Đoàn thanh niên xã Mường É - Huyện thuận Châu, với chương trình xoá đói giảm nghèo

Nghèo đói là một vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu, nó không chỉ là một vấn đề xã hội ở các nư­ớc lạc hậu kém phát triển, mà tồn tại ngay cả ở những nư­ớc công nghiệp phát triển. Đói nghèo thường gắn liền với túng thiếu, khổ cực do địa vị thấp kém trong xã hội. Đây là một vấn đề nóng bỏng và bức xúc của nhiều quốc gia dân tộc. Chính vì thế đói nghèo đã được các nhà lãnh đạo, các tổ chức quam tâm và nỗ lực tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế mức thấp nhất và tiến tới xoá bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Nghèo đói đặt ra cho mỗi quốc gia một nhiệm vụ vô cùng to lớn, một nhiệm vụ nặng nề và thách thức. Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì các mục tiêu an ninh xã hội nh­ư công bằng xã hội, ổn định, hoà bình không bao giờ thực hiện đ­ược. Từ nghèo đói sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề nảy sinh, nh­ư kìm hãm sự phát triển kinh tế, môi trư­ờng thiên nhiên bị tàn phá, bất bình đẳng xã hội Nếu giải quyết các vấn đề nghèo đói thì sẽ có thuận lợi vô cùng to lớn đến nhiều mặt của xã hội như thúc đẩy phát triển kinh tế, làm cho kinh tế tăng trư­ởng xã hội và từ đó nó sẽ tác động ngư­ợc trở lại đối với công tác xoá đói giảm nghèo. Đất n­ước ta đang là một nư­ớc đang phát triển, vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu. Chính vì thế, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề xoá đói giảm nghèo, coi đó là một vấn đề chiến l­ược lâu dài và thư­ờng xuyên. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách kinh tế mới, nền kinh tế nư­ớc ta giữ đ­ược mức tăng tr­ởng cao, đời sống nhân dân cải thiện và nâng lên rõ rệt. Đảng, Nhà n­ước ta tích cực làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo và đã đạt đ­ược nhiều thành tựu to lớn, đư­ợc tổ chức Liên hợp quốc đánh giá cao và lấy làm g­ương cho các n­ước học tập. Song bên cạnh những mặt đạt được trong công tác xoá đói giảm nghèo của Đảng, Nhà n­ước, một bộ phận lớn nhân dân vẫn còn đang sống trong cảnh nghèo đói, chư­a đảm bảo đư­ợc những điều kiện của cuộc sống Tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng diễn ra mạnh mẽ và đã trở thành vấn đề xã hội quan tâm. Chính vì thế, xoá đói giảm nghèo trong tình hình mới, thời đại mới đ­ược Đảng và Nhà n­ước quan tâm sâu sắc và là một mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế, là nhiệm vụ quan trọng, góp phần phát ổn định triển đất nư­ớc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên, là ngư­ời đại diện cho quyền lợi chính đáng của thanh niên, thanh niên là lực lư­ợng xung kích đi đầu trong mọi lĩnh vực xã hội, là lực l­ượng kế thừa sự nghiệp cách mạng, là nguồn nhân tố quan trọng quyết định thành công trong sự nghiệp đổi mới của đất nư­ớc Đoàn thanh niên phải có nhiệm vụ hướng dẫn thanh niên trong ch­ương trình xoá đói giảm nghèo thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo của Đảng, chính quyền, tổ chức Đoàn là ng­ười h­ướng dẫn thanh niên trư­ởng thành phát triển nhanh chóng, tiếp bư­ớc cha anh, góp phần sức lực của mình cho công tác xoá đói giảm nghèo của đất nư­ớc trong thời kỳ đổi mới. Đoàn là ngư­ời đư­a ra các chư­ơng trình, phong trào trên khắp mọi miền đất nư­ớc để làm cho thanh niên luôn tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo. Xã Mường É là một xã có 7.220 người/1.408 hộ với 3 dân tộc sinh sống, dân tộc thái, dân tộc Mông, khơ mú, trong đó dân tộc thái chiếm 93%. Nh­ưng còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt. Đời sống kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu thốn, cuộc sống nhân dân ch­ưa cao, vẫn còn tình trạng nghèo đói thư­ờng xuyên. Là một thanh niên sống ở nông thôn, tận mắt thấy và chứng kiến quê h­ương của mình đang còn nghèo đói về cuộc sống, khó khăn về mọi mặt. Tôi luôn tự cảm thấy rằng mình phải có một chút trách nhiệm với quê hư­ơng, muốn góp được chút công sức nhỏ của mình góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo của địa phư­ơng, nghiên cứu, khảo sát tìm ra nguyên nhân, đ­ưa ra những ý kiến, kiến nghị, giải pháp cụ thể để góp phần hữu ích trong công tác xoá đói giảm nghèo của xã nhà. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài: "Đoàn thanh niên xã Mường É - huyện thuận Châu, với ch­ương trình xoá đói giảm nghèo" để làm chuyên đề tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn chuyên đề. 6 2. Mục đích và nhiệm vụ chuyên đề. 8 2.1. Mục đích: 8 2.2. Nhiệm vụ chuyên đề: 8 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 8 3.1. Đối tượng: 8 3.2. Khách thể nghiên cứu: 8 4. Phạm vi chuyên đề. 8 5. Phương pháp nghiên cứu. 8 6. Bố cục của chuyên đề. 9 NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 10 1.1. Mét số vấn ®Ò lý luËn vÒ xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo. 10 1.1.1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo. 10 1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xoá đói giảm nghèo. 11 * Trước cách mạng tháng tám 8/1945. 11 * Trong thời kỳ chống Pháp. 12 * Thời kỳ bao cấp. 12 * Thời kỳ đổi mới 13 1.2. Một số khái niệm 16 1.2.1. Nghèo đói 16 1.2.2. Tiêu chí nghèo: 16 1.3. §oàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo. 17 1.3.1. Vai trò của Đoàn thanh niên về công tác xóa đói giảm nghèo xã Mường É - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La. 19 1.3.1.1. Mục tiêu và nội dung của mô hình Đoàn thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo. 20 1.1.3.2. Các quan điểm cơ bản hoạt động xoá đói giảm nghèo của Đoàn. 20 1.1.3.3. Các hoạt động của Đoàn đã thực hiện trong chương trình xoá đói giảm nghèo 22 1.4. Tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo. 25 1.4.1. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn 25 1.4.2. Tỷ lệ nghèo đói còn chiếm tỷ lệ khá cao trong các vùng sâu và vùng xa, vùng núi cao. 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 27 2.1. Đặc điểm tình hình chung của xã Mường É 27 2.1.1. Vị trí địa lý: 27 2.1.2. Tình hình tổ chức Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mường É. 29 2.2.1.1. Tình hình thanh niên. 29 2.2.1.2 Những hoạt động Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mương É. 29 2.2.2. Thực trạng hoạt động của ĐTN xã Mường É với công tác xóa đói giảm nghèo 33 2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu. 37 2.2.3.1. Mặt mạnh. 37 2.2.3.2. Điểm yếu. 38 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT 40 3.1. giải pháp. 40 3.1.1. Tạo điều kiện cho thanh niên lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu ngay chính trên quê hơng mình. 40 3.1.2. Thành lập, đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ gia đình trẻ. 41 3.1.3. Triển khai có hiệu quả phong trào "4 mới" trong thanh niên. 42 3.1.4. Tổ chức Đoàn đứng ra vay vốn tín chấp cho thanh niên thiếu vốn. 42 3.1.5. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng cơ sở. 43 3.2. Những đề xuất 43 3.2.1. Đối với Đảng. 43 3.2.2. Đối với Nhà nước. 44 3.2.3. Đối với ban ngành đoàn thể. 44 3.2.4. Đối với Đoàn cấp trên. 45 KẾT LUẬN 46

