Giá vàng - Hiện tượng nóng lên của thế giới hay trở về kỷ băng hà

“Dù nói gì đi nữa, kênh đầu tư vàng vẫn không hề kém hấp dẫn Một số nguyên nhân làm biến động giá vàng : Thực tiễn đã chứng minh rằng giá vàng trong nước luôn luôn tỷ lệ thuận với sự biến động của giá vàng trên thế giới, tất nhiên có những chênh lệch nhất định. Chẳng hạn như do thuế suất thuế nhập khẩu, hoặc do hạn mức nhập khẩu, đã làm cho giá vàng trong nước cao hơn so với giá vàng thế giới, tuy nhiên mức độ chênh lệch không quá lớn, chỉ dao động khoảng từ 400 ngàn đồng tới khoảng 800 ngàn đồng một lương. Không ai có thể phủ nhận chuyện giá vàng tăng phần nhiều là kết quả của hoạt động đầu cơ. Từ đầu năm tới ngày 16/3 vừa qua, lượng vàng do quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust của Mỹ đã tăng thêm 37%, lên mức kỷ lục 1.069,05 tấn. Quỹ này đã vượt Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ để trở thành tổ chức nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới. Nhu cầu vàng của thế giới trong năm nay đang trên đà tăng mạnh. Tại sao điều này có thể xảy ra? Với những mức giá vàng cao như hiện nay, kim loại này đang mất đi tính hữu ích thực tế. Không có sự lý giải mang tính lý thuyết nào về việc vì sao người ta muốn đầu tư vào vàng. Vàng có giá trị chỉ bởi vì người ta tin rằng đó là một thứ giá trị. Niềm tin này có thể được xem là một dạng “ảo giác tập thể”. Giống như vàng, có một thứ khác mà con người sử dụng hàng ngày không hề mang một giá trị cố hữu nào. Đó là tiền mặt. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa vàng và tiền mặt. Không giống như đối với đồng USD, Chính phủ Mỹ không thể tác động nhiều tới giá trị của vàng tính bằng các đồng tiền khác. Chính phủ Mỹ chỉ có thể ảnh hưởng tới giá vàng tính bằng đồng USD thông qua tác động lên đồng USD. Tỷ giá các đồng tiền lý giải tại sao hiện giá vàng tính bằng đồng USD tới thời điểm này vẫn chưa có được một bước nhảy vượt qua mức đỉnh cao lịch sử thiết lập cách đây một năm. Đó là, trong giai đoạn đi xuống của kinh tế thế giới hiện nay, đồng USD đã lên giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác của thế giới. Điều này cản trở sự gia tăng của giá vàng nếu tính theo đồng tiền này. Nếu không tính theo USD, giá vàng đã tăng mạnh hơn nhiều. Trên thực tế, giá vàng tính theo các đồng tiền Euro, Bảng Anh và Đô la Canada đã thiết lập những kỷ lục mọi thời đại mới trong năm 2009 này. Nguồn cung vàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới giá. Nhiều nhà đầu tư giữ vàng đã đối mặt với tình trạng thua lỗ ở những kênh đầu tư khác và thực tế này đôi khi buộc họ phải bán vàng ra để có tiền mặt bù lỗ. Bên cạnh đó, do tác động của suy thoái kinh tế, không ít người dân thường cũng phải bán đi đồ trang sức của mình, khiến nguồn cung vàng trên thị trường mở tăng lên, cản trở sự đi lên của giá vàng. Ai thực sự đang mua nhiều vàng nhất? Thực tế sức mua vàng của người dân thời gian qua không nhiều. Vậy ai là người mua vàng khi Nhà nước can thiệp và vì sao phải đưa giá vàng nội địa ngang bằng với giá quốc tế? Ai là người mua vàng khi Nhà nước can thiệp và vì sao phải đưa giá vàng nội địa ngang bằng với giá quốc tế? Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), nhận xét tuần trước Tết Nguyên đán đối tượng mua vàng nhiều nhất là các ngân hàng và doanh nghiệp. Người dân có mua, nhưng không nhiều. Còn theo SJC, đến ngày đóng cửa nghỉ Tết, doanh nghiệp này bán ra bình quân khoảng 2.500-3.000 lượng/ngày, chủ yếu bán lẻ cho doanh nghiệp. Hiện nay công suất chế tác của SJC khoảng 15.000 lượng/ngày, tương đương chừng 550-600 ki lô gam vàng/ngày. Xí nghiệp dập vàng miếng của SJC chạy ba ca, hết công suất, nhưng nhiều khách hàng cho biết vẫn phải chờ, không thể cứ giao vàng nguyên liệu là có vàng miếng ngay. Sức dân liệu có tiêu thụ hết lượng vàng lớn như vậy hàng ngày? Nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng của dân cư là có, nhưng chắc chắn không thể liên tục ở mức cao và thường xuyên. Một số ngân hàng và doanh nghiệp mua vàng mạnh xuất phát từ nhu cầu cân bằng trạng thái vàng trong nước và vàng tài khoản ở nước ngoài. Bây giờ, các doanh nghiệp và ngân hàng chỉ có thể bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài, đưa trạng thái về bằng không và đóng tài khoản trước ngày 30-3-2010. Tuy nhiên, đối tượng này chỉ bán vàng ở tài khoản nước ngoài nếu giá vàng nội và ngoại bằng nhau. Giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế, họ lời, ngược lại họ lỗ. Cho đến trước ngày 5-2-2010, theo NHNN, phần lớn trạng thái vàng trong nước của các ngân hàng là âm và tổng mức âm chung ước khoảng 25 tấn. Chính vì thế khi Nhà nước can thiệp và SJC bán vàng ra với mức giá thấp nhất trong nhiều tháng qua là 25 triệu đồng/lượng (giá chiều ngày 5-2-2010 tại TPHCM), các ngân hàng và doanh nghiệp đã không bỏ lỡ cơ hội mua vào. Đấy là thời điểm mua vào thuận lợi vì giá quốc tế giảm xuống dưới 1.080 đô la Mỹ, thậm chí có lúc còn 1.065 đô la Mỹ/ounce. Sau đó giá quốc tế lên lại rất nhanh, khiến giá vàng trong nước tăng theo và sức mua chậm lại. Ngoài ra việc NHNN điều chỉnh tỷ giá hối đoái, đẩy tiền đồng rớt giá 3,36% vào ngày 11-2-2010 cũng khiến giá vàng tăng lên. Động thái can thiệp của Nhà nước không bất ngờ vì trước đó, trong cuộc họp với các ngân hàng tại TPHCM cuối tháng 1-2010 Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã phát đi những tín hiệu mở cho thanh khoản của các tổ chức tín dụng, trong đó nhấn mạnh sẽ tiến hành

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giá vàng - Hiện tượng nóng lên của thế giới hay trở về kỷ băng hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị “treo” trong khoảng 900 - 940 USD/oz hiện nay. Hoạt động đầu cơ vàng vẫn diễn ra mạnh mẽ, nhưng đầu cơ trên thị trường vàng không hề giống với hoạt động đầu cơ ở các thị trường khác. Khác với dầu lửa, vàng là mặt hàng không “tiêu” đi được. Thậm chí cả khi được sử dụng để tạo thành các sản phẩm khác như trang sức, vàng vẫn còn đó và vẫn duy trì được giá trị của nó. Nói cách khác, tổng cung vàng trên thế giới luôn tăng cùng với hoạt động khai thác ở các mỏ vàng. Động cơ cho phần lớn hoạt động đầu cơ là sự ham muốn lợi nhuận. Tuy nhiên, dường như, mối quan tâm tới vàng trong thời gian gần đây bắt nguồn từ mong muốn lưu giữ giá trị. Xét cho cùng, giá vàng tính theo đồng USD chưa đem lại mức lợi nhuận cao. Trong bối cảnh Chính phủ Mỹ tiếp tục thực hiện các giải pháp tốn kém, nhưng bị nhiều người xem là chưa đủ, để khắc phục khủng hoảng, các nhà đầu tư lo ngại điều tồi tệ nhất đối với tương lai của nền kinh tế Mỹ và tương lai của đồng USD còn chưa xảy tới. Bởi thế, giá vàng trở thành một thước đo niềm tin đối với cách thức giải quyết khủng hoảng của Chính phủ Mỹ nói riêng, và chính phủ các quốc gia khác nói chung. Theo truyền thống, vàng là một kênh lưu trữ giá trị, đặc biệt khi công dân của một quốc gia nào đó không tin tưởng ở chính phủ của họ, cả về mặt kinh tế cũng như chính trị. Ở châu Á, từ lâu, những người dân thường đã hay tích trữ vàng trang sức. Xu thế này tới nay đã lan sang các nhà đầu tư chuyên nghiệp - những