PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Tình yêu là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con người cho nên dù ở thời đại nào, tình yêu bao giờ cũng là đề tài bất tận cho những áng văn chương Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa là một quốc gia nông nghiệp. Với hình thể chữ S mềm mại uốn cong ven bờ Thái Bình Dương, với cảnh vật thiên nhiên kỳ tú như cỏ cây hoa lá, như núi cả sông sâu, như lũy tre xanh, như đồng ruộng óng ả lúa vàng, . hòa với tâm tình và lịch sử của dân tộc, quê hương Việt Nam đã có một nền văn chương bình dân hay bác học hết sức phong phú đầy nét vẽ chân thành pha lẫn những điểm tế nhị và sâu sắc Mỗi một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc và nền văn hoá của mình. Điều đó là một sự tự hào dân tộc. Cũng như Việt Nam ta, một kho tàng về một nền văn minh hình thành rất sớm từ thời cây lúa nước. Tạo ra cho con người Việt cổ đã biết lao động và hình thành cái trục cho sự xuất hiện và hình thành xã hội sau này. Nhưng không chỉ có vậy, rồi từ từ trong cái tiến hoá của con người nói chung người Việt cổ nói riêng, cái tất yếu cũng ra đời (tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hội hoạ .) sớm xuất hiện và hình thành ngày càng hoàn chỉnh hơn trong đời sống tinh thần của họ. Lúc bấy giời, lẫn lượt trôi dạt mãi đến ngày nay, đúc kết trong cuộc sống và những kinh nghiệm thiết thực trong xã hội và đặc biệt, lưu truyền theo cách truyền miệng từ người này qua người khác.
Có một nhà phê bình văn học đã từng nói " nói về ca dao tục ngữ Việt Nam, tôi không thể nói được, kỳ lạ lắm, thiên liêng lắm, đời thường lắm" . Cũng bởi vì cái kì lạ, thiêng liêng, đời thường của ca dao đã thôi thúc tôi tìm hiểu về nó, để biết nhiều hơn về kho tàng văn học Việt Nam.
II. Lịch sử vấn đề
Người là sinh vật biết nhận thức, có ý nghĩ, tình cảm, và khả năng diễn đạt những ý nghĩ, tình cảm ậy Trong lịch sử văn học của các dân tộc, trước khi tiến tới giai đoạn có chữ viết với những sáng tác được ghi chép thành văn, trong dân gian đã có: những câu nói ngắn, gọn có ý nghĩa; những câu hát theo giọng điệu tự nhiên để biểu lộ, gửi gấm tình cảm; những mẩu chuyện để cắt nghĩa các hiện tượng thiên nhiên hay các tập tục, tín ngượng Văn học dân gian truyền khẩu (với những tục ngữ, ca dao, truyện cổ tịch ) xuất hiện trong rất nhiều xã hội trước khi con người tìm ra chữ việt.
Trong văn học sử Trung hoa, khởi đầu cho thơ ca chính là những câu hát dân gian mà về sau Khổng tử đã sưu tập lại trong Kinh Thị Tục ngữ, ca dao và truyện cổ tích (proverbs, folk songs, folkpoetry, folk tales, hay nói chung, folk literature) là tài liệu văn học quan trọng của nhiều dân tộc trên thế giồui, không riêng gì dân tộc Việt Nam.
Đối với dân tộc ta, dòng văn học dân gian có một địa vị đáng kể hơn thế nựa Suốt trên 1000 năm Bắc thuộc, văn tự chính thức được công nhận là chữ Hán, thứ chữ không diễn đạt được tiếng nói của dân Việt Sau khi lấy lại được chủ quyền, tuy tiền nhân ta có thêm chữ nôm, nhưng chữ này khó học, khó nhớ vì lại do chữ Hán ghép thành (muốn biết chữ nôm phải thông thạo chữ Hán trước). Vì thế trong xã hội ta xưa, số người biết đọc, biết viết để có thể diễn đạt ý tưởng, tình cảm bằng chữ (bất kể chữ nôm hay chữ Hán) rất ít Đại đa số dân chúng đã sáng tác và lưu giữ các tác phẩm dưới dạng truyền khậu Chính vì thế, dòng văn học dân gian truyền khẩu rất phong phú và quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nạm. Văn học truyền khẩu không hoàn toàn là sáng tác của người bình dân ít học Trước khi thành đạt, đa số nho sĩ sinh sống, họchành ở thôn quê.
Trong đó ca dao chính là những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc. Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những tác phẩm ở thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động trong sinh hoạt gia đình xã hội hay nói lên những kinh nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng là bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan, chứ không phải miêu tả một cách khách quan nhũng hiện tượng những vấn đề cho nên ở ca dao cái tôi trữ tình được nổi lên rất rõ.
Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu : Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu
3. Lịch sử vấn đề : Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu là đề tài không có gì mới mẻ tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề chưa được quan tâm đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống . Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu là tài liệu để em thực hành bài tiểu luận về đề tài “: Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu”
4. Phương pháp : Phân tich – tổng hợp
Nhận định đáng giá
5 .Cấu trúc tài liệu : Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài tiểu luận còn cò 3 chương :
Chương I. Tìm hiểu khái quát về ca dao.
Chương II. Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu
Chương III. Giới thiệu về tình yêu trong ca dao sứ Quảng
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11651 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lu mờ ý thức mơ về cho dù trong chiêm bao chăng nữa đã cho thấy một ý thức thức tỉnh. Một duyên, hai nợ, ba tình Chiêm bao lẫn quất bên mình năm canhThành ra mơ chiêm bao ở đây là cái nhìn sáng tỏ của cái mơ về giữa duyên,nợ và tình đã bừng lên trong ý thức về thân phận của người phụ nữ.Mơ về hay chiêm bao không còn là mối sầu buông xuôi của tâm lý học mà trái lại mơ và chiêm để phóng thể ngôn từ”bên mình năm canh”trong giấc mơ nữa đêm trở nên ý thức chớ không phải chiêm bao vô thức.Trong cái nhìn vũ trụ quan như thế đã cho ta thấy được ca dao là một lối sáng tạo hết sức đặc biệt mà chất liệu là cảnh đời,cô đọng trong từng câu hò điệu hát mượn từ ca dao để mơ về…Ca dao không đòi hỏi tác giả là ai,nó đã trở thành của chung,tác giả chung giữa cuộc đời này mà trong thi ca vốn có sự bừng tĩnh đầy sáng tạo,ca dao đại diện cho những cuộc tình trọn vẹn hay tan hợp,nói lên nỗi nghẹn ngào,uất nghẹn tất cả qui về sự mơ về cõi thực để tìm thấy được chân lý của cuộc đời.Giờ đây ngôn từ sáng tạo của ca dao đã thành thơ,những thể thơ mới như ngày nay.Cá lý ngư sầu tư biếng lộiChim phượng hoàng nhớ cội biếng bayAnh thương em đừng vội nắm tayMiệng thế gian ngôn dựcPhụ mẫu hay sẽ rầyCa dao như thế đấy! mỗi khi đọc lên đã cho chúng ta cái cảm giác tợ như ức chế,như phụ rẫy như khoa phân tâm học quan niệm.Lối thoát bằng ức chế chỉ xẩy ra với cảnh đời,những người bị tập quán kiềm chế mới lâm vào khát vọng của bản năng cho nên mới tìm lối thoát bằng lối này hay hình thái khác để tránh né.Quan điểm đó đôi khi cũng có tính võ đoán và không hoàn toàn đúng hẳn,cho nên đừng để cái nhìn ức chế vào đây.Vì sao? Vì “anh thương em” có nghĩa là đừng vội đánh mất cái đẹp mà đây là tiếng nói mặn mà,bất luận ở đâu nơi chốn nào người phụ nữ Việt Nam đoan trang trong tiếng nói ấy tức tiếng nói của ca dao,tiếng nói soi sáng,tiếng nói của ái tình.Em có thương anhEm nói cho thiệt tìnhĐể anh lên xuốngƠ…ơ chớ một ơ…ơ mình ơ bơ vơĐó là một thứ gì vô biên chân thật của tình đồng quê một bày tỏ cao nhất trong đời nhưng biết nói làm sao khi ý thức vô biên chưa có thì nói làm sao khi cái nhìn tuyệt đối chỉ ngưng trong hiện tượng của đất trời cho nên họ không ngần ngại bộc bạch một cách chân tình cho dù ngập ngừng bày tỏ “ơ.. ơ chớ một ơ.. ơ mình ơ..bơ vơ” Ca dao nông thôn nó diễn tả tích cực như thế đó!diễn tả cái mùi vị chất phát mặn mà, đượm bạc,cái ngập ngừng dể yêu ấy.