Tính ổn định tổng thể
Ổn định tổng thể công trình được tính theo phương pháp ổn định cung tròn
Hệ số an toàn k được tính theo công thức như sau :
Trong đó:
+ gi : trọng lượng đất trong phần tử thứ i của dải đang tính.
+ I : góc nghiêng do với đường nằm ngang của dải thứ i.
+ li : chiều dài đoạn thẳng đáy của dải thứ i.
+ i, ci : các chỉ tiêu tính toán của đất ở đáy của dải thứ i.
+ m = 1,15 : hệ số điều kiện làm việc (lấy đối với công trình cảng)
+ kn¬ =1,15 : hệ số đảm bảo.
214 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cảng - Đường thủy - Thiết kế Đê chắn sóng cảng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6.2.3.5. Thi công xếp khối phủ mái
Khi thi công xong lớp lót tiến hành thi công xếp khối phủ Accropode
Bãi đúc Accropode cách khu vực thi công đê 2km. Sử dụng cần trục cẩu các khối xuống xà lan vận chuyển ra khu vực thi công. Dùng cần trục cẩu cá khối từ xà lan, tiến hành xếp khối, trong quá trình thi công kết hợp với thợ lặn và hệ thống phao tiêu định vị để đảm bảo độ chính xác thi công.
a. Thi công cẩu lắp khối Accropode
Sử dụng cần trục MKG trên xà lan 250T. Các thông số của cần trục đã trình bày và tính toán ở trên
Năng suất thi công của cần trục khi xếp khối Accropode
N = 3600tck
Giả sử thời gian thi công 1 khối Accropode 9T là 5 phút = 300s; 1 khối Accropode 5T là 4 phút = 240s
Năng suất 1 ca của cần trục là:
n = Nv (khối/ca)
Trong đó
n : số khối Accropode
N : năng suất cần trục
v : thể tích khối Accropode
Thời gian và số lượng cần trục thi công khối Accropode được tính toán và thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7-6. Thời gian và số cần trục xếp khối Accropode
Loại khối
Số khối
khối
N
khối
Nca
khối
Số ca
Số máy
Số ngày
5T–PĐ I
7700
12
72
1
2
53
5T–PĐ II
24500
15
72
1
4
85
9T–PĐ III
8388
15
56
1
3
50
b. Thi công vận chuyển khối Accropode
Sử dụng xà lan 400T để vận chuyển khối Accropode từ bến ra công trình phục thi công. Thông số về xà lan được tính toán trong mục trên
Theo trên, ta có năng suất của 1 xà lan là 330,15 m3/ca tức là 330,15x2,4 = 792,36 tấn/ca
Với thời gian cần trục thi công xếp các khối được tính toán tại mục 6.4.7.a thì số lượng khối cần vận chuyển trong 1 ngày :
N = Nkt
Trong đó :
N : số khối Accropode cần vận chuyển trong 1 ngày
Nk: tổng số khối Accropode
t: thời gian thi công tương ứng cho mỗi loại khối
Số lượng xà lan cần để vận chuyển được tính toán và thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7-7. Số xà lan vận chuyển khối Accropode
Loại khối
Số khối
Ngày
Nk /ngày
Ca
Xà lan
12T
7700
58
132
1
3
8T
24500
80
306
1
5
3T
8388
55
153
1
3
6.4.8. Thi công đổ bê tông tường đỉnh
Dùng máy trộn bê tông SB-103A có các thông số kỹ thuật như sau:
Kích thước: 2,5x4,1x3,3
Dung tích thùng trộn: 3m3
- Tốc độ trộn 60-220s
Sử dụng 1 máy trộn bê tông cho toàn bộ quá trình thi công đổ bê tông tường đỉnh. Tính toán thời gian đổ bê tông tường đỉnh được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7-8. Thời gian đổ bê tông tường đỉnh
Phân đoạn
N
m3/h
L
m
V
m3
Ca
V/ngày
m3
Ngày
PĐ I
21,84
220
5126,0
1
174,72
29
PĐ II
21,84
700
16310,0
3
174,72
32
PĐ III
21,84
233
5428,9
1
174,72
31
Số ô tô vận chuyển vật liệu phục vụ công tác đổ bê tông tường đỉnh:
Bảng 7-9. Số xe vận chuyển vật liệu đổ bê tông tường đỉnh
Phân đoạn
L
m
N
m3/h
V
m3
Ngày
N/ca
m3/ca
Ca
Số xe
PĐ I
220
9,1
5126,0
27
72,8
1
3
PĐ II
700
9,1
16310,0
45
72,8
1
5
PĐ II
233
9,1
5428,9
26
72,8
1
3
Thống kê máy móc nhân lực:
Số máy trộn bê tông : 1máy, 1người
Số ôtô chở nguyên vật liệu : 3 chiếc, 8 người
Xà lan 400t chở nguyên vật liệu : 2chiếc, 4 người
Máy bơm bêtông : 1 chiếc, 1 người
Máy bơm nước : 1 chiếc, 1người
Công nhân lắp dựng cốp pha : 5 người
Công nhân xúc cát , đá , xi măng... 5 người
Dưỡng hộ bê tông tường đỉnh: Bê tông tường đỉnh sau khi đổ dưỡng hộ 28 ngày, cần 3 công nhân và 1 máy bơm trong quá trình dưỡng hộ bê tông .
Tổng số nhân công : 28 người.
7.3. THIẾT KẾ THI CÔNG PHÂN ĐOẠN ĐÊ CHẮN SÓNG THÙNG CHÌM CÓ BUỒNG TIÊU SÓNG
7.3.1. Tính toán khối lượng thi công
7.3.1.1. Phương pháp xác định
Khối lượng đá bệ đê, đá phủ bệ, khối lượng nạo vét được xác định theo phương pháp trung bình mặt cắt:
V= Fi+Fj2. Li-j = Ftb. Li-j
Trong đó:
Fi, Fj : diện tích mặt cắt đầu và mặt cắt cuối (m2)
Li-j : khoảng cách giữa 2 mặt cắt i,j (m)
- Diện tích mặt cắt đầu cuối được đo trên phần mềm Auto Cad 2007.
- Khối lượng đá đổ lòng thùng bằng thể tích đá mỗi thùng nhân với số thùng .
- Khối lượng bê tông thùng và khối bê tông bằng thể tích mỗi thùng, mỗi khối nhân với tổng số lượng thùng, khối bê tông.
- Khối lượng bê tông phủ mặt thùng bằng diện tích mặt cắt nhân với tổng chiều dài.
7.3.1.2. Kết quả tính toán khối lượng xây lắp
Kết quả tính toán khối lượng xây lắp được thể hiện ở bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 7-10. Thống kê khối lượng xây lắp phân đoạn IV –V – VI (phân đoạn đê thùng chìm có buồng tiêu sóng)
STT
Vật liệu
Phân đoạn IV
Phân đoạn V
Phân đoạn VI
Tổng
Diện tích
Chiều dài
Khối lượng
Diện tích
Chiều dài
Khối lượng
Diện tích
Chiều dài
Khối lượng
-
-
m2
m
m3
m2
m
m3
m2
m
m3
m3
1
Đá bệ đê (m3)
184,3
40,0
7372
318,6
450,0
143370
369,7
57,0
21038.7
171780.7
2
Đá phủ bệ đê (m3)
73,5
40,0
2940
87,2
450,0
39240
97,2
57,0
5540.4
47684.4
3
Đá đổ lòng thùng (m3)
142,4
40,0
5696
109,2
450,0
49140
212,4
57,0
12089.7
66925.7
4
Thùng chìm loại 1
0,0
40,0
0,0
0,0
450,0
0,0
25,4
57,0
1447,8
1447,8
5
Thùng chìm loại 2
0,0
40,0
0,0
59,3
450,0
26685,0
0,0
57,0
0,0
26685,0
6
Thùng chìm loại 3
72,6
40,0
2902,0
0,0
450,0
0,0
0,0
57,0
0,0
2902,0
7
Nạo vét
173,66
93
16150,3
157,6
450
70920
185,1
57
10550,7
97621
8
Số khối BT loại A ( khối )
6,0
40,0
240,0
12,0
450,0
5400,0
12,0
57,0
684,0
6324,0
9
Số khối BT loại B ( khối )
0,0
40,0
0,0
4,0
450,0
1800,0
8,0
57,0
456,0
2256,0
6.3.1.3. Khối lượng bê tông
Bảng 7.11 – Bảng tính bê tông từng cấu kiện
STT
Cấu kiện
Mác BT
Thể tích (m3)
Biện pháp thi công
1
Thùng chìm
400
31034.8
Đúc sẵn
2
BT phủ đỉnh
400
9562.8
Đổ tại chỗ
3
Khối BT loại A
400
6324,0
Đúc sẵn
4
Khối BT loại B
400
2256,0
Đúc sẵn
6.3.1.4. Tinh toán khối lượng thành phần cấp phối bê tông
Theo định mức dự toán xây dựng cơ bản mã hiệu C313 của Bộ xây dựng ban hành năm 2007 .Định mức hao hụt vữa bê tông :
- Độ sụt: 6–8 cm
- Đổ 1m3 bê tông mác 400 cần 455kg xi măng, 0,414 m3 cát vàng, 0,851 m3 đá dăm, 185 lít nước, phụ gia siêu dẻo.
