Đồ án Chuyên ngành: Bài giảng điện tử - Môn học: Quản trị sản xuất

Hiển thị bài đăng từ: ta chọn trang cần đăng - Độ dài bài đăng.: Đoạn trích ngắn. - Bao gồm hình thu nhỏ của hình ảnh đầu tiên trong bài đăng: Nhấp chọn. - Số bài đăng hiển thị: Túy ý. nên chọn từ 3 trở lên cho đẹp - Bao gồm tiêu đề Sửa lại thành tên như trên tôi chọn “Quản trị sản xuất” thì cái này tôi điền là “Quản trị sản xuất”. Cuối cùng nhấn “Lưu” và làm tương tự với các trang khác.

docx43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chuyên ngành: Bài giảng điện tử - Môn học: Quản trị sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1.1 Mục đích 1.1.1 Mục tiêu môn học Sau khi học xong học phần, học viên có thể: Nắm vững kiến thức về lập kế hoạch nguồn lực sản xuất. Dự báo nhu cầu sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch tổng thể, lập kế hoạch vật liệu.... Hiểu biết về vai trò của sản xuất và quản trị sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu biết về các vấn đề toàn cầu hóa liên quan đến việc quản lý hoạt động sản xuất. 1.1.2 Đánh giá và chuẩn đầu ra Thang điểm đánh giá: Đánh giá kết quả học tập học phần của học viên (đánh giá học phần) bao gồm hai phần bắt buộc là đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần; Điểm đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), cho điểm chẵn; Điểm học phần là tổng các điểm đánh giá đã nhân với trọng số và được làm tròn đến phần nguyên trong đó điểm thi kết thúc học phần có trọng số là 70%; Điểm học phần từ 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu. Các hoạt động đánh giá: TT Hoạt động đánh giá Hình thức đánh giá Trọng số (%) 1 Kiểm tra Viết 10 2 Bài tập, tiểu luận, thuyết trình Viết 20 3 Thi kết thúc học phần Viết 70 1.2 Tài liệu giáo trình, giảng dạy và học tập môn học QTSX 1.2.1 Tài liệu trong nước Nguyễn Văn Chung, Hồ Thanh Phong (2003): Quản lý sản xuất. NXB ĐHQG TP.HCM. Lê Anh Cường, Bùi Minh Nguyệt (2004): Tổ chức và quản lý sản xuất. NXB Lao động – Xã hội. Nguyễn Văn Nghiến (2001): Quản lý sản xuất. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. Đồng Thị Thanh Phương (2002): Quản trị sản xuất và dịch vụ. Nhà xuất bản thống kê. Trương Đoàn Thể (2002): Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp. Nhà xuất bản thống kê. Đặng Minh Trang (1996): Quản trị sản xuất và tác nghiệp. Nhà xuất bản giáo dục. Tài liệu học tập eleanning môn học – Tài liệu lưu hành nội bộ của Trường Đại học mở TP. HCM. Giáo trình trực tuyến tổ hợp TOPICA liên kết Đại học Thái Nguyên, Viện Đại học mở Hà Nội,Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Duy Tân, Đại học Trà Vinh Nguyễn Tuấn Hùng (2014): Bài giảng quản trị sản xuất – Khoa Cơ Khí, ĐHCN TPHCM. 1.2.2 Tài liệu nước ngoài Chase, R.B., Jacobs, F.R., and Aquilano, N.J., (2007): Operations Management for Compatitive Advantage with Global Cases. Mc Graw Hill International edition, Eleventh Edition. Schroeder, R,G., (2007): Operations Management: Contemporary Concepts and Cases. Mc Graw Hill International edition, Third Edition. 