Đồ án Trang bị điện tàu ô tô 4900 đi sâu tìm hiểu về quá trình kiểm tra cài đặt thông số và chạy thử nồi hơi

 Lửa cháy không ổn định - Nhiệt độ dầu thấp - Khí cung cấp nhiều - Súng phun hoạt động không ổn định  Lửa có màu đỏ sẫm, nơi nóng nhất lửa không sáng chói và có khói màu đen: - Khí cung cấp thiếu - Cửa gió bị hỏng Những hỏng hóc trên đây xảy ra trong quá trình hoạt động của nồi hơi. Dù những hư hỏng trên hay những hư hỏng khác thì cũng phải tìm cách khắc phục. Luôn luôn đảm bảo cho nồi hơi hoạt động an toàn và kinh tế.

pdf101 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Trang bị điện tàu ô tô 4900 đi sâu tìm hiểu về quá trình kiểm tra cài đặt thông số và chạy thử nồi hơi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p quá thì 2 bơm cùng chạy 1 lúc. Ta có các thông số về mức nước nồi như sau: - Mức nước nồi quá cao tắt hệ thống bơm : +660 mm - Mức nước nồi cao báo động : +630 mm - Mức nước nồi để dừng bơm cấp nước : +20 mm - Mức nước nồi bình thường : 0 mm - Mức nước nồi để chạy bơm cấp nước : -20 mm - Mức nước nồi để chạy thêm cả bơm stand by : -198 mm - Mức nước nồi thấp báo động : -223 mm - Mức nước nồi quá thấp để dừng đốt và dừng hệ thống : -268 mm + Chế độ bằng tay Ở một số trường hợp bị sự cố mạch cấp nước tự động không thể hoạt động được, ta có thể điều khiển quá trình cấp nước thông qua nút ấn bằng tay. Trước tiên chuyển công tắc S5A sang MANU cấp nguồn cho rơle K6F (trang 13) đóng tiếp điểm của nó ở mạch cấp nước bằng tay. Thông qua khối chỉ báo mức nước P7D (trang 80) nếu thấy mức nước trong nồi giảm thấp ta lần lượt đóng aptomat F2B và F4B sẵn sàng cấp nguồn cho 2 bơm sau đó tác động vào nút ấn bằng tay S7C để khởi động bơm số 1 hoặc S8C (trang 55) để khởi động bơm số 2. Theo dõi mức nước trong nồi, nếu đã đạt mức cho phép thì có thể dừng bơm bằng cách ấn vào các nút S7C hoặc S8C một lần nữa (trang 12) . Các nút ấn S7C và S8C là các nút ấn không hoàn nguyên. 3.3.3. Chức năng hâm dầu đốt Để chuẩn bị hâm dầu đốt trước hết ta đóng aptomat F10B (trang 07) sẵn sàng cấp nguồn cho bộ sấy dầu. Trần Xuân Hùng 63 Nhiệt độ của dầu hâm được đo bằng cảm biến nhiệt độ dầu A3F (trang 30) sẽ đưa tín hiệu liên tục vào chân AI02 của bộ điều khiển , sau khi được xử lý bộ điều khiển sẽ đưa tín hiệu ra ở chân DO10 (trang 38) . Nếu nhiệt độ dầu hâm thấp hơn giá trị đặt thì bộ điều khiển đóng tiếp điểm ở đầu ra số DO10 cấp nguồn cho cuộn hút của côngtăctơ K12F (trang 38) đóng tiếp điểm ở mạch động lực đưa bộ sấy dầu vào hoạt động. Khi nhiệt độ dầu đã đạt tới mức cho phép thì đẩu ra số DO10 mở ra làm mất nguồn cho cuộn hút của côngtăctơ K12F (trang 38) mở tiếp điểm ở mạch sấy khi đó bộ sấy sẽ ngừng hoạt động. Bộ sấy dầu sẽ tự động hoạt động trở lại khi nhiệt độ dầu giảm xuống dưới giá trị đặt. Giá trị nhiệt độ của dầu trước khi sấy sơ bộ là 60°C và nhiệt độ của dầu ở đầu vào của bộ thiết bị đốt là 100°C. Nhiệt độ của dầu ở bộ đốt được đo bằng nhiệt điện trở PT100 (trang 31) Trần Xuân Hùng 64 3.3.4. Chức năng điều khiển quá trình đốt lò a. Chế độ đốt bằng tay Để thực hiện quá trình đốt thì trước tiên ta phải đóng các aptomat 07F2B ,07F4B ,07F6B ,07F8B (trang 07) để sẵn sàng cấp nguồn cho động cơ lai bơm dầu số 1 và 2 ,động cơ đốt và quạt gió, aptomat 08F8B (trang 08) để sẵn sàng cấp nguồn cho động cơ lai bơm dầu mồi cùng với đó là các điều kiện đốt được đảm bảo.Tiếp đó ta sẽ thực hiện các quá trình sau bằng tay : Bật công tắc lựa chọn S5A (trang 13) sang MANU cấp nguồn cho các rơle 13K5F, 13K6F, 13K7F, 13K8F đóng các tiếp điểm sẵn sàng cho quá trình đốt bằng tay. Cho bơm dầu đốt hoạt động bằng cách tác động vào nút ấn bằng tay S2C hoặc S3C (trang 55), cấp nguồn cho 2 cuộn hút của côngtăctơ 55K2F hoặc 55K3F làm đóng các tiếp điểm 55K2F hoặc 55K3F ở mạch động lực của động cơ lai bơm (trang 07) cấp nguồn cho một trong hai bơm dầu hoạt động . Tác động vào nút ấn 38S5D trước đó rơle 13K5F và các aptomat 07F6B , 07F8B đã đóng nên các tiếp điểm thường mở 13K5F ,07F6B và 07F8B đều đóng do vậy cuộn hút của các côngtăctơ 38K4F và 38K5F (trang 38) có điện làm đóng các tiếp điểm 38K4F và 38K5F ở mạch động lực (trang 07) cho quạt gió và động cơ đốt hoạt động . Cùng với đó ta phải mở cửa gió thông qua nút ấn S3A (trang 36) để cấp nguồn cho động cơ secvo điều chỉnh cửa gió theo chiều làm mở to cửa gió để thổi sạch khí còn tồn tại trong buồng đốt tránh hiện tượng nổ khi thực hiện đốt lò. Ta sẽ cho quạt gió chạy trước trong vòng khoảng 30 giây . Sau đó ta điều chỉnh động cơ secvo mở cửa gió cho phù hợp với giai đoạn đánh lửa . Rồi nút ấn S4B (trang 41) cấp nguồn cho biến áp đánh lửa và 2 van dầu đánh lửa mở ra (tiếp điểm K13F đóng do tiếp điểm 13K6F và 15K2F đóng) cùng với đó là cuộn hút của côngtăctơ 38K3F có điện (trang 38 và do tiếp điểm 08F8B đóng) nên nó đóng các tiếp điểm 38K3F ở trang 08 làm bơm dầu đánh lửa hoạt động để phun dầu đánh lửa vào buồng đốt. Ta bật biến áp đánh lửa trong vòng 8 giây . Nếu có ngọn lửa thì 2 cảm biến quang P5D và P11D (trang 40) nhận biết và làm cho 2 rơle 40K3F và 40K9F đóng lại. Do vậy đèn màu xanh H3B (trang 41) sáng lên báo đã có ngọn lửa cháy trong buồng đốt .Trước khi nhả nút 41S4B thì ta sẽ ấn nút 41S5B (trang 41) cấp nguồn cho van điện từ đóng lại để chặn đường hồi về của dầu. Hai van dầu chính Y8G và Y9G sẽ đóng trước sau khi nhả nút 41S4B thì van dầu Y7G mới đóng lại. Làm như vậy sẽ tạo ra áp lực phun vừa đủ khi vừa đánh lửa xong. Cùng với đó điều chỉnh động cơ secvo mở van dầu bằng các nút ấn S3A hoặc S4A (trang 35) để tạo ra áp lực đưa dầu đốt qua kim phun vào buồng đốt . Trong đó nút S3A để tăng lượng dầu còn S4A giảm lượng dầu vào buồng đốt. Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra: + Lò cháy thành công: Cảm biến quang P5D và P11D (trang 40) vẫn cảm nhận được lửa xuất hiện trong buồng đốt rồi đưa tín hiệu vào FLAME RELAY làm đóng tiếp điểm 3-7 Trần Xuân Hùng 65 cấp nguồn cho rơle 40K3F và 40K9F đóng tiếp điểm của chúng ở trang 14 duy trì nguồn cấp cho rơle 14K2F. Tiếp điểm của 14K2F ở trang 41 đóng lại và có nhiệm vụ duy trì việc đóng các van dầu đốt chính để tạo áp lực đưa dầu đốt qua kim phun vào buồng đốt. Khi lửa trong lò đã cháy ổn định, ta có thể điều chỉnh lượng gió và lượng dầu phun vào buồng đốt cho phù hợp tạo hiệu suất làm việc tốt nhất cho nồi hơi. Nếu có một sự cố nào đó xảy ra làm mất nguồn cấp cho 14K2F thì lúc đó van dầu đốt sẽ ngắt, không cho dầu phun vào buồng đốt nữa. Muốn đốt lại phải khắc phục xong sự cố và tiến hành lại quy trình đốt như ban đầu. + Lò cháy không thành công: Cảm biến quang P5D và P11D (trang 40) sẽ không cảm nhận được lửa trong buồng đốt do vậy các tiếp điểm 3-7 (trang 40) sẽ mở nên các rơle 40K3F và 40K9F không có điện . Các tiếp điểm 40K3F và 40K9F (trang 14) mở ra làm mất nguồn cho rơle 14K2F. Do vậy tiếp điểm 14K2F (trang 41) mở ra không duy trì nguồn cấp cho các van dầu chính nên các van dầu được mở ra ,dầu sẽ chảy qua van dầu chính để trở về két. Khi đó ta nên cho quạt gió tiếp tục hoạt động thêm khoảng 20s để thổi sạch khí trong lò đảm bảo an toàn cho lần đốt sau.Trong 3 đến 4 lần đốt mà không thành công thì ta nên tắt toàn bộ hệ thống để kiểm tra lại xem có nguyên nhân khác mà ta không thể thực hiện việc đốt lò . - Van dầu Y11G sẽ hoạt động khi chuyển sang đốt bằng dầu HFO để tạo ra áp lực phun cao hơn. b. Chế độ đốt tự động Đốt tự động được điều khiển thông qua bộ điều khiển nên thuận tiện cho người vận hành. Để nồi hơi có thể đốt tự động ta cần đóng các aptomat cấp nguồn từ bảng điện chính và các aptomat cấp nguồn cho các động cơ lai bơm ,quạt và bộ sấy dầu .Quá trình thực hiện như sau : Đưa công tắc chọn S5A (trang 13) sang vị trí AUTO, lúc này tiếp điểm 1-2 của S5A đóng lại cấp nguồn cho biến áp 230/24V để tạo ra nguồn 24V cho các bộ điều khiển VICC1 và VICC2 hoạt động. Trong chế độ đốt có sự điều khiển của bộ điều khiển này thì cũng chia ra làm hai chế độ là tự động và bằng tay. Để có thể lựa chọn được chế độ nào thì ta có thể lựa chọn trên bảng điều khiển đặt trên thân nồi hơi hoặc trên màn hình điều khiển nằm trên panel cạnh nồi hơi. Đối với bảng điều khiển trên thân nồi , ta có thể lựa chọn chế độ bằng tay khi ấn vào nút mềm AUT (với biểu tượng bàn tay) khi đó đèn màu vàng nhỏ phía trên của nút sẽ sáng nên báo chế độ bằng tay (như hình 2.1) và như vậy muốn đốt nồi ta phải ấn vào nút ON thì đèn led màu xanh phía trên nút sẽ sáng lóe lên còn khi nhận được tín hiệu phản hồi từ quạt gió chạy thì đèn led xanh này sẽ sáng bình thường. Để cắt đốt thì ta phải ấn nút OFF và để báo đã cắt đốt thì đèn màu xanh phía trên nút ON sẽ tắt. Việc tăng giảm lượng tải (hay chính là lượng hơi do nồi sinh ra) sẽ được điều chỉnh bằng tay thông qua các nút lên hay xuống (hai nút nằm bên cạnh nút AUT và nút ALARM RESET) BOILER PRES F.OIL TEMP F.OIL PRES READY 7.5 120 22.0 0% BAR C BAR º Trần Xuân Hùng 66 Hình : Lựa chọn chế độ khi quy trình đốt được điều khiển tự động Còn khi ta không ấn nút AUT thì nồi sẽ tự động đốt khi áp suất hơi trong nồi không còn ở khoảng 7,2 bar đến 8,2 bar . Khi đó thứ tự thực hiện quy trình đốt của bộ điều khiển sẽ như sau : Đầu tiên bộ điều khiển kiểm tra các điều kiện đốt đã có đủ chưa như mức nước trong nồi , nhiệt độ dầu đốt ..vv . Sau đó nó sẽ đóng tiếp điểm ở chân DO04 (trang 38) để cấp nguồn cho nguồn cho cuộn hút côngtăctơ 38K5F và 38K4F (trước đó tiếp điểm 07F6B và 07F8B đã đóng) làm đóng tiếp điểm 38K5F và 38K4F ở mạch động lực (trang 07), đưa động cơ lai quạt gió và động cơ đốt vào hoạt động trước khoảng 30 giây. Đồng thời lúc đó đóng tiếp điểm ở chân DO08 cấp nguồn cho động cơ secvo theo chiều mở hết cửa gió để gió thổi vào buồng đốt trong vòng 30 giây. Thứ tự đốt tiếp theo chỉ được thực hiện khi có phản hồi tín hiệu từ bộ phản hồi vị trí 36R7F (trang 36) của động cơ secvo điều chỉnh cửa gió đến các chân AI04 (trang 30) báo cửa gió đã mở . Sau khi đã hết thời gian để xả khí cũ ra khỏi buồng đốt thì bộ điều khiển sẽ điều chỉnh hai động cơ secvo mở cửa gió và mở đường dầu đến trạng thái đánh lửa (có nghĩa là cửa gió sẽ phải đóng bớt lại ,còn đường dầu cũng mở phải mở nhỏ để sao cho quá trình đánh lửa là tốt nhất ) . Để điều chỉnh được chính xác vị trí thì đối với động cơ secvo mở đường dầu đốt Trần Xuân Hùng 67 (trang 35) cũng như động cơ secvo điều chỉnh cửa gió (trang 36 ) thì vai trò của bộ phản hồi vị trí R7F không thể thiếu. Bước tiếp theo thì bộ điều khiển sẽ thực hiện quá trình đánh lửa bằng việc đóng tiếp điểm ở chân DO03 cấp nguồn cho cuộn hút của côngtăctơ 38K3F (trang 38 và trước đó tiếp điểm 08F8B đã đóng) làm đóng tiếp điểm 38K3F (trang 08) để cấp nguồn cho động cơ lai bơm dầu đánh lửa .Ngoài ra tiếp điểm DO03 đóng còn cấp nguồn cho biến áp đánh lửa và hai van dầu đánh lửa mở ra để phun dầu mồi vào buồng đốt . Bộ điều khiển sẽ thực hiện quá trình đánh lửa trong khoảng 8 giây sau đó tiếp điểm DO03 mở ra làm cho cuộn hút côngtăctơ 38K3F mất điện khi đó tiếp điểm 38K3F (trang 41) đóng lại sẵn sàng cho việc đóng van dầu Y7G. Trước khi cắt quá trình đánh lửa thì bộ điều khiển sẽ đóng tiếp điểm DO05 (trang 38) để đóng 2 van dầu chính chặn đường hồi dầu về tạo ra áp lực phun dầu qua kim phun vào buồng đốt . Sau khi cắt biến áp đánh lửa , van dầu đánh lửa và bơm dầu đánh lửa thì van dầu Y7G mới được cấp nguồn để đóng lại tăng áp lực phun dầu vào buồng đốt. Làm như vậy sẽ tạo ra áp lực phun dầu vừa đủ với ngọn lửa nhỏ sau khi đánh lửa , sau khi ngọn lửa đã cháy tốt thì mới phun dầu với áp lực lớn hơn. Lúc này cảm biến quang sẽ hoạt động để giám sát ngọn lửa và nó sẽ xảy ra hai trường hợp : + Cháy thành công :Cảm biến quang sẽ nhận biết và làm đóng hai rơle 40K3F và 40K9F (trang 40) làm đóng tiếp điểm 40K3F và 40K9F (trang 33) để gửi tín hiệu tới đầu vào DI05 và DI06 của bộ điều khiển để xử lý rồi đưa ra tín hiệu báo đốt thành công và tiếp tục đưa dầu vào buồng đốt duy trì cháy trong lò. + Cháy không thành công: Cảm biến quang sẽ không cảm nhận được lửa nên hai rơle 40K3F và 40K9F mất điện nên bộ điều khiển sẽ biết không cháy thành công nên sẽ mở van dầu chính để không tiếp tục phun dầu vào buồng đốt và cho quạt gió tiếp tục chạy trong khoảng 35 giây .Bộ điều khiển sẽ cho phép đốt lại 3 - 4 lần nếu vẫn không thành công thì sẽ cho ngừng đốt và báo động cho người vận hành khắc phục sự cố. 3.3.5. Chức năng điều chỉnh áp suất hơi Trong quá trình đốt áp suất