Trong quá trình triển khai hoạt động tại các nước mặc dù còn nhiều vấn
đề nảy sinh chưa khắc phục được vì động thái của mọi hoạt động đầu tư
trực tiếp bao giờcũng chịu sựchi phối, quyết định bởi cơ chế lợi ích, lợi
nhuận, thị phần., nhưng các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã có
những đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế và có ảnh hưởng quan
trọng tới quốc tế hoá đời sống kinh tế tại các nước này.
45 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một tiêu chí quan trọng để đánh
giá mức độ toàn cầu hoá của một công ti hoặc một quốc gia.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
19
Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua
các kênh của các tổ chức xuyên quốc gia. Với lợi thế của mình về nhiều
vốn, kĩ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn,
các tổ chức này luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi
nhuận trên phạm vi toàn cầu. Năm 1997, các chi nhánh của tổ chức xuyên
quốc gia với tổng tài sản trên 12,6 nghìn tỉ USD đã đầu tư ra nước ngoài
lượng FDI là 422 tỉ USD, và năm 1999 theo UNCTAD.FDI của thế giới là
644 tỉ USD trên phạm vi rộng hơn 100 quốc gia.
Năm 1996, nguồn FDI ra của thế giới là 346,8 tỉ USD, trongđó từ các nước
phát triển là 294,7 tỉ USD (chiếm khoảng 85%), Mĩ là nước đầu tư nhiều
nhất thế giới với 85 tỉ USD ( 1995 là 93 tỉ USD) chiếm khoảng 25% FDI
của thế giới. Nhiều nước Đông Nam Á và cả Trung Quốc cũng đầu tư ra
nước ngoài, nhưng với giá trị không lớn đạt 9,14 tỉ USD và 2,2 tỉ USD (
chiếm khoảng 2,6% và 0,63% lượng FDI ra thế giới).
Như vậy có thể thấy nguồn đầu tư chính ra nước ngoài là các nước phát
triển, trước hết là các nước G7 và một số nước Châu Âu, và các nước này
lại có công nghệ nguồn, do đó nguồn vốn FDI của chúng có ý nghĩa quan
trọng hơn.
FDI chiếm một tỉ lệ khá quan trọng trong GDP của các nước. Năm 1996, tỉ
trọng FDI vào và ra trong GDP của thế giới chiếm 10,6% và 10,8% đối với
các nước Đông, Nam, và Đông Nam Á tỉ trọng đó là 15,8% và 8,1%. Đối
với Việt Nam tỉ trọng FDI vào trong GDP rất lớn, chiếm 40,2%.
Xu hướng gia tăng việc sát nhập và thôn tính các công ti ngoai quốc của tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia, trong đó chủ yếu là Mỹ và Tây Âu, là một
trong những nguyên nhân gây quan trọng gây bùng nổ đầu tư nước ngoài
(giai đoạn 1995-1996) .
Các tổ chức xuyên quốc gia tác động mạnh đến động thái dòng vốn đầu tư
nước ngoài, nó tăng mạnh qua các năm và đạt đến con số 3,2 nghìn tỉ USD
vào năm 1996 . Hơn nữa cơ cấu dòng vốn đầu tư cũng có sự thay đổi lớn
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
20
do điều chỉnh chiến lược kinh doanh của các tổ chức xuyên quốc gia. Trong
những thập kỉ gần đây, các tổ chức xuyên quốc gia đã chuyển sang hoạt
động ở phạm vi rất rộng cả về tính chất kinh doanh và khu vực lãnh thổ.
Thêm vào đó, cùng với sự phát triển mạnh của thị trường tài chính quốc tế
đã thúc đẩy các hình thức đầu tư gián tiếp ngày càng tăng. Những ngành
nghề chế tạo với công nghệ hiện đại, các ngành tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm rất được chú trọng quan tâm.
Nhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào
các nước đang phát triển. Thật vậy, thống kê năm 1997 của công ti tài
chính quốc tế –IFC, dòng vốn FDI thực hiện bởi các tổ chức xuyên quốc
gia ở các nước đang phát triển tăng dần qua các năm trong gần ba thập kỉ
lại đây, đặc biệt tăng nhanh từ sau giữa thập kỉ 1980. Nếu trước những năm
1985, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển chỉ đạt trung bình
khoảng 6,5 tỉ USD và tăng 1,7% trên mỗi năm thì sau đó vốn đã tăng nhanh
từ mức gần 15 tỉ USD năm 1985 lên tới hơn 40 tỉ USD năm 1990 và tiếp
tục tăng tới khoảng 110 tỉ USD vào năm 1996 và 138,2 tỉ USD vào năm
1997. Những con số này đã nói lên tầm quan trọng của tổ chức xuyên quốc
gia đối với thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển trong thời gian qua.
Như vậy, qua các số liệu trên chứng tỏ rằng các tổ chức xuyên quốc gia đã
có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy lưu chuyển dòng FDI trên thế giới,
trong đó có vai trò đặc biệt vào các nước đang phát triển. FDI vài các nước
đang phát triển năm 1991 chiếm 26% FDI thế giới, các năm sau là:
1992:28%; 1993:33%; 1995:30%; 1996:40%.
Tuy nhiên, mức độ tác dụng tích cực của các tổ chức xuyên quốc gia đối
với thúc đẩy dòng FDI vào các nước đang phát triển phụ thuộc quan trọng
vào chính sách và môi trường thu hút tổ chức xuyên quốc gia của nước chủ
nhà.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
21
3. Phát triển nguồn nhân lực :
Tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tác động đến phát triển nguồn lao động
theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.
Cách trực tiếp là thông qua các dự án đầu tư, các tổ chức này đào tạo lực
lượng lao động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của dự án.
Cách gián tiếp là tạo ra cơ hội và động lực cho sự phát triển của lực lượng
lao động thông qua các hình thức như : liên kết kinh tế, cung cấp dịch
vụ,...Ở các nước đang phát triển, các tác động này có vai trò rất to lớn đối
với phát triển nguồn lực lao động, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn kĩ thuật và quản lí. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao năng
suất lao động ở các nước này.
Không những tác động đến số lượng lao động, các tổ chức này tác động tới
cả chất lượng nguồn lao động ở các nước nhận đầu tư. Đó là lao động trí
thức ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh, nó được biểu hiện ở nhiều khía
cạnh: tăng về số lượng tuyệt đối, tăng về tỉ lệ trong tổng lao động, tăng ở
các lĩnh vực khác nhau ở cả sản xuất vật chất, tinh thần tới quản lí xã hội.
