cũng cao ( thu hái xanh 50% có tỷ lệ tổn thất lên đến 8% ).
Ngoài ra, khâu chế biến cũng còn nhiều bất cập, góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cà phê. Trong khâu chế biến nước ta hiện nay vẫn sử dụng hai phương pháp, chế biến khô và chế biến ướt. Trong đó phương pháp chế biến khô vẫn được dùng phổ biến ( khoảng 80% sản lượng ). Phương pháp này cho hương vị cà phê không bằng phương pháp ướt. Mặt khác lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn nhiều công phơi đảo, đòi hỏi diện tích kho và sân phơi lớn. Hiện nay, ở nước ta chế biến cà phê vẫn chủ yếu ở quy mô gia đình ( 80% sản lượng cà phê ). vì thế, tính đồng bộ kém, thiết bị chế biến đơn giản, chủ yếu là các máy xát nhỏ
Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu
Ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa gắn sản xuất với chế biến, thu mua, xuất khẩu. Thực trạng hiện tại là người sản xuất chỉ biết sản xuất còn các khâu sơ chế, chế biến, thu gom, xuất khẩu hoàn toàn do các doanh nghiệp, tư thương lo liệu. Tình hình trên đã dẫn đến hậu quả là sản lượng cà phê dư thừa, ứ đọng lớn, chất lượng và giá cả giảm. Một số năm nhà nước phải bù lỗ lãi suất ngân hàng để mua cà phê tạm trữ xuất khẩu. Người trồng cà phê luôn trong cảnh thiếu thông tin và thông tin không được cập nhật làm họ không nắm được giá cả diễn biến trong năm để có phương hướng điều chỉnh mức cầu thích hợp với diễn biến của thị trường cho mùa vụ tới. Thiếu thông tin người nông dân không còn kiểm soát được việc bán sản phẩm, khi nào thì nên bán, bán với giá bao nhiêu, vì vậy thường xuyên bị ép giá. Người trồng cà phê cho biết họ không nhận được sự giúp đỡ nào khi bán sản phẩm cho những công ty chế biến hoặc xuất khẩu cà phê. Hơn nữa, việc sản xuất phân tán tạo ra những khó khăn lớn trong việc tập trung nguồn hàng và giao hàng đúng hạn theo hợp đồng đã kí kết.
Thiếu vốn đầu tư
Xét cho cùng, nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém về chất lượng, sự bất cập trong sản xuất và chế biến cũng là do nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư. Thật thế, người trồng cà phê ở Việt Nam đa phần là các hộ nông dân nghèo và vốn họ đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng, phải trả lãi suất. Do đó việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê. Cho dù có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào kinh doanh cà phê thì khả năng tài chính vẫn chưa đủ mạnh để có thể trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Thế nên, vốn đầu tư luôn là vấn đề đáng quan tâm, có ảnh hưởng rất lớn. Việc tìm giải pháp hỗ trợ vốn là rất quan trọng cho ngành cà phê ở các tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung. Tuy nhiên, thực hiện được các giải pháp hỗ trợ vốn không phải là công việc dễ dàng. Đây vẫn là vấn đề bất cập đòi hỏi cần có giải pháp hợp lý.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẢY XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU
Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới
Ngành cà phê Việt Nam hiện nay đang thực hiện điều chỉnh phương hướng chiến lược nhằm vào những nội dung chủ yếu sau đây:
Tăng cường vốn đầu tư, tìm giải pháp huy động vốn hiệu quả.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xác định mục tiêu chiến lược cho ngành.
Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, phù hợp yêu cầu của thị trường. áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hạ giá thành sản phẩm.
Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, xây dựng một hệ thống đồng bộ giữa các khâu.
Đổi mới quan hệ mua bán, mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam, quan tâm đầy đủ hơn đến thị trường nội địa.
