Gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam - đặc trưng và cách thức tiến hành
Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần thân bài 2
1. Vấn đề xung quanh việc gia công xuất khẩu 2
1.1. Khái niệm và nội dung gia công xuất khẩu 2
1.2. Mục đích của gia công xuất khẩu 2
1.3. Thực hiện hợp đồng gia công 2
2. Các phương thức gia công xuất khẩu 3
2.1. Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm 3
2.2. Phương thức mua đứt, bán đoạn 4
2.3. Phương thức kết hợp 4
3. Sự cần thiết phải hoàn thành hoạt động gia công xuất khẩu 5
3.1. Vai trò của gia công xuất khẩu với sự phát triển kinh tế 5
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoàn thiện
gia công xuất khẩu 6
4. Thị trường hàng gia công may mặc của nước ta hiện nay 8
Phần kết luận 10
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Diễn đàn doanh nghiệp- số 95, số112.
2. Báo Ngoại thương- số 18, số 20, số 25.
3. Sách giáo khoa Ngoại thương (trường đại học Quản lý kinh doanh).
4. Thời báo kinh tế- số 131, số 135, số 140.
5. Trang web điện tử: www.google.com.vn
www.smenet.com/vn/tv/eu/hangdetmay.afp
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang được xem là xu hướng tất yếu khách quan. Mỗi một quốc gia, mỗi một nền kinh tế đều được xem là những ” tế bào” gắn chặt với “cơ thể” nền kinh tế thế giới thông qua “mạch máu” là hoạt động Ngoại thương. Do vậy vai trò của Ngoại thương ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Sau 15 năm đổi mới đất nước ta đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, và cũng đã đạt được những thành công đáng kể. Trong những thành công đó, phải kể đến vai trò to lớn của lĩnh vực Ngoại thương đã phát huy được được lợi thế trong nước, góp phần đáp ứng những nhu cầu xã hội mà trong nước không đáp ứng được, thực hiện chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với mục đích là nắm chắc kiến thức trên lớp về bộ môn Ngoại thương, trong bài tiểu luận này em sẽ trình bày về vấn đề gia công xuất khẩu hàng may mặc với tên đề tài cụ thể là: “Gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam _ đặc trưng và cách thức tiến hành”.
Em chia bài tiểu luận của mình ra làm 3 phần:
1- Khái niệm về gia công xuất khẩu.
2- Vấn đề xung quanh việc gia công xuất khẩu.
3- Thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.
Vì kiến thức về môn học còn hạn chế nên trong bài tiểu luận của em chắc chắn là sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, do vậy em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo. Đồng thời em xin cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Hoè đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5838 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam - đặc trưng và cách thức tiến hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang được xem là xu hướng tất yếu khách quan. Mỗi một quốc gia, mỗi một nền kinh tế đều được xem là những ” tế bào” gắn chặt với “cơ thể” nền kinh tế thế giới thông qua “mạch máu” là hoạt động Ngoại thương. Do vậy vai trò của Ngoại thương ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Sau 15 năm đổi mới đất nước ta đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, và cũng đã đạt được những thành công đáng kể. Trong những thành công đó, phải kể đến vai trò to lớn của lĩnh vực Ngoại thương đã phát huy được được lợi thế trong nước, góp phần đáp ứng những nhu cầu xã hội mà trong nước không đáp ứng được, thực hiện chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với mục đích là nắm chắc kiến thức trên lớp về bộ môn Ngoại thương, trong bài tiểu luận này em sẽ trình bày về vấn đề gia công xuất khẩu hàng may mặc với tên đề tài cụ thể là: “Gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam _ đặc trưng và cách thức tiến hành”.
Em chia bài tiểu luận của mình ra làm 3 phần:
1- Khái niệm về gia công xuất khẩu.
2- Vấn đề xung quanh việc gia công xuất khẩu.
3- Thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.
Vì kiến thức về môn học còn hạn chế nên trong bài tiểu luận của em chắc chắn là sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, do vậy em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo. Đồng thời em xin cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Hoè đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
PHẦN THÂN BÀI
1- Vấn đề xung quanh việc gia công xuất khẩu:
1.1- Khái niệm và nội dung của gia công xuất khẩu:
Gia công xuất khẩu là loại hình chế biến sản phẩm theo mẫu mã, tiêu chuẩn thoả thuận giữa hai bên. Bên sản xuất (bên B) nhận trước nguyên liệu, thiết bị kỹ thuật để sản xuất ra thành phẩm và giao cho bên đặt làm (bên A) và nhận tiền công theo hợp đồng (hoặc trả bằng nguyên liệu hay dịch vụ khác). Nước ta gia công xuất khẩu phổ biến là hàng may mặc. Đó là một hình thức xuất khẩu lao động qua hàng hoá.
Nội dung gia công bao gồm: sản xuất chế biến, chế tác sửa chữa, tái chế lắp ráp, phân loại đóng gói hàng hoá theo yêu cầu và bằng nguyên vật liệu của bên đặt gia công.
1.2- Mục đích của gia công xuất khẩu:
Gia công xuất khẩu xuất phát từ lợi ích của cả hai bên. Bên A có nguyên liệu, có nhu cầu về thành phần ổn định, muốn giá thành hạ cho nên đưa công đoạn chế biến ra nước ngoài. Bên B thiếu vốn và thiết bị kỹ thuật, nhưng lại có nhân công, có tay nghề và cơ sở sản xuất chưa khai thác hết công suất, cho nên nhận gia công nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, thu hút thiết bị kỹ thuật mới và kinh nghiệm quản lý, tiếp xúc với thị trường nước ngoài.
1.3- Thực hiện hợp đồng gia công:
Về giá cả và điều kiện hợp đồng, thoả thuận như điều kiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Ngoài ra, còn phải bàn và nhất trí với nhau định mức nguyên vật liệu tiêu thụ cho một đơn vị sản phẩm (như bông để làm sợi hoặc vải), định mức lao động và chi phí cho một đơn vị sản phẩm.
Hợp đồng gia công trong thương mại được lập thành văn bản giữa bên đặt và bên nhận gia công. Quyền và nghĩa vụ giữa bên A và bên B được quy định trong bộ luật dân sự.
2- Các phương thức gia công xuất khẩu:
Có nhiều tiêu thức để phân loại gia công quốc tế như phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá cả gia công hoặc phân loại theo công đoạn sản xuất. Song trong gia công xuất khẩu hàng may mặc, người ta thường phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu, ta có các hình thức gia công sau:
2.1- Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm:
Đây là hình thức sơ khai của hoạt động gia công xuất khẩu. Trong phương thức này, bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên vật liệu, có khi cả thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia công. Bên nhận gia công tiến hành sản xuất gia công theo yêu cầu và giao thành phẩm, nhận phí gia công.
Trong quá trình sản xuất gia công, không có sự chuyển đổi quyền sở hữu về nguyên vật liệu. Tức là bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu về nguyên vật liệu của mình. Ở nước ta hầu hết là đang áp dụng phương thức này, do trình độ kỹ thuật máy móc trang thiết bị của ta còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện để cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tránh khỏi trong những bước đi đầu tiên của gia công xuất khẩu.
Một tin vui cho ngành gia công xuất khẩu nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung, đó là có rất nhiều những cuộc hội thảo triển lãm công nghệ của ngành dệt may nhằm giúp đỡ ngành dệt may Việt Nam hoàn thiện máy móc kỹ thuật để ngành dệt may Việt Nam từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Cụ thể đó là hội thảo triển lãm công nghệ Việt _ Hàn của trung tâm công nghệ Kitech-Hut (Hàn Quốc) vừa được tổ chức vào trung tuần tháng 11 vừa qua tại trường Đại học Bách Khoa với nội dung là áp dụng các vật liệu mới, công nghệ nhuộm và hoàn tất vật liệu trong ngành dệt may. Cơ sở của những cuộc hội thảo như thế này là do ngành dệt may Việt Nam rất yếu khâu dệt, đặc biệt là công nghệ nhuộm và hoàn tất vải. Tại cuộc triển lãm này, nhiều máy móc, công nghệ dệt Hàn Quốc được giới thiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ giữa hai nước.. Hy vọng rằng với sự tiếp xúc với máy móc và công nghệ hiện đại như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dành được nhiều được các hợp đồng gia công xuất khẩu lớn, và trong một tương lai không xa các doanh nghiệp nước ta sẽ chỉ sản xuất ra những sản phẩm may mặc hoàn chỉnh để xuất khẩu chứ không phải là nhận gia công như hiện nay.
