Điều tra thành phần loài sâu bao (lepidoptera: psychidae) và khảo sát một số biện pháp phõng trị sâu bao pteroma plagiophleps hampson gây hại trên cây dừa nƣớc (nypa fruticans wurmb) ở đồng bằng sông cửu long

Qua kết quả điều tra ngoài đồng đã ghi nhận được sự hiện diện của 3 loài sâu bao gây hại trên cây dừa nước là: Pteroma plagiopleps, Metisa plana và Brachycyttarus griseus. Với tỉ lệ xuất hiện là 90% loài Pteroma plagiophleps hiện diện và gây hại khắp các địa bàn điều tra, chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều lần so với M. plana (20%) và loài B. grisesus (6,7%). Đa số các vườn điều tra điều có sự gây hại của sâu bao, với tỉ lệ nhiễm +++ lên đến hơn 53,3%. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả khảo nghiệm các biện pháp phòng trị sâu bao P. plagiophleps cho thấy biện pháp xử lý thuốc Reasgant 3,6EC có độ hữu hiệu diệt sâu cao nhất (ĐHH 100% ở thời điểm 4 NSKXL) và phun nước cũng là một biện pháp rất có triển vọng để làm giảm mật số sâu hại.

pdf46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra thành phần loài sâu bao (lepidoptera: psychidae) và khảo sát một số biện pháp phõng trị sâu bao pteroma plagiophleps hampson gây hại trên cây dừa nƣớc (nypa fruticans wurmb) ở đồng bằng sông cửu long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 2003). Thành trùng cái không cánh có chân phát triển đầy đủ 14 thường rời khỏi nhộng khi hoàn tất giai đoạn nhộng và bám trên bề mặt bên ngoài của bao trong suốt thời gian thành trùng (Davis, 1964) (Bảng 1). Độ dài của thành trùng cái biến động từ 6 – 34 mm tùy loài (Bảng 2). Cả thành trùng đực và thành trùng cái không ăn. Tuổi thọ thành trùng cái dài hơn (lên đến hai tuần) so với thành trùng đực (thường là 1 hoặc 2 ngày) (Turner, 1997; Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). 1.1.3 Hoạt động bắt cặp Con cái hấp dẫn con đực cùng loài trong một khoảng cách lớn bằng cách tiết ra pheromone giới tính bao gồm các chiral ester (Gries et al., 2006). Thành trùng cái bắt đầu bắt cặp ở ngày đầu sau vũ hóa (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011) và khả năng hấp dẫn giới tính sẽ giảm theo ngày tuổi (Thangavelu and Gunasekaran, 1982). Sau khi bắt cặp thành trùng cái đẻ trứng và sống trong bao cho đến khi chết (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Ở những ngày cuối, thành trùng cái sẽ di chuyển (thả) xuống mặt đất để chết nếu không thu hút được thành trùng đực (Basri and Kevan, 1995b) Khi bị thu hút bởi pheromone của con cái chưa bắt cặp, con đực sẽ đáp xuống trên túi và chèn bụng của mình vào đầu nhỏ (con cái sẽ mở ra) của vỏ bao thành trùng cái để tiếp xúc với cơ quan sinh dục ở cuối bụng (Thangavelu and Gunasekaran, 1982; Leonhardt et al., 1983). Con cái chỉ giao phối một lần và chấm dứt hấp dẫn ngay sau đó (Entwistle, 1963). Thành trùng cái sẽ từ chối giao phối nếu nó đã bắt cặp trước đó. 1.1.4 Hoạt động đẻ trứng Thành trùng cái, không cánh có chân, lưu lại trên bao sau khi giao phối và chèn bụng (bộ phận này có thể co duỗi được) vào phần dưới của vỏ bao để đẻ trứng trong vỏ nhộng (Davis, 1964). Quá trình đẻ trứng bắt đầu ngay sau khi giao phối và hoàn thành trong vòng hai ngày (Syed, 1978). Sau khi bắt cặp, thành trùng cái sẽ đẻ trứng vào bên trong vỏ nhộng và rất ít thò đầu ra ngoài bao (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Thành trùng cái thường ở trong bao và di chuyển xuống mặt đất để chết sau khi hoàn tất đẻ trứng (Entwistle, 1963;). Xác của con cái ở trong bao có thể là nguồn thức ăn cho ấu trùng mới nở (Ameen and Sultana, 1977), hoặc là vật liệu để 15 xây dựng bao, ở một vài trường hợp nó cũng có thể là vật ngăn cản sự chui ra của ấu trùng (Rhainds et al., 2009). 1.1.5 Sự sinh sản Thành trùng cái sâu bao hoàn tất tất cả hoạt động sinh sản trong bao của nó, và hành vi này được xem như một phương pháp để đánh giá sự thích nghi trong tự nhiên (Rhainds et al., 1999). Khả năng sinh sản của con cái không bắt cặp là không. Khả năng sinh sản của thành trùng cái có bắt cặp có thể được đánh giá bằng cách đếm số lượng trứng trong vỏ nhộng. Giống như loài sinh sản vô tính, loài sinh sản hữu tính không mất năng lượng trực tiếp liên quan đến sinh sản hữu tính (chỉ chờ đợi để bắt cặp), mặc dù một tỉ lệ cao thành trùng cái không bắt cặp có thể gián tiếp làm giảm tổng sản lượng sinh sản của con cái (Rhainds et al., 2009). 1.1.6 Một số đặc điểm của Pteroma plagiophleps Hampson - Ký chủ và phân bố Theo Rhainds et al. (2009) ghi nhận được P. plagiophleps đã được báo cáo có 22 cây ký chủ thuộc các họ Arecaceae, Cannaceae, Euphorbiaceae, Fabaceae (Caesalpinioideae và Faboideae), Lamiaceae, Lauraceae, Myrtaceae, Punicaceae, Salicaceae, Theaceae, Ulmaceae (Nair, 2007) và họ Ochnaceae (Võ Thị Thu, 2010), họ Combretaceae (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Trong trường hợp nguồn thức ăn từ cây ký chủ chính cạn kiệt chúng có thể tấn công lên những loài cây ký chủ mới. (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011) Loài P. plagiophleps phân bố tại Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Philippin, Malaysia và Thái Lan (Nair, 2007) và Việt Nam (Võ Thị Thu, 2010). - Thiệt hại về kinh tế Sâu bao, P. plagiophleps là loài có khả năng gây hại quan trọng (Võ Thị Thu, 2010). Ấu trùng chỉ ăn phần mô của lá, không làm thủng lá; khi dừa nước bị hại nặng , các lá trên tàu chuyển sang màu vàng và trở nên rất khô. Sau đó màu trên lá sẽ chuyển sang màu trắng tàu lá sẽ khô và rụng đi (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Khi mật số cao có thể tìm thấy hàng trăm con trên cây, chúng làm cho lá cây 16 khô và rụng đi. Nair (2007), đã nghiên cứu về sự gây hại của loài này trên các vườn trồng cây F. moluccana được 3 năm tuổi ở Kerala, Ấn Độ. Kết quả cho thấy chỉ có khoảng 10% số cây là không bị nhiễm trong khi đó có đến 51% số cây có mức độ nhiễm thấp, 19% có mức độ trung bình và 11% có mức độ cao và 8% ở mức độ rất cao. - Một số đặc điểm sinh học và sinh thái Loài P. plagiophleps có thời gian ủ trứng kéo dài khoảng 10-11 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi trên cây dừa nước Nypa fructican. Thời gian phát triển của ấu trùng kéo dài khoảng 30-37 ngày. Thời gian của từng tuổi 1 đến tuổi 5 lần lượt là 5-6 ngày, 3-4 ngày, 3-4 ngày, 5-6 ngày, 4-6 ngày. Thời gian giai đoạn nhộng cái ngắn hơn so với nhộng đực lần lượt là 2-3 ngày so với 10-11 ngày. Trong khi đó, thời gian sống của