Làm tốt những phương hướng, chiến lược đã đề ra như trên chính là phát triển một ngành cà phê bền vững ở Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU
Tạo nguồn vốn đầu tư
Với những thực tế đã được dẫn chứng ở trên, có thể khẳng định lại rằng vốn đầu tư có tầm quan trọng to lớn đến mọi mặt hoạt động của ngành cà phê Việt Nam và chất lượng sản phẩm. Do đó, tìm và tạo nguồn vốn luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đối với Nhà nước, bên cạnh các hình thức trực tiếp, thì cần có sự hỗ trợ gián tiếp cho nông nghiệp. Kinh nghiệm hiện đại hoá nông nghiệp ở một số nước như Đài Loan, Thái Lan cho thấy ngoài những chương trình đầu tư trực tiếp về giao thông, thuỷ lợi, điện khí hoá, tín dụng...( hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện từng bước những chương trình này), thì đầu tư gián tiếp cũng tỏ ra có hiệu quả. Đầu tư gián tiếp là những chính sách ưu đãi về thuế khoá, bán điện, xăng dầu vật tư...Hiệu quả của chính sách này sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên giao một phần các nguồn vốn trong đó có vốn xây dựng cơ bản, vốn định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ( một lực lượng tích cực tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội tại các vùng sản xuất cà phê ), và tạo điều kiện cho ngành cà phê được sử dụng một phần nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đối với các doanh nghiệp, cần tăng cường huy động vốn và vay ngân hàng, nhanh chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp cà phê để huy động vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Giải pháp này cần ưu tiên bán cổ phiếu cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến cà phê.
Về phía ngân hàng cần nghiên cứu cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp ổn định được chân hàng xuất khẩu. Ngoài ra, ngân hàng cũng quan tâm giải quyết cho nông dân vay để mở rộng sản xuất. Thành lập hệ thống tín dụng nông thôn để hỗ trợ vốn kịp thời cho nông dân bằng cách thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần, xây dựng các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại các vùng cà phê trọng điểm. Thêm nữa , nên giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, gây lãng phí thời gian và tiền bạc trong việc giải quyết vay hay hỗ trợ vốn.
Và cuối cùng việc khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hỗ trợ vốn là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả to lớn.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất theo hai hướng. Thứ nhất là giảm bớt diện tích cà phê Robusta, chuyển các diện tích cà phê kém phát triển, không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hạt điều, hồ tiêu...Thứ hai là mở rộng diện tích cà phê Arabica ở nơi có điều kiện khí hậu, đất đai thật thích hợp.
Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược này là giữ tổng diện tích cà phê không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, khoảng 520000ha nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi. Trong đó cà phê Robusta là 350000 ha đến 400000 ha ( giảm 100000-150000 ha ). Cà phê Arabica là 100000 ha ( tăng 60000 ha so với kế hoạch cũ ). Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 1triệu tấn Tham khảo từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu này là hợp lý đối với nông nghiệp Việt Nam cũng như với thị trường cà phê quốc tế . Điều kiện đất đai khí hậu ở Việt Nam cho phép phát triển nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như cao su, ca cao, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả...giảm bớt đất cà phê để nhường chỗ cho cây trồng khác là cần thiết.
Tất nhiên tiến độ chuyển dịch này nhanh hay chậm cũng còn tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của Nhà nước cho nông dân vì đây cũng là một việc làm tốn kém và đòi hỏi một sự chuyển giao kĩ thuật đầy đủ, chu đáo.
Nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm
Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần nghiên cứu và triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000. Chỉ có áp dụng tốt hệ tiêu chuẩn này thì mới đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm vào thị trường khu vực và thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tham gia vào chương trình phối hợp khuyến khích thương mại của các nước ASEAN ( gồm 15 mặt hàng nông-lâm-thuỷ sản, trong đó có mặt hàng cà phê ) để từ đó xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chung phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của WTO, tham gia luồng hàng cùng loại của các nước ASEAN vào thị trường thế giới.
Việc bố trí cơ cấu giống hợp lý là hết sức cần thiết nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng và phòng chống sâu bệnh. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu các giống mới có năng suất và chất lượng cao, đồng thời nâng việc quản lý cây trồng và quy hoạch. Trong thời gian tới, công tác giống cần phát triển theo các hướng xây dựng cơ cấu giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng bước tăng diện tích cà phê chè ở miền Bắc và miền Trung. Cần tạo điều kiện cho các trung tâm giống về vốn và thiết bị, tạo cơ hội cho cán bộ nghiên cứu tiếp cận với các trung tâm giống của các nước trong khu vực và thế giới. Tăng cường công tác khuyến nông thông qua Hiệp hội cà phê Việt Nam phối hợp với Tổng công ty cà phê Việt Nam thực hiện việc đào tạo tập huấn kĩ thuật trồng và chăm sóc cà phê, có sự phối hợp giúp đỡ của Cục Khuyến nông và Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN và PTNT cũng như các trung tâm, chi cục của từng địa phương. Công tác bảo vệ thực vật là không thể thiếu trong quá trình gieo trồng, chăm bón cây cà phê. Trước hết các nhà sản xuất cà phê cần hợp tác với trung tâm bảo vệ thực vật để triển khai chương trình phòng trừ sâu bệnh cho câu trồng. Nhà nước có biện pháp tích cực để điều hành công tác nhập khẩu phân bón nhanh, đúng chủng loại, từng bước khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân bón hoá học, tăng hiệu quả cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí phân bón trong sản xuất.