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3189 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đoàn thanh niên xã Mường É - Huyện thuận Châu, với chương trình xoá đói giảm nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam là đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, khuyến khích phát huy năng lực cá nhân, cộng đồng. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, cân đối, bền vững. Đó là chiến lược do dân vì dân một chiến lược tập trung vào nhiệm vụ chăm lo và phát triển của các tiềm năng của con người, coi con ngời là chìa khoá của sự phát triển, là nguồn năng lực sáng tạo, là nguồn của cải vật chất và tinh thần của xã hội, đồng thời coi phúc lợi, tự do, hạnh phúc của con người là mục tiêu cao nhất. - Chính sách phát triển, xoá đói giảm nghèo phải kết hợp cả ba nhân tố Trước hết phải mở ra những cơ hội tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động từ đó góp phần tăng thu nhập và giúp người nghèo vượt qua nghèo đói. Thứ hai, phải có các biện pháp để bảo đảm ích lợi của tăng trưởng và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng một cách khách quan và công bằng, nhờ vậy, mọi công dân đều được hưởng những thành quả do sự phát triển mang lại. Thứ ba, cần đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ dễ tổn thương của người nghèo trước hết là những bất trắc trong đời sống (ốm đau, mùa màng, thất bát,...). Chương trình hoạt động chống đói nghèo của Đoàn cũng phải tăng cơ hội, đảm bảo công bằng và ngăn ngừa rủi ro. - Phương thức thực hiện là kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, giữa nổ lực của người dân với nổ lực của cộng đồng, giữa mô hình với mô hình vĩ mô, chính sách vĩ mô, giữa chương trình quốc gia với chương trình dự án địa phương, giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân, giữa các tổ chức trong nước và nước ngoài, giữa truyền thống và hiện đại, tóm lại, phương thức xoá đói giảm nghèo phải đa dạng, thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp chống đói nghèo. Sức mạnh của Đoàn thanh niên chính là sức mạnh sáng tạo, sức mạnh tổ chức, sức thu hút toàn xã hội quan tâm giải quyết những vấn đề thiết thực đặt ra từ cuộc sống. - Thế mạnh của Đoàn cần tập trung phát huy mạnh mẽ là đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá - sự nghiệp mà Đảng phát động. Không ngừng phát triển sản xuất trên nền tảng của khoa học công nghiệp hiện đại, phát huy tiềm năng sáng tạo của con người Việt Nam trên nền tảng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trọng dụng nhân tài và phát triển nhân tài, đảm bảo cho đất nước phát triển tối uư. - Phát huy tự do, dân chủ, kỷ cương cũng cần được Đoàn quan tâm đúng mức, nhất là dân chủ cơ sở, đảm bảo hình thành môi trường sáng tạo cho mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi doanh nghiệp. Đây là cơ sở để chúng ta xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một xã hội dân sự, xã hội công dân. - Chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. 1.1.3.3. Các hoạt động của Đoàn đã thực hiện trong chương trình xoá đói giảm nghèo Để góp phần xoá đói giảm nghèo trong nhiều năm qua, Ban bí thư Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong cả nước tổ chức nhiều chương trình hoạt động đẩy mạnh phong trào “Thanh niên lập nghiệp”. Kết quả của phong trào đã góp phần tích cực giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho thanh niên ở nhiều địa phương trong cả nước. Các cơ sở Đoàn, Hội đã tích cực khai thác vốn từ dự án kinh tế, xã hội để giải quyết việc làm, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Năm 1998, Trung ương Đoàn đã có chương trình phối hợp với Ngân hàng người nghèo làm thí điểm cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh xoá đói giảm nghèo. Với phương châm đưa vốn tới vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, trong hai năm 1998-1999 với tổng số 11 tỷ đồng đã có gần 7.000 hộ thanh niên nghèo được vay vốn sản xuất kinh doanh xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu. Hàng năm nhận được chỉ tiêu Nhà nước, Trung ương Đoàn tiến hành phân bổ cho các địa phương, ban hành các văn bản hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ địa phương, thường xuyên kiểm tra các địa phương thực hiện dự án đúng mục đích, đúng nội dung, và đúng đối tượng. Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án luôn được gắn với tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Đoàn đã phối hợp với các nghành nông lâm, ngư nghiệp, các trung tâm KHKT tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, tổ chức các cuộc thi về nghề nông, lâm, ngư nghiệp và tuyên truyền hướng dẫn nhân dân cùng áp dụng KHKT trong sản xuất, 16/3/1996 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký nghị quyết liên tịch số 01/NQLT về việc phát huy vai trò của tuổi trẻ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 1996- 2000 với mục tiêu. Phát huy nguồn nhân lực trẻ, vai trò xung kích sáng tạo của thanh niên nông thôn vì một nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện và bền vững theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới XHCN giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Góp phần đáp ứng nhu cầu vươn lên lập thân, lập nghiệp vì tiền đồ của đất nước và tương lai của thanh niên góp phần bồi dưỡng, đào tạo chuẩn bị hành trang cho một lớp nông dân bước vào thế kỷ 21 thông qua tập hợp và đoàn kết thanh niên, củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Góp phần xây dựng Đảng và chính quyền ở nông thôn. Trung ương Đoàn đã phát triển và đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên và bộ đội xuất ngũ. Số trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm đã tăng lên trong nhiều năm qua. Các trung tâm dạy nghề và văn phòng giải quyết việc làm là cầu nối giữa thanh niên và nơi có nhu cầu tuyển việc làm nhu cầu tuyển việc làm, ghóp phần hạn chế thất nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Xây dựng và phát triển mô hình “Làng thanh niên”, “Trang trại thanh niên” “Khu kinh tế thanh niên”, tham gia phát triển kinh tế xã hội và đi đầu trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Tây nguyên và các tỉnh miền núi. Với 10 làng thanh niên xây dựng thí điểm năm 1990 đến nay đã có 400 làng thanh niên được xây dựng trên nhiều nơi (Tập trung nhất là ở Tây Nguyên, có khoảng 287 làng thanh niên) và khoảng 15.000 trang trại thanh niên. Thông qua “Làng thanh niên”, “trang trại thanh niên”, “khu kinh tế thanh niên” tổ chức Đoàn., Hội đã đa kỹ thuật canh tác mới về lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả, giống con, làm thuỷ lợi.... tạo điều kiện và khả năng cho thanh niên, tiếp nhận các dự án kinh tế, vận động thanh niên góp vốn giúp nhau sản xuất. Xây dựng cuộc sống văn hoá trong các gia đình trẻ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xoá đói giảm nghèo. Một số chương trình dự án tác động trực tiếp đến xoá đói giảm nghèo được triển khai trong năm 2000 - năm thanh niên. Chương trình thanh niên tham gia xoá cầu khí ở đồng bằng sông Cửu Long, trong 5 năm 2000- 2005 phong trào thanh niên t́nh nguyện sẽ xoá hết cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long thay bằng cầu chắc chắn hơn với nguồn nguyên liệu địa phương và nguồn nhân lực tại chỗ. Chương trình này thu hút trên 5 triệu ngày công lao động chủ yếu là thanh niên. Tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh thông qua việc tuyển dụng lao động cho các đơn vị thi công, tổ chức thi đua toàn tuyến, đảm nhận trồng rừng hai bên đường và xây dựng các làng thanh niên dọc tuyến nhất là các khu vực khó khăn. Triển khai dự án 500 trí thức trẻ tình nguyện xây dựng nông thôn miền núi tại 125 xã đặc biệt khó khăn ở 12 tỉnh với số tiền 5,7 tỷ đã được phê duyệt và được thực hiện trong 2 năm từ năm 2000- 2001 Năm 1995 - 1997 đã thực hiện dự án 200 trí thức trẻ tình nguyện phát triển kinh tế xã hội miền núi đạt kết quả tốt, được chính phủ và các địa phương, vùng với các chiến dịch “Mùa hè xanh” đa hàng ngàn trí thức trẻ tới vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn góp phần đa tiến bộ khoa học kỹ thuật tới các vùng nghèo và bà con nông dân. Song song với dự án Kiến trí thức trẻ tình nguyện, thực hiện quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 30/8/2001 của Thủ tướng chính phủ, Trung ương đoàn đã phối hợp với Bộ Y tế và cán bộ ngành liên quan chỉ đạo 28 tỉnh, thành, đoàn triển khai dự án đa 500 y, bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Qua quá trình triển khai dự án, các y, bác sĩ trẻ đã được nhân dân và chính quyền địa phương hoan nghênh. 