Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

Xây dựng nông thôn mới là cơ sở, là tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và tại huyện Dầu Tiếng nói riêng. Mặc dù đã có sự nhận thức, chuyển biến tích cực và thực hiện tốt xây dựng nông thôn mới trong những năm qua nhưng kết quả mang lại vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và liên tục. Để đảm bảo tính thống nhất, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể có định hướng dài hạn. Qua nghiên cứu trên cơ sở lý luận chung và thực tiễn tại địa phương, bản thân tôi cũng đã đưa ra một vài giải pháp để hy vọng rằng sẽ góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Dầu Tiếng thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện. Nhìn chung, xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, đúng đắn, hợp lòng dân. Thực hiện xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ to lớn, phức tạp, lâu dài. Thực tế trong 6 năm qua, thực hiện Chương trình cho thấy nếu có quyết tâm cao và có cách làm đúng, các xã đều có thể làm được nhiều việc để cải thiện nhanh hơn đời sống của dân cư nông thôn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt, thành tựu cao nhất để đánh giá kết quả một cách thiết thực đó là “Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn phải được nâng cao và phát triển một cách bền vững” ở những xã đạt chuẩn nông thôn mới. Với tinh thần đó, phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, toàn Huyện cần huy động cả hệ thống chính trị và sức mạnh vô tận của nhân dân quyết tâm đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc24 gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 BỘ NỘI VỤ / QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN QUÝ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Công Tiến Phản biện 1: TS. Đào Đăng Kiên Phản biện 2: TS. Tần Xuân Bảo Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 10 - Đường 3/2 - Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 phút, ngày 07 tháng 8 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được huyện Dầu Tiếng triển khai bắt đầu từ năm 2011. Qua 6 năm triển khai thực hiện, đến nay toàn huyện đã có 09/11 xã được công nhân “xã nông thôn mới”. Với vị trí là một huyện nông nghiệp, có 11 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cộng với việc các nguồn vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến với mọi người dân để người dân nắm bắt, thấu hiểu và cùng với Nhà nước chung sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được lãnh đạo Huyện rất quan tâm và chú trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đặt ra cần được giải quyết (Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, chưa phát huy được hết các nguồn lực tiềm năng trong xã hội; các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển sản xuất hàng hóa; công tác tuyên truyền, vận động chưa linh hoạt; một số Ban Quản lý cấp xã chưa thực sự chủ động tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi tiến hành lập quy hoạch). Xuất phát từ thực tế đó mà tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp lớp Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 Thời gian trước năm 2011 chưa có công trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; một, hai năm gần đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về công tác xây dựng nông thôn mới nhưng những công trình nghiên cứu đó chưa đánh giá được đầy đủ thực trạng của quá trình triển khai vì chưa kết thúc giai đoạn triển khai 2011 - 2015. Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ và chính thức về đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”. Đề tài nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn không trùng lắp với các công trình đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đưa ra các giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. 3 4.2. Phạm vi - Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. - Thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ 2011 – 2016 và định hướng thực hiện đến năm 2020. - Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Tiếp cận nghiên cứu Tiếp cận nghiên cứu định tính, nghiên cứu tình huống điển hình. 5.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin - Thông tin thứ cấp: + Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu; + Các báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện; số liệu của các cơ quan thống kê liên quan về tình hình xây dựng nông thôn mới; + Các bài viết đăng trên báo, các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; + Các luận văn của các học viên khác (khóa trước) trong trường. - Thông tin sơ cấp: Dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn. 5.