Minh chứng cho sự gia tăng về mặt số lượng chúng ta có thể tìm thấy trong
nhiều công trình nghiên cứu, điển hình là trong tác phẩm “ Các giai cấp
đang thay đổi” được xuất bản tại London 1993. Toàn bộ người lao động
được chia làm 10 nhóm bao gồm: các làng nghề truyền thống; lao động
không có tay nghề; quản lí; chuyên nghiệp; hành chính, văn phòng; bán
chuyên nghiệp; bán hàng; dịch vụ có tay nghề; lao động có tay nghề; dịch
vụ không có tay nghề.
Lao động của nhóm tri thức tiêu biểu là: quản lí; chuyên nghiệp; dịch vụ có
tay nghề, tất cả các nhóm ngành này đã có sự tăng đáng kể trong những
thập kỉ qua. Tỉ lệ của ba nhóm ngành này vào năm 1990 ở các quốc gia
được nghiên cứu là : Đức 9,8%; Mĩ 20,5%; Anh 25,3%;...
Đối với sự gia tăng lao động tri thức ở các lĩnh vực thì biểu hiện đặc biệt
gây ấn tượng là sự gia tăng số lượng các nhà nghiên cứu khoa học trong
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
22
mọi lĩnh vực. Loại lao động phức tạp trước đây chỉ tập trung trong một số ít
nhà bác học và những người giúp việc cho họ thì nay nó đã trở thành loại
lao động phổ biến ở nhiều tổ chức chính phủ, ở vô vàn các công ti tư nhân,
tại các nước có trình độ cao cũng như các nước có trình độ thấp hơn. Ở Mĩ
cùng với đầu tư tăng số lượng cán bộ nghiên cứu cũng tăng mạnh. Nếu như
vào năm 1995 số bác học và kĩ sư dành cho công tác nghiên cứu ứng dụng
mới là 801.900 người thì tới năm 1996- sau một năm số người tăng tới
962.700 người.
Ngoài lĩnh vực nghiên cứu và quản lí, lao động tri thức còn tăng mạnh ở
trong chính các dây truyền sản xuất. Càng ở các dây truyền sản xuất hiện
đại và siêu hiện đại thì tỉ lệ lao động tri thức càng lớn.
Nhờ có các hoạt động trợ giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu
và đào tạo nghề, quản lí do các tổ chức xuyên quốc gia cung cấp và đồng
thời trang bị các thiết bị khoa học cho các trường đại học, viện nghiên cứu
mà hàng năm đã tạo được khoảng trên 45 triệu lao động có tri thức. Theo
ước tính tổ chức xuyên quốc gia đã tạo được khoảng 70 triệu lao động
trong mỗi năm ( con số này được tính cho những năm của thập kỉ chín
mươi), trong số đó có khoảng 2/3 số việc làm được tạo ra ở các nước phát
triển.
Nhìn chung, các tổ chức xuyên quốc gia thường tạo việc làm ở các ngành
công nghiệp và dịch vụ hơn là các ngành nông nghiệp và các ngành khác.
Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp ước tính chiếm khoảng 4/5
tổng số lao động được tạo ra bởi các tổ chức xuyên quốc gia. Điều này
phản ánh đặc điểm của các tổ chức xuyên quốc gia chủ yếu đầu tư vào các
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Nhiều việc làm gián tiếp, theo ước tính
chiếm khoảng một nửa tổng số việc làm được tạo ra bởi các chi nhánh của
các tổ chức xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
23
Số lượng việc làm được tạo ra một cách trực tiếp và gián tiếp, ước tính có
khoảng 150 triệu lao động, chiếm khoảng 3% lực lượng lao động của thế
giới do các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tạo ra.
4. Phát triển nghiên cứu, chuyển giao công nghệ:
Cạnh tranh sinh ra độc quyền nhưng độc quyền không thủ tiêu được cạnh
tranh đó là một quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Bước vào giai đoạn
độc quyền quy mô của cạnh tranh mở rộng, mức độ của cạnh tranh quyết
liệt. Cạnh tranh càng ác liệt càng buộc nhà tư bản không ngừng nghiên cứu
kĩ thuật- công nghệ mới, sử dụng kĩ thuật- công nghệ mới để làm các sản
phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Do đó
cạnh tranh vẫn là sức mạnh để thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, sau chiến
tranh các nước tư bản phát triển giải quyết tương đối tốt quan hệ giữa sản
xuất và tiêu dùng. Điều này có tác dụng không nhỏ trong việc thúc đẩy
khoa học – công nghệ chuyển hoá thành sức sản xuất xã hội tương đối
nhanh. Chính sách thu nhập và các biện pháp về phúc lợi, bảo hiểm xã hội
mà nhà nước tư bản phát triển sử dụng khiến cho khả năng tiêu dùng của
đông đảo nhân dân được nâng cao đáng kể, khiến cho đời sống vật chất và
văn hoá của họ được cải thiện tương đối nhiều. Điều đó đã làm dịu một
cách tương đối mâu thuẫn to lớn giữa nhà sản xuất và tiêu dùng trước đây,
mở rộng nhu cầu thị trường, từ đó cũng đẩy mạnh tiến bộ khoa học –công
nghệ nhanh chóng chuyển thành sức sản xuất xã hội nhờ cơ chế vận động
tương đối thuận từ khoa học công nghệ đi vào sản xuất, từ sản xuất đi vào
tiêu dùng. Ngày càng nhiều hàng tiêu dùng có hàm lượng khoa học công
nghệ mới được sử dụng rộng rãi trong các gia đình. Ví dụ như ở Nhật Bản
cứ 100 họ dân cố 112,3 chiếc xe hơi, 201,3 máy vô tuyến truyền hình màu,
126,5 gian phòng có máy điều hoà nhiệt độ, 131,2 máy ảnhm 119,4 tủ lạnh,
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
24
64,7 máy điện thoại... Cùng với đời sống được nâng cao, đời sống văn hóa
của họ cũng được cải thiện.
Khoa học công nghệ trở thành sức sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản cũng là
một biện pháp làm tăng giá trị. Để những thành quả của khoa học –công
nghệ có thể nhanh đem lại lợi ích thương nghiệp, việc nghiên cứu khoa
học-công nghệ và sản xuất công nghiệp ở các nước tư bản phát triển phải
kết hợp chặt chẽ với nhau. Các công ti độc quyền nói chung đều có bộ máy
nghiên cứu khoa học chuyên ngành kết hợp với chế tạo sản phẩm và kinh
doanh, hình thành mạng lưới tổ chức một cơ quan làm hai nhiệm vụ. Cơ
chế hoạt động kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển kĩ
thuật công nghệ và sản xuất tiêu thụ đã rút ngắn rất nhiều quá trình từ
nghiên cứu đến sản xuất, tăng nhanh việc chuyển hoá thành quả khoa học-
công nghệ thành sức sản xuất xã hội.