1.2.3 Bài giảng được lựa chọn đưa lên website điện tử môn học QTSX Ngoài các tài liệu kể trên thì nhóm thực hiện đề tài còn tham khảo nhiều giáo trình trên mạng internet. Bạn đọc nghiên cứu môn học quản trị có thể tìm đến bất kỳ cuốn sách: “ Quản trị sản xuất & tác nghiệp” bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Bài giảng chính của Website điện tử môn học Quản trị sản xuất là giáo trình trực tuyến của tổ hợp giáo dục TOPICA và bài giảng lưu hành nội bộ của Khoa Cơ khí – Trường ĐHCN TP. HCM vì nội dung của các bải giảng này đã được viết khá ngắn gọn phù hợp với kiến thức quy định của Khoa Cơ khí - Trường ĐHCN TP. HCM, kết hợp với các tài liệu trực tuyến của các trường Đại học trong khu vực giúp cho nhóm đề tài thực hiện website điện tử một cách khoa học tạo điều kiện cho sinh viên hội nhập. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING VÀ TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG GOOGLE SITES THIẾT KẾ WEBSITE BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 2.1 Bài giảng điện tử và những quy định Bài giảng điện tử được cụ thể hóa bằng một website chứa nội dung và học liệu điện tử giúp người học có cách tiếp cận tốt hơn trong thời kỳ công nghệ thông tin và đổi mới giáo dục. Có nhiều phương pháp để thực hiện một bài giảng điện tử, nhưng mục đích chính đó là làm thế nào để truyền tải nội dung của môn học đến với người nguyên cứu đó là vấn đề quan trọng; Tuy nhiên học liệu điện tử cũng có những quy định riêng. 2.1.1 Đặc điểm bài giảng e-Learning - Online và offline + Hệ thống online học trực tuyến, qua việc truy cập Internet vào website. + Hệ thống offline học ngoại tuyến. Bài giảng có thể chứa trong đĩa CD, USB, ổ cứng … và người học không cần truy cập Internet. - Đồng bộ và không đồng bộ + Đồng bộ hay thời gian thực: Người học và người giảng tương tác trực tiếp, trao đổi tức thì, thời gian thực (real time), có độ trễ tương tác gần như bằng 0. + Trao đổi không đồng bộ là trao đổi không xảy ra ngay lập tức, không phải thời gian thực, có độ trễ lớn và không xác định. Thí dụ trao đổi qua e-mail là dạng không đồng bộ. - Mục đích chính của e-Learning là giúp người học tự học là chính, có thể học ở mọi nơi (any where), mọi lúc (any time)… + Bài giảng có thể chứa bài trình chiếu, tuy nhiên còn tích hợp đa phương tiện như âm thanh, tiếng nói giảng bài, video, hình ảnh, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, bảng trắng … + Hoạt động giảng dạy có cả phần thuyết trình bài giảng, phần kiểm tra đánh giá trắc nghiệm (với nhiều kiểu trắc nghiệm khác nhau như chọn một ô đúng multi choice, điền khuyết, ghép đôi, đúng sai, nghe hiểu…), phần hỏi đáp giữa học viên và người hướng dẫn, giáo viên… - Công cụ tạo bài giảng (Authoring tools): Là các công cụ giúp giáo viên soạn bài giảng một cách thuận tiện, nhanh chóng. - Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System): Là hệ thống quản lý quá trình học tập của người học, nguồn tài nguyên học tập. - Lớp học ảo: Virtual classroom, là một môi trường web, một trang web trong đó người giảng giảng bài và người học có thể tham dự, trao đổi trực tuyến. - Giáo án (Lesson plan): là kế hoạch, tiến trình lên lớp giảng bài của giáo viên. Cần tránh nhầm lẫn với khái niệm bài trình chiếu là các slide của powerpoint.  