Dự án Trạm y tế thị trấn Quế - Huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam

I- Kết luận: Việc đầu tư xây dựng mới Trạm y tế thị trấn Quế là việc làm cần thiết và cấp bách để nhân dân thị trấn được hưởng chế độ chăm sóc y tế cộng đồng với chất lượng cao hơn, đồng thời góp phần tạo nên diện mạo mới cho thị trấn Quế trong giai đoạn đô thị hóa hiện nay. II- Kiến nghị: Đề nghị UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Kim Bảng sớm phê duyệt hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: "Trạm y tế thị trấn Quế - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam" để công khai hoá cho nhân dân, các doanh nghiệp, thu hút mọi nguồn lực và ra chính sách cụ thể để công trình sớm được triển khai theo đúng kế hoạch. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trạm y tế cần phải được triển khai sớm, đầu tư có hiệu quả. Đầu tư dứt điểm từng hạng mục công trình và phải được phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để việc đầu tư xây dựng đồng bộ, kịp thời. Kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để Chủ đầu tư có thể từng bước triển khai các bước tiếp theo, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng.

doc33 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Trạm y tế thị trấn Quế - Huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
«ng tr×nh: “Tr¹m Y tÕ thÞ trÊn QuÕ - HuyÖn Kim B¶ng - TØnh Hµ Nam" ®o lËp th¸ng 05/2012. C¨n cø ý kiÕn gãp ý tham gia vÒ quy m« ®Çu t­ x©y dùng c«ng tr×nh Tr¹m Y tÕ thÞ trÊn QuÕ cña Trung t©m Y tÕ huyÖn Kim B¶ng phóc ®¸p c«ng v¨n sè 28/TCKH-§T ngµy 07/6/2012 cña Phßng Tµi chÝnh – KÕ ho¹ch huyÖn Kim B¶ng. Quy tr×nh quy ph¹m ¸p dông: Quy chuÈn x©y dùng ViÖt Nam ban hµnh theo Q§ sè 682/BXD-CSXD ngµy 14/12/1996 vµ Q§ sè 439/BXD-CSXD ngµy 25/9/1997 cña Bé x©y dùng. Quy tr×nh thi c«ng theo TCVN 4447-1987 tiªu chuÈn ViÖt Nam vÒ viÖc thi c«ng c«ng tr×nh nÒn ®Êt. B¶o vÖ m«i tr­êng thùc hiÖn theo QuyÕt ®Þnh sè 29/1999/Q§-BXD ngµy 22/10/1999 cña Bé tr­ëng Bé x©y dùng. Tiªu chuÈn x©y dùng: Tiªu chuÈn TCVN 2746-78 vÒ viÖc x¸c ®Þnh cÊp c«ng tr×nh; Tham kh¶o Tiªu chuÈn TCXDVN 365:2007_BÖnh viÖn ®a khoa – H­íng dÉn thiÕt kÕ vµ c¸c tµi liÖu viÖn dÉn cã liªn quan; Tiªu chuÈn TCVN 4612-1998 vÒ kÕt cÊu bª t«ng cèt thÐp; Tiªu chuÈn TCVN 2262-1995 vÒ viÖc phßng ch¸y ch÷a ch¸y cho nhµ vµ c«ng tr×nh; Tiªu chuÈn TCVN 5681-1992 vÒ viÖc thiÕt kÕ hÖ thèng ®iÖn chiÕu s¸ng; C¸c tiªu chuÈn thiÕt kÕ kh¸c cã liªn quan. C¨n cø vµo c¸c v¨n b¶n kh¸c cã liªn quan. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, QUY MÔ ĐÂU TƯ: Thị trấn Quế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Kim Bảng. Thị trấn Quế là đô thị cửa ngõ phía Tây của tỉnh Hà Nam và là đầu mối giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi giao lưu liên vùng, tuy nhiên cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế và đang trong quá trình được đầu tư nâng cấp. Đặc biệt là cơ sở trạm y tế phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong thị trấn. Do đó, việc đầu tư xây dựng mới công trình: “Trạm y tế thị trấn Quế” cần phải được tập trung triển khai nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc kiên cố hóa điện, đường, trường, trạm tại cơ sở; ngày một hoàn thiện cơ sở hạ tầng và công tác khám chữa bệnh của nhân dân tại địa phương, tạo thuận lợi, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Hiện trạng Trạm Y tế thị trấn Quế được xây dựng từ những năm 1990 đến nay cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, các vị trí tường, trần bị nứt nẻ, thấm nước mưa và rêu mốc. Hơn nữa quy mô hiện trạng của trạm quá nhỏ hẹp, chỉ gồm hai dãy nhà cấp IV với tổng diện tích khoảng 200 m2 không đáp ứng đủ yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Quy mô hiện trạng cũng không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương và không phù hợp yêu cầu về chuẩn hóa trạm y tế cấp thị trấn. Hiện tại còn thiếu rất nhiều phòng chuyên môn như phòng xét nghiệm, phòng khám chữa bệnh Đông y, phòng cấp cứu... theo yêu cầu chuẩn hoá trạm y tế. Các hạng mục phụ trợ như nhà để xe, cây xanh không có. Trong khi đó, ước tính dân số hiện nay của thị trấn Quế khoảng 8.000 người; nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ và chăm sóc sức khỏe thường xuyên của người dân địa phương là rất lớn. Việc xây dựng công trình Trạm y tế thị trấn Quế đồng bộ sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đổi mới bộ mặt thị trấn nói riêng và huyện Kim Bảng nói chung, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao. Đây là hướng đi đúng góp phần đáp ứng thực tế về nhu cầu khám chữa bệnh cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực, tạo sự yên tâm cho cán bộ nhân dân trên địa bàn. Do vậy việc quy hoạch, xây dựng mới Trạm y tế thị trấn Quế là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách, là trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền thị trấn Quế nói riêng và huyện Kim Bảng nói chung. MỤC TIÊU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: Việc đầu tư xây dựng Trạm y tế thị trấn Quế nhằm đạt được các mục tiêu: Phù hợp công năng và yêu cầu sử dụng. Giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong thị trấn và khu vực lân cận. Công trình xây dựng phải kinh tế và đạt mục đích sử dụng cao nhất. Về thẩm mỹ: sau khi hoàn thành công trình sẽ đóng góp làm đẹp cảnh quan chung khu vực. HÌNH THỨC XÂY DỰNG: Phá dỡ Trạm y tế cũ và quy hoạch mới toàn bộ khuôn viên khu đất, xây dựng mới các hạng mục: nhà trạm y tế, nhà bảo vệ, nhà để xe, cổng và tường rào đảm bảo đáp ứng tốt công năng công trình và góp phần cải tạo kiến trúc, cảnh quan của thị trấn. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư được lấy từ vốn ngân sách của thị trấn Quế, vốn đầu tư của Huyện Kim Bảng và Tỉnh Hà Nam, vốn huy động, vốn chương trình, vốn nhân dân và các nguồn vốn khác. Nguồn vốn này sẽ được xác định cụ thể trong từng bước trển khai. