Đồ án Mạch điếm sản phẩn

Mạch đếm sản phẩm có ưu điểm là mạch đơn giản,gọn nhẹ,hoạt dộng ổn định,chính xác,dễ lấp đặt và sữa chữa.Mạch có giá trị thiết thực khi thực hiện đếm số lượng sản phẩm được xuất ra từ các băng chuyền một cách chính xác thay thế cho việc đếm sản phẩm của công nhân giúp tiết kiệm sức lao động . Mạch đếm sản phẩm hoạt dộng với dòng điện một chiều nên ít hao tốn nhiều năng lượng

doc38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2944 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Mạch điếm sản phẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, đã làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng được nâng cao về mọi mặt cả trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sản xuất. Với xu hướng tự động hoá và mục tiêu tăng năng suất lao động nhiều thiết bị máy móc và các mạch điện tử đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế sản xuất. Với sự ra đời của các mạch điện tử đã làm tăng đáng kể năng suất lao động và làm giảm sức lao động của con người trong quá trình sản xuất. Trong tài liệu này chúng tôi xin giới thiệu một mạch điện tử đã được ứng dụng nhiều trong thực tế đó là mạch đếm sản phẩm. Mạch điện tử này có độ chính xác cao và dễ sử dụng, nó đã thay thế cho các công nhân đứng máy nâng cao năng suất lao động tăng hiệu suất làm việc của máy móc Mục đích của mạch đếm sản phẩm là giúp cho nhà máy, xí nghiệp đếm được số lượng sản phẩm của máy tạo ra một cách đơn giản, chính xác hiệu quả và năng suất cao mà không cần tốn sức của công nhân. Yêu cầu của mạch đếm sản phẩm là chạy một cách chính xác, mạch chạy ổn định, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, dễ sữa khi có hỏng hóc và rẽ tiền. Dựa trên phương pháp nghiêng cứu và phân tích đặc tính chức năng của các linh kiện điện tử, nguyên lý làm việc của các các IC và áp dụng những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách để nghiên cứu xây dựng nên một mạch có chức năng đếm sản phẩm hoạt động tốt ổn định và đúng với yêu cầu đề tài. Mạch đếm sản phẩm là mạch thuộc đề tài đồ án 1, nghiên cứu và thực hiện đồ án 1 giúp sinh viên làm quen với việc làm đồ án tốt nghiệp, làm quen với cách học tự nghiên cứu, học tập và làm việc chung với nhóm. Do kiên thúc còn hạn hẹp và chưa có kinh nghiệm nghiên cứu và cách làm đồ án. Nên trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. LỜI CẢM ƠN Nhóm sinh viên thực hiện xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Thanh Huyền đã luân theo sát, giúp đỡ tận tinh, và có những lời khuyên bổ ích giúp chúng em hoàn thành đồ án này. Trong suất quá trình thực hiện đồ án “ Mạch điếm sản phẩn ” chúng em cũng đã nhận được rất nhiều đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô trong trường và các bạn cùng lớp. Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô, và các bạn đã giúp đỡ chúng em trong quá trình làm đồ án. Đặc biệt chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, và các thầy cô trong truờng đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức hay và bổ ích. Chúng em xin chan thành cảm ơn. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH IC 7490 1.1.1 Sơ đồ chân và chức năng của các chân. Trong các mạch số ứng dụng, ứng dụng đếm chiếm một phần tương đối lớn. IC 7490 là IC đếm thường được dùng trong các mạch số ứng dụng đếm 10 và trong các mạch chia tần số. IC 7490 là IC 14 chân,trongđó: Chân 14 nhận xung vào Chân 12,11,9,8 dữ liệu ngõ ra. Chân 10 nối GND. Chân 5 nối VCC Chân 13,4 không được sử dụng. Chân 2,3,6,7 RESET Chân 1 nhận xung clock báo tràn,led hiển thị từ số 9 về số 0. Hình 1. Sơ đồ chân IC 7490 Cấu tạo và xử lý tín hiệu của IC 7490 Cấu tạo của IC 7490 như hình sau : Hình 2. Cấu tạo của IC 7490 Trong cấu tạo của IC 7490, ta thấy có thêm các ngõ vào Reset0 và Reset9. Bảng giá trị của IC 7490 theo các ngõ vào Reset như sau: Hình 3. Bảng giá trị cho các ngõ vào Reset IC 7490 H: Tín hiệu ở mức L :Tín hiệu ở mức thấp X :giá trị tùy chọn IC 7490 là IC đếm bất đồng bộ cơ bản và thông dụng. Để được tiện lợi, mỗi mạch đếm được chia làm 2 phần : phần đầu là một FF với ngõ xung vào là A để chia đôi tần số ( mạch đếm 1 bit), tần tiếp theo là 3 bộ FF với ngõ xung vào là B để thực hiện việc chia 5 tần số. Khi dùng IC 7490, có 2 cách nối mạch cho cùng chu kỳ đếm 10, tức là tần số tín hiệu ở ngõ ra sau cùng bằng 1/10 tần số xung CK, nhưng dạng tín hiệu ra khác nhau. Mạch đếm 2x5: Nối ngõ ra QA với ngõ vào B, xung clock (CK) nối với ngõ vào A. Mạch đếm 5x2: Nối ngõ ra QD với ngõ vào A, xung đếm (CK) nối với ngõ vào B. Bảng trạng thái đếm cho 2 dạng mạch đếm trên: Hình 4.Bảng trạng thái kiểu điếm Hình 5. Bảng trạng thái kiểu điếm 2x5 của IC 7490 5x2 của IC 7490 Dạng sóng ngõ ra sau cùng trong 2 trường hợp trên: Hình 6. Dạng sóng ngõ ra theo hai kiểu điếm của 7490 Theo như hình, ta thấy dạng sóng ở các ngõ ra của hai mạch cùng đếm 10 nhưng khác nhau: Kiểu đếm 2x5 cho tín hiệu ra ở QD không đối xứng Kiểu đếm 5x2 cho tín hiệu ra ở QA đối xứng Bảng sự thật của IC 7490 Hình 7. Bảng sự thật của IC 7490 IC 7447 Sơ đồ chân và chức năng của các chân. Chân 1,2,6,7 tín hiệu ngõ vào. Chân 3 hiển thị số 0. Chân 4 kiểm tra led 7 đoạn. Chân 5 chốt trạng thái trước đó. Chân 8 nối nguồn GND. Chân 9,10,11,12,13,14,15 là mức logic ngõ ra. Chân 16 nối nguồn dương VCC. Sơ đồ chân của IC 7447 như sau : Hình 8. Sơ đồ chân IC 7447 Cấu tạo và sử lý tín hiệu của IC 7447 IC 7447 là IC giải mã led 7 đoạn.IC này thuộc họ TTL.Nó nhận tính hiệu BCD từ ngõ ra QA,QB,QC,QD của IC 7490 để giải mã ra led 7 đoạn. Cấu tạo của IC 7447 như sau : Hình 9. Sơ đồ cấu tạo IC 7447 Để IC hoạt động ta kết nối chân 16 (Vcc) với nguồn 5 V, chân số 8 với đất. Ngõ vào có 4 chân là 7,1,2,6 tương ứng với D, C, B, A trong đó mức ý nghĩa giảm dần từ D đến A. IC này có chân 3(LT) dùng để kiểm tra led 7 đoạn tức là chân này nối với mức 0V thì các ngõ ra đều là mức cao hay led 7 đoạn hiển thị số 0, chân 5(RBI) là chân cho phép hoạt động. Chân 4 (BI) dùng để ngắt chế độ hoạt động . Vì các chân ngõ ra của IC 7447 là mức thấp cho nên ta phải sử dụng led loại Anot chung. Ta có bảng sự thật như sau : Hình 10. Bảng sự thật của IC 7447 Sơ đồ hiển thị led 7 đoạn của IC 7447 Hình 11. Sơ đồ hiển thị led 7 đoạn của IC 7447 1.3 IC tạo xung LM 555 IC 555 là mạch tích hợp analog- digital. Nó được sử dụng rất nhiều trong thực tế, đặc biệt là trong