Định hướng phát triển cúa khu chế xuất tân thuận đến năm 2015

MỤC LỤC Mục lục Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu Danh mục các bảng trong luận văn Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU - Ý nghĩa chọn đề tài - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đối tượng-phạm vi nghiên cưu-khả năng ứng dụng của đề tài - Phương pháp nghiên cứu - Bố cục của luận văn CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KCX, KCN 1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của KCX, KCN 1.1.2 Tác động của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển KCX, KCN 1.1.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng KCX, KCN trên thế giới 1.1.4 Tình hình hoạt động của các KCX, KCN Việt Nam 1.1.5 Tình hình hoạt động của các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh 1.2 CƠ SỔ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.2.1 Các khái niệm về chiến lược, quản trị chiến lược 1.2.2 Quy trình quản trị chiến lược toàn diện 1.2.3 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược 1.2.4 Vai trò của quản trị chiến lược đối với việc phát triển KCX, KCN Kết luận chương I CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KCX TÂN THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 TỔNG QUAN VỀ KCX TÂN THUẬN 2.1.1 Giới thiệu về Công Ty Liên Doanh Xây Dựng và Kinh Doanh KCX Tân Thuận 2.1.2 Kết quả hoạt động của KCX Tân Thuận 2.1.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng 2.1.2.2 Vận động thu hút đầu tư vào KCX Tân Thuận 2.1.2.3 Tạo nhiều việc làm cho người lao động 312.1.2.4 Tăng nguồn thu ngoại tệ cho thành phố và quốc gia 2.1.2.5 Tình hình hoạt động của các DN trong khu 2.1.2.6 Vị thế của KCX Tân Thuận 2.2 PHÂN TÍCH NỘI BỘ 2.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.2.2 Nguồn nhân lực 2.2.3 Công tác marketing 2.2.4 Hoạt động quản trị 2.2.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.6 Hoạt động nghiên cưu phát triển 2.2.7 Hoạt động của hệ thống thông tin 2.2.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 2.3 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA KCX TÂN THUẬN 2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 2.3.1.1 Yếu tố kinh tế và chính trị 2.3.1.2 Yếu tố tự nhiên và xã hội 2.3.1.3 Yếu tố công nghệ và môi trường 2.3.1.4 Mối quan hệ với các ban ngành của thành phố và Trung ương 2.3.2 Phân tích môi trường vi mô 2.3.2.1 Khách hàng 2.3.2.2 Các đối thủ cạnh tranh 2.3.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Kết luận chương II CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KCX TÂN THUẬN ĐẾN NĂM 2015 3.1 MỤC TIÊU CỦA KHU CHế XUẤT ĐẾN NĂM 2015 3.1.1 Cơ sở để xây dựng mục tiêu 3.1.1.1 Chủ trương của chính sách Đảng, Nhà nước 3.1.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1.3 Mục tiêu phát triển các KCX, KCN tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 3.1.2 Mục tiêu phát triển của KCX Tân Thuận 3.1.2.1 Mục tiêu dài hạn 3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 3.2 CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA KCX TÂN THUẬN Để THỰC HIỆN MỤC TIÊU 533.2.1 Hình thành chiến lược qua ma trận kết hợp SWOT 3.2.2 Lựa chọn các chiến lược thích hợp 3.2.2.1 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm mạnh – cơ hội (SO) 3.2.2.2 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm mạnh – đe dọa ( ST) 3.2.2.3 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm yếu – cơ hội (WO) 3.2.2.4 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm yếu – đe dọa (WT ) 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 3.3.1 Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động thu hút đầu tư 3.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản trị 3.3.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ 3.3.4.1 Vấn đề tài chính – kế toán 3.3.4.2 Phát triển nguồn nhân lực 3.3.4.3 Kiện toàn hệ thống thông tin 3.3.4.4 Tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển 3.4 KIẾN NGHỊ - Đối với Trung ương - Đối với thành phố - Đối với Ban quản lý các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh Kết luận chương III KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN 1. Bảng 1.1 Kế họach phát triển khu công nghiệp của cả nước 2. Bảng 1.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp Việt Nam. 3. Bảng 1.3 Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. 4. Bảng 1.4 Tổng hợp tình hình họat động của các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến nay. 5. Bảng 1.5 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo ngành hàng 6. Bảng 1.9 Ma trận SWOT. 7. Bảng 2.1 Tình hình tăng vốn đầu tư và thuê thêm đất của các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận. 8. Bảng 2.2 Bảng giá cho thuê đất và phí tại các KCX, KCN 9. Bảng 2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của KCX Tân Thuận (IFE). 10. Bảng 2.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của KCX Tân Thuận 11. Bảng 2.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của KCX Tân Thuận (EFE). 12. Bảng 3.1 Ma trận SWOT của KCX Tân Thuận. 13 Bảng 3.2 Ma trận QSPM cho nhóm SO của KCX Tân Thuận. 14. Bảng 3.3 Ma trận QSPM cho nhóm ST của KCX Tân Thuận. 15. Bảng 3.4 Ma trận QSPM cho nhóm WO của KCX Tân Thuận. 16. Bảng 3.5 Ma trận QSPM cho nhóm WT của KCX Tân Thuận. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN 1. Bảng 1.1 Kế họach phát triển khu công nghiệp của cả nước 2. Bảng 1.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp Việt Nam. 3. Bảng 1.3 Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. 4. Bảng 1.4 Tổng hợp tình hình họat động của các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến nay. 5. Bảng 1.5 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo ngành hàng 6. Bảng 1.9 Ma trận SWOT. 7. Bảng 2.1 Tình hình tăng vốn đầu tư và thuê thêm đất của các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận. 8. Bảng 2.2 Bảng giá cho thuê đất và phí tại các KCX, KCN 9. Bảng 2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của KCX Tân Thuận (IFE). 10. Bảng 2.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của KCX Tân Thuận 11. Bảng 2.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của KCX Tân Thuận (EFE). 12. Bảng 3.1 Ma trận SWOT của KCX Tân Thuận. 13 Bảng 3.2 Ma trận QSPM cho nhóm SO của KCX Tân Thuận. 14. Bảng 3.3 Ma trận QSPM cho nhóm ST của KCX Tân Thuận. 15. Bảng 3.4 Ma trận QSPM cho nhóm WO của KCX Tân Thuận. 16. Bảng 3.5 Ma trận QSPM cho nhóm WT của KCX Tân Thuận. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU BQL : CBCNV: CNH ,HĐH: DN: DTBD: ĐVT: EFE: FDI: GDP: HEPZA: IFE: KCN: KCNC: KCX: QSPM: SWOT: TICC: TP HCM: TTC: UNIDO XK: WEPZA: WTO Ban quản lý Cán bộ công nhân viên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Doanh nghiệp Doanh thu bảo dưỡng Đơn vị tính Extenal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài) Foreign Direct Investment (Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội) HCM City Export Processing Zones & Industrial Zones Authority (Ban quản lý các KCX & KCN TP Hồ Chí Minh) Internal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ) Khu công nghiệp Khu công nghệ cao Khu chế xuất Quantitative Strategic Planning Matrix (Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng) Strengths - Weakness , Opportunity – Threats (Ma trận điểm mạnh –điểm yếu, cơ hội – đe dọa) Tiện ích công cộng Thành phố Hồ Chí Minh Tan Thuan Corporation: Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh KCX Tân Thuận (Công ty liên doanh Tân Thuận) Theo tổ chức phát triển liên hiệp quốc Xuất khẩu World Export Processing Zones (Hiệp hội KCX thế giới) World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Phụ lục 2 : Phụ lục 3 : Phụ lục 4 : Phụ lục 5 : Phụ lục 6 : Phụ lục 7 : Phụ lục 8 : Phụ lục 9 : Phụ lục 10 : Cách tính toán các công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lược Phân bố khu tự do trên thế giới Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa TP HCM Số lượng lao động tại các KCX – KCN TPHCM Tình hình đầu tư tại các KCX – KCN TPHCM năm 2005 Tình hình xuất khẩu tại 2 KCX TPHCM Tình hình xử lý nước thải tại các KCX – KCN TPHCM Tình hình đầu tư tại KCX Tân Thuận Kết quả hoạt động của các KCX, KCN Việt Nam từ năm 1995-2005 Tình hình hoạt động của các KCN Việt Nam đến tháng 9/2006 Mọi thắc mắc xin liên hệ yahoo : Tuvanluanvan

pdf95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng phát triển cúa khu chế xuất tân thuận đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à điển hình trong việc triển khai một mô hình kinh tế mới, đóng góp nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của thành phố Hồ Chí Minh cũng như của cả nước. Bên cạnh những điểm mạnh của mình, KCX cũng còn nhiều điểm yếu cần khắc phục. Đứng trước những cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới, chúng ta cần tìm hướng đi mới cho KCX Tân Thuận, để KCX Tân Thuận tiếp tục mở đường, đột phá, tăng gia tốc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. 62 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN ĐẾN NĂM 2015 [ @ \ 63 3.1 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIệP 3.1.1 Cơ sở để xây dựng mục tiêu: 3.1.1.1 Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước: Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đều khẳng định vai trò của KCN, KCX trong việc “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tại Đại hội IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 tiếp tục khẳng định: "Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở". Báo cáo chính trị tại Đại hội X một lần nữa khẳng định chủ trương , tư tưởng tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững KCN, KCX. Từ đó Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã đưa ra mục tiêu phát triển các KCX, KCN của cả nước như sau: Mục tiêu tổng quát. - Phấn đấu đến 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN đã được thành lập; xem xét thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương với tổng tổng diện tích tăng thêm khoảng 15.000- 20.000 ha - Đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN, KCX vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ mức 28% hiện nay lên 40% vào năm 2010 và trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp từ 19% giá trị xuất khẩu toàn quốc năm 2005 lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. - Kết cấu hạ tầng các KCN, nhất là các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh, được chú trọng đầu tư đồng bộ nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: 64 - Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách có chọn lọc khoảng 20.000 ha-25000ha đất KCN; Tổng diện tích các KCN đến năm 2015 là 65000-70000 ha, phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy của các KCN, KCX bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%; - Chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các KCN đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hoá phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ - Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm. - Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN, KCX phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 – 6.800 dự án với tổng lượng vốn đầu tư khoảng 36-39 tỷ USD (vốn đăng ký), trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 50%. 3.1.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh Tốc độ tăng trưởng Duy trì tốc độ tăng trưởng của thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo vững chắc an ninh, quốc phòng. Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với tổng thể khu vực và cả nước: dựa trên lợi thế so sánh, vai trò và vị trí của thành phố Hồ Chí Minh đối với vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Hình thành một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Hạn chế tăng dân số : quy hoạch và phân bố lại hợp lý dân cư. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Coi trọng phát triển khoa học và công nghệ, văn hóa – nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tương xứng với một trung tâm của khu vực. Phát triển đồng bộ: và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh hiện đại. 65 Cải cách hành chính: nâng cao năng lực điều hành quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền thành phố An ninh trật tự: Giữ vững kỷ cương trật tự công cộng, an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. 3.1.1.3 Mục tiêu phát triển các KCX, KCN tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020: - Tổng nhu cầu đất dành cho phát triển công nghiệp đến 2020 là 14.900 ha. Các ngành công nghiệp trọng yếu sẽ được ưu tiên phát triển là: các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp ô tô; sản xuất các phương tiện vận tải thuỷ và các nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho nền kinh tế quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện, cơ - điện tử, điện tử - công nghệ thông tin ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các phần mềm xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hóa chất ưu tiên các sản phẩm hóa dược, thảo dược và thuốc y tế, các sản phẩm hóa chất công nghiệp nhựa, cao su kỹ thuật cao cấp. -Dự kiến đến 2020, Tp. Hồ Chí Minh sẽ có 18 KCN, KCX và định hướng xây dựng các KCN với các chuyên ngành mũi nhọn, trọng tâm. Ban quản lý được giao thêm chức năng quản lý CCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. -Thu hút dự án đầu tư mở rộng đổi mới công nghệ sản xuất đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong KCN, KCX. 3.1.2 Mục tiêu phát triển của KCX Tân Thuận 3.1.2.1 Mục tiêu dài hạn: - Giữ vững danh hiệu KCX thành công nhất Việt Nam và hấp dẫn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương. - Chuyển hình sang khu kinh tế tự do theo lộ trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Nhân rộng mô hình sang các KCN khác ở thành phố và cả nước. 66 3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: - Thành công trong việc mở rộng chức năng trở thành khu sản xuất-thương mại dịch vụ và lưu thông hàng hóa. - Làm cầu nối đưa hàng hóa sản xuất trong nước thâm nhập thị trường thế giới. - Thu hút được nhà đầu tư mới (40nhà) lấp đầy khu công nghiệp và 80% khu công nghệ cao – phần mềm. 3.2 CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA KCX TÂN THUẬN ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU 3.2.1 Hình thành chiến lược qua ma trận kết hợp SWOT Từ những kết quả phân tích ở chương 2, chúng ta có thể xây dựng ma trận SWOT để tìm ra các phương án chiến lược cho KCX Tân Thuận như sau: BẢNG 3.1: MA TRẬN SWOT CỦA KCX TÂN THUẬN Cơ Hội (Opportunities) Thách thức (threat) 1. Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 2. Chính phủ Việt Nam tích cực thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế 3.Chính phủ luôn ủng hộ công ty Liên Doanh xây dựng KCX đầu tiên 4.Ngành lưu thông vận chuyển hàng hóa trong nước và trên thế giới vẫn còn không gian phát triển 5.Vị trí gần khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (PMH) đang phát triển mạnh 6. Bùng nổ và phát triển kinh tế khu vực, nhiều xí nghiệp có thị trường ổn định ở Mỹ và Châu Âu muốn đầu tư vào khu vực có chi phí lao động thấp 1.Thủ tục hải quan chưa được nhanh chóng 2.Không đủ nhân lực trình độ cao 3.Các KCN chung quanh phát triển mạnh, giá đất cạnh tranh, KCX không chuyển hình sẽ phải suy thoái 4.Ngân hàng chi viện tài vụ chưa đủ, chế độ quản lý ngoại hối và mậu dịch ở Việt Nam tương đối chặc chẽ 5. Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa trước, có lực lượng lao động đông, đã là thành viên WTO từ năm 2001 Ngòai ra còn nhiều nước Asean cũng có điều kiện tương tự Điểm mạnh (Strong) S+O S+T 1.Vị trí, quy hoạch xây dựng tốt 2.Cơ sở hạ tầng & tiện ích công cộng hoàn thiện 3.Công nghệ xây dựng trên S1S2S4S5+O1O2O304 Phát triển ngành lưu thông hàng hóa, chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ S1S2S3S6S7S8+T1T2 Xây cao ốc , chuyển hình thu hút ngành thương mại dịch vụ, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm S.W.O.T 67 nền đất yếu tốt 4.Lãnh đạo có tầm nhìn, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm 5.Chất lượng nhân viên tiếp thị, dịch vụ, kho vận cao 6.Công tác vận hành & quản trị khu tốt 7.Hệ thống quản lý trong nội bộ công ty kiện toàn,vốn mạnh 8.Bảo vệ môi trường tốt S1+O3 Xin cơ chế gia công dễ dàng giữa trong và ngòai khu để giải quyết thêm lao động, tranh thủ sự ủng hộ của nhà nước và thông qua doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong khu mở rộng thêm đối tượng đầu tư : chiến lược thâm nhập thị trường S2S4+T3T5 Tăng cường các dịch vụ, tiện ích công cộng, phục vụ nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư giảm giá thành sản phẩm và hạn chế rủi ro, chiến lược hội nhập về phía sau Điểm yếu (Weakness) W+O W+T 1.Giá cho thuê đất cao 2.Nghiệp vụ kinh doanh còn hạn hẹp (chủ yếu XK) 3.Liên kết nội địa và giao thương quốc tế còn thấp 4.Quỹ đất còn ít 5. Chính sách marketing chưa rộng, chỉ tập trung vào khu vực Châu Á 6. Chưa phát huy đồng đều năng lực của tòan bộ CBCNV W5+O2O6 Tăng cường họat động marketing thu hút đầu tư , chiến lược thâm nhập thị trường W2W3+O1O3 Thành lập khu công nghiệp thu hút nhà đầu tư trong và ngòai nước sản xuất hàng tiêu thụ nội địa & xuất khẩu, chiến lược phát triển thị trường W2W3+T4 Chiến lược hội nhập dọc về phía trước W4W6+T2T3 Đào tạo nguồn nhân lực thu hút nhà đầu tư công nghệ cao, công nghệ phần mềm, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Như vậy, chúng ta đã kết hợp được các nhóm chiến lược như sau: 1. Nhóm chiến lược phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội (SO) - S1S2S4S5+O1O2O304: Phát triển ngành lưu thông hàng hóa, chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ - S1+O3: Xin cơ chế gia công dễ dàng giữa trong và ngòai khu để giải quyết thêm lao động, tranh thủ sự ủng hộ của nhà nước và thông qua doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong khu mở rộng thêm đối tượng đầu tư , chiến lược thâm nhập thị trường 2. Nhóm chiến lược phát huy điểm mạnh, vượt qua thử thách (ST) - S1S2S3S6S7S8+T1T2:Xây cao ốc , chuyển hình thu hút ngành thương mại dịch vụ, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm - S2S4+T3T5: Tăng cường các dịch vụ, tiện ích công cộng, phục vụ nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư giảm giá thành sản phẩm và hạn chế rủi ro, chiến lược hội nhập về phía sau 68 3. Nhóm chiến lược tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu (WO) - W5+O2O6: Tăng cường họat động marketing thu hút đầu tư , chiến lược thâm nhập thị trường - W2W3+T1T3:Thành lập khu công nghiệp thu hút nhà đầu tư trong và ngòai nước sản xuất hàng tiêu thụ nội địa & xuất khẩu, chiến lược phát triển thị trường 4. Nhóm chiến lược khắc phục điểm yếu, vượt qua thử thách (WT) - W2W3+T4:Chiến lược hội nhập dọc về phía trước - W4W6+T2T3: Đào tạo nguồn nhân lực thu hút nhà đầu tư công nghệ cao, công nghệ phần mềm, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 3.2.2 Lựa chọn các chiến lược thích hợp Từ kết quả của ma trận SWOT, chúng ta sử dụng ma trận định lượng QSPM để lựa chọn chiến lược phù hợp nhất trong từng nhóm chiến lược. (Cách tính điểm xin xem phụ lục 1). 3.2.2.1 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm mạnh,cơ hội (SO ) BẢNG 3.2 MA TRẬN QSPM CHO NHÓM SO CỦA KCX TÂN THUẬN CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ THAY THẾ Cơ sở của số điểm hấp dẫn Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ Chiến lược thâm nhập thị trường CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG Phân lọai AS TAS AS TAS CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 1.Cơ sở hạ tầng & tiện ích công cộng hoàn thiện 4 3 12 3 12 2.Vị trí, quy hoạch xây dựng tốt 3 4 12 3 9 3.Công nghệ xây dựng trên nền đất yếu tốt 4 3 12 3 12 4.Lãnh đạo có tầm nhìn, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm 3 4 12 4 12 5.Chất lượng nhân viên tiếp thị, 3 4 12 4 12 69 dịch vụ, kho vận cao 6.Công tác vận hành & quản trị khu tốt, vốn mạnh 3 3 9 3 9 7.Hệ thống quản lý trong nội bộ công ty kiện toàn, vốn mạnh 2 4 8 3 6 8.Bảo vệ môi trường tốt 2 2 4 2 4 9.Giá cho thuê đất cao 2 2 4 2 4 10.Nghiệp vụ kinh doanh còn hạn hẹp (chủ yếu XK) 2 3 6 2 4 11.Liên kết nội địa và giao thương quốc tế còn thấp 2 3 6 2 4 12.Quỹ đất còn ít 2 2 4 1 2 13.Chính sách marketing chưa rộng, chỉ tập trung Châu Á 2 2 4 2 4 14.Chưa phát huy đồng đều năng lực của toàn bộ CBCNV 3 3 6 1 3 CÁC YẾU TỐ BÊN NGÒAI 1.Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 4 4 16 2 6 2.Chính phủ luôn ủng hộ công ty Liên Doanh xây dựng KCX đầu tiên 4 4 16 3 12 3.Ngành lưu thông vận chuyển hàng hóa trong nước và trên thế giới vẫn còn không gian phát triển 4 4 16 2 8 4.Vị trí gần khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đang phát triển mạnh 2 1 2 1 2 5.Bùng nổ và phát triển kinh tế khu vực, nhiều xí nghiệp có thị trường ổn định ở Mỹ và Châu Âu muốn đầu tư vào khu vực có chi phí lao động thấp hơn 2 2 4 2 4 6.Thủ tục hải quan chưa được nhanh chóng 2 2 4 2 4 7.Không đủ nhân lực trình độ 2 2 4 2 4 70 cao 8.Các KCN chung quanh phát triển mạnh, giá đất cạnh tranh, KCX không chuyển hình sẽ phải suy thoái 2 3 6 2 4 9.Ngân hàng chi viện tài vụ chưa đủ, chế độ quản lý ngoại hối và mậu dịch ở Việt Nam tương đối chặc chẽ 1 2 2 1 1 10.Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa trước, có lực lượng lao động đông, đã là thành viên WTO từ năm 2001 .Ngòai ra còn nhiều nước Asean cũng có điều kiện tương tự 2 2 4 2 4 11. Các ban ngành chưa ủy quyền đầy đủ cho Ban Quản Lý 2 2 4 2 4 Tổng cộng 199 150 Kết luận: Ta chọn chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ cho nhóm chiến lược kết hợp điểm mạnh - cơ hội vì tổng số điểm hấp dẫn TAS chiến lược này bằng 199, lớn hơn Chiến lược thâm nhập thị trường. 