Đó là hướng đi lên của ngôn từ ca dao Việt Nam thoát ra từ tiếng nói văn chương bình dân để đạt tới hiệu năng của sự bày tỏ.Cho nên hình ảnh của ca dao;dù sao đi nữa nó vẫn có cái mới của riêng mình,mở ra một ngôn từ sáng lạn và nó cũng đánh dấu những bước thăng trầm của sức diễn đạt giữa người với người,những hình ảnh của ca dao vô hình chung trở nên tư liệu của cảnh đời:người,cảnh vật,nhân sinh và tình yêu.Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng nhờ ý thức chuyển vị đẹp đẻ đó của con người cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn “the beautiful-life”nhờ đó tình cảm con người được tỏa rạng.Cho nên khi bắt gặp một hình tượng trong ca dao,dù có mộc mạc bao nhiêu cũng mở rộng cho chúng ta một chân trời mới đầy ý nghĩa hơn nhất là tình yêu có một sắc màu luôn luôn lung linh của người con gái xuân thì dưới một cái gì lả lướt của ca dao.Ngôn ngữ ca dao rất cô đọng và tràn đầy.Tóc em dài em cài bông hoa lýMiệng em cười anh để ý anh thương
Cho nên cái mộc mạc của nông thôn đã làm cho họ cảm thấy hạnh phúc,sung sướng và mỗi câu ca dao nói lên cảnh đời;dù trong mơ vẫn trung thực với đời.Vì vậy cái nhìn của họ như bao trùm từ ngoại giới đến nội giới đều đúc kết thành lời thơ,lời thơ đó chúng ta gọi là ca dao.Nàng về nàng nhớ ta chăngNàng về ta nhớ hàm răng nàng cườiMỗi lúc cái nhìn hay cái nhớ càng phóng ra rộng rãi, càng thấy cuộc đời đẹp và bao la diệu vợi,kể cả nụ cười nhe răng”cần cẩu” vẫn là niềm nhớ không quên,bởi vì; chán gì những cái nhớ mà lại đi nhớ hàm răng em cười,biết đâu trong cái nhớ đó có một chút gì lãng mãn của ca dao ,tầm thường thật nhưng bao la và mênh mông vô cùng đối với ngôn từ của ca dao.Ca dao bình dân nói lên được cái khát vọng đó mà nhà thơ bình dân của chúng ta hoà nhập một cách tài tình giữa vũ trụ đầy khát vọng tình người. Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngonĐọc lên ta cảm nhận được phần nào lẽ sống,một lẽ sống nồng đượm của tình yêu khát khao đi từ chủ thể con người đến cuộc đời.Ca dao diễn đạt được cái mối giây liên lạc ấy.Mối giây đó không phải hai chiều giữa người và sự vật.Vũ trụ khát vọng của ca dao là hình ảnh cuộc đời mà con người mơ về một cái gì tầm thường nhưng ước sống.Ca dao tạo được cảnh giới mơ về cho những người thành thị và những người xa tầm vóc bình thường.Ngay cả việc mơ về của tình yêu trong cái dung dị đó nó đã hàm chứa một tương lai,một lối đi về của cuộc đời.Mơ về ở đây là cuộc đời có thực chính đấy là phần ý nghĩa hiện hữu của con người.Ca dao tạo nên những giấc mơ hiện thực như vậy đó; cho nên cuộc đời mà ca dao vốn có ý nghĩa và sống có ý nghĩa để đưa tới cảnh đời hiện thực.Trầu vàng ăn với cau xanhDuyên em sánh với tình anh tuyệt vời Duyên,nợ,tình là khát vọng của tình cảm song hành với công việc và sự vật đó là cái nhìn mơ về của hạnh phúc,một gắng bó thực hữu giữa tình yêu vợ chồng một lối mơ về của ca dao,một khát vọng trung thành phát xuất từ cảnh đời hiện thực cho nên lối mơ về đó tạo nên một hiện hữu đồng nhất giữa người và vũ trụ.Con người trôi chảy vào đời nhờ những hình ảnh thuần đơn mà khát vọng đó đã tạo nên thơ;một nguồn thơ nhất thể.Thành thử vũ trụ khát vọng của ca dao là vũ trụ bắt nguồn từ cuộc đời thực hữu để tiến tới khát vọng.Vì thế ca dao là tiếng kêu chân thành của con người ham sống,yêu đời,yêu người.Ca dao không yêu cầu cái ủy mị đài các,mơ mộng viễn vông,ca dao đi gần với quần chúng,nhất là đồng bào miền quê và hoá giải mọi uẩn khúc,vui buồn đưa con người về với hạnh phúc.Tác giả của ca dao muốn vậy! Đó chính là cuộc đời mà người nghệ sĩ miền quê yêu cầu.Sớm mai gánh nước mờ mờĐi qua ngõ giữa tình cờ gặp anhVào vườn hái quả cau xanhBổ ra làm tám mời anh xơi trầuTrầu nầy ăn thật là cayDù mặn dù lạt dù cay dù nồngDù chẳng nên vợ nên chồngXơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thươngCầm lược thì nhớ tới gươngCầm trầu nhớ túi,nằm giường nhớ nhau.Ca dao còn là hình ảnh, ở đây là những hiện tượng của bản thể.Do đó hình ảnh không còn là hiện tượng đơn thuần mà hiện tượng có nội dung cho nên mới được gọi là hình ảnh.Chính những chất liệu trong ca dao đã tạo nên hình ảnh,hình ảnh của vật thể,hình ảnh của vũ trụ,hình ảnh của tình yêu. Đó là những cái nhìn khai phóng của chúng ta để tìm ra cái nội dung đó;với cái nhìn của ca dao luôn luôn có sự ẩn dấu,tiềm ẩn, đẩy cái hình ảnh đó như thúc dục người nghệ sĩ ca dao phải ẩn mình, đấy là cái nhìn thuở ban đầu.Cái nhìn hai chiều song phương từ bản thể đến hiện tượng để rồi từ hiện tượng qui về bản thể tạo nên một nội dung hình thể như thế là cái nhìn trực tiếp của ca dao nói riêng và thi ca nói chung do đó những sự vật cùng từ ngữ tham dự vào cuộc đời và tạo nên hình ảnh và từ hình ảnh tạo nên ý nghĩa của mình.Cho nên cái nhìn trong ca dao dù chỉ là cái nhìn ban đầu là truyền thừa vào biến trình diễn đạt của dân tộc,nội dung ý nghĩa vẫn còn vang vọng nhờ những hình ảnh đó.Cái ngôn từ trong ca dao Việt Nam trước sau vẫn vướng vít hình ảnh của tình yêu mà ca dao là môi giới trong lãnh vực của tình yêu.Ca dao là mạch thở của thơ,là nguồn sáng tạo vô tận,là ngôn từ của văn chương bình dân chứa đựng hết thảy tình người trong đó.Ca dao càng mộc mạc bao nhiêu thì càng chan chứa bấy nhiêu,ca dao không đỏm dáng,chải chuốt bóng bẩy mà thường xử dụng những ngôn từ thực tế của cuộc đời,mà chúng ta thường gắn liền với nhau:con người và cuộc đời,nó trở thành như định lệ.Nhưng nghĩ cho cùng đó chính là sức sống,chính bản thể thôi thúc,con người với hiện tượng tình yêu và từ hiện tượng nầy thoát ra hiện tượng khác bằng ý thức bản thể có ý hướng của mình.Ca dao gợi lên sức sống để đi vào cuộc đời và hoà mình với hiện tượng rồi từ hiện tượng ấy hoà mình với sự vật để đột biến thành hình ảnh cho ca dao,lúc đó sự hiện diện của ca dao sáng tỏ không còn gì gọi là ẩn tàng hay ẩn dụ nó biến thành thi ảnh mang nội dung ý nghĩa biến động của bản thể con người.Do đó ca dao trở nên hiện hữu như ta đã thấy trong ca dao. Tóm lại ca dao đã du nhập những giòng thơ của văn chương bình dân,biến hình từ câu hò điệu hát,trao đổi,hò đối đáp,cắt xén,rút gọn,dể dàng truyền khẩu từ đó được gọi là ca dao,nó thường mô tả tình người dưới muôn hình vạn trạng, từ nội giới tới ngoại giới. Đấy cũng là một phần bản thể dân tộc,một văn hoá văn minh truyền thống. Điều đặc biệt của ca dao ,ngôn từ không ước lệ,ca dao nói những gì thực hữu giữa cuộc đời,nương theo chiều sáng tạo của thi ca qua bao thế kỷ và chế ngự cả thơ Việt lẫn thơ Đường bằng những câu rất đơn sơ mà đầy ý nghĩa và đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội một cách dể dàng và nhanh chóng.Một ngôn từ thiết tha,một đường giây giữa nội tâm và ngoại giới. Đó là nhân tố trong văn chương bình dân Việt Nam.Một thứ triết lý của văn chương bình dân cần phải tô điểm và nghiên cứu chiều sâu của nó
