Đề tài Xuất khẩu mặt hàng gạo, thực trạng và giải pháp

LỜIMỞĐẦU Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được sản xuất và tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á. Cũng như các mặt hàng lương thực khác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cung trong nước đểđảm bảo an ninh lương thực. Do vậy, khối lượng gạo trao đổi chiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới. Trong thương mại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tương đương với lúa mì và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hàng hóa. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, sản lượng lúa gạo đã gia tăng nhanh chóng. Trong 10 năm (1991 – 2001), bình quân diện tích tăng 1,73%/năm, năng suất tăng 3,2%/năm và sản lượng tăng 5%/năm. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 17% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Hiện nay, theo mức kim ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 726 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1991 và chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu (kể cả xuất khẩu dầu thô). Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn là một lựa chọn hướng về xuất khẩu. Dư cung gạo không phải bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường xuất khẩu mà chủ yếu từ chính sách an ninh lương thực. Do vậy trong sản xuất lúa gạo từ trước đến nay, Việt Nam vẫn chủ yếu chú trọng đến năng suất màít quan tâm đến các giống gạo ngon có giá trị xuất khẩu cao (những giống gạo thường cho năng suất thấp). Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo có hiệu qủa tối ưu luôn là vấn đềđòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Xuất khẩu mặt hàng gạo. Thực trạng và giải pháp" làm đề tài tiểu luận của mình. MỤCLỤC LỜIMỞĐẦU 1 I. TỔNGQUANTHỊTRƯỜNGGẠOTHẾGIỚI 2 1. Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo thế giới năm 1998 đến nay 2 2. Xuất nhập khẩu gạo thế giới 3 2.1. Nhập khẩu 3 2.2. Xuất khẩu 4 3. Triển vọng thị trường gạo thế giới trong năm 2002 5 3.1. Các nước xuất khẩu gạo. 3.2. Các nước nhập khẩu. 3.3. Mậu dịch 3.4 Giá cả II. THỰCTRẠNGXUẤTKHẨUGẠO VIỆT NAMTỪNĂM 2000 ĐẾNNAY 5 1. Tình hình chung 5 1.1. Giá cả 6 1.2. Cơ cấu xuất khẩu gạo năm 2000. 7 1.3. Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2001. 8 1.4. Thị trường xuất khẩu 8 2. Khó khăn của Việt Nam trong xuất khẩu gạo và nguyên nhân. 9 III. MỘTSỐGIẢIPHÁP. 11 1. Giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu 11 2. Giải pháp về thị trường xuất khẩu 12 3. Các giải pháp khác. 13 KẾTLUẬN 14

docx17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xuất khẩu mặt hàng gạo, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được sản xuất và tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á. Cũng như các mặt hàng lương thực khác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cung trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Do vậy, khối lượng gạo trao đổi chiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới. Trong thương mại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tương đương với lúa mì và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hàng hóa. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, sản lượng lúa gạo đã gia tăng nhanh chóng. Trong 10 năm (1991 – 2001), bình quân diện tích tăng 1,73%/năm, năng suất tăng 3,2%/năm và sản lượng tăng 5%/năm. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 17% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Hiện nay, theo mức kim ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 726 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1991 và chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu (kể cả xuất khẩu dầu thô). Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn là một lựa chọn hướng về xuất khẩu. Dư cung gạo không phải bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường xuất khẩu mà chủ yếu từ chính sách an ninh lương thực. Do vậy trong sản xuất lúa gạo từ trước đến nay, Việt Nam vẫn chủ yếu chú trọng đến năng suất mà ít quan tâm đến các giống gạo ngon có giá trị xuất khẩu cao (những giống gạo thường cho năng suất thấp). Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo có hiệu qủa tối ưu luôn là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Xuất khẩu mặt hàng gạo. Thực trạng và giải pháp" làm đề tài tiểu luận của mình. I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 1. Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo thế giới năm 1998 đến nay Hiện tượng khí hậu elninô năm 1998 đã làm cho nhiều nước mất mùa và phải tăng nhập khẩu gạo, điều này làm cho mậu dịch gạo thế giới tăng đến mức kỷ lục 25,7 triệu tấn. Nhưng qua năm 1999 do nhiều nước được mùa làm cho mậu dịch gạo thế giới giảm còn 21,8 triệu. Năm 2000 là một năm sóng gió trên thị trường gạo thế giới với nhu cầu đặc biệt thấp, giá gạo giảm. Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước lớn như Inđônêxia, Philipin, Bănglađet, Braxin… hạn chế bởi sản lượng gạo của các nước này đang phục hồi sau 2 năm mất mùa vìe biến động của thời tiết. Năm 2000 tuy có thiên tai xảy ra ở các nước sản xuất gạo như lũ lụt tại các miền nam Ấn Độ, lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, hạn hán tại Trung Quốc, lũ lụt và bão nhiệt đới tại Đông Bắc Thái Lan. Mặc dù thiên tai gây ảnh hưởng tới sản lượng gạo của một số nước nhưng nhìn chung sản lượng thế giới vẫn tăng, giá gạo vẫn liên tục giảm. Ngoài Thái Lan và Việt Nam, Trung Quốc nổi lên là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Với ưu thế giá gạo ra và chất lượng ngày được một cải thiện, gạo Trung Quốc đã có chỗ đứng trên thị trường châu Phi và Nhật Bản. Năm 2001 theo dự báo của Bộ nông nghiệp Mỹ USDA sản lượng gọa thế giới giảm 8,66 triệu tấn (2,12%) so với năm 2000. Trong đó sản lượng giảm nhiều nhất dự đoán ở Trung Quốc giảm 5,94 triệu tấn vằ ở Ấn Độ giảm 4 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ gạo thế giới năm 20021 dự báo sẽ giữ gần như năm trước cao hơn hẳn sản lượng 3,6 triệu tấn. Cũng theo USDA sản lượng gạo thế giới vụ 2001/2002 giảm 1,27 triệu tấn so với dự đoán của tháng 8 còn 394,44 triệu tấn chủ yếu do dự kiến sản lượng gạo giảm tại Trung Quốc và Ai Cập tuy rằng sản lượng của Mỹ, Ấn Độ và Ôxtrâylia tăng. Tiêu thụ gạo sẽ ở mức 404,8 triệu tấn (giảm hơn 1 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 8). Tồn kho gạo thế giới vào cuối vụ sẽ còn 127,23 triệu tấn. Tiêu thụ gạo thế giới năm 2001 sẽ đạt mức kỷ lục 403,54 triệu tấn, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc 136,75 triệu tấn, tiếp đến là Ấn Độ 87 triệu tấn, Inđônêxia 36,6 triệu tấn. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng sản lượng gạo cũng chỉ ở mức 16,7 triệu tấn và tiêu thụ 10% triệu tấn. 2. Xuất nhập khẩu gạo thế giới 2.1. Nhập khẩu: Theo dự báo của USD năm 2001 nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới tăng 1,2% (270.000 tấn) so với năm 2000. Trong đó nhập khẩu gạo dự đoán sẽ tăng mạnh nhất Ơiran tăng 300.000 tấn, tiếp đến là CHDCND Triều Tiên tăng 150.000 tấn. Về khu vực dự đoán sẽ tăng chủ yếu ở Trung Đông, Châu Phi nhưng tiếp tục giảm ở Châu Á, tuy vậy các quốc gia Châu Á vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất chiếm 49% tổng nhập khẩu hoàn toàn thế giới, năm 2001 nhập khẩu gạo Châu Á giảm do nước nhập khẩu lớn nhất của Châu Á là Inđônêxia giảm lượng nhập. Năm 2001 Inđônêxia giảm nhập khẩu gạo bởi những lý do sau: Diện tích trồng lúa của nước này tăng 2,85% so với năm 2000 lên 11,4 triệu tấn ha. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng thóc gạo của Inđônêxia tăng cao đạt ở mức 53,8 triệu tấn thóc tương đương với 35,8 triệu tấn gạo tăng 1,3 triệu tấn thóc so với năm 2000 vì thế nên năm 2001 Inđônêxia giảm lượng gạo nhập khẩu xuống ở mức 0,7 triệu tấn so với 1,8 triệu tấn năm 2000. Trung Đông tăng lượng nhập khẩu gạo bởi nhu cầu dùng gạo ở những nước này tăng mà khả năng sản xuất ở những nước này bị hạn chế, như trường hợp Saudi Arabia do ngày càng sử dụng nhiều lao động từ các nước Châu Á quen ăn cơm nên nước này có thể tăng nhập khẩu gạo. Châu Phi cũng sẽ tăng nhập khẩu gạo do các nước này phải dỡ bỏ bớt các rào cản về thuế quan trong năm nay. Theo dự báo của tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc thì từ năm 1999 - 2005 nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi sẽ tăng 30% 2.2. Xuất khẩu: Cũng theo dự báo của FAO năm 2001 xuất khẩu gạo thế giới sẽ đạt 22,3 triệu tấn giảm 0,7 triệu tấn so với năm 2000. Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, tiếp tục là những nhà cung cấp gạo chính cho thế giới, ngoài ra còn xuất hiện những nhà cung cấp gạo khác như Myanma, Cămpuchia và một số nước Châu Mỹ la tinh/ Thái Lan: Sản xuất lúa gạo Thái Lan năm 2001 ước đạt 24,13 triệu tấn thóc (16,7 triệu tấn gạo) giảm 34000 tấn so với năm 2000 tiêu thụ trong nước 10 triệu tấn gạo. Nhìn lại thành tích xuất khẩu gạo năm 2000 của Thái Lan thì đã vượt quá mục tiêu do chính phủ đề ra về số lượng và giá trị. Lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2000 đạt 6,61 triệu tấn trị giá 68 tỷ Baht (1,74 tỷ USD) vượt 10% so với mục tiêu về số lượng đề ra (6 triệu tấn) và vượt 13% mục tiêu về giá trị đề ra (1,55 tỷ USD). Đó là nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu gạo của nước này sang thị trường chính như Nigiêria, Iran, Sengegal, Namphi. Năm 2001 Thái Lan cũng đặt ra mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, nhưng đến ngày 11/9/2001 Thái Lan đã xuất khẩu được 4,64 triệu tấn tăng 15% so với cùng kỳ năm trước ước tính đến hết 3. Triển vọng thị trường gạo thế giới trong năm 2002 3.1. Các nước xuất khẩu gạo. Mỹ: xuất khẩu gạo của Mỹ năm 2002 dự kiến đạt 2,6 triệu tấn, giảm 50.000 tấn so với năm 2001, sản lượng đạt 8,8 triệu tấn tăng 140.000 tấn. Mặc dù sản xuất gạo tăng nhưng vì giá gạo Mỹ không có sức cạnh tranh nên tổng lượng gạo xuất khẩu dự kiến giảm. Thái Lan: xuất khẩu gạo của Thái Lan theo dự báo mới nhất là 7 triệu tấn vào năm 2002. Việt Nam: xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo có thể đạt 4,3 triệu tấn vào năm 2002 do dự báo sản lượng thóc của Việt Nam tăng 300.000 tấn so với 31,8 triệu tấn của năm 2001. Trung Quốc có thể xuất khẩu 2 triệu tấn gạo vào năm 2002, cao hơn 200.000 tấn so với năn 2001, sản lượng gạo của Trung Quốc giảm nên lượng tồn kho có thể chỉ còn 7,6 triệu tấn. Ấn Độ: xuất khẩu gạo của ấn độ sẽ tăng nhẹ so với mức 1 triệu tấn của năm nay, do sản lượng thóc năm 2002 của ấn độ có thể vẫn vượt tiêu thụ kết quả là năm thứ tư liên tiếp tồn kho gạo của ấn độ tăng, hơn nữa nhờ sức cạnh tranh về giá cả của gạo ấn độ tăng lên và nhu cầu tăng lên từ Băngladet thị trường lớn nhất của ấn độ. Pakistan xuất khẩu gạo dự kiến giảm so với mức 2,25 triệu tấn năm nay, vì sản lượng thóc có khả năng giảm 300.000 tấn, nên lượng gạo xuất khẩu dự kiến chỉ đạt 2 triệu tấn. Achentina và Urugoay dự kiến sẽ giảm xuất khẩu lần lượt còn 250.000 và 650.000 tấn, do sản lượng ở trong nước giảm và nhu cầu nhập khẩu ở Châu Mỹ la tinh giảm nhẹ. Ai Cập: mặc dù sản lượng dự kiến bình ổn, song