lĩnh vực điều khiển vì nếu kết hợp với các linh kiện RC thì nó có thể định thì hoặc tạo xung chuẩn, tạo tín hiệu kích hay điều khiển các linh kiện bán dẫn công suất như Transistor , SCR , Triac… 1.3.1 Sơ đồ chân và chức năng của các chân. Chân số 1(GND): cho nối mase để lấy dòng cấp cho IC Chân số 2(TRIGGER): ngõ vào của 1 tần so áp, mạch so áp dùng các transistor PNP. Mức áp chuẩn là 2*Vcc/3. Chân số 3(OUTPUT): Ngõ ra .trạng thái ngõ ra chỉ xác định theo mức volt cao (gần bằng mức áp chân 8) và thấp (gần bằng mức áp chân 1) Chân số 4(RESET): dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối masse thì ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6. Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối mass. Tuy nhiên trong hầu hết các mạch ứng dụng chân số 5 nối mass qua 1 tụ từ 0.01uF-0.1uF, các tụ có tác dụng lọc bỏ nhiễu giữ cho mức áp chuẩn ổn định. Chân số 6(THRESHOLD) : là ngõ vào của 1 tầng so áp khác mạch so sánh dùng các transistor NPN mức chuẩn là Vcc/3 Chân số 7(DISCHAGER) : có thể xem như 1 khóa điện và chịu điều khiển bỡi tầng logic khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng lại ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho 1 mạch R-C lúc IC 555 dùng như 1 tầng dao động . Chân số 8 (Vcc): cấp nguồn nuôi Vcc để cấp điện cho IC.Nguồn nuôi cấp cho IC 555 trong khoảng từ +5v đến +15v và mức tối đa là +18v Sơ đồ chân IC LM555 Hình 12. Sơ đồ chân IC LM555 Cấu tạo của IC LM555 Bên trong vi mạch 555 có hơn 20 Transistor và nhiều điện trở thực hiện các chức năng sau: Cầu phân áp gồm có 3 điện trở 5KΩ nối nguồn +Vcc xuống mass cho ra 2 điện thế chuẩn 1/3 Vcc và 2/3 Vcc. OP_AMP (1) là mạch khuếch đại so sánh có ngõ so sánh nhận điện áp chuẩn 2/3 Vcc, còn ngõ thì nối ra ngoài chân 6 . Tuỳ thuộc điện áp chân số 6 so với điện áp chuẩn 2/3 Vcc mà Op_amp(1) có điện áp mức cao hay thấp để làn tín hiệu R (Reset) điều khiển Fip-Flop(F/F). Op_AMP (2) là mạch khuếch đại so sánh có ngõ nhận điện áp chuẩn 1/3 Vcc còn ngõ thì nối ra ngoài chân 2.Tuỳ thuộc điện áp chân 2 so với tín hiệu S (Set) điều khiển Fip-Flop(F/F). Cấu trúc của IC LM555: Hình 13. Cấu trúc của IC LM555 1.3.3 Chu kỳ tạo xung vuông Hình 18 sẽ cho ngõ ra (chân số 3) một xung vuông với chu kì được tính như sau: Thời gian áp cao T1=0.693*(R1+R2)*C (tụ nạp qua R1 và R2) Thời gian áp thấp T2=0.693*R2*C (tụ xả điện qua R2) Sơ đồ tạo xung vuông : Hình 14. Sơ đồ tạo xung vuông của IC LM555 Chu kỳ xung vuông : Hình 15. Chu kỳ xung vuông Nếu chúng ta lấy tụ C có giá trị cố định, vậy để tạo ra chu kỳ xung mong muốn thì ta chỉ việc thay đổi 2 điện trở R1 và R2. Để xung vuông ra có thời gian áp cao và áp thấp bằng nhau duty = 50% (T1=T2) ta chọn R2>>R1 Công thức tính tần số dao động của mạch : Bảng trạng thái hoạt động của LM555 Thông số Ký hiệu Trạng thái Min. Giá trị Max. Unit Nguồn cấp VCC - 4.5 - 16 V Dòng điện ICC VCC = 5V, RL = ∞ - 3 6 M VCC = 15V, RL = ∞ - 7.5 15 M Điện áp điều khiển VC VCC = 15V 9.0 10.0 11.0 V VCC = 5V 2.6 3.33 4.0 V Điện áp ngưỡng VTH VCC = 15V - 10.0 - V VCC = 5V - 3.33 - V Dòng điện ngưỡng ITH - - 0.1 0.25 µ Điện áp nảy VTR VCC = 5V 1.1 1.67 2.2 V VCC = 15V 4.5 5 5.6 V Dòng điện