Có thể quá sớm để đặt vấn đề xây dựng mộ t
văn bản luật riêng biệt về Phá sản các TCTD trong
bối cảnh pháp luật kinh tế của Việt Nam đang còn
quá nhiều các vấn đề cần phải sửa đổi bổ sung hoàn
thiện. Cũng có thể thực tiễn phá sản các ngân hàng ở
Việt Nam chưa là vấn đề bức xúc hiện nay, song để
Luật phá sản trong tương lai không bị “phá sản” một
lần nữa và vì sự an toàn hệ thống tài chính tiền tệ –
ngân hàng của nước nhà đã đến lúc cần phải chấm
dứt sự mơ hồ, không khả thi và thiếu khoa học trong
pháp luật phá sản hiện hành, cần thiết phải xây dựng
môi trường pháp luật minh bạch, rạch ròi cho các
TCTD mà đặc biệt là phải tính đến những yếu tố
riêng, đặc thù khi phá sản một TCTD
36 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng xây dựng pháp luật phá sản các tổ chức tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT PHÁ
SẢN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
NGUYỄN VĂN VÂN
Tiến sĩ, Khoa Luật Thương mại - ĐH Luật TP.HCM
Phá sản các tổ chức tín dụng ( các ngân hàng và chế
định tài chính trung gian phi ngân hàng - TCTD) là
một trong những vấn đề phức tạp nhất hiện nay
không chỉ dưới phương diện hoạch định, thực hiện
chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia mà còn dưới
phương diện nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Trong
các tài liệu nghiên cứu, các tác giả thường né tránh
vấn đề mang tính “nhạy cảm” này, vì cho rằng đây là
vấn đề thuộc “vùng cấm” trong chính sách điều tiết
kinh tế của nhà nước đối với hệ thống ngân hàng.
Song nền kinh tế thị trường vẫn vận hành theo những
qui luật vốn có của nó, các ngân hàng phải chịu nhiều
rủi ro từ nhiều yếu tố khác nhau, có thể mất khả năng
thanh toán và dẫn đến phá sản.
Một thực tế dễ dàng nhận thấy là cho đến thời điểm
hiện nay, sau 8 năm thực hiện “Luật Phá sản doanh
nghiệp”1, Toà kinh tế chưa tuyên bố phá sản một tổ
chức tín dụng nào. Không phải là hệ thống ngân hàng
Việt Nam hoàn toàn vững mạnh mà do pháp luật về
phá sản TCTD chưa có một văn bản pháp luật nào rõ
ràng mà chỉ có sự dẫn chiếu rất mơ hồ: “Luật các
TCTD” ngày 12/12/1997 dẫn chiếu sang “Luật Phá
sản doanh nghiệp”; “Luật phá sản doanh nghiệp” trao
quyền cho Chính phủ qui định cụ thể, Nghị định
189/CP của Chính phủ lại dẫn chiếu ngược về “Luật
Phá sản Doanh nghiệp”. Trong khi đó tự bản thân
“Luật phá sản doanh nghiệp” không thể điều chỉnh
quan hệ phát sinh trong lĩnh vực phá sản các TCTD.
Theo Nghị quyết của UBTVQH số 286/2002/NQ-
UBTVQH10 ngày 29/1/2002 về chương trình xây
dựng Luật và pháp lệnh năm 2002, Dự án Luật phá
sản doanh nghiệp (sửa đổi) đang được chuẩn bị bởi
Toà án nhân dân tối cao. Trong các dự thảo lần I và II
chưa có sự chú ý đúng mức đến vấn đề phá sản các
loại hình doanh nghiệp đặc biệt, trong đó có các
TCTD. Thiết nghĩ, việc hoàn thiện pháp luật phá sản
lần này phải là cơ hội duy nhất có thể giải quyết một
cách dứt điểm và rõ ràng vấn đề phá sản các TCTD
có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản doanh
nghiệp hay không? và nếu có thì nội dung của Luật
phá sản phải như thế nào?
1/ Kinh nghiệm điều chỉnh bằng pháp luật về phá sản
ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới.
- Cộng hòa Liên bang Nga: Là một quốc gia có nền
kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng hệ
thống pháp luật XHCN cũ... cho nên CHLB Nga có
một số điều kiện, bối cảnh tương đồng với Việt Nam.
Nghiên cứu pháp luật phá sản nói chung và pháp luật
phá sản các TCTD nói riêng của CHLB Nga có một ý
nghĩa nhất định trong nghiên cứu xây dựng pháp luật
phá sản Việt Nam.
Luật phá sản đầu tiên kể từ sau khi bắt đầu chuyển
đổi nền kinh tế của CHLB Nga được thông qua ngày
19-11-19922. Sáu năm sau, ngày 8-01-1998 Luật Phá
sản doanh nghiệp3 được ban hành thay thế cho Luật
phá sản năm 1992.
Trong lĩnh vực ngân hàng, ngày 25- 2-1999 Viện
Đuma Quốc gia CHLB Nga thông qua Luật Phá sản
các TCTD, sau đó được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất
vào ngày 2/2/2000 và lần thứ hai ngày 19/6/20014.
