Những thành quả mà người dân đã đạt được trong những năm qua đã chứng
thực phần nào vai trò to lớn của việc đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nông
nghiệp. Do đó cơ giới hóa sản xuất cây lúa càng được chú trọng và nâng cao hơn
nữa để đảm bảo chất lượng sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân
giúp phát triển nông thôn. Để phát huy hơn hiệu quả của việc ứng dụng cơ giới hóa
vào trong sản xuất cần làm tốt hơn các khâu sau:
* Làm đất
Thành tựu đã đạt được là 100% khâu làm đất được cơ giới hóa, nhưng muốn
duy trì và nâng cao chất lượng cơ giới cần:
-Có các buổi trình diễn hoặc hội thi về các thiết bị máy mới tại địa bàn tỉnh,
giúp cho người dân bắt kịp công nghệ mới
-Có sự liênkết giữa cán bộ kĩ thuật và người làm máy, trao đổi về tính năng
của máy, cũng như những bộ phận thường bị hư hỏng hoặc hạn chế của máy để tìm
ra biện pháp khắc phục.
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3782 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa và cây mía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa vào cây mía còn gặp rất nhiều khó khăn
Bảng 4.7: Chi phí canh tác của 15.441 ha mía tại huyện Bến Lức (2009)
Chi tiết Cơ giới (tỷ đồng)
Thủ công
(tỷ đồng)
Tổng (tỷ
đồng)
Trung bình
(1.000 đồng/ha)
Làm đất 22,47 0,69 23,16 1.500
Xuống giống 0,00 23,16 23,16 1.500
Tưới nước 7,72 0,00 7,72 500
Phun thuốc 1,16 3,47 4,63 300
Bón phân 0,00 9,26 9,26 600
Làm cỏ 0,00 23,16 23,16 1.500
Thu hoạch 0,00 64,85 64,85 4.200
Vận chuyển 45,4 19,46 64,86 4.201
Tổng 76,75 144,05 220,8 14.300
Nguồn: Mẫu phiếu điều tra huyện Bến Lức (2009)
Tỉ lệ cơ giới và thủ công sản xuất mía
97
0
100
25
0 0 0
70
3
100
0
75
100 100 100
30
0
20
40
60
80
100
120
làm đất xuống
giống
tưới
nước
phun
thuốc
bón
phân
làm cỏ thu
hoạch
vận
chuyển
Khâu
Tỉ
lệ
(%
) Cơ giới
Thủ công
Tỉ lệ cơ giới và thủ công trong
sản xuất mía
Cơ
giới
35%
Thủ
công
65%
Biểu đồ 4.2: Chi phí cơ giới và thủ công của sản xuất mía huyện Bến Lức (2009)
Việc sản xuất mía tại huyện Bến Lức tỉnh Long An chủ yếu dựa vào thủ
công, cơ giới chiếm tỉ lệ thấp khoảng 35% trong tổng chi phí canh tác.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 41
4.1.2.1 Làm đất
Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất của tỉnh đạt 97%. Cơ giới hóa làm đất
chưa đạt tối đa là do:
- Thiếu máy phục vụ cơ giới, máy làm đất mía chủ yếu là những máy làm đất
lúa ở vùng lân cận.
- Loại máy đang được sử dụng tại đây đều quá cũ, theo đánh giá của chủ máy
thì tình trạng kỹ thuật chỉ còn khoảng 70 - 80%, khi hoạt động hao phí nhiều nhiên
liệu, công suất giảm đáng kể, rất dễ hư hỏng, chi phí sửa chữa và phục hồi máy
hàng năm khá cao.
4.1.2.2 Xuống giống
Người dân nơi đây chủ yếu trồng mía bằng thủ công 100%. Nguyên nhân
dẫn đến việc chưa cơ giới hóa:
- Tập quán sản xuất của người dân là dùng lao động thủ công.
- Máy trồng mía trên thị trường không phù hợp với điều kiện địa hình tại
vùng.
- Chi phí đầu tư máy cao, khó thu hồi vốn.
4.1.2.3 Tưới tiêu
Mặc dù cơ giới hóa trong khâu này đã đạt 100% nhưng chỉ dừng lại ở động
cơ diesel và động cơ xăng do:
- Tập quán sản xuất của người dân và tận dụng động cơ diesel và động cơ
xăng đã có sẵn.
- Đa số ruộng xa nhà nên khó khăn trong việc vận tải đường dây điện.
- Do quá trình sinh trưởng và nhu cầu của cây mía nên việc tưới tiêu nơi đây
phần ít sử dụng phương pháp tưới tự nhiên.
4.1.2.4 Chăm sóc
Để được năng suất cao người nông dân phải đầu tư về kinh tế và cần có sự
đầu tư rất lớn về mặt sức lực và trí lực. Chính vì vậy, công cụ chăm sóc có ảnh
hưởng rất lớn đến việc trồng mía, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
người dân. Từ đó cho ta thấy được phần nào sự khó nhọc của người làm nông
nghiệp. Nhưng đến nay vẫn chưa được cơ giới hóa.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 42
* Phun thuốc
Chủ yếu là dùng máy xịt tay, phần ít sử dụng máy xịt có gắn động cơ.
Nguyên nhân chậm cơ giới hóa trong khâu phun xịt:
- Tập quán của người dân là sử dụng máy xịt tay.
* Bón phân
Khâu này chưa được cơ giới hóa do:
- Tập quán sản xuất người dân.
- Đặc điểm của mía.
* Làm cỏ, vun gốc
+ Vun gốc
Khâu này tiến hành hoàn toàn thủ công và hiện nay trên thị trường cũng chưa
cơ giới hóa được khâu này.
+ Làm cỏ :
Hiện nay việc trừ cỏ toàn tỉnh đã cơ giớ hóa được 25% chủ yếu là máy phun
thuốc hóa học có gắn động cơ. Phần còn lại người dân làm cỏ bằng tay hoặc phun
xịt thuốc hóa học thủ công.
4.1.2.5 Thu hoạch
Việc thu hoạch mía vẫn được tiến hành hoàn toàn bằng phương pháp thủ
công. Cũng giống như khâu trồng mía chi phí đầu tư máy thu hoạch khá cao mỗi
năm chỉ sử dụng một lần nên việc đầu tư ở quy mô hộ gia đình là không hiệu quả
kinh tế.
