Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê chân - Thành Phố Hải Phòng

MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự gia tăng phát triển kinh tế, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước - khối lượng rác phát sinh lớn, tỷ lệ thu gom còn hạn chế, rác thải sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để - Hải Phòng cũng không nằm ngoài thực trạng này. Hải Phòng là một đô thị phát triển tương đối sớm ở Việt Nam với vị thế một cảng biển lớn, Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, trong đó có các ngành: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải sông biển, du lịch phát triển mạnh. Là thành phố lớn thứ hai của miền Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng là nơi hội tụ giao thoa của nhiều luồng kinh tế có ý nghĩa quốc tế và liên vùng. Đặc biệt Hải Phòng là thành phố cảng cửa ngõ giao thông thuỷ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gắn liền với vùng biển quốc tế. Với vị trí như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Hải Phòng đã và đang phát triển rất nhiều các dự án về công nghiệp và kết cấu hạ tầng thu hút lớn lực lượng lao động, gia tăng cơ học về dân số, đô thị hoá ngày càng gia tăng đi đôi với nó là hàng loạt các vấn đề chính trị, xã hội được đặt ra, trong đó nổi cộm lên là các vấn đề môi trường. Với quy mô dân số đã tăng đến 1.837.302 người (năm 2009), trong đó dân cư thành thị 847.058 người (chiếm 46,1%), dân cư nông thôn 990.244 người (chiếm 53,9%) (Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009) trên diện tích 1.507,57 km² , trong đó diện tích đô thị là 50 km2 cùng với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm gia tăng lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí và những vấn đề cảnh quan, kiến trúc môi trường đô thị. Quy luật chung trong phát triển kinh tế là nếu tốc độ đô thị hoá tăng nhanh thì lượng rác thải đô thị cũng ngày càng tăng nhanh, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng lớn và đang trở thành một áp lực lớn đối với sự phát triển của đô thị nói chung và Hải Phòng nói riêng. Chính vì vậy, việc quản lý - thu gom và xử lý rác thải như thế nào để đảm bảo môi trường cho các đô thị đang là một vấn đề nhức nhối có tính khu vực và toàn cầu. Trước thực trạng trên, việc tìm ra phương án giải quyết tối ưu cho vấn đề rác thải tại thành phố Hải Phòng là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Do đó, em chọn đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân”. Đề tài được thực hiện với mục tiêu: - Khảo sát hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, - Đề xuất biện pháp quản lý rác thải thích hợp với điều kiện quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê chân - Thành Phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự gia tăng phát triển kinh tế, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước - khối lượng rác phát sinh lớn, tỷ lệ thu gom còn hạn chế, rác thải sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để - Hải Phòng cũng không nằm ngoài thực trạng này. Hải Phòng là một đô thị phát triển tương đối sớm ở Việt Nam với vị thế một cảng biển lớn, Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, trong đó có các ngành: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải sông biển, du lịch phát triển mạnh. Là thành phố lớn thứ hai của miền Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng là nơi hội tụ giao thoa của nhiều luồng kinh tế có ý nghĩa quốc tế và liên vùng. Đặc biệt Hải Phòng là thành phố cảng cửa ngõ giao thông thuỷ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gắn liền với vùng biển quốc tế. Với vị trí như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Hải Phòng đã và đang phát triển rất nhiều các dự án về công nghiệp và kết cấu hạ tầng… thu hút lớn lực lượng lao động, gia tăng cơ học về dân số, đô thị hoá ngày càng gia tăng…đi đôi với nó là hàng loạt các vấn đề chính trị, xã hội được đặt ra, trong đó nổi cộm lên là các vấn đề môi trường. Với quy mô dân số đã tăng đến 1.837.302 người (năm 2009), trong đó dân cư thành thị 847.058 người (chiếm 46,1%), dân cư nông thôn 990.244 người (chiếm 53,9%) (Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009) trên diện tích 1.507,57 km² , trong đó diện tích đô thị là 50 km2 cùng với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm gia tăng lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí và những vấn đề cảnh quan, kiến trúc môi trường đô thị. Quy luật chung trong phát triển kinh tế là nếu tốc độ đô thị hoá tăng nhanh thì lượng rác thải đô thị cũng ngày càng tăng nhanh, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng lớn và đang trở thành một áp lực lớn đối với sự phát triển của đô thị nói chung và Hải Phòng nói riêng. Chính vì vậy, việc quản lý - thu gom và xử lý rác thải như thế nào để đảm bảo môi trường cho các đô thị đang là một vấn đề nhức nhối có tính khu vực và toàn cầu. Trước thực trạng trên, việc tìm ra phương án giải quyết tối ưu cho vấn đề rác thải tại thành phố Hải Phòng là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Do đó, em chọn đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân”. Đề tài được thực hiện với mục tiêu: - Khảo sát hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, - Đề xuất biện pháp quản lý rác thải thích hợp với điều kiện quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội quận Lê Chân 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Quận Lê Chân là một quận nội thành của thành phố Hải Phòng với vị trí tiếp giáp quận Ngô Quyền và một phần huyện Kiến Thụy ở phía Đông; giáp quận Kiến An, huyện An Dương ở phía Tây; giáp huyện Kiến Thuỵ ở phía Nam và giáp quận Hồng Bàng ở phía Bắc. - Số phường: 15 phường - Diện tích tự nhiên khoảng 12 km² - Dân số khoảng 207.000 người - Mật độ dân cư: 16815 người/km2 (Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 củaBan chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương) 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất Bổ sung phần này nhé 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Khí hậu quận Lê Chân mang nét chung của khí hậu thành phố Hải Phòng, chịu ảnh hưởng của gió mùa do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Châu Á. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600mm - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9. Thời tiết: Có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 230C, cao nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dưới 50C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Trong suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal.cm/phút. 1.1.1.4. Đặc điểm sông ngòi Bổ sung phần này nhé 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Tình hình kinh tế Từ sau khi được mở rộng diện tích, tình hình kinh tế của quận Lê Chân đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Do không có điều kiện sản xuất nông nghiệp, quận tập trung chú trọng vào hai lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xem như là hai ngành xương sống của kinh tế quận. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế quận Lê Chân đã trở thành một hiện tượng, một kỳ tích không chỉ với Hải Phòng mà với nền kinh tế cả nước. Mức tăng trưởng GDP bình quân dao động trong khoảng 25 - 30%/năm. Thành công ấy có lẽ xuất phát từ nhận thức đúng đắn của chính quyền địa phương nơi đây khi thấy được vai trò của sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế, trong những năm qua, ủy ban nhân dân Quận Lê Chân luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh trong hai lĩnh vực xương sống này. Hiện nay, ngành kinh tế này đang chiếm 35% GDP toàn quận. Góp phần không nhỏ trong những thành tích phát triển kinh tế Quận Lê Chân trong 5 năm qua là sự năng động trong quản lý, điều hành sản xuất - kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 450 doanh nghiệp tư nhân, 78 hợp tác xã, xí nghiệp tập thể và 3.000 hộ kinh doanh cá thể. Với 47 dự án có tổng giá trị đầu tư phát triển là 105 tỷ mà hệ thống doanh nghiệp này đầu tư trong thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp Quận Lê Chân. Trong đó, phải kể đến các dự án tiêu biểu như: nhà máy giầy xuất khẩu công suất 3 triệu đôi/năm, trị giá đầu tư 29 tỷ đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt (hiện tại, dự án này đã đưa vào sản xuất giai đoạn 1 có hiệu quả với công suất 1,5 triệu đôi/năm); nhà máy Bao bì PP của xí nghiệp Ngọc Quyển, công suất 13 triệu bao/năm, trị giá đầu tư 10 tỷ đồng; Xưởng sản xuất nhựa Ngọc Hải, công suất 2 triệu sản phẩm/năm, trị giá đầu tư 12 tỷ đồng; Xưởng sản xuất giấy DUPLEX của hợp tác xã Mỹ Hương, công suất 4.000 tấn/năm, trị giá 14 tỷ đồng…Những nhà máy này sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động đã góp phần tạo ra các ngành hàng thế mạnh trong cạnh tranh, phát triển kinh tế của Quận Lê Chân như: sản xuất bao bì giấy, bao bì PP, đồ gỗ, nhựa, cơ khí... Hiện nay, hệ thống doanh nghiệp này có tổng số vốn đăng ký sản xuất - kinh doanh khoảng 215 tỷ đồng với mức thu nhập ổn định, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. 1.1.2.2. Tình hình xã hội Về mặt văn hoá xã hội, quận Lê Chân từ lâu vốn được biết đến như là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường, là quê hương của nữ tướng Lê Chân, một vị tướng giỏi đắc lực của Hai Bà Trưng. Quận có nhiều di tích lịch sử có giá trị như: chùa Dư Hàng, đình Dư Hàng, đền Nghè, đình Hàng Kênh....đều là những di tích được xếp hạng cấp quốc gia và là những điểm đến nổi tiếng của thành phố Hải Phòng. * Về văn hoá giáo dục: Tình hình văn hoá giáo dục của quận khá tốt, các phường đều có trường học từ cấp mẫu giáo đến cấp phổ thông trung học. Với lượng trường học này đủ sức đáp ứng cho toàn bộ trẻ em của quận được đi học đúng tuyến. * Về y tế: Trong toàn quận có một bệnh viện lớn là bệnh viện Việt Tiệp, còn lại các phường đều có trạm y tế phục vụ sức khoẻ cho nhân dân, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên họ vẫn phải đến bệnh viện cấp trung ương, thành phố khi mắc bệnh nặng. * Về an ninh trật tự Quận Lê Chân là đầu mối, cửa ngõ giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng. Quận có 7/15 phường có đường tàu chạy qua, có một số cơ sở tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa, nhiều địa bàn giáp ranh có nhiều tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma túy, tập trung đông dân cư lao động, đời sống còn nhiều khó khăn, an ninh trật tự trên địa bàn còn diễn biến phức tạp làm xuất hiện, nảy sinh không ít các tiêu cực, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại… 1.2. Khái niệm cơ bản về rác thải 1.2.1. Khái niệm về rác thải Rác thải được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh rác thải là cơ sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý rác thải thích hợp. Các nguồn chủ yếu phát sinh ra rác thải gồm: - Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) - Từ các trung tâm thương mại - Từ các công sở, trường học, công trình công cộng - Từ các dịch vụ đô thị, sân bay - Từ các hoạt động công nghiệp - Từ các hoạt động xây dựng đô thị - Từ các trạm xử lý chất thải… Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần các loại rác thải Nguồn phát sinh  Nơi phát sinh  Các dạng chất thải rắn   Khu dân cư  Hộ gia đình, biệt thự, khu chung cư.  Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thủy tinh, nhôm.   Khu thương mại  Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa và dịch vụ.  Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.   Cơ quan, công sở  Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ.  