PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu cá cảnh trong nước và thế giới 2
2.1.1. Tình hình nghiên cứu cá cảnh trên thế giới 2
2.1.2. Tình hình nghiên cứu cá cảnh ở Việt Nam 4
2.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên ở thành phố Huế 9
2.2.1.Vị trí địa lý 9
3.2. Điều kiện tự nhiên 10
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 12
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu 12
3.1.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 12
3.2. Nội dung nghiên cứu 12
3.2.1. Điều tra tình hình nuôi/bán cá cảnh trên địa bàn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế. 12
3.2.2. Điều tra thành phần các loài cá cảnh được nuôi tại thành phố Huế 12
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong khi nuôi cá cảnh 12
3.2.4. Giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của cá cảnh 12
3.2.5. Các bệnh thường gặp ở cá cảnh. 12
3.2.6. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài cá cảnh phổ biến. 12
3.3. Phương pháp nghiên cứu. 12
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 12
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 13
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
4.1. Tình hình nuôi (bán) cá cảnh trên địa bàn thành phố Huế 14
4.1.1. Số quầy bán và sản xuất 14
4.1.2. Kinh nghiệm nuôi và chơi 14
4.1.3.Giá cả một số loại cá 15
4.1.4. Thức ăn cá cảnh 15
4.2. Thành phần các loài cá cảnh được nuôi tại thành phố Huế. 15
4.2.1. Thành phần loài 15
4.2.2. Cấu trúc thành phần loài 20
4.2.3. Tình hình sản xuất giống cá cảnh ở Huế 21
4.3. Nhu cầu chơi cá cảnh của người dân 22
4.4. Các bệnh thường gặp ở cá cảnh 24
4.4.1. Bệnh thối mang, nấm mang. 25
4.4.2. Bệnh do vi khuẩn 25
4.4.2.1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas (còn gọi là bệnh thối đuôi, vây) 25
4.4.2.2. Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ) 26
4.4.3. Bệnh do giáp xác ký sinh 27
4.4.3.1. Bệnh do trùng mỏ neo 27
4.4.3.2. Bệnh rận cá 27
4.5. Những thuận lợi và khó khăn khi nuôi cá cảnh 27
4.5.1. Thuận lợi 27
4.5.2. Khó khăn 29
4.6. Đặc điểm sinh học của một số loài cá cảnh phổ biến hiện nay ở Huế. 29
4.6.1. Cá thia xiêm (cá đá) 29
4.6.1.1. Phân loại 29
4.6.1.2. Đặc điểm 30
4.6.2. Cá vàng 30
4.6.2.1. Phân loại 30
4.6.2.2. Đặc điểm 31
4.6.3. Cá thần tiên 32
4.6.3.1. Phân loại 32
4.6.3.2. Đặc điểm 32
4.6.4. Cá bảy màu 33
4.6.4.1. Phân loại 33
4.6.4.2. Đặc điểm 33
4.6.5. Cá chép Nhật 34
4.6.5.1. Phân loại 34
4.6.5.2. Đặc điểm 34
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
5.1. Kết kuận 36
5.2. Kiến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
45 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4656 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra tình hình nuôi và chơi cá cảnh trên địa bàn Thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp, do sự lạm phát trong việc sử dụng hóa chất…đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng làm cho một số loài cá cảnh quý hiếm đã không còn thấy trong môi trường tự nhiên nữa. Thật là dễ dàng khi bắt cá ra khỏi thiên nhiên hoang dã hơn là nuôi để cho chúng sinh sản, bỡi lẻ mỗi loài đều có những đặc trưng riêng về môi trường sống, tập tính sống, và sự sinh sản hoàn toàn khác nhau.
Nhu cầu về cá cảnh trong nước thật là lớn, nhưng sự cung ứng thì có hạn và nguồn tài nguyên thì ngày càng cạn kiệt. Giải pháp chính của vấn đề này là nắm vững về kỹ thuật nuôi và cho sinh sản nhân tạo [1] [12].
Ngày nay, nhờ những thành tựu của khoa học nghề cá, số lượng loài cá nuôi ngày một nhiều và đang biến động lớn. Lúc đầu người nuôi, chơi cá cảnh chỉ biết đến các loài cá cảnh nước ngọt, sau đó họ tìm nuôi một số loài cá nước lợ và mặn. Tùy từng đối tượng nuôi mà ta áp dụng những biện pháp kỹ thuật riêng kéo theo đó là vấn đề về hiệu quả kinh tế. Từ đó, việc nghiên cứu những đặc điểm sinh học, sinh sản, thành phần giống loài cá cảnh nước ta đã được phát triển rộng. Bắt đầu từ hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với các tác giả Võ Văn Chi (1993) với cuốn “cá cảnh” đã đưa ra 116 loài cá nước ngọt thuộc 34 họ của 8 bộ khác nhau cùng với đặc điểm sinh học, sinh sản của từng loài cá, Vĩnh Khang với các cuốn “kỹ thuật nuôi cá kiểng” tập I, II (1993) “cá cảnh”(1998), Nguyễn Khoa Diệu Thu và Vũ Thị Tám với cuốn “kỹ thuật nuôi cá cảnh” (2000), TS. Vũ Cẩm Lương với cuốn “ cá cảnh nước ngọt” (2008) và hiện nay với trang web feshviet.com nghiên cứu sâu về mảng cá cảnh[13].
Lịch sử cá cảnh ở Huế từ thời kì thập niên 50 trở lại đây.
Thời kỳ thập niên 50 chỉ có hai loài cá chủ lực là lia thia đá và lia thia tàu (theo cách gọi thời bấy giờ), các loài cá khác như cá chép, bảy màu cũng phổ biến. Cá cảnh mua bán được gói bằng lá môn và buộc bằng dây lạt, do vậy người bán buổi chiều còn phải đi cắt lá môn để chuẩn bị cho buổi bán hôm sau. Nguồn cá nhập lúc bấy giờ chủ yếu từ Hongkong, do người Hoa đưa về. Vào năm 1960, ngoài cá đá, bảy màu, hồng kiếm… còn có tứ vân, hồng nhung, ông tiên, tai u (tai tượng)…[10][11]. Thức ăn cá cảnh vào đầu thập niên 60 chủ yếu là lăng quăng đỏ (sau gọi là bo bo, moina), lăng quăng đen và một số thức ăn tự chế biến. Đặc điểm giai đoạn này là các loài cá tự nhiên (còn gọi là cá sông) đã xuất hiện khá đa dạng trong nuôi cảnh, có người chơi cá sông tự nhiên, còn được gọi là “cá lạ”, bao gồm các loài: chuột, chạch các loại, bã trầu kim cương…Vào năm 1963 cá heo (sau còn gọi tai tượng phi), cá tai tượng Nam Dương (sau gọi là tai tượng Việt Nam)(1964) được một số người thích chơi cá cảnh mang ra từ Thành phố Hồ Chí Minh làm cho thành phần chủng loại cá cảnh ở Huế thêm phần phong phú hơn. Trong thời kì này người chơi cá cảnh cũng rất ít chỉ có một số người có tiền muốn tìm cho mình một thú chơi bình dị của tuổi già [11]. Thời kỳ đầu thập niên 70 có nhiều kiểu hình cá cảnh mới được nhập nội và được nhập từ các người chơi ở Đà Nẵng ra nên thành phần loài cá cảnh cũng đa dạng hơn so với trước. Người chơi cá cũng nhiều hơn, đặc biệt lúc này đã có sự góp mặt của thanh thiếu niên trong số những người tham gia chơi cá cảnh. Vào năm 1986 đã xuất hiện những bể kính cho cá cảnh, các bể kính được dán bằng xi-măng xung quanh, cho đến năm 1993 thì xuất hiện thêm bể kính nẹp sắt, các bể kính này cũng chỉ được chuyên chở từ Đà Nẵng ra. Năm 1994-1995 đã xuất hiện một số trại cá cảnh với quy mô nhỏ, nguồn cá sản xuất ra cũng rất ít phần lớn được nhập từ các vùng khác tới. Từ những năm 1997 trở lại đây thì cá cảnh đã có sức hấp dẫn rất lớn với sự đa dạng và phong phú với các thành phần giống loài khác nhau, người chơi cá cảnh cũng đã nhiều hơn so với trước báo hiệu một thị trường tiềm năng chơi cá cảnh lớn[13].
