Đối chiếu câu phủ định Việt - Anh
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Câu phủ định là một trong số các loại câu phân chia theo mục đích giao tiếp. Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt thì câu phủ định rất phổ biến rất phong phú và đa dạng.
Để thấy được những đặc điểm về cấu tạo, chức năng và những điểm tương đồng, khác biệt giữa câu phủ định trong tiếng Anh và câu phủ định trong tiếng Việt chúng ta phải tiến hành nghiên cứu đối chiếu cũng có thể tiến hành theo các bình diện khác nhau của chúng.
Hiện nay đã có một số nhà khoa học với các công trình nghiên cứu về câu phủ định Việt - Anh. Và những công trình đó đã đóng góp những kết quả ban đầu rất có ý nghĩa cho những công trình nghiên cứu tiếp theo.
Để khảo sát cũng như đóng góp thêm tư liệu cho đối chiếu ngôn ngữ. Chúng tôi đã tiến hành việc nghiên cứu đối chiếu câu phủ định trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chúng tôi rất mong được sự ủng hộ, đóng góp và bổ sung của mọi người để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
II. Mục tiêu nghiên cứu
* Thực hiện đề tài này chúng tôi đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể sau:
- So sánh đối chiếu câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt.
- Tìm ra sự tương đồng, khác biệt của câu phủ định tiếng Anh và câu phủ định tiếng Việt.
- Rút ra những đặc điểm liên quan đến văn hóa tư duy ngôn ngữ giúp cho việc học ngoại ngữ.
III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng:
- Các loại câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt.
- Cấu trúc và phương thức cấu tạo câu phủ định Việt - Anh.
- Một số vấn đề liên quan câu phủ định Việt - Anh.
2. Phạm vị nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian, yêu cầu của đề tài và tư liệu khảo sát, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi những loại câu phủ định Việt - Anh điển hình và phổ biến.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của câu.
- Phương pháp đối chiếu ngữ nghĩa.
4. Tư liệu tham khảo:
* Chúng tôi đã tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu sau:
- Giáo trình: Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ của Lê Quang Thiêm.
- Ngôn ngữ học đối chiếu cú phấm tiếng Anh - tiếng Việt.
5. Bố cục đề tài:
Đề tài được chia làm 3 phần:
- Phần A: Mở đầu.
+ Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, tư liệu và bố cục của đề tài.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu câu phủ định Việt - Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối chiếu câu nghi vấn và câu phủ định Việt - Anh
Câu nghi vấn (câu hỏi: question) và câu phủ định (negations) là hai trong số các loại câu phân chia theo mục đích giao tiếp. Việc nghiên cứu đối chiếu cũng có thể tiến hành theo các bình diện khác nhau của chúng. Nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ sở và cơ bản. Chúng tôi sẽ cố gắng khai thác những kiến giải tương đối ổn định phổ biến khá rộng rãi trong các tài liệu gốc khoa học để đối chiếu. Cách tiếp cận như vậy vẫn là trên nền truyền thống có đổi mới. Tài liệu khảo sát cũng sử dụng cả những kết quả nghiên cứu đối chiếu gần đây ở Việt Nam và một số luận án tiến sĩ mới được bảo vệ có liên quan.
1. Câu hỏi và các loại câu hỏi Việt-Anh
a- Trong học tiếng, dạy tiếng cũng như trong giao tiếp, câu hỏi là một trong các loại câu được dùng với tần suất cao. Việc nghe tiếp nhận câu hỏi cũng như việc cấu tạo câu hỏi, thực hiện hành vi hỏi là những vấn đề mà người học, người sử dụng ngoại ngữ thường gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt phức tạp trong lĩnh vực liên ngữ, xuyên ngữ là việc dịch thuạt câu hỏi từ tiếng này ra tiếng khác và ngược lại mà phạm vi trực tiếp ta đang nói đến ở đây là dịch Việt - Anh và Anh - Việt. Việc nghiên cứu đối chiếu câu hỏi Việt - Anh vì vậy rất cần thiết hữu ích.
