Điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh Bình Định

1. Trong các năm 2006- 2007, chúng tôi đã thu thập, xác định được 47 loài sâu hại lúa ở tỉnh Bình Định , chúng thuộc 6 bộ và 16 họ côn trùng khác nhau. Trong số các loài sâu hại được tìm thấy, có 7 loài xuất hiện rất phổ biến. 2. Hầu hết các bộ phận của cây lúa như: bẹ lá, phiến lá, bông , hạt, thân, gốc, đỉnh sinh trưởng đều bị sâu hại tấn công. Mỗi loại sâu hại tấn công trên những bộ phận khác nhau của cây. 3. Côn trùng gây hại thuộc các pha sinh trưởng khác nhau. Có 18 loài côn trùng chỉ gây hại ở pha sâu non, 29 loài gây hại ở cả pha sâu non và pha trưởng thành. 4. Phương thức gây hại của sâu hại đối với cây trồng cũng khác nhau, bao gồm: chích hút, gặm phần nhu mô của lá, cắn phá, đục thân, đục gốc, đục lá, cuốn lá.

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH QUY NHƠN ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN RUỘNG LÚA TỈNH BÌNH ĐỊNH MÃ SỐ: T06.205.04 Chủ nhiệm đề tài: Th.s Nguyễn Kim Huân Quy Nhơn, tháng 5/2007 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập niên qua, cùng với việc tăng năng suất cây trồng thì chi phí phòng trừ các đối tượng dịch hại cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật trị giá 7,7 tỉ USD, năm 1985 là 16 tỉ USD, năm 1990 là 25 tỉ USD. Ở Việt Nam, từ năm 1976 đến 1980 bình quân mỗi năm sử dụng 5.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật, năm 1985 là 22.000 tấn, năm 1998 là 40.000 tấn [11]. Bên cạnh những ưu điểm như dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng, triệt để, kịp thời bảo vệ mùa màng thì biện pháp hoá học bảo vệ thực vật cũng bọc lộ những nhược điểm: làm giảm sự đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người [7],[8]. Trước tình hình đó, biện pháp sinh học rất được quan tâm và trở thành biện pháp cốt lõi trong hệ thống phòng trừ tổng hợp IPM. Hơn nữa hiện nay ở Bình Định, thành phần loài sâu hại và đặc biệt là thành phần loài thiên địch trên cây lúa chưa được nghiên cứu đầy đủ. Xuất phát từ đó chúng tôi mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh Bình Định” nhằm: + Khẳng định sự đa dạng và phong phú của khu hệ thiên địch và sâu hại lúa, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa sâu hại và thiên địch. + Bước đầu cung cấp một danh lục về sâu hại và thiên địch của chúng trên cây lúa. + Nghiên cứu các phương thức gây hại và mức độ phổ biến của các loài côn trùng trên cây lúa. + Nghiên cứu các phương thức khống chế của các loài thiên địch đối với các loài sâu hại và mức độ phổ biến của chúng. Các số liệu thu được sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc phòng trừ sâu hại được hợp lý hơn. Phòng trừ sâu bệnh phải đảm bảo cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh vật có ích. Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng phục vụ cho công tác giảng dạy học phần Bảo vệ thực vật cho sinh viên các ngành Tổng hợp, Sư phạm và Nông học thuộc khoa Sinh-KTNN, trường Đại học Quy Nhơn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC BỘ CÔN TRÙNG Một vài đặc điểm cấu tạo và sinh học của các bộ côn trùng liên quan đến các kết quả nghiên cứu của đề tài [10]. 1.1. Bộ cánh cứng (Coleoptera) Đây là bộ lớn nhất trong giới động vật, gồm những loài côn trùng có đôi cánh trước cứng, dày, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Đôi cánh sau là cánh màng, xếp dưới cánh trước. Cơ quan miệng kiều nghiền, biến thái hoàn toàn. Môi trường sống đa dạng, có nhiều loài có ích, nhiều loài gây hại cây trồng, kể cả ấu trùng lẫn con trưởng thành. 1.2. Bộ cánh vảy (Lepidoptera) Có hai đôi cánh, trên mặt phủ vảy, có nhiều màu sắc. Con trưởng thành có cơ quan miệng kiểu hút, ấu trùng có cơ quan miệng kiểu nghiền. Biến thái hoàn toàn, có tuyến tơ và có khả năng tạo kén. Trưởng thành hút mật hoa nhờ đó thụ phấn cho hoa, ấu trùng ăn lá cây, đục thân, cành, quả, hạt,…nên gây hại nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp. 1.3. Bộ cánh thẳng (Orthoptera) Cánh trước hẹp, dài, chất da tương đối dày; cánh sau chất màng, khi không bay cánh sau xếp như quạt phía dưới cánh trước. Đốt đùi chân sau nở nang, thích nghi cho việc nhảy hoặc chân trước thích nghi cho việc đào bới. Biến thái không hoàn toàn. Đa số là loài ăn thực vật, một số loài có tính ăn rộng, riêng họ Sát sành (Tettigoniidae) có một số loài có thể bắt ăn các côn trùng hoặc động vật bé nhỏ khác. 1.4. Bộ cánh giống (Homoptera) Các loài côn trùng trong bộ này phần nhiều có kích thước bé nhỏ, miệng kiểu chích hút. Có hai đôi cánh bằng chất màng, cánh sau nhỏ hơn cánh trước, có khi xuất hiện dạng không cánh. Biến thái không hoàn toàn. Phương thức sinh sản tương đối phức tạp: lưỡng tính, đơn tính, hữu tính hoặc đẻ con. Sức sinh sản rất mạnh. phần lớn chích hút nhựa cây, có nhiều loài là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng, đồng thời bài tiết các chất dịch tạo thành môi trường cho các nấm của bệnh muội đen phát triển. 1.5. Bộ cánh nửa (Hemiptera) Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Miệng kiểu chích hút. Có 2 đôi cánh, cánh trước có nửa gốc dày, cứng; nửa ngọn mỏng. Biến thái không hoàn toàn. Tính ăn của côn trùng bộ cánh nửa rất đa dạng, có loài chích hút thực vật, có loài kí sinh động vật bậc cao, có loài ăn thịt các côn trùng khác. 1.6. Bộ cánh màng (Hymenoptera) Có 2 đôi cánh bằng chất màng, cánh trước thường lớn hơn cánh sau. Cơ quan miệng kiểu nghiền hoặc nghiền liếm. Biến thái hoàn toàn. Đặc điểm sinh vật học của bộ này rất phức tạp, hầu hết là côn trùng có ích, có loài là môi giới truyền thụ phấn cho cây trồng, có những loài bắt mồi và kí sinh các loài sâu hại, có loài cung cấp mật và sáp cho y học và công nghiệp. 