Cơ giới hóa thu hoạch lúa tại đồng bằng sông Cửu Long

Tính cơ động làm việc ở nhiều địa bàn khác nhau là yếu tố rất căn bản để tăng số giờ làm việc của máy trong năm. Chất lượng hạt thu hoạchcũng là yếu tố rất quan trọng, là yếu tố lực chọn máy của người thuê khi trên địa bàn có nhiều máy đang hoạt động. Cùng với việc cần thiết cải tiến liên tục các mẫu máy sẵncó hoặc nghiên cứu chế tạo các mẫu máy mới, việc phối hợp đồng bộ với việc nghiên cứu tuyển chọn giống lúa đáp ứng các yêu cầu để máy thu hoạchtốt (lúa đứng cây, ít đổ ngã); việc qui hoạch thuỷ lợi; thời vụ canh tác thích hợp là những yếu tố quan trọng để bảo đảm giữ vững năng suất và chất lượng hạt của vụ mùa.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ giới hóa thu hoạch lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ GIỚI HÓA THU HOẠCH LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Văn Khanh; Phan Hiếu Hiền Trung Tâm Năng Lượng và Máy Nông nghiệp- Đại học Nông Lâm TPHCM 1. DẪN NHẬP Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa của Việt Nam. Với khoảng 4 triệu ha canh tác, đạt sản lượng gần 20 triệu tấn lúa/năm. Lượng lúa sản xuất tại đây là nguồn chủ yếu để chế biến gạo xuất khẩu. Ngoài các yếu tố khác như giống lúa, qui trình canh tác; thu hoạch đúng thời điểm, đúng phương pháp là những điều kiện để giữ vững năng suất cây trồng và chất lượng hạt gạo. Do thời vụ khi thu hoạch từng vùng không dài (10- 15 ngày); thời tiết không thuận lợi khi thu hoạch ở vụ hè thu; công việc khá nặng nhọc; đồng thời lượng lao động trẻ, khoẻ ở nông thôn ngày càng giảm bởi tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tại hầu hết các địa phương nên với cách thu hoạch truyền thống sẽ khó có thể giải quyết đồng bộ về tính thời vụ và chất lượng hạt lúa khi thu hoạch. Bảng 1 giới thiệu tổng quát về tình hình sản xuất lúa cả nước và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bảng 1: Sản lượng và diện tích lúa cấy phân theo vùng, 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 Sơ bộ 2005 Diện tích S. lượng Diện tích S. lượng Diện tích S. lượng Diện tích S. lượng Diện tích S. lượng CẢ NƯỚC 32108.4 7504.3 34447.2 7452.2 34568.8 7445.3 7445.3 36148.9 7326.4 35790.8 Đồng bằng sơng Hồng 6419.4 1196.6 6752.2 1183.5 6487.3 1161.6 1161.6 6710.2 1138.8 6199.0 Đơng Bắc 2249.9 562.4 2374.6 566.1 2475.3 557.2 557.2 2490.6 555.5 2537.7 Tây Bắc 139.6 440.7 140.1 457.5 139.5 488.1 151.1 548.8 152.7 546.2 Bắc Trung Bộ 2966.9 700.4 3156.0 694.7 3221.1 685.5 685.5 3377.8 674.1 3165.8 Duyên hảI Nam Trung Bộ 1707.1 399.5 1711.0 408.3 1878.2 401.1 401.1 1890.8 370.2 1774.8 Tây Nguyên 180.8 646.2 186.6 606.6 193.9 748.1 197.9 781.4 190.7 714.5 Đơng Nam Bộ 1680.7 483.9 1679.7 478.9 1742.7 475.2 475.2 1782.1 418.1 1618.3 Đồng bằng sơng Cửu Long 3792.0 15997.5 3834.8 17709.6 3787.3 17528.0 3815.7 18567.2 3826.3 19234.5 Diện tích: 1 000 ha Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2006 Sản lượng: 1 000 tấn Cơ giới hóa thu họach lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long 1 Từ những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy, với tập quán thu hoạch phổ biến hiện nay (gặt phơi mớ, gom, đập), đặc biệt khi thu hoạch vụ Đông Xuân là một trong những nguyên nhân làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và chất lượng hạt gạo khi chế biến. Trong phạm vi của bài này, chúng ta cùng xem xét, phân tích các phương pháp thu hoạch lúa; từ đó khuyến cáo bà con nông dân chọn phương pháp thu hoạch thích hợp cho từng vùng, từng thời vụ canh tác lúa trong năm. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH LÚA Tuỳ theo phương pháp, qui trình thu hoạch bao gồm các công đoạn: gặt, gom, đập (tuốt) tách hạt và làm sạch. Phân loại các phương pháp thu hoạch dựa vào sự tác động của con người hoặc thiết bị từ lúc tác động vào cây lúa đến khi thu hạt. Các phương pháp thu hoạch chính hiện nay là: 2.1 Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn 2.1.1 Thu hoạch thủ công Hiện nay, phương pháp thu hoạch thủ công (gặt bằng lao động thủ công, gom, đập tuốt hạt bằng bồ hoặc các cụ cầm tay) chỉ tồn tại rất ít tại những vùng sản xuất nhỏ lẻ, “tự sản, tự tiêu” ở các vùng cao, vùng sâu. Tại ĐBSCL gần như không còn dùng phương pháp này. 2.1.2 Thu hoạch bán cơ giới Thu hoạch bán cơ giới là phương pháp dùng phổ biến hiện nay ở nước ta với nhiều qui trình khác nhau. Bảng 2: Các qui trình thu hoạch bán cơ giới Qui trình Gặt Gom Tách hạt Làm sạch 1 Thủ công Thủ công Máy tuốt hạt Thủ công 2 Thủ công Thủ công Máy đập, làm sạch 3 Máy gặt rãi hàng Thủ công Máy đập, làm sạch 4 Máy gặt rãi hàng Máy liên hợp gom, đập và làm sạch Tại ĐBSCL hiện nay sử dụng phổ biến qui trình 2, 3. Trong các qui trình trên, việc gom đống sau thu hoạch có thể tiến hành ngay hoặc phơi mớ trước khi gom đống; hoặc phơi mớù sau khi gặt sau đó gom đưa vào máy đập tách hạt (không gom đống). Cơ giới hóa thu họach lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long 2 Qui trình 4 (thu hoạch hai giai đoạn) được một số nước dùng trong vài thập niên trước đây. Việc gom, đập và làm sạch sử dụng máy liên hợp gặt đập sau khi thay thế bộ phận gặt bằng bộ phận thu gom. Thu hoạch nhiều giai đoạn có ưu điểm trên những vùng đất nền yếu do sử dụng riêng lẽ các thiết bị có kích thước, trọng lượng nhỏ gọn cho từng khâu thu hoạch. Tuy nhiên, tổng hao hụt trong quá trình thu hoạch khá cao do các khâu trung gian khi gom, chuyển lúa từ khi gặt đến khi đập tách hạt, nhất là vào cao điểm thu hoạch vụ đông xuân. Một vấn đề cần xem xét hiện nay là việc phơi rãi (phơi mớ) trên đồng sau khi gặt tác động thế nào đến chất lượng hạt khi chế biến. Một chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Úc (Đề án CARD) nhằm xác định nguyên nhân sự nứt vỡ hạt lúa khi thu hoạch đang được tiến hành. Việc phơi mớ trên đồng sau khi gặt làm tăng sự không đồng đều về độ ẩm trong khối hạt hoặc hạt phơi nắng dưới nhiệt độ cao vào ban ngày, hút ẩm vào ban đêm; cùng với ẩm độ hạt, nhiệt độ ở dưới hoặc giữa đống tăng cao do quá trình hô hấp của cây khi gom đống, sẽ tác động đến chất lượng hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. 2.2 Thu hoạch một giai đoạn Hiện nay tại các nước tiên tiến, việc thu hoạch lúa đều tiến hành theo phương pháp thu hoạch một gia đoạn với máy liên hợp gặt đập (tuốt). Máy thu hoạch gặt không tuốt (Stripper) cũng đang thử nghiệm. Máy gặt tuốt do Nhật Bản và một số nước Đông Bắc Á châu sản xuất chất lượng làm việc rất tốt. Tuy nhiên giá bán máy cao nên cần cân nhắc kỹ việc đầu tư máy này tại Việt Nam khi giá gạo tại Việt Nam rất thấp. Các máy nhập khẩu đã qua sử dụng, các chi tiết đã bị hao mòn nhiều hoặc hết tuổi thọ, sẽ thường xuyên hư hỏng; đây là nguyên nhân chính không nên đầu tư trang bị những máy đã qua sử dụng. Với ưu điểm thu hoạch gọn, nhanh, chi phí và hao hụt thấp so với thu hoạch nhiều giai đoạn, máy liên hợp gặt đập là sự lựa chọn phổ biến của nhiều nhà trồng lúa trên thế giới. Tuy nhiên, kích thước khá cồng kềnh, trọng lượng khá nặng là những hạn chế chính khi sử dụng để thu họach lúa nước; nhất là trên vùng đất nền yếu, thu hoạch vào mùa mưa (vụ hè thu). 