Trên cơsởcác ưu tiên chiến lược, các bước tiếp theo có thểgộp lại nhưsau:
•Xây dựng và áp dụng GAP, bước đầu tập trung vào quản lý sâu bệnh
(IPM)
•Cải tiến kỹ thuật canh tác và công nghệthu hoạch, đóng gói và vận
chuyển
•Giảm tổn thất sau thu hoạch bằng cách trình diễn các hệthống sản xuất,
phân loại, đóng gói và vận chuyển đểcung cấp sản phẩm có chất lượng
theo yêu cầu của các điểm bán lẻtốt.
•Cải thiện mối liên kết giữa nhà nông, thương lái, khách hàng, nhà khoa
học và nhà nước
•Xây dựng chuỗi cung ứng giá trịcao
•Cải tiến việc thực hiện đểcung cấp trái cây chất lượng cao
•Có kếhoạch dài hạn đểtrồng lại vườn nhằm cung cấp trái cây chất lượng
cao
Tham khảo kếhoạch hành động cho xoài và bưởi ởbáo cáo mục tiêu 4 đểthấy
sựphân tích đầy đủcác bước chính của dựán CARD.
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dựán CARD 050/04VIE Cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức........................................................................................... 2
2 Người liên hệ ....................................................................................................... 2
3 Tóm tắt dự án....................................................................................................... 3
4 Tóm tắt kết quả thực hiện .................................................................................. 3
4.1 Giới thiệu và nền tảng............................................................................................4
4.2 Các kết quả chính...................................................................................................5
4.3 Chiến lược cải tiến chuỗi cung ứng cho một số trái cây ...................................5
4.3.1 Tài liệu tập huấn và sinh lý sau thu hoạch xoài ............................................................... 5
4.3.2 Các tài liệu đảm bảo chất lượng...................................................................................... 7
4.3.3 Bộ vật tư hoàn chỉnh hỗ trợ tập huấn và các chương trình tập huấn nông dân............... 8
4.4 Lợi ích và tăng cường năng lực cho các nông hộ nhỏ ....................................14
4.5 Ấn phẩm ................................................................................................................15
4.6 Quản lý dự án .......................................................................................................18
5 Báo cáo các vấn đề liên quan .......................................................................... 19
5.1 Môi trường ............................................................................................................19
5.2 Các vấn đề xã hội và giới.....................................................................................21
6 Thực hiện và các vấn đề về bền vững............................................................ 22
6.1 Các vấn đề và trở ngại .........................................................................................22
6.2 Các phương án lựa chọn.....................................................................................23
6.3 Tính bền vững.......................................................................................................23
7 Các công việc tiếp theo .................................................................................... 24
8 Kết luận .............................................................................................................. 24
2
1 Thông tin về tổ chức
Tên dự án Cải Thiện Thị Trường Nội Tiêu Và Xuất Khẩu Trái Cây
Việt Nam Thông Qua Quản Lý Hệ Thống Cung ứng Và
Công Nghệ Sau Thu Hoạch.
Đối tác Việt Nam Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Và Công Nghệ Sau
Thu Hoạch – SIAEP
Lãnh đạo phía Việt Nam Thạc Sỹ Nguyễn Duy Đức
Đối tác Australia Bộ Công Nghiệp Cơ Bản Và Thuỷ Sản Bang
Queensland
Nhân sự phía Australia Ông Robert Nissen; TS. Peter Hofman
Ông Brett Tucker; Ông Roland Holmes
Ngày bắt đầu 9/ 2006
Ngày kết thúc (theo kế hoạch) 5/2008
Ngày kết thúc (chỉnh sửa) 12/ 2008
Kỳ báo cáo Milestone 7
2 Người liên hệ
Tại Australia: Giám đốc dự án
Tên: Ông Robert Nissen Điện thoại: +61 07 54449631
Chức vụ: Giám đốc dự án Fax: +61 07 54412235
Tổ chức: Bộ Công nghiệp Cơ bản
và Thuỷ sản Bang
Queensland
Email: bob.nissen@dpi.qld.gov.au
Tại Australia: Quản lý dự án
Tên: Michelle Robbins Điện thoại +61 07 3346 2711
Chức vụ Chuyên viên kế hoạch cấp cao Fax: +61 07 3346 2727
Tổ chức Bộ Công nghiệp Cơ bản và
Thuỷ sản Bang Queensland
Email: michelle.robbins@dpi.qld.g
ov.au
Tại Việt Nam
Tên: Ông Nguyễn Duy Đức Điện thoại: +84 (8) 8481151
Chức vụ: Giám đốc Phân viện Fax: +84 (8) 8438842
Tổ chức: Phân Viện Cơ Điện Nông
Nghiệp Công Nghệ Sau Thu
Hoạch (SIAEP)
Email: SIAEP@hcm.vnn.vn
3
3 Tóm tắt dự án
4 Tóm tắt kết quả thực hiện
Nhóm dự án CARD phía Úc đã hoàn thành thiết kế, biên soạn và cung cấp tài
liệu tập huấn và tài liệu sinh lý sau thu hoạch xoài vào tháng 7/2007. Các lớp tập
huấn sau thu hoạch cũng đã được tổ chức trong các tháng 7 & 8/2007. Các lớp
tập huấn này đã đáp ứng được các hoạt động 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12 & 13 và các
mục tiêu 4, 7 & 9, và các kế hoạch khác dựa vào kế hoạch chiến lược của dự án
CARD đã được xây dựng vào tháng 4/2006 cho các hợp tác xã xoài và bưởi ở
miền Nam Việt Nam.
Xây dựng các sổ tay chất lượng tốn khá nhiều thời gian đặc biệt là tiếp cận với
các hoạt động tư vấn khi đồng thuận các mức chất lượng của nông dân, người
thu gom, người bán sỉ, thương lái, các cán bộ của SOFRI, SIAEP liên quan tới
dự án. Một cuốn sổ tay chất lượng xoài Cát Hòa Lộc, hai cuốn sổ tay cho bưởi
Năm Roi và Da Xanh đã được biên soạn.
Một phần hỗ trợ đào tạo của dự án gồm hơn 40 tài liệu đã được biên soạn và
cung cấp cho các nông dân trồng xoài, bưởi và các cán bộ của SIAEP & SOFRI
dưới dạng sách và tập tin máy tính. Các tài liệu này đề cập các lĩnh vực:
• Giới thiệu các chuỗi cung ứng/giá trị
• Nguyên tắc của các chuỗi cung ứng
• Xây dựng chuỗi cung ứng
• Phân tích chuỗi cung ứng
• Xây dựng kế hoạch chiến lược
• Xây dựng kế hoạch hành động
• Xây dựng chuỗi cung ứng mới cải tiến
• Kỹ thuật sau thu hoạch và sinh lý xoài nhằm cải tiến chuỗi cung ứng
• Tối ưu hóa chất lượng thu hoạch xoài
Ngành trái cây Việt nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp
và là nghành có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2003 giá trị xuất khẩu rau
quả của Việt Nam đạt 43 triệu USD gấp nhiều lần giá trị nhập khẩu là 14 triệu
USD. Tuy nhiên trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt về thị trường xuất khẩu cũng như nội địa, từ những nước trong khu vực,
nhất là Thái Lan và Trung Quốc. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh
nghành trái cây Việt nam cần phải cải tiến nhiều mặt. Bản thân người tiêu dùng
trong nước cũng yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng sản phẩm đặc biệt là
về vấn đề an toàn thực phẩm. Dự án này sẽ nhận dạng những mặt còn yếu kém
và hạn chế trong kĩ thuật trước và sau thu hoạch. Đây là những yếu tố làm giảm
chất lưọng sản phẩm tăng nguy cơ về độ an toàn và hạn chế khả năng cung ứng
liên tục. Những khoá đào tạo sẽ tập trung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm và
từ đó khuyến khích nông dân áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng và quy trình
ố ế
4
• Cải tiến hệ thống thu hái xoài
• Thiết kế phòng ủ chín xoài
• Quản lý chất lượng sản phẩm tươi và an toàn thực phẩm trong chuỗi
cung ứng
• Tiếp thị và các nhóm chính
• Thiết kế các lớp tập huấn nông dân
• Phân tích kinh tế - xã hội của chuỗi cung ứng
• Thiết kế vườn xoài và bưởi
• IPM & IDM cho xoài và bưởi
• Giải quyết các vấn đề cho cây có múi
• Tỉa cành tạo tán cây có múi
• Sử dụng hóa chất
Phương pháp đào tạo có sự tham gia (PAL) và tư vấn đã được sử dụng để tăng
cường năng lực giải quyết vấn đề cho các thành viên chuỗi cung ứng và người
nghèo nông thôn. Các phương hướng đã được đồng ý trong các kế hoạch chiến
lược, hành động cho xoài, bưởi và các thành viên dự án CARD (cán bộ của
SOFRI, SIAEP và các nông dân trồng xoài và bưởi) đã giúp họ phát triển kỹ
năng thông qua các lớp tập huấn phù hợp với mục tiêu của dự án CARD.
