1.Xuất xứ của dự án
1.1. Cơ sở lập dự án
Hiện nay, chính phủ và UBND tỉnh Kiên Giang có chủ trương phát triển huyện đảo Phú Quốc thành trung tâm kinh tế, du lịch sinh thái chất lượng cao, và định hướng đến năm 2010 đưa Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính với mũi nhọn kinh tế biển, du lịch sinh thái phát triển bến vững Công ty TNHH điện tử Hoàn Kiếm đã đầu tư vào dự án với mong muốn được đóng góp công sức vào quá trình phát triển của huyện đảo Phú Quốc và cũng nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.
Huyện đảo Phú Quốc không chỉ là khu du lịch sinh thái được nhiều người biết đến mà còn là một ngư trường lớn với các nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa dạng.Chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ này đã làm thay đổi các thành phần và chất lượng môi trường nơi đây.
Công tác bảo vệ môi trường trên đảo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đảo. Hiệu quả thu gom chất thải rắn đô thị và giải pháp tiêu tán lâu dài, hình thức chôn lấp chưa phù hợp. Chất thải do các cơ sở sản xuất tư nhân (chế biến thủy hải sản) chưa có hệ thống xử lý. Các đe dọa tiềm ẩn của sự biến đổi khí hậu đối với môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế - xã hội trên đảo chưa được tính toán, cân nhắc để có các biện pháp kịp thời.
Theo đánh giá của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường nếu tiếp tục triển khai phương án phát triển các dự án quy hoạch mà không có sự điều chỉnh, lồng ghép một cách hợp lý hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường thì sẽ gây ra các tác động lớn đến thành phần môi trường.
Đứng trước thực trạng đó, dự án “Matic Resort” đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái như: xử lý chất thải, rác thải của doanh nghiệp một cách nghiêm túc, thiết kế quan cảnh sao cho vẫn bảo tồn nét hoang sơ vốn có của khu vực dự án, đồng thời bổ sung thêm cảnh quan mang đậm chất thiên nhiên.
Theo khoản 4, điều 22, Luật Bảo vệ Môi trường quy định “Các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đã được phê duyệt”, Công ty TNHH điện tử Hoàn Kiếm phối hợp cùng công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ánh Dương lập báo cáo ĐTM cho dự án “ Matic Resort” tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
1.2. Quy mô đầu tư của dự án:
Tổng diện tích đất xin thành lập dự án: 61 ha
Tổng diện tích đất xây dựng công trình: 451.654 m2
Tổng diện tích vỉa hè: 92.357 m2
Tổng diện tích cây xanh: 455.851 m2
Tổng diện tích đường giao thông: 58.931 m2
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3592 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu ĐTM cho dự án “Matic Resort” tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM
Bảng 1.1: Bảng quy hoạch sử dụng đất
Bảng 1.: Các loại chủng loại vật tư, máy móc cần thiết trong giai đoạn xây
dựng dự án.
Bảng 1.3: Các loại máy móc thiết bị khi dự án đi vào hoạt động
Bảng 1.4: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình xây dựng dự án
Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
Bảng 3.2: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải.
Bảng 3.3: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động.
Bảng 3.4: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án.
Bảng 3.5: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng dự án
Bảng 3.6: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động khi dự án đi vào hoạt động
Bảng 3.7: Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Bảng 3.8: Mức ồn của một số máy móc trong xây dựng (đo ở khoảng cách 15m)
Bảng 3.9: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông vận tải
Bảng 3.10: Tải lượng nước thải sinh hoạt tính cho một người trong một ngày đêm
Bảng 3.11: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu
Bảng 3.12: Thành phần và tính chất dầu DO
Bảng 3.13: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện sử dụng dầu DO trong một giờ.
Bảng 3.14: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô
Bảng 3.15: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông
Bảng 3.17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.18: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Bảng 3.19: Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt
Bảng 6.1: Bảng các công trình xử lý môi trường
Bảng 6.2: Chương trình quản lý môi trường
Bảng 7.1: Bảng dự trù kinh phí hệ thống xử lý nước thải
Bảng 7.2: Bảng dự trù kinh phí hệ thống thu gom chất thải rắn
Bảng 7.3: Bảng dự trù kinh phí hệ thống thu gom nước mưa
Bảng 7.4: Bảng dự trù kinh phí hệ thống thoát nước thải
Bảng 7.5: Bảng dự trù kinh phí hệ thống kiểm soát khí thải máy phát điện dự phòng
Bảng 7.6: Bảng dự trù kinh phí bể tự hoại
Bảng 7.7: Chi phí vận hành các công trình xử lý môi trường
Bảng 7.8: Dự kiến kế hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải
Bảng 9.1: Bảng mức độ tin cậy của các đánh giá
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án
Hình 2.2: Hiện trạng môi trường nước biển khu vực dự án
Hinh 4.1: Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn cho máy phát điện.
Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải
KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BOD – Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT – Bộ Tài Nguyên Môi Trường
COD – Nhu cầu oxy hóa học
CPĐT – Cổ phần đầu tư
CTY – Công ty
ĐTM – Đánh giá tác động môi trường
N – Nito
P – Photpho
PCCC – Phòng cháy chữa cháy
QCVN – Quy chuẩn môi trường
SKH&CN – Sở Khoa Học và Công Nghệ
TCVN – Tiêu chuẩn môi trường
TN – Tài nguyên
TNHH – Trách nhiệm hữu hạn
THC – Tổng Hydrocacbon
TSS – Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
UBND - Ủy Ban Nhân Dân
UBMTTQ - Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc
WHO – Tổ chức Y Tế Thế Giới
MỞ ĐẦU
1.Xuất xứ của dự án
1.1. Cơ sở lập dự án
Hiện nay, chính phủ và UBND tỉnh Kiên Giang có chủ trương phát triển huyện đảo Phú Quốc thành trung tâm kinh tế, du lịch sinh thái chất lượng cao, và định hướng đến năm 2010 đưa Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính với mũi nhọn kinh tế biển, du lịch sinh thái phát triển bến vững… Công ty TNHH điện tử Hoàn Kiếm đã đầu tư vào dự án với mong muốn được đóng góp công sức vào quá trình phát triển của huyện đảo Phú Quốc và cũng nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.
Huyện đảo Phú Quốc không chỉ là khu du lịch sinh thái được nhiều người biết đến mà còn là một ngư trường lớn với các nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa dạng.Chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ này đã làm thay đổi các thành phần và chất lượng môi trường nơi đây.
