.Vị trí công trình
Cống lấy nước tại vị trí Vân Cốc thuộc cụm công trình đầu mối Hát Môn-Đập Đáy. Được xây dựng tại thôn Vân Đình, xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Cống Vân Cốc dự kiến xây dựng ở bên phải cống phân lũ Vân Cốc hiên có .Công trình cách mép bờ hữu sông Hồng khoảng 700m, cách vị trí K1+400 trên đê Vân Cốc về phía hạ lưu khoảng 300m.
1.1.2.Nhiệm vụ công trình
Cống lấy nước Vân Cốc kết hợp với các cống lấy nước khác như cóng Bến Mắm, cống Liên Mạc, cống Tắc Giang làm các nhiệm vụ chính sau:
1. Khôi phục dòng chảy sông Đáy vào mùa kiệt luôn có nước kết hợp với giao thông thủy.
2. Tham gia phân lũ sông Hồng vào sông Đáy thuận lợi, an toàn để tham gia giảm mực nước sông Hồng tại Hà Nội khi lũ lớn xảy ra.
3. Đảm bảo nguồn nước cho phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh thái sông Đáy
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4138 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế tổ chức thi công cống Vân Cốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công thức:
Nđ = = = 5 máy
Vậy ta chọn số máy đầm là 5 máy có 1 máy dự trữ.
3. Yêu cầu kỹ thuật khi đầm bê tông.
- Đầm dưới thấp trước, đầm trên cao sau. Khi đổ lớp nghiêng cần đầm dưới chân dốc trước.
- Đầm luôn phải để hướng vuông góc với bề mặt bê tông, nếu kết cấu nằm nghiêng thì mới
để đầm nghiêng theo.
- Đầm cắm sâu vào lớp trước từ 5 ¸ 10 cm để đảm bảo sự kết hợp tốt giữa các lớp bê tông.
- Khoảng cách từ vị trí đầm đến ván khuôn là 2.d < l1 £ 0,5 R0, khoảng cách giữa vị trí đầm cuối cùng đến vị trí sẽ đổ bê tông tiếp theo là l2 ³ 2.R0 (Với d là đường kính đầm dùi, R0 là bán kính tác dụng của đầm).
- Khi đầm cần cắm nhanh, rút chậm để đảm bảo bê tông không bị phân cỡ và lỗ cục bộ và chỉ có vữa và xi măng.
- Đảm bảo không được đầm sót.
- Thời gian đầm tại một vị trí dựa vào tính dẻo của vữa bê tông thường biến thiên trong khoảng từ 30 ¸ 40 giây. Nếu tính của vữa bê tông giảm thì yêu cầu tăng thời gian đầm và ngược lại. Ngoài ra cần chú ý đầm kỹ những nơi có nhiều cốt thép và các góc ván khuôn nhưng không được chạm vào ván khuôn và cốt thép.
4. Phương pháp đầm bê tông.
Ta lựa chọn phương pháp đầm từ một đầu lại và bố trí đầm theo hình hoa mai.
Sơ đồ về bố trí thứ tự đầm và kỹ thuật đầm chầy:
Hình 3.6.3.Sơ đồ đầm
Bố trí thứ tự đầm
Hình thức đầm từ đầu này sang đầu kia.
Hình 3.6.4.Kỹ thuật đầm chầy
Tron đó:
1.Ván khuôn
2. Đầm
3.Lớp bê tông đang đổ
4.Lớp bê tông đổ trước
5.Phạm vi ảnh hường của đầm
R bán kính tác dụng của đầm
h chiều dầy lớp đổ bê tông
3.6.4.5.Bảo dưỡng bê tông.
*Mục đích:
- Mục đích của công tác dưỡng hộ bê tông là chống mất nước và bổ xung bổ xung nước
cho bê tông, giúp sự thủy hóa của bê tông thuận lợi và hoàn toàn.
- Đảm bảo chất lượng của bê tông.
- Phòng được nứt nẻ bề mặt do bị thấm nước và nâng cao tính chống thấm, xâm thực của bê tông.
* Nhiệm vụ của công tác dưỡng hộ.
Sau khi hoàn thành công tác bê tông, muộn nhất là 10 ¸ 12h ta phải tiến hành công tác dưỡng hộ ngay. Trong trường hợp trời nóng và có gió sau 2 ¸ 3h ta bắt đầu dưỡng hộ cho đến bê tông đạt 70% cường độ thiết kế.
Khi dưỡng hộ bê tông phải chú ý:
- Phải đảm bảo cho mặt bê tông đủ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
- Trong mọi trường hợp không được để bê tông khô trắng mặt.
* Phương pháp dưỡng hộ bê tông.
Đối với bê tông mặt nằm ngang che phủ, giữ ẩm, tưới nước thường xuyên trong 7 ngày đầu, ban ngày 2 giờ tưới một lần, ban đêm tưới 2 lần. Những ngày sau phải luôn giữ ẩm cho bề mặt bê tông và ván khuôn.
Đối với mặt bê tông thẳng đứng và nằm nghiêng dùng ống nước có lỗ nhỏ ở đầu vòi cho chảy liên tục tưới khắp bề mặt bê tông.
Thời gian dưỡng hộ bê tông là 14 ~21 ngày tùy theo yêu cầu của ban quản lý dự án công
trình sau đó mới được tháo rỡ ván khuôn.
* Xử lý khe thi công.
Việc xử lý khe thi công được tiến hành như sau: Dùng bàn trải sắt trải sạch những những màng vữa trên mặt, làm nhám bề mặt lớp bê tông cũ. Nếu bê tông đã cứng hoàn toàn ta dùng đục để đục bỏ những chỗ nứt nẻ xốp yếu trên bê mặt bê tông cũ, tẩy sạch những vết bẩn như bùn cát, dầu mỡ…Sau khi tẩy xong dùng nước xối rửa và làm ướt toàn bộ bề mặt bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới, nhưng không để đọng lại nước ở những chỗ lõm. Vì bê tông có độ sụt nhỏ 2 ~ 4 nên ta đổ lớp vữa xi măng trước khi đổ đổ bê tông, bề dày này từ 1 đến 2cm lớp này chải đều đặn rải xong phải đổ bê tông ngay.
3.7.THIẾT KẾ VÁN KHUÔN.
3.7.1. Vai trò và nhiệm vụ của ván khuôn.
Ván khuôn là kết cấu tạm nhưng trong công tác thi công bê tông với các kết cấu có tiết diện kích thước thay đổi thì vai trò của vách ván khuôn hết sức quan trọng nó không chỉ tạo dáng cho công trình mà còn là kết cấu chịu lực khi cường độ bê tông chưa đủ khả năng chịu lực. Khối lượng thi công, lắp dựng, chế tạo ván khuôn tương đối lớn, do vậy ảnh hưởng trực đến tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình.
3.7.2. Yêu cầu khi thiết kế ván khuôn.
Khi thiết kế ván khuôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo đúng hình dạng, kích thước, vị trí các bộ phận công trình theo thiết kê.
- Ván khuôn luôn phải vững chắc, ổn định, khi chịu tải không bị biến dạng vượt quá giá trị cho phép.
- Đảm bảo mặt ván bằng phẳng, kín khi đổ nước xi măng và vữa bê tông không bị chảy ra khi đầm.
- Lắp dựng ván khuôn dễ dàng, khi tháo dỡ ván khuôn ít bị hư hỏng.
- Mặt bê tông phải nhẵn, không bị hư hại, nứt nẻ, ván khuôn luân chuyển dùng được nhiều lần.
- Công tác ván khuôn phải tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác khác như dựng đặt cốt thép, đổ, san, đầm bê tông. Đối với những kết cấu nhỏ và mỏng thì kết cấu ván khuôn phải thống nhất với biện pháp đổ, san đầm bê tông.
3.7.3.Lựa chọn ván khuôn.
Dựa theo điều kiện thi công cống, lựa chọn ván khuôn dùng cho công trình là ván khuôn
tiêu chuẩn, đó là những mảnh ván được ghép lại với nhau, có diện tích vài m2, có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại và được gia công hàng loạt tại xưởng. Tùy theo điều kiện thi công và kích thước công trình để chọn chiều rộng và chiều dài của mảng ván khuôn tiêu chuẩn.
Ván khuôn tiêu chuẩn bằng thep có những ưu điểm sau:
- Thuận tiện cho công tác gia công và lắp dựng.
- Tăng nhanh tốc độ thi công.
- Nâng cao số lần luân chuyển ván khuôn và giảm bớt vất vả cho công nhân dựng lắp ngoài trời.
* Nhược điểm:
- Vận chuyển khó khăn.
- Khó gia công khi kết cấu phức tạp.