Kết quả tính toán khối lượng thi công phân đoạn đê chắn sóng mái nghiêng đươc thể hiện ở bảng sau :
Bảng 7.12 – Bảng tính khối lượng thành phần cấp phối bê tông
STT
Cấu kiện
Mác BT
V
V thực
Xi măng PC40
Cát vàng
Đá dăm
Nước
-
-
-
m3
m3
Tấn
m3
m3
m3
1
Thùng chìm
400
31034,8
31810,7
14473,8
13169,6
27070,8
5884,9
2
BT phủ đỉnh
400
9562,8
9801,9
4459,8
4057,9
8341,3
1813,3
3
Khối BT loại A
400
6324,0
6482,1
2949,3
2683,6
5516,3
1199,2
4
Khối BT loại B
400
2256,0
2312,4
1052,1
957,3
1967,8
427,8
Tổng
49177,6
50407,1
22935
20868,4
42896,2
8245,2
7.3.1.5. Tinh toán khối lượng cốt thép
Bảng 7.13 – Bảng tính khối lượng cốt thép theo đường kính
STT
Cấu kiện
Khối lượng
-
-
F≤10
10<F≤18
F>18
1
Thùng chìm
0
55163,22
422947,14
2
Khối tường đỉnh
0
9463,55
0
3
Khối BT loại A
0
0
0
4
Khối Bt loại B
0
0
0
7.3.3. Trình tự thi công phân đoạn đê chắn sóng thùng chìm có BTS
7.3.3.1. Phân đoạn thi công
Hạng mục đê chắn sóng thùng chìm được chia làm 3 phân đoạn thi công như sau :
- Phân đoạn IV : đoạn chuyển tiếp từ đê mái nghiêng sang đê thùng chìm có buồng tiêu sóng gồm 2 thùng chìm loại 3 (thùng chìm BTCT loại thường)
- Phân đoạn V : đoạn thân đê, dài 450m gồm 18 thùng chìm loại 2 (thùng chìm có buồng tiêu sóng)
- Phân đoạn VI : đoạn đầu đê, dài 57m gồm 3 thùng chìm loại 3 (thùng chìm có buồng tiêu sóng)
7.3.3.2 Trình tự thi công phân đoạn thùng chìm
a. Chuẩn bị mặt bằng bãi đúc thùng chìm và định vị vị trí thùng chìm
Công tác định vị: Trước khi thi công nhà thầu sẽ xây dựng thêm một mạng lưới khống chế toạ độ, cao độ phụ để phục vụ công tác thi công, được lấy theo hệ toạ độ GPS, hệ cao độ hải đồ, trên cơ sở các mốc có sẵn tại khu vực công trường do kỹ sư tư vấn cung cấp. Từ đó xác định tuyến thi công bằng phao dưới nước, tiêu báo hiệu trên bờ . Để đảm bảo chính xác trong quá trình thi công, hằng ngày kỹ sư hiện trường thường xuyên kiểm tra lại toàn bộ tuyến phao tiêu, các vị trí khống chế cao độ trước khi đưa phương tiện ra thi công. Toàn bộ các công tác trên được thực hiện bằng máy toàn đạc.
Công tác kiểm tra cao độ: Công tác kiểm tra cao độ sẽ được tiến hành liên tục trong suốt quá trình thi công, bằng dọi đo sâu (dọi đo sâu là loại dọi chuyên dụng được thiết kế gồm một bản phẳng hình tròn đường kính 350mm làm bằng tôn dầy 10mm được hàn chặt với một đoạn ống tráng kẽm dài 5m phần này có tác dụng làm giảm chiều dài dây hạn chế sai số khi đo ở độ sâu lớn, phía dưới rọi được gia cố thêm đai sắt, toàn bộ dọi đo sâu có trọng lượng 10 - 12 kg để đảm bảo cho dây dọi luôn thẳng đứng khi đo), kết hợp với kiểm tra cao độ trực tiếp bằng máy toàn đạc đặt trên bờ (để có thể kiểm tra độ sâu trực tiếp bằng máy toàn đạc ta sử dụng một bản phẳng hình tròn đường kính D = 350mm được hàn chặt với một đoạn ống tráng kẽm có đường kính D = 60mm, đoạn ống kẽm có chiều dài 12m được chia làm 3 đoạn nối với nhau bằng ren, đoạn phía trên sẽ được nối với gương đo chuyên dụng).
Sau mỗi một công đoạn thi công sẽ tiến hành đo đạc lại để kiểm tra toàn bộ diện khu vực đã thi công nhằm kịp thời sửa chữa những sai sót trong quá trình thi công.
b. Thi công đúc thùng chìm
Thùng chìm được đúc trong ụ nổi chuyên dụng bằng hệ thống cốp pha trượt. Thi công đúc thùng chìm gồm các bước chính: đổ bê tông bản đáy, đổ bê tông tường bên, hiệu chỉnh và hoàn thiện, hạ thủy thùng chìm bằng ụ nổi, kéo thùng chìm đến bãi chứa, đánh chìm thùng, neo đậu thùng chìm tại bãi chứa tạm.
Cần chú ý tới các phương pháp giảm thiểu nhiệt độ và xử lý mối nối khi thi công thùng chìm.
c. Nạo vét hố móng
Nạo vét hố móng bằng tàu hút bùn xén thổi . Cao độ nạo vét sẽ được khống chế trong suốt quá trình nạo vét bằng máy hồi âm đo sâu sẽ dùng để đo sâu khi nạo vét xong, các vị trí sót lại sẽ được đánh dấu và nạo vét lại.
d. Thi công lớp đệm
Đá đổ phần lõi móng đáy thùng chìm là đá loại A (10 - 100 kg) được vận chuyển đến công trường bằng ô tô tập kết tại khu vực bến tạm. Tại đây đá được đưa lên sà lan 400T bằng ngoạm 3m3, để chuyển ra vị trí thi công. Tại vị trí thi công đá được thả xuống các vị trí đã được dánh dấu sẵn bằng ngoạm 3m3 đặt trên Ponton 250T. Lớp đá loại A được đổ và san phẳng sơ bộ đến cao trình -8.3m.
Trong quá trình thi công, đá A được san phẳng sơ bộ bằng thợ lặn kết hợp với kiểm tra cao độ thường xuyên theo các ằng các phao đo và trạm máy trên bờ.
Bù chèn các khe rỗng bằng lớp đá nhỏ và san gạt phẳng theo sai số ±5cm
Để làm phẳng bề mặt của móng đá và bù những lỗ hổng của lớp đá A ta đổ lên trên lớp đá A lớp đá 4x6 với chiều dầy khoảng 30cm và san phẳng tới cao độ -8.0m. Đá 4x6 được tập kết tại khu vực bến tạm, dùng ngoạm bốc lên sà lan 400T vận chuyển ra vị trí thi công. Dùng ngoạm (hoặc máy đào) đổ vào ống rót dẫn hướng đặt Ponton 250T để đưa vật liệu đến vị trí đã định. Công tác san gạt được thực hiện bằng thợ lặn.
e. Thi công lắp đặt thùng chìm
Sau khi chở nổi thùng từ bãi đúc hay từ vũng tập kết đến hiện trường lắp đặt, chờ khi triều xuống, dùng cách lai áp mạn chở chậm đến vị trí thả neo. Khi đáy thùng cách mặt lớp đệm khoảng 0,3 ÷ 0,5m thông qua hệ thống puly dùng sức người kéo thả dây neo khống chế định vị thùng. Sau đó để cho thùng tự chìm theo triều xuống hay mở van cho nước vào thùng để hạ xuống lớp đệm, vừa cho chìm, vừa kéo căng dây neo để chỉnh vị trí. Sau khi thùng hạ xuống lớp đệm, đo đạc kiểm tra độ lệch, chiều rộng khe lún, nếu không đạt yêu cầu thì hút nước cho thùng nổi lên và điều chỉnh lại vị trí và lắp đặt lại.
f. Thi công lớp phủ bệ đê + khối bảo vệ chân đê
Thi công lớp phủ bệ đê bằng đá trọng lượng 1-2T và các khối bảo vệ chân đê để chống xói cho lớp đệm đá và phía trước thùng chìm.
g. Thi công lấp lòng thùng
Để tăng khả năng chống sóng của thùng chìm, cần lấp lòng thùng kịp thời ngay sau
khi lắp đặt. Nhưng nếu điều kiện cho phép thì tốt nhất là sau khi lắp đặt xong 12 ngày, đo đạc lại vị trí, nếu vẫn đạt yêu cầu thì mới lấp thùng.
