Đồ án Sử dụng Remote tivi điều khiển quạt bằng atmega32
LÔÌ NOÙI ÑAÀU Cơ điện tử là một nghành học mới ở nước ta, nhưng nó ngày càng khẳng định được vai trò trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay và sự phát triển của đất nước trong tương lai. Đây là nghành có sự hội tụ và đúc kết của ba chuyên nghành là cơ khí, tin học và điện tử mà sản phẩm cuối cùng của nó là một hệ thống tự động hóa góp phần giải phóng sức lao động của con người.
Kỹ thuật vi điều khiển là một môn học củ nghành cơ điện tử. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tự động hóa và còn nhiều lĩnh vực khác nửa. So với kỉ thuật số thì kỉ thuật vi điều khiển nhỏ gọn hơn nhiều do nó được tích hợp một cách tinh vi và có khả năng lập trình được nên việc thay đổi giải thuật điều khiển sẽ dễ dàng hơn.
Với tính ưu việt của vi điều khiển, đề tài mà em thực hiện ở đây là sử dụng vi điều khiển và remote tivi để điều khiển một số thiết bị dân dụng.
Sau một thời gian học tập và rèn luyện, với sự giạy bảo tận tình của thầy giáo cùng sự trợ giúp của các bạn và các tài liệu có liên quan. Em đã hoàn thành xong đề tài.
Em xin chân thành cám ơn thầy đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài
Đồ án đã hoàn thành xong nhưng không thể tránh nhiều thiếu sót xin thầy giáo thông cảm cho em và chỉ bảo thêm để đề tài có thể ứng dụng rộng rải trong thực tế.
MỤC LỤC
Trang
LÔÌ NOÙI ÑAÀU .
MỤC LỤC
CHƯƠNG DẪN NHẬP
CHƯƠNG 1: NHIỆM VỤ VÀ PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ.
1.1 NỘI DUNG ĐƯỢC GIAO:
1.2 PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO:
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỪ XA:
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản trong hệ thống điều khiển từ xa:
2.1.1.1 Kết cấu tin tức:
2.1.1.2 Về kết cấu hệ thống:
2.1.2 Các phương pháp mã hóa trong điều khiển từ xa:
2.2. ĐIỀU KHIỂN TỪ XA DÙNG TIA HỒNG NGOẠI:
2.2.1Khái niệm về tia hồng ngoại:
2.2.2 Nguồn phát sáng hồng ngoại và phổ của nó:
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG.
3.1 Tổng quan về đề tài :
3.2 Thiết kế thiết bị:
3.3 Mô tả hoạt động và phần mềm:
CHƯƠNG 4:THIẾT KẾ THIẾT BỊ VÀ LÝ TUYẾT LIÊN QUAN
4.1 Thiết bị phát hồng ngoại:
4.1 Khối thu hồng ngoại:
4.2 Khối vi điều khiển at melga 32l:
4.3 Khối hiển thị:18
4.4 Khối công suất:19
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ PHẦN MỀM .
5.1.Lưu Đồ Chương Trình:
5.2.Giải thuật chương trình chính:
5.3 Giải thuật chương trình con phục vụ ngắt ngoài INT0:
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo.
Phụ Lục 1: Mã số các phím remote sony.
Phụ Lục 2: Chương trình con phục vụ ngắt ngoài.
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Sử dụng Remote tivi điều khiển quạt bằng atmega32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỆ THỐNG VI ĐIỀU KHIỂN
Đề tài: Sử dụng Remote tivi điều khiển quạt.
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG
SVTH : VÕ NGỌC TRẦN THÁI DƯƠNG
MSSV : 4913033012
LỚP : 49CTU
Nha Trang, 19 tháng 06 năm 2010
LÔÌ NOÙI ÑAÀU
Cơ điện tử là một nghành học mới ở nước ta, nhưng nó ngày càng khẳng định được vai trò trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay và sự phát triển của đất nước trong tương lai. Đây là nghành có sự hội tụ và đúc kết của ba chuyên nghành là cơ khí, tin học và điện tử mà sản phẩm cuối cùng của nó là một hệ thống tự động hóa góp phần giải phóng sức lao động của con người.