Phong trào chơi cá cảnh ở Việt Nam
Nếu cây cảnh là thú chơi của nhiều bậc trung niên và tiền bối thì cá cảnh giờ đây đã trở thành thú chơi lành mạnh thu hút từ giới trẻ tuổi đôi mươi đến các lão gia. Mỗi lứa tuổi lại tìm thấy một thể loại cá cảnh cho riêng mình và nơi để thể hiện bản thân qua thú chơi đa dạng này. Các em học sinh có thể bớt tiền quà tự sắm cho mình một bể cá nhỏ, chơi các loại cá chỉ mấy ngàn đồng một đôi. Những công chức thu nhập trung bình thì thích trang trí cho ngôi nhà của mình một bể trồng cây thủy sinh xanh mát. Các đại gia, mỗi người một công trình bể cá với dấu ấn riêng. Người chơi các bể thủy sinh dài “vĩ đại”, từ 2 đến 3 mét, người chơi các bể cá rồng lớn hơn 2 mét. Những nhà có sân vườn có nhu cầu làm đẹp thì lại sắm cho mình một hòn non bộ rộng lớn cho những chú cá cảnh muôn màu muôn vẻ hòa mình với thế giới tự nhiên. Một lý do khác khiến cho việc chơi cá cảnh ngày càng được ưa chuộng là việc chăm sóc cá ngày nay đã đơn giản đi nhiều. Với nhu cầu ngày càng tăng cao của thú chơi đồng thời cũng là công cụ trang trí nội thất này, thị trường cá cảnh ngày nay có hàng trăm loài cá cảnh khác nhau. Thêm vào đó là thị trường thiết bị và phụ kiện đi kèm. Chỉ với khoảng vài trăm ngàn đồng, người chơi đã có một bể kiếng, máy sục khí, máy lọc, vài đồ trang trí dưới nước, bóng đèn… và tất nhiên cả vài chú cá cảnh bơi lượn tung tăng.[9][10][13].
Thị trường cá cảnh không chỉ có cá, mà còn đang lên cơn sốt với phong trào chơi bể thủy sinh. Bể cá thủy sinh được mệnh danh là một “thiên nhiên xanh thu nhỏ” trong nhà. Những phong cảnh mê hồn trong các hồ thủy sinh thường làm cho bất cứ ai khi thưởng ngoạn đều liên tưởng đến hình ảnh thiên nhiên của một khu rừng, một khu vườn ở nơi nào đó. Chính vì thế, người có nhu cầu làm đẹp và làm nội thất trong nhà xanh mát đặc biệt ưa chuộng trang trí loại bể này.
Không chỉ là để vui mắt, điểm tô cho không gian mỗi căn phòng, góc làm việc, chơi cá cảnh còn mang đến khoảnh khắc bình yên và thư thái tâm hồn cho mỗi người. Khó có thể kể hết các loại cá đang được giới chơi cá cảnh ưa chuộng và trong mỗi loài cá lại có một đặc điểm riêng, gửi gắm ước vọng của người chơi. Để tạo một bể cá lung linh sắc màu mang sức sống và sự vui mắt là quá trình xây dựng công phu. Bể cá được thắp đèn ban ngày và tắt lúc ban đêm, trong bể gắn máy bơm tạo bọt hoạt động 24 giờ. Bể cá cảnh không thể thiếu các loại rong, rong được chăm sóc bằng phân nền vi sinh và các nguyên liệu khác để không làm ảnh hưởng đến độ trong của nước và sự sống của cá. Toàn bộ cây, cá và nước tạo thành một môi trường sinh thái cộng sinh hoàn chỉnh. Cá cảnh được ví như một đứa trẻ suốt ngày cần được chăm sóc, nâng niu. Người chơi phải chăm cá thường xuyên như thay nước, vệ sinh bể, khám chữa bệnh cho cá vào những ngày thời tiết thất thường. Theo quan niệm phong thủy, bể cá thủy sinh sẽ điều hòa không gian, hướng sinh khí vào không gian sống và làm việc. Làm bạn với cá cảnh là tạo ra sự thích thú, vui tươi cho con người khi tự tay nuôi, chăm sóc chúng. Người chơi cá cảnh rất vui thích khi trải qua từng ngày mong đợi để được nhìn những chú cá cảnh lớn lên hàng ngày đùa vui trong không gian xanh của thủy sinh. Cũng từ thú chơi cá nhân, nhiều câu lạc bộ chơi cá cảnh đã hình thành mà ở đó những người chơi có thể gặp gỡ, trao đổi về niềm đam mê và những kiến thức về nuôi cá cảnh. Hiện nay, đã có nhiều cuộc thi cá cảnh mang tính quốc gia và quốc tế được tổ chức, điều này cho thấy thú chơi này đã trở thành một nét văn hoá trong cuộc sống đời thường. Trong nhịp sống thị trường, người chơi cá cảnh có nhiều phương tiện để tiếp cận thông tin và mua các đồ dùng chuyên dụng trong chơi và nuôi cá. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các cửa hàng cung cấp cá cảnh và hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá rất đa dạng. Các địa chỉ này chính là nhịp cầu để đưa cá cảnh gần hơn với đời sống.[12][14][16]
Nuôi cá cảnh không chỉ ở mục đích thư giãn mà nó còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem ngoại tệ về cho đất nước. Đất nước ta nằm một trong ba khu vực có nguồn cá cảnh nổi tiếng trên thế giới (Đông Nam Á, Nam Mỹ và Phi Châu). Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt ở khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tính riêng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay doanh thu xuất khẩu cá cảnh của thành phố đạt từ 4 – 5 triệu USD một năm. Con số này thực ra chưa xứng với tiềm năng về xuất khẩu cá cảnh, trong khi doanh số bán lẻ hàng năm trên thế giới là 7 tỉ USD.
Trước những yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, Thành Uỷ - UBND thành phố HCM, một trong những nơi xuất khẩu cá cảnh chủ lực của đất nước đã có chủ trương xây dựng chương trình mục tiêu phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh đến năm 2010. Trên cơ sở đó, thành phố đã và đang triển khai chương trình phát triển cá cảnh một cách toàn diện bằng việc ban hành Quyết định số 4954/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2005, cho phép thành lập Hội cá cảnh thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, hội cá cảnh thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng tự nguyện của các cá nhân, tập thể, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi, tiêu thụ và các dịch vụ có liên quan đến cá cảnh nhằm hỗ trợ, tập hợp, giúp đỡ nhau, góp phần phát triển thị trường cá cảnh thành phố theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hội cá cảnh thành phố chịu sự quản lý của Nhà nước và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kể từ lúc thành lập đến nay, mặc dù với thời gian rất ngắn nhưng Hội cá cảnh thành phố đã hoạt động một cách rất hiệu quả. Ngoài việc thu hút hội viên sinh hoạt trong một tập thể quần chúng (khoảng 800 hội viên), Hội còn thường xuyên tổ chức những hội thảo chuyên đề về cá cảnh (xử lý nước, kỹ thuật nuôi cá cảnh, ấp trứng, phòng trị bệnh cho cá, xuất nhập khẩu cá…). Qua những hội thảo trên đã góp phần giúp đỡ những hội viên (cả những người mới vào nghề và những người nuôi cá lâu năm) có được những kiến thức hữu ích trong việc nuôi và cải thiện kinh tế hộ gia đình, cũng như phát triển thú vui tao nhã nuôi cá cảnh. Trước kia, khi hội cá cảnh thành phố chưa ra đời, hầu hết người chơi thường tự thu thập thông tin qua sách báo trong và ngoài nước, tự học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Giờ đây, họ có thể an tâm hơn vì thông qua những hội thảo này, họ có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết cho việc phát triển nghề nuôi của mình. Ngoài việc mời những chuyên gia đầu nghành thuỷ sản tham dự, hội thảo còn tập trung nhiều chuyên gia, nghệ nhân trong lĩnh vực nuôi cá cảnh; những chuyên gia, nghệ nhân này sẽ trực tiếp trả lời, giảng giải, trao đổi ý kiến với hội viên để giúp hội viên có những kiến thức hữu ích sau này[7][9][11][12].