2.2- Phương thức mua đứt, bán đoạn:
Đây là hình thức phát triển của phương thức gia công xuất khẩu nhận nguyên liệu và giao thành phẩm. Ở phương thức này, bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất, bên nhận gia công phải bán lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công. Như vậy, ở phương thức này có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên vật liệu từ phía đặt gia công sang phía nhận gia công. Sự chuyển đổi này làm tăng quyền chủ động cho phía nhận gia công trong quá trình sản xuất và định giá sản phẩm gia công. Ngoài ra, việc tự cung cấp một phần nguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã làm tăng giá trị xuất khẩu trong hàng hoá xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động gia công.
2.3-Phương thức kết hợp:
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu được áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao. Khi đó bên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công. Trong phương thức này, bên nhận gia công hầu như chủ động hoàn toàn trong quá trình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhân công cũng như công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, phương thức này là tiền đề cho công nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu phát triển.
Trong nước ta hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp dệt may đã sử dụng hình thức gia công nay nhưng một trong trong những doanh nghiệp đã rất thành công trong lĩnh vực này phải kể đến đó là công ty may Thăng Long. Mặc dù hoạt động trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, công ty luôn khẳng định được vị thế của mình và khẳng định được uy tín thông qua sản phẩm mang thương hiệu THALOGA. Ngoài lĩnh vực sản xuất hàng hoá, công ty còn nhận gia công xuất khẩu và tạo được uy tín với bạn hàng bằng những biện pháp như tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất cho các dây truyền cắt may, triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000...
Bên cạnh công ty may Thăng Long còn có các công ty may khác cũng rất thành công hoạt động gia công xuất khẩu, đó là các công ty như Việt Tiến, Đức Giang, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (gọi tắt là công ty HAPROSIMEX)... đó là những con chim đầu đàn trong ngành dệt may của chúng ta hiện nay. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường, ngành dệt may Việt Nam cần tận dụng ba lợi thế: lợi thế phi quota, lợi thế về ổn định chính trị, và lợi thế lao động rẻ, có tay nghề cao.
3-Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc hiện nay:
3.1-Vai trò của hoạt động gia công hàng may mặc đối với sự phát triển của nền kinh tế:
Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, hoạt động gia công xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nó là những bước đi đầu tiên đặt nền móng cho nền sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu. Gia công xuất khẩu góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho bộ phận lớn người lao động, tăng thu ngoại tệ cho ngân sách quốc gia, thúc đẩy nhập khẩu phát triển. Mặt khác việc mở rộng qui mô gia công xuất khẩu cả chiều rộng lẫn chiều sâu tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến thế giới, nâng cao tay nghề và kiến thức cho người lao động. Tạo điều kiện tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.2-Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoàn thiện gia công xuất khẩu hàng may mặc:
Những mặt thuận lợi:
Từ đầu những năm đầu thập kỷ 90 đến nay ngành may mặc bắt đầu phát triển với tốc độ khá nhanh. Do Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển như: lực lượng lao động trẻ, trình độ tiếp thu nhanh, giá cả thấp, được ưu đãi về hạn ngạch và thuế quan do nước ta là nước đang phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay thì hầu hết hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của nước ta hầu hết là theo phương thức nhận nguyên vật liệu và giao thành phẩm, tức là phía nước ngoài cung cấp các nguyên vật liệu, máy móc, kỹ thuật cho bên Việt Nam và chúng ta tiến hành gia công sản xuất. Tỷ lệ nguyên phụ liệu do ta cung cấp hiện nay đang chiếm một tỷ lệ nhỏ, do vậy giá trị thực sự xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu thực tế là còn thấp.
Thị trường xuất khẩu của ta hiện nay thực chất là của phía đặt gia công nước ngoài. Việc phân phối sản phẩm may hoàn chỉnh vào thị trường nào là quyền của họ. Do vậy, yếu tố quyết định để phát triển ngành dệt may Việt Nam là chất lượng và giá gia công thấp hơn các nước trong khu vực.
Lợi ích của hoạt động gia công xuất khẩu trước hết là tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho phần lớn người lao động, nâng cao đời sống người dân, góp phần làm ổn định trật tự xã hội. Tính đến nay nước ta có khoảng 350 doanh nghiệp sản xuất hang dệt may, thu hút hơn 70.000 người lao động với hơn 60.000 thiết bị máy móc. Năng lực sản xuất có thể đạt tới hơn 3 tỷ USD/ năm. Hầu hết các địa phương đều có các xí nghiệp may ra đời, giả quyết được khó khăn về việc làm cho người lao động tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp như: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh...