1.4. Tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo Nếu nghèo đói không được giải quyết sẽ kèm theo hàng loạt vấn đề theo như vấn đề phát triển kinh tế, xây dựng bảo vệ tổ quốc, an ninh chính trị, công bằng xã hội, văn hoá… Và nếu chúng ta làm được điều đó thì vấn đề xóa đói giảm nghèo có một vai trò rất lớn. - Đối với địa phương: nếu nghèo đói được giải quyết thì đời sống nhân dân được nâng cao, cơ sở vật chất ở địa phương như hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giải quyết bệnh tật ngày càng được đảm bảo, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao. khi cơ hội kiếm việc làm nhiều hơn đem lại thu nhập cho nhu cầu cuộc sống, đó là nền tảng cơ bản để xây dựng địa phương vững mạnh phát triển hơn. - Đối với đất nước: vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo chính là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. tục ngữ có câu "Có thực mới vực được đạo" quả đúng như vậy nên con người, đồng bào nhân dân mà đói rách, nghèo khổ thì lấy sức đâu mà chiến đấu bảo vệ xây dựng tổ quốc, mà tư tưởng lúc đó của họ chính là làm sao ăn no, không đói là được không cần quan tâm vấn đề khác. Vì vậy, toàn dân mà có đời sống ăn no, mặc ấm, có sức khỏe lúc đó mới có tinh thần xây dựng, bảo vệ tổ quốc được và có bảo vệ được tổ quốc thì mới giữ vững được an ninh chính trị. Đất nước ta đã có nhiều trường hợp xảy ra liên quan đến vấn đề nông nghiệp khiến người dân biểu tình chống đối Cũng chỉ vì chính sách ruộng đất không hợp lý để dân đói ăn kéo dài dẫn đến nông dân chống đối, dẫn đến không ổn định chính trị và nếu trường hợp này xảy ra toàn quốc thì nguy cơ mất nước rất cao. Vì thế xóa đói giảm nghèo có vai trò rất lớn trong bảo vệ xây dựng tổ quốc, chính trị, xã hội. Khi không còn đói nghèo thì lúc đó dân giàu, dân có giầu thì nước mới mạnh, nước có mạnh thì mới có tiếng nói và có vị thế tầm khu vực. 1.4.1. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn Mặc dù Việt Nam đã đạt đứợc nhiều thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng, những thành tựu này cũng đang rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo. Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm ở thành thị là 4,6%, trong khi đó ở nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận được với nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn. Người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nông dân ở vùng sâu vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là nhóm người nghèo dễ bị thổn thương nhất. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập thấp, họ ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng do ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực, và lợi ích do chính sách mang lại. 1.4.2. Tỷ lệ nghèo đói còn chiếm tỷ lệ khá cao trong các vùng sâu và vùng xa, vùng núi cao Đói nghèo mang tính chất vùng rõ rệt, các vùng núi cao, vùng sâu vùng đồi núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người sống có tỷ lệ đói nghèo cao. Có tới 64% số ngời nghèo tập tại miền núi phía Bắc, bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung. Đây là vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt, thiên tai thường xuyên xảy . CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 2.1. Đặc điểm tình hình chung của xã Mường É 2.1.1. Vị trí địa lý: Xã Mường É là một xã vùng II của Huyện Thuận Châu, vị trí nằm cách trung tâm huyện 25km,có tổng diện tích 8.925,3 ha, địa hình chủ yếu là đồi núi. Là xã thuần túy sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng lúa và chăn nuôi là chủ yếu. Phía Bắc giáp với huyện Tuần Giáo Tỉnh Điện Biên , phía đông giáp với Xã Phổng Lái, phía tây giáp với Xã É – Tòng , phía nam giáp với Xã Phổng Lập. Xã có 31 bản, trong đó có 27 bản là dân tộc thái, 2 bản dân tộc Mông, 2 bản dân tộc Khơ Mú. Có đường quốc lộ 6A đi qua giao thông thông suốt thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế , xã hội của địa phương. - Về tài nguyên thiên nhiên: Diện tích đất tự nhiên của xã là 8.925,3ha, trong đó đất canh tác là 189,1ha, nuôi trồng thủy sản 32 ha, đất nương các loại 453,3 ha, đất trồng cây công nghiệp 9 ha diện tích rừng 30 ha độ che phủ của rừng đạt 40%. - Về chăn nuôi. Tổng đàn gia súc ( Trâu, bò, dê)/ 6.300 con, tổng đàn gia cầm khoảng 38.000 con.Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.650.000đ/ người / năm. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đang được quan tâm cải thiện: số hộ có mức sống trung bình trở lên chiếm 50% tổng số hộ. -Về lĩnh vực xã hội. Số trường học thuộc các bậc trên địa bàn xã. Gồm 1 trường THCS với 19 lớp có 480 học sinh: 01 trường tiểu học với 31 lớp với 700 học sinh, 01 trường mầm non với 14 lớp có 404 học sinh. Theo đánh giá hết năm 2009 số học sinh được huy động trong độ tuổi đến trường đạt 98%. Xã có một trạm y tế với 4 giường bệnh đạt chuẩn quốc gia. Có 26/31 bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy. Về lĩnh vực quốc phòng an ninh: Luôn đảm bảo ổn định giữ vững an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội. - Về hiện trạng nguyên nhân nghèo. Về hiện trạng nghèo. Tổng số hộ nghèo toàn xã năm 2006 là 474 hộ chiếm 42% tổng số hộ nghèo toàn xã: năm 2007 có 555 hộ chiếm 40%: năm 2008 có 556 hộ chiếm 41,5%: năm 2009 có 575 chiếm 41,5%% năm. - Nguyên nhân tình trạng nghèo. Xã Mường É là một xã có địa bàn rộng, dân cư ở phân tán, cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển nhất là các điều kiện phục vụ kinh tế - xã hội như: điện, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu năm 2009 tổng số nhà đang ở tạm 38 hộ chiếm 2,93 % tổng số hộ dân. Số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia 283 hộ chiếm 20,8%; số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 90%. Có 11/31 bản trong xã chưa được đầu tư nhà văn hóa đúng quy mô kiểu mẫu, giao thông đi lại, giao thương giữa các vùng đơn cận còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, dich vụ phát triển còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Đời sống nhân dân phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, do tác động thiên tai, dịch bệnh, diễn biến phức tạp hàng năm đã tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất của người dân. Giá trị thu nhập thấp, theo số liệu thống kê năm 2009, tổng sản lượng lương thực toàn xã năm 2009 đạt 2.21,83 tấn bình quân 373kg/người/năm. - Số hộ gia đình tách trên địa bàn xã tăng nhanh, năm 2006 có 1.124 hộ đến năm 2009 có 1.293 hộ tăng 169 hộ chiếm 15,03% (Gồm hộ mới xây dựng gia đình và các hộ ở chung theo phong tục tập quán trước đây nay tách ra). Là một xã có cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn yếu kém đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự đoàn kết đồng tâm hợp lực, phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước, quyết chí đi lên, phát huy vận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, khai thác để và hiệu quả các nguồn lực chắc chắn xã Mường É, sẽ trở thành một xã phát triển mạnh trong thời gian không xa. 2.1.2. Tình hình tổ chức Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mường É. 2.2.1.1. Tình hình thanh niên Toàn xã có 393 đoàn viên trong đó có 1600 thanh niên trong độ tuổi trong tổng số 34 chi đoàn, chiếm 70% dân số và 41,7% lực lượng lao động xã hội. Kết quả phân loại cuối năm 2009 có 15 cơ sỏ đạt loại tốt, 16 đạt loại khá, 3 chi đoàn trung bình, không có chi đoàn đạt yếu kém. Tuy vậy, thanh niên xã nhà còn bộc lộ những hạn chế: Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu chí tiến thủ, trông chờ ỷ lại, đang bị lối sống ích kỷ, thực dụng chi phối, thiếu ý thức vươn lên để nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề, nhận thức về nghề nghiệp, việc làm còn lúng túng, thiếu tự chủ, chưa được sự năng động và sáng tạo, chậm tiếp thu cái mới, thiếu nhạy cảm với tình hình phát triển kinh tế xã hội. Cá biệt có một số đối tượng buông thả không chịu rèn luyện sa vào các tệ nạn xã hội như: mại dâm, cà bạc, ma túy… Một số bộ phận thanh niên nhất là thanh niên nông thôn có trình độ văn hóa còn thấp tỷ lệ thiếu việc làm và việc làm không ổn định chiếm 35%. 2.2.1.2 Những hoạt động Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mương É * Công tác giáo dục chính trị tư tởng Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ quan trọng then chốt của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Nhận thức được sâu sắc vấn đề trên, tuổi trẻ xã Mường É, đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, triển khai các đợt học tập, sinh hoạt chính trị đạo đức lối sống, nâng cao trình độ nhận thức cho thanh thiếu nhi về pháp luật và lòng tự hào dân tộc, về truyền thống cách mạng của Đảng, Bác Hồ và quê hương đất nước. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên được đặt lên vị trí hàng đầu. Tổ chức cho đoàn viên, thanh thiếu nhi học tập chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng và “6 bài học lý luận chính trị của Đoàn”. Triển khai Nghị quyết số 03 NQ/TW của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đến tận đoàn viên thanh niên; Tổ chức tuyên truyền về bầu cử quốc hội khóa XIII và bầu đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2011- 2016). - Công tác giáo dục truyền thống: được tổ chức quy mô, sâu rộng từ huyện đến cơ sở. Chỉ đạo 100% chi đoàn đoàn tổ chức các hoạt động kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng, tổ chức mít tinh gặp mặt các cán bộ toàn xã nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 51 năm Bác Hồ về thăm thuận châu, các chi đoàn đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị cho đoàn viên thanh niên với nội dung “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Bác Hồ với tuổi trẻ tuổi trẻ với Bác Hồ; các đợt sinh hoạt chính trị thu hút hơn 6000 thanh thiếu nhi tham gia., uống nước nhớ nguồn có hiệu quả thiết thực, tuổi trẻ toàn xã tặng 40 sấp quà cho các gia đình thương binh liệt sĩ. Nhân dịp 3/2 ngày thành lập Đảng, 26/3 ngày thành lập Đoàn, 19/5 ngày sinh nhật Bác, 100% cơ sở tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện truyền thống, đem vào chương trình sinh hoạt các bài hát truyền thống về quê hương đất nước, về tuổi trẻ và một số bài hát mới về Đoàn. - Công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống: được tăng cường các cấp bộ Đoàn từ huyện đến cơ sở tập trung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên như: Luật thanh niên, luật giao thông, luật nghĩa vụ quân sự, thực hiện tốt chỉ thị 27 của Bộ chính trị về thực hiện nếp sống văn minh tiết kiệm trong việc cới hỏi, tang lễ, lễ hội. Triển khai cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, tổ chức cho đoàn viên thanh niên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai cuộc vận động “đoàn viên thanh niên nói không với thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu”. Triển khia nghị quyết chủ đề đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng của ban chấp hành tỉnh đoàn cho ĐVTN. * Công tác xây dựng Đoàn và tham gia xây dựng Đảng. + BCH Đoàn xã luôn tuyên sâu rộng tới ĐVTN về các nghị quyết chỉ thị của Đảng, Đoàn, Đại hôi Đoàn toàn lần thứ IX. BCH Đoàn xã đã giới thiệu doàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp được 15 đ/c theo học lớp cảm tình Đảng. + Tỷ lệ tập hợp 60% + Tổng số đoàn viên: 393 đồng chí. Trước những khó khăn về công tác tổ chức, Ban chấp hành đoàn xã đã xây dựng chương trình hoạt động cho tổ chức Đoàn cơ sở phát triển về số lượng, nâng cao về chấp lượng, trong đó chú trọng nâng cao chấp lượng đội ngũ, cán bộ đoàn. Ban thường vụ xã Đoàn đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính trị mở các lớp cảm tình đoàn cho thanh niên. Việc bàn giao công tác Đoàn hàng tháng, hàng quý được thực hiện nghiêm túc để cán bộ đoàn có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và thường xuyên tiếp xúc giao luư với đoàn viên thanh niên nhằm cũng cố xây dựng phong trào. Công tác phát triển đoàn viên thực hiện nghiêm túc đúng điều lệ Đoàn. Thời gian qua đã bồi dưỡng kết nạp được 157 thanh niên uư tú và giới thiệu 15 đồng chí đoàn viên ưu tú tham gia học lớp cảm tình Đảng, kết nạp 07 đồng chí vào Đảng. Đoàn tham gia xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của đoàn và đoàn viên thanh niên, các cấp bộ đoàn đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy tiến hành tổng kết Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn về công tác thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới. nông thôn tiếp thu nắm bắt nhanh nhạy khoa học. *Các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Mường É - Phong trào thanh niên lập nghiệp lao động sáng tạo Trong hơn năm qua nhiều mô hình kinh tế được thành lập, các kinh tế có nguồn vốn vay được phát huy tốt, tạo công ăn việc làm đời sống cho thanh niên. Vận động đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng và phát triển kinh tế của huyện đặc biệt là xã Mường É. - Phong trào thanh niên tình nguyện với cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội Các cơ sở đoàn đã ra quân tuyên truyền vận động đoàn viên thanh niên và nhân dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thành lập đội tham niên tình nguyện, đăng ký các đoàn viên thanh niên tự quản, phát tờ rơi, phòng chống các tệ nạn xã hội cho đoàn viên thanh niên. Hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh đường làng ngõ xóm đã được 100% chi đoàn tham gia. “Hoạt động đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ các gia đình có công với nước, các hộ nghèo đã được cơ sở