4.1.2.6 Vận chuyển
Trong khâu vận chuyển mía tỷ lệ cơ giới hóa đã đạt 70%. Do mạng lưới kênh
đào chằng chịt, việc vận chuyển mía bằng đường thủy đã trở nên rất thuận tiện. Mặt
khác, những hộ có ruộng mía gần đường lộ thì sử dụng xe tải để vận chuyển mía
chiếm ưu thế hơn nhiều so với đường thủy. Từ lâu hình ảnh người dân nơi đây dùng
sức trâu, bò để kéo mía về nhà đã được thay thế hoàn toàn bằng cơ giới. Tuy nhiên,
việc cơ giới hóa trong khâu vận chuyển còn gặp phải một số khó khăn như: thu gom
mía trên ruộng, bốc xếp mía lên xe, xuống ghe,…
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 43
è Chi phí để sản xuất được 1 Kg lúa?
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất 1 ha mía tại huyện Bến Lức năm 2009
Đơn vị tính 1.000 đồng/ha
Các
khâu
Làm
đất
Gieo
trồng
Tưới
tiêu
Phun
thuốc
Bón
Phân
Làm
cỏ
Thu
hoạch
Vận
chuyển Tổng
Khâu
canh
tác
1500 1.500 500 300 600 1.500 4.200 4.200 14.300
Vật
tư 6.000 1.000 7.300 14.300
Tổng 1.500 7.500 500 1.300 13.300 1.500 4.200 4.200 28.600
Nguồn: Mẫu phiếu điều tra huyện Bến Lức
- Năng suất: 70 tấn/ha.
- Chi phí đầu tư: 20.200.000 đồng/ha.
- Chi phí 1 Kg là: 289.000 đồng/ha.
4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CƠ GIỚI HÓA SẢN
XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA CỦA NÔNG HỘ TỈNH LONG AN
4.2.1 Những Yếu Tố Thuận Lợi
PHÂN BỐ LÔ THỬA TẠI HUYỆN TÂN THẠNH, VĨNH HƯNG
1167 1196
4361
13223
14855
709
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
Dưới 0.3
ha
Từ 0.3 -
0.5 ha
Từ 0.51 -
0.7 ha
Từ 0.71 -
1ha
Từ 1.1 -
5ha
Trên 5 ha
diện tích
số
lô
th
ửa
Biểu đồ 4.3: Phân bố lô thửa huyện Tân Thạnh và Huyện Vĩnh Hưng
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 44
Phần lớn là vùng chuyên canh (Đồng Tháp Mười) có quy mô diện tích canh
tác lớn là điều kiện phù hợp cho việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.
Là tỉnh luôn đi đầu trong quá trình cơ giới hóa, đa số hộ dân nằm trong các
hợp tác xã, tổ hợp tác cho nên việc đưa cơ giới hóa vào đồng loạt là thích hợp.
Có 2 con sông Vàm Cỏ là điều kiện hết sức thuận lợi cho các công trình thủy
lợi giao thông giúp người dân chủ động trong việc sản xuất.
Có sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương, thường xuyên mở các
lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, hỗ trợ kĩ
thuật canh tác và một phần kinh phí đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ.
Cơ quan cấp ngành liên kết các trường đại học như: Đại Học Cần Thơ, Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí minh, … và viện nghiên cứu đồng bằng sông
Cửu Long nhằm hỗ trợ dụng cụ cơ giới, giống cao sản phù hợp với điều kiện từng
vùng.
Cơ cấu các thành phần kinh tế đa dạng, đã tham gia góp phần vào sự phát
triển của nền cơ khí nông nghiệp. Có thể huy động tại chỗ các nguồn lực để đầu tư
vào việc trang bị thêm các thiết bị máy móc, hoàn thiện hơn trong các mặt còn yếu.
4.2.1.1 Khảo sát thực tế tại các hộ cung cấp dịch vụ cơ giới
Bảng 4.9: Đánh giá tác động của cơ giới hóa
Mức độ ảnh hưởng
Các chỉ tiêu
Không Ít Trung
bình
Nhiều Rất
nhiều
Tổng
số
Đảm bảo thời vụ 26 4 30
Tăng năng suất 28 2 30
Tăng chất lượng sản phẩm 26 4 30
Cải thiện điều kiện lao động 8 20 2 30
Phát triển ngành nghề 28 2 30
Phát triển kinh tế xã hội 27 3 30
Nguồn: Mẫu phiều điều tra
Qua việc khảo sát thực tế 30 hộ cung cấp dịch vụ cơ giới tại huyện Vĩnh
Hưng, Tân Thạnh và Bến Lức về đánh giá tác động của cơ giới hóa đối với sản xuất
lúa và mía, sự lựa chọn ưu tiên của người dân là đảm bảo thời vụ và tăng năng suất
sản phẩm. Thật vậy, chất lượng sản phẩm mang tính quyết định trong sản phẩm
hàng hóa, việc canh tác lúa trong thời gian dài ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất
lượng sản phẩm, đảm bảo thời vụ giúp tránh dịch sâu bệnh hại cây trồng, làm giảm
thất thoát trong quá trình canh tác.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 45
Tăng năng suất và phát triển ngành nghề là sự lựa chọn tiếp theo, kế đến là
phát triển ngành nghề. Sau cùng là cải thiện điều kiện lao động.
4.2.1.2 Khảo sát thực tế tại các hộ sản xuất lúa và mía
Bảng 4.10: Các yếu tố tác động đến mức độ sử dụng cơ giới hoá cây lúa, cây mía
Mức độ tác động
Các yếu tố
Không Ít Trung
bình
Lớn Rất
lớn
Tổng
1. Lao động 2 12 13 16 2 45
2. Việc làm 1 8 21 13 2 45
3. Quy mô diện tích canh tác 9 28 8 45
4. Chất lượng dịch vụ 4 10 25 6 45
5. Chi phí dịch vụ 1 6 15 18 5 45
6. Thuỷ lợi, giao thông nội đồng 3 18 18 6 45
7. Loại cây trồng 6 14 22 3 45
Nguồn: Mẫu phiếu điều tra huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và Bến Lức
Qua khảo sát tại 30 hộ canh tác lúa và 15 hộ trồng mía, đa số người được hỏi
chọn quy mô diện tích canh tác tác động lớn đến việc ứng dụng cơ giới hóa, kế đến
là chất lượng dịch vụ và thủy lợi, giao thông nội đồng. Hiện nay, diện tích từng lô
thửa nhỏ, manh mún đã làm chậm tiến trình cơ giới hóa, tăng chi phí sản xuất, giảm
năng suất, giảm diện tích canh tác. Do đó quy mô diện tích canh tác rất quan trọng
trong việc ứng dụng cơ giới hóa cây lúa và cây mía.
Bên cạnh đó, chi phí dịch vụ và loại cây trồng cũng góp phần thúc đẩy việc
ứng dụng cơ giới hóa và sản xuất lúa và mía.