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: Thị trấn Quế nằm dọc theo sông Đáy cách thị xã Phủ Lý 7 Km về phía Tây Bắc. Phía Đông giáp xã Kim Bình. Phía Tây giáp xã Ngọc Sơn. Phía Nam giáp xã Thi Sơn. Phía Bắc giáp xã Đồng Hoá. Công trình Trạm y tế được xây dựng trong khuôn viên có diện tích 735 m2 (kèm theo tài liệu khảo sát do Công ty cổ phần Tre Việt Thủ Đô đo đạc). Phía Tây Bắc (mặt tiền trạm y tế) tiếp giáp với tuyến đường liên xã, là tuyến giao thông chính để vào công trình. Phía Đông Nam tiếp giáp Ngân hàng chính sách xã hội huyện Kim Bảng và Nhà thi đấu thể dục thể thao. Phía Bắc giáp Trạm biến áp của khu vực. Phía Tây Nam tiếp giáp nhà văn hóa thị trấn. Đặc điểm địa hình. Khu vực bố trí công trình thuộc thị trấn Quế có địa hình là nền sân vườn hiện trạng tương đối bằng phẳng, cao độ nền tự nhiên dao động từ cốt: 3,20 ¸3,50m. Địa hình có hướng dốc về phía ao phía sau trạm y tế với độ dốc trung bình khoảng 1%. Khu vực chủ yếu là đất hạ tầng kĩ thuật đang được cải tạo, xây dựng mới. Cao độ trung bình : + 3,24m; Cao nhất : + 3,53m; Thấp nhất : + 2,95m. Khí hậu Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23¸24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1300¸1500 giờ/năm. Trong năm thường có 8¸9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20oC, nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 16oC. Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông và đông bắc. Lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, năm có lượng mưa cao nhất tới 3.176mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất cũng là 1.265,3mm (năm 1998). Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%). Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11. Thủy văn Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang, v.v. Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng có vai trò tưới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha. Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ Hà Nam. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà Nam sông Đáy có chiều dài 47,6 km. Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý. Sông Châu khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục. Sông Sắt là chi lưu của sông Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục. Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,... Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch. Đặc điểm địa chất công trình Kim Bảng là huyện nằm ở phía tây của tỉnh Hà Nam, là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Vùng núi đá vôi ở đây là một bộ phận của dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, có mật độ chia cắt lớn tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ hình dáng kỳ thú. Xuôi về phía đông là những giải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng. Phần lớn đất đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá vôi, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Với những hang động và các di tích lịch sử-văn hóa, vùng này còn có tiềm năng lớn để phát triển các khu du lịch. Địa chất công trình: Chưa có tài liệu khoan thăm dò xác định địa tầng các lớp đất đá nên chưa xác định cường độ chịu tải của nền đất. Thực tế quan sát một số các công trình được xây dựng 2 tầng thì nền đất ổn định có thể xây dựng nhà 3¸4 tầng. Theo kết quả khoan khảo sát địa chất tại khu vực do Tư vấn khảo sát thực hiện, sơ lược địa tầng khu vực khảo sát từ trên xuống dưới gồm: Lớp đất lấp: Chiều dày của lớp thay đổi từ 0,1 m đến 0,20 m. Lớp sét màu nâu đỏ hoặc xám đen, trạng thái dẻo mềm, chiều dày lớp thay đổi từ 4,0 m đến 4,3 m. Lớp sét, sét pha màu xám đen trạng thái dẻo mềm, chiều dày của lớp 5,5 m. Hố khoan kết thúc ở độ sâu 10m. CHƯƠNG III: QUY MÔ ĐẦU TƯ, GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUY MÔ VÀ DIỆN TÍCH XÂY DỰNG: Các tiêu chuẩn áp dụng: Quy chuẩn thiết kế Xây dựng Việt nam: Tập I - II - III. Căn cứ yêu cầu của chủ đầu tư. Quy mô diện tích: Trạm y tế được xây dựng trong khuôn viên có diện tích 735,0 m2 (kèm theo tài liệu khảo sát do Công ty cổ phần Tre Việt Thủ Đô đo đạc) theo QĐ số ./QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của UBND huyện Kim Bảng. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH: Nhà khám bệnh 2 tầng: Tầng 1 : 200,00 m2 Tầng 2 : 182,00 m2 Các hạng mục phụ trợ : Nhà để xe : 28,9 m2; Sân, đường nội bộ + bồn hoa : 262,6 m2; Đường đối nội : 37,60 m2; Vườn thuốc nam : 114,8 m2; Cổng ra vào. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ: Quy hoạch tổng mặt bằng : Khu đất nghiên cứu thuộc lô A11 theo phương án Quy hoạch chung xây dựng Khu trung tâm thị trấn Quế_Huyện Kim Bảng_Tỉnh Hà Nam do Trung tâm quy hoạch đô thị - nông thôn Hà Nam lập năm 2004. Công trình được xây dựng nằm trong tổng mặt bằng khu đất do Trạm y tế thị trấn Quế quản lý, các tiêu chí về cơ cấu sử dụng đất, mật độ xây dựng, kiến trúc cảnh quan, đấu nối giao thông, đấu nối điện nước phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Quế; phù hợp với hệ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Tổng thể công trình được bố trí như sau : Mặt đứng chính (ở hướng Tây Bắc) của trạm bố trí lối vào chính và lối vào phụ (gần với trạm biến áp khu vực). Cổng rộng 6m đảm bảo cho các phương tiện ô tô, xe cứu thương, xe máy ra vào thuận tiện với mật độ đông. Ở trung tâm khu đất là khối nhà khám bệnh 02 tầng có mặt đứng chính hướng ra cổng, mặt bằng dạng hình chữ nhật với kích thước các cạnh 24,8x8,75m, diện tích mặt bằng 200m2 bố trí đủ diện tích làm việc cho các phòng chức năng của một trạm y tế tiêu chuẩn. Trước mặt Nhà khám bệnh là diện tích sân bãi được đổ bêtông mác 200 có bố trí các bồn hoa xen kẽ để trồng cây xanh tạo bóng mát cho sân trạm với diện tích sân là 262,60 m2. Bố trí nhà để xe của cán bộ, nhân dân cạnh cổng ra vào, dọc tường rào phía trước, diện tích là: 28,9 m2 Bố trí khu vườn thuốc nam với diện tích 114,8 m2nằm về phía bên phải Trạm y tế theo yêu cầu chuẩn hóa Trạm Y tế cơ sở của Bộ Y tế. Tổng thể công trình tạo khối kiến trúc cao tầng và khép kín được đảm bảo khám chữa bệnh và làm việc không chịu ảnh hưởng bởi sinh hoạt của khu dân cư xung quanh và các phương tiện giao thông cơ giới ở đường phố bên ngoài. BẢNG 1_CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TT Hạng mục Diện tích (m2) Mật độ SDD (%) Số tầng Tổng diện tích khu đất 732,64 1 Nhà Khám