Như vậy, tại thời điểm hiện nay trên lãnh thổ CHLB
Nga, các quan hệ về phá sản các TCTD chịu sự điều
chỉnh bởi Luật PSDN ngày 8/1/1998 với tính chất là
luật chung vừa chịu sự điều chỉnh của Luật PS các
TCTD với tính chất là luật chuyên ngành.
- Cộng hòa Pháp: Pháp luật về phá sản của Pháp hiện
nay phần lớn được xây dựng trong giai đoạn cải cách
pháp luật 1985-1986. Các văn bản pháp luật quan
trọng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá
trình phục hồi khả năng thanh toán và phá sản ở Pháp
hiện nay phải kể đến: Đạo luật số 85-98 ngày
25/1/1985 về phục hồi doanh nghiệp và thanh toán tài
sản của doanh nghiệp phá sản theo thủ tục toà án;
Đạo luật số 85-99 ngày 25/4/1985 về người điều
khiển hội nghị chủ nợ, quản lý tài sản, giám định tình
trạng doanh nghiệp5.
Trong các tài liệu khoa học của các luật gia Pháp hiện
nay đều thống nhất quan điểm cho rằng việc giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản các ngân hàng và các
doanh nghiệp trong lĩnh vực tín dụng, tài chính phải
tuân thủ theo những qui định pháp luật đặc biệt. Quan
điểm này cũng là quan điểm chính thức của các nhà
lập pháp Cộng hòa Pháp trong thời gian gần đây.
Thật vậy, trước 1999, vấn đề xử lý phá sản các ngân
hàng ở Pháp vẫn được điều chỉnh bằng các qui định
pháp luật thông thường áp dụng chung cho tất cả các
loại hình doanh nghiệp. Từ ngày 6/6/1999 Luật sửa
đổi bổ sung một số qui định về xử lý phá sản đối với
các ngân hàng bắt đầu có hiệu lực áp dụng6. Sở dĩ có
sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh trong pháp luật về
phá sản của Pháp là:
Thứ nhất: trong thời gian gần đây ở Pháp cũng như
trên thế giới có rất nhiều ngân hàng lâm vào tình
trạng vỡ nợ ví dụ như Ngân hàng Palace Sterne bị
phá sản vào năm 1995 với số nợ lên tới 12 tỷ Fr.
Thứ hai: nếu như trước năm 1982 phần lớn hệ thống
ngân hàng Pháp bị quốc hữu hóa và thuộc sở hữu nhà
nước cho nên trong trường hợp các ngân hàng bị mất
khả năng thanh toán thì nhà nước sẽ có những biện
pháp khắc phục và giải quyết hậu quả theo những
trình tự đặc biệt, thì đến sau 1997 Cộng hòa Pháp
thực hiện chính sách tư hữu hoá hầu hết các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, vì
vậy, vấn đề phá sản các ngân hàng cũng phải được
tiếp cận dưới giác độ mới.
Thứ ba: tính phức tạp của vấn đề phá sản các ngân
hàng cũng như hậu quả của nó cho xã hội và nền kinh
tế.
- Hoa Kỳ: Phần lớn các vấn đề liên quan đến mất khả
năng thanh toán và phá sản tại Hoa Kỳ chịu sự điều
chỉnh của luật liên bang, ví dụ: Đạo luật số 95-598 về
mất khả năng thanh toán và phá sản được Nghị viện
Hoa Kỳ thông qua ngày 6/10/1978 có hiệu lực từ
ngày 1/10/1979. Ngoài ra, Tòa tối cao Hoa Kỳ công
bố các tập án lệ và các hướng dẫn về các vấn đề liên
quan đến phá sản.
Điểm đặc thù trong pháp luật về phá sản của Hoa Kỳ
là các văn bản pháp luật kể trên không điều chỉnh
quan hệ mất khả năng thanh toán và phá sản của các
loại hình doanh nghiệp đặc biệt như: ngân hàng, công
ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán,
các tập đoàn đường sắt, các tổ hợp xây dựng... mà
được qui định trong các đạo luật riêng biệt7.
Tóm lại: Pháp luật về phá sản của đa số các quốc gia
trên thế giới không đồng nhất cơ sở, trình tự, thủ tục
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Ngân hàng
và các định chế tài chính trung gian (các TCTD) với
các loại hình doanh nghiệp khác, thông thường tồn tại
các văn bản riêng điều chỉnh quan hệ liên quan đến
phá sản của các TCTD.
2/ Phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản doanh nghiệp
Việt Nam (Mối liên hệ giữa pháp luật phá sản doanh
nghiệp và pháp luật về phá sản TCTD)
Tại Đ.1 Luật phá sản doanh nghiệp qui định: “Luật
này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình
thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp
luật Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản. Chính
phủ qui định cụ thể việc thi hành luật này đối với các
doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
và dịch vụ công cộng quan trọng”.