4.2.2 Những khó khăn khi áp dụng cơ giới vào sản xuất
Bên cạnh những thuận lợi của việc đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất, thì
việc nhân rộng các mô hình cơ giới hóa vào sản xuất còn gặp một số khó khăn sau:
- Người dân thiếu vốn đầu tư, bởi vì thu nhập từ việc sản xuất lúa khó có khả
năng đầu tư cho các thiết bị máy móc. Nên trong một vài khâu nông dân vẫn phải
canh tác bằng thủ công và công cụ cải tiến.
- Long An nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên đất trồng là đất
phù sa, có nhiều lung trũng, kết cấu hạ tầng kém đây là một trở ngại lớn trong việc
phát triển cơ giới hóa sản xuất.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 46
- Chưa có loại máy thích hợp, còn một số khâu còn chưa có máy, thiết bị phù
hợp như khâu: gieo sạ, cấy, bón phân. Thêm vào đó là chế tạo máy nông nghiệp
chưa được tối ưu, thiết bị chưa được hoàn thiện nên thường hư hỏng vặt.
- Nhà nước chưa có chính sách rõ rệt về hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất nông
nghiệp. Chưa quan tâm đầy đủ đến ngành cơ điện nông nghiệp, chưa có những biện
pháp hữu hiệu, vững chắc về vốn, năng lượng, giá cả, bảo vệ lợi ích cho nông dân.
- Chưa có hệ thống tổ chức đào tạo tay nghề sử dụng máy, duy tu – sửa chữa
máy nông nghiệp.
- Đa phần máy phục vụ cho nông nghiệp đều là máy đã qua sử dụng, tình
trạng kĩ thuật không còn tốt, cho nên đã làm hạn chế hiệu quả của việc đưa cơ giới
hóa vào nông nghiệp.
4.2.2.1 Hộ có trang bị máy nông nghiệp.
Đối với máy làm đất, máy bơm, máy vận chuyển thì những bộ phận thường
hư hỏng nhất là: xylanh, pitton, bạc. Một số hư hỏng khác là: kẹt hộp số, hao nhớt
khi làm máy, cong cốt, …. Đa số máy đã qua sử dụng nên giảm năng suất, giảm
công suất, tăng chi phí sửa chữa.
Đối với máy xịt đa năng theo chủ máy thì ít hư hỏng nhưng còn hạn chế là
lúa càng lớn càng khó đi.
Đối với máy gặt đập liên hợp, hầu hết là máy của Trung Quốc và Việt Nam
sản xuất, hay bị hư vặt như: đai, gãy răng, … nên phải mất thời gian để sửa chữa và
tốn nhiều chi phí sửa chữa. Thêm vào đó, người dân chưa được qua tập huấn sử
dụng máy nên lúc đầu thường hay gặp sự cố dẫn đến giảm hiệu quả công việc trong
thời gian tiếp theo và tốn thêm chi phí sửa chữa cao.
4.2.2.2 Đối với cơ sở sửa chữa máy.
Bảng 4.11: Máy phục vụ sửa chữa
Loại máy Nơi sản xuất Số lượng Tình trạng kĩ thuật
Máy tiện Nhật 15 3
Máy phay Nhật 2 3
Máy khoan Đài Loan 15 3
Máy mài Việt Nam 8 3
Máy hàn Việt Nam 13 3
Máy cưa Việt Nam 4 3
Nguồn: Mẫu phiều điều tra huyện Vĩnh Hưng, Bến Lức, Tân Thạnh (2009)
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 47
Khảo sát 30 cơ sở sửa chữa máy, đa số các máy phục vụ sửa chữa đã cũ, tình
trạng kĩ thuật chỉ còn khoảng 50 - 60%, gây khó khăn trong quá trình sửa chữa máy.
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA
VÀO SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA Ở TỈNH LONG AN
4.3.1 Cây lúa
Những thành quả mà người dân đã đạt được trong những năm qua đã chứng
thực phần nào vai trò to lớn của việc đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nông
nghiệp. Do đó cơ giới hóa sản xuất cây lúa càng được chú trọng và nâng cao hơn
nữa để đảm bảo chất lượng sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân
giúp phát triển nông thôn. Để phát huy hơn hiệu quả của việc ứng dụng cơ giới hóa
vào trong sản xuất cần làm tốt hơn các khâu sau:
* Làm đất
Thành tựu đã đạt được là 100% khâu làm đất được cơ giới hóa, nhưng muốn
duy trì và nâng cao chất lượng cơ giới cần:
- Có các buổi trình diễn hoặc hội thi về các thiết bị máy mới tại địa bàn tỉnh,
giúp cho người dân bắt kịp công nghệ mới
- Có sự liên kết giữa cán bộ kĩ thuật và người làm máy, trao đổi về tính năng
của máy, cũng như những bộ phận thường bị hư hỏng hoặc hạn chế của máy để tìm
ra biện pháp khắc phục.
- Khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, ứng dụng các thiết bị công nghệ
mới vào trong sản xuất, khi được hỗ trợ về vốn, giúp cho việc làm đất trở lên có
hiệu quả hơn.
* Gieo sạ
Theo kết quả điều tra tại huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh thì khâu gieo sạ
chưa có sự hỗ trợ của máy, cơ giới chỉ dừng lại ở công cụ sạ hàng, nhưng gieo sạ
khoảng 48,5%. Chính vì vậy, muốn nâng cao mức độ cơ giới hóa trong thời gian tới
cần:
- Có chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu ra các dạng máy phù hợp
với đồng ruộng nơi đây. Cần phối hợp với các trung tâm nghiên cứu, các trường đại
học trong việc đầu tư nghiên cứu và triển khai những loại máy mới, phù hợp với địa
hình nơi đây.
- Tạo mặt bằng đồng nhất trên đồng ruộng, giúp khống chế nước tốt hơn, hạn
chế thất thoát lúa gieo sạ với mật độ thưa, đảm bảo năng suất.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 48
- Giúp cho người dân thay đổi tập quán sản xuất lâu đời, đi đến hình thức sản
xuất mới với hiệu quả cao hơn, chi phí đầu tư giảm. Xây dựng thêm nhiều mô hình
thí điểm, tổ chức thêm nhiều đợt tập huấn cho nông dân, nhân rộng mô hình “Ra
đồng cùng nông dân”.
- Thường xuyên mở các lớp khuyến nông nhằm đưa thông tin nhanh đến
người dân về các thiên tai, dịch bệnh… Tạo tâm lý vững chắc cho người dân khi
gieo sạ với mật độ thưa.
- Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ
chức sáng chế ra các thiết bị mới, sau đó phổ biến rộng ra cho người nông dân.
* Tưới tiêu
Hiện nay, tưới tiêu cho đồng ruộng được thực hiện 100% cơ giới nhưng vẫn
cần:
- Việc đầu tiên là có hệ thống lưới điện 3 pha trên toàn tỉnh, tạo điều kiện
cho lượng motor bơm nước tăng lên.
