MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1
1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN1
1.1.Tóm tắt về xuất xứ. 1
1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. 2
2.CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM . 2
2.1.Văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật2
2.2.Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng. 4
2.3.Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM . 5
3.PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM . 6
4.TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM . 7
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN9
1.1.TÊN DỰ ÁN9
1.2.CHỦ DỰ ÁN9
1.3.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN9
1.4.NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN11
1.4.1.Các hạng mục công trình. 11
1.4.2.Công nghệ của dự án. 13
1.4.2.Thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất17
1.4.3.Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất và nhiên liệu. 18
1.4.4.Sản phẩm và công suất sản xuất20
1.4.5.Nhu cầu lao động. 20
1.4.6.Tiến độ thực hiện dự án. 20
1.4.7.Vốn đầu tư và nguồn vốn. 22
1.4.8.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 23
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI. 24
2.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG24
2.1.1.Điều kiện về địa lý, địa chất24
2.1.2.Điều kiện về khí tượng thủy văn. 27
2.1.3.Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên. 28
2.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN33
2.2.1.Điều kiện kinh tế. 33
2.2.2.Điều kiện văn hóa - xã hội33
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG34
3.1.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG35
3.1.1.Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải35
3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng. 35
3.1.1.2. Giai đoạn hoạt động. 40
3.1.2.Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải47
3.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng. 47
3.1.2.2. Giai đoạn hoạt động. 47
3.1.3.Đối tượng bị tác động. 49
3.1.3.1. Môi trường vật lý. 49
3.1.3.2. Môi trường kinh tế – xã hội51
3.1.3.3. Con người và sinh vật52
3.1.4.Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra. 52
3.1.4.1. Giai đoạn 1 – giai đoạn thi công xây dựng. 52
3.1.4.2. Giai đoạn 2 - giai đoạn hoạt động. 53
3.2.NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ54
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG57
4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU57
A. Khống chế các tác động xấu có liên quan đến chất thải57
4.1.1.Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng. 57
4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí, tiếng ồn. 57
4.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt58
4.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn. 58
4.1.2.Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động. 58
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải và tiếng ồn. 58
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải61
4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn không nguy hại và chất thải nguy hại65
B. Khống chế các tác động xấu không liên quan đến chất thải66
4.1.3.Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng. 66
4.1.3.1. Nước mưa. 66
4.1.3.2. Giảm thiểu các vấn đề xã hội do mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương trong giai đoạn thi công xây dựng. 66
4.1.4.Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động. 67
4.1.4.1. Nước mưa chảy tràn. 67
4.1.4.2. Giảm thiểu tai nạn giao thông và quản lý công nhân nhập cư thuê nhà ở trong giai đoạn dự án mới đi vào hoạt động. 67
4.2. ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG67
4.2.1.Khống chế các sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng. 67
4.2.1.1. Sự cố hư hỏng thiết bị67
4.2.1.2. Sự cố hỏa hoạn, sét đánh. 68
4.2.1.3. Sự cố tai nạn lao động. 68
4.2.2.Khống chế các sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành. 69
4.2.2.1. Phòng chống cháy nổ. 69
4.2.2.2. Biện pháp đối với sự cố rò rỉ dầu. 69
4.2.2.4. Biện pháp khống chế sự cố xử lý chất thải không đạt yêu cầu. 70
4.2.2.5. Biện pháp an toàn lao động. 70
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 68 71
5.1 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY HIỆN HỮU71
5.2CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG71
5.2.1. Trong quá trình thi công xây dựng. 71
5.2.2. Trong quá trình nhà máy đi vào hoạt động. 72
5.3.CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG72
5.3.1. Giám sát chất thải73
5.3.2. Giám sát môi trường xung quanh. 73
5.3.3. Giám sát sức khỏe người lao động. 74
5.3.4. Dự toán kinh phí giám sát môi trường hàng năm74
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỘNG76
6.1Ý KIẾN THAM VẤN CỦA UBND PHƯỜNG PHÚ THỌ.76
6.2Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN PHƯỜNG PHÚ THỌ76
6.3Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CÔNG TY TNHH LOTTE 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 78
1. KẾT LUẬN78
2.KIẾN NGHỊ78
3.CAM KẾT79
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu. 79
3.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án80
DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1. Danh sách các máy móc, thiết bị cần thiết của dự án. 17
Bảng 1.2. Danh mục nguyên liệu sản xuất trong năm hoạt động ổn định.19
Bảng 1.3. Nhu cầu lao động trong năm hoạt động ổn định.20
Bảng 1.4. Tiến độ thực hiện của dự án. 1
Bảng 1.5. Tổng vốn đầu tư dự kiến. 1
Bảng 1.6. Dự toán chi phí xây dựng các công trình xử lý chất thải1
Bảng 2.1. Kết quả phân tích môi trường trong không khí xung quanh và sản xuất8
Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại Công ty TNHH Lotte Việt Nam9
Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại rạch Bà Lụa. 9
Bảng 2.4. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực dự án. 31. 11
Bảng 2.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua bể tự hoại.11
Bảng 3.1. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu Diesel16
Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện thi công và vận chuyển trong dự án16
Bảng 3.3. Mức ồn từ các thiết bị thi công và theo khoảng cách ảnh hưởng. 18
Bảng 3.4. Hệ số và tải lượng các chất ô nhiễm khí thải máy phát điện. 21
Bảng 3.5. Nồng độ của khí thải của máy phát điện. 22
Bảng 3.6. Hệ số và tải lượng các chất ôn nhiễm quá trình đốt LPG.25
Bảng 3.7. Thành phần đặc trưng của chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 3.8. Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng. 34
Bảng 5.1. Tổng kinh phí dự toán cho chương trình giám sát môi trường hàng năm55
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BOD
: Nhu cầu ôxy sinh hóa
BTCT
: Bê- tông cốt thép
BTNMT
: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
COD
: Nhu cầu ôxy hóa học
CTC
: Trung tâm Tư vấn & Chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
KCN
: Khu công nghiệp
KPH
: Không phát hiện
PCCC
: Phòng cháy chữa cháy
SS
: Chất rắn lơ lửng
TCVN
: Tiêu Chuẩn Việt Nam
TCXD
: Tiêu chuẩn xây dựng
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
VOC
: Chất hữu cơ bay hơi
WHO
: Tổ chức Y tế Thế giới
XLNT
: Xử lý nước thải
MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1.1. Tóm tắt về xuất xứ Bình Dương là tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Kiên Giang. Bình Dương được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 có diện tích là 2.695,5 km2. Với lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, gần thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; đất đai bằng phẳng, nền đất thuận lợi trong xây dựng cơ bản với suất đầu tư thấp; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á ; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển từ 10 - 40 Km .Tất cả đã tạo điều kiện cho Bình Dương vượt khó đi lên, trở thành một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện nhất trong lĩnh vực công nghiệp. Hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của tỉnh là: tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, về cơ sở hạ tầng công nghiệp . và khai thác các nguồn lực đầu tư bên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh, phấn đấu để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, thực sự trở thành một địa bàn động lực kinh tế và phát triển năng động gắn kết với các địa phương trong vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, quốc phòng an ninh vững chắc. Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 - Tốc độ tăng GDP
11-12%
- Cơ cấu GDP
+ Công nghiệp - xây dựng
60%
+ Dịch vụ
30,8%
+ Nông-lâm-thủy sản
9,2 %