Kỹ thuật vi điều khiển là một môn học củ nghành cơ điện tử. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tự động hóa và còn nhiều lĩnh vực khác nửa. So với kỉ thuật số thì kỉ thuật vi điều khiển nhỏ gọn hơn nhiều do nó được tích hợp một cách tinh vi và có khả năng lập trình được nên việc thay đổi giải thuật điều khiển sẽ dễ dàng hơn.
Với tính ưu việt của vi điều khiển, đề tài mà em thực hiện ở đây là sử dụng vi điều khiển và remote tivi để điều khiển một số thiết bị dân dụng.
Sau một thời gian học tập và rèn luyện, với sự giạy bảo tận tình của thầy giáo cùng sự trợ giúp của các bạn và các tài liệu có liên quan. Em đã hoàn thành xong đề tài.
Em xin chân thành cám ơn thầy Trần Văn Hùng đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài
Đồ án đã hoàn thành xong nhưng không thể tránh nhiều thiếu sót xin thầy giáo thông cảm cho em và chỉ bảo thêm để đề tài có thể ứng dụng rộng rải trong thực tế.
Sinh Viên Thực hiện
Võ Ngọc Trần Thái Dương
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG DẪN NHẬP
Điều khiển từ xa là việc điều khiển một mô hình ở một khoảng cách nào đó mà con người không nhất thiết trực tiếp đến nơi đặt hệ thống. Khoảng cách đó tuỳ thuộc vào từng hệ thống có mức phức tạp khác nhau, chẳng hạn như để điều khiển từ xa một phi thuyền ta cần phải có hệ thống phát và thu mạnh, ngược laị, để điều khiển một trò chơi điện tử từ xa ta chỉ cần một hệ thống phát và thu yếu hơn…
Những đôí tượng được điều khiển có thể ở trên không gian, ở dưới đáy biển sâu hay ở một vùng xa xôi hẻo lánh nào đó trên mặt điạ cầu .
Thế giới càng phát triển thì lĩnh vực điều khiển cần phải được mở rộng hơn. Việc ứng dụng điều khiển từ xa vào thông tin liên lạc đã mang lại nhiều thuận lợi cho xa hội loài người, thông tin được cập nhật hơn nhờ sự chính xác và nhanh chóng của quá trình điều khiển từ xa trong đo lường từ xa.
Ngoài ra điều khiển từ xa còn được ứng dụng trong kỹ thuật đo lường. Trước đây, muốn đo độ phóng xạ của lò hạt nhân thì hết sức khó khăn và phức tạp nhưng giờ đây con người có thể ở một nơi hết sức an toàn nào đó cũng có thể đo được độ phóng xạ của lò hạt nhân nhờ vào kỹ thuật điều khiển từ xa. Như vậy, hệ thống điều khiển từ xa đã hạn chế được mức độ phức tạp của công việc và đảm bảo an tòan cho con người.
Trong sinh họat hằng ngày của con người như những trò chơi giải trí (robot, xe điều khiển từ pa …) cho đến những ứng dụng gần gũi với con người cũng được cải tiến cho phù hợp với việc sử dụng và đạt mức tiện lợi nhất. Điều khiển từ xa đã thâm nhập vào vấn đề này do đó cho ra những loại tivi điều khiển từ xa, đầu video, VCD, CD,… đến quạt bàn tất cả đều được điều khiển từ xa. Xuất phát từ những ý tưởng trên nên em đã chọn đề tài điều khiển từ xa bằng remote Sony, nhưng vì thời gian quá hạn hẹp, trình độ kỹ thuật cũng như vấn đề tài chính còn nhiều hạn chế nên em chỉ thiết kế và thi công mạch điều khiển từ xa quạt bằng remote Sony.