Hệ thống ORID (mục tiêu, phản hồi, trình diễn và quyết định) đã được sử dụng
để đánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong dự án CARD. Kết quả đánh giá các
lớp tập huấn đã cho thấy:
• 70% học viên thấy thời gian các lớp tập huấn là hợp lý
• 70% học viên hiểu rất tốt nội dung lớp học
• 100% học viên nhận thấy học được các điều mới từ các lớp tập huấn
• 80% học viên học được các thông tin rất bổ ích để họ xây dựng chuỗi
cung ứng mới.
4.1 Giới thiệu và nền tảng
Ford và các cộng sự (2003) đã phân tích các nhược điểm về khả năng cạnh
tranh của trái cây Việt Nam và đã xác định:
• Chất lượng sản phẩm kém và không ổn định
• Chưa có các tiêu chuẩn chất lượng
• Công nghệ sau thu hoạch yếu kém
• Thực hành trước thu hoạch kém
• Thiếu nhóm hợp tác tiếp thị sản phẩm
• Thiếu thông tin về chuỗi cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng.
Kết quả phân tích chủ vườn/lợi ích cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho
thấy, cả xoài và bưởi (với diện tích lần lượt là 33.000 ha và 9.000 ha) đều là
5
những trái cây rất quan trọng ở miền Nam, Việt Nam. Mục tiiêu của dự án CARD
050/04 VIE là:
• Cải tiến công nghệ trước thu hoạch để nâng cao chất lượng trái cây
(quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý mùa màng (ICM), kiểm soát
ruồi đục quả, chỉ số thu hoạch, giảm dư lượng thuốc BVTV, nâng cao
sức khoẻ con người và thân thiện môi trường).
• Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho xoài và bưởi (quản lí nhiệt độ
kho, đóng gói, xử lý nhiệt, xông khí etylen, bao trái, đánh bóng, đảm bảo
chất lượng (QA)).
• Cải tiến tiêu chuẩn chất lượng và chương trình đảm bảo chất lượng áp
dụng cho xoài và bưởi. Cách tiếp cận và phương pháp cho các cây
trồng của dự án có thể áp dụng cho những loại sản phẩm khác.
• Nhận dạng hệ thống cung ứng hiện nay đối với thị trường nội địa và
xuất khẩu, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Các
thông tin này sẽ được thông báo lại cho nông dân.
• Giúp hiểu biết tốt hơn và khả năng cải tiến hệ thống cung ứng xoài và
bưởi của Việt Nam
Dự án này sẽ bổ sung những khâu còn yếu chủ yếu trong công nghệ trước và
sau thu hoạch vốn đang ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tính ổn định,
quản lý chuỗi cung ứng và lập kế hoạch. Các khóa đào tạo đặc biệt cần thiết và
các nghiên cứu phù hợp đã góp phần hoàn thành mục tiêu 7 của dự án CARD
050/04 VIE.
Mục tiêu 7 của dự án CARD: chiến lược cải tiến chuỗi cung ứng một số trái cây
gồm một bộ vật tư hỗ trợ đào tạo nông dân như:
• Tài liệu đào tạo sau thu hoạch
• Tài liệu sinh lý sau thu hoạch xoài
• Tài liệu đảm bảo chất lượng xoài và bưởi
4.2 Các kết quả chính
4.3 Chiến lược cải tiến chuỗi cung ứng cho một số trái cây
4.3.1 Tài liệu tập huấn và sinh lý sau thu hoạch xoài
Nhóm dự án CARD phía Úc đã hoàn thành thiết kế, biên soạn và cung cấp tài
liệu tập huấn và sinh lý sau thu hoạch xoài vào tháng 7/2007. Các lớp tập huấn
sau thu hoạch cũng đã được tổ chức trong các tháng 7 & 8/2007. Các lớp tập
huấn này đã đáp ứng được các hoạt động 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12 & 13 và các
mục tiêu 4, 7 & 9, và các kế hoạch khác dựa vào kế hoạch chiến lược của dự án
CARD đã được xây dựng vào tháng 4/2006 cho các hợp tác xã xoài và bưởi ở
miền Nam Việt Nam.
Các cán bộ SIAEP và SOFRI đã tiến hành 4 lớp tập huấn các tiểu giáo viên nông
dân trong tháng 7/2007. Các lớp tập huấn kéo dài 2 ngày này sử dụng phương
6
pháp “đào tạo có sự tham gia tích cực của học viên” (PAL) và “nông dân tập
huấn nông dân” (FTF) nhằm cải tiến kỹ thuật trước và sau thu hoạch, ảnh hưởng
chuỗi cung ứng đến chất lượng xoài và bưởi. Áp dụng các phương pháp này
cho phép dự án CARD có được sự hỗ trợ rộng hơn từ các học viên. Phương
pháp tư vấn và PAL được thiết kế nhằm tăng cường năng lực quyết định vấn đề
của các thành viên dự án và người nghèo nông thôn. Dựa vào phương hướng
đã được nhất trí của kế hoạch chiến lược và hành động cho xoài và bưởi, các
thành viên dự án (cán bộ SIAEP, SOARI và nông dân trồng xoài, bưởi) đã phát
triển được kỹ năng thông qua các lớp tập huấn phù hợp với mục tiêu dự án
CARD.
Hệ thống ORID đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả của 8 lớp tập huấn và
hội thảo trong tháng 9 & 10/2007 và tháng 1 & 2/2008. Các nông dân Việt Nam
và các cán bộ SIAEP, SORI đã đã thực hiện đánh giá sau khi hoàn tất mỗi lớp
tập huấn/hội thảo.
Tóm tắt kết quả đánh giá các lớp tập huấn/hội thảo trong tháng 9 & 10/2007 và
tháng 1 & 2/2008 bằng hệ thống ORID như sau:
• Thời gian tập huấn: 70% học viên cho rằng thời gian tập huấn là hợp lý,
30% còn lại cho rằng thời gian quá ngắn, nên kéo dài 3-5 ngày.
• Nắm bắt được nội dung tập huấn: 50% học viên nắm bắt rất tốt, 50% nắm
bắt tốt.
• Thông tin mới: Tất cả học viên thấy các kiến thức từ các lớp tập huấn
quản lý trước và sau thu hoạch là mới.
• Tính hữu ích của các kiến thức được cung cấp: 86% học viên cho rằng rất
hữu ích để làm việc với nhà vườn và các đơn vị chuyên môn khác nhằm
xây dựng chuỗi cung ứng mới; trong khi đó 14% cho là hữu ích vừa phải.
• Sử dụng vật tư/kiến thức đào tạo: 83% học viên sẽ sử dụng phương pháp
và thông tin được tập huấn, trong khi đó số học còn lại sẽ sử dụng ở dạng
khác để xây dựng chuỗi cung ứng mới. Một số học viên sợ rằng họ không
thể sử dụng các kỹ thuật cao (máy phân loại, đóng gói… đang sử dụng ở
Úc). Các nỗi lo này đã được giải quyết nhờ cách giải thích và trình bày kỹ
thuật phân loại đơn giản ở các hội thảo trong tháng 1 & 2/2008.
