BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở KON TUM
VÙNG ĐỒI GÒ
Nông hộ: Ông Trương Văn Thịnh
Địa chỉ:
Phường Ngô Mây, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Ngày phỏng vấn:
03/04/2006; 04/04/2006
Người phỏng vấn và viết báo cáo: Trương Chí Hiếu
MỤC LỤC
I. PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ 2
1. Giới thiệu 2
2. Nội dung 2
2.1 Thông tin khái quát về nông hộ 2
2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động .2
2.1.2 Tình hình sản xuất của hộ 3
2.1.3 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ 4
2.1.4 Nguồn lực lao động của nông hộ .5
2.1.5 Tư liệu sản xuất hiện có của nông hộ 5
2.2 Hệ thống canh tác 6
2.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi cá nước ngọt của nông hộ 6
2.2.2 Xác định thu nhập của nông hộ 8
2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ 10
2.3.1 Dự kiến sản phẩm thay thế .10
2.3.2 Xác định tính khả thi của phương án mới 10
II. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG THỊ TRƯỜNG CỦA SẢN PHẨM CÁ 10
1. Giới thiệu 10
2. Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung 11
3. Mô tả chuỗi cung sản phẩm cá 11
4. Phân tích hoạt động chuỗi cung 12
KIẾN NGHỊ 14
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Lịch thời vụ hoạt động nuôi cá nước ngọt 3
Bảng 2. Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ . 5
Bảng 3. Chi phí cho giống cá 6
Bảng 4. Tổng doanh thu bán cá 8
Bảng 5. Tổng hợp các nguồn thu của nông hộ năm 2005 . 9
Bảng 6. Dòng tiền của hộ năm 2005 . 10
Sơ đồ 2. Chuỗi cung sản phẩm cá .
I. PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ
1. Giới thiệu
Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh
của nông hộ điển hình ở vùng Tây Nguyên. Hai lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu là
phân tích sản xuất cấp nông hộ và phân tích chuỗi thị trường một số sản phẩm chủ yếu
của nông hộ.
Mục tiêu của báo cáo là đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của
các hộ gia đình tại vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng thông qua 1
hộ điển hình. Trong đó nhấn mạnh phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá nước
ngọt. Đây là một sản phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh tại địa phương. Sau đó, mô
tả và phân tích chuỗi cung của sản phẩm quan trọng này của nông hộ. Từ đó đề xuất các
kiến nghị cần thiết để cải thiện tình hình kinh tế nông hộ tại vùng này.
Phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, phỏng vấn đầu
mối tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường bán buôn và bán lẻ nông sản chủ yếu. Đồng
thời tham khảo các tài liệu liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật của một số cây trồng
và vật nuôi liên quan. Phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để kiểm tra lại thông
tin phỏng vấn. Trong phân tích tình hình kinh tế hộ, các kỹ thuật phân tích ngân sách
từng phần, phân tích lãi hỗn hợp, dòng tiền dựa trên các dòng thu chi của nông hộ được
áp dụng để cho thấy tình hình tài chính chung của hộ hiện nay và hiệu quả của hoạt động
sản xuất chính. Về phần tiêu thụ sản phẩm, phân tích chuỗi cung sẽ được thực hiện để
xem xét dòng dịch chuyển của sản phẩm và người nông dân có thể cải thiện thu nhập của
mình qua việc tham gia chuỗi cung như thế nào.
2. Nội dung
2.1 Thông tin khái quát về nông hộ
2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động
Hiện nay nghề nghiệp chính của ông Thịnh (chủ hộ) là nông dân. Năm nay ông
Thịnh 53 tuổi. Trước đây ông đã tốt nghiệp trường Trung cấp Sư phạm Quy Nhơn và là
giáo viên tiểu học nhưng do đời sống khó khăn nên đã xin nghỉ việc từ nhiều năm trước.
Tuy nhiên, ông vẫn tham gia trong công tác của chính quyền địa phương với chức danh là
chủ tịch Hội Nông dân phường Ngô Mây, thị xã Kon Tum.
Tổng số khẩu: 6 người (gồm 2 vợ chồng và 4 người con - 2 trai 2 gái), trong đó
tất cả đều trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 3 người tham gia lao
động còn những đối tượng khác đang học ở xa hay bận công tác xã hội. Các thành viên
trong hộ như sau:
+ Vợ: Nguyễn Thị Minh Tuệ, 50 tuổi, trình độ là Trung cấp Sư phạm Quy Nhơn. Công
việc chính của cô là làm việc nhà tham gia phụ thêm một vài hoạt động sản xuất
như chăn nuôi heo, gà và nuôi cá.
+ Con trai đầu: Trương Minh Tuyên, 30 tuổi, trình độ là Trung cấp Chính trị, giáo viên
trường THCS Ngô Mây, anh thường xuyên tham gia vào các hoạt động kinh tế
của gia đình
+ Con gái thứ 2: Trương Minh Giao, 27 tuổi, trình độ là Đại học Sư phạm. Tuy nhiên chị
rất ít khi tham gia trong các hoạt động kinh tế của gia đình do quá bận rộn công
tác xã hội.
+ Con trai thứ 3: Trương Minh Đạt, 21 tuổi, học năm thứ 3 Đại học Bách khoa, anh
không thể tham gia lao động trong gia đình do điều kiện học ở xa.
+ Con gái thứ 4: Trương Minh Duyên, 17 tuổi, học lớp 12 tại thị xã Kon Tum, chị không
tham gia trong hoạt động kinh tế của gai đình do quá bận việc học.
81 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c yếu tố đầu vào
Nông dân trồng cao su
CTy Đức Thắng CTy Cao su Đà Nẵng CTy Vạn Lợi
Tiêu dùng nội địa
Vân Duyên
Ông Tảo
Đại lý Ô. Khuê
Bà Thảo
Thị trường Trung Quốc
CTy chế biến
trong nước
9
3.2. Thông tin trong chuỗi cung
3.2.1. Thông tin về các yếu tố đầu vào
Đối với thông tin về cây giống, phân bón, thuốc cỏ người dân tiếp cận khá dễ
dàng và chính xác thông qua các cơ sở buôn bán, bà con và các phương tiện thông tin đại
chúng. Tuy nhiên, các thông tin về kỹ thuật trồng, chăm sóc, người dân ít có có hội tiếp
cận, thông thường chỉ khi nào chính quyền địa phương tổ chức phổ biến thì người dân
mới được biết. Trong khi các hoạt động này khó có thể thực hiện thường xuyên. Hơn nữa,
rất nhiều người dân ít quan tâm tới nhưng vấn đề này.
3.2.2. Thông tin về quy mô thị trường, giá cả và phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán hiện nay giữa các mắt xích với nhau là thanh toán ngay
bằng tiền mặt. Thông tin về giá cả chủ yếu thông qua các đại lý ở Kon Tum.
Đặc biệt là thông tin về người tiêu dùng cuối cùng. Điều này sẽ quyết định tính
bền vững của thị trường. Nhu cầu trong tương lai của người tiêu dùng cuối cùng như thế
nào, tính cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như thế nào là những vấn đề rất quan
trọng đối với người trồng Cao su. Vì cây Cao su có chu kỳ sản xuất dài nên cần có những
hiểu biết và phán đoán thị trường ở mức nhất định để là cơ sở để có những quyết định sản
xuất đúng đắn. Tuy nhiên, vấn đề này các hộ nông dân trồng Cao su và các cơ quan chức
năng ở địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức. Hay nói cách khác hiểu biết về thị
trường tiêu thụ Cao su cuối cùng chưa đúng mức.
4. Những trở ngại cho hoạt động của chuỗi và hướng cải tiến
Thông tin giá cả, quy mô và tính bền vững của thị trường cuối cùng không rõ ràng
ở một số mắt xích, nhất là đối với người nông dân. Điều này đòi hỏi các nông hộ cần có
những tìm hiểu, đặc biệt là các cơ quan chức năng cần khảo sát thực tế để cung cấp thông
tin cho người dân.
III. KẾT LUẬN
1. Về sản xuất kinh doanh nông nghiệp của hộ
Hộ gia đình ông Mỹ là một nông dân làm ăn khá giả. Hoạt động nông nghiệp
chính của gia đình anh là trồng Cao su.