2.2 Ca dao luôn gắn liền với tình yêu.
2. 2.1 Ca dao – Tình yêu quê hương, đất nước
“Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm, Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày , Một hột cơm cũng nhớ , Một gáo nước đầy vẫn chưa quên ..”
.Vâng! Chắc hẳn đây là ca dao quen thuộc của người dân xứ Quảng – cũng là quê hương của tôi. Hình ảnh quê hương đất nước bao giờ cũng in dấu đậm đà trong ca dao. Đọc ca dao , ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn rau cắt rốn của mình. đọc nhưng bài ca ấy , ta vô cùng sung sướng như vừa được đi tham quan 1 số dan lam thắng cảnh từ bắc vào nam .
Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước.Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết!Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, "oa, oa "khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị:"Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống nhớ cà dầm tươngNhớ ai dãi nắng dầm sươngNhớ ai tát nước bên đường hôm nao." . Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương. Quê hương là mái nhà , luỹ tre, cái ao tắm mát , là sân đình , cây đa , giếng nước , con đò . Là cánh đồng xanh là con đò trắng , cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương , tự hào của nhân dân ta biết bao đời nay.Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông nư gấm như hoa ; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng , núi ngập trùng cao vút tầng mây , nơi Liễu thăng bỏ mạng . Ta đến thăm thành Lạng , soi mình xuống dòng sông xanh Tam cờ, thăm chùa Tam Thanh , đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:"Ai ơi đứng lại mà trôngKìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ""Đồng Đăng có phố Kì Lừa,Có nàng Tô Thị , Có chùa Tam Thanh"
Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: "canh rau muống", "cà dầm tương". Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người "dãi nắng dầm sương:, "tát nước bên đường". Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người.
Ca dao - Tình yêu con người.
Chất nhân văn trong ca dao gắn với quan niệm về con người của người bình dân, thể hiện ý thức và tình cảm của người bình dân, gắn với một quan niệm khoẻ khoắn, lành mạnh, trong sáng của chính người lao động. Là quá trình tự nhận thức bản thân của người bình dân trong hoàn cảnh cuộc sống vất vả, chịu đựng nhiều nỗi bất bình, tủi nhục, đắng cay vẫn giữ được bản chất tốt đẹp, tình nghĩa đậm đà.vẻ đẹp con người trong các quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội: nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các giai cấp đối kháng - kẻ thống trị và người bị trị. Vì vậy, ca dao là sự dồn nén của tinh thần đấu tranh, sức phản kháng mạnh mẽ của người bình dân. Sức sống con người bộc lộ ở nét cứng cỏi trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn tìm cách vượt lên những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận, tin tưởng tương lai và đứng về phía lẽ phải. Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao động sản xuất và đấu tranh xã hội: cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị của chính mình. Đó là tầm vóc vĩ đại của nhửng con người bình thường.Không những thế, vẻ đẹp nhân văn còn bộc lộ trong những quan hệ riêng tư, gắn kết con người với con người, đi sâu vào đời sống tình cảm của con nguời. Vẻ đẹp ấy hiện lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả hai mặt nghĩa và tình. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài, quan niệm đạo lí thủy chung được đề cao trong những mối quan hệ gia đình, tình làng nghĩa xóm… giữa những người cùng chung cảnh ngộ. Ca dao là tiếng lòng tha thiết, làm đẹp thêm tâm hồn con người trongnhững ân tình nhắn nhủ hướng về quê hương, những con người cùng tâm tư, đồng điệu về cảm xúc. Từ đó, ca dao tạo nên những cung bậc trạng thái, cảm xúc uyển chuyển, đa dạng diễn tả tâm hồn người bình dân, hướng tới những giá trị ổn định, vững bền: thương người, tương thân tương ái, đoàn kết.Đặc biệt, vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với bản thân tạo nên tiếng nói nội tâm thầm kín và mãnh liệt nhất, luôn thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha, hướng đến cái cao cả hoàn thiện. Vẻ đẹp đáng quí ở cái hồn nhiên chân thật, mạnh mẽ đầy cá tính, giản dị bộc trực. Bên cạnh đó là sự bay bổng của trí tuởng tượng ắp tràn ước mơ, khát vọng sống của người lao động.
2.2.3 Ca dao – Tình yêu thiên nhiên.
Thiên nhiên là một đề tài lớn trong ca dao. Hình ảnh thiên nhiên cũng như từ chỉ thiên nhiên xuất hiện rất nhiều trong những lời ca dao, từ ca dao đồng bằng Bắc Bộ, ca dao xứ Nghệ, xứ Huế đến ca dao Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sự hiện diện của thiên nhiên trong ca dao phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò thiên nhiên trong tư duy nghệ thuật của những sáng tác dân gian. Sự hiện diện này không chỉ thể hiện lòng mến yêu quê hương đất nước của người dân, nét văn hóa đặc trưng từng vùng miền mà thông qua đó, thiên nhiên còn là phương tiện diễn tả tình cảm, thể hiện triết lý, quan niệm của con người về thế giới và cuộc sống.
Con người bao giờ cũng là trung tâm của những vẻ đẹp tự nhiên, đem lại sức sống và nét hài hoà cho thiên nhiên vũ trụ. Thiên nhiên trong ca dao bao giờ cũng được mô tả ở nét tinh tế, gợi cảm và trữ tình nhất, gắn với cảm quan thẩm mĩ dân gian cụ thể, tinh lọc. Thậm chí có những bài chỉ tả cảnh nhưng cũng giúp nhận ra tấm lòng với thiên nhiên, sự gắn bó con người với thiên nhiên. Ca dao cũng có những bài rất hay nói đến khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước:"Gió đua cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mùng khói tỏa ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chầy giã giấy nhịp nhàng:"Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương" như hòa quyện với "nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn "khói tỏa ngàn sương" mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý.Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung:"Đường vô xứ Nghệ quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ."Đường vào xứ Nghệ nước non nhộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang:" Nhà Bè nước chảy chia haiAi về Gia Định, Đồng Nai thì về"Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đạm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nàn đó.Đôi dòng sơ lược về ca dao không thể nào diễn tả được trọn vẹn tình cảm mãnh liệt của người dân Việt Nam đối với đất nước. Tuy nhiên nó cũng như một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hãy biết học tập, tu dưỡng thật tốt vì tương lai sáng rạng tốt đẹp của quê hương, đất nước!
2.2.4 Ca dao - Tình cảm gia đình
Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, những câu hát về tình cảm gia đình luôn giữ một vị trí quan trọng. Gia đình là cái nôi đầu tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con người ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chịem và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Ca dao dân ca bao đời nay vẫn chảy mãi những khúc hát thiết tha, ngọt ngào ngợi ca về tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Bằng nghệ thuật so sánh, ngôn ngữ , hình ảnh giản dị và những âm điệu nhẹ ngàng êm ái như những lời ru, mỗi câu ca đã để lại trong lòng người tình cảm sâu lắng, những bài học chan chứa nghĩa tình, giàu tính nhân văn.