2.1.2 Yêu cầu chung * Tất cả các Bài giảng điện tử đều hướng tới phục vụ người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc bằng cách tự học; Bài giảng e-Learning: Bài giảng e-Learning, được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (Authoring tool), tuân thủ chuẩn SCORM, AICC như phần mềm tạo bài giảng điện tử e-Learning LectureMAKER (Cục CNTT cấp), phần mềm PowerPoint kết hợp với Presenter, PPT2flash, Articulate... và các phần mềm khác như Adobe Connect, Adobe Captivate, Adobe Authorware, MS Producer (phiên bản beta 2010)... - Bài giảng được xây dựng theo chương, theo bài, theo cả chương trình môn học hoặc theo mô đun, không nhất thiết là cả một chương trình hoàn chỉnh theo khối lớp; - Thành phần thí nghiệm ảo: Là các phần mềm hoặc mô đun phần mềm mô phỏng hoạt động của thí nghiệm thật. Thí dụ: các mô đun Java applet, interactive flash video. - Dạng xuất bản và công bố bài giảng: có thể xuất ra các dạng: CD (offline), web (online), pdf (textbook); * Câu hỏi trắc nghiệm tương tác để củng cố kiến thức. 2.1.3 Website e-Learning - Website e-Learning thể hiện môi trường trực tuyến tổng hợp chứa các bài giảng điện tử e-Learning nói trên; nên có chứa hệ thống quản lý học tập LMS như Moodle (phần mềm mã nguồn mở); - Website chứa phòng học ảo như Adobe Connect; - Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung trên website; - Đường link đến website; - Website trên localhost, copy vào đĩa CD để test. - Phần thuyết minh bài giảng cùng các tư liệu hỗ trợ. Nếu sử dụng phần mềm đặc biệt, thì phải gửi kèm đường link đến địa chỉ download phần mềm hoặc gửi đĩa cài đặt chương trình. 2.2 Google Sites và ứng dụng 2.2.1 Tìm hiểu về Google Sites Ngày 27/02/2008, Google chính thức cung cấp bản thử nghiệm dịch vụ Google Sites cho các tài khoản Google Apps. Dịch vụ Google Sites thích hợp tạo 1 trang chia sẻ thông tin giữa một nhóm người làm việc trong công ty, cá nhân hay một tập thể lớp. Chỉ bằng vài cú nhấp chuột, bất kì ai cũng có thể nhanh chóng tạo lập, cập nhật một trang web với đầy đủ tính năng như lịch, ảnh, video… Google Sites là một ứng dụng trong bộ các ứng dụng của Google cung cấp cho cộng đồng, tương tự Gmail, Google Documents… nhằm phục vụ các tổ chức vừa và nhỏ, và các cá nhân xây dựng website riêng cho mình. Tháng 2, năm 2006, JotSpot đổi tên thành “Next Net 25” một bộ phận của Business 2.0 và được InfoWorld coi là một trong 15 ứng dụng hàng đầu (15 Start-ups to Wactch). Tháng 10, năm 2006, Google mua lại JotSpot và nâng cấp thành Google Sites, một ứng dụng để tạo các Website. Tháng 2, năm 2008, Google chính thức công bố sử dụng công nghệ JotSpot. Các ứng dụng tạo website là miễn phí, tên miền phụ miễn phí, nếu người sử dụng muốn dùng tên miền riêng thì đăng kí với Google với phí 10 USD/năm. 2.2.2 Các tính năng trong Google Sites - Tạo website cá nhân - Quản lý menu dễ dàng - Cập nhật thông tin dễ dàng - Phân quyền cho người truy cập: công cộng hoặc thành viên có tài khoản Google. - Cho phép thành viên cùng tham gia quản lý nội dung. - Bảo mật: chỉ cho phép một số ít người truy cập (nếu muốn). * Mặc dù có rất nhiều tiện ích, Google Sites vẫn còn một số hạn chế nhỏ sau: - 100MB dung lượng miễn phí, 10GB đối với thành viên Google Apps. - Các cấu hình còn hạn chế, mới chỉ cho phép thay đổi màu, font, chưa