Nguồn cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương Một trong những chính sách kinh tế quan trọng của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng là không ngừng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Dựa trên chính sách thu hút đầu tư đó, cộng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội . Công ty TNHH Lotte Việt Nam đã được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Các sản phẩm của công ty trong thời gian qua luôn đảm bảo chất lượng tốt, do đó luôn chiếm được thị phần lớn trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Để nâng cao tính cạnh tranh và làm thỏa mãn nhiều hơn nữa nhu cầu tiêu dùng đa dạng ở thị trường Việt Nam, Công ty sẽ tiếp tục cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và chuyên nghiệp cùng với việc mở rộng thị trường kinh doanh tại Việt Nam bằng cách đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gum, công suất 900 tấn/năm. Với dự án này, nhà xưởng mới sẽ được xây dựng trên phần đất trống còn lại (thuộc quyền sử dụng của công ty TNHH Lotte Việt Nam) với tổng diện tích xây mới khoảng 2.656m2. Toàn bộ diện tích 33.000 m2 tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sông Bé chấp thuận cho công ty TNHH Lotte Việt Nam thuê nằm trong khu đất đã được quy hoạch công nghiệp, song không nằm trong khu công nghiệp tập trung. Đây là dự án mở rộng, để tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, công ty TNHH Lotte Việt Nam tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm ” tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. 1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dươngcó thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm”. Công ty đang tiến hành lập các thủ tục cần thiết theo đúng quy định để dự án được triển khai và đi vào hoạt động. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo ĐTM cho dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm” được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý, văn bản kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và tài liệu tham khảo sau: 2.1. Văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật - Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. - Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998. - Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 21/11/2007. - Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và Khu công nghiệp. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4293 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
1.1. Tóm tắt về xuất xứ 1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 2
2.CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 2
2.1. Văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật 2
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 4
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM 5
3.PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 6
4.TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM 7
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9
1.1. TÊN DỰ ÁN 9
1.2. CHỦ DỰ ÁN 9
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 9
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 11
1.4.1. Các hạng mục công trình 11
1.4.2. Công nghệ của dự án 13
1.4.2. Thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất 17
1.4.3. Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất và nhiên liệu 18
1.4.4. Sản phẩm và công suất sản xuất 20
1.4.5. Nhu cầu lao động 20
1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án 20
1.4.7. Vốn đầu tư và nguồn vốn 22
1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 23
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 24
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 24
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 24
2.1.2. Điều kiện về khí tượng thủy văn 27
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 28
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 33
2.2.1. Điều kiện kinh tế 33
2.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội 33
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 34
3.1.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 35
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 35
3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng 35
3.1.1.2. Giai đoạn hoạt động 40
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 47
3.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng 47
3.1.2.2. Giai đoạn hoạt động 47
3.1.3. Đối tượng bị tác động 49
3.1.3.1. Môi trường vật lý 49
3.1.3.2. Môi trường kinh tế – xã hội 51
3.1.3.3. Con người và sinh vật 52
3.1.4. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 52
3.1.4.1. Giai đoạn 1 – giai đoạn thi công xây dựng 52
3.1.4.2. Giai đoạn 2 - giai đoạn hoạt động 53
3.2.NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 54
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 57
4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 57
A. Khống chế các tác động xấu có liên quan đến chất thải 57
4.1.1. Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 57
4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí, tiếng ồn 57
4.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt 58
4.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn 58
4.1.2. Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 58
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải và tiếng ồn 58
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải 61
4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn không nguy hại và chất thải nguy hại 65
B. Khống chế các tác động xấu không liên quan đến chất thải 66
4.1.3. Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 66
4.1.3.1. Nước mưa 66
4.1.3.2. Giảm thiểu các vấn đề xã hội do mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương trong giai đoạn thi công xây dựng 66
4.1.4. Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 67
4.1.4.1. Nước mưa chảy tràn 67
4.1.4.2. Giảm thiểu tai nạn giao thông và quản lý công nhân nhập cư thuê nhà ở trong giai đoạn dự án mới đi vào hoạt động 67
4.2. ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67
4.2.1. Khống chế các sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng 67
4.2.1.1. Sự cố hư hỏng thiết bị 67
4.2.1.2. Sự cố hỏa hoạn, sét đánh 68
4.2.1.3. Sự cố tai nạn lao động 68
4.2.2. Khống chế các sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành 69
4.2.2.1. Phòng chống cháy nổ 69
4.2.2.2. Biện pháp đối với sự cố rò rỉ dầu 69
4.2.2.4. Biện pháp khống chế sự cố xử lý chất thải không đạt yêu cầu 70
4.2.2.5. Biện pháp an toàn lao động 70
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ..................................68 71
5.1 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY HIỆN HỮU.......................................................................................................... 71
5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 71
5.2.1. Trong quá trình thi công xây dựng 71
5.2.2. Trong quá trình nhà máy đi vào hoạt động 72
5.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 72
5.3.1. Giám sát chất thải 73
5.3.2. Giám sát môi trường xung quanh 73
5.3.3. Giám sát sức khỏe người lao động 74
5.3.4. Dự toán kinh phí giám sát môi trường hàng năm 74
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỘNG 76
6.1 Ý KIẾN THAM VẤN CỦA UBND PHƯỜNG PHÚ THỌ. 76
6.2 Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN PHƯỜNG PHÚ THỌ 76
6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CÔNG TY TNHH LOTTE 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1. KẾT LUẬN 78
2. KIẾN NGHỊ 78
3. CAM KẾT 79
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu 79
3.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án 80
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các máy móc, thiết bị cần thiết của dự án 17
Bảng 1.2. Danh mục nguyên liệu sản xuất trong năm hoạt động ổn định. 19
Bảng 1.3. Nhu cầu lao động trong năm hoạt động ổn định. 20
Bảng 1.4. Tiến độ thực hiện của dự án 1
Bảng 1.5. Tổng vốn đầu tư dự kiến 1
Bảng 1.6. Dự toán chi phí xây dựng các công trình xử lý chất thải 1
Bảng 2.1. Kết quả phân tích môi trường trong không khí xung quanh và sản xuất 8
Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại Công ty TNHH Lotte Việt Nam 9
Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại rạch Bà Lụa 9
Bảng 2.4. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực dự án. 31 11
Bảng 2.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua bể tự hoại. 11
Bảng 3.1. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu Diesel 16
Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện thi công và vận chuyển trong dự án 16
Bảng 3.3. Mức ồn từ các thiết bị thi công và theo khoảng cách ảnh hưởng 18
Bảng 3.4. Hệ số và tải lượng các chất ô nhiễm khí thải máy phát điện 21
Bảng 3.5. Nồng độ của khí thải của máy phát điện 22
Bảng 3.6. Hệ số và tải lượng các chất ôn nhiễm quá trình đốt LPG. 25
Bảng 3.7. Thành phần đặc trưng của chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 3.8. Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng 34
Bảng 5.1. Tổng kinh phí dự toán cho chương trình giám sát môi trường hàng năm 55
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BOD
: Nhu cầu ôxy sinh hóa
BTCT
: Bê- tông cốt thép
BTNMT
: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
COD
: Nhu cầu ôxy hóa học
CTC
: Trung tâm Tư vấn & Chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
KCN
: Khu công nghiệp
KPH
: Không phát hiện
PCCC
: Phòng cháy chữa cháy
SS
: Chất rắn lơ lửng
TCVN
: Tiêu Chuẩn Việt Nam
TCXD
: Tiêu chuẩn xây dựng
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
VOC
: Chất hữu cơ bay hơi
WHO
: Tổ chức Y tế Thế giới
XLNT
: Xử lý nước thải
MỞ ĐẦU
XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Tóm tắt về xuất xứ
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Kiên Giang. Bình Dương được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 có diện tích là 2.695,5 km2. Với lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, gần thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; đất đai bằng phẳng, nền đất thuận lợi trong xây dựng cơ bản với suất đầu tư thấp; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển từ 10 - 40 Km. . .Tất cả đã tạo điều kiện cho Bình Dương vượt khó đi lên, trở thành một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện nhất trong lĩnh vực công nghiệp.
Hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của tỉnh là: tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, về cơ sở hạ tầng công nghiệp... và khai thác các nguồn lực đầu tư bên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh, phấn đấu để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, thực sự trở thành một địa bàn động lực kinh tế và phát triển năng động gắn kết với các địa phương trong vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, quốc phòng an ninh vững chắc.
Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2010
- Tốc độ tăng GDP
11-12%
- Cơ cấu GDP
+ Công nghiệp - xây dựng
60%
+ Dịch vụ
30,8%
+ Nông-lâm-thủy sản
9,2 %
Nguồn cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương
Một trong những chính sách kinh tế quan trọng của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng là không ngừng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Dựa trên chính sách thu hút đầu tư đó, cộng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội... Công ty TNHH Lotte Việt Nam đã được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Các sản phẩm của công ty trong thời gian qua luôn đảm bảo chất lượng tốt, do đó luôn chiếm được thị phần lớn trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Để nâng cao tính cạnh tranh và làm thỏa mãn nhiều hơn nữa nhu cầu tiêu dùng đa dạng ở thị trường Việt Nam, Công ty sẽ tiếp tục cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và chuyên nghiệp cùng với việc mở rộng thị trường kinh doanh tại Việt Nam bằng cách đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gum, công suất 900 tấn/năm.
Với dự án này, nhà xưởng mới sẽ được xây dựng trên phần đất trống còn lại (thuộc quyền sử dụng của công ty TNHH Lotte Việt Nam) với tổng diện tích xây mới khoảng 2.656m2. Toàn bộ diện tích 33.000 m2 tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sông Bé chấp thuận cho công ty TNHH Lotte Việt Nam thuê nằm trong khu đất đã được quy hoạch công nghiệp, song không nằm trong khu công nghiệp tập trung.
Đây là dự án mở rộng, để tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, công ty TNHH Lotte Việt Nam tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm ” tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm”. Công ty đang tiến hành lập các thủ tục cần thiết theo đúng quy định để dự án được triển khai và đi vào hoạt động.
CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM cho dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm” được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý, văn bản kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và tài liệu tham khảo sau:
Văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998.
Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 21/11/2007.
Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và Khu công nghiệp.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính Phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2003 của Chính Phủ về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành ngày 8/12/2008 về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ngày 03/07/2007 về việc hướng dẫn phân loại và Quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường hướng dẫn thực hiện việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công An về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2003 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng BKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam.
Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Trưởng BTMNT về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y Tế ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc Ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12/12/2008 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
TCVN 5939 - 2005: Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
TCVN 5940 - 2005: Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
TCVN 5949 - 1998: Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép.
TCVN 5945 - 2005: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
Tiêu chuẩn 7629 – 2007: Ngưỡng chất thải nguy hại
Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động của Bộ Y Tế tại quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số Vệ sinh Lao động.
Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM
Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án Thành lập Công ty liên doanh Lotte Việt Nam”, tháng 2/1997. Công ty Liên doanh Lotte.
Giải trình kinh tế - kỹ thuật dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất bánh kẹo - công ty TNHH Lotte Việt Nam”.
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, năm 2008. Chi Cục Thống Kê Bình Dương.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương: www.binhduong.gov.vn
Báo cáo đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải, khí thải một số cơ sở công nghiệp trọng điểm ở thành phố Hồ Chí Minh”. ThS. Nguyễn Đình Tuấn và KS. Nguyễn Khắc Thanh.
Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, năm 1999. Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga. NXB Khoa Học Kỹ Thuật
Solid Waste Management. McGraw- Hill International.
Giáo trình Xử lý nước thải, năm 1996. PGS, PTS Hoàng Huệ. NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, năm 1993. World Health Organization.
Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập 2, năm 1998. Sở Khoa học & Công nghệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Số liệu thu được từ lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, tiếng ồn tại khu vực dự án.
Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
Giấy chứng nhận đầu tư số 461023000220 (chứng nhận lần đầu) ngày 26/10/2007 cho Công ty TNHH Lotte Việt Nam do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương cấp.
Giấy chứng nhận đầu tư số 461023000220 (chứng nhận thay đổi lần thứ nhất) ngày 21/08/2008 cho Công ty TNHH Lotte Việt Nam do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương cấp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 237QSDĐ/96 do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sông Bé cấp cho Công ty Liên doanh Lotte Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 1996.
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Phương pháp ĐTM được sử dụng trong báo cáo này dựa vào “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá tác động môi trường” do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành. Các phương pháp sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
Phương pháp thống kê: thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã hội của khu vực dự án.
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước, đất, tiếng ồn tại khu vực dự án và khu vực xung quanh.
Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế Giới thiết lập: ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ những hoạt động của nhà máy theo các hệ số ô nhiễm của WHO.
Phương pháp so sánh: đánh giá chất lượng môi trường, các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Phương pháp liệt kê: là phương pháp được áp dụng chính trong báo cáo này với các đặc điểm cơ bản như sau:
Liệt kê tất cả các nguồn gây tác động môi trường từ hoạt động xây dựng cũng như hoạt động vận hành của dự án, bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn và các vấn đề về an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường…;
Dựa vào kinh nghiệm của các dự án tương tự, dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do hoạt động của dự án gây ra;
So sánh về lợi ích kỹ thuật và kinh tế, lựa chọn và đề xuất phương án giảm thiểu các tác động do hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường, kinh tế và xã hội.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM
Báo cáo ĐTM dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm” do Công ty TNHH Lotte Việt Nam chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung Tâm Tư Vấn Phát Triển Bình Dương.
