MỞ ĐẦU
Đà lạt là một vùng chuyên canh rau và hoa nổi tiếng nhất nước ta. Nơi
đây có nhiều thuận lợi về điều kiện khí hậu và địa lý, thích hợp cho việc trồng
các loại rau hoa ôn đới, bên cạnh đó Đà Lạt còn có nhiều thuận lợi về việc thông
thương với các địa phương khác bằng đường bộ và đường không. Những thuận
lợi trên chính là cơ sở để Đà Lạt phát triển nông nghiệp.
Sản lượng rau xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng ngày càng tăng ước tính chiếm
khoảng 12 -15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo đánh giá của tổ
chức FAO trong giai đoạn từ 2001 – 2010 nhu cầu tiêu thụ rau trên giới hàng
năm tăng bình quân 3,6% nhưng lượng rau sản xuất hàng năm chỉ tăng 2,8%.
Điều này cho thấy ngành nông nghiệp nước ta nói chung và Lâm Đồng nói riêng
hoàn toàn có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, các loại rau hoa có giá trị thương phẩm bị giảm
đi về số lượng và chất lượng. Điều này xảy ra là do đất đai bị khai thác một cách
quá mức mà không chú trọng đến việc phục hồi nên hệ sinh thái đẩt bị mất cân
bằng, điều này dẫn đến các loại bệnh lây lan từ môi trường đất diễn ra mạnh mẽ
làm tàn phá nặng nề nền nông nghiệp của Đà Lạt. Vì vậy cần có những giải
pháp để tháo gỡ vấn đề trên đó là vấn đề nghiên cứu các phương pháp phòng trừ
bệnh cho cây trồng có hiệu quả để có thể khắc phục các vấn đề nêu trên.
Các loại bệnh do tuyến trùng gây ra và lây lan trong môi trường đất gây
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng của cây trồng và ảnh
hưởng đến giá trị của sản phẩm. Tuyến trùng gây ra các loại bệnh trên các loại
cây như cà rốt, khoai tây, hành, cà chua đã làm tổn thất về kinh tế rất nghiêm
trọng cho bà con nông dân.
Trên cơ sở đó, tôi đã thực hiện đề tài “Đề xuất một số phương pháp xử
lý tuyến trùng hiệu quả trong đất trồng rau tại Đà Lạt” để góp phần giúp
người dân trong việc xử lý đất và khắc phục các loại bệnh do tuyến trùng lây lan
từ đất.
Với những nghiên cứu trong đề tài này tôi hy vọng sẽ tạo tiền đề cho
những nghiên cứu chuyên sâu hơn, quy mô lớn hơn để giải quyết những vấn đề
nan giải hiện nay.
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6912 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất một số phương pháp xử lý tuyến trùng hiệu quả trong đất trồng rau tại Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
W W X X
TRẦN THỊ MINH LOAN
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
TIÊU DIỆT TUYẾN TRÙNG HIỆU QUẢ
TRONG ĐẤT TRỒNG RAU TẠI ĐÀ LẠT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2006
2
MỞ ĐẦU
Đà lạt là một vùng chuyên canh rau và hoa nổi tiếng nhất nước ta. Nơi
đây có nhiều thuận lợi về điều kiện khí hậu và địa lý, thích hợp cho việc trồng
các loại rau hoa ôn đới, bên cạnh đó Đà Lạt còn có nhiều thuận lợi về việc thông
thương với các địa phương khác bằng đường bộ và đường không. Những thuận
lợi trên chính là cơ sở để Đà Lạt phát triển nông nghiệp.
Sản lượng rau xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng ngày càng tăng ước tính chiếm
khoảng 12 -15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo đánh giá của tổ
chức FAO trong giai đoạn từ 2001 – 2010 nhu cầu tiêu thụ rau trên giới hàng
năm tăng bình quân 3,6% nhưng lượng rau sản xuất hàng năm chỉ tăng 2,8%.
Điều này cho thấy ngành nông nghiệp nước ta nói chung và Lâm Đồng nói riêng
hoàn toàn có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, các loại rau hoa có giá trị thương phẩm bị giảm
đi về số lượng và chất lượng. Điều này xảy ra là do đất đai bị khai thác một cách
quá mức mà không chú trọng đến việc phục hồi nên hệ sinh thái đẩt bị mất cân
bằng, điều này dẫn đến các loại bệnh lây lan từ môi trường đất diễn ra mạnh mẽ
làm tàn phá nặng nề nền nông nghiệp của Đà Lạt. Vì vậy cần có những giải
pháp để tháo gỡ vấn đề trên đó là vấn đề nghiên cứu các phương pháp phòng trừ
bệnh cho cây trồng có hiệu quả để có thể khắc phục các vấn đề nêu trên.
Các loại bệnh do tuyến trùng gây ra và lây lan trong môi trường đất gây
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng của cây trồng và ảnh
hưởng đến giá trị của sản phẩm. Tuyến trùng gây ra các loại bệnh trên các loại
cây như cà rốt, khoai tây, hành, cà chua đã làm tổn thất về kinh tế rất nghiêm
trọng cho bà con nông dân.
Trên cơ sở đó, tôi đã thực hiện đề tài “Đề xuất một số phương pháp xử
lý tuyến trùng hiệu quả trong đất trồng rau tại Đà Lạt” để góp phần giúp
người dân trong việc xử lý đất và khắc phục các loại bệnh do tuyến trùng lây lan
từ đất.
3
Với những nghiên cứu trong đề tài này tôi hy vọng sẽ tạo tiền đề cho
những nghiên cứu chuyên sâu hơn, quy mô lớn hơn để giải quyết những vấn đề
nan giải hiện nay.
4
Phần thư nhất. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Sơ lược các nhóm tuyến trùng quan trọng ký sinh gây hại thực vật
Tuyến trùnglà nhóm sinh vật gây hại trên thực vật rất nguy hiểm Mức độ
tàn phá của chúng đối với thực vật là rất lớn. Các nhóm gây hại trên các bộ phận
khác nhau của thực vật có thể là thân là hoặc rễ. Cho đến nay tuyến trùng gây
hại trên rễ của thực vật vẫn là nguy hiểm nhất. Hàng năm chúng xâm hại và gây
thiệt hại hàng tỷ tấn hoa màu trên toàn thế giới. ở Việt Nam mức độ gây haị của
tuyến trùng tuy chưa đến mức thiệt hại ngiêm trọng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất của cây trồng. Trong năm 2006, tuyến trùng gây hại trên khoai tây, cà
rốt phát triển mạnh đăc biệt là cà rốt, do đó cần phải có những nghiên cứu sâu về
vấn đề này.