Đối với cây Cao su có ưu điểm là khá dễ trồng, thị trường những năm gần đây khá
ổn định, nhưng nông hộ cần chú ý tới kỹ thật trồng chăm sóc, khai thác để mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
2. Về chuỗi cung Cao su
Chuỗi cung các yếu tố đầu vào có nhiều lựa chọn cho nông hộ, nhưng nông hộ
cần quan tâm tới việc tiếp thu các vấn đề kỹ thật nhiều hơn nữa để sản xuất đạt hiệu quả
cao hơn. Chuỗi cung đầu ra sản phẩm có nhiều đơn vị thu mua nên tạo sự cạnh tranh cần
thiết. Tuy nhiên người trồng Cao su ít quan tâm và hiểu biết về thị trường sản phẩm cuối
cùng. Chưa đề cao đúng mức công tác dự đoán, dự báo thị trường.
3. Các khoá tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng kinh doanh nông nghiệp
Gia đình ông Mỹ đã có cơ hội tiếp xúc với một số khoá tập huấn về kỹ thuật trồng
và chăm sóc cao su, tuy nhiên chưa lần nào được tập huấn về hạch toán lời lỗ trong sản
xuất kinh, đặc biệt là hạch toán đối với những cây trồng dài ngày như cây Cao su. Vì vậy
gia đình ông mong muốn được tập huấn về: Phương pháp hạch toán trong SXKD nông
nghiệp. Nội dung cần tập trung vào cách thức hạch toán theo các phương pháp khác nhau
cho cả cây trồng và vật nuôi, cách thức ghi chép sổ sách. Thời gian khoản 3-5 ngày.
1
VÙNG ĐỒI GÒ
Nông hộ: ông A.NHEN
Dân tộc: Rơ Ngao
Địa chỉ: thôn 9 xã Đak La huyện Đak Hà tỉnh KonTum
Ngày phỏng vấn: 03/04/2006
Người phỏng vấn và viết báo cáo: Trần Minh Trí
MỤC LỤC
Trang
I. PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ ..................................................................................2
1. Giới thiệu...........................................................................................................................2
2. Nội dung phân tích sản xuất nông hộ ................................................................................2
3. Các giải pháp nâng cao hiệu qủa và phát triển SXKD của hộ ........................................11
II. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM BỜI LỜI ........................................................11
1. Giới thiệu.........................................................................................................................11
1.1. Lý do ........................................................................................................................11
1.2. Mục tiêu của phân tích chuỗi cung ..........................................................................12
1.3. Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung bời lời ...........................................................12
2. Mô tả chuỗi cung.............................................................................................................12
3. Phân tích hoạt động của chuỗi cung bời lời ....................................................................14
3.1. Các mối quan hệ trong chuỗi cung ..........................................................................14
3.2. Thông tin trong chuỗi cung......................................................................................15
3.3. Giá cả và sự chênh lệch giá trong chuỗi cung .........................................................15
4. Những trở ngại cho hoạt động của chuỗi và hướng cải tiến ...........................................16
III. KẾT LUẬN .......................................................................................................................17
1. Về sản xuất kinh doanh nông nghiệp của hộ...................................................................17
2. Về chuỗi cung bời lời ......................................................................................................17
3. Các khoá tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng kinh doanh nông nghiệp ............................17
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1. Tình hình sử dụng đất của nông hộ ................................................................................3
Bảng 2. Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ ...............................................................................3
Bảng 3. Lịch thời vụ của một số hoạt động chính của nông hộ ..................................................4
Bảng 4. Chi phí sản xuất bời lời theo từng thửa đất ....................................................................5
Bảng 5. Kết quả sản xuất kinh doanh bời lời của nông hộ ..........................................................6
Bảng 6. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh bời lời theo phương pháp tính NPV .................8
Bảng 7. Phân tích giá và sản lượng hoà vốn theo phương pháp thông thường ...........................9
Bảng 8. Tổng hợp kết quả và hiệu quả SXKD chính của hộ năm 2005......................................9
Bảng 9. Luồng tiền mặt thu chi của hộ năm 2005.....................................................................10
Sơ đồ 1. Chuỗi cung bời lời ở Đăk Hà ......................................................................................13
2
I. PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ
1. Giới thiệu
Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Đây là khu vực được xem có đất đai
màu mỡ, thích hợp cho trồng cây công nghiệp. Tuy nhiên, đất đai ở Kon Tum chất lượng thấp
hơn so với các tỉnh khác trong vùng. Nơi đây cũng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít
người. Sự chênh lệch về trình độ canh tác giữa các cộng đồng dân cư vẫn còn là vấn đề cần
quan tâm nhằm phát triển sản xuất phù hợp. Cây bời lời là một loại cây bản địa dễ trồng, ít đòi
hỏi kỹ thuật cao, phù hợp với trình độ canh tác thấp, thích hợp với những chân đất bạc màu
khó canh tác những cây trồng khác, sản phẩm là vỏ bời lời đang được thị trường tiêu thụ tốt.
Vì vậy, nghiên cứu sản xuất cây bời lời ở các nông hộ gia đình dân tộc thiểu số có ý nghĩa
quan trọng.
Mục tiêu của của phân tích sản xuất nông hộ: Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi phân
tích thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ điển hình trồng bời lời ở huyện Đak Hà tỉnh
Kon Tum nhằm:
- Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất
bời lời của hộ gia đình ông A. Nhen để minh hoạ cho hiệu quả trồng bời lời trong vùng.
- Đưa ra các gợi ý cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của hộ.
- Phân tích thu nhập và chi tiêu của hộ.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phỏng vấn bán cấu trúc, chuyên sâu đối với nông
hộ điển hình, phương pháp chuyên gia được áp dụng để kiểm tra lại thông tin phỏng vấn. Các
phương pháp phân tích lãi gộp (gross margin analysis), phương pháp tính giá trị hiện tại ròng
(NPV) được sử dụng trong phân tích kết quả sản xuất.
2. Nội dung phân tích sản xuất nông hộ
2.1. Mục tiêu của nông hộ: Gia đình ông A. Nhen mong muốn nâng cao thu nhập và làm
giàu. Tạo điều cho con ăn học hết phổ thông trung học.
2.2. Nhân khẩu và lao động của nông hộ
Chủ nông hộ: ông A. Nhen, 49 tuổi, phó chủ tịch hội nông dân xã Đak La; Văn hoá: 9/12.
Tổng số khẩu: 11 người gồm 2 vợ chồng 7 người con và 2 người cháu ngoại.
+ Vợ, 48 tuổi, học hết lớp 9, làm nghề nông, sức khoẻ yếu.
+ Con gái đầu, 26 tuổi, học hết lớp 9, làm nông nghiệp, có 2 con nhỏ, ở cùng
với bố mẹ.
+ Con gái thứ 2, 22 tuổi, đang học lớp 12.
+ Con trai thứ 3, 19 tuổi, đang học lớp 10.
+ Con trai thứ 4, 14 tuổi, đang học lớp 7.
+ Con trai thứ 5, 11 tuổi, đang học lớp 4.
+ Con gái thứ 6, 8 tuổi, đang học lớp 2.
+ Con trai thứ 7, 5 tuổi, đang học mẫu giáo.
+ Hai cháu ngoại 3 tuổi và 1 tuổi.
Thời gian sống ở địa phương: 30 năm, từ 1976, trước 1976 sống ở Đak Uy.
* Số lượng lao động: Lao động thường xuyên trong gia đình: 3 người. Lao động thuê thời vụ
chăm sóc và thu hái bời lời: tuỳ vào công việc cụ thể, khi thuê ít nhất là 2 người, khi thuê nhiều nhất
là 5 người cho việc thu hoạch bời lời, làm cỏ sắn.
* Chất lượng lao động
- Trong gia đình có 3 lao động đều có trình độ văn hoá 9/12, cần cù chăm chỉ. Chủ hộ
được tham gia nhiều khoá tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, có cơ hội tiếp xúc với các
3
thông tin và phương thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp mới. Đây là hộ gia đình có trình độ
và hiểu biết khá về sản xuất nông nghiệp trong thôn.
- Trong 3 lao động thì 1 người có sức khoẻ yếu, những năm gần đây không tham gia
được các công việc nặng nhọc, một lao động khác thì đang nuôi con nhỏ. Chủ hộ vừa tham gia
sản xuất nông nghiệp vừa tham gia hoạt động đoàn thể (phó chủ tịch hội nông dân xã Đak La).
Vì vậy hiện nay gia đình ông A. Nhen đang thiếu lao động trầm trọng.
2.3. Tình hình sử dụng đất của hộ
Tình hình sử dụng đất của nông hộ được trình bày ở Bảng 1. Qua Bảng 1 cho thấy
nông hộ ông A. Nhen có 190 sào1 đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu cho trồng cao su, bời
lời và sắn. Cao su chiếm diện tích lớn nhất nhưng chưa có thu nhập. Trong nhưng năm gần
đây cây cao su mang lại thu nhập cao do giá cao nên ông A. Nhen cũng tiến hành trông cao su
bằng nguồn vốn vay từ dự án của Chính phủ theo hình thức cấp vật tư trực tiếp, thuê thiết kế
và dự án trả trực tiếp cho đơn vị thiết kế.
