Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Hệ thống chấm điểm định hạng của BIDV là một chương trình điện toán, trong quá trình khai thác, sử dụng đôi khi đòi hỏi phải có sự can thiệp vào cấu trúc hệ thống để khai báo thông tin người sử dụng hoặc cập nhật các thông tin sửa đổi, điều chỉnh hàng năm theo yêu cầu của bộ phận giám sát thuộc Ban quản lý tín dụng BIDV hoặc khắc phục sự cố khi vận hành, vì vậy để đảm bảo hệ thống định hạng vận hành ổn định nhất thiết Hội Sở Chính và các Chinhánh của BIDV phải trang bị cho đơn vị mình đội ngũ chuyên viên công nghệ thôngtin làm công tác hỗ trợ hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu xử lý công việc có tính cấp thời, khắc phục về mặt kỹ thuật các sự cố ngoài dự kiến của các thiết bị hỗ trợ cho việc vận hành bộ máy điện toán nhằm đảm bảo môi trường hoạt động của hệ thống định hạng được ổn định, an toàn. Đồng thời, BIDV cũng thường xuyên chú trọng đến công tác trang bị, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho hệ thống công nghệ thông tin của mình.

pdf114 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2699 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ Chỉ tiêu Tỷ trọng 1. Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn 5% 2. Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ 5% 3. Chỉ số trả hết các khoản nợ 5% 4. Chỉ số lưu chuyển quỹ 5% 5. Chỉ số tài trợ vốn 5% Tổng cộng 25% _Chấm điểm vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Về việc chấm điểm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, luận văn có đề xuất như sau: Bảng 3.3: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh trên thị trường Chỉ tiêu tỷ trọng 1. Thị phần thị trường của doanh nghiệp 3% 2. Tốc độ tăng thị phần 2% 3.Chất lượng sản phẩm 2% 4.Danh tiếng nhãn hiệu sản phẩm 2% 5. Mạng lưới phân phối 2% 6.Hiệu quả công tác tiếp thị bán hàng 2% 7. Đa dạng các nhà cung cấp nguyên vật liệu 2% 8. Đa dạng hóa khách hàng 2% 9.Nghiên cứu phát minh 1% Trang 85 10.Chất lượng nguồn nhân lực 2% Tổng cộng 20% _Chấm điểm mức độ rủi ro ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động Những thông tin về rủi ro ngành phải liên tục được ngân hàng cập nhật qua các phương tiện thông tin đại chúng, như thông tin về xu hướng phát triển của ngành, tình hình cung cầu sản phẩm trong ngành, xu hướng giá cả của sản phẩm…, trong đánh giá và cho điểm chỉ tiêu rủi ro ngành. Ngoài ra ngân hàng cần thu thập thêm các nhận định và thông tin từ các nhà quản lý của các công ty trong cùng ngành với doanh nghiệp và cả các khách hàng của doanh nghiệp để đánh giá chính xác hơn về rủi ro ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Về việc chấm điểm chỉ tiêu rủi ro ngành của doanh nghiệp, luận văn có đề xuất như sau: Bảng 3.4: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu rủi ro ngành Chỉ tiêu Tỷ trọng 1. Quy mô thị trường của ngành 4% 2. Công nghệ sản xuất ngành 4% 3. Triển vọng ngành 4% 4. Tác động của môi trường xung quanh đến sự phát triển của ngành 4% 5. Khả năng phát triển của ngành trước những biến động kinh tế vĩ mô 4% Tổng cộng 20% _Chấm điểm về trình độ quản lý và môi trường nội bộ Chất lượng quản trị của doanh nghiệp phải được đánh giá và cho điểm một cách khách quan dựa trên các chỉ tiêu định tính như: trình độ chuyên môn của người quản lý, kinh nghiệm quản lý điều hành, những thành tựu đã đạt được của người quản lý, môi trường kiểm soát nội bộ, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin về thay đổi đội ngũ quản lý của doanh nghiệp phải được ngân Trang 86 hàng cập nhật kịp thời, đặc biệt là sự thay đổi các vị trí quản lý then chốt trong doanh nghiệp những sự thay dổi này có thể ảnh hưởng đến chính sách kinh doanh và chính sách tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng điều hành doanh nghiệp cũng sẽ được kết hợp phân tích với các chỉ tiêu định tính để cung cấp một nhận định toàn diện hơn về chất lượng quản trị của doanh nghiệp. Về việc chấm điểm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp, luận văn có đề xuất như sau: Bảng 3.5: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN Chỉ tiêu Tỷ trọng 1. Trình độ chuyên môn của người quản lý 2,5% 2. Kinh nghiệm thực tế của người trực tiếp quản lý 2,5% 3. Năng lực điều hành của người quản lý 10% * Tốc độ tăng năng suất lao động 2% * Tốc độ tăng tiền lương bình quân 2% * Hiệu suất sử dụng lao động 2% * Giá vốn hàng bán/doanh thu thuần 2% * Chi phí bán hàng/doanh thu thuần 2% 4. Môi trường kiểm soát nội bộ 2,5% 5. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 2,5% Tổng cộng 20% _Chấm điểm đánh giá quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng Việc chấm điểm quan hệ của doanh nghiệp trong giao dịch với ngân hàng dựa vào 5 chỉ tiêu: Trả nợ vay đúng hạn, số lần cơ cấu lại nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, số lần các cam kết mất khả năng thanh toán, cung cấp thông tin đầy đủ chính xác theo yếu cầu của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả trong việc chấm điểm uy tín của doanh nghiệp trong giao dịch với ngân hàng thì BIDV cần thu thập thêm thông tin từ các nhà cung cấp, các khách hàng của doanh nghiệp, thông tin từ các ngân Trang 87 hàng khác để xác định uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch với đối tác của mình. Về việc chấm điểm các chỉ tiêu đánh giá quan hệ với Ngân hàng, Luận văn có đề xuất như sau: Bảng 3.6: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng Chỉ tiêu Tỷ trọng 1. Trả nợ vay đúng hạn 3% 2. Số lần cơ cấu lại nợ 3% 3. Nợ quá hạn trong quá khứ 3% 4. Thực hiện các cam kết với Ngân hàng 3% 5. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời 3% Tổng cộng 15% Bước 5: Tổng hợp điểm và xếp hạng Điểm của khách hàng = điểm các chỉ tiêu tài chính * trọng số phần điểm tài chính + điểm các chỉ tiêu phi tài chính * trọng số phần điểm phi tài chính Trọng số của phần điểm tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào chất lượng của các báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không. Sau đây là đề xuất tỷ trọng của phần điểm tài chính và phi tài chính: Bảng 3.7: Bảng đề xuất trọng số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với Báo cáo tài chính kiểm toán và chưa kiểm toán Thông tin tài chính không được kiểm toán Thông tin tài chính được kiểm toán Các chỉ tiêu tài chính 30% 45% Các chỉ tiêu phi tài chính 70% 55% Điểm tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính được cho trong bảng sau: Bảng 3.8: Bảng trọng số các nhóm chỉ tiêu phi tài chính Nhóm chỉ tiêu Tỷ trọng 1. Lưu chuyển tiền tệ 25% 2. Vị thế cạnh tranh 20% 3. Mức độ rủi ro ngành 20% 4. Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 20% 5. Quan hệ với ngân hàng 15% Tổng cộng 100% Dựa trên số điểm đạt được khách hàng sẽ được xếp vào một trong 10 thứ hạng như sau: Bảng 3.9: Bảng đề xuất tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm DN STT Hạng (Điểm) Hình thức cho vay 1 AAA (92-100) Cho vay tín chấp, hạn mức tín dụng 100% 2 AA (86-91) Cho vay tín chấp, hạn mức tín dụng 90-100% 3 A (80-85) Cho vay có đảm bảo, hạn mức tín dụng 80-90% 4 BBB (75-79) Cho vay có đảm bảo, hạn mức tín dụng 70-80% 5 BB (70-74) Cho vay có đảm bảo, hạn mức tín dụng 60-70% 6 B (63-69) Cho vay ngắn hạn có đảm bảo, hạn mức tín dụng 50- 60% 7 CCC (55-62) Từ chối cho vay 8 CC (47-54) Từ chối cho vay 9 C (40-46) Từ chối cho vay 10 D (<40) Từ chối cho vay Bổ sung Bước 6: Kiểm tra lại kết quả xếp hạng và ra quyết định cuối cùng Kết quả xếp hạng tín nhiệm phải được kiểm tra lại để đảm bảo sự phù hợp giữa 4 yếu tố là lý thuyết xếp hạng, tính toàn vẹn của dữ liệu, phương pháp xếp hạng và hiệu quả sử dụng mô hình xếp hạng. BIDV cũng nên tham khảo kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các công ty xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, của các ngân hàng khác trước khi ấn định mức hạng tín nhiệm sau cùng của doanh nghiệp và quyết định hình thức cho vay đối với doanh nghiệp căn cứ mức điểm và thứ hạng doanh