- Khối lượng ván khuôn lớn nên việc dựng lắp ván khuôn khó khăn.
Ván khuôn tiêu chuẩn bằng gỗ có các ưu điểm sau:
- Gia công dễ dàng.
- Tốc độ thi công nhanh hơn.
- Nhẹ hơn ván khuôn thép nên việc lắp dựng dễ dàng hơn.
*Nhược điểm:
- Có số lần luân chuyển nhỏ.
- Giá thành lớn.
- Khả năng chịu lực kém.
Khi thi công công trình có khối lượng tương đối lớn như công trình công Vân Cốc việc lắp dựng ván khuôn được cần trục cẩu các tấm ván khuôn vào vị trí để lắp ráp nên khối lượng ván khuôn ít ảnh hưởng đến công tác dựng lắp ván khuôn nên ta chọn ván khuôn thép làm ván khuôn tiêu chuẩn cho công trình cống lấy nước Vân Cốc.
Từ việc phân khoảnh đổ như trên ta thấy các khoảnh đổ có chiều cao chủ yếu từ 3 ¸ 4m, mặt khác khi lắp ghép ván khuôn phải có phần thừa ở hai đầu để liên kết với phần đổ bê tông trước hay phần thừa để cho bê tông không tràn ra ngoài khi đổ bê tông và để thuận tiện cho thi công ta chọn loại ván khuôn tiêu chuẩn có kích thước là chiều rộng và dài tương ứng là b´h = 1,5´2,5m.
3.7.4.Xác định lực tác dụng lên ván khuôn.
Ván khuôn ở đây chủ yếu là phục vụ thi công bản đáy, trụ pin cống và tường cánh nên nó chủ yếu chịu áp lực ngang. Chiều cao một tầng đổ có thể chọn tới 2m ¸ 3m và đổ bê tông trụ pin có chiều cao 14m. Để đảm bảo cho mọi trường hợp ván khuôn đều làm việc an toàn ta chọn chiều cao khoảnh đổ để tính toán là 2,5m.
Các lực tác dụng lên ván khuôn đứng bao gồm các lực sau:
- Áp lực ngang của vữa bê tông: P1
Để xác định áp lực ngang do bê tông lỏng gây ra, cần xác định chiều cao sinh áp lực H. Có chiều cao khoảnh đổ H = 2,5 m và dùng đầm dùi để đầm bê tông có bán kính tác dụng của đầm dùi R0 = 0,4 m nên áp lực ngang của vữa bê tông được xác định theo công thức:
P1 = gbt.R0 (3.7.1)
Trong đó: R0 là bán kính tác dụng theo phương thẳng đứng của đầm chầy R0 = 0,4 m
gbt là dung trọng của bê tông, gbt = 2400 (daN/m3)
Vậy ta có P1 = 2400.0,4 = 960 (daN/m3)
- Tổng áp lực ngang tác dụng lên 1 m ván khuôn chiều dài :
F1 = gbt .R0.(H - ) (3.7.2)
Trong đó:
+ H là chiều cao sinh áp lực ngang, để an toàn coi bê tông sau khi đổ xong vẫn còn hoàn toàn lỏng và lấy H = 2,5 m.
Tính được F = 2400.0,4.(2,5 - ) = 2208 (daN/m).
- Áp lực ngang do đổ hoặc đầm bê tông:
Áp lực ngang do đổ hoặc đầm bê tông được lấy theo kinh nghiệm. Với nhiệt độ ngoài trời mùa mưa 250C thì tốc độ đổ bê tông khống chế lên cao 0,32 (m/h). Tra bảng 3.2 14TVN59 – 2002 được P2 = 200m daN/m.
- Áp lực ngang do gió:
Áp lực này dùng để kiểm tra sự ổn định của cả mảng kết cấu ván khuôn ở nơi cao hơn mặt đất trên 5 (m) và thường có gió cấp IV trở lên. Với công trình cống Vân Cốc có bộ phận trụ pin có đỉnh nằm ở trên cao trình mặt đất tự nhiên một khoản DH =17 – 11,5 = 5,5m
Nên không phải kể đến áp lực ngang do gió.
- Tông áp lực tác dụng lên ván khuôn:
Chỉ tính toán với hai áp lực, một áp lực ngang do vữa bê tông và một áp lực ngang do đổ bê tông :
P = n.(P1 + P2) (3.7.3)
Với: n là hệ số vượt tải do áp lực ngang và áp lực đầm chấn động hỗn hợp bê tông gây lên, lấy n = 1,3.
Tính được P = 1,3.(960 + 200) = 1508 (daN/m)
3.7.5.Tính toán kích thước và kết cấu ván khuôn.
3.7.5.1.Tính toán ván mặt.
Bản mặt của một tấm ván khuôn được chia làm 5 ô đều nhau có kích thước (150´ 50)cm Hai cạnh dài tựa trên các dầm phụ (không tựa lên các dầm chính) còn hai cạnh ngắn tựa lên dầm biên của ván khuôn bằng liên kết hàn. Áp lực bê tông tác dụng lên bản mặt ván, lực này tác dụng lên dầm chính thông qua bốn dầm phụ.
Sơ bộ chọn chiều dày ván mặt là 5mm để tính toán.
Để đảm bảo ván khuôn đặt theo chiều nào ngang hay đứng đều an toàn nên ta coi áp lực tác dụng lên ván khuôn phân bố đều và giá trị của lực phân bố đều bằng tổng áp lực lớn nhất trong các lực phân bố ở trên.
Hình 3.7.2. Sơ đồ cấu tạo ván khuôn
q = n (q1 + q2).b = 1,3 .(960+200).1,50 = 2262 (daN/m)
Sơ đồ lực tác dụng của tấm ván mặt:
Hình 3.7.4.Sơ đồ tính toán nội lực của một tấm ván mặt
* Kiểm tra cường độ lớn nhất:
Giá trị mô men lớn nhất tác dụng lên ván mặt:
Mmax =
Trong đó: q là áp lực ngang phân bố đều trên 1 m chiều dài.
a là chiều dài cạnh ngắn của 1 ô ván khuôn.
Tính được Mmax = = 70,7 (daNm) = 7070 (daNcm).
Điều kiện chịu tải của ván mặt là:
smax £ mb.Ru
Trong đó:
- Rtt là cường độ tính toán khi chịu uốn của cốt thép. Với thép CT3 ta có Ru = 1565 (daN/cm2).
- mb Hệ số điều kiện làm việc của bản mặt mb = 1,25 (tra quy phạm 285-2002 với bản mặt tựa lên 4 cạnh). Ta tính được:
smax = =1131,2 (daN/cm2) < 1,25.1565 =1965,25 (daN/cm2)
Vậy chọn chiều dày bản mặt như trên là hợp lý.
* Kiểm tra về độ võng của bản mặt:
Độ võng tương đối của bản mặt thỏa mãn điều kiện:
= [Tiêu chuẩn ngành 14TCN59 -2002]
Ta có: =< .
Vậy ta có . Vậy tiết diện của bản mặt hợp lý về mặt độ võng.
Tiết diện bản mặt đã chon thỏa mãn điều kiện về cường độ và độ võng.
Vậy tiết diện của bản mặt là:( dài ´ rộng ´ dày = 250 ´ 150´ 0,05m)
3.7.5.2. Tính toán dầm phụ:
Dầm phụ làm bằng thép chữ C chịu lực trực tiếp từ bản mặt truyền vào dưới dạng phân bố đều. Ta cần tính toán kiểm tra:
q2 = n.(q1 +q2).a = 1,3.(960 + 200).0,5 = 754 (daN/m)
Từ sơ đồ cấu tạo của ván khuôn ta có sơ đồ tính toán như sau:
Hình 3.7.5.Sơ đồ tính toán nội lực của 1 dầm phụ
* Xác định tiết diện loại dầm phụ:
- Giá trị mô men lớn nhất tác dụng lên dầm phụ:
Mmax = = 3927,08 (daNcm2)
- Điều kiện chịu tải của dầm phụ:
smax £
Trong đó:
- Ru là cường độ tính toán khi chịu uốn của cốt thép, với thép CT3 ta có Ru =1565 (daN/cm2)
- m1 là hệ số điều kiện làm việc của cốt thép m1 = 0,9.
Từ đó ta tính được: Wx yêu cầu ³ =2,7881 (cm3)
Với Wx ³ 2,78 (cm3) tra sách [Sức bền vật liệu –ĐHTL] với thép chữ C-TCVN1654-75
Chọn thép chữ C số hiệu N0 5 với các thông số:
- Mô men Wx = 9,1 (cm3)
- Trọng lượng 1m dài :4,84 (kg).
- Diện tích tiết diện : 6,16 (cm2).