đoàn phát động hiệu quả. Ban thường vụ xã Đoàn đã tổ tặng 40 suất quà cho các gia đình chính sách, giúp hàng ngàn ngày công cho các hộ nghèo ở trong toàn xã. - Phong trào thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc đấu tranh phòng chống tội phạm: Thành lập các đội an ninh tự quản giữ gìn trật tự trị an trên địa bàn xã, tích cực tham gia tố giác tội phạm, góp phần ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn dân cư. Phong trào khỏe để lập nghiệp và giữ nước được tổ chức rộng rãi đến từng chi đoàn. Ban Thường vụ xã đoàn đã tổ chức giải bóng đá để chào mừng 80 năm ngày thành lập Đoàn, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, hội trại, lễ hội, tham quan du lịch thu hút đông đảo thanh niên tham gia được cấp ủy đảng lãnh đạo. Trong đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2007- 2012 thực hiện chủ trương của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về triển khai 4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp và xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Ban thường vụ xã đoàn đã và đang tiếp tục thực hiện triển khai sâu rộng cho các chi đoàn, tuyên truyền đến tận đoàn viên thanh niên. * Công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng Với phương châm xây dựng Đoàn tự xây dựng Đội, Ban thường vụ xã đoàn đã chỉ đạo các chi đoàn Đoàn, Hội đồng Đội cơ sở, các Liên đội phối hợp với các đoàn thể tham muư cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các đơn vị cơ sở tổ chức tốt các hoạt động. Đội trường học đã có những chuyển biến rõ nét, chương trình rèn luyện đội viên được tổ chức hiệu quả các hoạt động đi vào nề nếp. Chương trình “uống nước nhớ nguồn”, “Vượt khó học tốt, yếu khoa học, vòng tay bè bạn”… được thực hiện 100% liên đội tổ chức. Các hình thức như đăng ký thực hiện chuyên hiệu, thực hiện chương trình rèn luyện đội viên, tổ chức lao động gây quỹ, tổ chức thu gom giấy loại. Năm học 2009 - 2010 toàn xã có 5 em đạt học sinh giỏi cấp Huyện. Toàn xã có 1liên đội với tổng số học sinh 1.180 em trong đó 320 là đội viên. Phong trào thiếu nhi vui khỏe chương trình xây dựng Đội vững mạnh dạt được 100% liên đội triển khai các hoạt động văn hoá văn nghệ như: thể dục thể thao, thi hát, thi kể chuyện, thi cờ vua. Phong trào học và làm theo báo đội được các bạn đội viên tích cực hưởng ứng, hiện có 100% chi đội thường xuyên có báo đội làm tài liệu sinh hoạt. 2.2.2. Thực trạng hoạt động của ĐTN xã Mường É với công tác xóa đói giảm nghèo Trong những năm qua thực hiện chủ trương của Đảng về công tác xóa đói giảm nghèo. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Mương đã không ngừng tích cực chủ động tham muư với cấp ủy Đảng, ủy ban về các chương trình hoạt động của Đoàn trong công việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương, cơ sở từ đó tạo tiền đề cho phong trào có chuyển biến mạnh mẽ. Những hoạt động chủ yếu mà trong những năm qua đoàn thanh niên đã làm trong công tác xoá đói giảm nghèo đã thể hiện vai trò quan trọng của tổ chức Đoàn trong quá trình xoá đói giảm nghèo ở địa phương. * Hoạt động trợ giúp vốn Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh doanh. Thiếu vốn thì cho dù thuận lợi đến đâu hiệu quả cũng không cao. Một trong những mâu thuẫn đặt ra trong hoạt động xóa đói giảm nghèo là làm thế nào để người nghèo tiết cận được nguồn vốn, phát huy được các nguồn lực sẵn có của họ trước hết là sức lao động, đất đai, các lợi thế địa phương. Người nghèo thường có đặc điểm là thu nhập thấp, thường là đông con, độ rủi ro cao, tài sản thế chấp lại không có gì, và thường là con nợ của những người cho vay nặng lãi. Người nghèo lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, không ít hộ nghèo vay vốn mà không biết làm gì sử dụng vốn không hiệu quả. Là một xã có tỷ lệ hộ nghèo cũng khá cao, trong đó chiếm hơn nữa hộ nghèo đang ở độ tuổi thanh niên. Vì vậy trong năm qua tổ chức đoàn huyện xã tích cực tuyên truyền vận động chuyển dịch cơ cấu trong phát triển kinh tế phối hợp với các dịch vụ ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các quỹ tín dụng nhân dân. Trong năm qua xã đoàn đã tổ chức và đứng ra tạo điều kiện cho vay vốn đến đoàn viên thanh niên thông qua các kênh chương trình dự án. Như dự án 120 giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh niên nông thôn do Trung ương Đoàn phát động. Không dừng lại ở trên lĩnh vực nông nghiệp đoàn xã còn uư tiên cho các mô hình kinh doanh dịch vụ theo hướng công nghiệp và phát triển làng nghề truyền thống, xã đoàn đã chủ động tư vấn cho các ngân hàng và xã đoàn đã đứng ra bảo lãnh cho đoàn viên thanh niên tham gia vay vốn để sản xuất với số lượng lớn. nhóm tín dụng, nhờ các nhóm này mà sự giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, huy động sức mạnh cộng đồng được phát huy mạnh mẽ. * Hoạt động bảo trợ xã hội Đây là một hoạt động dù ở giai đoạn nào của đất nước cũng phải cần đến hoạt động bảo trợ xã hội, đây là một nhu cầu tất yếu, là một chỗ dựa về mặt xã hội không thiếu với một xã hội lành mạnh. Nhiều khi do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh người già trẻ em, người mất sức lao động, những người do hậu quả của chiến tranh như chất độc màu da cam, người thương binh không nơi nương tựa, những người thương bình nghèo, gia đình liệt sĩ gặp khó khăn rất dễ rơi vào đói nghèo. Trong những trờng hợp đó sự bao cấp của nhà nước giúp đỡ của xã hội là rất cần thiết và cực kỳ quan trọng. Nhân dân ta có truyền thống cộng đồng rất cao. Đó là những lúc gặp hiểm nguy như chiến tranh, lũ lụt, hỏa hoạn, thiên tai thì những lúc đó nghĩa cử cao đẹp lại được phát huy với phương châm lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng. Và ngày nay khi đất nước chiến tranh đã lùi xa không còn bom đạn, không còn tiếng súng những nghĩa cử cao đẹp đó vẫn được đoàn thanh niên xã Mường É, triển khai mạnh mẽ và thiết thực các hoạt động. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai, các cuộc vận động quyên góp giúp đỡ bạn nghèo như: “Tấm áo tặng bạn” đã huy động được 5 278 quyển sách, đồ dùng học tập và áo quần. Bảng thống kê công tác xóa đói giảm nghèo của xã Mường É năm 2006 - 2010 Số tt Nội dung Đơn vị tính Số lượng I Chỉ tiêu chung Hộ 1 Tổng số hộ Hộ 1.293 2 Số hộ nghèo Hộ 555 3 Số hộ nghèo mới Hộ 576 4 Số bản ĐBKK Bản 9 II Tín dụng ưu đãi hộ nghèo 1 Số lượt hộ nghèo vay vốn Lượt hộ 23 2 Tổng doanh số cho vay Triệu đồng 200 3 Tổng số dư nợ Triệu đồng 2.867 III Hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo 1 Tổng vốn ngân sách 2 Số hộ được hỗ trợ IV Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, khuyến ngư 1 Tổng vốn ngân sách 2 Số lượt người được tâp huấn Lượt người 150 3 Số mô hình khuyên nông, khuyến ngư Mô hình 3 V Dự án phát triển hạ tầng thiết yếu, và các xã ĐBKK (năm 2009 -2010) 1 Điện pá khôm Công trình 1 2 Kinh phí thực hiện Triệu 205.000 3 Điện sinh hoạt pá ỏ kế năm 2010 Công trình 1 4 Kinh phí thực hiện Triệu Nước sinh hoạt nặm nòng Công trình 1 5 Nước sinh hoạt nà é Công trình 1 Kinh phí thực hiện Triệu đồng 847.870 6 Thủy lợi tin tốc Công trình 1 Kinh phí thực hiện Triệu 918.319 Tình hình thực hiện cứu trợ sản xuất xã hội đột xuất năm 2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng I Cứu đói giáp hạt Tổng số hộ thiếu đói Hộ 157 Tổng số nhân khẩu thiếu đói Người 756 Số hộ được