nảy ITR VTR = 0V 0.01 2.0 µ Điện áp khi reset VRST - 0.4 0.7 1.0 V Dòng khi Reset IRST - 0.1 0.4 M Điện áp ra ở mức thấp VOL VCC = 15V ISINK = 10Ma ISINK = 50Ma - 0.06 0.3 0.25 0.75 V V VCC = 5V ISINK = 5Ma - 0.05 0.35 V Điện áp ra ở múc cao VOH VCC = 15V ISOURCE = 200Ma ISOURCE = 100Ma 12.75 12.5 13.3 - V V VCC = 5V ISOURCE = 100Ma 2.75 3.3 - V Rise Time of Output (Note4) Tr - - 100 - n Fall Time of Output (Note4) Tf - - 100 - n Discharge Leakage Current ILKG - - 20 100 N Hình 16. Bảng trạng thái hoạt động của IC LM555 1.4 IC 7805_ IC ổn áp 5 Vol. Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp thường được sử dụng là IC 78xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổn áp 5V, 7812 ổn áp 12V. Việc dùng các loại IC ổn áp 78xx tương tự nhau, dưới đây là minh họa cho IC ổn áp 7805 Hình 21 IC 7805 có 3 chân: Chân số 1 là chân IN Hình 17. IC 7805 Chân số 2 là chân GND Chân số 3 là chân OUT Ngõ ra OUT luôn ổn định ở 5V dù điện áp từ nguồn cung cấp thay đổi. Mạch này dùng để bảo vệ những mạch điện chỉ hoạt động ở điện áp 5V (các loại IC thường hoạt động ở điện áp này). điện áp đặt trước IC78xx phải lớn hơn điện áp cần ổn áp từ 1.5V đến 2V khoảng 7V đến 9V Led 7 đoạn Đây là lọai đèn dùng hiển thị các số từ 0 đến 9, đèn gồm 7 đọan a, b, c, d, e, f, g, bên dưới mỗi đọan là một led (đèn nhỏ) hoặc một nhóm led mắc song song (đèn lớn). Khi một tổ hợp các đọan cháy sáng sẽ tạo được một con số thập phân từ 0 - 9. Ta có các trạng thái hoạt động của led 7 đoạn như sau : Hình 18. Bảng trạng thái hoạt động của led 7 đoạn. Sơ đồ logic của led 7 đoan: Hình 19 LED anot chung Hình 20. LED catot chung Đối với led 7 đoạn ta phải tính toán sao cho mỗi đoạn của led 7 đoạn có dòng điện từ 10....20mA. Với điện áp khoảng 5V thì điện trở cần dùng là 270-330Ω; công suất là 1,4 Watt. Bảng giá trị Led 7 Đoạn 21. Bảng giá trị của led 7 đoạn Hình 22. Các hình ảnh về led 7 đoạn 1.6 Điện trở: Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật thể dẫn điện. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó: Trong đó: Hình 23. Điện trở U : là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V). I : là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A). R : là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω). Điện trở được cấu tạo từ những vật liệu có điện trở suất cao như làm bằng than, magie kim loại Ni-O2, oxit kim loại, dây quấn. Để biểu thị giá trị điện trở. Người ta dung các vòng màu để biểu thị giá trị điện trở. Mỗi màu đại diện cho một số. Màu đen: số 0, màu nâu: số 1, màu đỏ: số 2, màu cam: số 3, màu vàng: số 4, màu lục: số 5, màu lam số 6, màu tím số 7, màu xám: số 8, màu trắng: số 9 màu trắng. Mỗi một màu cũng đại diện cho một hệ số nhân là luỹ thừa của 10 từ màu đen số 0 là 100 điến màu trắng số 9 là 109. Hình 24. Các vòng màu thể hiện giá trị của điện trở 1.7 Tụ điện: Một tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng cường độ, nhưng trái dấu. Tụ điện có khả năng nạp và xả rất nhanh. Cường độ điện trường bên trong tụ có trị số: E = = 8.86.10-12 C2/ N.m2 là hằng số điện môi của chân không. là hằng số điện môi tương đối của môi trường; đối với chân không = 1, giấy tẩm dầu = 