xuất khẩu từ Ai Cập có thể tăng 25.000 tấn đạt 525.000 tấn, vì giá gạo của Ai Cập rất có sức cạnh tranh đặc biệt là ở Thỗ Nhĩ Kỳ. Mianma: xuất khẩu của Mianma có thể giảm vì các chính sách xuất khẩu và định giá của chính phủ chậm hơn những thay đổi trên thị trường toàn cầu. 3.2. Các nước nhập khẩu. Bắc Mỹ: dự kiến nhập khẩu 315000 tấn gạo vào năm 2002 tăng 5000 tấn so với năm 2001 vì tiêu thụ gạo thơm và các loại gạo đặc biệt tiếp tục tăng, tổng nhập khẩu vào Mêhico vẫn ổn định ở mức 425.000 tấn vì nhập khẩu gạo thô vẫn cao để cung cấp cho ngành xay xát của nước này. Mỹ la tinh: nhập khẩu vào toàn khu vực dự kiến giảm hơn 100.000 tấn mặc dù sản lượng thóc ổn định. Riêng nhập khẩu vào Braxin vẫn bình ổn ở mức 500.000 tấn. Trung đông: nhập khẩu trong năm 2002 dự kiến tăng vì sản lượng thóc trong khu vực giảm trong 2 năm liên tiếp do thời tiết khô hạn, nhập khẩu gạo của Iran tăng 250.000 tấn đạt 1,25 triệu tấn. Châu Phi: sản lượng gạo của Châu Phi tăng nhẹ và nhập khẩu trong khu vực sẽ giảm, tồn kho giảm vì tiêu thụ trong khu vực tăng, nhập khẩu vào Nigieria giảm vì sản lượng tăng lên và đã lập kho dự trữ. Nam Á: sản lượng nhập khẩu và tồn kho cuối vụ của nam Á dự đoán tăng do nhâp khẩu vào Băngladet tăng vì sản lượng gạo của nước này dự báo giảm 1 triệu tấn, tiêu thụ dự báo tăng tồn kho cuối vụ trước giảm. Các nước châu Á khác: Nhập khẩu vào Châu Á dự đoán bình ổn trong 3 năm liên tiếp, trong khi sản lượng giảm tiêu thụ tăng, tồn kho sẽ giảm 10 triệu tấn trong đó 75% mức tồn cuối vụ giảm thuộc về Trung Quốc, phần còn lại chủ yếu thuộc về Indonexia. 3.3. Mậu dịch: Dự kiến mậu dịch gạo toàn cầu năm 2002 bình ổn, tiêu thụ tăng 2% do dân số tăng, làm giảm khoảng10 tấn tồn kho cuối vụ, chủ yếu ở Trung Quốc nơi có 2/3 sản lượng gạo dự trữ toàn cầu. Ấn Độ một nước xuất khẩu lớn đang phát triển kế hoạch sử dụng hoặc bán gạo dự trữ. 3.4 Giá cả: Giá gạo thế giới năm 2002 dự đoán tiếp tục giảm mặc dù tồn kho gạo toàn cầu sẽ giảm. Từ khi các nước xuất khẩu lớn nắm giữ 85% dự trữ toàn cầu, họ là tác nhân chính trên thị trường, nhu cầu nhập khẩu lúc này thấp, các nhà nhập khẩu ít quan tâm đến nhập khẩu vì sản lượng trong nước không thiếu hơn nữa do dự đoán giá không tăng trong tương lai gần. II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY. 1. Tình hình chung Sản lượng gạo của Việt Nam năm nay dự đoán giảm xuống còn khoảng 31 triệu tấn, so với mức 32,6% triệu tấn năm ngoái, một phần là do giá gạo thế giới giảm. Dự đoán nông dân sẽ giảm 40% diện tích trồng lúa trong vụ xuân hè này xuống còn khoảng 310.000 ha, so với 535.000 ha năm ngoái, vì giá gạo thấp. Nếu tính sản lượng gạo trung bình 3,5 tấn/ha, việc giảm diện tích trồng lúa trong vụ xuân hè năm nay sẽ làm giảm khoảng 500.000 - 600.000 tấn thóc. Vụ Đông xuân năm 2000 - 2001 do lũ lụt tại vùng ĐBSCL đã làm giảm thu hoạch do đó đã giảm sản lượng của cả năm vào khoảng hơn 843.000 tấn. Vụ đông xuân năm nay đã sản xuất được 15,5 triệu tấn thóc, sản lượng của vụ hè thu năm nay cũng có thể bị giảm, một mặt do nông dân lo ngại giá gạo thấp, mặt khác Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn đã kêu gọi nông dân giảm sản lượng gạo và chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác như mía, dâu và ngô. Tuy nhiên, việc giảm sản lượng thóc năm nay sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu, dự định vẫn đạt chỉ tiêu bằng hoặc cao hơn chút ít so với năm ngoái. Sản lượng gạo năm 2001 thấp cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc tiêu dùng gạo trong nước vì hiện náy Việt Nam đã có đủ gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước. 1.1. Giá cả: Qua những số liệu ghi nhận được chứng tỏ gạo xuất khẩu Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn, ngày càng được giá hơn và khoảng cách với giá gạo Thái Lan ngày càng được rút ngắn, nếu như 6 tháng đầu năm khoảng cách này là 20 - 25USD/ tấn, thì đến 6 tháng cuối năm chỉ còn chênh nhau 10 - 15 USD/ ấn, có thời điểm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ngang với giá gạo Thái Lan. 1.2. Cơ cấu xuất khẩu gạo năm 2000. Gạo phẩm cao cấp 42,71% Gạo phẩm cấp trung bình 25,55% Gạo phẩm cấp thấp 24,13% Gạo tám 5,06% Gạo nếp 1,07% Các loại khác % 0,55 1.3. Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2001. Dự đoán sản lượng thóc của Việt Nam năm 2001 giảm xuống còn 31 triệu tấn, so với 32,6 triệu tấn năm ngoái. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế dự đoán sản lượng thóc giảm không ảnh hưởng đến xuất khẩu. Do người dân chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng mía, dâu, bông, vì thé mà mục tiêu xuất khẩu 4 triệu tấn gạo trong năm 2001 ngay từ đầu năm đã gặp nhiều khó khăn, trong khi cạnh ranh giữa các nước xuất khẩu gạo đang ngày càng trở nên quyết liệt, mậu dịch gạo thế giới năm 2001 dự đoán không tăng hơn so với năm 2000 cho nên giá gạo xuất khẩu đã giảm xuống chỉ bằng 73% so với cùng kỳ năm 2000, nên mặc dù quý I/ 2001 xuất khẩu được xấp xỉ 753.000 tấn gạo, gấp 2 lần về lượng nhưng về giá trị chỉ tăng 90% so với cùng kỳ năm 2000. Song quý II tình hình xuất khẩu gạo còn khó khăn hơn do vậy giá lúa gạo ở thị trường trong nước liên tục giảm xuống (950 - 1000 đ/ kg ở vùng sâu vùng xa) dưới mức giá thành sản xuất làm cho người dân bị lỗ vốn. Để giải quyết tình trạng này chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp tăng tiêu thụ lúa hàng hoá, trong đó có biện pháp mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (quyết định 233/qđ - ttg của thủ tướng chính phủ ngày 6/3/2001 quy định giá sàn thóc từ 1250 - 1300đ/ kg) thực hiện trong tháng 3 và 4/2001 nhờ biện pháp đó mà đến tháng 5 giá lúa gạo đã tăng được từ 50 - 100đ/ kg. 1.4. Thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu gạo ngày càng rộng mở: Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, từ đầu năm đến nay mặt hàng gạo nước ta đã xuất khẩu tới 37 nước và vùng lãnh thổ, tăng thêm 12 thị trường so cùng kỳ, tiêu biểu đó là Ai Cập, Senegal, Nam Phi, Tanzania…Riêng Tanzania, gạo là mặt hàng xuất khẩu duy nhất của nước ta với khối lượng gần 40.000 tấn. Tính chung tổng lượng gạo xuất khẩu của ta tới những thị trường mới này đạt trên 300.000 tấn. Tại một số thị trường, lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng mạnh như Philipin nhập nhhiều gấp 3 lần cùng kỳ năm trước và Nga, Ba Lan…cũng nhập tăng gấp đôi. Nhờ đó lượng gạo xuất khẩu của cả nước từ đầu năm đến nay đã vượt trên 3 triệu tấn, tăng khoảng 23% so cùng kỳ. Tuy nhiên do giá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu mới đạt 525 triệu USD, chỉ tăng trên 3% so cùng kỳ. Như vậy, đến nay thị trường châu á chiếm trên 47% thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam, châu Phi gần 30%, Trung Đông gần 9%, châu Mỹ khoảng 7%, còn lại là các thị trường khác. Theo dự báo, xuất khẩu gạo năm nay có thể đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 3,5 triệu tấn. 2. Khó khăn của Việt Nam trong xuất khẩu gạo và nguyên nhân. Thị trường các mặt hàng nông sản thế giới vẫn ở trong tình trạng không mấy sáng sủa. Mặt hàng giá nông sản đang ở mức thấp và rất khó có khả năng phục hồi sớm. Mục tiêu xuất khẩu 4 triệu tấn gạo của Việt Nam trong năm 2001 sẽ gặp khó khăn, trong khi cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo đang ngày càng trở nên quyết liệt, vì mậu dịch gạo thế giới ở mức 23,3 triệu tấn, không tăng so với năm 2000, và cũng chưa xuất hiện dấu