Để tiết kiệm giá thành và tăng nhanh việc triển khai khoa học –công nghệ,
các nước tư bản phát triển còn rất chú trọng việc nhập khoa học – công
nghệ tiên tiến của các nước, từ đó làm cho việc buôn bán kĩ thuật công
nghệ phát triển nhanh chóng. Nhập khẩu kĩ thuật công nghệ mới không
những thấy ngay hiệu quả, doanh lợi nhiều, mà còn lôi cuốn được các
ngành khoa học trong nước mình phát triển.
Việc chuyển hoá nhanh khoa học – công nghệ thành sức sản xuất xã hội
vừa đòi hỏi có một số lượng lớn những nhà khoa học, vừa đòi hỏi có một
đội ngũ đông đảo nhân viên kĩ thuật có trình độ tri thức tương đối cao và
những người lao động lành nghề. Điều đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục, bồi
dưỡng nhân tài phát triển tương ứng.
Ngày nay việc nghiên cứu khoa học – công nghệ đã ngày càng xã hội hoá.
Rất nhiều công trình nghiên cứu đòi hỏi ngày càng nhiều sức người, sức
của, và phải gánh chịu những rủi ro ngày càng lớn. Nhiều công trình nghiên
cứu vượt quá khả năng gánh vác của các nhà tư bản cá biệt, thậm chí của
các nhà tư bản độc quyền. Mối liên quan giữa các ngành khoa học –công
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
25
nghệ cũng ngày càng rộng rãi và chặt chẽ. Một phát hiện mới của một
ngành khoa học – công nghệ thường đòi hỏi sự phát triển tương ứng của rất
nhiều ngành có liên quan. Điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp mạnh mẽ.
Sự phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ở mức độ đã
đáp ứng được những đòi hỏi về mặt này của sự phát triển khoa học –công
nghệ hiện đại. Chỉ tính riêng về chi phí cho nghiên cứu, mỗi năm chính phủ
các nước tư bản bỏ ra xấp xỉ một nửa số kinh phí của toàn bộ kinh phí của
toàn bộ việc nghiên cứu cuả các nước này. Hơn nữa, số kinh phí đó phần
lớn tập trung vào các đề tài nghiên cứu tương đối lớn và cơ bản, nên tác
dụng thúc đẩy khoa học – công nghệ của nó càng mạnh mẽ.
Ngoài về phương diện kinh phí nghiên cứu khoa học – công nghệ, chính
phủ các nước tư bản này còn có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng nhân
tài để phát triển nghiên cứu khoa học. Một vấn đề then chốt của tiến bộ
khoa học – công nghệ hiện đại là phải có một loạt nhân tài khoa học kĩ
thuật phù hợp và có chất lượng cao, ngay cả những công nhân bình thường
cũng cần nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật mới có thể đáp ứng được yêu
cầu của nền kinh tế hiện đại. Điều đó khó mà dựa vào các nhà tư bản tư
nhân để giải quyết vấn đề bồi dưỡng nhân tài cho sự phát triển, chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước ngày nay có điều kiện và khả năng gánh vác
nhiệm vụ này. Các nước tư bản không chỉ dùng một số tiền bạc để phổ cập
giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục mà còn chi rất nhiều cho việc
tiếp tục giáo dục, giáo dục lại ... làm cho công nhân viên chức có thể học
hành liên tục, được đổi mới kiến thức, để có thể theo kịp bước đi của tiến
bộ khoa học kĩ thuật và thích ứng với những điều chỉnh của cơ cấu ngành
do tiến bộ khoa học- công nghệ mang lại. Việc đầu tư cho giáo dục ở các
nước tư bản ngày nay, thực tế không chỉ là đầu tư cho khoa học công nghệ,
quốc gia nào chiếm được vị thế có lợi trong việc bồi dưỡng và cạnh tranh
nhân tài, chắc chắn sẽ chiếm được ưu thế trên lĩnh vực khoa học- công
nghệ trong tương lai.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
26
Tác dụng thúc đẩy khoa học – công nghệ của chủ nghĩa tư bản độc quyền
còn thể hiện ở chỗ nó còn làm cho sự hợp tác quốc tế về khoa học- công
nghệ ngày càng mở rộng.
Cùng với việc cạnh tranh giữa các chính phủ, cạnh trạnh giữa các công ti ở
các nước phương tây cũng diễn ra rất găy gắt và có nhiều biểu hiện mới
dướitác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Do sự thay đổi
của các điều kiện sản xuất, đã từ lâu các công ti phải điều chỉnh chiến lược
cạnh tranh của mình –từ việc giành giật thị trường bằng giá cả sang tiết
kiệm chi phí.
Khoa học- công nghệ luôn mang lại cho các tổ chức độc quyền sức cạnh
tranh cao. Trước đây, các tổ chức độc quyền thường đầu tư lớn cho các
phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu, để những cơ sở này cho ra đời
những phát minh, sáng chế... và nhiệm vụ của nó chính là thương mại hoá
các phát minh, sáng chế. Quá trình thương mại hoá thực chất là dòng
“chuyển giao” công nghệ trong nội bộ tổ chức độc quyền, chủ yếu từ công
ti mẹ “chảy” tới các công ti chi nhánh trên khắp các khu vực trên thế giới.
Ngày nay, trong các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đang diễn ra quá
trình quốc tế hoá mạnh mẽ khâu chuyển giao công nghệ. Công nghệ mới ra
đời không chỉ từ các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu mà còn từ các
trường đại học và ngay tại xí nghiệp, cơ sở sản xuất của các tổ chức độc
quyền xuyên quốc gia.
Thực tế cho thấy, thực hiện chuyển giao công nghệ là một nhiệm vụ quan
trọng bậc nhất của các công ti được tiến hành chủ yếu ở nước mẹ.
Để nâng cao hiệu quả của chuyển giao công nghệ, ngày nay các tổ chức
độc quyền xuyên quốc gia đã tiến hành liên kết công nghệ, bao gồm các
thoả thuận, trong đó hai hoặc nhiều hãng sẽ cung cấp một mức độ nào đó
các loại hợp tác kĩ thuật hoặc một phần của hoạt động nghiên cứu khoa
học.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
27
Có hai cách liên kết khoa học giữa các công ti, đó là liên kết theo chiều
ngang giữa các đối thủ cạnh tranh, nhằm cam kết với nhau về một loại thị
trường hàng hoá nào đó, hoặc cùng nghiên cứu chung, nhằm tránh việc
tăng cường khả năng cạnh tranh của đối thủ. Cách thứ hai là liên kết theo
chiều dọc giữa các công ti có hoạt động và sản phẩm tương ứng, hoạt động
nghiên cứu khoa học – công nghệ chung sẽ làm tăng cường đổi mới của
công ti và tránh được cạnh tranh.
