+ Tình hình sử dụng thức ăn nói chung của các hộ chủ yếu là dùng các loại thức ăn sẵn có tại địa phương nấu chín và bổ sung thêm thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được các hộ chăn nuôi sử dụng ngày càng nhiều.
+ Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc chưa được triệt để và toàn diện. Tuy nhiên ý thức về phòng chống dịch bệnh của các hộ ngày càng cao do vậy đã hạn chế được rất nhiều dịch bệnh và tình hình dịch bệnh dần được khống chế.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể đạt 45 – 50 kg thì có thể cho phối giống lần đầu.
Lợn ngoại 8 – 8.5 tháng tuổi khối lượng cơ thể đạt 100 – 110kg thì cho phối giống lần đầu.
2.1.4.3. Tuổi đẻ lứa đầu
Là thời gian từ khi lợn sinh ra cho đến khi lợn đẻ lứa đầu. Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu và kết quả phối giống. Đối với lợn ngoại tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn lợn nội. Nếu phối giống lần đầu sớm thì đẻ lứa đầu sớm. Tuổi đẻ lứa đầu phản ánh khả năng thành thục về tính sớm hay muộn. Lợn nái (Ỉ - Móng Cái) tuổi đẻ lứa đầu thường thì 11-12 tháng, lợn nái lai và lợn nái ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12-13 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ 1996)
2.1.4.3. Số con đẻ ra/ổ (con)
Là số con đẻ ra trong cùng một lứa bao gồm cả con còn sống và số con đã chết sau khi sinh. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ sai của nái
2.1.4.4. Số con còn sống đến 24 giờ/ổ (con)
Là số con còn sống từ lúc sinh ra đến 24 giờ. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng nó nói lên kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái và kỹ thuật của dẫn tinh viên.
Tỷ lệ sống (%) =
Số con đẻ ra còn sống đến 24 giờ
x 100
Số con đẻ ra
2.1.4.5. Khối lương sơ sinh/ổ (kg)
Là khối lượng toàn ổ được cân sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng và trước lúc cho con bú lần đầu tiên. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nói lên
trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm giống và khả năng nuôi con của nái.
2.1.4.6. Số con cai sữa/ổ
Là số con còn sống đến lúc cai sữa. Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào tập quán chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và trình độ chế biến thức ăn cho lợn con. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khả năng nuôi con của lợn nái, khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con.
Tỷ lệ nuôi sống (%) =
Số con cai sữa
x 100
Số con để nuôi
2.1.4.7. Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Xác định chỉ tiêu này bằng cách cân lợn con toàn ổ lúc cai sữa. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi con và tiết sữa của lợn nái và khả năng nuôi dưỡng chăm sóc của người chăn nuôi.
2.1.4.8. Thời gian cai sữa
Thời gian cai sũa dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng trực tếp tới số lứa đẻ trong năm, thời gian cai sữa tốt nhất là 24 – 28 ngày. Thời gian cai sữa ngắn sẽ làm tăng lứa đẻ/năm. Số lứa đẻ/năm khoảng 2,4 lứa là tốt nhất.
2.1.4.9. Thời gian động dục trở lại
Thời gian động dục trở lại sau cai sữa phụ thuộc vào giống, thể trạng, điều kiện dinh dưỡng và thời gian cai sữa cho lợn con.
Thời gian cai sữa càng sớm thì thời gian động dục trở lại càng dài số trứng rụng càng ít.
Nếu cai sữa cho lợn con từ 10 ngày tuổi thì sau 9,4 ngày thì lợn nái động dục trở lại và có 12,8 trứng rụng.
Nếu cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi thì sau 6,2 ngày thì lợn nái động dục trở lại và có 15,2 trứng rụng.
Nếu cai sữa cho lợn con ở 56 ngày tuổi thì sau 4 ngày thì lợn nái động dục trở lại và có 16,6 trứng rụng.
2.1.4.10. Tổng số con cai sữa/nái/năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số con để nuôi, thời gian cai sữa, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái nuôi con...
2.1.4.11. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản. Bao gồm thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa.
Ba yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối có thể thay đổi rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
Rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/năm. Ta có thể thực hiện bằng cách tập cho lợn con ăn sớm từ 7 ngày tuổi, từ đó cai sữa sớm cho lợn con vào lúc 21 – 28 ngày tuổi. Có thể dùng huyết thanh ngựa chửa hoặc hormon Prostaglandin để rút ngắn thời gian từ cai sữa đến động dục trở lại.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
2.1.5.1. Giống
Là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái. Giống khác nhau thì khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa khác nhau. Lợn Móng Cái đẻ 12 – 14 con/lứa, lợn Ỉ đẻ 8 – 10 con/lứa… Yorkshire đẻ 10 – 12 con/lứa.
Khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa của lợn nái ngoại cao hơn nái nội, khả năng tiết sữa của nái ngoại cao hơn 2 lần nái nội.
2.1.5.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng và thức ăn
Thức ăn có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của lợn nái. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể do đó thức ăn phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng thì con giống mới biểu hiện hết tiềm lực di truyền của giống. Mối quan hệ giữa năng lượng và Protein trong khẩu phần là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ tăng khối lượng. Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là chìa khóa ảnh hưởng đến sự tăng khối lượng của lợn. Đảm bảo dinh dưỡng cân đối thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó.
+ Dinh dưỡng protein
Protein không chỉ là thành phần chính cấu tạo nên mô bào mà còn có chức năng xúc tác sinh học điều hòa trao đổi chất. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả.
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm cho lợn nái phải huy động Protein của cơ thể để nuôi thai. Lợn con sinh ra còi cọc, yếu, và làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ dẫn đến lợn nái sinh sản kém.
Tuy nhiên hàm lượng Protein quá cao sẽ làm đọng lại ở thận gây ngộ độc cho lợn và ảnh hưởng đến các hormon điều tiết sinh trưởng ở lợn nái. Lượng thức ăn và protein cụ thể như sau
Chửa kỳ I: Lượng thức ăn 2,2kg/nái/ngày, protein 14%
Chửa kỳ II: Lượng thức ăn 2,5kg/nái/ngày, protein 15%
Giai đoạn tiết sữa cho ăn tự do protein thô 16%
+Năng lượng:
Năng lượng rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể nếu cung cấp thừa hay thiếu đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Việc cung cấp năng lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn nái có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường cho con vật vừa đảm bảo cho năng suất sinh sản của lợn nái đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năng lượng được cung cấp dưới 2 dạng: Gluxit chiếm 70 – 80%, Lipit chiếm 10 – 13% tổng số năng lượng cung cấp (Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000).
Trong thời gian có chửa nếu khẩu phần của lợn nái có quá nhiều năng lượng thì lợn nái quá béo sẽ dẫn tới hiện tượng sổi chậm động dục hoặc không động dục, phôi chết, đẻ khó, ăn kém sau khi đẻ, hàm lượng mỡ trong sữa cao lợn con dễ mắc bệnh tiêu chảy.
Ngược lại nếu cung cấp thiếu năng lượng trong thời gian mang thai sẽ làm cho nái gầy không đủ cho tiết sữa làm lợn con còi cọc. Thiếu năng lượng làm lợn mẹ suy kiệt tỷ lệ hao mòn cao và lợn mẹ chậm động dục trở lại sau cai sữa.