- Mô men quán tính Jx = 22,8 (cm4)
Jy = 5,61 (cm4)
- Mô men chống uốn My = 2,75 (cm3)
Chiều dài h = 5 cm, rộng b = 3,2 (cm) .
* Kiểm tra về độ võng: Công thức kiểm tra độ võng tương đối
=
Trong đó E là mô dun đàn hồi của thép.
f là độ võng của dầm.
Vậy dầm phụ thỏa mãn về độ võng. Tiết diện chọn như vậy là hợp lý.
3.7.5.3.Tính toán dầm bên.
Từ kết quả tính toán cho dầm phụ ta chọn dầm biên như dầm phụ.
3.7.5.4.Tính toán dầm chính.
Trên ván khuôn tiêu chuẩn ta bố trí hai dầm chính. Để đảm bảo điều kiện ghép dầm chính với dầm phụ và dầm biên, ta chọn dầm chính là hai thép chữ C đặt quay lưng với nhau và liên kết với nhau bởi mối hàn. Dầm chính của ván khuôn đỡ các dầm phụ. Các đầm phụ truyền lên dầm chính. Mặt khác để liên kết cứng các ván khuôn với nhau người ta dùng các bu lông Từ cấu tạo của ván khuôn ta có sơ đồ tính toán dầm chính như sau:
Hình 3.7.6.Sơ đồ tính toán nội lực dầm chính
* Xác định tiết diện và loại dầm chính:
- Giá trị mô men lớn nhất tác dụng lên dầm chính:
Mmax = 188,5.75 + 377.25 = 23562,5 (daNcm)
- Điều kiện chịu tải của dầm chính:
smax = £ m1.Ru
Trong đó: Ru là cường độ tính toán chịu uốn của cốt thép, với thép CT3 có Ru =1565 (daN/cm2).
m1 là hệ số điều kiện làm việc của thép m1 = 0,9.
Tính được Wx ³ = 16,72 (cm3)
Từ Wmin = 16,72(cm3) tra sách [Sức bền vật liệu –ĐHTL] với thép chữ C-TCVN1654-75. Chọn thép chữ C số hiệu N0 10.
* Kiểm tra độ võng: Điểm có độ võng lớn nhất ở đây sẽ là các điểm ở 2 đầu chính. Độ võng xác định theo dầm công xơn chịu lực tập trung.
Sơ đồ lực tác dụng như hình 3.7.7
Độ võng tương đối của dầm chính phải thỏa mãn điều kiện:
ymax =
Tính được ymax = +
+ = 0,0047 (m)
Hình 3.7.7.Sơ đồ tính toán chuyển vị của dầm chính.
Điều kiện đảm bảo độ võng: £
Có = £
Vậy dầm chính thỏa mãn điều kiện về chuyển vị.
3.7.5.5.Tính toán thiết kế bu lông.
* Bố trí bu lông:
Mỗi ván khuôn tiêu chuẩn được bố trí 4 bu lông tại vị trí dầm chính. Các bu lông được hàn vào cốt thép khung và ván khuôn được treo trên các bu lông. Như vậy bu lông sẽ chịu áp lực kéo do áp lực bê tông lỏng và áp lực đầm bê tông sinh ra. Ngoài ra các bu lông còn chịu cắt đồng thời chịu ép mặt do trọng lượng ván khuôn gây ra.
* Xác định các lực tác dụng lên bu lông:
Lực tác dụng lên bu lông chính là phản lực gối tựa Rmax trong biểu đồ mô men dầm chính
Ta có: Rmax = 801,125 (daN)
Pb = n.Rmax = 1,3.801,125 =1041,46 (daN)
Với n là hệ số vượt tải của áp lực bê tông lỏng và đầm chấn động.
* Xác định đường kính của bu lông:
Khả năng chịu lực của bu lông phải thỏa mãn điều kiện:
Pb £ [N]kb = Fth.Rkb = (3.7.4)
Trong đó: + Fth là diện tích thu hẹp của bu lông tại đoạn có ren,(cm).
+ d0 là đường kính trong của ren bu lông, (cm).
+ Rkb là cường độ tính toán của bu lông khi chịu kéo, Rkb = 1400 daN/cm2
Từ công thức (3.7.4) rút d0 được:
d02 ³ = 0,947
d0 ³ 0,97 (cm)
Vậy chọn bu lông có đường kính d = 1 cm
3.8.CÔNG TÁC DÀN GIÁO.
Do điều kiện thời gian có hạn, được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn nên trong đồ án
này không tính toán cụ thể dàn giáo mà chỉ sơ bộ lựa chọn kích thước dàn giáo.
Sử dụng dàn giáo PAL và giáo tre, gỗ cho công tác thi công trần.
* Ưu điểm của dàn giáo PAL.
- Giáo PAL là một chân chống vạn năng đảm bảo an toàn và kinh tế.
- Giáo PAL có thể sử dụng thích hợp cho mọi công trình xây dựng với những kết cấu nặng đặt ở độ cao lớn.
- Giáo PAL làm bằng thép nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp dựng, tháo dỡ, vận chuyển nên giảm giá thành công trình.
* Cấu tạo giáo PAL.
Giáo PAL được thiết kế trên cơ sở một hệ khung tam giác được lắp dựng theo kiểu tam giác hoặc tứ giác cùng phụ kiện như:
- Phần khung tam giác tiêu chuẩn.
- Thanh giằng chéo và giằng ngang.
- Kích chân cột và đầu cột.
- Khớp nối khung.
- Chốt giữ khớp nối.
3.9.CÔNG TÁC LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ VÁN KHUÔN, GIÀN GIÁO
3.9.1.Dựng lắp và tháo dỡ ván khuôn.
Công tác dựng lắp ván khuôn là công tác hàng đầu trong công tác thi công bê tông và chiếm nhiều thời gian, diện tích hiện trường. Do vậy phải đảm bảo chất lượng, tốc độ thi công và tạo điều kiện cho công tác khác. Trước khi dựng lắp ván khuôn cần dùng sơn đánh dấu vị trí lắp đặt ván khuôn cho chính xác.
3.9.2.Trình tự lắp ván khuôn.
- Dùng máy trắc địa, vạch mốc khống chế, dùng sơn đánh dấu lên chỗ bê tông đã đổ hoặc những vạch mốc cố định.
- Khi dựng lắp ván khuôn tiêu chuẩn, phải dùng giá đỡ và dây rọi để xác định chính xác vị trí của ván khuôn theo đúng thiết kế. Sau đó dùng bu lông chôn sẵn, bu lông giằng để định vị chính xác chắc chắn. Chân của các cột chống đặt lên 2 chiếc nêm vát chồng lên nhau và dùng đinh đỉa để thuận tiện cho việc tháo dỡ.
- Đối với cột chống phải dùng dây rọi để dựng cột thẳng đứng đảm bảo cột chịu lực đúng tâm.
- Cột chống và dầm ngang phải được neo giữ chắc chắn sau đó mới lắp ráp dầm dọc, ván mặt.
Ta tính toán lắp dựng ván khuôn cho khoảnh đổ có chiều cao lớn thì nó sẽ phức tạp và điển hình, đó là trụ pin (cao 14m). Do trụ pin khá cao nên ở đây ta sử dụng biện pháp treo ván khuôn vào cốt thép chịu lực của trụ pin và cốt thép thi công. Chú ý đoạn thép nhô lên so với phần bê tông của trụ pin không được nhỏ hơn 50cm. Sau đó ta hàn thép nối tiếp cao hơn.
* Trình tự lắp đặt dựng ván khuôn cho trụ pin như sau:
Do đặc điểm của trụ pin và kích thước ván khuôn ta chia làm 4 đợt lắp dựng ván khuôn và đổ bê tông.
Đợt 1: Dựng 2 tấm ván khuôn theo phương đứng và đổ từ cao trình +3,0m so với đáy móng của công đến cao trình +6,0m.
Đợt 3: Sau khi tháo dỡ ván khuôn đợt 1 xong đưa lên dựng ván khuôn đợt 2. Ván khuôn đợt này cũng được dựng theo phương đứng 2 ván khuôn chồng lên nhau và được giữ bởi các bu lông giữ ván khuôn đổ đợt 1 (Mỗi ván khuôn tựa trên 2 đầu bu lông). Đổ bê tông đến cao trình +9,0 (m).
Đợt 3: Tháo dỡ ván khuôn xong ván khuôn đợt 2 được đưa lên lắp đợt 3. Ván khuôn được dựng theo phương đứng và cũng được bởi các bu lông giữ ván khuôn đổ đợt 2 (Mỗi ván khuôn tựa trên 3 đầu bu lông). Đổ bê tông đến cao độ +12,0m. Chồng 2 ván khuôn lên nhau.