2.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên ở thành phố Huế
2.2.1.Vị trí địa lý
Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á.
Toạ độ địa lý: 107031’45”-107038' kinh Ðông và 16030'45”-16o24' vĩ Bắc. Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai,.. có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước (nguồn UBND Thành phố Huế).
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh. Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một cảnh quan thiên nhiên-đô thị-văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một Thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha-Kẻ Bàng) và gần với các Thành phố cố đô của các nước trong khu vực (nguồn UBND Thành phố Huế).
Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Huế( mapshue,2010)
(Gồm 27 đơn vị hành chính với 27 phường, có 3 phường mới Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân được thành lập theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 26-03-2010) (nguồn UBND Thành phố Huế).
3.2.Điều kiện tự nhiên:
a. Khí hậu
Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
b. Chế độ nhiệt
Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.
+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.
+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C. Do trời thường rất lạnh vào những đợt gió mùa đông bắc tràn về nên việc nuôi giữ cá trong thời kì này rất khó khăn vì có nhiều loài cá xứ nóng nhập về không thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của cái lạnh ở Huế.
Chế độ nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thuỷ sinh vật. Chính sự dao động lớn về biên độ nhiệt (cao nhất từ 38-400C và thấp nhất từ 9-120C) đã gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của thuỷ sinh vật.
c. Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình khoảng 2500- 3000mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Trong nước mưa có acid Humic là một trong những tác nhân làm cho nhiều loại cá sinh sản vào mùa mưa.
d. Nắng
Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên lượng bức xạ mặt trời ở Huế khá lớn. Bình quân cả năm bức xạ 70-85Kcal/cm2/năm, số giờ chiếu sáng trung bình 2000 giờ/năm. Các tháng mùa nóng có lượng bức xạ chiếm 63-64% tổng lượng bức xạ cả năm, có giờ chiếu sáng trung bình 170-250 giờ/tháng. Các tháng còn lại có lượng bức xạ từ 36- 37%, số giờ chiếu sáng khoảng 60-100giờ/tháng.
e. Gió bão
Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10 thường gây hiện tượng lũ lụt. (nguồn UBND Thành phố Huế).
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ các loài cá cảnh hiện đang được nuôi ở thành phố Huế.
3.1.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu
Tại cơ sở sản xuất giống cá cảnh ở Tây Lộc, Phước Vĩnh, An Cựu và Phú Hoà. Các điểm buôn bán cá cảnh ở đường Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích, Thanh Nam Bồ và các hộ gia đình nuôi cá cảnh trên thành phố Huế. Phòng thí nghiệm khoa thuỷ sản.
+ Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 6/1/2010 đến 9/5/2010.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều tra tình hình nuôi/bán cá cảnh trên địa bàn thành phố Huế-tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.2. Điều tra thành phần các loài cá cảnh được nuôi tại thành phố Huế
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong khi nuôi cá cảnh
3.2.4. Giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của cá cảnh
3.2.5. Các bệnh thường gặp ở cá cảnh.
3.2.6. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài cá cảnh phổ biến.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin sơ cấp:
Lập bảng hỏi với nội dung cụ thể
Hỏi trực tiếp người nuôi và buôn bán cá cảnh
Thu thập thông tin thứ cấp:
Tìm tài liệu trên các Website
Đọc các sách báo chuyên ngành
Đọc các báo cáo khoa học về cá cảnh
Ghi chép đầy đủ các số liệu
Tiến hành nghiên cứu ở phòng thí nghiệm
Tiến hành phân loại và tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của các loài cá cảnh phổ biến.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình nuôi (bán) cá cảnh trên địa bàn thành phố Huế
4.1.1. Số quầy bán và sản xuất
Qua bảng điều tra chúng tôi thấy hiện nay trên địa bàn thành phố có 7 trại sản xuất giống cá cảnh (chiếm 21,86%) và 12 quầy bán cá cảnh (31,5%). Phần lớn các trại này cũng đã bám trụ khá lâu với nghề cá cảnh, chỉ có 1-2 trại mới mở thêm. Các trại này là nguồn cung ứng cá cảnh cho toàn thành phố và các vùng phụ cận. Số trại và quầy bán khá nhiều chứng tỏ thị trường cá cảnh ở thành phố Huế cũng khá lớn.
4.1.2. Kinh nghiệm nuôi và chơi
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện về số năm kinh nghiệm chơi cá cảnh
Từ biểu đồ trên có thể thấy phần lớn những người chơi cá cảnh ở đây đã có kinh nghiệm rất lâu năm trong nghề (trên 10 năm chiếm đến 53,13%, dưới 4 năm chỉ chiếm 18,75%). Họ là những người rất đam mê về cá cảnh, qua thời gian nuôi đã tích lũy thêm cho mình rất nhiều vốn kinh nghiệm để chăm sóc những chú cá cảnh của mình được tốt hơn. Chỉ với những kinh nghiệm qua thời gian nuôi và tìm hiểu sách báo, những người bạn nuôi các chủ trại sản xuất đã dần tự khẳng định mình. Họ đã có thể cho sinh sản nhiều giống cá để xuất ra thị trường mà không cần phải nhập từ thành phố Hồ Chí Minh như xê can, mắt lồi, thần tiên, chép cảnh….
4.1.3.Giá cả một số loại cá
Giá cá cảnh trên thị trường thành phố Huế rất đa dạng, từ những loài cá rẻ tiền giá chỉ từ 2000-5000 đồng/con đến những loài cá đắt tiền giá có thể lên đến vài trăm ngàn hay vài triệu đồng. Theo điều tra, hiện nay các giống cá bán chạy nhất trên địa bàn thành phố chủ yếu có giá từ 2000-5000 đồng/con như cá xiêm, bảy màu, thần tiên, chép cảnh. Các loài cá có giá từ 5000-25000 đồng/con gồm có các loài như cá sặc, tứ vân, tỳ bà, mã giáp…Đắt nhất trên thị trường hiện nay vẫn là các loài cá trong họ cá rồng, cá la hán, cá dĩa…giá của những loài này rất đắt, tùy theo màu sắc, kích cỡ và hình dáng của cá mà giá có thể lên đến 2-3 triệu đồng/con hay hơn thế nữa.
4.1.4. Thức ăn cá cảnh
Hiện tại trên thành phố Huế các loại thức ăn sử dụng cho cá cảnh chỉ gồm những loại thức ăn viên công nghiệp hay trùn chỉ, bo bo tươi và sấy khô đóng hộp. Tuy nhiên thức ăn công nghiệp vẫn là thức ăn được sử dụng chính còn trùn chỉ, bo bo chỉ là thức ăn bổ sung thêm. Giá thức ăn cũng tương đối rẻ, thức ăn viên công nghiệp được sử dụng chủ yếu là Sanghai, giá có thể dao động từ 10000-50000 đồng/kg tùy loại thức ăn tốt hay xấu; trùn chỉ, bo bo đóng hộp được nhập từ thành phố Hồ Chí Minh ra giá cũng chỉ từ 20000-40000 đồng/hộp/0,3kg. Trùn chỉ, bo bo đóng hộp thường chỉ có những trại sản xuất hay quầy bán mới sử dụng còn các người nuôi chơi thường sử dụng bo bo, trùn chỉ tươi để bổ sung thêm thức ăn tươi cho cá cảnh.