Chủ đầu tư
Tên công ty: Công ty TNHH Lotte Việt Nam
Đại diện: Ông Yamashita Takaaki Chức vụ: Tổng giám đốc
Ðiện thoại: 0650.3831944 Fax: 0650.3827471
Ðịa chỉ: Phường Phú Thọ, Tx.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Đơn vị tư vấn:
Tên công ty: Trung Tâm Tư Vấn Phát Triển Bình Dương
Địa chỉ liên hệ: 26 Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650.840554 Fax: 0650.840554.
Quá trình làm việc để soạn thảo báo cáo bao gồm các bước:
Sưu tầm và thu thập các số liệu cần thiết về điều kiện tự nhiên, môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, và các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Khảo sát và đo đạc hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn bao gồm lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí, nước và chất lượng môi trường đất. Điều tra, khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực dự án và vùng phụ cận.
Trên cơ sở số liệu thu thập được và kết quả phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm, học hỏi kinh nghiệm của các dự án tương tự, phân tích đánh giá các tác động do hoạt động của dự án đến các thành phần môi trường và dân sinh cũng như đề xuất các biện pháp công nghệ và quản lý để khắc phục, hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM các cấp theo đúng trình tự quy định.
Tổ chức và thành viên thực hiện
Tên người tham gia
Đơn vị công tác
Học vị và chức vụ
Ông.
Yamashita Takaaki
Công ty TNHH Lotte Việt Nam
Tổng giám đốc
Ông.
Keiya Takahashi
Công ty TNHH Lotte Việt Nam
Giám đốc sản xuất
Ông.
Đỗ Ngọc Giao
Công ty TNHH Lotte Việt Nam
Trưởng phòng kế hoạch
Bà.
Nguyễn Thị Thanh
Công ty TNHH Lotte Việt Nam
Trưởng phòng kiểm tra chất lượng
Ông
Nguyễn Xuân Ngàn
Trung Tâm Tư Vấn – Phát Triển Bình Dương
Phó Giám Đốc
Ông
Lê Lã Văn Linh
Trung Tâm Tư Vấn – Phát Triển Bình Dương
Thạc sỹ vật lý
Ông
Nguyễn Quốc Luân
Trung Tâm Tư Vấn – Phát Triển Bình Dương
Thạc sỹ công nghệ môi trường
Bà
Trần Thị Thu Hồng
Trung Tâm Tư Vấn – Phát Triển Bình Dương
Kỹ sư Môi trường
Bà
Mai Thị Ánh Huyền
Trung Tâm Tư Vấn – Phát Triển Bình Dương
Kỹ sư Môi trường
Bà
Phạm Thị Nhung
Trung Tâm Tư Vấn – Phát Triển Bình Dương
Kỹ sư địa chất
Bà
Huỳnh Thị Mỹ Hạnh
Trung Tâm Tư Vấn – Phát Triển Bình Dương
Cử nhân kinh tế
Ông
Dương Hải Âu
TT chuyển giao CNMT và nước sạch
PGĐ - Kỹ sư
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
TÊN DỰ ÁN
Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm” tại Phường Phú Thọ, Tx.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
CHỦ DỰ ÁN
Chủ dự án : Công ty TNHH Lotte Việt Nam
Tên giao dịch : LOTTE VIETNAM CO.,LTD.
Địa chỉ trụ sở : Phường Phú Thọ, Tx. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3831944
Fax : 0650.3827471
Người đại diện : Ông Yamashita Takaaki Chức vụ: Tổng giám đốc
Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất các loại bánh, kẹo; xuất nhập khẩu các loại kẹo đường (kể cả sô cô la trắng) không chứa ca cao; sô cô la và chế phẩm, thực phẩm khác có chứa ca cao; bánh mì, bánh ngọt, bánh quy và các loại bánh khác có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược; bánh quế, bánh đa nem.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gum - Công ty Lotte được xây dựng trên phần đất trống thuộc quyền sử dụng của Công ty. Nhà máy mở rộng sẽ được xây dựng về phía Tây của nhà máy hiện hữu, cách mép tường trái của nhà máy hiện hữu là 3 m, và sẽ thông với nhà máy hiện hữu qua hành lang. Toàn bộ khu đất 33.000 m2 Công ty đang sử dụng tại Phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một nằm trong quy hoạch đất công nghiệp của tỉnh Bình Dương với các vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp với : Đất trống.
Phía Nam giáp với :Cổng nhà máy đường Bình Dương.
Phía Đông giáp với: Đường Võ Minh Đức
Phía Tây giáp với : Nhà máy đường Bình Dương.
Sơ đồ vị trí của Công ty TNHH Lotte Việt Nam đính kèm phụ lục
Khoảng cách từ nhà máy mở rộng đến các công trình xung quanh như sau:
Cách tim đường Võ Minh Đức: 54m về phía Đông.
Cách khu dân cư hiện hữu dọc đường Võ Minh Đức về phía Đông: 100 m.
Cách nhà máy đường Bình Dương : 200m về phía Tây.
Cách cổng nhà máy đường Bình Dương: 30m về phía Nam.
Với vị trí như vậy thì dự án có các mối tương quan với các đối tượng tự nhiên khác như sau:
1.3.1. Hệ thống giao thông đường bộ
Dự án nằm cạnh hai tuyến đường chính thuộc khu vực thị xã đó là đường Võ Minh Đức và đường Lê Hồng Phong nối dài. Đây cũng là 2 con đường dẫn vào cổng của công ty. Cả hai tuyến đường này đều đã trải nhựa hoàn chỉnh nối liền với các tuyến đường lớn khác của tỉnh tạo thành một mạng lưới giao thông đường bộ hoàn chỉnh thuận lợi cho các hoạt động vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của Công ty.
1.3.2. Hệ thống sông ngòi
Dự án nằm bên cạnh rạch Bà Lụa, là một nhánh của sông Sài Gòn. Đây là một con sông lớn trong hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, có chức năng cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, tiếp nhận nước thải cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân và giao thông thuỷ. Con sông tạo cho dự án sự thuận lợi trong việc tiếp nhận nước thải sau xử lý từ hoạt động của dự án.
1.3.3. Khu dân cư
Khu đất thực hiện dự án nằm trong khu vực thị xã nên khá gần khu dân cư. Các khu dân cư gần nhất tập trung ở hai tuyến đường chính dẫn vào dự án, nhà dân gần nhất cách cổng dự án khoảng 50m. Tuy nhiên do quỹ đất của công ty còn khá lớn nên công ty sẽ bố trí xây dựng nhà xưởng phía trong quỹ đất, để hành lang cách ly xa khu dân cư. Theo bố trí các hạng mục công trình của dự án thì nhà xưởng sản xuất chính cách khu dân cư khoảng 100m.