có CSS và JavaScript. - Tên miền như dạng http: https://sites.google.com/site/qtsxiuh/ Muốn dùng tên miền riêng phải tự đăng kí thuê và trỏ đến trang Google Sites. Với các tính năng ưu việt và tiện ích của ứng dụng site google nên nhóm đã lựa chọn thiết kế website bài giảng môn học QTSX bằng một website điện tử với một nội dung phong phú đáp ứng nhu cầu của người học và nguyên cứu môn học ở khoa cơ khí trường ĐHCN TP. HCM. Với mong muốn, nhóm sẽ thực hiện thành công một website điện tử tổng hợp chứa đựng nhiều học liệu có thể đáp ứng được nhu cầu học và nghiên cứu môn học này. CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG GOOGLE SITES THIẾT KẾ WEBSITE ĐIỆN TỬ 3.1. Đăng nhập vào Google Sites Bước 1: Trường hợp bạn chưa có tài khoản Gmail thì vào địa chỉ: để tạo một tài khoản mới hoàn toàn miễn phí. Nếu đã có tài khoản rồi thì thực hiện ngay bước 2. Bước 2: Đăng nhập quantrisanxuatcokhimayiuh@gmail.com Nhon7790  Bước 3: Để truy cập vào Google Sites, ta vào địa chỉ: hoặc ta có thể dùng 2 cách sau: - Trong trang web của bộ máy tìm kiếm, ta chọn như hình: - Hoặc ta gõ từ "Google Site" vào cỗ máy tìm kiếm: 3.2. Hướng dẫn xây dựng một website bằng Google sites 3.2.1 Tạo trang chủ Bước 1: Sau khi đăng nhập vào Google Sites thì sẽ có một cửa sổ hiện ra ta nhấn vào nút Tạo: Bước 2: Điền các thông tin, ví dụ như hình sau: Chọn chủ đề: ở đây ta chọn chủ đề: Sau đó nhấn nút “Tạo” để tạo 1 website mới. Tại đây chúng ta có thể chọn 1 mẫu trống, hoặc mẫu trong thư viện. Tên trang web: Nên đặt tên dài một chút và có chút riêng để không bị trùng. Lập tức một trang web sẽ được tạo ra như sau:  3.2.2 Tạo các trang con Để tạo trang các bạn nhấn vào biểu tượng  hoặc có thể nhấn phím “C” là có thể tạo trang mới.  Có thể tạo như hình bên dưới.  - Phần “Chọn vị trí” ta có thể đặt vị trí cao nhất tức là ngang hàng với trang chủ hoặc dưới trang chủ hoặc là một vị trí khác. Ở đây “Chương trình Đại học” đặt ở mức cao nhất. Tiếp theo tạo các trang khác cũng tương tự như trên. Sau khi tạo xong trang mới (ở đây là trang Chương trình Đại học) thì ta có thể gửi được bài viết ngay trên trang. 3.2.3. Banner Banner trang là phần đầu tiên thu hút được sự chú ý của độc giả. Một banner đẹp mắt có thể giữ chân được độc giả quay lại với website của mình ở các lần tiếp theo. Vì vậy nên tạo 1 banner đẹp, đơn giản, dễ nhìn, không nên quá cầu kỳ về banner mà làm cho rối mắt. Việc thay banner các bạn chỉ cần nhấn chọn vào chữ  “Thêm” hoặc nhấn “m” là có thể thấy danh sách đổ xuống. Các bạn chọn “Chỉnh sửa bố cục trang web” hoặc nhấn tiếp tổ hợp phím “Shift +L” Hoặc ta vào thanh công cụ phía trên chọn nút lệnh rồi chọn Quản lý trang web như hình sau:  Ngay lập tức trên trang web sẽ xuất hiện các chức năng chỉnh sửa. Các bạn nhấp chuột vào vị trí banner để thay đổi. Nhấp chọn “Chọn tệp” rồi chọn đường dẫn tới banner mà bạn muốn đưa lên làm banner của trang web. Sau khi tải lên xong các bạn chọn “OK”. Nếu các bạn sử dụng một tên miền riêng thì không nên dùng chức năng này vì khi click vào banner tức là trở về trang chủ thì hệ thống sẽ chuyển về link dạng https://sites.google.com/site/qtsxiuh/ chứ không phải dạng  Nếu dùng tên miền riêng thì làm theo cách sau: Thay vì “chỉnh sửa bố cục trang web” thì các bạn vào phần “Quản lý trang web” à chủ đề , màu sắc và phông chữ.  