Công tác bảo vệ môi trường trên đảo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đảo. Hiệu quả thu gom chất thải rắn đô thị và giải pháp tiêu tán lâu dài, hình thức chôn lấp chưa phù hợp. Chất thải do các cơ sở sản xuất tư nhân (chế biến thủy hải sản) chưa có hệ thống xử lý. Các đe dọa tiềm ẩn của sự biến đổi khí hậu đối với môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế - xã hội trên đảo chưa được tính toán, cân nhắc để có các biện pháp kịp thời.
Theo đánh giá của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường nếu tiếp tục triển khai phương án phát triển các dự án quy hoạch mà không có sự điều chỉnh, lồng ghép một cách hợp lý hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường thì sẽ gây ra các tác động lớn đến thành phần môi trường.
Đứng trước thực trạng đó, dự án “Matic Resort” đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái như: xử lý chất thải, rác thải của doanh nghiệp một cách nghiêm túc, thiết kế quan cảnh sao cho vẫn bảo tồn nét hoang sơ vốn có của khu vực dự án, đồng thời bổ sung thêm cảnh quan mang đậm chất thiên nhiên.
Theo khoản 4, điều 22, Luật Bảo vệ Môi trường quy định “Các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đã được phê duyệt”, Công ty TNHH điện tử Hoàn Kiếm phối hợp cùng công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ánh Dương lập báo cáo ĐTM cho dự án “ Matic Resort” tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
1.2. Quy mô đầu tư của dự án:
Tổng diện tích đất xin thành lập dự án: 61 ha
Tổng diện tích đất xây dựng công trình: 451.654 m2
Tổng diện tích vỉa hè: 92.357 m2
Tổng diện tích cây xanh: 455.851 m2
Tổng diện tích đường giao thông: 58.931 m2
1.3. Thông tin chung về dự án
- Loại dự án: đầu tư mới.
- Cơ quan phê duyệt dự án: UBND tỉnh Kiên Giang.
- Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Kiên Giang.
- Cơ quan phê duyệt ĐTM: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên giang.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường “ Dự án “ Matic resort” thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp luật như sau:
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006 (hay gọi là Luật Bảo vệ Môi trường 2005).
Luật Du lịch của nước CHXHCN Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ 01/01/2006.
Các nghị định có liên quan:
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn.
Các thông tư có liên quan
Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 17/10/2009 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý.
Các quyết định có liên quan
Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg ngày 08/01/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 – 2020.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành và các tiêu chuẩn khác có liên quan được sử dụng trong báo cáo bao gồm:
QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.
QCVN 07/2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2011)
QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2011)
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
Công ty TNHH điện tử Hoàn Kiếm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án với sự phối hợp của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Ánh Dương trên cơ sở:
Thu thập các tài liệu, số liệu, văn bản có liên quan đến dự án như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài liệu kỹ thuật.
Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án và vùng lân cận.
Đánh giá tác động của dự án đến môi trường khu vực dự án và vùng lân cận.
Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm và các chương tình quản lý giám sát môi trường khi thi công dự án, khi dự án đi vào hoạt động.
Đơn vị tư vấn:
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ánh Dương
Người đứng đầu: Nguyễn Đăng Ánh
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: 91/13 đường 30/4, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT & Fax: 07103769892
Bảng 1: Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM
STT
Họ và tên
Chuyên ngành
Cơ quan
1
Nguyễn Thị Mai
Giám đốc Ct.y TNHH Hoàn Kiếm
2
Nguyễn Đăng Ánh
Thạc sĩ kiến trúc
Tổng GĐ Cty CP ĐT Xây Dựng Ánh Dương
3
Nguyễn Thị Hồng Diệu
Cử nhân Quản lý Môi trường
Cty CP ĐT Xây Dựng Ánh Dương
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.Tên dự án: “ Matic Resort”
1.2.Chủ dự án:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Điện Tử Hoàn Kiếm
Địa chỉ trụ sở chính: Số 38A Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 9437100/ 9437103/ 9437024 FAX: 9437104
Email: hatv1@hn.vnn.vn/ hatv2@hn.vnn.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 042359 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07/11/1994, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 03/03/2008.
Chức năng, ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất, buôn bán sản phẩm điện tử, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà ở.
Người đại diện theo pháp luật: Bà Trần Thị Hảo
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng Thành viên.
Sinh ngày: 22/02/1958 Dân tộc: Kinh
Chứng minh nhân dân số: 011108038
Ngày cấp: 25/02/2004 Nơi cấp: Công An TP.Hà Nội.
Chỗ ở hiện tại: Số 1, ngõ 2 Đê Tô Hoàng, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
1.3.Vị trí địa lý của dự án:
Dự án được đầu tư xây dựng tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Phía Bắc: giáp đất xã Cửa Dương quản lý dài khoảng 807m.
Phía Nam giáp dự án sân golf của Công ty Lan Anh dài khoảng 807m.
Phía đông giáp đường Dương Đông – Cửa Cạn dài khoảng 496m
Phía Tây giáp biển Vịnh Thái Lan (biển Ông Lang) dài khoảng 496m.
1.4. Nội dung chính của dự án:
1.4.1. Mục tiêu và chức năng của dự án
a. Mục tiêu
Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chất lượng cao.
Phát triển chiến lược kinh doanh của chủ đầu tư.
b. Chức năng
Là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp vui chơi giải trí
1.4.2. Danh mục các hạng mục của công trình
a.Hạng mục chính: bao gồm các hạng mục như sau:
Bảng 1.1: Bảng quy hoạch sử dụng đất
STT
Công trình
Số lượng
Diện tích (m2)
1
Khu vui chơi trẻ em
1
26207
2
Khu mua sắm
1
14100
3
Vườn ẩm thực
1
13800
4
Nhà hàng tiệc cưới
1
15549
5
Khách sạn 5 sao
1
31098
6
Khu thể thao giải trí
1
30246
7
Khách sạn 3 sao
1
19378
8
Khu văn phòng cho thuê
1
21498
9
Khu Karaoke
1
16236
10
Khu massage
1
12784
11
Vũ trường
1
14824
12
Khu tổ chức cắm trại
1
13872
13
Khu tự nấu ăn
1
13872
14
Nhà hàng
1
8160
15
Khu Resort
1
15260
16
Công viên
1
14229
17
Khu nuôi thú
1
11400
18
Trường đua
1
12614
19
Nhà ở công nhân + khu xử lý rác thái, nước thải + xử lý nước sạch
1
12078
20
Trạm xá – dưỡng lão – khu dưỡng sinh
1
14256
21
Vườn trồng cây ăn trái
1
23040
22
Vườn hoa + các loại hồ tắm
1
25344
23
Bãi tắm
1
24
Bến du thuyền
1
25
Văn phòng công ty (khu điều hành)
1
8550
26
27
b. Hạng mục phụ trợ:
Hệ thống kỹ thuật của tòa nhà bao gồm: hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thông gió – điều hòa không khí, hệ thống PCCC.