4.2. Thành phần các loài cá cảnh được nuôi tại thành phố Huế.
4.2.1. Thành phần loài
Qua điều tra về thành phần các loài cá cảnh đang được chơi ở Huế hiện nay thì đối tượng cá cảnh nước ngọt vẫn là chủ yếu chưa thấy xuất hiện các đối tượng cá cảnh nước mặn vì chơi cá nước mặn vừa tốn kém lại khó nuôi, thỉnh thoảng chỉ có một số người nuôi chơi các loài cá cảnh nước mặn vào dịp hè như cá hoàng đế, thia xanh, thia lam,...Qua bảng điều tra tôi đã xác định được 40 loài cá thuộc 13 họ của 6 bộ cá cảnh nước ngọt khác nhau (không có đối tượng cá nước mặn).Danh mục các loài cá được phân loại và sắp xếp theo khóa phân loại của fishviet.com/net, Vĩnh Khang (1993), Võ Văn Chi (1993) và Mai Đình Yên - Vũ Trung Tạng (1979)…Kết quả được thể hiện ở bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Danh mục các thành phần loài cá cảnh ở Huế
STT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Tên địa phương
Nguồn gốc
I
CYPRINIFORMES
BỘ CÁ CHÉP
(1)
Cyprinidae
Họ cá chép
1
Barbichthys laevis
Cá ba lưỡi
Cá phi tiễn
Đông Nam Á
2
Puntius tetrazona
Cá tứ vân
Cá xê can
Inđônêxia
3
Barbus pentazona
Cá ngũ vân
Cá năm sọc
Đông Nam Á
4
Carassius auratus
Cá vàng
Cá mắt lồi, lân
Trung Quốc
5
Cyprinus carpio
Cá chép Nhật
Chép
Đông Nam Á
6
Puntius titteya
Cá râu anh đào
Cá anh đào
Sri Lanka
7
Danio rerio
Cá ngựa vằn
Sọc ngựa
Nam Á, Myanma
(2)
Cobitidae
Họ cá chạch
8
Botia modesta
Cá heo vạch
Cá chuột
Đông Nam Á
(3)
Schilbeidae
Họ cá tra
9
Pangasius sutchi
Cá tra yêu
Cá mập cảnh
Đông Nam Á
(4)
Loricariidae
Họ cá tỳ bà
10
Hypostomus puncttus
Cá chùi gương
Cá lau kính
Đông Nam Á
II
PECIFORMES
BỘ CÁ VƯỢC
(5)
Lopatidae
Họ cá hường
11
Datrioides microlepis
Cá hường
cá Thái Hổ
Đông Nam Á
(6)
Scatophagidae
Họ cá nâu
12
Siatophagus argus
Cá ngâu
Cá nâu
Ấn Độ
(7)
Cichlidae
Họ cá rô phi
13
Aequedens pulcher
Cá đầu lân kim tuyến
Đầu lân
Nam Mỹ
14
Apisfogranma reitzigi
Cá phượng hoàng
Cá phượng hoàng
Nam Mỹ
15
Astronotus ocellatus
Cá heo lửa
Cá tai tượng
Nam Mỹ
16
Pterophyllum scalare
Cá ông tiên
Cá thần tiên
Nam Mỹ
17
Rajah cichlasonma
Cá La Hán
Cá La Hán
Malaysia
18
Symphysodon aequifasciata
Cá đĩa xanh lục
Dĩa xanh
Sông Amazone
19
Symphysodon aequifasciata axelrodi
Cá đĩa nâu
Dĩa nâu
Sông Amazone
20
Symphysodon aequifasciata haraldi
Cá đĩa xanh lam
Cá dĩa lam
Sông Amazone
21
Symphysodon discus
Cá đĩa đỏ
Cá dĩa đỏ
Sông Amazone
(8)
Osphronemidae
Họ cá tai tượng
22
Osphronemus goramy
Tai tượng thường
Phát tài
Đông Nam Á
23
Betta splendens
Cá chọi, cá đá
Cá xiêm, cá đá
Đông Nam Á
24
Trichogaster trichopterus
Cá sặc vàng
Cá hoàng vân
Đông Nam Á
25
Trichogaster leerii
Cá sặc trân châu
Cá mã giáp
Đông Nam Á
26
Colisa lalia
Sặc gấm
Cá sặc gấm
Đông Nam Á
27
Trichogaster microlepis
Sặc bạc
Cá bạch vân
Đông Nam Á
III
CYPRINODONTIFORMES
BỘ CÁ SÓC
(9)
Poeciliidae
Họ cá khổng tước
28
Poecilia reticulata
Cá khổng tước
Cá bảy màu, tây
Trung Mỹ
29
Xiphophorus hellerii
Hồng kim, kiếm
Hồng kiếm
Trung Mỹ và Châu Phi
30
Poecilia spp
Mô ly, trân châu
Hoàng châu, hắcmaní...
Châu Mỹ
IV
OSTEOGLOSSIFORMES
BỘ CÁ THÁT LÁT
(10)
Notopteridae
Họ cá thát lát
31
Chitala ornata
Thát lát hoa
Thát lát, còm
Sông Mekong
(11)
Osteoglossidae
Họ cá rồng
32
Osteoglossum bicirrhosum
Ngân Long
Ngân Long
Nam Mỹ
33
Scleropages aureus
Kim Long Hồng Vỹ
Kim Long
Indonesia
34
Scleropages macrocephalus
Thanh long Borneo
Thanh Long
Indonesia
V
CHARACIFORMES
BỘ CÁ CHIM TRẮNG
(12)
Characidae
Họ cá hồng nhung
35
Gymnocorymbus ternetzi
Bánh lái
Cánh buồm
Nam Mỹ
36
Hyphessobrycon herbertaxelrodi
Neon đen
Neon
Nam Mỹ
37
Paracheirodon innesi
Neon xanh
Neon
Nam Mỹ
38
Hyphessobrycon eques
Hồng tử kỳ
Hồng nhung
Nam Mỹ
VI
TETRAODONTIFORMES
BỘ CÁ NÓC
(13)
Tetraodontidae
Họ cá nóc
39
Tetraodon fluviatilis
Nóc beo
Cá nóc
Nam Á , Đông Nam Á
40
Tetraodon biocellatus
Nóc chấm
Nóc chấm
Đông Nam Á
Qua bảng trên cho ta thấy so với số lượng loài cá cảnh hiện nay so với trước đây (số liệu điều tra của Đoàn Văn Lợi, 2000) thì số lượng và thành phần loài đã có tăng thêm. Hiện nay đã có 6 bộ, 13 họ và 40 loài (So với số liệu năm 2000 có 5 bộ, 13 họ và 31 loài) tuy số bộ cá cảnh tăng thêm 1 bộ nhưng số họ không thay đổi do có họ cá lóc (Channidae) không còn thấy xuất hiện trên thị trường hiện nay. Về thành phần của các loài cũng đã có sự khác biệt, đã có sự du nhập thêm của một số loài như nóc beo, kim long, thanh long…làm đa dạng thêm thành phần giống loài cá cảnh ở Huế.
4.2.2. Cấu trúc thành phần loài
Bảng 2: Cấu trúc thành phần loài
STT
Bộ
Họ
Loài
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Số lượng
Phần trăm (%)
Số lượng
Phần trăm (%)
1
Cypriniformes
Bộ cá chép
4
30,77
10
25, 00
2
Peciformes
Bộ cá vược
4
30,77
17
42, 50
3
Cyprinodontiformes
Bộ cá sóc
1
7, 69
3
7, 50
4
Osteoglossiformes
Bộ cá thát lát
2
15, 38
4
10, 00
5
Characiformes
Bộ cá chim trắng
1
7, 69
4
10, 00
6
Tetraodontiformes
Bộ cá nóc
1
7, 69
2
5, 00
Tổng
13
100, 00
40
100,00
Số liệu ở bảng 2 được biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cấu trúc thành phần họ và loài cá cảnh
Qua sơ đồ ta có thể thấy được sự ưu thế của 2 bộ cá chủ yếu đó là bộ cá vược (Perciformes) với 4 họ (30,77%), 17 loài (42,50%) và bộ cá chép (Cypriniformes) cùng với 4 họ (30,77%) và 10 loài (25%). Trong khi đó các bộ cá sóc (Cyprinodontiformes), bộ cá thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá chim trắng (Characiformes) và bộ cá nóc (Tetraodontiformes) chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có từ 2-4 loài chiếm 5-10% tổng số loài cá cảnh hiện có ở thành phố Huế. Như ta đã biết ở 2 bộ cá vược và cá chép có số lượng loài rất cao bên cạnh đó một số lượng khá lớn cá trong hai bộ này có khả năng chống chịu tốt với khí hậu khắc nghiệt miền trung, có nhiều hình dạng và màu sắc đẹp, rẻ tiền, phổ thức ăn rộng, có thể nuôi kết hợp nhiều loài khác nhau trong cùng một bể, phù hợp với thị hiếu và sở thích của người dân Huế.