Ngoài ra, đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cà phê phải có kế hoạch tuyển dụng và thường xuyên bồi dưỡng, tạo điều kiện để đội ngũ này được phát triển. Đây là một việc làm quan trọng có tính chiến lược cao. Bởi chỉ có được một đội ngũ cán bộ lao động cao mới biết sử dụng tốt các thiết bị máy móc, biết tạo ra sản phẩm chất lượng với năng suất cao, giá thành hạ.
Để tăng độ hấp dẫn của sản phẩm các doanh nghiệp cần chú ý đến bao bì đóng gói cà phê phù hợp từng loại sản phẩm, thị trường, tập quán. Cà phê xuất khẩu chủ yếu vận chuyển bằng đường biển do đó bao bì phải có độ bền tốt, bảo vệ được hàng hoá trong quá trình bốc xếp, bảo quản, vận chuyển. Bao bì của những sản phẩm cà phê chế biến phải gọn, hợp vệ sinh, dễ trưng bày, giữ được màu sắc, hương vị, hình dáng của sản phẩm và phản ánh đủ các thông tin chủ yếu về sản phẩm như thành phần, thời hạn sử dụng, trọng lượng, giá cả...Việc thiết kế nhãn hiệu sản phẩm nên theo hướng đơn giản, dễ gợi nhớ và mang ý nghĩa.
Nhưng chúng ta phải hiểu rằng sản phẩm tốt mới chỉ là bước đầu, sản phẩm ấy phải được hoàn thiện một cách liên tục mới có khả năng duy trì khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới. Các doanh nghiệp phải kiên trì lắng nghe ý kiến khách hàng để biết những hạn chế trong sản phẩm của mình nhằm tìm cách cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nghiên cứu sản phẩm đối phương cũng là một yếu tố giúp cải tiến sản phẩm ngày càng phù hợp với người tiêu dùng.
Đổi mới công nghệ
Đầu tư công nghệ chế biến hiện đại cho ngành cà phê là điều hết sức cần thiết. Để tạo đà cho các doanh nghiệp cà phê phát triển và ứng phó kịp thời với những thay đổi về chất lượng, giá cả ...cần tập trung máy móc thiết bị chế biến cà phê thô ngay từ khi mới thu hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng ổn định, đồng đều. Đồng thời phải có dự án lựa chọn thiết bị hiện đại, đồng bộ và có hiệu quả cao kết hợp việc nghiên cứu áp dụng các thiết bị chế biến nhỏ, gọn ở khu vực cà phê tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tập trung đầu tư trang thiết bị để chuyển từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu cà phê chế biến. Phải sử dụng thêm nhiều cụm chế biến công nghiệp bao gồm công nghệ chế biến ướt và khô, hệ thống sấy, xay xát, đánh bóng, sân phơi, nhà kho... Một việc không kém phần cấp bách là Tổng công ty cà phê Việt Nam phải sớm thành lập doanh nghiệp cơ khí thiết bị chế biến để sản xuất và cung ứng các máy móc thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp cà phê. Đồng thời cần tập trung đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến cà phê hoà tan tại các vùng sản xuất cà phê lớn, cà phê hoà tan có giá trị xuất khẩu cao, giá cả ổn định, bảo quản lâu dài.