Hành lang kỹ thuật
Để đảm bảo cho các tuyến hạ tầng kỹ thuật chung toàn khu vực thì các phía khu vực giáp khu quy hoạch, khu dân cư được thiết kế lùi vào trong 18m, khoảng này được trồng các cây cao và vườn hoa cảnh quan, phía giáp biển được thiết kế lùi vào trong 20m để đảm bảo an toàn.
Hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp điện là tuyến trung thế 22kV, hệ thống được thiết kế đồng bộ 24h/ngày.
- Đường dây dẫn điện từ trạm biến áp tới công trình dùng cáp ngầm.
- Đường dây dẫn bên trong công trình dùng loại ruột đồng vỏ PVC 2 lớp được bố trí trong hộp kỹ thuật (ngầm bên trong kết cấu), bố trí cầu dao, Automat tự ngắt tại từng phòng để đảm bảo an toàn.
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đồng bộ, đấu nối với các hệ thống hạ tầng của xã.
Hệ thống cấp nước
Nguồn cấp nước được lấy từ đường ống cấp nước chung của xã.
Nhu cầu sử dụng nước
- Nước sinh hoạt:
Trong đó: N: tổng số dân, N = 500 người
1000: hệ số quy đổi đơn vị
qSH: tiêu chuẩn dùng nước cho một người/ngày đêm
qSH = 300 l/người/ngày đêm
k: hệ số dân dùng nước; k = 100%
Từ đó tính được: QSH = 186 m3/ngày đêm.
- Nước công cộng:
QCC = 10% QSH = 10% * 186 = 18,6 m3/ngày đêm
- Nước dùng cho khu vực trung tâm: QTT = 80 m3/ngày đêm
- Nước rò rỉ và dự phòng: QRR = 30% * (QSH + QCC + QTT) = 85,3 m3/ngày đêm.
Lượng nước cấp trong một ngày đêm:
Q = QSH + QCC + QTT + QRR = 370 m3/ngày đêm.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cần có lượng nước dự trữ do lượng khách đến dự án có thể dao động tăng lên hay giảm xuống nên cần dự trù lượng nước cấp khoảng 400 m3/ngày đêm.
Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, nước mưa được thu gom lại và thoát ra đường cống thoát nước chung của xã.
Nước thải từ các lô nhà và các công trình được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trong nhà và được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung. Sau quá trình xử lý được dẫn ra đường cống thoát nước chung của xã.
Hệ thống PCCC:
Mặt bằng công trình nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông đường bộ, khi có sự cố xảy ra sẽ dễ dàng cho xe PCCC thao tác, trong đường nội bộ cũng thiết kế, đường 6m đủ cho xe chữa cháy hoạt động. Do đó khi thiết kế chọn vật liệu chịu nhiệt cao. Các khối tách độc lập. Ta bố trí hệ thống chữa cháy tại chỗ bằng máy bơm bố trí các đường ống PCCC dẫn đến các hạng mục công trình. Trong từng khối nhà phải bố trí đầy đủ và thuận tiên các thiết bị chữa cháy ban đầu như các bình bọt khí CO2 nhằm dập tắt các đám cháy ban đầu. Ngoài ra trong các khối nhà cao cần phải bố trí các cột thu lôi chống sét nhằm giảm tối đa nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn.
1.4.3. Danh mục máy móc, thiết bị cần thiết cho dự án
a. Giai đoạn xây dựng
Bảng 1.: Các loại chủng loại vật tư, máy móc cần thiết trong giai đoạn xây dựng dự án.
Hạng mục
Qui cách
Chủng loại
Xuất xứ
Xây dựng
Bồn tắm
Đứng
Châu Âu
Bồn vệ sinh
Theo TK
ToTo
ToTo
Lavabo
Theo TK
ToTo
ToTo
Ciment
Bao
Hà Tiên
Việt Nam
Bồn chứa
Theo TK
Hoàn Mỹ
Việt Nam
Hệ thống đường nước
Theo TK
Đạt Hoa
Việt Nam
Van nước
Theo TK
Taiwan
Đài Loan
Vòi nước
Theo TK
Taiwan
Đài Loan
Vòi tưới
Theo TK
VN
Việt Nam
Vòi phun
Theo TK
Taiwan
Đài Loan
Miệng thu
Theo TK
VN
Việt Nam
Cống
Theo TK
BLBL
BT ST
Máy bơm nước
Theo TK
Taiwan
Đài Loan
Hệ thống tưới sân vườn
Theo TK
VN
Việt Nam
Hệ thống điện
Các loại cáp, dây, ống
Theo TK
Cadivi
Việt Nam
Đèn làm việc
Theo TK
Điện Quang
Việt Nam
Đèn ngủ
Theo TK
Điện Quang
Việt Nam
Đèn hành lang
Theo TK
Điện Quang
Việt Nam
Đèn trang trí
Theo TK
Điện Quang
Việt Nam
Đèn trang trí
Theo TK
Korea
Việt Nam
Đèn sân vườn
Theo TK
Châu Âu
Châu Âu
Đèn bảo vệ
Theo TK
VN
Việt Nam
Các loại CB
Theo TK
Châu Âu
Châu Âu
Các loại PK
Theo TK
Châu Âu
Châu Âu
Máy phát dự phòng
Theo TK
Mỹ
Mỹ
Trạm biến áp
Theo TK
VN
Việt Nam
Phòng chữa cháy
Tủ trung tâm
Theo TK
Châu Âu
Việt Nam
Hệ thống chữa cháy VT
Theo TK
VN
Hệ thống chữa cháy TĐ
Theo TK
Châu Âu
Châu Âu
Hệ thống báo khói TĐ
Theo TK
Châu Âu
Châu Âu
Ống kẽm
Theo TK
VN
Việt Nam
Ống cao su
Theo TK
Taiwan
Đài Loan
Máy bơm cao áp
Theo TK
Mỹ
Mỹ
b. Các loại máy móc thiết bị cần cho dự án khi đi vào hoạt động
Bảng 1.3: Các loại máy móc thiết bị khi dự án đi vào hoạt động
TT