Mặt khác, tại Đ.4 Nghị định 189/1994/NĐ-CP của
Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh
nghiệp giải thích: các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ
an ninh quốc phòng và dịch vụ công cộng quan trọng
phải là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực sản xuất sửa chữa vũ khí, khí tài trang bị chuyên
dùng cho quốc phòng, an ninh; các ngành điện, bưu
chính viễn thông, vận tải đường sắt, hàng không, thủy
lợi... trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ và bảo hiểm.
Vậy, TCTD là một trong những loại hình doanh
nghiệp đặc biệt phục vụ dịch vụ công cộng quan
trọng theo khái niệm trong Đ.1 Luật PSDN cho nên
khi các TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán thì sẽ áp dụng những thủ tục đặc biệt qui định tại
Đ.4, 5 và 6 NĐ 189/CP như sau:
1. Khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn thì đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải
báo cáo ngay bằng văn bản nộp cho cơ quan ra quyết
định thành lập doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo
cáo, Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập
doanh nghiệp phải xem xét, quyết định các biện pháp
cần thiết nhằm phục hồi khả năng thanh toán nợ đến
hạn của doanh nghiệp.
3. Trong trường hợp các biện pháp phục hồi vượt quá
khả năng của mình thì Thủ trưởng cơ quan ra quyết
định thành lập báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định các biện pháp hỗ trợ hay không hỗ trợ
doanh nghiệp đó. Tòa án chỉ ra Quyết định mở thủ
tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với các doanh
nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch
vụ công cộng quan trọng sau khi đã nhận được văn
bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Thủ trưởng
cơ quan nhà nước ra quyết định thành lập doanh
nghiệp về việc không áp dụng các biện pháp cần thiết
phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh
nghiệp đó.
Sau khi Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá
sản thì thủ tục giải quyết phá sản đối với các doanh
nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và dịch
vụ công cộng quan trọng được tiến hành theo qui
định của Luật Phá sản doanh nghiệp, Nghị định này
(NĐ189) và các văn bản pháp qui khác liên quan đến
việc giải quyết phá sản doanh nghiệp (T.g nhấn
mạnh).
Vậy, theo nội dung những qui định pháp luật viện
dẫn trên, có thể kết luận rằng: các TCTD là những
doanh nghiệp đặc biệt song vẫn áp dụng thủ tục trình
tự giải quyết phá sản được qui định trong Luật PSDN
ở giai đoạn sau khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên
bố phá sản.
Song, trong thực tế các qui định của Luật PSDN Việt
Nam hiện hành không trong khả năng điều chỉnh
được thủ tục phá sản TCTD, bởi tự bản thân Luật Phá
sản doanh nghiệp không dự liệu được những đặc thù
của việc phá sản một TCTD. Vậy, để khắc phục bất
cập trên chúng tôi nhận thấy có thể xây dựng pháp
luật phá sản TCTD theo hai hướng sau:
1. Ban hành Luật phá sản TCTD với tính chất như là
một văn bản luật chuyên ngành chứa đựng qui phạm
pháp luật về phá sản TCTD. Phá sản TCTD vẫn
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật PSDN song phải
ưu tiên áp dụng Luật Phá sản TCTD (với tư cách như
là luật chuyên ngành). Trong Luật Phá sản TCTD chỉ
chứa đựng các qui định pháp luật mang tính đặc thù
đối với phá sản TCTD mà không lặp lại các qui định
tương tự trong luật Phá sản DN.
2. Nếu chưa có điều kiện có thể ban hành một văn
bản luật riêng về phá sản TCTD, thiết nghĩ, trong
Luật PSDN cần ít nhất một chương riêng biệt qui
định những đặc thù trong phá sản TCTD. Nếu thiếu
các qui định đặc thù này thì luật PSDN sẽ hoàn toàn
không áp dụng được đối với các TCTD.
3/ Khái niệm tình trạng phá sản
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Đ2 LPSDN; Đ3
NĐ 189/1994/NĐ-CP) “Doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị
thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi áp dụng
các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả
năng thanh toán nợ đến hạn”.
Theo chúng tôi, khái niệm phá sản doanh nghiệp
trong Luật PSDN 1993 (và cả trong Dự thảo Luật
PSDN sửa đổi lần I và II) không thể đồng nhất với
khái niệm phá sản TCTD. Sự không đồng nhất thể
hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Đối với các TCTD hiệu quả kinh doanh
không hoàn toàn là yếu tố duy nhất quyết định tình
trạng khả năng thanh toán của nó. Không loại trừ
những ngân hàng lớn hoạt động có lãi liên tục qua
các năm cũng có thể bị lâm vào tình trạng tạm thời
mất khả năng thanh toán và có thể dẫn đến phá sản.
Không thanh toán những khoản nợ đến hạn có thể có
nhiều lý do, ví dụ: Thua lỗ, ảnh hưởng khủng hoảng
tài chính, tiền tệ quốc tế, khu vực hoặc đơn giản có
khi chỉ là những tin đồn nhảm làm cho người gửi tiền
nao núng bất an và họ đồng loạt đến rút tiền, ngân
hàng không đáp ứng được hoặc tài sản hiện có của
TCTD không có tính thanh khoản cao như các tài sản
thế chấp là bất động sản hoặc ngân hàng dùng vốn
ngắn hạn, không kỳ hạn đầu tư vào những khoản tín
dụng dài hạn vượt quá tỷ lệ cho phép...