3.2.2.2 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm mạnh, đe dọa (ST ) BẢNG 3.3 MA TRẬN QSPM CHO NHÓM ST CỦA KCX TÂN THUẬN CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ THAY THẾ Cơ sở của số điểm hấp dẫn Chiến lược đa dạng hóa Chiến lược hội nhập về phía sau CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG Phân lọai AS TAS AS TAS CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 1.Cơ sở hạ tầng & tiện ích công cộng hoàn thiện 4 4 16 3 12 2.Vị trí, quy hoạch xây dựng tốt 3 4 12 3 9 3.Công nghệ xây dựng trên nền 4 4 16 3 12 71 đất yếu tốt 4.Lãnh đạo có tầm nhìn, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm 3 4 12 4 12 5.Chất lượng nhân viên tiếp thị, dịch vụ, kho vận cao 3 3 9 4 12 6.Công tác vận hành & quản trị khu tốt 3 3 9 4 12 7.Hệ thống quản lý trong nội bộ công ty kiện toàn, vốn mạnh 2 3 6 3 6 8.Bảo vệ môi trường tốt 2 3 6 2 4 9.Giá cho thuê đất cao 2 3 6 2 4 10.Nghiệp vụ kinh doanh còn hạn hẹp (chủ yếu XK) 2 3 6 3 6 11.Liên kết nội địa và giao thương quốc tế còn thấp 2 2 4 3 6 12.Quỹ đất còn ít 2 3 6 2 4 13.Chính sách marketing chưa rộng, chỉ tập trung Châu Á 2 2 4 2 4 14.Chưa phát huy đồng đều năng lực của toàn bộ CBCNV 3 2 6 2 6 CÁC YẾU TỐ BÊN NGÒAI 1.Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 4 3 12 2 8 2.Chính phủ luôn ủng hộ công ty Liên Doanh xây dựng KCX đầu tiên 4 3 12 2 8 3.Ngành lưu thông vận chuyển hàng hóa trong nước và trên thế giới vẫn còn không gian phát triển 4 3 12 2 8 4.Vị trí gần khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đang phát triển mạnh 2 4 8 3 6 5.Bùng nổ và phát triển kinh tế khu vực, nhiều xí nghiệp có thị trường ổn định ở Mỹ và Châu Âu muốn đầu tư vào khu vực có chi 2 3 6 2 4 72 phí lao động thấp hơn 6.Thủ tục hải quan chưa được nhanh chóng 2 3 6 2 4 7.Không đủ nhân lực trình độ cao 2 3 6 2 4 8.Các KCN chung quanh phát triển mạnh, giá đất cạnh tranh, KCX không chuyển hình sẽ phải suy thoái 2 3 6 2 4 9.Ngân hàng chi viện tài vụ chưa đủ, chế độ quản lý ngoại hối và mậu dịch ở Việt Nam tương đối chặc chẽ 1 3 3 2 2 10.Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa trước, có lực lượng lao động đông, đã là thành viên WTO từ năm 2001. Ngòai ra còn nhiều nước Asean cũng có điều kiện tương tự 2 3 6 2 4 11. Các ban ngành chưa ủy quyền đầy đủ cho Ban Quản Lý 2 2 4 2 4 Cộng 199 165 Kết luận: Ta chọn chiến lược đa dạng hóa cho nhóm chiến lược điểm mạnh – đe dọa vì tổng số điểm hấp dẫn TAS chiến lược này bằng 199, lớn hơn Chiến lược hội nhập về phía sau. 3.2.2.3 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm yếu – cơ hội (WO ) BẢNG 3.4 MA TRẬN QSPM CHO NHÓM WO CỦA KCX TÂN THUẬN CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ THAY THẾ Cơ sở của số điểm hấp dẫn Chiến lược thâm nhập thị trường Chiến lược phát triển thị trường CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG Phân lọai AS TAS AS TAS CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 73 1.Cơ sở hạ tầng & tiện ích công cộng hoàn thiện 4 3 12 4 16 2.Vị trí, quy hoạch xây dựng tốt 3 3 9 4 12 3.Công nghệ xây dựng trên nền đất yếu tốt 4 3 12 4 16 4.Lãnh đạo có tầm nhìn, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm 3 3 9 3 9 5.Chất lượng nhân viên tiếp thị, dịch vụ, kho vận cao 3 4 12 3 9 6.Công tác vận hành & quản trị khu tốt 3 3 9 3 9 7.Hệ thống quản lý trong nội bộ công ty kiện toàn, vốn mạnh 2 3 6 3 6 8.Bảo vệ môi trường tốt 2 2 4 3 6 9.Giá cho thuê đất cao 2 3 6 3 6 10.Nghiệp vụ kinh doanh còn hạn hẹp (chủ yếu XK) 2 3 6 4 8 11.Liên kết nội địa và giao thương quốc tế còn thấp 2 3 6 3 6 12.Quỹ đất còn ít 2 2 4 3 6 13.Chính sách marketing chưa rộng, chỉ tập trung Châu Á 2 2 4 3 6 14.Chưa phát huy đồng đều năng lực của toàn bộ CBCNV. 3 2 6 3 9 CÁC YẾU TỐ BÊN NGÒAI 1.Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 4 4 16 3 12 2.Chính phủ luôn ủng hộ công ty Liên Doanh xây dựng KCX đầu tiên 4 3 12 3 12 3.Ngành lưu thông vận chuyển hàng hóa trong nước và trên thế giới vẫn còn không gian phát triển 4 3 12 3 12 4.Vị trí gần khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đang phát triển mạnh 2 3 6 2 4 74 5.Bùng nổ và phát triển kinh tế khu vực, nhiều xí nghiệp có thị trường ổn định ở Mỹ và Châu Au muốn đầu tư vào khu vực có chi phí lao động thấp hơn 2 4 8 3 6 6.Thủ tục hải quan chưa được nhanh chóng 2 2 4 2 4 7.Không đủ nhân lực trình độ cao 2 3 6 2 4 8.Các KCN chung quanh phát triển mạnh, giá đất cạnh tranh, KCX không chuyển hình sẽ phải suy thoái 2 2 4 3 6 9.Ngân hàng chi viện tài vụ chưa đủ, chế độ quản lý ngoại hối và mậu dịch ở Việt Nam tương đối chặc chẽ 1 2 2 2 2 10.Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa trước, có lực lượng lao động đông, đã là thành viên WTO từ năm 2001 .Ngòai ra còn nhiều nước Asean cũng có điều kiện tương tự 2 2 4 2 4 11. Các ban ngành chưa ủy quyền đầy đủ cho Ban Quản Lý 2 2 4 3 6 Cộng 183 196 Kết luận: Ta chọn chiến lược phát triển thị trường cho nhóm chiến lược điểm yếu – cơ hội WO vì tổng số điểm hấp dẫn TAS chiến lược này bằng 196, lớn hơn Chiến lược thâm nhập thị trường. 3.2.2.4 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm yếu – đe dọa (WT ) 75 BẢNG 3.5 MA TRẬN QSPM CHO NHÓM WT CỦA KCX TÂN THUẬN CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ THAY THẾ Cơ sở của số điểm hấp dẫn Chiến lược hội nhập dọc về phía trước Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG Phân lọai AS TAS AS TAS CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 1.Cơ sở hạ tầng & tiện ích công cộng hoàn thiện 4 4 16 4 16 2.Vị trí, quy hoạch xây dựng tốt 3 4 12 4 12 3.Công nghệ xây dựng trên nền đất yếu tốt 4 3 12 4 16 4.Lãnh đạo có tầm nhìn, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm 3 3 9 4 12 5.Chất lượng nhân viên tiếp thị, dịch vụ, kho vận cao 3 3 9 4 12 6.Công tác vận hành & quản trị khu tốt 3 3 9 3 9 7.Hệ thống quản lý trong nội bộ công ty kiện toàn , vốn mạnh 2 3 6 3 6 8.Bảo vệ môi trường tốt 2 3 6 3 6 9.Giá cho thuê đất cao 2 3 6 2 4 10.Nghiệp vụ kinh doanh còn hạn hẹp (chủ yếu XK) 2 2 4 3 6 11.Liên kết nội địa và giao thương quốc tế còn thấp 2 2 4 2 4 12.Quỹ đất còn ít 2 2 4 3 6 13.Chính sách marketing chưa rộng, chỉ tập trung Châu Á 2 3 6 2 4 14.Chưa phát huy đồng đều năng lực của toàn bộ CBCNV 3 2 6 3 9 CÁC YẾU TỐ BÊN NGÒAI 1.Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 4 4 16 4 16 76 2.Chính phủ luôn ủng hộ công ty Liên Doanh xây dựng KCX đầu tiên 4 3 12 4 16 3.Ngành lưu thông vận chuyển hàng hóa trong nước và trên thế giới vẫn còn không gian phát triển 4 3 12 2 8 4.Vị trí gần khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đang phát triển mạnh 2 3 6 3 6 5.Bùng nổ và phát triển kinh tế khu vực, nhiều xí nghiệp có thị trường ổn định ở Mỹ và Châu Âu muốn đầu tư vào khu vực có chi phí lao động thấp hơn 2 2 4 3 6 6.Thủ tục hải quan chưa được nhanh chóng 2 2 4 3 6 7.Không đủ nhân lực trình độ cao 2 3 6 2 4 8.Các KCN chung quanh phát triển mạnh, giá đất cạnh tranh, KCX không chuyển hình sẽ phải suy thoái 2 2 4 3 6 9.Ngân hàng chi viện tài vụ chưa đủ, chế độ quản lý ngoại hối và mậu dịch ở Việt Nam tương đối chặc chẽ 1 2 2 2 2 10.Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa trước, có lực lượng lao động đông, được gia nhập WTO trước. Ngòai ra còn nhiều nước Asean cũng có điều kiện tương tự 2 2 4 2 4 11. Các ban ngành chưa ủy quyền đầy đủ cho Ban Quản Lý 2 2 4 1 2 183 198 77 Kết luận: Ta chọn chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cho nhóm chiến lược điểm yếu – đe dọa WT vì tổng số điểm hấp dẫn TAS chiến lược này bằng 198, lớn hơn Chiến lược hội nhập dọc về phía trước Như vậy, những phân tích từ các ma trận QSPM trên đã cho phép ta chọn được các chiến lược từ 4 nhóm chiến lược kết hợp của Công Ty Liên Doanh Xây Dựng và Kinh Doanh Khu Chế Xuất Tân Thuận từ nay đến năm 2015 là: 1. Nhóm chiến lược phát huy điểm mạnh – tận dụng cơ hội (SO) là chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ : phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng, lợi thế vị trí và nguồn nhân lực, tận dụng cơ hội khi gia nhập WTO, ngành lưu thông vận chuyển hàng hóa trong nước và trên thế giới vẫn còn không gian phát triển, được Chính phủ quan tâm để phát triển ngành lưu thông hàng hóa…, nâng cao giá trị gia tăng của KCX Tân Thuận. 2. Nhóm chiến lược phát huy điểm mạnh – vượt qua thử thách (SW) là chiến lược đa dạng hóa: Phát huy thế mạnh về quy hoạch cơ sở hạ tầng, nguồn vốn mạnh, môi trường tốt…, trong lúc thủ tục hải quan vẫn chưa nhanh chóng và tiện lợi, ngoài việc cho thuê đất và nhà xưởng, xây dựng thêm những cao ốc văn phòng để thu hút nhà đầu tư trong ngành thương mại dịch vụ, quy hoạch khu dành riêng thu hút doanh nghiệp kỹ thuật cao, phần mềm…. 3. Nhóm chiến lược khắc phục điểm yếu – tận dụng cơ hội (WO) là chiến lược phát triển thị trường: Tận dụng cơ hội Việt Nam gia nhập WTO, KCX luôn được Chính phủ quan tâm, cải thiện điểm yếu là nghiệp vụ kinh doanh còn hạn hẹp, tăng cường liên kết nội địa và giao thương quốc tế, KCX Tân Thuận cần đẩy mạnh hoạt động marketing, thành lập khu công nghiệp để thu hút thêm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, sản xuất hàng xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa… 4. Nhóm chiến lược khắc phục điểm yếu – vượt qua thử thách (WT) là chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: khắc phục điểm yếu quỹ đất còn ít, nguy cơ các KCN chung quanh có giá đất cạnh tranh hơn, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn 78 nhân lực, hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng và môi trường, đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghệ cao, công nghệ phần mềm… 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 3.3.1 Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty liên doanh cần có kế họach và tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút những nhà đầu tư mới họat động chức năng mới. Xây kho bãi, trang bị tốt cho trung tâm kho vận để chuẩn bị cho sự phát triển lưu thông hàng hóa… Xây dựng cao ốc văn phòng cho các doanh nghiệp họat động trong ngành thương mại, dịch vụ, phần mềm… Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp có thị trường nội địa, thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kho đông lạnh, xây dựng bến cảng xà lan. Chính quyền địa phương cần quan tâm xây dựng hạ tầng ngoài tường rào, để có thể kết nối tốt với hoạt động của khu. 3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường họat động thu hút đầu tư: Đối với Công ty liên doanh phát triển hạ tầng: Tiến hành liên hệ với đại diện phòng thương mại các nước để thu hút doanh nghiệp họat động trong ngành thương mại, dịch vụ… Công ty cần tiến hành xúc tiến đầu tư ở nước ngòai cho ngành công nghệ cao và phần mềm. - Chính sách giá thuê đất: cần có giá thuê linh hoạt hơn đối với các ngành nghề ưu tiên thu hút, doanh nghiệp hiện hữu thuê thêm đất. Ngoài giá cho thuê đến hết thời gian hoạt động, đối với tòa nhà văn phòng công nghệ cao và phần mềm, cần có giá cho thuê theo tháng và năm, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp. - Chính sách tiếp thị: tiến hành tiếp thị qua mạng internet gửi trực tiếp đến các địa chỉ của các công ty lớn để tự giới thiệu. Tham dự hội chợ, hội thảo về xuất khẩu 79 quốc tế tại các thị trường mục tiêu. Tham dự hội chợ giới thiệu thành tựu kinh tế của cả nước và địa phương... - Tổ chức các họat động hỗ trợ cho các xí nghiệp đầu tư: Các họat động này nên chỉ mang tính phục vụ. Giúp nhà đầu tư từ làm thủ tục xin giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng và họat động... kể cả thủ tục xin visa nhập cảnh và gia hạn... - Thực hiện chính sách hậu mãi: Trung tâm phục vụ xí nghiệp cần hết sức chú ý đến chính sách hậu mãi vì không ai có thể nói cho nhà đầu tư tin bằng chính những người đang có xí nghiệp sản xuất trong khu Đối với Ban quản lý: - Lựa chọn cán bộ quản lý:lựa chọn cán bộ có năng lực trong quản lý điều hành, nhạy bén trong kinh doanh, có đạo đức phẩm chất tốt để bố trí điều hành quản lý KCX. Đặc biệt là Phòng Quản Lý Đầu Tư là đơn vị đầu tiên tiếp xúc với nhà đầu tư. Thời gian xử lý hồ sơ phải đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi và lòng tin cho nhà đầu tư - Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam - Tổ chức và giúp các doanh nghiệp tham gia các hội thảo, triển lãm nhằm thu hút đầu tư vào Việt Nam được thực hiện ở trong nước và nước ngoài. - Thông qua trang web, cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư tiềm năng. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin và Hiệp hội doanh nghiệp KCX, KCN 3.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản trị: Các phòng ban trong công ty liên doanh Tân Thuận tiếp tục phát huy hiệu quả hệ thống quản lý ISO 9002. Kiến nghị Chính phủ ủy quyền đầy đủ cho Ban Quản Lý các KCX & KCN thành phố Hồ Chí Minh, để doanh nghiệp được hưởng cơ chế quản lý một cửa thật sự, giảm thiểu tối đa sự phiền hà của thủ tục hành chánh cho các doanh nghiệp. Nhất là đối với những lĩnh mới được thí điểm trong KCX Tân Thuận. 80 Văn bản pháp quy: mỗi bộ ngành tự phát hành các thông tư chỉ thị đối với hoạt động của KCX theo cách nghĩ riêng của mình, thậm chí trong một Bộ lại có các bộ phận có cách suy nghĩ riêng (Bộ tài chính), có ngành đến nay chưa có văn bản cụ thể liên quan đến việc chỉ đạo họat động của KCX. Các văn bản chưa phù hợp hiện nay chưa được xử lý nghiêm túc và kịp thời.Việc hoàn chỉnh hệ thống pháp quy liên quan đến hoạt động của KCN, KCX và KCNC là hết sức quan trọng. Việc xây dựng hệ thống pháp luật phải dựa trên các căn cứ: - Tiến trình hội nhập của kinh tế nước ta đối với thế giới. - Quy hoạch phát triển công nghiệp theo từng giai đọan cụ thể (chú ý khuyến khích đầu tư trong nước). - Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế ưu tiên phát triển, khuyến khích đầu tư. - Phân biệt rõ bản chất và tác dụng của từng lọai hình KCN tập trung trong từng giai đọan cụ thể của quá trình hội nhập và công nghiệp hóa để có chính sách ưu đãi thích hợp. Về nguyên tắc của văn bản pháp quy là phải gọn gàng, dễ hiểu nhưng lại phải đầy đủ và chính xác. Do đó, hình thức thể hiện văn bản nên sử dụng như nghị định 36/CP (một văn bản bao gồm toàn bộ vấn đề về KCX, KCN, KCN cao) nhưng cần bổ sung cho thật đầy đủ. Các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành phải đầy đủ, chính xác và kịp thời. Các dự thảo nên lấy ý kiến của Ban quản lý các KCX và CN địa phương, các công ty xây dựng hạ tầng KCX, KCN và các xí nghiệp chế xuất xem còn có vấn đề gì chưa phù hợp. Việc ban hành nghị định phải kèm theo việc ban hành các thông tư hướng dẫn trong thời gian ngắn nhất Bộ máy quản lý Nhà Nước đối với KCX: Hiện nay, cơ quan quản lý Trung ương của KCX là Vụ quản lý các KCX và CN thuộc Bộ kế họach và đầu tư gồm có một vụ trưởng và 2 vụ phó, dưới sự chỉ đạo của một thứ trưởng chuyên trách. 