Vật liệu lấp thùng là đá 10-15cm. Khi lấp cần lấp đều, chênh cao giữa 2 ô thùng cạnh nhau khống chế khoảng hở 1m trở xuống để tránh thùng bị nghiêng, tường ngăn bị nứt.
h. Thi công đổ bê tông phủ đỉnh thùng
Trước khi đổ bêtông tường đỉnh phải thi công lớp đá dăm đệm phía dưới tường đỉnh, đá dăm được rải trên lớp đá lót, san bằng. Vật liệu được đưa lên xà lan chở ra vị trí thi công. Dùng máy bơm bê tông bơm trực tiếp bê tông vào vị trí cần đổ.
j. Hoàn thiện bàn giao công trình
7.3.4. Thiết kế kỹ thuật thi công
Trong mục này ta sẽ tiến hành xác định khối lượng công việc, thời hạn thi công từ đó xác định được cường độ thi công cho một ca (kíp, ngày) chọn máy móc, thiết bị nhân lực cho các công việc theo thứ tự các công việc trên.
7.3.4.1. Chuẩn bị bãi đúc thùng chìm
Huy động ụ nổi, xác định vị trí đặt ụ nổi. Chuẩn bị các kho bãi phụ trợ: bãi chứa ván khuôn, bãi gia công cốt thép, trạm trộn bê tông.
Thi công lán trại cho công nhân:
Lán dùng cho sinh hoạt của công nhân theo quy định là 6 m2/người
Căn cứ vào khối lượng công việc nhận thấy lượng người thi công trên công trường có khả năng lên đến 300 người do đó diện tích lán trại là:
Flr = 300x6 = 1800 (m2)
Do kho bãi được làm bằng kết cấu lắp ghép tạm thời do vậy thời gian thi công nhanh, lấy thời gian 7 ngày và 10 công nhân phục vụ cho công tác lắp ghép.
Số công lắp dựng là 10x7 = 70 (công)
7.3.4.2. Thi công đúc thùng
Thi công đúc thùng sử dụng công nghệ ván khuôn trượt, tính toán thi công thùng chìm sử dụng công nghệ ván khuôn trượt theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9342 – 2012 (Công trình BTCT toàn khối xây dựng bằng coppha trượt – Thi công và nghiệm thu)
a. Giới thiệu công nghệ ván khuôn trượt
Công nghệ ván khuôn trượt được thi công lần đầu tiên trên thế giới để đổ bê tông xilô vào năm 1903 tại Mỹ, sau đó tại Liên Xô cũ vào năm1924, ở Đức vào năm 1931...
Ở Việt Nam, công nghệ ván khuôn trượt đươc áp dụng lần đầu tiên vào năm 1973 tại công trường K3 để thi công ống khói của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình cao 60m.
Công nghệ ván khuôn trượt ngày càng phát triển và hoàn thiện, nó không chỉ là một công nghệ độc lập mà nó cũng là một công nghệ tiên tiến kết hợp với các công nghệ khác để thi công trên cao một cách có hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng rất nhiều công nghệ ván khuôn trượt để xây dựng các toà nhà cao tầng trên khắp cả nước.
b.Cấu tạo ván khuôn trượt
- Thi công bằng cốp pha trượt : Là dùng các kích chuyên dụng đẩy cốp pha trượt lên theo mặt bê tông cùng đồng thời với các công việc lắp đặt cốt thép ,đổ bê tông vào cốp pha để tạo hình kết cấu bê tông cốp thép cần thi công .
- Thiết bị chủ yếu gồm 3 bộ phận sau :
+ Các tấm ván khuôn trượt ngoài .
+ Hệ thống sàn nâng .
+ Hệ thống nâng trượt khung kích, ty kích và kích .
Hình 7–1. Các bộ phận cấu tạo ván khuôn trượt
Chú giải:
1 – Giá nâng
2a – Vành gông trên
2b – Vành gông dưới
3 – Coppha
4a – Sàn công tác ngoài
5a – Giáo treo ngoài
5b – Giáo treo trong
6 – Kích thủy lực 7 – Ty kích 8 – Trạm bơm dầu 9 - Ống dẫn dầu 10 – Hệ thống vận chuyển bê tông theo phương ngang
7 – Ty kích
8 – Trạm bơm dầu
9 - Ống dẫn dầu
10 – Hệ thống vận chuyển bê tông theo phương ngang
11 – Hệ thống giáo thang tải vận chuyển vật liệu theo phương đứng
12 – Hệ thống điện chiếu sáng
13 – Hệ thống thông tin tín hiệu
14 – Hệ thống đầu đo khống chế độ chính xác thi công
- Tấm cốp pha phải có tính thông dụng, dễ tháo lắp, đủ cứng. Tám cốp pha định hình dùng trong thi công bằng cốp pha trượt nên chế tạo bằng thép có chiều dày không nhỏ hơn 1,5 mm và có cấu tạo sườn tăng cường bằng thép góc có thiết diện không lên nhỏ hơn 1,3x30x4. Chiều cao của cốp pha nên từ 1200 mm đến 1600mm, chiều rộng tấm cốp pha nên từ 150mm đến 500mm.
- Vành gông chế tạo bằng thép hình ở dạng tháo lắp. Bản táp nối giữa 2 đoạn vành gông với nhau nên dùng bằng thép có cường độ tương đương với thép vành gông . Vành gông trên và vành gông dưới nên đặt cách nhau từ 500 đến 700 mm.
- Giá nâng: Liên kết giữa dầm ngang và trụ đứng chế tạo ở dạng lắp ghép để dễ phù hợp với độ dày kết cấu và dê diều chỉnh được độ côn của cốp pha. Bố trí các giá nâng cách nhau 1 m và cần căn cứ vào thực tế để bố trí .
- Sàn công tác, giàn giáo treo: Sử dụng kiểu dầm lan tỏa nan quạt ,dầm vòng trong, dầm vòng ngoài cùng với vòng kéo dưới và thanh căng để tạo thành kết cấu sàn công tác. Sàn công tác được cấu tạo bởi dàn khung (hoặc dầm ), giá tam giác và ván lát cần được liên kết thành một khối hoàn chỉnh, chắc chắn và ổn định với giá nâng hoặc vành gông. Giữa các dàn khung bố trí thanh chống đứng và chống ngang để giữ ổn định. Mặt sàn công tác làm bằng gỗ thuộc nhóm IV có chiều dày 40 mm .
- Giá treo ngoài có bề rộng từ 500-800 mm. Ván lát mặt sàn giáo treo dùng gỗ nhóm IV dày 40 mm. Xung quanh có lan can bảo vệ .
- Thiết bị nâng: Hệ thống kích thủy lực ,trạm bơm dầu,ống dẫn dầu ,ti kích .
- Kích thủy lực cần thỏa mãn điều kiện :
+ Chịu được áp lực 12 Mpa và duy trì được trong vòng 5 phút không bị rò rỉ hoặc chảy dầu .
+ Dưới tác dụng của tải trọng bằng 1,2 lần tải trọng định mức, lượng hồi lại khi khóa chặt của đàu kẹp đối với loại kích có bị lăn không lớn hơn 5 mm, đối với loại kích có miệng kẹp phải không lớn hơn 3 mm .
- Tì kích: Chiều dài ti kích từ 3-5 m đường kính của ti kích phải phù hợp với yêu cầu. Tì kích liên kết bằng bu lông dùng loại M16,độ dài bu lông 20 mm .
d. Trình tự thi công lắp đặt cốp pha trượt
Trình tự thi công lắp đặt cốp pha trượt như sau :
- Lắp giá nâng
- Lắp vành gông trong, ngoài, hệ thống thanh căng, tăng đơ :
- Buộc cốt thép đứng, ngang ở dưới dầm ngang của giá, đặt các chi tiết chôn sẵn, khuôn cửa, lỗ chờ .