Khoản mục chi phí
ĐVT
Số lượng
A
Phòng nghỉ khách sạn
1
Tủ đầu giường
Cái
40
2
Bàn tiếp khách
Cái
40
3
Giường
Cái
40
4
Nệm
Cái
40
5
Máy lạnh
Cái
40
6
Tivi LCD32 inch
Cái
40
7
Máy tính
Cái
40
8
Đèn đầu giường
Cái
40
9
Bồn tắm
Cái
40
C
Tiếp tân và phòng khách
1
Quầy lễ tân
Bộ
1
2
Kệ trang trí
Bộ
1
3
Tổng đài 40 số
Bộ
1
4
Máy tính
Bộ
2
5
Máy in
Bộ
2
6
Máy Photo
Bộ
1
7
Sofa
Bộ
2
8
Tủ lạnh
Cái
1
9
Máy lọc nước
Bộ
1
10
Máy lạnh
Bộ
2
D
Nhà hàng
1
Dụng cụ bếp
Bộ
2
2
Dụng cụ nhà ăn
Bộ
2
3
Tủ hồ sơ
Cái
3
4
Máy tính
Bộ
3
5
Máy in
Bộ
3
6
Máy lạnh
Bộ
15
E
Phòng y tế
1
Giường khám
Cái
2
2
Bàn BS
Bộ
1
3
Tủ thuốc
Cái
2
4
Tủ đựng dụng cụ Y tế
Cái
1
5
Tủ lạnh
Cái
2
6
Tủ hồ sơ
Cái
2
7
Máy tính
Bộ
1
8
Máy in
Cái
1
9
Máy lạnh
Bộ
2
10
Dụng cụ y tế
Bộ
1
F
Bi-a giải trí
1
Bàn bi-a Thanh Tâm
Cái
10
2
Bàn ghế khán giả
Bộ
10
3
Tủ để dụng cụ…
Cái
10
4
Máy lạnh
Cái
10
5
Sofa
Cái
10
G
Khu Cafê
1
Quầy thanh toán
bộ
1
2
Âm thanh
bộ
1
3
Nhạc cụ
Bộ
1
4
Tivi LCD 42inch samsung
cái
3
5
Bàn ghế
bộ
50
6
Máy tính tiền
cái
1
H
Phòng giặt ủi
1
Máy giặt C.nghiệp
HT
2
2
Máy sấy C.nghiệp
HT
2
I
Phương tiện dự phòng khác
1
Máy bơm cao áp
bộ
2
2
Máy phát dự phòng
bộ
1
J
Karaoke
1
Âm thanh
Boä
20
2
Màn hình LCD 42inch
Cái
20
3
Bàn ghế nệm
Bộ
20
4
Trang trí vách, hộp đèn
HT
20
5
Máy lạnh
Bộ
20
K
Massage
1
Giường nệm Massage
Bộ
20
2
Tủ dụng cụ
Bộ
20
3
Thiết bị
HT
2
4
Máy lạnh
HT
1
5
Phòng tắm
Bộ
20
6
Hồ Zacuzzi
Bộ
2
L
Hồ bơi
1
Ghế thư giãn
Bộ
10
2
Thiết bị làm sóng
Bộ
1
3
Đèn nước
HT
1
M
Khu xử lý nước thải
1
Công suất 320m3
HT
1
TỔNG
1.4.4. Danh mục nguyên vật liệu, nhiên liệu và hóa chất đầu vào
a. Nhu cầu về nguyên liệu
Trong quá trình xây dựng, dự án sẽ sử dụng các loại nguyên liệu sau:
Hạng mục
Quy cách
Chủng loại
Xuất xứ
Thép các loại
Theo TK
Thép miền nam
Việt Nam
Đá các loại
Theo TK
Biên Hòa
Đồng Nai
Gạch xây
Theo TK
Tuynen
An Giang
Cát xây tô
Theo TK
Tân Châu
An Giang
Cát nền
Theo TK
Đen
Trà Vinh
Gạch nền
600 * 600
Bột đá
Nhà máy Đồng Tâm
Trần
Phẳng
Vĩnh Tường
Thái Lan
Sơn tường
Theo TK
ICI
Mỹ
Bảng 1.4: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình xây dựng dự án
Khi dự án đi vào hoạt động, các nhà hàng phục vụ sẽ cần lượng lớn nguồn nguyên liệu về thực phẩm để phục vụ khách hàng. Nguồn thực phẩm được sử dụng là nguồn lấy ngay tại xã
b. Nhu cầu về nước
Dự án sẽ sử dụng nước cấp từ mạng lưới nước cấp của huyện để phục vụ cho hoạt động xây dựng, kinh doanh và sinh hoạt của dự án.
c. Nhu cầu về nhiên liệu
Nhu cầu về điện:
Dự án sẽ sử dụng mạng lưới điện quốc gia với hệ thống cấp điện được thiết kế đồng bộ, hoạt động 24h/ngày, đủ công suất vận hành thiết bị và chiếu sáng nhân tạo.
Nhu cầu năng lượng:
Hoạt động của dự án sẽ tiêu thụ một lượng lớn năng lượng như gas, than đá, dầu Diezel, dầu DO,...và nhu cầu này được cung cấp từ các cửa hàng trong xã.
1.4.5. Các trang thiết bị khác
Máy phát điện Diezel 500KVA
Máy bơm cao áp cho PCCC.
1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án
- Hoàn thành hồ sơ: tháng 01/2011
- Thi công: triển khai thi công tháng 06/2011
- Dự kiến thời gian thi công: 24 tháng
- Dự kiến thời gian chính thức hoạt động: tháng 06/2013
1.4.7. Tổng vốn đầu tư dự án
Tổng đầu tư dự án: 2684 tỷ đồng
Trong đó: Vốn tự có 30%
Vốn vay: 40% (vay từ các đơn vị tín dụng)
Huy động: 30% (vốn từ các công ty liên doanh).
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
Đảo Phú Quốc (Đảo Ngọc) là hòn đảo lớn nhất Việt Nam. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km2 (năm 2005).
Phú Quốc được chia thành 8 xã, 2 thị trấn là xã Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh, Thổ Châu và Thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới.
Dự án “ Matic resort” được khởi công xây dựng tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
2.1.1. Điều kiện về địa lý – địa chất:
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía Tây Nam của Việt Nam, trải dài từ vĩ độ 9°53′ - 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ 103°49′ - 104°05′ độ kinh đông.
Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10m. Cụm đảo nhỏ ở cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
2.1.2. Điều kiện khí hậu – thủy văn:
Do vị trí đặc điểm của đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau.