Xây dựng hệ thống đồng bộ giữa các khâu
Để cải thiện hệ thống thu mua phân phối cà phê, các doanh nghiệp cà phê cần tập trung cải tiến cách thức tổ chức thu mua cho phù hợp với từng vùng, từng loại cà phê, trước khi thu hoạch nên có những đầu tư cho nông dân một cách hợp lý, khi thu hoạch cần tập trung cao độ về vốn thu mua cà phê để thanh toán ngay cho nông dân. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng một hệ thống kho tàng phục vụ cho công tác chế biến bảo quản cà phê ngay từ đầu nhằm giữ cho chất lượng cà phê ngày càng cao, đảm bảo đủ chân hàng phục vụ tốt cho xuất khẩu.
Ngoài ra, việc hoàn thiện hệ thống tổ chức các doanh nghiệp cà phê có tác dụng quan trọng đến phát triển ngành. Các doanh nghiệp sẽ thiết lập hệ thống marketing chuyên nghiên cứu về thị trường sản phẩm, giá cả và có kế hoạch quảng cáo khuyến mại cho phù hợp. Còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đóng vai trò như các vệ tinh chuyên tổ chức thu mua, chế biến và cung ứng hàng xuất khẩu. Để đạt được điều này các doang nghiệp xuất khẩu và các doang nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng hàng xuất khẩu phải gắn bó với nhau chặt chẽ, có kế hoạch phân chia lợi nhuận cụ thể. Các doanh nghiệp lớn có trách nhiệm đầu tư, hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, những giải pháp cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm...cho người sản xuất và các doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng, ngược lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm cung ứng hàng đảm bảo đúng chất lượng, mẫu mã theo yêu cầu xuất khẩu và đúng thời gian, địa điểm, có như vậy thì việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê mới hoạt động có hiệu quả, việc thâm nhập thị trường thế giới chắc chắn sẽ có những biến đổi mạng mẽ.
Tổ chức hệ thống thu thập thông tin
Kinh doanh cà phê của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu bằng hình thức mua bán hợp đồng kỳ hạn, giá cả được xác định dựa vào giá giao dịch cà phê trong ngày của thị trường cà phê London ( đối với cà phê Robusta ) và thị trường New York ( đối với cà phê Arabica ). Yếu tố quan trọng nhất của hình thức kinh doanh này là thông tin và dữ liệu chính xác, kịp thời về thị trường thế giới để làm cơ sở phân tích dự đoán thị trường, ra quyết định mua bán. Đây là điều quan trọng nhất và cũng chính là điều chúng ta đang thiếu. Nguồn tin hạn hẹp duy nhất về thị trường thế giới mà các doanh nghiệp có là mua từ hãng tin Reuters. Từ nguồn tin này và một số nguồn tin hạn chế khác, kết hợp với kinh nghiệm và cảm tính kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định mua bán đầy rủi ro. Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Nhà nước nên tổ chức hệ thống thu thập thông tin và phân tích thông tin để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp làm cơ sở ra quyết định mua bán. Mô hình chợ giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột dự kiến xây dựng vào năm nay đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Chợ giao dịch tập trung hầu hết đại diện của các công ty kinh doanh cà phê toàn quốc. Tại đó người bán, người mua có thể tham khảo giá cả, thậm chí còn được tư vấn, cung cấp thông tin, dự báo cung cầu và biến động giá tăng giảm ra sao trong thời gian tới. Điều này giúp họ có nhiều cơ hội để lựa chọn, phán đoán và quyết định nên bán sản phẩm với giá bao nhiêu, cho đơn vị nào hoặc gửi hàng lại chờ giá lên...Theo ông Lý Thanh Tùng, giám đốc sở Thương mại-Du lịch Đăk Lăk, chợ giao dịch cà phê ra đời sẽ giải quyết cơ bản những hạn chế về thiếu thông tin cho người nông dân trồng cà phê hay các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cho rằng thành lập chợ giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột trong thời gian tới sẽ là bước tiến quan trọng mang tính đột phá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê. Theo ông Văn Thành Huy, Giám đốc Công ty Đầu tư XNK Đăk Lăk Chợ giao dịch này sẽ là một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu , đây là nơi mua bán bằng thương lượng theo trật tự, luật lệ mua bán công bằng, công khai. Mua bán trên thị trường kỳ hạn giúp nông dân có thể bảo hộ giá, đề phòng trường hợp giá bị sụt giảm, tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu cà phê có công cụ hạn chế, phòng chống rủi ro, tăng cường cạnh tranh trên thị trường kỳ hạn... Ngoài ra, các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài phải có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế trong nước thông qua việc cung cấp hiểu biết về đặc điểm thị trường ( luật pháp, chính sách kinh tế thương mại, các hiệp định mà Việt Nam đã ký, tập quán thị trường, các đối thủ cạnh tranh, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong tranh chấp thương mại...). Tổ chức tốt, chặt chẽ hệ thống thông tin sẽ giúp ngành cà phê Việt Nam vững vàng hơn trên con đường hội nhập quốc tế, luôn chủ động và sẵn sàng.