4.2.3. Tình hình sản xuất giống cá cảnh ở Huế
Hiện nay nhu cầu chơi cá cảnh của người dân tăng cao, thành phần loài cũng phong phú hơn, tuy nhiên việc tạo nguồn cá giống chưa được chú ý. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn các loài cá cảnh có giá trị như la hán, cá rồng, tai tượng, phát tài, cá dĩa đều phải nhập về từ thành phố Hồ Chí Minh, Thái Lan, Singapo và Inđônêxia. Ở Huế vẫn chưa thấy trại nào cho sinh sản thành công các giống cá dĩa, cá rồng, tai tượng. Cá la hán vẫn có thể cho đẻ được nhưng chất lượng cá không được tốt, cá nuôi không lên gù do qua các thế hệ lai đã gây thoái hóa nguồn giống ban đầu nên để đáp ứng nhu cầu của thị trường các giống cá đó đều phải nhập về. Đây đều là các giống cá cảnh có giá trị nếu được chú ý quan tâm sản xuất được những loài cá này có thể đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Bên cạnh đó có một số giống cá có thể cho sinh sản bình thường ở các trại giống thành phố Huế như: thần tiên, mắt lồi, chép Nhật, cá xiêm, bảy màu, đầu lân, nguồn giống sản xuất ra có thể đáp ứng nhu cầu thị trường cá cảnh ở thành phố. Một số giống cá như: xê can, anh đào, phượng hoàng, hoàng châu, phi tiễn, nê on sản xuất ra vẫn chưa đủ cung ứng cho thị trường. Các giống cá còn lại chưa sản xuất giống được nên đều phải nhập về từ thành phố Hồ Chí Minh. Các trại ở đây phần lớn là trạm trung gian tiêu thụ cá cảnh cho các trại cá ở thành phố Hồ Chí Minh, các trại này hiện nay thường chờ gần vào dip lễ tết mới đặt hàng các trại cá cảnh lớn từ Thành phố Hồ Chí Minh chuyển cá ra để bán.
Bảng 3: Những loài cá cảnh phổ biến đã được sinh sản nhân tạo
STT
Loài
Đã cho sinh sản
Chưa sinh sản
1
Cá phi tiễn
x
2
Cá tứ vân, xê can
x
3
Cá vàng
x
4
Cá chép Nhật
x
5
Cá anh đào
x
6
Cá Thái Hổ
x
7
Cá phượng hoàng
x
8
Cá heo lửa
x
9
Cá ông tiên
x
10
Cá La Hán
x
11
Cá dĩa, lồng bàn
x
12
Phát tài
x
13
Cá xiêm, cá đá
x
14
Cá khổng tước, bảy màu
x
15
Neon
x
4.3. Nhu cầu chơi cá cảnh của người dân
Ở Huế hiện nay do kinh tế đã phát triển, cuộc sống cũng đã dư dã hơn nên nhu cầu chơi cá cảnh của người dân rất lớn, người chơi cá cảnh cũng đủ mọi tầng lớp. Những người có tiền thì tậu cho bể cá nhà mình những chú cá đắt tiền như họ cá rồng: kim long, thanh long, ngân long hay những chú cá La Hán, phát tài, cá dĩa…Họ luôn săn lùng tìm về cho mình những chú cá gọi là “hàng độc”. Nếu như cách đây không lâu thì những chú cá la hán đã từng làm mưa làm gió trên tất cả thị trường trong nước không chỉ ở Huế thì hiện nay phong trào chơi cá la hán cũng đã ít đi nhiều, nguyên nhân là do cá la hán hiện nay không còn nguyên gốc như khi nhập về nên nuôi mãi vẫn không lên đầu. Đối tượng này cũng là loài cá dữ không thể nuôi chung với các loài cá khác nên những người chơi thường mua những con đã lên đầu nhưng giá thành khá cao. Hiện nay thì cá phát tài cũng đang dần lên ngôi vì theo quan niệm những con cá này sẽ đem lại nhiều may mắn hơn. Những người chơi bình thường thì họ chọn cho mình những loài cá rẻ tiền hơn như thần tiên, cá tây, xê can, anh đào…về tô điểm cho bể cá hay hòn non bộ nhà mình. Thị trường cá cảnh ở Huế hiện nay tuy có tiềm năng lớn nhưng chủ yếu chỉ vào những dịp giáp tết vì lúc này nhiều người muốn làm cho căn nhà của mình đẹp nổi bật hơn trong ngày Tết cổ truyền hay là vào dịp hè, lúc này điều kiện tự nhiên để nuôi cũng thuận lợi hơn, một số cán bộ công viên chức hay học sinh được nghỉ hè họ muốn tìm cho mình thú chơi trong dịp nghỉ hè nên thị trường cá cảnh trở nên sôi động hơn so với những ngày bình thường.
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng ở các quầy cá cảnh thành phố Huế xuất hiện 40 loài, tuy nhiên trong đó chỉ có 15 loài cá theo thống kê là bán được nhiều nhất, được người dân ưa thích nhất gồm các loài được nêu ở bảng 4 dưới đây.
Bảng 4: Một số loài cá cảnh được nuôi và chơi phổ biến nhất hiện nay
STT
Tên Việt Nam
Tỷ lệ cá cảnh được nuôi và chơi phổ biến nhất (%)
1
Cá phi tiễn
45,63
2
Cá tứ vân, xê can
51,75
3
Cá vàng
90,63
4
Cá chép Nhật
75,00
5
Cá anh đào
38,75
6
Cá Thái Hổ
41,38
7
Cá phượng hoàng
45,63
8
Cá heo lửa
37,50
9
Cá ông tiên
87,50
10
Cá La Hán
42,50
11
Cá dĩa, lồng bàn
18,75
12
Phát tài
53,75
13
Cá xiêm, cá đá
84,38
14
Cá khổng tước, bảy màu
96,88
15
Neon
39,38
Qua bảng trên ta có thể thấy được mức độ phổ biến của các loài cá cảnh hiện nay trên địa bàn thành phố Huế. Những loài cá được nuôi và chơi nhiều nhất vẫn là các loài bảy màu (96,88%), ông tiên (87,50%), cá xiêm (84,38%), cá vàng (90,63%), chép Nhật (75%), phát tài (53,75%), xê can (45,63%)... Những loài cá này được ưa chuộng do phù hợp với sở thích của người dân xứ Huế, đây là những loài cá hiền, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường và nuôi kết hợp được các loài với nhau mà không sợ đối địch...Những chú cá xiêm (cá chọi) hấp dẫn bởi tính hiếu chiến của chúng, bởi đặc tính bảo vệ vùng lãnh thổ nên chúng được phần lớn là tầng lớp thanh thiếu niên ưa chuộng sử dụng trong các cuộc thi chọi cá hay chọi cá cá độ. Các loài cá thần tiên, bảy màu, cá vàng…tô điểm thêm cho bể cá nhiều màu sắc lung linh, loài cá phát tài được nuôi mong đem đến sự phát tài thịnh vượng cho gia đình và công việc làm ăn. Nhiều người quan niệm rằng với những chú cá phát tài này trong nhà thì công việc kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn hơn. Bên cạnh đó một số loài vẫn còn ít được quan tâm hơn như cá dĩa (18,75%), heo lửa (37,50%), anh đào (38,75%), nê on (39,38%)…vì khó chăm sóc (cá dĩa, heo lửa) hay vì chưa chiếm được thị hiếu của những người chơi (anh đào, nê on).