Mùa khô: đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 3,2m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 – 24 m/s. Độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt đô cao nhất 35(C vào tháng 4 và tháng 5. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 – 28(C.
Mùa mưa: đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây – Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao từ 85 – 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng (cả năm trung bình là 3000mm). Trong khu vực bắc đảo có thể đạt 4000mm/năm; có tháng kéo dài 20 ngày liên tục.
2.2. Hiện trạng các yếu tố môi trường tự nhiên
Theo các nguồn tài liệu tham khảo về huyện đảo Phú Quốc thì:
2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án
Hình 2.1: Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án
Qua biểu đồ ta thấy các chỉ tiêu đo đạc hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án vẫn thấp hơn so với mức chuẩn của QCVN 06:2008 và TCVN 5949:2008. Điều đó có nghĩa là môi trường không khí nơi đây vẫn chưa bị ô nhiễm, đủ điều kiện để khởi công xây dựng dự án.
2.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực dự án
Hình 2.2: Hiện trạng môi trường nước biển khu vực dự án
Ta thấy, các chỉ tiêu môi trường nước khu vực biển vẫn thấp hơn các giói hạn dưới và giới hạn trên của QCVN 10:2008. Điều đó cho thấy, môi trường biển khu vực này đáp ứng đủ điều kiện để hình thành các bãi tắm phục vụ khách du lịch.
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại khu vực dự án
a. Tài nguyên động thực vật trên cạn
Tài nguyên thực vật tại khu vực dự án khá phong phú, mang đậm nét đặc trưng của vùng hải đảo và chiếm phần lớn diện tích toàn khu. Thực vật ở đây là nơi tập trung 3 luồng thực vật di cư là hệ thực vật Mã Lai – Inđônêsia, Quì Châu Trung Quốc và hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện.
Động vật đặc hữu đảo Phú Quốc ngoài chó Phú Quốc còn có hai phân loài chim là chim chìa vôi và hút mật đỏ.
b. Tài nguyên động thực vật dưới nước
Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là ngư trường giàu có với tổng trữ lượng cá phân bố ước đạt khoảng 464.000 tấn. Trong đó, trữ lượng cá nổi chiếm khoảng 51%, cá đáy và rạn san hô chiếm khoảng 49%. Ngoài ra, còn có nhiều nhóm hải sản có giá trị khác như tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, tri ngọc, sò huyết, sò lông, ngêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa, hải sâm,...hàng năm được khai thác với sản lượng lớn.
Hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển là một nét đặc trưng của vùng biển đảo Phú Quốc.
2.3. Điều kiện xã hội
2.3.1. Điều kiện kinh tế
Hoạt động kinh tế ở Phú Quốc chủ yếu dựa vào các nghề truyền thống là nghề sản xuất nước mắm, nghề trồng hồ tiêu, nghề nuôi cấy ngọc trai và nghề khai thác hải sản. Gần đây, hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng nên một bộ phận người dân trên đảo chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn…Ngày nay, hệ thống giao thông trên đảo cũng từng bước được cải thiện với các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện nên ngành du lịch trên đảo ngày càng phát triển mạnh.
2.3.2. Điều kiện xã hội
a. Dân số: 93000 người (năm 2010) với mật độ dân số là 158 người/km2.
Bao gồm các khu dân cư chính:
Thị trấn Dương Đông
Thị trấn An Thới
Làng chài Hàm Ninh
Làng chài Cửa Cạn
Xã đảo Hòn Thơm
b. Văn hóa – tôn giáo: Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông, ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
3.1. Nguồn gây tác động
3.1.1.Giai đoạn khởi công xây dựng:
Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
STT
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1
San lấp mặt bằng, gia cố nền
Xe ủi san lấp mặt bằng, xe tải vận chuyển đất, cát, đá,…vật liệu xây dựng.
2
Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, các hạng mục công trình của dự án.
Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy,…
3
Xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý
Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy,…
4
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.
Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá…
5
Hoạt động dự trữ, bảo quản nguyên nhiên vật liệu phục vụ công trình.
Các thùng chứa xăng dầu
6
Sinh hoạt của công nhân
Sinh hoạt của công nhân trên công trường
Bảng 3.2: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải.
STT
Nguồn gây tác động
1
Quá trình thỏa thuận địa điểm, giải phóng mặt bằng
2
Xói mòn, rửa trôi đất cát khi mưa lớn.
3
Biến đổi vi khí hậu.
4
Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương.
3.1.2.Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Bảng 3.3: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động.
STT
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1
Hoạt động ăn uống, vui chơi của du khách
- Thức ăn thừa, nước thải tắm rửa và các chất thải rắn phát sinh do du khách vứt bừa bãi.
- Phát sinh tiếng ồn từ các khu vực như nhạc sống, phòng hát karaoke.
2
Hoạt động nấu nướng của nhà hàng, khách sạn.
- Phát sinh chất thải rắn là các bộ phận bỏ đi của các loại thực phẩm, rau…
- Phát sinh mùi do quá trình nấu nướng.
- Có thể gây rò rỉ ga, dầu mỡ gây tác hại môi trường và sự cố cháy nổ
3
Hoạt động giao thông của du khách
- Xe tải giao thông trong khu vực dự án phát sinh khí thải (bụi, CO, SO2, NOx,…)và tiếng ồn cũng như tai nạn giao thông.
4
Sinh hoạt của nhân viên, quản lý trung tâm, nhà hàng, khách sạn, khu TDTT.
- Hoạt động hàng ngày của công nhân, nhân viên phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, nước thải.
5
Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn
- Gây ô nhiễm môi trường nếu hệ thống khống chế ô nhiễm không hiệu quả hoặc gặp sự cố, các hệ thống này phát sinh các chất thải như bùn thải, các chất khí phân hủy kỵ khí.
6
Hoạt động của hệ thống nấu nướng, máy phát điện dự phòng, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ
- Phát sinh khí thải, tiếng ồn từ máy phát điện khi hoạt động.
- Phát sinh nhiệt thừa từ hoạt động nấu nướng và máy điều hòa nhiệt độ.
7
Các sự cố môi trường
- Sự cố về rò rỉ nhiên liệu nấu nướng như ga và sự cố về cháy nổ do rò rỉ nhiên liệu.
8
Các nguồn khác
- Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án.
Bảng 3.4: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án.
STT
Nguồn gây tác động
Tác động
1
Quá trình hoạt động giao thông của du khách
Hư hỏng về nền móng, đất đai, gây tai nạn giao thông.