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin và biện luận Tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp mô tả và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4 - Cơ sở lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có tác dụng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Nếu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện tốt thì sẽ giúp diện mạo nhiều vùng nông thôn được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, thừa hành trong xây dựng nông thôn mới sẽ được trưởng thành một bước, Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp cho các nhà quản lý công tác xây dựng nông thôn mới làm cơ sở hoàn thiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng nông thôn mới và làm tư liệu giảng dạy, nghiên cứu cho học viên, cán bộ, công chức làm chuyên trách công tác xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Chương 3. Một số nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1.1. Nông thôn Khái niệm nông thôn được định nghĩa trên các nội dung sau: - Xã hội - dân cư: Là vùng sinh sống làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, là nơi có mật độ dân cư thấp. - Kinh tế: Kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. - Môi trường: Chủ yếu là thiên nhiên. - Cơ sở hạ tầng: Chưa được đầu tư bài bản, kém phát triển. 1.1.1.2. Nông thôn mới Nông thôn mới là mô hình với tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, là kiểu nông thôn được xây dựng khác so với mô hình nông thôn truyền thống ở tính tiên tiến và phát triển về nhiều mặt. Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. 1.1.1.3. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia 6 Chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong một thời gian nhất định. 1.1.1.4. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. 1.1.1.5. Quản lý và quản lý nhà nƣớc - Quản lý: Quản lý sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước. - Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.1.1.6. Quản lý nhà nƣớc trong thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một dạng của hoạt động quản lý nhà nước, có đối tượng là hoạt động xây dựng nông thôn mới, chủ thể thực thi là hệ thống các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được trao quyền tác động quản lý thông qua các cơ chế, chính sách nhằm khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nông thôn mới theo quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 7 1.1.2. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc trong thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, không để vùng nông thôn bị tụt hậu trong sự phát triển chung, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua xây dựng nông thôn mới sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội ở vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, có lợi cho bảo vệ quyền lợi hợp pháp và sự công bằng của đông đảo người nông dân, giải quyết các mâu thuẫn xã hội ở nông thôn, giảm thiểu nhân tố bất ổn, tạo cơ sở vững chắc cho xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong tương lai. 1.1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc trong thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới - Nhà nước giữ vai trò điều phối, phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt hiệu quả và các mục tiêu đề ra. - Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu tài sản quốc gia sẽ có chức năng quản lý, phân bổ nguồn lực của đất nước, cung cấp những dịch vụ hàng hóa công mà thị trường tự do không đảm trách được, thông qua đó xóa bỏ chênh lệch giữa khu vực thành thị với nông thôn, kiểm soát và khai thác hiệu quả tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn. - Nhằm tối đa hóa phúc lợi của xã hội và hướng đến việc kích thích tăng trưởng kinh tế vùng nông thôn, qua đó chuyển đổi nền 8 tảng sản xuất của xã hội nông thôn, chăm lo thực hiện các chính sách về văn hoá, giáo dục, môi trường, y tế cho người dân vùng nông thôn. 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc trong thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Nội dung hoạt động quản lý nhà nước xây dựng nông thôn mới tập trung chủ yếu vào 11 công việc: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. 1.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện 1.2.1. Xây dựng nông thôn mới tại một số huyện, thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng của Việt Nam Nội dung của tiểu mục 1.2.1 nêu kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông; huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh; huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 1.2.2. Xây dựng nông thôn mới tại một số huyện, thị của tỉnh Bình Dƣơng 9 Nội dung của tiểu mục 1.2.2 nêu kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo. 1.2.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới Nội dung của tiểu mục 1.2.3 đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới; cụ thể: (1) Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Cần phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và địa bàn cụ thể. Đặc biệt, phải phát huy được vai trò người đứng đầu cấp ủy. (2) Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. (3) Mọi việc làm phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tốt nhất vai trò của cộng đồng, tránh tư tưởng nóng vội chạy theo thành tích, gây nợ đọng xây dựng cơ bản. (4) Khuyến khích nhân dân cùng tham gia với Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. (5) Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới. (6) Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng và thường xuyên sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm. 10 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng Nội dung của mục 2.1 trình bày tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên của Huyện như: đặc điểm khí hậu; đặc điểm địa hình; đất đai, thổ nhưỡng; tài nguyên nước và sông ngòi; tài nguyên khoáng sản... Luận văn cũng trình bày khái quát đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện như: tổng quan về phát triển kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục. Đánh giá tác động từ đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về xây dựng NTM tại huyện Dầu Tiếng. Về thuận lợi: Huyện có vị trí rất thuận lợi để giao lưu với các trung tâm đô thị lớn; khí hậu tương đối ôn hòa, ít thiên tai (bão, lụt), rất thuận lợi cho phát triển kinh tế chung. Huyện có tiềm năng lớn về cây công nghiệp (cây cao su); kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 11,46%/năm; chất lượng giáo dục trong những năm qua được nâng lên rõ rệt; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục- thể thao phát triển đa dạng, rộng khắp từ huyện đến cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Về khó khăn: Tài nguyên khoáng sản của Huyện không nhiều; cơ cấu kinh tế tuy đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phần lớn còn xuất thô; chưa hình thành nền sản xuất theo chuỗi; công tác quản lý và điều hành của Nhà nước về quy hoạch còn hạn chế; việc quản lý, khai thác, sử dụng các thiết chế văn hóa chưa đạt hiệu quả, chương trình, nội dung hoạt động 11 chưa phong phú; việc xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa - thể thao còn chậm. 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng 2.2.1. Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng Nội dung của mục 2.2 trình bày về kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng: Đến cuối năm 2016, Huyện có 9/11 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, chiếm 81,82%; còn 02 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới thì đến nay cũng đã hoàn thành 17 và 18/19 tiêu chí. 2.2.2. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới Nội dung của mục 2.2 đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới: Thời gian đầu, các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương chưa đảm bảo tính đầy đủ, toàn điện và chưa phát huy được tính đặc thù của các địa phương. Nhưng gần về cuối giai đoạn, các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện và xã xác định chuẩn mực nông thôn mới để thực hiện. 2.2.3. Thực trạng công tác thành lập tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới Nội dung của tiểu mục 2.4.1 phân tích thực trạng về công tác thành lập, cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của: Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối NTM huyện; Ban Quản lý xã và Ban Phát triển ấp. Phân tích chế độ làm việc, hội họp. 2.2.4. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới 12 Nội dung của tiểu mục 2.4.2 phân tích về công tác quản lý quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới: quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới (đề án, đồ án), quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng xã và quy hoạch phát triển đô thị; quy hoạch phát triển lưới điện; quy hoạch phát triển chăn nuôi. Phân tích về kinh phí thực hiện và tổ chức công bố các quy hoạch. 2.2.5. Thực trạng công tác phê duyệt dự án, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới Nội dung của tiểu mục 2.4.3 phân tích thực trạng về công tác phê duyệt dự án: Nguồn thu ngân sách của xã, huyện ít nên việc cấp xã, huyện rất bị động trong công tác quyết định phê duyệt dự án xây dựng nông thôn mới, phải kiến nghị UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện. Phân tích thực trạng về công tác phê duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới: Khi đã có ý kiến thông nhất của cấp ủy Đảng thì UBND xã, huyện đề nghị HĐND cấp xã, huyện xem xét và ban hành Nghị quyết về chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới của cấp mình vào cuộc họp thường lệ cuối năm để UBND cấp xã, huyện triển khai thực hiện năm tiếp theo. 2.2.6. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới Nội dung của tiểu mục 2.4.4 phân tích công tác chỉ đạo của Huyện ủy; công tác quản lý xây dựng nông thôn mới của UBND, Ban Chỉ đạo NTM huyện; vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt và các đoàn thể; công tác phối hợp giữa UBND huyện và Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 13 2.2.7. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới Nội dung của tiểu mục 2.4.5 phân tích về công tác chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới của Huyện. Phân tích 5 hình thức truyền thông: Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, phim ảnh, bài viết; qua băng rôn, biểu ngữ; qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; qua văn bản và qua tuyên truyền miệng. 2.2.8. Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức làm công tác quản lý xây dựng nông thôn mới Nội dung của tiểu mục 2.4.6 phân tích về công tác phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, các phòng, ban, ngành của huyện và cán bộ xã, ấp của 11 xã được chọn xây dựng mô. Phân tích nội dung đào tạo, tập huấn. 2.2.9. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, công nhận xây dựng nông thôn mới Nội dung của tiểu mục 2.4.7 phân tích về: công tác kiểm tra, giám sát của HĐND, các thành viên Ban Chỉ đạo NTM và các phòng, ban, ngành chuyên môn huyện; nội dung và hình thức kiểm tra, giám sát. Phân tích quy trình công tác đăng ký, đánh giá, công nhận xã nông thôn mới ở xã, huyện; đặc biệt, tác giả còn phân tích vai trò giám sát của ban giam sát công đồng ở các khu, ấp trong xây dựng nông thôn mới. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới 14 2.3.1.1. Những thành tựu và nguyên nhân Nhận thức của hệ thống chính trị và nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, khuyến khích, động viên người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Nhịp sống nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoáđược quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Qua 06 năm thực hiện Chương trình, đến nay huyện Dầu Tiếng đã có 09/11 xã được công nhận “xã nông thôn mới”; huyện Dầu Tiếng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới”. Nguyên nhân: Có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục của tỉnh; sự chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy về thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2016; sự phối hợp tích cực của Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng và các nông trường, doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn. Bên cạnh đó, Đảng ủy, UBND các xã còn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công cuộc xây dựng xã nông thôn mới được huyện giao. 2.3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân - Chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch ở một số địa phương chưa cao. Nguyên nhân: Chưa thật sự chủ động tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi tiến hành lập quy hoạch; quy hoạch chủ yếu dựa theo hiện trạng mà chưa có được tầm nhìn định hướng chiến lược về lâu dài. - Các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trườngchưa được các địa phương quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức. 15 Nguyên nhân: Chưa có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Thành viên Ban Chỉ đạo huyện, Ban Quản lý xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, thường xuyên có nhiều thay đổi về nhân sự. - Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về xây dựng nông thôn mới tại một số nơi còn nặng về hình thức, thực hiện qua loa. Nguyên nhân: Lực lượng tuyên truyền, vận động chưa được đào tạo chuyên sâu; công tác tuyên truyền, vận động của các hội, đoàn thể chưa thật sự sâu rộng nên hiệu quả về quy mô và chất lượng tuyên truyền, vận động chưa cao. - Chế độ thông tin báo cáo của các ngành, các xã, nhất là các tổ chức đoàn thể huyện thực hiện chưa nghiêm túc theo quy định. Nguyên nhân: Chưa có chế tài xử lý mạnh đối với đơn vị thực hiện không nghiêm túc chế độ báo cáo. - Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp vào các vùng đã quy hoạch còn chậm; nông nghiệp chủ yếu là tăng sản lượng nhưng giá trị gia tăng chưa cao. Nguyên nhân: Do đại bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp còn mang tính thủ công, năng suất lao động thấp, sản phẩm nông nghiệp còn xuất thô, thiếu đầu ra và nguồn tiêu thụ không ổn định. - Bộ mặt nông thôn, nhất là cảnh quan chưa có nhiều chuyển biến, còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân: Chính quyền địa phương chưa thực sự chú trọng, ưu tiên cho công tác cải thiện cảnh quan nông thôn. Chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của cơ quan tài nguyên và môi. - Việc tổ chức triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất chỉ mới dừng lại ở một nhóm nhỏ tham gia, chưa mang tính lan tỏa. 16 Nguyên nhân: Chưa có mô hình liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với nông dân thực hiện mô hình sản xuất cánh đồng lớn, mô hình chuỗi sản xuất khép kín. - Chất lượng hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác chưa cao, sản xuất thiếu tập trung, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác thành lập mang tính hình thức, năng lực quản lý điều hành hạn chế, hiệu quả hoạt động thấp, thiếu bền vững. Nguyên nhân: Một số cơ quan có thẩm quyền chưa nhận thức đúng vay trò của kinh tế tập thể; tư tưởng người dân vẫn còn định kiến với mô hình hợp tác xã kiểu cũ. - Công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân: Do thành viên Ban Chỉ đạo kiêm nhiệm; chưa tập trung xây dựng được mạng lưới cộng tác viên trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin; chưa phát huy vai trò giám sát của cộng đồng. - Công tác đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới còn mang tính hình thức. Nguyên nhân: Việc đánh giá, công nhận chỉ tập trung hoàn thành các tiêu chí NTM của Trung ương, tỉnh; chưa chú trọng ý kiến đánh giá, góp ý của nhân dân. - Một số Ban Phát triển ấp của các xã sử dụng kính phí chưa đúng vào mục đích xây dựng nông thôn mới từ chính sách hỗ trợ của tỉnh. Nguyên nhân: Phòng Tài chính – Kế hoạch chưa chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng. 2.