Những khó khăn:
Tuy có nhiều tiến bộ trong cơ chế mới song ngành công nghiệp dệt may Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực về số lượng máy móc, thiết bị, trình độ công nghệ, thiết kế mẫu mã, chất lượng, giá thành sản phẩm. Ngoài sức lao động dồi dào, khả năng tiếp thu nhanh, giá công lao động thấp cho nên ngành gia công may mặc nước ta còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, chỉ một biến động nhỏ trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng lớn đến ngành may mặc và gia công ở nước ta.
Ngành công nghiệp dệt may ở nước ta đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của hàng nhập lậu trốn thuế, hàng tiểu ngạch và hàng lên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài trên thị trường nội địa mà chưa có cách nào kiểm soát được đã gây nhiều tác động xấu đến sản xuất trong nước.
Hơn thế nữa thì các sản phẩm may mặc của chúng ta vẫn chưa khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài, đây là một hạn chế rất lớn cho sự phát triển của ngành dệt may chúng ta, một ví dụ rất đơn giản đó chính là sản phẩm may mặc của công ty may An Phước nếu lấy tên của công ty thì giá thành của một chiếc áo sơ mi chỉ khoảng trên dưới 100.000 VNĐ. Thế nhưng khi mà công ty có nhãn hiệu mới là An Phuoc - Pier Cardin thì giá thành của một chiếc áo sơ mi lên tới 200.000 VNĐ - 300.000 VNĐ thậm chí còn cao hơn. Điều này cho ta hiểu được rằng uy tín cũng như thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng cho các doanh nghiệp dệt may dành được các hợp đồng gia công nói riêng và nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nói chung. Ngoài ra việc thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan đến năm 2003 và xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch buôn bán hàng dệt may năm 2005 thì sức ép cạnh tranh trong tương lai diễn ra hết sức quyết liệt đối với ngành dệt may cả nước.
Biện pháp hiện nay của chúng ta đối với gia công xuất khẩu hàng may là phải đầu tư vào công nghệ sản xuất nguyên vật liệu, phấn đấu vươn tới để đạt được tỷ lệ cung cấp nguyên phụ liệu là 50%-70% năm 2002. Hoàn thiện gia công xuất khẩu theo hướng xuất khẩu trực tiếp là yêu cầu tất yếu đối với nước ta.
4-Thị trường hàng gia công may mặc của nước ta hiện nay:
Thị trường trong nước:
Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong nước, với số dân hơn 80 triệu người đã tạo sức cầu lớn và cũng là một thị trường đầy tiềm năng. Sẽ là rất phiến diện nếu như chỉ chú trọng phát triển thị trường nước ngoài trong khi thị trường trong nước lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nước ngoài tràn vào. Hiện nay, hàng Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu như đã hấp dẫn được người tiêu dùng trong nước. Đến năm 2010, dân số nước ta sẽ vào khoảng 97 triệu người, sức mua hàng sẽ rất lớn, nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý thì đây là một thị trường hứa hẹn nhiều triển vọng.
Thị trường nước ngoài:
Thị trường EU: là một trong những thị trường lớn của Việt Nam, hàng năm EU nhập khoảng trên 80 tỷ USD quần áo, hiện nay hạn ngạch mà EU cấp cho Việt Nam hàng năm khoảng 30.000 tấn hàng dệt may, trị giá trên 600 triệu USD.
Việt Nam và EU đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng 12/1992, trong hiệp định có qui định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam được đưa vào thị trường EU tổng cộng là 151 nhóm hàng, trong đó có 108 nhóm hàng theo hạn ngạch và 43 nhóm hàng phi hạn ngạch. Đây là thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các qui định để không làm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng chung Châu Âu.
Thị trường Mỹ : sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và chính thức phát huy hiệu lực vào năm 2001 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường lớn và đầy triển vọng này. Đây là thị trường hứa hẹn sẽ dành cho Việt Nam nhiều hợp đồng gia công lớn, tuy nhiên thì đây cũng là một thị trường hết sức khó tính và đòi hỏi chất lượng cao. Điều đặt ra cho các doanh nghiệp chúng ta hiện nay là cần hoàn thiện công nghệ gia công cũng như là nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu của phía đối tác.