Đợt 4: Tháo dỡ xong ván khuôn đợt 3 đưa lên dựng lắp đợt 4. Ván khuôn được dựng theo phương đứng và cũng được đỡ bởi các bu lông giữ ván khuôn đổ đợt 3 (Mỗi ván khuôn tựa trên 3 đầu bu lông). Đổ bê tông đến cao trình +15,0m. Rồi giữ nguyên ván khuôn đổ đến cao trình +17,0m.
* Các bước lắp dựng cụ thể như sau:
- Đưa ván khuôn vào vị trí đã có bu lông đặt chính xác từ trước, dựng ván khuôn, bắt bu lông giữa các biên ván khuôn với nhau và giữa ván khuôn với mặt đất.
- Bắt bu lông và đặt thanh thép chống chế.
- Điều chỉnh 2 tấm ván khuôn sao cho chính xác về kích thước và độ thẳng đứng bằng trắc đác (Quả rọi phải đặt trong nước hoặc dầu để tránh ảnh hưởng của gió).
- Chống đỡ bằng cột (đợt 1) hoặc néo có tăng đơ điều khiển (Đợt 2,3,4).
- Kiểm tra lại kích thước và độ cứng một lần nữa trước khi đổ.
Chú ý:
+ Khi đưa ván khuôn lên cao (Đợt 2,3,4) phải dùng máy cẩu hai bên và lắp 2 tấm ván khuôn ở 2 bên 1 lượt.
+ Trước khi hoàn thiện đổ bê tông đợt 1,2 và 3 phải cắm các thanh thép dài khoảng 1m đến 1,2m sao cho mỗi ván khuôn sau này sẽ có 2 thanh chống đặt cách mép ván khuôn 40cm và sâu 30cm để tăng tính ổn định ván khuôn đợt sau. Khi lắp ván khuôn đợt sau bẻ vắt chéo chúng lại chống vào ván khuôn bên kia.
+ Hai bu lông néo giữ ván khuôn các đợt 2 và 3 phải cho tựa lên thép ngang (đã cố định vào thép chịu lực để giảm tải cho hai bu lông ở dưới).
+Các thanh chống ngang phải được cố định vào các thép ngang để tránh dịch chuyển khi đổ bê tông.
3.9.3.Yêu cầu khi tháo dỡ ván khuôn.
Theo tài liệu hướng dẫn thi công [Tiêu chuẩn 14TCN59 – 2002] về tháo dỡ ván khuôn đối với ván khuôn thi công trong điều kiện bình thường. Thời gian tối thiểu để bê tông đạt
cường độ để tháo dỡ ván khuôn là 2 ngày.
* Nguyên tắc khi tháo dỡ ván khuôn: tháo dỡ ván khuôn được tiến hành từ trên cao xuống dưới, từ ngoài vào trong. Trong khi tháo dỡ mà phát hiện những chỗ bê tông hư hỏng nứt nẻ phải kịp thời xử lý.
3.9.4.Công tác lắp và tháo dỡ dàn giáo.
+ Đặt bộ kích (gồm đế và kích ), liên kết các bộ kích với nhau bằng giằng nằm ngang và giằng chéo.
+ Lắp khung tam giác vào từng bộ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh.
+ Lắp tiếp các thanh giằng nằm ngang và nằm chéo.
+ Lồng khớp nối và làm chặt chúng bằng chốt giữ. Sau đó chống thêm một khung phụ lên trên.
+ Lắp các kích đỡ phía trên.
+ Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp dựng xong có thể điều chỉnh chiều cao nhờ hệ kích dưới trong khoảng từ 0 ¸ 750mm.
*Cần chú ý những điểm sau khi lắp dựng giáo PAL:
- Lắp các thanh giằng ngang theo hai phương vuông góc và chống chuyển vị bằng giằng chéo. Trong khi lắp dựng không được thay thế các bộ phận và phụ kiện của giáo bằng các đồ vật khác.
- Toàn bộ hệ chân chống phải được liên kết vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh của các bộ kích.
- Phải điều chỉnh khớp nối đúng vị trí để lắp được chốt giữ khớp nối.
PHẦN 4: KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG.
4.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA KHI LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG.
4.1.1.Mục đích.
Kế hoạch tiến độ thi công là một bộ phận trọng yếu trong thiết kế tổ chức thi công. Nó nêu lên khối lượng công tác từng thời kỳ thực hiện các yêu cầu về mặt thời gian cũng như nguồn vật tư kỹ thuật. Nó quyết định đến tốc độ và trình tự thi công toàn bộ công trình. Bất kỳ thời hạn của một bộ phận công trình nào mà không đạt được kế hoạch tiến độ đều dẫn đến sự thay đổi về cường độ và thời gian thi công các hạng mục khác. Mục đích của lập tiến độ thi công như:
- Đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn.
- Công trình thi công được cân bằng, liên tục và nhịp nhàng, thi công thuận lợi quyết định quy mô toàn bộ công trình.
- Sử dụng hợp lý tiền vốn, vật liệu máy móc.
- Xác định được các mốc thời gian để chỉ đạo thi công công trình đúng kế hoạch và hoàn thành các hạng mục, phần việc của công trình đơn vị dẫn đến hoàn thành toàn bộ công trình đúng thời hạn quy định đưa công trình vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đảm bảo công trình đạt kỹ thuật, mỹ thuật cao.
- Đảm bảo an toàn trong thời gian thi công, giảm bớt sự tiêu hao về nhân lực.
4.1.2.Ý nghĩa của việc lập tiến độ.
Kế hoạch tiến độ thi công có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, trình tự và thời gian thi công toàn bộ công trình. Trên cơ sở của kế hoạch tiến độ mà người ta lập các biểu đồ như nhu cầu về nguyên liệu, nhân lực, máy móc, trang thiết bị. Các loại biểu đồ này cùng với kế hoạch tiến độ là những tài liệu cơ bản phục vụ cho kế hoạch xây dựng của mỗi dự án.
Kế hoạch tiến độ được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể, được sắp xếp một cách hợp lý không những làm cho công trình được tiến hành thuận lợi, quá trình thi công phát triển bình thường, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động mà còn giảm thấp sự tiêu hao nhân lực, đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng thời hạn quy định trong phạm vi vốn xây dựng không vượt quá chỉ tiêu dự toán.
4.1.3. Lựa chọn phương pháp lập tiến độ.
Có nhiều phương pháp lập tiến độ thi công như lập tiên độ thi công theo phương pháp đường thẳng, lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ mạng…Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm.
* Phương pháp đường thẳng:
- Ưu điểm:
+ Đây là phương pháp đơn giản, phổ biến, đễ lập, tính toán không phức tạp.
+ Biểu đồ đường thẳng dễ phân biệt qua trực giác, dễ đọc, dễ theo dõi, các thông số thể hiện rõ ràng trên biểu đồ nên việc chỉ đạo đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này có nhược điểm là đòi hỏi người có kinh nghiệm trong sản xuất thì lập mới hợp lý.
+ Với những công trình lớn thì việc lập tiến độ theo phương pháp này rất khó khăn.
+ Nhìn vào biểu đồ không thể hiện được mối liên hệ giữa các công việc một cách rõ ràng.
+Không cho phép nhin bao quát được toàn bộ công việc, không biết được ở mỗi giai đoạn việc nào là quan trọng nhất.
+ Không thấy được thời gian dự trữ của từng công việc do đó không biết công việc nào
cần làm gấp
+ Lập tiến độ theo phương pháp đường thẳng dễ xảy ra tình trạng bỏ xót công việc, việc đáng làm trước lại làm sau và ngược lại.
- Ứng dụng: Áp dụng với những công trình nhỏ, công nghệ thi công đơn giản, thời gian thi công ngắn.
* Lập tiến độ theo phương pháp sơ đồ mạng:
- Ưu điểm: Phương pháp này giúp giải quyết những công trình phức tạp. Nó khắc phục những nhược điểm của phương pháp sơ đồ đường thẳng như:
+ Trình tự sắp xếp công việc một cách khách quan rõ ràng.
+ Trong việc sắp xếp công việc cho thấy được mối liên hệ về nhân lực, kỹ thuật, thời gian thi công. Cho biết được mối liên hệ giữa các công việc công việc làm sau có liên hệ với công việc trước. Từ đó thấy được công việc nào là quan trọng cần làm trước.
+ Ta biết được các công việc quan trọng là những công việc găng, nó nằm trên đường găng, từ đó chỉ đạo sát sao ưu tiên nhân lực vật lực để đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ.
+ Có thể tiến hành lập, điều khiểm tiến độ thi công trên máy tính điện tử.
- Nhược điểm.
+ Phức tạp, khó lập cần có các công cụ tính toán như máy tính, các phần mềm chuyên dụng.