nghiệp đạt được theo bảng trên. 3.3 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 3.3.1 Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng Như đã trình bày ở trên, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp thiếu chính xác là do trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng còn non yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm. Lợi thế của BIDV là có được một đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, năng động, nhiệt tình, được đào tạo từ những trường Đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng, đáp ứng được khả năng công tác trong môi trường hoạt động của Ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, do đa phần là nhân viên trẻ nên kinh nghiệm công tác còn hạn chế, việc phân tích, đánh giá vấn đề còn thiếu chiều sâu. Thực trạng đội ngũ nhân viên thừa tính năng động, giàu kiến thức chuyên môn…nhưng thiếu kinh nghiệm nhận thức, phân tích, đánh giá đã phần nào ảnh hưởng đến năng lực chấm điểm của nhân viên đối với khách hàng; nhất là những khách hàng có các chỉ tiêu phi tài chính đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và chiều sâu phân tích. Trong khi đó các văn bản hướng dẫn xếp hạng tín nhiệm cho khách hàng mà BIDV ban hành vẫn chưa thể hiện được sự toàn diện, chưa hướng dẫn cách xác định điểm của tất cả các chỉ tiêu, nội dung hướng dẫn còn nhiều điểm mang tính đại khái chung chung, rất khó cho người đọc lĩnh hội được ý nghĩa nội dung một các chính xác. Hướng dẫn chưa tạo được sự thống nhất chung nơi các nhân viên về cách nhìn nhận, xác định điểm đối với khách hàng; chẳng hạn như các chỉ tiêu liên quan đến quan điểm phát triển ngành, về định hướng quan hệ…. Những hạn chế, bất cập nêu trên góp phần làm cho tính hiệu quả của hệ thống chấm điểm định hạng của BIDV chưa được khai thác đúng mực; chưa phát huy trọn vẹn ưu điểm nhận xét đánh giá dự báo về rủi ro của khách hàng. Do vậy, để góp phần hoàn thiện hệ thống chấm điểm định hạng tín dụng của mình BIDV cũng cần chú trọng đến việc kiện toàn chất lượng đội ngũ nhân viên nhất là đội ngũ làm công tác tín dụng, chấm điểm khách hàng. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các ngân hàng nước ngoài các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng thời kỳ kinh tế thị trường phát triển, tăng cường kỹ năng cho cán bộ quản trị và cán bộ tín dụng. Hình thành cho đội ngũ nhân viên tín dụng cách nhìn nhận khoa học, toàn diện, khách quan đối với từng khách hàng và đặc trưng ngành nghề khách hàng hoạt động. Vì BIDV là Ngân hàng đầu tiên chính thức đưa hệ thống chấm điểm định hạng vào phục vụ công tác quản lý rủi ro, sử dụng kết quả chấm điểm của hệ thống làm cơ sở để áp dụng chính sách khách hàng do vậy đối với nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng được BIDV tuyển dụng hoặc tiếp quản từ các Ngân hàng khác sang cũng cần được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về hệ thống định hạng cũng như cách thức nhận xét, đánh giá đối với từng đối tượng khách hàng. Song song đó việc soạn thảo, ban hành tài liệu hướng dẫn việc khai thác, sử dụng hệ thống phải rõ ràng, câu từ diễn giải mạch lạc, thể hiện được tính xuyên suốt hợp lý trong việc xác định mốc điểm của các chỉ tiêu. Nên sử dụng các từ ngữ phổ biến thông dụng. Tài liệu hướng dẫn phải hướng dẫn trọn vẹn đầy đủ việc xác định mức thang điểm cụ thể cho tất cả các chỉ tiêu, không nên giới hạn trong việc hướng dẫn chung chung, hiểu sao cũng được, cho thang điểm nào cũng đúng… Việc xác định điểm của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của nhân viên nhập liệu, đánh giá do vậy khả năng xảy ra tiêu cực cũng cần được lưu ý. Như đã trình bày tại các nội dung trước: kết quả định hạng khách hàng là cơ sở tham khảo để áp dụng chính sách khách hàng, khách hàng có điểm tốt, hạng tốt sẽ được hưởng những ưu đãi về lãi suất cho vay, giá trị và loại tài sản đảm bảo, lãi suất tiền gởi, giới hạn và hạn mức tín dụng… rất có lợi cho hoạt động tài chính của