Điều tra về sự xuất hiện và tác động của các loài rong biển trong các mô hình nuôi tôm biển ở đồng bằng sông Cửu Long

Hầu hết các loại rong phát triển nhiều ở độ mặn thấp 6-16 ppt và chỉ xuất hiện theo mùa vụ, phân bố chủ yếu trong ao, kênh cạn, nước tĩnh và trong. Khi rong và thực vật thủy sinh phát triển ở mức độ thích hợp (20- 32% diện tích ao) thì có lợi cho ao nuôi. Khi phát triển mạnh thì gây nhiều tác hại cho tôm, cá, cua. Đặc biệt, khi chết có thể làm thối nguồn nước nuôi.

pdf53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3344 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra về sự xuất hiện và tác động của các loài rong biển trong các mô hình nuôi tôm biển ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tháng 10 - 11. Nhiệt độ trung bình năm 28.5oC. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết,...Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn. Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một tăng. Đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển. Theo báo cáo của chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu thì trong năm 2009, tổng sản lượng NTTS đạt 700 tấn đạt 107,05% với các mô hình thâm canh, bán thâm canh và quảng canh. Trong đó mô hình nuôi tôm quảng canh cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất với các hình thức nuôi tôm kết hợp: Mô hình tôm Quảng canh cải tiến – kết hợp: Diện tích nuôi toàn tỉnh là: 80.753 ha tập trung ở các huyện: Giá Rai (16.828 ha), Đông Hải (36.878ha), Hòa Bình (11.560 ha), Phước Long (9.587 ha). Mô hình Tôm sú– Lúa: Năm 2009 diện tích được người dân thực hiện sản xuất trong mô hình này ở Phước Long (8.063 ha), Giá Rai (2.990 ha), Vĩnh Lợi (731 ha), Đông Hải (232 ha). Mô hình Tôm càng xanh – Lúa: Trong năm 2009 diện tích thả nuôi tập trung nhiều nhất ở các huyện: Phước Long (5.190 ha), huyện Giá Rai (245 ha). Mô hình Tôm – rừng: Năm 2009, diện tích được nông dân canh tác theo mô hình này là 2.354 ha, tập trung ở các huyện: Đông Hải (1.573 ha), Hòa Bình (781 ha). Năm 2009 Bạc Liêu có 127.000 ha nuôi tôm quảng canh, trong đó mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua, cá đem lại hiệu quả kinh tế cao và chiếm diện tích 11 nhiều nhất, trong đó Giá Rai gần 16.900 ha, Đông Hải 36.900 ha, Hòa Bình 11.560 ha, Phước Long 9.800 ha. Năng suất tôm bình quân của mô hình là 370 kg/ha/năm, năng suất cua 140 kg/ha/năm. So với năm 2006 thì sản lượng bình quân các đối tượng nuôi trong mô hình này đều tăng tôm tăng 20kg, cua tăng 30kg, cá tăng 100kg/ha/năm. (www.baclieu.gov.vn/pages/dktn.aspx) 2.5. Tỉnh Sóc Trăng Hình 2.8: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng (www.soctrang.gov.vn) Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở bờ phải sông Hậu. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.223 km2. Địa hình: địa hình của Sóc Trăng khá bằng phẳng. Đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh là thuộc vùng đất liền. Phần nhỏ còn lại kẹp giữa hai nhánh sông Hậu là một dải cù lao với diện tích hàng trăm kilomet vuông. Địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo với độ cao trung bình từ 0.5 - 1m so với mực nước biển. Hướng dốc chính của địa hình từ 3 phía là sông Hậu, biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào trung tâm. Do địa hình lòng chảo nên khu vực thấp nhất ở phía Nam huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị khó thoát nước, bị ngập úng kéo dài. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có gần 51.000 ha tôm nuôi, trong đó có 41.136 ha diện tích nuôi tôm sú, mỗi năm thu khoảng 23.500 tấn tôm nguyên liệu, đạt hơn 300 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Những vùng thuận lợi, nông dân còn nuôi tăng vụ, lấp vụ, đưa tổng diện tích nuôi thả tôm lên 67.246 ha. Nghề nuôi tôm ở Sóc Trăng có nhiều phương thức: Nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất 450 kg/ha, nuôi bán thâm canh năng suất 3 tấn/ha và nuôi thâm canh (quy trình công nghiệp) năng suất bình quân 6 tấn/ha, có hộ từng đạt 10 tấn/ha. Năm 2003, dịch bệnh xảy ra làm thiệt Địa điểm khảo sát 12 hại 16.346 ha, mất 1.207 triệu con giống, 14.800 hộ mất trắng. Nguyên nhân gây ra là: Môi trường nước không đúng tiêu chuẩn, môi trường xấu làm phát sinh các loại dịch bệnh. (www.soctrang.gov.vn/pages/dktn.aspx) 13 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu số liệu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011-11/2011. Địa điểm thực hiện: - Cà Mau: 15 hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến ở Đầm Dơi, Cái Nước và Trần Văn Thời. - Bạc Liêu: 15 hộ nuôi tôm lúa luân canh ở Phước Long, 15 hộ nuôi quảng canh cải tiến ở Đông Hải. - Sóc Trăng: 15 hộ nuôi tôm lúa luân canh ở Mỹ xuyên. Nguồn thông tin: Thu từ 60 nông hộ ở các tỉnh ven biển ĐBSCL (Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng) bằng cách sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn. Nội dung thu thập: Thu thập thông tin từ nông hộ về: hiện trạng kỹ thuật, kinh tế trong các mô hình nuôi tôm và mùa vụ xuất hiện, chu kì xuất hiện, điều kiện môi trường thích hợp cho rong và thực vật phát triển, sinh khối của rong và thực vật trong ao, tác động của rong biển và khả năng trồng rong biển trong ao nuôi tôm. 3.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu Sử dụng phần mềm excel để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho các chỉ tiêu. Ngoài ra các thông tin thu thập khác từ nông hộ cũng được đưa vào excel để xử lý. 14 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế và vai trò của rong biển trong mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) 4.1.1. Thông tin chung về ao nuôi Qua đợt khảo sát, các thông tin về hiện trạng và kinh tế trong mô hình nuôi tôm quảng canh được trình bày ở Bảng 4.1 Bảng 4.1 Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế trong ao nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) Tỉnh Cà Mau Bạc Liêu Thông tin ao nuôi Diện tích ao nuôi (ha) 1,49±1,06 1,74±0,95 Diện tích mương (%) 34,33±10,83 24,79±9,48 Diện tích trảng (%) 65,67±10,83 75,21±10,11 Diện tích rong (%) 48,46±17,25 61,64±20,89 Độ sâu trảng (m) 0,39±0,11 0,48±0,16 Độ sâu mương (m) 0,95±0,30 1,05±0,23 Cải tạo (lần/năm) 1,57±1,08 2,16±1,58 Thả tôm giống (lần/năm) 8,93±2,66 7,36±4,05 Mật độ thả tôm (con/m2) 1,95±0,97 1,98±1,27 