- Đầu tư vốn cho việc trang bị thêm các motor công suất lớn, làm tăng thêm
hiệu quả kinh tế.
- Khuyến khích người dân tham gia các tổ sản xuất, tạo các trạm bơm với
diện tích rộng, rút ngắn thời gian rút nước ra ở vụ Đông Xuân.
* Chăm sóc
Đây là khâu chính yếu, quyết định năng suất của vụ mùa.
+ Bón phân
Công việc bón phân nơi đây vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công, đây là
một thực tế đang tồn tại không những ở tỉnh Long An mà nó cũng đang là một thực
tại ở hầu hết các vùng đồng bằng trong cả nước.
Để đưa cơ giới hóa khâu bón phân cần:
- Cần có mặt ruộng đồng nhất hơn và cần đầu tư nghiên cứu các dạng máy
mới phù hợp với đồng ruộng mà không hại lúa khi di chuyển.
- Cần khuyến khích khả năng sáng chế của người nông dân.
- Có chính sách đãi ngộ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức sáng chế ra
các thiết bị mới, sau đó phổ biến rộng ra cho nông dân.
+ Phun xịt
Phun xịt là khâu cần cơ giới hóa, nhưng hiện nay cơ giới hóa tại 2 huyện tiêu
biểu của tỉnh Long An chỉ 44%. Do đó muốn nâng cao cơ giới hóa cần:
- Cần có chính sách trợ cấp vốn, cho vay vốn ưu đãi để nông dân trang bị
máy các máy mới.
- Tạo các cụm thí điểm trình diễn các dạng máy mới tại các huyện, xã thông
tin đến người dân các tiến bộ về cơ giới hóa.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 49
- Có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức sáng
chế ra các thiết bị mới, hoàn thiện kết cấu của thiết bị mới sau đó phổ biến rộng ra
cho người dân.
* Thu hoạch
Dùng gặt đập liên hợp thu hoạch lúa là phương pháp tối ưu trong giai đoạn
hiện nay. Nhưng cho đến thời điểm này tại hai huyện trồng lúa tiêu biểu tỉnh Long
An chi đáp ứng được 32,3% diện tích thu hoạch, do đó cần thưc hiện một số giải
pháp để nâng cao cơ giới hóa:
- Cần có chính sách trợ cấp vốn, cho vay vốn ưu đãi trung và dài hạn để nông
dân trang bị các máy mới, tiên tiến.
- Cần có thêm các buổi trình diễn hoặc hội thi về các thiết bị máy gặt đập
liên hợp tiên tiến tại địa bàn tỉnh.
- Có sự liên kết giữa cán bộ kĩ thuật và người làm máy, trao đổi về tính năng
của máy, cũng như những bộ phận thường bị hư hỏng hoặc hạn chế của máy để tìm
ra phương pháp khắc phục.
* Vận chuyển
Cải tiến máy kéo cho phù hợp hơn với điều kiện nền ruộng nơi đây, có thể
làm việc tốt trong vụ Hè Thu.
Cần xây dựng hơn nữa cơ sở hạ tầng về đường bộ, các hệ thống vận chuyển
trong các nhà máy xay xát, lò sấy cần trang bị máy vận chuyển và băng tải vận
chuyển.
* Bảo quản - chế biến
+Bảo quản
- Thông qua các buổi tập huấn cho nông dân, cần giới thiệu các mô hình máy
sấy tiên tiến, đạt hiệu quả cao.
- Cần có các buổi tập huấn kỹ thuật sấy đúng kỹ thuật, trình diễn thực để
người dân thấy được hiệu quả và sự cần thiết từ việc trang bị máy sấy.
- Khuyến khích người dân trang bị các máy sấy công suất lớn, kĩ thuật hiện
đại, giúp cho chất lượng sấy được nâng cao, giá thành giảm.
+Chế biến
Cần có nguồn vốn đầu tư cho công nghệ chế biến tiên tiến, đạt chất lượng
cao đối với các máy xay xát công suất lớn, làm tăng thêm giá trị hạt gạo.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 50
4.3.2 Cây mía
Đề xuất các giải pháp chung để đẩy nhanh việc áp dụng cơ giới hóa vào
canh tác và thu hoạch mía
- Đối với cơ giới hóa sản xuất mía, đặc biệt là cơ giới hóa thu hoạch, đầu tư
lần đầu lớn, thời gian làm việc trong năm ngắn, hiệu quả thu hồi vốn thấp, do đó
Nhà nước, địa phương và các doanh nghiệp cần có chính sách linh hoạt, giúp đỡ, trợ
giá để đảm bảo nhu cầu phát triển.
- Cần làm tốt công việc cải tạo, quy hoạch thiết kế đồng ruộng, xây dựng cơ
sở hạ tầng đáp ứng việc áp dụng cơ giới hóa. Nên có các nghiên cứu phối hợp giữa
các nhà nông học và các nhà cơ khí để đề ra các quy trình có khả năng áp dụng cơ
giới hóa cao. Đặc biệt trước mắt cần nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp
đến khả năng cơ giới hóa như: khoảng cách hàng, mật độ cây...
- Tùy vùng có thể áp dụng cơ giới hóa từng phần hoặc toàn diện từ khâu làm
đất đến thu hoạch. Trên vùng đất cao, khô hạn, đồi gò chú ý biện pháp làm đất tối
thiểu, đặc biệt cày sâu trên 30cm bằng cày ngầm (cày không lật). Đất dốc, ngoài cày
sâu tối thiểu 30cm cần làm đất kỹ cho tơi xốp và làm rãnh đặt hom sâu 30 - 35cm.
- Tổ chức lực lượng, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, giải quyết
những vấn đề tồn tại về kỹ thuật như độ tin cậy, chất lượng làm việc của máy. Chú
trọng đầu tư kỹ thuật, máy móc tiên tiến của nước ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu
phát triển ngày càng rộng rãi.
- Trên cơ sở các vùng sản xuất mía nguyên liệu cần tập trung xây dựng mô
hình vùng cơ giới hóa sản xuất mía điển hình. Lấy tăng sản lượng, tăng hiệu quả
làm mục tiêu, phối hợp kỹ thuật trồng trọt và kỹ thuật cơ khí, từ đó nhân rộng ra các
vùng khác để thực hiện quá trình cơ giới hóa sản xuất mía.
Đề xuất các giải pháp riêng cho từng khâu để đẩy nhanh việc ứng dụng
cơ giới hóa vào canh tác cây mía
* Khâu làm đất
Tỷ lệ cơ giới hóa khâu này đã đạt được 97% , nhưng muốn duy trì và nâng
cao chất lượng cơ giới cần:
- Có các buổi trình diễn hoặc hội thi về các thiết bị máy mới tại địa bàn tỉnh,
giúp cho người dân bắt kịp công nghệ mới.