CHƯƠNG 1:
NHIỆM VỤ VÀ PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ
Nội dung được giao
Thiết kế mạch điều khiển thiết bị dùng remote sony.
Phân tích nhiệm vụ được giao
Tham khảo các tài liệu về vi điều khiển AVR của thầy Trần Văn Hùng, Ngô Diên Tập, Datasheet của nhà sản xuất, các trang web liên quan trên internet.
- Hệ thống gồm:
+ Phần cứng có khối nhận tín hiệu, khối vi điều khiển, khối công suất, khối hiển thị.
+ Phần mềm là chương trình điều khiển.
- Thiết bị thực hiện là:
+ Một mắt thu hồng ngoại (loại có võ bọc kim loại) phụ thuộc vào thị trường, giá rẽ, tín hiệu thu được khá chuẩn.
+ Một Vi điều khiển Atmelga 32L họ AVR.
+ Gồm có 4 triac điều khiển thiết bị bên ngoài.
+ Thiết bị ngoài gồm quạt điện, đèn…
+ Các linh kiện điện tử khác.
- Chương trình điều khiển gồm phần nhận tín hiệu và phần điều khiển thiết bị viết bằng ngôn ngữ lập trình C viết trên phần mềm chuyên dụng CodeVisionAVR.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu hệ thống điều khiển từ xa
Hệ thống điều khiển từ xa là một hệ thống cho phép ta điều khiển các thiết bị từ một khoảng cách xa. Ví dụ hệ thống điều khiển bằng vô tuyến, hệ thống điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại, hệ thống điều khiển từ xa bằng cáp quang dây dẫn.
* Sơ đồ kết cấu của hệ thống điều khiển từ xa bao gồm
Thiết bị phát: biến đổi lệnh điều khiển thành tin tức tín hiệu và phát đi.
Đường truyền: đưa tín hiệu điều khiển từ thiết bị phát đến thiết bị thu.
Thiết bị thu: nhận tín hiệu điều khiển từ đường truyền, qua quá trình biến đổi, biến dịch để tái hiện lại lệnh điều khiển rồi đưa đến các thiết bị thi hành.
thiết bị phát
đường truyền
thiết bị thu
* Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống điều khiển từ xa
- Phát tín hiệu điều khiển.
- Sản sinh ra xung hoặc hình thành các xung cần thiết.
- Tổ hợp xung thành mã.
- Phát các tổ hợp mã đến điểm chấp hành.
- Ở điểm chấp hành (thiết bị thu) sau khi nhận được mã phải biến đổi các mã nhận được thành các lệnh điều khiển và đưa đến các thiết bị, đồng thời kiểm tra sự chính xác của mã mới nhận.
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản trong hệ thống điều khiển từ xa
Do hệ thống điêù khiển từ xa có những đường truyền dẫn xa nên ta cần phải nghiên cứu về kết cấu hệ thống để đảm bảo tín hiệu được truyền đi chính xác và nhanh chóng theo những yêu cầu sau:
2.1.1.1 Kết cấu tin tức
Trong hệ thống điều khiển từ xa độ tin cậy truyền dẫn tin tức có quan hệ rất nhiều đến kết cấu tin tức. Nội dung về kết cấu tin tức có hai phần: về lượng và về chất. Về lượng có cách biến lượng điều khiển và lượng điều khiển thành từng loại xung gì cho phù hợp, và những xung đó cần áp dụng những phương pháp nào để hợp thành tin tức, để có dung lượng lớn nhất và tốc độ truyền dẫn nhanh nhất .
2.1.1.2 Về kết cấu hệ thống
Để đảm bảo các yêu cầu về kết cấu tin tức, hệ thống điều khiển từ xa có các yêu cầu sau:
- Tốc độ làm việc nhanh.