người không giữ vàng trang sức, nhưng giữ vàng miếng và các hợp đồng phái sinh có liên quan tới vàng. Bởi thế, vàng có thể được xem là một loại tiền, chỉ có điều “đồng tiền” này không ràng buộc trực tiếp với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Khi suy thoái toàn cầu có khả năng tiếp tục xói mòn sức mua của các đồng tiền mạnh, vàng được xem là an toàn hơn tiền mặt trước những bất ổn về kinh tế và chính trị. “Dù nói gì đi nữa, kênh đầu tư vàng vẫn không hề kém hấp dẫn Một số nguyên nhân làm biến động giá vàng : Thực tiễn đã chứng minh rằng giá vàng trong nước luôn luôn tỷ lệ thuận với sự biến động của giá vàng trên thế giới, tất nhiên có những chênh lệch nhất định. Chẳng hạn như do thuế suất thuế nhập khẩu, hoặc do hạn mức nhập khẩu, đã làm cho giá vàng trong nước cao hơn so với giá vàng thế giới, tuy nhiên mức độ chênh lệch không quá lớn, chỉ dao động khoảng từ 400 ngàn đồng tới khoảng 800 ngàn đồng một lương. Không ai có thể phủ nhận chuyện giá vàng tăng phần nhiều là kết quả của hoạt động đầu cơ. Từ đầu năm tới ngày 16/3 vừa qua, lượng vàng do quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust của Mỹ đã tăng thêm 37%, lên mức kỷ lục 1.069,05 tấn. Quỹ này đã vượt Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ để trở thành tổ chức nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới. Nhu cầu vàng của thế giới trong năm nay đang trên đà tăng mạnh. Tại sao điều này có thể xảy ra? Với những mức giá vàng cao như hiện nay, kim loại này đang mất đi tính hữu ích thực tế. Không có sự lý giải mang tính lý thuyết nào về việc vì sao người ta muốn đầu tư vào vàng. Vàng có giá trị chỉ bởi vì người ta tin rằng đó là một thứ giá trị. Niềm tin này có thể được xem là một dạng “ảo giác tập thể”. Giống như vàng, có một thứ khác mà con người sử dụng hàng ngày không hề mang một giá trị cố hữu nào. Đó là tiền mặt. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa vàng và tiền mặt. Không giống như đối với đồng USD, Chính phủ Mỹ không thể tác động nhiều tới giá trị của vàng tính bằng các đồng tiền khác. Chính phủ Mỹ chỉ có thể ảnh hưởng tới giá vàng tính bằng đồng USD thông qua tác động lên đồng USD. Tỷ giá các đồng tiền lý giải tại sao hiện giá vàng tính bằng đồng USD tới thời điểm này vẫn chưa có được một bước nhảy vượt qua mức đỉnh cao lịch sử thiết lập cách đây một năm. Đó là, trong giai đoạn đi xuống của kinh tế thế giới hiện nay, đồng USD đã lên giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác của thế giới. Điều này cản trở sự gia tăng của giá vàng nếu tính theo đồng tiền này. Nếu không tính theo USD, giá vàng đã tăng mạnh hơn nhiều. Trên thực tế, giá vàng tính theo các đồng tiền Euro, Bảng Anh và Đô la Canada đã thiết lập những kỷ lục mọi thời đại mới trong năm 2009 này. Nguồn cung vàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới giá. Nhiều nhà đầu tư giữ vàng đã đối mặt với tình trạng thua lỗ ở những kênh đầu tư khác và  thực tế này đôi khi buộc họ phải bán vàng ra để có tiền mặt bù lỗ. Bên cạnh đó, do tác động của suy thoái kinh tế, không ít người dân thường cũng phải bán đi đồ trang sức của mình, khiến nguồn cung vàng trên thị trường mở tăng lên, cản trở sự đi lên của giá vàng. Ai thực sự đang mua nhiều vàng nhất? Thực tế sức mua vàng của người dân thời gian qua không nhiều. Vậy ai là người mua vàng khi Nhà nước can thiệp và vì sao phải đưa giá vàng nội địa ngang bằng với giá quốc tế? Ai là người mua vàng khi Nhà nước can thiệp và vì sao phải đưa giá vàng nội địa ngang bằng với giá quốc tế? Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), nhận xét tuần trước Tết Nguyên đán đối tượng mua vàng nhiều nhất là các ngân hàng và doanh nghiệp. Người dân có mua, nhưng không nhiều. Còn theo SJC, đến ngày đóng cửa nghỉ Tết, doanh nghiệp này bán ra bình quân khoảng 2.500-3.000 lượng/ngày, chủ yếu bán lẻ cho doanh nghiệp. Hiện nay công suất chế tác của SJC khoảng 15.000 lượng/ngày, tương đương chừng 550-600 ki lô gam vàng/ngày. Xí nghiệp dập vàng miếng của SJC chạy ba ca, hết công suất, nhưng nhiều khách hàng cho biết vẫn phải chờ, không thể cứ giao vàng nguyên liệu là có vàng miếng ngay. Sức dân liệu có tiêu thụ hết lượng vàng lớn như vậy hàng ngày? Nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng của dân cư là có, nhưng chắc chắn không thể liên tục ở mức cao và thường xuyên. Một số ngân hàng và doanh nghiệp mua vàng mạnh xuất phát từ nhu cầu cân bằng trạng thái vàng trong nước và vàng tài khoản ở nước ngoài. Bây giờ, các doanh nghiệp và ngân hàng chỉ có thể bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài, đưa trạng thái về bằng không và đóng tài khoản trước ngày 30-3-2010. Tuy nhiên, đối tượng này chỉ bán vàng ở tài khoản nước ngoài nếu giá vàng nội và ngoại bằng nhau. Giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế, họ lời, ngược lại họ lỗ. Cho đến trước ngày 5-2-2010, theo NHNN, phần lớn trạng thái vàng trong nước của các ngân hàng là âm và tổng mức âm chung ước khoảng 25 tấn. Chính vì thế khi Nhà nước can thiệp và SJC bán vàng ra với mức giá thấp nhất trong nhiều tháng qua là 25 triệu đồng/lượng (giá chiều ngày 5-2-2010 tại TPHCM), các ngân hàng và doanh nghiệp đã không bỏ lỡ cơ hội mua vào. Đấy là thời điểm mua vào thuận lợi vì giá quốc tế giảm xuống dưới 1.080 đô la Mỹ, thậm chí có lúc còn 1.065 đô la Mỹ/ounce. Sau đó giá quốc tế lên lại rất nhanh, khiến giá vàng trong nước tăng theo và sức mua chậm lại. Ngoài ra việc NHNN điều chỉnh tỷ giá hối đoái, đẩy tiền đồng rớt giá 3,36% vào ngày 11-2-2010 cũng khiến giá vàng tăng lên. Động thái can thiệp của Nhà nước không bất ngờ vì trước đó, trong cuộc họp với các ngân hàng tại TPHCM cuối tháng 1-2010 Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã phát đi những tín hiệu mở cho thanh khoản của các tổ chức tín dụng, trong đó nhấn mạnh sẽ tiến hành giải pháp bình ổn giá vàng. Nhưng các ngân hàng và doanh nghiệp đã bất ngờ có lẽ vì họ không tin NHNN lại “ra tay” nhanh như vậy. NHNN đã chọn đúng thời điểm can thiệp khi giá vàng quốc tế giảm nhiều. Vấn đề còn lại sau Tết là Nhà nước sẽ tiếp tục can thiệp mạnh đến mức độ nào nhằm giải quyết dứt điểm vấn nạn giá vàng nội cao hơn giá quốc tế, qua đó xóa bỏ nhập vàng lậu, đồng thời tạo nền tảng để bình ổn tỷ giá, rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá niêm yết của ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do. Ngay cả thời điểm SJC bán ra cấp tập, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá quốc tế khoảng 500.000 đồng/lượng. Việc bình ổn thị trường vàng đang đòi hỏi những giải pháp đồng bộ xuất phát từ hai nút chính. Thứ nhất là khi ngân hàng và một số doanh nghiệp mua vàng để bù trạng thái, họ đưa số vàng này vào kho cất giữ, trở thành “bất động”. Thứ hai, chúng ta đang thiếu những quy định cụ thể về huy động, cho vay vàng phù hợp, cập nhật tình hình hiện tại. Nói cách khác đầu cơ vàng vẫn bị buông lỏng. Chưa có khung pháp lý nào chế tài đầu cơ vàng. Thí dụ nếu một doanh nghiệp nào đó nhận định giá vàng quốc tế tháng 3-2010 sẽ lên đến 1.200 đô la Mỹ/ounce, trong khi giá hiện tại xoay quanh 1.115-1.120 