cứu đói Hộ 83 Số người được cứu trợ Người 439 Lương thực cấp không kg 6585 II Hỗ trợ hộ nghèoQĐ 102 của CP là 574 hộ Triệu 219.040 III Hỗ trợ sản xuất cho 9 bản ĐBKK 1 Số được hỗ trợ Hộ 156 2 Hỗ trợ ngô giống kg 1.560 Tổng kinh phí hỗ trợ ngô Triệu 98.724 3 Hỗ trợ phân NPK kg 13.7748 Tổng kinh phí hỗ trợ Triệu 65.045 III Hỗ trợ chăn nuôi 1 Bò giống 2 mô hình con 12 2 Giá trị mô hình Triệu 93.139 Qua bảng thống kê chúng ta đều nhận thấy công tác xóa đói giảm nghèo của Đoàn ngày càng tiến bộ, năm sau cao năm trước đặc biệt trong công tác xóa công tác hỗ trợ vốn nhờ có chính sách mới của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ vốn nên trong những năm qua cùng với các tổ chức Đảng, chính quyền đó đó là một bước tiến mới, một tín hiệu đáng mừng cho những kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo của Đoàn thanh niên xã Mường É. 2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu 2.2.3.1. Mặt mạnh Phong trào đoàn và công tác xóa đói giảm nghèo của đoàn thanh niên xã Mường É, trong 1 năm qua đã thu lại được những kết quả khá lớn. Dần dần từng bước cùng với các cơ quan ban ngành trong xã thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, tiến tới xóa đói giảm nghèo nhanh chóng. Mục tiêu của xã đến 2015 sẽ không còn hộ đói và giảm hộ nghèo từ 40% xuống còn 30% và không có hộ đói nghèo vào năm 2020. Các phong trào được triển khai thực hiện rộng khắp trên toàn địa bàn được đoàn viên thanh niên tích cực hưởng ứng và tham gia tạo nên một luồng gió mới vào phong trào chung. Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên cũng từ đó tạo uy tín lớn cho tổ chức đoàn của xã. Thanh niên cảm thấy họ có giá trị hơn khi tham gia tổ chức đoàn. Nhiều hoạt động có hiệu quả rõ rệt đã làm thay đổi hẳn cách nhìn của các cấp, các ban ngành đoàn thể đối với thanh niên và vị thế của thanh niên được nâng lên đúng mức xứng đáng với vị trí vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thông qua các phong trào phát hiện những gương mặt điển hình mới, những nhân tố mới từ đó kịp thời bồi dưỡng, nuôi dưỡng tài năng trẻ, lấy đó làm điển hình để nhân rộng. Tạo sân chơi lành mạnh, góp tiếng nói của thanh niên trên diễn đàn chính trị, là chỗ dựa vững chắc của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Nguyên nhân để có được sự thành công Trong hơn 1 năm qua công tác Đoàn của xã Mường É, tham gia xóa đói giảm nghèo cho thanh niên đạt được nhiều kết quả trước hết là phải kể đến vai trò của ủy ban nhân dân xã, Ban thường vụ xã Đoàn, sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn cơ sở nhận thức tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Song với việc hăng hái nhiệt tình năng động của đội ngũ cán bộ Đoàn, luôn luôn có sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên tới các chi đoàn, có kế hoạch cụ thể trong công tác, triển khai kịp thời các nghị quyết chương trình hàng tháng, hàng quý, hàng năm đến các cơ sở, duy trì các buổi sinh hoạt đều đặn, có chất lượng nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên, để họ thấy rõ được nghĩa vụ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó phải kể đến sự nhạy bén của ĐVTN, tinh thần ý chí trách nhiệm của ĐVTN đến với gia đình, bản thân, xã hội. Tự mỗi người xác định hướng đi đúng của bản thân là lập thân, lập nghiệp làm giàu bằng chính đôi tay và khối óc trên quê hương mình. 2.2.3.2. Điểm yếu Tuy nhiên bên cạnh những thành tích và kết quả đạt được phong trào đoàn và công tác xóa đói giảm nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Nguồn vốn quản lý không chặt chẽ thiếu tập trung thống nhất nên một số nơi nguồn vốn đầu tư cho các chương trình dự án bị thất thoát, cơ chế giúp đỡ vốn chưa đến được với những người nghèo nhất. Vốn vay thường ít và thời gian ngắn, thủ tục phiền hà so với yêu cầu vay vốn của thanh niên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Đoàn thanh niên chưa tiến quân mạnh mẽ vào khoa học công nghệ, còn tương đối ít các mô hình đoàn thanh niên sử dụng khoa học công nghệ có hiệu quả thiết thực chống đói nghèo. Đã có nhiều dấu chấm hỏi lớn đặt ra đó là “kỹ sư nông nghiệp đi đâu” nhiều kiến thức mới chưa trang bị kịp thời cho cán bộ đoàn viên nhất là kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về phát triển cộng đồng, kiến thức về khoa học công nghệ. Vì vậy đã không ít các mô hình dẫn đến thất bại đổ vỡ. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân dẫn đến hạn chế là do một bộ phận đội ngũ cán bộ đoàn chưa năng động, còn ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm chưa thật sự nhiệt tình trong công việc, tính ỷ lại trông chờ còn xuất hiện, năng lực còn hạn chế chưa được đào tạo chính quy và bài bản. Một số cấp ủy Đảng chính quyền, tổ chức Đoàn chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh niên, sự phối hợp kết hợp giữa các ban ngành còn thiếu đồng bộ. Một bộ phận không nhỏ đoàn viên thanh niên do trình độ học vấn thấp nên nhận thức còn hạn chế, chưa nắm bắt kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, còn thụ động trước các hoạt động phong trào của Đoàn, kinh phí cơ sở vật chất phương tiện phục vụ hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, thiếu ngưồn vốn vay cho thanh niên. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT 3.1. giải pháp 3.1.1. Tạo điều kiện cho thanh niên lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu ngay chính trên quê hơng mình Ban Thường vụ đoàn xã cần tham mu cho Đảng uỷ, UBND xã tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước cho các chương trình: Dự án 327 (phủ xanh đất trống đồi trọc), Dự án 135 (xây dựng kinh tế ở vùng đặc biệt khó khăn). Chương trình xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo với chính sách giao đất giao rừng, tín dụng uư đãi. Khuyến khích động viên thanh niên đi đầu trong phát triển kinh tế như: kinh tế trang trại, kinh tế vườn ao chuồng, phát triển mô hình lúa - cá, - lúa - cá - lúa, nuôi cá lồng. Nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp tập trung vào chăn nuôi bò sữa (bò lai sin), dự án nuôi gà thả vườn, nuôi dê, nuôi lợn thả rừng… Các dự án kinh tế cần ưu tiên cho tổ chức Đoàn, Hội, quản lý vừa khuyến khích đoàn viên thanh niên tích cực lao động sản xuất, vừa mang lại quyền lợi thiết thực cho thanh niên góp phần quan trọng vào việc thu hút tập hợp đoàn kết thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội. Cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào "Thanh niên giúp nhau làm kinh tế", nhân rộng mô hình để xây dựng và đạt hiệu quả cao trong thời gian qua: Câu lạc bộ khuyến nông thanh niên, hộ gia đình trẻ có thu nhập 30 triệu đồng trên năm, trang trại trẻ, tổ hợp sản xuất thanh niên. Để loại hình này đi vào hoạt động có hiệu quả hơn thì đòi hỏi tổ chức Đoàn cần quan tâm đề xuất, kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương, phối hợp với ban ngành đoàn thể, cơ quan có thẩm quyền để có những chính sách thúc đẩy phù hợp. Cải tiến gọn nhẹ về thủ tục và đề cao trách nhiệm của các ngành chức năng trong việc giúp đỡ đoàn viên thanh niên vay vốn, tổ chức triển khai các dự án nhằm tạo cho dự án sớm phát huy hiệu quả. Ngoài ra, tổ chức Đoàn cần tham gia vào việc chỉ đạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ trang trại và lao động, hạn chế mất cân đối giữa đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Chú ý đến chất lượng sản phẩm để sản phẩm có chỗ đứng trong thị trường địa phương và vươn ra thế giới. 3.1.2. Thành lập, đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ gia đình trẻ Câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ hộ gia đình trẻ là loại hình hoạt động bổ ích, xuất phát từ nhu cầu của thanh niên. Hiện nay trên địa bàn xã đã có rất nhiều hộ gia đình trẻ làm kinh tế có hiệu quả nhưng cũng không ít hộ gia đình đang bế tắc. Bởi hầu hết các bạn trẻ khi làm kinh tế thường gặp nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất. Nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm sản xuất và trình độ KHKT trong khu vực này. Một số gia đình trẻ, điển hình thanh niên làm ăn có hiệu quả nhưng chỉ ở phạm vi nhỏ chưa có liên doanh kiên kết giữa các gia đình trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm làm ra từ các hộ gia đình trẻ chưa có chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy cần một cầu nối giữa họ để đi đến thống nhất tìm được tiếng nói chung trong lĩnh vực này. Loại hình câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ gia đình trẻ ra đời cũng chính là một hình thức sinh hoạt của Đoàn thông qua các bổi sinh hoạt mỗi người tự đưa ra những thuận lợi để phát huy những khó khăn cùng nhau tháo gỡ. Ai cũng được học hỏi rất nhiều từ bạn bè, tích luỹ cho mình vốn kiến thức trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế như: sản xuất như thế nào có hiệu quả lớn, điều chỉnh sản xuất như thế nào cho phù hợp, trồng cây nào, nuôi cây gì là phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao. Hay đầu tư vào mô hình kinh tế nào có hiệu quả… Tất nhiên nếu được chuẩn bị chu đáo, có sự đầu tư tâm huyết, câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ gia đình trẻ sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện mô hình điểm sau đó nhân rộng ra toàn xã, khuyến khích mở rộng sản xuất tạo việc làm cho thanh niên giúp ổn định nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, câu lạc bộ gia đình trẻ còn là điều kiện để thanh niên nâng cao tầm hiểu biết về kế hoạch hoá gia đình, góp phần vào việc hạ thấp tỷ lệ tăng dân số - một trong những sức ép của quá trình xoá đói giảm nghèo. 3.1.3. Triển khai có hiệu quả phong trào "4 mới" trong thanh niên Trung ương Đoàn phát động phong trào "4 mới" với nội dung: Ngành nghề mới, kỹ thuật mới, thị trường mới, mô hình mới. Tổ chức Đoàn, Hội cần chủ động với các ngành chức năng: Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn liên minh với hợp tác xã Ngân hàng chính sách xã hội… tổ chức phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất cho đoàn viên, thanh niên, tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho thanh niên, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài việc khôi phục làng nghề truyền thống, Đoàn cần hỗ trợ tạo nguồn phát triển ngành nghề mới như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, kinh doanh sinh vật cảnh, dệt may, điện tử. Bên cạnh đó khuyến khích phổ biến kinh nghiệm, chuyển giao ngành nghề, hỗ trợ các địa phương phát triển ngành nghề mới theo hướng "mỗi làng một nghề". Đẩy mạnh tham gia phát triển thị trường hàng hoá, chú trọng xây dựng thương hiệu, tìm chỗ đứng cho thị trờng. Xây dựng mô hình kinh doanh trên cơ sở liên kết các cá nhân, hộ gia đình… hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.4. Tổ chức Đoàn đứng ra vay vốn tín chấp cho thanh niên thiếu vốn Để phát triển sản xuất kinh doanh đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho công tác xoá đói giảm nghèo. Với phương châm tạo nguồn lực mới, tạo cơ hội cho thanh niên làm giàu chính đáng, tổ chức Đoàn đã đứng ra tín chấp vay vốn cho thanh niên. Chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi đã được đông đảo dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, bởi vừa đạt hiệu quả cao mà mang lại việc làm tại chỗ, có thu nhập cao, ổn định, kích thích người vay vốn tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư thêm sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Tổ chức Đoàn cần giúp đỡ thanh niên nghèo với phương châm "cho cần câu hơn cho cá", giúp đỡ đoàn viên, thanh niên nghèo được vay vốn, hướng dẫn, trang bị kiến thức cần thiết cho thanh niên nhằm khai thác những nguồn lực sẵn có của địa phương để có thể bằng khả năng của mình họ làm có hiệu quả, trên chính mảnh đất quê hương mình. Bên cạnh đó tổ chức Đoàn cần phát huy, xây dựng mô hình mới, phát triển kinh doanh dịch vụ, các dự án trồng rừng, trồng cây ăn quả, nuôi bò sinh sản, khai thác mặt nước ai hồ nuôi cá, nhân rộng mô hình một vụ lúa một vụ cá. Song song với những hoạt động trên các cấp bộ Đoàn tiến hành sơ kết các mô hình, điển hình tiên tiến, cộng tác vay vốn khắc phục những khuyết điểm, đồng thời đề xuất với ngân hàng nâng mức vay lên cao hơn phù hợp với từng loại dự án, thời gian vay lãi cũng phù hợp với chu kỳ sản xuất, thủ tục vay vốn còn rờm rà, có như vậy mới tăng hiệu quả vay vốn nhằm phát triển kinh tế, kinh doanh. 3.1.5. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng cơ sở Trên thực tế với một kết cấu hạ tầng phát triển sẽ tạo ra những tiềm năng thu hút các nguồn vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng góp phần tạo ra hạ tầng liên vùng, thúc đẩy lưu thông, trao đổi thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Minh chứng cho nhận định này ta có thể dẫn ra kết quả nghiên cứu từ thực tế của ngân hàng thế giới tại Việt Nam rằng: Những hộ dân thuộc những nơi có đường quốc lộ, có điều kiện đa dạng hoá nguồn thu nhập mà chủ yếu do có việc làm hưởng lương cao, cơ hội buôn bán và cung ứng dịch vụ. Tóm lại, xoá đói giảm nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo là nội dung lớn, là một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được thường xuyên quan tâm, đầu tư, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi thôn, xã, vùng. 3.2. Những đề xuất 3.2.1. Đối với Đảng Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu: "Đối với thanh niên, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, văn hoá nghề nghiệp, tạo việc làm … đẩy mạnh phong trào lập thân, lập nghiệp của thanh niên". Chính vì vậy các cấp uỷ Đảng cần phải có những chính sách thật cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn của địa phương. Mà cụ thể là định hướng giải quyết những chuyên đề xoá đói giảm nghèo cho thanh niên. Có thể cử những cán bộ cấp uỷ theo dõi, hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể, nắm bắt kịp thời những biến động, kịp thời bổ sung vào nghị quyết sao cho phù hợp, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo cấp uỷ đối với cơ sở. 3.2.2. Đối với Nhà nước Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi rõ Nhà nước ta là nhà nước "của dân, do dân, vì dân". Vì vậy Nhà nước ra đời để phục vụ nhân dân xoá đói, giảm nghèo. Không chỉ Đảng, Đoàn quan tâm đến vấn đề này mà Nhà nước cũng xem là vấn đề thiết thân, nhiệm vụ quan trọng. Mục tiêu hang đầu mà Việt Nam phấn đấu hoàn thành. Muốn công tác xoá đói giảm nghèo thực sự có hiệu quả thì Nhà nước cần cụ thể hoá những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng bằng các hoạt động cụ thể. Mở các lớp đào nghề cho thanh niên, ưu tiên vay vốn phát triển sản xuất, chính sách miễn học phí