b- Trong giao tiếp cũng như tư duy, câu hỏi có mục đích chính là tìm kiếm thông tin chưa biết, chưa hiểu. Câu hỏi cũng còn gọi là câu nghi vấn là như vậy. Bởi vì có điều chưa biết, chưa hiểu nên để hiểu biết thì phải hỏi. Nhưng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ cũng có khi hỏi mà không nhằm mục đích tìm kiếm thông tin chưa biết mà có thể là để chào hỏi chẳng hạn. Ví dụ người Việt có khi dung câu hỏi để hỏi, để chào nhau; gặp nhau giữa đường thay cho lời chào, những người quen nhau cũng dùng câu hỏi để chào. Hoặc có khi người đặt câu hỏi là để tự trách mình thể hiện sự xúc cảm trước một vấn đề gì đó, hỏi cũng để chia sẻ cảm thông mông muốn yêu cầu…hính vì vậy xét từ mục đích người ta phân chia câu hỏi ra thành 2 loại lớn: Câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh.
Câu hỏi chính danh là câu hỏi dùng đúng nghĩa, đúng mục đích câu hỏi là để tìm kiếm thông tin và cần trả lời thông tin đó. Câu hỏi chính danh là câu hỏi cần có câu trả lời, còn câu hỏi phi chính danh là câu hỏi dùng với các mục đích khác có trong giao tiếp và tư duy hết sức đa dạng. Nói cụ thể hơn, câu hỏi chính danh là câu hỏi có đặc điểm: Người hỏi không biết câu trả lời hoặc là người hỏi muốn biết câu trả lời và hướng tới người đối thoại để nhận được thông tin chưa biết đó. Câu hỏi chính danh là bộ phận chính, bộ phận cốt lõi của các loại câu hỏi tỏng mọi ngôn ngữ. Câu hỏi chính danh cũng được nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau như cấu trúc hình thức, cấu trúc - ngữ nghĩa, ngữ nghĩa ngữ dụng… Trọng tâm chính của phần đối chiếu ở giáo trình này chủ yếu dừng lại ở cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh. Các bình diện khác có thể được nhắc đến trong phạm vi liên quan.
c. Đối chiếu câu hỏi ở bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa là một bước cụ thể hoá đối chiếu bình diện câu theo cấu trúc - chức năng và theo mục đích phát ngôn. Cấu trúc - ngữ nghĩa ở đây được hiểu là mối quan hệ hai mặt cấu trúc hình thức và nội dung nghĩa của câu liên hệ quyện chặt nhau tạo thành câu.
Một cấu tạo hình thức đặt điều kiện cho biểu hiện nội dung nghĩa câu và ngược lại nội dung nghĩa câu được thể hiện bằng cấu trúc hình thức xác định. Đối chiếu câu hỏi chính danh theo bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa không những cho phép chỉ ra các khuôn hình câu hỏi mà cả các phương tiện, chất liệu cũng như các tác tử (operatiors) tham gia cấu tạo câu hỏi. Những biểu hiện này chúng ta sẽ lần lượt thấy rõ ở các phân tích cụ thể tiếp theo dưới đây.
Căn cứ vào nghĩa và cấu trúc đã phân ra hai kiểu loại sau:
1-Câu hỏi lựa chọn
2-Câu hỏi không lựa chọn.
*Câu hỏi lựa chọn: “là liểu câu hỏi trong đó các khả năng lựa chọn, tức là các điểm mốc đánh dấu phạm vi dao động bấp bênh trong nhận thức của người nói, cũng được biểu hiện trên bề mặt câu”. Câu hỏi lựa chọn là câu hỏi mà thông tin chưa biết cần lựa chọn để xác định từ người trả lời.
Trong Việt ngữ, câu hỏi lựa chọn có 3 tiểu loại:
- Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với : là/ hay là
- Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: có… không, phải không.
- Câu hỏi lựa chọn với tiểu từ tình thái: à, ừ, nhỉ, nhé.
Ví dụ: + tiểu loại dùng: là/hay là.
Anh, hay là tôi lên lớp chiều nay?
Chúng ta nên xem phin hay là xem hát?
Có thể nói, phạm vi chủ đề dùng câu hỏi tạo từ với từ hoặc tổ hợp từ hỏi này khá đa dạng, phương pháp.
Ví dụ: - Hỏi về người:
Ai thế?
Ai ngồi trong lớp?
-Hỏi về vật:
Cái gì vậy?