Gia đình Việt có một nét đặc trưng riêng, mà ở đó có mối quan hệ ruột rà, thân thiết, không thể tách rời giữa các thành viên. Gia đình tạo nên nét đẹp truyền thống của mỗi nhà, mỗi dòng tộc, mỗi xóm làng... Vì vậy, hình ảnh gia đình luôn in đậm trong tâm trí mỗi người, in đậm trong tục ngữ, ca dao của dân tộc.
Từ cái nôi gia đình, mỗi người được sinh ra và lớn lên từ bầu sữa mẹ, từ câu hát đưa nôi (Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn - Nguyễn Duy). Hạnh phúc biết bao khi được sống trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, tôn trọng và thương yêu lẫn nhau...
Lúc còn nhỏ dại, người con được cha mẹ nuôi dạy, chăm chút hàng ngày. Lúc tuổi xế chiều, người ông, người bà, các bậc sinh thành lại trông chờ vào con cháu. Nên có câu tục ngữ “Trẻ cậy cha, già cậy con” là như vậy! Theo sự phát triển của xã hội, của quy luật; thế hệ sau luôn có những điều kiện thuận lợi để vươn lên. Nhằm khích lệ chí tiến thủ ấy, cha ông ta cho rằng “con hơn cha là nhà có phúc”... Trong gia đình, người cha luôn giữ vai trò trụ cột, tạo nên sự vững vàng cho tổ ấm. Con cái thường “sợ” cái uy nghiêm của người cha vì “mẹ nói một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng”! Do đó, “con có cha như nhà có nóc” - “nhà không nóc” thì nhà bất ổn, con cái thiếu vắng người cha rất thiệt thòi về nhiều mặt trong cuộc sống. Thông thường, người mẹ thương con luôn nặng về tình cảm, nên có lúc cưng chiều quá mức. Vì thế, người xưa nhắc nhở “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”... Nhưng khi con mắc lỗi lầm, người mẹ phải nhận trách nhiệm về mình qua lời đúc kết ngắn gọn: “Con dại cái mang”!
Cuộc sống gia đình không giản đơn mà luôn có những mâu thuẫn phát sinh. Nếu xử lý tốt các tình huống thì không khí gia đình luôn ấm áp, tươi vui và ngược lại. Cha ông ta có câu ca dao thật sinh động và dễ nhớ, dễ ghi vào lòng: “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê” hoặc “Chồng giận thì vợ làm lành/ Miệng cười hớn hở, rằng anh giận gì?”.
Trong mái ấm gia đình ấy, anh em ruột thịt “như chân với tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Đã là ruột thịt, anh chị em trong nhà phải hết lòng thương yêu nhau, không đố kỵ, ganh ghét lẫn nhau: “Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
Khi ở nhà có áo mẹ cơm cha, khi đi ra tận nơi xứ người mới cảm nhận hết nỗi đắng cay cơ cực: “Cơm cha áo mẹ ăn chơi? Bưng bát cơm người đổi bát mồ hôi”. Vì vậy, bổn phận người con là làm tròn chữ hiếu, đền ơn cha mẹ nuôi dạy mình lớn khôn “Bao giờ cá lý hóa long/ Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa” hoặc “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.
Nơi mái nhà tranh ấy, nơi ta lớn lên ấy còn có mẹ già mòn mỏi trông con. Người con phải lui tới chăm sóc, thăm viếng mẹ mới là con người có nhân nghĩa: “Mẹ già ở túp lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành phận con”.
Bên cạnh đó, người xưa cũng phê phán những kẻ bất hiếu. Lớn lên, anh em mỗi người đều có gia đình riêng, họ lo vun vén riêng mình mà quên bẵng cha mẹ. Để khi cha mẹ già, chẳng có người con nào chăm sóc: “Một mẹ nuôi được mười con/ Mười con không nuôi được một mẹ”.
Có những người con “phân công” nhau nuôi cha mẹ già. Đúng là: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/ Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”.
Thậm chí, có những kẻ bất hiếu với cha mẹ, nhưng khi cha mẹ qua đời lại tổ chức đám ma linh đình chứng tỏ cho thiên hạ biết “ta là người có hiếu”: “Lúc sống thì chẳng cho ăn/ Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi”.
Khó thay việc tổ chức tốt một cuộc sống gia đình và cũng hạnh phúc thay được sống trong một gia đình yên ấm. Dẫu cho cuộc sống hiện đại đang đổi thay từng giờ từng phút, nhưng hình ảnh cuộc sống gia đình trong ca dao, tục ngữ vẫn rất cần cho chúng ta suy gẫm. Mỗi câu tục ngữ, ca dao là một bài học cuộc đời cho mỗi người, cho mỗi tổ ấm gia đình trong cuộc sống hôm nay...
2.2.5 Ca dao – Tình mẫu tử
“Ầu ơ... Bồng bống bông bôngLớn lên con phải cố học hànhHọc là học đạo làm người,Con đừng lêu lổng kẻ cười người chêVàng cầm trên tay rớt xuống không phiền,Chỉ phiền một nỗi nợ với duyên không tròn”
Ca dao trong những lời hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi... do chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài. Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu.
Ngay từ ấu thơ, ca dao đã gắn với cuộc đời của mỗi chúng ta. Những lời hát, điệu ru lớn dần theo năm tháng. Ca dao - tiếng nói trữ tình dân gian trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Giống như tất cả các thể loại của văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá, phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người. Với người bình dân, tình và nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc.
Lời hát ru về người mẹ quên mình vì hạnh phúc của con cái và gia đình êm êm rót vào tai người con nhỏ như thế đó!
Ngoài tính chất biểu cảm, tạo cho con trẻ những yếu tố dịu dàng nhân hậu của tính cách tâm hồn, lời ru của người mẹ còn hàm chứa một nội dung giáo dục rất sâu sắc. Có thể thấy hòa với dòng sữa và tình cảm của người mẹ, tiếng ru gợi lên đầu óc đứa con thơ những nhận thức và tình cảm đầu tiên, nhận lấy tư lòng mẹ những bài học bằng lời mà sau đó cho mãi đến lúc lớn khôn con người vẫn cảm thấy sự khắc khoải vang vọng của tuổi ấu thơ như mới thuở nào. Nó thoảng qua tâm trí con người thật nhẹ nhàng, dịu dàng và êm đềm như những dòng suối. Cũng từ lời ru có thể đưa vào tâm hồn trong sáng của trẻ thơ những hình ảnh đầu tiên về một cánh cò, về một cánh đồng quê rất đặc trưng cho xã hội nông thôn truyền thống Việt Nam:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…”
Đó là cánh cò ca dao, cánh cò của nền văn minh lúa nước mang thân phận người phụ nữ, người mẹ, người vợ với những đức tính hy sinh thầm lặng, vô danh. Lời ru của mẹ đã hoá thân vào cánh cò dân gian để ngàn năm còn chấp chới, chao liệng giữa đời. Cái màu trắng xoá ngang trời lúc mưa giông, mây tạnh như một lời nhắc nhở về nỗi vất vả gian truân của mẹ.
Dù lời ru đó có chân quê mộc mạc, vụng về đi nữa thì nó cũng xuất phát từ tình cảm ruột thịt, từ đáy lòng của tình mẫu tử. Làm sao âm nhạc có thể thay thế được?