• Học viên tự tin sử dụng các kỹ thuật và phương pháp: 90% học viên cảm
thấy tự tin hơn khi được đào tạo thêm.
• Các rào cản văn hóa: 63% học viên thấy chưa có rào cản văn hóa nào
trong việc sử dụng hệ thống cung ứng mới mà chỉ có một số rào cản trong
sử dụng phương pháp mới; trong khi đó 37% học viên cho rằng có những
rào cản văn hóa ở đầu vào công nghệ sau thu hoạch.
• Kiến thức giảng viên: 100% học viên cho rằng các giảng viên rất tốt
• Bổ sung kiến thức cần thiết cho học viên: 50% học viên rất thỏa mãn với
các kiến thức cần thiết được bổ sung; số còn lại cũng thỏa mãn với
những gì mình được bổ sung.
7
Cuốn sách “kỹ thuật xử lý sau thu hoạch quy mô nhỏ”: một cuốn tài liệu về nghề
làm vườn (xuất bản lần thứ 4) của Lisa Kitinoja and Abel A. Kader đã được dịch
sang tiếng Việt đã được cung cấp bằng cả bản in và tập tin vi tính.
4.3.2 Các tài liệu đảm bảo chất lượng
Các tài liệu đảm bảo chất lượng đã được xây dựng cho chuỗi cung ứng/giá trị
mới dựa vào phân tích SWOT. Kế hoạch hành động và sự đóng góp đầy trách
nhiệm của các cán bộ SIAEP, SOFRI, các thành viên chuỗi cung ứng đã xác
định được các đặc tính chất lượng chính của trái cây được đề cập trong các tài
liệu đảm bảo chất lượng. Các mức chất lượng được nông dân, người thu gom,
người bán sỉ, thương lái và người bán lẻ xoài, bưởi chấp nhận đã được xác
định. Các hoạt động này phù hợp với các hoạt động 3, 5, 6, 7, 8,11 và các mục
tiêu 4, 7 & 9 của dự án.
Chúng tôi đã quyết định xây dựng 2 cuốn sổ tay chất lượng bưởi và 1 cuốn sổ
tay chất lượng xoài sau khi được sự tư vấn của SIAEP, SOFRI, nông dân, người
thu gom, người bán sỉ, thương lái và người bán lẻ tham gia dự án. Mỗi cuốn sổ
tay chất lượng cho mỗi giống bưởi Năm Roi và Da Xanh, một cuốn sổ tay chất
lượng xoài Cát Hòa Lộc đã được biên soạn xong (Phụ lục B).
Nghiên cứu, thu thập số liệu về đặc tính chất lượng, yêu cầu thị trường và đặc
điểm các giống bưởi ‘Năm Roi”, “Da Xanh”, các giống xoài “Cát Hòa Lộc”, “Cát
Chu” và “Ghép” đã được báo cáo tiến độ mục tiêu 5 & 6 của dự án CARD. Các
cuộc hội thảo với nông dân, hợp tác xã, người bán sỉ và người bán lẻ về xây
dựng và tư vấn cho cuốn sổ tay chất lượng đã được thực hiện trong tháng 7, 8 &
9/2007, 1 & 7/2008. Trong tháng 1 & 2/2008, bản thảo cuốn sổ tay chất lượng
xoài Cát Hòa Lộc đã được thảo luận tổng quát với bà Nguyễn Thị Thu Trang -
cán bộ quản lý chất lượng, và ông Stephane Maurin – quản lý bộ phận thực
phẩm tươi của công ty Merto Cash & Carry Việt Nam nhằm xác định nhu cầu và
sản phẩm đầu vào. Các hoạt động này phù hợp với mục tiêu 4 và các hoạt động
8, 9, 10, 11, 12, 13 và tập trung hơn vào phát triển chuỗi cung ứng kiểu “Metro”
như đã được CARD PMU gợi ý ở báo cáo đánh giá MS6.
Một số xã viên hợp tác xã xoài và bưởi thấy rằng các tiêu chuẩn quá cao. Các
hội thảo, tư vấn và chỉnh sửa sau này đã làm giảm nỗi lo của các nông dân và xã
viên hợp tác xã. Các tiêu chuẩn trong sổ tay xoài này dựa vào tiêu chuẩn
CODEX 18 của Việt Nam.
Sáu hội thảo xây dựng sổ tay chất lượng trong năm 2007 & 2008 đã được đánh
giá theo hệ thống ORID như sau:
• Thời gian hội thảo: 90% học viên cho rằng thời gian hội thảo là vừa đủ;
10% cho rằng quá ngắn và cần phải 4 ngày.
• Học viên nắm bắt nội dung: 70% học viên nắm bắt rất tốt, 30% nắm bắt
tốt nội dung hội thảo.
8
• Kiến thức/thông tin mới: tất cả học viên tham gia hội thảo quản lý vườn
đều cho rằng các kiến thức thu nhận được từ hội thảo là mới.
• Tính hữu ích các kiến thức hội thảo cung cấp: 75-86% (trung bình là
79.5%) học viên cho rằng các kiến thức rất hữu ích để làm việc với nông
dân và các đơn vị chuyên môn nhằm xây dựng chuỗi cung ứng mới; trong
khi đó 20,5% số còn lại cho rằng các kiến thức là hữu ích vừa phải.
• Sử dụng vật tư/kiến thức tập huấn: 82% học viên cho rằng các kiến thức
tập huấn rất hữu ích, 18% cho rằng hữu ích vừa phải.
• Sử dụng kiến thức tập huấn để xây dựng chuỗi cung ứng mới: 100% học
viên thấy rằng sẽ sử dụng các tài liệu này để xây dựng chuỗi cung ứng
của mình.
• Các tập huấn tiếp theo đã tăng sự tự tin khi sử dụng các kiến thức và sổ
tay: ở đợt tập huấn đầu tiên, 90% học viên yêu cầu phải được tập huấn
thêm. Yêu cầu này giảm xuống còn 50% sau các đợt tấp huấn sau đó.
• Rào cản văn hóa: 30% học viên cho rằng có một số rào cản văn hóa khi
áp dụng các phương pháp mới, trong khi đó 50% chưa thấy và 20% thấy
không có rào cản nào khi sử dụng các sổ tay chất lượng.
• Kiến thức giảng viên: 91% học viên thấy các giảng viên có kiến thức rất
tốt và 9% thấy tốt.
• Bổ sung kiến thức cần thiết cho học viên: 77% học viên rất thỏa mãn và
23% thỏa mãn.
4.3.3 Bộ vật tư hoàn chỉnh hỗ trợ tập huấn và các chương trình
tập huấn nông dân
Một bộ tài liệu và vật tư hỗ trợ được ung cấp cho các giảng viên và học viên ở
mỗi lớp tập huấn dự án CARD dưới dạng tài liệu in và tập tin máy tính. Tất cả tài
liệu này nằm trong các đĩa CD ROM. Các vật tư này phù hợp với các hoạt động
3, 5 6 7, 8, 9, 11, 12, 13 và các mục tiêu 4, 7 & 9. Các vật tư này đã tăng cường
năng lực cho SIAEP, SOFRI và nông dân trồng xoài và bưởi ở miền Nam Việt
Nam, và xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hành động vào tháng 4/2006
cho các hợp tác xã xoài, bưởi ở miền Nam Việt Nam. Đánh giá về các tài liệu
qua các hội thảo từ 2006-2008 bằng hệ thống ORID cho thấy:
• Kiến thức mới: 65-85% đối với các giảng viên (cán bộ SIAEP & SOFRI)
• Kiến thức mới: 85-100% đối với nông dân trồng xoài và bưởi
Các vật tư hỗ trợ đã được DPI&F chuẩn bị và cung cấp gồm:
4.3.3.1 Giới thiệu chuỗi cung ứng/giá trị
1. Hội thảo 1:- Khởi động dự án CARD (sách có bài tập)
2. Hội thảo 2:- Phần 1:- Giới thiệu chuỗi giá trị thực phẩm (sách có bài tập)
3. Hội thảo 2:- Phần 2:- Xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm (sách có bài tập)
4. Hội thảo 3:- Phân tích chuỗi giá trị (Sách hướng dẫn và bài tập)
i. Chương trình
ii. Phần 1:- Kỹ thuật phỏng vấn và thiết kế câu hỏi
9
iii. Phần 2:- Điều tra, thiết kế câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn
1. Câu hỏi ví dụ phân tích chuỗi cung ứng:
a. Môi trường canh tác (phỏng vấn cán bộ
khuyến nông vùng)
b. Kỹ thuật canh tác của nông dân (phỏng vấn
nông dân)
c. Thu hoạch (phỏng vấn nông dân)
d. Xử lý trước thu hoạch (phỏng vấn nông dân,
người thu gom, bán sỉ, thương lái, bán lẻ).
