Đề tài Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Diva

Xuất khẩu là một nội dung rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh. Đó cũng là mục tiêu mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Với ý nghĩa đó Đảng và Nhà nước đó và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, ngành dệt may cũng chính là ngành hàng xuất khẩu chế biến quan trọng của Việt Nam hiện nay. công ty TNHH May Mặc Diva chuyên sản xuất hàng may mặc, kể từ khi thành lập đến nay, Công Ty đã thâm nhập và đứng vững ở các thị trường lớn, trong đó thị trường Nhật Bản là thị trường lớn của Công Ty với kim nghạch xuất khẩu hàng may mặc hàng năm rất lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Tuy vậy, hàng may mặc của Công Ty vào thị trường này còn có nhiều khó khăn.Với sự nỗ lực cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như với những điểm mạnh và cơ hội đang có, Công ty sẽ duy trì và phát triển được thị trường tiềm năng này để tạo ra bước tiến vững chắc cho hoạt động xuất khẩu của công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu trưc tiếp vào thị trường Nhật Bản nói riêng.

doc79 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Diva, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tại công ty. Trong những năm gần qua, công ty đã không ngừng nỗ lực trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Mặc dù còn nhiều hạn chế do trang thiết bị máy móc đã cũ, nhà xưởng cơ sở hạ tầng xuống cấp song công ty vẫn đạt được những thành tích đáng khen ngợi. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 3.856.336 USD, năm 2010 đạt 3.772.150 USD. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 4.177.432 tăng 10% so với năm 2009 cao nhất từ trước tới nay. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 Kim ngạch XK USD 3,772,150 4,117,432 3,856,336 Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH May mặc Diva 2.3.2 các mặc hàng xuất khẩu của công ty Mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 SL % SL % Áo sơ mi 36.986 36.985 40.699 0 0 3.714 10 Váy bầu 73.133 88.821 82.617 15.688 21 -6.204 -7 quần sooc 0 933 0 0 933 100 Áo mũ bơi 385.231 394.089 239.572 8.858 2 -154.517 -39 Áo jacket 86.186 94.194 64.018 8.008 9 -30.176 -32 Tổng 581.536 614.089 427.839 32.554 6 -186.25 -30 Bảng 5 : Kim ngạch xuất khẩu các mặc hàng của công ty Công ty xác định chuyên môn hoá được coi là hạt nhân trọng tâm và là phương hướng chủ đạo trong phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, bên cạnh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm. Hiện nay, công ty sản xuất và xuất khẩu trên năm mặt hàng khác nhau. Căn cứ vào thị trường và năng lực, vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty mà công ty xác định các mặt hàng trọng điểm cho mình trong từng thời kỳ khác nhau. Trong một số năm trở lại đây công ty đã sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như áo sơ mi, áo jacket, áo mũ bơi,váy bầu, quần sooc trong đó có áo mũ bơi là mặt hàng chủ lực của công ty : + Áo mũ bơi. Hiện nay Công ty có một xưởng may hàng áo mũ bơi, sản phẩm được sản xuất chủ yếu sang Nhật. Vốn đầu tư cho phân xưởng này khoảng gần 1 tỷ đồng. Năm 2010 công ty đã xuất sang Nhật 300.000 sản phẩm, kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này cao nhất là năm 2011 với 1.291.917 USD. Sản phấm sản xuất 385.231 sản phẩm năm 2011, tăng 23% so với năm 2010, năm 2010 đạt 394.089 sản phẩm tăng 2% so với năm trước. Điều này cho thấy vị trí quan trọng của mặt hàng dệt kim của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm sản xuất ra. Hiện nay công ty đang triển khai tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để có thể chủ động sản xuất hàng dệt kim và chuyển sang bán đứt mặt hàng này để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. 2.3.3. Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty. Trong những năm qua, Công ty đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu trên nhiều nước trên thế giới như : Đức, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đại Loan. Nước Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 SL % SL % Đức 272.035 272.069 257.095 0.034 0 -14.940 -5.5 Đài Loan 715.618 813.944 857.088 98.326 13 43.145 5.3 Nhật Bản 1.225.804 1.291.917 1.011.820 66.113 5 -280.098 -21.6 Hàn Quốc 1.558.692 1.799.536 1.701.130 240.844 15 -98.407 -5.5 Nga 0 0 29.210 0 0 29.210 100 Bảng 6 : Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường của công ty Qua bảng trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn giữ vững. Kết quả này là do sự mất ổn định về kinh tế và chính trị trên thế gới trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên một số thị trường đang được mở rộng trong đó có thị trường Nga do nền kinh tế đã dần được hồi phục sau khủng hoảng vì vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga đã bắt đầu tăng lên. Do vậy mà tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty cũng tăng lên rất nhiều . + Thị trường Đức. Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Giam Đốc, Công ty chú trọng đến chiến lược phát triển và mở rộng thị trường. Công ty đã củng cố và duy trì thị trường hiện có, nghiên cứu và phát triển thị trường mới. Đức là một trong những thị trưòng nhập khâủ hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Hàng dệt may vào thị trường Đức đa dạng có tính truyền thống và cạnh tranh về giá cả do các nhà cung cấp hàng dệt may lớn xuất khẩu vào Đức: Mehicô, Canada, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài loan. Hàng dệt may vào thị trường Đức chủ yếu là hàng FOB, phải có nhãn hiệu hàng hoá đúng quy định và phải tuân thủ đầy đủ luật hải quan Đức. Khách hàng thường đặt những lô hàng lớn đòi hỏi chất lượng hàng tốt và đúng thời hạn giao hàng. Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nội dung của tiêu chuẩn SA8000 về trách nhiệm xã hội. Trong những năm qua công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đức trên 35.000 sản phẩm mỗi năm chủ yếu là áo sơ mi với tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trên 250.000 USD.Qua bảng trên ta thấy kim nghạch xuất khẩu vào thị trường Đức của công ty tăng đều qua các năm. Trong những năm qua công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đức trên 35.000 sản phẩm mỗi năm chủ yếu là áo sơ mi với tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trên 250.000 USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 và 2011 vào thị trường này đạt 272.035 USD, năm 2012 đạt 257.095 USD. Rõ ràng đây là một thị trường lớn mà công ty cần đầu tư để khai thác tối đa lợi thế của nó, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cùng với các đơn vị trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam. + Thị trường Hàn Quốc. Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay. Đây là thị trường có mức dân số vừa nhưng có đời sống cao và mức tiêu thụ hàng may mặc cũng lớn. Từ những năm 2008, công ty đã chính thức có hàng may mặc xuất khẩu sang Hàn Quốc tạo cho ngành may Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng bước vào giai đoạn mới, tăng trưởng nhanh chóng. Tại Việt Nam ở hầu hết các công ty may thì may gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường may gia công lớn của công ty. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2012 đạt 1.701.130 USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (chiếm hơn 40%) góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Tuy nhiên, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu có giảm với năm 2011 98.407 USD khoảng 5.5% do giảm đơn hàng. Nhưng đây vẫn là một thị trường lớn mà công ty cần khai thác triệt để hơn trong thời gian tới vì trong mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc vì hầu hết mới tập trung vào sản phẩm dễ làm, các mã hàng “nóng” như :Jacket hai hoặc ba lớp… + Thị trường Đài Loan. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và đây cũng là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của Việt Nam. Thực tế cho thấy còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết. Đó là những mặt hàng yêu cầu phải có thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có tay nghề cao.Trong những năm qua Đài Loan là một trong những thị trường đầy tiềm năng của công ty nay công ty đã và đang tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng lợi thế và cơ hội hiện nay. Cụ thể trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này đạt 715.618 USD, năm 2011 đạt 813.994 USD và năm 2012 đạt 857.088 USD tăng 5% so với năm 2011 và 12% so với năm 2010. Hiện nay, Đài Loan vẫn đang là một trong những thị trường tiềm năng của công ty đang được phục hồi công ty cần có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường + Thị trường Nhật Bản. Thị trường may mặc Nhật Bản là một thị trường may mặc rất lớn. Do giá công nhân may ở Nhật ngày càng đắt nên Nhật chủ trương nhập khẩu hàng may mặc. Hiện nay dân số của Nhật khoảng 127 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người là 38400$/năm thì nhu cầu về hàng may mặc tương đối lớn. Hàng năm nhu cầu nhập hàng của Nhật Bản là 3-3,5 tỷ USD. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam giảm15-20% và có một số khác hàng đã cắt hợp đồng. Tuy vậy, trong năm 2012 vừa qua số lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty sang Nhật là 239.572 sản phẩm, cao nhất là năm 2011 với 394.089 sản phẩm. Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình xuất khẩu của thị trường Nhật năm 2012 so với năm 2011 giảm từ 1.291.917 USD xuống còn 1.001.820 USD về kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, năm 2011 giá trị xuất khẩu sang Nhật tăng 5.5% so với năm 2010 nhưng năm 2012 lại giảm 21.6% so với năm 2011. 2.2.4 Thị trường mục tiêu Như thống kê thì Hàng dệt may của Việt Nam hiện có mặt ở trên 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua 7 tháng đầu năm 2013 đã có 37 thị trường đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 11 thị trường đạt trên 100 triệu USD, đặc biệt có 2 thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu dệt may của Việt Nam là Hoa Kỳ, qua 7 tháng, nước này đã nhập khẩu tới 50,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam và là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất, chiếm 37,3% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai, chiếm trên 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, đạt 16,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ Việt Nam. Một số nước khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam là Hàn Quốc chiếm 7% và đạt 18,9%; Đức chiếm 3,7% và đạt 9,9%; Tây Ban Nha chiếm 2,7% và đạt 21,6%; Anh chiếm 2,7% và đạt 12,3%; Canada chiếm 2,2% và đạt 26,4%. Ngoài ra thì : + Năm 2013 đánh dấu 40 năm mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển, đặc biệt về kinh tế. Giao dịch thương mại Việt - Nhật đang tăng nhanh do hai bên đang và sẽ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại song phương và đa phương như VJEPA, AJCEP, TPP. + Theo Wall Street Journal, trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu dệt may từ Trung Quốc sang Nhật Bản giảm 10% do các nhà sản xuất Nhật Bản dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam và Indonesia. Việt Nam cần tận dụng triệt để cơ hội hiếm có này + Tiềm năng tăng trưởng của hàng Việt Nam ở thị trường Nhật Bản vào các năm sắp tới còn rất lớn (khoảng 114 tỷ Yên so với 2.000 tỷ Yên từ Trung Quốc và hơn 2.500 tỷ Yên tổng nhập khẩu dệt may của Nhật Bản năm 2012). + Những khách hàng dệt may lớn nhất của Nhật Bản là những tập đoàn lớn hoạt động đa quốc gia đã và đang đặt hàng tại Việt Nam là: Uniqlo, Itochu, Mitsubishi, Marubeni, Mitsu, Aeon, Katakura, Nomura, Minori…hiện đang rất gần gũi và yêu mến doanh nghiệp Việt Nam. Với tình hình sản xuất, xuất khẩu và quy mô hiện tại của công ty thì ngoài những thị trường chủ yếu của công ty, công ty luôn luôn đánh giá Nhật bản là một trong những thị trường mục tiêu mà công ty sẽ nhắm đến nhằm giữ vững những khách hàng hiện có và có những chiến lược để tiềm kiếm những khách hàng mới. 2.3 Các nhân tố tác động đến tình hình sản xuất của công ty 2.3.