Anh mua gì ?
- Hỏi về cách thức, đặc điểm, tính chất:
Cậu là là người thế nào?
Công việc sẽ tiến hành ra sao?
- Hỏi về vị trí:
Thầy giáo sống ở đâu?
Cô ta cất giấu cuốn nhật ký ở chỗ nào?
- Hỏi về thời gian:
Bao giờ anh tốt nghiệp đại học?
Anh về quê vào lúc nào?
- Hỏi về nguyên nhân:
Tại sao lại tru tréo lên thế ?
Vì sao em không thuộc bài ?
- Hỏi về số lượng:
Cuốn sách anh mua giá bao nhiêu ?
Mấy giờ sẽ làm xong công việc này ?
…
*Về các loại câu hỏi trong tiếng Anh cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Trong “A University Grammar of English” phần về câu hỏi chỉ dành một vị trí khiêm tốn và cũng chỉ giới thiệu hai loại câu hỏi. Đó là Wh. Questions và loại Yes-No questions. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Anh” của Bùi Ý và Vũ Thanh Phương có đề cập đến 4 loại câu hỏi. Đó là:
1. Loại câu hỏi chung (genenal question), tức loại câu đòi hỏi trả lời yes hay no, có hai dạng khẳng định và phủ định.
2. Loại câu hỏi đặc biệt (special questions) là loại câu hỏi dùng từ hỏi who, what, why…
3. Loại câu hỏi lựa chọn (alternative questions).
4. Câu hỏi láy lại (questions - tags).
VD: Câu hỏi chung (còn gọi là Yes-No questions).
Does he work in that factory?
Câu hỏi đặc biệt: (còn gọi là Wh-questions).
Who came here yesterday?
Câu hỏi lựa chọn (alternative question).
Shall I do it or will you do it yourself ?
Câu hỏi láy lại (questions tags)
Tổng hợp ngắn gọn, ta có thể có bảng so sánh các loại câu hỏi chính danh Việt - Anh như sau:
Tiếng
Việt
Anh
Loại câu hỏi
Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi không lựa chọn
Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi không lựa chọn
Câu hỏi Yes-No
Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi Wh
2. Một số tương đồng và di biệt câu hỏi Việt - Anh
Phạm vi tương đồng và dị biệt nói đến ở đây chủ yếu là thuộc bình diện kiến trúc - ngữ nghĩa. Để đối chiếu bình diện này cần xác định một số khuôn hình cấu trúc - ngữ nghĩa cụ thể. Các khuôn hình này một mặt là thuộc vào một loại câu hỏi, mặt khác thể hiện ra bằng chất liệu cấu tạo xác định.
Câu hỏi và đối tượng hành động.
Câu hỏi về vật và đối tượng hành động tiếng Việt dùng nhiều từ hỏi và khuôn hỏi. Từ hỏi thường gặp: cái gì, điều gì, chuyện gì, việc gì… Việc dùng từ hỏi nào trong số đó là tuỳ thuộc vào bối cảnh giao tiếp, vào đối tượng mà người nói, người nghe đề cập đến.
Trong tiếng Anh thường dùng đại từ nghi vấn What.
- Về khuôn hỏi vật:
Từ hỏi có chức năng chủ thể (chủ nghwx).
What made you think of doing such a thing?
Cái gì đã khiến anh làm thế?
Điều gì đa làm cậu quyết định như vậy?
What made you đecie?
Khuôn hình hai ngôn ngữ giống nhau:
S - V - O.
Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có thể sử dụng ngữ điệu hỏi. Trong tiếng Việt có thêm khả năng sử dụng tiểu từ tình thái: thế, như vậy. Một nét khác nữa là ngoài phần lớn từ nghi vấn có vị trí giống tiếng Việt, ở Anh ngữ có trường hợp chuyển từ nghĩa hỏi vật sang nghĩa nguyên nhân.
Wha happened to make you change?
Tại sao anh lại thay đổi như thế
What did books have to do with children?
Bọn nhóc thì cần gì sách.
Khuôn hỏi đối tượng chịu tác động của hành động.