e. Phân loại (phỏng vấn nông dân, người thu
gom, thương lái, bán lẻ)
f. Đóng gói (phỏng vấn nông dân, người thu
gom, thương lái, bán lẻ)
5. Hội thảo 4:- Dòng chất lượng:- (Sách hướng dẫn và bài tập)
i. Phần 1:- Kiểm soát chất lượng thông qua lấy mẫu xoài dọc
theo chiều dài chuỗi cung ứng
ii. Phần 2:- Xác định các vấn đề và hư hỏng trái xoài trong
chuỗi giá trị
4.3.3.2 Các nguyên lý, xây dựng, phân tích chuỗi cung ứng, xây dựng kế
hoạch chiến lược và hành động
1. Chương trình xây dựng chuỗi cung ứng (sách hướng dẫn và bài tập)
2. Hội thảo 1:- Tổng quan phương pháp, nguyên tắc phân tích chuỗi cung
ứng và xây dựng kế hoạch chiến lược
3. Hội thảo 2: Phân tích chuỗi cung ứng và quy trình, xây dựng kế hoạch
chiến lược
4. Sách bài tập AFFA
5. Mẫu phân tích quy trình
4.3.3.3 Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nghề vườn cải tiến mới
1. Kế hoạch và chương trình hội thảo
2. Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nghề vườn cải tiến mới (sách
hướng dẫn và bài tập)
a. Giới thiệu
b. Tại sao xây dựng chuỗi cung ứng mới?
c. Nghiên cứu thị trường
d. Xây dựng chiến lược tiếp thị
e. Xây dựng chuỗi – kết nối các thành viên lại
i. Tập trung vào khách hàng
ii. Xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả
iii. Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả
iv. Xây dựng mối quan hệ hiệu quả
v. Lựa chọn thị trường
10
vi. Kiểm soát chất lượng
vii. Lợi thế đóng gói
viii. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
3. Hội thảo 1:- Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nghề vườn cải tiến
mới, phần A
4. Hội thảo 2:- Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nghề vườn cải tiến
mới, phần B
5. Thiết kế vườn xoài và cây có múi (sách hướng dẫn và bài tập)
6. Hội thảo 3: Xây dựng các thiết kế vườn xoài và cây có múi
7. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
4.3.3.4 Sinh lý & công nghệ sau thu hoạch xoài, thu hoạch & vận chuyển
trên đồng, phân tích & đánh giá kinh tế - xã hội (sách hướng dẫn và
bài tập)
1. Các yếy tố sản xuất chính ảnh hưởng đến chất lượng sau thu hoạch
trái xoài (sách hướng dẫn và bài tập)
2. Sinh lý trái xoài
a. Ủ chín và giảm chất lượng
b. Các nguyên nhân gây tổn thất chất lượng
3. Các yếu tố và công nghệ sau thu hoạch xoài
a. Thu hoạch và vận chuyển trên đồng
b. Các công đoạn và yếu tố tại nhà đóng gói
c. Ủ chín và bảo quản
d. Vận chuyển
e. Nắm được yêu cầu của khách hàng
f. Xử lý sau thu hoạch
g. Vệ sinh
4. Sinh lý sau thu hoạch trái xoài (sách bài tập 1)
5. Công nghệ sau thu hoạch xoài (sách bài tập 2)
6. Thiết kế phòng ủ chín và xác lập chế độ ủ chín xoài (sách hướng dẫn)
7. Tối ưu hóa chất lượng thu hoạch xoài (sách hướng dẫn)
8. Cải tiến hệ thống thu hoạch xoài (sách bài tập)
4.3.3.5 Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tươi trong chuỗi cung
ứng (sách hướng dẫn và bài tập)
1. Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tươi trong chuỗi cung ứng.
Hiểu được chuỗi cung ứng và chất lượng sản phẩm
i. Hiiểu được chất lượng sản phẩm là gì
ii. Các loại an toàn thực phẩm
iii. Nguyên nhân gây tổn thất chất lượng sau thu hoạch
iv. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và kiểm
soát an toàn thực phẩm
v. Các yếu tố bên ngoài, chính trị, kinh tế, các quy định và áp lực xã
hội
11
2. Hội thảo 1 –Các phương pháp quản lý chất lượng và an toàn thực
phẩm tươi (sách bài tập)
3. Xử lý và vận chuyển nông sản tươi trong chuỗi cung ứng để duy trì
chất lượng và phân phối sản phẩm an toàn tới người tiêu dùng (sách
hướng dẫn và bài tập)
4. Giới thiệu
5. Kế hoạch và chiến lược duy trì chuỗi lạnh
6. Các yêu cầu về cơ sở hạ tầng
7. Xử lý sản phẩm
i. Xếp pallet
8. Vận chuyển
i. Xe tải lạnh
ii. Các phương pháp xếp hàng
iii. Xếp hàng chắc chắn
iv. Tăng cường tải trọng
9. Vận chuyển và xử lý nông sản tươi trong chuỗi cung ứng/giá trị (sách
bài tập)
4.3.3.6 Tiếp thị và đào tạo nhóm chính (sách hướng dẫn)
1. Hiểu được cách thu thập thông tin, ưu và nhược điểm của các nhóm
chính (sách hướng dẫn)
1.1. Giới thiệu
1.2. Vai trò của nhóm tiêu dùng nòng cốt
1.3. Dùng nhóm chính để nghiên cứu tiêu dùng
1.4. Các yếu tố để nhóm chính thành công
1.5. Lập thời gian biểu
1.6. Tuyển người
1.7. Điều tiết
1.8. Phân tích và diễn giải kết quả
1.9. Đặc điểm bố trí nhóm chính
1.10. Ưu, nhược điểm nhóm chính
1.11. Khi nào/nơi nào không sử dụng nhóm chính
4.3.3.7 Thiết kế các lớp tập huấn nông dân trồng xoài, bưởi ở Việt nam
(sách hướng dẫn và bài tập)
1. Đào tạo tiểu giáo viên xoài và bưởi
2. Phần ghi chú
3. Nguyên tắc đào tạo người đã trưởng thành
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo có hiệu quả
5. Chuẩn bị nội dung đào tạo
6. Đánh giá hoạt động đào tạo
7. Hệ thống phân cấp của Bennett để đánh giá dự án chuỗi cung ứng
8. Bài tập
12
9. Tập huấn tiểu giáo viên về công nghệ sau thu hoạch xoài, bưởi (sách bài
tập)
4.3.3.8 Phân tích kinh tế - xã hội chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam
1. Phân tích kinh tế - xã hội chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam (sách
bài tập)
1.1. Mục đích hội thảo
1.2. Phân tích kinh tế - xã hội
1.3. Tại sao xây dựng chuỗi cung ứng lá quan trọng
1.4. Phương pháp phân tích chuỗi cung ứng
1.5. Giá thành và doanh thu
1.6. Kỹ thuật mô hình hóa
2. Kinh tế - xã hội (sách bài tập, phần 2)
3. Tài liệu hướng dẫn thu thập số liệu để phân tích kinh tế chuỗi cung ứng
sản phẩm nghề vườn
4.3.3.9 Hệ thống quản lý bệnh và sâu hại tổng hợp (IPDM) cho xoài và bưởi
(sách hướng dẫn và bài tập)
1 Hệ thống IPDM cho bưởi
1.1 Giới thiệu
1.2 Nhận biết
1.3 Theo dõi
1.4 Ghi chép và theo dõi
1.5 Ra quyết định hành động
1.6 Hành động thích hợp
2 Hướng dẫn theo dõi
3 Giải quyết các vấn đề cây có múi
4 Tỉa cành tạo tán của nông dân
5 Quản lý sâu hại trên xoài, phần 1 (sách bài tập)
6 Quản lý sâu hại trên xoài, phần 2 (sách bài tập)
7 Quản lý sâu hại trên xoài, phần 3: Hướng dẫn về sâu hại và thiên địch
trên đồng (sách hướng dẫn)
8 Quản lý sâu hại trên xoài (sách hướng dẫn hội thảo)
9 Tiếp cận IDM trên xoài (sách bài tập)
10 Phần ghi chú
11 Sử dụng hóa chất (sách hướng dẫn)
12 Sử dụng hóa chất (sách bài tập)
4.3.3.10 Các tài liệu tham khảo đã cung cấp gồm:
1 Mango Information Kit (Agrilink Series QAL 9903), sách và tập tin máy tính
cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
13
2 A Practical Manual for Producers and Exporters from Asia Regulations,
Standards and Certification for Agricultural Exporters, FAO, RAP Publication
2007/13, sách và tập tin máy tính cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
3 Marketing Extension Guide, Horticultural Marketing, FAO, ISSSN 1020-7317
sách và tập tin máy tính bằng tiếng Anh.