2
Các hoạt động sinh hoạt, vui chơi của du khách và nhân viên phục vụ và quản lý
Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của khu vực, gây ra xáo trộn đời sống địa phương và có thể gây ra những vấn đề về xã hội khác
3
Sự cố về chập điện, cháy nổ
Sự cố này gây tác hại tính mạng và tài sản của dự án, đồng thời ảnh hưởng đến các vùng nhạy cảm như các khu biệt thự, khách sạn, công sở và các hoạt động của dân cư xung quanh.
4
Sự cố thiên nhiên khác như sét đánh, bão, gió xoáy,…
Gây tác động đến môi trường đất như cháy nổ, hư hỏng tài sản…Các sự cố này không thể khống chế được mà phải phòng ngừa bằng các biện pháp kỹ thuật và quản lý.
3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động
3.2.1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng
Bảng 3.5: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng dự án
STT
Hoạt động
Tác động
Không khí
Nước
Đất
TN sinh học
Sức khỏe
1
Giải phóng, san lấp mặt bằng
+++
++
++
+++
+++
2
Xây dựng nền, hệ thống giao thông, kho chứa, khách sạn, hệ thống cấp thoát và xử lý nước, chỗ ở
+++
+
+
++
+++
3
Khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án (xi măng, đá, đất, gỗ, nhiên liệu,…)
+++
+
+
+
+++
4
Hoạt động dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu phục vụ công trình
++
++
++
+
++
5
Sinh hoạt của công nhân
+
++
+
+
+
Ghi chú: + : Ít tác động
++: Tác động trung bình
+++: Tác động mạnh
3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Bảng 3.6: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động khi dự án đi vào hoạt động
STT
Hoạt động
Tác động
Không khí
Nước
Đất
TN sinh học
Sức khỏe
1
Hoạt động đón khách, lưu khách, vui chơi giải trí.
++
+++
+
+
++
2
Hoạt động giao thông nội bộ
+++
+
+
+
++
3
Sinh hoạt của du khách, nhân viên dự án
+
++
+
+
+
4
Các sự cố môi trường nhân tạo như chập điện, cháy nổ
+++
++
++
+++
+++
5
Các sự cố môi trường do tự nhiên như bão, sét,…
++
+++
+++
+++
+++
Ghi chú: +: Ít tác động
++: Tác động trung bình
+++: Tác động mạnh
Bảng 3.7: Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
STT
Đối tượng bị tác động
Quy mô bị tác động
1
Cư dân địa phương
Khu dân cư xung quanh sẽ chịu tác động của dự án
2
Hệ thống giao thông
Các tuyến đường gần dự án
3
Bầu khí quyển xung quanh dự án
Trong khu dự án và khu xung quanh như nhà ở, bãi tắm
4
Hệ thống thoát nước
Tiếp nhận 320 m3/ngày đêm nước thải từ dự án đã qua xử lý và toàn bộ nước mưa chảy tràn qua khu đất
5
Hệ thống thu gom và vận chuyển rác
Tiếp nhận 250 kg rác/ngày
6
Kinh tế xã hội
Làm lợi cho ngân sách địa phương và góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, cơ sở hạ tần của đảo Phú Quốc
3.3. Đánh giá tác động môi trường
3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
a Tác động đến môi trường tự nhiên
a1.Không khí
( Nguồn gây ô nhiễm
Trong quá trình thi công, việc đào xới san lấp mặt bằng sẽ phát sinh nhiều bụi, khí thải đặc biệt là quá trình vận chuyển cát đá, vật liệu xây dựng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân thi công và những người dân khu vực lân cận.
Tiếng ồn phát ra từ các máy móc thiết bị thi công có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân thi công, đặc biệt là thính giác.
Bảng 3.8: Mức ồn của một số máy móc trong xây dựng (đo ở khoảng cách 15m)
STT
Loại phương tiện
Mức ồn
1
Máy trộn bê tông
75dB
2
Máy ủi
93 dB
3
Máy búa 1,5 tấn
80 dB
4
Máy khoan
87÷114 dB
5
Máy nghiền xi măng
100 dB
6
Máy búa hơi
100÷110 dB
Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (cắt, hàn). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
Với việc sinh hoạt hàng ngày của công nhân thi công sẽ thải ra khối lượng lớn rác thải mà nếu không có biện pháp xử lý có thể gây ra mùi hôi thối, tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển ảnh hưởng tới môi trường làm việc chung và sức khỏe của mọi người.
( Đặc trưng ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không không khí do quá trình đào xới, san lấp mặt bằng sinh ra lượng bụi khá lớn. Nồng độ bụi thường cao gấp hàng vài chục tới vài trăm lần so với tiêu chuẩn môi trường (thường từ 10 – 100 mg/m3)
Phát tán của bụi không lớn nên thường chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công và khu vực bên cạnh khu dự án.
Trong quá trình vận chuyển, các nguyên liệu có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng,…Tùy điều kiện chất lượng đường sá, phương thức vận chuyển, tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh cao hay thấp.
Nông độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày nắng gắt, gió mạnh. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Thực tế là ô nhiễm bụi do quá tình vận chuyển và tập kết nguyên liệu là phổ biến.
Ước tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu xây dựng (theo WHO, năm 1993) như sau:
L = 1,7k
Trong đó: L: tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm).
k: kích thước hạt; 0,2
s: lượng đất trên đường; 8,9%
S: tốc độ trung bình của xe; 20 km/h
W: trọng lượng có tải của xe; 10 tấn
w: số bánh xe; 6 bánh
p: số ngày hoạt động trong năm
Từ công thức trên có thể xác định trung bình 0,15 kg bụi/km/lượt xe/năm. Dự án dự tính sử dụng 1 xe với quãng đường vận tải trung bình trong là 0,25 m, với 100 lượt xe/ngày. Vậy tải lượng ô nhiễm bụi là 0,15 × 0,25 × 100 × 30 = 112,5 kg bụi trong suốt quá trình dự án.
Khi hoạt động các phương tiên vận tải sử dựng nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu Diezel. Đây là nguồn thải ra các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường như: CO, CO2, CxHy, NO, NO2,…
Bảng 3.9: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông vận tải
Phương tiện
Đơn vị (U)
SO2 (kg/U)
NOx (kg/U)
CO
(kg/U)
VOC
(kg/U)
Chì
(kg/U)
Xe tải trọng lớn hơn 3,5 tấn chạy xăng
Đường đô thị
1000 km
tấn nhiên liệu
0,4
3,5
4,5S
20S
4,5
20
70
300
7
30
Xe tải trọng 3,5 – 16 tấn chạy diezel
Đường đô thị
1000 km
tấn nhiên liệu
0,9
4,3
4,29S
20S
11,8
55
6,0
28
2,6
12
Nguồn: WHO, 1993
Tại các khu vực thi công, nồng độ SO2, NO2 thông thường dao động trong khoảng 0,05 ÷ 0,35 mg/m3, nồng độ CO dao động trong khoảng 1 ÷ 2 mg/m3.