Trong tiếng Anh What là bổ ngữ thì ở tiếng Việt cũng là bổ ngữ với nghĩa là “gì” và thường đặt ở vị trí cuối câu (ngược hẳn vị trí trong Anh ngữ) khi kết hợp với động từ: làm, nói, muốn, cần…
Cô ta đã làm gì tôi?
What did she do to me?
Và cô ta muốn gì vậy?
Các trường hợp dẫn trên ta có khuôn hỏi Việt - Anh khác nhau:
Việt: C - V - B ?
Anh: O - V - S ?
Tóm lại khuôn hỏi về đối tượng và khuôn hỏi về vật trong Việt ngữ và Anh ngữ có điểm giống và khác. Về trật tự thành phần câu (nòng cốt câu), khuôn hỏi về vật hoàn toàn giống nhau, còn khuôn hỏi về đối tượng chịu tác động lại ngược nhau (vị trí của Sub và Ob), ở Việt ngữ, từ hỏi có khi ở vị trí giữa câu, song không phổ biến.
Câu hỏi về người.
Trong tiếng Việt, câu hỏi về người thường dùng từ ai.
Ai đấy?
Cậu ta là ai?
Anh ấy muốn gặp ai?
…
Anh ngữ dùng từ hỏi Who.
Who goes there?
Whose book?
Who was gone back to Dongtinh Huecau?
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu?
Qua ví dụ trên với chủ ngữ, định từ Việt-Anh giống nhau: S - V - O; với bổ ngữ, Việt - Anh có khác nhau:
Việt: C - V - B
Anh: O - V - S
Hỏi về địa điểm, về thời gian, về cách thức hay tính chất… có dùng từ hỏi
Cơ bản cũng có khuôn hình tỏng hai ngôn ngữ như trên. Các câu hỏi về địa điểm Anh ngữ và Việt ngữ như:
Where are you living?
Where did you go yesterday?
Anh sống ở đâu?
Hôm qua câu đi đâu?
Hỏi về thời gian Việt - Anh:
Bao giờ câu về nhà? Cậu về bao giờ?
When will you come back?
Khi dùng câu hỏi, đối chiếu câu không lựa chọn có từ và tổ hợp từ nghi vấn cần chú ý không chỉ một khả năng tương ứng như: who-ai; What-gì, cái gì; Where-đâu, ở đâu; When-bao giờ, khi nào; Why-sao, tại sao; Whom-ai (đối cách) which-gì, cái nào… Các đại từ nghi vấn chủ yếu có vai trò chủ thể, chủ ngữ hoặc bỡng, một số trường hợp là định từ. Chính nghĩa nghi vấn tập trung ở tiêu điểm từ (tổ hợp từ), nghi vấn làm nên sự khác biệt cơ bản của câu hỏi không lựa chọn và câu hỏi lựa chọn.
Khuôn hỏi lựa chọn trong Việt ngữ thường gặp là:
+ Khuôn hỏi với có… không ?
Cậu có học tiếng Nga không?
Chúng ta có nên đi xem phim không?
S có V không?
Biến thể của câu hỏi này là: S - có phải - V - không?
Các cậu có phải đi trực đêm tuần này không?
Sinh viên có phải làm nghĩa vụ quân sự không?
Một khuôn hỏi khác cấu tạo với (có) phải không? Câu hỏi cấu tạo theo khuôn này chỉ nghĩa khẳng định, nhấn mạnh từ phía người hỏi:
Hôm qua Nam bỏ học phải không?
Cậu thi lại những hai môn phải không?
S V (có) phải không?
Câu hỏi cấu tạo với có… không trong Việt ngữ tương ứng với yếu tố Yes - No trong tiếng Anh, bởi vì: Có - yes, Không - no, hỏi mà dùng tác từ hỏi (các dạng của be, have, can, may…) và ngữ điệu hỏi. Ngữ điệu thường lên giọng cuối câu:
Has the student cleaned his room?
Could he talk when he was two?
Câu hỏi đòi hỏi trả lời có/không trong Anh ngữ như ví dụ dẫn đây, thường có tác tử đứng trước chủ thể (chủ ngữ) gây hành động, kèm theo là ngữ điệu lên cuối câu (rise). Các động từ be, have cũng được xem là tác tử (operators) và thậm chí có khi nó xuất hiện mà khôgn cần động từ chính.