- Thiết bị phải an tòan tin cậy.
- Kết cấu phải đơn giản.
Hệ thống điều khiển từ xa có hiệu quả cao là hệ thống đạt tốc độ điều khiển cực đại đồng thời đảm bảo độ chính xác trong phạm vi cho phép.
2.1.2 Các phương pháp mã hóa trong điều khiển từ xa
Trong hệ thống truyền thông tin rời rạc hoặc truyền thông tin liên tục nhưng đã được rời rạc hga tin tức thường phải được biến đổi thông qua một phép biến đổi thành số (thường là số nhị phân) rồi mã hóa và được phát đi từ máy phát. Ở máy thu, tín hiệu phải thông qua các phép biến đổi ngược lại với các phép biến đổi trên: giải mã, liên tục hóa …
Sự mã hóa tín hiệu điều khiển nhằm tăng tính hữu hiệu và độ tin cậy của hệ thốg điều khiển từ xa, nghĩa là tăng tốc độ truyền và khả năng chống nhiễu.
Trong điều khiển từ xa ta thường dùng mã nhị phân tương ứng với hệ, gồm có hai phần tử [0] và [1].
Do yêu cầu về độ chính xác cao trong các tín hiệu điều khiển được truyền đi để chống nhiễu ta dùng loại mã phát hiện và sửa sai.
Mã phát hiện và sửa sai thuộc loại mã đồng đều bao gồm các loại mã: mã phát hiện sai, mã sửa sai, mã phát hiện và sửa sai.
Dạng sai nhầm cuả các mã được truyền đi tùy thuộc tính chất của kênh truyền, chúng có thể phân thành 2 lọai:
- Sai độc lập: Trong quá trình truyền, do nhiều tác động, một hoặc nhiều ký hiệu trong các tổ hợp mã có thể bị sai nhầm, nhưng những sai nhầm đó không liên quan nhau.
- Sai tương quan: Được gây ra bởi nhiều nhiễu tương quan, chúng hay xảy ra trong từng chùm, cụm ký hiệu kế cận nhau .
Sự lựa chọn của cấu trúc mã chống nhiễu phải dựa trên tính chất phân bố xác suất sai nhầm trong kênh truyền.
Hiện nay lý thuyết mã hóa phát triển rất nhanh, nhiều loại mã phát hiện và sửa sai được nghiên cứu như: mã Hamming, mã chu kỳ, mã nhiều cấp.
2.2. Điều khiển từ xa dùng tia hồng ngoại
2.2.1Khái niệm về tia hồng ngoại
Anh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) là ánh sáng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có bước sóng khoảng 0,8mm đến 0.9µm, tia hồng ngoại có vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng.
Tia hồng ngoại có thể truyền đi được nhiều kênh tín hiệu. Nó ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Lượng thông tin có thể đạt được 3Mbit/s… Trong kỹ thuật truyền tin bằng sợi quang dẫn không cần các trạm khuếch đại giữa chừng, người ta có thể truyền một lúc 15000 điện thoại hay 12 kênh truyền hình qua một sợi tơ quang với đường kính 0,13 mm với khoảng cách 10Km đến 20 Km. Lượng thông tin được truyền đi với ánh sáng hồng ngoại lớn gấp nhiều lần so với sóng điện từ mà người ta vẫn dùng.
Tia hồng ngoại dễ bị hấp thụ, khả năng xuyên thấu kém. Trong điều khiển từ xa chùm tia hồng ngoại phát đi hẹp, có hướng do đó khi thu phải đúng hướng.
2.2.2 Nguồn phát sáng hồng ngoại và phổ của nó
Các nguồn sáng nhân tạo thường chứa nhiều sống hồng ngọai. Hình dưới cho ta quang phổ của các nguồn phát sáng này.
Hình 1
\
IRED :Diode hồng ngoại.
LA : Laser bán dẫn .
LR : Đèn huỳnh quang.
Q : Đèn thủy tinh.