3,6; gốm = 5,5; mica = 4 5 Các tụ phổ biến: Hình 25. Một số loại tụ phân cực Hình 26. Một số loại tụ không phân cực 1.8 Tranzitor: Kí hiệu : transistor NPN Transistor PNP Hình 27. kí hiệu của transistor Cấu tạo bởi 2 tiếp xúc P-N ghép liên tiếp gồm các vùng bán dẫn loại P và N xếp xen kẽ nhau, vùng giữa có tính chất dẫn điện khác với 2 vùng lân cận và có bề rộng rất mỏng khoảng 10A0 m đủ nhỏ để tạo lên tiếp xúc P-N gần nhau. Nếu vùng giữa là N ta có transistor PNP, ngược lại nếu vùng giữa là vùng P ta có transistor NPN. Hình 28. Transistor 1.9 Led hồng ngoại 1.9.1 Led phát hồng ngoại. Là led led phát xung khi có xung thì led sáng lên.thường là led màu trắng Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) được phát ra từ Led là ánh sáng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có bước sóng khoảng từ 0.86µm đến 0.98µm. Tia hồng ngoại có vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng và được thu lại và sử lý sang tín hiệu số bằng: TSOP1138, TSOP1738, TSOP1736-38Khz Led thu hồng ngoại. là loại led nhận xung kgi có cung phát ra từ led phát.nó có nhiệm vụ nhận xung và đưa vào bộ đếm của 7490.led thu co 2 loại (2 chân và 3 chân) Sơ đồ chân: Chân 1 là chân ngõ ra Chân 2 nối mass Chân 3 nối nguồn Hình 29. Sơ đồ chân của led thu hồng ngoại CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MẠCH Sơ đồ khối tổng quát. Hình 30. Sơ đồ khối toàn mạch. 2.2 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch Hình 31. Sơ đồ nguyên lý của mạch. 2.3 Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn Hình 32. Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn 2.4 Sơ đồ nguyên lý mạch phát hồng ngoại. Hình 33. Sơ đồ nguyên lý mạch phát hồng ngoại 2.5 Sơ đồ nguyên lý mạch thu hồng ngoại Hình 34. Sơ đồ nguyên lý mạch thu hồng ngoại Sơ đồ nguyên lý mạch điếm, giải mã và hiển thị. Hình 35. Sơ đồ nguyên lý mạch điếm, giải mã và hiển thị. Hình 36. Sơ đồ mạch in 2.7 Nguyên lý hoạt động chung Khi có một sản phẩm đi qua diữa led thu và led phát thì led thu nhận được một xung và cấp vào chân số 2 của IC555 lúc này mạch IC55 ở phần thu nhận được một xung âm hẹp (do tín hiệu phát ra ở led phát ở mức cao) tác động tức thời ở ngõ vào làm mạch thay đổi trạng thái và tại ngõ ra chân 3 sẽ có xung dương ra. Độ rộng xung ra có thời gian dài hay ngắn tùy thuộc mạch định thì RC, lúc này chân 14 của IC7490 nhận được một xung từ chân 3 của phần thu, tức là có xung kích cạnh lên lúc đó IC7490 nhận được một xung thì tín hiệu ngõ ra A=1,B=0,C=O,D=O.Các tín hiệu dạng số này qua IC giải mã thì hiển thị thành số 1,như vậy khi có một xung kích hay một sản phẩm đi qua thì led sẽ hiển thị tăng dần lên. Khi hàng đơn vị đếm được số 9 nếu có thêm một xung nữa thì cờ báo tràn ở chân 14 ở mức cao đồng thời reset led ở hàng đơn vị từ số 9 về số 0 lúc này nếu có thêm một xung nữa thì led hàng chục tăng lên một cứ thế nếu hàng đơn vị tăng đến 9 thi hàng chục lại tăng thêm 1 do chân 14 của hàng đơn vị nối với chân 11 của hàng chục.Vậy nếu ta mắc thêm nhiều ic nữa số ta có thể đếm dần lên tùy theo ý muốn. 2.8 Ưu điểm, khuyêt điểm của mạch điếm sản phẩm. Mạch đếm sản phẩm có ưu điểm là mạch đơn giản,gọn nhẹ,hoạt dộng ổn