Thứ hai: Hiểu khái niệm mất khả năng thanh toán là
tình trạng khi tổng giá trị các khoản nợ lớn hơn tổng
giá trị của các tài sản có là chưa chính xác, ít nhất là
đối với các TCTD. TCTD có hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, vốn tự có của TCTD rất nhỏ so
với vốn huy động. Theo chúng tôi mất khả năng
thanh toán chỉ là tình trạng TCTD không chi trả được
các khoản nợ khi đến hạn, tức là ở thời điểm bất kỳ,
khi khoản nợ đến hạn ngân hàng không có tiền để chi
trả tức là mất khả năng thanh toán. Hầu hết các khoản
nợ mà TCTD phải thanh toán đều là các khoản tiền
(tiền gửi, các khoản vay, các giấy tờ có giá như kỳ
phiếu, tín phiếu, séc, hối phiếu đã chấp nhận ...). Đây
là các loại nghĩa vụ tiền tệ, TCTD không thể gán nợ,
trừ nợ bằng các tài sản khác nếu không có sự đồng ý
của chủ nợ. Vì vậy, khác với các doanh nghiệp khác,
đối tượng của nghĩa vụ thanh toán của các TCTD là
các khoản tiền mà không thể là các tài sản khác.
Thứ ba: Thời hạn ngưng thanh toán của con nợ là các
TCTD cần thiết phải rút ngắn hơn so với các loại
hình doanh nghiệp khác. Trong thực tế hoạt động
ngân hàng là đi vay để cho vay, nếu một ngân hàng
nào đó trì hoãn hoặc ngưng việc thanh toán các nghĩa
vụ tiền tệ chỉ hai hay ba ngày cho một vài chủ nợ nào
đó ngay tức khắc sẽ xuất hiện những nghi ngờ, tâm lý
bất an cho những người gửi tiền, đặc biệt là những
người gửi tiền không kỳ hạn, họ sẽ ồ ạt đến rút tiền,
tạo một cơn sốt gây nhiều hậu quả bất lợi cho hệ
thống ngân hàng cũng như cho nền kinh tế nói chung.
Mặt khác, khái niệm “tình trạng phá sản” là tình trạng
của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhưng
không thể phục hồi theo trình tự ngoài tòa án và do
Tòa án tuyên bố. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành
không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trừ Toà án
được quyền tuyên bố (ban bố) (xác nhận)8 một doanh
nghiệp (“thương nhân” theo Dự thảo) nào đó lâm vào
tình trạng phá sản. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền
này. Vì vậy, theo chúng tôi: Nội dung khái niệm tình
trạng phá sản TCTD có thể là: “Phá sản các TCTD là
tình trạng được tuyên bởi Toà án theo đúng trình tự,
thủ tục được qui định trong Luật này9 và các qui định
pháp luật khác, áp dụng đối với các TCTD không có
khả thanh toán cho các chủ nợ các nghĩa vụ tiền tệ
khi đến hạn và (hoặc) không thực hiện được các
khoản chi trả bắt buộc”.
4/ Chủ thể được quyền yêu cầu mở thủ tục tuyên bố
phá sản TCTD
Pháp luật về phá sản TCTD các quốc gia trên thế giới
qui định rõ ràng những chủ thể được quyền (nghĩa
vụ) nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản, ví dụ ở
CHLB Nga các đối tượng sau có quyền (nghĩa vụ)
yêu cầu Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
các TCTD: Chủ nợ; tự bản thân TCTD mắc nợ và
chủ sở hữu của nó; tập thể người làm công ăn lương,
Viện kiểm sát, Ngân hàng Trung ương Liên bang
Nga10; tại Hoa Kỳ: Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi tín
dụng (Federal Deposit Insurance Corporation -FDIC)
và Ủy ban Thanh tra tài chính cũng có quyền yêu cầu
tuyên bố phá sản các ngân hàng11.
Cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam, theo qui
định tại NĐ 189/NĐ-CP thì TCTD là những doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ công cộng cho nên khi nó
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì tự bản
thân nó phải báo cho cơ quan chủ quản, tiến hành các
biện pháp phục hồi, sau khi có sự đồng ý của Chính
phủ thì Toà án mới có quyền mở thủ tục tuyên bố phá
sản.
Qui trình, thủ tục trên hoàn toàn không còn phù hợp
trong bối cảnh hiện nay, bởi các lý do sau:
Thứ nhất: Khác với thời điểm ban hành Luật phá sản
doanh nghiệp, hiện nay xuất hiện các TCTD cổ phần,
liên doanh, TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước
ngoài... chúng hoàn toàn không còn là những “doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ công cộng” nữa.