Mức năng lượng cụ thể như sau:
- Lợn hậu bị 2900 kcal ME/kg thức ăn
- Lợn nái mang thai: 3100 kcal ME/kg thức ăn
+ Nước
Nước không phải là chất dinh dưỡng nó không cung cấp năng lượng nhưng nước rất quan trọng trong đời sống động vật. Nước chiến 60 – 70% khối lượng cơ thể. Nước là dung môi cho các phản ứng hóa học trong cơ thể, bôi trơn, bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, là môi trường của các phản ứng hóa học trong cơ thể…Do vậy trong chăn nuôi lợn nhất là lợn nái phải quan tâm đến số lượng và chất lượng nước cho chúng. Lượng nước tiêu thụ phụ thuộc vào lượng chất khô thu nhận, sức sản xuất và nhiệt độ môi trường.
- Lợn nái nuôi con cần 25 -40 kg/ngày
- Lợn nái mang thai cần 10 – 20 kg/ngày
Trên thực tế nên để cho lợn uống nước tự do qua vòi tự động là tốt nhất.
+Vitamin
Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể. Phần lớn gia súc không tự tổng hợp được vitamin mà phải thu nhận qua thức ăn. Khi thiếu vitamin thì hậu quả là sức đề kháng của con vật bị giảm, con vật dễ bị mắc bệnh, khả năng sinh sản kém và bị suy thoái. Khả năng chống đỡ với các tác nhân gây Stress kém. Đối với lợn nái nếu thiếu vitamin sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát dục, giảm tính năng sản xuất. Nhu cầu vitamin là khác nhau đối với các loại lợn khác nhau
- Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, lợn nái mang thai dễ sảy thai , đẻ non.
- Thiếu vitamin D: Thai phát triển kém, dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ.
- Thiếu vitamin E lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn chậm động dục hoặc không động dục.
+ Khoáng
Để cơ thể phát triển cân đối bình thường ngay từ giai đoạn bào thai cơ thể mẹ đã phải thường xuyên cung cấp chất khoáng cho thai, cơ thể mẹ lấy khoáng từ thức ăn. Vì vậy việc thiếu hoặc thừa các nguyên tố khoáng đều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Hàm lượng khoáng trong cơ thể lợn chiếm khoảng 3% khối lượng. Được chia làm 2 nhóm là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Những nguyên tố khoáng đa lượng bao gồm: Ca, P, Na, K, Mg… trong đó Ca, P là 2 nguyên tố quan trọng nhất. Ca chiếm từ 1,3 – 1,8%, P chiếm 0,8 – 1% khối lượng cơ thể. Nếu thiếu Ca, P con đẻ ra sẽ bị yếu và mắc bệnh còi xương, lợn nái thiếu Ca, P thường mắc bệnh bại liệt trước và sau khi sinh. Đối với lợn tỷ lệ cân đối giữa Ca/P tốt nhất là 2/1.
Những nguyên tố vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Co, Zn, Mn, I… Các nguyên tố này tác động như một chất xúc tác trong hệ thống enzym của tế bào. Chúng cũng có vai trò cấu tạo nên các thành phần mô của cơ thể. Vì vậy nếu thiếu sẽ dẫn đến một số men trong cơ thể không hoạt động, làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Điển hình là hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Năng suất chăn nuôi sẽ giảm đáng kể khi các nguyên tố này không được bổ sung đầy đủ trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên bổ sung với hàm lượng cao vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ngộ độc nên phải hết sức cẩn thận.
+ Xơ
Xơ không cung cấp năng lượng nhưng xơ cũng rất quan trọng đối với lợn nhất là lợn nái. Hàm lượng sơ có nhiều hay ít trong thức ăn sẽ làm tăng hay giảm nhu động của ruột từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lợn.
Hàm lượng xơ thô cho lợn thịt từ 4 – 8%, hàm lượng xơ cho lợn nái từ 8 – 10%
2.1.5.3. Thời tiết khí hậu
Nhiệt độ thích hợp với nái sinh sản là 20 – 220C, ẩm độ 70 – 75%. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra. Thực tế cho thấy vào mùa hè thì sức sản xuất của lợn nái thấp hơn các mùa khác. Nếu nhiệt độ thấp hơn 180C sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nuôi sống do đàn con
dễ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh tiêu chảy.
Do vậy khi xây dựng chuồng trại phải thiết kế sao cho phù hợp với môi trường và sinh lý của vật nuôi đồng thời sử dụng các phương pháp chống nóng, chống lạnh cho lợn mẹ và lợn con sơ sinh.
2.1.5.4. Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu
Nếu phối giống lần đầu quá sớn thì số con đẻ ra ít, khối lượng sơ sinh thấp và ảnh hưởng tới thể vóc của lợn nái. Khi đến tuổi phối giống nhưng trọng lượng của lợn nái còn nhỏ thì cũng không nên cho phối.
Đối với lợn nội nên phối khi lợn 6,6 – 7 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể 45 – 50 kg
Đối với lợn ngoại nên phối khi lợn 8 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể 100 – 110 kg
2.1.5.5. Phương pháp và kỹ thuật phối giống
Phương pháp phối giống: có 2 phương pháp phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo.
Dùng phương pháp phối trực tiếp sẽ nâng cao được số con đẻ ra do lợn cái được kích thích mạnh, trứng rụng nhiều, tỷ lệ thụ thai cao.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo thì nâng cao được chất lượng đàn con, hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm không ảnh hưởng đến sự chênh lệch về thể vóc, thể trạng của lợn cái với lợn đực.
Phương thức phối giống: sử dụng phương pháp phối lặp hay phối kép sẽ nâng cao được tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra.
+Phương thức phối lặp: cho lợn cái động dục phối với một đực giống và phối 2 lần, cách nhau 8 – 12 giờ.
+Phương thức phối kép: cho lợn cái động dục phối với 2 đực giống khác nhau và phối cách nhau 8 – 12 giờ.
2.1.5.6. Lứa đẻ
Khả năng sinh sản của lợn nái khác nhau giữ các lứa đẻ. Thường thấp nhất ở lứa thứ nhất, đạt cao và ổn định ở lứa thứ 3 đến lứa thứ 6, sau đó giảm dần khi lứa đẻ tăng lên. Sử dụng lợn nái đến lứa thứ 8 thì nên loại thải.
2.1.5.7. Thời gian nuôi con
Thời gian cai sữa dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng trực tếp tới số lứa đẻ trong năm, thời gian cai sữa tốt nhất là 24 – 28 ngày. Thời gian cai sữa ngắn sẽ làm tăng lứa đẻ/năm. Số lứa đẻ/năm khoảng 2,4 lứa là tốt nhất.
2.1.5.8. Số con để lại nuôi
Số con để lại nuôi tốt nhất là bằng số vú, nếu để số con ít hơn số vú thí một số vú lại bị lép đi từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa. Ngược lại nếu để lại nuôi quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới khối lượng cai sữa và tỷ lệ hao mòn của lợn cái sẽ cao.
2.1.5.9. Lợn đực
Nếu cho phối với lợn đực có phẩm chất tinh dịch kém, lợn đực đã khai thác tinh nhiều lần/ngày, lợn đực già thì ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ và khối lượng con sơ sinh
2.1.5.10. Chăm sóc
Trong giai đoạn 3 tuần đầu, 3 tuần cuối nếu để lợn cái chửa trượt ngã
vận động nhiều thì rất dễ bị sảy thai đẻ non. Ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng thì làm giảm sức sản xuất của nái. Cần chú ý chống nóng lạnh cho nái, tiêm phòng tẩy giun sán đầy đủ cho lợn để đề phòng bệnh truyền nhiễm.