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất Hiện nay, cơ cấu doanh thu sản xuất của Công ty hơn 75% là “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”. vì thế, việc xây dựng hệ thống nhà thầu phụ cung ứng tốt, giá cạnh tranh là cực kỳ quan trọng đối với doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Việc cung ứng đúng tiến độ sản xuất, hàng đạt chất lượng sẽ giúp Công ty giao hàng đúng hạn và giá cạnh tranh sẽ giúp Công ty dành được nhiều đơn hàng, đạt hiệu quả cao. Stt Tên nhà cung cấp Loại nguyên liệu 1 Tiong Liong (Chung Lương) Fleece / Knit - Vải chính, vải lót 2 Formosa Taffeta C32VN Woven - Vải chính, vải lót 3 Pepwing International Corp Woven / Knit - Vải chính 4 S.Y. ViNa Co. LTD Woven - Vải chính 5 T.M. Textile Woven / Knit - Vải chính 6 Huge Bamboo Fleece/ Knit - Vải chính, vải lót 7 Everest Textile Woven - Vải chính 8 Kevin Develop Fleece -Vải chính Bảng 7: Danh sách các nhà cung cấp chủ yếu của Công ty Các nhà cung cấp của Công ty là các đối tác có quan hệ lâu năm, có kinh nghiệm, uy tín, trình độ công nghệ và tiềm lực tài chính đủ khả năng cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn có những nhà cung cấp do khách hàng chỉ định và họ có trách nhiệm phối hợp xử lý khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên, phần lớn các loại nguyên liệu của công ty được nhập từ nước ngoài, do đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất của Công ty, trong khi các nhà cung cấp nguyên liệu dệt may trong nước đang dần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và giá cả thật sự cạnh tranh. Vì vậy, Công ty đang có kế hoạch xem xét thay thế dần các nhà cung cấp, giúp công ty tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. 2.3.2 Đặc điểm về lao động Tổng số lao động của Công ty tính tới thời điểm hiện tại là 2.721 người, trong đó nhân viên quản lý có trình độ Đại học chỉ chiếm 4,12% và chỉ có khoảng 43,7% công nhân có tay nghề, đủ năng lực đáp ứng nhanh chóng các đơn hàng của khách trong khi số lao động có trình độ dưới PTTH chiếm một tỷ lệ lớn (52,1%). Trình độ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trình độ sau ĐH - - - Trình độ ĐH 73 103 112 Trình độ cao đẳng, trung cấp 68 120 154 Trình độ Phổ thông trung học 1066 1186 1036 Trình độ dưới PTTH 1944 1794 1419 Tổng số 3.151 3.203 2.721 Bảng 8: Cơ cấu lao động phân theo trình độ của Công ty Cuối năm 2012, do ảnh hưởng của lạm phát, các đơn đặt hàng giảm sút và các đơn đặt hàng dài hạn chỉ đủ duy trì sản xuất cho đến hết qu‎ý I năm 2013, vì vậy công ty phải cắt giảm một lượng lớn lao động, chủ yếu là những lao động trình độ và tay nghề thấp. Tuy nhiên, Công ty vẫn có chính sách tuyển dụng thêm những lao động có trình độ cao đảm nhận những vị trí quản lý và công nhân có chuyên môn, có tay nghề để thực hiện các đơn hàng cao cấp. Hàng năm Công ty tổ chức đào tạo công tác chuyên môn cho CBCNV và tổ chức thi tay nghề cho công nhân trực tiếp 02 năm/lần. Nhìn chung, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về khả năng quản lý và điều hành. Trình độ quản lý của cán bộ các cấp ở mức thấp đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cơ sở, chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động, còn chờ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo. Năng suất lao động chưa cao, lỗi chất lượng chưa khắc phục triệt để. Thời gian tới, cùng với xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý, Công ty cũng đang tiếp tục chiêu mộ những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao. Công ty cũng đã và đang đào tạo một đội ngũ công nhân viên có trình độ kỹ thuật và tay nghề khá về chuyên môn để thực hiện các đơn hàng đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. 2.3.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị Máy móc thiết bị của Công ty thuộc loại trung bình tiên tiến trong ngành. Năm 2009, công ty đã đầu tư khoảng 3 tỷ đồng để mua thiết bị chuyên dùng hiện đại phục vụ nhà xưởng được sản xuất từ các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Đến nay công ty có khoảng 60 chuyền với khoảng 2.700 thiết bị các loại gồm máy may, máy vắt sổ, hệ thống bàn ủi hơi, máy đánh suốt, máy ép keo, máy cắt vải, máy dò kim, máy thêu… Nhìn chung, Công ty đã rất chú ý‎ đến việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại nhờ đó mà năng suất đã có cải thiện khá rõ nhưng vẫn chưa cao, chưa theo kịp các nước trong khu vực. Mặt khác, hơn 75% thiết bị đã được đầu tư trên 10 năm chưa được thay thế triệt để, vẫn còn nhiều thiết bị lạc hậu hoặc không đồng bộ nên hiệu suất chưa cao và phần nào làm hạn chế năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đa số máy may là máy một kim thường, trong khi hiện nay với yêu cầu năng suất và chất lượng, các doanh nghiệp sử dụng phần lớn máy một kim cắt chỉ tự động... 2.4 Hoạt động xuất khẩu mặt hàng của cty vào thị trường Nhật Bản 2.4.1 Chiến lược giá Giá cả là một trong những công cụ quan trọng để cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Giá thành là căn cứ để quyết định giới hạn thấp nhất của giá bán sản phẩm – yếu tố quan trọng của công ty trong việc đứng vững và khẳng định chất lượng, uy tín của mình trên thị trường Nhật Bản. Hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đa phần là phục vụ những người tiêu dùng có thu nhập thấp, chi tiêu cho quần áo còn hạn chế và Nhật Bản là một trong những cường quốc về hàng may mặc. Do vậy hạ giá thành sản phẩm để có chính sách giá cả hợp lý là một nhu cầu tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, công ty nên sử dụng những biện pháp sau: + Khai thác nguồn nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để tăng thêm kim ngạch bán FOB, đưa ra giá cạnh tranh. + Đẩy mạnh kinh doanh nội địa để có thể cung cấp nguyên liệu cho đơn vị sản xuất hàng dệt may. Sau đó, mua hàng của những đơn vị này với giá thấp hơn so với những đơn vị mà công ty không cung cấp nguyên liệu. Như vậy công ty có thể đưa ra mức giá phù hợp hơn đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản. + Sử dụng các kênh phân phối trực tiếp để giảm thiểu chi phí nhằm hạ giá thành hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ngoài những biện pháp trên, công ty cũng cần quan tâm đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và công tác vận chuyển hàng hoá. Công ty phải luôn chấn chỉnh trong công tác quản lý nhằm tạo ra bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý để giảm thiểu những chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó, công ty phải luôn nhanh chóng kịp thời trong công tác vận chuyển, tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, đủ về số lượng, hàng hoá phải đúng quy cách phẩm chất… 2.4.2 chiến lược phân phối Giao hàng đúng hạn là yêu cầu rất quan trọng đối với hàng may mặc do yếu tố thời vụ và phù hợp với thời trang (đặc biệt là đối với thị trường Nhật Bản) là một trong số những yếu tố quyết đinh về tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc vì vậy trong thời gian tới công ty cần: + Một mặt tổ chức tốt hệ thống vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá. + Mặt khác kiến