3. CÁC MẪU MÁY THU HOẠCH LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG 3.1. Máy gặt rải hàng Máy gặt rãi hàng đầu tiên ở Việt Nam được chế tạo từ bản vẽ thiết kế của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) tại Đại học Nông Lâm TPHCM (1984). Sau đó chuyển giao kỹ thuật cho Công ty Cơ khí Long An (1985). Đến nay, mẫu máy này đã được nhiều nhà sản xuất chế tạo cải tiến thành một mẫu máy có chất lượng làm Cơ giới hóa thu họach lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long 3 việc tốt như cơ sở Ô. Bùi Hữu nghĩa (Long An); Công ty Cơ khí An Giang; công ty VINAPPRO; công ty VIKYNO, và nhiều cơ sở ở nhiều địa phương tại ĐBSCL. Với khoảng 3000 máy đang hoạt động tại Việt Nam, máy đã giải quyết khá tốt việc cắt lúa với năng suất bình quân 1÷ 5 ha/ngày. Tuy nhiên với cấu tạo đặc thù của bộ phận cắt và chuyển lúa, việc điều chỉnh độ cao cắt sao cho các bộ phận khác của máy không làm rụng hạt lúa đã làm thân cây cắt khá dài dẫn đến chi phí gom lúa tăng cao (nhiều gấp 2÷3 lần lượng lúa gặt thủ công) và chi phí thời gian, nhiên liệu, lao động cho việc đập tách hạt tăng. Với tình hình nhân công lao động ngày càng khan hiếm vào vụ thu hoạch, đồng thời gom là công việc nặng nhọc. Khối lượng công việc và cường độ lao động tăng, là nhược điểm cơ bản của mẫu máy gặt rãi hàng. Một số cơ sở chế tạo máy khá nặng, hạn chế việc sử dụng tại những nơi có nền đất yếu, thu hoạch vụ hè thu cũng là nguyên nhân hạn chế việc phổ biến mẫu máy này. 3.2. Máy tách hạt và làm sạch Tại ĐBSCL, việc tách hạt và làm sạch được làm bằng máy gần như toàn bộ. Các máy được sản xuất từ khắp các cơ sở trong vùng. Chất lượng máy làm việc khá tốt khi sử dụng đúng chế độ, điều chỉnh phù hợp với từng giống, điều kiện lúa khi thu hoạch. Tuy nhiên, chất lượng làm việc của máy này tuỳ thuộc nhiều vào người sử dụng máy. Sự rạn nứt hạt, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên phụ thuộc nhiều vào chất lượng máy đập (tuốt) hạt lúa. Tuy nhiên, đến nay vấn đề này chưa được các cơ quan hữu quan và nông dân quan tâm đúng mức. 3.3. Máy liên hợp gặt đập (LHGD) Từ khoảng năm 1977, Nhà nước đã có chương trình trọng điểm nghiên cứu về cơ gới hóa thu hoạch lúa, trong đó có mẫu máy thu hoạch LHGĐ. Đồng thời, trong nhiều năm gần đây, nhiều cơ quan như viện nghiên cứu, trường đại học; các cơ sở chế tạo máy đã có nhiều công sức trong việc tự thiết kế, chế tạo một mẫu máy phù hợp với đặc điểm từng vùng tại Việt nam. Tháng 6 năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức bình tuyển các máy liên hợp gặt đập (Lần 2) tại Nông trường Sông Hậu, tỉnh Cần Thơ với 8 mẫu máy tham gia. Kết quả có 3 máy được công nhận mẫu để phổ biến vào sản xuất. 3.3.1. Máy LHGĐ MGD 120 (Cty Vinappro sản xuất) Nguyên mẫu máy MGĐ 120 do Trung Quốc thiết kế và chế tạo, sau đó được Viện nghiên cứu lúa Philippines (PhilRice) cải tiến để sử dụng. Trong chương trình hợp tác giữa Trung tâm Năng lượng và máy Nông nghiệp- Đại học Nông Lâm TPHCM với PhilRice và Công ty chế tạo động cơ BS (Mỹ), mẫu máy được đưa sang Việt Nam. Cơ giới hóa thu họach lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long 4 Sau thời gian khảo nghiệm và có những cải tiến, Trung tâm Năng lượng- MNN đã chuyển giao kỹ thuật để Cty Vinappro chế tạo. Đến nay đã có khoảng 100 máy đã bán ra thị trường với giá 50 ÷60 triệu đồng/máy (tùy theo các linh kiện lắp ráp). Bảng 3: Đặc tính kỹ thuật máy LHGD MGD 120 