thành trùng cái dài hơn so với thành trùng đực lần lượt là 12-15 ngày so với 2-3 ngày. Thời gian từ trứng đến thành trùng đực kéo dài 40 – 48 ngày. Trong khi đó, thời gian từ trứng đến thành trùng cái từ 32-40 ngày (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Thành trùng đực là một loài bướm đêm hoạt động có kích thước nhỏ, chiều rộng sải cánh khoảng 11,6-14 mm, chiều dài thân là 4-5 mm. Mắt kép màu đen to, râu hình C Hình 1. Thành trùng đực loài P. plagiophleps. A: râu đầu, C: vân cánh trước, D: vân cánh sau. (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011); B: thành trùng đực (Nair, 2007) A B D 17 Hình 2. Thành trùng cái loài P. plagiophleps. A: mặt bụng của thành trùng; B: thành trùng trong vỏ bao; C, D: thành trùng trong vỏ nhộng. (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011) A B C D răng lược kép phát triển rất mạnh (Hình 1). Thân màu đen, nền cánh trước có màu đen, mặt dưới của cả hai cánh có màu trắng đục. Chân tương đối dài, miệng tiêu giảm (Nair and Mathew, 1988; Võ Thị Thu, 2010; Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Thành trùng cái sống bên trong bao tương tự như ấu trùng, không có cánh và chân với đầu và các đốt ngực hợp lại với nhau. Toàn bộ cơ thể có dạng hình ống dài khoảng 6,2-7,3 mm (Bảng 6). Phần đầu thon nhọn có màu đen. Phần ngực và phần bụng gần như không tách biệt rõ (Hình 2). Lúc mới vũ hóa, thành trùng cái có màu trắng hơi vàng, về sau màu sắc cơ thể chuyển dần sang nâu nhạt trong có thể nhìn thấy được ống tiêu hóa. Phần lớn cơ thể thành trùng cái là phần bụng mềm chứa nhiều trứng. Sau khi vũ hóa, vỏ nhộng vẫn còn nằm lại bên trong bao và kích thước cơ thể của thành trùng cái giảm dần theo ngày tuổi (Võ Thị Thu, 2010); Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Khả năng sinh sản (fecundity) của thành trùng cái là 174 trứng (Howlader, 1990 – trích dẫn bởi Basri and Kevan, 1995a), 100 – 200 ấu trùng (Nair and Mathew, 1992), 75 ấu trùng (Võ Thị Thu, 2010). - Thiên địch Loài P. plagiophleps có rất nhiều thiên địch, theo Nair (2007), có tổng cộng 18 loài ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera đã được tìm thấy thuộc các họ như Braconidae, Chalcididae, Eulophidae, Eurytomidae và Ichneumonidae. Võ Thị Thu (2010), đã 18 ghi nhận 3 loài thiên địch của P. plagiophleps bao gồm ong ký sinh đùi to Brachymeria sp1. (họ Chalcididae), nhện Oxyopes sp. và một loài ong ký sinh họ Ichneumonidae. - Phòng trừ Phun thuốc trực tiếp lên lá để diệt sâu. Kết quả nghiên cứu của Varma et al. (1989) cho thấy hai loại thuốc cho hiệu quả cao bằng cách phun lên lá trong điều kiện phòng thí nghiệm là 0,05% a.i quinaphos và methyl parathion. 1.1.7 Một số đặc điểm của Metisa plana Walker - Ký chủ và phân bố Ký chủ: M. plana là cũng loài đa ký chủ, gây hại trên nhiều họ cây trồng khác nhau như họ Palmae, Papilionaceae, Rubiaceae, Theaceae và Combretaceae (Norman et al., 1994). Phân bố tại Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia (Norman et al., 1994). - Thiệt hại về kinh tế Theo Basri và Kevan (1995a), loài Metisa plana là loài gây hại nghiêm trọng nhất trên cây cọ dầu bởi vì nguy cơ bộc phát dịch hại này rất dễ xảy ra: năm 1975-1980 trên 11.900 ha (Wood, 1982), năm 1981-1985 trên 37.102 ha (Basri et al., 1988). Chúng ăn phần lá và vỏ cây làm cây trơ trọi gây thiệt hại lên đến 43% - 44% (Wood, 1968) - Một số đặc điểm sinh học Vòng đời của Metisa plana khoảng 90 ± 1,2 ngày. Trong đó, thời gian từ bắt cặp đến trứng nở là 19,7 ± 0,3 ngày; khả năng đẻ trứng (fecundity) của thành trùng cái là 158,3 ± 10,3 trứng; thời gian sống của thành trùng: thành trùng cái là 21,4 ± 0,3 ngày, thành trùng đực là 10 ± 0,4 ngày. Ấu trùng có 6 – 7 tuổi (Basri and Kevan, 1995a). - Thiên địch Thành phần côn trùng thiên địch trên M. plana rất phong phú gồm 6 loài ký sinh (parasitoid), 6 loài siêu ký sinh (hyperparasitoid) thuộc bộ Hymenoptera trong các 19 họ như Braconidae, Chalcididae, Eulophidae, Eurytomidae và Ichneumonidae, Elasmidae, Ceraphoronidae; và 1 loài ăn thịt (predator) Sycanus dichtomous (Hemiptera: Pentatomidae) đã được báo cáo. Trong các loài ký sinh (Goryphus bunoh Gauld, Dolichogenidea metesae Nixon, Aulosaphes psychidevoru Muesebeck, Brachymeria carinata Joseph, Tetrastichus sp., Elasmus sp.), loài G. bunoh có thời gian sống lâu nhất (47 ngày). Trong khi đó, P. imbreus là loài siêu ký sinh (Paraphylax varius Walker, Pediobius anomalus Gahan, Pediobius imbreus Walker, Eurytoma sp., Aphanogmus hakonensix Ashmead, Eupelmus catoxanthae) có thời gian sống lâu nhất (22 ngày). (Wood, 1968; Basri et al., 1995b). 1.2 Cây dừa nƣớc 1.2.1 Nguồn gốc và phân bố Dừa nước Nypa fructicans (Arecales: Aecaceae) có nguồn gốc ở nam và đông nam Châu Á. Nó phân bố phổ biến dọc theo bờ biển và sông ở Ấn Độ và Thái Bình Dương. Ngoài ra, nó còn xuất hiện ở châu Úc, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Ở châu Á, N. fruticans hiện diện ở nhiều quốc gia đông nam Á như Philippin, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Việt Nam… (Lawrence and Dennis, 1988). Dừa nước được biết đến với rất nhiều tên khác nhau: Nypa, Nipah, Nipa, Attap chee, Mangrove palm, Golpata và Dani (Elizabeth, 2010). Hoá thạch và phấn hoa của dừa nước đã được xác định niên đại đến 70 triệu năm về trước (Lawrence and Dennis, 1988). 1.2.2 Đặc tính nông học Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc trên mặt đất. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét. Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25-30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phát tán theo thuỷ triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi. Nypa có thể phát triển tốt ở điều kiện nước mặn và nước ngọt, và có thể sống sót 1 thời gian ngắn trong điều kiện khô hạn (Joshi et al., 2006). 