Bảng 1. Tình hình sử dụng đất của nông hộ
Chỉ tiêu Diện tích (Sào)
Tỷ lệ
(%)
Nguồn gốc đất và
tình trạng quản lý
Tổng diện tích 191 100,0
I. Đất nông nghiệp 190 99,5
1. Diện tích bời lời 56 29,3
2. Diện tích trồng cao su 80 41,9
3. Diện tích sắn (mỳ) 40 20,9
Đất có nguồn gốc gia đình tự khai
hoang và được cấp sổ đỏ sử dụng 50
năm từ năm 1999
4. Diện tích lúa nước 14 7,3 Khai hoang
II. Diện tích vườn & nhà ở 1 0,5 Được cấp sổ đỏ sử dụng lâu dài từ năm 1999
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006 của tác giả.
2.4. Tư liệu sản xuất hiện có của nông hộ
Xuất phất từ nhu cầu của công việc, tư liệu sản xuất của hộ chủ yếu phục vụ cho hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi như cày bừa, súc vật cày kéo và bò sinh sản, chuồng trại trong chăn
nuôi.
Bảng 2. Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ
TT Loại tư liệu sản xuất ĐVT Số lượng
Giá trị
ban đầu
(1000đ)
Giá trị
thanh lý
(thu hồi)
Thời gian
sử dụng
(năm)
Thời gian đã
sử dụng
(năm)
Giá trị hiện
còn (1000đ)
1 Bò sinh sản Con 4 16.000 8.000 7 3 12.571
2 Bò cày Con 2 10.000 8.000 6 2 9.333
3 Chuồng bò Cái 1 2.000 0 15 4 1.467
4 Chuồng lợn Cái 1 500 0 15 4 367
5 Bình phun tay Cái 1 60 0 4 2 30
6 Cày bừa Cái 3 600 0 4 2 300
Tổng 29.160 16.000 24.068
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006 của tác giả.
1 1 sào = 500m2.
4
2.5. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ
Địa phương có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa khô thường thiếu nước cho sản xuất
nông nghiệp, những năm hạn hán thường gây mất mùa.
Đây là vùng đất bazan tương đối màu mỡ phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp.
Tuy nhiên diện tích đất của gia đình ông A. Nhen không có hệ thống thuỷ lợi nên rất bị động
vào thời tiết.
2.6. Hệ thống canh tác của nông hộ
Với tổng diện tích 190 sào đất nông nghiệp, gia đình ông A. Nhen canh tác 4 cây trồng
chính là lúa nước, sắn, cao su, bời lời. Trong đó lúa nước được trồng 2 vụ là Đông Xuân và vụ
Mùa. Lịch thời vụ một số hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của gia đình được thể hiện ở
Bảng 3. Ở Bảng 3, ô màu đỏ biểu hiện thời gian cần nhiều lao động. Như vậy tháng 4 và tháng
12 là 2 tháng gia đình ông A. Nhen cần nhiều lao động cho việc gieo trồng và thu hoạch các
cây ngắn ngày là lúa và sắn. Đặc biệt là trồng và thu hoạch sắn. Điều này đòi hỏi việc bố trí
lao động gia đình hợp lý và cần có kế hoạch đổi công, thuê, mượn đủ lao động để sản xuất kịp
thời vụ. Hoạt động sản xuất bời lời giai đoạn chăm sóc tốn rất ít công. Nhưng nếu tiến hành
khai thác theo phương thức gia đình tự thu hoạch và bán vỏ thì rất tốn công. Mỗi công thu
hoạch trung bình chỉ được 10 gốc bời lời. Tuy nhiên hoạt động khai thác bời lời có thể được
thực hiện ở nhiều tháng trong năm, chỉ trừ những tháng trời không có nắng. Trong bối cảnh
thiếu lao động như hiện nay của gia đình ông A. Nhen thì đây là một vấn đề khó khăn cần
nghiên cứu giải quyết.
Bảng 3. Lịch thời vụ của một số hoạt động chính của nông hộ
Caïc thaïng trong nàm Chè tiãu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1. Luïa Âäng
Xuán
2. Luïa Muìa
3. Sàõn
4. Chàn nuäi boì
5. Båìi låìi
Chàm soïc G/CT.H
Chàm soïc T.HG/C
Chàm soïc T .HTräöng
Chàm soïc (1 lao âäüng phuû)
Chàm soïc/ thu hoaûch
Nguồn: Điều tra năm 2006 của tác giả.
5
2.7. Kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bời lời
Bời lời là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên tại địa phương. Sản
phẩm chủ yếu là vỏ cây. Vỏ bời lời dùng trong công nghiệp sản xuất keo và sơn vì có chất
nhựa. Vỏ và lá bời lời còn được dùng trong việc sản xuất hương (nhang) nhờ tính kết dính của
chúng. Gỗ bời lời dùng trong công nghiệp chế biến bột giấy và bột ván dăm. Kỹ thuật trồng
bời lời tương tự như trồng các loại cây lâm nghiệp khác. Tính thích nghi của loại cây này rất
cao, kỹ thuật trồng đơn giản. Thời gian để có thể khai thác là 6 năm. Nếu trồng càng lâu cho
sản phẩm càng lớn. Bời lời sau khi khai thác có thể mọc chồi. Đây là một thuận lợi trong sản
xuất kinh doanh đối với loài cây này.
Việc hạch toán vườn cây được chúng tôi áp dụng theo hai phương pháp đó là phương
pháp tính theo hiện giá (NPV) và phương pháp tính lợi nhuận thông thường.
2.7.1. Hạch toán theo phương pháp thông thường (không tính chiết khấu)
Phương pháp tính này đang được gia đình ông A. Nhen áp dụng trong việc hạch toán
kinh doanh bời lời của mình và đây cũng là phương pháp hạch toán phổ biến của các hộ nông
dân trồng bời lời hiện nay.
Như đã trình bày ở phần trên hiện nay gia đình ông A. Nhen có 56 sào bời lời, được
trồng vào các năm 1993, 1997, 1999 và 2005. Chi phí thực tế trồng bời lời theo các thửa ruộng
cho từng năm được thể hiện ở Bảng 4. Qua bảng 4 cho thấy chi phí bình quân để trồng 1 sào bời
lời rất thấp. Chi phí trồng ban đầu giao động từ 95 ngàn đồng tới 127 ngàn đồng. Diện tích bời
lời trồng năm 1993 có chi phí trồng bình quân lớn nhất vì năm này giá cây giống cao, 600 đồng
1 cây. Vào những năm 1997, 1999 và 2005 giá cây giống chỉ còn 300 đồng/cây. Trong đó diện
tích bời lời trồng năm 1997 và 1999 giống do gia đình anh tự đi xin hạt về ươm, điều này đã làm
giảm chi phí trực tiếp trong sản xuất. Trong tổng chi phí sản xuất bời lời nếu chọn phương thức
tự khai thác bán vỏ thì chi phí khai thác chiếm tỷ trọng khá lớn. 8 sào thửa thứ nhất chi phí này
lên tới 4.500.000đ .Nếu bán cây đứng thì không có chi phí này.
Bảng 4. Chi phí sản xuất bời lời theo từng thửa đất (ĐVT: 1.000đ)
Thửa 1
(8 sào, trồng 1993)
Thửa 2
(24 sào, trồng 1997)
Thửa 3
(8 sào, trồng 1999)
Thửa 4
(16 sào, trồng 2005) Chỉ tiêu
Tổng B/q sào Tổng B/q sào Tổng B/q sào Tổng B/q sào
Năm thứ 1 1.015 127 2.290 95 820 103 2.000 125
Năm thứ 2 150 19 600 25 180 23
Năm thứ 3 150 19 600 25 180 23
Năm thứ 4 150 19 470 20 180 23
Năm thứ 5 200 25 470 20 230 29
Năm thứ 6 200 25 470 20 180 23
Năm thứ 7 4.500 563 470 20 180 23
Năm thứ 8 260 11
Tổng 6.365 796 5.630 235 1.950 244 2.000 125
Nguồn: Điều tra năm 2006 của tác giả.
Xét chi phí bình quân hàng năm của cây cây bời lời rất thấp, chỉ từ 19 đến 25 ngàn đồng,
chủ yếu là chi phí làm cỏ, phun thuốc cỏ. Chi phí này phụ thuộc vào giá công lao động. Mặc dù
giá công lao động ngày càng cao nhưng từ năm 2000, thay vì cuốc cỏ thủ công gia đình ông
A.Nhen đã sử dụng thuốc trừ cỏ, điều này đã làm cho chi phí làm cỏ giảm đáng kể so với trước
đó. Hiện nay gia đình ông A. Nhen không bón phân cho bời lời. Tuy nhiên theo các nhà chuyên
6
môn, trồng bời lời nên bón phân để có năng suất cao hơn, hiệu quả của việc bón phân sẽ rất lớn.