Xem xét một cách tổng quát, chúng ta thấy rằng chính sách chuyển giao
công nghệ chính là xuất phát từ sự phát triển của các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia. Các tổ chức độc quyền phải cải tiến kĩ thuật và nâng dần
mặt bằng công nghệ trong hệ thống chi nhánh của mình nếu muốn tồn tại
lâu dài. Các tổ chức nào muốn giữ độc quyền quá lâu một loại công nghệ sẽ
mất dần vị thế độc quyền và không còn giữ được sự khống chế của mình
trong một số ngành vì, các nước có thể tìm kiếm công nghệ từ các tổ chức
độc quyền khác, cũng như trang bị cho mình những “yếu tố” cần thiết để có
được công nghệ cao.
Xu hướng trên cho thấy sự kìm hãm việc chuyển giao công nghệ tiên tiến
cũng chỉ mang tính tương đối trong chính sách chuyển giao công nghệ của
các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Tuy nhiên, việc xoá bỏ được sự kìm
hãm này phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của nước chủ nhà.
Chính sách chuyển giao công nghệ của các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia không bị tách rời mà luôn nằm trong hệ thống hàng loạt các chính sách
và chiến lược phát triển của tổ chức đó. Sự phối hợp các chính sách chuyển
giao công nghệ với các chính sách về thương mại, đầu tư và các chính sách
về đào tạo nguồn lực đã tạo nên hàng loạt các kênh khác nhau phục vụ cho
quá trình chuyển giao này.
Một trong những xu hướng liên kết giữa các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu và triển khai, tăng cường khả năng
cạnh tranh nhờ công nghệ hiện đại là việc thực hiện các hợp đồng công
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
28
nghệ liên công ti, bao gồm một loạt các thoả thuận giữa các công ti nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ cũng như trong quá trình sản xuất, phân
phối hàng hoá và dịch vụ giữa các công ti với nhau. Giai đoạn 1990- 1998
có tổng số 7.624 hợp đồng công nghệ liên công ti, tăng từ mức trung bình
dưới 300 hợp đồng một năm.
Số lượng hợp đồng công nghệ liên công ti đã có xu hướng gia tăng đột ngột
kéo theo những thay đổi trong phương thức sản xuất và cạnh tranh của các
tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
Suốt những năm 1980, 1990quá trình sản xuất trong hầu hết các ngành đều
có hàm lượng tri thức lớn, dẫn đến việc tăng chi phí cho khoa học – công
nghệ, tăng tốc độ phát triển thâm nhập sản phẩm mới vào thị trường. Rút
ngắn vòng đời sản phẩm đi đôi với việc tăng chi phí, rủi ro và những bất
chắc để theo kịp hoặc tiến xa hơn trên mặt trận công nghệ. Trước những
điều kiện cạnh tranh này ngày càng găy gắt, các công ti phải tăng cường
thúc đẩy đầu tư cho khoa học- công nghệ thông qua các hợp đồng công
nghệ liên công ti.
Tóm lại,tổ chức độc quyền xuyên quốc gia thúc đẩy lực lượng sản xuất và
tăng trưởng kinh tế trên phạm vi thế giới. Với phạm vi kinh doanh trên toàn
cầu của mình, các tổ chức này có sức chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế thế
giới nói chung và thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia nơi nó đang hoạt
động nói riêng.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT
NAM:
1.Đặc điểm hoạt động:
Kể từ khi Việt Nam ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài con đường để
các công ti xuyên quốc gia, các tổ chức độc quyền thế giới vào Việt Nam
đã được khai thông, khiến cho bức tranh hoạt động của các tổ chức này vào
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
29
Việt Nam đã trở nên đa dạng, rộng khắp và bắt đầu phát huy hiệu quả cho
cả hai phía. Tính đến tháng 6-1999 Việt Nam đã có hơn 2700 dự án đầu tư
trực tiếp của các công ti nước ngoài với tổng số vốn đăng kí là 35,9 tỉ USD.
Cũng trong thời gian này có 731 dự án mở rộng quy mô ban đầu với tổng
số vốn bổ xung là 4,86 tỉ USD, nâng tông mức đầu tư của các công ti nước
ngoài vào Việt Nam đến 40,76 tỉUSD.
Mặc dù số lượng và quy mô đầu tư vào Việt Nam còn hạn chế nhưng các
công ti này đã mang những nét đặc trưng sau:
Các tổ chức xuyên quốc gia ở Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều nước
nhưng phổ biến là từ các nước đang phát triển châu Á.
Từ những năm đầu của luật đầu tư thông thoáng đến bây giờ các công ti
xuyên quốc gia Đông Á đều là các nước đang phát triển trừ Nhật Bản,
chiếm tới 64,8% trong tổng số nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trong
hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài thì các công ti thuộc các nước ASEAN
chiếm 24,56% (Singapore:16,97%, Tháilan:3,04%, Malaisia:2,44%); các
nước Đông Bắc chiếm 42,9%( Đài Loan: 13,8%, Nhật Bản:10,6%, Hồng
Kông:9,78%, Hàn Quốc:8,94%); Châu Âu chiếm21,4% và Mỹ:3,61%. Do
đầu tư vào Việt Nam được thực hiện chủ yếu từ các tổ chức xuyên quốc gia
Châu Á, hầu hết đều chịu sự tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ năm 1997, thu hẹp các khoản đầu tư mới cũng như sự trì trệ
trong việc thực hiện số vốn đầu tư đã cam kết.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam phần lớn đều thuộc
loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xét trên các chỉ tiêu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh
hưởng thị trường thế giới... thì ở Việt Nam còn quá ít các tổ chức xuyên
quốc gia lớn. Trong số 500 tập đoàn lớn nhất mà tạp chí Fortune( Mỹ) bình
chọn hàng năm, ở Việt Nam, cho đến nay mới chỉ có 10% số đó có dự án
đầu tư và thiết lập các mối quan hệ giao thương hàng hoá - dịch vụ và
công nghệ, trong khi đó ở Trung Quốc đã có tới hơn 40% số này thực hiện
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
30
đầu tư tức là khoảng hơn 200 tập đoàn. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận được
trên một số lĩnh vực chủ yếu, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã
thiết lập và duy trì các mối quan hệ kinh tế dài hạn với Việt Nam. Ví dụ,
trong lĩnh vực dầu khí, công nghiệp ôtô, điện tử và vật liệu xây dựng, viễn
thông, ngân hàng, ... Điều đáng kể nhất là các tập đoàn lớn này do có tiềm
lực hùng hậu về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức điều hành...
luôn hoạt động theo một chiến lược dài hạn. Do vậy, cả những khi nền kinh
tế các nước đối tác gặp khó khăn (như Việt Nam hiện nay), các công ti này
có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư, giảm tiến độ thực hiện dự án cũ và
triển khai các dự án mới,... nhưng rất hiếm khi rút vốn, từ bỏ sự hiện diện
của mình.