+ Khó nhận biết qua trực giác khó theo dõi.
+ Không thể hiện được các thông số phụ như phương pháp sơ đồ đường thẳng.
Trong đồ án này với mục đích để sinh viên nắm được cách thức để lập tiến độ thi công công trình và do thời gian không nhiều nên chọn phương pháp sơ đồ đường thẳng.
4.2.LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CỐNG VÂN CỐC THEO SƠ ĐỒ ĐƯỜNG THẲNG.
4.2.1.Cơ sở lập tiến độ thi công cống Vân Cốc.
Sự hoàn thành công trình phải nằm trong phạm vi thời gian thi công nhà nước quy định. Những công trình đơn vị hoặc các hạng mục công trình cần tuân theo thời hạn quy định trong tổng tiến độ chung.
Tiến độ phát triển xây dựng công trình theo thời gian và trong không gian phải được ràng buộc một cách chặt chẽ với điều kiện khí tượng thủy văn, địa chất thủy văn, thể hiện được sự lợi dụng những điều kiện khách quan có lợi cho quá trình thi công.
Khi chọn phương án sắp xếp kế hoạch tiến độ cần xem xét các mặt, giảm thấp phí tổn công trình tạm và ngăn ngừa sự ứ đọng vốn xây dựng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý đâu tư xây dựng công trình.
Trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình cần giữ vững sự cân đối về cung ứng nhân lực, vật liệu, động lực và sự hoạt động của thiết bị máy móc, xí nghiệp phụ. Để đảm bảo nguyên tắc này cần kiểm tra theo biểu đồ nhân lực, cần điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công để đạt đến sự cân bằng tổng hợp.
4.2.2.Lập tiến độ thi công theo sơ đồ đường thẳng
Từ bảng phân đợt đổ bê tông ta tiến hành sắp xếp theo trình tự thời gian ta sẽ được tiến độ thi công, để cho tiến độ tho công được hợp lý ta phải sắp xếp theo đúng sơ đồ công nghệ xây dựng, thời gian thi công các công việc hợp lý.
Để tiến hành lập tiến độ ta lập bảng tiến độ thi công như sau:
PHẦN 5: BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH
5.1.CƠ SỞ LẬP MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG.
Bố trí mặt bằng công trường là bố trí và quy hoạch các công trình lâu dài và tạm thời, các cơ sở phục vụ, đường giao thông, mạng lưới dẫn điện, đường nước… trên mặt bằng và trên các cao trình trên hiện trường thi công.
Nhiệm vụ chủ yếu của bố trí mặt bằng công trường là giải quyết một cách chính xác vấn đề không gian trong khu vực xây dựng để hoàn thành một cách thuận lợi việc xây dựng toàn bộ công trình trong thời gian đã quy định mà dùng nhân lực, vật lực là ít nhất. Vì vậy việc bố trí mặt bằng công trường có được chính xác hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình, tốc độ thi công và mức độ an toàn trong thi công
Việc bố trí mặt bằng công trường phải tuân theo một số quy tắc sau:
- Việc bố trí tất cả công trình tạm đều không được làm cản trở đến việc thi công và vận hành công trình chính.
- Cố gắng giảm bớt chi phí vận chuyển, đảm bảo vận chuyển tiện lợi.
- Cố gắng giảm bớt khối lượng công trình làm cho phí tổn công trình tạm được rẻ nhất.
- Để thuận tiện cho việc sản suất và sinh hoạt những xí nghiệp và công trình có liên quan mật thiết với nhau về quy trình công nghệ cũng như quản lý khai thác nên bố trí tập trung gần cạnh nhau.
- Việc bố trí hiện trường phải chặt chẽ giảm bớt diện tích đất, đặc biệt đất canh tác.
- Việc bố trí công trường phải phù hợp với yêu cầu bảo an phòng hỏa và vệ sinh sản suất.
Nội dung của thiết kế mặt bằng công trình bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định vị trí cụ thể của công trình đã được quy hoạch trên khu đất được đề cập để xây dựng.
- Bố trí cần trục máy móc, thiết bị xây dựng.
- Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ cho công trường.
- Thiết kế kho bãi vật liệu, thiết bị xây dựng.
- Thiết kế các xưởng sản suất và phục trợ.
- Thiết kế nhà tạm trên công trường.
- Thiết kế hệ thống cung cấp nước, thoát nước cho công trường.
- Thiết kế hệ thống điện phục vụ công trình.
5.2.LẬP BẢN VẼ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG.
5.2.1.Các xác nhận phụ trợ.
Để phục vụ cho công tác thi công được thuận lợi ở cống Vân Cốc ta cần bố trí các bộ phận công trình sau:
+ Kho chứa xi măng.
+ Kho chứa sắt thép.
+ Nhà ở cho cán bộ công nhân viên.
+ Nhà điều hành trung tâm.
+ Bãi để vật liệu.
+ Xưởng chế tạo ván khuôn, cốt thép.
+ Bãi để xe máy.
Để bố trí các công trình được chính xác ta phải căn cứ vào quy trình công nghệ để bố trí được hợp lý, các công trình nhà ở phải nằm cách xa các xưởng sản xuất để ít ảnh hưởng đến đời sống. Nhưng cũng không cách xa công trình quá để giảm phí tổn đến công trường.
Các kho chứa xi măng và sắt thép, các xưởng gia công chế tạo ván khuôn, cốt thép phải nằm gần công trình để tốn ít công vận chuyển nhất, bãi vật liệu phải được bố trí ở gần hố móng và ngay trạm trộn để giảm tối đa cự ly vận chuyển.
Bố trí các bãi để xe, bố trí máy móc thiết bị phải thuận tiện và ảnh hưởng ít nhất trong quá trình thi công công trình chính.
* Bố trí máy móc thi công bê tông.
Để phục vụ cho công tác bê tông ta bố trí 1 tạm trộn bê tông và hai cần trục bánh xích phục vụ cho thi công bê tông.
Trạm trộn bê tông được bố trí sao cho có thể khống chế được nhiều cao trình đổ bê tông nhất. Trạm trộn được bố trí cố định, khi đổ bê tông dưới mặt đất tự nhiên bê tông được đổ trực tiếp vào khoảnh đổ hoặc được đổ vào thùng đổ sau đó dùng cần trục nâng vào khoảnh đổ, còn cần trục tự hành cũng phải được bố trí sao cho khống chế được diện tích đổ bê tông là lớn nhất mà ít phải di chuyển nhất.
Từ đặc điểm công trình thủy công chủ yếu là phần bê tông nằm dưới mặt đất tự nhiên cho nên ta bố trí trạm trộn bê tông ơ sát mặt đất tự nhiên ngay sát mép hố móng ở cao trình +11,5 m. Sau khi trộn bê tông xong đổ vào máng dẫn vào khoảnh đổ hoặc thùng đổ dùng cần trục đổ vào khoảnh đổ. Cần trục được bố trí tùy từng thời kỳ thi công công trình cho thích hợp. Với thời kỳ thi công bản đáy và các kết cấu thấp hơn cao trình mặt đất tự nhiên cần trục được bố trí ở dưới đáy hố móng để nầng thùng đổ bê tông vào các khoảnh đổ được dễ dàng và thời kỳ thi công trụ pin ta bố trí cần trục ở cao trình +7,0m.
5.2.2.Thiết kế và bố trí hệ thống giao thông cho công trình.
Hệ thống giao thông bên trong của công trường có liên quan đến chặt chẽ tới hệ thống giao thông ở ngoài công trường. Do đó khi thiết kế hệ thống giao thông của công trường ta phải chú ý tới hệ thống giao thông bên ngoài công trường.
Trong thời kỳ đào móng công trình ta bố trí một đường lên xuống hố móng, để thuận tiện cho công tác thi công. Đường lên xuông hố móng công trình được duy trì suốt thời gian thi công bê tông công trình chính, đường lên xuống này dùng cho cần trục lên xuống hố móng trong thời kỳ thi công bê tông và làm nối đi xuống công trình cho công nhân.
5.2.3. Thiết kế kho bãi công trường.
Công việc thi công đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu tại chỗ. Do đặc điểm như vậy, việc lập kế hoạch cung ứng, tích trữ cho các loại nguyên vật liệu và thiết kế kho bãi cho công trường xây dựng đó có vai trò hết sức quan trọng.
Muốn xây dựng công trình đúng tiến độ thì phải đảm bảo cung cấp các loại nguyên vật liệu, thiết bị đúng chất lượng, đủ số lượng và đúng thời hạn. Đó là nhiệm vụ của cơ quan cung ứng vật liệu vật tư, nội dung cung ứng bao gồm các công việc sau:
- Lập kế hoạch để mua và sản xuất vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện, thiết bị phục vụ cho xây dựng.