Đây là vấn đề mà gia đình ông A. Nhen và những người trồng bời lời cần quan tâm lưu ý.
Hạch toán đối với các thửa bời lời đã thu hoạch.
Cho đến nay gia đình ông A.Nhen đã thu hoạch 32 sào bời lời ở thửa thứ nhất và thứ hai
với doanh thu hơn 50 triệu đồng, cụ thể được trình bày ở Bảng 5.
Bảng 5. Kết quả sản xuất kinh doanh bời lời của nông hộ
Thửa 1 (trồng 1993) Thửa 2 (trồng 1997) TT Chỉ tiêu ĐVT
Tổng B/q sào Tổng B/q sào
I Diện tích Sào 8 24
II Số cây trồng cây 1000 125 3000 125
III Số cây khai thác cây 700 88 2200 88
IV Thời gian 1 chu kỳ năm 7 8
V Tổng chi phí 1000đ 6.365 796 5.630 235
1 Chi phí trực tiếp 1000đ 750 94 1750 73
2 Lao động gia đình 1000đ 5.615 702 3.880 162
VI Sản lượng kg 4.150 519 6.2502 260
VII Giá bán/kg 1000đ 5,0 5,0 5,0 5,0
VIII Giá trị sản lượng 1000đ 20.675 2.584 31.250 1.302
IX Thu nhập hỗn hợp 1000đ 19.925 2.491 29.500 1.229
X Lợi nhuận 1000đ 14.310 1.789 25.620 1.068
Nguồn: Điều tra năm 2006 của tác giả.
Diện tích bời lời gia đình ông A.Nhen trồng đầu tiên là vào năm 1993 và thu hoạch vào
năm 1999 với diện tích là 8 sào. Đến năm 1997 ông lại tiếp tục trồng 24 sào và thu hoạch vào
năm 2004. Mật độ trồng là 2m X 2m. Thời gian kinh doanh của thửa thứ nhất là 7 năm, của
thửa thứ 2 là 8 năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia kỹ thuật cho biết nếu thời gian càng kéo
dài cho mỗi chu kỳ thì càng thu được nhiều lợi nhuận hơn3. Quả thật đây là một vấn đề quan
trọng cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể.
Tổng chi phí đối với thửa thứ nhất là 6,4 triệu đồng và đối với thửa thứ 2 chỉ là 5,6
triệu đồng, mặc dù diện tích thửa thứ hai gấp 3 lần thửa thứ nhất. Nguyên nhân là đối với thửa
thứ nhất việc thu hoạch do hộ thực hiện, trong khi đó công thu hoạch lên tới 4,5 triệu. Ở thửa
thứ hai vì không có đủ lao động nên gia đình ông A.Nhen phải bán toàn bộ vườn cây đứng nên
không tốn công thu hoạch. Điều này đã dẫn tới chi phí bình quân cho mỗi sào của thửa thứ
nhất là 796 ngàn đồng, trong khi đó con số này đối với thửa thứ hai chỉ là 235 ngàn đồng. Nếu
tách chi phí thu hoạch của thửa thứ nhất thì chi phí bình quân 1 sào đối với thửa này chỉ 233
ngàn đồng, xấp xỉ với thửa thứ 2 và đây là một khoản chi phí rất thấp. Điều này gợi ý một vấn
đề quan trọng là cây bời lời rất thích hợp với những hộ gia đình có đất nhưng thiếu vốn, nhất
là đối với các hộ gia đình dân tộc ít người.
2 Giá trị này được tính toán bằng cách lấy giá trị bán cây đứng chia cho giá vỏ bời lời trên thị trường địa phương.
Vì vậy con số này có thể có những sai lệch rất lớn.
3 Nhận định này cần có nghiên cứu cụ thể để kiểm chứng.
7
Đối với thửa thứ nhất gia đình ông A.Nhen tự thu hoạch nên kiểm soát được sản lượng
vỏ. Tổng sản lượng của 8 sào 4.150 kg, bình quân mỗi sào đạt 519kg, mỗi cây đạt 4,2kg. Tuy
nhiên, theo một vài hộ trồng bời lời khác trong vùng và những người chuyên làm nghề khai
thác bời lời thì sản lượng bình quân cho 1 cây 7 năm tuổi ở mức trung bình là 6kg, có trường
hợp lên tới 9kg4. Phân tích vấn đề này ông A.Nhen và ông Mạnh (chủ tịch hội nông dân xã
Đak La) đều cho rằng sản lượng vỏ bời lời của gia đình ông chưa cao vì trồng không có phân
bón, đất không tốt. Điều này là một gợi ý quan trọng cho việc cải thiện năng suất bời lời của
gia đình. Đối với thửa ruộng thứ 2, sau 8 năm ông A. Nhen mới thu hoạch. Theo ông việc để 8
năm đã làm cho đường kính cây lớn hơn so với thửa thứ nhất 7 năm. Tuy nhiên, do không có
đủ lao động nên ông lại không tự khai thác mà bán toàn bộ vườn cho người thu gom nên
không xác định đựơc sản lượng cụ thể là bao nhiêu. Toàn bộ thửa thứ 2 gồm 24 sào với 2.200
cây chỉ bán với giá 30 triệu đồng. Theo chúng tôi đây là một mức giá quá thấp. Thứ nhất: giá
vỏ bời lời vào năm 2004 cao hơn năm 1999 là 500đ/kg. Năm 1999 bán vỏ tại vườn chỉ
4500đ/kg năm 2004 bán tại vườn là 5000đ/kg. Thứ hai: theo lời kể của chủ hộ thì sản lượng
bình quân trên mỗi cây không thấp hơn so với thửa thứ nhất, nếu đối chiếu giá trị sản lượng và
sử dụng giá vỏ khô trên thị trường tại năm 2004 thì sản lượng vở bình quân 1 cây chỉ đạt
2,1kg, điều này là không hợp lý. Thứ ba: theo ông Ngô Ngọc Đức và ông Minh, những người
thu gom vỏ bời lời thì hoạt động mua toàn bộ vườn và khai thác trước đây có thể mang lại lợi
nhuận hơn gấp đôi và hiện nay khoảng 70-80% giá mua cây. Từ nhưng thông tin và nhận định
trên có thể kết luận rằng người dân nên tổ chức tự khai thác. Tuy nhiên, để khai thác đạt hiệu
quả cao lại cần một số kỹ thuật nhất định. Tuy nó rất đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới
sản lượng thu hoạch như: Việc thu hoạch cần có sự phân loại cây trước khi lột vở. Vì cây to sẽ
có vỏ dày, cây nhỏ có vỏ mỏng, nếu để chung thi khi phơi làm cho loại vỏ mỏng quá khô,
trong khi vỏ dày chưa khô. Nếu phơi cho vỏ dày đủ khô đạt yêu cầu thì số vỏ mỏng trở nên
quá khô và thiệt hại về trọng lượng khi xuất bán. Tương tự trong 1 cây cũng cần phân loại vở
phần gốc và vỏ ở giữa thân và vở ở phần ngọn để phơi riêng.
Chỉ tiêu lợi nhuận của thửa thứ 2 cũng thấp hơn rất nhiều so với thửa thứ nhất. Lợi
nhuận bình quân 1 sào của thửa thứ nhất lên tới 1.789 ngàn đồng trong khi đó chỉ tiêu này ở
thửa thứ hai chỉ đạt 1.068 ngàn đồng. Lợi nhận bình quân trên sào của thửa thứ nhất lớn hơn
so với thửa thứ 2 là 68%. Mức chênh lệch này ở chỉ tiêu GM còn cao hơn, lên tới 103% vì đối
với thửa thứ nhất công thu hoạch đã mang về cho gia đình một khoản thu nhập khá lớn (4.500
ngàn đồng).
So sánh hiệu quả sử dụng đất của cây bời lời với một số cây trồng khác thì không cao
nhưng đây là cây trồng phù hợp với các chân đất xấu, chỉ cần ít vốn và ít công lao động, đặc
biệt không đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao.
2.7.2. Hạch toán theo phương pháp tính NPV
Đây là phương pháp mà giá trị của các khoản chi phí và doanh thu đều được đưa về
một mốc thời gian. Trong trường hợp này chúng tôi lấy mốc thời gian là năm bắt đầu tiến hành
SXKD để tính toán. Kết quả tính toán được trình bày ở Bảng 6.