Phần đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là những dự án nhỏ, bình quân mỗi dự
án chỉ đạt dưới 20 triệu USD. Các lĩnh vực chủ yếu là các ngành điện tử,
dệt may, nông, lâm, hải sản chế biến, dịch vụ du lịch và khách sạn... Hiện
trạng này, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Việt Nam đã thu hút tổ chức độc quyền xuyên quốc gia vào hầu hết các
lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó lĩnh vực công nghệ khai thác và lĩnh
vực khách sạn, du lịch được coi là địa bàn hấp dẫn và thu hút nhiều
nhất các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sự hiện diện của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tại Việt Nam
được tồn tại dưới hình thức liên doanh là phổ biến và đối tác liên doanh
với các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia lại phổ biến là các doanh
nghiệp nhà nước.
Ở Việt Nam, trong những năm đầu hợp tác đầu tư với nước ngoài do quan
niệm đầu tư theo hình thức liên doanh có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với
hình thức khác nên hình thức này đã trở thành hình thức thu hút tổ chức
xuyên quốc gia là chủ yếu. Do đó, trong 10 năm qua hình thức liên doanh
đã chiếm 60% số dự án và 70% số vốn cam kết đầu tư. Trong các liên
doanh này, tỉ lệ vốn pháp định do phía Việt Nam đóng góp thường không
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
31
quá 30% chủ yếu là sử dụng đất và nhà xưởng sẵn có. Phía nước ngoài
đóng góp tiền mặt, và trang thiết bị nhập khẩu. Do vậy, trong thời kì xây
dựng cơ bản, gần như liên doanh phụ thuộc toàn bộ vào tiến độ góp vốn
của các tổ chức xuyên quốc gia và cũng tương tự như vậy, trên thực tế, gần
như công việc điều hành quá trình xây dựng công trình cho dự án và thực
hiện dự án sau này đều do phía nước ngoài quyết định.
Năm 1996 tỉ trọng vốn đầu tư nước ngoài là 18,6%; năm 1997:26,9%; năm
1998:18%;năm 1999:48%. Thật ra xu hướng này còn được sự hưởng ứng
của chính phía các nhà doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh cũng như
sự ủng hộ của của dư luận xã hội Việt Nam.
Việt Nam đã tạo dựng môi trường đầu tư nhằm hấp dẫn các tổ chức
xuyên quốc gia kinh doanh công nghiệp dịch vụ bằng thu hút đầu tư và
mở rộng mạnh mẽ các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ
cao.
Thông qua các quỹ hỗ trợ văn hoá và phát triển khoa học, các tổ chức
độc quyền xuyên quốc gia đã tích cực tạo dựng hình ảnh của mình cũng
như tăng cường sự hiểu biết sâu sắc thị trường Việt Nam trước khi thực
hiện các chiến lược đầu tư và thương mại hoá dài hạn.
2. Tác động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tới nền kinh tế
Việt Nam:
Các tổ chức độc quyền đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực
tiếp là chủ yếu . 15 năm qua kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời ở Việt
Nam hoạt động đầu tư quốc tế, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức độc
quyền xuyên quốc gia đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế,
thể hiện ở các mặt sau:
Sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tạo nên nguồn
vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
32
Tính đến ngày 12/3/2003 Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho 4650
dự án đầu tư nước ngoài. Trừ các dự án hết thời hạn hoạt động hoặc bị giải
thể trước thời hạn, hiện còn 3766 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn 24,76
tỉ USD. Nguồn vốn đầu tư này, tạo ra lực lượng phát triển mạnh cho nền
kinh tế: các dự án đầu tư nước ngoài hiện chiếm 35% giá trị sản lượng công
nghiệp Việt Nam; cụ thể : khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 100% các dự
án khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ôtô; sản xuất máy giặt, tủ lạnh, máy
điều hoà nhiệt độ; thiết bị văn phòng, máy tính. Các dự án đầu tư nước
ngoài chiếm 60% sản lượng thép cán; 55% sản xuất sợi các loại phục vụ
cho ngành công nghiệp dệt may; 49% sản lượng sản xuất da và giày dép;
76% dụng cụ y tế chính xác; 33% về sản xuất máy móc thiết bị đồ điện;
28% tổng sản lượng xi măng;25% về thực phẩm và đồ uống...
Đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là kênh vốn
quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế: thời kì 1992-1998
vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên25% tổng vốn đầu tư xã hội; thời kì 1998-
2002 số vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên 1,8 lần so với giai đoạn trước
đó, chiếm 24% vốn tổng đầu tư xã hội. Riêng trong 2 năm 2002,2003 vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 18,5% tông số vốn đầu tư xã hội.
Các dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và
cán cân vãng lai quốc gia.
Thật vậy, với hàng ngàn dự án đang hoạt động đầu tư nước ngoài ngày
càng chiếm tỉ lệ cao trong tổng GDP của Việt Nam: Năm 1993 chiếm
3,3%; 1995 chiếm 6,3% ; năm 1998: 10,1%; từ năm 2000-2003 mỗi năm
đều chiếm trên 13% GDP thì các dự án FDI đóng góp đáng kể nguồn thu
ngân sách Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư thì giai
đoạn 1996-2000 thu từ khu vực đầu tư chiếm 6-7% nguồn thu ngân sách
quốc gia(nếu kể cả ngành dầu khí thì chiếm gần 20% thu ngân sách).
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
33
Bảngđóng góp của các dự án FDI đối với sự phát triển kinh tếViệtNam
FDI 1999 2000 2001 2002
Tỉ trọng trong GDP 12,2 13,2 13,5 13,8
Tốc độ tăng công nghiệp% 20,0 23,0 12,1 14
Tỉ trọng trong nông nghiệp% 34,4 36 34 35
Ngoài ra, với hoạt động xuất khẩu các dự án đầu tư FDI góp phần cải thiện
cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam: không kể
dầu khí thì kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài thời kì
1991- 1995 đạt trên 1,12 tỉ USD; thời kì 1996-2000 đạt trên 10,6 tỉ USD;
năm 2001 đạt 3,67 tỉ USD ; năm 2002 đạt 4,5 tỉ USD. Nhiều mặt hàng xuất
khẩu do các dự án FDI thực hiện: xuất khẩu dầu thô 100%, giày dép 42% ;
hàng dệt may 25%; 84% hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện. Tỉ trọng giá
trị hàng xuất khẩu so với doanh thu của các dự án FDI tăng nhanh 30% thời
kì 1991-1995, lên 48% thời kì 1996-2000 và đạt 50% vào năm 2002.
Các dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ở những năm 1988-1995 đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện trong ngành
kinh doanh bất động sản: xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát, khu chế xuất,
văn phòng cho thuê... thì thời kì 1996-2003 đầu tư FDI thực hiện nhiều
hơn vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ : chiếm53% vốn đăng
kí và 73% vốn thực hiện, các dự án đầu tư vào dịch vụ bưu chính viễn
thông, dịch vụ kĩ thuật tăng 1,4 lần ở thời kì này. Hiện đầu tư nước ngoài
chiếm gần 35% sản lượng công nghiệp của Việt Nam với tốc độ tăng
trưởng hàng năm trên 20%.
Đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khu
chế xuất và khu công nghiệp ở Việt Nam.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
34
Các dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
đóng góp quan trọng trong nâng cao trình độ kĩ thuật và công nghệ của
Việt Nam:
Thông qua các dự án đầu tư FDI nhiều công nghệ mới, hiện đại đã đưa vào
sử dụng ở Việt Nam trong các ngành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu
khí, ngành bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất máy
tính, hoá chất, sản xuất ôtô, thiết kế phần mềm... những dự án này đóng
góp đáng kể để tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, sự sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại ở các dự án FDI, cũng
tạo ra sự kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư vào công nghệ để
tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các
doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Các mô hình quản lí và các phương thức kinh doanh hiện đại của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đổi
mới tư duy quản lí kinh doanh và công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh.
Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên
quốc gia góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường Việt Nam,
đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới:
Cho đến giữa năm 2003 đã có 74 quốc gia và lãnh thổ có dự án đầu tư vào
Việt Nam, trong đó có trên 80 công ti xuyên quốc gia nằm trong 500 công
ti xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, những dự án này có tác động không
nhỏ tới thay đổi cơ chế chính sách quản lí kinh tế Việt Nam theo hướng hội
nhập quốc tế, chúng tác động đến sự xoá bỏ bao vây, cấm vận quốc tế đối
với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam gia nhập ASEAN, kí kết trên 180 hiệp định
song phương trong đó có hiệp định thương mại Việt – Mỹ .
Ngoài ra, trên 50% giá trị sản phẩm của các dự án đầu tư nước ngoài được
xuất khẩu ra thị trường thế giới góp phần nâng cao thị phần sản phẩm và uy
tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
35
Đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia góp phần
giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức
sống cho người lao động:
Số lao động làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng gia tăng. Một số lượng đáng kể các nhà quản lí kinh doanh và người
lao động được đào tạo trong và ngoài nước góp phần làm cho lực lượng lao
động tăng lên, đây là nhân tố quan trọng góp phần làm cho môi trường đầu
tư của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra các dự án FDI thông qua lương mang lại thu nhập cho người lao
động, góp phần cải thiện đời sống : Theo số liệu thống kê của Bộ Kế Hoạch
và Đầu Tư năm 2003: lương bình quân của công nhân Việt Nam trong các
dự án đầu tư nước ngoài là 76-80 USD/tháng; của kĩ sư 220-250
USD/tháng; của cán bộ quản lí 490-510 USD/tháng. Tổng thu nhập của
người lao động của các dự án FDI hàng năm trên 500 triệu USD, đây là
nhân tố góp phần tăng sức mua của thị trường xã hội.
Bảng: Số lượng việc làm do khu vực FDI tạo ra
Đơn vị: 1000 người
FDI
91-95 96 97 98 99 2000 2001 2002
Giải quyết
việc làm
200 220 250 296 379 339 439 472
Bên cạnh những vai trò to lớn của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
đối với nền kinh tế Việt Nam, khi hoà nhập vào nó tác động làm nảy sinh
những tiêu cực:
Vì mục tiêu của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là lợi nhuận, thị
phần, doanh số, ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định. Nên nó thường
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
36
xuyên mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế-
xã hội của nhà nước là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia lớn, nhất là các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia đến từ Châu Âu, Châu Mỹ còn dè dặt vào Việt Nam.
Một số tổ chức độc quyền xuyên quốc gia lạm dụng các ưu thế về vốn,
công nghệ để thao túng gây hẫy quả xấu cho liên doanh, thậm chí có những
công ti, tập đoàn xuyên quốc gia gây sức ép với các cơ quan quản lí nhà
nước.
Một số vấn đề yếu kém trong hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên
quốc gia nhìn từ phía công tác chuẩn bị và vai trò hỗ trợ của các cơ quan
nhà nước.
Tóm lại, khu vực đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam,cho
nên chính phủ luôn quan tâm đến hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng tính
hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư FDI.
3. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với hoạt động và thu hút các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam:
Các mối quan hệ kinh tế chỉ có thể thiết lập trên cơ sở các lợi thế tương
đối và tuyệt đối của mỗi quốc gia. Khi thu hút các tổ chức độc quyền xuyên
quốc gia Việt Nam có rất nhiều lợi thế.
Về vị trí địa lí: Việt Nam nằm trong trung tâm của vùng Đông Nam Á, vì
thế Việt Nam rất thuận lợi để trở thành trung tâm giao nhận vận tải biển
quốc tế. Nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước thuộc
Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sang các nước Nam
Á, Trung Đông và Châu Phi. Ven biển Việt Nam, nhất là từ Phan Thiết trở
vào có nhiều cảng sâu, khí hậu tốt, không có bão, sương mù điều này cho
phép tàu bè nước ngoài thực hiện chuyển tải hàng hoá, sửa chữa, tiếp
nguyên nhiên vật liệu an toàn quanh năm.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
37
Nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc qua
Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma, Pakistan, Ấn độ, đặc biệt còn đường
bộ xuyên Á được đưa vào sử dụng từ năm 2003 đã nối thuận lợi thị trường
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan góp phần thúc đẩy thương mại, du
lịch, vận tải giữa các thành viên ASEAN.
Về vận tải hàng không ta có nhiều sân bay đặc biệt là sân bay Tân Sơn
Nhất nằm ở vị trí rất lí tưởng, đều cách thủ đô các thành phố quan trọng
trong vùng( Băng Cốc, Giacácta, Manila, Singapor...) với vị trí thuận lợi
như vậy cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài để phát triển ngoại thương, các dịch vụ hàng không, hàng hải,
và du lịch quốc tế.
Tài nguyên thiên nhiên. So với các nước khác thì nước ta thuộc loại có tài
nguyên phong phú.
- Về đất đai: Diện tích đất đai cả nước khoảng 330.363 km trong đó có
tới 50% là vùng đất nông nghiệp và ngư nghiệp. Cộng thêm khí hậu
nhiệt đới mưa nắng điều hoà cho phép chúng ta phát triển nông sản và
lâm sản xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao như: gạo, cao su và các nông
sản nhiệt đới. Thêm vào đó chúng ta còn có chiều dài bờ biển 3.260 km
trên mặt đất có 2.860 sông ngòi, với diện tích 63.566 ha, 394.000 ha hồ,
56000 ha ao... Với tài nguyên này cho phép chúng ta phát triển ngành
thuỷ sản xuất khẩu và phát triển thuỷ lợi, vận tải biển và du lịch.