4.4. Các bệnh thường gặp ở cá cảnh
Bảng 5: Tỷ lệ các bệnh thường gặp ở cá cảnh
STT
Các bệnh thường gặp
Tỷ lệ (%)
1
Bệnh thối mang, nấm mang
90,63
2
Bệnh thối đuôi, vây
78,13
3
Bệnh đốm đỏ
56,25
4
Bệnh trùng mỏ neo
40,63
5
Bệnh rận cá
53,13
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng cá cảnh ở Huế thường bị bệnh thối mang,nấm mang chiếm tỷ lệ cao nhất 90,63%, tiếp đến là bệnh thối đuôi,vây chiếm 78,13%, bệnh ít gặp nhất là bệnh trùng mỏ neo (chiếm 40,63%).
Theo kinh nghiệm của một số chủ trại sản xuất, những người bán và chơi cá cảnh thì bệnh xuất hiện do thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ thường rất thấp vào mùa lạnh trong khi đó những loài cá cảnh được nuôi thường là các loài cá nhiệt đới nên khả năng chịu lạnh của chúng rất kém, làm suy giảm khả năng miễn dịch, nên tỷ lệ mắc bệnh của cá cảnh ở Huế cũng rất cao, khi cá bị bệnh thì những người nuôi thường tự chữa trị bằng các bài thuốc gia truyền hay tự tìm cách chữa trị trên sách báo là chính. Một số bệnh thường gặp trên cá cảnh hiện nay ở Huế và cách phòng trị:
4.4.1. Bệnh thối mang, nấm mang.
Nguyên nhân: Do nấm Branchiomyces, có thể làm cho mang bị thối .
Triệu chứng: Cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm, vết có màu trắng mịn, có lông tơ đặc trưng. Khi cá bị nhiễm nấm nặng thì vết nhiễm nấm có thể chuyển sang màu xám, thậm chí là màu đỏ. Trong một số trường hợp, có thể chữa được bằng cách tắm nước muối trong thời gian dài và tăng hàm lượng oxy trong bể. Vì thế chế độ chăm sóc tốt bể cá chính là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh này.
Bệnh thối mang xuất hiện trên hầu hết các đối tượng cá cảnh nước ngọt như cá tây, la hán, lồng bàn…
4.4.2. Bệnh do vi khuẩn
4.4.2.1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas (còn gọi là bệnh thối đuôi, vây)
- Tác nhân gây bệnh: Thuộc nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas: A. hydrophila, A. caviae, A. sobria. Vi khuẩn hiện diện bình thường trong nước, đặc biệt khi trong nước có nhiều chất hữu cơ. Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong ruột cá.
- Đối tượng nhiễm bệnh: Các loại cá cảnh nước ngọt
- Lứa tuổi mắc bệnh: Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng, mắt lồi, mờ đục và phù ra, xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.
- Phòng trị: Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng (nhóm nguyên sinh động vật), tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ (môi trường nuôi nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp... Dùng thuốc tím ( KMnO4 ) tắm cá, liều dùng là 0,4g/100 lít nước. Xử lý lặp lại sau 3 ngày, định kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá. Có thể dùng thuốc trộn vào thức ăn như sau:
+ Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày (nên hạn chế sử dụng).
+ Enrofloxacin: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày.
+ Streptomycin: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.
+ Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày.
+ Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày [11].
4.4.2.2. Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ)
- Tác nhân gây bệnh: Pseudomonas fluorescens, P. anguilliseptica, P. chlororaphis,...
- Đối tượng nhiễm bệnh: tất cả các loài cá cảnh nước ngọt (la hán, phát tài, bảy màu) .
- Dấu hiệu bệnh lý: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng. Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn. Pseudomonas spp gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stress, các thương tổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy giảm…xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da...
- Phòng trị: Dùng vaccin phòng bệnh, giảm mật độ nuôi, cung cấp nguồn nước tốt, tắm KMnO4 hay nước muối liều dùng là 0,4g/100 lít nước không qui định thời gian. Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.
4.4.3. Bệnh do giáp xác ký sinh
4.4.3.1. Bệnh do trùng mỏ neo
- Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo.
- Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Tác hại và phân bố bệnh: Bệnh gây tác hại lớn đối với sự phát triển của cá. Đối với cá đã lớn, trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,... xâm nhập. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, ... trên các loài cá cảnh.
- Phòng trị: Nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 1-2,5g/100 lít nước tắm cá trong một giờ hoặc dùng Dipterex 5 g /100 lít, mỗi tuần 2 lần[11].
4.4.3.2. Bệnh rận cá
- Tác nhân gây bệnh: Trùng thường gây thuộc giống Argulus, màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, bọ vè, nhận thấy được bằng mắt thường.
- Dấu hiệu bệnh: Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công. Khi bị bệnh cá có dấu hiệu bơi loạn xạ, hay húc người vào thành bể hay bể kính, trên bề mặt da có xuất hiện các vết loét.
- Phòng trị: Dùng thuốc tím KMnO4 với nồng độ 1 g/100 lít, ngâm trong một giờ [11].
4.5. Những thuận lợi và khó khăn khi nuôi cá cảnh
4.5.1. Thuận lợi
Huế là một thành phố du lịch, người dân Huế rất thích thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên, thích hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên để tìm ra cho mình những thú vui trong đó. Cuộc sống hiện đại đã ngày càng trở nên hối hả, mọi người gần như cuốn theo vào vòng xoáy của thị trường mà con người dần mất đi ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Trong ước muốn cân bằng việc đó, giữ một bể cá trong nhà trở thành sự lựa chọn hàng đầu để thư giãn. Đã từ nhiều năm, các nghiên cứu cho rằng nuôi cá sẽ giúp giảm đi stress, gắn liền các mối quan hệ gia đình và nâng cấp chất lượng cuộc sống. Quan trọng hơn hết, qua việc chăm sóc cá và tiếp sức cho việc sinh sống của loài vật, sở thích nuôi cá trở nên lịch thiệp và phong phú. Không chỉ là để vui mắt, điểm tô cho không gian mỗi căn phòng, góc làm việc, chơi cá cảnh còn mang đến khoảnh khắc bình yên và thư thái tâm hồn cho mỗi người. Khó có thể kể hết các loại cá đang được giới chơi cá cảnh ưa chuộng và trong mỗi loài cá lại có một đặc điểm riêng, gửi gắm ước vọng của người chơi. Cá rồng làm sáng bể kính nhờ sắc vàng và đỏ, loại cá này mang ý nghĩa phát tài, phúc, lộc, thọ. Cá đĩa thường được giới trẻ lựa chọn bởi sự bơi lượn nhanh nhẹn và không kén thức ăn. Rồi cá nê on, thần tiên, khổng tước, cá vàng, cá đá... mỗi loại mang một đặc trưng thú vị riêng. Theo quan niệm phong thủy, bể cá thủy sinh sẽ điều hòa không gian, hướng sinh khí vào không gian sống và làm việc. Làm bạn với cá cảnh là tạo ra sự thích thú, vui tươi cho con người khi tự tay nuôi, chăm sóc chúng. Người chơi cá cảnh rất vui thích khi trải qua từng ngày mong đợi để được nhìn những chú cá cảnh lớn lên hàng ngày đùa vui trong không gian xanh của thủy sinh. Những người chơi có thể gặp gỡ, trao đổi về niềm đam mê và những kiến thức về nuôi cá cảnh. Nhiều người cho rằng chơi cá cảnh như một sự bí ẩn và hấp dẫn của thú chơi này luôn đòi hỏi sự khám phá của mỗi người. Sau mỗi ngày làm việc căng thẳng, ngắm nhìn bể cá thấy tâm hồn sảng khoái lâng lâng, một chút những điều nhỏ bé ấy kỳ diệu thay lại mang đến niềm vui cho mỗi người..