cho đoàn viên thanh niên nông thôn nghèo để họ có thể theo học nghề tại trung tâm nghề, cơ sở đào tạo và xúc tiến việc làm. Ngoài ra Nhà nước còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (như giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế), chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng mới thích hợp hơn cho thanh niên nông thôn vươn lên thoát khỏi đói nghèo làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Cần vận động các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động này. Đối với những cá nhân, tập thể nào có phát minh sáng kiến trong lao động sản xuất phát triển kinh tế cần khen thưởng ưu đãi thoả đáng. Biểu dương khen thưởng đoàn viên thanh niên làm kinh tế giỏi và luôn quan tâm đến đời sống và thu nhập của đoàn viên thanh niên. 3.2.3. Đối với ban ngành đoàn thể Để xoá đói giảm nghèo nói chung và xoá đói giảm nghèo cho thanh niên nói riêng cần sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, sự liên kết chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn và các ban ngành đoàn thể tạo nên khối thống nhất giúp đỡ nhau hoạt động có hiệu quả, tạo tiền đề để Đoàn xoá đói giảm nghèo có hiệu quả. Như vậy các ban ngành đoàn thể cần phải chủ động tham gia vào các hoạt động của Đoàn, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tổ chức Đoàn hoạt động có hiệu quả hơn. 3.2.4. Đối với Đoàn cấp trên Đoàn cấp trên là đơn vị trực tiếp chỉ đạo các hoạt động Đoàn ở cơ sở, qua đó cần phải có sự tìm hiểu thật cụ thể nắm bắt tình hình hoạt động của từng đơn vị cơ sở để đa ra những nghị quyết, chương trình hoạt động sát với từng đặc điểm của địa phương, trực tiếp là người tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong việc tạo kinh doanh cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị tư tưởng. Cần mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng cho đội ngũ cán bộ Đoàn thông qua các lớp tập huấn, các đợt thực tế, các loại sách báo. Ngoài ra các hoạt động chính trị tư tưởng cần mở rộng cung cấp cho cán bộ đoàn cơ sở những kiến thức về trồng trọt chăn nuôi, phát triển nông nghiệp, nông thôn, về khoa học kỹ thuật và các ngành tác động trực tiếp vào hiệu quả của Đoàn cơ sở trong công tác xoá đói giảm nghèo. Nói tóm lại, cán bộ Đoàn cấp trên phải thường xuyên chỉ đạo, đi sát đơn vị, đôn đốc quá trình hoạt động của đơn vị và cán bộ phải là tấm gương sáng, điển hình cho đoan viên noi theo. Từ đó tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động Đoàn phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, nhằm thúc đẩy nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo. KẾT LUẬN Đói nghèo cần phải nhìn nhận một cách hệ thống, toàn diện, nghĩa là xem xét nó dưới ba góc độ: tài sản, trí tuệ và quyền lực. Hiện tượng đói nghèo đồng nghĩa với dân trí thấp, hạn chế rất nhiều năng lực hấp tiếp thu, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng với biến động của thị trường. Đói nghèo gắn với thu nhập thấp (do năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, năng lực cạnh tranh yếu kém), tài sản chẳng có gì, đời sống gặp nhiều khó khăn, môi trường khắc nghiệt, ô nhiễm. Do vậy người nghèo gặp rủi ro hơn trong cuộc sống do thiên tai và các tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, bạo lực), người nghèo do trí tuệ thấp kém (đói nghèo về trí tuệ, thông tin), do tài sản chẳng có gì (không có tích luỹ về tài sản, làm chẳng đủ ăn, đủ mặc, học hành…) nên người nghèo thường có địa vị thấp kém trong xã hội, quyền dân chủ của họ thường bị vi phạm, áp lực của họ lên các chính sách của Chính phủ thường hạn chế, do vậy bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, sự cánh kéo giữa hàng nông nghiệp và công nghiệp thường bất lợi cho nông dân, sự hưởng thụ các giá trị dịch vụ xã hội cơ bản, các công trình văn hoá công cộng, hàng hoá công cộng, thành quả của văn minh là rất hạn chế (điện, nước sạch, nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như sử dụng internet, điện thoại, sách, báo, thư viện…). Điều đó lý giải vì sao người nghèo chủ yếu được phân bố ở nông thôn (90%) và ở các nước chậm phát triển, các nước thế giới thứ ba hoặc thứ tư. Vì thế, Việt Nam cần một chiến lược chống đói nghèo hợp lý, hệ thống, toàn diện. Công cuộc chống đói nghèo ở Việt Nam cần gắn kết với "diệt giặc đói, giặc dốt", với diệt tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ nhằm tạo cơ hội cho người nghèo, giảm nguy cơ bị tổn thương và bảo đảm công bằng xã hội. Công việc nghiên cứu, tổng kết và đề xuất mô hình Đoàn thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo không phải với tư cách đoàn là "bánh xe thứ năm" mà với tư cách thanh niên là chủ nhân của nước nhà và Đoàn thanh niên là tổ chức tiên tiến của thanh niên Việt Nam, có vai trò xung kích trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, đưa đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu là cần thiết. Mô hình Đoàn thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo với tư cách là chủ nhân tương lai của nước nhà, người xung kích sáng tạo trong sự nghiệp đưa đất nước mau chóng thoát khỏi nghèo và chậm phát triển trong điều kiện mới, mà xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng phát triển rút ngắn, đi tắt đón đầu sự nghiệp đổi mới, chấn hưng đất nước, sự nghiệp mà Đảng ta đã khởi động. Mô hình đề xuất có mục tiêu tổng quát là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong đó có các gia đình trẻ với ba mục tiêu: Xóa dốt, xoá đói, xóa nghèo nàn (nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, chống nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em…) và xoá nạn ô nhiễm môi trường, cải tạo và bảo vệ môi trường sống. Một mô hình như vậy, về bản chất có thể gọi là xoá đói, giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Nội hàm của mô hình, cấu trúc mô hình không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, xã hội, chính trị mà con mang ý nghĩa văn hoá, văn minh sâu sắc. Mô hình kinh tế sinh thái hiện đại, mô hình trang trại thanh niên được coi là hướng phát triển chủ đạo. Tư tưởng cơ bản ở mô hình này là sự kết hợp giữa kinh tế sinh thái với kinh tế thị trường, kinh tế tổ chức (theo mô hình kinh tế tối ưu). Mô hình này, được liên kết thoả mãn các điều kiện mà cuộc sống đặt ra cho thanh niên tiên tiến, và tổ chức của thanh niên. Hướng chủ yếu trong các hoạt động của Đoàn thanh niên để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam là tiến quân mạnh mẽ vào khoa học công nghệ theo hướng kinh tế sinh thái hiện đại, kinh tế tri thức. Đây là thế mạnh của thanh niên, cần phát huy mạnh mẽ. Gia tăng sự liên kết giữa các nhà theo mô hình "nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, ngân hàng, nhà trường học" để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của thị trường và cuộc sống đặt cần các cấp bộ Đoàn quan tâm nghiên cứu, tổng kết, chỉ đạo nhân rộng trong thực tiễn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Uỷ ban nhân dân xã Mường É - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La 2. Báo cáo Đoàn thanh niên xã Mường É - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La 3. Báo cáo Đảng uỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐoàn thanh niên xã Mường É - huyện thuận Châu, với chương trình xoá đói giảm nghèo.doc
Luận văn liên quan