20 Dừa nước thường được tìm thấy ở các bờ biển và hoàn toàn không ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các mục đích sử dụng đất khác. Chúng có thể làm giảm xói mòn, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão. Trong hệ sinh thái dừa nước, hệ sinh vật biển cũng hiện diện rất đa dạng. (Elizabeth, 2010) 1.2.3 Lợi ích kinh tế và xã hội từ cây dừa nƣớc Dừa nước 4 năm tuổi có thể sử dụng để lấy nguyên liệu, sau đó nó tiếp tục cho năng suất đến hơn 50 năm hoặc nhiều hơn (Dalibard, 1999). “Sáp” dừa nước chứa 15% đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có khả năng sản xuất 20 tấn đường/ha /năm (sản lượng đường của mía khoảng 5-15 tấn/ha) và năng suất có thể đạt đến 6500 - 20000 lít ethanol/ha/năm so với 5000-8000 lít nếu dùng mía đường, hay 2000 lít nếu dùng bắp (Biopact, 2007). Ở Malaysia, đường dừa nước có mùi vị thơm ngon là một mặt hàng xuất khẩu. Đường dừa nước có thể được trích quanh năm, sản xuất không bị đứt quãng bởi thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng (Joshi et al., 2006). Sản phẩm từ dừa nước rất đa dạng và có thể cải thiện kinh tế cho người dân địa phương. Bên cạnh là nguyên liệu để sản xuất đường và ethanol sinh học, nypa có rất nhiều cách sử dụng tuỳ theo vùng như: thực phẩm, thức uống, thức ăn cho gia súc; vật liệu làm giấy quấn thuốc lá, dây thừng, xây nhà… (Joshi et al., 2006) 1.3 Đặc tính hoá học và công dụng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật 1.3.1 Abamectin Hình 3. Phương pháp trích nguyên liệu từ cây dừa nước Nypa fruticans. (Nguồn: Biopact, 2007) 21 Abamectin là tên thương mại của hỗn hợp các đồng phân của sản phẩm lên mem Avermectin B1 (Chứa >80% avermectin B1a và <20% B1b). Thuốc thu được từ quá trình lên men chủng Streptomyces avermitilis. Nó vừa là thuốc trừ sâu, trừ nhện, còn dùng để diệt sâu ăn lá và nhện đỏ trên rau quả như khoai tây, cà chua… đồng thời diệt gián tiếp trong sát trùng gia dụng. Abamectin có độ độc II, LD50 là 300 mg/kg. Ở Việt Nam, Abamectin được sử dụng tương đối nhiều trong thời gian gần đây, dùng để diệt các loài sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, sâu vẽ bùa trên rau quả, bọ trĩ, rệp, sâu đục thân lúa… Thuốc thường gia công dạng nhũ dầu, bột thấm nước và hỗn hợp với các thuốc hoặc dầu khoáng. Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác (Phạm Văn Biên et al., 2000) 1.3.2 Ammate 150SC Hoạt chất: Indoxacarb Công thức hoá học: C22H17CIF3N3O7. Tên hoá học: [(S)-methyl-7-choro-2,5-dihydro-2- [(methoxycarboxyl) [4(trifluoromethoxy) phenyl]amino] carbonyl] indeno [1,2-e][1,3,4] oxadiazine-4a (3H)-carboxylate] Thành phần: chế phẩm Ammate 150 SC ở dạng huyền phù chứa 150g Indoxacard/1 lít thành phẩm và 57% dầu. Độc tính: Nhóm độc II. LD50 qua miệng: 751 mg/kg. LD50 qua da: >2000 mg/kg Thuốc ít độc với cá, thiên địch và ong (trừ trường hợp phun trúng trực tiếp), tương đối an toàn cho người và môi trường. Đặc tính: - Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc, có tính thấm sâu. Trong cơ thể của sâu, ion Na + đóng vai trò truyền các xung động về hệ thần kinh trung ương, từ đó tạo ra các phản xạ cần thiết để cơ thể hoạt động. Indoxacarb đóng đường dẫn ion Na+ vào tế bào thần kinh nên các xung động thần kinh không được truyền về thần kinh trung ương, làm sâu ngừng ăn, tê liệt và chết. 22 - Thuốc bám dính tốt trên bề mặt trơn láng và thấm nhanh vào cây trồng, ít bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời, khó bị rửa trôi. Thuốc vẫn đạt hiệu quả khi nhiệt độ là 5 oC hoặc nhiệt độ là 45oC, nhiệt độ càng cao thì thuốc càng phát huy tác dụng nhanh hơn. - Công dụng của thuốc: thuốc trừ sâu, phổ tác động rộng. Thuốc có tác dụng trong trong giai đoạn ấu trùng, trứng. Thuốc không gây tính kháng, không gây hại cho cây trồng. Đối tượng đăng ký sử dụng: lúa, chè, hoa hồng. 23 Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 Phƣơng tiện - Nguồn sâu bao gây hại được thu trực tiếp tại quận Bình Thủy- thành phố Cần Thơ và huyện Tam Bình- tỉnh Vĩnh Long. - Phiếu điều tra bao gồm những thông tin: một số yếu tố liên quan đến sự hiện diện và phát triển, và sự hiểu biết của nông dân về nhóm sâu bao gây hại. - Vật tư quan sát : kính lúp, máy chụp hình, thước đo,… - Vật tư giữ mẫu: một số loại hoá chất, các hộp plastic và các hộp giấy đựng mẫu… - Vật tư quan sát: vợt, kính lúp, máy chụp hình, lồng lưới, thước đo… - Bẫy pheromone bao gồm một tấm dính (27 cm x 30 cm) và mái che (Takeda Chemical Ind., Ltd., Osaka, Nhật Bản). - Dụng cụ nuôi ấu trùng: hộp nhựa, đĩa petri, giấy thấm, gòn thấm nước. Cồn 700, 96 0 dùng để khử trùng dụng cụ và tẩy mẫu cùng một số vật liệu cần thiết khác sử dụng trong phòng thí nghiệm như nhiệt kế, ẩm độ kế… - Nguồn thức ăn: lá cây dừa nước được thu tại Bình Thủy- thành phố Cần Thơ. - Các loại thuốc trừ sâu hóa học và sinh học cần cho thí nghiệm. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Thời gian và địa điểm - Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 7/2010 đến tháng 9/2011. Hình 4. Cấu tạo của bẫy pheromone; A: mái che, B: tấm dính. A B 24 - Địa điểm: Phòng thí nghiệm bộ môn Bảo vệ Thực vật, nhà lưới khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường đại học Cần Thơ và các khu vực trồng dừa nước thuộc 3 tỉnh ĐBSCL (huyện Tam Bình và Bình Minh - Vĩnh Long, quận Bình Thuỷ và Cái Răng – Cần Thơ, huyện Long Mỹ và Vị Thanh – Hậu Giang). 2.2.2 Phƣơng pháp thực hiện Bao gồm điều tra nông dân; điều tra ngoài vườn; khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và điều kiện ngoài đồng. 2.2.2.1 Điều tra nông dân - Mục tiêu: nhằm tìm hiểu về sự hiểu biết và biện pháp ứng phó của nông dân đối với nhóm sâu bao gây hại trên cây dừa nước; và mục đích sử dụng các sản phẩm từ cây dừa nước. - Phương tiện điều tra: phiếu điều tra. - Phương pháp điều tra: hỏi trực tiếp nông dân theo phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn. - Số địa điểm điều tra: mỗi tỉnh 10 hộ, tổng cộng 30 hộ. - Tiêu chuẩn chọn vườn: chọn ngẫu nhiên các địa điểm có sự xuất hiện của cây dừa nước. Số tàu lá dừa nước tối thiểu là 50 tàu/điểm. 2.2.2.2 Điều tra ngoài vườn - Mục tiêu: nhằm điều tra về thành phần và sự gây hại của các loài sâu bao trên cây dừa nước. - Số địa điểm điều tra: mỗi tỉnh 10 vườn, tổng cộng 30 địa điểm. - Cách lấy mẫu: tại mỗi vườn điều tra, thu ngẫu nhiên 5 tàu lá ở 2 điểm đầu và 3 điểm giữa. Thu thập các pha phát triển của sâu bao, sau đó nhân nuôi ở điều kiện phòng thí nghiệm, phân loại và định danh. - Tiêu chuẩn chọn vườn: chọn ngẫu nhiên các địa điểm có sự xuất hiện của cây dừa nước. Số tàu lá dừa nước tối thiểu là 50 tàu/điểm. - Chỉ tiêu ghi nhận: + Thành phần các loài sâu bao gây hại. 25 Hình 5. Ấu trùng sâu bao được nuôi trong hộp nhựa có chứa các đoạn lá dừa nước + Mô tả triệu chứng gây hại của các loài. + Đánh giá mức độ thiệt hại trên các tàu lá quan sát: % tàu bị nhiễm/vườn và % số lá bị hại/tàu và tại mỗi điểm điều tra, theo công thức tính: Tỉ lệ thiệt hại (%) = (tổng số thiệt hại/tổng số quan sát) * 100. - Phương pháp định danh: mẫu các loài sâu bao được