1. Tuyến trùng sần rễ (Melodogyne spp).
Tuyến trùng sần rễ (root knot nematodes) được coi là nhóm tuyến trùng
ký sinh quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp. Nhóm tuyến trùng này phân
bố rộng khắp thế giới và ký sinh trên hầu hết các loại cây trồng ở các vùng khí
hậu khác nhau. Chúng gây thiệt hại về sản lượng thu hoạch cũng như chất lượng
sản phẩm cây trồng. Hiện nay khoảng 80 loài ký sinh thuộc giống này, trong đó
có 4 loài ký sinh gây hại đó là M.incognita, M.arenaria, M.javanica và M.hapla.
Con cái đẻ trứng. Trứng được bao bọc bởi lớp vỏ gelatin nằm trên bề mặt
rễ. Sau quá trình phát triển phôi thai, trứng phát triển thành ấu trùng tuổi một
ngay bên trong trứng. Lần lột xác thứ nhất xảy ra bên trong trứng và phát triển
thành ấu trùng tuổi 2. Trứng nở ấu trùng tuổi 2 dạng cảm nhiễm (infective
juvenile=ij2) không cần có sự kích thích của rễ thực vật.
5
Ấu trùng cảm nhiễm có thể xâm nhập vào rễ ngay cạnh sần hoặc có thể
xâm nhập vào rễ mới. Tuyến trùng chỉ xâp nhập vào những cây trồng thích hợp
với chúng. Khi chưa gặp cây chủ thích hợp chúng có thể tồn tại một thời gian
tương đối dài ở trong đất. Như vậy, thực tế chỉ có thể tìm thấy tuyến trùng tuổi 2
có mặt ở trong đất.Trong thời gian này tuyến trùng lấy nguồn dinh dưỡng bằng
cách sử dụng nguồn thức ăn dự trữ trong ruột chúng. Tuyến trùng tuổi 2 có thể
xâm nhập vào thực vật bằng các chất do vật chủ tiết ra.
Sau khi xâm nhập vào trong rễ, tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào vỏ
rễ để đến vùng kéo dài của rễ, tế bào bị tách dọc ra, sau đó tuyến trùng cư trú tại
vùng mô phân sinh của vỏ rễ và bắt đầu quá trình dinh dưỡng. Khi lấy dinh
dưỡng, tuyến trùng cắm phần đầu vào các tế bào mô mạch của rễ, tiết enzyme
tiêu hoá làm cho quá trình sinh lý sinh hoá của mô rễ thay đổi và hình thành các
điểm dinh dưỡng cho tuyến trùng. Vùng dinh dưỡng mà tuyến trùng cư trú gồm
5-6 tế bào khổng lồ là những tế bào có nhiều nhân được tạo thành trong vùng
nhu mô hoặc vùng libe. Chính vì rễ bị tổn thương nên cây sẽ nhanh khô héo và
chết.
a: Meloidogyne b: Meloidogyne spp gây hại rễ cây
6
2. Tuyến trùng bào nang Globodera spp và Heterodera spp.
Tuyến trùng bào nang (cyst nematodes) cũng được coi là một trong những
nhóm ký sinh quan trọng trong nông nghiệp, phân bố rộng khắp thế giới, đặc
biệt ở vùng ôn đới. Hiện nay đã phát hiện khoảng 60 loài. Trong số này một số
loài phân bố rộng như Heterodera avenae, H.crucierae, H.glycine và H.trifolii.
Tuyến trùng bào nang khoai tây Globodera rostochiensis vad G. papilla phân bố
rộng và gây hại rất nặng nề cho cây trồng. Một số loài chỉ phân bố vùng khí hậu
nóng như H.sacchari trên cây mía và lúa và H. oryzae trên lúa và chuối.
Ở hầu hết các tuyến trùng Heterodera đều có ấu trùng, nở trứng, ấu trùng
nở ra từ trứng tấn công cây chủ bởi sự kích thích bằng các chất tiết ra của rễ thực
vật. Tuy nhiên, một số các yếu tố khác như độ ẩm đất, độ thoáng khí, nhiệt độ và
tập tính nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mùa nở ấu trùng tuổi 2. Sau
khi dinh dưỡng tuyến trùng phình ra rất nhanh hình thành con cái dạng “béo phì”
hình cầu và con đực hình giun. Con cái chứa đầy trứng và trở thành một bọc
trứng gọi là nang (cyts) khi chết.
3. Tuyến trùng nội ký sinh di chuyển Pratylenchidae ( Hình ảnh phụ
lục)
Các loài tuyến trùng thuộc các giống Pratylenchus, Radopholus và
Hirschmanniaella của họ pratylenchidae là những loài ký sinh di chuyển ở rễ của
các thực vật bậc cao. Đây là nhóm tuyến trùng ký sinh tương đối phổ biến và
khá quan trọng ở cây trồng Việt Nam. Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ
Thanh (2000) đến nay ở ta đã xác định 17 loài tuyến trùng ký sinh gây bệnh tổn
thương rễ (root lesion) thuộc giống Pratylenchus; 8 loài tuyến trùng gây bệnh
thối rễ lúa (root necrosis) thuộc giống Hirschmanniella. Gần đây các loài
Radopholus cũng được phát hiện có mặt ở Việt Nam, không những thế chúng
còn được xem là đối tượng ký sinh và gây hại cho sầu riêng và cà phê ở mộ số
tỉnh Tây Nguyên.
7
Các loài tuyến trùng của nhóm ký sinh này sống và di chuyển ở các phần
dưới mặt đất của thực vật như: rễ, thân rễ, thân củ. Sau khi xâm nhập vào trong
rễ chúng có thể sinh sản nhanh và tăng số lượng ký sinh rất lớn. Tất cả các dạng
ấu trùng và trưởng thành đều có khả năng xâm nhập vào trong rễ. Chúng đi ra
khỏi mô thực vật vào bất cứ lúc nào, sống một thời gian trong đất và tìm kiếm
vật chủ mới.
Trước khi xâm nhập tuyến trùng thường tập trung ở bề mặt và tấn công
các tế bào của rễ nhỏ nhờ kim chích. Khi kim hút đã cắm được vào bên trong tế
bào tuyến trùng bắt đầu tiết ra enzyme tiêu hoá, hoà tan các chất trong tế bào
tuyến trùng để làm nguồ dinh dưỡng. Qúa trình lấy dinh dưỡng của tuyến trùng
được thực hiện nhiều lần nhờ kim chích, kết quả làm cho rễ bị phân huỷ một
phần. Enzyme tiêu hoá do tuyến trùng tiết ra làm trương nhân tế bào rễ.
Tuyến trùng di chuyển cũng xâm nhập vào bên trong mô của vỏ rễ, di
chuyển song song với trụ giữa và dinh dưỡng theo kiểu chu kỳ. Trong quá trình
di chuyển tuyến trùng châm chích vào các thành tế bào làm cho thành tế bào bị
cắt và tuyến trùng di chuyển đến các tế bào tiếp theo. Sự di chuyển như vậy làm
cho tế bào chất bị tách ra khỏi vách tế bào và làm cho các tế bào bị chết. Đôi khi
tuyến trùng nằm cuộn lại bên trong tế bào.