- Có sự liên kết giữa cán bộ kĩ thuật và người làm máy, trao đổi về tính năng
của máy, cũng như những bộ phận thường bị hư hỏng hoặc hạn chế của máy để tìm
ra biện pháp khắc phục.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 51
- Khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, ứng dụng các thiết bị công nghệ
mới vào trong sản xuất. Hỗ trợ về vốn nhằm giúp cho việc làm đất trở lên có hiệu
quả hơn.
* Khâu xuống giống
Theo kết quả điều tra tại huyện Bến Lức thì khâu xuống giống chưa có sự hỗ
trợ của máy. Chính vì vậy, muốn nâng cao mức độ cơ giới hóa trong thời gian tới
cần:
- Có chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu ra các dạng máy phù hợp
với ruộng mía nơi đây. Cần phối hợp với các trung tâm nghiên cứu, các trường đại
học trong việc đầu tư nghiên cứu và triển khai những loại máy mới, phù hợp với địa
hình nơi đây.
- Tạo mặt bằng đồng nhất trên ruộng, giúp khống chế nước tốt hơn, hạn chế
thất thoát giống, đảm bảo năng suất.
- Giúp cho người dân thay đổi tập quán sản xuất lâu đời, đi đến hình thức sản
xuất mới với hiệu quả cao hơn, chi phí đầu tư giảm. Xây dựng thêm nhiều mô hình
thí điểm, tổ chức thêm nhiều đợt tập huấn cho nông dân.
- Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ
chức sáng chế ra các thiết bị mới, sau đó phổ biến rộng ra cho người nông dân.
* Khâu chăm sóc
Đây là khâu chính yếu, quyết định năng suất của vụ mía.
+ Bón phân
Công việc bón phân nơi đây vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công.
Để đưa cơ giới hóa khâu bón phân cần:
- Khuyến khích khả năng sáng chế của người nông dân.
- Có chính sách đãi ngộ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức sáng chế ra
các thiết bị mới, sau đó phổ biến rộng ra cho nông dân.
+ Phun xịt
Phun xịt là khâu cần cơ giới hóa, nhưng hiện nay tỉ lệ cơ giới hóa tại huyện
Bến Lức tỉnh Long An đạt 25%. Do đó muốn nâng cao cơ giới hóa khâu này cần:
- Có chính sách trợ cấp vốn, cho vay vốn ưu đãi để nông dân trang bị các
máy mới.
- Tạo các cụm thí điểm trình diễn các dạng máy mới tại các huyện, xã thông
tin đến người dân các tiến bộ về cơ giới hóa.
- Có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức sáng
chế ra các thiết bị mới, hoàn thiện kết cấu của thiết bị mới sau đó phổ biến rộng ra
cho người dân.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 52
* Khâu thu hoạch
Theo kết quả điều tra tại huyện Bến Lức thì khâu thu hoạch chưa có sự hỗ trợ
của máy. Chính vì vậy, muốn nâng cao mức độ cơ giới hóa trong thời gian tới cần:
- Cần có chính sách trợ cấp vốn, cho vay vốn ưu đãi trung và dài hạn để nông
dân trang bị các máy mới, tiên tiến.
- Cần có thêm các buổi trình diễn hoặc hội thi về các thiết bị máy thu hoạch
mía tiên tiến tại địa bàn tỉnh.
- Có sự liên kết giữa cán bộ kĩ thuật và người làm máy, trao đổi về tính năng
của máy, cũng như những bộ phận thường bị hư hỏng hoặc hạn chế của máy để tìm
ra phương pháp khắc phục.
* Khâu vận chuyển
Tỷ lệ cơ giới hóa khâu này đã đạt được 70% , nhưng muốn duy trì và nâng
cao chất lượng cơ giới cần:
- Cải tiến máy kéo cho phù hợp hơn với điều kiện nơi đây, để máy có khả
năng thay thế vận chuyển thủ công.
- Cần xây dựng hơn nữa cơ sở hạ tầng về đường bộ, đường thủy.
Kết luận và kiến nghị
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 53
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
A. Cây lúa
* Tỷ lệ cơ giới hóa đối với sản xuất lúa tại tỉnh Long An đã đạt được trong thời
gian qua:
- Làm đất: 100% ứng dụng cơ giới.
- Gieo cấy: 55 – 60% ứng dụng công cụ sạ hàng, 40 – 45% thủ công.
- Thu hoạch (cắt, tách hạt, thu hoạch liên hợp): 70 – 75% cơ giới, còn lại là
gặt thủ công.
- Làm khô: 30 – 40% cơ giới trong vụ Hè Thu, còn lại là phơi thủ công hoặc
bán lúa tưới tại đồng.
* Riêng huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh có tỷ lệ cơ giới hóa đối với sản xuất
lúa:
- Làm đất đạt 100% bằng cơ giới.
- Gieo sạ: cơ giới 0%.
+ Vụ Đông Xuân sạ lan chiếm 42%, sạ hàng chiếm 58%.
+ Vụ Hè Thu diện tích sạ lan chiếm 63% và sạ hàng chiếm 37%.
- Tưới tiêu cơ giới 100%, trong đó dùng động cơ điện chiếm 14%.
- Chăm sóc:
+ Khâu bón phân: Cơ giới 0%.
+ Khâu phun xịt: Cơ giới khoảng 43%, 57% sử dụng máy xịt tay.
- Thu hoạch:
+ Cắt bằng thủ công chiếm khoảng 29,7%.
+ Cắt bằng máy cắt xếp dãy chiếm khoảng 38%.
+ Đập lúa cơ giới đạt 100%
Gặt đập liên hợp: Ước tính khoảng 32,3%.
- Vận chuyển lúa đạt 90%.
- Sấy lúa ước tính khoảng 18% vụ Hè Thu.
- Chế biến đạt 100% cơ giới.
* Đề xuất:
- Đối với các khâu: Phun xịt, thu hoạch, làm khô – sấy cần tập trung đầu tư
và phát triển, nhu cầu thực tế rất cần.
Kết luận và kiến nghị
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 54
- Cần có chính sách trợ cấp vốn, cho vay vốn ưu đãi để nông dân trang bị
máy mới, tiên tiến.
- Cần đưa thêm động cơ điện vào trong việc tưới tiêu, nhằm giảm chi phí sản
xuất, giảm tiếng ồn, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
B. Cây mía
* Tỷ lệ cơ giới hóa cây mía tại huyện Bến Lức tỉnh Long An trong thời gian
qua:
- Làm đất đạt 97% bằng cơ giới.
- Xuống giống: cơ giới 0%.
- Tưới tiêu cơ giới 100%.