đô la Mỹ/ounce, thì họ sẽ mua vàng trong nước để nắm giữ (nếu họ không có hạn ngạch nhập vàng). Nhà nước không thể ngăn cản doanh nghiệp ấy mua vàng vì đó là quyền kinh doanh của họ. Để giúp các ngân hàng và doanh nghiệp cân bằng trạng thái vàng trong và ngoài nước, nguồn tin từ giới tài chính cho biết, có thể trong tuần này NHNN sẽ cho phép các đơn vị âm trạng thái vàng trong nước nhập khẩu vàng. Số lượng nhập phụ thuộc vào nhu cầu cân bằng trạng thái của từng ngân hàng, doanh nghiệp. Cái giá của sự can thiệp vào thị trường vàng của NHNN là khá đắt, nó đang được trả bằng lượng ngoại tệ mà chúng ta phải bỏ ra để nhập vàng. Sự can thiệp đó đã có thể không xảy ra nếu từ hai, ba năm trước NHNN quản lý và kiểm soát chặt việc cho vay vàng trong nước cũng như kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Sự can thiệp của Chính phủ nhằm bình ổn giá vàng: Biện pháp thực hiện: Ngày 5/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ yêu cầu Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC bán vàng miếng SJC ra thị trường để sớm đưa giá vàng trong nước phù hợp với mặt bằng giá vàng thế giới NHNN cũng cho biết sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong quá trình bình ổn giá vàng.  Đây có thể coi là giải pháp trước mắt hữu hiệu để góp phần bình ổn giá cả hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là giá vàng - một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng đến các loại hàng hóa khác. Theo NHNN, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 69/TB-VPCP ngày 30/12/2009 về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, hiện nay các sàn giao dịch vàng đang tích cực triển khai các biện pháp cần thiết để đóng sàn giao dịch vàng. Tuy nhiên, NHNN đánh giá, mặc dù cung cầu vàng trên thị trường không có đột biến trong thời gian qua, nhưng giá vàng trong nước tại nhiều thời điểm vẫn cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Vì thế, việc yêu cầu Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC bán vàng miếng SJC ra thị trường sẽ giúp đưa giá vàng trong nước phù hợp với mặt bằng giá vàng thế giới, ổn định thị trường. Tính đến 15 giờ hôm nay (5/2), thương hiệu vàng miếng SJC được công bố ở mức 25,17 - 25,27 triệu đồng/lượng, giá doanh nghiệp bán ra giảm 710.000 đồng so với đầu giờ sáng nay. Trước đó, giá vàng trên thị trường thế giới đã kéo giá SJC giảm xuống từ 450 - 490 nghìn đồng/lượng vào đầu ngày. Tổng cộng, một lượng vàng SJC hiện rẻ hơn 1,16 - 1,2 triệu đồng/lượng so với hôm qua. Ngày 5/2, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian vừa qua, mặc dù cung cầu vàng trên thị trường không có đột biến, nhưng giá vàng trong nước tại nhiều thời điểm vẫn cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Để góp phần bình ổn giá cả hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC bán vàng miếng SJC ra thị trường để sớm đưa giá vàng trong nước phù hợp với mặt bằng giá vàng thế giới. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong quá trình bình ổn giá vàng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, hiện nay các sàn giao dịch vàng đang tích cực triển khai các biện pháp cần thiết để đóng sàn giao dịch vàng. Một số sàn giao dịch vàng như Sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á, Ngân hàng Sài gòn Thương tín đã ra thông báo sẽ ngừng hoạt động giao dịch vàng vào 16h30 ngày 11/2/2010./. Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã nhập cả thảy sáu tấn vàng kể từ ngày 5-2-2010, thời điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức can thiệp vào thị trường vàng nhằm đưa giá vàng trong nước ngang bằng với giá quốc tế. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu tuyên bố cho phép SJC nhập vàng không hạn chế nếu cần thiết và sẵn sàng cung ứng ngoại tệ cho SJC để nhập. SJC cho biết có thể còn nhập thêm trong trường hợp Nhà nước yêu cầu. Kết quả của các biện pháp: Mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát giá thế giới của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đạt được. Giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới dù đã có vài chục triệu USD được tung ra để nhập vàng. Giá vàng vẫn cao do cơ quan hữu quan chưa đánh giá đúng sức mua của thị trường vàng Diễn biến giá vàng sau khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường từ ngày 5-2. Đơn vị triệu đồng/lượng - Đồ họa: Ngọc Thành - Ảnh: Thanh Đạm Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước khi can thiệp thị trường vàng thông qua Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là đưa giá vàng trong nước sát giá thế giới (quy đổi theo tỉ giá do ngân hàng niêm yết), qua đó kéo giá USD tiền mặt tại thị trường tự do ngang với giá của ngân hàng. Giá vẫn cao Ngày 25-2, ngay sau tuyên bố can thiệp từ Ngân hàng Nhà nước, giá vàng đã giảm trên 1 triệu đồng/lượng nhưng chỉ năm ngày sau tăng lại. Sau Tết Nguyên đán, dù mãi lực rất thấp nhưng giá vàng trong nước ngày càng cao so với giá thế giới. SJC cho biết từ sau Tết Nguyên đán trung bình mỗi ngày chỉ bán ra 5.000-6.000 lượng vàng, bằng 1/5 so với trước tết. Khách chủ yếu là tiệm vàng và khách hàng mua lẻ, các ngân hàng cũng có mua nhưng rất ít. Không còn tình trạng rồng rắn xếp hàng như thời điểm trước tết. Tại các công ty vàng khác, sức mua cũng yếu hẳn. Cuối ngày 25-2 giá vàng thế giới ở mức 1.089 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết đã tính thuế và phí khoảng 25,4 triệu đồng/lượng. Với giá bán 26,32 triệu đồng/lượng, giá vàng của SJC cao hơn giá thế giới 930.000 đồng/lượng. Đại diện SJC cho biết giá vàng trong nước còn cao do hai nguyên nhân: giá thế giới giảm nhanh nên giá vàng trong nước không theo kịp và do lô vàng trước đó đã được nhập với giá cao nên không thể giảm theo sát giá thế giới. Trước thời điểm bán can thiệp bình ổn giá, trung bình mỗi ngày SJC bán ra 4.000-5.000 lượng, tuy nhiên kể từ ngày 5 đến 12-2 doanh số bán ra tăng lên 30.000 lượng/ngày. Đại diện SJC cho biết đến nay đã bán ra thị trường trên 150.000 lượng vàng, tương đương hơn 4.000 tỉ đồng. Trong đó hơn 100.000 lượng bán ra trước Tết Nguyên đán. Mua chủ yếu là các cửa hàng vàng, công ty vàng bạc đá quý, ngân hàng và một số ít người dân. Nhiều công ty vàng cho biết khi gọi điện đến đặt hàng thì không mua được. Trong khi đó những công ty cử đại diện đến xếp hàng cho biết chỉ được bán nhỏ giọt vài chục lượng, do vậy không đủ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng. SJC cho rằng do nhu cầu quá lớn nên họ chỉ chốt giá bán khi nhận tiền nhằm tránh nhu cầu ảo, vì nhiều đơn vị chốt giá nhưng không nộp tiền tạo nhu cầu giả tạo cho thị trường nhằm đẩy giá lên. SJC cũng khẳng định không có tình trạng thu tiền rồi ghi phiếu hẹn như phản ảnh của một số đơn vị, mà sau khi người mua nộp tiền vào tài khoản SJC sẽ giao hàng ngay Chủ sàn vàng khó, thị trường không yên Ngân hàng Nhà nước đang muốn can thiệp để đưa giá vàng trong nước về sát giá vàng thế giới - Ảnh: Thanh Đạm Giá vàng trong nước chưa giảm về sát giá thế giới, dù chủ trương bình ổn giá vàng được thực hiện, là do Ngân hàng Nhà nước đánh giá chưa đúng sức mua