Khác với phương pháp hạch toán thông thường, phương pháp hạch toán theo NPV giá
trị của toàn bộ dòng tiền trong suốt cả chu kỳ kinh doanh được chiết khấu về năm đầu tiên của
chu kỳ.
4 Theo ông Ngô Ngọc Đức, người thu gom, khai thác vỏ bời lời ở thị trấn Đak Hà.
8
Bảng 6. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh bời lời theo phương pháp tính NPV
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 Năm 2
Năm
3
Năm
4
Năm
5
Năm
6 Năm 7 Năm 8 Tổng
I Thửa 1
1 Diện tích Sào 8
2 Số cây khai thác cây - - 700
3 Thời gian chu kỳ năm 7
4 Tổng chi phí 1000đ 1.015 150 150 150 200 200 4.500 6.365
5 Giá trị sản lượng 1000đ 0 0 0 0 0 675 20.000 20.675
6 NPV 1000đ 6.836
7 NPV/sào 1000đ 855
8 NPV/cây 1000đ 10
9 PMT 1000đ 1.404
10 PMT/sào 1000đ 176
11 FV 1000đ 13.322
II Thửa 2
1 Diện tích Sào 24
2 Số cây khai thác cây 2.200
3 Thời gian chu kỳ năm 8
4 Tổng chi phí 1000đ 2.290 600 600 470 470 470 470 260 5.630
5 Giá trị sản lượng 1000đ 0 0 0 0 0 500 750 30.000 31.250
6 NPV 1000đ 10.393
7 NPV/sào 1000đ 433
8 NPV/cây 1000đ 4,7
9 PMT 1000đ 1.948
10 PMT/sào 1000đ 81
11 FV 1000đ 22.279
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006 và tính toán của tác giả.
Xét chỉ tiêu NPV ở thửa thứ nhất là 6.836.000đ, tính bình quân cho 1 sào là 855.000đ.
Con số này ở thửa thứ 2 là 10.393.000đ và 433.000đ. NPV bình quân/sào của thửa thứ 2 chỉ
bằng ½ thửa thứ nhất. Như chúng tôi đã phân tích ở phần trên, nguyên nhân là do phương thức
bán sản phẩm đã dẫn tới thiệt hại lớn cho người sản xuất. Nhìn chung chỉ tiêu này xét trên 1
đơn vị diện tích là rất thấp. Nhưng đây là giá trị của các luồng tiền tại năm bắt đầu kinh doanh.
Nếu tương lai hoá các giá trị này tới năm khai thác (thửa thứ nhất là năm 1999 và thửa thứ 2 là
năm 2004) thì giá trị FV của NPV thửa thứ nhất là 13.323.000đ và FV của NPV thửa thứ 2 là
22.297.000đ. Các con số này xấp xỉ bằng chỉ tiêu lợi nhuận so với phương pháp tính thông
thường. Nguyên nhân là do chi phí của việc trồng bời lời rất thấp.
2.8. Phân tích độ an toàn trong sản xuất kinh doanh bời lời
Như đã phân tích ở trên, có 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thu nhập và lợi
nhuận của hoạt động SXKD bời lời, đó là sản lượng bời lời và giá bời lời. Sản lượng bời lời là
yếu tố thuộc nội tại của trang trại. Tuy vậy, trong điều kiện sản xuất hiện nay nông hộ cũng
không hoàn toàn điều khiển được sản lượng một cách chủ động mà còn phụ thuộc nhiều vào
thời tiết, khí hậu, chất đất. Yếu tố giá cả rất quan trọng, sản lượng có thể cao nhưng lợi nhuận
không cao nếu như giá thấp. Vì vậy, việc phân tích độ an toàn đối với các yếu tố này cần được
xem xét. Ngoài ra yếu tố chi phí sản xuất luôn có xu hướng ngày càng tăng nhưng ít có tăng
đột biến và mức độ tác động tới lợi nhuận không mang tính quyết định nên chúng tôi bỏ qua
trong phân tích dưới đây.
9
Bảng 7. Phân tích giá và sản lượng hoà vốn theo phương pháp thông thường
TT CHỈ TIÊU ĐVT Thửa 1 B/q sào
1 Giá hoà vốn (lợi nhuận bằng 0) 1.000đ 1,5 1,5
2 Giá mà thu nhập hỗn hợp (GM) bằng 0 1.000đ 0,2 0,2
3 Sản lượng hoà vốn (lợi nhuận bằng 0) kg 1277,6 159,7
4 Sản lượng mà thu nhập hỗn hợp (GM) bằng 0 kg 150,5 18,8
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra năm 2006.
Qua Bảng 7 cho thấy nếu các yếu tố được giữ nguyên khi giá xuống còn 1.500đ/kg thì
lợi nhuận sẽ bằng 0. Thực tế cho thấy điều này rất khó xảy ra vì trong nhiều năm qua, chưa
bao giờ giá vỏ bời lời lại thấp như vậy và luôn có xu hướng gia tăng liên tục. Cũng tương tự
nếu mức giá bán bời lời giảm xuống 200đ/kg thì thu nhập hỗn hợp sẽ bằng 0. Khi các khoản
chi phí và giá cả giữ nguyên, nếu sản lượng giảm xuống còn 160kg/sao thì lợi nhuận bằng 0 và
19kg/sào thì GM bằng 0. Đây là những trường hợp rất khó xảy ra trên thực tế. Từ những phân
tích như trên có thể kết luận rằng sản xuất bời lời khá an toàn. Nguyên nhân là do chi phí thấp,
dễ trồng, ít đòi hỏi kỹ thuật cao trong khi thị trường ổn định và giá cả có xu hướng tăng.
Thị trường và tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động trồng bời
lời. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết ở phần II.
2.9. Tổng hợp kết quả và hiệu quả SXKD của hộ năm 2005
Ngoài hoạt động SXKD bời lời, gia đình ông A. Nhen còn tiến hành trồng 14 sào lúa
nước và 40 sào sắn. Đây là những cây trồng hàng năm mang lại thu nhập khá lớn cho gia đình.
Bên cạnh trồng trọt gia đình ông A.Nhen còn chăn nuôi lợn và chăn nuôi bò. Chăn nuôi lợn
chỉ phục vụ cho việc tự tiêu dùng trong gia đình vào những dịp lễ tết. Năm 2005 gia đình ông
nuôi được 4 con lợn bình quân mỗi con 40kg và đều được giết thịt sử dụng tại gia đình. Tổng
đàn bò gia đình là 10 con trong đó có 2 con bò cày, 4 con bò sinh sản và 4 con bò thịt. Năm
2005 gia đình ông A.Nhen không bán bò vì muốn tăng thêm số lượng đàn. Đây là hoạt động
chăn nuôi được xem là hiệu quả đang được gia đình nhân rộng.
Bảng 8. Tổng hợp kết quả và hiệu quả SXKD chính của hộ năm 2005
ĐVT: 1.000đ
TT Ngành sản xuất
Giá trị sản
phẩm Tổng chi phí Lợi nhuận
Lợi nhuận/chi
phí
1 Lúa 15.400 13.210 2.190 0.17
2 Sắn 26.000 7.240 18.760 2.59
Tổng 41.400 20.450 20.950
Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu điều tra năm 2006.
2.10. Phân tích luồng tiền thu chi của hộ năm 2005
Trong năm 2005 gia đình ông A.Nhen đã có các khoản thu tiền mặt từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh, tiền lương, và tiền vay là 44.300 ngàn đồng, trong đó chủ yếu thu từ
SXKD, 34.400 ngàn đồng, chiếm tới 69% luồng tiền thu của hộ. Các khoản thu còn lài là tiền
lương (29%) chuyển từ năm 2004 sang 14% và khoản tiền vay 2%. Ngoài khoản tiền lương
thu đều đặn hàng tháng, các khoản thu khác mang tính thời vụ rất cao. Đặc biệt là nguồn thu
từ trồng sắn, chiếm tỷ trọng lớn nhưng chỉ tập trung vào tháng 11 và 12 do việc thu hoạch sắn
đến đâu phải bán đến đó. Vì vậy gia đình đã có kế hoạch dự trữ tiền cho chi tiêu vào đầu năm
sau đặc biệt là dịp tết Nguyên Đán. Gia đình ông A.Nhen đã sử dụng tiền thu từ việc bán lúa
10
như một khoản điều tiết luồng tiền trong gia đình. Lúa được bán vào các tháng 5, 6, 7 khi mà
các nguồn thu không đáp ứng được các khoản chi. Riêng trong tháng 9, do thâm hụt chi tiêu
nên ông A. Nhen phải mượn tiền người quen là 800 ngàn đồng và khoản mượn này được
thanh toán vào tháng 11 khi có các khoản thu nhập từ sắn.