hơi tăng dần cho đến khi đạt tới giá trị đặt P max thì bộ điều khiển sẽ tự động đưa ra tín hiệu cắt đốt đến khi áp suất hơi giảm xuống giá trị P min thì nồi hơi sẽ được đốt trở lại nhằm duy trì áp suất hơi ở một khoảng nhất định .Với giá trị P max là 8,2 bar còn P min là 7,2 bar. Cảm biến đo áp suất hơi A1F (trang 30) sẽ đo giá trị thực của áp suất hơi trong nồi để gửi tín hiệu đến bộ điều khiển qua chân AI01 và bộ hiển thị áp suất hơi P1D (trang 80) .Giá trị áp suất hơi đo về sẽ điều khiển việc đốt và cắt đốt cho nồi. Tín hiệu của cảm biến A1F dưới dạng liên tục Trần Xuân Hùng 68 Cho đến khi áp suất trong nồi giảm xuống thấp do hơi đã được đưa đi phục vụ các nơi trên tàu, tín hiệu báo áp suất hơi thấp từ cảm biến A1F đi qua chân AI01 vào bộ điều khiển và từ đây bộ điều khiển sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển để thực hiện quá trình đốt nồi tự động như đã trình bày ở trên. 3.3.6. Chức năng kiểm tra báo động và bảo vệ nồi hơi a. Mức nước nồi hơi giảm thấp Chức năng bảo vệ khi mực nước nồi giảm xuống quá thấp sẽ được điều khiển bởi cảm biến mức nước quá thấp A3C , nó đưa tín hiệu đưa vào bộ xử lí A1A (trang 15) .Bộ xử lí này sẽ tạo ra mức bảo vệ khi mức nước xuống quá thấp ,nó sẽ điều khiển rơle 15K2F . Khi mức nước nồi giảm xuống mức bảo vệ thì bộ xử lí A1A sẽ làm rơle 15K2F mất nguồn ,do đó mở tiếp điểm 15K2F ở trang 33, đưa tín hiệu tới đầu vào DI04 (trang 33) của bộ điều khiển để xử lý rồi đưa tín hiệu ra đến đèn và chuông để báo động. Đồng thời tiếp điểm 15K2F (trang 14) mở ra cắt nguồn cho rơle 14K2F . Tiếp điểm 14K2F(trang 38) mở ra để cắt nguồn đến van dầu đốt chính để không phun dầu vào buồng đốt khi quy trình đốt được điều khiển bằng bộ điều khiển. Còn khi quy trình đốt được thực hiện bằng tay thì tiếp điểm 15K2F (trang 41) sẽ mở ra cắt nguồn cho rơle 41K13F, nên 2 tiếp điểm 41K13F ở trang 41 đều mở cắt nguồn cho các van dầu đốt chính. Đồng thời khi mức nước xuống quá thấp thì tiếp điểm 41K13F (cặp 11-14 , ở trang 41) sẽ mở ra để không cho phép đánh lửa để đốt bằng chế độ bằng tay cho đến khi khắc phục được sự cố . Như vậy việc sử dụng 2 cảm biến mức nước , 1 cho việc điều khiển và 1 cho bảo vệ sẽ đảm bảo sự tin cậy b. Động cơ đốt và động cơ lai quạt gió bị quá tải Khi quá tải động cơ quạt gió hoặc động cơ đốt thì phần tử bảo vệ quá tải của các aptomat cấp nguồn cho động cơ trên hoạt động. Nó sẽ cắt aptomat cấp nguồn ra dừng động cơ đốt hoặc động cơ lai quạt gió. Đồng thời làm tiếp điểm phụ của aptomat 07F6B hoặc 07F8B (trang 34) đóng lại đưa tín hiệu động cơ đốt hoặc động cơ lai quạt gió bị quá tải vào bộ điều khiển thông qua chân DI22 hoặc DI24. Từ đây bộ điều khiển sẽ xử lý tín hiệu và gửi tín hiệu đầu ra đến các chân tương ứng để ngừng đốt và báo động c. Mức nước trong két hot well quá thấp Khi mức nước trong két hot well xuống mức quá thấp thì tiếp điểm B9E (trang 53) sẽ đóng lại đưa tín hiệu qua chân DI09 vào bộ điều khiển . Từ đó bộ điều khiển sẽ đưa tín hiệu ra để dừng bơm cấp nước . d. Áp lực gió gió thổi vào buồng đốt thấp Áp lực của gió thổi vào buồng đốt cũng như áp lực gió thổi vào buồng trộn với dầu để phun vào buồng đốt sẽ được giám sát thông qua hai cảm biến S6B và S8B (trang 14) . Nếu áp lực gió thổi vào buồng đốt thấp thì tiếp điểm S6B (1-2) sẽ mở ra để cắt nguồn của rơle 14K6F, Trần Xuân Hùng 69 tiếp điểm 14K6F (trang 14) sẽ mở ra, sau một khoảng thời gian trễ nhất định của rơle thời gian 14K5F thì tiếp điểm 14K5F (15-18) sẽ mở ra để cắt nguồn cho rơle 14K2F . Khi đó sẽ cắt nguồn cấp cho các van dầu đốt. Đồng thời tiếp điểm 14K6F (trang 34) mở ra để gửi tín hiệu qua chân DI15 vào trong bộ điều khiển để thực hiện các quá trình dừng đốt. - Đối với thông số áp lực gió thổi vào buồng trộn với dầu , nếu áp lực này bình thường thì tiếp điểm S8B (1-2 , trang14 ) đóng lại để cấp nguồn cho rơle 14K8F. Khi áp lực này xuống mức thấp thì tiếp điểm S8B mở ra để cắt nguồn cho rơle 14K8F ,tiếp điểm 14K8F (trang 34) mở ra để gửi tín hiệu qua chân DI17 tới bộ điều khiển để đưa tín hiệu ra báo động. e. Nhiệt độ dầu đốt cao Khi dầu đốt được hâm quá nhiệt độ cho phép, cảm biến S5E sẽ cấp tín hiệu thông qua chân DI16 (trang 34) vào bộ điều khiển. Sau khi xử lý bộ điều khiển cho tín hiệu ra qua chân DO10 cắt điện của rơle K12F (trang 38) làm bộ sấy ngừng hoạt động, nhiệt độ dầu đốt sẽ giảm dần. Ngoài ra nhiệt độ dầu cũng được đo và gửi tín hiệu liên tục vào bộ điều khiển thông qua chân AI02 (trang 30), khi nhiệt độ dầu cao hoặc thấp đều có tín hiệu để báo động f. Áp suất hơi cao Khi áp suất hơi cao quá mức cho phép, cảm biến S2F (trang 33) sẽ có tín hiệu đưa vào bộ điều khiển thông qua chân DI02 để xử lý. Sau đó đưa tín hiệu ra qua các chân tương ứng làm ngừng cấp dầu vào buồng đốt và cho các bơm và quạt gió ngừng hoạt động, nồi hơi không được tiếp tục đốt. Giá trị áp suất hơi cao bảo vệ là 8,6 bar , nếu như vì một nguyên nhân gì đó mà áp suất hơi vẫn tiếp tục tăng đến 9 bar thì khi đó van an toàn sẽ hoạt động để đảm bảo nồi hơi không bị nổ. g. Thông số hàm lượng muối và dầu trong nước - Hàm lượng muối và dầu trong nước cấp được giám sát thông qua các cảm biến A3D và A8D (trang 20). Khi hàm lượng muối trong nước quá cao thì bộ xử lí tín hiệu 20A2B (trang 20) sẽ đóng tiếp điểm 20A2B ( trang 54) qua chân DI18 vào bộ điều khiển . Đồng thời bộ xử lí còn biến đổi giá trị hàm lượng muối đo được từ cảm biển A3D thành tín hiệu liên tục đưa vào bộ điều khiển ở chân AI04 (trang 50). Còn hàm lượng dầu trong nước đo được sẽ được xử lí ở bộ A7B (trang 20),bộ này sẽ tạo ra ngưỡng để bảo vệ.Khi hàm lượng dầu trong nước cao thì rơle 20K12F (trang 20) sẽ có điện ,nó sẽ đóng tiếp điểm 20K12F (trang 54) để gửi tín hiệu qua chân DI19 vào trong bộ điều khiển .Hai tín hiệu hàm lượng dầu và muối trong nước quá cao sẽ được bộ điều khiển đưa ra để báo động. Trần Xuân Hùng 70 CHƯƠNG IV : QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ CÀI ĐẶT THÔNG NỒI HƠI TÀU Ô TÔ I . KIỂM TRA NỒI HƠI TÀU Ô TÔ : 4.1 Kiểm tra phần cơ khí của nồi : 4.1.1 Phần thân nồi H1. Cấu tạo chung của phần thân nồi Nồi hơi phụ tàu ô tô được đặt tại deck 4 ngay sát cửa ra vào buồng điều khiển bảng điện chính. -về cơ bản nồi hơi được thiết kế theo hình trụ thẳng đứng được bọc một lớp vỏ thép xung quanh. Và một phần đối lưu bao gồm các ống pin.xung quanh các ống pin bao gồm rất nhiều chốt.các chốt làm bằng thép bao quanh ống pin để tạo ra bề mặt tiếp xúc nhiệt lớn để làm nóng nước nhanh chóng,không làm cho nhiệt tập trung tránh ứng suất nhiệt cục bộ.