81 Tuy nhiên, ở cấp vụ như Vụ quản lý các KCX và CN xử lý các vụ việc có liên quan đến các bộ ngành khác thì không đủ tầm cỡ để làm việc nên thường phải kéo dài thời gian chờ đợi, làm nản lòng các nhà đầu tư. Cơ quan quản lý địa phương: là Ban quản lý các KCX và KCN thành phố Hồ Chí Minh. Mối quan hệ giữa Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp địa phương với Trung ương là mối quan hệ theo ngành dọc riêng biệt như: Vụ việc về tài chính thì quan hệ Bộ tài chính; về hàng hóa, xuất nhập khẩu thì quan hệ Bộ thương mại,... các giải quyết quan hệ không tập trung này làm cho vấn đề giải quyết sự việc mang tính tranh thủ cá nhân, hiệu quả giải quyết công việc phụ thuộc vào uy tín cá nhân và mối quan hệ của người thực hiện. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước sẽ tạo được sự tập trung, thống nhất trong tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước để tăng cường hiệu lực về quản lý Nhà nước, phát huy cao nhất hiệu quả của loại hình Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp, Khu Công nghệ kỹ thuật cao. Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương để việc nắm bắt tình hình, chỉ đạo xử lý... được nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, tốt đẹp giữa Ban Quản lý với chính quyền địa phương, cơ quan Trung ương, tạo thuận lợi cho mọi hoạt động của Ban Quản lý. 3.3.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ: 3.3.4.1 Hoạt động tài chính – kế toán: Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn: để tối thiểu hóa các chi phí gián tiếp, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn và quản lý tiền mặt chặt chẽ, doanh nghiệp cần phải: - Xây dựng dự toán năm, quy trình quản lý tiền mặt. - Hoàn thiện quy chế tài chính, xác định mức tiếp khách, công tác phí trong và ngoài nước. - Định kỳ tiến hành các họat động kiểm toán nội bộ và thuê đơn vị bên ngoài kiểm toán hàng năm. 82 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCX phát triển: nhu cầu sử dụng vốn tín dụng của các doanh nghiệp trong KCX ngày càng tăng theo đà phát triển của toàn khu, nhưng các ngân hàng trong nước cho vay bổ sung vốn lưu động và mua thiết bị máy móc thiết bị còn hạn chế. Cần phải: - Thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCX & KCN TP Hồ Chí Minh với các ngân hàng và doanh nghiệp. - Cải tiến & đơn giản hóa các thủ tục vay vốn cho doanh nghiệp. 3.3.4.2 Phát triển nguồn nhân lực: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực: Với chiến lược phát triển thu hút các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kỹ thuật cao và phần mềm, nhu cầu về nguồn nhân lực về trung và cao cấp là rất lớn, nếu không chuẩn bị tốt thì sẽ không đáp ứng kịp. Tăng cường đào tạo : Tiếp tục đẩy mạnh họat động các lớp tin học, ngọai ngữ tại trung tâm hoạt động công nhân viên của khu chế xuất Tân Thuận. Công ty liên doanh giao 5000 m2 đất cho Ban quản lý xây dựng Trung tâm đào tạo, dạy nghề cho công nhân phù hợp đặc điểm sản xuất của các doanh nghiệp. Hợp tác đào tạo với các trường đại học kỹ thuật, đại học khoa học…để chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu, sẵn sàng cung ứng cho các doanh nghiệp công nghệ cao và phần mềm. Qua quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting, tiếp tục hỗ trợ học bổng cho trường đại học quốc gia, trường cao đẳng công nghệ quản trị, trường Lê Hồng Phong, trường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Đại Nghĩa…Tiếp sức đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ cho các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả quản lý lao động: Thời gian gần đây, khi xảy ra nhiều cuộc đình công tại các KCN Đồng Nai, Bình Dương…thì KCX Tân Thuận vẫn rất yên ắng. Tuy nhiên, số lao động trong KCX Tân Thuận ngày càng đông, việc quản lý lao động phải được hoàn thiện từ bộ máy quản lý, chế độ chính sách cho người lao động. Bổ sung, sửa đội, hệ thống hóa các quy định về nội dung quản lý lao động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. 83 Phát triển tổ chức công đoàn cơ sở, chăm lo đảm bảo quyền lợi người lao động, quan tâm điều kiện làm việc cũng như sinh hoạt đảm bảo khả năng tái sản xuất sức lao động cho công nhân cũng như cán bộ quản lý. Nâng cao chất lượng lớp tập huấn về luật lao động cho công nhân trước khi vào làm việc trong các doanh nghiệp 3.3.4.3 Kiện toàn hệ thống thông tin: Nhu cầu: để có thể triển khai chiến lược thu hút doanh nghiệp hoạt động logistics, công nghệ cao, phần mềm…cần phải có hệ thống thông tin tốt nhất. Giải pháp thực hiện:cần phải: - Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đồng bộ thống nhất, có liên kết chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị quản lý và kinh doanh trong KCX về pháp luật liên quan đến KCX, tình hình hoạt động và dự kiến quy hoạch. - Lắp đặt đường truyền tốc độ cao, chất lượng tốt, ổn định phục vụ nhà đầu tư công nghệ cao và phần mềm. - Nâng cấp để có thể tiếp cận được hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tinh xảo, đủ sức đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh về trao đổi thông tin, tiếp nhận tư liệu đầu vào và giao nhận sản phẩm đầu ra trong công nghệ thông tin theo phương thức gia công quốc tế (outsourcing), một dạng liên kết sản xuất quốc tế hiện đại của ngành logistics. 3.3.4.4 Tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển: Coi trọng công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn và công lớn xuyên quốc gia để có chính sách phù hợp. Cần phải có nhân lực, chuyên viên nghiên cứu phát triển giỏi, nhanh nhạy nắm bắt những biến động của tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, tận dụng cơ hội, sẵn sàng vượt qua thách thức, có những điều chỉnh, củng cố kịp thời theo xu hướng phát triển của thời đại. 3.4 Kiến nghị 3.4.1 Đối với Trung ương: 84 3.4.1.1 Về quy hoạch: - Đa dạng hóa các mô hình phát triển KCN nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH - Tiếp tục cho phép KCX Tân Thuận thí điểm mở rộng chức năng, chuyển hình dần sang khu kinh tế tự do, lấy KCX Tân Thuận làm trọng tâm xây dựng khu kinh tế mở phía Nam theo xu hướng phát triển của KCX thế giới. 3.4.1.2 Về chính sách: - Kiến nghị Bộ tài chính, đặc biệt là Tổng cục hải quan có các chính sách liên quan về thuế và thủ tục hải quan tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp KCX mở rộng chức năng. - Đề nghị Nhà nước sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động logistics, tạo điều kiện cho Tân Thuận thí điểm thành công , từ đó áp dụng cho các KCX và KCN có đủ điều kiện khác. - Nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư của các nước trong khu vực, đặc biệt là những nước đã gia nhập WTO để có đối sách thích hợp, tăng cao năng lực cạnh tranh cho KCX Tân Thuận và các KCN khác trên cả nước nói chung. 