2.1.5.11. Bệnh tật
Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của lợn nái. Một số bệnh mà lợn nái hay mắc phải như: bệnh viêm vú, viêm tử cung, thiểu năng buồng trứng, bại liệt trước và sau đẻ, bệnh sảy thai truyền nhiễm, …
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC Ở LỢN CON
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của giai đoạn trong thai
Lợn nái mang thai trung bình 114 ngày, quá trình phát triển của bào thai được chia thành 3 giai đoạn:
* Thời kỳ phôi thai (1 – 22 ngày)
Được tính từ khi trứng được thụ tinh (hợp tử được hình thành) cho đến 22 ngày. Sau khi thụ tinh 1 – 3 ngày hợp tử sẽ chuyển vào làm tổ ở bên trong tử cung, hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ tế bào trứng và tinh trùng. Mầm thai được hình thành sau 3 – 4 ngày, lúc này mầm thai lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng và tinh trùng, sau đó hình thành nên màng mầm thai lấy chất dinh dưỡng qua màng thẩm thấu. Túi phôi được hình thành sau 5 – 6 ngày, màng ối chứa một lượng dịch lỏng lớn giúp cho phôi nằm thoải mái bên trong dễ xê dịch không va chạm tới các cơ quan nội tạng xung quanh. Thời kỳ này màng ối cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi. Cuối thời kỳ này trọng lượng phôi đạt 1 – 2 gram, mối liên kết giữa cơ thể mẹ và phôi chưa chắc chắn nên thai rất dễ bị tiêu thai. Vì vậy lợn mẹ thời kỳ này cần được yên tĩnh, tránh tác động mạnh.
* Thời kỳ tiền thai (từ 23 – 39 ngày)
Thời kỳ này bắt đầu hình thành nhau thai. Sự kết hợp giữa mẹ và con chắc chắn hơn, chất dinh dưỡng chủ yếu lấy từ cơ thể mẹ, quá trình phát dục xảy ra mạnh, các cơ quan bộ phận được hình thành. Cuối thời kỳ này các cơ quan bộ phận đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng bào thai tăng 4-5 lần so với thời kỳ trước.
* Thời kỳ bào thai (40 - 114 ngày)
Thời kỳ này trao đổi chất mạnh, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phận như lông, da, dạ dày, ruột…hình thành các đặc điểm của giống. 30 ngày trước khi sinh bào thai phát triển rất nhanh, đến cuối thời kỳ khối lượng bào thai tăng nên gấp 600 lần đến 1300 lần.
Vì vậy nuôi dưỡng lợn nái chửa ở thời kỳ cuối là rất quan trọng, nó quyết định khối lượng sơ sinh của lợn con. Trong thực tế sản xuất để thuận lợi người ta chia làm 2 thời kỳ:
- Chửa kỳ I: Từ thụ thai có chửa đến ngày thứ 84
- Chửa kỳ II: Từ 85 ngày đến khi đẻ. Giai đoạn này rất quan trọng vì vậy muốn nâng cao khối lượng sơ sinh phải hết sức chú ý lợn mẹ.
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn ngoài thai
Giai đoạn này tính từ khi đẻ đến khi cai sữa. Quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh chóng, khối lượng cơ thể tăng rất nhanh.
Theo tác giả Trương Lăng (1998) thì khối lượng lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, các cơ quan tiêu hóa phát triển tăng về kích thước và hoàn chỉnh về chức năng. So với lúc sơ sinh sau 10 ngày tuổi dạ dày lợn tăng gấp 2 lần, 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, ruột non sau 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 6-7 lần thể tích so với lúc sơ sinh.
Chức năng của bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh nhất là 3 - 4 tuần đầu dạ dày chưa tiết HCL. Nguyên nhân do men pepxin chưa hoạt động mạnh vì thiếu HCL tự do. Cho nên trong thời gian này lợn con tiêu hóa rất kém, lợn con tiêu hóa tốt được sữa mẹ là nhờ men Tripxin có hoạt tính mạnh sau 4 tuần. Các men Amylaza trong 2 tuần tuổi đầu hoạt tính yếu nên lợn con tiêu hóa tinh bột kém nhất là tinh bột sống. Chính vì vậy công nghệ sản xuất thức ăn cho lợn thì thành phần tinh bột thường được làm chín.
Ở lợn con sơ sinh mỗi ngày chúng cần từ 9 - 10 mg Fe để tạo máu và chống đỡ bệnh tật, nhưng trong sữa mẹ chỉ đáp ứng được 1 - 2mg Fe/ngày. Trong khi đó lượng sắt dự trữ trong cơ thể lợn con chỉ có 50mg Fe. Như vậy trong 5 - 21 ngày đầu lợn con sẽ thiếu từ 150 - 200mg Fe nên ta phải bổ sung Fe cho lợn con dưới dang DextranFe vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 với liều là 100mg Fe/con/lần.
2.3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN
2.3.1. Bệnh đóng dấu lợn
Là bệnh truyền nhiễm sảy ra chủ yếu ở lợn trên 3 tháng tuổi. Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết oi bức, thay đổi đột ngột, chuồng nuôi chật chội, độ ẩm không khí cao. Bệnh thường sảy ra lẻ tẻ, mức độ lây lan không cao, tỷ lệ ốm chết không cao.
* Triệu chứng:
- Thể quá cấp tính: Thường gặp ở đầu ổ dịch bệnh, phát rất nhanh, con vật biểu hiện điên cuồng lồng lộn, sốt cao 41 – 420C sau đó dãy rụa rồi chết.
- Thể cấp tính: Lợn sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày, kém ăn hoặc bỏ ăn chui vào chỗ tối hay các ổ rơm. Lợn ỉa phân táo bón, nhiều phân đóng cục đen có màng nhày bao bọc. Vài ba ngày sau trên da lợn hình thành những đám tụ máu có hình dạng nhất định dễ nhận biết: vuông, tròn, bầu dục, trám…Đám tụ máu có giới hạn nhất định so với các tổ chức xung quanh, dấu nổi cộm nên trên bề mặt da. Lợn có biểu hiện khó thở nhưng không đặc trưng, với lợn nái chửa thường có đấu hiệu sảy thai.
- Thể mãn tính: Thể này xuất hiện ở lợn 3 – 4 tháng tuổi, con vật có biểu hiện ăn uống kém, gầy còm thiếu máu niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt sốt nhẹ, đi ỉa dai dảng. Có biểu hiện què, viêm khớp. Da hoại tử bong lên cuộn lại giống như tấm bìa.
2.3.2. Bệnh tụ huyết trùng lợn
Bệnh sảy ra trên lợn mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở lợn 3 tháng tuổi trở lên. Bệnh thường phát ra từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Bệnh có 3 thể:
- Thể quá cấp: Lợn sốt cao 410C thở dốc, mệt nhọc, bỏ ăn, phù thũng dưới da vùng hầu, tím tái vùng bụng, tai và bẹn. Lợn chết sau 1 đến 2 ngày do ngạt thở.
- Thể cấp tính: Lợn ủ rũ bỏ ăn hoặc ăn ít sốt cao 410C. Niêm mạc mũi bị viêm lợn khó thở, thở nhanh, chảy nước mũi đặc, ho khan từng tiếng.
Xuất hiện nhiều vệt tím đỏ trên da đặc biệt là vùng hầu, chảy nước mũi đôi khi có lẫn máu. Lợn chết sau 2 – 3 ngày do ngạt thở.
- Thể mãn tính: Lợn thở khó, thở nhanh, thở khò khè, ho. Viêm khớp, lợn bị bệnh thường gầy hẳn đi và sau 1 – 2 tháng thì chết.
2.3.3. Bệnh phó thương hàn lợn
Bệnh do vi khuẩn Salmonella Cholerae Suis gây lên. Bệnh thường sảy ra vào các tháng mùa xuân trời lạnh và ẩm. Lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi thường hay mắc bệnh.