của thị trường vàng, bốc sai thuốc. Vài tấn vàng được nhập về, tốn ngoại tệ nhưng mục tiêu đặt ra vẫn còn xa vời. 4. Một số nhận định và phân tích của các chuyên gia, nhà đầu tư, công ty, nhà kinh tế học trong và ngoài nước về xu thế biến động : a. Trong nước : “Giá vàng năm 2010 khó lên 29,5 triệu đồng/lượng” (Ông Đỗ Minh Phú - Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - VGTA) “Với việc giá vàng cuối năm 2009 đã giảm về quanh mức 1.100 USD/oz, các nhà đầu tư vàng thế giới có khả năng sẽ gia tăng các trạng thái mua vào, đưa vàng vào một chu kỳ tăng giá mới. Vấn đề mấu chốt ở đây là đồng USD vẫn đang bị mất giá trong con mắt của các nhà đầu tư. Theo quy luật thường thấy, diễn biến giữa giá vàng và chỉ số sức mạnh của USD là trái chiều nhau. Trong trường hợp nguy cơ lạm phát năm tới gia tăng cùng với sự phục hồi kinh tế, buộc Chính phủ Mỹ phải tăng lãi suất USD, thì tỷ giá đồng tiền này sẽ tăng, khiến giá vàng đi xuống. Tuy nhiên, khả năng tăng mạnh lãi suất USD trong năm 2010 là khó xảy ra, khi mà Chính phủ Mỹ vẫn đang cố gắng bơm hàng ngàn tỷ USD để đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái. Thêm vào đó, việc các ngân hàng trung ương nhận thức rõ việc cần đa dạng danh mục tài sản đảm bảo như vàng để phòng chống rủi ro mất giá của USD và nguy cơ lạm phát cũng đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy việc mua vàng vào. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã đi đầu ở xu thế này trong năm qua với 200 tấn vàng mua từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và sẽ thúc đẩy nhiều ngân hàng khác noi theo. 200 tấn vàng còn lại trong đợt bán ra này của IMF nếu được mua tiếp thì sẽ châm ngòi cho một đợt leo thang mới của giá vàng, tương tự như những gì đã diễn ra sau khi Ấn Độ mua vàng từ IMF hồi tháng 10 vừa qua. Mức giá vàng trung bình của năm 2010 sẽ vẫn ở mức cao và có khả năng giữ ở mức 1.200 USD/oz. Tuy nhiên, trong quá trình đi lên, giá vàng sẽ trải qua những đợt điều chỉnh, trong đó có những đợt điều chỉnh do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản. Chúng tôi cho rằng, có khả năng FED sẽ điều chỉnh lãi suất vào thời điểm cuối quý 1/2010 nhưng khả năng này không lớn. Trong chu kỳ tới, mức đáy của giá vàng có thể là mức 1.049 USD/oz. Tuy nhiên, đây là một mức giá hỗ trợ rất mạnh mà vàng khó có khả năng xuyên thủng trong ngắn hạn. Chúng tôi nhận định, giá vàng trong nước năm tới sẽ luôn luôn theo sát giá và cùng chung khuynh hướng tăng giảm với giá vàng thế giới, nhưng khó có thể lên tới mức 29,5 triệu đồng/lượng dù giá thế giới có trở lại mức trên 1.200 USD/oz. Trong ngắn hạn, giá vàng có thể tăng vào thời điểm sát Tết âm lịch Canh Dần, rồi sẽ giảm ở cuối quý 1, đầu quý 2/2010, nhưng khó có thể giảm sâu quá mức 25 triệu đồng/lượng”. “Giá vàng sẽ tăng ở nửa đầu và giảm ở nửa cuối của năm” (Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ) “Việc giá vàng ở thời điểm cuối năm nay chững lại và có lúc giảm dưới mức 1.100 USD/oz là kết quả của hoạt động tất toán, chốt lãi của giới đầu tư. Sang quý 1 và quý 2 sang năm, khi một vòng đầu cơ mới bắt đầu, cộng thêm USD còn yếu do kinh tế Mỹ vẫn đương đầu với những bất ổn, giá vàng có thể tăng trở lại trên 1.100 USD/oz. Việc giá vàng vượt mức đỉnh 1.226,56 USD/oz của năm 2009 có thể xảy ra, tuy nhiên, ít có khả năng giá vàng lên tới 1.300 USD/oz. Sang quý 3 và quý 4, khi kinh tế Mỹ phục hồi, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất, đồng USD có thể mạnh lên, khiến giá vàng giảm. Tuy vậy, giá vàng sẽ giảm từ từ và khả năng giá vàng xuống dưới mốc 800 USD/oz trong năm nay là tương đối thấp. Trong nước, các công ty kim hoàn dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chủ trương chống nhập siêu trong năm  2010, nên hạn ngạch (quota) nhập vàng nếu được cấp sẽ thấp, hoặc thậm chí không được cấp. Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người dân. Nếu các nhà đầu tư quan tâm tới vàng và mua nhiều, thì mức chênh có thể lên tới quan 1 triệu đồng/lượng. Ngược lại, nếu sự quan tâm tới vàng thấp, thì mức chênh sẽ ở mức khoảng 300.000 đồng/lượng. Tôi cho rằng, việc giá vàng trong nước ngang giá thế giới, thậm chí thấp hơn, như ở thời điểm quý 1/2009, sẽ không xảy ra trong năm 2010”. “Giá vàng năm 2010 có thể lên đến 31 triệu đồng/lượng” (Ông Tôn Thế Vĩnh Quyền - Giám đốc kinh doanh, Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sacombank-SBJ) “Năm 2010 được dự báo là năm tăng giá của vàng trong nước bởi các yếu tố gồm giá vàng quốc tế tăng, tỷ giá USD/VND tăng và nhu cầu đầu tư vàng vẫn khá mạnh. Năm 2010 tới được đánh giá là năm mà kinh tế các nước có thể sẽ hoàn toàn hồi phục sau cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh là hệ quả của hàng loạt gói kích thích kinh tế của các nước. Hơn nữa, cán cân thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục thâm hụt nặng nề và USD được dự báo sẽ chịu áp lực giảm giá mạnh. Do vậy, giá vàng quốc tế được nhận định sẽ tiếp tục tăng và vượt mốc 1,300 USD/oz trong năm. Đối với yếu tố tỷ giá USD/VND, với thâm hụt cán cân thương mại khả năng tiếp tục mở rộng, VND được dự báo là tiếp tục giảm giá so với USD và do vậy, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng trong năm sau. Giá vàng trong nước ở mức khá cao tuy nhiên nhu cầu của thị trường đối với kim loại quý này vẫn ngày càng tăng. Lực cầu trong nước luôn tăng cao khi giá vàng điều chỉnh giảm đến một mức nhất định, chính là yếu tố hỗ trợ tốt đối với giá vàng trong nước. Với các yếu tố như phân tích, vàng miếng giao dịch ở thị trường trong nước có khả năng sẽ tiếp tục tăng và lập các kỷ lục về giá mới. Giá vàng trong nước được dự báo sẽ dao động trong biên độ giá từ 25,5 - 31 triệu đồng/lượng trong năm sau”. Các chuyên gia của thị trường vàng cho rằng, giá vàng hiện không có nhiều “lý do” để tăng quá mạnh trong ngắn hạn.   Ông Lưu Quang Điền, Phó Giám đốc SJC Hà Nội nhận định, năm nay, thị trường vàng có khả năng sẽ “lình xình” tới hết quý I, cả về giá và mãi lực. Ông Điền phân tích nguyên nhân: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF vừa tuyên bố bắt đầu kế hoạch bán ra thị trường 191,3 tấn vàng, tương đương giá trị 6,9 tỷ USD. Trong khi đó, sau Tết, nhu cầu vàng vật chất từ những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ bao giờ cũng giảm mạnh. Cung tăng, cầu giảm sẽ khiến giá vàng giữ ở mức thấp. Tình hình này khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng và càng làm cho thị trường vàng thế giới thêm trầm lắng. Mãi lực của thị trường vàng trong nước cũng không mạnh do tâm lý nghe ngóng của giới đầu tư. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đóng cửa sàn vàng, hạn chót là 30/3, các nhà đầu tư vàng (phần nhiều là nhà đầu tư lớn) trên sàn chuyển sang tập trung tất toán tài khoản, tính toán lỗ lãi. Các nhà đầu tư khác cũng có tâm lý nghỉ ngơi, nghe ngóng.   Những lý do này khiến thị trường vàng vật chất chưa thể nhộn nhịp trước tháng 4.   Theo nhận định của đại diện SJC, trong dài hạn, giá vàng vẫn có xu hướng tăng khả quan do áp lực lạm phát. Nếu lạm phát bùng phát thì giá vàng có cơ hội chinh phục trở lại ngưỡng cao kỷ lục 1.226 USD/ounce trong năm 2009. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, giá vàng mặc dù chịu áp lực của lạm phát nhưng sẽ khó biến động mạnh do nền kinh tế Mỹ cải thiện sẽ là dấu hiệu tích cực cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất đồng USD. Điều này sẽ hỗ trợ khá tốt cho đà tăng giá của đồng USD. Giá vàng sẽ chịu áp lực giảm mạnh mẽ từ những thông tin này.   Ông Vũ Minh Châu, Tổng Giám đốc Bảo Tín Minh Châu nhận xét: “Giá vàng năm nay sẽ giảm do nguyên nhân chính là đồng USD trên thế giới đang đà hồi phục mạnh, mà giá vàng thường biến động tỷ lệ nghịch với giá ngoại tệ này. Hiện giới đầu tư trên thế giới đang lo ngại khả năng FED sẽ sớm thắt chặt các chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng USD vào quý I hoặc quý II năm nay, lúc đó chỉ số giá USD sẽ được hỗ trợ gia tăng, kéo theo vàng phải chịu áp lực giảm giá. Còn đến hết quý II mà FED vẫn chưa tăng lãi suất cơ bản đồng USD thì giá vàng mới bật tăng”.   Ngoài ra, lượng vàng 200 tấn còn lại trong kế hoạch bán 403,3 tấn của IMF cũng được xem là thùng thuốc nổ đối với thị trường vàng. Nếu lượng vàng này không được một tổ chức chính thức nào đó đồng ý mua, thì khối lượng lớn như thế đổ vào thị trường sẽ khiến giá vàng có thể sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, khó tránh khỏi việc giao dịch vàng sẽ yếu dần, và giá vàng cũng không còn biến động mạnh như trước nữa. Điều này sẽ khiến một bộ phận giới đầu tư rời khỏi thị trường vàng, khi thấy rằng mức sinh lợi từ thị trường này không còn hấp dẫn nữa. Tuy nhiên, ông Vũ Minh Châu cho rằng, thị trường vàng vật chất trong nước vẫn không hề kém hấp dẫn, vì nhu cầu tích trữ vàng trong dân xưa nay lúc nào cũng lớn. Ngoài ra, năm 2010, nền kinh tế hồi phục, lượng tiền dư của người dân chắc chắn cao hơn. Nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng vì thế cũng lớn hơn.   Năm 2009, giá vàng đã thiết lập kỷ lục, ở mức 1.226,56 USD/ounce (vàng thế giới) và 29,3 triệu đồng một lượng (vàng trong nước). Chưa bao giờ giá vàng Việt Nam và thế giới chênh lệch nhau nhiều như thế, có thời điểm biên độ lên tới trên 3 triệu đồng một lượng.   Độ trồi sụt của giá vàng cũng chóng mặt, khó kiểm soát. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, từ mức đỉnh 29,3 triệu đồng, giá kim loại quý này nhanh chóng “bốc hơi” 2 triệu đồng mỗi lượng khiến nhiều người không kịp trở tay. Một diễn biến đặc biệt nữa của giá vàng năm qua là khoảng cách giữa mức giá cao nhất và thấp nhất lên tới gần 12 triệu đồng mỗi lượng. Như vậy, có thể thấy chưa có năm nào giá vàng biến động đến mức gây sốc như vậy.   Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, năm nay, với quyết định cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước sẽ theo sát giá vàng thế giới hơn. “Năm 2010, giá trong nước sẽ theo sát thế giới và cùng chung xu hướng tăng - giảm do Chính phủ cho phép nhập khẩu vàng trở lại, nhưng khó có thể vượt ngưỡng 29 triệu và cũng không xuống thấp hơn 24 triệu đồng một lượng”, ông Vũ Minh Châu dự đoán./ Mặc dù có cùng diễn biễn với giá vàng thế giới, nhưng mức "vênh" của giá vàng trong nước so với thế giới đang thu hẹp và khoảng cách chỉ còn là 600.000 đồng/lượng. Công bố của Ngân hàng Nhà nước sẽ cung cấp đủ ngoại tệ để SJC nhập vàng can thiệp vào thị trường đã khiến giá vàng trong nước không còn những phiên điều chỉnh "nóng" như trước đây. Theo đó, giá vàng trong nước phiên sáng nay, 3/3, chỉ tăng từ 100.000 - 120.000 đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng, trong khi giá vàng thế giới có mức tăng điểm mạnh mẽ, gần 15 USD/ounce so với phiên hôm qua, lên mức 1.133,15 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quí Sài Gòn chi nhánh Hà Nội giao dịch lúc 11 giờ 15 phút là 26,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,76 triệu đồng/lượng, tăng 120.000 đồng/lượng so với cùng thời điểm sáng qua. Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu và SBJ của Ngân hàng Sacombank-SBJ cũng có mức tăng tương ứng khi niêm yết ở mức giá 26,66 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,76 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng giao dịch quanh mức 26,66 triệu đồng/lượng trong gần một tháng nay khiến không khí giao dịch trên thị trường vàng diễn ra khá buồn tẻ. Đại diện Công ty vàng bạc Bảo Quí cho biết, lượng khách hàng đến giao dịch vẫn khá thưa thớt kể từ thời điểm sau Tết. Các hoạt động giao dịch vẫn chủ yếu là khách có nhu cầu giao dịch vàng, còn giới đầu tư thì vẫn ít động tĩnh. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 2/3, đã có ba ngân hàng thương mại ra tuyên bố đóng cửa sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Ngoài ra, 16 sàn vàng khác cũng đang tiến hành các biện pháp để chấm dứt hoạt động trước ngày 30-3 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và các giao dịch cũng hết sức cầm chừng, chờ đến hạn tất toán nốt các tài khoản. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích giá vàng, lo ngại lạm phát vẫn đang rình rập tại nhiều cường quốc kinh tế  đã khiến vàng trở thành kênh đầu tư và dự trữ an toàn nhất của các quĩ và tổ chức đầu cơ. Động thái mới nhất là Quĩ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust trong phiên giao dịch hôm qua, ngày 2/3, đã mua vào 4.568,9 tấn vàng, nâng tổng lượng nắm giữ của quĩ lên mức 1.111.556 tấn. Do vậy, đây là thông tin tốt hỗ trợ giá vàng đi lên trong thời gian tới và mục tiêu kế tiếp của giá vàng trong tuần này sẽ đạt ngưỡng 1.141 USD/ounce./. Dù nói gì đi nữa, kênh đầu tư vàng vẫn không hề kém hấp dẫn. Tuy nhiên sẽ ít có những biến động lớn như năm 2009. Mức giá cao nhất vì thế khó vượt 29 triệu đồng một lượng”, ông Vũ Minh Châu, Tổng Giám đốc Bảo Tín Minh Châu, dự đoán về xu hướng thị trường vàng vật chất trong năm nay. Theo tôi, về cơ bản, giá vàng năm nay sẽ giảm, do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là đồng USD trên thế giới đang đà hồi phục mạnh, mà giá vàng thường biến động tỷ lệ nghịch với giá ngoại tệ này. Hiện giới đầu tư trên thế giới đang lo ngại khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm thắt chặt các chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng USD vào quý I hoặc quý II năm nay, lúc đó chỉ số giá USD sẽ được hỗ trợ gia tăng, kéo theo vàng phải chịu áp lực giảm giá. Còn đến hết quý II mà FED vẫn chưa tăng lãi suất cơ bản đồng USD thì giá vàng sẽ thoát ra khỏi cảnh “hồi hộp nằm chờ” và bật tăng. Vì thế, tôi khuyên các nhà đầu tư trong nước nên bám sát các hoạt động của FED trong thời gian sắp tới, để có được sự đón đầu về xu hướng giá vàng. Một nguyên nhân nữa là nhu cầu tích trữ vàng của giới đầu tư trên thế giới sau đợt biến động mạnh trong tháng 11 vừa qua không còn cao như dự đoán, điều này cũng khiến thị trường trầm lắng từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, nếu dự đoán giá vàng cho cả năm sau, theo tôi, nửa đầu năm giá sẽ giảm, giữa năm phục hồi và vào cuối năm thì bắt đầu đà tăng. Năm 2010, giá vàng sẽ bình ổn hơn (Dân trí) - “Giá vàng trong năm 2010 được dự báo tiếp