định,chính xác,dễ lấp đặt và sữa chữa.Mạch có giá trị thiết thực khi thực hiện đếm số lượng sản phẩm được xuất ra từ các băng chuyền một cách chính xác thay thế cho việc đếm sản phẩm của công nhân giúp tiết kiệm sức lao động . Mạch đếm sản phẩm hoạt dộng với dòng điện một chiều nên ít hao tốn nhiều năng lượng Bên cạnh những ưu điểm thì mạch cũng tồn tại một số khuyết điểm như sau:tín hiệu hồng ngoại từ led phát không đủ mạnh để truyền đi xa trong không gian nên để led thu hoạt động một cách mạnh và ổn định nhất thì khoảng cách của led thu và phát phải không quá xa,chính vì vậy sản phẩm được đếm không quá lớn, hạn chế của mạch đếm sản phẩm là chỉ đếm những sản phẩm có kích thước nhỏ. Vì mạch hoạt động theo nguyên lí nhận tín hiệu hồng ngoai tạo xung clock để đếm nên khi hai sản phẩm đứng quá gần nhau thì tín hiệu hồng ngoại vẫn bị che khuất nên mạch vẫn đếm cho một sản phẩm, để khắc phục các nhược điểm này thì yêu cầu các sản phâm trên băng chuyền phải có một khoảng cách tối thiểu sao cho tín hiệu hồng ngoại từ led phát đến led thu sau khi có một sản phẩm đi qua. . KẾT LUẬN Mạch đồ án 1 một là một bài tập lớn, một thử thách đối với sinh viên, tuy nhiên với đồ án 1 giúp cho sinh viên vận dụng một cách cụ thể kiến thức của mình đã học một cách sáng tạo, giúp sinh viên quen dần với cách học tự nghiên cứu, học tập và làm việc với nhóm để nghiên cứu và thực hiện đồ án một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, đồ án 1 một còn giúp sinh viên quen dần với cách làm các đồ án 2, đồ án tốt nghiệp sau này. MỞ RỘNG Chúng ta có thể dùng vi đièu khiển thay cho IC số, kết hợp điếm sản phẩm và đóng thùng sản phẩm. Mạch đếm sản phẩm này tuy là một mạch nhỏ nhưng có rất nhiều ứng dụng và ta cũng có thể phát triển thành các mạch khác cũng có ứng dụng thiết thực như mạch đếm tiền, mạch điều khiển ở trạm xăng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình KỸ THUẬT SỐ ĐHCN TPHCM. 1. Kĩ thuật số thực hành - Huỳnh Đắc Thắng (NXB Khoa học Kĩ thuật) 2. www.google.com.vn 3. www.ant7.com 4. www.dientuvietnam.com 5. www.hiendaihoa.com MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN................................................................................................................2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH...............3 IC 7490…………………………………………………………………………….3 1.1.1 Sơ đồ chân và chức năng của các chân…………………………………………3 Cấu tạo và xử lý tín hiệu của IC 7490…………………………………….……4 IC 7447……………………………………………………………………….…..7 Sơ đồ chân và chức năng của các chân………………………………………...7 Cấu tạo và sử lý tín hiệu của IC 7447……………………………………..…...8 1.3 IC tạo xung LM 555……………………………………………………………..10 1.3.1 Sơ đồ chân và chức năng của các chân……………………………………….10 Cấu tạo của IC LM555………………………………………………..………11 1.3.3 Chu kỳ tạo xung vuông…………………………………………………….….12 1.4 IC 7805_ IC ổn áp 5 Vol…………………………………………………….…..15 Led 7 đoạn……………………………………………………………….……15 1.6 Điện trở:………………………………………………………………….………17 1.7 Tụ điện:………………………………………………………………….….