Tăng cường hợp tác quốc tế
Trên cơ sở đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu, tăng uy tín và vị thế cà phê Việt Nam là công việc không dễ dàng cần phải thực hiện. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày một lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở rộng thị trường. Đây là một trong những quốc sách lớn của Nhà nước và nhiệm vụ chung của các ngành các cấp. Nhà nước cần tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành cà phê tiếp cận với thị trường nước ngoài thông qua hệ thống tham tán thương mại, qua hội chợ triển lãm thương mại quốc tế. Ngoài ra còn mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như đổi hàng, các Hiệp định Chính phủ, Bộ Thương mại. Cơ quan thường vụ ở các nước cần mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức để quảng bá cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Việt Nam đã gia nhập ICO, sẽ tham gia ACPC và những tổ chức quốc tế khác có liên quan để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
Tóm lại, EU là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu mặt hàng cà phê.Với thị trường khó tính này, ngành cà phê Việt Nam cần phải có những chính sách hợp lý và sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu. Với lợi thế so sánh về điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, năng suất lao động thuộc loại cao nhất nhì thế giới nên trong vòng 5 năm qua ngành cà phê Việt Nam đã chiếm được một thị phần đáng kể, có mặt 75 quốc gia, là ngành có nguồn thu ngoại tệ quan trọng sau thuỷ hải sản và gạo với thị trường lớn như EU, Hoa kỳ, Nhật Bản... Tuy nhiên, trước bối cảnh thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt và những lợi thế so sánh đang “ hao mòn” dần, đòi hỏi ngành cà phê phải có những chiến lược cạnh tranh thích hợp bảo đảm hiệu quả bền vững. Nếu không nguy cơ tụt hậu và phá sản có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vậy nên, tìm kiếm và tiến hành các giải pháp để hạn chế, khắc phục những mặt còn kém yếu là công việc phải sớm thực hiện nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.
Bên cạnh đó, sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ từ phía nhà nước không bao giờ là thừa mà luôn luôn cần thiết. Tự bản thân mình cộng với sự hỗ trợ đó, trong tương lai không xa chắc chắn rằng cà phê Việt Nam sẽ tồn tại và phát triển nhanh chóng. Đây cũng là mong muốn chung cho các ngành, các mặt hàng tiềm năng và có triển vọng phát triển của Việt Nam.
Toàn bộ bài viết trên phần nào cho thấy được tình hình chung về xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Qua đó rút ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tiến Thỏa, “Nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam- Một đòi hỏi bức xúc hiện nay.” , Tạp chí Thị trường giá cả, Số 9/2003.
Thảo Vy, “Thị trường nội địa cho cà phê Việt Nam” Tạp chí Đầu tư số 8 tháng3/2003
TS. Lưu Văn Nghiêm, “ Những giải pháp trước mắt và lâu dài đối với cà phê Việt Nam.” Tạp chí Kinh tế và Dự báo , số 6/2001
“ Phân tích sự biến động của giá cà phê trên thế giới trong thời gian qua” Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 104/3/2007.
“ Cà phê Việt Nam- thực té và những vấn đe đặt ra”, Báo con số và sự kiện, số 17/6/2007.
Thanh Hằng, xuất khẩu cà phê Việt Nam chính sách, giải pháp và chiến lược phát triển, tạp chí Thông tin kinh tế số 12 tháng 6/2003
Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê, Báo thương mại, số 30/2006
Các Website:
Tổng cụ thống kê:
Hiệp hội cà phê Việt Nam:
Xuất khẩu sang EU vẫn tăng mạnh :
Thông tin giá cả thị trường:
Năm 2008, cà phê Việt Nam vẫn dẫn đầu top CLB xuất khẩu 1 tỷ USD:
Cà phê trong vòng xoáy trượt giá,:
www.vietrade.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp.DOC