bệnh 248,40 33,90 02 2 Nhà để xe 28,90 3,94 01 3 Khu vườn thuốc nam 114,8 15,67 4 Sân đường nội bộ + bồn hoa 262,6 36,0 5 Đường đối nội 37,60 5,13 Giải pháp kiến trúc: Công trình được thiết kế theo lối kiến trúc đương đại, phù hợp với tính chất của công trình công cộng. Khối nhà chính được xây dựng hình chữ nhật với hành lang phía trước cao 02 tầng: Các phòng chức năng được bố trí ở tầng 1 và tầng 2 đảm bảo thuận tiện cho việc khám chữa bệnh cũng như sự liên hệ giữa trạm y tế với bên ngoài: Phòng trực, sơ cứu: bố trí tại lối vào chính cạnh cầu thang, đảm bảo sơ cứu bệnh nhân kịp thời trong các tình huống khẩn cấp. Phòng đẻ và phòng sau đẻ, phòng lưu bệnh nhân được bố trí ngay tại tầng 1 đảm bảo sự thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển cho các bệnh nhân bệnh đặc thù. Các phòng chức năng còn lại: phòng khám đông y, khám tây y, văn phòng, phòng trạm trưởng được bố trí tại tầng 2. BẢNG 2_ THỐNG KÊ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG TT Phòng chức năng Diện tích (m2) Vị trí Ghi chú 1 Phòng trực sơ cứu 14,40 Tầng 1 2 Phòng lưu bệnh nhân 14,40 Tầng 1 3 Phòng khám phụ khoa 14,40 Tầng 1 4 Phòng tiêm 14,50 Tầng 1 5 Phòng đẻ 14,40 Tầng 1 6 Phòng sau đẻ 14,40 Tầng 1 7 Quầy bán thuốc 7,5 Tầng 1 8 Cầu thang, hành lang, sảnh, khu WC 101,84 Tầng 1 Tổng diện tích tầng 1 195,74 1 Hội trường 22,20 Tầng 2 2 Phòng Tuyên truyền 14,40 Tầng 2 3 Phòng Trạm trưởng 14,40 Tầng 2 4 Phòng khám đông y 14,40 Tầng 2 5 Phòng siêu âm 14,40 Tầng 2 6 Kho vật tư 14,40 Tầng 2 7 Cầu thang, hành lang, sảnh, khu WC 63,90 Tầng 2 Tổng diện tích tầng 2 158,10 Tổng diện tích sàn xây dựng 353,84 Vật liệu hoàn thiện: Tường xây dùng gạch đặc kết hợp với gạch lỗ mác 75 (tùy vị trí theo chỉ định trong hồ sơ thiết kế), vữa xi măng mác 50. Lớp trát tường sử dụng vữa XM mác 50 dày 20 mm, trần trát vữa XM mác 75 dày 15 mm. Nền, sàn lát gạch liên doanh KT: 400x400 mm, vữa lót mác 50 dày 25 mm. Toàn bộ tường trong nhà sơn màu xanh nhạt, tường các phòng chức năng được ốp gạch men kính 200x250 mm màu trắng đảm bảo công tác vệ sinh tiệt trùng. Tường ngoài nhà sơn màu ghi nhạt, các mảng tường trang trí ngoài nhà sơn màu ghi đậm. Toàn bộ trần sơn màu trắng, sử dụng trần nhựa cho các khu vệ sinh. Hệ thống cửa sổ, cửa đi thiết kế gỗ nhóm 2, khuôn cửa gỗ lim khuôn kép kính trắng dày 5mm; vách kính kết hợp cửa sổ ô thang được thiết kế dùng cửa uPVC, vừa tạo thẩm mỹ đẹp, vừa đảm bảo tính năng cách âm, cách nhiệt cao, tạo môi trường làm việc yên tĩnh cho toàn bộ không gian bên trong. Toàn bộ khuôn cửa sơn màu kem, khoá chốt bản lề thép. Toàn bộ hoa sắt cửa sổ được thiết kế bằng hoa sắt vuông đặc 14x14mm, sơn hoàn thiện 3 nước (1 nước sơn chống rỉ và 2 nước sơn màu phủ). Cửa đi phía trong nhà vệ sinh được làm bằng cửa uPVC kính mờ dày 5mm. Phương án kết cấu: Tiêu chuẩn áp dụng: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 2737-1995. Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 356-2005 Tiêu chuẩn thiết kế móng 20 TCN 174-89 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN 338-1995 Báo cáo khảo sát địa hình, địa chất công trình. Giải pháp: Giải pháp thiết kế Nhà khám bệnh: Phần móng : Thiết kế móng đơn bê tông cốt thép mác 200, Rn = 90 KG/cm2; lót móng bằng bê tông gạch vỡ mác 50; cốt thép AI (D≤10) Ra =2100KG/cm2, cốt thép AII (D>10) Ra = 2800KG/cm2. Độ sâu chôn móng là 1,67m tính từ cao độ 0.00. Các móng đơn được liên kết với nhau bởi hệ giằng móng GM (KT 300x300) và GM1-GM6 (KT 220x300) đảm bảo toàn bộ hệ kết cấu công trình được liên kết với nhau tạo thành khung cứng, ổn định trong suốt quá trình hoạt động. Phần thân: Sử dụng kết cấu khung BTCT mác 200, tường xây gạch mác 75, VXM mác 50. Phần mái: Sử dụng mái BTCT mác 200 dày 10 cm bên trên xây tường thu hồi gạch chỉ VXM mác 50 + giằng tường thu hồi bê tông cốt thép mác 200 đá 1x2, lắp đặt xà gồ thép U100x40x3, lợp tôn liên doanh dày 0.42mm. Hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kĩ thuật: Hệ thống tường rào: Xây mới hệ thống tường rào xung quanh trạm y tế tường rào hoa sắt phía trước và tường rào xây đặc xung quanh trạm y tế, lắp đặt cổng chính cổng đóng mở bằng mô tơ điện. Sân bê tông: Đắp cát nền bằng cao độ thiết kế, lót sân bằng BTGV mác 50 dày 100, đổ BT nền sân mác 200 đá 1x2 dày 100, xây tường bo sân và trồng bồn hoa xung quanh tường rào. Nhà bảo vệ: Móng gạch giật cấp, tường gạch chịu lực dày 220 mm, mái đổ bê tông mác 200 đá 1x2, lợp tôn chống nóng. Nhà để xe : Khung thép, lợp tôn, có tường bao che. Xây mới hệ thống thoát nước thoát nước thải và nước sinh hoạt cho trạm y tế. Phương án cấp điện: Cơ sở thiết kế: Căn cứ thiết kế, tiêu chuẩn thiết kế. Quy hoạch tổng thể, chi tiết khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ thiết kế cơ sở phần kiến trúc, kết cấu công trình. Các tiêu chuẩn quy phạm được áp dụng: TCVN - 2328: 1978 Môi trường lắp đặt thiết bị điện - Định nghĩa chung. TCVN - 4756: 1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. TCXD-16: 1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. TCXD- 25: 1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD- 27: 1991: Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 46:2007: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của quy phạm trang bị điện: 11-TCN-2006 do Bộ Công nghiệp ban hành năm 2006. TCXDVN 33:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị”- Tiêu chuẩn thiết kế. Giải pháp thiết kế cấp điện. Nguồn điện: Nguồn điện từ trạm biến áp khu vực Phương án cấp điện: Nguồn điện từ bên ngoài cấp đến tu điện tổng đặt trong nhà bảo vệ. Từ tủ điện tổng trong nhà bảo vệ cấp đến nhà khám bệnh bằng cáp ngầm Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC (3x50+1x35) mm2 Hệ thống chiếu sáng sân đường trong khuôn viên trạm y tế được quản lý bằng Aptomat trong phòng bảo vệ. Cáp điện chiếu sáng sân đường dùng cáp Cu/PVC/PVC 2x6.0mm2. Nhà để xe được cấp điện từ tủ điện trong phòng bảo vệ Tính toán công suất tiêu thụ điện: Công suất biểu kiến xác định theo công thức Trong đó: Ptt: Công suất biểu kiến tính toán Pdat: Công suất đặt của thiết bị tiêu thụ Kdt: hệ số sử dụng đồng thời Cos j: Hệ số công suất Phụ tải tiêu