W :Bóng đèn điện với dây tiêm wolfram.
PT : Phototransistor.
Phổ của mắt người và phototransistor(PT) cũng được trình bày để so sánh. Đèn thủq ngân gần như không phát tia hồng ngoại. Phổ của đèn huỳnh quang bao gồm các đặc tính của các loại khác. Phổ của transistor khá rộng. Nó không nhạy trong vùng ánh sánh thấy được, nhưng nó cực đại ở đỉnh phổ của LED hồng ngoại.
Sóng hồng ngoại có những đặc tính quang học giống như ánh sánh (sự hội tụ qua thấu kính, tiêu cực…). Ánh sáng và sóng hồng ngoại khác nhau rất rõ trong sự xuyên suốt qua vật chất. Có những vật mắt ta thấy “phản chiếu sáng” nhưng đối với tia hồng ngoại nó là những vật “phản chiếu tối”. Có những vật ta thấy nó dưới một màu xám đục nhưng với ánh sáng hồng ngoại nó trở nên trong suốt. Điều này giải thích tại sao LED hồng ngoại có hiệu suất cao hơn so với LED cho màu xanh lá cây, màu đỏ… Vì rằng, vật liệu bán dẫn “trong suốt” đối với ánh sáng hồng ngoại, tia hồng ngoại không bị yếu đi khi nó phải vượt qua các lớp bán dẫn để đi ra ngoài.
Đời sống của LED hồng ngoại dài đến 100000 giờ (hơn 11 năm), LED hồng ngoại không phát sáng cho lợi điểm trong các thiết bị kiểm soát vì không gây sự chú ý.
CHƯƠNG 3:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1 Tổng quan về đề tài
Nửa đêm đang ngủ ngon phải bò dậy tắt quạt vì lạnh. Bật quạt mãi mà không chạy do nút bấm bị kẹt. Sáng dậy thấy điện vẫn sáng do tối qua ngủ quên không tắt điện.... Đó là những tình huống khó chịu mà ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Tất cả các lý do trên khiến mình chọn đề tài bộ điều khiển từ xa. Sử dụng vi điều khiển AT melga 32l cộng với cái điều khiển TV SONY.Với mạch điều khiển quạt nay cũng đơn giản rẽ tiền có thể ứng dụng nhiều ở thực tế. Ta đi sâu vào điều khiển cái quạt bàn.
Chức năng của quạt bàn ta thường thấy gồm có:
- On/Off- Đổi tốc độ (Số 1, số 2, số 3)- Đèn
3.2 Thiết kế thiết bị
Sơ đồ khối
Khối hiển thị
Khối thu hồng ngoại.
Vi điều khiền
(AT melga 32L)
Khối công suất.
- Hệ thống hoạt động dựa trên chương trình đã nạp sẵn trên ROM của at mega 32l(VĐK). mắt thu hồng ngoại nhận tín hiệu từ remote sẽ truyền vào vi điều khiển,vi điều khiển nhận dạng phím nào được chọn và sẽ xuất tín hiệu ra các chân điều khiển,điều khiển các thiết bị theo chương trình mà chúng ta đã thiết lập.
- Mắt thu hồng ngoại đặt ở vị trí thuận lợi nhất để có thể nhận được tín hiệu từ remote một cách tốt nhất.
3.3 Mô tả hoạt động và phần mềm
+ Khối thu hồng ngoại là thu tín hiệu từ remote và tín hiệu ra của nó là thông tin được đưa vào VĐK .
+Khối vi điều khiển at melga 32l là phần tử thu nhập xử lý thông tin và đưa ra các tìn hiệu điều khiển thiêt bị.
+Khối hiển thị là LCD để hiển thị định dạng frame của remote .
+Khối công suất là dùng để đóng mở nguồn công suất.
CHƯƠNG 4:
THIẾT KẾ THIẾT BỊ VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
4.1 Thiết bị phát hồng ngoại
*Remote sony
Hình 2
Sơ lược về remote sony
+ Tín hiệu từ remote Sony có dạng:
Hình 3
*Phần đầu tiên của tín hiệu có độ dài 3T bằng 1800ms gọi là header hay satart bit. Các bit còn lại được mã hóa như sau:
500ms im lặng + 700ms hồng ngoại = bit 0
500ms im lặng +1300ms hồng ngoại = bit 1
Hình 4
Bit start đặt là bit B0, bit cuối là B11. Với 7 bit đầu là bit lệnh, 5 bit cuối là bit địa chỉ. Vì các tín hiệu đều lấy từ cùng renote nên ta chỉ cần giải mã 7 bit lệnh đầu tiên.
Tín hiệu qua led thu sẽ bị đảo như sau:
Hình 5
4.1 Khối thu hồng ngoại
-Sơ đồ nguyên lý:
+ Khối này gồm mắt thu hồng ngoại U5 có võ bọc bằng kim loại để chống nhiểu.
Hình dạng bên ngoài như hinh bên
Cấu tạo bằng chất bán dẫn có 3 chân:
Chân đưa tín hiệu ra (OUT).
Chân nối mass (GND). Hình 6
Chân nối nguồn +5V (VCC).
+ Điện trở R50 và tụ hóa C21 có tác dụng lọc nhiễu.
+ Chân tín hiệu OUT được nối với chân ngắt ngoài của vi điều khiển (Encoder).
- Nguyên lý hoạt động:
Khi Remote phát tín hiệu hồng ngoại thì mắt thu sẽ nhận được, tín hiệu thu được nhờ tụ C21 và trở R50 lọc nhiễu rồi đưa tín hiệu về chân ngắt ngoài INT0 của vi diều khiển.
4.2 Khối vi điều khiển at melga 32l
* Nguồn nuôi vi điều khiển
Hình 7
Điện áp 220v sau khi qua điện trở R333 và tụ C10,cùng với điốt zener và một số tụ lọc sẽ tạo ra được điện áp cần thiết để nuôi vi điêu khiển.
* Khối vi điều khiển
Hình 8
Atmega 32l là vi điều khiển họ AVR, có 40 chân, trong đó có 4 PORT:A, B, C, D. Mỗi PORT có 8 chân, có thể khai báo là đầu vào hoặc đầu ra tùy người sử dụng. Các chân còn lại là chân nguồn, đất, reset(như hình), và có chân gắn thạch anh để tạo tần số dao động cho nó.
PORTC chỉ là các chân vào ra bình thường.
PORTA là kênh vào ADC, dùng để đọc tín hiệu điện áp, biến từ tín hiệu tương tự thành tín hiệu số.
PORTB là nơi để kết nối LCD hiển thị ra bên ngoài.
PORTD có 3 kênh PWM (2,3,4), 2 chân(Mas_RXD, Mas_TXD)kết nối giao tiếp với máy tính qua RS232.
+ PORTD.2 là chân ngắt ngoài được nối với đầu ra của mắt thu hồng ngoại.
+ PORTC.0, PORTC.1, PORTC.2, PORTC.3, các chân để kích triac điều khiển thiết bị bên ngoài.
Để biết rõ hơn về vi điều khiển melga32l ta tìm hiểu thêm trong Datasheet của nó.
* Sơ lược về ngắt trong timer 0
Hình 9
+ Bộ ngắt timer0, 8 bít nếu được thiết lập thì nó sẽ hoạt động với 5 tần số chia của thạch anh ngoài đưa vào vi điều khiển. Khi bắt đầu hoạt động thì ta có thể thiết lập 2 chế độ ngắt là ngắt tràn và ngắt so sánh
+Ngắt tràn là ngắt mà khi timer hoạt động nó sẽ đếm số xung cấp vào khi nào được 255 xung thì sẽ dừng chương trình chính và đi thực hiện chương trình phục vụ ngắt. Số lần ngắt trong 1s sẽ bằng số xung cấp vào chia cho 255.