nghị với nhà nước trong việc đơn giản hoá khâu làm thủ tục xuất khẩu như: Cải tiến thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp khác may xuất khẩu đồng thời tính phần “xuất khẩu tại chỗ” này vào tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu quy định tại giấy phép đầu tư, giảm khó khăn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện quy định này, đặc biệt là những năm đầu tiên sản xuất chưa ổn định. Cần ưu tiên cấp hạn ngạch đủ cho các đơn hàng xuất mua nguyên liệu, bán thành phẩm với nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam. Đơn giản thủ tục hoàn thuế nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Một trong những yếu tố cơ bản làm hàng may mặc xuất khẩu của công ty được đánh giá cao trên thị trường Nhật Bản là uy tín về giao hàng đúng hạn. Thị trường Nhật Bản có đòi hỏi khắt khe về điều kiện chuyển tải, giao hàng, ưu thế về địa lý cũng như ưu đãi về thủ tục nhập cảnh, giữ được ưu thế về giao hàng là nhiệm vụ khó khăn nhưng rất cần thiết. 2.4.3 xúc tiến thương mại - Quảng cáo qua các trang web của công ty , một số trang web mà người Nhật hay truy cập. - Quảng cáo trên tivi , vì thói quen xem truyền hình của người Nhật rất lớn. - các chính sách khuyến mãi - Quảng cáo trên các tờ tạp chí nổi tiếng. - Tham gia hội chợ thương mại. - Thông qua hội Việt Kiều ở Nhật để quảng cáo cho sản phẩm. 2.4.4 đánh giá bằng ma trận SWOT Các điểm mạnh -Tài chính ổn định -Nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm -Có môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh -Đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. -Xác định triểt lý kinh doanh, sứ mạng kinh doanh rõ ràng - Giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh Các điểm yếu -Chưa chủ động được nguyên vật liệu -Chưa chủ động về công nghệ -Hoạt động Marketing chưa thực sự chuyên nghiệp -Sản phẩm chưa đa dạng và chất lượng chưa cao. -Các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm có định hướng đa dạng nhưng vẫn yếu Các cơ hội Ngành dệt may Việt Nam là thành viên của SAFSA (chuỗi cung ứng dệt may ASEAN được hình thành trên cơ sở liên kết các nhà máy dệt và nhà máy may của khu vực thành một nhóm để nâng cao chất lượng và uy tín các sản phẩm của ngành dệt may toàn khu vực khi gia nhập vào thị trường dệt may hiện đại của thế giới) Việt Nam gia nhập WTO mở ra các cơ hội cho tổng công ty: -Cơ hội tiếp thu công nghệ cao -Mở rộng hợp tác quốc tế -Hạn ngạch xuất khẩu giảm, hàng rào thuế quan dần được loại bỏ. -Các chính sách phát triển ngành may mặc của chính phủ -Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam cao, nhu cầu ăn mặc của người dân ngày càng cao. - Nguồn lao động khan hiếm -Là thị trường may mặc lớn thứ 2 thế giới -Kim ngạch nhập khẩu chiếm tỉ trọng tương đối lớn Chiến lược : điểm mạnh cơ hội -Chiến lược thâm nhập thị trường: Thiết lập mạng lưới đại lý phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước. -Chiến lược phát triển thị trường: Mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật Chiến lược điểm yếu_cơ hội -Chiến lược tích hợp về phía trước: Ra sức tìm kiếm và khai thác nguồn cung cấp nguyên phụ liệu -Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm Thách thức -Sự khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát cao -Luật pháp Quốc tế đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm -Cước phí dịch vụ của Việt Nam quá cao -Hàng hoá từ nước ngoài tràn vào nhất là hàng Trung Quốc -Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước có thế mạnh như Việt Tiến, Vinatex…. Chiến lược: điểm mạnh_thách thức -Tiến hành dán “Tem chống hàng giả” vào thẻ bài và đưa “Sợi chống hàng giả” vào nhãn dệt chính của sản phẩm -Chiến lược liên minh, liên kết: Hợp tác sản xuất với nhiều tên tuổi lớn của ngành may mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế Chiến lược : điểm yếu_thách thức - Chiến lược đa dạng hoá: Mở rộng hình thức kinh doanh thương mại FOB - Tổ chức “HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG” CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 3.1 Mục tiêu, cơ sở đề xuất giải pháp 3.1.1 Thách thức - Nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và nguồn lực lao động ngày càng khan hiếm. Ngày càng có nhiều cơ hội việc làm khác dễ thở mà lương cao hơn, trong khi lao động ngành dệt may vất vả mà lương không tương xứng là nguyên nhân chính khiến nhiều công nhân bỏ việc. - Từ năm 2010, giá nguyên, nhiên phụ liệu đầu vào đồng loạt tăng. Trong đó, giá bông nguyên liệu tăng cao nhất so với những năm gần đây, bình quân là 1,9 USD/kg, trong khi đó giá bông thường chỉ ở mức 1,5 USD/kg. Giá các nhiên liệu như xăng, dầu, điện, tỷ giá USD, lãi suất vay ngân hàng…tăng đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Mức độ cạnh tranh đã gay gắt hơn. Công ty phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong thị trường nội địa. Các đối thủ này không chỉ mạnh nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực: con người, vật chất, thông tin mà còn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam. - Vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất. 3.1.2 Lợi thế - Bên cạnh những khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì ngành dệt may Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định và các doanh nghiệp có thể phát huy các lợi thế này biến những khó khăn, thách thức thành những cơ hội kinh doanh. - Chính sách của Đảng và nhà nước ta khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. Chính sách pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện về đất đai, tiền vốn, thuế, nguồn lực lao động… đây là cơ sở có ý nghĩa quan trọng phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. - Nội lực của công ty ngày càng phát triển về nguồn lực, uy tín thương hiệu được khẳng định. Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn song công ty vẫn đầu tư nhiều thiết bị máy móc hiện đại, tự động từ máy may đến máy thêu, máy giặt là, đóng gói…phục vụ cho xuất khẩu. Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên được nâng lên, kinh nghiệm sản xuất hàng xuất khẩu được bổ sung, qui trình thủ tục pháp luật, tập quán các nước nhập hàng xuất khẩu được hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn. 3.2 Định hướng chiến lược thị trường và kinh doanh xuất khẩu của công ty đến năm 2020. Từ thực tế phát triển của công ty trong những năm qua, từ bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới doanh nghiệp trong những năm tới, xem xét các tiềm năng và lợi thế: Định hướng của Công ty đến năm 2020 sẽ trở thành công ty mạnh với tiềm tàng văn hoá doanh nghiệp vững chắc, trên cở sở củng cố và phát triển thương hiệu, lấy lĩnh vực may mặc làm trọng tâm, từng bước mở rộng và phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề. Tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực có hiệu quả. Quy hoạch phát triển trụ sở thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thương mại và trung tâm thời trang của cả nước, bảo đảm thương hiệu của công ty trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế: khách hàng và người tiêu dùng tự tin, hãnh diện khi sử dụng sản phẩm của công ty. Hoàn thiện giá trị, nhân cách con người cả về năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá với thu nhập ngày càng cao, đời sống tinh thần ngày càng cải thiện, xây dựng môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu chủ yếu sau: -Về kinh tế: + Doanh thu bình quân hàng năm tăng 20% trở lên. + Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng từ 10 – 15%. + Thu nhập bình quân người/tháng tăng từ 10 – 12%. -Về xã hội: + Tạo thêm 1000 đến 5000 chỗ làm việc mới ở các địa phương. + Đào tạo 500 – 2000 công nhân kỹ thuật và cao đẳng nghề cho xã hội. 3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may của công ty TNHH May Mặc Diva 10 đến năm 2020. 3.3.1 Đa dạng hóa mặt hàng và thị trường. a. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng lựa chọn của doanh nghiệp, từ đó tăng được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Phương châm của Công ty là: Hướng ra xuất khẩu và coi trọng thị trường nội địa-nên phải hoà mình vào thị trường may mặc thế giới và khu vực để đặt ra mục tiêu chiến lược phát triển. Do đó, phát triển thị trường may mặc thực sự là một yêu cầu cấp thiết hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau: Công ty cần phải huy động một lực lượng tổng lực từ điều tra nhu cầu thị trường nước ngoài để tạo ra các mẫu mốt ăn khách, hợp thị hiếu, đến tổ chức sản xuất đúng với tiến độ tiêu dùng của thị trường mà sản phẩm cần tới. Làm được điều này, ngoài việc giải quyết lao động như hình thức trên, nó còn góp phần thúc đẩy bản thân ngành Dệt (cung cấp các loại vải cho may mặc) và nhiều ngành công nghiệp khác phát triển. Đồng thời hiệu quả về thu ngoại tệ cũng tăng lên nhiều. - Quan hệ với các nhà phân phối lớn, có uy tín để lợi dụng uy tín của họ nâng uy tín hàng may mặc Việt Nam, đồng thời đưa hàng xuất khẩu Việt Nam vào các kênh tiêu thụ hợp lý (trên cơ sở kinh nghiệm từ kiến thức của nhà phân phối ) qua đó xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường. - Đặt những đại diện, các cửa hàng chào bán các sản phẩm may mặc của công ty tại các thị trường lớn ở nước ngoài. Lập kho hàng ở các cảng lớn để giao nhận hàng kịp thời. - Đẩy mạnh hoạt động mốt, đào tạo đội ngũ tiếp thị, tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền nhằm bán trước sản phẩm. Sớm hoà nhập vào thị trường quốc tế và khu vực bằng đầu tư phát triển và tổ chức lại hoạt động xuất khẩu hàng may mặc theo cơ chế thị trường, theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, bằng tiếp thị, hội thảo, hội trợ, triển lãm, gia nhập các hiệp hội Dệt-May quốc tế và khu vực, giao lưu với thời trang thế giới. Để hỗ trợ đảm bảo cho hoạt động trên đem lại kết quả mong muốn thì trước tiên doanh nghiệp phải tự bảo đảm được chất lượng, qui cách chủng loại của sản phẩm, phù hợp với "thượng đế ngoại". Tăng cường tìm kiếm các thị trường triển vọng và có chính sách sản phẩm đối với từng thị trường. Việc đề ra chính sách sản phẩm đúng đắn đối với từng thị trường có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm, đến chi phí, giá thành và lợi nhuận của công ty. Chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ làm tăng khả năng xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và tăng lợi nhuận của công ty. b. Tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu Dễ thấy rằng việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ không có ý nghĩa nếu như không tăng năng lực sản xuất trong nước. Vì theo một nguyên lý trong kinh doanh thương mại là nếu như khi khách hàng tới mà không có hàng cho khách thì ta sẽ mất khách vĩnh viễn. Đây là hai mặt của một vấn đề: nếu như không có đủ hàng hoá để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì sẽ không cần và không thể mở rộng được thị trường xuất khẩu, cho nên mở rộng thị trường xuất khẩu phải gắn với việc tăng năng lực sản xuất trong nước. Trong những năm tiếp theo, Công ty sẽ tăng cường lực lượng sản xuất với nhiều hình thức và biện pháp cụ thể: - Đầu tư mở các xí nghiệp ở các địa phương như Hưng Hà, Bỉm Sơn,Thiệu Hoá, Hà Quảng… nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động. Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để xây dựng các nhà máy mới. Mặt khác, tìm kiếm các đơn vị vệ tinh gia công để cùng hợp tác sản xuất, tiết kiệm chi phí vật tư, nhà xưởng, thiết bị,… - Ưu tiên đầu tư các thiết bị hiện đại,cải tiến các thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm. Tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong môi trường kinh tế hội nhập. - Tạo môi trường tốt nhất để mỗi thành viên phát huy khả năng sáng tạo. Tiếp tục cải tiến công tác quản lý, cải tiến các quy trình làm việc đảm bảo ngày càng khoa học hơn: giảm thiểu được các bất hợp lý và lãng phí trong quá trình sản xuất, tăng năng xuất lao động góp phần làm tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tập trung cải tiến công tác tổ chức sản xuất, áp dụng phần mềm cải tiến năng suất IEES và công cụ LEAN OFFICE, EDOCMAN trong toàn Công ty. Giao quyền tự chủ đầy đủ cho các đơn vị, áp dụng các đòn bẩy kinh tế nhằm phát huy tính chủ động, tận dụng tối đa các tiềm năng và lợi thế của các đơn vị, tăng hiệu quả sản xuất của các xí nghiệp và hiệu quả phục vụ của các phòng ban. 3.3.2 Nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định cuối cùng đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay. Chất lượng sản phẩm theo quan điểm hiện đại là một khái niệm rộng, trong ngành may mặc nó bao gồm cả phần mẫu mã sản phẩm. Chất lượng sản phẩm với hàng may mặc thể hiện trên cả bình diện đẹp và bền. Sản phẩm đẹp là sản phẩm thời trang, phù hợp với truyền thống văn hoá, cách ăn mặc của người tiêu dùng. Xu thế khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay yêu cầu công ty phải luôn có chiến lược, tầm nhìn trong việc đầu tư máy móc thiết bị. Chỉ có đầu tư đổi mới máy móc thiết bị thì mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng suất lao động từ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Đổi mới công nghệ không chỉ đổi mới máy móc thiết bị mà còn đổi mới nhận thức, kỹ năng và phương pháp sản xuất. - Công ty tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. - Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc thù dân tộc của người tiêu dùng. - Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu. - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên KCS kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm. - Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu truyền thống. Củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng may mặc. Kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu, hàng dởm, hàng nhái ra khỏi hệ thống tiêu thụ của công ty nhằm tăng lòng tin cho khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Tập trung nghiên cứu và cải tiến mẫu mã hiện có từ những chi tiết nhỏ nhất đảm bảo hình dáng, thông số, màu sắc,… phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Duy trì và củng cố sản phẩm mũi nhọn của công ty. Đồng thời tăng cường các hoạt động thiết kế thời trang và may đo nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tiếp tục mở rộng các kênh phân phối, các phương pháp tiếp cận khách hàng, xây dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, chuẩn hoá và cải tạo cửa hàng, đại lý. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên bán hàng nhằm tiếp cận tốt với người tiêu dùng và tăng doanh thu cho công ty. 3.3.3 Tăng cường hoạt động marketing xuất khẩu * Tăng cường hiểu biết và cập nhật thông tin thị trường xuất khẩu hiện hữu Việc thu nhập, phân tích và sử dụng thông tin thị trường xuất khẩu đối với mỗi doanh nghiệp dệt may là một điều hết sức cần thiết, bởi do đặc điểm của nhóm hàng dệt may là yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hóa, xu hướng thời trang…tại từng vùng thị trường mà sản phẩm hiện diện. Hơn thế nữa, đối với các công ty: một kế hoạch sản xuất phi thực tế nếu dựa trên các thông tin thị trường sai lệch và tất yếu sẽ dẫn đến một tổn thất trên nhiều phương diện: về nguồn lực vật chất, uy tín, hình ảnh công ty… Do đó, đứng trước một thực trạng cạnh tranh về hàng dệt may trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, thì việc nắm bắt thông tin thị trường xuất khẩu một cách nhanh chóng, chính xác sẽ tạo ra những lợi thế nhất định cho các Công ty trước những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó. * Phân đoạn thị trường hiện hữu và lựa chọn đoạn thị trường trọng điểm đồng thời phân theo khu vực địa lí thì phân đoạn thị trường hiện hữu của Công ty. Tính ổn định/ không ổn định của thị trường dựa trên các yếu tố: doanh thu xuất khẩu, số lượng đơn đặt hàng, mối quan hệ để lựa chọn đoạn thị trường trọng điểm của công ty cho phù hợp. Việc phân đoạn thị trường trọng điểm tại từng khu vực thị trường sẽ giúp cho công ty có thể xác định được bạn hàng quan trọng nhất của mình, để vạch ra kế hoạch sẵn sàng đáp ứng ngày càng tốt hơn các thị trường này, nhằm mở rộng thị trường trọng điểm và đóng góp nhiều hơn vào doanh thu xuất khẩu của công ty. * Tăng cường nghiên cứu và phát triển( R&D) thị trường mới và xúc tiến xuất khẩu xâm nhập thị trường mới. Việc tăng cường nghiên cứu và phát triển thị trường mới và xúc tiến xuất khẩu xâm nhập thị trường mới, đối với công ty là hoạt động cần thiết nhằm đáp ứng đúng đường lối chiến lược về thị trường của hoạt động đã đề ra trong chiến lược phát triển. Để thực hiện tốt hoạt động này, đòi hỏi công ty xem xét mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia có cùng thị trường mới đó, đồng thời xem xét các yếu tố liên quan đến thị trường đó như: môi trường chính trị- văn hóa-pháp luật-kinh tế, qui mô thị trường, mô hình tiêu dùng, phong cách sống, nguyên tắc marketing. 3.3.4. Sử dụng các hình thức quảng cáo có hiệu quả. Thương hiệu là một tài sản vô cùng quý giá đối với những công ty đã có danh tiếng trên thị trường. Người tiêu dùng khi đã mua hàng, đặc biệt là hàng may mặc thường quan tâm nhiều đến thương hiệu của nhà sản xuất. Ở những thị trường khó tính như EU việc bán những sản phẩm cao cấp dưới một thương hiệu chưa nổi là điều khó khăn bởi lẽ thương hiệu đã một phần nói lên sản phẩm đó có cao cấp không. Cùng với đầu tư xây dựng thương hiệu cần phải tiến hành hoạt động đăng ký thương hiệu tại các thị trường nước ngoài. Nhiều nhà sản xuất Việt Nam không chú ý đến đăng ký thương hiệu mà đã bị các đối thủ cạnh tranh ăn cắp thương hiệu và đăng ký trước. Khi họ nhận ra đó là một tài sản quý giá và muốn lấy lại thì quá muộn. Vì vậy công ty cần phải tiến hành các hoạt động đăng ký thương hiệu trên các thị trường công ty xuất khẩu hàng hoá. Để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thì không thể không sử dụng đến các hình thức quảng cáo. Với một doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu thì vai trò của các hình thức quảng cáo càng được nâng cao. Các hình thức quảng cáo tỏ ra có hiệu quả mà công ty cần khai thác chú ý là thông qua các tạp chí, đặc biệt là các tạp trí thời trang, tổ chức và tài trợ các buổi trình diễn thời trang trong và ngoài nước, tham gia hội chợ triển lãm, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, xây dựng hệ thống văn phòng đại diện, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ. Khi vận dụng các hình thức quảng cáo trên công ty cần xem xét tuỳ thị trường cụ thể, tuỳ từng đoạn thị trường mà công ty hướng vào để quảng cáo mang lại hiệu quả nhất. Đồng thời với hoạt động quảng cáo là hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty thêm lớn mạnh để sản phẩm có thể bán chạy trên thị trường thế giới với thương hiệu này. Như vậy sử dụng hình thức quảng cáo đối với công ty cần linh hoạt, trong đó cần đặc biệt chú ý tới các hình thức như thông qua hoạt động biểu diễn thời trang, các tạp chí thời trang và các phương tiện thông tin đại chúng. * Chi phí để thực hiện quảng cáo: sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm phải được biết đến trên thị trường nước ngoài do đó công ty nên dành phần lớn cho quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như lập website hay quảng cáo trên mạng…, công ty cũng có thể quảng