1.7. Bộ hai cánh (Diptera) Chỉ có đôi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh sau biến đổi thành hai mấu có tác dụng giữ thăng bằng và định hướng trong khi bay. Cơ quan miệng kiểu chích hút hoặc liếm hút. Biến thái hoàn toàn. Nhiều loài truyền bệnh cho người và gia súc, một số loài phá hại nông nghiệp, một số ít loài bắt mồi và kí sinh sâu hại. 1.8. Bộ cánh da (Dermaptera) Có 2 đôi cánh ngắn, cánh trước dày, cứng, không có gân cánh; cánh sau là cánh màng hình nửa vòng tròn, cũng có loài không có cánh. Cơ quan miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn, gai đuôi dạng kìm cứng. 1.9. Bộ bọ ngựa ( Mantoptera) Có 2 đôi cánh, cánh trước hơi dày hơn cánh sau. Cơ quan miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn, bụng có gai đuôi, chân trước là kiểu chân bắt mồi. Bọ ngựa sống trên cây, ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng. 1.10. Bộ chuồn chuồn (Odonata) Có 2 đôi cánh, cánh sau tương tự cánh trước. Cơ quan miệng kiểu nghiền, bụng nhỏ dài. Biến thái không hoàn toàn. Ấu trùng sống dưới nước, con trưởng thành sống trên cạn, ăn thịt các loài sâu hại cây trồng. 2. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÔN TRÙNG HỌC NÓI CHUNG VÀ CÔN TRÙNG HỌC NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG 2.1. Trên thế giới Ngay thời xưa đã có sự hấp dẫn nghiên cứu về côn trùng do những hiện tượng hằng ngày trong tự nhiên như sự phá hại của sâu bọ - kẻ thù của gia súc và cây trồng xảy ra liên tiếp. Trong sách cổ của Xiri (3000 năm trước Công nguyên) đã có nói tới các cuộc bay khổng lồ và tàn phá khủng khiếp của những đàn châu chấu sa mạc. Đến thế kỉ thứ XVII, người ta ghi nhận công trình về về giải phẩu tằm của nhà bác học Manpighi (1628-1694) người Italia. Ở thế kỉ XVIII, có những công trình nổi tiếng của nhà bác học Thụy Điển Linnê (1707-1778) như tác phẩm “Hệ thống tự nhiên” trong đó côn trùng học được dành vị trí đáng kể với việc xây dựng hệ thống 7 bộ côn trùng. Cuối thế kỉ XVIII, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Nga là Viện sĩ Pallas (1741-1811) đã nghiên cứu nhiều về thành phần côn trùng. Đến thế kỉ XIX, do nhiều ngành khoa học phát triển và cây trồng cũng phát triển đã tạo điều kiện để côn trùng học thực sự trở thành một môn khoa học. Ở Nga, Brandt (1879-1891) nghiên cứu về cấu tạo hệ thần kinh, Keppen (1833-1908) đã công bố 3 tập về côn trùng có hại. Ở Pháp, J.A.Fabre (1823-1915) chú ý nghiên cứu sinh vật học và hoạt động của côn trùng. Ở thế kỉ XX, ngành côn trùng học thực nghiệm được ra đời, mà hàng đầu là côn trùng nông nghiệp và lâm nghiệp. Thời gian này có các nhà côn trùng học A.K.Moocvinkô (1867-1938) và N.Iakuzơnnhetxôp (1873-1948) với các công trình nghiên cứu về phân loại học và sinh vật học, rệp muội và bướm nổi tiếng trên thế giới. Về hình thái học côn trùng có H.Weber (1899-1956) và R.E.Snodgrass (1875-1962) là tác giả của nhiều tác phẩm về hình thái học côn trùng. Về lĩnh vực sinh lí côn trùng, giáo sư người Anh V.B.Wigglesworth và giáo sư người Pháp R.Chauvin rất rổi tiếng với những tác phẩm lớn về sinh lí học côn trùng [4]. Ngày nay, côn trùng học hiện đại là một lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn quan trọng của nhiều cơ quan nghiên cứu, trường học và cơ sở sản xuất. Các thành tựu to lớn về côn trùng học đã và đang được tổng kết và thông báo tại các Hội nghị Quốc tế về Bảo vệ thực vật. Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu nổi bậc có nhiều triển vọng tốt đẹp cho việc phòng trừ sâu hại, đó là sử dụng biện pháp sinh học. Ví vụ, phương pháp trừ sâu bằng phêrômôn, bằng chất nội tiết sâu non – hormon Juvenil, bằng các loại cây thảo mộc có tính độc,… Đặc biệt là việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật, bảo vệ và nhân thả trên đồng ruộng các sinh vật có ích. 2.2. Ở Việt Nam Tình hình công tác nghiên cứu côn trùng trong khoảng thời gian từ năm 1945 về trước có thể tóm tắt một số nét chính như sau: - Cán bộ chuyên nghiên cứu về côn trùng ở nước ta có rất ít. - Có rất ít công trình nghiên cứu phục vụ sản xuất, nghiên cứu về côn trùng liên quan trực tiếp đến những cây trồng nông nghiệp. Từ năm 1945 đến nay, công tác về bảo vệ thực vật nói chung và công tác về côn trùng học nói riêng có những bước tiến đáng kể. Từ năm 1953 bắt đầu thành lập Phòng Côn trùng học thuộc Viện Trồng trọt. Với phương hướng kỹ thuật và tổ chức lực lượng tốt đã dập tắt dịch sâu keo, sâu cắn lá ngô,… Từ năm 1954 đến nay, các tổ chức bảo vệ thực vật từ trung ương đến địa phương phát triển không ngừng. Tháng 9-10/1961, Cục Bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật Bộ Nông nghiệp với sự phối hợp của các trường đại học đã tiến hành điều tra ở 32 tỉnh thành. Kết quả điều tra trên 30 loại cây trồng đã thu thập được 286 loài sâu hại chính [10]. Ngoài ra trong những năm 70 của thế kỉ này, nhiều nhà côn trùng học trẻ tuổi được bồi dưỡng, đào tạo ở trong và ngoài nước và đã có những công trình khoa học có giá trị về côn trùng học theo các hướng khác nhau. Ví dụ, về hệ thống phân loại học có công trình về mối của Nguyễn Đức Khảm (1971); về bọ rùa của Hoàng Đức Nhuận (1971); về Bộ cánh giống Homoptera của Lê Đình Thái (1979), về ong kí sinh họ Scelionidae của Lê Xuân Huệ (1984),….v.v. Theo hướng sinh lí, sinh thái có các công trình của Phạm Bình Quyền (1969), của Bùi Công Hiển (1973), của Vũ Quang Côn (1976). Theo hướng phòng trừ sinh học có công trình của Nguyễn Vân Đình (1972), Nguyễn Anh Diệp (1980), Mai Phú Quý (1976),…v.v [4]. Bên cạnh việc nghiên cứu điều tra thành phần những nhóm côn trùng có ý nghĩa kinh tế, trong khoảng 10 năm trở lại đây xu hướng nghiên cứu sinh học, sinh thái học những loài gây hại nghiêm trọng để tìm ra những biện pháp phòng trừ có hiệu quả được phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt chú ý tới các biện pháp phòng trừ sinh học và phòng trừ tổng hợp. Năm 1988 đã xuất bản cuốn sách “Phòng trừ côn trùng gây hại bằng yếu tố sinh học” của Phạm Bình Quyền và Bùi Công Hiển. Gần đây, chúng ta tiếp nhận được cuốn sách “ Sinh thái học côn trùng” của Phạm Bình Quyền (2005); “Côn trùng học ứng dụng” của Bùi Công Hiển (2003); “Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên dịch của chúng ở Việt Nam” của Phạm Văn Lầm (2000); “Côn trùng và nhện hại cây ăn trái vùng đồng bằng sông cửu long và biện pháp phòng trị” của Nguyễn Thị Thu Cúc (2000),… Ở Bình Định trong những năm gần đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Tỉnh cũng đã điều tra, dự tính, dự báo tình hình sâu, bệnh trên các loại cây trồng và tập trung vào một số loại sâu, bệnh hại chính. Đồng thời cũng đã nghiên cứu một số biện pháp sinh học trong phòng trừ bọ dừa như: sử dụng nấm Metarhizium anisopliae, sử dụng ong kí sinh Cotesia sp. Tuy nhiên chưa nghiên cứu một cách đầy đủ thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng ở ruộng lúa trên địa bàn Tỉnh. 3. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ KHÍ HẬU TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Vị trí địa lí Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 6.025,6 km2 với nhiều đảo, vùng, vịnh và bãi tắm chia thành ba vùng rõ rệt: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển. Nằm ở toạ độ 13030’ đến 14042’ vĩ độ Bắc và 108036’ đến 109022’ độ kinh Đông, Bình Định tiếp giáp với tỉnh Quãng Ngãi ở phía bắc, tỉnh Phú Yên ở phía nam, tỉnh Gia Lai ở phía tây, biển Đông ở phía đông. Tỉnh Bình Định cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía Nam, cách Hà Nội 1065 km về phía Bắc. Địa hình Bình Định tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông. Vùng thấp nhất là đồng bằng duyên hải bị chia cắt nhỏ thành từng ô trũng do các nhánh núi chảy ra biển đông chiếm khoảng 20% diện tích, có hệ thống đầm, vịnh, cửa biển nhiều. 3.2. Địa hình Địa hình Bình Định đa dạng, gồm các vùng sinh thái: miền núi, đồng bằng ven biển và hải đảo. Mặc dù, vùng đồng bằng chỉ rộng 1.700 km2 (chiếm 17,5% diện tích) lại bị đồi núi, sông suối chia cắt, nhưng đây là vùng đồng bằng rộng của miền Trung (đứng sau Thanh Hoá và Nghệ An). Miền núi Bình Định nằm dọc theo chiều dài của dãy Trường Sơn hùng vĩ, với diện tích đất tự nhiên 374.212 ha, chiếm hơn 62% diện tích đất toàn tỉnh. 1.3. Khí hậu Bình Định chịu ảnh hưởng của gió mùa đông và gió mùa hạ. Tuỳ vào từng nơi, phụ thuộc từng điều kiện địa hình, hướng gió thịnh hành ở mỗi vùng có thể khác nhau. Mùa đông hướng gió chủ yếu theo hướng bắc. Mùa hạ hướng gió chủ yếu theo hướng tây và tây nam. Ở miền núi phía tây, thường có sương mù xuất hiện vào mùa mưa lũ. Bảng 1: Tốc độ gió trung bình qua các tháng trong năm 2006 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tốc độ gió TB (m/s) Quy Nhơn 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 Hoài Nhơn 2 2 2 2 2 1 2 1 2 2 1 3 Khí hậu miền núi tỉnh Bình Định vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây Nguyên, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng duyên hải nên có đặc điểm là nắng lắm, mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi theo địa hình. Ở vùng thấp 500 - 600 m trở xuống, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 24 - 260C. Ở những vùng núi cao trên 1.000 m, nhiệt độ trung bình dưới 200C. Bảng 2: Nhiệt độ trung bình qua các tháng trong năm 2006 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ TB (oC) Quy Nhơn 23,1 24,7 25,4 28,1 29,3 30,4 30,3 30,0 28,2 27,5 26,8 24,9 Hoài Nhơn 22,2 23,7 24,7 27,4 28,0 29,4 29,7 28,3 26,8 26,2 25,5 23,7 Miền núi tỉnh Bình Định phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa nắng bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 9. Số giờ nắng ở miền núi Bình Định khá cao, đạt mức bình quân 4 - 6 giờ nắng/ngày. Các tháng 4, 5, 6, 7, 8 là những tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình ở những vùng thấp 26 - 280C, ở vùng cao dao động trong khoảng 22 - 250C. Những ngày nắng nhất, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Bảng 3: Số giờ nắng trung bình qua các tháng trong năm 2006 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số giờ nắng TB (h) Quy Nhơn 90,9 160,7 232,4 265,1 267,8 269,6 178,4 201,3 193,2 193,9 212,,6 133,9 Hoài Nhơn 100,0 182,8 236,1 281,4 274,6 302,0 191,2 203,4 192,2 210,7 205,0 318,5 Bảng 4: Lượng bức xạ qua các tháng trong năm 2006 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ∑ Lượng bức xạ (Kcal/cm2) Quy Nhơn 8,4 11,2 14,5 18,2 16,2 14,3 14,4 13,2 10,5 9,8 7,5 7,1 145,3 Hoài Nhơn 8,3 11,6 15,1 16,4 14,9 12,8 14,3 13,2 11,5 9,9 7,7 6,5 142,4 Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa trung bình 1.700 - 1.800 mm, nhưng phân bổ không đều (chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm). Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường xuyên gây ra bão - lụt. Bảng 5: Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm 2006 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa TB (mm) Quy Nhơn 59,1 34,8 165,7 41,7 105,8 29,9 69,8 45,6 218,5 191,2 137,8 193,4 Hoài Nhơn 97,8 90,2 21,2 22,2 131,0 10,8 62,2 200,1 324,5 238,5 151,6 130,4 Khí hậu nhiệt đới ẩm của các huyện miền núi thuận lợi cho phát triển cây trồng, nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi. Tuy nhiên, với đặc điểm khí hậu đó, cộng với vùng mưa bão nhiều của miền Trung đã gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Bảng 6: Độ ẩm trung bình qua các tháng trong năm 2006 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Độ ẩm TB (%) Quy Nhơn 84 82 83 80 76 75 64 67 77 79 79 79 Hoài Nhơn 87 86 83 81 78 75 71 78 87 90 85 85 Bảng 7: Lượng bốc hơi trung bình qua các tháng trong năm 2006 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng bốc hơi TB (mm) Quy Nhơn 69,9 93,4 80,7 80,0 102,7 132,8 198,3 173,7 115,6 122,8 121,6 132,3 Hoài Nhơn 63,8 75,6 93,4 126,6 126,8 152,6 221,0 127,8 87,5 80,5 81,6 92,4 (Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định) CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU + Các loài côn trùng hại lúa. + Các loài thiên địch của côn trùng gây hại trên cây lúa. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU + Điều tra thành phần loài sâu hại lúa, đặc điểm gây hại và mức độ phổ biến của chúng. + Điều tra thành phần loài thiên địch, phương thức khống chế sâu hại và mức độ phổ biến của chúng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu sâu hại và thiên địch của chúng trên các ruộng lúa thuộc thành phố Quy Nhơn và các huyện trong tỉnh Bình Định. Thời gian thu mẫu được tiến hành từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 4 năm 2007. - Mỗi ruộng chọn 5 điểm chéo góc với diện tích 1m2/ô. - Ghi nhận sự xuất hiện của thiên địch và sâu hại sau mỗi đợt điều tra. Tìm hiểu đặc điểm gây hại của sâu hại và phương thức khống chế của thiên địch đối với các loài sâu hại. - Thu mẫu, chụp hình và cố định mẫu: + Những mẫu có kích thước nhỏ, cơ thể mềm được định hình bằng cách ngâm trong dung dịch Formon 5%. + Những mẫu có kích thước lớn, cơ thể cứng như côn trùng trưởng thành được định hình bằng cách tiêm Formon 34,7%, sấy khô rồi ghim vào hộp tiêu bản. - Nhận dạng các mẫu sâu hại và nhận dạng các mẫu thiên địch theo các tài liệu chuyên ngành [1], [2], [3] [5], [6], [7], [10],[12],[13], [14]. - Xác định mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch theo công thức [9]: C% = p x 100% / P Trong đó: p là số lần lấy mẫu có loài được xét P là tổng số địa điểm lấy mẫu Quy ước: + (C% < 25%): ít phổ biến ++ (25% £ C% > 50%): phổ biến +++ (C% ³ 50% ): rất phổ biến. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI Kết quả điểu tra thành phần loài sâu hại trên ruộng lúa tỉnh Bình Định được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thành phần loài sâu hại trên ruộng lúa tỉnh Bình Định năm 2006-2007 TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ Rầy nâu Nilaparvata lugens Delphacidae Homoptera Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Rầy xanh đuôi đen Nephotettix virescens Jassidae Rầy điện quang Recilia dorsalis Rầy xanh Empoasca flavescens Rầy trắng lớn Cofana spectra Rầy trắng nhỏ Erythroneura subrufa Bọ xít hôi Leptocorisa acuta Alydidae Hemiptera Bọ xít gai vai Ctelus sp Bọ xít gai vai dài Cletus trigonus Bọ xít sừng viền trắng Tetroda denticulifera Pentatomidae Bọ xít xanh Nezara viridula Bọ xít đen Scotinophara sp1 Bọ xít đen Scotinophara sp2 Bọ xít hông viền trắng Riptortus linearis Sâu gai Dicladispa armigera Chrysomelidae Coleoptera Bọ lá đầu dài Donacia sp1 Crioceridae Bọ lá đầu dài Donacia sp2 Bọ ăn lá đầu dài Oulema sp1 Chrysomelidae Bọ ăn lá đầu dài Oulema sp2 Bọ vòi voi Echinocnemus squameus Curculionidae Cào cào lớn Acrida chinensis Acrididae Orthoptera Cào cào nhỏ Atractomorpha chinensis Châu chấu Trung Hoa Oxya chinensis Châu chấu cánh ngắn Pseudoxya diminuta Châu chấu lúa Oxya sp Châu chấu tre cánh đen Ceracris fasciata Châu chấu vệt đen đốt đùi Catantops sp Châu chấu voi Chondracris rosea Sâu đục thân bướm 2 chấm Scirpophaga incertulas Pyralidae Lepidoptera Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppressalis Sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo polychrysus Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Sâu phao Paraponyx stagnalis Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đen Parnara guttata Hesperidae Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đỏ Pelipidas mathias Sâu cuốn lá lớn Parnara nasobada Sâu róm lúa Psalis securis Lyparidae Sâu róm bướm trắng Euproctis similis Sâu đo xanh Naranga aenescnes Noctuidae Sâu cắn gié Mythimna saparata Sâu keo Spodoptera mauritia Sâu khoang Spodoptera litura Sâu sừng xanh Melanitis leda Satyridae Sâu sừng xanh nhỏ Mycalesis horsfieldi Sâu năn Orseolia oryzae Cecidomyidae Diptera Ruồi đục lá Hydrellia sp Ephydridae Chúng tôi đã thu thập được thành phần sâu hại lúa tại tỉnh Bình Định năm 2006-2007 là 47 loài, chúng thuộc 6 bộ và 16 họ côn trùng khác nhau. Trong đó: + Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có số loài lớn nhất (16 loài), chiếm 34,04%. + Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) và bộ Cánh nửa (Hemiptera) mỗi bộ có 8 loài, chiếm 17,02%. + Bộ Cánh giống (Homoptera) có 7 loài, chiếm 14,89%. + Bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 6 loài, chiếm 12,77%. + Bộ Hai cánh (Diptera) mới chỉ tìm thấy 2 loài, chiếm 4,26%. 2. ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI CỦA CÔN TRÙNG Bảng 2. Đặc điểm gây hại và mức độ phổ biến của sâu hại trên ruộng lúa tỉnh Bình Định TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận bị hại Pha gây hại P.thức gây hại MĐ p.biến Rầy nâu Nilaparvata lugens bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành chích hút +++ Rầy lưng trắng Sogatella furcifera bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành chích hút + Rầy xanh đuôi đen Nephotettix virescens bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành chích hút +++ Rầy điện quang Recilia dorsalis bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành chích hút ++ Rầy xanh Empoasca flavescens bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành chích hút + Rầy trắng lớn Cofana spectra bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành chích hút + Rầy trắng nhỏ Erythroneura subrufa bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành chích hút + Bọ xít hôi Leptocorisa acuta bẹ lá, phiến lá, bông, hạt ấu trùng, trưởng thành chích hút ++ Bọ xít gai vai Ctelus sp bẹ lá, phiến lá, bông, hạt ấu trùng, trưởng thành chích hút ++ Bọ xít gai vai dài Cletus trigonus bẹ lá, phiến lá, bông, hạt ấu trùng, trưởng thành chích hút + Bọ xít sừng viền trắng Tetroda denticulifera bẹ lá, phiến lá, bông, hạt ấu trùng, trưởng thành chích hút + Bọ xít xanh Nezara viridula bẹ lá, phiến lá, bông, hạt ấu trùng, trưởng thành chích hút + Bọ xít đen Scotinophara sp1 bẹ lá, phiến lá, bông, hạt ấu trùng, trưởng thành chích hút ++ Bọ xít đen Scotinophara sp2 bẹ lá, phiến lá, bông, hạt ấu trùng, trưởng thành chích hút + Bọ xít hông viền trắng Riptortus linearis bẹ lá, phiến lá, bông, hạt ấu trùng, trưởng thành chích hút +++ Sâu gai Dicladispa armigera phiến lá ấu trùng, trưởng thành gặm,cắn phá +++ Bọ lá đầu dài Donacia sp1 phiến lá ấu trùng, trưởng thành gặm, cắn phá + Bọ lá đầu dài Donacia sp2 phiến lá ấu trùng, trưởng thành gặm, cắn phá + Bọ ăn lá đầu dài Oulema sp1 phiến lá ấu trùng, trưởng thành gặm, cắn phá + Bọ ăn lá đầu dài Oulema sp2 phiến lá ấu trùng, trưởng thành gặm, cắn phá + Bọ vòi voi Echinocnemus squameus gốc, thân cây ấu trùng, trưởng thành đục, cắn phá + Cào cào lớn Acrida chinensis bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành cắn phá ++ Cào cào nhỏ Atractomorpha chinensis bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành cắn phá +++ Châu chấu Trung Hoa Oxya chinensis bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành cắn phá + Châu chấu cánh ngắn Pseudoxya diminuta bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành cắn phá +++ Châu chấu lúa Oxya sp bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành cắn phá ++ Châu chấu tre cánh đen Ceracris fasciata bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành cắn phá + Châu chấu vệt đen đốt đùi Catantops sp bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành cắn phá + Châu chấu voi Chondracris rosea bẹ lá, phiến lá ấu trùng, trưởng thành cắn phá + Sâu đục thân bướm 2 chấm Scirpophaga incertulas Thân, cuống bông, lá ấu trùng cắn phá, đục, gặm + Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppressalis Thân, cuống bông, lá ấu trùng cắn phá, đục, gặm + Sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo polychrysus Thân, cuống bông, lá ấu trùng cắn phá, đục, gặm + Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis phiến lá ấu trùng gặm, cắn phá, cuốn lá +++ Sâu phao Paraponyx stagnalis phiến lá ấu trùng gặm, cuốn lá + Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đen Parnara guttata phiến lá ấu trùng cắn phá, cuốn lá ++ Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đỏ Pelipidas mathias phiến lá ấu trùng cắn phá, cuốn lá + Sâu cuốn lá lớn Parnara nasobada phiến lá ấu trùng cắn phá, cuốn lá + Sâu róm lúa Psalis securis bẹ lá, phiến lá ấu trùng gặm, cắn phá + Sâu róm bướm trắng Euproctis similis phiến lá, bẹ lá ấu trùng gặm, cắn phá + Sâu đo xanh Naranga aenescens phiến lá, bẹ lá ấu trùng gặm, cắn phá + Sâu cắn gié Mythimna separata phiến lá, bẹ lá, bông, gié ấu trùng gặm, cắn phá ++ Sâu keo Spodoptera mauritia phiến lá, bẹ lá ấu trùng gặm, cắn phá + Sâu khoang Spodoptera litura phiến lá, bẹ lá ấu trùng gặm, cắn phá + Sâu sừng xanh Melanitis leda phiến lá ấu trùng gặm, cắn phá ++ Sâu sừng xanh nhỏ Mycalesis horsfieldi bẹ lá, phiến lá ấu trùng gặm, cắn phá + Sâu năn Orseolia oryzae đỉnh sinh trưởng ấu trùng cắn phá + Ruồi đục lá Hydrellia sp phiến lá ấu trùng đục lá + Dữ liệu ở bảng 2 cho thấy: - Hầu hết các bộ phận của cây lúa như: bẹ lá, phiến lá, bông , hạt, thân, gốc, đỉnh sinh trưởng đều bị sâu hại tấn công. Mỗi loại sâu hại tấn công trên những bộ phận khác nhau của cây. Đa số các loài côn trùng gây hại trên lá (33 loài); các loài bọ xít thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera) gây hại cả trên lá, bông và hạt; các loài sâu đục thân thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) phá hại cả trên lá, thân và cuống bông; riêng sâu năn (Orseolia oryzae) cắn phá đỉnh sinh trưởng làm cho lá lúa phát triển thành hình cọng hành. - Côn trùng gây hại thuộc các pha sinh trưởng khác nhau. Có 18 loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) và bộ hai cánh (Diptera) chỉ gây hại ở pha sâu non. 29 loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh thẳng (Orthoptera), bộ Cánh nửa (Hemiptera) và bộ Cánh giống (Homoptera) gây hại ở cả pha sâu non (ấu trùng) và pha trưởng thành. - Phương thức gây hại cũng khác nhau: + Các loài rầy thuộc bộ cánh giống (Homoptera) như: Rầy nâu (Nilaparvata lugens), Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera), Rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens), Rầy điện quang (Recilia dorsalis), Rầy xanh (Empoasca flavescens), Rầy trắng lớn (Cofana spectra), Rầy trắng nhỏ (Erythroneura subrufa) và bọ xít thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) như: Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta), Bọ xít gai vai (Ctelus sp), Bọ xít gai vai dài (Cletus trigonus), Bọ xít sừng viền trắng (Tetroda denticulifera), Bọ xít xanh (Nezara viridula), Bọ xít đen (Scotinophara sp), Bọ xít hông viền trắng (Riptortus linearis ) chích hút các bộ phận của cây làm cho cây bị kiệt quệ, đồng thời còn là tác nhân truyền các bệnh do virus gây ra cho cây lúa. + Các loài thuộc bộ cánh thẳng (Orthoptera) như: Cào cào lớn (Acrida chinensis), Cào cào nhỏ (Atractomorpha chinensis), Châu chấu Trung Hoa (Oxya chinensis), Châu chấu cánh ngắn (Pseudoxya diminuta), Châu chấu lúa (Oxya sp), Châu chấu tre cánh đen (Ceracris fasciata), Châu chấu voi (Chondracris rosea), Châu chấu vệt đen đốt đùi (Catantops sp) cắn phá các bộ phận của cây. + Các loài sâu đục thân như: Sâu đục thân bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas), Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (Chilo suppressalis), Sâu đục thân 5 vạch đầu đen (Chilo polychrysus) và Bọ vòi voi (Echinocnemus squameus) đục thân và gốc cây lúa. + Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis), Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đen (Parnara guttata), Sâu cuốn lá lớn (Parnara nasobada), Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đỏ (Pelipidas mathias) nhả tơ cuống hai mép lá luá lại, sống bên trong lá bị cuốn và cắn phá lá lúa. + Sâu non của sâu róm lúa (Psalis securis), Sâu róm bướm trắng (Euproctis similis), Sâu đo xanh (Naranga aenescnes), Sâu cắn gié (Mythimna saparata), Sâu keo (Spodoptera mauritia), Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu sừng xanh (Melanitis leda), Sâu sừng xanh nhỏ (Mycalesis horsfieldi) tuổi nhỏ gặm phần nhu mô của lá, tuổi lớn cắn phá lá và các bộ phân khác của cây. + Các loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) như: Bọ lá đầu dài (Donacia sp), Sâu gai (Dicladispa armigera), Bọ ăn lá đầu dài (Oulema sp) và một số loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) như: Sâu phao (Paraponyx stagnalis) gặm phần nhu mô của phiến lá chỉ để lại phần biểu bì màu trắng. + Sâu non của ruồi đục lá (Hydrellia sp) đục vào nhu mô lá, ăn nhu mô lá tạo nên những dường ngoằn nghèo trên lá lúa. - Trong 47 loài sâu hại được tìm thấy, có 7 loài: Rầy nâu (Nilaparvata lugens), Rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens), Bọ xít hông viền trắng (Riptortus linearis), Sâu gai (Dicladispa armigera), Cào cào nhỏ (Atractomorpha chinensis), Châu chấu cánh ngắn (Pseudoxya diminuta), Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis) xuất hiện rất phổ biến ; 9 loài: Rầy điện quang (Recilia dorsalis), Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta), Bọ xít gai vai (Ctelus sp), Bọ xít đen (Scotinophara sp1), Cào cào lớn (Acrida chinensis), Châu chấu lúa (Oxya sp), Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đen (Parnara guttata), Sâu cắn gié (Mythimna saparata), Sâu sừng xanh (Melanitis leda) xuất hiện phổ biến; các loài còn lại xuất hiện ít phổ biến trên các ruộng lúa ở tỉnh Bình Định 3. THÀNH PHẦN LOÀI THIÊN ĐỊCH Song song tồn tại với các loài sâu hại, trên ruộng lúa còn có các loài thiên địch sử dụng các loài sâu hại làm thức ăn. Qua điều tra chúng tôi đã phát hiện được 41 loài thiên địch thuộc 8 bộ, 24 họ. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Thành phần loài thiên địch trên ruộng lúa tỉnh Bình Định năm 2006-2007 TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ Nhện chân dài hàm to Tetragratha maxillosa Tetragnathidae Araneida Nhện bụng tròn hàm dài Tetragratha sp Nhện chân dài bụng nhọn Tetragratha javana Nhện linh miêu sọc lưng Oxyopes lineatipes Oxyopidae Nhện linh miêu vân xiên Oxyopes javanus Nhện nhảy vằn lưng Bianor hotingchiehi Salticidae Nhện lùn Atypena adelinae Linyphiidae Nhện lycosa Lycosa sp1 Lycosidae Nhên lycosa Lycosa sp2 Nhện vân lưng hình mác Araneus inustus Araneidae Nhện lưới Argiope catenulata Ong kén nhỏ kí sinh sâu cuốn lá Apanteles sp Braconidae Hymenoptera Ong cự nâu vàng Temelucha sp Ichneumonidae Ong kén đèn lồng Charops bicolor Ong cự vàng Xanthopimpla sp1 Ong cự vàng lưng chấm đen Xanthopimpla sp2 Ong cự vàng 8 chấm đen Xanthopimpla sp3 Ong cự khoang ngực Amauromorpha sp Kiến lửa Solenopsis geminata Formicidae Đuôi kìm Forficula sp Forficulidae Dermaptera Đuôi kìm đen Euborellia stali Carcinophoridae Muồm muỗm Conocephalus sp1 Tettigonidae Orthoptera Muồm muỗm Conocephalus sp2 Dế nhảy Metioche sp Gryllidae Bọ xít nước Microvelia douglasi Vellidae Hemiptera Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Miridae Gọng vó Limnogonus sp Gerridae Bọ xít gai viền trắng Andrallus spinidens Pentatomidae Bọ xít ăn sâu Coranus sp1 Reduviidae Bọ xít ăn sâu Coranus sp2 Chuồn chuồn kim xanh lam Agriocnemis femina Coenagridae Odonata Chuồn chuồn kim vàng cam Agriocnemis pymaea Chuồn chuồn ngô Brachythemis contaminata Libeluridae Bọ rùa đỏ Micraspis sp Coccinellidae Coleoptera Bọ rùa đỏ 2 chấm đen Micraspis crocea Bọ rùa 6 chấm Menochilus sexmaculatus Bọ rùa 10 chấm Harmonia octomaculata Bọ xịt khói Pheropsophus jessoensis Carabidae Bọ 3 khoang Ophionea sp Cánh cứng cánh ngắn Paederus fuscipes Staphylinidae Bọ ngựa Empusa unicornis Mantidae Mantodea Kết quả ở bảng 3 cho thấy thành phần loài thiên địch trên ruộng lúa ở thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định rất phong phú. Trong đó, bộ Nhện lớn (Araneida) có số lượng loài nhiều nhất (11 loài) chiếm 26,83%; tiếp đến là bộ Cánh màng (Hymenoptera) với 8 loài, chiếm 19,51%; bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 7 loài, chiếm 17,07%; bộ Cánh nửa (Hemiptera) có 6 loài, chiếm 14,63%; bộ Cánh thẳng (Orthoptera) và bộ Chuồn chuồn (Odonata) mỗi bộ có 3 loài, chiếm 7,32%; và bộ Cánh da (Dermaptera) có 2 loài, chiếm 4,88%; bộ Bọ ngựa có số lượng loài ít nhất (1 loài), chiếm 2,44%. 