Tiếp đến chọn “Tiêu đề trang web” à Nền và chọn vào biểu tượng như hình dưới để up banner lên làm hình nền. Theo mặc định thì hình ảnh sau khi up lên nó sẽ lặp lại vài lần vậy bạn cần nhấn vào tùy chọn => Lặp lại. Trong phần lặp lại này ta chọn “Không lặp lại hình nền” cuối cùng nhấn Lưu là xong. 3.2.4 Điều hướng ngang Mặc định thì chúng ta không thấy được điều hướng ngang. Để tạo điều hướng ngang chúng ta nhấn “m” vào chỉnh sửa bố cục trang web nhấp chuột vào “Điều hướng ngang” . Để ẩn đi chỉ cần nhấp chuột vào lần nữa là nó sẽ ẩn. Lúc này ở đầu trang web chỉ có Trang chủ. Nhấp chuột vào để sửa (nó sẽ đổi màu khi rê chuột qua) Nhấp vào “Thêm trang” Lần lượt chọn từng trang mà ta đã tạo như trang “Chương trình Đại học”, “Chương trình chất lượng cao”, “English” … nhấp OK để chọn, nhấn vào mũi tên lên, xuống để di chuyển, nhấp dấu nhân để xóa … Ta có kết quả như hình sau: 3.2.5 Hướng dẫn thiết kế phần giao diện chính Như những phần trước chúng ta thấy khi chưa post bài vào phần nội dung trang chủ thì trang chủ của ta là một trang trống. Từ trang chủ này chúng ta chọn “Edit” hoặc có thể nhấn phím “E”. Nhìn bên trái ta thấy các chức năng như “Chèn” , Định dạng, Bảng, Bố cục. Chúng ta chọn bố cục để tạo bố cục cho trang chủ. Tại đây chọn bố cục là Hai cột  Như vậy trang chủ của ta sẽ có bố cụ như thế này Muốn chèn vào vị trí nào thì cần phải nhấp chuột vào đó và chọn “Chèn” à Bài đăng gần đây Một của sổ mới hiện ra ta chọn như sau: qtsxiuh  - Hiển thị bài đăng từ: ta chọn trang cần đăng - Độ dài bài đăng.: Đoạn trích ngắn. - Bao gồm hình thu nhỏ của hình ảnh đầu tiên trong bài đăng: Nhấp chọn. - Số bài đăng hiển thị: Túy ý. nên chọn từ 3 trở lên cho đẹp - Bao gồm tiêu đề Sửa lại thành tên như trên tôi chọn “Quản trị sản xuất” thì cái này tôi điền là “Quản trị sản xuất”. Cuối cùng nhấn “Lưu” và làm tương tự với các trang khác. 3.2.6 Chèn hình ảnh, Audio, đính kèm tệp Chèn hình ảnh: Muốn chèn hình ảnh vào nội dung của trang web, ta chọn phần chỉnh sửa trang rồi chọn Chèn à Hình ảnh Chọn Tải lên hình ảnh à OK Chèn Audio Vì nhiều Audio có dung lượng lớn nên ta có thể upload file lên trang www.mediafire.com rồi đặt liên kết đến như sau: 2 3 1. Chọn nơi để đặt liên kết Dán link của Audio vào ô “Liên kết đến URL này”, rồi chọn OK. Đính kèm tệp Ở mỗi trang web, ta chọn nút “Thêm tệp” - Một hộp thoại xuất hiện, chọn đường dẫn đến tệp cần đính kèm, rồi chọn OK 3.2.7 Chèn bản đồ, đồng hồ Chèn bản đồ Chèn đồng hồ Chọn Chèn à Tiện ích khác… 3.2.8 Chèn form liên hệ - Chèn Form liên hệ. Phần này chúng ta sử dụng Google Drive. Bước 1. Tạo form liên hệ Truy cập vào https://drive.google.com/#my-drive để tạo một form liên hệ bằng cách nhấn vào TẠO (CREATE)  Sau đó nhấp chọn Mẫu (Form) hệ thống sẽ mở ra một cửa sổ mới. Ở đây bạn có thể chọn chủ đề. Các bạn thích thì chọn 1 chủ đề không thì có thể bỏ qua khi đó form của bạn chỉ có mày trắng chữ đen.  