- Vận chuyển hàng hóa từ nơi cung cấp đến các điểm tiêu thụ trên công trường.
- Quản lý các cơ sở sản xuất, gia công và bảo quản nguyên vật liệu trên công trường.
- Cung cấp cho các đơn vị thi công đúng tiến độ.
Tóm lại nhiệm vụ cung ứng của công trường là: đặt hàng và nhận hàng, vận chuyển hàng về công trường, bảo quản và cấp phát.
5.2.3.1.Lập kế hoạch cung ứng vật liệu.
Khối lượng các loại vật liệu, thiết bị xây dựng đã được thống kê trong các bảng dự
toán xây dựng công trường.
Tuy nhiên ta không thể vận chuyển toàn bộ khối lượng đó về công trường vì lý do không đủ kho bãi để chứa, về kỹ thuật không đảm bảo về chất lượng và về kinh tế bị ứ đọng
vốn khá lâu kém hiệu quả.
Theo kinh nghiệm trên công trường, trước khi khởi công xây dựng công trình phải đảm bảo dự trữ 30% khối lượng các công loại vật liệu chính của năm kế hoạch đầu tiên (hoặc 30% khối lượng vật liệu của toàn bộ công trình) mới được phép khởi công. Tiếp theo, thời gian dự trữ được lấy theo quy phạm. Khối lượng dự trữ được tính theo tiến độ hoặc tính theo định mức dự trữ cho phép.
Ở công trường cống Vân Cốc công tác chủ yếu là công tác đổ bê tông do đó ta tính dự trù vật liệu cho công tác thi công bê tông.
Từ bảng tiến độ thi công ta xác định được khối lượng đổ bê tông cho từng tháng như sau:
Bảng khối lượng đổ bê tông trong từng tháng Bảng 5.2.1
Tháng kế hoạch
Khối lượng đổ bê tông
(m3)
1
2103
2
2323
3
2042
4
2061
5
1831
6
1282
Từ bảng khố lượng bê tông của từng tháng ta định ra kế hoạch cung ứng các vật liệu cần thiết để đổ bê tông:
Trong các loại vật liệu để đổ bê tông thì xi măng là vật liệu quan trọng nhất và xi măng phải dự trữ trong các kho kín cho nên ta chọn xi măng để tính toán cung ứng cho quá trình đổ bê tông
Từ bảng khối đổ bê tông trong từng tháng ta tính được khối lượng xi măng dùng trong tháng như sau:
Bảng khối lượng xi măng dùng trong từng tháng Bảng 5.2.2
Tháng kế hoạch
Khối lượng xi măng
(tấn)
1
688
2
760
3
668
4
674
5
599
6
419
* Tính toán lượng tiêu thụ xi măng hàng ngày:
Dựa vào bảng khối lượng tiêu thụ xi măng dùng trong từng tháng ta tính toán lượng tiêu thụ xi măng hàng tháng theo công thức:
Ri =
Trong đó: Mi là lượng xi măng tiêu thụ ở từng thời kỳ.
ti là thời gian tương ứng với từng thời kỳ.
Ta có bảng tiêu thụ xi măng trong các tháng:
Bảng lượng tiêu thụ xi măng Bảng 5.2.3
Tháng
Mi
(tấn)
ti
(ngày)
ri
1
688
30
22,93
2
760
28
27,14
3
668
30
22,27
4
674
30
22,46
5
599
30
19,97
6
419
30
13,97
5.2.3.2. Tính toán và bố trí quy hoạch kho bãi.
Để đảm bảo tốt các loại vật liệu, thiết bị, máy móc và thỏa mãn nhu cầu cung cấp vật tư kịp thời cho công trường thì cần phải tổ chức công tác kho bãi một cách chính xác. Để tính diện tích kho bãi một cách hợp lý và tiết kiệm cần phải xác định được lượng vật liệu dự trữ mà kho bãi cần phải cất chứa trên công trường. Lượng dự trữ này đảm bảo cung cấp liên tục cho thi công không xảy ra thiếu vật liệu, hoặc cung cấp không đồng bộ, không đúng kỳ hạn ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nhưng cũng không được quá lớn đòi hỏi quá nhiều diện tích kho bãi, mặt khác dự trữ quá lớn sẽ làm cho vốn lưu động bị ứ đọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của công trường.
* Xác định lượng xi măng dự trữ.
Lượng vật liệu dự trữ được xác định theo kế hoạch cung ứng vật liệu theo công thức sau:
Xmax = rmax.Tdt
Trong đó
+ Xmax là lượng vật liệu dự trữ lớn nhất dự trữ tối đa ở kho bãi công trường.
+ rmax là cường độ tiêu thụ vật liệu lớn nhất lấy theo bảng 5.2.3 rmax = 27,14 (tấn/ngày)
+ Tdt là thời gian dự trữ cho phép. Căn cứ vào bảng 27 -5 Giáo trình thi công tập 2 với loại phương tiện vận chuyển xi măng là ô tô ta chọn được ngày dự trữ xi măng là 10 ngày.
Tính được Xmax = 27,14.10 = 271,4 (tấn).
* Xác định lượng cát, đá, sắt, thép dự trữ.
Từ khối lượng của xi măng dự trữ và dựa vào cấp phối ta tính được lượng cát, đá dự trữ như sau:
+ Khối lượng cát dự trữ Cmax = 521,9 tấn = 373 (m3)
+ Khối lượng đá dự trữ Đmax = 1069,316 tấn. = 712 (m3)
+ Khối lượng sắt thép dự trữ Smax = 112 (tấn)
* Tính diện tích kho bãi.
Diện tích kho bãi chứa vật liệu không kể đường đi lại, tính theo công thức:
F =
Trong đó:
+ qmax là lượng vật liệu dự trữ tối đa ở kho bãi công trường.
+ p là lượng vật liệu định mức chứa trên 1m2 diện tích kho bãi có ích. P được xác định phụ thuộc vào loại vật liệu, cách chất, và loại kho bãi.
Tra định mức chất xếp vật liệu kho bãi trên công trường (bảng 26 -6 giáo trình thi công tập 2) ta có:
BẢNG CẤT GIỮ VẬT LIỆU TRÊN CÔNG TRƯỜNG Bảng 5.2.4
TT
Tên vật liệu
Đơn vị
Lượng vật liệu trên 1 m2
Chiều cao chât vật liệu (m)
Cách chất
Loại kho
1
Cát, đá đổ đống
m3
3 ¸ 4
5 ¸ 6
Đánh đống
Bãi lộ thiên
2
Xi măng
Tấn
1,3
2
Xếp chồng
Kho kín
3
Sắt thép
Tấn
3,7 ¸ 4,2
1,2
Xếp chồng
Kho hở
Từ bảng định mức trên ta xác định được diện tích của từng kho bãi là:
Diện tích kho chứa xi măng:
F1 = = 208 (m2)
Diện tích kho sắt thép :
F2 = = 28 (m2)
Diện tích bãi cát, đá:
F3 = = 362 (m2).
* Diện tích xe máy:
Bãi đỗ xe máy thi công có hình thức hở mái che nắng mưa, định mức cho xe máy là Pi= 30 m2/ xe. Với số lượng xe máy 3 máy xúc, 12 ô tô tự đổ và 1 máy ủi, tổng cộng là 15 máy. Diện tích xe máy là F4 = 15.30 = 450 (m2).
5.2.4. Thiết kế nhà tạm trên công trường.
Các nhà tạm trên công trường xây dựng để phục vụ cho quá trình xây dựng các công trình xây các công trình. Theo tính chất phục vụ ở công trường có thể chia nhà tạm thành 2 loại:
- Nhà phục vụ sản xuất (Nhà hành chính, các phòng chức năng …)
- Nhà phục vụ đời sống và sinh hoạt.
Diện tích nhà tạm trên công trường phụ thuộc vào số người trên công trường, để thuận tiện cho tính toán ta chia số người trên công trường thành 5 nhóm:
+ Nhóm N1: Số công nhân lao động trực tiếp ở công trường.
+ Nhóm N2: Số công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ.
+ Nhóm N3: Số cán bộ kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ
+ Nhóm N4: Số công nhân, nhân viên, làm các việc phục vụ khác
+ Nhóm N5: Số công nhân, nhân viên các cơ quan phục vụ cho công trường.
Dựa vào biểu đồ nhân lực có thể xác định được số công nhân làm việc trực tiếp ở công trường. Số công nhân làm việc trực tiếp ở công trường tính như sau;
N1 = Ntb (người)
Trong đó :
- Ntb là quân số làm việc trực tiếp trung bình ở hiện trường tính như sau:
Ntb = ==212 (người)
Dựa vào bảng tiến độ ta xác định được số nhân công làm việc trên công trường là 211 người. N1 = 212 (người ).