- Về khoáng sản: Tuy chưa có số liệu công bố chính thức nhưng dầu mỏ
hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại cho chúng ta nhiều hi vọng
nhất. Năm 2002 Việt Nam xếp hạng thứ 31 trong tổng số các nước xuất
khẩu nhiều dầu khí nhất thế giới với tổng sản lượng lên tới 17 triệu tấn
dầu thô, 2 tỉ mét khối khí mang lại doanh thu ngoại tệ lớn nhất cho
quốc gia. Tài nguyên khoáng sản đứng hàng thứ hai là than đá với trữ
lượng khoảng 3,6 tỉ tấn, với mức xuất khẩu hàng năm hiện nay xấp xỉ 1
triệu tấn/năm thì với nguồn tài nguyên đó cho phép chúng ta khai thác
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
38
hàng thế kỉ mới hết. Ngoài ra còn có nguồn than bùn ở đồng bằng sông
cửu long ước chừng trữ lượng 500 triệu tấn, than nâu ở đồng bằng sông
hồng khoảng 1,28 tỉ tấn. Khoáng sản kim loại chúng ta có mỏ sắt với
trữ lượng vài trăm triệu tấn ở vùng Thái Nguyên, Cao Bằng, Thạch
Khuê( Hà Tĩnh), quặng bôxít ở vùng Tây Nguyên trữ lượng 6 tỉ tấn.
Ngoài ra đất nước ta còn hàng chục khoáng sản kim loại quý tuy với trữ
lượng không nhiều như đồng, chì, kẽm, thiếc... Với nguồn tài nguyên
khoáng sản trên là lực hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ
vốn phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Khoáng sản vật liệu: ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có nguồn
Clanh-ke để sản xuất xi măng tương đối dồi dào. Ngoài ra cát ở miền
Trung cho phép xuất khẩu, các bạn hàng nước ngoài ưa chuộng như mỏ
cát Nha Trang.
Nguồn lao động: Đây cũng là một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế
của Việt Nam tính đến hết năm 2001 Việt Nam có 78,69 triệu người, trong
đó có gần 40 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Hàng năm tốc độ
tăng dân số trung bình là 1,5%, dự báo đến năm 2010 Việt Nam có 100
triệu người. Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, người lao động
cần cù khéo tay, trình độ văn hoá và tay nghề người lao động ngày càng
được nâng lên đã tạo ra lợi thế để phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế như
hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng lao động cao như: dệt,
may, sản xuất giày dép, sản phẩm thủ công mĩ nghệ, lắp ráp hàng điện tử,
...; Ngoài ra về lợi thế lao động cũng tạo ra khả năng xuất khẩu lao động,
thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sử dụng nhiều nhân công.
Những cơ sở kinh tế- xã hội khác phục vụ cho việc thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài đặc biệt là các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia:
Sau hơn mười năm thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã
có những bước phát triển vượt bậc tạo tiền đề để phát triển hoạt động kinh
tế quốc tế ; Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong điều kiện kinh tế khu vực
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
39
và thế giới đang suy thoái, gặp nhiều yếu tố bất trắc và rủi ro, tốc độ lạm
phát ở Việt Nam ở mức tốt, đồng tiền ổn định góp phần thúc đẩy hoạt động
đầu tư và nâng cao mức sống, Hành lang pháp lí và cơ chế quản lí kinh tế
ngày càng hoàn thiện và đầy đủ mang tính hội nhập; cơ sở hạ tầng được mở
rộng: Sản lượng điện năm 2003 ước tính đạt 39,3 tỉ kwh; hàng vạn km
đường được xây dựng và cải tạo... góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản
xuất kinh doanh phát triển ... Và dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ
Việt Nam đã phát triển nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế : Quan hệ
thương mại với 130 nước, kí kết hơn 100 hiệp định thương mại song
phương và đa phương trong đó có các hiệp định quan trọng như: các hiệp
định của ASEAN nhằm thực hiện AFTA; Hiệp định APEC; Hiệp định
thương mại Việt- Mĩ ; đang chuẩn bị tích cực để kí kết hiệp định thương
mại của WTO...Những cơ sở kinh tế- xã hội của Việt Nam như đã kể trên
đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng hơn, mang tính hội
nhập hơn góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển.
Tuy nhiên khi phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế chúng ta cần
lưu ý những hạn chế của chúng ta bao gồm:
- Nền kinh tế thị trường của chúng ta mới ở trình độ sơ khai: Hơn 10
năm qua, nước ta đã thành công trong việc chuyển nhượng sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, nhưng kinh tế thị trường
còn ở trình độ sơ khai chưa đủ đảm bảo một môi trường đầu tư thuận
lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các tổ chức độc
quyền xuyên quốc gia. Sự yếu kém này đang đặt ra những thử thách lớn
đối với chính sách thu hút các tổ chức xuyên quốc gia vào đầu tư kinh
doanh ở nước ta.
- Đối tác Việt Nam còn ở trình độ thấp: Các đối tác Việt Nam hiện nay
vẫn còn chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước, song trình độ
năng lực của các doanh nghiệp này còn ở trình độ kém. Với quy mô
còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
40
doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác đủ tầm để các tổ
chức xuyên quốc gia trông cậy vào. Đây cũng là khó khăn trở ngại
không nhỏ mà chúng ta cần phải phấn đấu để nhanh chóng vượt qua.
- Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lí còn nhiều bất cập: Cơ cấu kinh tế và
cơ chế quản lí kinh tế thích hợp với phân công lao động quốc tế, phù
hợp với quy tắc, quy định và thông lệ chung cũng là điều kiện để tăng
sức hấp dẫn đối với các tổ chức xuyên quốc gia. Nhưng đối với nước ta
cả về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lí và bộ máy quản lí kinh tế vĩ mô của
nhà nước còn nhiều hạn chế chưa tạo được những điều kiện thuận lợi
để thu hút các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Vì cơ chế quản lí còn
lỏng lẻo còn nhiều bất cập, luật pháp vừa thừa vừa thiếu nên những kẻ
xấu còn dựa vào những chỗ chưa đầy đủ đó để phá hoại nền kinh tế
lành mạnh của chúng ta, hệ thống hành chính còn quá cồng kềnh làm
khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước
ngoài.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế kĩ thuật còn yếu kém: cơ sở hạ tầng của nước ta
vẫn còn quá nghèo nàn, đơn sơ so với các nước trong khu vực và trên
thế giới nhất là hệ thống điện, đường ... gây khó khăn rất nhiều cho
việc các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư nhưng chỉ vì không có
hệ thống thuận lợi nên các phương án đầu tư của họ trở thành bất khả
thi buộc họ phải chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác thuận lợi
hơn.