Trong form này cần lưu ý: Tiêu đề câu hỏi (Question Title): Nhập Họ và Tên người cần liên hệ với mình. Văn bản trợ giúp: Hướng dẫn họ cách nhập. Loại câu hỏi (Question Type): Lựa chọn phương án trả lời. Vì là Họ và tên nên yêu cầu tự nhập nên ta chọn TEXT. Required question: Câu nào yêu cầu họ phải trả lời thì nhấp chọn vào đây:  Tiếp theo các nội dung khác như số điện thoại, email, địa chỉ … Riêng phần nào mà yêu cầu người liên hệ nhập nội dung dài thì Question Type ta không chọn text mà chọn “Paragraph Text” Form sau khi hoàn thiện sẽ có dạng như sau: Form liên hệ với qtsxiuh Liên hệ với qtsxiuh  Kéo xuống dưới chân trang ta thấy 1 box Confirmation message. Box này là nội dung thông báo khi người liên hệ gửi đi 1 yêu cầu thì hệ thống sẽ hiện thông báo này ra. Ở đây tôi sẽ nhập là ” Yêu cầu của quý vị đã được gửi đi qtsxiuh.tk sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất” cuối cùng là nhấn “Send Form” Hệ thống hiện ra thông báo ta chọn Nhúng (Embed) để lấy code nhúng vào site. Tại đây các bạn có thể lựa chọn chiều rộng, chiều cao tùy ý.  Copy code trong “Dán mã HTML để nhúng vào trang web” (Paste HTML to embed in website) và dán vào website là được. Đang tải... Bước 2: Chèn form vào website Có 2 cách: Cách 1 là dùng chức năng chèn của trang và cách 2 là lấy code ở trên và dán vào. Tạo một trang mới tên là “Liên hệ” với “Chọn biểu mẫu để sử dụng” là “Trang web”  Nhấn vào biểu tượng “HTML” Dán đoạn code trên vào khung “HTML” à “Cập nhật” Nhấn “Lưu” trang web và chiêm ngưỡng thành quả. Và đây là kết quả: 3.2.9 Chèn Số lượt truy cập Vào trang   hoặc  rồi chèn các mẫu số lượt truy cập theo ý muốn. CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ HIỆU CHỈNH BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRÊN WEBSITE ĐIỆN TỬ Để đưa nội dung các bài giảng lên website, ta thực hiện chọn các trang con tương ứng trên Menu ở thanh bên, rồi nháy nút lệnh: (góc trên, bên phải) để về chế độ chỉnh sửa trang, lúc này ta có thể đưa bài giảng lên dễ dàng dưới dạng văn bản, hình ảnh, … như đã trình bày ở chương 2. Khi đưa xong ta nhấn nút Lưu ở góc trên, bên phải để lưu bài giảng. 4.1 Bài 1-Tổng quan về quản trị sản xuất - Chọn “Chỉnh sửa trang” Nháy nút “Lưu” 4.2 Bài 2-Dự báo nhu cầu 4.3 Bài 3-Hoạch định năng lực sản xuất 4.4 Bài 4-Định vị doanh nghiệp 4.5 Bài 5-Bố trí mặt bằng sản xuất 4.6 Bài 6-Hoạch định tổng hợp các nguồn lực 4.7 Bài 7-Hoạch định nguyên vật liệu và quản trị hàng dự trữ 4.8 Bài 8-Điều độ sản xuất Bottom of Form CHƯƠNG 5: TÊN MIỀN VÀ TIỆN ÍCH Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác, dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (ở đây là website) đều có thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng internet, mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP (và ngược lại) do hệ thống DNS trên toàn cầu thực hiện. Với việc cho phép sử dụng địa chỉ dạng chữ cái không trùng nhau thay cho dãy số, tên miền cho phép người dùng Internet dễ tìm kiếm và liên lạc với các trang web và bất kỳ dịch vụ liên lạc dựa trên IP nào khác. Tính uyển chuyển của hệ thống tên miền cho phép nhiều địa chỉ IP có thể được gán vào một tên miền, hoặc nhiều tên miền đều cùng chỉ đến một địa chỉ IP. Điều này có nghĩa là một máy chủ có thể có nhiều vai trò (như lưu trữ nhiều website độc lập), hoặc cùng một vai trò có thể được trải ra trên nhiều máy chủ. Một địa chỉ IP có thể được gán cho vài máy chủ, như trong mạng anycast. 