Mật độ thả cua (con/m2) 0,60±1,42 0,15±0,15 Thay nước (lần/tháng) 1,70±0,82 1,90±1,03 Số ngày thay nước (ngày/lần) 9,25±5,93 8,50±2,07 Tỉ lệ thay nước (%/ngày) 32,31±17,87 42,92±21,37 Độ mặn mùa khô (ppt) 26,27±9,42 30,14±7,40 Độ mặn mùa mưa (ppt) 5,42±2,68 5,29±3,87 Sản lượng (kg/hộ/năm) Tôm sú 269±140 261±179 Tôm khác 94±36 315±372 Cá 197±142 240±302 Cua 60±36 189±132 Năng suất(kg/ha/năm) Tôm sú 277±286 156±111 Tôm khác 27±62 90±118 Cá 109±151 98±119 Cua 34±44 113±57 Giá (1000 VND/kg) Tôm sú 178±39 170±22 Tôm khác 48±8 44±5 Cá 18±12 13±6 Cua 164±80 144±8 Hiệu quả kinh tế (x1000 VND) Tổng chi phí (VND/ha/năm) 16005±10119 11737±7409 Thu nhập (VND/ha/năm) 52767±40340 43082±27756 Lợi nhuận (VND/ha/năm) 36762±35140 31346±28876 15 Trong mô hình nuôi tôm QCCT tại Cà Mau từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy diện tích ao trung bình 1,49 ha, trong đó diện tích mương 34,33% và trảng là 65,67, Mực nước trung bình trên trảng là 0,39m và mương là 0,95 m. Tại Bạc Liêu, diện tích ao trung bình là1,74 ha, độ sâu mương và trảng lần lượt là 1,05 và 0,48m. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) thì diện tích mương trung bình 25 - 30% và mức nước trên trảng là 0,4 - 1 mét trong vuông nuôi là tương đối thích hợp là tương đối thích hợp trong mô hình này. Hệ thống cấp thoát nước hầu hết nông dân sử dụng cống để thay nước hoặc là sử dụng máy bơm để cấp nước và thay nước do kênh có mực nước thấp và không gần nguồn nước. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) diện tích của ruộng nuôi thường từ 1 - 2 ha. Diện tích ruộng nuôi không nên lớn hơn 2 ha để thuận tiện cho việc quản lý và chăm sóc ao nuôi, nếu diện tích lớn hơn 2 ha thì nên phân thành nhiều ao nuôi độc lập nhau. Qua khảo sát, diện tích canh tác của các hộ nông dân ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là khá lớn. Do diện tích ao nuôi lớn và diện tích phần trảng tương đối rộng nên đây là điều kiện cho rong phát triển. Trung bình diện tích rong chiếm khoảng 48,46 % diện tích ao nuôi. Ngoài đối tượng được thả nuôi là tôm sú thì hầu hết các nông hộ đều thả nuôi kết hợp với cua và cá để tăng thu nhập. 4.1.1.1. Cải tạo Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong nuôi trồng thủy sản góp phần quyết định đến thành công của vụ sản xuất. Các yếu tố gây hại đến các đối tượng nuôi đều tồn tại phần lớn ở đáy ao. Sên vét bùn: sau mỗi vụ nuôi các ao thường bị bồi lắp bởi một lượng lớn phù sa từ sông, gạch và sạt lở đất từ bờ. Do đó, sên vét đáy ao là cách làm bắt buộc sau mỗi vụ nuôi. Phương thức thực hiện là thủ công hoặc cơ giới và thường 1 - 2 lần/năm. Dùng thuốc - hóa chất: Nhìn chung trong các mô hình nuôi tôm được khảo sát việc dùng thuốc và hóa chất rất hạn chế 16 4.1.1.2. Con giống Người dân thường sử dụng nguồn tôm giống địa phương hoặc các tỉnh lận cận là chính, một số hộ sử dụng nguồn giống tại các tỉnh miền trung nhưng cũng đã qua trung gian tại các trại giống địa. Hầu hết các nguồn giống này không được người dân đem xét nghiệm trước khi thả do số lượng thả mỗi lần không lớn và được thả nhiều lần trong năm nên việc xét nghiệm thường không được chú trọng. Trong mô hình nuôi tôm Quảng canh cải tiến cua giống được mua từ trại giống hoặc từ tự nhiên. Kích cỡ cua giống thường tương đối nhỏ (cua me hoặc cua tiêu) do đó lượng cua giống được thả tương đối nhiều. Cua là đối tượng đang được nuôi kết hợp trong ao nuôi tôm hiện nay. 4.1.1.3.Thả giống Trong nuôi QCCT số đợt thả tôm sú giống trong một năm khoảng 8-9 lần. Hầu hết giống được thả đều vào mỗi tháng, chỉ vào những tháng cải tạo thì giống mới không được thả. Tuy nhiên, do được thả nhiều lần trong năm nên số lượng mỗi lần thả tương đối thấp và nguồn giống cũng không được kiểm tra chất lượng. Mật độ thả trung bình rất thấp khoảng 2 con/m2. Vì vậy, để có năng suất cao trong mô hình này thì đòi hỏi diện tích nuôi phải lớn. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) mật độ thả tôm trong mô hình này khoảng 0,5-2 con/m2. Cua giống được thả nhiều lần trong năm, do được thả theo mùa và đây chỉ là đối tượng nuôi kết hợp nên mật độ thả tương đối thấp (ở Cà Mau là 0,6 con/m2/năm và Bạc Liêu là 0,15 con/m2/năm). Nhiều hộ nuôi tôm QCCT không thả kết hợp cua trong ao nuôi, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú. 4.1.1.4. Thay nước Thay nước là biện pháp duy nhất để đảm bảo chất lượng nước trong các mô hình nuôi tôm. Nguồn nước thay lấy trục tiếp từ kênh gạch, không qua xử lí và phụ thuộc vào nước triều (1,7 lần/tháng). Thay nước theo con nước cường, mỗi lần thay 32,33% nước trong ao đối với ao nuôi tại Cà Mau và 42,92% tại ao nuôi ở Bạc Liêu. Thay nước chủ yếu bằng hai hình thức xả theo con nước hoặc bơm cấp nước. Độ mặn giữa mùa mưa và mùa nắng có sự chênh lệch lớn, dao động trong khoảng 5-30‰. Theo khảo sát của Nguyễn Văn Tròn (2011) thì độ mặn trong ao nuôi QCCT tại các tỉnh ven biển ĐBSCL thì độ mặn vào mùa mưa chỉ còn lại 3 - 4‰ nhưng vào mùa nắng lên đến 30‰. 17 4.1.1.5. Sản lượng và năng suất Sản lượng và năng suất tôm sú tại 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu lần lượt là 269 kg/năm, 277 kg/ha/năm và 261 kg/năm, 156 kg/ha/năm. Sản lượng tôm sú của 2 tỉnh nhìn chung tương đương nhau nhưng năng suất tôm có sự khác biệt lớn là do mật độ thả tôm và số lần thả tôm của Cà Mau cao hơn ở Bạc Liêu. Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Minh Đảm (2010) năng suất bình quân trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 323 kg/ha/năm. Năng suất bình quân trong mô hình nuôi tôm Quảng canh cải tiến là từ 0,3-0,5 tấn/ha/năm và mô hình nuôi tôm lúa cho năng suất phổ biến từ 250-500 kg/ha (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004). Nguồn tôm tự nhiên tại Bạc Liêu tương đối lớn, năng suất khoảng 90 kg/ha/năm cao gấp 3 lần so với Cà Mau 27 kg/ha/năm. Sản lượng cá tại Bạc Liêu tuy có cao hơn Cà Mau nhưng năng suất lại thấp hơn khoảng 10 kg/ha/năm (98kg/ha/năm và 109 kg/ha/năm). Năng suất cua trung bình tại Bạc Liêu là 113 kg/ha/năm và Cà Mau là 34 kg/ha/năm. 4.1.2. Phân tích hiệu quả kinh tế 4.1.2.1. Giá bán Giá bán của tôm sú phụ thuộc vào trọng lượng tôm. Tôm có kích cỡ càng lớn giá càng cao. Trung bình giá tôm sú tại thời điểm khảo sát khoảng 170-178 ngàn/kg. Giá tôm cao nhất có thể lên đến 250 ngàn/kg, đối với tôm có kích thước nhỏ thì giá có thể xuống thấp đến chỉ 63 ngàn/kg. Giá bình quân của các loại tôm tự nhiên khoảng 45 ngàn/kg, cá khoảng 13 ngàn/kg. Giá cua trong năm vừa qua tương đối cao trung bình khoảng 144 ngàn/kg tại Bạc Liêu và 164 ngàn/kg tại Cà Mau. 18 4.1.2.2. Chi Phí Hình 4.1: Cơ cấu chi phí trong mô hình nuôi QCCT ở Cà Mau và Bạc Liêu Trong nuôi trồng thủy sản nói chung thì chi phí sản xuất bao gồm giống, thức ăn, hóa chất - thuốc, lao động và cải tạo là chủ yếu. Từ kết quả khảo sát, ta thấy rằng mô hình nuôi tôm QCCT chi phí cho con giống chiếm đến 50% trong tổng chi phí, gấp khoảng 2 lần chi phí cải tạo. Chi phí cải tạo chiếm khoảng 25-30% trong tổng chi phí. Trong mô hình nuôi tôm này không tốn chi phí về thức ăn và lao động, do sử dụng chủ yếu là lao động nhà. Không sử dụng thức ăn trong quá trình nuôi, chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Mặt khác, do mật độ nuôi thấp và được thả nhiều lần trong năm nên cũng không cần bổ sung thêm thức ăn nhân tạo. Chi phí cho hóa chất tương đối thấp, thường sử dụng vôi để cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi. 4.1.2.3. Thu nhập Thu nhập bình quân của một số hộ dân ở ĐBSCL khoảng 36,7 triệu/năm tại Cà Mau và 31,3 triệu/năm tại Bạc Liêu. Kết quả này là tương đối thấp so với điều tra của Nguyễn Văn Tròn, 2011 thu nhập bình quân của người dân ở ĐBSCL khoảng 50 triệu/năm. Nguyên nhân thu nhập của người dân còn thấp là do tình hình dịch bệnh đang rộng khắp ở các tỉnh ĐBSCL trong năm vừa làm cho sản lượng tôm giảm đáng kể. Nhiều hộ nuôi bị lỗ vốn do tôm chết nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều hộ thu nhập trên 300 triệu/năm. CÀ MAU 29% 52% 6% 13% Cải tạo Giống Hóa chất Khấu hao BẠC LIỆU 25% 49% 12% 14% Cải tạo Giống Hóa chất Khấu hao 19 4.1.3. Đánh giá tác động của Rong biển trong ao nuôi QCCT 4.1.3.1. Điều kiện sinh trưởng của Rong biển Đa số người dân cho rằng các loài rong trong vuông tôm QCCT thường xuất hiện vào mùa mưa có độ mặn thấp và điều kiện thời tiết thuận lợi. Ý kiến của người dân 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không có sự khác biệt nhiều về mùa vụ xuất hiện của rong. Riêng ở Bạc Liêu khoảng 75% người dân cho rằng Rong mền xuất hiện vào mùa mưa, còn ở Cà Mau chỉ 30% đồng ý với ý kiến này. Hình 4.2: Mùa vụ xuất hiện của Rong biển trong ao nuôi QCCT Trên 80% người dân hai tỉnh cho biết rong đá xuất hiện vào mùa mưa. Số lượng người dân cho rằng cỏ năng xuất hiện vào mùa mưa là 50% người dân ở Bạc Liêu và 75% ở Cà Mau. Số lượng người dân còn lại cho rằng cỏ năng xuất hiện quanh năm. CÀ MAU 0 20 40 60 80 100 R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG Mùa vụ xuất hiện % Ý K iế n Mùa nắng Mùa mưa BẠC LIÊU 0 20 40 60 80 100 R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG Màu vụ xuất hiện % Ý K iế n Mùa nắng Mùa mưa 20 Bảng 4.2: Độ mặn và độ sâu thích hợp cho Rong biển trong ao nuôi QCCT theo ý kiến nông dân Rong biển Cà Mau Bạc Liêu Độ mặn thích hợp (ppt) Rong bún 9,0±7,4 25,0±7,1 Rong mền 17,6±9,6 23,6±9,9 Rong nhớt 9,7±7,0 10,0±7,1 Rong đá 9,3±6,3 11,6±8,3 Cỏ năng 27,5±17,7 11,0±5,7 Độ sâu thích hợp (m) Rong bún 0,5±0,14 0,5±0,0 Rong mền 0,34±0,1 0,46±0,1 Rong nhớt 0,33±0,1 0,5±0,0 Rong đá 0,4±0,2 0,47±0,1 Cỏ năng 0,43±0,2 0,5±0,1 Qua bảng 4.2 cho thấy tất cả các loài rong thường sống ở độ mặn từ 9-28‰. Nhìn chung các loài rong có sự phân bố rộng về độ mặn. Ý kiến về độ mặn thích hợp cho sự phát triển cua rong ở Cà Mau và Bạc Liêu có sự chênh lệch tương đối lớn. Rong bún ở Cà Mau sinh trưởng tốt ở độ mặn 9 ppt và ở Bạc Liêu lên đến 25 ppt. Cỏ năng ở Cà Mau phát triển ở độ mặn 27 ppt, trong khi đó ở Bạc Liêu là 11 ppt. Theo Nguyễn Văn Tròn (2011) độ mặn thích hợp cho sự phát triển của các loài thực vật thủy sinh từ 10-22‰. Độ mặn trung bình ở ao quảng canh từ 6,4 - 18,1‰, ao nước thải 8,1-19,4‰, ao tự nhiên 8,9- 21‰ ( Nguyễn Văn Luận, 2011). Nhìn chung, độ sâu mực nước thích hợp cho các loài rong sinh sống chênh lệch không lớn, chúng chỉ phát triển nơi nước nông từ 0,33-0,50m. Trảng vuông là vùng thích hợp cho các loài rong sinh trưởng và phát triển. Các đối tượng thủy sản thường sống và tìm thức ăn trên trảng. Theo Nguyễn Văn Tròn (2011) thì độ sâu mực nước thích hợp cho rong sinh trưởng từ 0,38-0,48m. Rong đá có thể sống ở độ sâu khoảng 0,50 m do chúng có thân dài, cơ thể đã có bộ rễ để bám chặt vào nền đáy. 21 Bảng 4.3: Sự hiện diện, cơ cấu và sinh lượng của Rong biển theo ước lượng của nông dân (QCCT). Rong biển Cà Mau Bạc Liêu Mức độ phổ biến trong ao (*) Rong bún 3,3±1,0 3,4±0,6 Rong mền 1,5±0,7 1,4±0,9 Rong nhớt 2,4±1,1 2,4±0,5 Rong đá 1,1±0,4 2,2±0,9 Cỏ năng 2,8±0,5 3,4±1,1 Diện tích thực vật thủy sinh trong ao (%) Rong bún 10,3±9,5 17,5±9,6 Rong mền 45,6±26,1 49,6±25,7 Rong nhớt 18,3±28,1 58,00±21,7 Rong đá 43,6±35,4 41,8±24,4 Cỏ năng 28,3±26,6 12,5±5,0 Sinh lượng (Kg/m2) Rong bún 1,1±0,6 2,0±0,8 Rong mền 5,0±2,7 6,2±3,7 Rong nhớt 2,8±3,5 4,3±3,2 Rong đá 4,5±2,0 4,5±3,5 Cỏ năng 4,0±1,4 4,1±3,8 (chú thích: (*) 1: phổ biến nhất, 2: phổ biến, 3: ít phổ biến) Trong ao nuôi QCCT sự hiện diện của rong mền chiếm phần lớn. Ở Cà Mau rong đá chiếm diện tích lớn nhất, tiếp đến là rong mền và rong nhớt, cỏ năng và rong bún có hiện diện trong ao nhưng số lượng tương đối thấp. Ở Bạc Liêu diện tích rong mền lớn nhất, tiếp đến là rong đá và rong nhớt. Do sinh trưởng và phát triển trong cùng thời điểm nên giữa các loài không có sự chênh lệch lớn về diện tích phân bố cũng như các yếu tố môi trường nhưng lại có sự khác nhau về sinh lượng. Những loài rong khác nhau về đặc điểm sinh học nên sinh lượng cũng sẽ khác nhau. Qua tìm hiểu từ nông dân ở 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu cho rằng trong các giống loài rong hiện diện trong vuông nuôi tôm trong một m2 thì sinh khối của rong mền là loài có trọng lượng trung bình cao nhất: 5,0 ± 2,7 kg/m2 ở Cà Mau và 6,2±3,7 kg/m2 ở Bạc Liêu. Rong bún có trọng lượng trung bình thấp nhất 1,1±0,6 kg/m2 ở Cà Mau và 2,0±0,8 kg/m2 ở Bạc Liêu, Các loài rong còn lại sinh lượng tương đối lớn (khoảng 4 kg/m2). 