Bảng 9. Luồng tiền mặt thu chi của hộ năm 2005 (ĐVT: 1.000đ)
Luồng tiền thu Luồng tiền chi
Tháng Thu từ
SXKD
Năm
2004 để
lại
Thu
khác
Tổng
thu
Chi cho
SXKD
Chi tiêu
dùng
Chi
khác
Tổng
chi
Cân đối
thu chi
1 0 6.000 1.050 7.050 900 3.250 4.150 2.900
2 0 550 550 500 850 1.350 2.100
3 0 550 550 0 950 950 1.700
4 0 550 550 600 1.150 1.750 500
5 500 550 1.050 100 850 950 600
6 1.000 550 1.550 1.160 850 2.010 140
7 2.500 550 3.050 800 1.000 1.800 1.390
8 0 550 550 200 1.450 1.650 290
9 0 1.350 1.350 300 850 1.150 490
10 400 550 950 500 850 1.350 90
11 10.000 550 10.550 1.000 1.150 800 2.950 7.690
12 16.000 550 16.550 2.600 850 15.000 18.450 5.790
Cả
năm 30.400 6.000 12.900 44.300 8.660 14.050 15.800 38.510 5.790
Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu điều tra năm 2006
Mặc dù dòng tiền vào của hộ từ SXKD rất lớn nhưng chi cho các hoạt động này chiếm
tỷ trọng nhỏ hơn (22%). nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động SXKD của gia đình có tỷ
trọng chi phí trực tiếp thấp. Lao động gia đình đóng vai trò qua trọng trong việc tạo ra giá trị.
Vì vậy đã tiết kiệm được các khoản chi tiền mặt. Tuy nhiên, hiện nay gia đình ông A. Nhen
đang thiếu lao động cho nên cần xem xét việc bố trí lao gia đình và có kế hoạch thuê lao động
hợp lý.
Đối với đồng bào các dân tộc ít người, các khoản chi cho tiêu dùng của gia đình
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng luồng tiền, nhưng đối với gia đình ông A. Nhen khoản
chi tiêu này ở mức độ vừa phải (36%). Đây chỉ là những khoản chi bằng tiền mặt, trong khi
gia đình đã tạo ra một lượng sản phẩm rất lớn cho tự tiêu dùng như lúa gạo, thực phẩm (rau,
lợn, gà).
Bảng 9 cũng cho chúng ta thấy sự cân đối dòng tiên thu chi của các tháng trong năm.
Nhìn chung luồng thu chi giữa các tháng không đồng đều. Tháng 1 là tháng có mức chi cho
tiêu dùng lớn nhất lên tới 3.250 ngàn đồng vì đây là tháng Tết âm lịch.
11
3. Các giải pháp nâng cao hiệu qủa và phát triển SXKD của hộ
Thứ nhất: Thực hiện bón phân theo hướng dẫn kỹ thuật để có năng suất cao hơn.
Thứ hai: Khi bán sản phẩm không nên bán toàn bộ vườn cây đứng mà nên tự khai thác để
bán. Vừa tạo được công ăn việc làm vừa tăng được thu nhập. Tuy nhiên phải tham
khảo, học hỏi kỹ thuật khai thác sao cho có lợi nhất.
Thứ ba: Cần bố trí lao động thật hợp lý, cần thiết có thể thuê thêm lao động vào nhưng tháng
nhiều việc như tháng 4, 5, 10, 11, 12 để công việc được diễn ra bình thường, tăng
cường các hoạt động “đổi công”5 để tăng tính liên kết trong sử dụng lao động.
Thứ tư: Chú trọng việc chăm sóc vườn cây cao su theo đúng kỹ thuật để sau này có vườn cây
tốt.
Thứ năm: Đưa việc chăn nuôi lợn thành hoạt động sản xuất hàng hoá thay vì chỉ đơn thuần là
tự tiêu dùng như hiện nay mặc dù sản lượng đã khá lớn. Từng bước học hỏi kỹ thuật
để có thể nuôi những giống lợn có năng suất cao (tuy nhiên điều này phải được tiến
hành từng bước thật chu đáo).
Thứ sáu: Cần chú trọng việc lựa chọn bò nái giống, không chỉ đơn thuần là để lại những con
bò con được sinh ra một cách tự nhiên mà cần phải có tuyển chọn, có thể phải chọn
mua từ ngoài về những con bò có chất lượng tốt. Tìm hiểu để có thể áp dụng phương
pháp thụ tinh nhân tạo để có đàn bê chất lượng cao. Nên dùng đực giống Sin phối với
bò mẹ giống địa phương sẽ cho con lai chất lượng khá và tương đối dễ nuôi. Cần
nhấn mạnh rằng vấn đề này cần có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Đối với những
con nuôi với mục đích lấy thịt, khi đủ lớn cần bán ngay, tránh tình tràng nuôi thời
gian quá dài dẫn tới kém hiệu quả, chiếm dụng vốn. Tiến hành trồng cỏ để bổ sung
thức ăn cho bò đặc biệt là vào những lúc khan hiếm cỏ trong tự nhiên, giảm bớt công
chăn thả.
Thứ bảy: Xem xét việc lựa chọn chu kỳ khai thác bời lời hợp lý. Việc này đòi hỏi nhiều
nghiên cứu cụ thể chuyên sâu và cần có sự hỗ trợ của các nhà khoa học.
II. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM BỜI LỜI
1. Giới thiệu
1.1. Lý do
Cây bời lời là một trong những cây trồng có nhiều ưu việt ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt là
đối với đồng bào dân tộc ít người và đây cũng là sản phẩm quan trọng của hộ gia đình ông A.
Nhen. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm bời lời có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất này
và sự phát triển của kinh tế địa phương. Tuy vậy, người trồng bời lời cho đến nay vẫn đang
gặp những khó khăn nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm, chưa làm chủ trong giao dịch mua
bán. Chính vì vậy việc nghiên cứu chuỗi cung có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động trồng
bời lời ở địa phương.
5 Đây là cách thức mà lao động gia đình mình tham gia làm việc cho gia đình khác vào những lúc họ cần và
ngược lại họ sẽ tham gia làm việc cho gia đình mình khi mình cần.
12
1.2. Mục tiêu của phân tích chuỗi cung
+ Nhằm mô tả và phân tích chuỗi cung bời lời ở vùng huyện Đak Hà tỉnh Kon Tum.
+ Tìm kiếm những vấn đề (khó nhăn) mà chuỗi đang gặp phải và đưa ra các gợi ý cải
thiện nhằm mục tiêu cải thiện chuỗi trong đó đặc biệt chú ý tới lợi ích của người trồng bời lời.
1.3. Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung bời lời
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu chuỗi cung thị trường của
sản phẩm vỏ bời lời. Ngoài việc phỏng vấn gia đình ông A. Nhen, chúng tôi còn thu thập
thông tin từ ông Ngô Ngọc Đức, ông Minh những người làm nghề thu gom, khai thác bời lời ở
thị trấn Đăk Hà, bà Sâm, đại lý buôn bời lời ở thị xã Kon Tum. Tuy nhiên, những đối tượng
chúng tôi tiến hành phỏng vấn chưa bao gồm tất cả các mắt xích của chuỗi cung do một số mắt
xích thị trường ở các tỉnh xa như Bình Định, Tp Hồ Chí Minh. Vì vậy, những thông tin của
chuỗi được cung cấp bởi những người có liên quan ở Kon Tum như đã nêu ở trên. Chính vì
vậy, những thông tin trong chuỗi cung về các mắt xích ở các tỉnh đến người tiêu dùng cuối
cùng đều theo ý kiến chủ quan của những nhà buôn bời lời ở Kon Tum. Khi có điều kiện nên
có những nghiên cứu kiểm chứng, bổ sung.
2. Mô tả chuỗi cung
2.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào
Bời lời là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên tại địa phương. Trước
đây vỏ bời lời đựoc khai thác từ rừng tự nhiên để cung cấp cho thị trường. Nhu cầu thị trường
về sản phẩm này ngày càng tăng và người dân đã tiến hành trồng loại cây này để lấy vỏ. Vì
vậy tính thích nghi của loại cây này rất cao, kỹ thuật trồng đơn giản. Cho nên, các yếu tố đầu
vào phục vụ cho việc trồng bời lời thường rất ít. Gồm có cây giống, thuốc cỏ, phân bón. Tuy
nhiên có rất ít gia đình sử dụng phân bón. Cây giống được mua tại các vườn ươm cây lâm
nghiệp trong vùng hoặc hộ gia đình có thể tự lấy hạt trong tự nhiên hoặc ở những cây trồng đã
trưởng thành để ươm vì kỹ thuật ươm không khó. Các yếu tố khác như thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón khi cần, đều có sẵn tại các cơ sở buôn bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong
vùng.
