Đối chiếu đại từ xưng hô trong Tiếng Việt và Tiếng Anh

TV dùng từ xưng hô phong phú hơn TA do Việt Nam có nền nông nghiệp lúa nước nên tùy từng giai đoạn có tên gọi khác nhau.Tiếng Việt có khuynh hướng chú trọng đến tuổi tác và coi điều này rất quan trọng trong giao tiếp liên nhân; trong khi đó Tiếng Anh chú trọng đến thời gian của quan hệ liên nhân. Việc sử dụng các từ xưng hô thân tộc để chỉ tự bản thân mình, để xưng hô với người đối thoại chứng tỏ rằng cách xưng hô trong giao tiếp của TV thiên về gia đình, các mối quan hệ thân thuộc, TA, trái lại có xu hướng cá nhân chủ nghĩa hơn, lý tính hơn.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu đại từ xưng hô trong Tiếng Việt và Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Baì tập nhóm 3: Đối chiếu đại từ xưng hô trong Tiếng Việt và Tiếng Anh  Danh sách nhóm: 1. Dương Thị Thu Hà 2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc 3. Đinh Thị Sương 4. Nguyễn Thị Thuận 5. Lê Thị Phúc 6. Phùng Thị Hạ Thu 7. Phan Thị Thanh Kim 8. Nguyễn Thị Kim Miết Bước 1: Miêu tả  Phạm trù xưng hô bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn. Khi vai trò người nói luân chuyển thì ngôi thứ nhất, thứ hai cũng tay đổi.  Nếu việc xưng hô chỉ cần vai nói và vai nghe thì một hệ thống gồm 4 từ xưng hô được chia cụ thể như sau: Ngôi thứ nhất: - Số ít - Số nhiều Ngôi thứ 2: - Số ít - Số nhiều  Tùy theo ngữ cảnh mà TV còn dùng các phương tiện sau đây để xưng hô:  - Tên riêng  - Các danh từ thân tộc  - Các từ chuyên dùng để xưng hô: ngài, lão, thần, khanh, tại hạ…  - Một số tổ hợp dân dã đã cũ như: anh cô, chị đò… Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô khi nói chuyện với nhau. Trong tiếng Việt có nhiều đại từ và cách sử dụng chúng cũng rất phong phú. Nhưng trong tiếng Anh cũng như hầu hết các ngoại ngữ chỉ có một số các đại từ cơ bản.  Các đại từ nhân xưng (Personal Pronouns) được chia làm 3 ngôi:  Ngôi thứ nhất: dùng cho người nói tự xưng hô (tôi, chúng tôi,…)  Ngôi thứ hai: dùng để gọi người đang tiếp xúc với mình (anh, bạn, mày,…)  Ngôi thứ ba: dùng để chỉ một đối tượng khác ngoài hai đối tượng đang tiếp xúc với nhau (anh ta, bà ta, hắn, nó,…) Trong TV có các loại đại từ:  - Đại từ thay thế cho danh từ: chị ấy, ông ấy, chúng tôi, chúng ta…  - Đại từ thay thế cho động từ, tính từ  - Đại từ thay thế cho Số từ Trong TA có các loại đại từ sau:  Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng (Pronoun) có năm dạng. Đại từ nhân xưng làm chủ ngữ (subject pronoun) ex: I. we, she...  đại từ nhân xưng làm tân ngữ (complement pronoun) ex: me, you, him, them, her...  tính từ sở hữu (possessive adjective) ex” mine, yours, hers....  đại từ sở hữu (possessive pronoun) ex: my, his, her.. và đại từ phản thân (reflexive pronoun) ex: myself, yourself, themselves.... Bước 2: xác định những cái có thể đối chiếu  - Ngôi  - Phạm trù số  - Số lượng từ  - Phạm trù lịch sự  - Hình thức sở hữu  - Đại từ xưng hô thân tộc Bước 3: Đối chiếu XL1: Tiếng Việt, XL2: Tiếng Anh  Trường hợp: XL1 = XL2  Cả TV và TA đều có 3 ngôi:  Tiếng Anh Tiếng Việt Ngôi Số ít Số nhiều Ngôi Số ít Số nhiều Ngôi thứ I I We Ngôi thứ I Tôi, tao, tớ, mình, ….. Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ Ngôi thứ II You You Ngôi thứ II Mày, cậu… Bọn mày, các cậu… Ngôi thứ III She, He, It… They Ngôi thứ III Nó, y, hắn, gã, thị…. Họ, bọn nó… Cả TA và TV đều có phạm trù số ít và số nhiều VD: TV: một vài, một số, hết thảy, mọi, tất cả... TA: little, a little, all...  Trường hợp: XL1 ≠ XL2:  - Về ngôi: trong ngôi thứ 2 ở TV có chia số ít và số nhiều nhưng TA thì không  VD: TV: số ít: mi, mày, bạn... TA: You  TV: số nhiều: các bạn, chúng mày, tụi bây, .... TA: You  Từ xưng hô thân tộc: TV có nhiều từ xưng hô thân tộc hơn trong TA.  