22 4.1.3.2. Vai trò của rong biển Vai trò của các loài rong biển trong ao nuôi tôm hết sức quan trọng. Vai trò của chúng được trình bày ở Hình 4.3 Hình 4.3 Vai trò của các loài thực vật thủy sinh trong ao QCCT Nhìn chung, theo ý kiến của người dân thì tất cả các loài rong biển đều có vai trò cải thiện chất lượng nước, làm thức ăn cho tôm, nơi trú ẩn và làm phân bón. Trong đó, Rong đá được đánh giá cao với tất cả các vai trò trên. Rong nhớt được người dân cho biết có vai trò thấp nhất trong việc cải tạo chất lượng nước, làm thức ăn cho tôm... Rong biển có khả năng hấp thụ một lượng lớn Nitơ, nhưng sự tăng trưởng về sinh khối lại giảm khi được nuôi trong điều kiện nước chứa hàm lượng Nitơ cao (Liu et. Al 2004). Theo Lâm Ngọc Bửu (2010), mô hình nuôi tôm thí nghiệm sử CÀ MAU 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cải thiện chất lượng nước Làm thức ăn cho tôm Nơi trú ẩn cho tôm Nơi trú ẩn cho cua cá Làm phân Vai trò của rong biển % Ý K iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG BẠC LIÊU 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Cải thiện chất lượng nước Làm thức ăn cho tôm Nơi trú ẩn cho tôm Nơi trú ẩn cho cua cá Làm phân Vai trò của rong biển % Ý K iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG 23 dụng cây Năn Tượng trong việc lọc nước sẽ làm giảm hàm lượng tổng đạm trong nước từ 5 - 18,5% và hàm lượng tổng đạm trong thân cây Năn Tượng tăng lên 23 - 47,7%. Từ đó cho thấy, trồng Năn Tượng trong vuông tôm có vai trò quan trọng trong việc xử lí chất thảy từ tôm thông qua khả năng hấp thu đạm trong nước. Đa số các loài rong trong vuông là nguồn cung cấp thức ăn chính cho tôm. Qua quan sát của người nuôi tôm thấy tôm sú và cua ăn các ngó non của một số loài thủy sinh thực vật. Năng suất thủy sản trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến thường bị chi phối bởi thức ăn tự nhiên. Theo bà con nông dân thì rong mền, rong đá là loài được các đôi tượng nuôi rất ưa thích. 4.1.3.3. Tác hại của Rong biển Mặc dù rong và thực vật thủy sinh có nhiều vai trò quan trọng nhưng chúng cũng gây ra một số trở ngại trong quá trình nuôi tôm Hình 4.4: Tác hại của các loài thực vật thủy sinh trong ao QCCT CÀ MAU 0 10 20 30 40 50 60 70 Làm trong nước Thối nước Cản trở hoạt động Giảm năng suất Không tác hại Tác hại của Rong biển % Ý K iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG BẠC LIÊU 0 20 40 60 80 100 Làm trong nước Thối nước Cản trở hoạt động Giảm năng suất Không tác hại Tác hại của Rong biển % Ý K iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG 24 Từ hình 4.4 cho thấy rong mền, rong nhớt và rong đá theo ý kiến người dân thì gây hại nhiều nhất. Tác hại chủ yếu của các loài rong này là làm thối nước khi chết, cản trở di chuyển, hoạt động bắt mồi của tôm, cua và làm giảm năng suất của ao nuôi. Thối nước: các loài rong và thực vật thủy sinh sau khi chết và phân hủy sẽ làm thối nước gây ô nhiễm môi trường nước. Cản trở hoạt động: theo kết quả tổng hợp ý kiến của nông dân thì rong đá, rong mền, rong nhớt khi phát triển quá mức sẽ làm cản trở di chuyển của các đối tượng nuôi. Rong đá phát triển chiều cao thân từ đáy lên đến mặt nên không còn không gian để các loài thủy sản hoạt động. Làm trong nước: nguồn dinh dưỡng của thực vật thủy sinh từ quang hợp và vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Vì vậy, sự phát triển quá mức của chúng sẽ làm nước quá trong làm trở ngại môi trường nước trong vuông như: sự xâm nhập nền đáy của ánh sáng, chênh lệch nhiệt độ nước ngày đêm trong ao và biến động các yếu tố lý hóa trong nước. Với những tác nhân trên cho thấy môi trường sống của đối tượng nuôi bị đe dọa như nhu cầu thức ăn không đảm bảo, nước bị ô nhiễm … dẫn đến hệ quả là năng suất thủy sản sẽ bị giảm. 25 4.1.3.4. Cách quản lý rong biển Với những trở ngại mà các loài rong biển đem lại thì việc khắc phục và đưa ra những giải pháp quản lí là hết sức cần thiết nhằm tránh những tác hại cũng như tránh những rủi ro mà các loài thực vật thủy sinh gây ra. Hình 4.5 Cách quản lý sự phát triển của các loài Rong biển trong ao QCCT Trong mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến khi các loài thực vật: rong biển, cỏ năng... xuất hiện thì phải có biện pháp quản lí như cắt tỉa hay vớt bỏ nhất là đối với các loài gây hại (thối nước, cản trở tôm...) cho đối tượng nuôi. Tránh hiện tượng phát triển quá dày sẽ làm hạn chế không gian sống của tôm, cua, cá. Sau đây là một số cách quản lí của nông dân: Vớt tỉa: đây là cách thường được các nông hộ áp dụng nhiều nhất. Trong thời gian nuôi, rong phát triển quá mức mật độ dày đặc (chiếm khoảng 80 - 100% diện tích trảng) thì tiến hành dọn luống gom đóng đối với một số loài Rong mền, Rong CÀ MAU 0 10 20 30 40 50 60 70 Cải tạo kỹ Cho nước sâu Bón phân gây màu Vớt tỉa Thả cá Hóa chất Không quản lí Cách quản lý % Y K iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG BẠC LIÊU 0 10 20 30 40 50 60 Cải tạo kỹ Cho nước sâu Bón phân gây màu Vớt tỉa Thả cá Hóa chất Không quản lý Cách quản lý % Ý K iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG 26 nhớt, Rong bún. Phát, tỉa thưa đối với cỏ năng, cỏ nước mặn hoặc tháo cạn nước trên mặt trảng, phơi trảng từ 2-3 ngày rồi cấp nước trở lại vào ao nuôi sau đó tiến hành gom rong chết nổi trên mặt nước lên bờ bao. Thả cá ăn rong: một số loài cá ăn thực vật như: trắm cỏ, rô phi…được nông hộ nuôi ghép trong vuông nhằm hạn chế sự phát triển của một số loài thực vật thủy sinh. Cải tạo ao kỹ: nhằm để tránh những tác hại do một số loài rong mang lại khi phát triển quá mức như: rải vôi, phơi ao….Ngoài ra, có thể giảm sinh khối của các loài rong bằng cách cho nước ngập sâu hoặc bón phân gây màu nước. Dùng hóa chất: người dân thường dùng các loại hóa chất có bán trên thị trường để diệt rong. Trong một vụ nuôi thường diệt 2 lần vào đầu vụ và cuối vụ nuôi. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nguy cơ gây hại cho các đối tượng nuôi. Các loài Rong mền, Rong đá thường được người dân diệt nhiều nhất, vì tốc độ tăng trưởng của chúng rất nhanh và có nhiều tác hại khi phát triển ở mật độ cao. 4.1.4. Ý kiến người dân Có đến 86,67 % người dân tại Cà Mau cho phép thu rong hoặc bán với giá 1750 VND/kg, Có 46,67 % hộ dân chấp nhận trồng rong để bán. Nếu rong bán được với giá như trên thì mỗi năm các hộ trồng rong sẽ có thu nhập tăng thêm từ rong là 4,8 triệu/năm. Tại Bạc Liêu có 57,14 % hộ dân cho phép thu rong và 64,29 % hộ dân đồng ý bán rong với giá 1000 VND/kg, 28,57 % hộ dân đồng ý trồng để bán. Những hộ dân này cho biết thu nhập thừ việc trồng rong có thể lên đến 21,3 triệu/năm. Người dân tại Bạc Liêu mong muốn rong phát triển trong ao nuôi ở mức 32,2 %. Nếu rong phát triển với diện tích này sẽ làm tăng lợi nhuận trung bình mỗi hộ 9,98 triệu/năm nhưng rong phát triển quá mức sẽ gây thiệt hại cho mỗi hộ 15,3 triệu/năm, Các số liệu này ở Cà Mau là 33,75 %; 15,1 triêu/năm và 40,2 triệu/năm. 27 4.2. Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế và vai trò của rong biển trong mô hình nuôi tôm lúa 4.2.1. Thông tin chung về ao nuôi Những thông tin được thu thập trong về mô hình tôm lúa luân canh được trình bày ở Bảng 4.4 Bảng 4.4: Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế trong mô hình nuôi tôm lúa Tỉnh Bạc Liêu Sóc Trăng Thông tin ao nuôi Diện tích ao nuôi (ha) 1,71±0,75 1,12±0,70 Diện tích mương (%) 23,53±8,71 67,86±38,86 Diện tích trảng (%) 76,47±8,71 33,14±8,37 Diện tích rong (%) 53,13±28,51 75,71±18,69 Độ sâu trảng (m) 0,50±0,09 0,68±0,29 Độ sâu mương (m) 1,07±0,16 1,04±0,28 Cải tạo (lần/năm) 1,05±0,44 1,00±0,00 Thả tôm sú (lần/năm) 2,33±0,49 1,07±0,27 Mật độ thả tôm (con/m2) 2,51±0,89 6,10±2,85 Mật độ thả cua (con/m2) 0,05±0,03 Thay nước (lần/tháng) 0.4±1,23 3,50±2,12 Số ngày thay nước (ngày/lần) 4,44±1,74 5,00±0,00 Tỉ lệ thay nước (%/ngày) 43,08±26,18 12,50±11,58 Độ mặn mùa khô (ppt) 22,73±5,97 12,57±2,68 Độ mặn mùa mưa (ppt) 4,40±2,72 1,43±0,51 Sản lượng (kg/hộ/năm) Tôm sú 206±129 1013±961 Tôm khác Cá 623±497 Cua 70±56 Năng suất (kg/ha/năm) Tôm sú 143±95 878±380 Tôm khác Cá 316±230 Cua 33±39 Giá (x1000 VND/kg) Tôm sú 178±38 170±22 Tôm khác Cá 17,78±12 Cua 164±80 Hiệu quả kinh tế (x1000 VND) Tổng chi phí (VND/ha/năm) 11558±11149 58677±48272 Thu nhập (VND/ha/năm) 31518±17772 134818±78380 Lợi nhuận (VND/ha/năm) 19960±21718 76141±59878 28 Diện tích trung của mỗi hộ nuôi tôm lúa ở hai Bạc Liêu và Sóc Trăng lần lượt là 1,71 ha và 1,12 ha. Trong mô hình nuôi tôm lúa tại Bạc Liêu, độ sâu mương 1,07, độ sâu trảng là 0,5, diện tích mương chiếm 23,53%, diện tích trảng chiếm 76,47% tổng diện tích. Các ao nuôi tôm lúa tại Sóc Trăng có diện tích trảng là 33,14%, diện tích mương là 67,86% tổng diện tích, độ sâu mương 1,04m và độ sâu trảng là 0,68m. Theo Nguyễn Văn Hòa (2008), mô hình nuôi tôm luân canh với trồng lúa ở Bạc Liệu có diện tích trung bình là 1-2 ha, mương bao và mương giữa ruông chiếm 25-30% tổng diện tích, độ sâu mương khoảng 0.8-1 m, độ sâu trảng khoảng 0.5 m. Ở Sóc Trăng có diện tích trảng ít nhưng rong vẫn phát triển trên ngay cả phần mương cạn, diện tích rong chiếm khoảng 75.7% diện tích trong ao. Diện tích này ở Bạc Liêu là 53.13%. 4.2.1.1. Cải tạo Trong ao nuôi tôm lúa việc cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi là rất cần thiết. Những ruộng đã nuôi nhiều vụ thì cần sên vét sạch lớp bùn mương, cho nước vào ngâm 2-3 lần rồi xả bỏ, lập lại 2-3 lần để loại bỏ các hạt đất lơ lửng và nước phèn. Thông thường, mỗi hộ nuôi chỉ sên vét 1 lần/năm. Hầu hết các ao nuôi tôm lúa thường được bón vôi để khử phèn trước khi nuôi tôm. Lượng vôi tùy thuộc vào lượng phèn trong nước. 4.2.1.2. Con giống Nguồn giống chủ yếu được người dân mua chủ yếu ở các trại giống địa phương. Do lượng giống thả tương đối thấp nên người dân thường không đem giống đi kiểm dịch trước khi thả. Nguồn cua giống được được đánh bắt chủ yếu từ tự nhiên và được thu mua từ các trại giống. Các hộ nuôi tôm lúa ở Sóc Trăng không nuôi kết hợp cua và mật độ thả tôm tương đối lớn. 4.2.1.3. Thả giống Mỗi năm người dân ở Bạc Liêu thường thả tôm sú giống 2,33 lần/năm và mật độ thả thấp khoảng 2,51±0,89 con/m2, mật độ thả cua 0,05±0,03 con/m2. Hình thức này còn mang tính quảng canh. Trong khi đó ở Sóc Trăng do thời gian có nguồn nước mặn ngắn nên người dân thường chỉ nuôi một vụ năm và thả tôm với mật độ cao (6,1±2,85 con/m2) có cho ăn và quản lý tốt như nuôi bán thâm canh. Người dân tại Sóc Trăng không thả cua nuôi kết hợp với tôm vì vào mùa nắng độ mặn ở đây khoảng 12,57 ppt thì không thích hợp cho nuôi cua. 29 4.2.1.4. Thay nước Trong mô hình nuôi tôm lúa việc cấp nước thêm vào vuông là chủ yếu, Người dân thường sử dụng máy bơm để bơm nước vào ao, mỗi lần cấp nước thêm khoảng 12,5% đối với ở Sóc Trăng. Cấp nước từ 2-4 lần/tháng, mỗi lần cấp liên tục từ 4-5 ngày/lần. Ở Bạc Liêu, người dân thường cấp nước thêm vào trước mỗi vụ nuôi nên lượng nước cấp thêm trong một lần thường lớn (43,08%) và số lần cấp nước thường rất ít ( 0.4 lần/tháng). Độ mặn mùa khô và mùa mủa ở Bạc Liêu lần lượt là 22,73 ppt và 4,4 ppt. Độ mặn ở Sóc Trăng tương đối thấp, mùa mưa là 1,43 ppt và mùa nắng là 12,57 pp. 4.2.1.5. Sản lượng và năng suất Sản lượng và năng suất tôm sú trong mô hình nuôi tôm lúa của hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng lần lượt là 206 kg/năm, 143 kg/ha/năm và 1013 kg/năm, 878 kg/ha/năm. Sản lượng và năng suất của Bạc Liêu thấp hơn Sóc Trăng là do mật độ thả tôm thấp hơn và một phần do khâu chăm sóc còn rất đơn giản và ít cho ăn. Mô hình nuôi tôm lúa cho năng suất phổ biến từ 250-500 kg/ha (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương 2004). Hàng năm ngoài thu nhập từ tôm thì các hộ dân ở Bạc Liêu cũng có thêm nguồn thu từ cá và cua với năng suất trung bình là 316 kg/ha/năm và 33 kg/ha/năm. Ở Sóc Trăng do mật độ thả tôm tương đối cao nên người dân không kết hợp thả cá và cua. 4.2.2. Hiệu quả kinh tế 4.2.2.1. Giá bán Nhìn chung, giá bán tôm sú trung bình khoảng từ 170-180 ngàn/kg, giá cá khoảng 17-18 ngàn/kg và cua là 164 ngàn/kg. So với giá của các đối tượng nuôi ở mô hình nuôi QCCT thì hầu như không có sự chênh lệch. 4.2.2.2. Chi Phí Chi phí dành cho thức ăn trong mô hình nuôi tôm lúa chiếm một khoảng cao nhất 70%, tiếp theo là con giống và cải tạo. Do thời gian nuôi tôm ngắn nên cần bổ sung thức ăn nhằm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm, rút ngắn thời gian nuôi nên chi phí thức ăn cao. Chi phí cải tạo tương đối thấp chủ yếu tốn chi phí nhiên liệu để bơm nước vào ao. Do thả giống từ 2-3 lần trong năm nên chi phí con giống tại Bạc Liệu chiếm 14% trong cơ cấu chi phí ,cao hơn so với Sóc Trăng là 9% ( chỉ thả giống 1 lần trong năm.). 30 SÓC TRĂNG Cải tạo 8%Giống 9% Thức ăn 70% Hóa chất 8% Khấu hao 5% Hình 4.6: Cơ cấu chi phí trong mô hình nuôi tôm lúa 4.2.2.3. Thu nhập Thu nhập bình quân của một số hộ dân nuôi tôm lúa ở ĐBSCL khoảng 19.9 triệu/ha/năm tại Bạc Liêu và 76.1 triệu/ha/năm tại Sóc Trăng. Ta thấy rằng, thu nhập tại Sóc Trăng cao gấp 4 lần so với Bạc Liêu, do thả giống mật độ cao và được chăm sóc tốt nên năng suất tại Sóc Trăng đạt hiệu quả cao. BẠC LIÊU Cải tạo 8% Giống 14% Thức ăn 67% Hóa chất 6% Khấu hao 5% 31 4.2.3.