hiệu nào thuận lợi cho xuất khẩu mặt hàng này những tháng cuối năm. Đến thời điểm này, giá chào gạo phẩm cấp thấp và trung bình của tất cả các nước xuất khẩu đều ở mức rất thấp, tương đương mức giá cùng thời điểm năm 2000. Giá chào gạo xuất khẩu của ta ở mức thấp là điều không thể khác được. Bởi bối cảnh cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo, nhất là gạo phẩm cấp thấp, trung bình đang diễn ra ngày càng quyết liệt. Hầu hết nguồn cung lúa gạo tại các nước xuất khẩu như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, ấn độ…đều tăng cao, trong khi thị trường xuất khẩu tiếp tục khó khăn như cuối năm 2000. Để bán được gạo, các nước xuất khẩu đã chủ động đề xuất những điều kiện hết sức có lợi cho các nước nhập khẩu, như chào giá mức thấp, giao hàng nhanh, điều kiện thanh toán đa dạng (có thể đổi hàng, trả chậm trong thời gian dài…); Thái Lan liên tục xúc tiến xuất khẩu gạo trong các cuộc tiếp xúc cấp Chính phủ. Nước ngày còn chủ trương thả nổi đồng baht để khuyến khích xuất khẩu gạo. Đây sẽ là áp lực lớn đối với mặt bằng giá của các nước xuất khẩu gạo khác, nhất là với Việt Nam. Mặc dù đã "độc chiếm" trên thị trường gạo chế biến, gạo phẩm cấp cao, song Thái Lan vẫn sẵn sàng với Việt Nam và các nước xuất khẩu gạo khác trượt xuống mức giá thấp, đặc biệt là với gạo 25% tấm để giành giành thị trường. Trong khi đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao kỹ thuật, công nghệ chế biến gạo của Việt Nam để có được các chủng loại gạo xuất khẩu 10/14/01 7 :20 AM phong phú và chất lượng như Thái Lan vẫn chưa thể làm được trong ngắn hạn. Ngoài ra, trong những tháng cuối năm 2001, Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh với một đối thủ mới là Pakistan, xuất khẩu chủ yếu các loại gạo 15%, 20%, 25% tấm, có mức giá tương đương Việt Nam. Và cùng với việc ấn độ tham gia xuất khẩu gạo, giảm giá chào bán xuống mức thấp nhất khu vực châu á (ấn độ đã thực hiện việc chào bán gạo 25% tấm với giá 136 USD/ tấn, trước đây là trên 200 USD/ tấn) sẽ càng làm tăng thêm áp lực đối với thị trường gạo phẩm cấp thấp hiện nay. Bước sang năm 2001, cả hai nước xuất khẩu gạo lớn là Việt Nam và Thái Lan đều có ảnh hưởng lương thực quy thóc tương đối ổn định (Việt Nam giảm chút ít). Ngoài lương thực được cân đối cho tiêu dùng trong nước, bổ sung và đổi hạt cho dự trữ quốc gia, lương thóc hàng hoá quy gạo của ta vẫn còn tương đối lớn, khoảng 3 triệu tấn cần phải được xuất khẩu, tương đương mức xuất khẩu của năm 2000.Trong khi đến nay Việt Nam mới xuất được gạo vào thị trường Châu Phi với số lượng còn rất khiêm tốn. Chưa kể phải cạnh tranh gay gắt, thì nhu cầu ở các nước nhập khẩu gạo lớn và những khách hàng truyền thống của Việt Nam vẫn tiếp tục bị thu hẹp. Việc Indônêxia rút khỏi thị trường nhâp khẩu gạo, đã gây tác động mạnh đến mậu dịch gạo thế giới và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Chính sách "cơ chế thị trường tự do có kiểm soát" được nước này đặt ra là: cấm nhập khẩu gạo, trừ khi thời vụ thu hoạch kém (thường kéo dài từ tháng 10 tới tháng giêng hàng năm); trong thời vụ nhập khẩu, thuế nhập khẩu gạo sẽ tăng dần căn cứ vào giá trên thị trường thế giới, tỉ giá hối đoái và tình hình cung cấp gạo trong nước. Từ tháng 8/2001 trở đi, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường truyền thống này chỉ có thể được cải thiện nếu sản xuất lúa gạo của Inđônexia bị ảnh hưởng bởi hiện tưọng Linana. Cũng như Inđônêxia, triển vọng nhập gạo Việt Nam của Philipin cũng phụ thuộc lớn vào hiện tượng thời tiết Elnino tái diễn từ tháng 8/2001 gây ảnh hưởng tới sản xuất lúa gạo của nước này. Thực tế cho thấy, giải phóng hết "đầu ra" của lúa gạo đang là một áp lực hết sức năng nề đối với nước ta, và nếu không có những đột biến về thời tiết thì tình hình tiêu thụ rất khó có khả năng được cải thiện trong những tháng cuối năm. Và rõ ràng sự phân bổ nhu cầu gạo trên toàn cầu đã thay đổi nhiều so với trước. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải chủ động, linh hoạt, có nhiều điều kiện ưu đãi khách hàng hơn thì mới bảo đảm được mục tiêu xuất khẩu 4 triệu tấn gạo năm 2001. Mặc dù hiệu quả kinh tế từ xuất khẩu gạo sẽ bị giảm sút, nhưng đây là năm bản lề để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, nâng cao chất lượng hạt gạo, tạo hiệu quả cao hơn trong các năm tiếp theo. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 1. Giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu 1.1. Chuyển đổi loại giống lúa chất lượng cao: Hiện nay gạo xuất khẩu của nước ta ở giữa loại 2 và 3. Nếu thị trường khan hiếm thì người mua có thể đẩy lên loại 2. Ngược lại khi gạo bão hoà thì gạo loại 2 dễ bị đẩy xuống loại 3, vì vậy muốn có được gạo xuất khẩu có chất lượng cao thì khâu đầu tiên là phải chọn được giống lúa cho gạo có độ ghẻo cao, thơm… 1.2. Quy hoạch từng vùng trồng lúa khác nhau để tránh sự lai tạp giữa các loại giống lúa khi trồng xen lẫn trong cùng một vùng, cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa dùng để xuất đi từng thị trường khác nhau. 1.3. Hoàn thiện công nghệ sau thu hoạch, cần quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ thu hoach, bảo quản sau thu hoạch (dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng mặt trời hiện nay nông dân thường dùng), xay xát có công suất từ 180 tấn/ ca trở lên). Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống, khuyến nông, mua, bảo quản (kho bảo quản phải có nhiệt độ độ ẩm thích hợp), tồn trữ, vận chuyển, bốc xếp,…tất cả cần phải thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO. Hiện nay nông dân có thói quen để lúa chín quá khi thu hoạch thì gặt đập chưa khép kín và phơi ngay bằng ánh sáng mặt trời nên hạt gạo bị rạn gẫy nhiều, sinh ra nhiều tấm. Muốn gạo ít vỡ phải gặt khi lúa vừa chín tới và đưa ngay vào máy sây khô sau đó được bảo quản trong kho có tiêu chuẩnnhiẹt độ và độ ẩm thích hợp, để hạt gạo không bị hút ẩm ngả màu vàng. Khâu xay xát cũng không nên dùng máy có công suất nhỏ gạo bị hư hao nhiều và chất lượng không đảm bảo, mà phải dùng máy có công suất từ 180 tấn/ trở lên, loại máy này hiện đại có bộ phận sấy nếu thóc còn độ ẩm rồi mới qua bộ phận bóc vở do đó gạo sẽ ít vỡ, cuối cùng là khâu đánh bóng để tách hết cám ra khỏi gạo, sau dó gạo được bảo quản trong xilô có nhiệt độ ổn định, không khí thông thoáng gạo sẽ không bị mờ, bị vón. Từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới ISO vào sản xuất chế biến gạo xuất khẩu. 2. Giải pháp về thị trường xuất khẩu: Chủ động về chiến lược thị trường tìm đầu ra ổn định cho từng loại gạo hoặc từng thị trường sau đó ký hợp đồng với nông dẫn giống lúa đạt tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đề ra, tìm biện pháp để ổn định thị trường giữ vững thị trường cũ tích cực tìm kiếm thị trường mới. Giữ vững và mở rộng thị trường bao gồm: - Cần từng bước nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu sang các nước Châu á như Xingapore, Indonexia, Philipin, Malaixia…nhằm củng cố và giữ vững các thị trường này. - Tăng cường xuất khẩu trực tiếp vào các nước Châu Phi, đặc biệt là các nước Nam Phi, Nigiênia, Tôgô…vì các thị trường này có nhu cầu tiêu thụ gạo khá lớn. Nếu khả năng thanh toán của bạn gây khó khăn thì nên thăm dò và áp dụng phương thức hàng đổi hàng (đổi gạo lấy điều khô) để cân bằng lượng ngoại tệ xuất nhập khẩu. - Quan tâm hơn nữa đến việc bán gạo sang Trung Quốc vì đây là thị trường rất gầnvà thuận tiện