cáo trên tạp chí trong nước để các đối tác đến Việt Nam biết đến. Với quy mô còn nhỏ thì công ty chỉ nên dành từ 2 đến 3% doanh thu cho quảng cáo. 3.3.5 Tăng đầu tư hiện đại hóa công nghệ-mẫu mã hàng may. Thực trạng rõ nét đối với hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở công ty là chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công (chiếm 80%). Do vậy, hiệu quả đem lại không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành Dệt ở nước ta chưa phát triển, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ, thiết bị kĩ thuật chậm so với Trung Quốc, Thái Lan khoảng 5-7 năm, hàng năm sản xuất mới đạt 50-60% năng lực. Do vậy, chất lượng và số lượng vải trong nuớc kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Như trên đã phân tích, để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, công ty cần giảm dần hình thức gia công xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo phương thức FOB. Do vậy, giải pháp cần thiết ở đây là phải đầu tư phát triển ngành dệt để phát triển ngành may, bao gồm cả đâù tư chiều sâu và đầu tư các công trình mới, nâng cao trình độ công nghệ phát triển sản xuất đồng bộ. Đầu tư chiều sâu bao gồm cả đầu tư mở rộng là một yêu cầu cấp thiết để có nhiều mặt hàng thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu, mặt hàng đạt chất lượng cao, giá thành hạ, có vải cho ngành may xuất khẩu theo phương thức FOB, chiếm lĩnh lại thị trường nội địa và hoà nhập vào thị trường may thế giới. Công ty cần tăng vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại, đặc biệt ưu tiên các công nghệ tiên tiến cho ngành dệt nhằm tăng nhanh các loại vải đủ tiêu chuẩn cho ngành may xuất khẩu. Đầu tư chiều sâu nhằm khắc phục các mất cân đối, đồng bộ hoá các dây chuyền thiết bị, bổ sung mới, cải tạo nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ mới, đào tạo nâng cao kỹ thuật quản lý tiếp thị, tổ chức lại sản xuất... để tăng một số mặt hàng chủ lực, có uy tín về nhãn hiệu hàng hoá, có giá cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước. Các dự án đầu tư chiều sâu phải có bước đi phù hợp với tình hình kinh tế, kỹ thuật, với chiến lược phát triển của công ty. Dù là bổ sung một máy, một dây chuyền công nghệ... đều phải đảm bảo đồng bộ với công nghệ phụ trợ, đào tạo, quản lý ... nhằm phát huy hiệu quả kinh tế sớm nhất. Song tìm giải pháp để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, có tính quyết định tới tốc độ phát triển. Ngân sách Nhà nước thì hạn chế, nhiều công trình hạ tầng y tế và giáo dục Nhà nước phải ưu tiên. Bước đầu công nghiệp hoá của các nước nghèo Châu Á vẫn phải dựa vào vốn đầu tư nước ngoài để phát triển. Do vậy, với phương châm thực tế trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, công ty cần nhanh chóng huy động vốn (phát hành trái phiếu vay từ các nguồn tín dụng trong và ngoài nước ...) để cho vay (các dự án đầu tư) và thực hiện một số dịch vụ tài chính khác. Bên cạnh đó, công ty cần đầu tư phát triển sản xuất phụ liệu, nguyên liệu mà trong nuớc có điều kiện. Đây là chất xúc tác để chuyển đổi hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. Vì theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, công ty có thể tận dụng được những nguyên liệu, phụ liệu sản xuất trong nước, giá cả rẻ hơn làm tăng thêm lợi nhuận. Đồng thời thu hút thêm lao động, tạo thu nhập góp phần giải quyết thất nghiệp. Mặt khác, hình thức xuất khẩu này còn vừa tạo đầu ra cho ngành dệt vừa tạo đầu vào cho ngành may. Đặc biệt trong lĩnh vực mốt, công ty còn có nhiều bỡ ngỡ, chưa có đủ hiểu biết về yêu cầu thị hiếu của từng thị trường EU, Hàn Quốc, Nhật... nên sớm đầu tư thích đáng về cơ sở tạo mốt và nâng cao nghiệp vụ tạo mốt, sử dụng các thiết bị chuyên dùng computer, điện tử trong thiết kế cắt may, có kế hoạch hợp tác với viện Mốt, hoặc thuê chuyên gia thiết kế mốt người nước ngoài để rút ngắn quá trình thâm nhập và đẩy nhanh sản phẩm của ta tới các thị trường rộng lớn đó. 3.3.6 Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu, sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Thị trường may thế giới phức tạp, nhu cầu về hàng may mặc biến động theo mùa. Hơn nữa, tập quán thương mại, ngôn ngữ giao dịch với các nước ở các thị trường khác nhau có sự khác nhau. Do vậy, đòi hỏi người làm công tác xuất nhập khẩu phải hết sức linh hoạt tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ và phải hiểu biết chuyên môn về ngành may. Con người là yếu tố quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu chiến lược là một trong những lĩnh vực được quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Công ty. Xem xét lại cơ cấu tổ chức, xây dựng tiêu chuẩn chức danh, rà soát đội ngũ lao động và có kế hoạch đào tạo bổ sung những kiến thức còn thiếu và yếu. Công ty cần có chiến lược đào tạo lại cả cán bộ quản lý và nhân viên một cách thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ... phải được nâng lên nhanh chóng và tương xứng. Qui mô đào tạo và loại hình đào tạo cần được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của hoạt đông xuất nhập khẩu. Mặt khác, hàng năm Công ty nên tổ chức các đợt học nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên. Đây là một mắt xích quan trọng trong công tác đào tạo. Nếu không được chú ý thích đáng sẽ làm hao mòn vô hình đội ngũ đã được đào tạo. Cần tổ chức theo các hình thức: theo chuyên đề, chương trình nâng cao, tu nghiệp ở nước ngoài... theo một chương trình kế hoạch thường niên. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có những khuyến khích về mặt lợi ích thoả đáng cho người theo học các chương trình trên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức cho công việc. Qua đó, giúp cho họ hiểu rõ, nắm chắc, sâu sắc các nghiệp vụ xuất nhập khẩu khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên. Đây thực sự là cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của Công ty. Liên kết với các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề trong và ngoài nước. Đào tạo các kiến thức về: đệt may, thiết kế thời trang, kế toán, quản trị doanh nghiệp, ngoại ngữ… theo kế hoạch của Công ty và đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho xã hội, xây dựng nhà trường thành cơ sở đào tạo có uy tín cả trong nước và quốc tế. Liên kết với các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động để đào tạo lao động xuất khẩu lao động ở tất cả các ngành nghề đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.. 