Đánh giá tác động của Rong biển trong ao nuôi tôm lúa 4.2.3.1. Điều kiện sinh trưởng của Rong biển Hầu hết ý kiến của người dân nuôi tôm lúa cho rằng các loài Rong biển xuất hiện chủ yếu vào mùa nắng. Số lượng người dân cho rằng rong bún phát triển vào mùa nắng là 70% ở Bạc Liêu và hơn 90% người dân ở Sóc Trăng . Hình 4.7: Mùa vụ xuất hiện của Rong biển trong ao nuôi tôm lúa Trên 90% người dân ở tỉnh Sóc Trăng và 50% người dân ở Bạc Liêu cho biết rong đá xuất hiện vào mùa nắng. Số lượng người dân cho rằng cỏ năng xuất hiện vào mùa nắng là 50% người dân ở Bạc Liêu và 25% ý kiến người dân cho rằng cỏ năng xuất hiện quanh năm. Mùa vụ xuất hiện rong ở các hộ nuôi tôm lúa có sự khác biệt so với các hộ nuôi tôm QCCT. Do vào mùa mưa nước ngọt, người dân chủ yếu trồng lúa nên rong không phát triển được hoặc không có diện tích cho rong phát triển, nhưng đến mùa nắng người dân chuyển sang nuôi tôm, diện tích đất trống và mức nước cạn, độ mặn BẠC LIÊU 0 20 40 60 80 100 R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG Mùa vụ xuất hiện % Ý K iế n Mùa nắng Mùa mưa SÓC TRĂNG 0 20 40 60 80 100 R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG Mùa vụ xuất hiện % Ý K iế n Mùa nắng Mùa mưa 32 cao hơn (nước lợ) nên thuận lợi cho rong sinh trưởng. Từ đó, người dân cho rằng rong phát triển vào mùa nắng trong khi ở mô hình nuôi tôm QCCT người dân đa phần đồng ý Rong phát triển vào mùa mưa. Bảng 4.5: Độ mặn và độ sâu thích hợp cho Rong biển phát triển theo ý kiến nông dân (tôm lúa) Rong biển Bạc Liêu Sóc Trăng Độ mặn thích hợp (ppt) Rong bún 12,0±5,2 10,0±0,0 Rong mền 14,4±7,8 8,0±3,3 Rong nhớt 16,7±11,9 6,8±4,1 Rong đá 15,5±7,8 9,2±3,4 Cỏ năng 8,9±8,3 - Độ sâu thích hợp (m) Rong bún Rong mền 0,5±0,2 0,4±0,0 Rong nhớt 0,6±0,0 0,6±0,2 Rong đá 0,5±0,1 0,7±0,3 Cỏ năng 0,5±0,0 Rong phát triển ở độ mặn tương đối thấp trong mô hình nuôi tôm lúa khoảng từ 6-16 ppt. Rong bún phát triển ở độ mặn từ 10-12 ppt, rong mền ở độ mặn 8-15 ppt, rong nhớt ở độ mặn 6-16 ppt và rong đá phát triển ở độ mặn 9-15 ppt. Nhìn chung, độ mặn rong phát triển ở Bạc Liêu cao hơn so với độ mặn ở Sóc Trăng. Độ sâu thích hợp cho các loài rong biển phát triển được người dân cho biết khoảng 0,4-0,7 m. Trong đó, rong mền sống ở độ sâu thấp nhất khoảng từ 0,4-0,5m chủ yếu tập trung sống trên trảng và rong đá sống ở độ sâu cao nhất khoảng 0,7m, rong đá có thể sống được ở trên trảng và mương sâu độ có thân dài và rễ bám. 33 Bảng 4.6: Mức độ hiện diện, diện tích và sinh lượng rong biển và thực vật thủy sinh trong ao nuôi tôm lúa theo ước lượng của nông dân Rong biển Bạc Liêu Sóc Trăng Mức độ phổ biến trong ao (*) Rong bún 2,8±0,5 2,5±0,7 Rong mền 2,1±0,6 2,3±0,5 Rong nhớt 2,0±0,0 2,2±0,5 Rong đá 1,1±0,3 1,0±0,0 Cỏ năng 2,2±1,3 - Diện tích thực vật thủy sinh trong ao (%) Rong bún 9,0±2,2 10,0±0,0 Rong mền 27,5±15,8 16,7±11,6 Rong nhớt 46,7±20,8 33,8±31,5 Rong đá 40,5±23,2 65,4±24,2 Cỏ năng 27,3±24,1 - Sinh lượng (Kg/m2) Rong bún 1,4±1,1 5,0±0,0 Rong mền 4,8±5,1 0,7±0,3 Rong nhớt 1,0±0,0 0,6±0,4 Rong đá 7,2±4,9 5,5±3,4 Cỏ năng 3,3±4,0 - (chú thích (*): 1: phổ biến nhất, 2: phổ biến, 3: ít phổ biến) Rong đá phát triển mạnh trong mô hình nuôi tôm lúa ở cả hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Các loài rong và thực vật thủy sinh còn lại hiện diện trong mô hình này tương đối đồng đều. Trong 1m2 ao nuôi tôm tại Bạc Liêu có thể thu được 7,2 kg rong đá; 4,8 kg rong mền; 3,3 kg cỏ năng và rong bún 1,4 kg, Tại Sóc Trăng thì có thể thu được 5,5 kg rong đá; 0,7 kg rong mền; 5 kg rong bún và 0,6 kg rong nhớt. 34 4.2.3.2. Vai trò của Rong biển Tất cả các loài Rong đều có vai trò như: cải thiện chất lượng nước, làm thức ăn cho tôm, nơi trú ẩn cho tôm cá, làm phân…Rong mền được người dân ở Bạc Liêu đánh giá cao về vai trò trong thủy vực, trên 40% đồng ý rong mền có vai trò như đã nêu. rong bún và rong nhớt được đánh giá có vai trò thấp và ít nhất, chủ yếu có vai trò để làm phân và nơi trú ẩn cho tôm cá. Hình 4.8: Vai trò của Rong biển trong ao nuôi tôm lúa Vai trò của rong đá được người dân hai tỉnh đánh giá cao, gần 80% ý kiến đồng ý vai trò làm nơi trú ẩn cho tôm, hơn 55% có vai trò cải thiện chất lượng nước. Người dân ở tỉnh Sóc Trăng chỉ đánh giá cao vai trò của rong đá, các loài rong còn lại được đánh giá có vai trò thấp. BẠC LIÊU 0 10 20 30 40 50 Cải thiện chất lượng nước Làm thức ăn cho tôm Nơi trú ẩn cho tôm Nơi trú ẩn cho cua cá Làm phân Vai trò Rong biển % Ý K iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG SÓC TRĂNG 0 20 40 60 80 100 Cải thiện chất lượng nước Làm thức ăn cho tôm Nơi trú ẩn cho tôm Nơi trú ẩn cho cua cá Làm phân Vai trò Rong biển % Ý K iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG 35 4.2.3.3. Tác hại của Rong Biển Bên cạnh những lợi ích của rong, rong phát triển qua mức cũng có những tác hại đối với môi trường và tôm nuôi: Hình 4.9: Tác hại của Rong biển trong mô hình nuôi tôm lúa Các loài rong mền, rong nhớt, rong đá có nhiều tác hại nhất. Trong đó, rong đá được người dân cho biết có nhiều tác hại nhất trong thủy vực, tác hại chủ yếu là cản trở hoạt động, giảm năng suất và thối nước. Thối nước: hơn 65% người dân 2 tỉnh đều cho rằng khi rong đá chết sẽ gây thối nước trong ao nuôi. Các loài rong khác cũng gây thối nước khi chết nhưng không ảnh hưởng nhiều như Rong đá. Cản trở hoạt động: hơn 70% ý kiến Bạc Liêu và 60% ý kiến ở Sóc Trăng cho rằng rong đá cản trở sự hoạt động của tôm cua và cá Do những tác hại như thối nước và cản trở hoạt động nên thường làm giảm năng suất các đối tượng nuôi. BẠC LIÊU 0 20 40 60 80 Làm trong nước Thối nước Cản trở hoạt động Giảm năng suất Tác hại của rong biển % Ý k iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG SÓC TRĂNG 0 20 40 60 80 100 Làm trong nước Thối nước Cản trở hoạt động Giảm năng suất Tác hại của rong biển % Ý k iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG 36 4.2.3.4. Cách quản lý rong biển Hình 4.10: Cách quản lý sự phát triển của Rong biển trong ao nuôi tôm lúa Để quản lý rong trong ao nuôi, người nuôi tôm lúa ở Sóc Trăng thường dùng 3 biện pháp