Để tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các tổ chức độc quyền đầu tư vào
nước ta, chúng ta cần có một số phương hướng giải quyết như sau:
- Sự ổn định chính trị-xã hội là yếu tố sống còn, là điều kiện tiền đề đảm
bảo cho sự phát triển của một quốc gia. Với tầm quan trọng như vậy nó
là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn đầu tư của các tổ chức độc
quyền xuyên quốc gia. Một chính phủ mạnh là chính phủ đủ năng lực
để thực thi các chính sách đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển,
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
41
các chính sách đó phải nhất quán và bền vững. Chính sách đó phải đạt
tới độ chuẩn xác tới mức không gây những biến động lớn ngay cả khi
có sự thay đổi chính sách cuả chính phủ. Các nhà đầu tư nước ngoài
đặc biệt là các tổ chức, tập đoàn lớn thường lấy mức độ ổn định chính
trị, tính nhất quán và bền vững trong chính sách của nước nhận đầu tư
để xác định hệ số an toàn, cũng như khả năng sinh lời của đồng vốn mà
họ bỏ ra đầu tư. Và họ cũng sẵn sàng rút vốn đầu tư khi tình hình chính
trị không ổn định, chính sách hay biến động và thiếu nhất quán.
- Rà soát, xem xét lại thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa qua, làm
rõ những điểm hợp lí và chưa hợp lí trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Xác
định một cách khoa học các yếu tố cần thiết để có được một cơ cấu
kinh tế CNH-HĐH thích hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong
tương lai. Trên cơ sở đó xây dựng những chiến lược và quy hoạch tổng
thể về thu hút các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
- Xây dựng hệ thống luật pháp và các chính sách có liên quan đến hoạt
động đầu tư trực tiếp của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tại Việt
Nam một cách đồng bộ, đảm bảo tính rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu, dễ
thực hiện đối với tất cả các nhà đầu tư.
- Đối với việc lựa chọn các đối tác nước ngoài: Cần phải xác định chiến
lược lâu dài là dành ưu tiên hơn cho việc thu hút các nhà đầu tư thuộc
các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia lớn, thực thụ, tiến tới xoá bỏ tình
trạng thu hút các nhà đầu tư thiếu năng lực hoặc làm trung gian, môi
giới đầu tư.
- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí
doanh nghiệp, công chức nhà nước, và công nhân kĩ thuật có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình
độ ngoại ngữ và tay nghề kĩ thuật cao, đủ khả năng để đáp ứng tốt yêu
cầu thu hút và quản lí hoạt động của đầu tư trực tiếp độc quyền xuyên
quốc gia.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
42
- Sớm hình thành một thị trường vốn đồng bộ, tạo ra khả năng đa dạng
hoá trong huy động vốn cho đầu tư. Trước mắt, xúc tiến hoạt động có
hiệu quả với quy mô rộng hơn trên thị trường chứng khoán. Thực hiện
mô hình cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tham gia rộng rãi hoạt động của thị trường trong nước cũng như thị
trường chứng khoán.
- Nghiên cứu, xây dựng để sớm ban hành, áp dụng Bộ Luật Đầu Tư
chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Thực hiện tốt và tiếp tục triển khai thực hiện lộ trình rút
ngắn khoảng cách, sớm tiến tới giai đoạn xoá bỏ sự chênh lệch về giá,
phí hàng hoá, dịch vụ, giá cước... giữa doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của LLSX, sự thay thế nhau của các phương thức
sản xuất xã hội, tổ chức độc quyền cũng có sự chuyển biến, thay đổi cả về
phương thức, quy mô, cũng như xu hướng vận động. Hoạt động của các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia ngày càng phổ biến trên thế giới, nó đang
ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế các nước,trở thành bộ phận
chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu
của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát
triển.
Nhu cầu đầu tư ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện xu hướng
quốc tế hoá đời sống kinh tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phân
công lao động ngày càng tăng. Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia mở
rộng hoạt động của mình ra khỏi biên giới một quốc gia với nhiều hình
thức. Sản xuất ở nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
43
chiến lược của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia cố gắng duy trì địa vị
độc quyền của họ về kĩ thuật cũng như tiếp cận thị trường nước ngoài thông
qua FDI. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài của các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia là một nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng
kinh tế và là một chỉ số cơ bản để đánh giá khả năng phát triển.
Trong quá trình triển khai hoạt động tại các nước mặc dù còn nhiều vấn
đề nảy sinh chưa khắc phục được vì động thái của mọi hoạt động đầu tư
trực tiếp bao giờ cũng chịu sự chi phối, quyết định bởi cơ chế lợi ích, lợi
nhuận, thị phần..., nhưng các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã có
những đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế và có ảnh hưởng quan
trọng tới quốc tế hoá đời sống kinh tế tại các nước này.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển, thực hiện sự nghiệp CNH-
HĐH đất nước, đầu tư trực tiếp FDI của các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia đóng vai trò như một lực khởi động cho CNH-HĐH ở Việt Nam, nó
giúp chúng ta giải quyết hai vấn đề ( vốn và kĩ thuật ) được coi là hai vấn
đề cơ bản nhất, quyết định khả năng tiến hành và sự thành công của thời kì
đầu thực hiện CNH-HĐH.
Nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH-HĐH; Góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề
mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới;
Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp của các tổ chức độc quyền xuyên
quốc gia còn tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có
thu nhập cao, đồng thời hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực
cho người lao động Việt Nam; Thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của
nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới.
Sau khi nghiên cứu và hoàn thành đề án em cảm thấy có nhiều vấn đề
em còn băn khăn, thắc mắc và tò mò muốn biết thì bây giờ em cảm thấy nó
rất rõ ràng, sáng tỏ. Kinh tế học mặc dù là những môn khoa học xã hội,
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
44
nhưng để tư duy được nó là cả một quá trình học hỏi và tìm tòi sáng tạo.
Đúng như ông cha ta đã dặn: “có công mài sắc, có ngày nên kim”.
Em xin trân trọng cám ơn thầy giáo Mai Hữu Thực đã giúp đỡ chúng em
rất nhiều trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cám ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
45
1. Tập Bài Giảng Và Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Đại.
2. Các Công Ti Xuyên Quốc Gia, Khái Niêm, Đặc Trưng Và Những
Biểu Hiện.
3. Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Đại (tập 1, tập 2, tập 3 ).
4. Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin.
5. Giáo Trình Kinh Tế Quốc Tế.
6. Giáo Trình Kinh Doanh Quốc Tế.
7. Giáo Trình Kinh Tế Đầu Tư.
8. Các Công Ti Xuyên Quốc Gia Và Vai Trò Của Nó Đối Với Các
Nước Đang Phát Triển.
9. Tạp Chí Cộng Sản.
10. Thời Báo Kinh Tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b_n_ch_t_va_vai_tro_c_a_cac_t_ch_c_0277.pdf