3.4.1.2 Về cơ chế quản lý: - Đề nghị các Bộ ủy quyền triệt để hơn cho HEPZA, tạo điều kiện cho Ban quản lý thực hiện triệt để cơ chế một cửa – tại chỗ, đặc biệt là trong việc cấp phép và quản lý hoạt động trong lĩnh vực mới: mở rộng chức năng, ngành công nghệ cao, phần mềm. - Đề nghị Chính phủ sớm xem xét và ban hành Quy chế KCN, KCX sửa đổi theo Luật đầu tư mới, theo hướng tạo điều kiện cho KCX, KCN phát triển mạnh mẽ. - Đề nghị sớm sửa đổi các Nghị định phù hợp với cam kết khi gia nhập tổ chức WTO và lộ trình thực hiện các cam kết này, tạo điều kiện cho KCX tiếp tục phát triển. 3.4.2 Đối với thành phố 85 3.4.2.1 Về hạ tầng ngoài tường rào: Mở rộng đường Bùi Văn Ba để KCX Tân Thuận có thể mở thêm cửa cho công nhân ra vào, giảm tình trạng nghẽn giao thông ở cổng chính trong các giờ cao điểm. Cho phép công ty cấp nước cung cấp nước cho công ty liên doanh theo giá sĩ để phục vụ cac doanh nghiệp trong khu. Kiến nghị các cấp cho phép KCX Tân Thuận được lắp đặt cổng internet băng thông rộng trực tiếp. 3.4.2.2 Về cơ chế chính sách: Chỉ đạo các Sở Ban ngành Thành phố phối hợp với HEPZA trong quá trình thúc đẩy phát triển KCX. Chỉ đạo Cục hải quan sớm có hướng dẫn thủ tục cho KCN vừa được thành lập trong KCX theo hướng đơn giản, hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp ngoài KCX liên kết với doanh nghiệp trong KCX, phát huy tác dụng lan tỏa, để cùng nhau phát triển. 3.4.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực gồm cán bộ quản lý KCN, KCX các cấp theo chương trình, chiến lược đào tạo cụ thể. Các trường đại học, đặc biệt là trường cao đẳng bán công quản trị doanh nghiệp và công nghệ thuốc HEPZA, cần tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp và quản lý việc đào tạo, dạy nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCX. 3.4.3 Đối với Ban quản lý các KCX /KCN TP Hồ Chí Minh: 3.4.3.1 Về cơ chế quản lý: Thực hiện cơ chế quản lý một cửa - tại chỗ triệt để, đặc biệt là đối với những dự án đầu tư trong lĩnh vực mới. 3.4.3.2 Cải thiện môi trường đầu tư: 86 Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới. Thực hiện cải cách hành chánh mạnh hơn nữa, tiếp tục đổi mới tư duy chuyển từ quản lý hành chính sang dịch vụ công, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục, để họ có thể tin tưởng và an tâm tập trung vào sản xuất kinh doanh 3.4.3.3 Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hạ tầng vận động xúc tiến đầu tư: Phối hợp với các văn phòng đại diện các nước giới thiệu khách đầu tư đến khu. Tổ chức các cuộc vận động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Xác định thị trường tiềm năng để có các giải pháp phù hợp. 3.4.3.4 Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng cường liên kết nội địa: Ban quản lý cần cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp có thể tìm nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước, hoặc giới thiệu các doanh nghiệp trong nước có thể gia công cho các doanh nghiệp trong khu. Tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước thông qua KCX xâm nhập vào thị trường các nước trên thế giới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của mình. KẾT LUẬN CHƯƠNG III Trên cơ sở lý luận ở chương I và phân tích thực trạng KCX Tân Thuận ở chương II, chúng ta đã xây dựng và lựa chọn được các chiến lược phù hợp nhất cho KCX Tân Thuận trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Để có thể triển khai thực hiện thành công các chiến lược, luận văn đã đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược, đồng thời nêu lên các kiến nghị nhằm giúp KCX Tân Thuận có thể thực hiện tốt các chiến lược của mình. 87 KẾT LUẬN Việt Nam sắp trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO. KCX Tân Thuận đã được Thủ tướng cho phép thí điểm mở rộng chức năng, ngoài sản xuất gia công, các doanh nghiệp trong khu còn được thực hiện dịch vụ, thương mại, kho bãi, lưu thông hàng hóa… Chiến lược của KCX Tân Thụân trong giai đoạn mới là: quy hoạch xây dựng khu phần mềm và công nghệ cao, khu công nghiệp trong khu chế xuất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho doanh nghiệp mở rộng chức năng; thu hút nhà đầu tư vào khu đất dành cho công nghệ cao và phần mềm, khu công nghiệp, thu hút nhà đầu tư mới hoạt động trong lĩnh vực mới: mậu dịch quốc tế, lưu thông hàng hóa, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho doanh nghiệp kỹ thuật cao và phần mềm. Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm triển khai chiến lược cho KCX Tân Thuận, mong rằng KCX Tân Thuận có thể tham khảo, tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, tiến tới trở thành khu kinh tế tự do, áp dụng mô hình phát triển trong giai đoạn mới cho các KCX, KCN khác trên cả nước. Nhưng với thời gian ngắn, luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, mong rằng sau khi các cam kết khi gia nhập WTO được công bố, sẽ có những nghiên cứu đầy đủ hơn về các giải pháp giúp cho KCX Tân Thuận tiếp tục phát triển bền vững, tiếp tục làm chim đầu đàn cùng các KCN, KCX trên cả nước đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp CNH – HĐH của cả nước, cùng cả nước vững bước trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban quản lý các KCX,KCN Thành phố HCM ( 2005 ),Báo cáo tổng kết năm 2005 , TP Hồ Chí Minh. 2. Ban quản lý các KCX,KCN TP Hồ Chí Minh ( 2002), Tổng kết 10 năm phát triển và quản lý các KCX,KCN TP Hồ Chí Minh,TP Hồ Chí Minh. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 1996 ), Báo cáo quy họach tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, Hà nội, tr. 23~60. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 7/2006 ), Báo cáo tổng kết 15 năm xây dững và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam 5. Chính phủ (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 6. Công ty Liên Doanh Xây Dựng và Kinh Doanh KCX Tân Thuận, Các báo cáo tình hình hoạt động qua các năm 1992-2005. 7. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam ( 1998 ), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà nội. 8. Fred R. David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, TP HCM. 9. Garry D. Smith (1998), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Thống kê, TP HCM. 10. Rowan Gidson (2002), Tư duy lại tương lai, Vũ Tiến Phúc, Dương Thủy, Phi Hoành dịch, Nxb Trẻ, TP HCM. 11. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường chiến lược và cơ cấu : cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển, Nxb tổng hợp, TP HCM. 12. Các bài báo và số liệu thống kê trên các trang web : www.gso.gov.vn, www.hepza.org.vn, www.khucongnghiep.com.vn, www.mpi.org.vn , www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn , 89 Tiếng Anh: 13. Arthur A. Thompson, Jr., A.J. Strickland III. (1998), Strategic management : concepts and cases, 10th ed. , Irwin/McGraw-Hill 14. Arthur A. Thompson (1998), Readings in strategic management, 10th ed., Irwin/McGraw-Hill 15. Charles W.L. Hill, Gareth R. Jones (2001), Strategic management : an integrated approach, Houghton Mifflin. 16. D.E. Hussey. – Chichester (1995), Rethinking strategic management : ways to improve competitive performance, John Wiley. 