2.2.6 Ca dao - Tình yêu đôi lứa
Ca dao là một dạng của thơ và ở thời đại nào nó cũng chinh phục được người đọc. Hơn nữa, những bài ca dao với nội dung về tình yêu không cứng nhắc với những niêm luật phức tạp như thơ cổ điển. Để hiểu rõ ràng hơn, đầu tiên ta thấy rằng tình yêu nam nữ trong ca dao được thể hiện rất trong sáng và lành mạnh. Trong cái tình cảm đa dạng của dân tộc, tình yêu nam nữ đã vươn lên như cánh hoa nở trong vườn đời, tạo nên biết bao câu ca giao tình tứ , bao vần thơ truyền khẩu lãng mạn..Tình yêu vẫn luôn là một đề tài muôn thuở của văn học ở mọi giai đoạn. Nói đến tình yêu là nói đến tán tỉnh, hẹn hò, hạnh phúc ,khổ đau…và muôn hình vạn trạng khác. Tuỳ mỗi ngòi bút mà sự diễn tả có khác nhau. Với ca dao, để phơi bày những tâm tình ấy, ta thường thấy những lời lẽ thể hiện chân thành, nhưng cũng không ít bay bướm, hoa hoè mà sự điêu luyện đến mức tuyệt vời!Nhắc đến những bài thơ tình ta không khỏi nhớ đến những nhà thơ lớn như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận..., hay những nhà thơ thời nay như: Đỗ Trung Quân, Phan Thị Thanh Nhàn... Họ là những nhà thơ trong giai đoạn thơ văn hiện đạị Nhưng đã là người Việt Nam thì thật thiếu sót nếu ta không nhớ đến kho tàng văn chương truyền miệng của cha ông từ ngàn xưa để lại: Thơ ca dân gian. Ta hãy quay về cội nguồn như tìm lại chính mình qua một khía cạnh của thơ ca dân gian: Ca dao Việt Nam. Chúng ta cùng nhìn lại những bài ca dao mang chủ đề về tình yêụ Đó là những vần thơ trữ tình, sâu sắc, đậm đà chất dân tộc và rất phổ biến trong dân gian mà có thể bạn đã từng nghe qua.
Thơ ca dân gian nói chung và ca dao nói riêng đề cập đến rất nhiều vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội. Trong đó chủ đề về tình yêu như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt.Nó như một món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn ta. Giúp ta tránh được cái “bát nháo”, “nhộn nhạo” của những loại hình tình yêu thời hiện đại
Với ai tôi không biết, nhưng với riêng tôi luôn “dị ứng” với những vần thơ tình yêu của các “nhà thơ” trẻ thời nay. Tình yêu là những câu chuyện thầm kín, ý nhị thế mà trong ngôn từ của các nhà thơ trẻ cứ lồ lộ những thịt da. Có cái gì cũng phô bày ra hết. Đọc mà thấy sợ, thấy ớn. Ngược lại, khi đọc những vần ca dao xưa nói về chủ đề tình yêu, tôi thấy nó thật là diệu vợi.
Vâng, ngày xưa, khi yêu người ta lí tưởng hóa người yêu và luôn cảm thấy mình bé nhỏ, vụng về. Phải chăng đó là dấu hiệu ban dầu của sự rung động thật sự. Các cô gái khi yêu, thường diễn tả sự choáng ngợp của tâm hồn mình khi nhìn và nghĩ tới người mình yêu. Họ luôn có tâm trạng bối rối, ngại ngùng rất đáng cảm thông:
“Em như hoa nở trên cành/ Anh như con bướm lượn vành bên hoa/ Bây giờ anh lấy người ta/ Như dao cắt ruột em ra làm mười”. Bài ca dao đã sử dụng liên tiếp hai hình ảnh so sánh. Hình ảnh thứ nhất nghiêng về ý nghĩa tạo hình. Cô gái ví mình như bông hoa tươi “nở trên cành”, còn chàng trai như con bướm lượn bên hoa.
Thế đó, đọc thơ tình ngày nay lại nao nhớ về những vần thơ, những vần ca dao về tình yêu thuở xưa. Nao nhớ là vì tình yêu trong ca dao ngày ấy là những tiếng hát thầm kín, chân thành nhất. Các chàng trai, cô gái khi hát lên những tiếng hát về tình yêu thì những tiếng hát ấy là những khát vọng, là những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, đồng thời nói lên quan niệm của mình về cái đẹp lí tưởng của con người.
Những sắc thái tình yêu được thể hiện trong ca dao, dân ca muôn phần phong phú và ấn tượng. Sẽ không thể nào nói hết được vẻ thi vị, ý nhị của tình yêu nam nữ được thể hiện trong những lời ca diệu vợi. Hãy để lòng mình được lắng lại, tìm về những câu ca dao, dân ca ấy chúng ta mới thấy hết được nhưng nét tinh tế và những giá trị nhân văn sâu sắc của nó.
Trong ca dao, dân ca Việt Nam, cái “tôi” trữ tình thường là những cảm xúc chủ đạo, được thể hiện tinh tế, đa dạng. Tuy nhiên hình tượng người con trai, con gái phần lớn là những người áo vải, chân trần “tát nước đầu đình”, “cấy ruộng đồng sâu”. Vì thế các đại từ nhân xưng thường được biểu hiện qua “mận”, “đào”, “thuyền”, “bến”, thậm chí là “cò”, “vạc”, là “mâm”, “đũa”… Điều đó phản ánh trung thực bản chất, nguồn gốc của một loại hình văn học dân gian hình thành và phát triển từ hoạt động vật chất và tinh thần của tầng lớp nhân dân lao động. Một đặc điểm dễ nhận biết đó là sự giản dị, mộc mạc của ca dao, dân ca trữ tình Việt Nam, gắn liền với những phong tục, tập quán và đặc trưng tâm lý của lớp người bình dân. Ngày xuân ôn cố tri tân, tìm về ngày xưa để cảm cái tình của những đôi lứa phải chịu không ít nhọc nhằn, đắng cay mà cũng rất lãng mạn. Trong bài viết này, tác giả muốn chia xẻ cùng bạn đọc một thú vị nhìn từ góc độ khác của tình yêu lứa đôi trong ca dao, dân ca trữ tình; đó là góc nhìn từ hương vị ẩm thực của người xưa.
Chúng ta biết rằng: Trong ca dao, dân ca, tư tưởng và tình cảm được chắp đôi cánh kỳ diệu của sự tưởng tượng; tuy nhiên, tính lãng mạn và sự tưởng tượng phong phú đem lại cho ca dao, dân ca không hề tách rời tính hiện thực. Ngoài các yếu tố biểu hiện về tinh thần dân tộc trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần lạc quan trong lao động sản xuất, tinh thần tương thân, tương ái… còn là tình yêu đôi lứa. Với tư duy người bình dân xưa, cái ăn, cái mặc luôn là những vấn đề rất được coi trọng, là một yếu tố cơ bản để đánh giá nhân cách: “Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp”. Vì vậy mà trước tiên người ta phải “học ăn, học nói”. Theo đó, các cung bậc của thái độ, tình cảm trong tình yêu đôi lứa cũng đã được chuyển tải thông qua một phương tiện hữu hiệu đó là các tính vị của ẩm thực: “Ai ơi chua ngọt đã từng/ Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”. Hoặc: “Chừng nào muối nhạt, chanh thanh/Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng”. Sự ví von hết sức điêu luyện theo cấp độ tình cảm, sự thủy chung tạo ra những hiệu ứng cảm xúc phù hợp với ngữ cảnh: “Cũng liều cắn ớt, nhai gừng/ Chua cay mặn chát, ta đừng quên nhau”…
Đến với ca dao dân ca trữ tình là đến với nỗi lòng của nhân vật mà không phải đến với sự giao tiếp, ứng xử của tác giả (tập thể nhân dân lao động) đối với nhân vật như thế nào. Ở đây, nỗi niềm tinh thần của nhân vật luôn là một hành trình lặng lẽ và thường là đơn phương, cô độc, tuy được biểu hiện hết sức gẫn gũi, mộc mạc thông qua các “thực đơn” bình dân: “Thương chồng nấu cháo le le/Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen”. Hoặc: “Thương anh thì có thương anh/Bát cơm nguội chót chan canh mất rồi”. Với góc nhìn đó, chúng ta luôn thấy được trạng thái tâm lý, tình cảm của các lứa đôi mà phần nhiều ẩn khuất sự éo le của hôn nhân hay cảnh ngộ khó khăn trong ca dao, dân ca bằng sự phối hợp các cặp nguyên liệu tạo nên những món ăn chuẩn mực, cổ điển: Dưa khú – cá trê; cơm trắng – chả chim; cơm hẩm – cà kho; gạo tám – canh cà… Thường thì ngữ âm chỉ là nghĩa cơ sở để tiếp cận nghĩa bóng: “Măng giang nấu cá ngạnh nguồn/Đến đây nên phải bán buồn làm vui”. Hoặc: Cá rô, canh cải nấu gừng/Không ăn thì chớ xin đừng mỉa mai”…
Sự liên kết lỏng lẻo giữa ẩm thực với tình yêu lứa đôi hầu như không ảnh hưởng tới giá trị nghệ thuật đích thực của ca dao, dân ca; hay nói một cách chung nhất là nó không hề ảnh hưởng tới thi pháp thể loại, mà ngược lại nó tôn vinh lên những giá trị tinh thần được cô đúc từ trong cuộc sống hiện thực của tầng lớp nhân dân lao động. Xét về chức năng: Ca dao, dân ca không chỉ nhằm mục đích “trữ tình” mà còn nhằm mục đích thiết thực nào đó. Trên thực tế, cái ăn, cái mặc khi được hết sức coi trọng thì “trữ tình” gắn liền với nghệ thuật ẩm thực không phải là điều khó hiểu.