Giấy, nhựa, thực phẩm dư thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.   Công trình xây dựng  Khu nhà xây dựng mới, sửa chửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.  Gỗ, bê tông, thép, gạch, thạch cao, bụi.   Dịch vụ công cộng đô thị  Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm.  Rác cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại khu vui chơi, giải trí.   Các khu công nghiệp  Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng- nhẹ, lọc dầu, hóa chất, nhiệt điện.  Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt.   Nông nghiệp  Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn trái, nông trại.  Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.   (Nguồn: Nguyễn Văn Phước - Giáo trình Quản lý chất thải rắn) 1.2.3. Phân loại rác thải Rác thải rất đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như: 1.2.3.1. Phân loại theo quan điểm thông thường - Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra mùi hôi khó chịu. - Rác rưởi: Bao gồm các chất cháy được và các chất không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại… Các chất cháy được như giấy, carton, plastic, vải, cao su, da, gỗ… và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại… - Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, lá… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp… - Chất thải xây dựng: Đây là rác thải từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà, đập phá công trình xây dựng tạo ra các phế thải xây dựng, bêtông… - Chất thải đặc biệt: Được liệt vào loại rác này có rác thu gom từ việc quét đường, rác từ thùng rác công cộng, xác động vật, xe ôtô phế thải… - Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có hệ thống xử lý nước, từ nước thải, từ các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là chất thải dạng rắn hoặc bùn (nước chiếm từ 25 – 95%). - Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi. Hiện nay chất thải này chưa được quản lý tốt ngay ở các nước phát triển vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu gom. - Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này, việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận. 1.2.3.2. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý Phân loại rác thải theo dạng này, người ta chia rác thải ra các loại: Các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp. Bảng 1.2. Phân loại rác thải theo công nghệ xử lý – quản lý STT  Thành phần  Định nghĩa  Ví dụ   1. Chất cháy được  Giấy  Các vật liệu làm từ giấy  Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh…    Hàng dệt  Có nguồn gốc từ sợi  Vải, len…    Rác thải  Các chất thải từ thức ăn, thực phẩm hàng ngày  Các rau, quả, thực phẩm…    Cỏ, gỗ, củi, rơm...  Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, nứa, rơm.  Đồ dùng bằng gỗ như: bàn, ghế, tủ…    Chất dẻo  Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su  Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, bịch nylon…   2. Chất không cháy được  Kim loại sắt.  Các vật liệu và các sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút.  Hàng rào, dao, nắp lọ…    KL không phải sắt  Các vật liệu không bị nam châm hút.  Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng KL…    Thủy tinh.  Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh.  Chai lọ, đồ dùng bằng thủy tinh, bóng đèn…    Đá và sành sứ  Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh  Vỏ sò, gạch đá, gốm, sành, sứ…   3. Các chất hỗn hợp   Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và phần 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể chia làm 2 phần với kích thước >5mm và <5mm  Đá cuội, cát, đất, tóc…   (Nguồn: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1999.) 1.2.4. Thành phần rác thải Thành phần của rác thải rất đa dạng và đặc trưng cho từng loại đô thị (thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển…). Một số đặc trưng điển hình của rác thải ở Việt Nam: - Có thành phần hữu cơ cao (50,27% - 62,22%). - Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ, vỏ sò, sành sứ… - Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900kcal/kg). Trọng lượng riêng của rác thải đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương thức vận chuyển. Số liệu này dao động theo mật độ dân cư và thành phần kinh tế hoạt động chủ yếu ở từng khu vực. Bảng 1.3: Thành phần rác thải ở một số quậncủa thành phố Hải Phòng năm … % theo tải lượng Thành phần  Hà Nội  Hải Phòng  Hạ Long  Đà Nẵng  Tp HCM   Chất hữu cơ  50,1  50,58  40,1 - 44,7  31,50  41,25   Cao su, nhựa  5,50  4,52  2,7 - 4,5  22,50  8,78   Giấy, carton, giẻ vụn.  4,2  7,52  5,5 - 5,7  6,81  24,83   Kim loại  2,50  0,22  0,3 - 0,5  1,04  1,55   Thủy tinh, gốm, sứ  1,8  0,63  3,9-8,5  1,08  5,59   Đất, đá, cát, gạch vụn  35,90  36,53  47,5 - 36,1  36,0  18   Độ ẩm  47,7  45 - 48  40 - 46  39,09  27,18   Độ tro  15,9  16,62  11  40,25  58,75   Tỷ trọng (tấn/m3)  0,42  0,45  0,57-0,65  0,38  0,412   (Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA) Em giải thích cho cô cụ thể từng thành phần tính như thế nào nhé. Em đang làm ở Quận Lê chân của Hải Phòng nên các số liệu em lấy ở các quận của Hải Phòng (bảng 1.3). Các số liệu lấy ở năm gần đây. 1.2.5. Tính chất rác thải 1.2.5.1. Tính chất vật lý Những tính chất vật lý quan trọng nhất của rác thải là trọng lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữa ẩm tại thực địa, độ xốp của rác nén, của các vật chất trong thành phần rác thải. * Trọng lượng riêng Trọng lượng riêng của rác thải là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì rác thải có thể ở các trạng thái như xốp, chứa trong các container, nén hoặc không nén được… nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng. Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ rác thải… trọng lượng riêng của một chất thải đô thị điển hình là khoảng 300kg/m3. * Độ ẩm Độ ẩm của rác thải được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị khối lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Độ ẩm rác thải được biển diễn bằng hai phương pháp: khối lượng ướt và khối lượng khô. - Phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu. - Phương pháp khối lượng khô: độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như phần trăm khối lượng khô của vật liệu. Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong quản lý rác thải bởi có thể sử dụng trực tiếp mẫu tại thực địa. Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau: a= {(w – d )/ w} x 100 (*) Trong đó: a: độ ẩm (%) W: khối lượng mẫu ban đầu (kg) d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 105oC (kg) Bảng 1.4. Độ ẩm của các thành phần trong rác thải đô thị  Thành phấn  % khối lượng  Độ ẩm   Chất hữu cơ  Thực phẩm thừa  9,0  70    Giấy  34,0  6    Giấy carton  6,0  5    Nhựa  7,0  2    Vải vụn  2,0  10    Cao su  0,5  2    Da  0,5  10    Chất thải trong vườn  18,5  60    Gỗ  2  20   Chất vô cơ  Thuỷ tinh  8,0  2    Can thiếc  6,0  3    Nhôm  0,5  2    Kim loại khác  3,0  3    Bụi, tro…  3,0  8     100,0    Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993 Ví dụ. Ước tính độ ẩm (%) của rác thải từ khu đô thị nào khi biết thành phần khối lượng của nó. Thành phần  % khối lượng  Độ ẩm  Khối lượng khô (kg)   Thực phẩm thừa  9,0  70  2,7   Giấy  34,0  6  32,0   Giấy carton  6,0  5  5,7   Nhựa  7,0  2  6,9   Vải vụn  2,0  10  1,8   Cao su  0,5  2  0,5   Da  0,5  10  0,4   Chất thải trong vườn  18,5  60  7,4   Gỗ  2  20  1,6   Thuỷ tinh  8,0  2  7,8   Can thiếc  6,0  3  5,8   Nhôm  0,5  2  0,5   Kim loại khác  3,0  3  2,9   Bụi, tro…  3,0  8  2,8    100,0   78,8   Độ ẩm của mẫu chất thải rắn (%) = (100 – 78,8)/100 = 21,2% * Kích thước và cấp phối hạt Kích thước và cấp phối hạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán, thiết kế các phương tiện cơ khí như thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàn lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính. Kích thước của từng thành phần rác thải có thể xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp như sau: Hoặc S = l Hoặc S = (l + w)/2 Hoặc S = (l + h + w)/3 Hoặc S = (l.w)1/2 Hoặc S = (l.w.h)1/3 Trong đó: S: kích thước của các thành phần. l: là chiều dài (mm) w: là chiều rộng (mm) Khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch, tùy thuộc vào hình dáng kích thước của rác thải mà ta chọn phương pháp đo lường cho phù hợp. Nếu tính toán kích thước cấp phối hạt của can nhôm, can thiếc, thủy tinh thì dùng công thức S = (l.w)1/2 * Khả năng giữ nước tại thực địa (hiện trường) Khả năng giữ nước tại hiện trường của rác thải là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải (ở khu dân cư và các khu thương mại thì dao động trong khoảng 50 – 60%). * Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén Tính dẫn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, nó sẽ chi phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và các khí bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:  Trong đó: K: hệ số thấm (m2/s) C: hằng số d: kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác (m) γ: trọng lượng riêng của nước (kg.m2/s) μ: độ nhớt vận động của nước (Pa) k : độ thấm riêng (m2) Số hạng (C.d2) được biết như độ thấm riêng. Độ thấm riêng k = C.d2 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của rác thải bao gồm: sự phân bố kích thước các lỗ rỗng, bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng. Giá trị điển hình cho độ thấm riêng đối với rác thải được nén trong bãi rác nằm trong khoảng (10-11)÷ (10-12) m2/s theo phương đứng và khoảng (10-10) theo phương ngang. 1.2.5.2. Tính chất hóa học Các thông tin về thành phần hóa học của rác thải đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn phương thức xử lý và tái sinh chất thải. Có 04 phân tích hóa học quan trọng thường được sử dụng để xác định thành phần hóa học của rác thải là: - Phân tích gần đúng sơ bộ. - Điểm nóng chảy của tro. - Phân tích cuối cùng (các nguyên tố chính). - Hàm lượng năng lượng của chất thải rắn. * Phân tích sơ bộ Phân tích sơ bộ gồm các thí nghiệm sau: - Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 1000C trong 1h). - Chất dễ cháy bay hơi (trọng lượng mất đi khi đem mẫu rác thải đã sấy ở 1000C trong 1h, đốt cháy ở nhiệt độ 9500C trong lò nung kín). - Carbon cố định (phần còn lại dễ cháy sau khi loại bỏ các chất bay hơi). - Tro (trọng lượng còn lại sau khi đốt cháy trong lò hở). * Điểm nóng chảy của tro Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ đốt cháy chất thải để tro sẽ thành một khối rắn (gọi là clinker) do sự nấu chảy và kết tụ. Nhiệt độ này khoảng 11000C đến 12000C. * Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành rác thải Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành rác thải chủ yếu là xác định thành phần phần trăm (%) của các nguyên tố C, H, O, N, S và tro mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ trong rác thải. Kết quả này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỉ số C/N của chất thải có thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học hay không. * Hàm lượng năng lượng của các thành phần rác thải Hàm lượng năng lượng của các thành phần chất hữu cơ trong rác thải có thể xác định bằng một trong các cách sau: - Sử dụng nồi hay lò chưng cất qui mô lớn. - Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm. - Bằng cách tính toán nếu công thức hóa học hình thức được biết. Nhiệt trị: Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định theo công thức Dulong cải tiến: Btu/lb = 145C + 610(H2 – 1/8O2) + 40S + 10N) KJ/kg = (Btu/lb).2,326 ; (%) Giải thích công thức cho cô nhé Trong đó: C: % trọng lượng của Carbon H: % trọng lượng của Hidro. O: % trọng lượng của Oxi. S: % trọng lượng của Sulfua N: % trọng lượng của Nitơ. Bảng 1.5: Thành phần hóa học các hợp chất cháy được của rác thải Hợp phần  % trọng lượng theo trạng thái khô.    