Bên cạnh những giá trị tinh thần mà cá cảnh đem lại thì giá trị kinh tế của nó cũng khá lớn, nghề nuôi cá cảnh cũng đã đem lại công ăn việc làm cho nhiều người, theo thống kê trong bảng điều tra về những hộ kinh doanh cá cảnh thì thu nhập bình quân của họ hàng năm cũng gần xấp xỉ 30 triệu đồng, đây cũng là số tiền không nhỏ so với cuộc sống ở Huế của những người lao động. Nếu những người tạo ra được những loài cá “độc” thì cũng kiếm cho mình một số khá lớn. Những người có tiền họ luôn sẵn tiền chi ra để đưa về cho mình những loài cá đẹp, họ không bao giờ tiếc tiền cho những chú cá giá trị của mình. Thành phố Huế còn là một thị trường tiêu thụ cá cảnh khá lớn, những người chơi cá cảnh tương đối nhiều nên đây cũng là thuận lợi cho những người sản xuất giống cá cảnh, vì sản xuất muốn tồn tại thị cần phải có thị trường.
Với những giá trị tinh thần và giá trị kinh tế mà cá cảnh mang lại đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường cá cảnh ở Thừa Thiên Huế ngày càng sôi động và phát triển hơn.
4.5.2. Khó khăn
Thời tiết ở Huế rất khắc nghiệt đối với những đối tượng nuôi, chế độ nhiệt thường không ổn định lúc thì lên quá cao, lúc lại xuống quá thấp làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi sinh hóa trong cơ thể của cá, gây stress và làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể làm cho cá dễ bị bệnh hơn. Các trại sản xuất cá qua mùa đông đều phải sử dụng hệ thống nâng nhiệt để tránh cho cá bị bệnh, sản xuất giống lại khó làm giá cá giống tăng cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó các giống cá nhập về thường phải vận chuyển một quãng đường khá xa từ thành phố Hồ Chí Minh ra làm cho cá bị yếu, không thích ứng kịp với điều kiện môi trường ở Huế nên mỗi lần nhập về cá thường bị còi cọc, phát triển chậm, người chơi cá cảnh mua về chỉ nuôi được trong một thời gian ngắn thì cá chết hoặc bị bệnh. Mặt khác những người sản xuất và chơi cá cảnh thường có kinh nghiệm thực tiễn là chính, không có các lớp tập huấn về chăm sóc và nuôi dưỡng cá cảnh nên việc chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cá còn gặp nhiều trở ngại, cá bị chết còn nhiều. Thêm vào đó một số trại do thiếu vốn, thiếu mặt bằng để sản xuất nên nguồn con giống sản xuất ra còn có phần hạn hẹp.
4.6. Đặc điểm sinh học của một số loài cá cảnh phổ biến hiện nay ở Huế.
4.6.1. Cá thia xiêm (cá đá)
4.6.1.1. Phân loại
Bộ cá vược : Perciformes
Họ cá tai tượng : Osphronemidae
Giống : Betta
Loài : Betta splendens
4.6.1.2. Đặc điểm
Đây là loài cá có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cá có chiều dài từ 5-6cm, thân tròn dài, dạng dẹp hai bên. Miệng như nằm ở đầu mõm hơi xiên, gờ trán vát. Thân phủ vảy tròn, to vừa. Cá có vây lưng khi căng ra giống như cánh buồm, vây hậu môn lớn và dài. Vây đuôi thuôn tròn, vây ngực hai bên như thanh kiếm.
Màu sắc của cá qua quá trình lai tạo có thể chuyển từ màu xanh lá cây, xanh lam, đỏ tía,....trên toàn thân hay trên hai vây lớn của vây lưng, vây hậu môn.
Cá có tập tính bảo vệ lãnh thổ cao nên được dùng trong các thi chọi cá. Đây là loài cá rất thịnh hành trên thành phố Huế, ở các cơ sở nuôi thì loài cá này bán rất chạy và cho giá trị kinh tế cao.
Hình 2: Cá thia xiêm
4.6.2. Cá vàng
4.6.2.1. Phân loại
Bộ cá chép : Cypriniformes
Họ cá chép : Cyprinidae
Loài cá vàng, cá tàu, cá 3 đuôi, mắt lồi
Tên khoa học: Carassius auratus
4.6.2.2. Đặc điểm
Cá có kích thước khoảng 10 - 20cm, với nhiều dạng và màu sắc khác nhau, có dạng thân tròn, ngắn, bụng to, mắt to và lồi, đuôi dài và xòe ra, thường phân thành 3 thùy (có khi có 1, 2 hoặc 4 thùy tùy theo loài). Cá vàng thường có màu đỏ, vàng cam và đen, nhưng ngày nay đã lai tạo được nhiều giống mới, có màu sắc rất đặc biệt như: trắng, tam sắc, ngũ sắc... một số lòai trên đỉnh đầu có khối bướu thịt, có hình dạng như cái nón hoặc vuông. Cá vàng thường được nuôi cảnh trong nhà cũng như trong vườn, khả năng chịu đựng biến thiên nhiệt độ cao, nhưng nhiệt độ thích hợp từ 10-30oC, thích sống trong vùng nước sạch có các yếu tố thủy lý, hóa trung bình trở lên, độ pH dao động từ 5-8. Cá vàng là loài thiên về thức ăn động vật như là trùn chỉ, lăng quăng hay thức ăn tổng hợp có độ đạm từ 20% trở lên.
Đây cũng là một trong số những loài cá đang thịnh hành trên địa bàn thành phố, các trại sản xuất hiện đã có thể sản xuất được giống cá này và cung cấp đủ giống cho các quầy bán cá cảnh khác.
Hình 3: Cá vàng
4.6.3. Cá thần tiên
4.6.3.1. Phân loại
Bộ cá vược : Perciformes
Họ cá rô phi : Cichlidae
Giống cá thần tiên : Pterophyllum
Loài : Pterophyllum spp
Hình 4: Cá thần tiên
4.6.3.2. Đặc điểm
Cá thần tiên có dáng tròn, thân dẹp về hai phía, dạng tròn như cá dĩa, tuy mình không có màu sắc tươi tắn, nhưng nhờ có sự phối trí của cá vi kỳ như vi lưng, vi ngực, vi bụng quá dài nên khi di chuyển, cá tạo được sự mềm mại, thướt tha, chậm rãi trong dáng bơi, đĩnh đạc hoặc trong tư thế nên tạo nét phúc hậu thần tiên.
Cấu tạo của cá thần tiên khá đặc biệt, nếu không kể vây, chiều dài của thân bằng 1/3 chiều cao của thân. Chiều cao của vây cao đến 25cm. Màu sắc cá thay đổi tùy loài. Có loại màu đen tuyền bên hông có các sọc ngang, có loại thân màu bạc có sọc ngang,...Đa phần màu vây và đuôi trùng với màu thân. Cá thường được nuôi trong bể có chiều dài từ 60-80 cm, nhiệt độ nước 20-30oC, đòi hỏi ngưỡng oxy cao, có thể nuôi ghép với các loài khác. Cá cũng khá dễ nuôi, thức ăn của chúng chỉ là giun, côn trùng, chất thực vật, thức ăn viên tổng hợp.
Đây là một trong số những loài cá được ưa chuộng ở Huế vì dáng vẻ kiều diễm, thướt tha khi bơi lươn, khi điềm đạm vô tư, khi nhanh nhẹn gấp gáp, cả đàn như sao sa, như xoắn lốc. Mặt khác ở thành phố Huế, cá thần tiên chịu đựng được điều kiện sống rất tốt, dễ nuôi và giá rẻ nên được các gia đình chọn nuôi nhiều.