như: cải tạo kỹ, vớt tỉa và hóa chất. 65% vớt tỉa và 58% dùng hóa chất để diệt rong đá. Khoảng 20% vớt tỉa và dùng hóa chất để diệt rong mền và rong nhớt. Ở Bạc Liêu: 80% vớt tỉa rong đá, 46% vớt tỉa rong mền, 20% dùng hóa chất để quản lý sự phát triển của rong mền, rong đá và rong nhớt. Việc dùng hóa chất để diệt rong ngày càng phổ biến, đây là vấn đề đáng lo ngại do nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và tôm nuôi. BẠC LIÊU 0 20 40 60 80 100 Cải tạo kỹ Bón phân gây màu Vớt tỉa Thả cá Hóa chất Cách quản lý % Ý k iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG SÓC TRĂNG 0 10 20 30 40 50 60 70 Cải tạo kỹ Bón phân gây màu Vớt tỉa Thả cá Hóa chất Cách quản lý % Ý k iế n R BÚN R MỀN R NHỚT R ĐÁ CỎ NĂNG 37 4.2.4. Ý kiến người dân 66,7 % nông dân nuôi tôm lúa ở Bạc Liêu cho phép thu rong trong ao nuôi tôm, 86,7 % người dân đồng ý thu rong để bán với giá 4000/kg, với mức giá này thì có 53,3 % nông dân ở Bạc Liệu tham gia trồng rong để bán và thu nhập trung bình mỗi hộ được 10,3 triệu/năm. Các số liệu này là 71,439 %; 92,9 %; 2625/kg; 64,3 % và 18,8 triệu/năm khi thu thập tại Sóc Trăng. Theo người dân ở Bạc Liêu thì rong phát triển thích hợp trong khoảng 27,7% diện tích ao, Nếu rong phát triển ở mức này thì mỗi năm thu nhập tăng thêm của mỗi hộ dân là 11,4 triệu/năm nhưng nếu rong phát triển quá mức trong ao sẽ làm giảm thu nhập mỗi năm là 34,8 triệu/năm. Khi thu nhập ở Sóc Trăng thì các số liệu này lần lượt là 20,1 %; 35,7 triệu/năm và 53 triệu/năm. 38 Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết Luận Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) phổ biến ở Cà Mau và Bạc Liêu, trong khi đó mô hình tôm lúa luân canh phổ biến ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. Mô hình nuôi QCCT và tôm lúa luân canh có năng suất tôm sú đạt lần lượt là 276.64±286.36 kg/ha tại Cà Mau, 156.28±111.21 kg/ha tại Bạc Liệu và 143.03±95.03 kg/ha tại Bạc Liêu, 878.41±380.68 kg/ha tại Sóc Trăng. Trong mô hình nuôi tôm QCCT tại Cà Mau và Bạc Liêu, diện tích trảng lần lượt là 65.67% và 75.21%, mực nước trung bình trên trảng lần lượt là 0.39m và 0.48m, diện tích rong trên trảng là 48.46% và 61.64%. Mô hình nuôi tôm lúa luân canh tại Bạc Liêu và Sóc Trăng có diện tích trảng lần lượt là 76.47% và 33.14%, độ sâu trảng 0.5 m và 0.68 m, diện tích rong trên trảng lần lượt là 53.13% và 75.71%. Rong biển và thực vật thủy sinh phát triển trong khoảng 20-27% diện tích nuôi ở mô hình tôm lúa và 33 % ở mô hình QCCT sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc làm thức ăn và nơi cư trú cho đối tượng nuôi (nhất là rong đá). Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở mật độ quá cao cũng gây ra một số trở ngại nhất định như là: cản trở hoạt động của tôm, gây thối nước khi tàn, làm trong nước. Có nhiều biện pháp quản lý rong như: cải tạo kỹ, vớt tỉa, dùng hóa chất…,tuy nhiên việc dùng hóa chất phổ biến như hiện nay cần phải được hạn chế. 5.2. Đề Xuất - Cần đa dạng hóa các đối tượng nuôi trong các mô hình nuôi tôm biển. - Cần nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện có thể kiểm soát để đánh giá chính xác về ảnh hưởng của thành phần giống loài, sinh lượng rong - thực vật lên năng suất, lợi nhuận và chất lượng thủy sản. - Cần hỗ trợ vốn thông qua hoạt động tín dụng để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. - Cần nghiên cứu vai trò của các loài rong biển trong ao nuôi tôm mang tính khoa học để đi đến việc sử dụng hợp lý các loài rong có sẵn trong ao. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO Aresta, M., Dibenedetto, A. and Tommasi, 2003 I. Energy from macroalgae. Fuel Chemistry Division Preprints 48, 260 261. Burrows,E.M.1991.Seaweeds of the British Isles. Vol.2, Chlorophyta. National History Museum Publications, London. pp. 238. Nguyễn Hữu Dinh và ctv. 1993. Rong Biển Việt Nam Phần phía bắc. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Đinh Thị Phương Anh & Hoàng Thị Ngọc Hiếu, 2010. Khảo sát thành phần loài rong và phân bố của biển tại Cù Lao Chàm – Quảng Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ. Đại Học Đà Nẵng – số 5(40) 2010. Hayden, H.S., Blomster, J., Maggs, C.A., Silva, P.C., Stanhope, M.J. and Waaland, J.R, 2003. Linnaeus was right all along: Ulva and Enteromorpha are not distinct genera. European Journal Phycology 38, 277- 294. Nguyễn Thanh Phương & Trần Ngọc Hải, 2004, Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác, Khoa thủy sản, Đại Học Cần Thơ.. Index Nominum Algarum, 2002. University Herbarium, University of California,Berkeley. Compiled by Paul Silva. Available online at Kirby, A, 2001. Green algae. In Marine Botany. Monterey Bay Aquarium Research Institute, ( Lê Minh Đảm, 2010. khảo sát mô hình nuôi tôm sú kết hợp Năn Tượng ở tỉnh Cà Mau. Luận văn đại học – khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. Lê Tuấn Khanh, 2009. khảo sát mô hình nuôi tôm Quảng canh cải tiến kết hợp với thực vật ở Cà Mau, Bạc Liêu. Luận văn đại học khoa thủy sản – Đại Học Cần Thơ. Martin, I. and Marques, J.C, 2002. A Model for the growth of opportunistic macroalgae (Enteromorpha spp.) in tidal estuaries. Estuarine, Coastal and Shelf Science 55, 247-257. Nguyễn Văn Hòa. 2008. Bài giảng Công trình và thiết bi thủy sản. Khoa thủy sản. Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Văn Tròn, 2011. Luận văn đại học – khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. Khảo sát đánh giá vai trò của rong bún (Enteromorpha spp.) và thực vật thủy sinh trong ao nuôi quảng canh cải tiến ở các tỉnh ven biển ĐBSCL 40 Tintuc.xalo.vn/00478422381/Lam_sach_nuoc_ao_nuoi_tom_bang_rong_bien.html www.baclieu.gov.vn/pages/dktn.aspx www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=section&id= 6&Itemid www.camau.gov.vn www.dacsandatphanrang.com www.fao.org/docrep/006/y4765e/y4765e0c.htm www.marlin.ac.uk/species/Ulvaintestinalis.htm www.plantedtank.net/forums/myplants/191Najas_sp_Roraima_Najas_Roraima.html www.soctrang.gov.vn 41 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BIỂU MẪU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ VỀ RONG BÚN VÀ TVTS TRONG AO NUÔI TÔM 1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT 1.1 Họ và tên chủ hộ:………………………………………………………………………. 1.2 Địa chỉ:…………………………………………………………………………………. 1.3 Số điện thoại:…………………………………………………………………………... 