Thứ hai: Tinh thần cơ bản của việc tuyên bố phá sản
là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ nợ, vì vậy pháp
luật không nên tước đi quyền của chủ nợ được yêu
cầu Tòa án tuyên bố phá sản đối với TCTD là con nợ.
Mặt khác, có thể dễ dàng nhận thấy, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam là cơ quan quản lý hoạt động của các
TCTD. NHNNVN ban hành các tiêu chuẩn an toàn
tài chính và chế độ tài chính cho các TCTD, đồng
thời thực hiện việc giám sát tất cả mọi diễn biến tình
hình tài chính của TCTD chịu trách nhiệm về việc
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tiến hành các
biện pháp phục hồi khi TCTD lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh toán, vì vậy, NHNNVN phải là một
trong những chủ thể có nghĩa vụ yêu cầu Tòa án
tuyên bố phá sản TCTD.
Từ những lý do trên, thiết nghĩ, khi soạn thảo các văn
bản pháp luật về phá sản TCTD nên tính đến những
chủ thể có quyền (nghĩa vụ) yêu cầu Toà án mở thủ
tục tuyên bố phá sản TCTD, như sau:
1- Tự bản thân TCTD mắc nợ;
2- Chủ nợ của TCTD (kể cả các cá nhân có quyền
yêu cầu trả nợ theo hợp đồng tài khoản tiền gửi và
(hoặc) hợp đồng tài khoản thanh toán...). Các chủ nợ
của TCTD chỉ có thể nộp đơn đến Tòa án yêu cầu
tuyên bố phá sản sau khi thỏa mãn các điều kiện sau:
a) đã có yêu cầu bằng văn bản cho NHNNVN để áp
dụng các biện pháp phục hồi hoặc thu hồi giấy phép
hoạt động ngân hàng của TCTD mắc nợ và b) khoản
nợ phải lớn hơn một mức nhất định nào đó chứ không
phải tất cả các chủ nợ lớn nhỏ đều có quyền này (Ví
dụ Luật CHLB Nga qui định khoản nợ phải lớn hơn
1000 lần mức lương tối thiểu);
3- NHNNVN (sau khi đã áp dụng các biện pháp phục
hồi năng lực thanh toán theo trình tự kiểm soát đặc
biệt mà không mang lại hiệu quả);
4- Người lao động;
5- Viện Kiểm sát nhân dân (khi phát hiện các dấu
hiệu phá sản hoặc đại diện cho các chủ nợ là Chính
phủ, UBND hoặc các nghĩa vụ tài chính công mà con
nợ phải trả);
6- Cơ quan thuế, các cơ quan tài chính, Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
5/ Các biện pháp nhằm phục hồi năng lực thanh toán
của các TCTD
Nếu như pháp luật về phá sản trên thế giới trong
những thập niên 60, 70 trở về trước chú trọng đến chế
tài đối với bên bị phá sản, phá sản đồng nghĩa với sự
khánh kiệt và bị trừng phạt. Ngày nay, nhận thức về
phá sản được biến chuyển theo hướng nhân đạo hơn,
một trong những nhiệm vụ của pháp luật phá sản là
thiết lập cơ chế pháp lý để phục hồi, cứu cánh cho
doanh nghiệp, chỉ tuyên bố phá sản khi không có khả
năng phục hồi hoặc khi các biện pháp phục hồi thất
bại. Xây dựng pháp luật phá sản các TCTD Việt Nam
cũng không nằm ngoài mục đích và nguyên tắc trên.
Mặc khác, xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như
đặc tính dễ tổn thương của các TCTD trong hệ thống
tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Một ngân hàng bị
phá sản, hậu quả không chỉ đối với bản thân ngân
hàng hoặc các chủ nợ của ngân hàng đó mà là sự
hoảng loạn bất an theo phản ứng dây chuyền của toàn
bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy, xu
hướng chung hiện nay trong lĩnh vực pháp luật về
phá sản các ngân hàng là xây dựng một cơ chế pháp
lý nhằm phục hồi năng lực thanh toán của các TCTD
tạm thời mất khả năng thanh toán sau đó nếu không
thành công mới là thủ tục tuyên bố phá sản và thanh
toán tư pháp tài sản của TCTD.
Theo qui định pháp luật Việt Nam hiện nay, cơ chế
pháp lý nhằm phục hồi khả năng thanh toán của một
TCTD bao gồm:
- Phục hồi khả năng thanh toán trước thời điểm yêu
cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản (hay gọi là kiểm soát
đặc biệt), do NHNNVN thực hiện và được qui định
trong Luật các TCTD ngày 12/12/1997.