1.3.4. Khu vực tiếp nhận chất thải
Nguồn tiếp nhận nước thải:
Dự án nằm gần rạch Bà Lụa, một nhánh của sông Sài Gòn. Đây cũng chính là nguồn tiếp nhận nước thải khi dự án đi vào hoạt động. Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án sẽ được thu qua các cống và hố thu nước mưa rồi theo hệ thống thoát nước khu vực xung quanh cho chảy ra rạch Bà Lụa, vì nước mưa chứa ít chất ô nhiễm được xem là nước sạch. Riêng nước thải từ quá trình sản xuất khi dự án đi vào hoạt động cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, cột A, trước khi cho xả thải ra cống thoát nước chung và thải ra rạch Bà Lụa.
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
Nhà máy hiện hữu của Công ty đã đi vào sản xuất từ năm 1998 với sản phẩm chính là gum Xylitol và gum đường, công suất 900 tấn/ năm. Số lượng công nhân viên trong nhà máy hiện nay là 130 người bao gồm khối văn phòng và khối công nhân trực tiếp sản xuất với chế độ làm việc 8 tiếng/ngày, nghỉ lễ, Chủ Nhật.
Công nghệ sản xuất của Công ty khá thân thiện với môi trường và chất lượng sản phẩm luôn làm hài lòng người tiêu dùng nên sản phẩm chiếm được thị phần lớn trên thị trường bánh kẹo. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, Công ty quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất. Sản phẩm của dự án mở rộng cũng bao gồm kẹo gum xylitol và gum đường với công suất sản xuất tối đa là 900 tấn/năm.
Các hạng mục công trình
a. Các công trình chính
Quy hoạch sử dụng đất của dự án
Công ty đã có nhà máy hoạt động với các hạng mục xây dựng hiện hữu bao gồm:
- Nhà xưởng hiện hữu: 3.648 m2
- Văn phòng hiện hữu: 192m2
- Căn tin : 320m2
- Bãi đậu xe : 112,1 m2
Nhà xưởng mới được xây dựng trên phần đất trống của công ty với diện tích xây dựng như sau:
- Nhà xưởng mới: 2.432 m2.
- Văn phòng kho: 24 m2.
- Các công trình phụ trợ khác: khoảng 200 m2.
Nguồn: Công ty TNHH TNHH Lotte Việt Nam, 2009.
Sơ đồ vị trí, mặt bằng dự án và hợp đồng thuê đất được đính kèm phụ lục.
b. Các công trình phụ trợ
Hệ thống cấp điện
Trên nguồn điện hiện hữu công ty đang sử dụng, công ty sẽ đấu nối, lắp đặt thêm các thiết bị cần thiết để đưa điện về sử dụng cho dự án. Ngoài ra, để phòng trường hợp cúp điện đột xuất ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, công ty sẽ trang bị thêm 1 máy phát điện sử dụng dầu DO có công suất 500 KVA.
Hệ thống cấp nước
Hiện nay, Công ty đang khai thác nguồn nước ngầm tại chỗ chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân viên, công nhân trong công ty. Khi dự án mở rộng nhà máy đi vào hoạt động, nguồn nước này vẫn đảm bảo đủ để phục vụ.
Hệ thống thoát nước
Hiện tại, nguồn nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của Công ty chỉ có nước thải sinh hoạt. Sau khi qua bể tự hoại sẽ cho tự thấm. Song song với quá trình xây dựng mở rộng nhà máy, Công ty sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước. Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải. Nước mưa cũng sẽ được thu gom riêng và đấu nối vào hệ thống thoát nước khu vực xung quanh và xả ra rạch Bà Lụa.
Khu vực tập trung chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất và chất thải nguy hại
Công ty đã dành một phần diện tích đất để xây dựng khu vực tập trung chất thải rắn. Khu vực này được xây dựng có mái che, Công ty sẽ xây dựng thêm tường chắn kiên cố và phân thành từng ô riêng biệt (ô chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải nguy hại) nhằm thuận lợi cho việc tập kết rác thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy hiện hữu và dự án mở rộng. Chất thải rắn phát sinh sẽ được nhà máy bố trí nhân viên thu gom và tập trung tại đây, sau đó đơn vị có chức năng mà Công ty đã hợp đồng sẽ thực hiện việc thu gom và xử lý lượng chất thải này. Đối với các chất thải thuộc thành phần chất thải nguy hại, công ty sẽ quản lý và xử lý theo quy định của Luật môi trường Việt Nam.
Cây xanh
Hiện tại, khu đất thực hiện dự án là khu đất trống, xung quanh khu vực này là nhà máy đường Bình Dương và các khu đất chưa được sử dụng. Trong khuôn viên Công ty đã được trồng nhiều loại cây xanh và diện tích trồng cây xanh sẽ được mở rộng trong quá trình xây dựng dự án nhằm tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp và mát mẻ. Tổng diện tích cây xanh được trồng chiếm khoảng 20% diện tích khuôn viên tuân thủ QCXDVN 01 : 2008/BXD.
Giao thông vận tải, thông tin liên lạc
Công ty TNHH Lotte Việt Nam nằm tại phường Phú Thọ, Tx. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. Khu vực này đã được tỉnh đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải cũng như thông tin liên lạc, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của Công ty.
Công nghệ của dự án
a. Công nghệ thi công xây dựng dự án
Tiến độ thực hiện dự án sẽ bao gồm các giai đoạn: san lấp giải phóng mặt bằng, quá trình xây dựng cơ bản, hoàn thiện công trình, lắp ráp máy móc, vận hành thử và sản xuất. Quy trình thi công được tóm tắt qua sơ đồ khối sau:
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ thi công
Mô tả quá trình thi công
Quá trình thi công xây dựng dự án được thực hiện gồm một số công đoạn cơ bản như sơ đồ khối trên:
Giải phóng, san ủi mặt bằng: dự án nằm trên khu đất trống thuộc khuôn viên của Công ty nên khu đất khá bằng phẳng, mặt đất mọc một số cây cỏ dại với chiều cao không quá nửa mét. Do đó trong giai đoạn này, đơn vị xây dựng chỉ cần dùng máy ủi cào bằng mặt đất dự án và dùng xe vận chuyển cây cỏ ra khỏi dự án. Trong giai đoạn này, công nhân thực hiện tối đa chỉ khoảng 5 người và hoạt động này chỉ cần thực hiện trong 3 - 4 ngày.
Đào móng, gia cố nền: Giai đoạn này cần nhiều công nhân để thực hiện (khoảng 25 người) làm các công việc như đào móng (bằng máy xúc và bằng các dụng cụ lao động phổ thông như cuốc, xẻng) chuẩn bị cho xây dựng nhà xưởng, văn phòng, các công trình phụ như nhà vệ sinh, trạm xử lý, nhà chứa rác, cống thoát nước mưa, nước thải, mương để lắp đặt đường ống cấp nước sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy…Công đoạn này cũng sử dụng các máy đóng cọc, gia cố sắt thép cho nền móng nhà xưởng và các công trình cần thiết.