Theo con đường xâm nhập của tuyến trùng thì các loại nấm bệnh khác
cũng có cơ hội xâm nhập vào các vết thương do tuyến trùng để lại. Vì vậy các
loài ký sinh thuộc các giống Pratylenchus, Radopholus của nhóm tuyến trùng
này thường có tên gọi là tuyến trùng gây thương tổn.
Khi tuyến trùng xâm nhập vào thực vật thì mật độ tuyến trùng trong đất
thường giảm xuống, hiện tượng thường xảy ra cuối mùa xuân và đầu mùa hè là
lúc có nhiều cây chủ mới trên đồng ruộng. Khi nấm tấn công theo tuyến trùng thì
hệ rễ thực vật bị thối rữa và trở nên không còn ưa thích cho tuyến trùng nữa, lúc
này tuyến trùng thường phát tán từ rễ ra ngoài đất. Do đó nếu rễ bị thối rửa mà ta
lấy mẫu đất thì sẽ quan sát tuyến trùng rất nhiều.
8
4. Tuyến trùng bán nội ký sinh Rotylenchulus spp và Tylenchulus
spp.
Các loài tuyến trùng bán nội ký sinh xâm nhập vào rễ chỉ phần trước cơ
thể của chúng, phần sau cơ thể vẫn nằm bên ngoài rễ và phình to ra. Do kiểu ký
sinh này tuyến trùng mất đi khả năng chuyển động và trở thành ký sinh tại chỗ
hoặc bán nội ký sinh. Các loài tuyến trùng bán nội ký sinh phổ biến thuộc 2
giống là Rotylenchulus và Tylenchulus. Đây cũng là nhóm ký sinh gây hại khá
phổ biến ở nhiều cây trồng nên thế giới và cây trồng Việt Nam.
`
5.Tuyến trùng thân Ditylenchus spp ( Hình ảnh phụ lục).
Giống tuyến trùng Ditylenchus gồm khoảng 50 loài khác nhau trong đó
chỉ có 3 loài ký sinh gây hại rất quan trọng các phần thân và củ ngầm dưới mặt
đất nên thường gọi chúng là tuyến trùng thân. Phần lớn các loài khác sống ở
trong đất và dinh dưỡng bằng nấm (thực chất là ký sinh các loài nấm nhỏ).
Loài tuyến trùng này dinh dưỡng ở các nhu mô (mô mềm) của thân.
Chúng xâm nhập vào mô thực vật qua khí khổng hoặc xâm nhập trực tiếp vào
phần gốc của thân và nách lá. Khi ký sinh, tuyến trùng làm vỡ các vách tế bào và
làm cho điểm ký sinh phình lên và cong queo lại. Trong quá trình phát triển, sự
thành thục con cái, quá trình đẻ trứng và phát triển xảy ra bên trong mô thực vật.
Nhìn chung, các tuyến trùng thân là những loài sinh sản hữu tính bắt buộc.
Trứng được đẻ ra ở nhiệt độ tối ưu là 15-180C.Các tuyến trùng thân có khả năng
kháng tốt với nhiệt độ thấp chúng có khả năng tồn tại 18 tháng ở nhiệt độ 15oC.
Rotylenchulus Tylenchulus
9
6. Tuyến trùng ngoại ký sinh
Đây là nhóm ký sinh đông đảo bao gồm các loài ký sinh rễ thuộc 2 bộ
tuyến trùng là Tylenchida và Dorylaimida.
Đặc điểm chung của hầu hết các loài thuộc nhóm này là sử dụng kim
chích để lấy dinh dưỡng của cây còn cơ thể vẫn nằm ngoài mô thực vật. Tuy
nhiên trong số các giống ngoại ký sinh người ta cũng đã xác định một số loài
thuộc các giống như Tylenchorhynchus, Helicotylenchus, Scutellonema đôi khi
cũng gặp bên trong rễ như là những loài nội ký sinh rễ. Tuy nhiên, kiểu nội ký
sinh này của chúng không phải là phương thức bắt buộc mà chỉ tạm thời. Mặt
khác các loài này không tạo ra một cơ chế chuyên hoá của những loài ký sinh
điển hình.
7. Tuyến trùng ký sinh thực vật bộ Aphelenchida
Bộ tuyến trùng Aphelenchida bao gồm nhiều taxon với khoảng 500 loài.
Chúng có thể chia thành 4 nhóm sinh thái, dinh dưỡng khác nhau và không loại
trừ nhau bao gồm các nhóm sau: nhóm dinh dưỡng nấm, nhóm ký sinh thực vật,
tuyến trùng ăn thịt, nhóm tuyến trùng ký sinh côn trùng. Nhóm tuyến trùng dinh
dưỡng nấm cũng thường có số lượng ưu thế trong các sinh cảnh. Hiện nay chỉ có
4 loài là ký sinh và gây hại cho thực vật.
Các loài tuyến trùng ký sinh Aphelens đều đặc trưng chung là ký sinh gây
hại các phần trên mặt đất như thân, lá, hạt. Ngoài việc ký sinh thực vật một số
loài có thể dinh dưỡng bằng nấm để hoàn thành vòng đời. Trong chu trình phát
triển của một số loài ký sinh như tuyến trùng thông và tuyến trùng dừa do vector
mang truyền côn trùng.
10
II. Sơ lược về tình hình gây hại của tuyến trùng trên nhóm cây nghiên cứu
1. Trên cây hành tây
Hành tây có tên khoa học là Allium cepal, có thể nảy mầm ở nhiệt độ 4-
5oC, nhưng thích hợp nhất vẫn là 18-20oC. Khi củ nảy mầm biên độ nhiệt ngày
đêm chênh lệch 7-8oC sẽ kích thích hạt nảy mầm và phát triển. Hành tây không
chịu được ứng nhưng điều kiện khô hạn sẽ làm giảm năng suất.
Tuyến trùng hại hành tây chủ yếu là nhóm Meloidogyne spp,
Meloidogyne hapl. Hành tây bị nhiễm tuyến trùng thường có triệu chứng bệnh
như cây bị méo mó, xuất hiện những vết rỗ. Cây sinh trưởng và phát triển kém,
giảm năng suất. Củ hành bị tuyến trùng xâm nhập thường bị khô, nứt nẻ. Triệu
chứng đặc trưng dễ nhận biết nhất là củ bị phình lên bất thường, rễ bị biến dạng.
Trong điều kiện ẩm ướt, tuỳ vào loài tuyến trùng và loài thực vật, thông thường
biểu hiện gây mềm, mục nát, thối rữa ở thân và củ.
2. Tuyến trùng gây hại trên cây cà rốt
Cây cà rốt có tên khoa học Daucus carota thuộc họ hoa tán
(Umbellferae). Nằm trong bộ hoa tán (Umbellales) hoặc còn gọi là bộ sơn thù du
(Cornales) thuộc phân lớp hoa hồng (Rosidae). Cây cà rốt thuộc nhóm thực vật
hạt kín ngành ngọc lan (Magnoliophyta).