- Lắp đặt cốp pha
- Lắp sàn công tác bên trong, ngoài .
- Lắp đặt thiết bị nâng, hệ thống vận tải đứng, hệ thống vận chuyển ngang bê tông trên sàn
- Lắp đặt giáo treo trong, ngoài .
- Lắp đặt ti kích.
- Lắp đặt cốt thép.
Kiểm tra chiều dày tối thiểu của kết cấu khi trượt
Trong quá trình trượt xuất hiện ma sát giữa thành ván khuôn và bê tông. Giá trị lực ma sát này phụ thuộc vào vật liệu làm ván khuôn và độ dính bám của bê tông lên bề mặt ván khuôn. Khi trượt, lực ma sát này có xu hướng kéo bê tông lên và nếu giá trị của chúng lớn hơn trọng lượng bê tông thì bê tông sẽ bị kéo lên gây hiện tượng nứt ngang. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do bê tông mới đổ chưa đủ khả năng chịu kéo và sự dính kết giữa bê tông và thép chưa hình thành.
Điều kiện để bê tông không bị kéo đứt là trọng lượng bê tông phải đủ lớn để thắng được lực ma sát F, nếu có h là chiều cao xuất hiện lực ma sát thì ta có điều kiện kiểm tra:
G ≥ 2.F
Với: G – trọng lượng bê tông, (daN)
d – Độ dầy kết cấu; - Trọng lượng riêng bê tông
F = 2.f.h.1, với f- lực ma sát đơn vị, f = 150 (daN/m2)
Vậy ta có: 2400.h.d.1 ≥ 2.150.h.1
d ≥ 0.125 (m). Hình 7.2. Sơ đồ tính toán
Với kết cấu thùng chìm các tường bao ngoài (0.6m) và tường ngăn (0.35m) đều có chiều dầy lớn hơn 0.125 (m). Thỏa mãn độ dày kết cấu khi trượt.
Tải trọng tác dụng lên ván khuôn trượt
Tải trọng cơ bản
Tải trọng bản thân (trọng lượng bản thân các bộ phận tính toán, trọng lượng bản thân các bộ phận và chi tiết mà các bộ phận tính toán trên phải mang).
Hoạt tải dài hạn (Áp lực ngang của bê tông khi đổ và đầm, lực ma sát giữa bê tông và ván khuôn, tải trọng do máy móc, vật liệu, thiết bị và con người).
Hoạt tải ngắn hạn.
Tải trọng ngẫu nhiên
Tải trọng ngẫu nhiên (tải trọng gió, tải trọng sinh ra do trượt kích, phần lực ma sát gia tăng thêm do các hiện tượng hư hỏng)
Tải trọng đặc biệt ( Tải trọng sinh ra khi sự cố bộ phận kích bị hỏng, 2 kích liền nhau hỏng).
Tính toán các loại tải trọng
Tải trọng bản thân của hệ thống ván khuôn (ván khuôn, vòng găng, giá nâng), hệ thống sàn lấy theo trọng lượng thực tế kết cấu:
1 – Ty kích;
2 – giằng ngang; 3 – Nâng trượt;
4 – kích thủy lực; 5 – sàn công tác
6 – tấm ván khuôn phẳng;
7 – thanh chống xiên
8 – lan can sàn công tác;
Hình 7.3. Cấu tạo hệ khung ván khuôn trượt
Tấm ván khuôn phẳng bằng thép định hình, có kích thước: 1200 x 200 mm, dày 2.5mm có các sườn 55mm. có trọng lượng qvk = 8.5 (kG)
Giằng ngang thép chữ C12 dài 1.2 m, dầy 5mm có trọng lượng: 12.48 (kG)
Vòng găng thép chữ L90, dày 6mm, 1 m dài có trọng lượng: 8.33 (kG)
Nâng trượt thép chữ I (155x400 mm), dài 2.5m, trọng lượng: 142.5 (kG)
Sàn công tác dùng ván gỗ dầy 40mm có trọng lượng: 86.4 (kG/m).
Thanh chống xiên, thép chữ L70x4.5, dài 1.7m, trọng lượng: 8.3 (kG).
Hệ kích trọng lượng: 10 (kG).
Hoạt tải tác dụng lên ván khuân
Hoạt tải thi công để thiết kế tấm lát sàn công tác và sàn: 2500 N/m2;
Hoạt tải thi công khi thiết kế dầm của sàn: 1500 N/m2;
Hoạt tải thi công khi thiết kế vòng găng và giá nâng; tính và bố trí kích: 1000 N/m2;
Khi thiết kế giá treo trong ngoài: 500 – 1000 N/m2.
Tổng tải trọng tác dụng lên 1 thanh ty kích: P = 3343 KN
Tính toán tốc độ trượt của ván khuôn
Bê tông nằm trong ván khuôn muốn tách ra được phải đạt được cường độ theo quy định. Nên tốc độ trượt của ván khuôn được khống chế theo thời gian đông kết của vữa bê tông. Tốc độ này được xác định theo công thức:
Vmax = (H – h – a)/T
Trong đó: H – chiều cao ván khuôn trượt, P = 3343 KN
h – chiều dày mỗi lớp đổ bê tông
T – thời gian cần thiết để bê tông ra khỏi ván khuôn, (giờ); T phụ thuộc nhiệt độ không khí, loại xi măng, trong đồ án chọn T = 4 (giờ).
a – khoảng cách từ mặt bê tông đổ đến mặt trên ván khuôn, a = 10 (cm).
Vmax = (120-20-10)/4 = 22.5 (cm/h)
Tính toán tốc độ trượt khống chế theo khả năng chịu lực của ty kích: Ngoài việc đảm bảo thời gian đông kết của bê tông phải tính toán sao cho khi trượt thanh ty kích không bị vượt quá khả năng chịu lực, mất ổn định khi trượt. Việc tính toán thực hiện theo công thức:
Trong đó: P – tải trọng tác động lên một thanh ty kích (kN)
T – thời gian để bê tông đạt cường độ 7 – 10 daN/cm2, chọn T = 4h.
K – hệ số an toàn, chọn K = 2.
0.15 (m/h) = 15.0 (cm/h)
Vậy chọn vận tốc trượt của ván khuôn là: V = 15 (cm/h)
Tường thùng cao 21m thi công bằng cốp pha trượt, vậy thời gian thi công đổ bê tông tường thùng là t1 = 21/0.15 = 140h = 18 ca.
Tính toán kích và ty kích
Ty kích chịu uốn dọc do lực từ kích truyền xuống. Khả năng chịu tải của ty kích phụ thuộc vào các yếu tố: đường kính, loại thép, biện pháp kẹp giữ, trạng thái chuyển vị, độ dài vượt không của ty kích, độ sâu ngàm giữ ty kích trong bê tông.
Tính toán khả năng chịu tải của ty kích theo hai quan niệm:
Quan niệm tính toán ổn định của ty kích theo Ole
Quan niệm tính toán dựa vào khả năng chịu lực của vật liệu
Tính toán sức chịu tải cho phép của của kích theo Ole:
Sức chịu tải cho phép của kích tính theo công thức:
Trong đó: E – Modun đàn hồi của vật liệu ty kích
I – Momen quán tính tiết diện ty kích
K - Hệ số an toàn, lấy lớn hơn 1.8
µ - hệ số phụ thuộc tính chất liên kết 2 đầu ty kích (Với liên kết ngàm 2 đầu µ = 0.5; một đầu ty kích liên kết khớp thì µ = 0.7)
L – độ dài tự do lấy từ đầu kẹp dưới ty kích tới miệng dưới ván khuôn.
Ta có bảng kết quả tính toán( với ty kích D28):
Bảng 7.14: Bảng tính khả năng chịu tải của kích theo Ole
L (m)
K
μ
I (m4)
P (kg)
1.2
2
0.7
3*10-8
3718.5
Tính toán sức chịu tải của kích theo khả năng chịu lực của vật liệu:
Pmax = 2(P + Pms)Lk≤ m*Pa
Trong đó: Pmax – khả năng chịu tải tối đa của ty kích
P – phản lực trên các khung kích
Pms – lực ma sát giữa bê tông và ván khuôn trượt
Lk –khoảng cách giữa các ty kích
m – hệ số an toàn (m = 0.5÷0.75)
Pa – khả năng chịu lực cho phép của ty kích,
- hệ số uốn dọc của ty kích
As và là tiết diện ngang và ứng suất cho phép của loại thép thế tạo ty kích. (Thép có =28.5*106 Kg/m2).