Đôi khi những khúc biến tấu đó còn là lời ngợi ca sự thủy chung: “Râu tôm nấu với ruột bầu/Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon” hay lời trách móc: “Ai làm cho cải tôi vồng/Cho dưa tôi khú, cho chồng tôi chê/Chồng chê thì mặc chồng chê/Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ”… Duyên tình khi không còn chăn đượm, gối nồng, con người rơi vào thế đơn phương bao giờ cũng tìm những bám níu vu vơ để tự an ủi, để sẻ chia. Câu ca dao trên như một minh chứng cho sự kết cấu tưởng chừng lỏng lẻo của tình yêu đôi lứa với ẩm thực song lại là một gắn kết tự nhiên, bền chặt vô cùng. Những sắc thái tình yêu được thể hiện trong ca dao, dân ca muôn phần phong phú và ấn tượng. Sẽ không thể nào nói hết được vẻ thi vị, ý nhị của tình yêu nam nữ được thể hiện trong những lời ca diệu vợi. Hãy để lòng mình được lắng lại, tìm về những câu ca dao, dân ca ấy chúng ta mới thấy hết được nhưng nét tinh tế và những giá trị nhân văn sâu sắc của nó.
Chương III. Giới thiệu về tình yêu trong ca dao xứ Quảng
3.1.Tình yêu-hạnh phúc ở ngay trên chính hành trình đi tìm:
Dù phải lên non cao, dù phải vượt qua tam tứ núi, người xứ Quảng vẫn đi tìm. Vất vả là thế mà họ chỉ đi tìm cái bình thường giản dị nhất:
“Lên non tìm hòn đá trắngCon chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu ?Trời mưa lâu đá nọ mọc rêuĐứa nào ăn ở bạc con dế kêu thấu trời”
Con người xứ Quảng mượn hình ảnh bình thường nhất là hòn đá. Nhưng điều họ muốn gửi gắm lòng mình ở đây không phải là vật chất. Vì họ lại đi trách con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu. Phải chăng con người đất Quảng luôn nuôi dưỡng tình người. Họ nói đến chim phượng hoàng là nói đến hình bóng của tình nhân quân tử, của nhân tình nhân ngãi trong tâm hồn họ. Dù phải vượt qua mọi gian lao vất vả để đến với con chim phượng hoàng nhưng tiếc cái âm thanh mong đợi mà họ cần tìm lại lịm tắt. Nếu thả hồn tận hưởng khúc nhạc ca dao thì ta như bắt gặp nỗi lòng người thương, bắt gặp tình cảm dặn dò tha thiết luôn ngân nga:
“Em thương anh như chỉ buộc trọn vòngAnh đừng bạc dạ đem lòng quên em”Hay:”Yêu nhau chẳng lọ bạc vàngTình thân nghĩa thiết xin đừng chớ quên”
Thế mới hiểu rằng đời người biết bao cảnh ngộ éo le trắc trở để khi yêu nhau họ phải dặn dò, than thở. Nhưng rồi cái thâm thúy của bài ca dao không dừng ở đó. Nó khẳng định một điều trở thành chân lý: "Trời mưa lâu đá nọ mọc rêu" . Vậy là dù hòn đá trắng - màu trắng trinh nguyên nhưng rồi nó cũng phải bị rêu xanh bao phủ bởi tháng năm, bởi mưa nắng. Thì ra bài ca dao đã nhắc nhở, cảnh báo rằng nếu ai không giữ được lòng mình thì thời gian sẽ làm cho ta không còn là ta nữa. Thần tình quá ! Sự thay đổi sắc màu hay sự thay lòng đổi dạ của con người ? Bài ca dao khép lại mà trong ta phải luôn suy nghĩ: "Đứa nào ăn ở bạc con dế kêu thấu trời". Thật là một sự bao dung và nhân hậu. Con người xứ "mía ngọt đường thơm" không nguyền rủa đứa nào ăn ở bạc sẽ bị thế này hay thế khác… mà chỉ có tiếng dế não nùng thấu tận trời xanh. Nhưng thâm thúy lắm đấy! Tiếng dế réo rắt suốt đêm trường, liệu lương tâm con người bội bạc không day dứt, không dày vò, không nhức nhối trong hối hận trong đau khổ ? Mà chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau ở tâm hồn !Vậy là bài ca dao hồn nhiên nhưng đặc quánh cốt cách của con người xứ Quảng mà cũng rất Việt Nam: con người trọng nhân nghĩa, chung tình và ghét thói bội bạc vong ơn . Dù năm tháng có trôi xa, nhưng những lời ca cứ mãi ngân vang trong ta. Nói như Nguyễn Đình Thi thì theo dòng ca dao càng làm cho ta thêm yêu. Yêu là để sống. Là để thêm mạnh mẽ trong lao động, trong đấu tranh. Một tình yêu chất phác mà cao thượng, bình dị mà sâu sắc biết bao! Là thế đó, dù rằng giai điệu bài ca dao cất lên có vẻ buồn, nhưng không thế - ẩn sâu bên trong đó vẫn có những cái mà người Quảng luôn tự khẳng định, họ nói ra để quên đi cái khổ, quên đi nỗi lòng và cảm thấy hạnh phúc vì những gì giấu kín đã được bộc bạch, họ nói ra để biết mình cần phải vượt qua những thử thách, trở ngại đó. Và vì thế, người Quảng vẫn cứ thấy được tình yêu–hạnh phúc mà người đọc cứ ngỡ như rằng họ đang than thở.3.2.Tình yêu-hạnh phúc ở sự chủ động, lựa chọn: Chủ thể trữ tình trong ca dao-dân ca xứ Quảng nói về tình yêu đôi lứa đa phần là phụ nữ. Có lẽ tình trường họ hứng chịu khổ đau nhiều hơn nam giới, do vậy mà nhu cầu bộc lộ giãi bày bằng tiếng hát lời ca ở họ cũng lớn hơn chăng. Quả là khi yêu, người phụ nữ phải đối mặt với bao nhiêu bất trắc:
“Thương chàng thiếp phải đi đêmTé xuống bờ ruộng đất mềm không đauKhông đau ơi hỡi không đauTé xuống năm trước năm sau chưa lành”Cả khi hai người cùng chung cảnh ngộ, thì phụ nữ thường cũng thiệt thòi hơn:
“Thiếp thương chàng đừng cho ai biếtChàng thương thiếp đừng lộ tiếng ai hayMiệng thế gian nhiều kẻ thày layCực chàng chín rưỡi khổ thiếp đây mười phần”Thế nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ đất Quảng vẫn thể hiện rõ bản lĩnh của mình trong tình yêu:
“Thiếp không thương chàng thì ra chỗ dở Cho nên thiếp phải thương đỡ vài ngày Thiếp có chồng rồi thiên hạ đều hay Sợ nước lui về đông hải càng ngày càng xa”Cũng không ai khác ngoài họ đã chủ động dung hòa kiểu hôn nhân theo sắp đặt với kiểu hôn nhân có tình yêu - một mô hình hôn nhân đến nay và trong nhiều thập niên tới xem ra vẫn còn phù hợp. Người phụ nữ đất Quảng không đồng tình với kiểu hôn nhân sắp đặt:
“Đôi ta tuổi lứa đang vừaTrách cho cha mẹ kén lừa nơi mô”
Cũng không muốn bị làng xóm cười chê rằng:
“Gái đâu gái hỗn gái hàoTrai chưa vô làm rể gái đã vào làm dâu”
Họ tự đến với nhau, yêu nhau và cùng nhau thề non hẹn biển, sau đó tranh thủ sự đồng thuận của hai bên gia đình