- Phục hồi TCTD sau khi quyết định mở thủ tục giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản do Hội nghị chủ nợ
thực hiện và chịu sự điều chỉnh bởi Luật phá sản
doanh nghiệp như bất kỳ doanh nghiệp nào (Hiện
nay, hầu như không quốc gia nào áp dụng giai đoạn
này cho TCTD).
a) Phục hồi TCTD trước thời điểm yêu cầu tuyên bố
phá sản TCTD (Kiểm soát đặc biệt):
Theo Đ92 Luật các TCTD Việt Nam ngày
12/12/1997 kiểm soát đặc biệt có thể được hiểu là
biện pháp kiểm soát và quản lý nhà nước đặc biệt do
NHNNVN thực hiện đối với các TCTD có nguy cơ
mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán nhằm
phục hồi khả năng thanh toán cho TCTD ấy, bảo đảm
an toàn hệ thống ngân hàng. TCTD có thể bị đặt vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp
sau:
- Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
- Nợ không có khả năng thu hồi, có nguy cơ mất khả
năng thanh toán;
- Khi số lỗ lũy kế của TCTD lớn hơn 50% tổng số
vốn điều lệ thực có và các quỹ.
Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật CHLB Nga
về phá sản TCTD qui định các hình thức phục hồi
tình hình tài chính của TCTD một cách cụ thể, rõ
ràng hơn. Nếu như pháp luật Việt Nam qui định khi
đặt TCTD vào tình trạng KSĐB luôn luôn gắn liền
với việc phải thành lập Ban KSĐB, trong khi đó Luật
LB Nga qui định NHTW LB Nga có thể ra quyết
định phục hồi nhưng không nhất thiết thành lập Hội
đồng điều hành tạm thời. Hội đồng này chỉ được
thành lập khi có đủ cơ sở qui định tại Đ17 Luật PS
TCTD LB Nga.
Ở Mỹ, Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi tín dụng (FDIC) là
một tổ chức thực hiện các chức năng giám sát tình
hình tài chính, cảnh báo cho các ngân hàng mua bảo
hiểm, thực hiện bảo hiểm tiền gửi và phục hồi tài
chính cho các ngân hàng, tham gia vào giải quyết
thanh lý các ngân hàng trong sự phối hợp với Cục dự
trữ Liên bang, Ủy ban thanh tra Tài chính. Sau năm
1982 với sự cho phép trong các điều luật bổ sung
thẩm quyền của FDIC mở rộng trong lĩnh vực trợ
giúp, phục hồi các ngân hàng gặp khó khăn, bao
gồm: Cung cấp các khoản tín dụng, bảo lãnh vay,
nhận tiền gửi, sở hữu các chứng khoán... nhằm mục
đích ngăn chặn sự sụp đổ, phục hồi sự hoạt động bình
thường của ngân hàng đóng bảo hiểm, sắp xếp, tổ
chức việc cơ cấu lại ngân hàng, trợ giúp việc sáp
nhập, hợp nhất các ngân hàng...12.
Tóm lại: Kiểm soát đặc biệt là một qui trình phục hồi
khả năng thanh toán của các TCTD tạm thời mất khả
năng thanh toán. Biện pháp phục hồi này mang tính
hành chính - nghiệp vụ được thực hiện bởi
NHNNVN mà không là một khâu của tố tụng toà án
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và không công
khai rộng rãi trong công luận.
b) Phục hồi TCTD sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu tuyên
bố phá sản:
Theo Đ.6 NĐ 189/1994: sau khi Toà án đã thụ lý hồ
sơ yêu cầu tuyên bố phá sản thì thủ tục giải quyết phá
sản các TCTD được tiến hành theo qui định của Luật
PSDN năm 1993 như một doanh nghiệp thông
thường tức là phải thông qua các giai đoạn: triệu tập
hội nghị chủ nợ, thực hiện việc hòa giải, xây dựng
phương án phục hồi TCTD, tổ chức lại hoạt động
kinh doanh, nếu hòa giải không thành thì Tòa mới
tuyên bố phá sản và tiến hành thanh toán tài sản. Rõ
ràng đây là một qui định hoàn toàn không khoa học
và xa rời thực tế bởi nếu trước đó NHNNVN đã “tận
tình cứu chữa” bằng tất cả mọi liệu pháp kể cả việc
cho vay phục hồi khả năng thanh toán từ dự trữ bắt
buộc của NHTW, nếu TCTD không phục hồi khả
năng thanh toán thì NHNN mới yêu cầu Toà án mở
thủ tục tuyên bố phá sản đồng thời NHNN cũng thu
hồi giấy phép hoạt động ngân hàng, điều này đồng
nghĩa với việc NHNN “bó tay” chỉ chờ Toà án khai
tử TCTD ấy. Sẽ không có một phương án nào của
Hội nghị chủ nợ để TCTD có thể phục hồi khả năng
thanh toán. Mặt khác, uy tín, niềm tin và sự ổn định
về tâm lý của khách hàng đối với ngân hàng là một
yếu tố quyết định trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy,
sau khi toà án có quyết định về việc thụ lý hồ sơ yêu
cầu tuyên bố phá sản một ngân hàng nào đó (Khác
với quyết định về tình trạng kiểm soát đặc biệt, quyết
định thụ lý hồ sơ tuyên bố đặt TCTD vào tình trạng
phá sản công bố công khai trên phương tiện thông
tin) thì ngân hàng đó không còn cơ may có thể phục
hồi được.