4 Small Scale Post-harvest Handling Practices: A manual for Horticultural
Crops (4th Edition), by Lisa Kitinoja and Adel A. Kader, University of
California, Davis Postharvest horticulture Series No. 8E July 2002, sách và
tập tin máy tính cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
5 Associations of market traders. Their roles and potential for further
development. FAO, AGSF Occasional Paper 7, Rome 2005, sách và tập tin
máy tính bằng tiếng Anh.
6 Proceedings of the FAO/AFMA workshop on quality and safety in traditional
horticultural marketing chains in Asia, 7-10 November 2005, Bangkok,
Thailand, RAP Publication 2006/15, sách và tập tin máy tính bằng tiếng Anh.
7 Guidelines for rapid appraisal of agrifood chain performance in developing
countries, FAO, Agricultural Marketing and Finance, Occasional Paper 20,
sách và tập tin máy tính bằng tiếng Anh.
8 Quality and Safety in the traditional horticultural marketing chains of Asia.
FAO, Agricultural Marketing and Finance, Occasional Paper 11, sách và tập
tin máy tính bằng tiếng Anh.
9 Agro-industry supply chain management: concepts and applications.
Agricultural Marketing and Finance, Occasional Paper 17, sách và tập tin
máy tính bằng tiếng Anh.
4.3.3.11 Các tài liệu in ấn khác
Các tài liệu in ấn khác do DPI&F mua và cung cấp cho SIAEP và SOFRI như
một phần của dự án gồm:
1 bản Lyhee Agrilink Kit
1 bản Custard Apple Agrilink Kit
1 bản Avocado Agrilink Kit
1 bản Papaw Agrilink Kit
1 bản Pineapple Pests and Disorders Handbook
2 bản Rockmelon Quality Guide
2 bản Watermelon Quality Guide
2 bản Code of Practice for Road Transport of Fresh Produce Booklet 1
2 bản Code of Practice for Road Transport of Fresh Produce Booklet 2
2 bản Code of Practice for Road Transport of Fresh Produce Booklet 3
2 bản Tableland Citrus Quality Guide
2 bản Tableland Lychee Grade Standards
2 bản Lychee Picking Guide
2 bản Mango Quality Standards
2 bản Produce Handling Guide
3 bản Mango Ripening Guide
3 bản Mango Defect Guide
14
3 bản Mango Skin Colour Guide
3 bản Mango Handling Guide
1 bản Small Scale Post-harvest Handling Practices: A manual fro
Horticultural Crops (4th Edition), bằng tiếng Anh và website để lấy bản
tiếng Việt.
4.4 Lợi ích và tăng cường năng lực cho các nông hộ nhỏ
Các nhóm nông dân tham gia dự án CARD đã có khả năng hơn để giải quyết
các vấn đề đặt ra trong dự án. Kết quả và tác động của dự án thể hiện ở hai ví
dụ:
• Một nhóm nông dân trồng xoài được động viên đã xây dựng được
phương pháp thu hoạch và sau thu hoạch cải tiến.
o Sử dụng kỹ thuật tỉa cành tạo tán mới
o Áp dụng hệ thống xử lý và đóng gói mới
o Xây nhà và đầu tư thiết bị đóng gói (phân loại, thùng xử lý nước
nóng để diệt trừ nấm bệnh, bàn phân loại và đóng gói để tăng khả
năng bán được và thời gian bảo quản cho sản phẩm của mình
(phương pháp mới này đã tăng thời gian bảo quản khoảng 7 ngày
và chỉ 10% trái bị ảnh hưởng nấm bệnh so với phương pháp truyền
thống có 100% trái bị ảnh hưởng nấm bệnh và không bán được)
o Hợp đồng mới cung cấp sản phẩm cho Metro
o Cung cấp 50 tấn trái cây cho nhà chế biến trái cây xuất khẩu sang
Nhật
o Nhận được chứng nhận VietGAP
o Bố trí việc làm cho 17 lao động địa phương
• Một nhóm nông dân trồng bưởi cũng đã đầu tư nhà đóng gói và xây dựng
được hệ thống phân loại mới. Một số quy trình và kết quả như sau:
o Trái cây được rửa, diệt khuẩn, làm ráo và bao màng để tăng thời
gian bảo quản.
o Nhóm nông dân này đã đầu tư thiết bị như thùng rửa, diệt khuẩn,
máy bao màng chân không
o Trái cây được vận chuyển lạnh và tỷ lệ hư hỏng thấp hơn 1%. Nếu
không vận chuyển lạnh, tỷ lệ hư hỏng cao hơn 4%.
o Mở rộng nhà đóng gói và xây dựng kho lạnh để tăng thời gian bảo
quản trái cây
o Xuất khẩu 10 container/tháng đi châu Âu. Trong năm 2008, xuất
khẩu 20 container 40’, 16,2 tấn/container. Đã ký hợp đồng xuất
khẩu 200 container 40’ cho năm 2009.
o Nhận được chứng chỉ GlobalGAP loại 2 của IMO trong tháng
10/2008
o Hiện tại, hợp tác xã đã bố trí được việc làm cho 50 lao động địa
phương.
15
Dự án CARD đã tăng cường năng lực và lợi ích cho một số nhóm nông dân
trồng xoài, bưởi và công đồng rộng lớn hơn. Hợp tác xã xoài đã tăng tỷ lệ trái
loại 1 bán ra trên 20%.
Phương pháp thu hoạch, các kỹ thuật xử lý, phân loại, đóng gói mới, và hệ thống
GAP đã chứng tỏ sự thành công lớn của các nhóm này và đang được áp dụng ở
cấp hợp tác xã. Các nhóm đã bán trái cây với thương hiệu của mình. Điều này
cho thấy rõ lợi ích của cộng đồng và tư nhân liên quan tới dự án và cách mà các
nông dân bình thường trở thành những người đi đầu chuyển đổi và tăng cường
năng lực ở địa phương.
Các ví dụ trên chỉ ra cách nông dân và các cộng tác viên chấp nhận và thực hiện
kế hoạch chiến lược và xây dựng hệ thống trước và sau thu hoạch GAP là điều
cơ bản cho thành công. Các nhóm nông dân này nay đã xác định được các vấn
đề và giải pháp dựa vào hướng dẫn và tư vấn của các giảng viên dự án CARD
của Việt Nam. Dự án đã giúp các nhóm này xây dựng chuỗi giá trị cao hơn và
cải thiện chất lượng sản phẩm trong kinh doanh.