3.3.Tình yêu-hạnh phúc ở sự thay đổi cách nghĩ, cách nhìn: Cuộc sống khắc nghiệt luôn đặt ra cho người dân xứ Quảng nhiều câu hỏi lớn,chẳng hạn cam chịu nhớ thương mà chấp nhận ở lại với cái lạ nay chưa kịp định hình, hay tìm sự bằng an để giũ bỏ quay về với cái quen xưa bao đời vẫn vậy. Và câu trả lời của người Quảng là:
“Ngó lên Hòn Kẽm Đá DừngThương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơiThương cha nhớ mẹ thời vềNhược bằng thương kiểng nhớ quê thời đừng”
Không phải đừng về mà đừng quay về, đừng hồi hương, bởi giờ đây đã có thêm một quê hương ! Chính nhờ sống trong thế giới những cái-lạ-nay-chưa-kịp-định-hình, người Quảng xưa có nhu cầu và điều kiện đổi mới cách nhìn, cách nghĩ. Câu ca dân gian:
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấmRượu hồng đào chưa nhấm đà say”
Tình yêu-hạnh phúc của người xứ Quảng được truyền tải vào ca dao một cách thông minh là thế đó.3.4.Tình yêu-hạnh phúc thể hiện qua những đặc sản, món ăn đậm chất Quảng: Ngoài những lúc làm việc mệt nhọc, người Quảng ngồi lại cùng nhau, chia sẻ cho nhau tình yêu-hạnh phúc qua những món ăn đạm bạc quê mình. Vừa ăn, vừa ngâm lên những câu:
“Tay cầm bánh tráng mỏng nương nươngMiệng kêu tay ngoắt, bớ người thương uống nước nhiều”
Ở xứ Quảng, ăn mít trộn không thể thiếu bánh tráng. Đúng thế, đem bánh tráng xúc với mít trộn là một cách ăn điệu nghệ. Tuyệt lắm ! Hạnh phúc lắm thay ! Không chỉ thế, vào xứ Quảng còn được tận hưởng cái khoảnh khắc hạnh phúc hòa cùng với hạnh phúc của người Quảng qua các món ăn được ý nhị nhắc nhở qua những câu như:
“Ai đi cách trở sơn khêNhớ tô mì Quảng, tình quê mặn nồng”
Mì Quảng là món ăn chủ lực, bình dân của đất Quảng, Nên đi đâu, ở đâu mà dân Quảng ăn được tô mì Quảng thì khoái khẩu, mặn mà nhất .Người xứ Quảng tự hào lắm chứ, hạnh phúc lắm chứ khi đưa những món đặc sản quê mình vào những câu ca dao-dân ca để khi ngân lên thì ôi hạnh phúc xiết bao cái chất Quảng ngọt ngào đã hòa chung vào cái tinh tế của ca dao-dân ca Việt Nam để giới thiệu đến bạn bè cả nước.3.5.Tình yêu-hạnh phúc của người xứ Quảng ẩn chứa trong những câu ca dao-dân ca nói về địa danh quê hương mình.
Mỗi người dân xứ Quảng đều mang trong mình chút lưng vốn ca dao-dân ca. Có lẽ vì thế mà mỗi khi ai đó hỏi đến xứ Quảng thì dường như họ tuôn trào mọi cảm xúc yêu-nhớ-tự hào với cái tình quê vốn luôn được họ nuôi dưỡng hằng ngày, hằng giờ và cứ thế họ sẽ cất lên những câu ca dao-dân ca có những địa danh xứ Quảng bằng cái chất gọng đặc sệt Quảng, thì không thể trộn lẫn vào đâu được:
“Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấmRươụ hồng đào chưa nhấm đà sayÐối với ai ơn trọng, nghĩa dàyMột hột cơm cũng nhớMột gáo nước đầy vẫn chưa quên”
Câu này đồng thời còn diễn tả rõ tánh tình người dân đất Quảng bộc trực, bén nhạy, nhớ ơn, trọng nghĩa đối vơí các ân nhân của mình. Phố Hội An nhỏ hẹp, nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi, khi rời Hội An không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây.
“Hội An đất hẹp, người đôngNhân tình thuần hậu là bông đủ màu”
Hội An là thương cảng nên buôn bán hàng hóa sang đẹp, còn Kim Bồng - Trà Nhiêu là vùng ngoại ô, chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An.
“Hội An bán gấm, bán điềuKim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành”
Những người dân Hội An, vì sinh kế phải đi làm ăn xa, tuy nhiên vẫn thương và nhớ phố Hội.
“Ai đi phố Hội, Chùa CầuÐể thương, để nhớ, để sầu cho aiÐể sầu cho khách vãng laiÐể thương, để nhớ cho ai chịu sầu”
Kim Bồng là một xã bên kia sông, đối diện với Hội An, sản xuất nhiều nghệ nhân đồ mộc, Hằng ngày qua phố Hội làm việc nên những cô gái đến hốt dăm bào về nấu bếp, bèn hát những câu trữ tình để ghẹo chú thợ mộc.
“Ðưa tay hốt nhắm dăm bàoHỏi thăm chú thợ bữa nào hồi côngKhông mai thì mốt, hồi côngHội An em ở, Kim Bồng anh dời chân”
Cù Lao Chàm nằm ngoài khơi tỉnh, gồm năm hòn đảo. Hòn Nồm là đảo nằm riêng một mình, không chen vơí các hòn đảo khác.
“Năm hòn nằm đó không saiHòn Khô, Hòn Dài, lố nhố thêm vuiNgó về Cửa Ðại, than ôiHòn Nồm nằm dưới mồ côi một mình”
Hoặc có thể là những câu:
“Trà My sông núi đượm tìnhNơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoàQuế Trà My thứ cay, thứ ngọtNhờ tay thợ rừng mới lọt tay anhPhân du, bạch chỉ rành rànhCân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân”
Trà My là huyện miền Thượng tỉnh Quảng Nam, có cả Thượng Kinh chung sống, chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu...
“Gập ghềnh Giảm Thọ, Ðèo LeCu ngói cõng mè, cà cưỡng cõng khoai”
Dốc Giảm Thọ và Ðèo Le là 2 cao độ đi lên huyện lỵ Quế Sơn, trèo qua 2 đèo nầy thì chắc giảm thọ và mệt le lưỡi.
“Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sôngThấy nước xanh như tàu láÐứng bên ni Hà Thân, ngó qua HànThấy phố xá nghinh ngangKể từ ngày Tây lại đất HànÐào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông MiêuDặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêuỞ nuôi Thầy Mẹ, sớm chiều cũng có anh”
Hàn tức là tên cũ của Ðà Nẵng, Hà Thân là xã ở bên kia sông, Tây tức là người Pháp, sông Câu Nhí là sông do người Pháp lúc mới cai trị Ðà Nẵng cho đào chạy qua cầu Cẩm Lệ, chàng dặn dò người yêu cố gắng ở với cha mẹ, chờ chàng về.
“Kể từ Đồn Nhứt kể vôLiên Chiểu, Thủy Tú, Nam Ô , xuống HànHà Thân, Quán Cái, Mân QuangMiếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô raNgó lên chợ Tổng bao xaBước qua Phú Thượng, Ðai La, Cồn DầuCẩm Sa, Chợ Vãi, Câu LâuNgó lên đường cái, thấy cầu Giáp NămBây chừ, thiếp viếng, chàng thămỞ cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ”
Ðồn Nhứt là đồn gác số 1 đóng trên đèo Hải Vân và từ đó kể vào toàn là những địa danh cho đến huyện Ðiện Bàn.