- Chăm sóc:
+ Khâu bón phân: cơ giới 0%.
+ Làm cỏ, vun gốc: cơ giới 0%.
+ Khâu phun xịt: cơ giới khoảng 25%, 75% sử dụng bình xịt mang vai.
- Thu hoạch: cơ giới 0%.
- Vận chuyển đạt 90%.
- Chế biến đạt 100% cơ giới.
* Đề xuất
- Đối với các khâu: Xuống giống, Phun xịt, thu hoạch, vận chuyển cần tập
trung đầu tư và phát triển, nhu cầu thực tế rất cần.
- Cần có chính sách trợ cấp vốn, cho vay vốn ưu đãi để nông dân trang bị
máy mới, tiên tiến.
- Tăng thêm các buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân, giúp người
dân hiểu rõ hơn về việc sử dụng máy, tạo mọi điều kiện để người dân tiếp xúc với
các trang thiết bị mới.
- Cần có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức
sáng chế ra các thiết bị mới. khuyến khích việc sáng chế các cơ cấu máy nông
nghiệp, cần có sự trao đổi giữa nhà kĩ thuật với người sáng chế, để hoàn thiện hơn
cơ cấu máy. Cần hỗ trợ “dự án” nghiên cứu, phát triển các công cụ, cơ cấu máy của
người nông dân.
Kết luận và kiến nghị
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 55
KIẾN NGHỊ
A. Cây lúa
- Có chính sách tập trung ruộng đất.
- Cần xây dựng vùng chuyên canh.
- Có chính sách đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nội đồng.
B. Cây mía
- Nghiên cứu đầu tư máy phục vụ mía nhỏ gọn, phù hợp với điều kiện địa
hình.
- Đào tạo đội ngũ kĩ sư nông nghiệp.
Phụ lục
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 56
PHỤ LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN MNN & CNSTH ----------o0o----------
Cần thơ, ngày 10 Tháng 08 Năm 2009.
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
( Năm học 2009 -2010 )
1. Tên đề tài: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CƠ GIỚI
HÓA SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA Ở TỈNH LONG AN.
2. Họ và tên sinh viên thực hiện: LÊ VĂN HIẾU MSSV: 1051470
PHẠM THỊ HOA MSSV: 1051473
3. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN KHẢI – MSCB: 469. Giảng
viên khoa Công Nghệ trường Đại Học Cần Thơ.
4. Đặt vấn đề:
Bước sang thế kỷ 21, khoa học công nghệ phát triển một bước nhảy vọt và
ngày càng tiến xa trong tất cả các lĩnh vực. Ngày nay, con người đã chuyển dần sức
lao động của mình, từ lao động bằng công cụ thủ công cổ truyền đến công cụ cải
tiến nửa cơ khí rồi đến những công cụ cơ khí hoàn chỉnh trong nông, lâm, ngư
nghiệp ở mọi miền. Con người chỉ đứng trên phương diện điều khiển.
Để hòa nhập vào thế giới công nghệ, nước ta trong những năm gần đây đã có
những chuyển biến rất lớn trong lĩnh vực cơ giới hóa, nông nghiệp cũng đã được
ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ. Cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong
việc tăng năng suất lao động, tăng năng suất. Nó không những thay cho lao động
chân tay truyền thống với năng suất thấp mà còn cải thiện đời sống của nông dân
đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người dân, giúp cho nông dân thoát khỏi “nặng
nhọc” trong việc canh tác ruộng đất. Cùng với việc ngày càng giảm lao động chân
tay tăng cao năng suất thì việc đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp là
một điều tất yếu.
Đến với tỉnh Long An, là cửa ngỏ của đồng bằng sông Cửu Long, và còn là
nơi cung cấp lượng lúa và mía đáng kể cho nước ta. Đây cũng là nơi có điều kiện
hết sức thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ cơ giới hóa vào trong nông nghiệp
Phụ lục
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 57
đặc biệt là trong sản xuất cây lúa và cây mía. Do vậy, việc ứng dụng các thành tựu
kĩ thuật cơ giới hóa vào sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh
Long An nói riêng được đánh giá qua đề tài: “Điều tra hiện trạng và đề xuất giải
pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa và cây mía ở tỉnh Long An ”sẽ thấy được mức độ
ứng dụng cơ giới hóa hiện nay của vùng đất này. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp
nhằm cải thiện hơn nữa hiệu quả mà cơ giới hóa mang lại cho cây lúa và cây mía tại
tỉnh Long An.
5. Mục đích – yêu cầu:
Mục đích của đề tài:
- Điều tra tình hình cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An.
- Phân tích hiệu quả cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cơ giới hóa cây lúa và cây
mía của tỉnh Long An.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây lúa cây mía
của tỉnh Long An trong thời gian tới.
Yêu cầu:
- Cần thu thập số liệu đúng và chính xác các thông tin đầy đủ, xử lý số liệu
đã điều tra.
- Hoạch định định hướng và đưa ra giải pháp phát triển cơ giới hóa cây lúa
và cây mía tại tỉnh Long An.
6. Địa điểm, thời gian thực hiện:
- Địa điểm: Tỉnh Long An.
- Thời gian: 12 tuần.
7. Giới thiệu về thực trạng có liên quan tới vấn đề trong đề tài:
Nước ta là một nước nông nghiệp, diện tích đất trồng cây lúa nước chiếm
diện tích khá lớn và đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây,
tuy tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ nước ta có tăng lên nhưng đáng kể
nhất vẫn là ngành nông nghiệp với chủ yếu là nghề trồng cây lúa nước và trên thị
trường thế giới thì nước ta là một trong những nước xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất,
nhưng với sự thu hẹp của đất trồng nông nghiệp, thiên tai, dịch bệnh, … cùng với
việc chưa ứng dụng nhiều khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất cây lúa và cây mía nên làm
cho tình hình lương thực bấp bênh và thất thoát trong quá trình thu hoạch dẫn đến hiện
nay có nhiều nước trên thế giới thiếu gạo trầm trọng .
Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sản lượng, giảm chi phí,
bảo vệ sức khỏe cho người nông dân, … là mục tiêu mà mọi người luôn hướng đến.
Với mục tiêu này thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất hay
đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp là hết sức cần thiết. Do vậy, đề tài này sẽ tổng kết
lại phần nào quá trình cơ giới hóa cây lúa và cây mía của Tỉnh Long An, để thấy
được mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất của tỉnh này.
8. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
Phụ lục
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 58
Ø PHẦN MỞ ĐẦU
- Hiện trạng và xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nước ta.
- Tầm quan trọng của việc ứng dụng các thành tựu mới vào sản xuất nông
nghiệp.
- Sự cần thiết của việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.
- Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (chỉ giới hạn về cơ giới hóa
đối với cây lúa và cây mía).
Ø PHẦN NỘI DUNG:
- Sơ lược về địa bàn nghiên cứu (Các vùng trồng cây lúa và cây mía tại tỉnh
Long An).
+Điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An.
+Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Điều tra tổng quát về hiện trạng cơ giới hóa trong nông nghiệp (giới hạn ở
cây lúa và cây mía) của tỉnh trong các khâu:
+Làm đất.
+Gieo trồng.
+Chăm sóc.
+Tưới tiêu.
+Thu hoạch.
+Vận chuyển và bảo quản.
+Làm khô.
+Chế biến.
- Phân tích ảnh hưởng của cơ giới hóa đến sản xuất nông nghiệp.
Trong các khâu từ làm đất đến thu hoạch, chế biến cũng như điều tiết nguồn
lao động.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng của nông
hộ.
+Nhân tố thuận lợi
+Trở ngại khó khăn
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc:
+Đưa cơ giới vào sản xuất
+Sử dụng cơ giới
Ø PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9. Phương pháp thực hiện đề tài:
Phụ lục
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 59
Thu thập số liệu tại địa phương.
Quan sát thực tế việc sử dụng cơ giới vào sản xuất cây lúa và cây mía.
Tìm hiểu thêm các thông tin mới nhất về việc áp dụng các cơ giới hóa tiên
tiến.
Tham khảo tài liệu.
Tiến hành phân tích, xử lý các số liệu và thông tin đã thu được.
10. Kế hoạch về tiến độ thực hiện:
Thời gian thực hiện gồm 12 tuần (HKI năm 2009 - 2010), tiến độ thực hiện
luận văn được phân bố như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Phần mở đầu và thu
thập số liệu X X X X X
Phần nội dung X X X X
Kết luận và nêu giải
pháp
X X
Viết báo cáo và hoàn
chỉnh luận văn X X X X
Báo cáo tiến độ X X
Dự phòng X
Sinh viên thực hiện Cán bộ hướng dẫn
Lê Văn Hiếu Phạm Thị Hoa GV. Nguyễn Văn Khải
Duyệt của bộ môn Duyệt của HĐ thi & xét TN
Công việc
Tuần
Tài liệu tham khảo
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An thời kì 2000 – 2010 và định hướng.
đến năm 2020, tr.12-49.
2. Đại từ điển tiếng việt năm 1988, Nxb Văn Hóa Thông Tin, tr. 464,907.
3. Niên giám thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (2008), tr.226 – 279.
Niên giám thống kê tỉnh Long An (2008).
4. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Hưng, Báo cáo sơ kết công tác hỗ trợ
cơ giới hóa giai đoạn 2007 – 2009.
Phòng nông nghiệp & PTNT huyện Tân Thạnh, Báo cáo tổng kết nông nghiệp
giai đoạn 2006 – 2009.
Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bến Lức, Báo cáo tổng kết cơ giới hóa nông
nghiệp giai đoạn 2008 – 2009.
5. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Long An, Báo cáo Hội nghị sơ kết sản xuất nông.
nghiệp tỉnh Long An năm 2008 – 2009. tr.4,5.
6. Long An: Hỗ trợ thực hiện cơ giới hóa sản xuất
nông nghiệp.
Nông nghiệp Long An: Những giải pháp trước thách
thức hội nhập.
7. Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phát
triển trong thời kì hội nhập.
8. Mẫu phiếu điều tra huyện Bến Lức, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng
Danh mục bảng
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang i
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG...................................................................... 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ GIỚI HÓA
TRONG SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA ................................................... 3
1.1.1 Các khái niệm................................................................................ 3
1.1.2 Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất cây lúa và cây mía .......... 3
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CƠ GIỚI HÓA
ĐỐI VỚI CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA....................................................................... 4
1.2.1 Khí hậu và đất đai - địa hình [6] .................................................. 4
1.2.2 Nguồn vốn ..................................................................................... 4
1.2.3 Khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật ............................................. 4
1.2.4 Các yếu tố khác ............................................................................. 5
1.3 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................... 6
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH LONG AN .............................................. 6
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LONG AN 7
2.2.1 Vị trí địa lý – diện tích, địa hình [3][6]........................................ 7
2.2.3 Điều kiện tự nhiên [1],[6] .......................................................................... 8
2.2.4 Cơ sở hạ tầng [6],[3] ................................................................................. 9
2.2.5 Tình hình và sản xuất lúa và mía tại tỉnh Long An [3],[5],[6].................. 9
CHƯƠNG III: ĐIỀU TRA TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG CƠ GIỚI HÓA
CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA CỦA TỈNH LONG AN .............................................. 11
3.1 CÂY LÚA ....................................................................................................... 11
3.1.1 Khâu làm đất ............................................................................................ 13
3.1.1.1 Vụ Đông Xuân................................................................................... 13
3.1.1.2 Vụ Hè thu .......................................................................................... 14
3.1.2 Khâu gieo sạ............................................................................................. 15
3.1.3 Tưới tiêu ................................................................................................... 16
3.1.4 Chăm sóc .................................................................................................. 17
3.1.5 Thu hoạch ................................................................................................. 19
3.1.6 Vận chuyển ............................................................................................... 22
3.2.7 Bảo quản – chế biến ................................................................................. 23
3.2 CÂY MÍA........................................................................................................ 24
3.2.1 Làm đất (Chỉ áp dụng đối với mía tơ)...................................................... 26
3.2.2 Xuống giống ............................................................................................. 27
3.2.3 Tưới tiêu ................................................................................................... 27
3.2.4 Chăm sóc .................................................................................................. 28
Danh mục bảng
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang ii
3.2.5 Thu hoạch ................................................................................................. 29
3.2.6 Vận chuyển ............................................................................................... 30
3.2.7 Chế biến.................................................................................................... 31
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA TỈNH LONG AN
.................................................................................................................................. 32
4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CƠ GIỚI HÓA.................................................. 32
4.1.1 Cây lúa ..................................................................................................... 32
4.1.1.1 Làm đất .............................................................................................. 33
4.1.1.2 Gieo sạ ............................................................................................... 33
4.1.1.3 Tưới tiêu ............................................................................................ 34
4.1.1.4 Chăm sóc ........................................................................................... 35
4.1.1.5 Thu hoạch .......................................................................................... 36
4.1.1.6 Vận chuyển ........................................................................................ 38
4.1.1.7 Bảo quản ............................................................................................ 39
4.1.2 Cây mía .................................................................................................... 40
4.1.2.1 Làm đất .............................................................................................. 41
4.1.2.2 Xuống giống ...................................................................................... 41
4.1.2.3 Tưới tiêu ............................................................................................ 41