+Ngắt so sánh là ngắt mà khi timer hoạt động nó sẽ đếm số xung cấp vào khi nào đến giá trị mà ta so sánh thì sẽ dừng chương trình chính và đi thực hiện chương trình phục vụ ngắt .
* Sơ lược về ngắt ngoài
Ngắt ngoài là chương trình con phục vụ ngắt ngoài sẽ được thực hiện khi có các sự kiện sau xảy ra:
+ Khi phát hiện sườn lên của xung .
+ Khi phát hiện sườn xuống của xung .
+ Khi có bất kì sự thay đổi nào .
+ Ở mức thấp (low level) .
4.3 Khối hiển thị
* Hình dạng thực tế
LCD 20x2 dùng để hiển thị giá trị của frame remote sony.
Hình 10
* Sơ đồ nối dây vi điều khiển
Hình 11
4.4 Khối công suất
Hình 12
Sơ lược về Triac:
* Kí hiệu:
Z
T
U1
T2
Z
T1
U1
Hình 13
* Cấu tạo:
Triac có các lớp bán dẫn ghép nối tiếp như hình vẽ và được nối ra ba chân, hai chân MT1 và MT2 và một chân điều khiển(G). Về nguyên lý cấu tạo thì Triac có thể coi như 2 transistor ghép song song nhưng ngược chiều
nhau như hình vẽ
Hình 14
* Nguyên lý hoạt động:
+ Khi cực G và A2 âm so với A1 thì Triac mở.Cực A1 đóng vai trò là anot,còn A2 đóng vai trò là catot
Dòng điện đi từ A1 sang A2
Hình 15
+ Khi cực G và A2 dưong so với A1 thì Triac mở.Cực A2 đóng vai trò là anot,còn A1 đóng vai trò là catot
Dòng điện đi từ A2 sang A1
Hình 16
* Các trường hợp điều khiển triac:
Theo nguyên lý hoạt động của Triac đã nêu trên thì Triac sẽ được kích mở cho dòng điện chạy qua khi điện áp MT2 và G đồng dấu nghĩa là:
+ MT2 dương và G dương so với MT1.
+MT2 âm và G âm so với MT1
Hình 17
Ngoài ra MT2 và G trái dấu nhau Triac cũng có thể mở được:
+ MT2 âm và G dương so với MT1, không dòng điện.
+MT2 dưong và G âm so với MT1, có dòng điện.
Loại này gọi là loại điều khiển trái dấu âm.
Một số nhà chế tạo cho xuất xưởng loại triac:
+ MT2 dương và G âm so với MT1, không có dòng.
+MT2 âm và G dương so với MT1,có dòng điện.
Loại này gọi là loại điều khiển trái dấu dưong.
* Sơ đồ mở triac:
Hình 18
CHƯƠNG 5:
THIẾT KẾ PHẦN MỀM
5.1.Giải thuật chương trình chính
START
Nhận frame của remote sony
So sánh giá trị data
F
T
Điều khiển thiết bị
5.2Giải thuật chương trình con phục vụ ngắt ngoài INT0
* Ý tưởng giải thuât
+ Kiểm tra frame remote có bao nhiêu bits.
+ Đo giá trị thời gian lớn nhất.
+Đo giá trị thời gian bé nhất.
+Đo giá trị thời gian trung bình.
===> ta có giá trị thời gian lớn nhất --> xác định được bits Start ,có giá trị bé nhất và trung bình ta có thể xác định bits 0,hay bits 1.
* Sơ đồ giải thuật
START
Kiểm tra giá trị i (if i=13).