Trong quá trình hàn các kết cấu thép, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân lao động. Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện các vật liệu kim loại được tóm tắt trong bảng sau:
Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại
Chất ô nhiễm
Đường kính que hàn (mm)
2,5
3,25
4
5
6
Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác) (mg/1 que hàn)
285
508
706
1,100
1,578
CO (mg/1 que hàn)
10
15
25
35
50
NOx (mg/1 que hàn)
12
20
30
45
70
Nguồn: Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đãng, 2000
a2 Nước thải
( Nguồn gây ô nhiễm
Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công.
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất thoát vào hệ thống thoát nước.
Môi trường ô nhiễm do bụi sẽ có thể kéo theo ô nhiễm nguồn nước sử dụng của nhân dân và ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật nơi đây.
( Đặc trưng ô nhiễm nước
Khi trời mưa, nước mưa rơi xuống sẽ tiêu thoát thành nhiều nhánh nhỏ chảy ra ngoài và phần lớn sẽ thấm xuống đất. Điều này cho thấy, nước mưa không gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại công trình là nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu.
Bảng 3.10: Tải lượng nước thải sinh hoạt tính cho một người trong một ngày đêm
STT
Tác nhân gây ô nhiễm (g/ngd)
Tải lượng
1
Chất rắn lơ lửng (g/ngd)
200
2
BOD5 (g/ngd)
45 – 54
3
COD (g/ngd)
1,8
4
Tổng N (g/ngd)
6 – 12
5
Tổng P (g/ngd)
0,8 – 4,0
6
Dầu mỡ (g/ngd)
10 – 30
7
Tổng Coliform (cá thể)
106 - 109
8
Fecal Coliform (cá thể)
105 - 106
9
Trứng giun sán
103
Nguồn: Sở KHCN&MT Cần Thơ
a3. Rác thải
( Nguồn phát sinh
Chủ yếu là rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng của công nhân tại công trình.
( Khối lượng rác thải
Theo ước tính sơ bộ, mỗi công nhân làm việc tại công trình sẽ thải ra khoảng 0,5 – 0,8 kg rác sinh hoạt mỗi ngày. Như vậy, nếu có khoảng hơn 100 công nhân thì lượng rác thải sinh hoạt sẽ vào khoảng hơn 50 – 80 kg/ngày. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý thì lượng rác tích tụ lại trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều thì sẽ gây ảnh lớn đến môi trường.
a4. Tác động tới tài nguyên sinh học
( Hệ sinh thái trên cạn
Hoạt động của dự án sẽ có ảnh hưởng tới thảm thực vật nhưng không gây biến đổi nhiều
( Hệ sinh thái dưới nước
Trong quá trình xây dựng dự án, các nguồn thải không trực tiếp thải ra nguồn nước mặt là các con sông, ven biển nên cũng không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
b. Tác động đến kinh tế xã hội
b1. An toàn lao động
Các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công nếu không được quản lý chặt chẽ, kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên thì cũng dễ xảy ra tai nạn lao động.
B2. An ninh trật tự khu vực dự án
Khi thi công dự án, tập trung nhiều vật tư, nhiều công nhân nên vấn đề an ninh trật tự (mâu thuẫn của công nhân và người dân địa phương, mâu thuẫn giức các công nhân với nhau,…) cần phải được đặc biệt chú trọng quản lý chặt chẽ.
3.3.2.Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
a. Tác động đến môi trường tự nhiên
a1. Không khí
( Nguồn gốc ô nhiễm
Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là tiếng ồn tại khu vui chơi, giải trí, đặc biệt là vào dịp lễ tết, với số lượng lớn khách du lịch đến tham quan, giải trí.
Ngoài ra với các phương tiện vận chuyển khách du lịch, hoạt động đun nấu tập trung với mật độ cao cũng thải ra một lượng khí thải gây ảnh hưởng đến vi khí hậu khu vực dự án.
Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, thùng chứa rác sinh hoạt.
Tình trạng kẹt xe ảnh hưởng đến không khí và tiếng ồn khu vực dự án.
( Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí do mùi hôi
Ô nhiễm mùi hôi chủ yếu phát sinh do sự phân hủy của rác thải sinh hoạt, khu vực vệ sinh, khu vực xử lý nước thải sinh hoạt, khu vực dịch vụ…Tuy nhiên, phần lớn các khu du lịch đều đạt tiêu chuẩn cao về mặt thẩm mỹ đến các yêu cầu phục vụ vệ sinh nên hiện tượng ô nhiễm mùi hôi phát sinh tại các khu vực này là không đáng kể. Các nguồn gây ô nhiễm bên ngoài từ khu xử lý nước thải, thùng chứa rác thải, nhà hàng dịch vụ sẽ được quy hoạch cách ly và kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp quản lý, công nghệ phù hợp. Các nguồn gây ô nhiễm mùi hôi như nhà bếp nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng biện pháp thông gió làm mát, sử dụng các loại nhiên liệu sạch như gas, điện, sử dụng các chất sát trùng và tẩy rửa để luôn duy trì điều kiện vi khí hậu luôn trong lành và mát mẻ.
( Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí xung quanh từ hoạt động đun nấu của khu ẩm thực, nhà hàng, khách sạn
Hoạt động đun nấu sử dụng các loại nhiên liệu đốt khác nhau thì sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đến môi trường. Hiện nay, phần lớn các hoạt động đun nấu đều sử dụng gas và điện là chủ yếu. Vì nó tiện lợi mà ít gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
Bảng 3.11: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu
STT
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
Tải lượng (kg/ngày)
1
Bụi
0,710
0,089
2
SO2
20S
0,015
3
NO2
9,62
1,203
4
CO
2,19
0,273
5
THC
0,791
0,099
(Ghi chú: hàm lượng S trong gas tự nhiên là 0,06%)
( Đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động của máy phát điện (dự phòng)
Máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên liệu chính là dầu DO. Dự kiến máy phát điện dự phòng được sử dụng sẽ có công suất trung bình khoảng 200 KVA với số lượng là 2 máy phát. Thành phần và tính chất của dầu DO được mô tả trong bảng sau:
Bảng 3.12: Thành phần và tính chất dầu DO
STT
Chỉ tiêu – Đơn vị đo
Mức quy định
1
Tỷ trọng
Max 0,870
2
Độ nhớt (Viscosity/500C, cSt)
Max 1,8 ÷ 5,0
3
Hàm lượng S (%)
Max 1,00
4
Hàm lượng tro
Max 0,02
5
Hàm lượng nước (% VOL)
Max 0,05
6
Nhiệt độ bắt cháy cốc kín ((C)
Max 60,00
7
Trị số Xetan
Max 45,00
8
Điểm đông đặc ((C)
Max 9,00
Nguồn: Petrolimex
Thông thường, quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30 %. Khi nhiệt độ khí thải là 200°C thì lượng khí thải khi đốt cháy 1 kg DO là 38 m3.