VD: Trong TA, từ “uncle”chẳng hạn, để chỉ anh, em của bố hoặc mẹ. Tiếng Việt cũng có một lớp từ diễn tả mối quan hệ gia đình như thế, nhưng lại phức tạp hơn nhiều. Ví dụ, tiếng Việt có từ “bác” để chỉ anh trai của bố, và từ “chú” để chỉ em trai của bố. Tuy nhiên, từ “bác” lại được dùng để gọi một người cùng trang lứa với bố mẹ, ngay khi người đó không có quan hệ gì về huyết thống. Hoặc từ “chú” có thể dùng để gọi người nghe “Dạo này chú làm ăn thế nào?” “Hôm nào rỗi mời bác sang chơi ạ!” - Về số lượng từ:  TV có số lượng từ xưng hô nhiều hơn TA.  VD: TV: Tôi, em, tớ, con, cháu, mình…  TA: I  Về từ xưng hô chỉ chức vụ và nghề nghiệp: ở TA chức vụ hoặc nghề nghiệp chủ yếu dùng hô ngữ, ở TV dùng trong cấu trúc cầu khiến trong hô ngữ và trong câu.  VD: TV: thưa, bẩm, kính...  TA: Sir, madam,..  Về tên riêng: xu thế dùng tên riêng trong TA và TV trong xưng hô cũng có sự khác nhau. Ơ ngôi thứ I chỉ có trong TV, TA không có hiện tượng này. Ở ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3 theo thói quen của người anh thường gọi họ, người việt thường gọi tên Trường hợp: XL1 0 XL2 Về mặt ngữ dụng: Trong TV có phạm trù lịch sự, TA không có  VD: TA Từ “die” (chết); TV tùy từng trường hợp có thể dùng từ: băng hà, hy sinh, chết,…  - Từ xưng hô thân tộc: trong TV xưng hô theo quan hệ 2 bên nội – ngoại nhưng TA thì dùng chung không phân biệt  VD: ông nội, ông ngoại (grandfather), bà nội, bà ngoại (grandmother), dì, cô (aunt), cậu, chú, bác (uncle)... Người Việt xưng hô bằng tên gọi chứ không dùng họ như người Anh. VD: ông A, bà A. TA: Smith.... TA từ chỉ thân tộc hầu như không được sử dụng để xưng hô trực tiếp do vậy không có tương đương trong dịch Anh – Việt. VD: TV có các từ: con, cháu, em, cô, dì, chú, bác... Để xưng hô nhưng trong TA những từ tương đương như: aunt (dì, cô), uncle (chú, bác), father (bố), mother (mẹ)... Lại không dùng để xưng hô trực tiếp - Phạm trù lịch sự:  Hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp vì ngoài các đại từ nhân xưng ra khi xưng hô, người Việt dùng những từ thân tộc trong cả quan hệ gia đình vào giao tiếp xã hội…  VD: Từ: “you” trong TA và các từ chỉ ngôi thứ hai trong tiếng Việt. Từ “you” trong TA được sử dụng trong cả tình huống thân mật lẫn trang trọng, đối chiếu sang tiếng Việt, “You” có thể tương ứng với rất nhiều từ xưng hô khác nhau mà tất cả đều chỉ ngôi 2 (người nghe); có thể là mày, mi, nó cũng cũng có thể là anh, ông, chị, bà… VD: TA có câu “How are you?” có thể dùng với bất cứ đối tượng giao tiếp và trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng nếu dịch sang TV thì có thể hiểu theo tình huống giao tiếp và vai vế của người tham gia đối thoại (Mày khỏe không?/ Anh khỏe không?/ Chú khỏe không?/ Ông khỏe không?..) Trường hợp: XL2 0 XL1 TA có hình thức sở hữu (sở hữu cách) nhưng TV không có VD: His, her, your, our, their,.... TA có đại từ nhân xưng “One” có thể dùng thay thế cho từ “người ta” hay “tôi” hay bất kỳ ai ở vào cương vị của tôi. VD: One can’t be too careful in matters like this (người ta không thể quá cẩn thận trong những chuyện như thế này) Hay từ “One” còn có nghĩa tổng quát là 1 người VD: You are the first on who has read this letter (bạn là người đầu tiên đọc bức thư này) TA có đại từ chỉ hình thức. VD như từ “It” như câu: It is raining. Nếu dịch từng chữ theo TV” Nó đang mưa nhưng dịch nghĩa thì “Trời đang mưa”  TA có đại từ phản thân (reflexive pronoun) ex: myself, yourself, themselves....  TV không có Kết luận  TV dùng từ xưng hô phong phú hơn TA do Việt Nam có nền nông nghiệp lúa nước nên tùy từng giai đoạn có tên gọi khác nhau.Tiếng Việt có khuynh hướng chú trọng đến tuổi tác và coi điều này rất quan trọng trong giao tiếp liên nhân; trong khi đó Tiếng Anh chú trọng đến thời gian của quan hệ liên nhân. Việc sử dụng các từ xưng hô thân tộc để chỉ tự bản thân mình, để xưng hô với người đối thoại chứng tỏ rằng cách xưng hô trong giao tiếp của TV thiên về gia đình, các mối quan hệ thân thuộc, TA, trái lại có xu hướng cá nhân chủ nghĩa hơn, lý tính hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_chieu_dai_tu_xung_ho_trong_tv_va_ta_1__5701.pdf