Kiểm tra giá trị thời gian để xác định bits start if(tg>75)
Kiểm tra thời gian để xác định bits 0 hay 1 và lưu vào data.
if(tg<45) // bits 1
else if(tg<75) //bit 0
End
Reset lại các giá trị
(start, lcd,i. )
Reset data
T
Tham khảo thêm ở phần phụ lục
KẾT LUẬN
Đề tài điều khiển quạt từ xa bằng Remote tuy không là một đề tài mới mẻ và cũng không phải là một đề tài lớn, nhưng qua đó đã phản ánh được sự vận dụng các kiến thức đã học một cách khoa học, tinh thần làm việc nghiêm túc, sự tìm tòi học hỏi, nghiên cứu các kiến thức mới của em, cùng với sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của thầy Trần Văn Hùngvà các thầy trong bộ mơn
Do thời gian làm đồ án có hạn nên đề tài của em còn có một số hạn chế, nếu có điều kiện thì từ đây có thể phát triển thêm hướng thiết kế để mạch có nhiều tính năng hơn, hiệu quả hơn, tối ưu hơn.
Nhìn chung mạch được thiết kế có độ chính xác, tính ổn định cao, chống nhiễu tốt… và có thể được ứng dụng để điều khiển các thiết bị khác trong sinh hoạt,với mọi remote.
Sau một thời gian làm đồ án. Em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, đó cũng là nhờ vào sự chỉ dạy nhiệt tình của các thầy và sự góp ý của các bạn.
Sau cùng một lần nữa em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với thầy Trần Văn Hùngvà các thầy trong bộ môn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong thời gian thực hiện đồ án.
Tài liệu tham khảo
1.Kỹ thuật ứng dụng đồ án vi điều khiển ,GV Trần Văn Hùng,ĐH Nha Trang,2009.
2.Điện tử công suất,GV Trần Văn Hùng,ĐH Nha Trang,2009
3.Kỹ thuật vi điều khiển AVR, Ngô Diên Tập,NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật,2003.
4.Các trang Web có tài liệu liên quan:
+ google.com.vn
+ diendandientu.com.vn
+ vagamcodientu.com.vn
+ alldatasheet.com
+ wikipedia.com
Phụ Lục 1: Mã số các phím remote sony.
PHÍM
Đánh số TT
MÃ HEX
Phím Tắt Loa
1
1719
Phím i+
2
1303
Phím Power
3
695
Phím List
4
23
Phím Chuyển đổi
5
727
Phím hình vuông
6
1815
Phím Số 1
7
2039
Phím Số 2
8
1015
Phím Số 3
9
1527
Phím Số 4
10
503
Phím Số 5
11
1783
Phím Số 6
12
759
Phím Số 7
13
1271
Phím Số 8
14
247
Phím Số 9
15
1911
Phím -/--
16
567
Phím Số 0
17
887
Phím Jump
18
279
Phím Sound mode
19
1879
Phím Volume +
20
1463
Phím Program +
21
1975
Phím A/B
22
183
Phím Volume -
23
439
Phím Program -
24
951
Phím đồng hồ (i)
25
1559
Phím+
26
1671
Phím Select
27
1543
Phím đồng hồ (x)
28
1175
Phím -
29
647
Phím Pic Mode
30
1735
Phím Space Sound
31
855
GHI CHÚ
Remote đánh số thứ tự từ trên xuống,từ trái qua phải
Phụ Lục 2: Chương trình con phục vụ ngắt ngoài.
interrupt [EXT_INT0] void ext_int0_isr(void)
{
start=1;
i++;
if(i==13) //ket thuc frame
{
i=0;
start=0;
//lcd_clear();
}
if(tg>75) //xd bit start
{
i=2;
data=0;
}
if(tg<45) //bit 1
{
data<<=1;
data=data|0x01;
}
else if(tg<75) //bit 0
data<<=1;
tg=0;
}
// Timer 0 overflow interrupt service routine
interrupt [TIM0_OVF] void timer0_ovf_isr(void)
{
if(start)
tg++;
}
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng Remote tivi điều khiển quạt bằng atmega32.doc