Giai đoạn xây dựng cơ bản: gồm có các hoạt động như xây móng, đổ bêtông trụ, xây tường, và quá trình lắp đặt các kết cấu khung kèo sắt, thép, mái tole. Cùng với giai đoạn xây dựng cơ bản sẽ có các hoạt động như phối trộn nguyên vật liệu, đóng tháo coppha và quá trình cắt, gò, hàn các chi tiết kim loại,… Các hoạt động này có thể tiến hành ở độ cao nguy hiểm, sử dụng nguồn điện năng cho một số máy móc thiết bị điện. Các loại nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn này gồm có ximăng, cát, gạch, đá,… và sắt thép.
Quá trình hoàn thiện công trình: Quá trình này bao gồm quét vôi, sơn tường, lắp ráp xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện và quá trình thu gom các chất thải, quét dọn mặt bằng, trồng cây xanh…
b. Công nghệ sản xuất của dự án
Sản phẩm do Công ty TNHH Lotte Việt Nam sản xuất hiện nay là kẹo gum xylitol và gum đường với công suất sản xuất là 900 tấn/năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, Công ty quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất. Sản phẩm của dự án mở rộng cũng bao gồm kẹo gum xylitol và gum đường với công suất sản xuất tối đa là 900 tấn/năm. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất trên được trình bày tóm tắt ở hình 1.2, 1.3.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gum xylitol
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gum xylitol
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất gum Xylitol bao gồm Xylitol, cốt gum, maltitol syrup, hương, phụ gia...Các nguyên liệu này được nhập khẩu hay được mua trong nước.
Nguyên liệu được định lượng bằng cân trước khi cho vào máy trộn. Sau khi tất cả nguyên liệu được trộn đều, chúng được đưa vào máy cán để định hình miếng gum hoặc lõi gum. Gum sau khi được định hình sẽ được đưa vào phòng ủ với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để làm khô và tạo sự cân bằng cho gum. Tiếp đó, gum được đưa vào máy tách, tách gum thành viên nhỏ, sau đó lại được đưa vào phòng ủ làm cho gum khô hơn. Gum được bọc với Maltitol, mùi, màu trong chảo bọc gum và được đánh bóng bề mặt cho bóng mượt trong chảo đánh bóng. Gum sau khi được đánh bóng sẽ được phân loại gum đạt yêu cầu và gum lỗi sẽ bị loại. Gum đạt yêu cầu sẽ được gói dưới dạng viên, vỉ và được đóng gói hoàn chỉnh dưới dạng hũ, bịch, hộp sau đó được bốc xếp lên các pallet trong kho.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gum đường
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gum đường
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất gum đường bao gồm đường, cốt gum, glucose, hương, màu, phụ gia...Các nguyên liệu này được nhập khẩu hay được mua trong nước.
Nguyên liệu được định lượng bằng cân trước khi cho vào máy trộn. Sau khi tất cả nguyên liệu được trộn đều, chúng được đưa vào máy cán để định hình miếng gum hoặc lõi gum. Gum sau khi được định hình sẽ được đưa vào phòng ủ với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để làm khô và tạo sự cân bằng cho gum. Tiếp đó, gum được đưa vào máy tách, tách gum thành nhiều miếng. Gum sau khi được tách thành miếng sẽ được gói dưới dạng miếng hoặc 5 thanh và được đóng gói hoàn chỉnh dưới dạng hũ, hộp sau đó được bốc xếp lên các pallet trong kho.
Thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất
Công ty sử dụng máy mới 100% có tính năng tự động hóa cao. Các thiết bị được nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Thuỵ Điển hay được mua trong nước. Toàn bộ máy móc thiết bị của công ty (bao gồm cả máy móc của nhà máy hiện hữu) được liệt kê như Bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1. Danh sách các máy móc, thiết bị cần thiết của dự án
STT
Tên thiết bị
Công suất
Nguồn gốc
Số lượng
Chức năng
Máy
hiện hữu
Máy mới
Hệ thống điều hòa không khí
Nhaät
8
7
Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà máy
Máy nén khí
100HP
Nhật
1
1
Hệ thống hỗ trợ
Nồi hơi
300-500 kg hơi/h
Việt Nam
2
1
Hệ thống hỗ trợ
Máy phát điện
500KVA
Thụy Điển
1
1
Hệ thống phát điện dự phòng
Máy tách độ ẩm
Nhật
1
1
Điều chỉnh độ ẩm trong phòng ủ
Máy xay đường
300 kg/giờ
Nhật
1
Xay đường khô thành bột
Máy hút bụi
Nhật
2
2
Vệ sinh sàn nhà xưởng
Máy trộn 600l
400 kg/giờ
Nhật
1
1
Trộn cốt gum và phụ gia
Máy cán SM400
400 kg/giờ
Nhật
1
1
Định hình gum miếng
Máy dò kim loại
Mỹ
1
2
Máy phát hiện kim loại khi cán và bọc
Hệ thống lạnh
Nhật
1
Dùng trong công đoạn cán
Hệ thống băng tải
Việt Nam
1
Dùng trong công đoạn cán
Máy gói LX-1
1000rpm
Nhật
1
1
Hệ thống gói gum thanh
Máy gói EP-2500
1000rpm
Nhật
1
Hệ thống gói gum thanh
Máy gói vỏ
60 rpm
Nhật
1
Gói bao bì trên hộp
Máy cắt
70 rpm
Nhật
1
Gói gum thanh
Gói ép bốn góc
65 rpm
Nhật
1
1
Gói gum bub-up
Máy ép seal
Đài Loan
1
1
Đóng gói thùng carton
Hệ thống điều hòa không khí
Nhật
1
Điều chỉnh nhiệt độ phòng bọc gum
Bơm
Nhật
2
2
Dùng trong công đoạn bọc gum
Máy làm lạnh
Việt Nam
1
Dùng trong công đoạn bọc gum
Chảo bọc gum
80 -120 kg/chảo
Việt nam
16
12
Bọc gum
Chảo đánh bóng
Việt nam
4
2
Đánh bóng gum Xylitol
Bơm làm sạch
Việt nam
1
1
Dùng trong công đoạn bọc gum
Lò nấu
600 ml
Việt nam
1
Làm syrup
Syrup tank
600 ml
Việt nam
1
1
Chứa syrup
Cục điều hoà không khí
Việt nam
1
1
Dùng trong phòng bọc gum
Máy tách gum
Việt Nam
1
1
Tách gum Xylitol
Băng tải phân loại
Việt Nam
1
1
Xử lý gum Xylitol
Hệ thống băng tải
Việt Nam
1
1
Chuyển thành phẩm và bán sản phẩm
Máy đóng gói vỉ
120 rpm
Đài Loan
1
Đóng gói Xilytol dạng vỉ
Máy đóng gói (viên)
120 rpm
Đài Loan
1
Đóng gói Xilytol dạng vỉ
Máy đóng gói
300 rpm
Trung Quốc
1
Đóng gói Xilytol
Máy dán nhãn (thân hũ)
Đài Loan
1
Dán nhãn trên thân hũ Xilytol
Máy dán nhãn (nắp)
Đài Loan
1
Dán nhãn trên nắp hũ Xilytol
Máy chiết nạp
Nhật
1
Cho viên gum vào hũ
Máy kiểm tra trọng lượng
Nhật
3
Máy kiểm tra trọng lượng sau đóng gói
(Nguồn: Giải trình kinh tế-kỹ thuật, công ty TNHH Lotte Việt Nam)
Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất và nhiên liệu
Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng
Nguyên liệu sẽ ưu tiên mua của nhà cung cấp tại Việt Nam hoặc nhập theo yêu cầu kỹ thuật. Xưởng mới sẽ được lắp đặt các máy móc có công suất bằng xưởng hiện hữu. Nhu cầu nguyên liệu sản xuất hàng năm của nhà máy khi đi vào hoạt động ổn định được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2. Danh mục nguyên liệu sản xuất trong năm hoạt động ổn định.