thụ TT Tên phụ tải Pđv (W) 1 Đèn huỳnh quang 40W 40 2 Đèn ốp trần 60 W 60 3 Quạt trần 120 4 Điều hòa 1500 5 Ổ cắm đơn 300 6 Dự phòng 1500 Lựa chọn thiết bị chiếu sáng: Trong các phòng bố trí chiếu sáng bằng các đèn huỳnh quang 1,2m công suất mỗi bóng 40W. Trong khu vệ sinh, hành lang, cầu thang bố trí chiếu sáng bằng đèn ốp trần bóng sợi đốt công suất mỗi bóng 60W. Dây dẫn và thiết bị: Hệ thống cáp và dây dẫn luồn trong ống nhựa ngầm tường, trần. Dây dẫn điện đến quạt, đèn chiếu sáng dùng dây Cu/PVC/PVC 2x1.5 mm2. Dây dẫn đến công tắc đèn, điều hòa, hộp số quạt trần dùng dây dẫn Cu/PVC/PVC 2x2.5mm2 + 1x1,5E Tủ điện, hộp bảng chứa áptômát đặt chìm tường cách sàn 1.5 m.Công tắc đặt âm tường cách sàn 1,5 m. Ổ cắm đơn đặt cách sàn 0,3 m. Hộp số quạt trần bố trí cao cách sàn 1.70m. Dây điện đi ngầm trong tường cao cách sàn 2.90 m. Hộp đèn huỳnh quang (2x40W/220V) treo cao cách sàn 2.80m. Hộp đèn huỳnh quang (40W/220V) gắn trực tiếp trên tường cao cách sàn 2.80 m Quạt trần treo trên trần cao cách sàn 3.30 m. Tiếp đất và chống sét : Toàn bộ các thiết bị điện bằng kim loại không mang điện phải nối đất an toàn (R≤4W), trung tính được nối tiếp đất (an toàn) lặp lại vào cụm tiếp đất (điện trở của các cụm cọc tiếp đất (R≤4W). Chống sét cho các nhà sử dụng kim thu sét + lưới thu sét trên mái và dẫn xuống các cụm cọc tiếp đất chống sét, Rtđ ≤ 10W. Hệ thống tiếp đất chống sét và tiếp đất an toàn độc lập với nhau, có khoảng cách trong đất lớn hơn 3m. Công trình được thiết kế chống sét trực tiếp theo tiêu chuẩn : TCXD 46 – 1984, phương thức bảo vệ toàn bộ. Phương án cấp, thoát nước Căn cứ thiết kế: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 33-2006: Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 51-84: Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4474-1987: Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 5673-1992: Hệ thống tài liệu xây dựng bản vẽ cấp thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn ngành TCVN 2262-85: Tiêu chuẩn Phòng cháy chữa cháy. Giải pháp thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình. Phần cấp nước Giải pháp lựa chọn thiết kế: Dựa trên yêu cầu cần cấp đầy đủ lưu lượng và áp lực, tới tất cả các đối tượng dùng nước liên tục, an toàn trong ngày đêm nên chọn sơ đồ cấp nước như sau: Nước sạch từ mạng ngoài ® Bể nước ngầm ® Máy bơm ® Bể nước mái ® Cấp xuống các ống đứng (đến các thiết bị vệ sinh). Nguồn nước cấp được lấy từ mạng cấp nước sạch của khu Nước sạch từ khu vực cấp đến bể nước ngầm dự phòng cho sinh hoạt và chữa cháy. Các bể được nối thông với nhau bằng ống thép tráng kẽm D100. Máy bơm nước được bố trí trong gầm cầu thang Nước từ két trên mái cấp xuống các ống đứng chính, ống nhánh qua các van khoá, cung cấp cho tất cả các thiết bị và nhà vệ sinh có sử dụng nước trong công trình. Dung tích bể chứa nước sạch: Dung tích điều hòa của bể chứa nước phục vụ cho máy bơm nước sinh hoạt tăng áp cho công trình: m3 Trong đó: Wbc : Dung tích điều hòa lượng nước sinh hoạt của bể chứa nước (m3) Qngày: Lượng nước sinh hoạt cần dùng trong ngày đối với công trình (Qngày = 30 m3/ ngày) n : Số lần đóng mở bơm trong ngày (n=6 lần) Dung tích nước chữa cháy trong bể chứa (Tính cho 1 đám cháy với lưu lượng q = 2,5 l/s trong thời gian 1 giờ ) W1 = (2,5x1x60x60)/1000 = 9 m3. Dung tích toàn phần của bể chứa nước phục vụ cho máy bơm tăng áp phục vụ cho sinh hoạt và chữa cháy: VBC = WBC + W1 = 2,25 + 9 = 16,5 m3 Chọn 01 bể ngầm có khối tích 7 m3 Dung tích két nước trên mái. Thể tích két nước trên mái bể chứa nước trên mái được tính cho cấp nước sinh hoạt và dự phòng cho chữa cháy trong thời gian 10 phút Dung tích nước dự phòng sinh hoạt: Wsh =5,0 (m3) Wsh : Dung tích điều hòa của két nước (m3) Dung tích nước dự phòng cho chữa cháy: Wcc= (2,5x10x60)/1000 = 1,2 (m3) Dung tích két nước dự phòng cho sinh hoạt và chữa cháy W = Wsh + Wcc = 5,0 + 1,2 = 6,2 (m3) Lựa chọn 2 két nước inox nằm ngang dung tích mỗi két 2,50 (m3) Lựa chọn bơm cấp nước sinh hoạt: Bơm cấp nước sinh hoạt: lựa chọn 2 bơm: 1 bơm hoạt động bình thường và 1 bơm dự phòng (Bơm sinh hoạt có Q=5,0 m3/h, H=30m). Phần thoát nước: Giải pháp thoát nước sinh hoạt. Hệ thống thoát nước thải của công trình được thiết kế cho tất cả các khu vệ sinh. Nước thải ở các khu vệ sinh được thoát theo 2 hệ thống riêng biệt: hệ thống thoát nước rửa và hệ thống thoát phân. Nước thải từ các chậu rửa, sen tắm, phễu thu sàn, trong nhà vệ sinh được thoát vào các ống đứng thoát nước rửa và thoát ra hệ thống thoát nước thải khu vực. Nước thải từ các xí bệt, xí xổm, tiểu nam được thu về bể tự hoại để xử lý sơ bộ (bể tự hoại 3 ngăn) sau đó thoát ra hệ thống thoát nước thải khu vực. Đường kính ống đứng thoát nước rửa D90 mm. Đường kính ống thoát phân D110 mm. Bố trí ống thông hơi cho bể tự hoại. Tất cả các ống thông hơi đều thiết kế vượt mái 700mm và dùng các chụp thông hơi chụp trên đầu ống để bảo vệ ống. Đường kính ống thông hơi có đường kính D75mm. Trong các khu vệ sinh trên các đường ống đứng thoát nước chính bố trí các miệng kiểm tra cao cách sàn 1,20m, mục đích xúc rửa, thông tắc khi có sự cố. Tính toán cụ thể phần thoát nước sinh hoạt: Dung tích bể tự hoại: Wb = Wn + Wc trong đó: Wn là thể tích phần nước của bể Wn = 1xQx = 1x0.6x30 = 18 (m3) Wc: là thể tích phần cặn của bể, Qx: là lượng nước thải qua xí. (Tạm tính Q=0,6 Qngđ) 1: là hệ số lưu nước của bể tự hoại. Wc = [aT(100-W1)bc]N/[(100-W1)x1000] (m3) a = 0,7 l/ng.ngđ là lượng cặn trung bình của 1 người thải ra trong 1 ngày đêm; T : Thời gian giữa 2 lần lấy cặn, T = 180 ngày; W1, W2 : độ ẩm của cặn tươi vào bể và của cặn khi lên men, tương ứng là 95% và 90%; b : hệ số kể đến việc giảm thể tích cặn khi lên men, b = 0,7; c : hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn, c = 1,2; N: số người mà bể phục vụ, N = 50 người. Wc = [0,7*180*(100-95)*0,7*1,2]*50/[(100-90)*1000]= 2,6 (m3) => Wb = Wn + Wc = 18,0 + 2,6 = 20.6 (m3) Chọn bể tự hoại có dung tích 8 (m3) Giải pháp thoát nước mưa. Nước mưa được thu từ mái nhà bằng xi nô, phễu thu, các đường ống đứng thu nước mái và nước mặt sân, chảy vào rãnh thoát nước xung quanh sau đó xả ra đường ống thoát