cho việc chuyên chở, một yếu tố làm giảm giá xuất khẩu gạo của Việt Nam nào thị trường này. - Đối với các thị trường có sức tiêu thụ lớn, nên tìm kiếm các thoả thuận ở cấp Chính phủ để giải quyết vấn đề cấp tín dụng hoặc chấp nhận mua lại một lượng hàng hoá nào đó nhằm thúc đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo của Việt Nam. Công tác tổ chức điều hành xuất khẩu gạo hàng năm phải hếc sức linh hoạt, nghiên cứu lập quỹ dự trữ lương thực từ chính nguồn vốn của doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đầu tư thực hiện một hệ thống thông tin có khả năng giám sát an ninh và phân tích thị trường lương thực, gắn thông tin với điều hành xuất khẩu gạo, tránh gây bị động cho doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để doanh nghiệp gắn chặt với nông dân, nông nghiệp và nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 3. Các giải pháp khác. Cần đầu tư nhiều hơn nữa vào khâu dự trữ gạo xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn sẵn có lượng gạo dự trữ nhất định tránh tình trạng như hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới tổ chức thu mua gạo để xuất khẩu không chủ động được nguồn hàng, nhiều khi đẩy giá gạo trong nước lên. Chọn thời điểm ký hợp đồng, tránh ký vào thời điểm giá rẻ giao hàng vào thời kỳ giáp hạt. Tuyệt đối giữ uy tín với khách hàng (tránh tình trạng như thời gian vừa qua có doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài nhưng khi họ cho tầu vào ăn hàng thì không có). KẾT LUẬN Thị trường thế giới năm 2001 là thị trường của người mua, nên đã xảy racạnh tranh khốc liệt giữa các nhà xuất khẩu cho giá gạo giảm, những nước xuất khẩu được nhiều gạo là những nước đã chuẩn bị tốt các khâu: chất lượng, chủng loại, giá cả, xúc tiến thương mại và một số khâu khác… Trên thế giới hiện nay xét cả về nhu cầu gạo của các nước nhập khẩu có thẻ phân ra hai loại sau: loại thứ nhất nhu cầu gạo chất lượng công nghiệp phát triển Nhật, Hàn Quốc và các nước Trung Đông có nhiều dầu lửa. Loại thứ hai: nhu cầu gạo chất lượng không cần cao (5% 25% tấm) đó là các nước Châu Phi và các nước Châu Á khác. Đối với Việt Nam: Nông nghiệp Việt Nam sẽ phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá những nông sản có lợi thế so sánh, đã đến lúc việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp dài hạn phải cân nhắc kỹ đến nhu cầu tiêu thụ trên thế giới cụ thể trong sản xuất gạo cần phải có quy hoạch chi tiết, hình thành vùng sản xuất lúa chuyên canh để trồng các loại lúa xuất khẩu đến từng khu vực có tính đặc thù như loại xuất khẩu đi châu Á, châu Phi…Đầu tư bao tiêu để nông dân trồng lúa đặc sản xuất khẩu thay giống lúa cũ bằng các giống lúa thơm có nhiệt độ hồ hoá thấp, độ giẻo cao, tám thơm, nàng Hương…. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 2 1. Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo thế giới năm 1998 đến nay 2 2. Xuất nhập khẩu gạo thế giới 3 2.1. Nhập khẩu 3 2.2. Xuất khẩu 4 3. Triển vọng thị trường gạo thế giới trong năm 2002 5 3.1. Các nước xuất khẩu gạo. 3.2. Các nước nhập khẩu. 3.3. Mậu dịch 3.4 Giá cả II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 5 1. Tình hình chung 5 1.1. Giá cả 6 1.2. Cơ cấu xuất khẩu gạo năm 2000. 7 1.3. Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2001. 8 1.4. Thị trường xuất khẩu 8 2. Khó khăn của Việt Nam trong xuất khẩu gạo và nguyên nhân. 9 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 11 1. Giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu 11 2. Giải pháp về thị trường xuất khẩu 12 3. Các giải pháp khác. 13 KẾT LUẬN 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXuất khẩu mặt hàng gạo Thực trạng và giải pháp.docx
Luận văn liên quan