+Số công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ tính theo kinh nghiệm bằng công thức sau: N2 = k%.A
Trong đó k = 0,5 ¸ 0,7 tính được N2 = 0,5.212 = 106 (người).
+ Số cán bộ kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ tính theo công thức sau:
N3 = (0,06 ¸ 0,08 ) (N1 + N2) = 19 (người)
+ Số công nhân, nhân viên, làm các việc phục vụ khác như coi kho, bảo vệm quét dọn… tính theo công thức sau:
N4 = 0,04 (N1 + N2) = 13 (người)
+ Số công nhân, nhân viên các cơ quan phục vụ cho công trường như bách hóa, lương thực, thực phẩm, ngân hàng, bưu điện, y tế … tính theo công thức sau:
N5 = (0,05 ¸ 0,1) (N1 + N2 ) = 16 (người).
Vậy tổng số người trên công trường là :
N = N1+ N2 + N3 + N4 + N5 = 212 + 106 +19 +13 +16 = 366 (người)
Nếu xét cả số người của gia đình các cán bộ công nhân viên thì tổng số người ở trong khu nhà ở công trường sẽ là:
Nt = (1,2 ¸ 1,6 )N = 439 (người)
* Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ khu vực:
Căn cứ vào tiêu chuẩn định mức nhà ở (bảng 26-22 – Giáo trình thi công tập 2), phòng làm việc và các công trình phúc lợi khác do nhà nước quy định, kết quả cho trong bảng sau:
DIỆN TÍCH NHÀ Ở TRÊN CÔNG TRƯỜNG Bảng 5.2.5
N0
HẠNG MỤC
DIỆN TÍCH TIÊU CHUẨN
CHO MỘT NGƯỜI (m2)
DIỆN TÍCH (m2)
1
Nhà ở
4,0
1.756,00
2
Phòng tiếp khác
0,06
26,34
3
Phòng làm việc
0,20
87,8
4
Nhà ăn&hội trờng
0,30
131,7
5
Câu lạc bộ
0,25
109,75
6
Bệnh xá
0,25
109,75
7
Nhà cứu hoả
0,04
17,56
8
Nhà tắm
0,05
21,95
9
Nhà xí công cộng
0,01
4,39
10
Sân vận động
2,00
878
11
Bách hoá
0,10
43,9
Tổng
F = 3187,1
Tổng diện tích nhà ở và các công trình phúc lợi khác F = 3187 (m2).
Diện cần chiếm chỗ của cả khu vực nhà = 7083 (m2)
- Chọn và bố trí nhà ở: Dựa vào tình hình thực tế khu vực xây dựng công trình thì ta thấy phía bờ phải cách cống về phía thượng lưu 200 (m) có địa hình khá bằng phẳng, cho nên ta có thể bố trí lán trại cho công nhân, kho bãi để vật liệu và xe máy ở khu vực này.
5.2.5. Thiết kế hệ thống cung cấp nước.
Bất kỳ một công trình nào cũng cần nước để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của con người trên công trường. Nhu cầu về nước phụ thuộc vào tính chất của công trường, phụ thuộc vào quy mô xây dựng, thời gian xây dựng và nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Nội dung của thiết kế hệ thông cung cấp cho công trường, bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định lưu lượng cần thiết trên công trường.
- Yêu cầu về chất lượng nước và chọn nguồn cung cấp nước.
- Thiết kế mạng cung cấp nước.
* Tính lưu lượng nước cần thiết trên công trường.
Nước dùng trên công trường bao gồm:
- Nước phục vụ cho sản suất.
- Nước phục vụ cho sinh hoạt ở hiện trường.
Nước dùng cho các nhu câu trên công trường bao gồm:
- Nước phục vụ cho sản suất.
- Nước phục vụ cho sinh hoạt ở hiện trường.
- Nước phục vụ sinh hoạt cho khu nhà ở.
- Nước cứu hỏa.
5.2.5.1. Nước phục vụ cho sản xuất.
Nước phục vụ cho sản xuất Q1 bao gồm nước phục vụ cho các quá trình thi công ở hiện trường như rửa đá, sỏi, trộn vữa bê tông, tưới dưỡng hộ bê tông, làm vệ sinh các thiết bị máy móc thi công … và nước phục vụ cho các xưởng phụ trợ.
Lượng nước phục vụ cho sản xuất được tính theo công thức sau:
Q1 = 1,1. (l/s) (5.2.1)
Trong đó:
- 1,1 lả hệ số tổn thất nước.
- Nm là khối lượng công việc (số ca máy móc ) trong thời đoạn tính toán.
- qi là lượng nước hao đơn vị cho một đơn vị khối lượng công việc hoặc 1 ca máy (lít) (Tra bảng 26 -8 Giáo trình thi công tập 2).
- K1 là hệ số sử dụng nước không đều trong một giờ, K1 = 1,4.
- t là số giờ làm việc
Kết quả tính toán ghi trong bảng 5.2.6
BẢNG TÍNH LƯỢNG NƯỚC CẦN DÙNG Bảng 5.2.6
STT
Mục đích dùng nước
Đơn vị
Lượng hao nước đơn vị
Khối lượng công việc
Lượng nước cần dùng.(lít)
1
Đất đào bằng máy đào
m3
1,7
791
1344,7
2
Trộn bê tông
m3
400,0
11942
4776800
3
Xói rửa đá răm
m3
750
10182
7636500
4
Rửa cát
m3
1250,0
5664
7080000
5
Dưỡng hộ bê tông ngày, đêm
m3
400,0
11942
4776800
Tổng khối lượng nước cho công tác sản xuất,
24271445
Thay vào công thức tính được:
Q1 = 1,1.= 432 (l/s)
5.2.5.2.Nước phục vụ cho sinh hoạt
Nước phục vụ cho sinh hoạt bao gồm hai bộ phận, nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường và nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ ở khu nhà ở trên công trường.
- Lượng nước phục vụ cho công nhân làm việc trên hiện trường được tính theo công thức:
(5.2.2)
Trong đó:
+ Nc là số công nhân làm việc trên hiện trường, Nc = 212 người.
+ a là tiêu chuẩn dùng nước, a = 25 lít/người.ca
+ K1 là hệ số dùng nước không đều.
Tính được = 2,06 (lít/s)
- Lượng nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân viên và gia đình họ ở khu vực nhà ở, được tính theo công thức sau:
(5.2.3)
Trong đó:
+ Nn là tổng số người trên khu nhà ở Nn = 439 (người).
+ K1,K2 là hệ số dùng nước không đều K1.K2 = 1,5.
+ a là tiêu chuẩn dùng nước, a = 350 (lít /người.ca)
Tính được = 2,67 (lít/s)
5.2.5.3.Nước phục vụ cứu hỏa
Nước cứu hỏa đựng trong các thùng téc tạm thời rồi dùng máy bơm để chữa cháy bao gồm nước cứu hỏa ở hiện trường và nước dùng cứu hỏa ở khu nhà ở.
- Nước cứu hỏa ở ngoài hiện trường, với khu vực hiện trường có diện tích nhỏ hơn 50ha, lấy = 20 l/s.
- Nước dùng cứu hỏa cho khu nhà ở phụ thuộc vào lượng người sống trong khu vực và số tầng của các nhà cao tầng, Qch2 = 10 (lít/s).
Vậy ta có tổng lượng nước cần dùng trên công trường là:
Q = 432 + 2,06 + 1,76 + 20 + 10 = 465,82 (lít/s)
5.2.5.4.Chọn nguồn nước
Dựa vào báo cáo địa chất và tài liệu thủy văn, nguồn nước phục vụ cho công trình cống
Vân Cốc được phân làm hai nguồn cung cấp ứng với hai mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa: nước sản xuất dùng cho công tác đổ bê tông được vận chuyển từ nơi khác đến vì trong khu vực xây dựng công trình cả nước mặt và nước ngầm đều có tính axit ăn mòn bê tông, còn nước sinh hoạt và nước cứu hỏa có thể khai thác từ nguồn nước mặt sông Hồng và nguồn nước ngầm tại hiện trường.
+ Mùa khô: Cả nước phục vụ cho công tác bê tông và nước sinh hoạt, nước cứu hỏa đều có thể khai thác cả mực nước ngầm tại hiện trường và mực nước mặt sông Hồng.
5.2.6. Thiết kế hệ thống điện cho công trường.
Trong qua trình thi công cống Vân Cốc, đòi hỏi dùng rất nhiều điện năng. Khi thiết kế hệ thông cung cấp điện cho công trường phải giải quyết các vấn đề sau:
-Tính công suất tiêu thụ điện của từng thời điểm tiêu thụ và của toàn bộ công trường.