gởi sang trường đại học Nông Nghiệp và Công Nghệ Tokyo để định danh. 2.2.2.3 Khảo sát trong phòng thí nghiệm Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu trên loài Pteroma plagiophleps Hamps. - Phương pháp nhân nuôi ấu trùng P. plagiophleps: + Sâu non được thu thập từ các vườn bị sâu bao gây hại tại Cần Thơ và Vĩnh Long. Khi nuôi ấu trùng đến giai đoạn thành trùng, tiến hành cho thành trùng đực và cái bắt cặp với nhau để thu ổ trứng để thu ấu trùng mới nở sử dụng cho các thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng. Sâu được nuôi trong các hộp nhựa có chứa sẵn thức ăn. Thức ăn là lá dừa nước còn tươi và được thay thường xuyên từ 1 – 2 ngày/lần (Hình 5). Phương pháp thực hiện: + Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (Bảng 3) với 3 lần lặp lại, mỗi lặp lại gồm 30 mẫu ấu trùng sâu bao tuổi 4 được nuôi trong hộp nhựa có chứa sẵn thức ăn. + Các cá thể ấu trùng sâu bao được ổn định ở mặt trên của lá dừa nước trong hộp nhựa; sau đó, sử dụng bình tia phun thuốc và nước nơi có ấu trùng (đối với các 26 nghiệm thức có cách xử lý là phun), hoặc ngâm lá trong dung dịch thuốc (đối với nghiệm thức có cách xử lý là ngâm lá). Bảng 3. Các nghiệm thức trong thí nghiệm ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đối với ấu trùng sâu bao P. plagiophleps. Stt Tên nghiệm thức Hoạt chất Cách xử lý Nồng độ 1 Reasgant 3,6EC Abamectin Phun 4ml/8l (0,5‰) 2 Ammate 150SC Indoxacarb Phun 6,4ml/8l (0,8‰) 3 Ammate 150SC Indoxacarb Ngâm lá 6,4ml/8l (0,8‰) 4 Nước Phun 5 Đối chứng Không xử lý - Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng cá thể ấu trùng chết sau khi xử lý ở thời điểm 1; 12; 24; 48; 72 giờ. - Xử lý số liệu: sử dụng công thức Abbott để tính độ hữu hiệu của các nghiệm thức trong thí nghiệm 3. Độ hữu hiệu (%) = C TC  x 100 Trong đó: C: số sâu còn sống ở hộp của nghiệm thức đối chứng. T: số sâu còn sống ở hộp của những nghiệm thức còn lại. - Sử dụng phần mềm thống kê MSTATC để thống kê số liệu thí nghiệm. 2.2.2.4 Khảo sát trong điều kiện ngoài tự nhiên a/ Khảo sát khả năng hấp dẫn của thành trùng cái loài Pteroma plagiophleps Hampson theo thời gian - Mục đích: nhằm khảo sát khả năng hấp dẫn của thành trùng cái sâu bao Pteroma plagiophleps Hampson. - Nguồn sâu bao thí nghiệm (tương tự như 2.2.2.3) 27 Hình 6. Nhộng cái được tách ra các đĩa petri để theo dõi và hộp nhựa chứa mồi bướm cái được khoét sẵn các lỗ. - Phương pháp bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với các nghiệm thức là sự biến động về số lượng thành trùng cái với 3 lần lặp lại (Bảng 4). Bảng 4. Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát khả năng hấp dẫn của sâu bao theo thời gian Stt Nghiệm thức 1 1 bẫy (1 thành trùng cái) 2 3 bẫy gần nhau (mỗi bẫy 1 thành trùng cái) 3 Đối chứng ( 0 thành trùng cái) - Phương pháp tiến hành: + Ấu trùng sâu bao được nuôi đến giai đoạn nhộng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tiến hành chọn những thành trùng cái vừa mới vũ hóa cùng một ngày và có kích thước vỏ bao tương đương nhau (khoảng 9,5 – 10 mm) (Hình 6), sử dụng những thành trùng này để tiến hành thí nghiệm hấp dẫn. + Quan sát sâu bao ở thời điểm ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 4 sau khi ấu trùng đóng 1 đầu lại để chuẩn bị làm nhộng, nếu thấy phần đầu của thành trùng cái xuất hiện không liên tục ở đầu nhỏ vỏ bao, sử dụng những thành trùng cái này để tiến hành thí nghiệm hấp dẫn (Hình 6). + Khả năng hấp dẫn của thành trùng cái được đánh giá bằng phương pháp đặt bẫy pheromone. Cấu tạo của bẫy gồm tấm dính làm bằng giấy và mồi bướm cái ở giữa (bướm cái được đặt trong các hộp 50 ml đã được khoét các lỗ nhỏ) (Hình 6). Bẫy được đặt ở những vùng trồng dừa nước với độ cao từ 1,2 – 2 m ở quận Bình Thủy, 28 Hình 7. Cách bố trí các bẫy pheromome ở nghiệm thức 3 bướm cái thành phố Cần Thơ. Ở nghiệm thức sử dụng 3 bướm cái, 1 bướm cái được đặt trên 1 bẫy riêng biệt và các bẫy này được đặt cách nhau từ 30 – 60 cm (Hình 7). - Chỉ tiêu theo dõi: Số bướm vào bẫy ở các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 7 ngày. b/ Khảo sát và đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu trên loài Pteroma plagiophleps Hampson - Nguồn sâu bao thí nghiệm (tương tự như 2.2.2.3) - Cách tiến hành: + Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (Bảng 5) và 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là một tàu lá dừa nước. Bảng 5. Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát và đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu trên sâu bao Pteroma plagiophleps. Stt Tên nghiệm thức Hoạt chất Cách xử lý Nồng độ 1 Ammate 150SC Indoxacard Phun trên lá 6,4ml/8l (0,8‰) 2 Nước Phun trên lá 3 Đối chứng Không xử lý + Một ngày trước khi bố trí thí nghiệm tiến hành bấm các đoạn lá dừa nước có sâu bao tuổi 3 hoặc 4 lên các tàu lá sử dụng trong thí nghiệm, mỗi tàu lá khoảng 100- 200 ấu trùng. Sau đó, sử dụng bình phun thuốc để phun thuốc và nước ướt đều lên trên toàn lá có xử lý. + Chỉ tiêu theo dõi: số sâu còn sống ở các thời điểm 1, 3, 5, 7, 9 ngày sau xử lý 29 + Xử lý số liệu: Độ hữu hiệu được tính bằng công thức Henderson-Tilton Ta x Cb Hiệu lực (%) = (1 - -------------- ) x 100 Tb x Ca Trong đó: Ta: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý sau phun Tb: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý trước phun Ca: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng sau phun Cb: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng trước phun + Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC 30 Chƣơng 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả điều tra nông dân và khảo sát ngoài vƣờn 3.1.1 Điều tra nông dân Kết quả điều tra nông dân về mục đích sử dụng cây dừa nước và sự nhận biết đối với sâu bao được trình bày trong biểu đổ ở Hình 8 và Hình 9. a) Sự gây hại của sâu bao Kết quả trình bày trong biểu đồ hình 8 cho thấy 100% hộ nông dân ở Vĩnh Long, 90% hộ nông dân ở Hậu Giang và 100% hộ nông dân ở cần Thơ được điều tra đều nhận biết được sự gây hại của sâu bao, chứng tỏ sâu bao hiện diện rất phổ biến trên cây dừa nước. Tuy nhiên, tất cả các hộ (30 điểm) được điều tra ở ba tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ đều không thể miêu tả được hình thái cơ bản của những loài này. Hầu hết các loài trong họ Psychidae được gọi là sâu bao (bagworm) do chúng phải hoàn tất sự phát triển của mình trong một cái túi bao quanh cơ thể (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010). Mặt khác, dừa nước là loại cây tự mọc, nên người nông dân ít quan tâm đến tình hình dịch hại trên loại cây này. b) Mục đích sử dụng của cây dừa nƣớc Hình 8: Sự nhận biết của nông dân về sâu bao tại đồng bằng sông Cửu Long 31 Gần đây, một số quốc gia Đông Nam Á (Malaysia và Indonesia) đã khai thác nguyên liệu từ dừa nước rất thành công. Bên cạnh là nguyên liệu để sản xuất đường và ethanol sinh học (năng suất ethanol có thể đạt đến 6500-20000 lít ethanol/ha/năm so với 5000-8000 lít nếu dùng mía đường, hay 2000 lít nếu dùng bắp) (Biopact, 2007). Dừa nước còn có rất nhiều cách sử dụng như thực phẩm, thức uống, thức ăn cho gia súc, vật liệu làm giấy quấn thuốc lá, dây thừng, xây nhà…tuỳ theo địa phương (Joshi et al., 2006). Tuy nhiên, qua kết quả điều tra 100% hộ nông dân tại 3 tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ đều chưa biết nước trích từ hoa của cây dừa nước được dùng để nấu đường và sản xuất cồn (ethanol) sinh học. Mục đích sử dụng chủ yếu của cây dừa nước là làm vật liệu để lợp nhà, làm thực phẩm, làm dây và chất đốt; 60% hộ nông dân ở Hậu Giang, 70% hộ nông dân ở Vĩnh Long và 80% hộ nông dân ở Cần Thơ cho rằng chỉ sử dụng cây dừa nước vào các mục đích là làm thực phẩm (trái), vật liệu để lợp nhà (lá), làm dây và chất đốt (Hình 9). 3.1.2 Khảo sát ngoài vườn a) Thành phần loài sâu bao trên dừa nƣớc Qua quá trình điều tra trực tiếp ngoài vườn và thu mẫu về phòng thí nghiệm phân loại và gửi mẫu để định danh, chúng tôi đã phát hiện được sự hiện diện của 3 loài sâu bao (Lepidoptera: Psychidae) gây hại trên dừa nước Nypa fruticans: Pteroma Hình 9. Mục đích sử dụng của các sản phẩm từ cây dừa nước 32 A B C Hình 10. Vỏ bao của các loài sâu bao trên dừa nước. A: Pteroma plagiophleps; B: Metisa plana; C: Brachycyttarus griseus plagiophleps, Metisa plana, Brachycyttarus griseus (Hình 10). Trong đó, loài P. plagiophleps gần như hiện diện ở hầu hết các địa bàn điều tra, chiếm 90%; loài M. plana (Hình 11) hiện diện ít phổ biến hơn, chiếm 20%; và loài B. grisesus hiện diện không phổ biến, chiếm 6,7% (Hình 12). Kết quả khảo sát về thành phần loài sâu trên cây dừa nước ở Malaysia của Norman et al. (1994) cũng ghi nhận sự hiện diện 3 loài sâu bao bao gồm: 1 loài thuộc giống Pteroma, loài B. griseus và Mahasena corbetti Tams. Loài P. plagiophleps là loài đa ký chủ, gây hại trên nhiều họ cây trồng khác nhau. Tại Việt Nam, loài này đã được ghi nhận gây hại trên cây mai vàng Ochna integerrima (Võ Thị Thu, 2010). Loài Metisa plana cũng đã được ghi nhận gây hại trên 4 họ cây trồng, trong đó cây Elaeis guineensis là bị gây hại nghiêm trọng nhất trên (Barsi và Kevan, 1995a; Norman et al., 1994). Loài Brachycyttarus griseus A B C Hình 11. Thành trùng đực Metisa plana Walker. A: mặt lưng thành trùng; B: vân cánh trước; C: vân cánh sau. 33 cũng là loài đa ký chủ gây hại trên các họ Graminae, Musacease, Palmae, Zingiberaceae (Norman et al., 1994). Mặt khác, sự khảo sát cũng đã ghi nhận được cả 3 loài sâu bao có thể cùng hiện diện trên một điểm. Trong đó, mật số của loài P. plagiophleps luôn chiếm một tỉ lệ lớn hơn rất nhiều (chiếm đến 97,6%) so với 2 loài M. plana (2,2%) và B. griseus (0,2%). Cụ thể là ở vườn thứ 1: mật số loài P. plagiophleps chiếm 98,6%, M. plana là 0,9% và 0,5% đối với loài B. griseus; tại vườn 2: mật số loài P. plagiophleps chiếm 99,4%, M. plana là 0,6% và không có sự xuất hiện loài B. griseus; tại vườn 3: mật số loài P. plagiophleps chiếm 94,9%, M. plana 5,1% và không có sự xuất hiện loài B. griseus (Bảng 6). Bảng 6. Mật số của các loài sâu bao trên một số vườn điều tra tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Vƣờn Pteroma plagiophleps Metisa plana Brachycyttarus griseus Số mẫuA Tỉ lệ (%) Số mẫu Tỉ lệ (%) Số mẫu Tỉ lệ (%) 1 609,4 98,6 5,4 0,9 3 0,5 2 489,6 99,4 3 0,6 0 0 3 438,2 94,9 23,4 5,1 0 0 Trung bình 97,6 2,2 0,2 * Ghi chú: Mỗi vườn điều tra ngẫu nhiên 5 điểm (2 điểm đầu và 3 điểm giữa). Mỗi điểm điều tra 1 tàu lá bị gây hại. Mật số của các loài sâu bao/tàu lá được tính trung bình trên 5 tàu lá bị sâu gây hại trên vườn. A: số mẫu là số cá thể ở các giai đoạn phát triển (ấu trùng và nhộng). Hình 12: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ vườn nhiễm 3 loài họ Psychidae tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long 34 b) Mức độ phổ biến và tỉ lệ gây hại của sâu bao Kết quả khảo sát về mức độ phổ biến và tỉ lệ (%) tàu lá bị nhiễm/vườn ở thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long được trình bày trong Hình 13. 100% vườn và cây được khảo sát có tỉ lệ tàu lá bị sâu bao gây hại/vườn là tương đối biến đổi. Sự gây hại trên vườn ở mức độ >80% xảy ra nhiều nhất chiếm 53,3% (16 vườn), tiếp theo sau là mức độ gây hại ở 41-60% hiện diện trên 6 vườn (chiếm 20%). Mức độ gây hại ở các tỉ lệ <20% và 41-60% hiện diện ở tỉ lệ ngang nhau, 13% trên tổng số vườn được khảo sát. Mức độ gây hại ở tỉ lệ 21 - 40% thì không ghi nhận được trên các vườn khảo sát. Giữa các địa phương được khảo sát thì số vườn có mức độ gây hại >80% hiện diện ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang (cùng 6/10 vườn khảo sát) là cao hơn so với ở tỉnh Vĩnh Long (4/10 vườn khảo sát) (Hình 14). 13,30% 0,00% 20,00% 13,30% 53,30% <20% 21-40% 41-60% 61-80% >80% Hình 13. Biểu đồ thể hiện phần trăm theo các tỉ lệ của tàu lá bị nhiễm trên các địa bàn điều tra. Hình 14: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) tàu lá bị nhiễm tại 3 tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long Ghi chú: Mỗi vườn điều tra ngẫu nhiên 5 điểm (2 điểm đầu và 3 điểm giữa). Tỉ lệ tàu lá bị nhiễm/vườn (%) được tính trung bình trên 5 tàu lá đã khảo sát có trong vườn 35 Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự gây hại trên tàu lá ở mức độ +++ hiện diện ở 16/30 vườn khảo sát chiếm tỉ lệ 53,3%, mức độ ++ chiếm 16,7% và mức độ + chiếm tỉ lệ thấp nhất với 13,3% (Bảng 7). Bảng 7. Mức độ gây hại của sâu bao trên tàu lá dừa nước ở các vườn khảo sát. Địa bàn điều tra Số vƣờn điều traa Mức độ gây hạib + ++ +++ Cần Thơ 10 3 1 6 Hậu Giang 10 1 3 6 Vĩnh Long 10 1 5 4 Tổng 30 4 9 16 Tỉ lệ (%) 13,3 30 53,3 a Ghi chú: Mỗi vườn điều tra ngẫu nhiên 5 điểm (2 điểm đầu và 3 điểm giữa). Mức độ gây hại được tính trung bình trên 5 tàu lá đã khảo sát có trong vườn. b +: ≤20% số lá con /tàu lá bị hại; ++: 21 – 60% số lá con /tàu lá bị hại; +++: ≥ 61% số lá con/tàu lá bị hại. Một cách tổng