2.2. Chuỗi cung sản phẩm
Như mô tả ở Sơ đồ 1, chuỗi cung sản phẩm bời lời có khẩu độ khá lớn. Sản phẩm từ tay
người sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng đi qua nhiều mắt xích thị trường.
13
Sơ đồ 1. Chuỗi cung bời lời ở Đăk Hà
Nông hộ trồng
bời lời
Cơ sở thu gom (khoảng16
cơ sở ở huyện Đăk Hà
Đại lý lớn ở thị xã Kon
Tum (có 3 đại lý: 1 lớn, 2
nhỏ)
Cơ sở sơ chế ở Bình Định
(DNTN Nga Vân /TP
HCM
Tiêu thụ trong nước Xuất khẩu
Bán cây đứng,
người thu gom chịu
trách nhiệm khai
thác (khoảng 60%)
Người dân tự
khai thác, bán vỏ
khô (khoảng
40%)
Người cung cấp các yếu tố
đầu vào tại địa phương
(giống, phân bón, thuốc cỏ)
Dịch vụ kỹ thuật, tài chính
từ các chương trình dự án,
cơ quan khuyến nông
Bán phụ phẩm (gỗ)
cho Nhà máy chế
biến nguyên liệu
giấy Kon Tum
14
Đối với người nông dân sản phẩm bời lời được tiêu thụ qua 2 hình thức chính.
Thứ nhất: Hộ gia đình tự khai thác và bán vỏ khô cho người buôn bời lời tại địa phương.
Thứ hai: Bán cây đứng trọn vườn cho người thu gom bời lời ở trong vùng. Cơ sở thu gom
xem vườn cây, hai bên thoả thuận giá cả của toàn vườn dựa trên sự ước lượng của
mình.
Sau khi thu mua từ các hộ nông dân, các cơ sở thu gom thuê ô tô chở vỏ bời lời cho
các đại lý ở Kon Tum. Hiện nay có 3 đại lý thu mua thường xuyên đó là của ông Thông, bà
Sâm và bà Nhữ. Trong đó bà Sâm thu mua với quy mô lớn nhất, chiếm khoảng 60%-70% thị
phần. Xét trên địa bàn toàn tỉnh thì ngoài các đại lý vừa nêu còn có một số các cơ sở buôn
khác như công ty mật ong Kon Tum, và các hộ buôn khác nhưng không lớn và không mua
hàng trực tiếp của vùng nghiên cứu.
Các đại lý sau khi tập kết hàng đủ số lượng sẽ thuê xe ô tô chở hàng về bán cho DNTN
Nga Vân ở Bình Định. Tại đây vỏ bời lời được tiến hành sơ chế. Theo lời các cơ sở thu gom
và các đại lý thì vỏ được xay nhỏ.
Khi vở bời lời được sơ chế, một phần được xuất khẩu sang các nước như Ấn Độ, Đài
Loan, một phần được bán cho các cơ sở chế biến ở Tp Hồ Chí Minh để chế biến và sử dụng
vào các ngành công nghiệp như sơn, ván ép, các loại keo và bã được dùng để quấn nhang6.
3. Phân tích hoạt động của chuỗi cung bời lời
3.1. Các mối quan hệ trong chuỗi cung
Chuỗi cung bời lời có nhiều mắt xích và tính liên kết giữa các mắt xích không giống
nhau và thường không cao. Nhưng do tồn tại các yếu tố cạnh tranh nên nếu thị trường tiêu thụ
sản phẩm cuối cùng ổn định thì chuỗi cung khá bền vững. Các mắt xích của chuỗi sẽ tự điều
chỉnh để thích nghi và tồn tại.
Đối với mối quan hệ giữa nông dân và người thu gom: Tuỳ theo từng phương thức bán
hàng mà mối quan hệ này có những sắc thái khác nhau. Nhìn chung không có sự liên kết kết
ràng buộc nào mà dựa trên sự cạnh tranh thu mua giữa các nhà thu gom.
Quan hệ giữa người thu gom và các đại lý khá chặt chẽ. Tại một thời điểm nhất định,
thường các cơ sở thu gom bán hàng cho 1 đại lý nhất định. Trong 3 đại lý nêu ở trên, đại lý bà
Sâm có thị phần lớn nhất trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là đại lý này đã thiết lập
được quan hệ khá chặt chẽ đối với các cơ sơ thu gom. Cụ thể, khi cần các cơ sở thu gom có
thể ứng tiền của đại lý để mua hàng. Vì có một số trường hợp nếu mua cả vườn chi phí mua
hàng lên tới hàng chục triệu đồng, có thể các cơ sở thu gom không đủ, đặc biệt trong trường
hợp đồng thời khai thác một lúc nhiều vườn cây.
Quan hệ giữa đại lý và cơ sở chế biến ở Bình Định tương đối chặt chẽ tuy nhiên các
đại lý cũng có thể thay đổi đối tác nhập hàng. Vì ngoài cơ sở chế biến ở Bình Định, họ còn có
thể giao hàng cho các cơ sở ở Tp Hồ Chí Minh.
6 Những thông tin này được cung cấp bởi các đại lý và các cơ sở thu gom, cần được kiểm chứng từ các nguồn
đáng tin cậy khác.
15
Từ cơ sở sơ chế ở Bình Định đến người tiêu dùng cuối cùng các thông tin chưa được
thu thập rõ ràng.
3.2. Thông tin trong chuỗi cung
3.2.1. Thông tin về các yếu tố đầu vào
Đối với thông tin về cây giống, phân bón, thuốc cỏ người dân tiếp cận khá dễ dàng và
chính xác thông qua các cơ sở buôn bán, bà con và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy
nhiên, các thông tin về kỹ thuật trồng, chăm sóc, các chương trình dự án sắp triển khai người
dân ít có có hội tiếp cận, thông thường chỉ khi nào chính quyền địa phương tổ chức phổ biến
thì người dân bới được biết. Trong khi các hoạt động phổ biến này khó có thể thực hiện
thường xuyên. Hơn nữa, rất nhiều người dân ít quan tâm tới nhưng vấn đề này. Ông A. Nhen
là một cán bộ hội nông dân nên có điều kiện tiếp xúc với các thông tin kỹ thuật và các chương
trình dự án nhiều hơn các hộ nông dân khác, đây là một lợi thế của gia đình ông. Nhưng nếu
ông sử dụng triệt để các thông tin về mặt kỹ thuật có thể mang lại lợi ích lớn hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó một số thông tin khá quan trọng khác như kỹ thuật khai thác thì do các cơ sở thu
gom nắm giữ, điều này lại càng làm cho người dân khó tiếp cận hơn. Cũng cần phải nói thêm
rằng có những vấn đề kỹ thuật chưa được nghiên cứu thấu đáo như xác định chu kỳ khai thác
tối ưu đối với cây bời lời.
3.2.2. Thông tin về quy mô thị trường, giá cả và phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán hiện nay giữa các mắt xích với nhau là thanh toán ngay bằng
tiền mặt. Tuy nhiên thông tin về giá cả ít được tiết lộ, các đại lý ở Kon Tum không biết chính
xác giá cả ở thị trường cuối cùng mà chỉ biết giá thu mua của cơ sở chế biến ở Bình Định, các
cơ sở thu gom không biết giá thu mua của cơ sở chế biến ở Bình Định mà chỉ biết giá thu mua
của các đại lý. Đại bộ phận nông dân ít biết thông tin về các đại lý và giá cả thu mua của họ
mà chỉ biết thông tin giá cả thu mua của các cơ sở thu gom. Vấn đề này có thể làm phương hại
tới lợi ích của các bên tham gia trong chuỗi, đặc biệt là nông dân.
Trong trường hợp nông dân bán cây đứng toàn vườn thì thông tin về cách thức ước
lượng sản phẩm là rất quan trọng. Điều này nông dân lại rất thiếu kinh nghiệm trong khi cơ sở
thu gom lại có thể ước lượng khá chính xác. Vì vậy sự “mờ thông tin” trong trường hợp này có
thể dẫn tới thất thu rất lớn cho nông dân.