“Kể cầu Ông Bộ kể raCây Trâm, Trà Lý, bước qua Bàu BàuTam kỳ, Chợ Vạn bao lâuNgó qua đường cái, thấy lầu Ông TâyChiên Ðàn, Chợ Mới là đâyKế Xuyên mua bán, đông - tây rộn ràngHà Lam gần sát Phủ ÐàngPhía ngoài bãi cát, Hương An nằm dàiCầu cho gái sắc, trai tàiÐồng tâm xây dựng, tương lai huy hoàng”
Các địa danh trên đây, kể từ trong kể ra, Lầu ông Tây tức là nhà lầu của Viên Ðại lý Hành Chánh Pháp đóng ở Tam Kỳ, còn Chợ Mới, Chợ Vạn, Kế Xuyên, Chiên Ðàn là những tụ điểm thương mại quanh Tam Kỳ. Vậy đó, dù rằng không nói trực tiếp cái tình yêu quê hương, cái hạnh phúc trong lòng mình nhưng mỗi người đọc ca dao-dân ca xứ Quảng tinh ý, nhạy bén sẽ cảm nhận được tình yêu-hạnh phúc được truyền tải qua những lời ca ấy.3.6 Niềm tin tình yêu-hạnh phúc:Những con người xứ Quảng có một niềm tin vững chắc, vô điều kiện:
“Thương nhau chớ quá e dèHẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô BeThiếp nói thì chàng phải ngheThức khuya, dậy sớm, làm chè ngày 12 xuMãn mùa chè, nệm cuốn sàn treoTa về, bỏ bạn, cheo leo một mìnhBạn ơi, bạn chớ phiền tìnhMùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sauLạy trời, mưa xuống cho mauChè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng”
Hoặc có thể là câu ca dao-dân ca của lòng thủy chung, chờ đợi:
“Ngó lại quê mìnhBởi em chèo thuyềnTrên sông cáiEm ngó lại quê mìnhChim trên cành còn đủ cặp huống chi mình lẻ đôiVì đâu đây với đó đã hai nơiChiếc đò ngang bằng chiếc đũa không lời nhắn đưaCây đa bến cũ đò xưaNgười thương có nghĩa nắng mưa ta vẫn chờ”Hay câu:”Sớm mai chàng hóa con chim trống đứng dựa bìa núiChiều lại thiếp hóa con chim mái đứng dựa bìa rừngNỉ non ba tiếng cho có chừngDầu xa muôn dặm biểu bạn đừng có xa”
Câu ca dao thấm nhuần tình tự dân tộc, xuất phát từ tình yêu giữa đôi trai gái, có tính chất mộc mạc - chân tình, nói lên bản chất của người dân đất Quảng vẫn luôn tồn tại, không đổi thay qua thời gian và không gian, giữa những dòng đổi thay của đất nước. Tình yêu-hạnh phúc trong ca dao-dân ca xứ Quảng với lối nói mộc mạc, đơn giản, đậm chất Quảng được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu, ngôn ngữ, với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng đã nói lên được cái tình yêu-hạnh phúc rất riêng của người xứ Quảng . Tình yêu-hạnh phúc trong ca dao-dân ca xứ Quảng xuất phát từ những cái bình dị hằng ngày. Bằng những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ, ca dao-dân ca xứ Quảng đã thể hiện tâm tư, tình cảm mộc mạc, trong sáng, đậm đà tình nghĩa của những con người xứ Quảng chịu thương chịu khó. Họ bất chấp mọi trắc trở để tìm thấy niềm vui, lạc quan trong cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc...Ca dao-dân ca xứ Quảng là một phần hồn về đề tài tình yêu hạnh phúc trong nội dung ca dao-dân ca Việt Nam. Cho dù đi bất cứ nơi đâu, những con người xứ Quảng vẫn cảm thấy tâm hồn thanh thản và ấm áp khi nghe lại những câu ca dao-dân ca xứ Quảng quê mình . Có dịp nhìn lại ca dao-dân ca xứ Quảng để chúng ta có dịp nhắc nhở nhau rằng ca dao-dân ca vốn có rất nhiều những nội dung sắc sảo cần được giữ gìn - phát huy, mà một trong những nội dung có thể kể đến là đề tài tình yêu-hạnh phúc.
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể nói rằng ca dao là tiếng nói về cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh xã hội và quan hệ tình cảm, ca dao luôn hướng về con người – nhân dân. Những câu hát phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn của người bình dân. Đời sống vật chất và tinh thần ấy hiện lên qua những rung cảm mãnh liệt, tinh tế đa dạng, độc đáo và sâu sắc, tô đậm thêm vẻ đẹp con người, bộc lộ chất nhân văn cao cả. Nói đến chất nhân văn trong ca dao là nói đến vẻ đẹp con người cả hình thức lẫn nội dung, từ bên ngoài đến bên trong, từ hiện thực đến tâm hồn, là Con Người viết hoa. Chất nhân văn đem đến nhận thức và rung độngvề con người, theo khuynh hướng ca ngợi, trân trọng, thương yêu, tin tưởng, bảo vệ con người và chống lại tất cả các thế lực xấu xa thù địch với con người. Đặc biệt, trong bất kì hoàn cảnh n nào, phẩm giá, nhân cách luôn được đề cao.
Chính vì vậy ca dao không chỉ thể hiện một vẻ đẹp nhân văn còn bộc lộ trong những quan hệ riêng tư , gắn kết con người với con người, đi sâu vào đời sống tình cảm của con nguời. Vẻ đẹp ấy hiện lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả hai mặt nghĩa và tình. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài, quan niệm đạo lí thủy chung được đề cao trong những mối quan hệ gia đình, tình làng nghĩa xóm… giữa những người cùng chung cảnh ngộ. Ca dao là tiếng lòng tha thiết, làm đẹp thêm tâm hồn con người trongnhững ân tình nhắn nhủ hướng về quê hương, những con người cùng tâm tư, đồng điệu về cảm xúc. Từ đó, ca dao tạo nên những cung bậc trạng thái, cảm xúc uyển chuyển , đa dạng diễn tả tâm hồn người bình dân, hướng tới những giá trị ổn định, vững bền: thương người, tương thân tương ái, đoàn kết.
Đặc biệt, vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với bản thân tạo nên tiếng nói nội tâm thầm kín và mãnh luệt nhất , luôn thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha, hướng đến cái cao cả hoàn thiện. Vẻ đẹp đáng quí ở cái hồn nhiên chân thật, mạnh mẽ đầy cá tính, giản dị bộc trực. Bên cạnh đó là sự bay bổng của trí tuởng tượng ắp tràn ước mơ, khát vọng sống của người lao động. Vì vậy giá trị của chất nhân văn trong ca dao: giúp người đọc khám phá những vẻ đẹp hiện thực cuộc sống bình thường, làm phong phú nhận thức của con người, nâng cao đời sống tinh thần và bồi đắp tâm hồn con người ngày càng tốt đẹp hơn. Chất nhân văn là kết tinh, hội tụ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn mọi thế hệ, là sự gắn kết mạch nguồn dân tộc từ quá khứ đến tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại cương về dòng Văn học Dân gian, lớp Đại cương về Văn học Việt nam
MỤC LỤC
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: SO LƯỢC VỀ VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU
III.TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CA DAO VIỆT NAM
3.1 Định nghĩa ca dao
3.2 Đặc điểm ca dao
3.2.1 Về nội dung
3.2.2 Về nghệ thuật
3.3 Ý nghĩa ca dao
IV. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG CA DAO TÌNH YÊU
4.1 CÁI TÌNH TRONG CA DAO VIỆT NAM
4.2 CA DAO LUÔN GẮN LIỀN VỚI TÌNH YÊU
4. 2.1 Ca dao – Tình yêu quê hương, đất nước
4.2.2Ca dao - Tình yêu con người.
4.2.3 Ca dao – Tình yêu thiên nhiên.
4.2.4 Ca dao - Tình cảm gia đình.
4.2.5 Ca dao – Tình mẫu tử.
4.2.6 Ca dao - Tình yêu đôi lứa
V. GIỚI THIỆU VỀ TÌNH YÊU TRONG CA DAO XỨ QUẢNG QUÊ TÔI 5.1.Tình yêu-hạnh phúc ở ngay trên chính hành trình đi tìm:
5.2.Tình yêu-hạnh phúc ở sự chủ động, lựa chọn:
5.3.Tình yêu-hạnh phúc ở sự thay đổi cách nghĩ, cách nhìn:
5.4.Tình yêu-hạnh phúc thể hiện qua những đặc sản, món ăn đậm chất Quảng:
5.5.Tình yêu-hạnh phúc của người xứ Quảng ẩn chứa trong những câu ca dao-dân ca nói về địa danh quê hương mình:
5.6 Niềm tin tình yêu-hạnh phúc:
VI. KẾT LUẬN
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu.doc