4.5 Ấn phẩm
Ông Nissen đã biên soạn các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế và trình bày
ở các hội thảo quốc tế, nhà xuất bản như sau:
Hội thảo:
Hội nghị chuyên đề lần thứ nhất về thực hiện cải thiện chuỗi cung ứng trong các
nền kinh tế quá độ. 2005. Khách sạn Lotus Pang Suan Kaeo, Chiang Mai, Thái
Land.
Các bài báo đã xuất bản:
A. P. George, R. J. Nissen, and R. H. Broadley. 2006. Strategic
Analysis: a Key factor in developing Horticultural Supply chains in
Transitional economies. Proceedings of the First International
Symposium on Improving the performance of supply chains in the
Transitional Economies. Acta Horticulturae 669, pp 205-212.
R.J. Nissen, A. P. George, R.H. Broadley, S. M. Newman and S.
Hetherington. 2006. Developing improved supply chains for
temperate fruits in Transitional Asian economies of Thailand and
Vietnam. Acta Horticulturae 669, pp 335-342
Trình bày báo cáo:
A. P. George, R. J. Nissen, and R. H. Broadley. 2006. Strategic
Analysis: a Key factor in developing Horticultural Supply chains in
Transitional economies. Proceedings of the First International
16
Symposium on Improving the performance of supply chains in the
Transitional Economies
R.J. Nissen, A. P. George, R.H. Broadley, S. M. Newman and S.
Hetherington. 2006. Developing improved supply chains for
temperate fruits in Transitional Asian economies of Thailand and
Vietnam.
Hội thảo:
Hội nghị chuyên đề quốc tế về quản lý chuỗi cung ứng nông sản tươi, ngày 6-
10/12/2006, khách sạn Lotus Pang Suan Kaeo, Chiang Mai, Thái Land
Các bài báo đã xuất bản:
A. P. George, R.H. Broadley and R.J. Nissen. 2007. Key
Strategies for horticultural industries to remain internationally
competitive, Proceedings of the International symposium on fresh
produce supply chain management. RAP Publication 2007/21, pp
51-61.
Mr. R. J. Nissen, Dr. A. P. George, Mr U Napooakoonwong, Mr
Pichit Sripinta, Dr. U. Boonprakob, Ms. M. Rankin, Mr. D. D.
Nguyen, Dr. M.C.Nguyen, and Dr. Le Duc Khanh. 2007. Case
studies of product quality improvement and supply chain
management for stonefruit, mango and pomelo in Thailand Laos
and Vietnam. RAP Publication 2007/21, pp 104-114.
Trình bày báo cáo:
A. P. George, R.H. Broadley and R.J. Nissen. 2007. Key
Strategies for horticultural industries to remain internationally
competitive, Proceedings of the International symposium on fresh
produce supply chain management.
Mr. R. J. Nissen, Dr. A. P. George, Mr U Napooakoonwong, Mr
Pichit Sripinta, Dr. U. Boonprakob, Ms. M. Rankin, Mr. D. D.
Nguyen, Dr. M.C.Nguyen, and Dr. Le Duc Khanh. Case studies of
product quality improvement and supply chain management for
stonefruit, mango and pomelo in Thailand, Laos and Vietnam.
Hội thảo:
Hội thảo chuyên đề quốc tế lần thứ 2 về thực hiện cải tiến chuỗi cung ứng trong
các nền kinh tế quá độ. Ngày 23-27/9/2007 tại khách sạn SOFITEL, Hà Nội, Việt
Nam
17
Các bài báo đã xuất bản:
A. P. George, R. J. Nissen, and R. H. Broadley. 2006. Improving
horticultural supply chains in Asia and the developing Economies
requires a shift in strategic thinking. Acta Horticulturae 794, pp
1475-153.
R. J. Nissen, A. P. George, P. Hofman, B. Tucker, M. Rankin.
2008. Development of new processes for evaluation and
implementing new improved horticultural supply chains operating in
South-East Asia. Acta Horticulturae 794. pp 269-278.
S. M. Newman, V. V. V. Ku, S. D. Hetherington, T.D. chu, D. L.
Tran and R. J. Nissen. Mapping stone fruit supply chins in North
West Vietnam. Acta Horticulturae 794. pp 261-268.
Trình bày báo cáo:
A. P. George, R. J. Nissen, and R. H. Broadley. 2006. Improving
horticultural supply chains in Asia and the developing Economies
requires a shift in strategic thinking.
R. J. Nissen, A. P. George, P. Hofman, B. Tucker, M. Rankin.
2008. Development of new processes for evaluation and
implementing new improved horticultural supply chains operating in
South-East Asia.
S. M. Newman, V. V. V. Ku, S. D. Hetherington, T.D. chu, D. L.
Tran and R. J. Nissen. Mapping stone fruit supply chins in North
West Vietnam.
Hội thảo:
Cải tiến chuỗi cung ứng trong các nền kinh tế quá độ: phản ứng các thách thức
khi kết nối các nhà sản xuất nhỏ với các thị trường năng động. Ngày 9-
12/7/2008. Khách sạn Waterfront Insular, thành phố Davao, Philippines.
Các bài báo đã xuất bản:
A. P. George, R. H. Broadly and R. J. Nissen. The formation and
funding of marketing groups will be critical to the survival of small
scale horticultural farmers in Asia. In Press
R.J. Nissen, A. P. George, S. Price, D. D. Nguyen, D.N.T Tran, C.
M. Nguyen, T. M. Ta, T. H. Doan, M. K. Rankin and I. Russell.
2008. Vietnamese farmers capturing benefits through improved
supply chain management. In Press
Trình bày báo cáo:
18
A. P. George, R. H. Broadly and R. J. Nissen. The formation and
funding of marketing groups will be critical to the survival of small
scale horticultural farmers in Asia.
R.J. Nissen, A. P. George, S. Price, D. D. Nguyen, D.N.T Tran, C.
M. Nguyen, T. M. Ta, T. H. Doan, M. K. Rankin and I. Russell.
2008. Vietnamese farmers capturing benefits through improved
supply chain management.
Hội thảo:
Hội thảo về GAP và an toàn thực phẩm, Bình Thuận ngày 21-22/7/2008.
Chương trình hợp tác của CARD, AusAID và MARD Việt Nam.
Bài báo đã xuất bản:
Mr. R. J. Nissen, Mr. Nguyen Duy. Duc, Dr. Nguyen Minh
.Chau, Mr. Vu Cong.Khanh, Mr Ngo Van Binh, Ms San Tram
Anh, Ms Tran Thi Kim Oanh. 2008. CARD Project 050/04
VIE. Improvement of export and domestic markets for
Vietnamese fruit through improved post-harvest and supply
chain management.
Trình bày PowerPoint:
CARD Project 050/04 VIE. Improvement of export and
domestic markets for Vietnamese fruit through improved
post-harvest and supply chain management.
Áp phích:
CARD Project 050/04 VIE. Improvement of export and
domestic markets for Vietnamese fruit through improved
post-harvest and supply chain management.
4.6 Quản lý dự án
Như đã báo cáo trước đây, các cán bộ dự án của DPI&F sẽ tiếp tục hợp tác chặt
chẽ với RMIT về hệ thống đảm bảo chất lượng rau quả ASEAN (QASAFV). Trao
đổi thông tin được tiến hành theo định kỳ. Các thông tin trao đổi về các lĩnh vực:
• Quan điểm về chất lượng sản phẩm
• Xây dựng tiêu chuẩn ASEAN GAP
• Xây dựng chuỗi cung ứng và phương pháp đánh giá
Trong đợt công tác tháng 1-2/2008 của ông Nissen tại Việt Nam, Giám đốc
Nguyễn Duy Đức và ông Nissen thiết lập mối liên hệ trực tiếp giữa dự án CARD
050/04 VIE và thư ký với dự án hợp tác Nam-Nam của tổ chức ASIAN và và dự
án hợp tác A-J được MAFF của Nhật Bản tài trợ. Ông Nissen đã tham gia giảng
19
dạy và cung cấp tài liệu do dự án CARD biên soạn để tập huấn SIAEP, SOFRI,
nông dân, người thu gom, bán sỉ và bán lẻ cho lớp tập huấn ASIAN. Việc làm
này đã hỗ trợ cho SIAEP tiến hành lớp tập huấn.