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2017 - 2020 17 Nội dung của mục 2.6 đưa ra những vấn đề cần và có thể giải quyết được trong giai đoạn 2017 – 2020 như: - Phải làm sao để đổi mới công tác chỉ đạo để thực hiện hiệu quả công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. - Phải làm sao để có biện pháp giáo dục, tuyên truyền làm thay đổi tư duy, nhận thức về cách nghĩ, cách làm cho một bộ phận cán bộ, công chức và người dân. - Phải làm sao để cho công tác quy hoạch phải đi trước một bước, làm tiền đề để đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. - Phải làm sao để kiện toàn được năng lực của Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý và bộ máy giúp việc xây dựng nông thôn mới theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, tâm huyết để đáp ứng yêu cầu công việc nhưng đảm bảo nguyên tắc không phát sinh biên chế của từng cấp; phát huy được tinh thành tránh nhiệm; xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội các nhiệm vụ không thực hiện hoặc không hoàn thành; nâng cao được hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới. - Phải làm sao để có giải pháp kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; huy động được các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới. - Công tác đánh giá, công nhận xã, huyện NTM vẫn còn nhiều bất cập; chưa phát huy vai trò của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các tiêu chí nên cũng là vấn đề cần giải quyết. 18 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 3.1. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 - Phương hướng, nhiệm vụ chung: Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững. - Phương hướng, nhiệm vụ cụ thể: Tập trung tuyên truyền vận động thường xuyên, liên tục các tổ chức, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư chung tay chung sức góp vốn, góp công đầu tư xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển công nghiệp, dịch vụ để giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập dân cư, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tăng thu ngân sách nhà nước, bố trí chi ngân sách hợp lý, ưu tiên chi đầu tư xây dựng nông thôn mới. Huy động sức dân, các tổ chức kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và góp vốn xây dựng nông thôn mới. 19 Đổi mới phương thức đầu tư, các công trình có vốn đầu tư lớn cần phân kỳ đầu tư, chia giai đoạn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới. 3.2. Dự đoán bối cảnh thế giới và trong nƣớc tác động đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới Nội dung của mục 3.2 đưa ra những dự đoán tích cực, tiêu cực của bối cảnh thế giới và trong nước có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2020 để làm cơ sở đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 3.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng đến năm 2020 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Dầu Tiếng đến năm 2020 là phấn đấu 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2017 - 2020; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã tiếp tục giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được nhằm ngày càng hoàn thiện xã nông thôn mới; đồng thời chỉ đạo các xã phải thực hiện đạt thêm 12 chỉ tiêu mới, nâng tổng số chỉ tiêu phải đạt lên 51 mỗi xã theo Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 của UBND tỉnh Bình Dương. 3.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới 3.4.1. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành Giải pháp được đưa ra là: Trong triển khai, khắc phục sự chỉ đạo dàn đều các tiêu chí, đặt quy hoạch phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nghề lên hàng đầu để tạo bước đột phá trong 20 xây dựng nông thôn mới; có kế hoạch hoạt động, phân công cụ thể; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các xã; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới. 3.4.2. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức tuyên truyền, vận động Giải pháp được đưa ra là: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền; công tác thông tin, tuyên truyền phải cụ thể hóa về mục tiêu và phương hướng trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2020; cán bộ làm công tác tuyên truyền phải không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết và nâng cao trách nhiệm và thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ. 