Tuyến trùng gây bệnh trên cây cà rốt chủ yếu thuộc nhóm Meloidogyne
arenaria, M. javanica, M. hapla, and M. incognita. Tuyến trùng thuộc nhóm này
gây thiệt hại kinh tế rất lớn, làm giảm năng suất và chất lượng củ cà rốt. Biểu
hiện bệnh đặc trưng là củ bị biến dạng. Hiện nay ở Đà lạt người ta đã nhận thấy
có sự xuất hiện của bệnh này làm cho cà rốt không đạt chất lượng thương phẩm.
11
3. Tuyến trùng gây hại khoai tây
Cây khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum thuộc họ cà
(Solanaceae). Họ cà thuộc bộ hoa mõm sói (Scrophulariales). Bộ hoa mõm sói
nằm trong phân lớp hoa cúc (Asteridae) thuộc ngành ngọc lan (Magnolio-phyta).
Tuyến trùng gây thối rễ khoai tây chủ yếu thuộc hai loài Globodera
rostochiensis, Globodera pallida. Tuyến trùng tác động vào rễ của khoai tây làm
cho phần củ bị nhiễm độc và thối dần. Bệnh này tại Lâm Đồng chưa nhiều
nhưng tác hại của nó rất lớn, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ dẫn đến lây lan rất
nhanh và thiệt hại kinh tế.
III. Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng
Theo các tài liệu mà chúng tôi tham khảo được, hiện nay có những
phương pháp hạn chế tác hại của tuyến trùng gây ra cho cây trồng như sau:
1. Ngăn ngừa
Để ngăn ngừa sự lây lan phát triển của tuyến trùng người ta có thể chọn
giống sạch bệnh, giống chịu bệnh, kiểm tra vệ sinh đồng ruộng, xử lý các nông
cụ và hạn chế tưới tràn.
2. Biện pháp canh tác
Các biện pháp bao gồm: Gieo trồng sớm, làm khô ruộng, làm ngập nước,
luân canh, xen canh, bón chất hữu cơ… Nhằm tạo điều kiện ngoại cảnh không
thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Các biện pháp này cũng có tác dụng đáng kể
trong việc phòng trừ tuyến trùng gây bệnh cho cây.
3. Các biện pháp vật lý
Phương pháp này dựa trên sự tương thích của tuyến trùng vời nhiệt độ và
môi trường để tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Tuyến trùng rất
mẫn cảm với nhiệt độ, đa số tuyến trùng không chịu được nhiệt độ trên 60oC do
12
đó các biện pháp xử lý nhiệt đa số đều cho hiệu quả cao, nhưng chúng cũng đòi
hỏi chi phí cao và thời gian dài. Một số phương pháp xử lý điển hình như:
- Xử lý khói: được áp dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ và có hiệu quả
kinh tế cao, tuy nhiên phương pháp này làm tăng cao nồng độ CO2 trong đất và
không khí. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hô hấp của cây con.
- Phơi nắng: Kỹ thuật này được áp dụng và phát triển ở Israen. Vào giữa
mùa hè đồng ruộng được phay đất và tháo cạn nước, trong khi độ ẩm của đất vẫn
được duy trì trên bề mặt hoặc bên dưới, trải các tấm polyethylene trên mặt đất và
chèn các mép. Hiệu quả cuả phương pháp phơi nắng để phòng trừ các tuyến
trùng rất cao.
- Khử trùng bằng nhiệt điện: Được áp dụng trong các nhà kính hoặc vườn
cây quý. Đất được đốt nóng bằng các bộ kháng diện chôn vùi dưới đất. Khi nhiệt
độ đất được duy trì ở 500C trong vòng một giờ thì hầu hết tuyến trùng sần rễ
trong đất bị chết. Giá thành của phương pháp này tương đối cao và giảm hơn
trong mùa ấm.
Hình 1: Hệ thống xử lý nhiệt điện
- Phương pháp xông hơi: Hầu hết các loài tuyến trùng đều bị tiêu diệt ở
điều kiện 54oC trong khoảng 30phút. (Mayo 1995a, Noling et al. 1995). Kết quả
nghiên cứu của Joseph W. Noling (nhà nghiên cứu tuyến trùng của trường đại
học Florida) đã cho thấy: cùng một diện tích xử lý nhưng mỗi loại đất đòi hỏi
nhiệt độ, thời gian và lượng nước dùng để xử lý là khác nhau, và việc phủ thêm
13
bạt phủ nông nghiệp trong quá trình xử lý sẽ nâng cao hiệu quả xử lý. Lượng
nước dùng cho mỗi lần xử lý dao động trong khoảng 113,400– 264,600 m3 nước.
Tổng giá thành để thuê xử lý đất bằng biện pháp xông hơi nước là $1,000 đến
$1,500 cho 0,4 ha (Mayo 1995b).
Theo Adolf và David ( 1994) thì nhiệt độ của hơi nước trong khi xử lý chỉ
cần trong khoảng 50- 60o C trong khoảng 30phút cũng tiêu diệt được hầu hết
mầm bệnh trong đất. Trong đó hệ thống xử lý của Runia dùng để xử lý đất trong
nhà kính ở Hà Lan hoạt động như sau: hơi nước được sinh từ nồi hơi có áp suất
cao (negative pressure) và được thổi đều vào trong đất bởi một hệ thống quạt,
hơi nước bị giữ lại trong các lớp đất bởi tấm bạt phủ nông nghiệp. Lượng hơi
nước dư trong đất được hút ra bởi hệ thống ống bằng polypropen. Ngoài ra còn
có các hệ thống khác có nguyên tắc hoạt động tương tự như trên là hệ thống của
Fink, Hood; là sự cải biến của phương pháp Runia. Các phương pháp trên đều có
nhược điểm là tốn năng lượng, có giá thành cao và không thích hợp với những
vùng thiếu nước (Mike McKenry và Rick Abbott)
Hình 2: hệ thống xử lý đất bằng phương pháp xông hơi
- Khử trùng bằng nhiệt vi sóng: Vi sóng được hấp thụ chọn lọc bằng các
phân tử nước chuyển thành sóng rung làm sinh nhiệt. Kết quả rất tốt của phương
pháp này đã đạt được trong điều kiện phòng thí nghiệm, được xử lý ở lớp đất
dày. Tuy nhiên, để có thể xử lý đất ngoài đồng ruộng phương pháp này vẫn chưa
thực hiện được.
14
- Đốt đồng ruộng sau khi thu hoạch: Xử lý đất bằng đốt trực tiếp trên
cánh đồng được coi là phương pháp cổ điển nhất. Tuy nhiên, các thí nghiệm đã
cho thấy rằng khi đốt một lớp lá khô dày 10cm có thể giết tuyến trùng gây sần ở
độ sâu 9cm và trong một vài trường hợp tuyến trùng ký sinh trên mặt đất như
tuyến trùng lá, nang, thân khi rơi xuống đất và các phần nhiễm tuyến trùng này
cũng có hiệu quả phòng trừ tuyến trùng tốt
- Khử trùng nguyên liệu gieo trồng bằng nhiệt: sử dụng như các biện pháp
ngăn ngừa các vật liệu giống (hạt, rễ, cây giống, củ thân…) là những phần dễ bị
nhiễm tuyến trùng nội ký sinh.