3.4 Đề xuất kiến nghị đối với nhà nước 3.4.1 Cải cách hệ thống thuế để khuyến khích xuất khẩu Nhà nước nhanh chóng bổ sung hoàn thiện các hệ thống chính sách thuế để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Việc cải cách hệ thống thuế trước hết phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lý, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư góp phần thúc đẩy sản suất kinh doanh. Thêm vào đó, chính sách thuế phải đưa ra đơn giản dễ hiểu để thực hiện khuyến khích xuất khẩu và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Mặt hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của đất nước. Phát triển ngành sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc vừa tạo điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo việc làm ổn định và nâng cao khả năng tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Do đó việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc cần được hưởng các ưu đãi đặc biệt so với các mặt hàng khác. 3.4.2 Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu Thủ tục hành chính, cách thức nghiệp vụ quản lý hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu hàng hoá. Hàng xuất khẩu hiện nay đòi hỏi thời hạn giao hàng phải đúng với hợp đồng nhưng ngành hải quan và các thủ tục kiểm tra xuất nhập khẩu hiện nay còn rườm rà và gây ra sự chậm trễ trong giao hàng cho khách. Trước hết Nhà nước cần phải hiện đại hoá ngành hải quan, hàng năm tổ chức các khoá huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan như Luật vận tải quốc tế, Luật thuế, ngoại ngữ… cho cán bộ ngành hải quan. Làm như vậy sẽ tránh gây thiệt hại cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và cho nền kinh tế quốc dân. 3.4.3 Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu Có thể nói chưa bao giờ Việt Nam có một vị thế thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế như hiện nay. Việc nối lại quan hệ với các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB, ký kết hiệp định về hợp tác thương mại với EU và với Chính phủ các nước khác. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với trên 105 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó a ký hợp tác thương mại với 58 nước đặc biệt là việc gia nhập ASEAN, WTO, tham gia AFTA…nên khối lượng buôn bán quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng, hoạt động xuất khẩu ngày càng được thúc đẩy. Chính vì vậy chính sách tỷ giá với tư cách là một công cụ điều tiết vĩ mô có vai trò ngày càng lớn đối vơi sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Mục tiêu của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới là phải thường xuyên xác lập và duy trì tỷ giá, ấn định phù hợp dựa trên sức mua thực tế của đồng tiền Việt Nam so với các ngoại tệ, phù hợp với cung cầu trên thị trường, đảm bảo ổn định trong kinh tế đối nội và tăng trưởng kinh tế đối ngoại là hết sức cần thiết. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về phương diện thanh toán quan hệ ngoại hối cho các hoạt động kinh tế đối ngoại đồng thời hỗ trợ cải cách và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế để thực hiện nhanh chóng công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Hơn nữa bên cạnh mục tiêu dài hạn là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát thì chính sách tỷ giá cần tạo hỗ trợ hợp lý cho mục tiêu khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu. 3.4.4 Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với ổn định chính trị và cố gắng đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế như: khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống còn mức thấp…chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc đảm bảo ổn định chính trị và kinh tế chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh quan hệ hợp tác hưu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của đất nước nói riêng. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi như môi trường đất đai, nguồn tài chính, vật tư, kĩ thuật, phương tiện cho hoạt động của các doanh nghiệp để phát triển được ngành công nghiệp Dệt may. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản, nhưng lại mang tính tổng hợp cao bởi nó cần phối hợp của Chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá…Về mặt cơ sở pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của Chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hóa, hệ thống thuế phải đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng và hiệu quả. Việt Nam đang trong quá trình cải cách về mặt thể chế, do vậy cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện một môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trước hết là trong nước. KẾT LUẬN Xuất khẩu là một nội dung rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh. Đó cũng là mục tiêu mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Với ý nghĩa đó Đảng và Nhà nước đó và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, ngành dệt may cũng chính là ngành hàng xuất khẩu chế biến quan trọng của Việt Nam hiện nay. công ty TNHH May Mặc Diva chuyên sản xuất hàng may mặc, kể từ khi thành lập đến nay, Công Ty đã thâm nhập và đứng vững ở các thị trường lớn, trong đó thị trường Nhật Bản là thị trường lớn của Công Ty với kim nghạch xuất khẩu hàng may mặc hàng năm rất lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Tuy vậy, hàng may mặc của Công Ty vào thị trường này còn có nhiều khó khăn.Với sự nỗ lực cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như với những điểm mạnh và cơ hội đang có, Công ty sẽ duy trì và phát triển được thị trường tiềm năng này để tạo ra bước tiến vững chắc cho hoạt động xuất khẩu của công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu trưc tiếp vào thị trường Nhật Bản nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. 2. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 2, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà nội. 3. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương – Pgs.Ts Lê Văn Tề, xuất bảng năm 2009 Phân tích hoạt động kinh doanh – Ts Phan Đức Dung, nxb thống kê, năm 2009 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Diva Số liệu hải quan : Số liệu về thị trường Nhật Bản : Website Viện dệt may Việt Nam :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiai_phap_thuc_day_mat_hang_may_mac_cua_cong_ty_4104.doc
Luận văn liên quan