- Triệu chứng: Lợn ủ rũ, mệt mỏi, bỏ bú, sốt cao 41 – 420C lợn thường nằm chồng đống lên nhau. Trong thời gian bị sốt lợn thường đi táo bón nôn mửa, khi thân nhiệt hạ con vật đi ỉa chảy, phân loãng màu vàng có hạt lợn cợn như cám rắc, mùi thối khắm. Trên da lợn lúc đằ đỏ bừng lên sau đó tập trung ở các vùng nhất định hình thành lên các đám tụ máu ở chỏm tai, mõm, 4 chân. Lúc đầu màu tím đỏ sau đó tím xanh do hủy huyết. Bệnh tiến triển sau 2 – 4 ngày lợn gầy còm còi cọc rồi chết. Tỷ lệ chết rất cao.
2.3.4. Bệnh đẻ khó
Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu (màu hồng nhạt), có những trường hợp lợn nái đã đẻ được một con rồi nhưng vẫn khó đẻ con tiếp theo. Khi kiểm tra thấy thai vướng ngay ở khung xương chậu không qua được.
2.3.5. Bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung ở lợn thường sảy ra sau khi đẻ, có thể sảy ra ở những lợn nái sau khi phối giống, rất ít sảy ra ở những lợn nái hậu bị.
Triệu chứng: Lợn nái đẻ trong vòng 12 – 72 giờ. Lợn nái kém ăn, sốt 39,5 – 41,50C, tiết sữa kém; toàn bộ bầu vú nóng đỏ hơn bình thường; 1 – 3 ngày sau đó thấy từ âm đạo có những chất nhờn đục trắng hay vàng chảy ra liên tục và có mùi tanh hôi. Nếu trong trường hợp thai chết lưu, âm đạo sưng tấy, đỏ, có chứa dịch tiết màu vàng xẫm, nâu và có mùi rất hôi thối; thân nhiệt tăng, lợn nái đi lại mệt mỏi, khó khăn.
2.3.6. Bệnh lợn con ỉa phân trắng
Bệnh thường gặp ở lợn con mới sinh vào giai đoạn 1 – 20 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất có thể chiếm tới 100%. Triệu chứng điển hình của bệnh khi lợn con mắc bệnh: Lợn sốt nhẹ hoặc không sốt, phân màu trắng xám hoặc trắng vàng, nhão nhoẹt, lẫn bọt khí, lợn sút cân nhanh, niêm mạc nhợt nhạt. Lợn ủ rũ, đi lại không vững, nôn ra sữa đông chưa tiêu. Lợn yếu rất nhanh, nếu không can thiệp kịp thời thì lợn yếu dần, lông xù, đi kiết, đôi khi còn thấy phân lẫn máu, da mất tính đàn hồi do mất nhiều nước, tỷ lệ tử vong cao 40 – 70%, thậm chí 100%. Lợn bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, hấp hối và chết.
2.3.7. Bệnh lở mồm long móng
Virus gây bệnh là Aphthovisus, thời gian nung bệnh 2 – 7 ngày. Tình trạng bệnh phụ thuộc vào chủng, độc lực của virus và phụ thuộc vào khả năng đề kháng của cơ thể. Lợn bệnh sốt dưới 410C, các mụn nhỏ mọng nước ở lưỡi, xong miệng, mõm, đường kính từ 0,5 – 1 cm, sau vỡ ra thành vết loét đỏ rồi chuyển màu xám có phủ bựa trắng. Đặc biệt ở chân, quanh móng mọc các mụn loét, ở con cái, mụn loét con ở xung quanh vú. Loét miệng làm lợn khó ăn, loét móng làm lợn đi lại khó khăn hoặc không đi được.
Lợn lớn có thể chết khoảng 5% và lợn con chết khoảng 50%. Virus typ O còn gây viêm cơ tim làm lợn chết tỷ lệ cao hơn.
2.3.8. Bệnh dịch tả lợn
Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Togavirida giống Pestis virus gây ra. Bệnh dịch tả lợn có đặc điểm sốt cao, bại huyết, xuất huyết ở cơ quan nội tạng. Bệnh thường sảy ra ở vụ đông xuân. Bệnh gây ra nặng nhất đối với lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa. Bệnh lây lan nhanh và mạnh , tỷ lệ tử vong cao.
Triệu chứng: Lợn ủ rũ, buồn bã, kém ăn hoặc bỏ ăn, lười vận động chui dưới rơm hoặc nơi tối để nằm, sốt 41 – 420C trong 4 – 5 ngày, con vật thở mạnh, khát nước, ở chỗ da mỏng phía trong đùi xuất hiện những vết chấm xuất huyết như đầu đinh gim, hạt đậu, chỏm tai xuất huyết. Xung quanh mắt xuất huyết như đầu đinh gim trông giống như lợn đeo kính, mắt có rử che lấp.
Bộ máy tiêu hóa bị rối loạn, lúc đầu bị đi táo sau đó ỉa chảy nặng, phân loãng màu vàng xám mùi thối khắm.
2.3.9. Bệnh tai xanh (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn – PRRS)
Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Arteviridae gây ra được phát hiện năm 1986 tại Mỹ.
Triệu chứng: Lợn bệnh bị sốt với nhiệt độ dao động từ 39 – 400C, thở nhanh và sâu, sung huyết dưới da sau đó chuyển sang tím xanh ở phía tai mũi, ở vú và âm hộ đối với lợn nái. Trong giai đoạn cấp tính hầu hết lợn bệnh bị sảy thai, khoảng 80% bị sảy thai vào giai đoạn cuối. Nếu lợn mắc bệnh và qua khỏi thì lợn chậm lên giống, con đẻ ra chết yểu hoặc sảy thai. Ở lợn nái ngoài các tiệu chứng chung như sốt, bỏ ăn, ủ rũ còn có thể có các triệu chứng khác như thần kinh rối loạn vận động, đi vòng tròn, té ngã.
+ Lợn đực: Lờ đờ có thể có biểu hiện tái xanh ở tai, giảm khả năng sinh dục, tinh trùng bị giảm cả về lượng và chất.
+Lợn con: Bị nhiều trước và sau cai sữa, lợn con có thể có viêm kết mạc mắt, phù thũng mí mắt, da có màu xanh tái lông xù khô, tiêu chảy kéo dài, phân vàng, phân nâu,thở khó nhưng không ho.
Phần III
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Lợn ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Đặc biệt là đàn lợn nái và lợn con từ sơ sinh đến cai sữa trong các nông hộ ở xã.