Chọn ty kích D28 (thép đường kính 28mm); L = 1.2 (m) ta có:
Momen quán tính tiết diện kích: I = 0.05*D4 = 0.05*0.0284 = 3.07*10-8 (m4)
Diện tích tiết diện ty kích: (m2)
Bán kính quán tính: ri = =3.07*10-80.000616= 0.007 (m2)
Độ mảnh của ty kích: 118.9
Từ độ mảnh (tra bảng 13.1 sách Sức bền vật liệu) ra hệ số uốn dọc φ= 0.4
Bảng 7.15: Bảng tính khoảng cách lớn nhất giữa các kích
Pms(kg)
P(kg)
φ
As
σs
m
Pa(kg)
Pmax(kg)
Lk (m)
400
696.1
0.4
0.000616
28.5*106
0.6
4211.8
3507.6
1.6
Chọn ty kích D28
Khoảng cách lớn nhất giữa các ty kích là 1.6m
Với tải trọng tác dụng lên một kích lớn nhất 3508 (Kg), chọn kích loại 5 (T).
7.3.4.3. Một vài chú ý khi thi công cốp pha trượt :
- Hỗn hợp bê tông phải có tính dễ thi công có độ sụ thích hợp với chiều dày ,mật độ cốt thép .Thông thường nên khống chế độ sụt vữa bê tông khi đổ từ 8-16 cm
- Chất phụ gia cho vào cần phải thông qua phòng thí nghiệm đê chọn chủng loại liều lượng cho hợp lý .
- Mác bê tông phải >250
- Quá trình đổ bê tông và nâng trượt cốp pha cần phải tiến hành liên tục theo đúng tấc độ trượt và giải pháp kỹ thuật .
- Bê tông đổ cần đổ đều và kín vòng theo từng lớp ,mỗi lớp từ 20 -30 cm
- Thời gian giãn cách giữa 2 lớp đổ bê tông không nên lớn hơn thời gian ninh kết của bê tông .
- Khi đầm cần chú ý :
+ Không lên để đầm tì vào cốp pha .
+ Máy đầm cần đưa xuống sâu tới lớp bê tông đã đổ trước .
+ Không đầm bê tông khi đang kích nâng cốp pha .
- Bê tông sau khi ra khỏi cốp pha phải được bảo dưỡng bằng phương pháp tưới nước giữ ẩm liên tục trong thời gian ít nhất là 7 ngày .
- Khi thi công đổ bê tông cần kiểm tra cốt thép liên tục
7.3.4.4. Thi công nạo vét
Trình tự các bước trong thi công nạo vét hố móng cho tuyến đê được trình bày sơ bộ như sau:
Nhận mốc và mặt bằng thi công tại hiện trường
Dọn dẹp mặt bằng khu vực thi công bằng thủ công
Vận chuyển phương tiện thiết bị thi công đến hiện trường
Vạch tuyến thả phao tiêu cho tàu nạo vét, cắm tiêu để chỉ rõ khu vực đào
Tiến hành nạo vét
Lựa chọn thiết bị thi công:
Thiết bị thi công được lựa chọn sao cho có thể thi công được trọng điều kiện mực nước cho phép tại khu vực thi công, cũng như đảm bảo được độ sâu nạo vét đến cao trình thiết kế.
Chọn thiết bị thi công nạo vét là: Tàu hút bùn 8 – MZ của Liên Xô có các thông số kỹ thuật như sau:
Lưu lượng bùn 800 m3/h
Độ sâu nạo vét tối đa 30m
Công suất điện 110kV
Độ phun xa = 3000m
Đường kính ống hút là 250mm
Đường kính ống đẩy là 200m
Suy ra năng suất thực dụng của thiết bị nạo vét:
N = NTK . k1.k2 .a.8
Trong đó:
+ NTK = Năng suất thiết kế 800 (m3/h)
+ k1 = 0,55 hệ số thành phần bùn có trong nước
+ k2 = 0,75 hệ số sử dụng thời gian
+ a : số ca trong 1 ngày, a = 3
+ 8 : số giờ làm việc trong 1 ca
N = 800.0,55.0,75.2.8 = 2400 m3/ngày
Thời gian công tác của tàu hút bùn là:
t = VN = 976212400 = 40 ngày
7.3.4.5. Thi công đổ đá lớp đệm
a./ Thi công đổ đá lớp đệm
- Sử dụng xà lan mở đáy 400T thi công đổ đá đến khi cách cao trình đáy thùng là 0,5-0,7 m
- Sử dụng cần trục ben ngoạm 3 m3 để thi công lớp đá còn lại .
b./ Thi công đầm nèn lớp đệm đá
- Sử dụng cần trục MKG đứng trên xà lan thi công
- Chọn quả đầm 8T thi công ,chiều cao rơi là 2-3 m
- Góc máy di chuyển khi đầm là :
α=d *90/(π*R) = 1,78 *90 /(π*20) = 3 (độ )
Trong đó :
+ d : Đường kính quả đầm .
+ R : Bán kính quay vòng của cần cẩu
7.3.4.6. Tính toán năng suất của cần trục đặt trên ponton
Ta chọn thiết bị bốc xếp cần trục MKG sức nâng 20T, dung tích gầu 3 m3 .
Các thông số được tính toán như sau
a./ Năng suất bốc xếp :
Được xác định theo công thức như sau :
Trong đó :
+ N : năng suất của cần trục (m3/h).
+ q : Dung tích của gầu, q = 3m3.
+ kd : Hệ số đầy gầu, kd = 0.7.
+ ktg : hệ số sử dụng thời gian. ktg = 0.9.
+ kt : hệ số tơi, kt = 1.3.
+ Tck : Thời gian của một chu kỳ, (s)
Tck = (2t1+2t2+2t3).+ t4+ t5+ t6 (s)
Với : t1 = 41s : thời gian nâng ben đầy và hạ ben;
t2 = 32s : thời gian hạ ben đầy và nâng ben;
2t32t3= a/(3.n) +6” =19s : thời gian quay của cần trục khi có hàng và ngược lại;
t4 =5s : thời gian đặt ben trên đống đá ;
t5 =10s : thời gian ben lấy đá;
t6 =3s : thời gian rút ben ra khỏi đống đá . ® Tck = 110s.
Thay các giá trị ở trên vào biểu thức tính toán ta thu được:
b./ Thời gian bốc xếp của thiết bị:
t =
Trong đó :
+ t : Thời gian bốc xếp của thiết bị (ngày).
+V : Khối lượng cần bốc xếp (m3).
+N : Năng suất của cần trục (m3/h).
+ a : Số ca làm việc trong 1 ngày.
+ x : Số cần trục bốc xếp.
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 7.16 - Tính toán năng suất bốc xếp đá của cần trục đặt trên Ponton
STT
Đoạn đê
L
Vật liệu
V
N
Số giờ
Số máy
Số ngày
-
-
m
-
m3
h
Máy
Ngày
1
Phân đoạn 1
40
Đá bệ đê
7372
78,5
3
1
31
40
Đá phủ bệ đê
2940
78,5
2
1
19
40
Đá lòng thùng
5696
78,5
5
1
15
2
Phân đoạn 2
450
Đá bệ đê
143370
78,5
8
4
57
450
Đá phủ bệ đê
39240
78,5
6
2
42
450
Đá lòng thùng
49140
78,5
6
3
34
3
Phân đoạn 3
57
Đá bệ đê
21038,7
78,5
8
1
34
57
Đá phủ bệ đê
5540,4
78,5
3
1
24
57
Đá lòng thùng
12089,7
78,5
6
1
25
7.3.4.7.Tính toán năng suất, số lượng xà lan phục vụ thi công
- Tính toán năng suất, số lượng và xà lan phục vụ thi công với các thông số ban đầu được giả thiết như sau :
+ Đá trước khi đưa đến địa điểm thi công thì đã được tập kết tại bãi tập kết cách công trường thi công 5km.
+ Tại bãi tập kết đá đã được phân loại và thử cường độ cho đủ tiêu chuẩn, đá lõi và đá lót để riêng từng bãi.
- Để vận chuyển đá từ bãi tập kết ra đến địa điểm thi công dùng xà lan
+ G= 400T.
+ Số thuyền viên: 2 người
- Năng suất vận chuyển của xà lan được xác định như sau :
Trong đó :
+ N : Năng suất của xà lan, m3/h.