Xuất phát từ lý giải trên, chúng tôi cho rằng pháp luật
về phá sản TCTD cần thiết qui định về việc áp dụng
thủ tục rút gọn tức không áp dụng giai đoạn phục hồi
do Hội nghị chủ nợ thực hiện như mọi doanh nghiệp
thông thường.
Liên quan vấn đề này, Luật Phá sản các TCTD của
CHLB Nga (Đ5) qui định rõ: Giai đoạn phục hồi con
nợ và thỏa thuận về phương án phục hồi con nợ qui
định trong Luật PSDN không áp dụng đối với phá sản
các TCTD. Theo nhìn nhận của các chuyên gia pháp
luật ngân hàng đây là điều đương nhiên13.
Pháp luật phá sản các ngân hàng của Hoa Kỳ cũng
không tồn tại thủ tục phục hồi sau khi đã có quyết
định của Cơ quan Thanh tra tài chính hoặc Cơ quan
hành pháp bang. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi tín dụng
sẽ được cử làm người quản lý tài sản ngân hàng phá
sản, thực hiện phương án chi trả tiền gửi, sau đó tiến
hành thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản...14.
6/ Thanh toán tài sản TCTD bị tuyên bố phá sản
- Về thành phần Tổ thanh toán:
Theo pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam hiện
hành, việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản thuộc
thẩm quyền của Phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thành phần tổ
thanh toán tài sản gồm có: a) chấp hành viên cán bộ
phòng thi hành án; b) đại diện cơ quan tài chính –
ngân hàng cùng cấp; đại diện chủ nợ, đại diện công
đoàn hoặc đại diện người lao động; d) đại diện doanh
nghiệp bị phá sản... (Đ. 42).
Nếu qui định trên áp dụng cho cả việc tiến hành
thanh toán tài sản của TCTD thì phát sinh một số
vướng mắc: Thành phần tổ thanh toán tài sản như
trên không thể có đủ chuyên môn nghiệp vụ để thực
hiện việc thanh lý tài sản của một ngân hàng. Luật
các nước về phá sản ngân hàng qui định thành viên tổ
thanh lý tài sản bắt buộc phải có sự tham gia của tổ
chức bảo hiểm tiền gửi quốc gia, đại diện Ngân hàng
TW, do NHTW giới thiệu từ đội ngũ những người
chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý và thanh toán
tài sản phá sản và cá nhân ấy phải có giấy phép hành
nghề của Ủy ban phục hồi và thanh toán tài sản phá
sản cấp.
Khi doanh nghiệp bất kỳ bị phá sản tổ thanh toán tài
sản phải mở tài khoản mới tại một ngân hàng thương
mại để gửi các khoản tiền thu được từ việc thu hồi
các khoản cho vay của doanh nghiệp mắc nợ và từ
việc đấu giá tài sản. Tổ thanh toán tài sản phá sản của
TCTD bắt buộc phải mở tài khoản tại NHNNVN và
chỉ sử dụng duy nhất tài khoản này trong suốt thời
gian thực hiện việc thanh toán tài sản. Tổ thanh toán
phải có nghĩa vụ chuyển toàn bộ các khoản nợ và có
nằm rải rác ở tất cả các tài khoản liên ngân hàng ở
các ngân hàng kể cả tài khoản dự trữ bắt buộc ở
NHNN về tài khoản này sau khi nó được mở.
- Về thứ tự thanh toán tài sản phá sản:
Trong trường hợp phá sản TCTD và tiến hành thanh
toán tài sản thì phải tính đến các khoản nợ mà TCTD
vay của NHNN và các ngân hàng khác dùng để phục
hồi khả năng thanh toán (các khoản vay trong giai
đoạn Kiểm soát đặc biệt). Theo Đ.96 Luật TCTD qui
định các khoản vay đặc biệt này sẽ ưu tiên thanh toán
trước tất cả các khoản nợ khác của TCTD phá sản.
Vấn đề đặt ra ở đây là: liệu có mâu thuẫn giữa Luật
phá sản doanh nghiệp và Luật các TCTD hay
không?15. Liên quan đến vấn đề này chúng tôi cho
rằng: việc ưu tiên thanh toán cho các khoản vay đặc
biệt trước tất cả các khoản nợ khác là hợp lý, bởi các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Luật các TCTD ban hành năm 1997 đồng
thời là luật chuyên ngành trong mối quan hệ với Luật
Phá sản doanh nghiệp được ban hành 1993. Vì vậy,
theo những nguyên tắc áp dụng luật, các qui định
trong Luật các TCTD sẽ được ưu tiên áp dụng.
Thứ hai: Dưới phương diện thực tiễn có thể thấy
rằng: các khoản cho vay đặc biệt thực chất đây không
hoàn toàn là những khoản nợ vay đúng nghĩa của nó.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng các khoản vay đặc biệt
này thực hiện sau thời điểm có quyết định đặt TCTD
vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, NHNN thành lập
Ban Kiểm soát đặc biệt để tham gia điều hành, quản
lý TCTD với mục đích phục hồi, cho nên sẽ hợp lý có
thể cho rằng đây là những khoản “tạm ứng” theo chủ
trương của NHNN nhằm phục hồi doanh nghiệp hơn
là những khoản nợ của TCTD cho nên phải ưu tiên
thanh toán .