Ví dụ:
Is he at university today?
Have the girls the exact change?
Một khái quát chung có khuôn hình:
Op S V…?
Điều này cho thấy tác tử hỏi trong tiếng Anh rất đa dạng, rất quan trọng trong cấu tạo câu hỏi loại này. Nó không chỉ cấu tạo câu hỏi khẳng định mà cả hình thức phủ định.
Isn’t the student cleaning his room?
Hoặc tham gia cấu tạo câu hỏi có ý nghĩa thời trong câu trần thuật:
Ví dụ:
Do his methods bring success?
Did the plane take off at 5.30?
Khuôn hình hỏi
S đã … V… Chưa?
Khuôn hình câu có khác nhau, mặc dầu có sự khác nhau không nhiều
So sánh
Tiếng Việt:
C V B hay B?
Tiếng Anh:
Op S V O or O?
Khuôn hình hỏi:
Tiếng Việt
C - V - à à?
Phải không ?
Tiếng Anh:
S - à V phủ định khẳng định?
0V khẳng định phủ định?
Biểu thị trong tiếng Việt ngữ yếu tố đuổi được đảo lên đầu câu và ý nghĩa muốn xác nhận được nhấn mạnh.
Có đúng anh ta không nhìn thấy cậu ta
3. Câu phủ định và các loại câu phủ định Việt - Anh
Trong giao tiếp, câu phủ định là câu nhằm xác nhận sự vắng mặt của sự vật, hiện tượng hay sự kiện. Câu phủ định là một phổ quát trong ngôn ngữ. Cách dùng và cách cấu tạo câu phủ định cũng có nhiều cách, cách tường thuật phủ định, nghi vấn phủ định, mệnh lệnh phủ định. Cũng có tác giả phân biệt câu phủ định tường minh (explicit negations) và câu phủ định không tường minh (implicit negations)
4. Đặc điểm câu phủ định Việt - Anh
Câu phủ định được phân tích đối chiếu còn hết sức hạn chế. Công trình đầu tiên của hướng nghiên cứu là Phân tích đối chiếu câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc- ngữ nghĩa.
Khuôn hình phủ định trong hai ngôn ngữ được cấu tạo từ một chất liệu phủ định tương xứng. Đó là các từ hoặc tổ hợp từ phủ định đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Việt ngữ có: không, chẳng… và một loạt các tổ hợp và từ tương tự: không phải, chẳng phải, chưa phải… Anh ngữ: not, no, nothing, no one, nobody.
Trên cơ sở các nguyên tắc sác lập cấu trúc - ngữ nghĩa câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt, 4 phương thức cấu tạo câu phủ định phổ biến cũng đã được xác lập là:
1. Phương thức vị trí là phương thức dựa vào vị trí phân bố trong câu của từ phủ định hạt nhân (nuclear negatives), các hình thức bán phủ định (implied or seminegative forms) và các hình thức phủ định trong các ngữ cảnh không kinh doanh (non-asertive contexte). Biểu hiện phương thức vị trí là khá phổ biến, trong Anh ngữ chiếm tỷ lệ 91,15% và trong Việt ngữ là 88,35% (tính theo số liệu thống kê 793 câu phủ định Anh và 798 câu phủ định Việt).
2. Phương thức tạo ý nghĩa phủ định bằng các cấu trúc cú pháp như câu nghi vấn có khuôn dùng các tư bất định ai, nào, làm sao tiếng Việt và yes/no, Wh-questions tiếng Anh. Phương thức này chiếm 8,77% trong tiếng Việt và 1,24% trong tiếng Anh.
3. Pth hình thái học: cấu tạo ý phủ định bằng pth cấu tạo từ với phụ tố phủ định đứng trước hạơc sau căn tố.
4. Phương thức từ vựng cấu tạo ý phủ định bằng các từ đảo nghĩa như lack (không có), động từ ngữ vị như deny (bác bỏ), refuse (từ chối), các khuôn quan ngữ như cấu trúc mệnh đề điều kiện giả định, câu thề, câu có từ chỉ chúa, trời. Theo thống kê tiếng Việt có đến 1,74% tiếng Anh chỉ có 0,86% cẩu phủ định cấu tạo theo phương thức này.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN100 (50).doc