Có một sự thay đổi của nhóm dự án Úc. Bà Marlo Rankin đã không làm việc cho
nhóm từ cuối năm thứ 2 của dự án.
Dự án cần phải kéo dài thời hạn hoàn thành do:
• Hai thành viên quan trọng của SIAEP đã chuyển công tác: bà Trần Thị
Ngọc Diệp và ông Nguyễn Chí Trung
• Hai thành viên chính của SIAEP đã đi học tại New Zealand 3 năm:
ông Lê Minh Hùng và bà Nguyễn Vũ Hồng Hà
• Giáo sư Lưu Trọng Hiếu đã qua đời.
Một sự thiếu vắng nữa ảnh hưởng tới dự án CARD là hai thành viên chính của
SOFRI đã chuyển công tác (ông Đỗ Minh Hiền và bà Thái Thị Hòa).
Việc này có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu đúng khung thời
gian mong muốn (tháng 9/2008). Hai hoạt động quan trọng bị ảnh hưởng là:
• Nghiên cứu kinh tế - xã hội xoài và bưởi
• Các phương pháp sau thu hoạch nhằm tăng thời gian bảo quản và
giảm tổn thất chất lượng trái cây sau thu hoạch
Hiện nay chúng tôi đã điều chỉnh được dự án đi vào đúng quỹ đạo.
5 Báo cáo các vấn đề liên quan
5.1 Môi trường
Như đã báo cáo, nhiều vấn đề về môi trường đã được xác định trong quá trình
tư vấn các nhà vườn qua các hội thảo PAL. Ngay cả tới thời điểm này khi mà dự
án gần kết thúc, nhiều nhà vườn vẫn thấy khó đạt được chứng chỉ GAP trong
tương lai. Các vấn đề liên quan là:
• Ô nhiễm nguồn nước tưới (xả nước bẩn và chất thải gây ô nhiễm các
kênh rạch).
• Phương pháp và thực tế sử dụng hóa chất
• Loại và lượng phân bón, phương pháp áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường
• Phương pháp đa canh và tập quán canh tác (vườn tạp, nuôi thả gia súc,
gia cầm trong vườn)
Tưới tiêu và quản lý nguồn nước
Nước có một số chức năng trong các hệ thống trồng trọt. Kế hoạch tưới tiêu
(thời gian, lưu lượng) là rất quan trọng, và có quan hệ mật thiết với mực nước
20
của kênh rạch, kiểm soát độ ẩm của đất và hiệu quả sử dụng nước. Cây xoài và
bưởi cần nước ở một số thời điểm nhất định, đó là:
• Ra hoa và đậu trái
• Phát triển trái
• Phát triển chồi, lá
Bởi vậy, kiểm soát độ ẩm của đất là rất quan trọng để hạn chế cây bị căng nước
(ứng suất nước) ở các thời điểm nhất định trên. Cây bị căng nước (lụt) hoặc tưới
quá nhiều nước có thể ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như
làm dinh dưỡng và thuốc trừ sâu chảy vào môi trường. Thiết kế tốt trang trại và
vườn cây là điều cơ bản để ngăn ngừa sự rửa trôi đất. Đây là một yếu tố cơ bản
của GAP. Không có bất kỳ sự khích lệ hoặc bù đắp nào để người nông dân phải
bắt buộc trả tiền và phải giảm khả năng gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến lợi ích
của môi trường, sinh thái và cộng đồng rộng lớn. Như giới hạn sâu bệnh, làm
môi trường sạch hơn (ít ô nhiễm hơn) và cuộc sống khỏe mạnh hơn cho cộng
đồng từ các việc làm thực tế.
Sử dụng hóa chất nông nghiệp
Cục bảo vệ thực vật của Bộ NN & PTNT (MARD) đã cho biết, nông dân và
những người sử dụng thuốc trừ sâu thường không quan tâm đến các rủi ro,
hướng dẫn an toàn và các biện pháp bảo vệ cơ bản trong sử dụng hóa chất.
Những số liệu ghi chép lại đã cho thấy, 11% trong tổng số các trường hợp ngộ
độc trên toàn quốc là do thuốc trừ sâu: xấp xỉ 840 trường hợp ngộ độc xảy ra ở
53 tỉnh và thành phố trong năm 1999 ở Việt Nam. Kết quả điều tra của Cục bảo
vệ thực vật cho thấy 80% nông dân miền Nam Việt Nam cho rằng sử dụng thuốc
trừ sâu là yếu tố cơ bản của hệ thống sản xuất khi so sánh với các biện pháp
khác.
Quản lý hóa chất tại trang trại liên quan tới nhiều khía cạnh:
• Loại hóa chất (công thức)
• Cách tác dụng (tiếp xúc hay ngấm vào)
• Dễ mua bán
• Khả năng mua (số lượng và giá cả)
• Bảo quản tại trang trại
• Phương pháp sử dụng
• Liều lượng sử dụng và cách tính liều lượng
• Hủy bỏ thuốc
• Vận chuyển và sử dụng an toàn
• Thời gian đầu cơ cho mục đích thương mại
• Vấn đề tiếp cận thị trường…
Sử dụng không đúng thuốc trừ sâu trong vùng nhiệt đới có thể dẫn tới vấn đề
côn trùng trở nên trầm trọng hơn vì mùa vụ có quanh năm và chúng có thể
kháng thuốc nhanh hơn so với côn trùng ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới.
21
Trong khi nhiều nhà vườn đã được huấn luyện IPM nhưng sự thực hiện ở trang
trại còn thiếu do các yếu tố phức tạp ở trang trại.
Mặc dù các vấn đề môi trường chưa phải là phần bắt buộc của dự án CARD này,
chúng tôi đã thực hiện các lớp tập huấn về thiết kế vườn, các phương pháp bảo
vệ đất và nước. Hơn nữa các phương pháp IPM và IDM sẽ được nhấn mạnh.
Điều này sẽ được tư vấn cùng với các đối tác Việt Nam. Dự án nhằm góp phần
cho hệ thống đảm bảo sản phẩm xoài và bưởi sạch đạt tiêu chuẩn ASIAN GAP.
5.2 Các vấn đề xã hội và giới
Dự án nhận thức được sự cần thiết phải kết hợp, động viên và hỗ trợ vai trò của
phụ nữ như các thành viên của hợp tác xã. Rất ít phụ nữ là đại diện thông
thường và càng ít ở vai trò quản lý. Điều này đang là vấn đề của hợp tác xã nói
chung, và nói riêng các nông hộ là thành viên của hợp tác xã, người phụ nữ chỉ
tham gia các buổi họp khi người đàn ông không có nhà. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn
đóng vai trò đa dạng trong cả hai chuỗi cung ứng xoài và bưởi, và được khích lệ
tham gia vào dự án này.
The only Australian female team member has now left this CARD project to take
a new position.
Phụ nữ đóng vai trò to lớn trong kinh doanh sau thu hoạch và bán trái cây. Họ
chiếm số đông trong các người thu gom, bán sỉ, thương lái và bán lẻ ở các chợ
địa phương và TP.HCM; xa hơn nữa họ cần được các viện của Việt Nam đào
tạo và động viên tham gia. Nhiều phụ nữ đã làm tăng giá trị đáng kể trong kinh
doanh trái cây và đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Phụ nữ đóng vẫn đóng vai trò chính trong nhóm dự án Việt Nam của SIIAEP và
SOFRI. Họ đóng vai trò chủ chốt trong thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu.
Nhóm SOFRI được lãnh đạo bởi hai nhà khoa học nữ dày dạn kinh nghiệm là
TS. Hồng và TS. Hằng, những người khẳng định sự phát triển chuyên môn của
các cán bộ nữ.
Nhóm dự án phía Úc chỉ có một phụ nữ, nay không còn tham gia dự án CARD
này để nhận nhiệm vụ khác.