Thứ ba: Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động ngân
hàng đã phân tích ở phần đầu, những khoản vay đặc
biệt này là những giao dịch cưỡng chế. Các khoản
vay đặc biệt này được thực hiện không nhằm vào
mục tiêu lợi nhuận của cả bên đi vay lẫn bên cho vay
mà vì lợi ích của toàn bộ hệ thống ngân hàng mà sau
nữa là nền kinh tế đất nước, vì vậy sự ưu tiên thanh
toán này là đương nhiên.
Kết luận: Có thể quá sớm để đặt vấn đề xây dựng một
văn bản luật riêng biệt về Phá sản các TCTD trong
bối cảnh pháp luật kinh tế của Việt Nam đang còn
quá nhiều các vấn đề cần phải sửa đổi bổ sung hoàn
thiện. Cũng có thể thực tiễn phá sản các ngân hàng ở
Việt Nam chưa là vấn đề bức xúc hiện nay, song để
Luật phá sản trong tương lai không bị “phá sản” một
lần nữa và vì sự an toàn hệ thống tài chính tiền tệ –
ngân hàng của nước nhà đã đến lúc cần phải chấm
dứt sự mơ hồ, không khả thi và thiếu khoa học trong
pháp luật phá sản hiện hành, cần thiết phải xây dựng
môi trường pháp luật minh bạch, rạch ròi cho các
TCTD mà đặc biệt là phải tính đến những yếu tố
riêng, đặc thù khi phá sản một TCTD.·
1 Luật Phá sản Doanh nghiệp ngày 30/12/1993 có
hiệu lực từ 01/7/1994.
2 Xem: Tổng tập pháp luật phá sản, M. ; Nauka, 1994
(Tiếng Nga).
3 Xem “Rocsixkai Gazeta” số ra ngày 20, 21/01/1998
và Tuyển tập pháp luật CHLB Nga ngày 12/01/1998
số 2/98; tr. 222 (tiếng Nga).
4 Nguồn: www.bankr.ru.
5 Các chế định cơ bản của Luật dân sự nước ngoài,
Chủ biên: V.V. Gialecxki, Matxcơva, Nxb NORMA,
1999, tr. 105 (tiếng Nga).
6 Xem: Christian Gavanlda, Jean Stoufflet. Droit
Bancaire (Institution- Comptes- Opérations-
Services), Bản tiếng Nga của NXB Finstatinform,
Matxcơva 1996; Xem thêm: Kỷ yếu Hội thảo “Pháp
luật về phá sản doanh nghiệp”, Nhà Pháp luật Việt-
Pháp, Hà Nội, tháng 1/2001, tr. 35-36.
7 Alfred M. Pollard, Joseph G. Passaic... Luật Ngân
hàng Hoa Kỳ, Matxcơva, Nxb Unhiverx, 1992, tr.
701 (Bản tiếng Nga).
8 Thuật ngữ này được hiểu là “xác nhận một tình
trạng đã sẵn có từ trước”, sự tuyên bố này không tạo
ra một tình trạng mới trong thực tế dưới phương diện
kinh tế nhưng sự tuyên bố này phát sinh những hậu
quả pháp lý nhất định.
9 “Luật Phá sản doanh nghiệp” hoặc “Luật Phá sản
TCTD”.
10 Luật phá sản các TCTD 25/02/1999, báo
“Rocsixkai Gazeta” số ra ngày 4/3/1999.
11 Alfred M. Pollard, Joseph G. Passaic... Luật Ngân
hàng Hoa Kỳ, Matxcova, Nxb Unhiverx, 1992, tr.
701 (Bản tiếng Nga).
12 Korobov Iu. I; Rubin Iu. B; Sandatkin V I, Tổng
tập tài liệu về ngân hàng, Quyển I; M. “COMITET”,
1994, tr. 130 (Bản tiếng Nga); Xem thêm:Alfred M.
Pollard; Joseph G. Passaic... Luật Ngân hàng Hoa
Kỳ, Matxcova, Nxb Unhiverx, 1992, tr. 702 (Bản
tiếng Nga).
13 Livsix N, Chuyên viên vụ hoàn thiện pháp luật
Toà Kinh tế tối cao Liên Bang Nga, Phá sản
TCTD/Tạp chí Tòa án Kinh tế tối cao, số 4/ 1999),
www.bankr.ru.
14 Luật Ngân hàng Mỹ, T. l, sđd, tr. 706.
15 Nguyễn Mạnh Hà, Các khoản cho vay đặc biệt có
được ưu tiên thanh toán khi TCTD phá sản, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 2/2000; Xem thêm: Lê Anh
Tuấn,Bảo đảm thanh toán nợ cho người nhận thế
chấp tài sản trong thi hành án dân sự, Tạp chí Ngân
hàng số 2/1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 84_1005.pdf