- Chọn mạng điện và bố trí mạng lưới điện.
- Thiết kế mạng lưới điện cho công trường.
5.2.6.1.Xác định lượng điện dùng cần thiết
Việc tính toán lượng điện dùng cần thiết ở công trường nên căn cứ vào các giai đoạn thi công hay các năm xây dựng mà chọn phương thức cung cấp điện cho phù hợp với các thời kỳ thi công ấy. Nếu ở khu vực dự án có đường điện quốc gia đi qua ta phải làm trạm biến thế trung tâm (hay trạm phân phối ), từ trạm phân phối này điện được phân phối về các trạm biến thế khu vực cho từng khu vực xây dựng riêng trên công trường.
Công suất của trạm biến thế khu vực được tính theo công thức sau:
P = , KVA (5.2.4)
Trong đó:
- P0, K0 công suất điện dùng để thắp sáng và hệ số yêu cầu.
- Pc, Kc, cosjc là công suất các động lực dùng điện, hệ số yêu cầu và hệ số công suất.
- PT, KT, cosjT là công suất các dụng cụ, và thiết bị dùng điện (máy hàn, lò sưởi…) hệ số yêu cầu và hệ số công suất.
a. Xác định P0
Để xác định công suất điện dùng để thắp sáng P0, ta liệt kê tất cả các đối tượng dùng điện để thắp sáng, dựa vào bảng 26 -17 [Giáo trình thi công tập 2] để biết lượng điện tiêu hao, từ đó biết được tổng lượng điện tiêu hao dùng để thắp sáng:
LƯỢNG ĐIỆN TIÊU HAO ĐỂ THẮP SÁNG Bảng 5.2.7
N0
Đối tượng dùng điện
Độ rọi trung bình(lux)
Phạm vi thắp sáng
Công suất đơn vị
Lượng điện tiêu hao (KW)
I
Thắp sáng ngoài phòng
1
Công trường đất, bê tông
5
60.000 m2
0,8 W/m2
48
2
Đường đi chính và đường giao thông
0,5
1,0 km
5 KW/Km
5
3
Đường đi phụ và đường giao thông
0,2
1,0 km
2,5 Kw/km
2,5
4
Thắp sáng để bảo vệ
0,1
1,0 km
2,5Kw/km
2,5
II
Thắp sáng trong phòng
1
Phòng làm việc, phòng công cộng
50
7083
15W/m2
107
2
Xưởng bê tông, trạm bơm, bãi xe
10
500
5 W/m2
2,5
Tổng lượng điện tiêu hao dùng cho thắp sáng P0
167,5
b. Xác định PC,PT
Khi đổ bê tông ta dùng các máy điện như: Máy đần dùi, nhà máy trộn bê tông, cần trục bánh xích, …
Bảng nhu cầu dùng điện chạy máy và sản suất ở công trường cống Vân Cốc Bảng 5.2.8
STT
Nơi tiêu thụ
Số lượng
Công suất 1 máy
(KW)
Tổng công suất
(kw)
1
Máy hàn
1
20
20
2
Máy trộn bê tông
5
4,5
22,5
3
Máy bơm hệ thống giếng thứ nhất.
4
5,5
22
4
Máy bơm hệ thống giếng thứ hai.
2
15
30
5
Đầm chầy bê tông
5
1,1
5,5
Tổng công suất PC
97
Các hệ số yêu cầu và hệ số công suất được tra theo bảng 26-13 Giáo trình thi công tập 2 có:
+ Dòng điện thắp sáng trong phòng K0t=1, cosj0t= 1.
+ Dòng điện thắp sáng ngoài phòng K0n = 1, cosj0n =1.
+ Dòng điện cho các thiết bị động lực Kc = 0,6, cosjc= 0,75.
+ Dòng điện cho các thiết bị dùng điện khác KT = 0,6; cosjT= 0,75.
Thay các giá trị trên vào công thức (5.2.4) ta được tổng công suất:
P = = 245,1 (KVA)
5.2.6.2.Xác định công suất của trạm phân phối điện
Công suất trạm phân phối trung tâm được xác định theo công thức sau:
Pp = K.åP = 0,75.245,1 = 183,8 (KVA)
Trong đó K là hệ số lợi dụng đồng thời, K = 0,75.
5.2.6.3.Chọn loại máy biến áp
Từ công suất trạm biến thế khu vực Pp = 183,8 (KVA) tra bảng 26-14 Giáo trình thi công T2 ta được máy biến áp KÕTÕ - 320 có các thong số như sau:
Loại máy
Công suất
(KVA)
Điện áp (KV)
Khối lượng
(tấn)
Cao
Thấp
KÕTÕ - 320
320
35
0,4
7,0
Chọn nguồn cung cấp điện cho công trường là nguồn điện 35 KV của quốc gia đi qua gần khu vực xây dựng công trình.
CHƯƠNG 6. LẬP DỰ TOÁN HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH CỐNG LẤY NƯỚC VÂN CỐC
6.1.CƠ SƠ LẬP DỰ TOÁN.
Việc lập dự toán dựa vào những văn bản, thông tư và quy định của nhà nước như sau:
1. Thông tư số 09/2000/TT- BXD ngày 17/07/2000 của Bộ Xây Dựng “hướng dẫn việc lập dự toán và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư”.
2. Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản số 03/2005/TT – BXD ngày 4/03/2005 của bộ xây dựng.
3. Định mức chi phí thiết kế công trình. Ban hành theo quyết định số 01/2000/QĐ – BXD ngày 03/01/2000 của bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
4. Quyết định số 15/2001/QĐ – BXD của bộ trưởng Bộ Xây Dựng ngày 20/07/2001 về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng.
5. Đơn giá xây dựng cơ bản số 24/1009 QĐ - UB ngày 15/04/1999 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
6. Định mức dự toán xây dựng cơ bản 1242/1998/ QĐ – BXD ngày 15/11/1998 của bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
7. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình đã được phê duyệt.
6.2.LẬP DỰ TOÁN HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH.
Dựa vào “đơn giá xây dựng cơ bản số 24/1999 QĐ – UB ngày 15/04/1999 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội” và bảng tiến độ thực hiện tổ chức thi công công trình cống Vân Cốc ta tính dự toán cho hạng mục đổ bê tông thân công Vân Cốc như sau:
6.2.1.Chi phí trực tiếp T
Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy xây dựng,..
+ Chi phí vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí cho các loại vật liệu chính và phụ. Kết quả tính toán được ghi trong bảng tính dự toán.
+ Chi phí nhân công:
NC = Chi phí nhân công ´Knc
Trong đó Knc là hệ số hiệu chỉnh nhân công, tra theo thông tư 07/2005/TT-BXD với mức lương tối thiểu 450000đ.
+ Chi phí máy thi công:
MTC = Chi phí máy thi công ´Km
Trong đó Km là hệ số hiệu chỉnh máy thi công, tra thông tư 07/2005/TT-BXD ứng với mức lương tối thiểu là 450000đ.
+ Tổng chi phí trực tiếp T = VL + NC+ MTC
6.2.2. Chi phí gián tiếp C
Là chi phí tính theo phí tổn phục vụ chung cho việc tổ chức thi công. Nó không tính vào đơn giá xây dựng cơ bản.
C = T.TL%
Trong đó T là chi phí trực tiếp.
TL% là tỷ lệ phần trăm TL% = 1,5%.Tra thông tư 04/2005/TT-BXD
Vậy C = 5,5%.T Kết quả tính toán cho trong bảng tính dự toán.
6.2.3.Thu nhập chịu thuế tính trước(TL)
Thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo công thức:
TL = (T+C).TL%
Trong đó T + C là tổng chi phí chung và chi phí trực tiếp.
TL% là tỷ lệ phần trăm quy định nhà nước. Tra thông tư 04/2005/TT-BXD với công trình thủy lợi là 5,5%.
Kết quả tính toán trong bảng tính dự toán.
6.2.4.Thuế giá trị gia tăng đầu ra
VAT = (T+C).10% = Z.10%
Với Z = T+ C
6.2.5.Chi phí khác
+Chi phí khác lấy 1,5% T
Vậy ta có công thức tính tổng dự toán:
GXD = GXDCPT + GXDLT
Trong đó GXDLT là chi phí xây dựng lán trại lấy 1% GXDCPT
GXDCPT là chi phí chính phụ tạm bao gồm:
+ Chi phí trực tiếp T
+ Chi phí chung C.
+ Thu nhập chịu thuế tính trước TL
+ Thuế giá trị gia tăng VAT.
+ Chi phí khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế tổ chức thi công cống Vân Cốc.doc