22
6 Thực hiện và các vấn đề về bền vững
6.1 Các vấn đề và trở ngại
Ở cấp độ nhà vườn/nông dân:
Chuẩn hóa công đoạn thu hoạch sẽ gặp khó khăn đối với cả xoài và bưởi. Khi
giá cao, nhà vườn sẽ thu hoạch trái chưa đủ già để bán giá cao (nguồn cung cấp
và đường cong nhu cầu:- nhu cầu cao = giá tăng + lượng cung cấp ít = lượng
hàng có ít). Thuyết phục nhà vườn thu hoạch đúng độ già khi giá thị trường cao
và có thương hiệu sản phẩm của mình sẽ cực kỳ khó khăn.
Tiêu chuẩn phân loại trái xoài sẽ khó áp dụng, đặc biệt hiện nay nhà vườn bán
xoài không phân loại (bán xô, tất cả từ loại 1 đến loại 3) trong cùng một sọt. Họ
thấy số lượng là chỉ số chính đem lại doanh thu cho trang trại chứ không phải
chất lượng trái cây là yếu tố cơ bản làm tăng doanh thu cho trang trại.
Nhiều nhà vườn đã được đào tạo về IPM nhưng cảm thấy rất khó áp dụng và
nhiều người quay lại sử dụng các phương pháp trước đây. Tập huấn thường tổ
chức ở vùng khác và không tiến hành trình diễn ở địa phương của họ. Chế độ
phun thuốc thường để phòng trừ sâu bệnh và không phù hợp với điều kiện môi
trường.
Tất cả nhà vườn đều rất khó khi áp dụng GAP. Các vấn đề đã được nêu lên ở
các hội thảo và thảo luận tập trung vào các vấn đề:
• Ô nhiễm nước tưới
• Vườn tạp (cây có múi và các cây trồng hàng năm dưới tán cây)
• Nuôi gia cầm thả trong vườn
• Khó phun thuốc
• Phá hoại của dơi ăn trái
• Ruồi đục trái
• Bệnh đốm vi khuẩn gia tăng và ngày càng trầm trọng
Tất cả nhà vườn thấy mình bị hạn chế về vốn và không thể vay được vốn lãi
suất thấp để áp dụng GAP. Điều này làm cho thực hiện GAP rất khó khăn cho
nông dân. Trồng trọt có thu nhập thấp và không có sẵn vốn, đồng nghĩa với việc
cải tiến sẽ rất chậm. Nhiều nông dân sẽ phá bỏ các cây trồng mang lại thu nhập
thấp hoặc khó quản lý để trồng loại cây khác.
Nông dân có thể kỳ vọng vào các thông tin của dự án, nhưng dự án không đáp
ứng được tất cả. Dự án này nhằm xây dựng lòng tự tin cho họ bằng cách tăng
cường khả năng của họ thông qua các bài tập để giải quyết vấn đề và áp dụng
các giải pháp nhằm tăng thu nhập.
Các nhà thu gom, thương lái và bán sỉ:
Chuẩn hóa và các tiêu chuẩn phân loại sẽ khó bảo đảm do phân loại bằng mắt.
23
6.2 Các phương án lựa chọn
Xây dựng các tiêu chuẩn phân loại cho xoài và bưởi đã được tiến hành thông
qua tư vấn cho các nhà vườn, thu gom, thương lái và bán sỉ. Các tiêu chuẩn
phân loại đã được xây dựng và sẽ tiếp tục được các thành viên dự án CARD và
các hợp tác xã liên quan đánh giá lại và hiệu chỉnh. Doanh thu tăng có thể không
có ngay khi mà những chuỗi cung ứng mới phải chống lại các chuỗi cũ đang
mạnh hơn. Khi một chuỗi được xác lập, và khách hàng thấy được chất lượng trái
cây thật tốt thì lợi ích sẽ tới (điển hình là hợp tác xã xoài Cát Hòa Lộc đã tăng
10% tỷ lệ trái loại 1).
Tập huấn IPM và IDM đã và sẽ được thực hiện trong dự án CARD này ở cấp địa
phương:
• Cách tiến hành kiểm soát sâu bệnh
• Phân biệt dạng hư hỏng cây trồng
• Phân biệt được loại côn trùng và bệnh phá hoại cây trồng
• Thời điểm và cách phun hóa chất
• Quản lý hóa chất tại trang trại (đã trình bày ở báo cáo lần thứ 6, phần các
vấn đề liên quan, môi trường, sử dụng hóa chất nông nghiệp)
• Áp dụng các nguyên tắc GAP.
6.3 Tính bền vững
Dự án đã chú ý đến tính bền vững thông qua:
• Tập huấn theo phương pháp PAL cho các thành viên chuỗi cung ứng của
dự án (các nhà vườn, thu gom, thương lái, bán sỉ, xuất khẩu), đối tượng
tiên tiến hoặc những người đi đầu.
• Các đợt tập huấn đào tạo tiểu giáo viên - những cán bộ dự án của SIAEP
và SOFRI. Những tiểu giáo viên này nay đã có khả năng mở rộng các
phương pháp và quy trình của dự án sang các lĩnh vực khác
• Các tập huấn về GAP, IPM và IDM, và liên kết với các dự án CARD khác
(trái thanh long) và dự án AADCP
• Cung cấp các thông tin cơ sở về các lợi ích sức khỏe và an toàn, các tác
động xã hội và môi trường của các phương pháp áp dụng GAP, IPM, IDM
trong thực tế trước và sau thu hoạch.
• Xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm, dòng thông tin, dòng tiền tệ,
kiểm toán về kỹ năng và cơ sở hạ tầng
• Thực hiện phân tích để xác định các vấn đề và đóng góp của các thành
viên trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong chuỗi cung ứng
• Điều tra về chất lượng và đánh giá cải tiến đang được thực hiện
• Xây dựng chuỗi cung ứng cải tiến mới, các kỹ thuật trước và sau thu
hoạch để duy trì chất lượng sản phẩm xoài và bưởi.
24
Vài vấn đề về bền vững đã được dự án chú ý thông qua tập huấn PAL và dự án
đang thực hiện tốt các vấn đề ở trên. Một vấn đề được các nhà vườn quan tâm
nhiều là hỗ trợ tài chính. Các thành viên dự án tin rằng một số vấn đề này có thể
được giải quyết thông qua xây dựng dự án huấn luyện về tài chính cho nông dân
và nhà nước hỗ trợ thông qua các chương trình đặc biệt giúp nông dân thực
hiện GAP.
7 Các công việc tiếp theo
Trên cơ sở các ưu tiên chiến lược, các bước tiếp theo có thể gộp lại như sau:
• Xây dựng và áp dụng GAP, bước đầu tập trung vào quản lý sâu bệnh
(IPM)
• Cải tiến kỹ thuật canh tác và công nghệ thu hoạch, đóng gói và vận
chuyển
• Giảm tổn thất sau thu hoạch bằng cách trình diễn các hệ thống sản xuất,
phân loại, đóng gói và vận chuyển để cung cấp sản phẩm có chất lượng
theo yêu cầu của các điểm bán lẻ tốt.
• Cải thiện mối liên kết giữa nhà nông, thương lái, khách hàng, nhà khoa
học và nhà nước
• Xây dựng chuỗi cung ứng giá trị cao
• Cải tiến việc thực hiện để cung cấp trái cây chất lượng cao
• Có kế hoạch dài hạn để trồng lại vườn nhằm cung cấp trái cây chất lượng
cao
Tham khảo kế hoạch hành động cho xoài và bưởi ở báo cáo mục tiêu 4 để thấy
sự phân tích đầy đủ các bước chính của dự án CARD.
8 Kết luận
Dự án vẫn đang nhận được sự hỗ trợ và cam kết cao độ của các thành viên dự
án (nông dân, các nhà thu gom, thương lái, bán sỉ, xuất khẩu, các viện ở Việt
Nam (SIAEP, SOFRI)) và các chuyên gia Úc có liên quan. Nhiều tài liệu đã được
biên soạn và cung cấp cho SIAEP, SOFRI và các nhóm nông dân xoài, bưởi
trong dự án đã tạo được thành công và tác động tốt của dự án như trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_98__1642.pdf