đồng thời nó lam nóng hơi và nước khi vẫn còn trong ống pin. -Tầng lò được bọc một lớp thép có khả năng chịu bức xạ nhiệt và nhiệt độ cao.dưới đáy lò có một đường ống dẫn nước ra ngoài bảo vệ khi mức nước quá cao. -hệ thống van an toàn ,van xả hơi thừa và hệ thống đường ống dẫn hơi,khí lò được đặt trên mặt nồi cho phép kết nối dễ dàng với hệ thống đường ống trên tàu. -trên buồng đốt có 1 lỗ nhỏ có thể giúp ta nhìn thấy ngọn lửa khi nó cháy,ở buồng đốt được bố trí hệ thống đốt nồi bao gồm : quạt gió,vòi phun,hệ thông dẫn dầu,đĩa chia gió… NW Steam space Furnace Pin-tube Outer tube Fire hole Flue gas Trần Xuân Hùng 71 -thân nồi được bọc một lớp bông cách nhiệt có chứa các sợi amiăng (thủy tinh) có tác dụng làm tăng độ cách nhiệt của nồi đồng thời chống sự cháy : lớp bông dày từ 8-10 cm.bao bọc ngoài lớp bông là 1 lớp thép.lá thép dày 2mm bọc xung quanh thân nồi và được gim lại băng các đinh nhôm. Kiểm tra cơ khí phần thân nồi : -kiểm tra phần cách nhiệt của thân nồi : kiểm tra xem lớp vỏ bọc cách nhiệt đủ độ tin cậy để đảm bảo chắc chắn,cách nhiệt và thẩm mĩ của nồi chưa? -Kiểm tra sự bố trí các thiết bị xung quanh thân nồi hợp lý . -Kiểm tra độ bền,độ chắc chắn của thân nồi. -kiểm tra độ kín của nồi.Tránh trường hợp hơi nước bị rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm cho người khai thác. -kiểm tra buồng đốt đủ tiêu chuẩn thì mới cho vào lắp đặt. 4.1.2 .Kiểm tra hệ thống đường ống của nồi : Hệ thống đường ống bao gồm : + Đường ống dẫn dầu. + đường ống dẫn nước + đường ống dẫn hơi + đường ống dẫn khí xả 1.Đường ống dẫn dầu : Hệ thống đường ống dẫn dầu gồm : đường dầu DO và đường dầu HFO dẫn từ két đến buồng đốt thông qua hệ thống bơm dầu và đường ống dẫn. a.Đường dầu DO : - Xuất phát từ két dầu DO thông qua bơm dầu M8G dầu DO được bơm từ két thông qua hệ thống van G69,G76,G78 tới của D của buồng đốt.Từ cửa D dầu DO được đi qua van F17,F18 và tới đầu vòi phun.tại đây,dầu kết hợp với gió và biến áp đánh lửa tạo thành ngọn lửa mồi. -trong trường hợp không thể đốt được dầu FO.Dầu DO sẽ được bơm M2G và M4G bơm lên buồng đốt thông qua van 3 ngả G34.G34 đóng đường dầu FO và mở đường cho dầu DO.và đường dầu hồi sẽ quay về két DO hoặc qua van thường mở tới ống trộn tới cửa vào của bơm FO. b.Đường dầu FO : Xuất phát từ két chứa dầu FO thông qua bơm dầu M2G,M4G dầu qua van 3 ngả G34 qua pin lọc,qua bơm, qua van 1 chiều đi tới của A của buồng đốt.Dầu từ của A qua van F16 và bộ lọc F15 tới bộ sấy rồi tiếp tục qua bộ đếm F2 tới van điều khiển lưu lượng F94, tại của ra của F94 có 2 đường .dầu có thể hồi đường B theo van F26 ,F27 trong điều kiện không Trần Xuân Hùng 72 đôt được hoặc dầu qua van F4,F3 tới đầu vòi phun.tại đây dầu được trộn với gió kết hợp với ngọn lửa mồi để đốt nồi. 2. Đường ống dẫn nước : nước từ két hot well được bơm thông qua bơm M169,M170 tới nồi hơi phụ hoặc bơm M202 và M201 tới nồi hơi khí xả.ngoài ra 2 nồi hơi còn được liên hệ với nhau bởi một đường nước xả ra ngoài mạn tàu. 3.đường ống dẫn khí xả : Khí xả từ máy chính và máy đèn được đưa từ dưới lên trong nồi hơi khí xả để làm nóng nước và sinh hơi Kiểm tra hệ thống đường ống : a.đường cấp nước : -két nước đã cấp đủ chưa. -két cấp nước có sạch không,có chứa lẫn dầu không. -hệ van đóng mở đúng chưa. -Đường ống có sạch, có lẫn khí bên trong không.màng lọc có sạch không. b.đường cấp dầu : -két dầu có đủ không. - nhiêt độ két FO đạt yêu cầu chưa - các van từ két đến nồi đóng mở đúng chưa. -kiểm tra các khớp nối đủ chắc chắn chưa. - màng lọc có sạch không. c.đường ống hơi và khí xả : -đường ống hơi và khi xả đảm bảo yêu cầu tránh trường hợp bị ròi rỉ -chúng được bọc cách nhiêt đúng yêu cầu chưa. - hệ thống van làm việc có tốt không. 4.1.3 Kiểm tra hệ thống van và các két chứa dầu và nước : 1. Hệ thống van : a.van an toàn : - Hơi nước sẽ theo đường ống đi tới ghế 2.nếu áp suất hơi nước chưa vượt quá mức cho phép thì lò xo 37 nén trục 14 xuống quả bóng 18 ép chặt đĩa 12 xuống làm cho hơi nước không thể qua van được.Nếu áp suất hơi nước quá cao vượt quá giá trị đặt của van lúc này áp lực hơi tác động lên đĩa 12 đẩy trục 14 đi lên và khi đó lò xo bị nén lại.Lúc này cửa van sẽ được mở ra,hơi nước sẽ được thoát ra ngoài. Trần Xuân Hùng 73 -Trong trường hợp van trục trặc thì chúng ta sẽ sử dụng tay kéo phía dưới buồng đốt kéo mạnh.tay kéo này được nối với đòn bẩy 41 kéo trục 14 lên mở cửa van an toàn. Cho hơi nước thoát ra. - Muốn điều chỉnh van an toàn ta điều chỉnh bằng cách : nới lỏng ốc khóa 21,vặn vít điều chỉnh 17 theo chiều kim đồng hồ nếu muốn tăng độ co giãn của lò xo đồng thời làm giảm áp lực đặt thấp xuống.và ngược lại.sau đó ta khóa chặt ốc 21. Kiểm tra van an toàn : -kiểm tra van an toàn đã được đặt đúng giá trị bảo vệ chưa bằng cách thử tăng áp suất hơi lên cao. -kiểm tra xem van an toàn có bị rò rỉ không. -kiểm tra bộ phận chuyển động của nồi có được bôi trơn đầy đủ chưa. -Kiểm tra cửa ra của van an toàn để nhằm mục đích thoát hơi nước một cách tốt nhất. b.van cấp nước : hình dạng van cấp nước : Trần Xuân Hùng 74 Mặt cắt của van cấp nước nồi 1. màng ngăn trong 2.màng ngăn ngoài 3.màng ngăn ở nắp 4.tấm chắn 5.trục 7.lò xo 10.bích ly hợp 11.vít chỉnh bích 12.đệm chắn 13.vít chỉnh 14.lỗ ren 15.chỉ báo 16.bu loong 17.thanh (có thể tăng giảm) 18. 19.đai ốc xiết nối 21.vòng đàn hồi 22.đệm của vòng đàn hồi 26.rãnh của trục 5 27.ống dẫn thẳng 30,31.bu loong Trần Xuân Hùng 75 Hoạt động của van : c. Van kiểm soát áp suất dầu FO : 1. valve body : thân van 2. spring : lò xo 3. diaphragm housing : màng chắn bên trong 4. set point adju ster : điểm điều chỉnh van kiểm soát áp suất dầu FO nguyên lý hoạt động : van có tác dụng kiểm soát và duy trì áp lực dầu ngược dòng tại điểm đặt trên đường ống dẫn dầu.Van bao gồm thân van được lắp với đường ống.bộ truyền động bao gồm 1 lớp màng kết hợp với lò xo.Dầu được lưu thông qua van theo đường mũi tên.