nước mưa của khu vực. Lưu lượng tính toán của nước mưa trên mái được xác định theo công thức 3 trong tiêu chuẩn TCVN 4474-1987 ta có: Q = K* Trong đó: Q – Lưu lượng nước mưa (l/s) F – Diện tích thu nước (m2) K – Hệ số lấy bằng 2 q5 – Cường độ mưa (Khu vực Hà Nội q5 = 484,6 l/s.ha) Lưu lượng nước mưa trên mái Q = 2 = 19,38 (l/s) Theo bảng 9 tiêu chuẩn TCVN 4474-1987 ta có số ống đứng là: N = Q/q = 20/10 =2 ống. Lựa chọn tối thiểu 3 ống đứng thoát nước mưa D = 90 mm Vật liệu và trang thiết bị: Tất cả trang thiết bị vệ sinh trong công trình được lắp đặt đồng bộ về qui cách, màu sắc của cùng một hãng. Chiều cao từ mặt sàn đến mép trên xí bệt là 0,4 m Chiều cao từ mặt sàn đến mép trên xí xổm là 0,26 m Van chặn trong các khu vệ sinh bố trí cao cách sàn 1,0m Đường ống và phụ kiện cấp nước sinh hoạt được dùng ống PPR có D20- D32. Đường ống và phụ kiện thoát nước dùng ống nhựa UPVC Class3 có đường kính D34-D110. Tất cả các ống được đi trong hộp kỹ thuật, trong trần kỹ thuật, ngầm tường, ngầm sàn Vật liệu và trang thiết bị cấp nước chữa cháy: ống và phụ kiện cấp nước chữa cháy sử dụng ống thép tráng kẽm. Công tác đảm bảo Vệ sinh môi trường : Công trình được thiết kế hệ thống sử lý nước thải các khu WC bằng hệ thống bể phốt, tránh ô nhiễm môi trường, có hệ thống cây xanh cách ly giữa các công trình với các vùng lân cận. Công tác phòng chống mối cho công trình: Kết quả điều tra khảo sát phòng chống mối tại khu vực: Kết quả điều tra cơ bản ở Việt Nam đã phát hiện trên 29 loài mối có mặt trong các công trình kiến trúc trên mọi miền đất nước. Trong đó trên 90% là mối thuốc giống Coptotermes, đây là giống mối phổ biến nhiều ở nước ta và các nước thuộc miền nhiệt đới, gió mùa chúng chuyên hoạt động phá hoại các công trình xây dựng và những nơi có thức ăn, có điều kiện ẩm thấp như nền móng công trình xây dựng. Mối thuộc giống Coptotermes có hạch trán tiết ra chất dịch có độ PH ³ 4.5; loại dịch này dễ dàng làm nhũn vữa tường, vữa bê tông tại các vị trí mạch ngừng của tường để nhanh chóng xuyên qua tường từ bên ngoài vào công trình và từ tầng dưới lên tầng trên để đi tìm thức ăn phá hoại công trình. Mặt khác trong quá trình tìm kiếm thức ăn, di vận chuyển mối còn luồn lách đi qua các thiết bị điện, điện tử, zơ le điều khiển gây bẩn, ẩm thấp dẫn đến chạm, chập, cháy nổ phá hỏng kể cả các thiết bị quý hiếm làm mất mỹ quan của công trình xây dựng. Qua khảo sát mặt bằng hiện trạng công trình thấy rằng: Công trình được xây mới nằm trên nền đất, xung quanh có nhiều cơ quan và nhà dân. Hệ thống cửa đi, cửa sổ là cửa gỗ dễ bị mối mọt xâm hại. Khu vực xây dựng nằm liền kề khu nhà làm việc, khu vực này đã được xây dựng lâu ngày, trong đất tồn tại nhiều tàn dư thực vật có nguồn gốc Xenlulô cộng thêm độ ẩm cao. Đây là điều kiện rất tốt để cho mối phát triển và gây hại cho công trình xây dựng. Qua kết quả điều tra thu thập và phân tích các điều kiện tự nhiên quanh khu vực xây dựng cho thấy rằng tại khu vực có 2 loại mối phá hoại chủ yếu là: Loại thứ nhất: Mối gỗ khô (Lalotermitidae) có tên khoa học là Cryptotermes Đặc điểm nhận dạng: Tấm lưng ngực trước có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn chiều rộng của đầu (ở cả mối lính và mối thợ). Đặc điểm để lại trong các vết gỗ: Mối gặm gỗ tạo thành những hang rỗng giữa các hang có những lỗ thông với nhau. Thức ăn chính: Các loại gỗ chưa bị mục. Vị trí tổ mối: Tổ mối hoàn toàn trên mặt đất, ở ngay trong vùng lấy thức ăn. Tổ không liên hệ với đất và nguồn nước. Biên pháp phòng tránh: Phun quét ngâm tẩm thuốc phòng chống trực tiếp vào các thiết bị đồ dùng bằng gỗ. Phun quét thuốc phòng chống mối vào các vị xung quanh tường với chiều cao phun 2 m cả phía trong và phía ngoài căn nhà, để chặn nguồn lây lan xâm nhập của mối từ bên ngoài. Lọai thứ hai: Mối đất Termitidae Coptotermes: Gồm hai loài, loài thứ nhất thường ăn các loại gỗ chưa bị mục nát có tên khoa học là Coptotermes. Đặc điểm nhận dạng: Tấm lưng ngực trước hẹp hơn đầu, ở mối lính ngực trước bằng. Hàm trên bên trái của thành trùng có cánh, có 3 răng, vảy cánh trước to, rõ ràng và đạt đến chân vảy cánh sau. Đặc điểm để lại trong các vết gỗ: Mối gặm phần gỗ xuân, hè thư¬ờng để lại phần gỗ thu đông tạo thành những tua. Thức ăn chính: Các loại gỗ chưa bị mục. (trám trắng vạng trứng, bồ đề) Loài ăn các loại gỗ đã bị mục có tên khao học là Odontotermes. Đặc điểm nhận dạng: Có tấm lưng ngực trước hẹp hơn đầu, có hình yên ngựa ở tấm lưng ngực trước. Hàm trên bên trái của thành trùng có cánh, có 1–2 răng, vảy cánh trước không đạt đến chân vảy. Đặc điểm để lại trong các vết gỗ: Mối gặm gỗ tạo thành những hang rỗng, không để lại lớp gỗ thu đông. Thức ăn chính: các loại gỗ đã bị mục nát một phần. Cả hai loài này phần lớn làm tổ ở dưới mặt đất, tại các khu vực ẩm thấm có nguồn nước thích hợp. Biện pháp phòng tránh: Hạn chế các khu vực cho mối làm tổ, dọn dẹp thường xuyên không để nước ứ đọng lâu ngày, trong quá trình thi công cần phải dọ dẹp hết các mẩu gỗ, các mẩu ván khuôn vương vãi trong và ngoài khu vực công trình. Phun thuốc và cho thuốc xâm nhập sâu xuống nền đất trong quá trình thi công để tiêu diệt các mầm có thể phát sinh mối. Phun thuốc vào nền công trình tiêu diệt các mầm gây mối và không cho mối làm tổ trong nền công trình. Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác phòng chống mối cho công trình. Mục tiêu: Do mối xâm nhập và phá hoại nhiều công trình xây dựng kể cả những công trình mới xây dựng. Hàng năm phải tốn một lượng gỗ rất lớn vào việc thay thế các bộ phận hư hỏng do mối phá hoại. Rừng gỗ của ta có hạn, việc khai thác gặp khó khăn nên cần có biện pháp sử dụng gỗ hợp lý, tận dụng khả năng chịu lực của gỗ. Không chỉ phá hoại các thiết bị bằng gỗ, mối đất còn làm tổ dưới nền công trình gây lún sụt móng công trình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình xây dựng. Phòng, diệt mối cho các công trình xây dựng cơ bản là một trong những biện pháp thiết thực để tiết kiệm gỗ. Mặt khác công trình sử dụng không phải ngưng trệ do mối làm hỏng phải sửa chữa, tiết kiệm được tiền của, nhân lực của Nhà nước. Ngoài ra việc phòng mối còn đảm tài liệu, hồ sơ thiết bị không bị mối phá hoại hàng năm, giảm được một lượng chi phí đáng kể cho Trạm y tế. Nhiệm vụ: Tiêu diệt toàn bộ trứng mối, ấu mối xung quanh khu vực công trình, diệt hết các mầm có thể gây hại, xử lí, ngăn chặn tất các các khu vực mối có thể làm tổ. Tạo các hàng rào ngăn chăn mối xâm nhập công trình, cách ly nền nhà với nền đất xung quanh. Đảm bảo tuổi thọ cho công trình và các thiết bị đồ dùng có nguồn gốc Xenlulo, giữ cho công trình hoạt động liên tục, phát huy hết các tính năng của công trình. Nguyên tắc thiết kế Công tác thi công thiết kế phòng mối cho công trình phải tuân thủ tiêu chuẩn TCXD204: 1998 Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới ban hành kèm theo quyết định số: 06/1998/QĐ-BXD của bộ xây dựng ngày 6/1/1998. Tập định mức - đơn giá về công tác phòng chống mối cho công trình xây dựng (theo quyết định số: 06-QĐ/TWH ngµy 12/03/2010) hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam. Việc xử lí chống mối phải đảm bảo toàn bộ nền nhà phải được cách ly với đất nền xung quanh. Xử lý chân tường và các vật kiến trúc khác nối với đất, các đường dây cáp, các đường ống nước, các góc tường, những nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu khác nhau, các mạch lún, khe co dãn, nơi đặt các bảng điện và những nơi có nước ứ đọng trong công trình. Tiêu diệt và phòng ngừa mối tận gốc, triệt tất cả các nguồn phát sinh mối, loại bỏ nguồn tiềm tàng có thể phát sinh, làm tổ mối. Giải pháp thiết kế phòng chống mối cho công trình: Hiện tại trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống mối nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại. Loại thứ nhất: Lenfor 50EC thuốc tên thương mại (Trade name): Lenfos 50 EC. Hoạt chất (Common name): Chlorpyrifos (min 94%), được sản xuất bởi Hockley International Ltd. United Kingdom, tỷ lệ 1,2%. Giá bán trên thị trương 28.000 đồng/lít. Loại thứ hai: Temidor 25EC Thuốc trừ mối TERMIDOR 2.5EC = AGENDA 2.5EC: sản phẩm của BAYER AG Thái Lan thuốc ở dạng nước, có giá bán trên thị trường 40.000 đồng 1 lít. Các đặc tính phòng và chống mối của hai loại thuốc này cơ bản giống nhau. Căn cứ vào nhu cầu, chức năng sử dụng của nhà làm việc và mặt bằng thực tế của công trình để đưa ra phương án phòng chống mối, qua khảo sát và đánh giá hiện trạng công trình cần thiết phải phòng chống mối như sau: Chọn hóa hoá chất sử dụng chống mối cho công trình: Temidor 25EC Thuốc trừ mối TERMIDOR 2.5EC = AGENDA 2.5EC: sản phẩm của BAYER AG Thái Lan thuốc ở dạng nước, có giá bán trên thị trường 40.000 đồng 1 lít vì loại này có nhiều ưu điểm hơn. Hào phòng chống mối phía ngoài công trình (Mã Hiệu B10) Tạo lớp chướng ngại đứng bằng đào hào là "hàng rào" bao quanh phía ngoài sát mặt tường móng công trình nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận xâm nhập vào công trình. Hào rộng 0,5m, sâu 0,8m; một m3 đất đào lên khi lấp xuống được phun đều một lớp dung dịch thuốc phòng chống mối AGENDA 2.5EC với định mức 16 Lít/ m3. Phun đều kín đáy hào một lớp dung dịch thuốc phòng chống mối AGENDA 2.5EC sau đó cứ lấp khoảng 10-15 cm được phun đều một lớp cho đến hết 16 Lít/1m3. Sau khi lấp đất xong bàn giao mặt bằng cho bên thi công chuyển tiếp công việc xây lắp theo thiết kế. Chú ý khi phun xử hóa chất cần phải tập trung xử lý chân tường và các vật kiến trúc khác nối với đất, các đường dây cáp, các đường ống nước, các góc tường, những nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu khác nhau, các mạch lún, khe co dãn, nơi đặt các bảng điện, các vị trí gầm cầu thang và những nơi có nước ứ đọng trong công trình. Hào phòng chống mối phía trong công trình (Mã Hiệu B20) Tạo lớp chướng ngại đứng bằng đào hào là "hàng rào" bao quanh phía trong sát mặt tường móng công trình nhằm ngăn ngừa mối từ phía d¬ưới xâm nhập, phá hoại công trình. Hào rộng 0,3m, sâu 0,4m; một m3 đất đào lên khi lấp xuống được phun đều một lớp dung dịch thuốc phòng chống mối AGENDA 2.5EC với định mức 16 Lít/ m3. Phun đều kín đáy hào một lớp dung dịch thuốc phòng chống mối AGENDA 2.5EC sau đó cứ lấp khoảng 10-15 cm được phun đều một lớp cho đến hết 16 Lít/1m3. Sau khi lấp đất xong bàn giao mặt bằng cho bên thi công chuyển tiếp công việc xây lắp theo thiết kế Chú ý khi phun xử hóa chất cần phải tập trung xử lý chân tường và các vật kiến trúc khác nối với đất, các đường dây cáp, các đường ống nước, các góc tường, những nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu khác nhau, các mạch lún, khe co dãn, nơi đặt các bảng điện, các vị trí gầm cầu thang và những nơi có nước ứ đọng trong công trình. Phòng chống mối mặt nền tầng 1 của công trình (Mã Hiệu B30) Trên mặt nền tầng 1 của công trình trước khi lát nền sẽ được phun một lớp dung dịch thuốc phòng chống mối AGENDA 2.5EC với định mức 4 lít/m2. Sau khi phun xong bàn giao lại mặt bằng cho bên đơn vị xây lắp tiến hành các công việc tiếp theo. Chú ý khi phun xử hóa chất cần phải tập trung xử lý chân tường và các vật kiến trúc khác nối với đất, các đường dây cáp, các đường ống nước, các góc tường, những nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu khác nhau, các mạch lún, khe co dãn, nơi đặt các bảng điện, các vị trí gầm cầu thang và những nơi có nước ứ đọng trong công trình. Phòng chống mối mặt tường phía trong và phía ngoài tầng 1 của công trình (Mã Hiệu B40) Phần mặt tường phía trong và phía ngoài tầng 1 của công trình trước khi trát vữa hoàn thiện sẽ được phun đều một lớp dung dịch thuốc phòng chống mối AGENDA 2.5EC cao 2m với định mức là 2 lít/m2. Sau khi phun xong bàn giao lại mặt bằng cho bên đơn vị xây lắp tiến hành các công việc tiếp theo. Chú ý khi phun hóa chất cần phải tập trung xử lý chân tường và các vật kiến trúc khác nối với đất, các đường dây cáp, các đường ống nước, các góc tường, những nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu khác nhau, các mạch lún, khe co dãn, nơi đặt các bảng điện, các vị trí gầm cầu thang và những nơi có nước ứ đọng trong công trình. Nguyên tắc thi công phòng mối. Công tác thi công thiết kế phòng mối cho công trình phải tuân thủ tiêu chuẩn TCXD204: 1998 Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới ban hành kèm theo quyết định số: 06/1998/QĐ – BXD của bộ xây dựng ngày 6/1/1998. Tập định mức - đơn giá về công tác phòng chống mối cho công trình xây dựng (theo quyết định số: 06-Q§/TWH ngµy 12/03/2010) hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam. Việc xử lí chống mối phải đảm bảo toàn bộ nền nhà phải được cách ly với đất nền xung quanh. Xử lý chân tường và các vật kiến trúc khác nối với đất, các đường dây cáp, các đường ống nước, các góc tường, những nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu khác nhau, các mạch lún, khe co dãn, nơi đặt các bảng điện và những nơi có nước ứ đọng trong công trình. Tiêu diệt và phòng ngừa mối tận gốc, triệt tất cả các nguồn phát sinh mối, loại bỏ nguồn tiềm tàng có thể phát sinh, làm tổ mối. Toàn bộ mặt bằng phải được dọn dẹp sạch sẽ đảm bảo tất cả các mẩu gỗ mẩu ván khuôn khải được loại bỏ trước khi tiến hành xử lý phun thuốc. Toàn bộ nền đất phải được xử lý làm ẩm trước khi tiến hành phun, trước khi phun thuốc cán bộ thi công bên nhà thầu phòng chống mối sẽ kiểm tra khả năng thấm nước của đất nền để lựa chọn độ ẩm phù hợp cho nền đất trước khi phun. Hoá chất được sử dụng chống mối cho công trình. Thuốc trừ mối TERMIDOR 2.5EC = AGENDA 2.5EC: sản phẩm của BAYER AG Thái Lan thuốc ở dạng nước. Với phương án xử lý phòng mối như trên toàn bộ công trình sẽ được bảo quản trước sự xâm hại của các loài mối, côn trùng hại gỗ. Với việc áp dụng đồng bộ và triệt để theo các bước như trên, công trình sẽ kéo dài được tuổi thọ, các tài sản thiết bị bên trong sẽ được an toàn trước sự phá hoại của mối, mọt. Các thiết bị được đầu tư sau khi được xây mới, việc phòng chống mối sẽ đảm bảo độ an toàn cho công trình trước sự phá hoại của mối và các loại côn trùng gây hại. CHƯƠNG IV CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Hiện trạng khu đất và phương án giải phóng mặt bằng: Khu đất xây dựng công trình nằm tại vị trí tương đối độc lập, ngăn cách với các công trình xây dựng hiện trạng bởi các khoảng đất sân vườn, do đó không cần phải đền bù giải phóng mặt bằng. Lưu ý trước khi triển khai xây dựng công trình mới cần phá dỡ trạm y tế hiện trạng để tạo mặt bằng rộng rãi, thuận lợi cho công tác thi công. Do đó, trong thời gian triển khai xây dựng, cần có phương án chuyển địa điểm làm việc tạm thời cho cán bộ trạm y tế đến địa điểm khác, đảm bảo duy trì hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương. Khi giải phóng mặt bằng, phá dỡ trạm y tế cũ cần lưu ý đến việc bảo vệ môi trường khu vực. Kế hoạch thực hiện dự án: Dự án được thực hiện từ quý II năm 2012, dự kiến quý I năm 2013 hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư UBND thị trấn Quế trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Đánh giá tác động môi trường: Mục tiêu: Xác định rõ tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường. Lập kế hoạch đưa ra các giải pháp làm giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án xây dựng đến môi trường khu vực. Cung cấp các thông tin cơ khoa học làm sở cho các cơ quan quản lý môi trường trong việc giám sát và quản lý môi trường của công trình khi đi vào hoạt động. Các căn cứ pháp lý để đánh giá: Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn bản số 3165/BKHCNMT-MTg của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ngày 8/12/1998 về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường. Văn bản số 2249/BXD-KHCN của Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/12/1998 về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong ngành xây dựng. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được sử dụng để so sánh, đánh giá chất lượng môi trường: TCVN 5937-1995 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. TCVN 5938-1995 - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. TCVN 5939-1995 - Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp. TCVN 5940-1995 - Giới hạn tối đa cho phép của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp. TCVN 5942-1995 - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. TCVN 5944-1995 - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. TCVN 5949-1998 - Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư. Đánh giá tác động của của dự án đến môi trường: Trong giai đoạn xây dựng dự án: Trong quá trình tiến hành xây dựng dự án, có thể có các tác động sau: Tác động tới môi trường: Bụi sinh ra trong quá trình phá dỡ và vận chuyển phế thải, nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng. Tiếng ồn rung do các phương tiện vận tải và thi công cơ giới gây ra trong quá trình thi công. Phế thải xây dựng (gạch vỡ, bao bì xi măng...) Rác thải của công nhân xây dựng. Tác động tới công nhân thi công xây dựng: Điều kiện thời tiết, cường độ lao động có thể gây mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân. Các nguồn có khả năng cháy nổ như xăng dầu, vật liệu.. có thể gây ra hỏa hoạn. Hệ thống điện tạm thời cung cấp cho các máy móc thi công có thể xẩy ra sự cố. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động: Tác động tới môi trường nước, khí: Khí thải từ các nguồn rác sinh hoạt, hệ thống kỹ thuật của công trình. Đặc biệt lưu ý các nguồn rác thải, nước thải y tế từ công trình phải được sử lý triệt để trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Tác động về kinh tế xã hội: mang tính tích cực, góp phần tạo diện mạo mới cho địa phương. Giải pháp xử lý các tác động môi trường: Trong giai đoạn xây dựng: Để khắc phục các tác động tới môi trường trong quá trình thi công, Đơn vị thi công cần có các biện pháp sau: Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công. Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập kế hoạch tổ chức thi công, bố trí máy móc hợp lý, có biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, hệ thống phòng chống cháy nổ, chống sét, bố trí kho bãi, lán trại phục vụ cho công tác thi công. Tổ chức học tập kiểm tra nội qui an toàn lao động, trang bị cho công nhân đầy đủ bảo hộ lao động. Bố trí người, phương tiện thu gom rác, tưới nước chống bụi. Đơn vị có kế hoạch thi công hợp lý hạn chế tiếng ồn vào giờ cao điểm. Đơn vị thi công phải ký hợp đồng với đơn vị quản lý môi trường để có biện pháp di chuyển phế thải xây dựng. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động: Nước thải, rác thải y tế và từ nguồn thải sinh hoạt phải được thu gom tập trung và xử lý sinh học đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ y tế trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Kết luận: Đối với công trình trạm y tế những tác động chính tới môi trường sẽ xảy ra ở giai đoạn thi công công trình, khi đưa công trình vào sử dụng ảnh hưởng của công trình tới môi trường phải được đặc biệt chú ý vì đây là công trình có nguồn thải độc hại mang tính đặc thù, có yêu cầu cao về thẩm mỹ, điều kiện vi khí hậu của công trình cũng như tính tự giác của người sử dụng. Nguồn thải có thể tác động đến môi trường chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, rác thải sinh hoạt và rac thải y tế. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở giai đoạn thi công gồm: Các xe chở vật liệu phục vụ thi công công trình phải hoạt động theo đúng thời gian quy định của UBND thị trấn. Tất cả các xe chở vật liệu rời đều phải được che kín để tránh gây ô nhiễm môi trường. Khi thi công công trình phải có hàng rào bảo vệ ngăn cách, cũng như các tấm chắn thích hợp để tránh vật liệu rơi vãi cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thi công. Khi công trình được bàn giao và đi vào sử dụng, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn mức II, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6772-2000-chất lượng nước-nước thải sinh hoạt-giới hạn ô nhiễm cho phép mới được thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Khí thải và tiếng ồn trong hoạt động phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939-1995 và TCVN 5949-1998 và độ rung phải đạt TCVN 6962-2001. Về thu gom rác thải rắn, phải thiết kế hệ thống thu gom hợp lý và hợp đồng với các hợp tác xã môi trường đô thị trong khu vực vận chuyển rác theo quy định quản lý rác thải của cơ quan môi trường. CHƯƠNG V TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Tổng mức đầu tư: Tổng kinh phí : 5.671.125.000 đồng; Trong đó: + Vốn xây lắp : 4.029.804.000 đồng; + Vốn thiết bị (không có) : 0 đồng; + Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác : 705.263.501 đồng; + Dự phòng phí : 936.058.023 đồng. (Chi tiết xem bảng khái toán tổng mức đầu tư kèm theo) Xác định nguồn vốn đầu tư, khả năng huy động vốn và tiến độ huy động vốn: Công trình: Trạm y tế thị trấn Quế được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách thị trấn Quế, vốn đầu tư của Huyện Kim Bảng và Tỉnh Hà Nam, vốn huy động, vốn chương trình, vốn nhân dân và các nguồn vốn khác . Khái toán: Căn cứ xác định khái toán vốn đầu tư: Khối lượng chủ yếu các công tác xây lắp cơ bản xác định theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình: Trạm Y Tế thị trấn Quế do Công ty Cổ phần Tre Việt Thủ Đô lập tháng 5/2012. Định mức dự toán XDCT phần xây dựng ban hành kèm theo văn bản số 1776/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng. Định mức dự toán XDCT phần lắp đặt ban hành kèm theo văn bản số 1777/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng. Đơn giá xây dựng theo Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 27/10/2006 của UBND tỉnh Hà Nam. Đơn giá khảo sát theo Quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 30/6/2006 của UBND tỉnh Hà Nam. Đơn giá lắp đặt theo Quyết định số 31/2006/QĐ-UBND ngày 27/10/2006 của UBND tỉnh Hà Nam. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công ban hành kèm theo quyết định số 34/2006/QĐ-UBND ngày 27/10/2006 của UBND Tỉnh Hà Nam. Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/07/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập & quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã. Công văn số 887/BXD-KTXD ngày 07/6/2011 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiếu từ 01/01/2011. Công văn số 867/SXD-GĐ ngày 11/11/2011 của Sở Xây dựng Hà Nam về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiếu từ 01/10/2011. Công bố giá vật liệu xây dựng số 4/2012/CBGVL-LS, ngày 27/4/2012 của liên sở Tài chính - Xây dựng tỉnh Hà Nam. Giá một số loại vật liệu xây dựng thực tế trên thị trường. Các văn bản khác có liên quan. Giá trị khái toán vốn đầu tư: 5.671.125.000 đồng. B»ng ch÷: N¨m tû, s¸u tr¨m b¶y m­¬i mèt triÖu, mét tr¨m hai m­¬i l¨m ngh×n ®ång (Chi tiết xem bảng khái toán tổng mức đầu tư kèm theo). Hiệu quả xã hội của dự án: Việc xây dựng công trình Trạm y tế thị trấn Quế đồng bộ sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đổi mới bộ mặt thị trấn nói riêng và huyện Kim Bảng nói chung, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao. Đây là hướng đi đúng góp phần đáp ứng thực tế về nhu cầu khám chữa bệnh cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực, tạo sự yên tâm cho cán bộ nhân dân trên địa bàn. CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I- Kết luận: Việc đầu tư xây dựng mới Trạm y tế thị trấn Quế là việc làm cần thiết và cấp bách để nhân dân thị trấn được hưởng chế độ chăm sóc y tế cộng đồng với chất lượng cao hơn, đồng thời góp phần tạo nên diện mạo mới cho thị trấn Quế trong giai đoạn đô thị hóa hiện nay. II- Kiến nghị: Đề nghị UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Kim Bảng sớm phê duyệt hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: "Trạm y tế thị trấn Quế - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam" để công khai hoá cho nhân dân, các doanh nghiệp, thu hút mọi nguồn lực và ra chính sách cụ thể để công trình sớm được triển khai theo đúng kế hoạch. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trạm y tế cần phải được triển khai sớm, đầu tư có hiệu quả. Đầu tư dứt điểm từng hạng mục công trình và phải được phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để việc đầu tư xây dựng đồng bộ, kịp thời. Kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để Chủ đầu tư có thể từng bước triển khai các bước tiếp theo, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng. PHẦN PHỤ LỤC TỔNG MỨC ĐẦU TƯ PHỤ LỤC 2 báo cáo khảo sát địa hình + khảo sát địa chất công trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_ktkt_tram_y_te_5117.doc