- Chiếu xạ: làm giảm khả năng thụ tinh và làm chậm sự phát triển của cơ
quan sinh dục, giảm lượng trứng đẻ, làm trứng nở chậm và làm biến đổi hình
thái tuyến trùng, sự vận động của tuyến trùng cũng trở nên yếu hẳn.
4. Biện pháp sinh học
- Nghiên cứu thiên địch của tuyến trùng. Việc này có tầm quan trọng rất
lớn để xác định các thiên địch có khả năng làm giảm mật độ quần thể để hạn chế
tác hại do tuyến trùng ký sinh gây ra cho cây trồng.
5. Biện pháp hoá học
- Từ những năm 1950 trở lại đây các loại thuốc hoá học khác nhau đã
được sử dụng rộng rãi để phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật. Các biện pháp
hoá học có hiệu quả rất lớn, tuy nhiên các biện pháp này thường gây ô nhiễm
môi trường và độc hại cho người, động vật.
15
Phần thứ hai: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
I. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đất trồng các loại rau ở Đà Lạt bao gồm đất
trồng cà rốt, đất trồng khoai tây và đất trồng hành tây. Mỗi loại đất trồng mỗi
loại cây được bố trí các nghiệm thức khác nhau. Các mẫu đất được lấy trước và
sau khi xử lý đất để phân tích tuyến trùng. Mỗi nghiệm thức được bố trí và theo
dõi tình hình sinh trưởng và khả năng phát triển trên đồng ruộng cho đến khi thu
hoạch.
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Quy trình lấy mẫu, xử lý mẫu
Tiến hành lấy mẫu theo hình zichzắc trên mỗi ô thí nghiệm, các mẫu đất
mang về được xử lý theo yêu cầu của mục đích phân tích.
2. Các thí nghiệm nghiên cứu
a. Trên cây hành tây
Tôi đã tiến hành thí nghiệm trên đất trồng cây hành tây và bố trí thí
nghiệm với hai nghiệm thức tại hai vuờn ở phường 10 Đà Lạt. Nghiệm thức thứ
nhất đã sử dụng cúc Vạn thọ để ức chế sự phát triển của tuyến trùng.
Nghiệm thức thứ hai tại Phường 8 Đà Lạt, tại khu vườn đã bố trí biện
pháp trộn than trấu để xử lý đất.
b. Trên cây cà rốt
Tiến hành thí nghiệm trên cây cà rốt. Tiến hành bố trí thí nghiệm trên hai
thửa ruộng tại phường 12 Đà Lạt với hai nghiệm thức bố trí khác nhau. Nghiệm
16
thức thứ nhất sử dụng Formalin 3% để xông đất. Sử dụng Formalin 3% để phun
lên các rãnh cày, do đó đất được xông hơi đến lớp đế cày.
Nghiệm thức thứ hai được sử dụng vôi với liều lượng là 700kg/sào. Đất
được cài ải sau đó trộn vôi với đất và bừa để vôi trong đất được trộn đều trên
thửa ruộng.
c. Trên cây khoai tây.
Sử dụng nghiệm thức đối chứng và biện pháp hóa học. Đối với nghiệm
thức đối chúng thì đất trồng không gây nhiễm tuyến trùng, sau đó chỉ sử dụng
với với liều lượng 300kg/sào (tương ứng với pH khoảng 5.5). Ngiệm thức thứ
hai dùng mocap để tiêu diệt tuyến trùng. Khảo sát bệnh trên đồng ruộng sau 1,5
tháng và đến khi thu hoạch.
d. Các thí nghiệm khác
Hệ thống xử lý nhiệt tự thiết kế và xử lý đất trước khi trồng cây. Đất được
gây nhiễm tuyến trùng với mật độ 200con/100g đất, sau đó được vùi hệ thống
nhiệt xuống độ sâu 15cm, đun đến nhiệt độ đất đạt 70-80oC trong vòng 30 phút,
ngắt nhiệt. Xử lý ba lần lặp lại trong vòng 4 ngày (sau hai ngày xử lý lại một
lần). Bên cạnh đó còn sử dụng các biện pháp hoá học khác để so sánh kết quả
sau khi xử lý đất. Các thí nghiệm này không theo dõi tình hình sinh trưởng của
cây trồng mà chỉ kiểm tra kết quả trực tiếp khi 5 ngày xử lý. Các ô thí nghiệm
được bố trí với diện tích 1m2.
e. Điều tra tình hình nhiễm bệnh do tuyến trùng tại Đà Lạt
Tiến hành điều tra tình hình nhiễm bệnh do tuyến trùng trên đối tượng
cây cà rốt, hành tây, khoai tây và tìm hiểu các biện pháp phòng bệnh của nông
dân. Đồng thời các mẫu đất này được lấy mẫu và phân tích tuyến trùng.
3. Đếm tuyến trùng trong đất
Tuyến trùng trong đất được tách và đếm trực tiếp.
17
Phần thứ ba: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Kết quả phân tích tuyến trùng của các mẫu đất điều tra
Bảng1: Kết quả phân tích tuyến trùng 15 mẫu đất nông hộ
STT
Mẫu
Tuyến trùng con/
100g đất
Ðịa chỉ
1 Hành 1 90 Cao Thắng
2 Hành 2 30 Trần Khánh Dư
3 Hành 3 90 Nguyên Tử Lực
4 Hành 4 160 Nguyễn Hữu Cầu
5 Hành 5 190 54 Nguyễn Văn Báu
6 Khoai tây 1 90 Nguyên Tử Lực
7 Khoai tây 2 90 Xuân Thọ
8 Khoai tây 3 120 Xuân Thọ
9 Khoai tây 4 50 Trần Khánh Dư
10 Khoai tây 5 40 Võ Trường Toản
18
11 Cà rốt 1 180 Võ Truờng Toản
12 Cà rốt 2 210 Trần Khánh Dư
13 Cà rốt 3 130 Trần Khánh Dư
14 Cà rốt 4 130 Nguyên Tử Lực
15 Cà rốt 5 50 Trần Khánh Dư
Kết quả phân tích các mẫu đất điều tra từ các nông hộ sản xuất cho thấy:
- Kết quả phân tích tuyến trùng trên đất trồng hành tây cho thấy:
+ Mẫu số 1 đến số 3 có số lượng tuyến trùng nhỏ hơn 100con/100g đất ở
ngưỡng này chưa đến mức gây hại cho cây, tuy nhiên nếu không có biện pháp
khống chế thích hợp thì dễ dàng tuyến trung fbùng pháp và gây hại cho cây. Đa
số các mẫu đất này đều được xử lý vôi trước khi trồng, ngòai ra không sử dụng
biện pháp nào để phòng bệnh.