4.1.2.4 Chăm sóc ........................................................................................... 41
4.1.2.5 Thu hoạch .......................................................................................... 42
4.1.2.6 Vận chuyển ........................................................................................ 42
4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CƠ GIỚI HÓA SẢN
XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA CỦA NÔNG HỘ TỈNH LONG AN ............... 43
4.2.1 Những Yếu Tố Thuận Lợi ......................................................................... 43
4.2.1.1 Khảo sát thực tế tại các hộ cung cấp dịch vụ cơ giới ........................ 44
4.2.1.2 Khảo sát thực tế tại các hộ sản xuất lúa và mía................................. 45
4.2.2 Những khó khăn khi áp dụng cơ giới vào sản xuất .................................. 45
4.2.2.1 Hộ có trang bị máy nông nghiệp. ...................................................... 46
4.2.2.2 Đối với cơ sở sửa chữa máy. ............................................................. 46
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA
VÀO SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA Ở TỈNH LONG AN...................... 47
4.3.1 Cây lúa ..................................................................................................... 47
4.3.2 Cây mía .................................................................................................... 50
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 53
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 53
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 55
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 60
Danh mục bảng
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2: Phân bố diện tích tại các huyện, thị tỉnh Long An........................................ 7
Bảng 3.1: Số lượng máy canh tác lúa tỉnh Long An ................................................ 11
Bảng 3.2: Số lượng máy kéo .................................................................................... 13
Bảng 3.3: Số lượng công cụ sạ hàng ........................................................................ 16
Bảng 3.4 Số lượng động cơ diesel. ........................................................................... 17
Bảng 3.5: Số lượng máy xịt vụ Đông Xuân ............................................................. 18
Bảng 3.6: Số lượng máy cắt xếp dãy........................................................................ 20
Bảng 3.7: Số lượng máy đập lúa .............................................................................. 20
Bảng 3.8: Số lượng máy gặt đập liên hợp ................................................................ 21
Bảng 3.9: Số lượng máy vận chuyển........................................................................ 22
Bảng 3.10: Số lượng máy sấy................................................................................... 23
Bảng 3.11: Số lượng máy xay xát ............................................................................ 24
Bảng 4.1: Chi phí canh tác của 107.682 ha lúa tại Vĩnh Hưng và Tân Thạnh (2009)
.................................................................................................................................. 32
Bảng 4.2: So sánh giữa gieo vãi và sạ hàng. ............................................................ 34
Bảng 4.3: So sánh giữa động cơ diesel và motor ..................................................... 34
Bảng 4.4: So sánh các phương pháp phun xịt .......................................................... 35
Bảng 4.5: So sánh phương pháp thu hoạch 2 giai đoạn và 1 giai đoạn .................... 38
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất 1 ha lúa tại Vĩnh Hưng và Tân Thạnh năm 2009 ......... 39
Bảng 4.7: Chi phí canh tác của 15.441 ha mía tại huyện Bến Lức (2009)............... 40
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất 1 ha mía tại huyện Bến Lức năm 2009 ......................... 43
Bảng 4.9: Đánh giá tác động của cơ giới hóa........................................................... 44
Bảng 4.10: Các yếu tố tác động đến mức độ sử dụng cơ giới hoá cây lúa, cây mía 45
Bảng 4.11: Máy phục vụ sửa chữa ........................................................................... 46
Danh mục hình
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cánh động ngập lũ tại huyện Vĩnh Hưng ................................................... 8
Hình 2.2: Tuyến đường TT Tân Thạnh – Xã Hậu Thạnh Đông................................. 9
Hình 2.3: Lô thửa ruộng tại Long An ....................................................................... 10
Hình 3.1: Trục thả ngâm lũ....................................................................................... 13
Hình 3.2: Máy trục bánh lồng có gắn chạt ............................................................... 14
Hình 3.3: Người dân đốt đồng .................................................................................. 14
Hình 3.4: Nông dân phay đất.................................................................................... 14
Hình 3.5: Nông dân san bằng mặt ruộng .................................................................. 15
Hình 3.6: Nông dân rê lúa giống (làm sạch giống thủ công) ................................... 15
Hình 3.7: Nông dân sạ lúa ........................................................................................ 16
Hình 3.8: Nông dân sử dụng chiếc gầu sòng tưới nước cho lúa (ảnh minh họa) .... 16
Hình 3.9: Motor bơm nước ....................................................................................... 17
Hình 3.10: Nông dân bón phân cho lúa .................................................................... 18
Hình 3.11: Nông dân xịt thuốc ................................................................................. 18
Hình 3.12: Nông dân huyện Vĩnh Hưng sử dụng máy xịt giàn phun thuốc............. 19
Hình 3.13: Gặt lúa..................................................................................................... 20
Hình 3.14: Đập lúa.................................................................................................... 21
Hình 3.15: Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.................................................... 21
Hình 3.16: Dùng máy kéo có romooc vận chuyển lúa ............................................. 22
Hình 3.17: Vận chuyển lúa ....................................................................................... 22
Hình 3.18: Làm khô lúa ............................................................................................ 23
Hình 3.19 Máy cày làm đất mía ............................................................................... 27
Hình 3.20 Vun gốc cho Mía .................................................................................... 28
Hình 3.21 Phun thuốc cho Mía ................................................................................ 28
Hình 3.22: Nông dân bón phân cho Mía .................................................................. 29
Hình 3.23: Thu hoạch thủ công ................................................................................ 29
Hình 3.24: Nông dân vận chuyển mía thủ công ....................................................... 30
Hình 3.25: Thương lái vận chuyển mía bằng đường sông ....................................... 30
Hình 3.26: Vận chuyện lúa bằng xe tải .................................................................... 31
Sơ đồ - biểu đồ
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang v
SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Tỷ lệ cơ giới hóa trong quy trình canh tác lúa của huyện Tân Thạnh và
Vĩnh Hưng ................................................................................................................ 12
Sơ đồ 3.2: Tỷ lệ cơ giới hóa trong quá trình sản xuất vụ mía tơ .............................. 25
Sơ đồ 3.3: Tỷ lệ cơ giới hóa trong quá trình sản xuất vụ mía gốc............................ 26
Biểu đồ 2: Sơ đồ tỉnh Long An................................................................................... 6
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ cơ giới hóa canh tác lúa huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh.......... 11
Biểu đồ 3.2: Cơ giới hóa cây mía huyện Bến Lức ................................................... 24
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ cơ giới và thủ công trong sản xuất lúa tại Vĩnh Hưng và Tân
Thạnh (2009) ............................................................................................................ 32
Biểu đồ 4.2: Chi phí cơ giới và thủ công của sản xuất mía huyện Bến Lức (2009) 40
Biểu đồ 4.3: Phân bố lô thửa .................................................................................... 43