……19 1.8 Tranzitor:...............................................................................................................20 1.9 Led hồng ngoại......................................................................................................20 1.9.1 Led phát hồng ngoại...........................................................................................20 Led thu hồng ngoại............................................................................................20 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MẠCH.................................................................................21 Sơ đồ khối tổng quát...............................................................................................21 2.2 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch..................................................................................22 2.3 Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn................................................................................23 2.4 Sơ đồ nguyên lý mạch phát hồng ngoại................................................................23 2.5 Sơ đồ nguyên lý mạch thu hồng ngoại..................................................................24 Sơ đồ nguyên lý mạch điếm, giải mã và hiển thị....................................................25 2.7 Nguyên lý hoạt động chung...................................................................................26 2.8 Ưu điểm, khuyêt điểm của mạch điếm sản phẩm..................................................27 KẾT LUẬN..................................................................................................................27 MỞ RỘNG...................................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................28 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ CÁC BẢNG Hình 1. Sơ đồ chân IC 7490 Hình 2. Cấu tạo của IC 7490 Hình 3. Bảng giá trị cho các ngõ vào Reset IC 7490 Hình 4.Bảng trạng thái kiểu điếm 2x5 của IC 7490 Hình 5. Bảng trạng thái kiểu điếm 5x2 của IC 7490 Hình 6. Dạng sóng ngõ ra theo hai kiểu điếm của 7490 Hình 7. Bảng sự thật của IC 7490 Hình 8. Sơ đồ chân IC 7447 Hình 9. Sơ đồ cấu tạo IC 7447 Hình 10. Bảng sự thật của IC 7447 Hình 11. Sơ đồ hiển thị led 7 đoạn của IC 7447 Hình 12. Sơ đồ chân IC LM555 Hình 13. Cấu trúc của IC LM555 Hình 14. Sơ đồ tạo xung vuông của IC LM555 Hình 15. Chu kỳ xung vuông Hình 16. Bảng trạng thái hoạt động của IC LM555 Hình 17. IC 7805 Hình 18. Bảng trạng thái hoạt động của led 7 đoạn. Hình 19 LED anot chung Hình 20. LED catot chung Hình 21. Bảng giá trị của led 7 đoạn Hình 22. Các hình ảnh về led 7 đoạn Hình 23. Điện trở Hình 24. Các vòng màu thể hiện giá trị của điện trở Hình 25. Một số loại tụ phân cực Hình 26. Một số loại tụ không phân cực Hình 27. kí hiệu của transistor Hình 28. Transistor Hình 29. Sơ đồ chân của led thu hồng ngoại Hình 30. Sơ đồ khối toàn mạch. Hình 31. Sơ đồ nguyên lý của mạch. Hình 32. Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn Hình 33. Sơ đồ nguyên lý mạch phát hồng ngoại Hình 34. Sơ đồ nguyên lý mạch thu hồng ngoại Hình 35. Sơ đồ nguyên lý mạch điếm, giải mã và hiển thị. Hình 36. Sơ đồ mạch in

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmach_dem_san_pham_3383.doc
Luận văn liên quan