Bảng 3.13: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện sử dụng dầu DO trong một giờ.
STT
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (g chất ô nhiễm/giờ)
Nồng độ
TCVN 5939:2005 (CN-B, Kp=1,Kv=1)
1
Bụi
0,0284
6,31
200
2
SO2
0,8
177,77
500
3
NOx
0,385
85,51
580
4
THC
0,3988
88,62
5
CO
0,0876
19,46
1000
Vậy nồng độ phát thải của máy phát điện không vượt quá giá trị cho phép trong tiêu chuẩn TCVN 5939:2005 và máy phát điện chỉ hoạt động khi có sự cố mất điện, thời gian sử dụng ít nên việc sử dụng máy phát điện dự phòng không ảnh hưởng nhiều đến môi trường không khí.
( Đánh giá mức độ ô nhiễm do các hoạt động giao thông
Khi dự án đi vào hoạt động, tần suất di chuyển của các phương tiện giao thông tăng lên đáng kể. Điều này sẽ phát sinh một lượng lớn khí thải. Trừ những ngày lễ tết mật độ giao thông tăng lên, còn lại những ngày bình thường thì lượng khí thải này là nguồn phân tán, rất khó để định lượng.
Bảng 3.14: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô
Thành phần khí độc hại (%)
Chế độ làm việc của động cơ
Chạy chậm
Tăng tốc độ
ổn định
Giảm tốc độ
Etxang
Diezen
Etxang
Diezen
Etxang
Diezen
Etxang
Diezen
Khí CO
Hydrocacbon
NOx (ppm)
Aldehyde
7,0
0,5
30
30
Vết
0,04
60
10
2,5
0,2
1050
20
0,1
0,02
850
20
1,8
0,1
650
10
Vết
0,01
250
10
2,0
1,0
20
300
Vết
0,03
30
30
Bảng 3.15: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông
Phương tiện
Đơn vị (U)
SO2 (kg/U)
NOx (kg/U)
CO
(kg/U)
VOC
(kg/U)
Chì
(kg/U)
Xe hơi sản xuất 1985 – 1992 (khu ngoại ô)
Động cơ 1400 – 2000 c
1000 km
tấn nhiên liệu
0,97S
20S
2,31
47,62
6,99
144,3
1,05
26,68
0,07
1,35
Động cơ > 2000cc
1000 km
tấn nhiên liệu
1,17S
20S
3,14
53,81
6,99
119,9
1,05
18,02
0,08
1,35
Nguồn: WHO, 1993
( Đánh giá mức độ ô nhiễm do sự thải nhiệt thừa
Hệ thống làm lạnh, đun nấu của khu du lịch sẽ tạo ra một lượng lớn nhiệt thừa làm nhiêt độ khu vực này tăng lên so với nhiệt không khí bên ngoài. Vào giờ cao điểm, mức độ tập trung cao về người, phương tiện vận chuyển, các hệ thống làm lạnh, hệ thống đun nấu tạo ra sức ép lớn đối với môi trường không khí khu vực này.
Tuy nhiên, vì đây là dự án khu du lịch sinh thái nên vẫn đảm bảo mật độ cây xanh tập trung cao, lại là khu vực gần biển, gió mạnh giúp tăng khả lọc sạch không khí.
* Đánh giá mức độ ô nhiễm do tiếng ồn
Khi dự án hoạt động, mức độ tập trung tiếng ồn tăng cao, đặc biệt là vào các giờ cao điểm, dịp lễ tết. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các khu vui chơi, giải trí, khu ăn uống. Nếu không có biện pháp quản lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí.
( Nhận xét chung về ô nhiễm không khí
Tóm lại, với việc xây dựng dự án sẽ có tác động tới môi trường không khí khu vực này. Tuy nhiên, tác động này là không lớn và có thể giảm thiểu khắc phục được.
Bảng 3.16: Tác động của các chất ô nhiễm không khí
STT
Thông số
Tác động
1
Bụi
-Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, gây ung thu phổi.
-Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa.
2
SOx, NOx
-Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.
-SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu
-Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới thảm thực vật và cây trồng.
-Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.
-Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái
3
CO
-Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.
4
CO2
-Gây rối loạn hô hấp phổi.
-Gây hiệu ứng nhà kính.
-Tác hại đến hệ sinh thái.
5
Hyrocacon
-Gây nhiễm độc cấp tính, suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan, có khi gây tử vong.
b. Đánh giá tác động môi trường do nước thải
b1. Nguồn gốc phát sinh nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động thì nguồn gây ô nhiễm chính là nước thải sinh hoạt, nước mưa rơi trên khuôn viên khu du lịch.
Nước thải sinh hoạt của của các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các biệt thự cho thuê là chủ yếu là các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan có thể gây ô nhiễm do chứa các vi trùng.
Nước mưa rơi xuống khu vực khuôn viên khu du lịch sẽ chảy tràn tạo thành dòng chăn mang theo cát, rác thải xuống sông nếu không được xử lý đường ống dẫn ra khu vực tiếp nhận.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của dự án còn có nước giải nhiệt máy phát điện dự phòng và nước thải dùng để chữa cháy.
b2. Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải
- Nước thải sinh hoạt và nước thải phát sinh từ các hoạt động của dự án.
Lượng nước cấp trung bình cho các hoạt động của dự án khi đi vào hoạt động sẽ khoảng 400 m3/ngày đêm và dự trù lượng nước thải phát sinh sẽ chiếm khoảng 80% lượng nước cấp. Như vậy, lượng nước thải phát sinh khoảng 320 m3/ngày đêm
Bảng 3.17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Nồng độ
Thấp
Trung bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐTM cho dự án Matic Resort tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.doc