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Tại xã Hàm Tử - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên
- Thời gian: Từ ngày 15/1/2013 đến 30/4/2013
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Hàm Tử - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên.
a) Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý của xã
+ Đất đai
+ Tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn
b) Tình hình kinh tế xã hội
+ Dân số và nguồn lao động :
+ Tình hình văn hóa, giáo dục, y tế:
+ Cơ cấu kinh tế của xã
c) Tình hình phát triển sản xuất nông nghệp
d) Đánh giá chung về tình hình kinh tế-xã hội xã:
- Thuận lợi (cho ngành chăn nuôi)
- Khó khăn
3.3.2. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn của xã
- Tình hình chăn nuôi chung: Cơ cấu chăn nuôi (gia súc, gia cầm);
- Tình hình chăn nuôi lợn tại xã:
+ Cơ cấu đàn lợn (2010-2012)
+ Cơ cấu đàn lợn tại các hộ tại thời điểm điều tra
+ Phương thức chăn nuôi lợn (hình thức chăn nuôi, chuồng trại)
+ Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn
3.3.3 Tình hình dịch bệnh và hoạt động thú ý ở xã
- Tổ chức mạng lưới thú y của xã
- Tình hình dịch bệnh
+ Tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn từ 2010-2012 (các bệnh mắc, tổng số con theo dõi, số con mắc bệnh, tỷ lệ mắc, số con điều trị, , tỷ lệ điều trị khỏi, số con chết, tỷ lệ chết)
- Công tác vệ sinh thú y
- Công tác tiêm phòng
- Công tác xử lý chất thải chăn nuôi và ý thức bảo vệ môi trường
3.3.4. Điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn lợn
3.3.5. Điều tra tình hình sử dụng thức ăn
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong xã các hộ chăn nuôi được phân bố ở các vùng khác nhau theo phương pháp chọn lọc ngẫu nhiên, nhưng chú ý đến đặc điểm riêng và điều kiện kinh tế, điều kiện chuồng trại, giống lợn và số lợn nái trong từng hộ cũng như trình độ nhận thức tiếp thu khoa học ở mỗi hộ để làm sao cho số liệu điều tra đảm bảo tính khách quan, phản ánh được thực trạng chăn nuôi trong xã.
3.4.1. Điều tra thu thập số liệu
- Trong xã có 4 thôn chọn ra 3 thôn khác nhau để thuận tiện cho việc điều tra có thể đưa ra danh sách các hộ có lợn nái được thụ tinh tại các cơ sở lợn giống, hoặc theo phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua mạng lưới thống kê, phòng nông nghiệp huyện Khoái Châu.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
+ Hỏi phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân bằng bộ câu hỏi điều tra được soạn trước gồm: Số đầu lợn, cách thức cho ăn, khẩu phần ăn, xây dựng chuồng trại, tình hình dịch bệnh và tình hình tiêm phòng trong quá trình chăn nuôi.
+ Quan sát trực tiếp điều kiện chăn nuôi, điều kiện vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng thú y …
+ Quá trình lựa chọn các thôn, các hộ điều tra phải đảm bảo tính khách quan, các thôn phải có chăn nuôi lợn phát triển.
- Điều tra xã:
Người được phỏng vấn là cán bộ phụ trách nông nghiệp, trưởng thú y xã. Các thông tin và số liệu cần thu thập gồm:
+ Các loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn trong xã.
+ Tình hình dịch bệnh của đàn lợn trong xã từ 2010 đến 2012
+ Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh ở đàn lợn trong xã
+ Kế hoạch chủ trương phát triển đàn lợn của xã trong năm 2013 và những năm tới.
* Một số chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh .
Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh (%) =
Số con mắc bệnh
x 100
Số con điều tra
- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh
Tỷ lệ lợn con mắc bệnh trong đàn (%) =
Số lợn con bị mắc bệnh
x 100
Tổng số con trong đàn
Tỷ lệ lợn con khỏi bệnh (%) =
Số lợn con điều trị khỏi bệnh
x 100
Tổng số lợn con bị mắc bệnh
Tỷ lệ con chết (%) =
Số lợn con chết
x 100
Tổng số lợn con bị mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh là thời gian tính từ lúc lợn con bị mắc bệnh đến khi chữa khỏi
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel và Minitab để đánh giá các chỉ tiêu, số trung bình, sai số trung bình, hệ số biến động.
Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ HÀM TỬ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý
Xã Hàm Tử thuộc huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên, cách Tp.Hưng Yên 30km về phía Nam và cách trung tâm huyện Khoái Châu 3 km về phía Nam.
+ Phía Đông giáp xã An Vỹ
+ Phía Nam giáp xã Phú Hòa
+Phía Tây giáp sông Hồng và xã Tứ Dân
+Phía Bắc giáp xã Dạ Trạch
* Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn.
Theo số liệu điều tra của Trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên, xã Hàm Tử nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,30C – 24,50C.
Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5 và tháng 6 ngày nóng nhất có thể lên đến 370C - 380C, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1 ngày thấp nhất có thể xuống 80C- 90C kéo theo gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ này ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi.
Yếu tố ẩm độ và lượng mưa: Độ ẩm cao nhất vào tháng 2 và tháng 3, ngày có độ ẩm cao nhất từ 94 – 98%, độ ẩm trung bình khoảng 80 – 85%.
Lượng mưa tập trung vào các tháng 6 và tháng 7 trung bình khoảng 1300 – 1350 mm/năm.
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1500 giờ, số giờ nắng trung bình vào mùa hè là 6 - 8 giờ/ngày. Trung bình số giờ nắng trong một tháng là 22 ngày. Nhìn chung khí hậu của xã Hàm Tử tương đối thuận lợi cho sự phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
* Tình hình sử dụng đất đai :
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Điều kiện tự nhiên
Diện tích đất tự nhiên
ha
4460
4460
4460
Diện tích đất canh tác
ha
1320
1300
1220
Diện tích ao hồ, sông ngòi
ha
450
470
550
Diện tích đường giao thông
ha
685
685
685
Diện tích đất ở
ha
2005
2005
2005
Đất đai của xã Hàm Tử khá mầu mỡ vì thuộc đồng bằng sông Hồng và là xã có vị trí giáp sông nên rất thuận lợi cho việc thâm canh các loại cây trồng, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là dành cho ngành trồng trọt. Đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài gia súc, gia cầm trong toàn xã.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
* Tình hình dân số và nguồn lao động :
Bảng 4.1: Điều kiện kinh tế xã hội của xã Hàm Tử
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Dân số
người
3850
3885
3905
Số dân tộc
1
1
1
Số hộ gia đình
hộ
957
970
990
Số lao động
người
2704
2856
3041
Lao động nông nghiệp
người
2023
2189
2395
Lao động ngành nghề khác
người
320
350
420
Số hộ nông nghiệp
hộ
755
755
755
Số hộ chăn nuôi
hộ
72
72
72
Số thôn trong xã
thôn
4
4
4
Số thôn có điện
thôn
4
4
4
Số thôn có chợ
thôn
4
4
4
Số thôn có mạng lưới thú y
thôn
4
4
4
Số thôn có đường ô tô đến
thôn
4
4
4
(Nguồn: Theo thống kê của cán bộ thống kê xã)
* Tình hình dân số
Xã Hàm Tử là một xã có dân số đông của huyện Khoái Châu. Theo thống kê sơ bộ của ban dân số xã tháng 4/2012 thì toàn xã có 3850 nhân khẩu với 957 hộ gia đình.
Dân cư trong toàn xã phân bố đồng đều trong các thôn với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động khá cao (60%). Đây là nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội. Hầu hết số người trong độ tuổi lao động của xã đều tham gia sản xuất nông nghiệp, số ít còn lại họ tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp như buôn bán, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làm ăn tại các đô thị lớn, trung tâm, khu công nghiệp trong cả nước.
Do tiềm năng về nguồn lao động dồi dào nên trong những năm gần đây đời sống của nhân dân được nhân lên đáng kể, tỷ lệ hộ khá giầu ngày càng tăng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân dần được đổi mới.
* Tình hình văn hóa, giáo dục, y tế:
Trong những năm qua đời sống văn hóa của nhân dân đã được nâng cao lên rất nhiều. Hầu hết các hộ gia đình đã có phương tiện nghe nhìn như: đài, ti vi, internet, sách báo cũng được đưa đến với bà con tương đối kịp thời nhưng chưa đầy đủ.
Cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, trường học, trạm y tế cũng được đầu tư thêm rất nhiều đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã.