áp lực dầu đi qua thân van tác động lên lớp màng chắn và đưa tin hiệu đến điểm điều chỉnh.lúc này lưu lượng dầu di chuyển qua van phụ thuộc vào giá trị đặt tại điểm điều chỉnh bằng cách thay đổi độ co dãn của lò xo.Van sẽ được mở ra khi áp lực đầu vào tăng.Đường dầu sẽ ngừng chảy nếu ta khóa van cửa vào hoặc khóa van cửa ra. Kiểm tra : Valve body Diaphragm housing Spring Set point adjuster Trần Xuân Hùng 76 Van thường ít được chú ý đến.tùy thuộc vào điều kiện hoạt động mà chúng ta cần chú ý đến và kiểm tra van thường xuyên. Do áp lực dầu bị giảm đáng kể khi nồi hơi đã được đốt làm cho cửa van sẽ không đóng khít dẫn đến hiện tượng rò rỉ dầu.điều này gây lên do màng chắn bị ô bẩn và không khít.vì vậy ta cần chú ý kiểm tra chất lượng dầu đốt và làm sạch van trước khi đưa vào hoạt động. Khi áp suât dầu tăng lên đột ngột hoặc xuất hiện vết nứt trên thân van thì ta cần kiểm tra và có thể thay thế nếu thấy không an toàn. 2. các két chứa dầu và nước : két hot well : cấu tạo két : gồm 1. két chứa nước nóng 2.điểm qua sát 3.bể lọc 4.kính ngắm 5.phễu chứa váng 6.giỏ lọc 7.van xả váng 8.điểm kết nối với thiết bị phát hiện dầu Trần Xuân Hùng 77 Hình ảnh của két hot wel Két hot well được cấp nước từ két dự trữ bằng 2 bơm make-up hoặc nước từ bầu ngưng.trong két có hệ thống phao bao gồm 4 chiếc có tác dụng đo mức nước nồi thông báo lên panel điều khiển.ngoài ra két còn có hệ thống cảm biến nồng độ dầu trong nước.nước cấp vào két thông qua phễu lọc váng dầu 5 sau đó tới buồng lọc 6 để lọc hết chất bẩn và dầu.váng dầu sau khi dược giữ lại tại phễu 5 sẽ được đưa ra ngoài bởi van 7. Kiểm tra két hot well : -kiểm tra nhiệt độ két hot well. -kiểm tra độ kín của két. -kiểm tra các phần tử trong két hoạt động ổn định chưa nếu có vấn đề trục trặc thì sửa chữa và thay thế. -kiểm tra các chức năng của hệ phao trọng két. -kiểm tra nhiệt độ trong két hệ thống cảm biến nhiệt độ làm việc có tin cậy không. Kiểm tra két dầu DO ,FO,HFO : 1 - Hot well tank 2 - Observation tanks 3 - Filtertank 4 - Sight glass 5 - Scum funnel 6 - Filter basket 7 - Scum valve 8 - Possible connection of oil detection equipment Clean condensate Dirty condensate 7 7 1 3 6 5 42 8 Trần Xuân Hùng 78 -kiểm tra độ kín của két -kiểm tra hệ thống phao,hệ thống cảm biến nhiệt độ dầu. -kiểm tra đường ống dẫn dầu và hệ thống van làm việc có an toàn hiệu quả hay không. -kiểm tra hệ thống báo động khi có sự cố xả ra. 4.2 Kiểm tra phần điện của hệ thống nồi hơi : 4.2.1 hệ bơm và quạt gió : 1 hệ bơm : Bao gồm : -bơm dầu : gồm 2 bơm dầu FO , 1 bơm dầu DO -bơm nước. : gồm 2 bơm cấp nước nồi ,2 bơm tuần hoàn, bơm make-up -bơm hóa chất. a.bơm dầu : * bơm dầu FO : - Bơm lấy dầu từ két thông qua van 3 ngả và bộ lọc tới cửa hút của bơm sau đó dầu được đưa đến buồng đốt để đốt nồi.lượng dầu thừa được đưa trả về két thông qua đường dầu hối. Kiểm tra bơm : -kiểm tra loại bơm : loại bơm DS1/500 ( loại bơm dọc trục ).2 bơm đặt cạnh nhau thẳng đứng. Trần Xuân Hùng 79 -Kiểm tra cách điện của bơm : cách điện cấp F -Kiểm tra công suất của bơm : 0.3kw -Kiểm tra trọng lượng bơm : 40 kg -Kiểm tra chiều quay của bơm : quay từ phải qua trái -Kiểm tra nguồn điện của bơm : 3x440 V,60HZ -Kiểm tra tốc độ bơm : 1710 rpm -Bơm được đấu Y và được khởi động trực tiếp -Nhiệt độ không gian đặt bơm cho phép : 450C -Dòng khởi động : 3.19 A -Dòng định mức : 0.91 A -Điện năng tiêu thụ tại 3 cSt : 0.18KW -Điện năng tiêu thụ tại 380 cSt : 0.25 KW -Áp suất dầu tối đa trên đường ống qua bơm : 8 Bar -nhiệt độ dầu cao nhất cho phép : 1500C Trần Xuân Hùng 80 * Bơm dầu DO : 1. bơm 2. đồng hồ đo áp suất dầu cửa vào 3. khớp nối 4. trục 5. động cơ lai bơm mô hình hoạt động của bơm dầu DO : .Bơm dầu DO chỉ hoạt động trong quá trình đốt dầu mồi . Trần Xuân Hùng 81 Khi bơm dầu hoạt động dầu sẽ được hút từ két thông qua của S tới bộ lọc H rồi qua bộ nhông C (thiết bị này được đặt tronng bơm) áp lực dầu được điều chỉnh bởi van V dầu qua cửa O tới đầu vòi phun F sau đó dầu thừa theo đường hồi trở ra cửa R và về két. Kiểm tra bơm dầu DO : -kiểm tra thông số kỹ thuật của bơm + loại bơm : bánh răng + trọng lượng : 10kg + nguồn cấp :3 x 440 V , 60 Hz + công suất động cơ : 0.22 kw + tốc độ quay của : 3300 rpm + Dòng khởi động : 2.2 A + Dòng định mức : 0.6 A + Cách điện cấp : F - Kiểm tra trụ đấu dây của động cơ : đấu Y và được khởi động trực tiếp. - Kiểm tra áp lực dầu đầu vào : Max 4 Bar , Min 0.1 Bar b. Bơm nước: 1.Bộ chuyển đổi dòng chảy 2.Bộ lọc - Là loại bơm ly tâm - Áp suất gió lớn nhất cửa hút : 15 Bar - Áp suất gió lớn nhất của đẩy : 25 Bar - Điện áp hoạt động : 3X 440 V, 60 Hz - Khối lượng bơm : 56.3 kg - Công suất động cơ : 4 KW - Công suất bơm : 6m3/h - Bơm được đấu hinh Y Trần Xuân Hùng 82 - Dòng khỏi động : 76 A - Dòng định mức : 7.35 A - Cách điện cấp : F b.Bơm hóa chất : kiểm tra thông số kỹ thuật của bơm hóa chất : -trọng lượng : 8 Kg -công suất bơm : 10 W -nguồn hoạt động : 230 V, 50/60 Hz -động cơ lai bơm : động cơ xoay chiều 1 pha -dòng định mức : 0.5 A -áp lực đầu ra lớn nhất : 16 bar -áp lực đầu vào lớn nhất : 8bar 2 .Hệ quạt gió: kiểm tra thông số kỹ thuật của quạt. -công suất của động cơ lai quạt : 9 Kw -nguồn cung cấp : 3x440V,60 Hz -tốc độ quay : 3588 vòng/phút -quạt được khởi động trực tiếp. -dòng khởi động : 114 A -dòng định mức : 14 A -cách điện cấp F -sản lượng gió cung cấp ở 45oC : 3133 m3/h -chiều quay của quạt đã đúng chưa. 3. các thiết bị khác : Bao gồm : các loại cảm biến,bộ đốt,biến áp đánh lửa,động cơ trộn nhiên liệu gồm gió va dầu,biến áp đánh lửa… thông thường sau khi xuất xưởng các thiết bị trên đều được kiểm tra và đánh giá chất lượng một cách chính xác.vì vậy khi chúng được lắp đặt trong hệ thống ta cần phải kiểm tra đánh giá các yếu tố sau : -chủng loại sản phảm có đạt yêu cầu mà hệ thống đề ra hay không? -kiểm tra các giá trị,thông số của các phần tử xem chúng đã chính xác chưa. -kiểm tra lắp đặt thiết bị phù hợp với hệ thống không… Trần Xuân Hùng 83 II. CÀI ĐẶT GIÁ TRỊ THÔNG SỐ CHO NỒI HƠI : Giới thiệu về hệ thống điều khiển cảm ứng : Khi màn hình cảm ứng được bật nó sẽ tự động thì nó sẽ tự động bật chương trình giám sát và kiểm soát các thông số sau một thời gian ngắn.Hình ảnh trên minh họa cho quá trình khởi động của màn hình. -Màn hình cảm ứng được kết nối với bảng điều khiển nồi hơi thông qua mạng RS485.Bằng mạng điều khiển này màn hình cảm ứng và hệ thống điều khiển có thể nhận,xử lý và truyền dữ liệu từ màn hình cảm ứng.