+ Mẫu 4 và 5 có mật độ tuyến trùng khá cao, ở mật độ này có thể nói là
đã ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Mật độ trên
150con/100g đất là ở ngưỡng gây hại cho cây. Vì vậy trên thửa ruộng này ngoài
việc xử lý bằng vôi còn phải kết hợp sử dụng các phương pháp khác như
phương pháp sinh học, phương pháp hóa học để phòng trừ bệnh.
- Trên đất trồng khoai tây:
+ Các mẫu đất trồng khoai tây đều ở ngưỡng vô hại cho cây. Khi điều tra
thì kết quả cũng thật thú vị đó là nông dân chỉ sử dụng vôi để xử lý đất mà
không sử dụng biện pháp nào khác. Bên cạnh đó, tiến hành điều tra vụ canh tác
19
trước của những thửa ruộng này thì các chủ hộ cho biết, đất đã được trồng hoa
cúc. Có thể giống như cúc vạn thọ, hoa cúc cũng là đối tượng làm ức chế sự
phát triển của tuyến trùng trong đất. Do đó cần phải có những nghiên cứu
chuyên sâu hơn về vấn đề này để hạn chế sự phát triển tuyến trùng trong đất.
- Trên đất trồng cà rốt
Các mẫu đất trồng cà rốt từ mẫu 1 đến mẫu 4 đều có mật độ tuyến trùng
cao, ở mật độ này có thể nói là rất nguy hiểm cho cây, tức ở mức gây hại nặng.
Các hộ nông dân cho biết, các mẫu đất này sẽ được xử lý bằng mocap để tiêu
diệt tuyến trùng. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng của phương pháp này là một vấn
đề đang và sẽ giải quyết.
Kết quả kiểm tra các mẫu đất của nông hộ cho thấy, đất trồng cà rốt bị
nhiễm tuyến trùng nặng có thể vì thế mà củ cà rốt bị biến dạng rất nhiều. Tuyến
trùng gây bệnh trên cây cà rốt cũng gây nên hiện tượng chẻ củ. Tuy nhiên bệnh
chẻ củ ở cây cà rốt không hẳn đều do tuyến trùng gây ra mà nó gồm rất nhiều
các yếu tố gây nên bao gồm chế độ canh tác, các tính chất vật lý và nông hóa
đất cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh chẻ củ.
Bệnh chẻ củ trên cây cà rốt là một trong những bệnh lây lan và phát
triển mạnh tại Đà Lạt. Vì vậy để hạn chế sự lây lan và giảm thiểu bệnh chẻ củ
thì cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định nguyên nhân gây
bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh hợp lý để giúp nông dân xử lý đất.
20
II Kết quả phân tích tuyến trùng trong các lô thí nghiệm
1. Kết quả phân tích tuyến trùng tại các thí nghiệm đồng
ruộng
a. Trên cây Hành tây
- Kết quả thí nhiệm bằng phương pháp sử dụng cây vạn thọ để hạn chế sự
phát triển của tuyến trùng trong đất: Kết quả phân tích tuyến trùng 3 ngày sau
khi vùi cây vạn thọ xuống đất cho thấy mật độ tuyến trùng giảm đi từ 120
con/100g đất (sau khi lây nhiễm) xuống còn 80con/100g đất cho thấy cây vạn
thọ có khả năng ức chế và tiêu diệt sự phát triển của tuyến trùng trong đất. Tiến
hành theo dõi sự phát triển của tuyến trùng trong đất cùng với sự phát triển của
hành tây. Do đặc điểm sinh lý của hành tây là thời gian sinh trưởng ngắn, do đó
thời vụ thu hoạch nhanh, nên có thể phát huy tác dụng của vạn thọ trong đất sau
khi chôn vùi.
Kết quả theo dõi sự phát triển của tuyến trùng trong đất sau 1 tháng tuổi
cho thấy mật độ tuyến trùng chỉ đạt 50con/100g đất ở ngưỡng vô hại đối với
hành tây. Theo dõi sự phát triển của hệ rễ hành và tính tóan chỉ số bệnh cây thì
thật là thú vị vì chỉ có khoảng 6-10% rễ hành có triệu chứng bị tuyến trùng xâm
nhiễm. Theo dõi thí nghiệm đến thời kỳ thu hoạch cho thấy tỷ lệ cây bị bệnh
cũng không cao, chỉ có khoảng 10-12% rễ của hành tây có triệu chứng của bệnh
do tuyến trùng.
Kết quả này cho thấy cúc vạn thọ có tác dụng lớn trong việc ức chế sự
phát triển của tuyến trùng trong đất. Do đó có thể sử dụng cúc vạn thọ để khống
chế sự phát triển của tuyến trùng trong đất. Có thể dùng xác vạn thọ vùi vào đất
hoặc cũng có thể trồng xen cây vạn thọ với hành tây để giảm tác hại do tuyến
trùng gây ra.
- Kết quả thí nghiệm bằng cách trộn tro trấu bếp để làm phân bón và xử lý
đất. Kết quả phân tích tuyến trùng trong đất sau khi xử lý và trước khi xử lý đất
21
không thấy sự chênh lệch lớn. Mật độ tuyến trùng khi lây nhiễm là 120-
150con/100g đất và sau khi lây nhiễm là 110-120con/100g đất, điều này chứng
minh tro bếp không có tác dụng trong việc xử lý tuyến trùng trong đất.
Theo dõi thí nghiệm này sau một tháng trên đồng ruộng, kết quả cho thấy
có đến 80-95% số lượng rễ hành bị nhiễm tuyến trùng. Chứng tỏ tro bếp không
có tác dụng trong việc hạn chế sự phát triển của tuyến trùng.
Hình 3a: Đất trồng hành tây được xử lý
bằng tro bếp
Hình 3b: Đất trồng hành tây được xử
lý bằng cúc vạn thọ
b. Trên cây cà rốt
- Kết quả thí nghiệm sau khi xử lý đất bằng formalin 3% cho thấy: Trong
đất sau 3 ngày xử lý có mật độ tuyến trùng giảm hẳn từ 120-150con/100g đất
xuống chỉ còn 40-50con/100g đất. Điều này chứng tỏ Formalin có tác dụng rất
lớn trong việc tiêu diệt tuyến trùng trong đất.
Theo dõi thí nghiệm sau 1 tháng tuổi và tính chỉ số bệnh. Kết quả cho
thấy có khoảng 10-20% cây con có hiện tượng chẻ củ. Khi thu hoạch tỷ số bệnh
vẫn ở mức 10-20%. Điều này chứng tỏ dùng Formalin có tác dụng tốt trong việc
tiêu diệt tuyến trùng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh chẻ củ ở cây cà rốt.