tục xu hướng tăng; tuy nhiên có khả năng sẽ bình ổn hơn và không có nhiều đợt tăng đột biến như trong năm 2009”, ông Tôn Thế Vĩnh Quyền, Giám đốc Kinh doanh của Sacombank - SBJ dự báo. Ngoài nước : Xu hướng tăng giá vẫn khả quan So với những bước thành công trong năm 2009, năm 2010 được xem là năm đầy khó khăn cho vàng với bước khởi đầu không mấy suôn sẻ. Sau 2 tuần khởi đầu suôn sẻ vấn đề nợ Hy Lạp tiếp tục đang gây ra làn sóng lo ngại trên thị trường. Giới đầu tư lo ngại rằng vấn đề này có thể sẽ lan truyền ra các nền kinh tế khác trong khu vực theo hiệu ứng domino. Giá vàng thế giới trong ngắn hạn vẫn chịu áp lực giảm giá do những lo ngại về tình hình tài chính của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Vấn đề nợ Hy Lạp và một số quốc gia hiện đang là tâm điểm chú ý của thị trường. Giá vàng chỉ có thể có tín hiệu khởi sắc khi vấn đề nợ Hy Lạp được giải quyết. Do những diễn biến xấu đi của thị trường trong những ngày gần đây, chủ tịch Jean - Claude Trichet đã sớm kết thúc chuyến thăm Úc và sớm trở về tham dự hội nghị các quan chức cấp cao của khối liên minh Châu Âu. Thị trường đã tiên đoán rằng Châu Âu sẽ có những động thái can thiệp trực tiếp để hỗ trợ Chính phủ Hy Lạp giải quyết vấn đề nợ. Thị trường cũng đã đón nhận thông tin khá khả quan khi Chính phủ Đức tiếp tục khẳng định hỗ trợ Hy Lạp giải quyết vấn đề nợ. Tâm lý nhà đầu tư khá hưng phấn sau thông tin này, thị trường hàng được đẩy lên khá tốt. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang tỏ ra thận trọng trước cuộc họp các quan chức cấp cao khối liên minh Châu Âu EU vào ngày 11/02. Bên cạnh đó, diễn biến kinh tế Mỹ vẫn gây ra những tác động mạnh trên thị trường vàng trong thời gian sắp tới. Thực tế nền kinh tế Mỹ cải thiện có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau. Nếu kinh tế Mỹ có những tín hiệu khởi sắc tốt thị trường chứng khoán và dầu sẽ tạo ra sức hấp dẫn cao thu hút giới đầu tư khi các kênh đầu tư này tạo ra tỷ suất sinh lời cao hơn so với đầu tư vào đồng USD. Dòng vốn sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ kênh đầu tư an toàn và chảy vào kênh đầu tư rủi ro, trong đó có vàng với lợi nhuận cao hơn. Đồng USD có tỷ suất sinh lời thấp không còn đủ sức hấp dẫn để níu kéo nhà đầu tư. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nền kinh tế Mỹ cải thiện sẽ là dấu hiệu tích cực cho Fed thực hiện thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất đồng USD. Điều này sẽ hỗ trợ khá tốt cho đà tăng giá của đồng USD. Giá vàng sẽ chịu áp lực giảm mạnh mẽ từ những thông tin này. Theo Công ty cổ phần Vàng Vi Na, thực tế, trong dài hạn giá vàng vẫn có xu hướng tăng khả quan. Tất cả các nền kinh tế đã đón nhận một khối lượng tiền khổng lồ trong lưu thông. Thời gian “phát bệnh” của lạm phát luôn có độ trễ, phải mất một khoảng thời gian để lượng tiền thẩm thấu trong lưu thông. Lạm phát bùng phát sẽ là cơ hội cho giá vàng chinh phục trở lại ngưỡng cao kỷ lục 1.226 USD/ounce trong năm 2009. Những nguy cơ trong năm 2010 Theo đánh giá của ông Nguyễn Trung Anh - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần vàng Vi Na, nguy cơ lớn nhất đối với thị trường vàng trong năm 2010 có lẽ là đến từ các chính sách thắt chặt của Fed. Thời gian qua vàng luôn chạy ngược chiều với đồng USD, khi đồng USD giảm mạnh trong năm 2009 vừa qua thì vàng cũng liên tiếp thiết lập những mức kỷ lục. Nhưng nếu thời gian tới Fed bất ngờ tiến hành thắt chặt chính sách sớm hơn so với kỳ vọng, khi đó đồng USD sẽ được hỗ trợ tăng mạnh trở lại trong tất cả các thị trường, và khi đó một cuộc bán tháo trong thị trường vàng là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Ngoài ra, lượng vàng 200 tấn còn lại trong kế hoạch bán 403,3 tấn của IMF cũng được xem là thùng thuốc nổ đối với thị trường vàng. Nếu lượng vàng này không được một tổ chức chính thức nào đó đồng ý mua, thì với khối lượng lớn như thế đổ vào thị trường sẽ khiến giá vàng có thể sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, khó tránh khỏi việc giao dịch vàng sẽ yếu dần, và giá vàng cũng không còn biến động mạnh như trước nữa. Điều này sẽ khiến một bộ phận giới đầu tư rời khỏi thị trường vàng, khi thấy rằng mức sinh lợi từ thị trường này không còn hấp dẫn nữa. Giá vàng liên tiếp lập kỷ lục trong năm 2009. Tuy nhiên, liệu vàng có thể tiếp tục tăng lên mức 1.200$/oz hay sẽ trượt giảm trong năm 2010? Sau đây là nhận định của một số chuyên gia phân tích và tổ chức trên thế giới về xu hướng của vàng trong năm 2010: Jeffrey Nichols, giám đốc điều hành của công ty tư vấn American Precious Metals Advisors: “Bốn nguyên nhân chính hỗ trợ xu hướng tăng của vàng vẫn tiếp tục mạnh mẽ, đó là: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chống lạm phát của Mỹ; xu hướng đa dạng hóa nguồn dự trữ của các ngân hàng trung ương chuyển từ vị trí người bán ròng sang vị trí người mua ròng trong năm 2009 và vẫn tiếp tục cho những năm sau; thị trường bán lẻ tăng trưởng mạnh; và sản lượng vàng khai thác trên toàn thế giới đang sụt giảm. Theo tôi trong năm 2010, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu giá vàng ở mức 1.500$/oz hoặc cao hơn”. Ted Scott, giám đốc công ty UK Strategy, F&C: “Giá vàng chỉ trượt giảm mạnh trong trường hợp Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác hồi phục và tiến hành cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Điều này sẽ củng cố niềm tin về sự hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng với việc nâng lãi suất trái phiếu và lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ cho đồng USD phục hồi sức mạnh. Các nước trên thế giới cần phải mất một khoảng thời gian khá dài để hàn gắn những “thương tổn” do cuộc khủng hoảng tín dụng để lại. Trong bối cảnh này, vàng trở thành kênh đầu tư thay thế đầy hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Giá vàng có khả năng tăng trong dài hạn, tuy nhiên, thực tế vàng hiện nay vẫn thấp hơn so với giá quy đổi 2.300$/oz (tính theo giá trị ngày nay) của mức kỷ lục trong năm 1980. Thị trường vàng đang rơi vào trạng thái “quá mua” và đồng USD đang có tín hiệu tăng kỹ thuật. Mặc dù vậy, vàng vẫn là kênh đầu tư đầy hấp dẫn trong thời gian tới”. Jim Rogers, chuyên gia đầu tư vàng và ngoại hối: “Tôi đã học được kinh nghiệm đó là không bao giờ bán bất kỳ thứ gì khi thị trường đang trượt giảm mạnh. Trong thời điểm hiện tại, tôi không đầu tư vào bất kỳ thứ gì, tuy nhiên nếu mua, tôi sẽ mua vào nông sản, bạc, khí đốt, palladium,… Tôi sẽ không mua vàng ở các mức giá này và cũng sẽ không bán ra lượng vàng đang nắm giữ. Theo tôi, vàng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn”.                                                    