Vừa qua thì tập đoàn JC Penny, một trong những tập đoàn tiêu dùng lớn thứ ba của Mỹ đã có chuyến khảo sát thị trường Việt Nam để dự định triển khai dự án dệt may gồm các công đoạn từ nguyên liệu, phụ liệu, sản xuất đến xuất khẩu sản phẩm. Và theo đánh giá nhận xét của ông phó chủ tịch tập đoàn thì ông cho rằng Việt Nam là nước sản xuất dệt may có hiệu quả, đây là một tin mừng cho các doanh nghiệp dệt may của chúng ta để tranh thủ cơ hội đầu tư nước ngoài. Một vài con số sau đây sẽ giúp chúng ta thấy được JC Penny là cơ hội lớn cho các hợp đồng gia công may mặc nói riêng và dệt may nói chung: năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang Mỹ đạt 800 triệu USD, thì trong khi đó riêng JC Penny nhập 10% tổng số. Năm nay khi lượng xuất dệt may của các doanh Việt Nam sang Mỹ tăng vọt lên 1,95 tỷ USD thì JC Penny dự tính tăng mức nhập lên 200 triệu USD.
Tuy nhiên cũng không thể không nói đến những khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Trong tình hình áp lực cạnh tranh hàng dệt may sang Mỹ ngày càng lớn và đặc biệt là sức ép của hàng dệt may Trung Quốc thì một khúc mắc lớn mà ngành dệt may Việt Nam gặp phải đó là cơ chế giao hạn ngạch dệt may sang Mỹ lại không hợp lý. Trước khi ký hợp đồng với đối tác thì phải đưa ra hạn ngạch mới ký được, sau đó lượng hàng chỉ mới giao hết 80% thì không còn visa nữa (do chênh lệch số liệu giữa hải quan Mỹ và bộ thương mại Việt Nam). Nhiều khách hàng đã bắt đầu chuyển sang thị trường khác như Trung Quốc, Cămpuchia vì không chờ đợi được do không đàm phán ký được hợp đồng vì số lượng hạn ngạch doanh nghiệp được giao cho năm sau chưa biết được là bao nhiêu. Cần phải có chiến lược lâu dài để các doanh nghiệp tránh được tình trạng khó khăn này.
PHẦN KẾT LUẬN
Gia công quốc tế ở Việt Nam thông thường là hình thức gia công xuất khẩu mà chủ yếu là gia công xuất khẩu hàng may mặc. Trong bài tiểu luận của mình em đã tìm hiểu được một số vấn đề xung quanh việc gia công xuất khẩu ở Việt Nam, những khó khăn và thuận lợi của nước ta khi tham gia vào lĩnh vực này. Một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp dệt may của chúng ta hiện nay để có thể hoàn thiện sản phẩm gia công đó chính là máy móc thiệt bị, kinh nghiệm quản lý, trình độ tay nghề của người lao động... nhằm thu hút được các đối tác đặt gia công. Không chỉ cần có sự cố gắng của các doanh nghiệp mà nhà nước ta cũng cần có sự quan tâm và đầu tư phát triển đúng hướng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp có tiền đề vững chắc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những kiến thức đã được học trên lớp cùng với quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo, em đã hoàn thành xong bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên thì trong bài tiểu luận của em sẽ không tránh khỏi những bất cập, do vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô để em rút được kinh nghiệm trong kỹ năng viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu..............................................................................................1
Phần thân bài...........................................................................................2
1. Vấn đề xung quanh việc gia công xuất khẩu......................................2
1.1. Khái niệm và nội dung gia công xuất khẩu....................................2
1.2. Mục đích của gia công xuất khẩu...................................................2
1.3. Thực hiện hợp đồng gia công..........................................................2
2. Các phương thức gia công xuất khẩu...................................................3
2.1. Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm......................3
2.2. Phương thức mua đứt, bán đoạn......................................................4
2.3. Phương thức kết hợp........................................................................4
3. Sự cần thiết phải hoàn thành hoạt động gia công xuất khẩu.................5
3.1. Vai trò của gia công xuất khẩu với sự phát triển kinh tế..................5
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoàn thiện
gia công xuất khẩu.....................................................................................6
4. Thị trường hàng gia công may mặc của nước ta hiện nay......................8
Phần kết luận............................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diễn đàn doanh nghiệp- số 95, số112.
2. Báo Ngoại thương- số 18, số 20, số 25.
3. Sách giáo khoa Ngoại thương (trường đại học Quản lý kinh doanh).
4. Thời báo kinh tế- số 131, số 135, số 140.
5. Trang web điện tử: w.w.w. google. com. vn
w.w.w. smenet. com/ vn/ tv/ eu/ hangdetmay. afp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam _ đặc trưng và cách thức tiến hành.doc