quát, sâu bao hiện diện phổ biến và gây hại nặng trên các vườn dừa nước được khảo sát ở thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, sự phổ biến và mức độ gây hại của sâu bao trên cây dừa nước ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang là cao hơn so với ở tỉnh Vĩnh Long. 3.2 Khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm Bảng 8. Độ hữu hiệu của một số biện pháp xử lý lên P. plagiophleps trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C: 30-34, H(%): 65-83) Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) sau khi xử lý 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày Reasgant 3,6EC – phun 92,2 a 96,7 a 98,9 a 100, 0 a Ammate 150SC – phun 65,6 b 74,4 b 79,8 b 79,7 b Ammate 150SC – ngâm lá 65,6 b 68,9 b 73,0 b 72,7 b Phun nước 46,7 c 48,9 c 48,2 c 48,7 c Đối chứng (không xử lý) 0,0 d 0,0 c 0,0 d 0,0 d Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV (%) 9,9 7,8 7,4 6,6 Ghi chú: trung bình được qui đổi arcsin x . Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. 36 Từ số liệu Bảng 8 cho thấy độ hữu hiệu của thuốc Reasgant 3,6EC đối với P. plagiophleps là rất cao và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng và các nghiệm thức xử lý còn lại. Ở thời điểm, sau 1 ngày phun thuốc, độ hữu hiệu của Reasgant 3,6EC đã đạt đến 92,2% và tăng dần để đạt mức 100% vào ngày thứ tư sau khi phun. Độ hữu hiệu ở hai nghiệm thức xử lý Ammate 150SC thì tương đương nhau, mặc dù thấp hơn so với nghiệm thức Reasgant 3,6EC, nhưng cao hơn đối chứng và đạt mức độ từ 72,7 (ngâm lá) và 79,7% (phun) ở thời điểm 4 ngày sau khi xử lý (NSXL). Một điều thú vị là nghiệm thức xử lý bằng nước vẫn cho độ hữu hiệu cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng với hiệu quả cũng rất nhanh, đạt 46,7% ở thời điểm 1 NSXL. Tuy nhiên, độ hữu hiệu gần như không đổi cho đến 4 NSXL (chênh lệch chỉ 2%). Kết quả khảo nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy P. plagiophleps là một đối tượng rất dễ phòng trị, ngay cả biện pháp phun nước cũng đạt độ hữu hiệu khoảng 50%. Điều này có thể do nông dân không (chưa) áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật trên cây dừa nước. Với đặc tính mọc tự nhiên dọc theo mé kênh rạch và sông thì biện pháp phun nước để phòng trừ sâu bao trên cây dừa nước là hết sức hữu ích. 3.3 Khảo sát ở điều kiện ngoài đồng 3.3.1 Đánh giá độ hữu hiệu của một số biện pháp xử lý đối với sâu bao Pteroma plagiophleps ở điều kiện ngoài đồng Bảng 9. Độ hữu hiệu của một số biện pháp xử lý lên P. plagiophleps ở điều kiện ngoài đồng (T0C: 32 – 34; H(%): 65 – 80) Nghiệm Thức Độ hữu hiệu (%) sau khi xử lý 1 3 5 7 9 Ammate – phun 40,2 a 56,2 a 70,4 a 76,7 a 89,8 a Phun nước 6,2 b 19,4 b 18,4b 18,6 b 20,3 b Đối chứng (không xử lý) 0 b 0 b 0 b 0 b 0 c Mức ý nghĩa * * ** ** ** CV (%) 62,4 41,1 44,6 27,1 18,2 Ghi chú: trung bình được qui đổi arcsin x . Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. 37 Từ kết quả Bảng 9 cho thấy nghiệm thức xử lý Ammate 150SC (hoạt chất Indoxacarb) cho độ hữu hiệu (ĐHH) rất cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức còn lại (xử lý nước, đối chứng). Ở thời điểm 1 ngày sau khi xử lý (NXSL), ĐHH ở nghiệm thức xử lý Indoxacarb đạt 40,2% và hiệu lực tăng lên khoảng 15% ở các thời điểm 3 (56,2%) và 5 (70,4%) ngày tiếp theo. Sau đó, hiệu lực của Ammate 150SC tiếp tục tăng và đạt đến 89,8% ở thời điểm 9 NSXL. Trong khi đó, biện pháp xử lý nước vẫn có hiệu quả ở điều kiện ngoài đồng. Ở thời điểm 1 NSXL, ĐHH của nước đạt 6,2% và tăng cao lên đến 19,4% ở thời điểm 3 NSXL. Ở các ngày tiếp theo, ĐHH của nước hầu như không biến đổi (chênh lệch khoảng 2%). ĐHH của nước đạt tối đa ở thời điểm 9 NXSL là 20,3% (Hình 15). Ở điều kiện ngoài đồng, khi áp dụng biện pháp xử lý nước đã cho độ hữu hiệu diệt sâu đạt 20,3% ở thời điểm 9 NSXL và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, cho thấy rằng xử lý nước vẫn được xem như một biện pháp rất hữu ích để phòng trị sâu bao. Đây là một biện pháp thân thiện với môi trường sinh thái và có khả năng đưa vào các qui trình quản lý dịch hại sâu bao. Kết quả từ thí nghiệm đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý sâu bao P. plagiophleps trong điều kiện ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm cho thấy khả Hình 15. Biểu đồ thể hiện độ hữu hiệu của các nghiệm thức xử lý đối với sâu bao ở điều kiện ngoài đồng (%) 38 năng sống và phát triển của sâu bao phụ thuộc lớn vào các vi khí hậu khác nhau. Thật vậy, trong điều kiện trong phòng thí nghiệm, ĐHH của nước đạt 46,7% ở thời điểm 1 NSXL và tương đối ổn định ở các thời điểm tiếp theo (Bảng 8). Trong khi đó ở điều kiện ngoài đồng, với cùng 1 phương pháp xử lý như trong phòng thí nghiệm, ĐHH của nước chỉ đạt 6,2% ở thời điểm 1 NSXL (thấp hơn gần 8 lần) và ĐHH tăng dần lên tới 19,4% ở thời điểm 3 NXSL, rồi mới ổn định tương tự như trong điều kiện phòng thí nghiệm (Bảng 9). Kết quả quan sát ngoài đồng cho thấy, sau vài giờ khi tiếp xúc với nước, đa số ấu trùng sâu bao di chuyển đến những nơi có độ thông thoáng hơn (hoặc những nơi có ánh nắng) để tạo ra một điều kiện vi khí hậu trong bao thích hợp hơn cho sự phát triển. Kết quả khảo nghiệm này cũng tương tự như sự ghi nhận của Barbosa et al. (1989), họ Psychidae có khả năng tự tạo vỏ bao có điều kiện vi khí hậu thuận lợi cho sự phát triển; và có lợi cho sự tồn tại của trứng vào mùa đông (Rivers et al., 2002). Bên cạnh đó, vỏ bao cũng bảo vệ ấu trùng chống lại thiên địch trong tự nhiên (Neal and Santamour, 1990; Kuppusamy and Kannan, 1993). 