3.4.3. Hoàn thiện việc đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới Đảm bảo 100% cán bộ làm công tác nông thôn mới được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về xây dựng nông thôn mới. Xây dựng kế hoạch đăng ký với tỉnh mở các lớp tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chuyên môn. 3.4.4. Rà soát, điều chỉnh hoàn thiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới Lãnh đạo UBND huyện phải chỉ đạo UBND các xã có quy hoạch chưa phù hợp phối hợp các ngành liên quan rà soát lại, điều chỉnh hoàn thiện các quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến nhân dân trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3.4.5. Kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý và bộ máy giúp việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 21 Tập trung kiện toàn Ban Chỉ đạo huyện, Ban Quản lý các xã theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Phân công nghiệm vụ cụ thể cho các thành viên, xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể để cuối năm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời phát hiện và xử lý các mâu thuẫn, gây mất đoàn kết trong các cơ quan, đơn vị là thành viên các Ban Chỉ đạo; bộ phận giúp việc xây dựng nông thôn mới. 3.4.6. Quy định trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý thực hiện các tiêu chí mềm và các tiêu chí cứng trong xây dựng nông thôn mới Giải pháp được đưa ra là cần quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện và xử lý nghiêm người không hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3.4.7. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân Giải pháp được đưa ra là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với triển khai có hiệu quả chương trình mỗi xã, thị trấn một sản phẩm, tập trung ưu tiên phát triển mạnh cây trồng, vật nuôi chủ lực. 3.4.8. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới Giải pháp được đưa ra là: Ứng dụng, khai thác tốt hiệu quả của công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ kiểm tra, giám sát. Phát huy vài trò của nhân dân trong giám sát đầu tư cộng đồng; thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý các thông tin phản hồi từ người dân. 3.4.9. Hoàn thiện và triển khai kịp thời cơ chế, chính sách trong xây dựng nông thôn mới Giải pháp được đưa ra là: Tiếp tục rà soát, đánh giá lại việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn 22 của Trung ương và Tỉnh đã ban hành trong thời gian qua. Rà soát cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. 3.4.10. Xây dựng hệ thống chính trị tự quản cơ sở vững mạnh Giải pháp được đưa ra là giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; đưa công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu, ấp văn hóa. 3.4.11. Thực hiện thực chất, đúng quy trình về công tác đánh giá, công nhận, công nhận lại xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới Giải pháp được đưa ra là: Công tác đánh giá, công nhận, công nhận lại xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới phải bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch. Việc đánh giá, công nhận ngoài tâp trung hoàn thành các tiêu chí theo tiêu chuẩn nông thôn mới của Trung ương và Tỉnh ra thì cần phải chú trọng thêm ý kiến đánh giá, góp ý của nhân dân; chú trọng vấn đề thu nhập, cải thiện cảnh quan môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp. 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Xây dựng nông thôn mới là cơ sở, là tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và tại huyện Dầu Tiếng nói riêng. Mặc dù đã có sự nhận thức, chuyển biến tích cực và thực hiện tốt xây dựng nông thôn mới trong những năm qua nhưng kết quả mang lại vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và liên tục. Để đảm bảo tính thống nhất, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể có định hướng dài hạn. Qua nghiên cứu trên cơ sở lý luận chung và thực tiễn tại địa phương, bản thân tôi cũng đã đưa ra một vài giải pháp để hy vọng rằng sẽ góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Dầu Tiếng thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện. Nhìn chung, xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, đúng đắn, hợp lòng dân. Thực hiện xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ to lớn, phức tạp, lâu dài. Thực tế trong 6 năm qua, thực hiện Chương trình cho thấy nếu có quyết tâm cao và có cách làm đúng, các xã đều có thể làm được nhiều việc để cải thiện nhanh hơn đời sống của dân cư nông thôn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt, thành tựu cao nhất để đánh giá kết quả một cách thiết thực đó là “Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn phải được nâng cao và phát triển một cách bền vững” ở những xã đạt chuẩn nông thôn mới. Với tinh thần đó, phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, toàn Huyện cần huy động cả hệ thống chính trị và sức mạnh vô tận của nhân dân quyết tâm đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc 24 gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tốt hơn trong thời gian tới. 2. Một số kiến nghị - Đối với UBND tỉnh Bình Dương: + Tạo điều kiện cho Huyện để lại nguồn thu từ việc đấu giá các khu đất công có giá trị để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội (hiện nay nguồn thu từ việc đấu giá đất phải nộp vào ngân sách tỉnh). + Tiếp tục xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí thường xuyên và hàng năm cho các xã nông thôn mới để có thêm nguồn vốn thực hiện nâng chất các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Ưu tiên phân bổ nguồn vốn hàng năm cho các xã dựa trên cơ sở các tiêu chí đăng ký hoàn thành trong năm. - Đối với Chính phủ: Sớm chỉ đạo cấp kinh phí thưởng nông thôn mới cho Huyện đầu tư các công trình phúc lợi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi.pdf
Luận văn liên quan