* Cơ cấu kinh tế của xã Hàm Tử
Xã Hàm Tử là một xã có nền kinh tế phát triển cả về nhiều lĩnh vực: nông nghiệp - công Nghiệp và dịch vụ. Trong đó ngành nông nghiệp vẫn là ngành được quan tâm trú trọng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của xã.
4.2. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ
4.2.1. Tình hình trồng trọt
Các loại thức ăn
Năm 2010
Năm 2011
Năm2012
Lúa: Diện tích cả năm (ha)
30
28
20
Sản lượng cả năm (tấn)
202
189
135
Ngô: Diện tích cả năm (ha)
110
115
100
Sản lượng cả năm (tấn)
250
270
220
Thêm các cây trồng khác được trồng ở xã
Đây là ngành sản xuất chính của bà con nông dân đối tượng sản xuất chủ yếu là cây ăn quả lâu năm như cây nhãn, bưởi, cam, quýt… với chính sách dồn điền đổi thửa và quy hoạch đồng ruộng mà ngành càng ngày chiếm ưu thế, mở rộng được diện tích cây trồng và tăng về chủng loại cây trồng, hoa màu đem lại thu nhập lớn cho bà con nông dân.
+ Ngoài các ngành nói trên trên địa bàn xã còn đầu tư vào phát triển công nghiệp thương nghiệp và dịch vụ, nhiều xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp như gò, hàn, nề, mộc, may mặc, xây dựng và mở rộng các chợ, cửa hàng buôn bán lẻ phục vụ nhu cầu của bà con nông dân tạo điều kiện tốt cho việc lưu thông hàng hóa.
Trong những năm gần đây do những biến động của giá cả thị trường nói chung đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp như giá cả thức ăn tăng cao, con giống đắt, giá nhân công lao động tăng cũng đã tác động mạnh mẽ vào sản xuất nông nghiệp, cụ thể như năm 2011 giá lúa tăng cao, giá thức ăn theo đó cũng tăng không ngừng, tất yếu dẫn tới giá lợn con, lợn thịt tăng mạnh đây là dấu hiệu chuyển mình trong sản xuất nông nghiệp.
4.2.2. Tình hình ngành chăn nuôi.
* Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm (con)
TT
Loại gia súc gia cầm
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1
Tổng đàn bò
206
226
244
Bò đực giống
4
4
5
Bò sinh sản
170
190
200
Bò sữa
26
26
25
Bò cày kéo
0
0
0
Bê
6
6
9
2
Tổng số đàn lợn
5435
5570
5800
Lợn đực giống
30
30
32
Lợn nái nội
10
10
10
Lợn nái ngoại
150
170
235
Lợn con theo mẹ
1750
2030
2330
Lợn thịt
3495
3330
3195
3
Tổng số đàn gia cầm
15000
17500
18300
Đàn gà
12375
14700
15233
Vịt
1350
1440
1500
Ngan
1075
1130
1280
Ngỗng
200
230
287
4
Các loại gia súc khác
Chó
1763
1863
1890
Mèo
570
650
705
Bằng việc áp dụng những kiến thức đã được chuyển giao về KHKT và sự học hỏi trau dồi kỹ thuật trong quá trình sản xuất về các biện pháp lai tạo, chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng… đã từng bước thay thế dần những đàn giống gia súc, gia cầm năng xuất chất lượng thấp bằng những đàn giống có năng xuất chất lượng cao đem lại lợi nhuận kinh tế lớn, áp dụng các biện pháp chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp vào sản xuất nên đã từng bước rút bớt sức lao động. Từ đó mà tổng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng, nhiều trang trại quy mô vừa đã được mọc lên góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Trong những năm qua được sự khyến khích của chính quyền địa phương nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển đổi tập quán chăn nuôi cũ sang chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp, bước đầu đã có nhiều hộ chăn nuôi có lãi. Nhiều hộ nuôi khép kín từ khâu sản xuất giống đến khi xuất lợn thịt cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hộ chăn nuôi theo hướng tận dụng, áp dụng không đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật, do đó hiệu quả kinh tế không cao.
d. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội của xã Hàm Tử.
* Thuận lợi:
Là một xã nông nghiệp với diện tích đất khá lớn, mật độ dân số không cao, lực lượng lao động dồi dào, tạo đà phát triển chăn nuôi.
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công tác.
Xã có đội ngũ cán bộ năng động, hăng hái, nhiệt tình trong mọi công việc, tích cực học hỏi cái mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
* Khó khăn:
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa phân bố không đều, mùa hè không khí nóng ẩm, mùa đông giá rét, độ ẩm và biên độ nhiệt dao động cao ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi.
Công tác tiêm phòng chưa được triệt để, nhận thức của người dân về Pháp lệnh thú y còn hạn chế nên, hàng năm vẫn có dịch bệnh xảy ra, gây thiệt haị lớn cho người chăn nuôi.
Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả thất thường nên thu nhập không chắc chắn. Chăn nuôi chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, khi được mùa thì chăn nuôi phát triển, khi mất mùa thì chăn nuôi giảm sút.
Khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi không cân đối, thức ăn của gia súc, gia cầm thường xuyên được người chăn nuôi tận dụng, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm. Từ đó hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chưa cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
4.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã
* Cơ cấu đàn lợn.
Phân loại
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tổng số đàn lợn
5435
5570
5800
Lợn đực giống
30
30
32
Lợn nái nội
10
10
10
Lợn nái ngoại
150
170
235
Lợn con theo mẹ
1750
2030
2330
Lợn thịt
3495
3330
3195
Tuy là một xã thuần nông, nhưng do kỹ thuật chăn nuôi ngày càng được nâng cao và với sự lãnh đạo của UBND xã nên trên địa bàn xã đã quy hoạch được khu chăn nuôi riêng biệt cách xa dân cư và chăn nuôi chủ yếu bằng phương pháp bán công nghiệp và một phần ít hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ để tận dụng phụ phẩm của ngành nông nghiệp. Cả hai phương thức chăn nuôi này vừa tận dụng được các sản phẩm dư thừa trong nông nghiệp, vốn đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh.
+ Cơ cấu đàn: Trong những năm vừa qua, mặc dù dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhưng số lượng đàn lợn vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2012 đàn lợn con theo mẹ chiếm 32.2% toàn đàn.
Đàn lợn nái chiếm 3% toàn đàn chủ yếu là lợn nái ngoại. Lợn nái nội gần như không còn được nuôi trong các nông hộ do không đáp ứng được yêu cầu thị trường.
Lợn đực giống chiếm tỷ lệ nhỏ chiếm 0,32% toàn đàn chủ yếu là giống PiDu. Nhu cầu về đực giống trong xã thiếu nên cán bộ thú y thường mua tinh từ trung tâm giống của huyện về để phối cho đàn lợn nái.
Thời gian gần đây một số hộ gia đình đã bắt đầu chú trọng việc chăn nuôi lợn thịt theo hướng tập trung và ngày càng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng như đầu tư về chuồng trại, thức ăn công nghiệp. Chính vì vậy mà số đầu lợn thịt chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu đàn lợn, chiếm tỷ lệ là 64,3% tổng đàn lợn trong toàn xã
* Cơ cấu giống lợn tại địa bàn xã năm 2012
Giống lợn
Tên giống
Lợn nái
Lợn đực
Landrace
85
0
Yorshike
150
0
Pi
0
10
Duroc
0
22
Móng Cái
10
0
Ỉ
0
0
* Tình hình sử dụng thức ăn cho đàn lợn nái của xã Hàm Tử
Kết quả khảo sát tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi của xã Hàm Tử (tấn)
Các loại thức ăn
Năm 2010
Năm 2011
Năm2012
Phế phụ phẩm nông nghiệp
67
59
62
Cám gạo
48
50
45
Bã bia, rượu
7
9
9
Các phụ phẩm khác
87
210
218
Đậu tương
21,2
23
22,5
Thức ăn hỗn hợp
6,929
7,027
9,036
Thức ăn đậm đặc
23
27
27
Thức ăn bổ sung khác
3,4
4,0
4,3
Cỏ tự nhiên
2,1
2,6
2,24
Cỏ trồng
1,6
1,9
1,2
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng xuất vật nuôi. Nó chiếm 70 – 80% chi phí trong chăn nuôi.
Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2012 tổng số các loại thức ăn là 17096,9 tấn trong đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là 9036 tấn chiếm 53%. Thức ăn bổ sung chiếm tỷ lệ rất ít, trâu bò chủ yếu thả rông tận dụng cỏ tự nhiên. Nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi lợn tại xã vẫn là những thức ăn thô được chế biến qua nấu chín hoặc ủ men vi sinh vật để cho ăn. Nguồn thức ăn chủ yếu là các sản phẩm dư thừa của ngành trồng trọt: gạo, ngô, khoai, sắn, các loại rau mầu …các sản phẩm của ngành chế biến như : bã bia, bã rượu, cám, bột cá…
Tùy vào điệu kiện thực tế, người chăn nuôi có thể cho ăn khác nhau như cho ăn rau sống trộn với cám nấu chín (lợn nái) ; cho ăn thức ăn nấu chín hoặc thức ăn công nghiệp (lợn thịt). Các trang trại trên địa bàn xã thường cho ăn các loại thức ăn công nghiệp như : thức ăn CP, Phú Gia, HiGro, Cargil, Lái Thiêu, Đan Mạch … nên đã rút ngắn được thời gian nuôi, giảm đáng kể công chăm sóc đem lại hiệu quả bước đầu cho người dân.
* Tình hình chuồng trại, phương thức chăn nuôi.
- Chuồng trại là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển và là môi trường sống của vật nuôi. Qua điều tra tình hình chăn nuôi ở một số hộ thuộc xã Hàm Tử tôi nhận thấy: Chuồng trại chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình được xây dựng khá kiên cố, có hố gom phân và nước tiểu để xử lý, hộ chăn nuôi với quy mô lớn đều có hệ thống máng ăn máng uống tự động trong chuồng, những hộ chăn nuôi lợn nái chuồng trại xây dựng đã có ô đẻ, ô úm để nhốt lợn riêng, những hộ chăn nuôi lợn thịt thì hệ thống máng ăn, uống luôn được giữ sạch sẽ thường xuyên được vệ sinh.
- Người nông dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh nên phần nào đã phòng ngừa được dịch bệnh xảy ra nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít hộ dân do chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại nên vẫn còn tình trạng chuồng trại bẩn lẫn cả phân và nước tiểu, lợn sống trên phân và nước tiểu là nguyên nhân gây ra các bệnh như : ghẻ, đậu, viêm loét da, tiêu chảy… ảnh hưởng tới sinh trưởng của đàn lợn.
- Đối với chất thải trong chăn nuôi tại địa bàn người chăn nuôi rất ý thức được tầm quan trọng trong việc xử lý chất thải trong chăn nuôi nên họ cũng đầu tư khá mạnh dạn vào việc xử lý như gom phân ủ, đặc biệt là chú trọng đến việc xây dựng hầm bioga vì đây là cách làm đầu tư một lần mà lại vệ sinh sạch sẽ, sử dụng được chất đốt trong sinh hoạt hàng ngày làm tiết kiệm tiền cho người chăn nuôi. Mô hình xây dựng hầm bioga này rất được ban lãnh đạo xã quan tâm như hỗ trợ người chăn nuôi về kinh phí nếu xây dựng hầm bioga…
- Phương thức chăn nuôi tại địa phương nhìn chung vẫn là chăn nuôi nông hộ nhưng được quy hoạch thành vùng, người dân chủ yếu áp dụng phương thức chăn nuôi công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, một bộ phận gia đình chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp để tận dụng phụ phẩm ngành nông nghiệp.
4.3. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN XÃ.
4.3.1. Mạng lưới thú y, công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh.
Đối với mạng lưới thú y tại địa bàn xã đã tổ chức được mạng lưới thú y từ thú y xã đến các thú y viên tại các thôn, xóm. Với một trưởng thú y xã và 4 thú y viên của 4 thôn đã tham gia công tác thú y trên địa bàn rất tốt, phối hợp với nhau trong những công việc chăn nuôi chung của toàn xã.
* Sơ đồ mạng lưới thú y xã Hàm Tử
TRƯỞNG
THÚ Y XÃ
THÚ Y VIÊN
THÚ Y VIÊN
THÚ Y VIÊN
THÚ Y VIÊN
4.3.2. Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc
Trong chăn nuôi công tác tiêm phòng trên đàn gia súc gia cầm là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Vì vậy người dân đã có ý thức rất cao trong việc phòng chống dịch bệnh. Ban thú y xã thực hiện mỗi năm 3 đợt tiêm phòng: Đợt 1 vào tháng 3 – 4, đợt 2 vào tháng 8 – 9, và lần tiêm bổ sung vào tháng 11 – 12. Vacxin Lở mồm long móng được tiêm phòng miễn phí đạt 100% trên đàn lợn nái. Các hộ chăn nuôi đã có ý thức mua vacxin về để tự tiêm phong các bệnh truyền nhiễm khác như dịch tả, tai xanh. Do vậy tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm ở xã tương đối thấp.
Vacxin dịch tả lợn, tỷ lệ tiêm phòng năm 2012 là: 59.5%
Vacxin Lở mồm long móng, tỷ lệ tiêm phòng năm 2012 là: 100%
Vacxin Tụ huyết trùng, tỷ lệ tiêm phòng năm 2012 là: 79.3%
Vacxin Thương hàn, tỷ lệ tiêm phòng năm 2012 là: 61.7%
Qua điều tra trực tiếp và báo cáo của thú y xã tôi thấy việc tiêm phòng cụ thể như sau:
Bảng 4.4: Tình hình tiêm phòng và dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm của xã Hàm Tử
Năm
Loại
vacxin
2010
2011
2012
Tổng gia súc
Tổng được tiêm
Tỷ lệ
%
Tổng gia súc
Tổng được tiêm
Tỷ lệ
%
Tổng gia súc
Tổng được tiêm
Tỷ lệ
%
LMLM lợn
5435
5435
100.0
5570
5570
100.0
5800
5800
100.0
Tụ huyết trùng lợn
5435
4200
77.3
5570
4450
79.9
5800
4600
79.3
Thương hàn lợn
5435
2900
53.4
5570
3100
55.7
5800
3580
61.7
Dịch tả lợn
5435
3660
67.3
5570
3800
68.2
5800
3450
59.5
4.3.3. Tình hình dịch bệnh của đàn lợn.
Vấn đề vệ sinh chăm sóc phòng ngừa dịch bệnh của bà con trong chăn nuôi cũng đã từng bước được nâng cao như xây dựng chuồng trại kiên cố có hố gom phân và nước tiểu để xử lý, hộ chăn nuôi với quy mô lớn đều có hệ thống máng ăn máng uống tự động trong chuồng, những hộ chăn nuôi lợn nái chuồng trại xây dựng đã có ô đẻ, ô úm để nhốt lợn riêng, những hộ chăn nuôi lợn thịt thì hệ thống máng ăn uống luôn được giữ sạch thường xuyên tắm chải
Người nông dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh nên phần nào đã phòng ngừa được dịch bệnh xảy ra nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít hộ dân do chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại nên vẫn còn tình trạng chuồng trại bẩn lẫn cả phân và nước tiểu, lợn sống trên phân và nước tiểu là nguyên nhân gây ra các bệnh như : ghẻ, đậu, viêm loét da, tiêu chảy… ảnh hưởng tới sinh trưởng của đàn lợn
Hàng năm được sự chỉ đạo của trạm thú y huyện, xã đã tổ chức các đợt tiêm phòng theo định kỳ cho đàn lợn chủ yếu là các loại vacxin: Tụ huyết trùng (2ml/con), Dịch tả (1ml/con) cũng đã phần nào hạn chế được dịch bệnh xảy ra.