điều này cho phép chúng ta kiểm soát được toàn bộ nồi hơi thông qua màn hình cảm ứng. Các giá trị , thông số cần cài đặt : Trần Xuân Hùng 84 Cách cài đặt các thông số : Tăng Giảm di chuyển Sang trái Di chuyển Chuyển chế độ sang phải Auto/manual Di chuyển lên Khẳng định sự cố hoặc tăng thêm Và tắt nháy 1 đơn vị Di chuyển Khởi động xuống hoặc Giảm 1 đơn vị Tắt Các bước tiến hành cài đặt thông số : Bước 1 : khởi động USER DEFINED VALUE 1 USER DEFINED VALUE 2 USER DEFINED VALUE 3 [STATE] [MODE] [VALUE 1] [VALUE 2] [VALUE 3] [LOAD%] F.OIL TEMP F.OIL PRES STOPPED 0.0 BAR 0 0.0 0% C BAR º Trần Xuân Hùng 85 Khi có nguồn cấp cho nồi hơi thì trên màn hình cảm ứng sẽ xuất hiện các thông tin cơ bản như : chỉ số phiên bản, ngày,giờ,tên công ty… Sau khi các thông tin trên được hiển thị màn hình sẽ xuất hiện dòng “copy EEPROM[YES] dòng chữ này chỉ xuất hiện khi bộ điều khiển đã đươcj cài đặt trước. Bước 2 : bấm phím set trong một vài giây.Nếu màn hình đòi mật khẩu thì ta nhấn phím set thêm một lần nữa.Chon YES/NO bằng cách ấn phím ▲/▼ và nhấn phím set thêm lần nữa . Bước 3 : nếu ta chọn YES thì thông tin này sẽ được bỏ qua bằng cách nhấn phim ◄ trong trường hợp này thông số được mặc định là đúng.khi đó chương trình sẽ chạy tới mục tiếp theo. Bước 4 : Khi lựa chọn đã được thực hiện trong "COPY đơn" EEPROM, bấm phím ◄ mềm một lần, và bộ điều khiển hiển thị các dòng mục trình đơn "SERIAL NO.". Bước 5 : Bấm phím set trong vài giây và có thể ấn thêm một lần nữa để không phải nhập pass wold. Bước 6 : Nhập các giá trị nối tiếp bởi các phím mũi tên.các phím ◄ / ► được sử dụng để thay đổi vị trí các chữ số các phím ▲ / ▼ để sử dụng làm tăng giảm các giá trị.các số được cài đặt có giá trị lớn hơn 0 Bước 7 : Nhấn phím set khi nhập thông số tiếp theo. Bước 8 : Bấm phím ◄ để nhập vào chương trình tiếp theo. menu hiển thị các thiết thiết lập và thể hiện quá trình điều khiển trực tiếp trên màn hình. Bước 9 : Với thanh màu đen được đặt vào "Panel type", bấm phím Set mềm trong vài giây. Nhập siêu và mật khẩu người dùng bấm phím Set một lần nữa. Bước10: Chọn loại bảng (LOCAL 1, LOCAL Trần Xuân Hùng 86 POWER 1, POWER 2, or EGB) bằng phương tiện của các phím mềm ▲ / ▼ và bấm phím Set lần nữa. bước 10 : Di chuyển thanh màu đen vào dòng mục trình đơn "BURNER LOẠI" và bấm phím Set mềm trong vài giây. Nếu cần, hãy nhập mật khẩu người dùng siêu như mô tả trước đó. Bước 11: Chọn loại đốt (KBSD, KBSA, MS, RMS, hoặc kB) bằng phương tiện của các phím mềm ▲ / ▼ và bấm phím Set lần nữa. Xin lưu ý rằng nếu "Power 1", "Power 2", hay "EGB" đã được lựa chọn, loại burner nên được chọn là "KHÔNG DEF". Bước12: Di chuyển thanh màu đen vào dòng mục trình đơn "BURNER FAMILY" và bấm phím Set mềm trong vài giây. Nếu cần, hãy nhập mật khẩu người dùng siêu như mô tả trước đó. Bước 13: Chọn burner gia đình "MULTI" hoặc "ALONE" bằng phương tiện của các phím mềm ▲ / ▼ và bấm phím Set lần nữa. Nếu nhà máy bao gồm hai nồi hơi, và các thầy / hoạt động nô lệ được dự định, "ĐA" phải được chọn. Bước 14: Di chuyển thanh màu đen vào dòng mục trình đơn "nút NO. OFFSET "và bấm phím Set mềm trong vài giây Nếu cần thiết,. Nhập mật khẩu người dùng như mô tả trước đó. Bước 15: Chọn các kênh truyền thông (1-125) bằng phương tiện của ◄ phím mềm / ► / ▲ / ▼ và bấm phím Set lần nữa. Các số nút bù đắp nên được chọn vào cùng một giá trị cho tất cả các bộ điều khiển bao gồm trong các trường hợp duy nhất một nhà máy nồi hơi hoặc nồi hơi đa một nhà máy với các hệ thống cung cấp phổ biến. Đối với một nhà máy nồi hơi nhiều với các hệ thống cung cấp riêng số nút bù đắp phải được chia thành các nhóm. Điều này có nghĩa rằng tất cả các bộ điều khiển bao gồm cho các nồi hơi đầu tiên phải có cùng một số giống nhau và bao gồm tất cả các bộ điều khiển cho các nồi hơi thứ hai nên có một số khác giống hệt nhau. Sự khác biệt trong các giá trị số phải luôn luôn được tối thiểu 12. Ví dụ, nếu số nút cho nhóm đầu tiên của bộ điều khiển là 1, sau đó nhóm thứ hai của bộ điều khiển phải được đặt để 1 + 12 = 13. Bước 16: Di chuyển thanh màu đen vào dòng mục trình đơn "PART NO. OFFSET "và bấm phím Set mềm trong vài giây Nếu cần thiết,. Nhập mật khẩu người dùng siêu như mô tả trước đó. Bước 17: Chọn kênh giao tiếp đối tác (1-125) bằng phương tiện của ◄ phím mềm / ► / ▲ / ▼ và bấm phím Set lần nữa. Những "nút No.offset" của bảng nồi hơi đối tác tại một nhà máy Trần Xuân Hùng 87 nồi hơi đa phải được nhập trong dòng mục trình đơn. Trong trường hợp của một nhà máy nồi hơi duy nhất bạn nên cũng phải nhập số node offset trong dòng mục trình đơn. Bước 18: Di chuyển thanh màu đen vào dòng mục trình đơn "Tốc độ Baud" và bấm phím Set mềm trong vài giây. Nếu cần, hãy nhập mật khẩu người dùng siêu như mô tả trước đó. Bước 19: Chọn tốc độ truyền (300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, hoặc 38400) bằng phương tiện của các phím mềm ▲ / ▼ và bấm phím Set lần nữa. Tốc độ truyền nên được chọn vào cùng một giá trị cho tất cả các bộ điều khiển bao gồm trong các nhà máy và càng cao càng tốt để có được một truyền tốc độ cao. Bước 20: Bấm phím ◄ mềm một lần. Sau vài giây, hệ thống điều khiển tự động thực hiện quá trinh khởi độngcủa hệ thống. Bằng cách này thay đổi cấu hình sẽ thay đổi được các giá trị và thông số cài đặt Trần Xuân Hùng 88 CHƯƠNG V : CHẠY THỬ NỒI HƠI TÀU Ô TÔ 4900 5.1.