4.6.4. Cá bảy màu
4.6.4.1. Phân loại
Bộ : Cyprinodontiformes
Họ : Poeciliidae
Giống : Poecilia
Loài : Poecilia reticulata
Tên Việt Nam: cá bảy màu, cá khổng tước
Hình 5: Cá bảy màu
4.6.4.2. Đặc điểm
Cá có màu sắc rất đa dạng, thân cá có thể có màu từ xám sậm đến xanh nhạt, vây có rất nhiều màu sắc đỏ, tím, xanh dương, xanh lục....Con đực thường có màu sắc sặc sỡ hơn con cái. Khởi điểm gốc vây lưng nằm ở cuối phần lưng, vây ngực nằm ở ngực, vây đuôi và vây hậu môn nằm sát hậu môn, các vây này nằm xiên về hướng đuôi. Vây đuôi hình chiếc quạt xòe ra. Thân cá tròn dài, kích thước từ 5-7cm. Cá bảy màu thuộc loài ăn tạp, chúng ăn mùn bã hữu cơ, cung quăng, trùn chỉ hay thức ăn viên.
Loài cá này hiện đang được chơi rất nhiều tại thành phố Huế, bởi màu sắc rất đa dạng của nó nên nó còn được gọi bởi cái tên cá tây. Nhiều người nuôi còn nuôi cá này trong các bể cá la hán, cá rồng để làm thức ăn cho các loài đó vì cá bảy màu này sinh sản rất nhiều.
4.6.5. Cá chép Nhật
4.6.5.1. Phân loại
Bộ cá chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài : Cyprinus carpio
Tên Tiếng Việt : chép Koi, chép Nhật,...
Hình 6: Cá chép Nhật ( màu trắng ở giữa)
4.6.5.2. Đặc điểm
Cá có thân hình dẹp bên, đầu thon và cân đối. Cá có hai đôi râu hướng về phía trước khá rộng; vây ngực, vây bụng, vây hậu môn và vây đuôi rất dài tạo dáng rất đẹp cho cá khi bơi. Cá chép Nhật có thân màu trắng trong, vảy xếp thứ tự như vảy rồng. Đây là loài cá ăn tạp, thức ăn công nghiệp của chúng được làm chủ yếu bằng các nguyên liệu như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.
Hiện nay trên thành phố đã nhập nội bốn loại cá chép Nhật: đỏ, trắng, vàng và đen. Đây là loài cá hiền, dễ nuôi, có thể nuôi chung với các loài cá khác nên được nuôi rất phổ biến, loài cá này được tiêu thụ rất mạnh trên địa bàn thành phố.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết kuận
Qua quá trình điều tra nghiên cứu tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Hiện nay trên địa bàn thành phố có 7 trại sản xuất giống và 12 quầy bán cá cảnh. Phần lớn các trại và quầy bán này đã tồn tại rất lâu, chỉ có 1-2 trại cá mới mở thêm.
- Số loài thuộc bộ cá vược (Perciformes) chiếm ưu thế nhất với 17 loài chiếm 42,50%, tiếp theo là bộ cá chép (Cypriniformes) có 10 loài chiếm 25%, còn lại các loài khác chiếm 32,5%.
- Thành phần loài cá cảnh ở Huế hiện nay rất phong phú với nhiều giống loài khác nhau. Trong tổng số 40 loài cá cảnh thu được thì có 15 loài được nuôi và chơi phổ biến nhất trên địa bàn thành phố Huế. Phổ biến nhất vẫn là các loài cá vàng, khổng tước, thần tiên, chép, tứ vân, phượng hoàng…
- Các giống cá có giá trị cao ở thành phố Huế hiện nay như cá rồng, la hán, phát tài...chưa cho sinh sản được mà phải nhập từ nơi khác về, ở đây chi mới cho sinh sản được một số giống cá như thần tiên, xiêm, bảy màu, chép cảnh,....Các giống cá cho sinh sản ở Huế rất thích nghi với điều kiện môi trường, khả năng chống chịu cao hơn so với các loài cá nhập về.
- Phần lớn người nuôi và chơi ở đây sử dụng thức ăn viên công nghiệp Shang hai là chính, thức ăn này có giá từ 20000-50000 đồng/kg, thỉnh thoảng có sử dụng trùn chỉ hay bo bo sấy khô làm thức ăn bổ sung cho cá.
- Bệnh thường gặp nhất trên cá cảnh ở Huế là bệnh thối mang,nấm mang chiếm tỷ lệ cao nhất 90,63%, tiếp đến là bệnh thối đuôi,vây chiếm 78,13%, bệnh ít gặp nhất là bệnh trùng mỏ neo (chiếm 40,63%).
5.2. Kiến nghị
- Cần có những nghiên cứu về sinh sản các loài cá cảnh có giá trị cao (cá la hán, tai tượng, cá rồng,…) để chủ động trong việc con giống.
- Nên thành lập Hiệp hội cá cảnh ở Huế để ngành cá cảnh ở Huế được quan tâm và đầu tư nhiều hơn.
- Cần phải nhập thêm nhiều loài lạ, quý hiếm để tạo sự đa dạng, phong phú về thành phần loài.
- Cần có các công trình nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học của nhiều loài cá cảnh quý hiếm nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc nuôi và đáp ứng nhu cầu phong phú của người chơi cá cảnh trên thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách tham khảo
[1]. Võ Văn Chi, 1993. “ Cá cảnh”. Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật, 307 trang.
[2]. Vĩnh Khang, 1998. “ Cá cảnh”. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh,168 trang.
[3]. Vũ Cẩm Lương, 2008. “ Cá cảnh nước ngọt”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 262 trang .
[4]. PTS. Nguyễn Minh,1998. “Kỹ thuật chăm sóc và lai tạo giông cá đĩa”. Nhà xuất bản Mỹ thuật, 143 trang.
[5].Trần Công Tam và Nguyễn Diệp Sơn,1985. “Nuôi cá cảnh xuất khẩu”.Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 146 trang.
[6]. Nguyễn Khoa Diệu Thu và Vũ Thị Tám, 2000. “Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TPHCM, 135 trang.
[7].Bùi Viết Thuyên, 1991. “Cá cảnh và triển vọng xuất khẩu”. NXB Khoa học Kỹ Thuật, 68 trang .
[8]. Mai Đình Yên – Vũ Trung Tạng, và các tác giả khác, 1979. “ Ngư loại học”. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
Các trang web tham khảo
[9].
Cá cảnh
[10].
Diễn đàn Chim - Cá Cảnh Việt Nam - Chuyên mục Cá cảnh - Bể và cây thuỷ sinh
[11].
[12].
Kiến thức toàn diện về cá cảnh , kỹ thuật nuôi cá
[13].
[14].
Cá cảnh nước ngọt (A-Z): Sắp xếp ABC theo tên tiếng Việt thông dụng: Quy hoạch một bể nuôi cá cảnh, Sự sinh sản của cá cảnh trong bể , Thức ăn cho cá cảnh.
[15]. Kỹ thuật nuôi cá cảnh
[16]. ên mục về Cá Cảnh - Thông tin & kinh nghiệm về Sinh sản cá cảnh , hồ cá, các bệnh thường gặp ở cá cảnh…….
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Danh mục các thành phần loài cá cảnh ở Huế 16
Bảng 2: Cấu trúc thành phần loài 20
Bảng 3: Những loài cá cảnh phổ biến đã được sinh sản nhân tạo 22
Bảng 4: Một số loài cá cảnh được nuôi và chơi phổ biến nhất hiện nay 23
Bảng 5: Tỷ lệ các bệnh thường gặp ở cá cảnh 24
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Huế( mapshue,2010) 10
Hình 2: Cá thia xiêm 30
Hình 3: Cá vàng 31
Hình 4: Cá thần tiên 32
Hình 5: Cá bảy màu 33
Hình 6: Cá chép Nhật ( màu trắng ở giữa) 34
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện về số năm kinh nghiệm chơi cá cảnh 14
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cấu trúc thành phần họ và loài cá cảnh 20
PHỤ LỤC
Quầy cá cảnh kiốt số 1 Trần Hưng Đạo
Đi điều tra
Thức ăn cho cá
Bể cá mô ly
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều tra tình hình nuôi và chơi cá cảnh trên địa bàn Thành phố Huế.doc