3.3.2 Khảo sát sự hấp dẫn của bƣớm cái P. plagiophleps đối với bƣớm đực Nghiệm Thức Ngày sau khi đặt bẫy 1 2 3 4 5 7 1 bƣớm cái 3 b 3,3 3,3 b 0,6 0,6 0 3 bƣớm cáiA 12 a 11,7 16,0 a 4,9 2,6 0,9 Đối chứng 0 b 0 0 b 0 0 0 Mức ý nghĩa ** ns ** ns ns ns CV (%) 27 67 30 47 32 30 Bảng 10. Sự hấp dẫn của 1 bướm cái đối với bướm P. plagiophleps trong điều kiện ngoài đồng Ghi chú: Trung bình được qui đổi trở lại của A: 5,0x , trong cùng một cột, những số có chữ theo sau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Số liệu được qui đổi về 1 bướm cái (số bướm đực/ 1 bướm cái = tổng số bướm đực vào bẫy/3) Hình 16. Nghiệm thức xử lý Ammate 150SC (A) và đối chứng (B) A B 39 Kết quả ở bảng 10 cho thấy hiệu quả hấp dẫn bướm đực của 1 bướm cái ở nghiệm thức 3 bướm cái (khoảng cách giữa bướm cái, mỗi bẫy, khoảng 30 – 60 cm) là cao hơn gấp khoảng 3 đến 4 lần so với sự hấp dẫn riêng lẻ của 1 bướm cái, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Ở thời điểm 1 ngày sau khi đặt bẫy (NSKĐB), mỗi bướm cái ở nghiệm thức 3 bướm cái hấp dẫn được 12 bướm đực, gấp 4 lần so với ở nghiệm thức chỉ đặt riêng 1 bướm cái (hấp dẫn được 3 bướm đực), khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ hấp dẫn này khoảng 4 cho đến ngày thứ 4 (số lượng bướm đực chênh lệch/ 1 bướm cái ở 2 nghiệm thức gấp khoảng 4 lần). Trong khi đó, kết quả thí nghiệm của Huỳnh Nguyễn Quốc Việt (2011) khi 3 bướm cái được đặt ở 1 điểm (3 bướm được đặt trong hộp nhựa 50 ml) cho tỉ lệ bướm đực vào bẫy/1 bướm cái ở các nghiệm thức 1 bướm cái và 3 bướm cái gần như bằng 1 trong suốt thời gian đặt bẫy. Kết quả này cho thấy, khi thành trùng cái tạo nên 1 mạng lưới sẽ cho khả năng hấp dẫn thành trùng đực cao hơn khi chúng chỉ tập trung ở 1 điểm. Kết quả này cũng tương tự như ghi nhận của Rhainds et al., (1995a), thành trùng cái họ Psychidae, đặc biệt các loài có kích thước nhỏ, có tập tính làm nhộng ở gần nhau tạo nên những mạng lưới nhộng làm tăng khả năng hấp dẫn và giao phối thành công của thành trùng cái. Sự thành lập mạng lưới nhộng rất có ý nghĩa; đặc biệt là trong những ngày tuổi cuối của bướm cái P. plagiophleps khi mà khả năng hấp dẫn riêng lẻ của thành trùng cái là rất thấp. Thật vậy, bắt đầu từ thời điểm sau 3 ngày đặt bẫy hiệu quả hấp dẫn bướm đực ở các nghiệm thức có bướm cái giảm dần. Sau đó, ở thời điểm 7 NSKĐB, khả năng hấp dẫn ở nghiệm thức có 1 bướm cái hầu như không còn (0 bướm đực) và mỗi bướm cái ở nghiệm thức 3 bướm đực vẫn có khả năng hấp dẫn được khoảng 1 bướm đực (0,9 bướm đực) (Bảng 10). Trong khi đó, kết quả ghi nhận của Huỳnh Nguyễn Quốc Việt (2011) cho thấy, sau 3 ngày đặt bẫy, khả năng hấp dẫn bướm đực của bướm cái khi đặt 3 bướm cái tập trung 1 điểm là rất thấp (hầu như là 0 bướm đực/1 bướm cái). Theo kết quả điều tra ghi nhận, số lượng nhộng cái trên một lá dừa nước có thể lên đến 40 nhộng. Với sự tập trung làm nhộng để tạo nên những mạng lưới nhộng của ấu trùng, thành trùng cái có thể gia tăng khả năng hấp dẫn tổng hợp đối với bướm đực dẫn đến cơ hội giao phối thành công của thành trùng cái. Điều này đặc biệt có ý 40 Hình 17. Bướm đực Pteroma plagiophleps vào bẫy. nghĩa đối với những thành trùng cái ở những ngày tuổi cuối khi mà khả năng hấp dẫn đơn lẻ của chúng là rất thấp (Bảng 10). Hành vi xây dựng nhộng thành những mạng lưới nhộng của ấu trùng P. plagiophleps để tăng cường khả năng bắt cặp thành công có thể bắt nguồn từ những đặc điểm sinh học khá đặc biệt ở đa số loài trong họ Psychidae như cách giao phối phức tạp, thành trùng cái không cánh và thiếu nhiều chức năng phụ dẫn đến khả năng di động rất thấp, thời gian sống ngắn của thành trùng đực hoặc thời gian vũ hoá trễ của con đực (so với con cái làm nhộng cùng thời điểm) (Rhainds and Ho, 2002; Rhainds et al., 2009; Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Ngoài ra, số lượng bướm đực vào bẫy ở 3 ngày đầu tiên chiếm 84,6% trên tổng số bướm đực vào bẫy, chứng tỏ rằng hoạt động bắt cặp của bướm cái mạnh nhất là sau khi vũ hoá từ 1 – 3 ngày (Bảng 10). Kết quả này tương tự như sự ghi nhận của Huỳnh Nguyễn Quốc Việt (2011), số lượng bướm đực vào bẫy ở 2 ngày đầu tiên chiếm 86,4% trên tổng số bướm đực vào bẫy. 41 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM Hình 21 . Ấu trùng M. plana trong vỏ bao Hình 20. Thành trùng cái M. plana trong vỏ nhộng. Hình 19. Dừa nước bị gây hại bởi M. plana Hình 18. Điều tra ngoài đồng Hình 22. Sự gây hại của loài sâu bao Pteroma plagiophleps trên dừa nước 42 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN Qua kết quả điều tra ngoài đồng đã ghi nhận được sự hiện diện của 3 loài sâu bao gây hại trên cây dừa nước là: Pteroma plagiopleps, Metisa plana và Brachycyttarus griseus. Với tỉ lệ xuất hiện là 90% loài Pteroma plagiophleps hiện diện và gây hại khắp các địa bàn điều tra, chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều lần so với M. plana (20%) và loài B. grisesus (6,7%). Đa số các vườn điều tra điều có sự gây hại của sâu bao, với tỉ lệ nhiễm +++ lên đến hơn 53,3%. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả khảo nghiệm các biện pháp phòng trị sâu bao P. plagiophleps cho thấy biện pháp xử lý thuốc Reasgant 3,6EC có độ hữu hiệu diệt sâu cao nhất (ĐHH 100% ở thời điểm 4 NSKXL) và phun nước cũng là một biện pháp rất có triển vọng để làm giảm mật số sâu hại. Qua kết quả khảo nghiệm ngoài đồng cho thấy Ammate 150 SC cho hiệu quả diệt sâu P. plagiophleps khá cao (ĐHH 90% ở thời điểm 9 NSKXL) và biện pháp phun nước có khả năng đưa vào các qui trình quản lý tổng hợp trên sâu bao. Hiệu quả hấp dẫn bướm đực của bướm cái trong mạng lưới nhộng là cao hơn rất nhiều lần so với sự hấp dẫn riêng lẽ của bướm cái. 4.2 ĐỀ NGHỊ Khảo sát một số đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Metisa plana Walker. Xác định pheromone giới tính (sex pheromone) của sâu bao Pteroma plagiophleps. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ameen M. U. and P. Sultana (1977), Biology of the bag-worm moth Eumeta crameri Westwood (Lepidoptera: Psychidae) from Dacca, Bangladesh. J. Nat. Hist., 10, pp. 17–24. Barbosa P., V. Krischik, and D. Lance (1989), Life-history traits of forest-inhabiting flightless Lepidoptera, Am. Midl. Nat., 122, pp. 262–74. Basri M. W. and P. G. Kevan (1995a), Life history and feeding behaviour of the oil palm bagworm, Metisa plana Walker (Lepidoptera: Psychidae), Elaeis, 7, pp. 18–34. Basri M. W., K. Norman, and A. B. Hamdan (1995b), Natural enemies of the bagworm, Metisa plana Walker (Lepidoptera: Psychidae) and their impact on host population regulation, Crop Prot., 14, pp. 637–44. Biopact (2007), “Brazillian government free sugarcane debt “slaves”. July 4, Heverlee, Belgium. Cox D. L. and D. A. Potter (1986), Aerial dispersal behavior of larval bagworms, Thyridopteryx ephemeraeformi (Lepidoptera: Psychidae). Can. Entomol. 