17. Gregory G. Dess, G. T. Lumpkin Boston (2003), Strategic management : creating competitive advantages, McGraw-Hill/Irwin. 18. John A. Pearce II, Richard B. Robinson Boston (2003), Strategic management : formulation, implementation, and control, McGraw-Hill/Irwin. 19. Ministry ofi~conimic Affairs, Taiwan EPZ 35 th anniversary ,Economic Processing zone Administration Edition 20. Richard L.Bolin, WEPZA, The Flagstaff Institute (2004) Why export Processing zones are necessary 21 Robert C.Haywood , WEPZA, The Flagstaff Institute (1999) Free zones in the modem world. 22 Robert C.Haywood (2001) Economic processing zone incentives and the WTO Agreement on Subsidies and countervailing measures 23 The Flagstaff Institute (1997) Export Processing zones move to High Technology 24 The Flagstaff Institute (2004) Using EPZS To Build Trade Capacity 25 WEPZA (1997) International Directory of Export Processing Zones and Free – Trade Zones 25 World Trade Organization (9/2003) understanding the WTO 90 Tiếng Hoa 26 李長安 - 吳淑芳 (7/2006) 台灣加工出口區產業生產效率評估 (Lý Trường An - Ngô Thục Phương (7/2006) Đánh giá hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong KCX Đài Loan) 27 台灣經濟部 (12/2004) 加工出口區投資指南 (Bộ kinh tế Đài Loan (12/2004) Hướng dẫn đầu tư vào KCX) 28 台灣經濟部 (4/2000) 產業加值園區 (Bộ kinh tế Đài Loan (4/2000) Khu doanh nghiệp gia tăng giá trị) 29 台灣經濟部 (6/1999) 加工出口區法規彙編 加工出口區管理處 (Bộ kinh tế Đài Loan (6/1999) Biên tập qui chế KCX – Sở quản lý KCX) 30 台灣加工出口區管理處 (12/1996) 三十年來之回顧與前瞻 (Sở quản lý KCX Đài Loan (12/1996) Nhìn lại 30 năm và tương lai) 31台灣加工出口區管理處(12/1991)二十五年來之加工出口區 (Sở quản lý KCX Đài Loan (12/1991)25 năm xây dựng KCX) 32 北京經濟技術開發區管理委員會 (2005) 北京經濟技術開發區投資 -五洲傳 播出版社 p.40-43 (Ban quản lý Khu khai thác kỹ thuật kinh tế Bắc Kinh (2005)Đầu tư Khu khai thác kỹ thuật kinh tế Bắc Kinh ) 33江蘇昆山出口加工區管理委員會-江蘇昆山出口加工區投資指南 (Ban quản lý KCX Giang tô Côn sơn- Hướng dẫn đầu tư vào KCX) 34北京市人民代表大會常務委員會 (12/2000) 中關村科技園區條例 ( Ban thường vụ thành phố Bắc Kinh (12/2000)Điều lệ KCN Trung Quan) 35 年度新竹科學工業園區年報 (2003) ( Báo cáo năm 2003 của khu công nghệ cao Tân Trúc – Đài Loan) 36 香港科技園 (7/1999) ( Khu khoa học cộng nghệ Hồng Kông – 7/1999) 91 BẢNG 2.2:BẢNG GIÁ CHO THUÊ ĐẤT VÀ PHÍ TẠI CÁC KCX, KCN STT KHU GIÁ Thanh toán PHÍ I. TP Hồ Chí Minh 1 Tân Thuận 108/50năm (đến 2041 hết hạn hoạt động) Thanh toán 1 lần/ hoặc trả trước 50%, phần còn lại trả trong vòng 5 năm 10 kỳ Phí duy tu bảodưỡng(DTBD) 0,25% doanh thu xuất khẩu Phí tiện ích công cộng (TICC):0,049USD/m2/tháng (10 năm) 2 Linh Trung 50/50năm Đặt cọc 15%, còn lại trả trong 6-7 năm DTBD&TICC: 85cent/m2/tháng 3 Cát Lái 80 USD/m2 DTBD: 0.77USD/m2/năm 4 Hiệp Phước 40USD/CK 5 Lê Minh Xuân 55/50năm DTBD:0,62USD/năm TICC: 0,11USD/năm 6 Phong Phú 85 USD/m2 DTBD: 0.77USD/m2/năm 7 Tân Bình 66/45năm Trả trong 5 năm DTBD:0,5 USD/năm TICC: 4,3USD/ckỳ 8 Tân Phú Trung 47USD/m2 9 Tân Tạo 75/50năm DTBD: 0.63USD/m2/năm 10 Tân Tạo mở rộng 85 USD/năm Trả trước 50%, còn lại trả trong 5 năm. 11 Tân Thới Hiệp 30/47năm DTBD: 0,42USD/năm TICC: 0,015USD/tháng 12 Vĩnh Lộc 100USD/m2 0.77 USD/m2/năm II> Tỉnh Bình Dương 1 Viet-Sing 38USD/2055 Giao đất thanh toán hết DTBD:0,07USD/m2/tháng 6000USD phí kết nối 2 Sóng thần 70 USD/m2 đến 2045 Có sổ đỏ thanh toán hết Phí xử lý nước thải: 0.55USD/m2 III. Tỉnh Đồng Nai 1. Amata 40USD/2044 Thanh toán hết Phí quản lý: 0.08USD/m2/tháng Phí xử lý nước thải: 0,28USD/m2/tháng 2 Nhơn Trạch 3 1,54USD/m2/ năm Phí duy tu: 0,28- 1USD/m2/năm 3 Biên Hoà 1USD/m2/năm 0,75-1USD/m2/năm 4 Long Bình 40USD/m2 Ký hợp đồng thanh toán hết Phí quản lý: 0.075USD/m2/tháng Phí xử lý nước thải: 0,28USD/m2/tháng IV Tại Hải Phòng Nomura 45USD/m2/20 44 Phí xử lý nước thải: 0,26$ Phí duy tu 0,07375/m2/tháng V. Tại Hà Nội KCN Nội Bài 34 - 42USD/ M2 Phí quản lý: 0,5- 1USD/m2/năm (Nguồn: tổng hợp số liệu của HEPZA & công ty liên doanh Tân Thuận) 92 PHỤ LỤC 4: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC KCX-KCN TP HCM (Tính đến 20/09/2006) KHU TỔNG LAO ĐỘNG SỐ NỮ 1. KCN Bình Chiểu 4,542 2,186 2. KCN Cát Lái 2 3,565 1,822 3. KCN Hiệp Phước 2,574 869 4. KCN Lê Minh Xuân 7,359 2,228 5. KCN Tây Bắc Củ Chi 10,309 6,255 6. KCN Tân Bình 18,219 9,973 7. KCN Tân Tạo 17,159 9,554 8. KCN Tân Thới Hiệp 7,844 5,428 9. KCN Vĩnh Lộc 14,561 7,803 10. KCX Linh Trung I 50,544 38,939 11. KCX Linh Trung II 16,482 10,679 12. KCX Tân Thuận 57,060 41,789 TỔNG CỘNG: 210,218 137,525 93 PHUÏ LUÏC 8 : TÌNH HÌNH ÑAÀU TÖ TAÏI KCX TAÂN THUAÄN (Tính ñeán 31/8/2006) TÌNH HÌNH ÑAÀU TÖ - Toång soá nhaø ñaàu tö: 165 - Toång voán ñaàu tö: 897,68 trieäu USD - Dieän tích ñaát ñaõ thueâ: 166.24 Ha (chieám 85.25% trong 195 ha ñaát coù theå cho thueâ) - Soá coâng ty ñaõ ñöôïc caáp GPÑT: 132 - Soá coâng ty ñaõ ñi vaøo hoaït ñoäng: 112 (Ñaøi Loan: 44; Nhaät: 49; Haøn Quoác: 6; Khaùc: 13) trong ñoù coù 91 coâng ty ñaõ taêng 444.18 trieäu USD voán ñaàu tö vaø thueâ theâm 62 ha ñaát ñeå môû roäng saûn xuaát. - Soá coâng ty ñang xaây döïng nhaø maùy: 3 Phaân loaïi nhaø ñaàu tö theo quoác gia vaø khu vöïc: Ñaøi Loan 73 Singapore 2 Nhaät Baûn 62 Myõ 3 Haøn Quoác 8 Uùc 1 Hoàng Koâng 7 Malaysia 2 Vieät Nam 5 Ñöùc 1 Brunei 1 Phaân loaïi nhaø ñaàu tö theo ngaønh ngheà: Ngaønh Soá Cty Ngaønh Soá Cty 1. Deät, sôïi, may maëc 43 6. Duïng cuï/xe ñaïp theå thao 7 2. Ñieän, ñieän töû 26 7. Dòch vuï 6 3. Cô khí, maùy moùc chính xaùc 26 8. Thieát bò y teá 1 4. Nhöïa 13 9. Bao bì 3 94 5. Thöïc phaåm, röôïu 6 10. Caùc ngaønh ngheà khaùc 34 Trong ñoù coù caùc ngaønh Ngaân haøng, Böu ñieän, Dòch vuï ñeå phuïc vuï caùc nhaø ñaàu tö trong Khu Cheá Xuaát. GIAÙ ÑAÁT THUEÂ, GIAÙ ÑIEÄN NÖÔÙC - Giaù ñaát thueâ : 108 USD/m2 cho thôøi haïn keát thuùc vaøo ngaøy 23/09/2041. Dieän tích cho thueâ toái thieåu: 2,500m2 * Phöông thöùc thanh toaùn: (1) Thanh toaùn moät laàn 100%, hoaëc (2) 50% traû tröôùc; 50% coøn laïi traû phaân kyø trong 5 naêm, chia laøm 10 kyø vôùi laõi suaát 7,5%/naêm. - Phí Xaây döïng tieän nghi tieän ích coâng coäng: 0,049 USD/m2/thaùng, ñoùng trong 10 naêm - Phí Duy tu baûo döôõng Cô sôû haï taàng: khoâng quaù 0,25% treân toång giaù trò xuaát khaåu (giaù FOB) - Giaù ñieän : 0,075 USD/KWH - Giaù nöôùc: 4.290 VNÑ/m3 95 PHỤ LỤC 9: KEÁT QUAÛ HOẠT ĐỘNG CỦA CAÙC KCX, KCN VIỆT NAM TỪ NAÊM 1995-2005 §¬n vÞ tÝnh: triÖu USD Lao ®éng: ngh×n ng−êi N¨m 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GÝa trÞ s¶n xuÊt CN 625 953 1170 1870 2000 3550 4500 5600 9685 11187 14100 XuÊt khÈu 315 424 848 1300 1450 2170 3050 3200 3939 4949 6100 NhËp khÈu 512 635 1125 1470 1660 2350 3200 3500 4375 7045 8100 Nép NSNN 20 35 40 65 80 110 180 230 473 527 650 Lao ®éng 50 70 88 94.5 145.4 201 255 370 511 706 857 Sè DA §TNN 155 210 325 465 558 743 953 1244 1496 1738 2119 Sè DA §TTN 45 63 85 132 244 472 671 942 1295 1839 2367 Vèn §K DA §TNN 1550 3500 4422 5747 6207 8763 10024 11314 12904 14668 16843 Vèn §K DA §TTN 27.14 31.25 33.85 40.96 926.93 2428.93 3351.72 3921.45 5607.32 5741.87 7418.86 (tû ®ång) 190 250 440 553 12977 36434 50611 59606 85792 88999 117218 Gi¸ USD 7000 8000 13000 13500 14000 15000 15100 15200 15300 15500 15800 27.14 31.25 33.85 40.96 926.93 2428.93 3351.72 3921.45 5607.32 5741.87 7418.86

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐịnh hướng phát triển cúa Khu Chế Xuất Tân Thuận đến năm 2015.pdf
Luận văn liên quan