ODL Markets: Đà tăng gần đây của vàng là do các nhà đầu tư giảm tỷ lệ nắm giữ đồng bạc xanh trong danh mục dự trữ và đầu tư của mình. Vàng giảm xuống mức thấp trong 2 tuần trở lại đây sau khi thiết lập kỷ lục của mọi thời đại, tuy nhiên, vẫn duy trì trên mức hỗ trợ 1.100$/oz. Nếu vàng phá vỡ mức hỗ trợ này thì sẽ trượt giảm mạnh về vùng 1.000$, và ngược lại, nếu mức này tiếp tục vững chắc, vàng sẽ tăng mạnh và thiết lập những kỷ lục mới. Ngân hàng đầu tư Macquarie: Ngày hôm qua, ngân hàng này đã nâng mức dự báo về giá vàng và các kim loại khác. Theo đó, giá vàng trung bình trong năm 2010 là 1.150$/oz và trong năm 2011 là 1.100$/oz. Ian Henderson, Quỹ đầu tư JPMorgan Natural Resources: “Tôi cho rằng các nhà đầu tư nên tập trung vào diễn biến của thị trường tiền tệ và đó là yếu tố chính dẫn dắt thị trường vàng. Nhìn chung, vàng vẫn nằm trong xu hướng tăng và có lẽ 1.000$/oz là mặt bằng giá mới của vàng. Vàng sẽ tiếp tục tăng trên mức 1.100$/oz trong năm 2010. Tôi vẫn tiếp tục nắm giữ vàng trong danh mục đầu tư cá nhân của mình và chưa có ý định thanh khoản. Trong khi đó, vàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các danh mục đầu tư của các tổ chức và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Thị trường việc làm vẫn còn nhiều khó khăn và tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định là những yếu tố khiến các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và vàng là lựa chọn hàng đầu”. Suki Cooper, chuyên gia phân tích của Quỹ đầu tư Barclays Capital: “Theo phân tích kỹ thuật, xu hướng tăng của vàng rất vững chắc, tuy nhiên, các yếu tố cơn bản lại tương đối yếu. Các nghiên cứu về thị trường hàng hóa cho thấy giá vàng trung bình trong quý 1/2010 là 1.050$/oz, trong khi đó, phân tích kỹ thuật lại cho thấy con số này là 1.120$/oz. Nguyên nhân để giải thích việc mọi người bắt đầu “đổ xô” mua vàng kể từ tháng 3/2008 là rất nhiều, như là: tập đoàn Bear Stearns phá sản, đồng USD trượt giá xuống mức thấp kỷ lục, lạm phát leo thang và giá dầu tăng cao,… Trong bối cảnh này, vàng đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn”. Evy Hambro, Quỹ đầu tư BlackRock Gold & General Fund: “Nguồn cung cấp vàng khai thác sụt giảm, đồng USD suy yếu, các ngân hàng trung ương tăng tỷ trọng dự trữ vàng sẽ là những yếu tố chính hỗ trợ giá vàng trong trung hạn. Mặc dù vậy, theo Hội đồng vàng thế giới WGC, nhu cầu đầu tư tăng mạnh là nhân tố chính đẩy giá vàng lên mức kỷ lục trong thời gian vừa qua và trong tương lai Nhiều chuyên gia, tổ chức đã cho rằng, giá đã bắt đầu chu kỳ xuống như NHTƯ Hàn Quốc, một số tổ chức khác như các ngân hàng thương mại lớn tại Nhật; HSBC, RBS của Anh; BoA (Bank of America) của Mỹ. Các tổ chức này cho rằng, giá vàng cuối năm 2009 có xu hướng lặp lại kịch bản năm 1979-1980 khi giá vàng thời kỳ đó đã rớt từ 850 USD năm 1980 (quy đổi ra giá trị hiện tại giá vàng thời kỳ đó lên đến 3.500 USD/ounce, nghĩa là những người mua vàng thời kỳ đó sau gần 30 năm vẫn chưa lấy lại được một nửa vốn) xuống đến 253 USD/ounce vào ngày 1/9/1999. Khi đó vàng rớt liên tục trong 20 năm. Tuy nhiên, ba ngân hàng khổng lồ khác là JP Morgan Chase, Morgan Stanley và Goldman Sachs lại có dự báo ngược lại khi cho rằng, vàng còn tăng lên đến trên 1.300 USD từ năm 2010. Yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến xu hướng của giá vàng phải kể đến đồng USD, đồng tiền định giá vàng. Xu hướng của đồng tiền này hiện nay vẫn mạnh lên trong ngắn hạn bất chấp việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố vẫn tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp cho đến khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng bền vững cho dù hiện nay lạm phát bắt đầu tăng trở lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, FED sẽ sớm tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong tương lai sau khi cơ quan này đã cùng với Chính phủ Mỹ “bơm” quá nhiều tiền vào nền kinh tế trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Điều này sẽ châm ngòi cho “siêu lạm phát”, bởi thế nên FED sẽ sớm hành động. Việc FED tăng lãi suất sẽ là yếu tố không hỗ trợ cho vàng tăng giá. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào hành động của FED sẽ thấy chính sách tiền tệ của cơ quan này đôi lúc ngược lại với phần còn lại của thế giới. Cụ thể là từ cuối tháng 6/2006, FED đã ngưng tăng lãi suất và kể từ tháng 9/2007 chính sách của FED là chống suy thoái và cơ quan này đã liên tục hạ lãi suất trong khi các NHTƯ lớn tại châu Âu như ECB (NHTƯ châu Âu) hay BoE (NHTƯ Anh) vẫn kiên trì với chính sách chống lạm phát khi liên tục tăng lãi suất đồng euro (EUR) và đồng bảng (GBP) trong giai đoạn này. Các NHTƯ trên chỉ bắt đầu hạ lãi suất từ nửa cuối năm 2008 (sau FED một năm). Bởi thế chỉ khi có những tín hiệu kinh tế tăng trưởng bền vững và dấu hiệu lạm phát rõ ràng mới buộc FED phải hành động. Điều này nếu có diễn ra cũng cần một thời gian nữa và cần thêm thời gian cho các chính sách tác động đến nền kinh tế. Cũng phải kể đến yếu tố kỹ thuật là yếu tố quan trọng tác động đến giá vàng. Trong năm 2009 có nhiều thời điểm giá vàng bị tác động mạnh bởi yếu tố này như trong tháng 11-2009 có những lúc thị trường không có thông tin gì đáng kể, giá dầu giảm, đồng USD tăng mạnh nhưng giá vàng cũng tăng rất mạnh mà không phụ thuộc các yếu tố ảnh hưởng tương quan khác. Bởi vì khi giá vượt những ngưỡng kháng cự kỹ thuật đã kích hoạt đồng thời các lực mua từ các NHTƯ, quỹ đầu tư… đẩy giá vàng lên. Ngoài ra, nếu xu hướng giá vàng lặp lại lịch sử như năm 1979-1980 như một số tổ chức dự báo thì giá vàng vẫn còn một nhịp tăng nữa trước khi bắt đầu chu kỳ mới. Điều này cũng phù hợp với đồ thị phân tích kỹ thuật. Việc giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh trong tháng 12-2009 chính là nhịp điều chỉnh phù hợp với lý thuyết thị trường cân bằng trong thị trường tài chính. Theo lý thuyết này, khi giá càng rời xa điểm cân bằng thì một khi điều chỉnh quay về điểm cân bằng sẽ càng mạnh. Nếu hình dung giá như một con lắc và trục giữ nó là điểm cân bằng thì khi con lắc dịch chuyển quá xa trục sẽ phải trả về điểm cân bằng rất mạnh. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng từng chứng kiến điều này vào thời điểm thị trường tăng nóng năm 2005-2007, thị trường đã điều chỉnh về lại điểm cân bằng khi VN-Index giảm sâu từ 1.171 điểm tháng 3-2007 về đến 235 điểm đầu năm 2009. Cuối cùng, với khả năng nền kinh tế phục hồi đi kèm với lạm phát, các NHTƯ và các tổ chức đầu tư tiếp tục gom vàng… trước khi các chính sách kiềm chế lạm phát bắt đầu được thực thi và có hiệu lực, cộng với yếu tố kỹ thuật, yếu tố lịch sử vẫn cho khả năng giá vàng tiếp tục đạt tầm cao mới một lần nữa trước khi đi vào chu kỳ giảm giá thật sự. Các yếu tố tác động tới giá vàng Các yếu tố truyền thống đang mất dần mức ảnh hưởng tới giá vàng, mà thay vào đó là các nhân tố thực tiễn. Tới thời điểm này, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định rằng toàn bộ những thay đổi toàn cầu mới là yếu tố quyết định giá vàng, chứ không phải là những ảnh hưởng trong khu vực hay tại một quốc gia nào đó. Khu vực phía Đông quả địa cầu đang dần chứng tỏ tầm quan trọng cũng như sức ảnh hưởng của mình tới thị trường kim loại quý. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn những ảnh hưởng thực tế tới giá vàng, trong đó phải kể đến là lực mua từ phía ngân hàng trung ương các nước, dự báo sẽ sụt giảm hoặc thậm chí không diễn ra trong năm 2010 này. Lực mua vàng của các ngân hàng TW Có thể thấy nhận định của chúng tôi là hoàn toàn đúng khi cho rằng lực mua từ phía các ngân hàng TW sau khi hiệp ước vàng lần 2 và lần 3 được thông qua. Đồng € được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, do đó việc tìm kiếm một đồng tiền mới dường như không còn mấy cần thiết nữa. Đồng thời, ngân hàng TW Nga và Trung Quốc cũng tiếp tục mua vàng. Trong lúc các nước châu Âu kiềm chế lực mua vào thì các ngân hàng TW tại các quốc gia đang phát triển , đặc biệt là các nước phương Đông. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận những thay đổi sẽ diễn ra bên lề thị trường trong thời gian tới. Lực mua từ phía IMF – Hiện tại vẫn đóng vai trò quan trọng Theo kế hoạch, quỹ IMF sẽ vẫn tiếp tục bán vàng cho ngân hàng TW các nước. Hàng loạt các hợp đồng vàng được công bố trong giai đoạn cuối năm 2009 đã mang đến làn sóng mới cho thị trường kim loại quý, phần nào kích thích niềm tin của giới đầu tư. Và quỹ sẽ tiếp tục đưa ra các báo cáo mới cho tới khi bán hết 403.3 tấn vàng. Ấn Độ đã tuyên bố sẽ trở thành người mua chính thức. Song trên thực tế, một điều chắc chắn là họ sẽ không mua hết số vàng còn lại của tổ chức này. Không thể phủ nhận rằng giá vàng sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ sau khi quỹ IMF bán hết lượng vàng dự trữ của mình. Bởi lẽ khi đó, nguồn cung vàng cho thị trường cũng như các ngân hàng TW này sẽ biến mất. Trong năm 2010, chúng ta sẽ được đón nhận nhiều hợp đồng vàng mới, hy vọng sẽ mang lại những sinh lực mới cho kim loại quý. Nga sẽ mua vàng Theo nhận định của chúng tôi, Nga sẽ tiếp tục mua vàng trong năm nay, có thể là từ 2 – 4 tấn/tháng nhằm tăng kho dự trữ của mình. Đồng thời, chính phủ nước này sẽ nâng cao mục tiêu dự trữ vàng lên tới con số 10%. Tuy nhiên dường như sẽ rất khó để thực hiện được mục tiêu này mà không tạo ra tác động lớn tới giá vàng. Nếu không thực hiện được kế hoạch đề ra thì ngân hàng TW Nga có lẽ sẽ tận dụng nguồn vàng sản xuất trong nước (khoảng 200 tấn/năm). Trong bối cảnh hoạt động sản xuất vàng trong những năm tới dự báo sẽ sụt giảm; cùng với đó nhu cầu đầu tư tăng cao thì có lẽ sự vắng bóng của nguồn cung vàng này chắn hẳn sẽ tác động lớn tới giá vàng. Hiện tại Trung Quốc đang mua vàng Có lẽ đối với thế giới, người Trung Quốc luôn luôn bí hiểm và hoạt động mua vàng của ngân hàng TW nước này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ trong năm 2009, Trung Quốc đã mua 454 tấn vàng, bằng tổng lượng vàng mua trong 5 năm trước đó. Hay nói cách khác, trung bình mỗi năm ngân hàng TW nước này đã đầu tư 90.8 tấn vàng, tương đương với 7.57/tuần. Điều đó có nghĩa là, Trung Quốc dễ dàng mua vàng trên thị trường mà không hề tác động tới giá cả của kim loại quý. Lưu ý rằng ngân hàng TW Trung Quốc không đứng ra mua vàng, mà đó là một cơ quan chính phủ khác, được ngân hàng này bầu chọn 5 năm một lần. Chính vì thế ngân hàng TW Trung Quốc vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát ít nhất là trong vòng 5 năm. Chúng tôi tin rằng chính phủ nước này sẽ vẫn duy trì chính sách này trong thời gian tới. Có thể các bạn sẽ thắc mắc là tại sao Trung Quốc không mua vàng trong nước? Trong năm 2009, hoạt động sản xuất vàng của Trung Quốc không thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Điều đó có nghĩa là toàn bộ khối lượng vàng sản xuất tại đây đều được chính người dân nước này tiêu thụ. Sự cân đối giữa nhu cầu và nguồn cung sẽ tiếp tục được duy trì. Chính vì thế, việc Trung Quốc phải mua vàng từ các nước khác là điều hoàn toàn dễ hiểu. Kết quả là, Trung Quốc dự định sẽ mua khoảng 140 tấn/năm, tương ứng với 3 tấn/tuần. Và con số này sẽ được nâng lên khi nhu cầu vàng trong nước tăng cao. Lực mua từ các ngân hàng TW khác Ngoài 2 nước kể trên cũng có một số ngân hàng TW đang đầu tư vào thị trường vàng. Chúng ta cũng đã được đón nhận nhiều báo cáo mua vàng từ các quốc gia này, song trong thời gian gần đây, các ngân hàng đang hạn chế lực mua vàng trên thị trường tự do. Năm 2010 dự báo sẽ là năm mà một số nước đánh mất niềm tin trên thị trường. Thí dụ như cuối năm 2009, Hy Lạp đã gặp phải nhiều vấn đề về tài chính; đồng thời nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng suy thoái. Anh cũng phải đối mặt với không ít khó khăn khi nhiều nhà đầu tư lớn tiến hành bán xả chứng khoán Gilts và gây áp lực cho đồng bảng. Trước nguy cơ đồng dollar sẽ tiếp tục sụt giảm trong vài năm tới, các nước đã và đang lập ra hàng loạt các kế hoạch nhằm giảm thiểu mức độ phụ thuộc của mình vào đồng tiền dự trữ toàn cầu này. Hiện tại, các nhà đầu tư đang dần làm quen với đồng Gulfo, được sử dụng với tư cách là tiền tệ xăng dầu. Thị trường dầu Giá dầu tăng cao trong mùa đông này, và hiện tại đang đứng ở ngưỡng $82.51/thùng. Đây chính là mức giá mà OPEC mong muốn, nhưng vẫn chưa đủ cao để tổ chức này nâng cao nguồn cung của mình. Chúng tôi tin rằng giá dầu trong thời gian tới sẽ có thể tiến sát mốc $100. Tại thời điểm này, giá dầu không còn là yếu tố quyết định tới giá vàng nữa. Tuy nhiên, khi giá dầu vượt qua mốc $100/thùng thì sẽ kéo theo vấn đề về nhu cầu toàn cầu và nguy cơ lạm phát, từ đó sẽ ảnh hưởng lớn tới giá vàng. Lưu ý rằng hiện tại giá vàng ít hoặc thậm chí không ảnh hưởng tới giá vàng. Phân tích kỹ thuật: Mối quan hệ giữa dầu và vàng dường như đang dần mờ nhạt khi tỷ số vàng: dầu rơi xuống mốc 15. Kim loại quý vẫn duy trì sức hấp dẫn đầu tư. Một khi giá dầu leo lên các ngưỡng cao mới thì vàng cũng sẽ tăng theo để đảm bảo tỷ số 1:1. Đồng dollar Hiện tại đô la đang đứng ở mức $1.4344: €1. Đà hồi phục của đồng bạc xanh có thể sẽ bị kiềm chế hoặc chậm lại cho dù vẫn còn cơ hội để đồng tiền này leo cao hơn tới ngưỡng $1.35 trước khi quay đầu thoái lui. Tại thời điểm này, chính phủ các nước đều mong muốn đồng dollar sẽ bình ổn trở lại. Chính vì thế, chúng ta rất cần đến những sự kiện, đại loại như sự ra đời của đồng Gulf. Trong ngắn hạn: Đồng dollar có thể tìm thấy ngưỡng cản dao động trong vùng 78-78.50, và kế tiếp đó là mốc $80. Trong trung hạn: Chỉ số US dollar dự báo sẽ quay trở lại các ngưỡng đáy thiết lập hồi đầu năm 2008, dao động trong khoảng 70-71. Dường như tất cả chúng ta đều mong rằng đồng dollar sẽ tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngắn hoặc trung hạn tại những mốc này trước khi giảm trở lại. Điều này sẽ kích thích vàng tăng lên, đạt tới ngưỡng $1,500-$2,000 hoặc thậm chí cao hơn nữa. Quan điểm riêng của nhóm : Với những nhận định trên của các chuyên gia nhóm chúng tôi ủng hộ quan điểm giá vàng trong năm nay sẽ không có biến động mạnh. Giá vàng có thể dao động trong khoảng 24-28 triệu. Giá vàng trong nước vẫn theo sát giá vàng thế giới nhưng nhìn chung sẽ có chênh lệch là cao hơn giá vàng thế giới. Chúng tôi tin rằng bằng các biện pháp ổn định trong vĩ mô và vi mô, Chính phủ sẽ điều chỉnh và giúp giá vàng trong nước bình ổn, đem lại tâm lý yên tâm cho người dân khi mua vàng và các doanh nghiệp kinh doanh tốt. Và cuối cùng nhận định giá vàng trong nước 2010 là biến động theo giá vàng thế giới với biên độ chênh lệch giá không lớn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLTV1005.doc
Luận văn liên quan