118, pp. 525–36. Cruttwell R. E. (1974), The bagworms (Lepidoptera: Psychidae) of Trinidad and their natural enemies, Tech. Bull.Commonw. Inst. Biol. Control, 17, pp. 127–59. Dalibard and Christophe (1999), The Potential of Tapping Palm Trees, Livestock research for rural development, 11, pp. 1-22. Davis D. R. (1964), Bagworm moths of the Western Hemisphere. U.S. Natl. Mus. Bull., 244, pp. 1–233. Elizabeth C., A. Whiteman, and G. Dieterle (2010), Bioenergy development: Issues and impacts for poverty and natural resource mangement. Agriculture and rural development. The World Bank. 232 pages. Entwistle P. F. (1963), Observations on the biology of four species of Psychidae (Lepidoptera) on Theobroma cacao L. in western Nigeria, Proc. R. Entomol. Soc. London, 38, pp. 145–52. Ghent A. W. (1999), Studies of ballooning and resulting patterns of locally contagious distribution of the bagworm Thyridopteryx ephemeraeformis (Haworth) (Lepidoptera: Psychidae), Am. Midl. Nat., 142, pp. 291– 313. Gries R., G. Khaskin, Z. X. Tan, B. G, Zhao, G. G. S King, et al. (2006), (1S)-1- ethyl-2-methylpropyl dimethyl pentadecanoate: major sex pheromone component of Paulownia bagworm, Clania variegata, J. Chem.Ecol., 32, pp. 1673–85. 44 Howlader M. A. (1990), Biology of the bag-worm moth, Pteroma plagiophleps Hamps. (Lepidoptera: Psychidae), from Dhaka, Bangladesh, Bangladesh J. Zool., 18, pp. 1–9. Huỳnh Nguyễn Quốc Việt (2011), Một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu bao Pteroma plagiophleps Hampson (Lepidoptera: Psychidae) gây hại trên cây dừa nước (Nypa fruticans Wurmb), Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Cần Thơ, 46 trang. Joshi L., Kanagaratnam U., and Adhuri Dedi. (2006), Nypa fruticans – useful but forgotten in mangrove reforestation programs? In resilience, rights and resources: two years of recovery from tsunami in coastal Zone Aceh (Indonesia), World Agroforestry Centre, Bogor Barat, Indonesia. 4 pages. Kozhanchikov I. V. (1956), Nasekomye tscheschuelrylye, Fauna of the USSR, Lepidoptera, Psychidae. Zool. Inst. Acad. Sci. USSR, Engl. Transl. 1969 in Smithson, Inst. Natl. Sci. Found., Washington, DC. 3. pp. 1-516. Krishnan R. (1977), Larval biology of Crematopsyche pendula Joannis. Planter 53, pp. 381–94. Kuppusamy A. , S. Kannan (1993), Life history of Eumeta crameri (Westwood) (Lepidoptera: Psychidae) and its natural enemy Sinophorus psycheae Sonan (Hymenoptera: Ichneumonidae), Phytophaga, 5, pp. 109–21. Lawrence S.H. and H.M. Dennis (1988), Use and Management of Nipa Palm (Nypa fruticans, Arecaceae): a Review. Leonhardt B. A., J. W. Neal, J. A. Klun, M. Schwarz, and J. R. Plimmer (1983), An unusual lepidopteran sex pheromone system in the bagworm moth, Science, 219, pp. 314–16. Moore R. G., and L. M. Hanks (2004), Aerial dispersal and host plant selection by neonate Thyridopteryx ephemeraeformis (Lepidoptera: Psychidae), Ecol. Entomol., 29, pp. 327–35. Nair K. S. S., and G. Mathew (1992), Biology, infestation characteristics and impact of the bagworm, Pteroma plagiophleps Hamps. in forest plantations of Paraserianthes falcataria, Entomon., 17, pp. 1–13. Nair K.S.S. (2007), Tropical forest insect pests: ecology, impact and management. Cambridge University press, 424 pages. Neal J. W. (1982), Significance of opposing abdominal tergal spines on the pupae of the bagworm Thyridopteryx ephemeraeformis (Lepidoptera: Psychidae), J. Kans. Entomol. Soc., 55, pp. 605–16. Neal J. W., and F. S. Santamour (1990), Biotic indicators of host preference by the bagworm (Lepidoptera: Psychidae), J. Econ. Entomol., 83, pp. 2393–97. 45 Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), Giáo trình côn trùng học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 239 trang. Niitsu S. (2003), Postembryonic development of the wing imaginal discs in the female wingless bagworm moth Eumeta variegata (Lepidoptera, Psychidae), J. Morphol., 257, pp. 164–70. Norman H. K, Robinson G. S, Basri M. (1994), Common bagworm pests (Lepidoptera: Psychidae) of oil plam in Malaysia with notes on related south- east Asian species, Malaysan Nature Jour., 48, pp. 93-123 Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyền và Nguyễn Mạnh Chinh (2000), Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 88 trang. Rhainds M., and C. T. Ho (2002), Size dependent reproductive output of female bagworms (Lepidoptera: Psychidae): implications for intergenerational variations of population density, Appl. Entomol. Zool., 37, pp. 357–64. Rhainds M., D.R. Davis, and P.W. Price (2009), Bionomics of bagworm (Lepidoptera: Psychidae), Annu. Rev. Entomol., 54, pp. 209-26. Rhainds M., G. Gries, C. T. Ho, and P. S. Chew (2002), Dispersal by bagworm larvae, Metisa plana: effects of population density, larval sex, and host plant attributes, Ecol. Entomol., 27, pp. 204–12. Rivers D. B., A. L. Antonelli, and J. A. Yoder (2002), Bags of the bagworm Thyridopteryx ephemeraeformis (Lepidoptera: Psychidae) protect diapausing eggs from water loss and chilling injury. Ann. Entomol. Soc. Am., 95, pp. 481– 86. Roff D. A., and D. J. Fairbairn (1991), Wing dimorphisms and the evolution of migratory polymorphisms among the Insecta, Am. Zool., 31, pp. 243–51. Sattler K. (1991), A review of wing reduction in Lepidoptera, Bull. Br. Mus. Nat. Hist., 60, pp. 243–88. Stephens C. S. (1962), Oiketicus kirbyi (Lepidoptera: Psychidae): a pest of bananas in Costa Rica, J. Econ. Entomol., 55, pp. 381–86. Syed R. A. (1978), Bionomics of the three important species of bagworms on oil palm, Malays. Agric. J., 51, pp. 392–98. Thangavelu S., and K. Gunasekaran, (1982), Aspects of mating behaviour in bagworm moth Clania cramerii (Westwood) (Psychidae: Lepidoptera), Entomon., 7, pp. 457–62. Turner J., 1997, Morphology and life-history of the bagworm moth Eumeta variegata (Snellen), Entomologist, 116, pp. 43–57. Varma, R. V., Mohanadas, K., Mathew, G. and Nair, K. S. S. (1989), Laboratory evaluation of some insecticides against Pteroma plagiophleps Hamp., a 46 bagworm pest of Albizia falcataria. Indian Journal of Plant Protection, 17, 89– 90. Võ Thị Thu (2010), Côn trùng và nhện gây hại trên cây mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.): thành phần loài, đặc điểm hình thái, sinh học, thiên địch và biện pháp phòng trị một số loài gây hại phổ biến ở một số đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ, 100 trang. Wood B. J. (1968), Pests of oil palms in Malaysia and their control. Oncorporated Society of Planters Malaysia, 204 pages. Wood B. J. (1982), The present status of pests of oil palm estates in south east Asia. In E. Pushpatajah and P.S.Chew (Eds). The oil palm in agriculture in the eighties. Incorporated Society of Planters. Maylaysia, 2, pp. 499-518.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvankhanh_1401.pdf
Luận văn liên quan