Đặc biệt là thông tin về người tiêu dùng cuối cùng chưa thực sự rõ ràng đối với người
trồng bời lời cũng như cán bộ địa phương. Điều này sẽ quyết định tính bền vững của thị
trường. Nhu cầu trong tương lai của người tiêu dùng cuối cùng như thế nào, tính cạnh tranh
của các sản phẩm thay thế như thế nào là những vấn đề rất quan trọng đối với người trồng bời
lời. Vì cây bời lời có chu kỳ sản xuất dài (trên 6 năm) nên cần có những hiểu biết và phán
đoán thị trường ở mức nhất định để làm cơ sở ra quyết định sản xuất đúng đắn. Tuy nhiên, vấn
đề này các hộ nông dân trồng bời lời và các cơ quan chức năng ở địa phương chưa thực sự
quan tâm đúng mức. Hay nói cách khác hiểu biết về thị trường tiêu thụ vỏ bời lời cuối cùng
còn rất ít.
3.3. Giá cả và sự chênh lệch giá trong chuỗi cung
Tuỳ vào từng mắt xích khác nhau trong chuỗi cung mà sự chênh lệch giá có những
mức khác nhau. Năm 2006 giá một kg vỏ khô tại hộ nông dân là 6.000đ. Đây là trường hợp
người nông dân tự khai thác, là hình thức mua bán rõ ràng minh bạch. Số tiền thanh toán đúng
với khối lượng sản phẩm. Giá cả được thoả thuận trước một cách rõ ràng theo giá thị trường.
16
Tránh được tình trạng ước lượng sai khối lượng sản phẩm dẫn tới thiệt hại về thu nhập. Đồng
thời, đây cũng là cơ hội để tạo được công ăn việc làm cho lao động gia đình. Nhưng nó cũng
tạo ra cho nông hộ những khó khăn nhất định như: công khai thác thường rất lớn nếu gặp
trường hợp thiếu lao động có thể gặp khó khăn, mặt khác nếu thiếu kỹ thuật khai thác có thể
dẫn tới hao khối lượng. Đối với phương thức bán cây đứng trọn vườn cho người thu gom thì
giá cả không rõ ràng. Trong trường hợp này thông thường người nông dân ước lượng thiếu
chính xác hơn nhiều so với cơ sở buôn vì các cơ sở buôn có nhiều kinh nghiệm còn các nông
hộ rất ít kinh nghiệm, có nhiều người lần đầu bán cây nên thường bị đổ theo khuynh hướng
của các cơ sở thu gom, đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc ít người. Tuy nhiên, đây là cách
thức có tính chuyên nghiệp cao, hình thành một lực lượng xã hội chuyên làm công việc khai
thác sẽ có ưu thế về năng suất lao động nhờ vào việc trang bị máy móc, có thể sử dụng máy
xay để xay lá và cành nhỏ bán cho người làm hương, tận dụng tốt sản phẩm phụ như thu gom
gỗ để bán cho nhà máy bột giấy một cách dễ dàng hơn. Vấn đề đáng bàn là do việc mua bán
thiếu rõ ràng nên tạo cơ hội cho người thu gom nhận được khoản thu nhập rất lớn trong khi
nông dân lại bị thiệt. Theo ông Ngô Ngọc Đức chủ một cơ sở thu gom lâu năm cho biết trước
đây lợi nhuận từ 1 vườn cây đứng có thể lên tới 150% so với giá mua ban đầu sau khi đã trừ
các khoản chi phí. Hiện nay, con số này vẫn có thể lên tới 100%. Chính điều này ngày càng
thu hút nhiều người tham gia vào công việc thu gom bời lời. Theo chúng tôi, trong các khoá
tập huấn về cây bời lời cho người dân cần hướng dẫn cách xác định sản lượng vỏ bình quân
mỗi cây bời lời và cách tính giá trị vườn cây đứng để tránh trường hợp thiệt hại cho nông dân
khi bán cây đứng cho người thu gom.
Giá mà các cơ sở thu gom bán cho các đại lý là 6.600đ các đại lý bán cho cơ sở chế
biến ở Bình Đình 6.700đ. Đối với nông dân hiện nay chủ yếu bán sản phẩm cho người thu
gom. Nhưng theo chúng tôi, nếu gia đình có khối lượng sản phẩm lớn có thể liên hệ và bán
hàng trực tiếp cho các đại lý ở thị xã Kon Tum, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được vì ở
xã Đăk La tới thị xã Kon Tum không xa, chưa đầy 20 km. Nếu nông hộ làm được điều này sẽ
có 2 cái lợi lớn: Thứ nhất có thêm thu nhập từ việc bán hàng cho đại lý không thông qua cơ sở
thu gom, hưởng thêm được 600đ/kg nhưng quan trọng hơn sẽ tạo nên thế cân bằng trong giao
dịch mua bán giữa hộ nông dân và các nhà thu gom vì hiện nay các cơ sở thu gom đang nắm
giữ siêu lợi nhuận trong việc buôn bán bời lời trong một số trường hợp mua cây đứng.
4. Những trở ngại cho hoạt động của chuỗi và hướng cải tiến
Thứ nhất: Thông tin giá cả, quy mô và tính bền vững của thị trường cuối cùng không rõ ràng
ở một số mắt xích, nhất là đối với người nông dân. Điều này đòi hỏi các nông hộ
cần có những tìm hiểu, đặc biệt là các cơ quan chức năng cần khảo sát thực tế để
cung cấp thông tin cho người dân.
Thứ hai: Nếu người dân tự khai thác thường khả năng tận thu phụ phẩm thấp, kỹ thuật khai
thác chưa tốt, năng suất lao động thấp. Khắc phục những vấn đề này bản thân mỗi
người dân khi tiến hành khai thác cần có những tìm hiểu về kỹ thật khai thác, có kế
hoạch tận thu các phụ phẩm như cành lá, gỗ, các cơ quan chức năng khi tập huấn
về cây bời lời nên cung cấp những thông tin về vấn đề này cho nông dân.
Thứ ba: Nếu người dân bán cây đứng, thường diễn ra tình trạng bán quá rẻ. Điều này gây thiệt
hại nghiêm trọng tới nông hộ. Khắc phục vấn đề này người dân nên tự mình tiến
hành khai thác hoặc khai thác thử, tính toán sản lượng bình quân/cây để tính ra
17
thành tiền cho toàn vườn. Các cơ quan chức năng cần có các nghiên cứu về vấn đề
này để cung cấp thông tin cho người dân.
III. KẾT LUẬN
1. Về sản xuất kinh doanh nông nghiệp của hộ
Hộ gia đình ông A. Nhen là một nông dân làm ăn khá giả. Hoạt động nông nghiệp
chính của gia đình anh là trồng bời lời, lúa, sắn và hiện nay đang trồng thêm cao su. Hoạt động
chăn nuôi bao gồm 10 con bò và mỗi năm nuôi được 4 con lợn. Năm 2005 thu nhập từ cây sắn
là lớn nhất. Chăn nuôi bò và trồng cao su là những hoạt động rất có tiềm năng nhưng năm
2005 chưa cho thu nhập.
Đối với cây bời lời có ưu điểm là dễ trồng, cần ít vốn, thị trường những năm gần đây
khá ổn định, trồng 1 lần có thể thu hoạch được nhiều lần, chu kỳ sau có thể sản lượng cao hơn
chu kỳ trước. Tuy nhiên nếu tính hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích thì không cao, mặc dù có
nhiều cơ hội cải thiện tình trạng này so với hiện nay. Đặc biệt nông hộ cần chú ý tới kỹ thật
trồng chăm sóc.
2. Về chuỗi cung bời lời
Chuỗi cung các yếu tố đầu vào có nhiều lựa chọn cho nông hộ, nhưng nông hộ cần
quan tâm tới việc tiếp thu các vấn đề kỹ thật nhiều hơn nữa để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.
Chuỗi cung đầu ra sản phẩm còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu cải tiến. Trước hết người trồng
bời lời không hiểu biết về thị trường sản phẩm cuối cùng. Trong phương thức bán hàng, hình
thức bán cây đứng chứa đựng nhiều rủi ro do ước lượng sản lượng sai dẫn tới thiệt hại lớn cho
nông dân. Vì vậy cần lựa chọn phương thức bán hàng hợp lý.
3. Các khoá tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng kinh doanh nông nghiệp
Gia đình ông A. Nhen đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều khoá tập huấn, tuy nhiên chưa
lần nào được tập huấn về hạch toán lời lỗ trong sản xuất kinh doanh một cách quy củ, đặc biệt
là hạch toán đối với những cây trồng dài ngày như cây bời lời, cây cao su. Vì vậy gia đình ông
mong muốn được tập huấn về: Phương pháp hạch toán trong SXKD nông nghiệp. Nội dung
cần tập trung vào cách thức hạch toán theo các phương pháp khác nhau cho cả cây trồng và
vật nuôi, cách thức ghi chép sổ sách. Thời gian khoảng 3-5 ngày.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự án Agribiz- nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum.pdf