đôt sự cố : Chế độ sự cố là chế độ đốt trong trường hợp đốt tự động không được và lúc này tàu cần được cung cấp hơi khẩn cấp hoặc lúc bắt đầu chỉnh nồi hơi để đưa nó vào hoạt động.dưới đây là hình vẽ mô tả bảng điều khiển .khi đốt sự cố ta chuyển khóa về vị trí manual.Lúc này nguồn sẵn sàng cấp cho bơm dầu mồi,bơm dầu đốt,quạt gió… Cho bơm dầu đốt hoạt động bằng cách tác động vào nút ấn bằng tay (F.O pum 1 start hoặc F.O pum 2start cấp nguồn cho động cơ lai bơm ,cấp nguồn cho một trong hai bơm dầu hoạt động . Tác động vào nút ấn 38S5D khởi động quạt gió và động cơ đốt. Cùng với đó ta phải mở cửa gió thông qua nút ấn S3A để cấp nguồn cho động cơ secvo điều chỉnh cửa gió theo chiều làm mở to cửa gió ( air servo load up )để thổi sạch khí còn tồn tại trong buồng đốt tránh hiện tượng nổ khi thực hiện đốt lò. Ta sẽ cho quạt gió chạy trước trong vòng khoảng 30 giây . Sau đó ta điều chỉnh động cơ secvo mở cửa gió cho phù hợp với giai đoạn đánh lửa bằng cách tác động vào nút ( air servo load down ) để giảm gió . Rồi nút ấn S4B (nằm trên buồng đốt) cấp nguồn cho biến áp đánh lửa và 2 van dầu đánh lửa mở ra làm bơm dầu đánh lửa hoạt động để phun dầu đánh lửa vào buồng đốt. Ta bật biến áp đánh lửa trong vòng 8 giây . Nếu có ngọn lửa thì 2 cảm biến quang P5D và P110 nhận biết. Do vậy đèn màu xanh H3B sáng lên báo đã có ngọn lửa cháy trong buồng đốt .Trước khi nhả nút 41S4B thì ta sẽ ấn nút 41S5B cấp nguồn cho van điện từ đóng lại để chặn đường hồi về của dầu. Hai van dầu chính Y8G và Y9G sẽ đóng trước sau khi nhả nút 41S4B thì van dầu Y7G mới đóng lại. Làm như vậy sẽ tạo ra áp lực phun vừa đủ khi vừa đánh lửa xong. Cùng với đó điều chỉnh động cơ secvo mở van dầu bằng các nút ấn oil servo load up hoặc oil servo load down) để tạo ra áp lực đưa dầu đốt qua kim phun vào buồng đốt . khi đó xảy ra 2 trường hợp : + Lò cháy thành công: Cảm biến quang P5D và P11D (trang 40) vẫn cảm nhận được lửa xuất hiện trong buồng đốt rồi đưa tín hiệu vào FLAME RELAY làm đóng tiếp điểm 3-7 cấp nguồn cho rơle 40K3F và 40K9F đóng tiếp điểm của chúng ở trang 14 duy trì nguồn cấp cho rơle 14K2F. Tiếp điểm của 14K2F ở trang 41 đóng lại và có nhiệm vụ duy trì việc đóng các van dầu đốt chính để tạo áp lực đưa dầu đốt qua kim phun vào buồng đốt. Khi lửa trong lò đã cháy ổn định, ta có thể điều chỉnh lượng gió và lượng dầu phun vào buồng đốt cho phù hợp tạo hiệu suất làm việc tốt nhất cho nồi hơi. Nếu có một sự cố nào đó xảy ra làm mất nguồn cấp cho 14K2F thì lúc đó van dầu đốt sẽ ngắt, không cho dầu phun vào buồng đốt nữa. Muốn đốt lại phải khắc phục xong sự cố và tiến hành lại quy trình đốt như ban đầu. Trần Xuân Hùng 89 + Lò cháy không thành công: Cảm biến quang P5D và P11D sẽ không cảm nhận được lửa trong buồng đốt do vậy nó sẽ không duy trì nguồn cấp cho các van dầu chính nên các van dầu được mở ra ,dầu sẽ chảy qua van dầu chính để trở về két. Khi đó ta nên cho quạt gió tiếp tục hoạt động thêm khoảng 20s để thổi sạch khí trong lò đảm bảo an toàn cho lần đốt sau.Trong 3 đến 4 lần đốt mà không thành công thì ta nên tắt toàn bộ hệ thống để kiểm tra lại xem có nguyên nhân khác mà ta không thể thực hiện việc đốt lò . +Lò cháy thành công Van dầu Y11G sẽ hoạt động khi chuyển sang đốt bằng dầu FO để tạo ra áp lực phun cao hơn. Khi mực nước trong nồi thấp ( thông qua báo động hoặc quan sát tại ống thủy) ta nhấn nút start feed water pum 1 ( 2 ) để khởi động bơm cấp nước số 1 hoặc 2 cho đến khi mực nước đủ thì ta nhấn dừng bơm. Trần Xuân Hùng 90 Manual Auto Stop Oil servo load up Oil servo load down Air servo load up Air servo load down F. O pump P1 Start, Stop F. O pump P1 Start, Stop Feed water pump 1 Start, Stop Feed water pump 1 Start, Stop Cirou – lation pump 1 Start, Stop Cirou – lation pump 1 Start, Stop Burner motor ON OFF Chemical Dosing Pump ON OFF Trần Xuân Hùng 91 5.2 chế độ đốt tự động : Đưa công tắc chọn S5A (trang 13) (xoay khóa ) sang vị trí AUTO, lúc này tiếp điểm 1-2 của S5A đóng lại cấp nguồn cho biến áp 230/24V để tạo ra nguồn 24V cho các bộ điều khiển VICC1 và VICC2 hoạt động. Trong chế độ đốt có sự điều khiển của bộ điều khiển này thì cũng chia ra làm hai chế độ là tự động và bằng tay. Để có thể lựa chọn được chế độ nào thì ta có thể lựa chọn trên bảng điều khiển đặt trên thân nồi hơi hoặc trên màn hình điều khiển nằm trên panel cạnh nồi hơi. Đối với bảng điều khiển trên thân nồi , ta có thể lựa chọn chế độ bằng tay khi ấn vào nút mềm AUT (với biểu tượng bàn tay) khi đó đèn màu vàng nhỏ phía trên của nút sẽ sáng nên báo chế độ bằng tay (như hình 2.1) và như vậy muốn đốt nồi ta phải ấn vào nút ON thì đèn led màu xanh phía trên nút sẽ sáng lóe lên còn khi nhận được tín hiệu phản hồi từ quạt gió chạy thì đèn led xanh này sẽ sáng bình thường. Để cắt đốt thì ta phải ấn nút OFF và để báo đã cắt đốt thì đèn màu xanh phía trên nút ON sẽ tắt. Việc tăng giảm lượng tải (hay chính là lượng hơi do nồi sinh ra) sẽ được điều chỉnh bằng tay thông qua các nút lên hay xuống (hai nút nằm bên cạnh nút AUT và nút ALARM RESET) Trần Xuân Hùng 92 Hình: Lựa chọn chế độ khi quy trình đốt được điều khiển tự động Còn khi ta không ấn nút AUT thì nồi sẽ tự động đốt khi áp suất hơi trong nồi không còn ở khoảng 7,2 bar đến 8,2 bar . Khi đó thứ tự thực hiện quy trình đốt của bộ điều khiển sẽ như sau : Đầu tiên bộ điều khiển kiểm tra các điều kiện đốt đã có đủ chưa như mức nước trong nồi , nhiệt độ dầu đốt ..vv . Sau đó nó sẽ đóng tiếp điểm ở chân DO04 (trang 38) để cấp nguồn cho nguồn cho cuộn hút côngtăctơ 38K5F và 38K4F (trước đó tiếp điểm 07F6B và 07F8B đã đóng) làm đóng tiếp điểm 38K5F và 38K4F ở mạch động lực (trang 07), đưa động cơ lai quạt gió và động cơ đốt vào hoạt động trước khoảng 30 giây. Đồng thời lúc đó đóng tiếp điểm ở chân DO08 cấp nguồn cho động cơ secvo theo chiều mở hết cửa gió để gió thổi vào buồng đốt trong vòng 30 giây. Thứ tự đốt tiếp theo chỉ được thực hiện khi có phản hồi tín hiệu từ bộ phản hồi vị trí 36R7F (trang 36) của động cơ secvo điều chỉnh cửa gió đến các chân AI04 (trang 30) báo cửa gió đã mở . Sau khi đã hết thời gian để xả khí cũ ra khỏi buồng đốt thì bộ điều khiển sẽ điều chỉnh hai động cơ secvo mở cửa gió và mở đường dầu đến trạng thái đánh lửa (có nghĩa là cửa gió sẽ phải đóng bớt lại ,còn đường dầu cũng mở phải mở nhỏ để sao cho quá trình đánh lửa là tốt BOILER PRES F.OIL TEMP F.OIL PRES READY 7.5 120 22.0 0% BAR C BAR º Press once for manual operation mode if auto is selected in the SETUP/CONTROL MODE Press to increase the burner load Press once, and the burner initiates a start up sequence BOILER PRES F.OIL TEMP F.OIL PRES READY 7.5 120 22.0 0% BAR C BAR º BOILER PRES F.OIL TEMP F.OIL PRES MAN LOAD 7.5 120 22.0 10% BAR C