Tuy nhiên do điều kiện chăn nuôi ở nông hộ có nhiều hạn chế về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi, mạng lưới thú y còn mỏng nên bệnh dịch vẫn xuất hiện.
Dưới đây là những thống kê sơ bộ tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã Hàm Tử, với những con số như trên chứng tỏ tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã vẫn còn diễn ra với số lượng không nhỏ, đã gây thiệt hại đáng kể trong sản xuất. Từ thực trạng trên chính quyền địa phương và bà con chăn nuôi đã và đang từng bước khắc phục và hạn chế dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nói chung và trong chăn nuôi lợn nói riêng bằng các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, phổ biến khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phát hiện dịch bệnh sớm, tiến hành vệ sinh khử trùng định kỳ chuồng trại, khuyến khích các mô hình chăn nuôi tập trung, chăn nuôi sạch…Với các biện pháp trên hứa hẹn trong những năm tới tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ được đẩy lùi và từng bước nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
Bảng: Một số bệnh thường gặp và kết quả điều trị
STT
Tên bệnh
Thuốc điều trị
Liều lượng (ml,g)
Đường đưa thuốc
Liệu trình (ngày)
Số điều trị (con)
Số khỏi (con )
Tỷ lệ khỏi (%)
1
Bệnh viêm phế quản phổi lợn
+ Ampikana
+ Bcomplex
+ 0.5g /10kgP
+1ml/5-10kgP
Tiêm bắp
4
120
98
81,67
2
Bệnh phân trắng lợn con
+Enroflox_T
+ Bcomplex
+ 1ml/6kg P
+1ml/5-10kgP
Tiêm bắp
3
450
395
87,78
3
Bệnh lợn đi ỉa
+Enroflox_T
+Atronpin
+Bcomplex
+1ml/6kgP +0.5ml/6kg/con/lần
+1ml/5-10kgP
Tiêm bắp
3
610
592
97,05
4
Sưng mặt phù đầu lợn
+ Hamcoli-s
+ Bcomplex
+ 1ml/10kgP/ngày
+1ml/5-10kgP
Tiêm phúc xoang
5
237
188
79,33
5
Bệnh tụ huyết trùng lợn
+Kanatialin +Analgin
+ Bcomplex
+1ml/5kg/con/lần
+3ml/con/lần.
+1ml/5-10kgP
Tiêm bắp
3
294
269
91,5
6
Bệnh giun đũa lợn
+ Levamysol
+Vitamin C
+1ml/10kg
+1ml/10kg P
Tiêm 1 lần.
Tiêm bắp
1
880
875
99,43
7
Bệnh viêm tử cung lợn
Thụt rửa tử cung dùng thuốc tím 10/00.
Tiêm hỗn hợp kháng sinh:
+Penicillin
+Streptomycin
+Nước cất .
+Vitamin C .
+Cafêin
+1500 ml/con/lần, thụt vào tử cung
+ 3 triệu UI /con
+ 3g/con.
+ 10 ml/con
+ 5 ml/con
+ 10 ml/con
Thụt vào tử cung
Tiêm bắp
4
135
112
82,96
8
Hô hấp phức hợp ở lợn.
+Lincospectin +Analgin +Bcomplex
+1ml/10kgP/lần
+3 ml/con/lần
+1ml/5-10kgP
Tiêm bắp
4
183
170
92,89
9
Bệnh phó thương hàn lợn con
+Chlor extra .
+Atropin +Analgin
+Bcomplex
+1ml/10kgP/ngay
+1ml/12kgP/lần.
+1.5ml/con /lần.
+2 ml /con /lần.
Tiêm bắp cổ.
3-4
307
280
91,21
10
Bệnh bại liệt khi đẻ ở lợn
+CanxiB12 +Bcomplex
+1ml/20 kg P/lần
+ 1ml/5-10kgP
Tiêm bắp cổ
4
146
142
97,26
11
Bệnh đóng dấu đỏ ở lợn.
+Genta tylo
+ Analgin
+Bcomplex
+1 ml/5 kg P/lần.
+3 ml/ con /lần
+1ml/5-10kgP
Tiêm bắp cổ
3
120
108
90
12
Bệnh viêm vú ở lợn.
+ Gentamycin
+Analgin
+Bcompex
+1 ml/10 kgP/lần.
+ 3 ml/ con /lần
+1ml/5-10kgP
Tiêm bắp cổ
3
173
155
89,59
13
Bệnh ghẻ ở lợn
+Hanmectin–25 +VitaminC
+1ml /15 kgP/lần
+5 ml /con/lần.
(tiêm 1 lần)
Tiêm bắp cổ
1
403
400
99,25
14
Bệnh chậm động dục ở lợn.
+ECP
+ 5 ml /con (tiêm 1 lần)
Tiêm bắp cổ
1
250
246
98,4
Phần V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra theo dõi tình hình chăn nuôi lợn ở các nông hộ tại địa bàn xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
+ Tình hình sử dụng thức ăn nói chung của các hộ chủ yếu là dùng các loại thức ăn sẵn có tại địa phương nấu chín và bổ sung thêm thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được các hộ chăn nuôi sử dụng ngày càng nhiều.
+ Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc chưa được triệt để và toàn diện. Tuy nhiên ý thức về phòng chống dịch bệnh của các hộ ngày càng cao do vậy đã hạn chế được rất nhiều dịch bệnh và tình hình dịch bệnh dần được khống chế.
+ Đàn lợn nái sinh sản của xã chủ yếu là lợn nái ngoại Yorkshire và Landrace, lợn nái nội đang dần được thay thế do không đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi.
+ Một số bệnh trên lợn còn sảy ra nhất là vào vụ đông xuân như tụ huyết trùng, phân trắng lợn con, viêm phổi.
5.2. ĐỀ NGHỊ
- Tích cực mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các tiến bộ mới trong chăn nuôi lợn. Từ đó đưa ngành chăn nuôi trong xã thành ngành mũi nhọn giúp nền kinh tế và đời sống nhân dân trong toàn xã ngày càng phát triển.
- Chủ động nhập các giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng cao nhằm khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo cho đàn nái ở địa phương giúp nhân nhanh số lượng và chất lượng cho đàn nái.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn ngoại ở nông hộ dưới hình thức trang trại tập trung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Vũ Bình, 1997. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái ngoại. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y 1996-1998. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2. Đinh Văn Chỉnh và cộng sự, 1995. Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3. Trần Tiến Dũng và cộng sự, 2005. Giáo trình sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Vũ Đình Tôn, Đinh Thị Nông, 2005. Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
5. Nguyễn Khắc Tích, 1995. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh dục, khả năng sinh sản của đàn nái ngoại nuôi tại xí nghiệp Mỹ Văn - Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y 1991 - 1995. NXB Nông Nghiệp.
6. Nguyễn Văn Đức , 2006. Nguồn gen giống lợn Móng Cái. NXB lao động - xã hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tot_nghiep_5876.doc