Với đặc điểm gọn nhẹ, máy làm việc được trên nhiều địa bàn khác nhau. Tính cơ động cao (3 bánh cao su) là ưu thế của mẫu máy này. Tuy nhiên, với năng suất làm việc chỉ 1- 1,2 ha/ ngày, đa số bà con nông dân ĐBSCL cho là thấp. 3.3.2. Máy LHGĐ Cơ sở Chín Nghĩa (Long An) Với kinh nghiệm nhiều năm chế tạo máy gặt rãi hàng, Cơ sở Chín Nghĩa đã nghiên cứu và chế tạo máy LHGĐ bằng cách kết hợp hai bộ phận chính là bộ phận gặt rãi hàng và bộ phận đập làm sạch hạt trên một khung tự chạy. Với bánh xích cao su (chế tạo từ băng tải), và trọng lượng vừa phải (khoảng 1500 kg), máy có thể làm việc trên nền ruộng hơi yếu. Với trên 50 máy đã bán ra thị trường (giá 83 triệu đồng/máy- tháng 6/2006), bề rộng bộ phận cắt là 1,5 m; năng suất gặt khoảng 2 ha/ ngày; tuy còn theo dõi về độ bền của máy nhưng bước đầu có thể đánh giá là có triển vọng phát triển vì kết cấu tuy nhiều chi tiết nhưng khá đơn giản; dễ sửa chữa, thay thế bằng các phụ tùng, vật liệu sẵn có tại các địa phương. Cơ giới hóa thu họach lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long 5 3.3.3. Máy liên hợp gặt đập nhập từ Trung Quốc (dòng máy 4LZ) Máy do Công ty TNHH Phát triển Đầu tư Việt Phú nhập khẫu từ Trung Quốc. Máy thiết kế theo các nguyên tắc hiện đang dùng phổ biến trên thế giới. Với mẫu mã đẹp, chất lượng làm việc khá tốt, di chuyển được trên nền đất trung bình là những yếu tố chính mà các nhà đầu tư Việt Nam đang quan tâm. Điều cần theo dõi trong thời gian tới là độ bền của máy, chất lượng hạt sau thu hoạch. Với giá máy trên 150 triệu đồng, nếu chất lượng và độ bền của máy cao thì đây là có thể là niềm vui cho người sản xuất lúa nhưng là đối thủ cạnh tranh đối với các nhà sản xuất trong nước. Hệ thống di động xích cao su làm hạn chế khả năng cơ động của máy, đây là vấn đề cần chú ý khi tổ chức sản xuất. Cơ giới hóa thu họach lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long 6 Bảng 4: Đặc tính kỹ thuật của loại máy thu hoạch kiểu 4LZ (Trung Quốc sx) 4. KẾT LUẬN Vấn đề cơ giới hóa thu hoạch lúa tại Việt Nam, trong đó có vùng ĐBSCL là một nhu cầu ngày càng bức thiết. Nhu cầu này không chỉ hướng tới việc hạ giá thành sản xuất, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nông dân, tăng tính cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, mà còn giải quyết vấn đề rất quan trọng thiếu hụt lao động thời vụ ngày càng gay gắt tại nông thôn, giảm cường độ lao động cho người sản xuất. Cơ giới hóa thu họach lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long 7 Người đầu tư cần xem xét kỹ các yếu tố liên quan như đặc điểm thời vụ lúc thu hoạch, đặc điểm đồng ruộng, tuổi thọ máy, khả năng bảo dưỡng, sửa chữa khi hư hỏng, khả năng thu hồi vốn (và cả tập quán thu hoạch tại địa phương) để có hướng chọn mẫu máy phù hợp. Tính cơ động làm việc ở nhiều địa bàn khác nhau là yếu tố rất căn bản để tăng số giờ làm việc của máy trong năm. Chất lượng hạt thu hoạch cũng là yếu tố rất quan trọng, là yếu tố lực chọn máy của người thuê khi trên địa bàn có nhiều máy đang hoạt động. Cùng với việc cần thiết cải tiến liên tục các mẫu máy sẵn có hoặc nghiên cứu chế tạo các mẫu máy mới, việc phối hợp đồng bộ với việc nghiên cứu tuyển chọn giống lúa đáp ứng các yêu cầu để máy thu hoạch tốt (lúa đứng cây, ít đổ ngã); việc qui hoạch thuỷ lợi; thời vụ canh tác thích hợp là những yếu tố quan trọng để bảo đảm giữ vững năng suất và chất lượng hạt của vụ mùa. Cơ giới hóa thu họach lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_34__0125.pdf
Luận văn liên quan