BAR º Continued in next picture Trần Xuân Hùng 93 nhất ) . Để điều chỉnh được chính xác vị trí thì đối với động cơ secvo mở đường dầu đốt (trang 35) cũng như động cơ secvo điều chỉnh cửa gió (trang 36 ) thì vai trò của bộ phản hồi vị trí R7F không thể thiếu. Bước tiếp theo thì bộ điều khiển sẽ thực hiện quá trình đánh lửa bằng việc đóng tiếp điểm ở chân DO03 cấp nguồn cho cuộn hút của côngtăctơ 38K3F (trang 38 và trước đó tiếp điểm 08F8B đã đóng) làm đóng tiếp điểm 38K3F (trang 08) để cấp nguồn cho động cơ lai bơm dầu đánh lửa .Ngoài ra tiếp điểm DO03 đóng còn cấp nguồn cho biến áp đánh lửa và hai van dầu đánh lửa mở ra để phun dầu mồi vào buồng đốt . Bộ điều khiển sẽ thực hiện quá trình đánh lửa trong khoảng 8 giây sau đó tiếp điểm DO03 mở ra làm cho cuộn hút côngtăctơ 38K3F mất điện khi đó tiếp điểm 38K3F (trang 41) đóng lại sẵn sàng cho việc đóng van dầu Y7G. Trước khi cắt quá trình đánh lửa thì bộ điều khiển sẽ đóng tiếp điểm DO05 (trang 38) để đóng 2 van dầu chính chặn đường hồi dầu về tạo ra áp lực phun dầu qua kim phun vào buồng đốt . Sau khi cắt biến áp đánh lửa , van dầu đánh lửa và bơm dầu đánh lửa thì van dầu Y7G mới được cấp nguồn để đóng lại tăng áp lực phun dầu vào buồng đốt. Làm như vậy sẽ tạo ra áp lực phun dầu vừa đủ với ngọn lửa nhỏ sau khi đánh lửa , sau khi ngọn lửa đã cháy tốt thì mới phun dầu với áp lực lớn hơn. Lúc này cảm biến quang sẽ hoạt động để giám sát ngọn lửa và nó sẽ xảy ra hai trường hợp : + Cháy thành công :Cảm biến quang sẽ nhận biết và làm đóng hai rơle 40K3F và 40K9F (trang 40) làm đóng tiếp điểm 40K3F và 40K9F (trang 33) để gửi tín hiệu tới đầu vào DI05 và DI06 của bộ điều khiển để xử lý rồi đưa ra tín hiệu báo đốt thành công và tiếp tục đưa dầu vào buồng đốt duy trì cháy trong lò. + Cháy không thành công: Cảm biến quang sẽ không cảm nhận được lửa nên hai rơle 40K3F và 40K9F mất điện nên bộ điều khiển sẽ biết không cháy thành công nên sẽ mở van dầu chính để không tiếp tục phun dầu vào buồng đốt và cho quạt gió tiếp tục chạy trong khoảng 35 giây .Bộ điều khiển sẽ cho phép đốt lại 3 - 4 lần nếu vẫn không thành công thì sẽ cho ngừng đốt và báo động cho người vận hành khắc phục sự cố. Trần Xuân Hùng 94 5.3 Mô tả quá trình đốt tự động bằng hình ảnh: BOILER PRES F.OIL TEMP F.OIL PRES STOPPED 0.0 0 0.0 0% BAR C BAR º PARTNER CMN CTRL SURVEIL SETUP BOILER FUEL OIL AIR COMBUST BOILER FUEL OIL AIR COMBUST PARTNER CMN CTRL SURVEIL SETUP Press twice Press 7 times Press once Continued in next picture Trần Xuân Hùng 95 LOGGINGS CALIBRATE CONFIG LANGUAGE CTRL MODE TIMERS SETTINGS DIAGNOSES STOPPED LOW BURNER CTRL MODE SETPOINT SELECT LOW STOPPED BURNER CTRL MODE SETPOINT SELECT Press once Press once Press once Continued in next picture Continued from previous picture Trần Xuân Hùng 96 5.4 . các hư hỏng thường gặp ở nồi hơi : Từ những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng rút ra cách khắc phục khi nồi hơi bị sự cố. 1. Đường cấp nước  Bơm cấp nước không hoạt động - Không có nguồn cấp. - Các công tắc tơ không chế bơm 1 và 2 bị hỏng. - Công tắc chuyển chế độ cấp nước nồi Manu – Autu bị hỏng. - Các rơle nhiệt tác động. - Cảm biến mức bị hỏng. - Các rơle trung gian, rơle thời gian bị hỏng. - Động cơ lai bơm bị đứt cuộn dây ở Stato. LOW AUTO BURNER CTRL MODE SETPOINT SELECT AUTO LOW BURNER CTRL MODE SETPOINT SELECT BOILER PRES F.OIL TEMP F.OIL PRES STARTING 0.0 0 0.0 0% BAR C BAR º Press once Press 4 times Continued from previous picture Trần Xuân Hùng 97 - Kẹt trục động cơ.  Sự hút của bơm không thích hợp - Rò khí từ cửa hút. - Không có nước trong két cấp. - Tắc ở đường ống dẫn nước, màng lọc... - Két cấp nước đặt dưới bơm cấp nước. - Công suất của bơm không đủ.  Áp suất cửa ra bơm tăng lên quá cao: - Van cửa ra đóng hoặc tắc trên đường ống cấp nước vào nồi. - Đồng hồ đo áp suất chỉ sai. - Có nhiều nước trong nồi hơi( Do mạch tự động cấp nước bị hỏng).  Bơm cấp nước bị rò. - Van xả khí hoặc mối hàn trên đường ống bị rò. - Gioăng của bơm bị hỏng. 2. Đường nhiên liệu  Bơm dầu không chạy - Công tắc tơ khống chế bơm bọ hỏng. - Nguồn cấp bị mất. - Hỏng khớp nối giữa động cơ và bơm. - Kẹt trục động cơ. - Rơle nhiệt tác động ( Bảo vệ quá tải)  Bơm dầu có tiếng kêu và quá nhiệt: - Hỏng đệm cao su ở khớp nối - Cách điện của động cơ kém. - Van cửa vào bị hỏng hoặc bị tắc. - Nhiệt độ dầu quá cao.  Áp suất dầu tăng cao quá mức - Đồng hồ đo áp suất bị hỏng. - Nhiên liệu có độ nhớt cao ( Nhiệt độ của dầu thấp) Trần Xuân Hùng 98  Nhiên liệu không được cấp vào nồi: - Van dầu hỏng. - Vòi phun bị tắc. - Độ nhớt của dầu cao. 3. Hệ thống đốt  Quạt gió không chạy - Công tắc tơ khống chế bị hỏng. - Rơle nhiệt bị hỏng. - Trục động cơ bị kẹt - Khớp nối bị hỏng. - động cơ servo hoạt động không đúng.  Mất lửa - Cảm biến lửa không làm việc - Khí cung cấp thiếu - Áp suất nhiên liệu phun vào thấp - động cơ servo bị hỏng - Súng phun bị hỏng - Van dầu hỏng - Áp suất dầu không ổn định - Khí cung cấp quá nhiều  Sự cháy không xuất hiện - Khí quá nhiều - Động cơ servo bị hỏng - Biến áp đánh lửa không hoạt động - Súng phun bị hỏng - Van dầu hỏng  Sự cháy dừng - Áp suất dầu giảm thấp dẫn đến vòi phun không cho dầu đi qua. - Áp suất hơi đến áp suất làm việc 7kg/cm2 - Mức nước quá thấp - Cảm quang hỏng - Hết nhiên liệu - Cam chương trình hỏng - Tắc đường ống cung cấp nhiên liệu  Sự cháy vẫn tiếp tục khi áp suất hơi tăng quá cao Trần Xuân Hùng 99 - Rơle áp suất hỏng  Lửa cháy không ổn định - Nhiệt độ dầu thấp - Khí cung cấp nhiều - Súng phun hoạt động không ổn định  Lửa có màu đỏ sẫm, nơi nóng nhất lửa không sáng chói và có khói màu đen: - Khí cung cấp thiếu - Cửa gió bị hỏng Những hỏng hóc trên đây xảy ra trong quá trình hoạt động của nồi hơi. Dù những hư hỏng trên hay những hư hỏng khác thì cũng phải tìm cách khắc phục. Luôn luôn đảm bảo cho nồi hơi hoạt động an toàn và kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] KS. Lưu Đình Hiếu. Trần Xuân Hùng 100 Truyền Động Điện Tàu Thủy (Nhà Xuất Bản Xây Dựng-Hà Nội 2000). [2] KS. Phạm Thanh Sơn. Trạm Phát Điện Tàu Thủy. [3] Hãng AALBORG. Tài liệu nồi hơi. [4] trang web :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_xuan_hung_7022.pdf