1.4 Mô hình nuôi tôm: (1) Tôm QCCT (2) Tôm – lúa (3) Tôm BTC-TC (4) Artemia 2. HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM 2.1 Tổng diện tích nuôi (ha):………………………………………………………………. 2.2 Diện tích trung bình mỗi ao nuôi (ha):………………………………………………… 2.3 Diện tích mương mỗi ao nuôi (%):……………………………………………………. 2.4 Diện tích trảng (%):…………………………………………………………………… 2.5 Diện tích thường có rong và thực vật thủy sinh hiện diện (%)………………………... 2.6 Độ sâu mực nước trung bình trên trảng (m):………………………………………….. 2.7 Độ sâu mực nước trung bình của mương (m):………………………………………… 2.8 Số lần sên vét, cải tạo trong năm (lần/năm):…………………………………………... 2.9 Các loại hóa chất thường sử dụng khi cải tạo:………………………………………… 2.10 Mùa vụ thả giống (tháng):…………………………………………………………... 2.11 Số đợt thả giống/năm:………………………………………………………………… 2.12 Tổng số lượng giống thả (con/ha/năm):………………………………………………. 2.13 Mật độ thả mỗi đợt (con/m2/lần thả):…………………………………………………. 2.14 Nguồn tôm giống:…………………………………………………………………….. 2.15 Kiểm tra chất lượng giống: Có……………….. Không………………………..……. 2.16 Tổng số lượng cua giống thả (con/ha/năm):…………………………………………. 2.17 Loại thức ăn bổ sung:………………………………………………………………. 2.18 Cách cho ăn bổ sung:…………………………………………………………………. 2.19 Tổng lượng thức ăn viên sử dụng (kg/ha/năm):……………………………………... 2.20 Tổng lượng thức ăn cá tạp sử dụng (kg/ha/năm):……………………………………. 2.21 Nguồn nước thay: (1) Trực tiếp từ kênh, sông (2) Thông qua ruộng, ao khác 2.22 Chu kỳ thay nước: …………………..đợt/tháng, ………..……………ngày/tháng 2.23 Tỷ lệ thay nước (%/ngày):……………………………………………………………. 2.24 Độ mặn nước: Mùa nắng (%o):…………………… Mùa mưa (%o)………………… 2.25 Phương thức thu hoạch:………………………………………………………………. 2.26 Tổng sản lượng thu trong năm:………………………………………………………. Tôm sú (kg/hộ/năm):…………………………………………………………......... Tôm tự nhiên (thẻ, đất, bạc) (kg/hộ/năm):…………………………………………. Cá (kg/hộ/năm):……………………………………………………………………. Cua (kg/hộ/năm):………………………………………………………………….. 2.27 Giá bán: Tôm sú (đ/kg):……. Tôm tự nhiên (đ/kg):..…. Cá (đ/kg)…..… Cua (đ/kg)…….. 42 2.28 Tổng thu nhập thủy sản (triệu đồng/hộ/năm):………………………………………... 2.29 Chi phí: Lao động (đ/năm):.......................................................................................................... Cải tạo ao (đ/năm):........................................................................................................ Giống tôm, cua, cá (đ/năm):.......................................................................................... Thức ăn (đ/năm):............................................................................................................ Hóa chất (đ/năm):.......................................................................................................... Máy móc, cống, nhà (đ/năm):........................................................................................ 3. Ý KIẾN VỀ ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN RONG BÚN VÀ CÁC LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH 3.1 Xếp theo thứ tự 1 (nhiều nhất), 2, 3, 4, 5 và 6 các loại rong và thực vật thủy sinh có sinh lượng và diện tích nhiều nhất trong vuông tôm năm: Rong bún....... Rong mền.... Rong nhớt.... Rong đá...... Cỏ năng…... 3.2 Mùa vụ xuất hiện chính và sinh lượng của rong và TVTS Loại rong Mùa vụ chính (tháng) Độ mặn Mức nước trảng Diện tích rong (% vuông) Sinh lượng (kg/m2) Rong bún Rong mền Rong nhớt Rong đá Cỏ năn 4. Ý KIẾN VỀ VAI TRÒ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RONG BÚN VÀ CÁC LOÀI TVTS 4.1. Vai trò, ý nghĩa của rong và các loại TVTS (đánh dấu X vào ô thích hợp) Loại rong Cải thiện chất lượng nước Làm thức ăn trực tiếp cho tôm cá Nơi ẩn trú cho tôm Nơi trú ẩn cho cua và cá Làm phân, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm cá Thức ăn gia súc Thức ăn cho người Mỹ nghệ Mục đích khác Rong bún Rong mền Rong nhớt Rong đá Cỏ năn Theo Ông (bà), sự hiện diện thích hợp của rong, thực vật, làm lợi kinh tế cho Ông (bà) bao nhiêu, đồng/ha/năm), hay là nếu không có thì mất bao nhiêu (đồng/ha/năm)??? ........................ 43 4.2. Tác hại của rong bún và các loại TVTS (đánh dấu X vào ô thích hợp) Loại rong Làm nước quá trong Gây thối nước khi chết Cản trở đi lại của tôm, cua, cá Giảm năng suất và tăng trưởng tôm Không gây hại Khác Rong bún Rong mền Rong nhớt Rong đá Cỏ năn Theo Ông (bà), sự hiện diện quá nhiều của rong, thực vật, làm hại kinh tế cho Ông (bà) bao nhiêu, đồng/ha/năm), hay là nếu không có thì không bị hại bao nhiêu (đồng/ha/năm)??? ................ Rong mọc ở đáy và nổi trên mặt nước, lọai nào tốt hơn? Vì sao? 4.3. Ông (bà) có để rong, thực vật phát triển trong ao không? Lòai nào? Vì sao? 4.4. Cách quản lý, hạn chế rong, thực vật quá nhiều trong ao? Loại rong Cải tao vuông kỹ Mức nước sâu Bón phân gây màu nước Làm nhiều mương Vớt bỏ, cắt tỉa thường xuyên Thả cá (cá phi, trắm cỏ) Dùng hóa chất diệt Không có tác động gì Rong bún Rong mền Rong nhớt Rong đá Cỏ năn 4.5. Số ngày công lao động cần để diệt rong? (ngày công /năm) 4.6 Chi phí lao động để dọn, lọai bỏ rong? (đồng/năm) 4.7 Chi phí hóa chất để diệt rong? (đồng/năm) 44 5. Ý KIẾN VỀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC VÀ TRỒNG RONG BÚN VÀ TVTS 5.1 Ông (bà) có thích duy trì (hoặc trồng) với mức độ thích hợp loại rong nào nhất trong ao nuôi tôm? Xếp theo thứ tự 1 (thích nhất), 2, 3, 4, 5 và 6: Rong bún....... Rong mền.... Rong nhớt.... Rong đá.... Rong đuôi chồn... Cỏ năng... 5.2. Theo Ông (bà), diện tích rong bún trong vuông bao nhiêu là thích hợp nhất (%)? 5.3. Nếu trong ao có rong, thực vật mà Ông (bà) không sử dụng, Ông (bà) có cho phép chúng tôi thu gom giúp 2 tuần/lần không? 5.4. Nếu rong- thực vật có bán có giá, Ông (bà) muốn thu gom để bán không? giá bao nhiêu? - Có............ không........ - Lý do?.................................................................. - Giá rong (đồng/kg).............................................. 5.4 Ông (Bà) có muốn trồng rong chuyên canh trong ao, vuông để bán không? 5.5. Nếu trồng, thu nhập tối thiểu phải là bao nhiêu (đồng/ha/năm)? 5.6. Mùa vụ và vùng thích hợp để trồng rong? 5.7. Ông bà có đề nghị gì để phát triển nghề trồng rong bún? Ngày............ tháng.......... năm 2011 Người phỏng vấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_tp_dat_8523.pdf
Luận văn liên quan