4. PHƯƠNG THỨC KHỐNG CHẾ CỦA THIÊN ĐỊCH Bảng 4. Phương thức khống chế và mức độ phổ biến của thiên địch trên ruộng lúa tỉnh Bình Định TT Tên Việt Nam Tên khoa học Phưong thức khống chế MĐ p.biến Nhện chân dài hàm to Tetragratha maxillosa Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng +++ Nhện bụng tròn hàm dài Tetragratha sp Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + Nhện chân dài bụng nhọn Tetragratha javana Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng ++ Nhện linh miêu sọc lưng Oxyopes lineatipes Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + Nhện linh miêu vân xiên Oxyopes javanus Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng +++ Nhện nhảy vằn lưng Bianor hotingchiehi Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + Nhện lùn Atypena adelinae Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + Nhện lycosa Lycosa sp1 Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng +++ Nhện lycosa Lycosa sp2 Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + Nhện vân lưng hình mác Araneus inustus Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + Nhện lưới Argiope catenulata Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng ++ Ong kén nhỏ kí sinh sâu cuốn lá Apanteles sp Kí sinh trứng và sâu non + Ong cự nâu vàng Temelucha sp Kí sinh sâu non + Ong kén đèn lồng Charops bicolor Kí sinh sâu non + Ong cự vàng Xanthopimpla sp1 Kí sinh nhộng ++ Ong cự vàng lưng chấm đen Xanthopimpla sp2 Kí sinh nhộng + Ong cự vàng 8 chấm đen Xanthopimpla sp3 Kí sinh nhộng +++ Ong cự khoang ngực Amauromorpha sp Kí sinh sâu non ++ Kiến lửa Solenopsis geminata Ăn thịt tất cả các pha sinh trưởng của sâu hại + Đuôi kìm Forficula sp Ăn thịt sâu non + Đuôi kìm đen Euborellia stali Ăn thịt sâu non + Muồm muỗm Conocephalus sp1 Ăn trứng sâu hại ++ Muồm muỗm Conocephalus sp2 Ăn trứng sâu hại + Dế nhảy Metioche sp Ăn trứng sâu hại + Bọ xít nước Microvelia douglasi Ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Ăn trứng và một số con trưởng thành +++ Gọng vó Limnogonus sp Ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + Bọ xít gai viền trắng Andrallus spinidens Ăn thịt cả con trưởng thành và ấu trùng ++ Bọ xít ăn sâu Coranus sp1 Ăn thịt cả con trưởng thành và ấu trùng + Bọ xít ăn sâu Coranus sp2 Ăn thịt cả con trưởng thành và ấu trùng + Chuồn chuồn kim xanh lam Agriocnemis femina Ăn thịt con trưởng thành +++ Chuồn chuồn kim vàng cam Agriocnemis pymaea Ăn thịt con trưởng thành + Chuồn chuồn ngô Brachythemis contaminata Ăn thịt con trưởng thành + Bọ rùa đỏ Micraspis sp Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng +++ Bọ rùa đỏ 2 chấm đen Micraspis crocea Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng + Bọ rùa 6 chấm Menochilus sexmaculatus Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng +++ Bọ rùa 10 chấm Harmonia octomaculata Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng ++ Bọ xịt khói Pheropsophus jessoensis Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng + Bọ 3 khoang Ophionea sp Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng + Cánh cứng cánh ngắn Paederus fuscipes Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng + Bọ ngựa Empusa unicornis Ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + - Các loài thiên địch có các phương thức khống chế sâu hại khác nhau: + Các loài thuộc bộ nhện lớn (Araneida) chủ yếu ăn con trưởng trành, một số trường hợp ăn thịt cả ấu trùng. Trong số này, có những loài giăng lưới bắt mồi như: Nhện chân dài hàm to (Tetragratha maxillosa), Nhện bụng tròn hàm dài (Tetragratha sp), Nhện chân dài bụng nhọn (Tetragratha javana), Nhện vân lưng hình mác (Araneus inustus), Nhện lưới (Argiope catenulata), sâu hại trưởng thành khi bay bị dính vào lưới sẽ bị chúng ăn thịt. Có những loài bắt mồi trực tiếp như: Nhện linh miêu sọc lưng (Oxyopes lineatipes), Nhện linh miêu vân xiên (Oxyopes javanus), Nhện nhảy vằn lưng (Bianor hotingchiehi), Nhện lùn (Atypena adelinae), Nhện lycosa (Lycosa sp1), Nhện lycosa (Lycosa sp2), chúng đuổi theo và vồ lấy con mồi. + Các loài ong kí sinh thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) kí sinh vào các pha sinh trưởng của sâu hại. Các loài thuộc giống Xanthopimla kí sinh vào pha nhộng; các loài: Ong cự nâu vàng (Temelucha sp), Ong kén đèn lồng (Charops bicolor), Ong cự khoang ngực (Amauromorpha sp) kí sinh vào pha sâu non; riêng loài Apanteles sp kí sinh vào cả pha trứng và pha sâu non của sâu hại. + Kiến lửa (Solenopsis geminata) ăn thịt tất cả các pha sinh trưởng của sâu hại. + Hai loài thuộc bộ cách da (Dermaptera) là Đuôi kìm (Forficula sp) và Đuôi kìm đen (Euborellia stali) chủ yếu ăn thịt sâu non. Đặc biệt chúng có thể chui vào lỗ đục thân để tiêu diệt sâu đục thân nằm bên trong thân cây lúa. + Muồm muỗm (Conocephalus sp) và Dế nhảy (Metioche sp) chủ yếu ăn trứng sâu hại. + Các loài thiên địch thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) ăn thịt các pha khác nhau của sâu hại, bao gồm trứng, ấu trùng và trưởng thành. Riêng Bọ xít nước (Microvelia douglasi) và Gọng vó (Limnogonus sp) chỉ có khả năng ăn thịt các loại côn trùng khi rơi xuống nước, đặc biệt là các loài rầy. + Các loài thuộc bộ chuồn chuồn (Odonata) đuổi theo và bắt các con trưởng thành đang bay. + Các loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) như : Bọ rùa đỏ (Micraspis sp), Bọ rùa đỏ 2 chấm đen (Micraspis crocea), Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), Bọ rùa 10 chấm (Harmonia octomaculata), Bọ xịt khói (Pheropsophus jessoensis), Bọ 3 khoang (Ophionea sp), Cánh cứng cánh ngắn (Paederus fuscipes) ăn thịt các pha sinh trưởng của sâu hại, bao gồm pha trứng, pha ấu trùng và pha trưởng thành. + Bọ ngựa (Empusa unicornis) ăn thịt các con trưởng thành và một số loại ấu trùng - Điều đáng chú ý là trong 41 loài thiên địch được tìm thấy có 8 loài xuất hiện với tần suất rất cao là: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp), Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), Chuồn chuồn kim xanh lam (Agriocnemis femina), Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis) Ong cự vàng 8 chấm đen (Xanthopimpla sp3), Nhện chân dài hàm to (Tetragratha maxillosa), Nhện linh miêu vân xiên (Oxyopes javanus), Nhện lycosa (Lycosa sp1); 7 loài thiên địch khác cũng khá phổ biến là Nhện lưới (Argiope catenulata), Nhện chân dài bụng nhọn (Tetragratha javana), Muồm muỗm (Conocephalus sp1), Bọ xít gai viền trắng (Andrallus spinidens), Ong cự khoang ngực (Amauromorpha sp), Ong cự vàng (Xanthopimpla sp1), Bọ rùa 10 chấm (Harmonia octomaculata) ; các loài thiên địch còn lại ít phổ biến trên ruộng lúa Bình Định. Với những số liệu đã điều tra được về sâu hại và thiên địch nêu trên. Chúng tôi nghĩ rằng thay vì quá lạm dụng thuốc trừ sâu hoá học, nông dân nên duy trì mối quan hệ tự nhiên giữa cây lúa – sâu hại – thiên địch bằng cách giữ cho hệ sinh thái ruộng lúa được cân bằng và ổn định, đặc biệt là quan tâm đúng mức đến thiên địch và tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch trên ruộng lúa phát triển. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Trong các năm 2006- 2007, chúng tôi đã thu thập, xác định được 47 loài sâu hại lúa ở tỉnh Bình Định , chúng thuộc 6 bộ và 16 họ côn trùng khác nhau. Trong số các loài sâu hại được tìm thấy, có 7 loài xuất hiện rất phổ biến. 2. Hầu hết các bộ phận của cây lúa như: bẹ lá, phiến lá, bông , hạt, thân, gốc, đỉnh sinh trưởng đều bị sâu hại tấn công. Mỗi loại sâu hại tấn công trên những bộ phận khác nhau của cây. 3. Côn trùng gây hại thuộc các pha sinh trưởng khác nhau. Có 18 loài côn trùng chỉ gây hại ở pha sâu non, 29 loài gây hại ở cả pha sâu non và pha trưởng thành. 4. Phương thức gây hại của sâu hại đối với cây trồng cũng khác nhau, bao gồm: chích hút, gặm phần nhu mô của lá, cắn phá, đục thân, đục gốc, đục lá, cuốn lá. 5. Đã thu thập, định loại được 41 loài thiên địch của sâu hại lúa ở tỉnh Bình Định năm 2006- 2007. Chúng thuộc 7 bộ, 18 họ khác nhau. Trong đó, có 8 loài xuất hiện rất phổ biến. 6. Các loài thiên địch có các phương thức khống chế sâu hại khác nhau, bao gồm: ăn thịt và kí sinh. II. ĐỀ NGHỊ 1. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh lí, đặc điểm sinh thái của từng nhóm đối tượng, từng đối tượng riêng biệt. Đặc biệt chú ý nghiên cứu về các loài thiên địch để có thể nuôi chúng và thả với số lượng lớn ra đồng ruộng. 2. Cần khuyến khích nông dân tìm hiểu đặc điểm hình thái của các loại thiên địch để nhận biết và bảo vệ chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO B.M. Shepard, A.T. Barrion, J.A. Litsinger, 1989. Các côn trùng, nhện và nguồn bệnh có ích. Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI. B.M. Shepard, G.R. Carner, A.T. Barrion, P.A.C. Ooi và H. van den Berg. Các loài sâu hại và thiên địch của chúng trên rau và đậu tương ở Đông Nam Á. Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á. K.E. Mueller, 1983. Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới. Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI. Bùi Công Hiển, 2003. Côn trùng học ứng dụng. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Phạm Văn Lầm, 1994. Nhận dạng và bảo vệ những thiên địch chính trên đồng lúa. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Văn Lầm, 2000. Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Lương Tề, 2000. Trồng trọt, tập 2 (phần Bảo vệ thực vật). Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Tuất, Lê Văn Thuyết, 2000. Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật thảo mộc và sinh học. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Văn Thuyết, 2000. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Hồ Khắc Tín, 1999. Giáo trình côn trùng nông nghiệp, tập 1,2. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Bùi Cát Tuyến, 2000. Thuốc bảo vệ thực vật. Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trương Quốc Tùng, Lê Văn Thuyết, 2005. Tập tranh sâu bệnh hại cây trồng ở Việt Nam. Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. International Rice Research Institute, 2006. Rice Knowledge Bank. IRRI, Laguna, Philippines. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1. Đặc điểm cấu tạo và đặc điểm sinh học của các bộ côn trùng 3 2. Sơ lược tình hình nghiên cứu côn trùng học nói chung và côn trùng học nông nghiệp nói riêng 5 3. Vài nét về điều kiện địa lý và khí hậu tỉnh Bình Định 8 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 1. Đối tượng nghiên cứu 13 2. Nội dung nghiên cứu 13 3. Phương pháp nghiên cứu 13 Chương 3. KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 15 1. Thành phần loài côn trùng gây hại 15 2. Đặc điểm gây hại của côn trùng 19 3. Thành phần loài thiên địch 26 4. Phương thức khống chế của thiên địch 30 KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 37 I. Kết luận 37 II. Đề nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh bình định.doc
Luận văn liên quan