Loại
Khối lượng (tấn)
Thành tiền (USD)
Cốt Gum
194
2.432.360
Xyliton
191
2.090.625
Maltiton P200
148
1.109.815
Đường
286
545.213
Hương liệu
17
2.041.180
Phụ gia
86
518.662
Tổng cộng
921
8.737.856
(Nguồn: Công ty TNHH Lotte Việt Nam cung cấp)
Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy hiện hữu và dự án mở rộng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên và một phần cho hoạt động sản xuất (chủ yếu dùng để cấp cho lò hơi). Tổng nhu cầu dùng nước của toàn Công ty khoảng 29,2 m3/ngày và được ước tính như sau:
Nước cấp cho nhà máy hiện hữu :
Nước sinh hoạt : Nhà máy hiện hữu có 130 công nhân viên, lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt là: 130 người x 60 lít/ngày = 7.800 lít/ngày = 7,8 m3/ngày
Nước cấp sản xuất (cấp cho 2 nồi hơi) : 8 m3/ngày
Nước cấp cho nhà máy mở rộng :
Nước sinh hoạt : Nhà máy mở rộng có khoảng 140 công nhân viên, lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt sẽ là:140 người x 60 lít/ngày = 8.400 lít/ngày = 8,4 m3/ngày.
Nước cấp sản xuất (cấp cho 1 nồi hơi): 5 m3/ngày.
Nhu cầu sử dụng điện
Dựa vào công suất tiêu thụ điện của các thiết bị máy móc, ước tính tổng nhu cầu sử dụng điện của dự án khoảng 600 kWh/ngày.
Nhu cầu nhiên liệu
Nhiên liệu sử dụng cho nồi hơi là gas của các nhà cung cấp trong nước. Ước tính lượng LPG được sử dụng hàng tháng cho nhà máy mở rộng vào khoảng 5.310kg/tháng.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu DO để chạy máy phát điện khi xảy ra sự cố mất điện, lượng DO được sử dụng trung bình là 2.240l/tháng.
Sản phẩm và công suất sản xuất
Sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay cũng như khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định là sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, kẹo chewing gum Xylitol và gum đường. Dự án mở rộng có công suất sản xuất tối đa là 900 tấn/năm. Như vậy tổng công suất của nhà máy hiện hữu và mở rộng là 1800 tấn/năm.
Nhu cầu lao động
Nhu cầu lao động dự kiến trong ba năm tới khi vận hành tối đa công suất thiết kế của dự án được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 1.3. Nhu cầu lao động trong năm hoạt động ổn định của toàn Công ty.
Vị trí
Người Việt Nam
Người nước ngoài
Tổng cộng
1. Khối sản xuất
276
1
277
2. Khối văn phòng
0
1
1
3. Bộ phận kỹ thuật và chăm sóc khách hàng
18
0
18
4. Bộ phận kinh doanh và tiếp thị
613
2
615
5. Bộ phận tài chính
8
0
8
6. Bộ phận hành chính
35
0
35
Tổng cộng
950
4
954
Nguồn Giải trình kinh tế - kỹ thuật dự án mở rộng nhà máy sán xuất bánh kẹo – Công ty TNHH Lotte Việt Nam.
Trong đó tổng số công nhân viên làm việc trực tiếp tại nhà máy là 270 người.
Tiến độ thực hiện dự án
Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm- công ty TNHH Lotte Việt Nam” dự kiến đi vào xây dựng từ đầu tháng 9 năm 2009 và hoàn thành trong tháng 4 năm 2010. Trong đó các công trình xử lý môi trường : khu vực chứa rác thải, trạm xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải...sẽ được xây dựng trong khoảng tháng 2, 3 năm 2010. Tiến độ thực hiện được trình bày trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Tiến độ thực hiện của dự án
Nguồn Công ty TNHH Lotte Việt Nam
Vốn đầu tư và nguồn vốn
Bảng 1.5. Tổng vốn đầu tư dự kiến
Tổng vốn đầu tư dự kiến
:
25.000.000 USD
Trong đó:
Vốn cố định
:
19.000.000 USD
Vốn lưu động
:
6.00.000 USD
Toàn bộ nguồn vốn do doanh nghiệp tự góp.
Trong tổng nguồn vốn đầu tư của dự án, công ty dự kiến đầu tư khoảng 141.000.000 VNĐ để xây dựng các công trình xử lý chất thải của dự án và được trình bày cụ thể trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Dự toán chi phí xây dựng các công trình xử lý chất thải
STT
Hạng mục công trình xử lý chất thải
Dự toán kinh phí
1
Hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải
100.000.000
2
Xây dựng khu vực tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại và thùng chứa chất thải
20.000.000
3
Hệ thống xử lý nước thải (gồm bể tự hoại, bể điều hoà, bể khử nitơ thứ nhất, nitrat hoá, bể khử nitơ thứ hai, bể đuổi khí nitơ, bể lắng sinh học, bể khử trùng, bể chứa bùn và các thiết bị sử dụng trong các công trình này như: máy khuấy, máy thổi khí, bơm định lượng hoá chất...)
1.020.000.000
4
Hệ thống xử lý khí thải (gồm khống chế bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển hàng hoá, khống chế khí thải từ máy phát điện)
120.000.000
5
Lắp đặt các vật liệu chống ồn cho máy móc, thiết bị
50.000.000
6
Trồng cây và lắp đặt thiết bị thông gió để cải tạo môi trường làm việc và vi khí hậu.
100.000.000
7
Xây dựng các công trình và trang bị thiết bị chống sét và PCCC.
100.000.000
Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Tổ chức quản lý và thực hiện dự án được trình bày tóm tắt trong hình1.4 Hình 1.4. Tổ chức quản lý dự án
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều kiện về địa lý, địa chất
Theo báo cáo khảo sát địa chất do Công ty TNHH Lotte lập tháng 4/2009 cho dự án mở rộng nhà máy.
Địa chất công trình
Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu khảo sát là 20m, nền đất tại đây được cấu tạo bởi 5 lớp đất chính.
Lớp số 1
Sét pha cát lẫn sỏi sạn trạng thái cứng, bề dày từ 0,7m đến 2,2m, đây là lớp đất có sức chịu tải cao.
Lớp số 2
Sét pha cát trạng thái rắn vừa đến rất rắn, bề dày từ 1m đến 1,5m, là lớp đất có sức chịu tải trung bình.