+ gd : Khối lượng riêng của đá, t/m3
+ G : Trọng tải của xà lan.
+ Ktg : Hệ số sử dụng thời gian.
+ L : Quãng đường vận chuyển.
+ v1 : Vận tốc không tải v1= 10 (hải lý /h) = 18,25(km/h)
+ v2 : Vận tốc đầy tải v2 = 8,5 (hải lý /h) = 15,5 (km/h).
+ tb : Thời gian bốc đá .
+ td : Thời gian dỡ đá .
- Tại bãi tập kết có bố trí băng chuyền trút đá lên xà lan nên có thể lấy năng suất của băng chuyền gấp 2 lần năng suất của cần trục MKG như vậy:
Vậy 1 xà lan một ngày chỉ vận chuyển được 1 chuyến do cả thời gian bốc và dỡ đá đã mất 6h.
- Thể tích đá cần cung cấp phục vụ cần trục là:
V = N.a.x
Trong đó:
+ V : thể tích đá cung cấp cho cần trục trong 1 ngày làm việc, m3/ngày.
+ N : năng suất của cần trục, m3/h;
+ a=8 : số giờ làm việc của cần trục trong một ngày, h/ngày.
+ x=2 : số cần trục làm việc đồng thời;
® V= 50 x 8 x 2 = 800 m3/ngày
- Số lượng xà lan cần phục vụ là:
(chiếc)
Vậy cần số lượng xà lan phục vụ thường trực là 4 chiếc.
- Số lượng xà lan mở đáy : lựa chọn 2 chiếc với năng suất 35 m3/h.
7.4. TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Phân tích tính toán và lập tiến độ thi công là bước không thể thiếu được trong thiết kế thi công. Qua việc lập tiến độ thi công người cán bộ mới nhìn thấy rõ trình tự công việc phải làm, biết thời gian khởi công cũng như thời gian hoàn thành đối với mỗi hạng mục công trình .
Ngoài ra qua sơ đồ tiến độ thi công người chỉ huy công trường mới thấy rỗ mức độ cần thiết phải điều động nhân công, vật liệu và thiết bị máy móc thi công từng giai đoạn xây dựng, từ đó có thể chủ động trong các công việc, đảm bảo cho công trình đạt chất lượng và hoàn thành đúng thời hạn dự kiến, sớm đưa vào sử dụng .
Để lấp tiến độ thi công cho mỗi công việc và thời gian khởi động cũng như kết thúc của nó cần phải dựa vào kết quả tính toán nhân lực và thiết bị ở phần trước .
Việc lập tiến thi công cho một công trình xây dựng có thể có nhiều cách khác nhau song phương pháp sơ đồ mạng có nhiều ưu điểm và dễ sử dụng . Từ sơ đồ mạng đã lập được người chỉ huy công trường có thể đề ra những biện pháp cụ thể rút ngắn thời gian thi công. Muốn có được sơ đồ mạng tối ưu ta thực hiện các bước sau :
- Thống kê các công việc theo trình tự thời gian của nó .
- Lập sơ đồ mạng lưới ban đầu và tính thời gian hoàn thành thi công công trình .
- Tối ưu hóa sơ đồ mạng lưới ban đầu bằng cách tính toán điều chỉnh để phù hợp về thời gian hoàn thành công trình .
- Vẽ sơ đồ mạng trên cùng một trục thời gian với biểu đồ nhân lực và máy móc .
- Tính đường găng và thời gian dự trữ công việc .
- Sơ đổ thể hiện trên bản A1
- Tổng thời gian thi công : 734 ngày
7.5. CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG
7.5.1. Sự cần thiết của an toàn lao động
An toàn lao động là công tác không thể thiếu trong suốt quá trình xây dựng nói chung và xây dựng công trình cảng, biển nói riêng. Công việc này phải tiến hành thường xuyên, phải được kiểm tra giám sát chặt chẽ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề. Thực hiện tốt an toàn lao động không những đảm bảo xây dựng đúng tiến độ, đúng thiết kế đề ra mà còn đảm bảo tính mạng cho người tham gia lao động. Vì vậy phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc, nội quy về an toàn lao động để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
7.5.2. Điều kiện đối với cán bộ công nhân viên tham gia thi công
Cán bộ công nhân viên phải có đầy đủ hợp đồng lao động .
Đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động .
Học an toàn lao động cho các loại ngành nghề, đặc biệt có bằng bơi lội - kết quả qua thi đạt yêu cầu .
Khám sức khoẻ định kỳ và kết luận đủ sức khoẻ để lao động .
Được phát, trang bị đầy đủ các loại : Quần áo, mũ, giầy, ủng cao su, găng tay, khẩu trang và các phương tiện an toàn khác ...
Thành lập được ban An toàn từ ban chấp hành Công trường xuống kiểm tra, ngăn ngừa từng ca kíp bằng panô, áp phích, biển báo, ...
Phương án tổ chức thi công : phải đưa ra được phương án an toàn lao động cho từng loại công việc .
7.5.3. Công tác an toàn lao động với từng loại hình công việc
7.5.3.1. Công tác bê tông
- Tất cả các thiết bị đưa vào để sử dụng phải có đăng kiểm, hoặc kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được sử dụng .
- Cán bộ, công nhân phải có đủ các điều kiện như đã nói trên .
- Bố trí lao động phải hợp ngành nghề đã được học .
- Trước khi bắt tay vào lao động, ban kiểm tra an toàn phải phối hợp kiểm tra máy móc, thiết bị, con người có đủ điều kiện .
- Không cho công nhân lao động vượt quá giờ quy định .
- Lao động tối phải đủ ánh sáng .
- Bố trí điều kiện sinh hoạt cho công nhân phải đủ, ngoài ra phải có vui chơi giải trí - Cốt pha đúc cục phải được định hoá, chắc chắn, giàn giáo cho công nhân dùng phải định hình được nhà nước công nhận .
- Khi sản xuất phải có cách bố trí như kho xi măng, máy trộn cuối hướng gió, mặt bãi phải phun nước .
- Khi vận chuyển cục phải kiểm tra dây cáp cầu, móc cẩu, không được đứng dưới mã hàng .
- Lắp đặt cục dưới nước phải có camera theo dõi, kết hợp giữa cẩu và thợ lặn xếp cục cho an toàn công trình và con người .
- Có cán bộ y tế thường trục tại nơi thi công ; có tủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xe trực để nếu có sự cố xảy ra kịp thời xử lý .
7.5.3.2. Vận tải thủy
- Thiết bị xà lan, tàu kéo phải có đăng kiểm, phương tiện phải được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: phao cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, các đồ dùng y tế cần thiết và các loại thuốc cấp cứu, chữa bệnh thông thường, v.v
- Thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ phải có bằng tốt nghiệp hoặc có chứng chỉ được đào tạo nghề ở cơ sở chuyên môn của Nhà nước .
- Luôn luôn mang theo các thiết bị, đồ dùng kiểm tra máy móc, các đồ dùng cần thiết phục vụ cho công tác cứu đắm như chăn chiên, rìu, búa, gỗ tròn, dây cáp, xô, thùng chậu, v.v...
- Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho máy gạt khi thi công gạt đá xuống đê, có quy định giới hạn vị trí làm việc của máy gạt để tránh máy gạt rơi xuống biển. Khi gạt đá xong mới quay camera và thợ lặn xuống kiểm tra.
- Bến bốc xếp ở hai đầu phải bố trí phao neo tầu cho phương tiện thủy .
- Cần phải tổ chức một tổ điều tiết các phương tiện thủy ra vào nơi thi công đê vì số lượng phương tiện thủy sẽ tăng thêm nhiều trong thời gian thi công thuận lợi. Có quy định thông báo luồng chạy tầu, mức nước hàng ngày, cần thiết đặt phao báo hiệu để đảm bảo an toàn có phương tiện thủy.
7.5.3.4. Vận tải đường bộ
Từ mỏ đá đến công trường : Lưu lượng xe ô tô vận chuyển khá nhiều, vì vậy :
- Phải kết hợp với địa phương, nhất là lực lượng cảnh sát giao thông để giúp điều hành trên tuyến vận tải như bố trí một số biển báo hiệu đường bộ, phân luồng, có người điều hành trong suốt thời gian thi công, đường phải tưới nước để tránh ô nhiễm ...
- Các thiết bị như ô tô, máy gạt, máy xúc, ... phải có đăng kiểm để đảm bảo an toàn cho phương tiện.
- Sau mỗi ca làm việc phải bàn giao tình trạng thiết bị và thường xuyên kiểm tra các bộ phận an toàn của máy, thiết bị .