22
- Kết quả thí nghiệm sau khi xử lý đất bằng vôi: Sau 3 ngày xử lý, đất
được phân tích và tính mật độ tuyến trùng cho thấy trong đất mật độ tuyến trùng
có giảm từ 120-150con/100g đất xuống khoảng 70-90con/100g đất. Điều này
chứng tỏ dùng vôi có thể hạn chế sự phát triển của tuyến trùng vì khi nâng pH
lên đến trên 6.5 thì thích hợp cho cà rốt phát triển nhưng đây là một nguyên nhân
ức chế sự phát triển của tuyến trùng nên có thể vì thế mà tuyến trùng không phát
triển được và giảm mật độ trong đất.
Kết quả theo dõi thí nghiệm sau một tháng tuổi cho thấy tỷ lệ cây bị bệnh
khá cao khoảng 50-60%. Điều này chứng tỏ pH chỉ ảnh hưởng không lớn lắm
đến sự thích nghi và phát triển của tuyến trùng. Khi thu hoạch chúng tôi nhận
thấy, cà rốt bị chẻ củ với một lượng khá lớn đạt 45-60%. Có thể nói dùng vôi để
nâng pH lên chỉ hạn chế được 50% sự phát triển của tuyến trùng. Hay nói cách
khác pH là một yếu tố thích nghi của tuyến trùng.
Hình 4a: Hình ảnh củ carot ở lô thí nghiệm
xử lý bằng formol
Hình 4b: Hình ảnh củ cà rốt được xử
lý bằng vôi
23
c. Trên cây khoai tây
- Kết quả thí nghiệm trên đất không xử lý (theo cách trồng của nông dân):
Kết quả xác định mật độ tuyến trùng trong đất sau 3 ngày lây nhiễm tuyến trùng
cho thấy mật độ tuyến trùng không thay đổi lớn vào khoảng 130-150con/100g
đất. Điều này chứng minh đất không được xử lý thì tuyến trùng sẽ phát triển
mạnh.
Kết quả theo dõi thí nghiệm sau khi thu hoạch cho thấy có đến trên 87%
số lượng củ khoai tây bị châm chích bởi tuyến trùng. Chứng tỏ đất bị nhiễm
tuyến trùng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thất thoát rất nghiêm trọng đối
với cây trồng.
- Kết quả theo dõi thí nghiệm sau khi xử lý đất bằng mocap cho thấy mật
độ tuyến trùng trong đất giảm hẳn từ 120-150con/100g đất xuống còn 30-
40con/100g đất. Điều này chứng tỏ mocap có tác dụng lớn trong việc tiêu diệt
tuyến trùng gây hại.
Kết quả thí nghiệm tính đến thời điểm thu hoạch khoai tây cho thấy tỷ lệ
bệnh rất thấp chỉ khoảng 5-10%. Điều này chứng minh mocap có tác dụng lớn
trong việc ngăn chặn và ức chế sự phát triển của tuyến trùng trên cây khoai tây.
Hình 5a: Khoai tây bị tuyến trùng xâm
nhiễm
Hình 5b: Khoai tây không bị tuyến
trùng xâm nhiễm
24
2. Kết quả phân tích tại các ô thí nghiệm
Bảng 2: Mẫu đất phân tích tại các lô thí nghiệm
Tuyến trùng (con/20g đất)
Mẫu trước xử lý Sau xử lý Sai số Nghiệm thức
A 72 5 0,05 Formol
B 57 12 0,05 Mocap
C 75 4 0,05 CaO
D 68 0 0,05 Nhiệt
E 70 64 0,05 ĐC
Các lô thí nghiệm được gây nhiễm tuyến trùng gây bệnh. Các lô thí
nghiệm được bố trí ngẫu nhiên theo sơ đồ khối. Các nghiệm thức chúng tôi tiến
hành xử lý bao gồm: Formon, mocap, vôi sống, nhiệt và lô đối chứng. Đất được
xử lý trước khi trồng cây.
Kết quả phân tích các lô thí nghiệm cho thấy, hiệu quả xử lý tuyến trùng
bằng nhiệt, vôi, Formol cao hơn hẳn so với lô thí nghiệm xử lý bằng mocap. Nếu
tham khảo lô thí nghiệm đối chứng thì chúng tôi thấy hiệu quả đạt được của ba
phương pháp trên là rất cao đạt hiệu suất khoảng 90%. Tuy nhiên phương pháp
xử lý đất bằng mocap thấp hơn xử lý vôi và formol.
Phương pháp xông hơi formon tuy cho hiệu quả cao nhưng để việc sử
dụng có hiệu quả thì cần phải kéo dài thời gian xử lý và phải có thêm một số
25
dụng cụ che đậy. Mặt khác vì formon là loại hoá chất có ảnh hưởng mạnh đến
thần kinh của nhiều loại động vật và cả con người nên việc sử dụng formon lâu
dài có thể gây nguy hiểm đối với con người. Theo một số tài liệu nếu sử dụng
formol với liều lượng quá cao có thể gây bệnh về hô hấp và cũng có thể gây ung
thư (tài liệu từ
Phương pháp xử lý đất bằng vôi có hiệu quả cao. Đối với phương pháp
này ngoài việc khống chế sự phát triển của tuyến trùng còn có tác dụng trong
việc cải tạo đất, tăng pH cho đất. Tuy nhiên liều lượng vôi chúng tôi sử dụng
trong nghiệm thức này là 1tấn/1000m2 (1sào Nam bộ). Hiệu quả của phương
pháp này có thể nâng pH đất trồng tại khu vực nghiên cứu lên đến trên 7,0. Một
số tài liệu cho rằng khi nâng pH lên đến trên 6,8 thì có thể hạn chế sự phát triển
của bệnh sưng củ rễ của cây cải bắp. Do đó với lượng vôi chúng tôi đưa ra trong
nghiệm thức này có thể coi như một thông tin có thể tham khảm để khống chế sự
phát triển của bệnh sưng củ rễ hiện nay. Tuy nhiên khoảng pH này không thích
hợp với nhiều loại cây trồng điển hình là cây khoai tây do đó cần phải bón thêm
CuSO4 sau khi xử lý vôi để hạ pH xuống. Phương pháp này cũng có hạn chế đó
là lượng CO2 giải phóng ra môi trường đất khá lớn do đó sau khi xử lý nếu trồng
cây con ngay dễ gây hiện tượng ngạt, nên cần thời gian cách ly tương đối dài
(trên 15 ngày).
Phương pháp xử lý nhiệt bằng điện cho hiệu quả cao nhất. Hệ thống xử lý
nhiệt này có thể nâng nhiệt độ của đất lên đến 80oC, ngoài việc tiêu diệt được
tuyến trùng trong đất thì nó cũng có thể trừ một số loại nấm bệnh cho cây. Thời
gian xử lý phương pháp ngắn, có thể trồng cây ngay sau xử lý đất mà không cần
một thời gian dài để chờ đợi như các phương pháp khác. Một ưu điểm lớn nhất
của phương pháp nhiệt mà các phương pháp hoá học khác không có đó là không
gây ô nhiễm môi trường, ít ảnh hưởng đến con người và động vật nuôi, không có
ảnh huởng đến chất lượng nông sản.