5.1 Hướng dẫn cách add một tên miền riêng thay cho tên miền mặc định của google. Theo như mặc định thì tên miền của google site là: https://sites.google.com/site/qtsxiuh/home nó rất dài dòng và khó nhớ. Để add tên miền riêng các bạn cần phải có một tên miền riêng. Để phát triển lâu dài thì khuyên các bạn nên mua tên miền tại http:// dot.tk  đây là một nhà cung cấp tên miền uy tín đồng thời sẽ giúp ta xác minh quyền sở hữu tên miền một cách nhanh chóng và thuận tiện. Nếu các bạn sử dụng tên miền của nhà cung cấp trong nước thì bạn chỉ có thể dùng được tên miền www.domain.com chứ không dùng được các subdomain.  5.2 Đăng ký tên miền mới Bước 1: Đăng nhập website: Đăng ký Email: quantrisanxuatcokhimayiuh@gmail.com Mật khẩu: qkhzaczl (Mật khẩu được nhà cung cấp gửi về email theo yêu cầu đăng ký). Bước 2: Đăng ký miền miền: Vào địa chỉ: Chọn đăng ký tên miền. TK miễn phí: quantrisanxuatckiuh.tk Điền tên miền mới (quantrisanxuatckiuh.tk) -> Chọn GO Coppy URLcần sử dụng tên miền mới: https://sites.google.com/site/qtsxiuh/home Đăng ký dài hạn: ta có thể chọn từ 1 đến 12 tháng. Nhập những ký tự bảo mật: J S Z J L W N V Nhấn đăng ký. 5.3 Thay đổi tên miền Chọn tên URL rút ngắn: quantrisanxuatckiuh.tk Chọn à GO. Điền đầy đủ thông tin : https://sites.google.com/site/qtsxiuh/home Đăng ký dài hạn: (từ 1 đến 12 tháng). Điền đầy đủ thông tín à Nhấn tiếp theo. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 6.1 Điểm mạnh và những vấn đề làm được Sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Tuấn Hùng. Tìm hiểu ứng dụng google site và các ứng dụng thiết kế website điện tử. Tham khảo và xây dựng nội dung học tập môn học: “Quản trị sản xuất”. Thiết lập thành công được website điện tử môn học quản trị sản xuất. https://sites.google.com/site/qtsxiuh/home Với gmail : quantrisanxuatcokhimayiuh@gmail.com Pass: nhon7790 Tìm hiểu được cách tạo sử dụng một doman miễn phí từ ứng dụng của http:// www.dot.tk Xây dựng và rút ngắn được tên miền làm cho người học dễ nhớ. 6.2 Hạn chế Thời gian làm đồ án ngắn. Khối lượng tìm hiểu nội dung còn khá mới. Kiến thức môn học còn hạn chế. Khả năng sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế. Dung lượng cho phép nhỏ. Tên miền bị chặn bởi nhà cung cấp, không sử dụng được lâu dài. 6.3 Đề xuất và hướng phát triển đề tài Phát triển ứng dụng website điện tử vào việc dạy và học là rất tốt. Tuy nhiên như nói trên, khả năng còn hạn chế của ứng dụng Site google. Chúng ta có thể xây dựng website sử sụng với dung lượng lớn, để có thể chứa được học liệu audio, video, … Xây dựng phần mềm ghi điểm và làm bài tập trắc nghiệm vì đây là phương pháp khá hiệu quả trong việc giúp người học nắm và nhớ được kiến thức lâu hơn, đó là một trong những điển nhấn quan trọng trong phương pháp học trực tuyến (E – leanning). Tên miền được mua bởi các nhà cung cấp như vậy sẽ kéo dài thời gian sử dụng. Đầu tư vào giáo trình tiếng Anh nâng tầm người học và hòa nhập với thế giới. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2014 Trưởng nhóm đề tài Lâm An Nhơn DĐ: 099 689 2536

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdoanchuyennganh150714_0255.docx
Luận văn liên quan