- Các công nhân điều khiển thiết bị phải có bằng do các cơ quan chuyên ngành của nhà nước cấp.
- Phải bố trí tổ công nhân sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị trên dọc tuyến vận tải.
- Xe chỗ đó thi công gốc kè phải có người điều hành vì lượng xe khá lớn.
- Bắn phá nổ mìn : Phải có giấy phép được bắn phá nổ mìn, cán bộ, công nhân chuyên ngành.
7.6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
7.6.1. Đánh giá tác động đến môi trường
7.6.1.1. Tác động đến sức khỏe con người
- Quá trình thi công chủ yếu sử dụng máy móc, các thiết bị chuyện dụng do đó gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tham gia lao động và nhân dân trong vùng. Những ảnh hưởng đó là:
- Tác động của tiếng ồn, khói thoát ra từ máy móc, phương tiện thi công gây ra những tác động về thần kinh và sức khoẻ con người làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, năng suất lao động.
- Các khí sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu như: CO2, CO, NO, SO2 thâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hoá, nó phá hoại tế bào, giảm bạch huyết, gây nhiễm độc da, gây rối loạn hô hấp, thần kinh.
- Nồng độ bụi cao kết hợp với lượng khói của máy móc thi công ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động và nhân dân trong vùng. Nếu tiếp tục lâu dài sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Tác động của nước thải trong quá trình thi công, vệ sinh mặt bằng sửa chữa phương tiện máy móc, nước thải sinh hoạt có độ bẩn cao, gây nên các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá cho con người.
- Đối với công việc thi công dưới nước phải chú ý các biện pháp an toàn tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
7.6.1.2. Tác động đến môi trường xung quanh
a./ Tác động đến môi trường không khí
Bụi sinh ra do hoạt động thi công, san lấp, vận chuyển vât liệu, thiết bị.
Khí thải của các phương tiện vận tải và phương tiện thi công có chứa nhiều khí SO2, NO2, CO, CO2
Tiếng ồn do rung của các phương tiện vận tải thi công.
Các ảnh hưởng này chỉ mang tính chất ngắn hạn, không đáng kể, sẽ giảm đi và triệt tiêu sau khi xây dựng công trình xong.
b./ Tác động đến chất lượng nước
Số lượng người và thiết bị, phương tiện hoạt động trên tuyến gia tăng vì công trình dự kiến triển khai trong một thời gian ngắn do đó có thể có lúc công trường tập chung hàng mấy trăm người và hàng chục các loại phương tiện, thiết bị thi công. Yếu tố có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của nhân dân trong vùng, đồng thời cũng làm tăng độ đục của nước do sự rơi vãi nhiên liệu, nguyên liệu trong quá trình thi công.
Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát, dầu mỡ, vật liệu rơi vãi trên mặt bằng thi công xuống biển, nước thải sinh hoạt của công nhân.
Các ảnh hưởng này được xem là nhỏ và ngắn hạn.
c./ Các tác động ô nhiễm chất rắn .
Vật liệu, phế phẩm xây dựng
Rác thải sinh hoạt của công nhân
Các sản phẩm nạo vét và san lấp
Đây là những tác động ở mức độ nhỏ, ngắn hạn có thể khắc phục bằng các biện pháp hành chính và kỹ thuật.
d./ Tác động đến môi trường sinh thái .
Việc giải phóng mặt bằng, chuẩn bị công trường xây dựng sẽ làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên trước đó. Các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ tác động đến sinh thái khu vực, làm sáo trộn môi trường, ảnh hưởng đến sinh vật biển. Sự tăng hàm lượng chất lơ lửng cũng như chất bẩn sẽ giảm khả năng quang hợp của các loại tảo biển. Sự lắng đọng của các hạt này sẽ gây hại đến động vật ở đáy biển.
7.6.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường
Trong quá trình xây dựng và khai thác của công trình không thể không tránh khỏi ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh nên vấn đề quản lý môi trường và các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu các ảnh hưởng xuống dưới mức độ cho phép có thể chấp nhận được, có vai trò hết sức quan trọng trong bất cứ công trình nào. Một số biện pháp cần chú trọng để tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường:
+ Tăng cường công tác quản lý giám sát môi trường trong suốt quá trình xây dựng. Thường xuyên hoặc định kỳ phải tiến hành quan trắc, theo dõi chất lượng nước, tình trạng phát triển và sinh sống của các loài sinh vật biển, thực vật biển trong vùng để kịp thời đề ra biện pháp khắc phục.
+ Quá trình nạo vét phải giảm thiểu sự rơi vãi sản phẩm nạo vét vào dòng chảy. Sản phẩm nạo vét phải có các giải pháp vận chuyển cụ thể.
+ Xây dựng kế hoạch, phương án và huấn luyện nhân lực trang bị phương tiện các thiết bị để có thể đủ khả năng quản lý môi trường và khắc phục hậu quả có tác dụng xấu đến môi trường khi có sự cố rủi ro.
+ Ô tô vận chuyển vật tư vật liệu trên đường cần phải che bạt trên thùng.
+ Đất đá sau khi bắn phá nổ mìn phải được vận chuyển đến nơi quy định để đổ.
+ Đá được vận chuyển đến bằng ô tô, trước khi đổ xuống công trình dùng vòi nước bơm lên làm ướt đá để giảm tối đa lượng bụi ra không khí.
Ngoài ra cần chú trọng các biện pháp phòng chống cháy nổ : Các thiết bị chữa cháy phải luôn được dự trữ tại hiện trường thi công.
CHƯƠNG 8
KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH
8.1. CĂN CỨ LẬP KHÁI TOÁN
- Văn bản số 1784/BXD – VP ngày16/08/2007 của Bộ Xây Dựng, công bố định mức vật tư trong xây dựng.
- Thông tư số 04/2010/TT – BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi chi phí xây dựng công trình.
- Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng xác định theo hướng dẫn tại thông tư số 06/2010/TT – BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng.
- Văn bản số 957/QĐ – BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây Dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và Tư vấn đầu tư xây dựng công trình
- Quyết định số 196/QĐ – BTC ngày 23/12/2011 của Bộ Xây Dựng về công bố chỉ số giá xây dựng.
- Thông tư số 04/2010/TT – BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính, hướng dẫn thi hành nghị định số 123/2008/NĐ – CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng
- Nghị định số 12/2009/ NĐ – CP ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 112/2009/NĐ – CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Căn cứ vào đơn giá xây dựng chi tiết tỉnh Bình Thuận năm 2014 (BinhThuan_2014_XD_DG2740) và 1 số khu vực lân cận
8.2. KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH
Chi phí cho hạng mục đê chắn sóng phía Tây gồm chi phí cho vật liệu và chi phí cho máy móc, nhân lực phục vụ xây dựng công trình
Căn cứ vào kết quả tính toán ở chương 6 xác định được khối lượng vật liệu, máy móc và nhân công.