Để khắc phục hạn chế của phương pháp xử lý đất bằng nhiệt, chúng tôi đã
tiến hành tưới ẩm đất trước khi đun nhiệt. Nước có tác dụng tốt trong việc truyền
26
nhiệt và cũng có tác dụng giảm thiểu hạn chế của phương pháp này. Đất được
làm ẩm trước khi nung nên khả năng giữ ẩm nước của đất và kết cấu đất không
bị ảnh hưởng nhiều.
Biện pháp này có nhược điểm là làm giảm số lượng sinh vật trong đất, do
đó để khắc phục tình trạng này cần phải bón nhiều phân hữu cơ, phân vi sinh để
bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất và tăng kết cấu đất. Ngoài nhược điểm nêu trên
phương pháp này còn có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn (2
triệu VNĐ/ha), với giá cả này thì người nông dân canh tác nhỏ lẻ khó triển khai
ra đồng ruộng, bước đầu có thể sử dụng hệ thống đốt nhiệt này để xử lý giá thể,
xử lý đất trong giàn mô, đặc biệt là những giàn mô mang mầm bệnh lây lan nguy
hiểm. Tuy nhiên, so với giá thành trên thế giới thì hệ thống nhiệt của chúng tôi
rẻ hơn rất nhiều lần (giá tham khảo trên thế giới 48$/1m (heating equipment),
giá thành sử dụng hệ thống nhiệt do chúng tôi lắp ráp 3$/1m), nếu xét về hiệu
quả sử dụng và số lần sử dụng thì bộ xử lý này có thể chấp nhận đựơc. Nếu sử
dụng hệ thống nhiệt này để xử lý giá thể thì có hiệu quả rất cao vì nó tiết kiệm
thời gian, giảm chi phí vận chuyển.
Còn tính về hiệu quả sử dụng và số lần sử dụng, chúng tôi thiết
nghĩ rằng có nên chăng nâng cấp và cải tiến hệ thống nung nhiệt này để đưa vào
sử dụng cho các nhà máy, xí nghiệp, nông trại sản xuất rau, hoa chất lượng cao.
Vấn đề này đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu hơn và phải có sự kết hợp của
các ngành vật lý, sinh học, nông nghiệp để hệ thống nung nhiệt này hoàn hảo
hơn trong vấn đề xử lý đất.
27
Phần thứ tư. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả phân tích các mẫu đất thí nghiệm và các mẫu đất lấy từ nông
hộ chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Đất tại Đà Lạt bị nhiễm tuyến trùng ở mức hại nhẹ.
- Dùng Cúc Vạn thọ có tác dụng lớn trong việc ức chế sự phát triển và
gây bệnh của tuyến trùng trên cây hành tây.
- Dùng Formalin 3% có tác dụng lớn trong việc tiêu diệt tuyến trùng gây
bệnh trên cây cà rốt.
- Mocap có tác dụng trong việc phòng trừ bệnh do tuyến trùng gây ra trên
cây khoai tây.
- Sử dụng tro bếp, vôi không có tác dụng trong việc phòng trừ bệnh do
tuyến trùng gây ra trên cây cà rốt, khoai tây và hành.
- Trong các ô thí nghiệm sử dụng vôi, mocap, formol, biện pháp sử dụng
nhiệt trong việc xử lý đất có hiệu quả cao nhất, nhiệt độ trong đất được nâng lên
khoảng 80oC nên có thể diệt trừ đa số các mầm bệnh hại, có thể trồng cây ngay
sau khi xử lý đất mà không cần thời gian chờ cách ly dài như các phương pháp
xử lý đất khác. Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các loại cây trồng,
thích hợp để xử lý đất vườn ươm, đất trồng cây chất lượng cao, giá thể trồng hoa
mà không ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất, môi trường và con người.
2. Kiến nghị
Từ những kết luận trên chúng tôi có những đề xuất sau:
- Nên áp dụng các biện pháp vật lý (sử dụng nhiệt), biện pháp sinh học
trong việc phòng trừ bệnh do tuyến trùng gây ra và triển khai trên diện rộng.
28
- Tiếp tục nghiên cứu tác hại của tuyến trùng trên các nhóm cây trên và
tìm hiểu những giải pháp hữu ích trong việc phòng trừ bệnh mà ít ảng hưởng đến
sức khoẻ của con nguời và môi trường.
- Nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về tuyến trùng để đưa ra giải pháp thích
hợp trong việc phòng trừ bệnh.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Triệu Mân - Lê Lương Tề (1998), Bệnh Cây Nông Nghiệp, Nhà xuất bản
Nông Nghiệp, tr35-38.
2. Roger Shivas – Dean Beasley, Phương pháp quản lý mẫu lý bệnh thực vật,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 35-43.
3. Chất Lượng Đất- Xác Định pH, Tiêu Chuẩn Việt Nam 1995 (TCVN
5979:1995, ISO 10390: 1993).
4 Nguyễn Ngọc Châu (2003), Tuyến Trùng Thực Vật Và Cơ Sở Phòng Trừ, NXB
kỹ Thuật, tr 15-63.
5. Việc Sản Xuất Hàng Loạt Tuyến Tùng S.riobravia (Tuyến Trùng Gây Bệnh
Hại Cho Côn Trùng ) Ở Băng-La Đet, tr1-3.
6. Introduction to plant– Parasitic Nematodes, Kris Lambert and sadia Bekal,
(University of Illinois, Department of Crop Sciences, Urbana, IL), 7. Jack
T.Trevors, Soil microbiology, Elizabeth M.H. Wellington, tr137-143.
8. Onion and Garlic Nematodes, (Reviewed 12/98, updated 12/98),
10. The Northern Root-Knot Nematode on Carrot, Lettuce, and Onion in New
York, T.L. Widmer, J.M. Ludwig, and G.S. Abawi, (Department of Plant
Pathology, Cornell University, New York State Agricultural Experiment Station
Geneva,NY14456).
11. Mai, W. F. and W. H. Lautz. 1953. Relative resistance of free and excysted
larvae of the golden nematode Heterodera rostochiensis Wollenweber to D-D
mixture and hot water. Proc. Helminthol. Soc., Washington, D. C., tr20.
30
12. Cenis, J. L. 1984. Control of the nematode Meloidogyne javanica by soil
solarization. Proc. 6th Congr. Union Phytopath. Mediterr., Cairo, Egypt, 1-6
October, tr132.
13. Lamberti and N. Greco, Effect of soil solarization on nematodes, Istituto di
Nematologia Agraria, C.N.R., 70126 Bari, Italy, tr1-3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất một số phương pháp xử lý tuyến trùng hiệu quả trong đất trồng rau tại Đà Lạt.pdf