C  H  O  N  S  Tro   Chất thải thực phẩm Giấy Catton Chất dẻo Vải, hàng dệt Cao su Da Lá cây, cỏ Gỗ Bụi, gạch vụn, tro  8 3,5 4,4 60 55 78 60 47,8 49,5 26,3  6,4 6 5,9 7,2 6,6 10 8 6 6 3  37,6 44 44,6 22,8 31,2 không xđ 11,6 38 42,7 2  2,6 0,3 0,3 không xđ 4,6 2 10 3,4 0,2 0,5  0,4 0,2 0,2 không xđ 4,6 không xđ 0,4 0,3 0,1 0,2  5 6 5 10 2,45 10 10 4,5 1,5 68   (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây Dựng – Hà Nội -2001) 1.2.5.3. Tính chất sinh học Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hoá sinh học tạo thành các khí, chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có trong chất thải rắn sinh học. * Khả năng phân huỷ sinh học của các thành phần chất hữu cơ Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân huỷ sinh học của phần chất hữu cơ có trong rác thải rắn sinh hoạt là không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân huỷ sinh học (Ví dụ: giấy in báo và nhiều loại cây kiểng). Bảng 1.6. Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của một số chất hữu cơ tính theo hàm lượng lignin. Thành phần  VS (% chất rắn tổng cộng TS)  Hàm lượng lignin (LC), (%VS)  phần có khả năng phân huỷ sinh học (BF)   Rác thực phẩm  7-15  0.4  0.82   Giấy in báo  94.0  21.9  0.22   giấy công sở  96.4  0.4  0.82   Carton  94.0  12.9  0.47   Rác vườn  50-90  4.1  0.72   (Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh, năm 2007) * Sự hình thành mùi Mùi sinh ra khi tồn trữ rác thải trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong rác thải sinh hoạt. Ví dụ: trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết hợp vói hydro tạo thành H2S có mùi trứng thối. * Sự sản sinh ruồi nhặng Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự sản sinh ruồi nhặng ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm. Thông thường chu kỳ phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có thể biểu diễn như sau: - Trứng phát triển: 8-12 giờ - Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ - Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ - Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày - Giai đoạn nhộng: 4 - 5 ngày - Tổng cộng: 9 - 11 ngày 1.2.6. Tốc độ phát sinh rác thải Ở các đô thị Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 kg/người.ngày đến 1,2kg/người.ngày. Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người.ngày đêm). Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại rác thải mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực. Bảng 1.7. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại rác thải. Nguồn  Tiêu chuẩn (kg/người.ngày đêm)    Khoảng giá trị  Trung bình   Sinh hoạt đô thị (1) Công nghiệp Vật liệu phế thải bị tháo dỡ Nguồn thải sinh hoạt khác (2)  1 -3 0,5 - 1,6 0,05 - 0,4 0,05 – 0,3  1,59 0,86 0,27 0,18   (Nguồn: Giáo trình quản lý CTR đô thị, GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001) Ghi chú: (1): kể cả nhà ở và trung tâm dịch vụ thương mại (2): không kể nước và nước thải. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh và lượng rác thải. - Điều kiện địa lý - khí hậu. - Tập quán sinh hoạt của dân tộc, tôn giáo - Nhận thức về môi trường và thái độ của cộng đồng. - Mức độ phát triển kinh tế, trình độ sản xuất, tái chế, dịch vụ. - Luật pháp, chính sách về quản lý rác. 1.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường 1.3.1. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đất Rác thải là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đất với những biểu hiện thay đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học như: Thay đổi thành phần cấp phối hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm hàm lượng mùn, tăng độ chua, mặn hoá, mất cân bằng dinh dưỡng và thành phần hoá sinh học đất, tích luỹ các chất độc hại,… từ việc tác động đến các quá trình hấp phụ, hấp thụ, trao đổi iôn, oxy hoá khử, phong hoá của hệ sinh thái đất. Thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học sẽ làm suy giảm đột biến lượng oxy trong đất, phân giải yếm khí làm tăng độ axit của đất ảnh hưởng bất lợi đến quá trình trao đổi các dinh dưỡng vô cơ (K, Ca, Mg) với cây trồng, gây ức chế vi khuẩn hiếu khi, vi khuẩn nitơrat. Các dạng hợp chất hữu cơ tổng hợp có trong nước thải tạo thành màng trên mặt ngăn cản tiếp xúc với không khí gây thiếu oxy cho đất cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật đất như gây độc và huỷ diệt các vi sinh vật đất có lợi cho đất trồng trọt làm suy giảm chất lượng đất trồng trọt với những biểu hiện như: Tăng độ chua, giảm hàm lượng mùn, làm đất bị chai cứng, tích luỹ kim loại nặng, dầu mỡ các chất hữu cơ bền vững; suy giảm khả năng hấp phụ, hấp thụ và trao đổi iôn của keo đất, làm giảm tính dính, tính dẻo của đất. 1.3.2. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước Rác thải không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ… gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm DO trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phospho cao, chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Do điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng của quận Lê Chân còn thiếu thốn nên khả năng thu gom rác thải còn kém. Người dân thiếu ý thức về vệ sinh môi trường vẫn thường đổ rác xuống các ao, hồ, mương…Điều đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước của vùng. 13.2.1. Nước mặt Nước mặt có khả năng tự làm sạch rất mạnh, nhưng do lượng chất thải được đưa vào quá nhiều so với khả năng tự làm sạch nên nước bị ô nhiễm. Ảnh hưởng của rác thải tới nguồn nước mặt có thể nhận thấy như: - Lòng sông, hồ bị lấp dần khiến dòng nước chảy bị cản trở, đáy hồ bị nâng dần lên tại những nơi này hàm lượng cặn lơ lửng lớn. - Những thành phần chất thải hữu cơ dễ bị phân huỷ trong môi trường nước sẽ tác động mạnh làm cạn kiệt lượng ôxy có trong nước gây tác hại đến các loài thuỷ sinh. - Các kim loại nặng nếu tồn tại trong nước sẽ tiêu diệt các loài thuỷ sinh hoặc tác động tích luỹ vào cơ thể chúng theo chuỗi thức ăn. - Những vi trùng có trong rác thải khi xâm nhập vào môi trường nước cũng gây lên những bệnh dịch lan tràn có thể trên diện rộng theo từng khu vực. 1.3.2.2. Nước ngầm Không chỉ nước mặt bị ô nhiễm bởi rác thải mà nước ngầm cũng bị ảnh hưởng, nguyên nhân chính là do chất thải vô cơ, hữu cơ phân huỷ và hoà tan trong nước ngầm xuống các mạch nước ngầm. Nếu con người sử dụng loại nước ngầm đã bị ô nhiễm nặng sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Các chất có hại đổ bừa bãi trên các mặt cung cấp nước ngầm, khi có mưa xuống, các chất này được hoà tan và theo xuống tới các mạch nước ngầm. Ngoài ra các vi sinh vật cũng có thể theo xuống các mạch nước ngầm nhưng không thể xuống sâu được, với hình thức đào giếng khơi thì vi sinh vật có thể xâm nhập được vào giếng, nếu là vi sinh vật có hại như tả, lỵ…sẽ gây tác hại cho sức khoẻ con người. 1.3.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí Rác thải tồn đọng trong môi trường ở nhiều dạng, nhiều đặc điểm khác nhau, chúng thường nằm ở các bãi đất trống, ven sông và ao, hồ nhỏ. Hầu hết lượng rác thải này không được xử lý trước khi đổ ra ngoài. Lượng rác này có thành phần chủ yếu là rác xây dựng và rác sinh hoạt. Trong thành phần của rác sinh hoạt, hàm lượng phân hữu cơ trong đó khoảng 53-54% chúng nhanh chóng bị phân huỷ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm càng thúc đẩy nhanh quá trình lên men thối rữa tạo ra các mùi hôi thối khó chịu cho những người dân xung quanh. Hàm lượng khí H2S, NH3 xuất hiện ở đây thường cao hơn các nơi không tập trung nhiều rác vào những ngày oi bức, những khí và mùi khó chịu này thường rất lâu mới bị hoà loãng vào khí quyển Ngoài ra ô nhiễm do bụi bao gồm những vật liệu có kích thước nhỏ hơn 10 mm hoặc những vật liệu có khả năng bị phát tán vào không khí bởi gió. Nguồn phát sinh chính từ các loại rác thải xây dựng được xả bừa bãi và trong quá trình phá dỡ xây dựng nhà cửa, giao thông, do các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3… ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ. Tóm lại, hiện tượng ô nhiễm không khí của vùng chủ yếu là do những mùi khó chịu của rác thải bị phân huỷ trong môi trường và bụi do những quá trình giao thông, xây dựng và sản xuất nông nghiệp tạo ra. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm của các nhà quản lý bởi ảnh hưởng của chúng tới môi trường là không nhỏ. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào giải quyết được triệt để vấn đề này. Nói chung, đây là những vấn đề ảnh hưởng của rác tới sức khoẻ người dân và mỹ quan đô thị. Đây là một vấn đề cần được chú trọng để đảm bảo một cách tốt nhất cho sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo cho mỹ quan đô thị được sạch đẹp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ngày một tốt hơn. 1.3.4. Ảnh hưởng của rác thải đến mỹ quan đô thị Một số vấn đề khác cần quan tâm trong lĩnh vực quản lý là ảnh hưởng của rác thải tới mỹ quan đô thị. Nguyên nhân chính là do ý thức, trách nhiệm của người dân địa phương, khách du lịch chưa cao, họ vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị 1.3.5. Ảnh hưởng của rác thải đến sức khoẻ cộng đồng Không phải sống trong môi trường tốt là không có bệnh tật mà môi trường nào cũng có bệnh nhiều hay ít là do mức độ ô nhiễm của môi trường. Sức khoẻ là yếu tố quan trọng bậc nhất của con người, sức khoẻ tốt sẽ đủ sức đề kháng với các bệnh đến từ môi trường. Theo tài liệu nghiên cứu tại các nước đang phát triển có trên 300 loại bệnh có nguồn ngốc phát sinh từ rác thải, chúng có thể lây lan sang diện rộng nên quản lý rác thải là vấn đề cần thiết nhằm loại bỏ những mần bệnh nguy hiểm. Theo các nhà khoa học, các nguồn phát sinh ra từ những bãi rác như: vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại 115 ngày, khuẩn lỵ 40 ngày, chứng giun đũa 30 ngày. Tại đây, các loại vi khuẩn, vi trùng thực sự phát huy tác dụng khi có các vật trung gian gây bệnh tồn tại trong bãi rác như chuột, bọ, ruồi, muỗi…Bệnh dịch cũng có thể phát tán vào không khí hoặc các nguồn nước mặt gây hại cho người sử dụng. Rác có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián… qua các trung gian có thể phát triển mạnh thành dịch. Theo khảo sát thực tế, lượng rác thải tồn đọng ở quận Lê Chân còn rất lớn, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân sống trong khu vực xung quanh trạm trung chuyển rác. Ảnh hưởng của rác là do những thành phần hữu cơ có trong rác chiếm 53-54%, bị lên men, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt có những loại rác có nguồn gốc từ công nghiệp như các hoá chất, kim loại có tính độc đối với con người có thể gây lên bệnh nan y như ung thư. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp nhất là những người thường xuyên phải tiếp xúc với rác thải như: Người đồng nát, bới rác, công nhân của công ty Môi trường đô thị. 1.4. Các phương pháp quản lý rác thải 1.4.1. Phân loại rác thải tại nguồn Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế, hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguy cơ phát tán dịch bệnh từ rác thải sinh hoạt, không gây mất mỹ quan đô thị vì các bãi rác lộ thiên, góp phần xã hội hoá công tác quản lý rác thải và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước về các khoản công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị. 1.4.2. Thu gom rác thải Thu gom rác thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch vụ "sơ cấp" và "thứ cấp". Sự khác biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực, việc thu gom phải đi qua một quá trình hai giai đoạn: thu gom rác từ các nhà ở và thu gom tập trung về chỗ chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp. Bảng 1.8. Nguồn phát thải - nhân công và các thiết bị thu gom rác thải tại chỗ Nguồn phát sinh  Nhân công  Thiết bị thu gom   1. Các khu dân cư - Nhà ở thấp tầng - Nhà trung bình - Nhà cao tầng  - Dân cư tại khu vực, người làm thuê. - Người làm thuê, nhân viên phục vụ của khu nhà, dịch vụ của các công ty VS - Người làm thuê, nhân viên phục vụ của khu nhà, dịch vụ của các công ty VS  - Các đồ dùng thu gom tại nhà, các xe gom. - Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom, các băng chuyền chạy bằng khí nén. - Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom, các băng chuyền chạy bằng khí nén.   2. Các khu vực kinh doanh, thương mại  Nhân viên, dịch vụ của các công ty vệ sinh.  Các loại xe thu gom có bánh lăn, các côngtenơ lưu giữ, các thang nâng hoặc băng chuyền.   3. Các khu công nghiệp  Nhân viên, dịch vụ của các công ty vệ sinh.  Các loại xe thu gom có bánh lăn, các côngtenơ lưu giữ, các thang nâng hoặc băng chuyền.   4. Các khu sinh hoạt ngoài trời: quảng trường, công viên…  Chủ nhân của khu vực hoặc các công ty công viên, cây xanh.  Các thùng lưu giữ có mái che hoặc nắp đậy.   5. Các trạm xử lý nước thải  Các nhân viên vận hành trạm  Các loại băng chuyền khác nhau và các thiết bị.   6. Các khu nông nghiệp  Chủ nhân của khu vực hoặc công nhân.  Tùy thuộc vào trang bị của từng đơn vị đơn lẻ.   (Nguồn:Giáo trình quản lý chất thải rắn .GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001) 1.4.3. Vạch tuyến thu gom vận chuyển 1.4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng khi chọn tuyến đường thu gom vận chuyển - Chính sách và quy tắc hiện hành liên quan tới tập trung rác thải, số lần thu gom 1 tuần. - Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe, máy vận chuyển. - Tuyến đường thu gom, vận chuyển cần chọn sao cho lúc bắt đầu và kết thúc hành trình phải ở đường phố chính. - Ở địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ điểm cao xuống thấp. - Rác thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc phải được thu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp. - Nguồn tạo thành rác thải với khối lượng lớn cần tổ chức vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường. - Những vị trí có rác thải ít và phân tán thì việc thu gom, vận chuyển phải tổ chức cho phù hợp. 1.4.3.2. Tạo lập tuyến đường thu gom vận chuyển - Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung rác thải trên đó chỉ rõ số lượng, thông tin nguồn rác thải. - Phân tích thông tin, số liệu, lập bảng tổng hợp thông tin. - Sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án. - So sánh các tuyến đường bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lý nhất. 1.5. Trung chuyển và vận chuyển 1.5.1. Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển Hoạt động trung chuyển và vận chuyển trở nên cần thiết khi đoạn đường vận chuyển đến trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp gia tăng làm cho việc vận chuyển trực tiếp không kinh tế, cũng như khi trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp nằm ở vị trí rất xa và không thể vận chuyển trực tiếp rác thải đến đó bằng đường quốc lộ. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: - Xảy ra hiện tượng đổ rác không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa. - Vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16,09km) - Sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15m3). - Khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt. - Sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom rác thải từ khu thương mại. - Sử dụng hệ thống thu gom thuỷ lực hoặc khí nén. 1.5.2. Các dạng trạm trung chuyển 1.5.2.1. Trạm trung chuyển chất thải trực tiếp Tại trạm trung chuyển chất thải trực tiếp, chất thải từ xe thu gom được chuyển sang xe vận chuyển hoặc chuyển sang thiết bị ép chất thải thành từng kiện để chuyển đến bãi chôn lấp. Trong một số trường hợp, chất thải được đổ ra bệ đổ và sau đó được đẩy vào xe vận chuyển sau khi đã tách loại các vật liệu có thể tái sinh được. 1.5.2.2. Trạm trung chuyển chất thải – lưu trữ Trong trạm trung chuyển chất thải - lưu trữ, chất thải được đổ trực tiếp vào hố chứa, từ hố này chất thải sẽ được chuyển lên xe vận chuyển bằng nhiều thiết bị phụ trợ khác. Sự khác biệt giữa trạm trung chuyển chất thải trực tiếp và trạm trung chuyển chất thải – lưu trữ là trạm trung chuyển chất thải lưu trữ được thiết kế để có thể chứa chất thải trong khoảng từ 1-3 ngày. 1.5.2.3. Trạm trung chuyển kết hợp chất thải trực tiếp và chất thải thải bỏ. Hoạt động ở trạm trung chuyển này có thể mô tả như sau: tất cả những người chuyên chở rác thải đến trạm trung chuyển đều phải qua khâu kiểm tra ở trạm cân. Những xe thu gom lớn sẽ được cân, sau đó đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển, rồi trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí thải bỏ. 1.5.3. Phương tiện và phương pháp vận chuyển Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thuỷ là những phương tiện chủ yếu sử dụng để vận chuyển rác thải. Hệ thống khí nén và hệ thống thuỷ lực cũng được dùng. Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ trạm trung chuyển đến bãi chon lấp cuối cùng bằng xe vận tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo một cầu và xe ép được dùng để vận chuyển. Tất cả các loại xe này có thể sử dụng ở bất cứ loại trạm trung chuyển nào. Một cách tổng quát, các xe vận chuyển phải thoả mãn những yêu cầu sau: - Chi phí vận chuyển thấp nhất. - Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyển - Xe phải được thiết kế vận chuyển trên đường cao tốc - Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép - Phương pháp tháo dỡ chất thải phải đơn giản và có khả năng thực hiện độc lập 1.6. Một số phương pháp xử lý rác thải đô thị Mục tiêu của xử lý rác thải là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải. 1.6.1. Xử lý sơ bộ rác thải đô thị 1.6.1.1. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý rác thải. Một số phương tiện vận chuyển rác được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nén rác, điều này góp phần làm tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp. Các thiết bị nén ép có thể là các máy nén cố định và di động hoặc các thiết bị nén ép cao áp. 1.6.1.2. Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học Chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụ gia đông cứng , khi đó thể tích của chất thải có thể giảm đến 95%. 1.6.1.3. Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn Để thuận tiện cho việc xử lý, người ta phải tách, phân chia các hợp phần của rác thải. Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lý để thu hồi tài nguyên từ rác thải, dùng cho quá trình chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cho các quá trình thu hồi năng lượng sinh học. 1.6.2. Xử lý rác thải bằng công nghệ ép kiện Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như : kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao. 1.6.3. Xử lý rác thải bằng phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả. Quá trình ủ có thể coi như một quá trình xử lý tốt hơn được hiểu và so sánh với quá trình lên men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn. Theo tính toán của nhiều tác giả, quá trình ủ có thể tạo ra thu nhập cao gấp 5 lần khi bán khí mêtan của bể mêtan với cùng một loại bùn đó và thời gian rút ngắn lại một nửa. Sản phẩm cuối cùng thu được không có mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với ở bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ oxy hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulozo, sợi. 1.6.4. Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là giai đoạn oxy hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các rác thải khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Rác thải được chôn lấp. Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt và phát điện. 1.6.5. Công nghệ chôn lấp rác 1.6.5.1. Bãi chôn lấp hở Bãi chôn lấp hở hay còn gọi là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Rác thải sau khi được thu gom sẽ vận chuyển đến bãi chôn lấp hở, người ta sẽ đổ thành đống và phun chế phẩm khử mùi. Cứ thế rác sẽ được đổ dồn lên và gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng do sản sinh ra ruồi nhặng và những mùi gây khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. 1.6.5.2. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của rác thải khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Rác thải trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axít hữu cơ, nitơ, các hợp chất amoni và một số khí như CO2, CH4. Điều kiện chôn lấp các loại rác thải tại bãi chôn lấp: Rác thải được chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian, bao gồm: - Rác thải gia đình - Rác thải chợ, đường phố - Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây - Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crom) - Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống - Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, rượu bia giải khát, giấy, giầy da..) - Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn thô lớn hơn 20% - Phế thải nhựa tổng hợp - Tro, xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác thải - Tro, xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại rác có đặc tính sau: - Rác thải có đặc tính lây nhiễm - Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhân phóng xạ. - Các loại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rác thải dễ cháy và nổ - Bùn sệt từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có hàm lượng cặn khô thấp hơn 20% - Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh… - Các phế thải vật liệu, khai khoáng - Các loại xác súc vật với khối lượng lớn. Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh: Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các bãi chôn lấp sau: - Loại 1: Bãi chôn lấp rác đô thị: loại bãi này đòi hỏi có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí nhân tạo - Loại 2: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: loại bãi này đòi hỏi phải có nhiều đầu tư về quản lý và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công và vận hành. - Loại 3: Bãi chôn lấp chất thải đã xác định; thường chôn lấp các loại chất thải đã được xác định trước như: tro sau khi đốt, các loại chất thải công nghiệp khó phân huỷ. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN 2.1. Tình hình chung về rác thải tại quận Lê Chân. Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra (tháng 12 năm 2009) của c ô nc, thì lượng chất thải bình quân của thị xã Đồng Xoài khoảng 0,91 kg/người/ngày. Như vậy, với dân số của thị xã khoảng 69.305 người, thì lượng rác thải bình quân là 63.067,55 kg/ngày hay 63 tấn rác/ngày. Đối với thị xã Đồng Xoài thì rác thải sinh hoạt là quan trọng nhất. Tuy nhiên nền công nghiệp thị xã đang trong chiều hướng phát triển mạnh, vì vậy lượng chất thải rắn do nền công nghiệp thải ra môi trường ngày càng tăng cao, bao gồm cả chất thải công nghiệp sản xuất và chất thải do công nghiệp xây dựng tạo ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân.doc
Luận văn liên quan