Kết quả tính chi phí cho vật liệu được thể hiện trong bảng 7.1
Kết quả tính chi phí cho máy và nhân công được thể hiện trong bảng 7.2
Khái toán tổng mức đầu tư cho toàn bộ công trình được thể hiện trong bảng 7.3
Dự toán công trình được tổng hợp từ các hạng mục công trình xây dựng, tính toán theo công thức chung như sau:
Bảng 8-1. Công thức dự toán tổng hợp
STT
Khoản mục chi phí
Công thức
Tổng
1
Chi phí vật liệu
VL
2
Chi phí máy thi công
M
3
Chi phí nhân công
NC
4
Trực tiếp phí
VL+M+NC
T
5
Chi phí chung
P x NC
C
6
Thu nhập chịu thuế
(T+C)xTỷ lệ quy đinh
TL
7
Giá trị xây lắp trước thuế
T+C+TL
Z
8
Thuế GTGT đầu ra
ZxTGTGT
VAT
9
Giá trị xây lắp sau thuế
(T+C+TL)+VAT
Gxl
10
Chi phí khác và dự phòng phí
12
Tổng
Gxd
Trong đó:
P: Định mức chi phí chung (%) P = 6,35%
TL: Thu nhập chịu thuế tính trước (%) = 5,5%
GXL: Giá trị dự toán sau thuế
TGTGT: Mức thuế suất giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng
VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm vật liệu, vật tư, nhiên liệu, năng lượng và phần thuế giá trị gia tăng mà doạnh nghiệp xây dựng phải nộp)
Bảng 8.1 Tổng chi phí cho vật liệu
STT
Loại vật liệu
Đơn vị
Đơn giá
(đồng)
Tổng khối lượng
Chi phí
(Triệu đồng)
Phân đoạn đê chắn sóng mái nghiêng
1
Khối Accropode 9T
khối
21.659.990
8388
181.684
2
Khối Accropode 5T
khối
11.958.223
32200
385.055
3
Đá chân khay
m3
550.000
46052,9
25.329
4
Đá lớp lót
m3
550.000
166891,4
91.790
5
Đá đổ lõi đê
m3
485.000
524590
254.426
6
Đá dăm
m3
121.000
12539
1.517
7
Bê tông mác 300
m3
4.500.000
26864,9
120.892
8
Cát tôn tạo bãi
m3
87.000
269500
23.446
Phân đoạn đê chắn sóng thùng chìm có BTS
9
Đá hộc
m3
85.000
286390,8
24.343
10
Đá dăm
m3
121.000
42896,2
51.907
11
Cát vàng
m3
83.000
20868,4
17.320
12
Xi măng PC40
Tấn
1.090.889
229351
250.196
13
Thép F ≤ 10
Tấn
6.706.000
0.00
0.00
14
Thép 10< F ≤ 18
Tấn
6.915.000
64626,77
446.894
15
Thép F > 18
Tấn
6.888.000
422947,14
2.313.225
Tổng
4.188.024
Bảng 8.2. Tổng chi phí cho nhân công, máy
Loại vật liệu
Đơn vị
Đơn giá
(đồng)
Tổng số ca
Chi phí
(Triệu đồng)
Phân đoạn đê chắn sóng mái nghiêng
Ô tô MAZ 530
ca
832.053
2679
2.229
Cần trục gầu ngoạm
ca
761.169
1177
895
Cần trục KMG
ca
2.918.446
1430
4.173
Máy trộn bê tông
ca
1.377.800
1079
1486
Máy bơm bê tông
ca
1.609.006
77
123
Máy ủi
ca
1.346.517
6
8
Xà lan 400T
ca
1.571.221
8703
13.675
Nhân công
ca
166.667
26235
4.372
Phân đoạn đê chắn sóng thùng chìm có BTS
Ụ nổi 18.700 Tấn
ca
152. 106
194
29.488
Máy đào HD 1800HG
ca
1.230.920
140
172
Ô tô MAZ 530
ca
832.053
1790
1.489
Tàu hút bùn
ca
17.416.746
180
3.135
Máy trộn bê tông
ca
1.377.800
598
823
Máy bơm bê tông
ca
1.609.006
70
112
Máy ủi
ca
1.346.517
6
8
Cần trục MKG
ca
2.918.446
1352
3.945
Xà lan 400T
ca
1.571.221
5112
8.032
Nhân công
ca
166.667
53518
8.919
Tổng
83.084
BẢNG 8.3 – KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ TOÀN BỘ CÔNG TRÌNH
Đơn vị : Triệu Đồng (106xVNĐ)
TT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
( triệu đồng)
1
Chi phí trực tiếp
T
VL+NC+M+TT
4.335.174
1.1
Chi phí vật liệu
VL
A1
4.188.024
Theo bảng tổng hợp vật liệu
A1
Theo bảng tổng hợp vật liệu
4.188.024
1.2
Chi phí nhân công
NC
B1
13.291
Theo bảng tổng hợp nhân công
B1
Theo bảng tổng hợp nhân công
13.291
1.3
Chi phí máy thi công
M
C1
69.793
Theo bảng tổng hợp máy
C1
Theo bảng tổng hợp máy
69.793
1.4
Trực tiếp phí khác
TT
(VL+NC+M) x 1,5%
64.066
2
Chi phí chung
C
T x 6,35%
275.283
3
Thu nhập chịu thuế tính trước
TL
(T+C) x 5,5%
289.604
Chi phí XD trước thuế
GTT
T + C + TL
4.510.457
4
Thuế GTGT
GTGT
GTT x 10%
555.514
TỔNG CỘNG
Gxd
GTT + GTGT
4.961.502
Vậy tổng mức đầu tư cho hạng mục đê chắn sóng phía Tây là: 4.961.502 x 106
( Bằng chữ: bốn nghìn chín trăm sáu mốt tỷ năm trăm linh hai triệu đồng )
CHƯƠNG 9
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1. KẾT LUẬN
Sau 15 tuần thực hiện đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của hai thầy hướng dẫn TS.Bùi Việt Đông và Ths. Nguyễn Sinh Trung, “ Đồ Án Thiết kế Đê chắn sóng cảng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã được hoàn thành”.
Đồ án đã cơ bản đi theo nội dung thiết kế một công trình thực tế, từ thu thập xử lý số liệu thiết kế, căn cứ vào các tài liệu tham khảo, quy trình quy phạm, tiêu chuẩn ngành để tính toán các thông số thiết kế sóng, thiết kế kết cấu cả hai phương án, trong đó đê chắn sóng PA2 (PA chọn) thiết kế chi tiết với hai phân đoạn: phân đoạn đê chắn sóng mái nghiêng và phân đoạn đê chắn sóng thùng chìm có buồng tiêu sóng, thiết kế thi công PA chọn với cả hai phân đoạn nói trên đến lập khái toán xác định chi phí xây dựng công trình. Tuy nhiên, với thời gian có hạn khối lượng tính toán thiết kế lại rất lớn nên rất nhiều nội dung không thể làm chi tiết toàn bộ được, kết cấu thùng chìm gồm có 3 loại thùng (1 loại thùng chìm BTCT thường và 2 loại thùng chìm có buồng tiêu sóng) nhưng mới chỉ tính toán thiết kế chi tiết kết cấu cho một loại thùng loại 2
Do trình độ hiểu biết còn có hạn mà kiến thức thì rộng lớn nên trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi các sai sót. Chính vì thế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô cũng như các bạn để bản thân được hoàn thiện hơn trong công tác nghề nghiệp sau này.
9.2. KIẾN NGHỊ
Theo ý kiến cá nhân của em, môn học Tự động hóa thiết kế công trình Cảng -
Đường thủy mới chỉ dạy một phần mềm đó là Sap2000; tuy nhiên, các phần mềm hỗ trợ về tính toán sóng thì lại chưa được đưa vào giảng dạy, mà việc tính toán các thông số sóng hiện nay sinh viên toàn phải tính toán thủ công dựa vào các bảng tra theo các tài liệu tiêu chuẩn cũ của Nga. Trong đồ án tốt nghiệp này em cũng tính các thông số sóng theo phương pháp thủ công này, vì vậy, em nghĩ việc đưa môn học về các phần mềm tính sóng hiện nay vào nội dung giảng dạy là rất hữu ích cho sinh viên trong học tập cũng như trong công tác sau này. Em có kiến nghị là trong thời gian tới, bộ môn chuyển giao công nghệ và thêm vào nội dung học cho môn học Tự động hóa thiết kế công trình Cảng – Đường thủy các phần mềm tính sóng mà thực tế đang được sử dụng như phần mềm ACESS, SWAN, MIKE 21, MIKE 11 ... để giúp cho sinh viên trong quá trình làm đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp cũng như trong công tác sau này.PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
1.1. Phụ lục tính toán Sap
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–1. Biểu đồ bao momen tường dưới theo phương 1-1 (đoạn 1,5l từ đáy lên)
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–2. Biểu đồ bao momen tường dưới theo phương 2-2 (đoạn 1,5l từ đáy lên)
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–3. Biểu đồ bao momen tường giữa theo phương 1-1 (đoạn 1,5l từ đáy lên)
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–4. Biểu đồ bao momen tường giữa theo phương 2-2 (đoạn 1,5l từ đáy lên)
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–5. Biểu đồ bao momen tường sau + tường cạnh theo phương 1-1
(đoạn 1,5l từ đáy lên)
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–6. Biểu đồ bao momen tường sau + tường cạnh theo phương 2-2
(đoạn 1,5l từ đáy lên)
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–7. Biểu đồ bao momen tường ngăn theo phương 1-1 (đoạn 1,5l từ đáy lên)
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–8. Biểu đồ bao momen tường ngăn theo phương 2-2(đoạn 1,5l từ đáy lên)
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–9. Biểu đồ bao momen bản đáy theo phương 1-1
Biểu đồ bao momen min
Biểu đồ bao momen max
Hình 1–10. Biểu đồ bao momen bản đáy theo phương 2-2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_cang_duong_thuy_thiet_ke_de_chan_song_cang_nha_may_nhi.docx