Lớp số 3a
Sét pha cát lẫn sỏi sạn trạng thái rắn vừa, bề dày từ 0,9m đến 1,1m, là lớp đất có sức chịu tải thấp.
Lớp số 3b
Sét pha cát lẫn sỏi sạn trạng thái cứng, chỉ xuất hiện ở 1 trong 3 hố khoan với bề dày 0,8m, là lớp đất có sức chịu tải cao.
Lớp số 4a
Sét pha cát trạng thái rắn vừa, chỉ xuất hiện ở 1 trong 3 hố khoan với bề dày 2m, là lớp đất có sức chịu tải thấp.
Lớp số 4b
Sét pha cát trạng thái rắn, bề dày từ 1,2 đến 2,3m, là lớp đất có sức chịu tải trung bình.
Lớp TK
Sét pha cát trạng thái rắn, chỉ xuất hiện tại 1 trong 3 hố khoan với bề dày 4,1m, là lớp đất có sức chịu tải trung bình.
Lớp 5a
Cát bụi đến mịn trạng thái rời, bề dày từ 6,1m đến 6,3m, là lớp đất có các đặc trưng cơ lý thấp.
Lớp 5b
Cát thô đến mịn trạng thái chặt vừa, bề dày phát hiện từ 3,5m đến 7,5m, là lớp đất có các đặc trưng cơ lý trung bình.
Như vậy tại vị trí xây dựng, sau lớp đất số 1 là lớp đất 3a, 4a, 5a. Đây là các lớp đất có sức chịu tải thấp, có các đặc trưng cơ lý không thuận lợi cho xây dựng, do đó người thiết kế cần phải có biện pháp xử lý để đảm bảo độ ổn định cho công trình.
Các lớp đất số 2, 4b, 5b là các lớp đất có sức chịu tải từ trung bình đến cao, có các đặc trưng cơ lý thuận lợi cho xây dựng, người thiết kế có thể dùng để chịu lực cho công trình.
Địa chất thủy văn
Khu vực dự án vừa nằm trên đất đồi, lại vừa nằm cạnh sông do đó mang tính chất chặt của đồi núi lại vừa mang tính xốp lún của phù sa. Phần lớn đất đai trong khu vực có cấu trúc địa chất và thành phần hoá các đơn vị địa chất thuỷ văn như sau :
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen (qp1)
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp trong vùng nghiên cứu, chúng lộ ngay trên mặt và phủ chỉnh hợp lên tầng chứa nước Pliocen.
Thành phần đá gồm: Phía trên là sét bột, sét lẫn sạn sỏi laterit, đôi chỗ xen kẽ các lớp cát bột, màu nâu đỏ, xám trắng. Chiều dày lớp 8,0m (LK TU2b), lớp trầm tích hạt mịn này phân bố rộng khắp theo không gian và có khả năng thấm nước. Phần phía dưới là cát mịn đến trung thô, chiều dày 6,0m (TU2b), có khả năng chứa nước tốt. Tuy nhiên, do phân bố ở độ cao lớn nên mực nước tĩnh của tầng này sâu, nhiều nơi không có hoặc có rất ít nước vào mùa khô.
Mực nước dưới đất thay đổi theo mùa và theo địa hình.
Trong khu vực khảo sát khai thác, tầng nước Pleistocen (qp1) cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống về quy luật phân bố, thế nằm, mức độ chứa nước, cũng như các thông số địa chất thủy văn. Trên cơ sở các tài liệu thu thập và phân tích thành phần thạch học cho thấy: khả năng chứa nước từ trung bình đến nghèo, nước thuộc loại nước nhạt, nước không áp hoặc nước áp lực yếu cục bộ. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt và thoát ra sông suối trong vùng.
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen (n2)
Tầng chứa nước Pliocen phân bố rộng khắp trong vùng nghiên cứu, chúng không lộ ra trên mặt mà bị phủ bới tầng chứa nước Pleistocen và phủ bất chỉnh hợp lên tầng chứa nước khe nứt trong đá móng Mesozoi.
Thành phần đất đá gồm: Phần phía trên có thành phần là sét, đôi chỗ xen kẹp lớp sét bột cát màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, bề dày lớp 16m (TU2b). Do có thành phần hạt mịn chiếm ưu thế nên lớp này có khả năng cách nước rất tốt. Phần dưới là lớp cát hạt mịn đến thô lẫn sạn sỏi thạch anh, khả năng chứa nước tốt, trong lớp chứa nước này thường xen kẹp các lớp cát bột sét (dày từ vài chục cm đến vài mét) màu xám trắng, xám vàng. Bề dày chứa nước 26m (TU2b).
Mực nước dưới đất thay đổi theo mùa và theo địa hình, mực nước tĩnh 22,0 m (TU2b). Tầng chứa nước Pliocen trên thuộc nước áp lực. Khả năng chứa nước giàu đến trung bình, kết quả hút nước tại giếng khoan TU2b cho tỷ lưu lượng là 0,3 l/sm. Nước thuộc loại nước nhạt, độ tổng khoáng hóa thường thay đổi từ 0,05 g/l đến 0,1 g/l, loại hình hóa học của nước là bicarbonat calci, bicarbonat clorua sunfat.
Nước của tầng Pliocen trên không có quan hệ trực tiếp với nước mặt nhưng có quan hệ gián tiếp với nước mưa (niền cung cấp ở xa vùng nghiên cứu). Hướng vận động của nước chủ yếu theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Tóm lại, tầng nước Pliocen trên có khả năng chứa nước từ trung bình đến giàu. Chất lượng nước tốt, đáp ứng được nhu cầu khai thác nước tập trung. Đây là tầng chứa nước có nhiều triển vọng nhất trong vùng.
Tầng chứa nước khe nứt trong đá móng mesozoi (MZ)
Tầng này phân bố trong toàn vùng nghiên cứu, chúng không lộ trên mặt mà bị phủ không chỉnh hợp bởi tầng chứa nước Pliocen. Thành phần thạch học chủ yếu là sét kết, bột kết, cát kết, có nơi là Anđezit, đa xit.
Hiện nay tầng nước này chưa được nghiên cứu nhiều, các lỗ khoan nghiên cứu còn rất ít. Khả năng chứa nước kém, nước dưới đất tồn tại và vận động trong các đới nứt nẻ của đá gốc.
Tóm lại, đây là tầng chứa nước nghèo, lại phân bố ở sâu, nên khả năng khai thác rất hạn chế, ít có giá trị cấp nước với quy mô công nghiệp và tập trung.
Mực nước dưới đất được quan sát tại vị trí khảo sát từ ngày 12/04/2009 đến ngày 16/04/2009 là ổn định.
Điều kiện về khí tượng thủy văn
Dự án nằm tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nên mang đầy đủ đặc tính khí hậu của tỉnh. Theo “Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008” thì điều kiện khí tượng thủy văn khu vực dự án có các đặc điểm như sau:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 76690329-DTM-LOTTE-28-08-Sau-Bao-Ve.doc