mình. Sự chênh lệch về mức độ ưu đãi về chính sách đối với các loại hạng gần nhau khá lớn, ví dụ khách hàng loại AA được BIDV xem xét bảo lãnh tối đa 100% dư nợ vay, số dư bảo lãnh không có tài sản bảo đảm (tín chấp 100%); trong khi đối với khách hàng loại A chỉ 50%,… Vì vậy khả năng nhân viên tín dụng và khách hàng câu kết, thao túng kết quả chấm điểm của hệ thống định cũng có thể xảy ra. Do đó, để đảm bảo cho hệ thống vận hành với nguồn nhập liệu “sạch”, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro tín dụng đúng với thực tế BIDV cần có chế độ khảo sát, kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm trên qui mô lớn về mức độ trung thực, chính xác của các Chi nhánh trong việc chấm điểm phân loại khách hàng. Ban hành những qui định khen thưởng đối với các Chi nhánh, cá nhân làm tốt công tác chấm điểm, đồng thời xử phạt đối với các hành vi sai phạm thiếu trung thực đối với cá nhân hoặc tập thể vi phạm, thiếu khách quan trong việc chấm điểm khách hàng. Hệ thống chấm điểm định hạng của BIDV là một chương trình điện toán, trong quá trình khai thác, sử dụng đôi khi đòi hỏi phải có sự can thiệp vào cấu trúc hệ thống để khai báo thông tin người sử dụng hoặc cập nhật các thông tin sửa đổi, điều chỉnh hàng năm theo yêu cầu của bộ phận giám sát thuộc Ban quản lý tín dụng BIDV hoặc khắc phục sự cố khi vận hành,…vì vậy để đảm bảo hệ thống định hạng vận hành ổn định nhất thiết Hội Sở Chính và các Chi nhánh của BIDV phải trang bị cho đơn vị mình đội ngũ chuyên viên công nghệ thông tin làm công tác hỗ trợ hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu xử lý công việc có tính cấp thời, khắc phục về mặt kỹ thuật các sự cố ngoài dự kiến của các thiết bị hỗ trợ cho việc vận hành bộ máy điện toán nhằm đảm bảo môi trường hoạt động của hệ thống định hạng được ổn định, an toàn. Đồng thời, BIDV cũng thường xuyên chú trọng đến công tác trang bị, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho hệ thống công nghệ thông tin của mình. 3.3.2 Xây dựng hệ thống thông tin riêng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Cơ sở chủ yếu để đánh giá, xếp hạng khách hàng được thu thập từ các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin lưu trữ từ nội bộ ngân hàng và cả nguồn thông tin ngân hàng thu thập được từ các tổ chức ngoài ngân hàng. Là một ngân hàng lớn, mạng lưới rộng khắp cả nước, nên lượng thông tin về khách hàng của BIDV là rất lớn. Vì vậy, cần thành lập một Bộ phận thông tin tín dụng tại Hội sở chính, chuyên trách việc thu thập, lưu trữ các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng. Nguồn thông tin về khách hàng vay, bộ phận này có thể thu thập từ các Chi nhánh, cũng như từ các nguồn thông tin có tính chất định hướng vĩ mô của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác …để tổng hợp, phân tích, đánh giá về các ngành, lãnh vực có liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những dữ liệu này sẽ là một căn cứ quan trọng để các chi nhánh tiến hành đánh giá xếp hạng khách hàng. Bản thân các Chi nhánh cũng có tránh nhiệm thu thập thông tin. Thông tin tài chính và phi tài chính chi nhánh có thể lấy trực tiếp từ khách hàng vay, từ các nguồn thông tin tiếp cận trực tiếp và gián tiến khác. Các Chi nhánh sẽ dựa trên nguồn này kết hợp với các dữ liệu thông tin nhận được từ Bộ phân thông tin tín dụng để đánh giá xếp loại doanh nghiệp. 3.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích xếp hạng Để có thể thống kê đo lường được mức độ rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải có được một lượng thông tin rất lớn về tình hình tài chính và hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp và qua nhiều năm, tối thiểu là 5 năm. Điều này đòi hỏi bên cạnh việc xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng khoa học để thu thập, xử lý và lưu trữ các thông tin tài chính của doanh nghiêp thì BIDV còn cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phân tích xếp hạng. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho việc thu thập xử lý thông tin khách hàng nhanh chóng, cập nhật kịp thời, giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng cũng như bộ phận tác nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn thông tin đáng tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng thuận lợi, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong công tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xếp hạng đòi hỏi cần phải có các phần mềm chuyên biệt để xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu có liên quan đến rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, BIDV nên phát triển các phần mềm có thể định giá khoản vay và nhiều danh mục cho vay khác nhau một cách tự động, chính xác và nhanh chóng. Thực hiện được điều này sẽ giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác xếp hạng tín nhiệm khách hàng là doanh nghiệp. 3.3.4 Những kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 3.3.4.1 Kiến nghị với Bộ tài chính hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam Bộ tài chính cần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc lập báo cáo tài chính. Có như vậy thì việc thống kê, tính toán các chỉ số trung bình ngành mới thuận lợi, căn cứ để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính mới thực sự đáng tin cậy. Qua đó giúp cho việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng có thể thực hiện được dễ dàng và tiết kiệm chi phí xử lý thông tin. Hiện nay, Luật kế toán thống kê và chuẩn mực kế toán cũng đã được ban hành và ngày càng hoàn thiện, nhưng nhiều doanh nghiệp không chấp hành, hoặc chấp hành không đúng theo các Luật định. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm chưa được thực hiện thường xuyên và nghiêm khắc. Để doanh nghiệp chấp hành chế độ kế toán thống kê nghiêm chỉnh thì công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên hơn, cũng như việc xử lý vi phạm cần được thực hiện nghiêm khắc hơn. Bên cạnh việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán đối với doanh nghiệp, Bộ tài chính cũng cần tiếp tục hoàn thiện các chuẩn mực kế toán trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Chẳng hạn như các chuẩn mực kế toán về phân loại nợ hoặc trích lập dự phòng rủi ro là rất quan trọng để hướng dẫn các ngân hàng thương mại tiếp cận được với những tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn trong các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. 3.3.4.2 Kiến nghị với Cục thống kê về xây dựng các chỉ tiêu ngành Vì đặc điểm kinh doanh của mỗi ngành nghề là khác nhau, do đó khi phân tích xếp hạng ngân hàng cần so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình ngành. Có như vậy việc tính điểm mới khách quan và phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Hiện nay, việc công bố các chỉ tiêu trung bình ngành vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa kịp thời gây khó khăn rất nhiều trong công tác đánh giá doanhnghiệp. Chính vì vậy, kiến nghị Cục Thống kê cần sớm khảo sát và đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu này, để làm cơ sở đánh giá doanh nghiệp cho trung thực hợp lý. Để thực hiện tốt điều này, trước tiên Cục Thống kê cần xây dựng hệ thống phân ngành chi tiết và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, một số tổ chức có đặc điểm sản xuất kinh doanh không đồng nhất được xếp vào chung một nhóm ngành như nhóm ngành công nghiệp bao gồm ngành công nghiệp khai thác năng lượng, ngành công nghiệp chế tạo, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong khi đặc điểm của ba ngành này là rất khác nhau. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu chính xác trong các chỉ tiêu trung bình ngành. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến việc so sánh giữa các tổ chức trong cùng một ngành. Do vậy, kiến nghị Cục Thống kê cần xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành chi tiết theo 8 nhóm ngành chứ không phải theo 4 nhóm ngành (Công nghiệp, nông nghiệp, xậy dựng và thương mại dịch vụ) như hiện nay như sau: _Nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi _Nhóm ngành chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. _Nhóm ngành xây dựng và bất động sản _Nhóm ngành thương mại, hàng hóa _Nhóm ngành dịch vụ _Nhóm ngành công nghiệp khai thác năng lượng _Nhóm ngành công nghiệp chế tạo _Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Hơn nữa, Cục thống kê cũng nên tham khảo hệ thống phân ngành của các nước trong khu vực và thế giới. Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được một hệ thống phù hợp với điều kiện Việt Nam và cũng tương đồng với các quốc gia khác, đây là một trong những yếu tố giúp chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới tốt hơn. 3.3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước _Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO và khi các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng có hiệu lực, NHNN cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng Nhà Nước, Luật các tổ chức tín dụng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội, với tiêu chuẩn và hoạt động quốc tế, với những cam kết hội nhập quốc tế. Cần tạo một hành lang pháp lý có tính bình đẳng, minh bạch để khuyến khích các Ngân hàng thương mại cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm cho hoạt động các Ngân hàng thương mại Việt Nam được an toàn, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế trong thời hội nhập. Tập trung hoàn thiện quy trình tín dụng trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ cho các Ngân hàng thương mại phù hợp với Luật pháp Việt Nam và thông lệ ngân hàng quốc tế, hướng dẫn phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở quản lý rủi ro tín dụng. Phối hợp với Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. _Hoàn thiện hoạt động thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng CIC là nơi để các ngân hàng thương mại khai thác những thông tin khách hàng vay vốn nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong thời qua hiệu quả cung cấp thông tin của CIC vẫn chưa phát huy hết tác dụng. Những bản trả lời tin hay những nguồn tin do CIC cung cấp chưa được cập nhật thường xuyên và kịp thời gây khó khăn trong việc phân tích đánh giá khách hàng của các NHTM. Do vậy trong thời gian tới NHNN cần đưa ra các biện pháp nhằm làm hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng kịp thời chính xác cho các NHTM. Cụ thể: CIC cần tăng cường việc thu thập thông tin, xử lý quản lý thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác điều hành các chính sách tiền tệ-tín dụng của NHNN, đồng thời thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của các ngân hàng thương mại, nhằm ngăn ngừa rủi ro. Đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng thông tin đầu vào, thường xuyên cập nhật bảo đảm thông tin đầy đủ chính xác, tăng cường phát triển các sản phẩm thiết thực, hữu ích, nâng cao chất lượng bản trả lời tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để các NHTM thấy rõ lợi ích, chủ động khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại. Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp thông tin của các NHTM, bảo đảm lượng thông tin đầu vào an toàn, chính xác và kịp thời. Ngân hàng Nhà Nước cần có những biện pháp xử phạt vi phạm hành chính kịp thời đối với các ngân hàng không chấp hành đúng các quy định của NHNN về cung cấp thông tin báo cáo. Đồng thời NHNN cần cải tiến các kênh cung cấp thông tin đầu ra đa dạng hơn, kịp thời hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin khách hàng của NHTM. Về phía các NHTM phải thấy rõ việc cung cấp thông tin tín dụng là trách nhiệm cũng như lợi ích cho bản thân mỗi ngân hàng. Ngoài ra, NHNN cần hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin với các NHTM để toàn bộ các số liệu có thể truy xuất từ máy tính mà không cần làm thủ công như một số biểu báo cáo như hiện nay. Như vậy số liệu báo cáo mới chính xác, kịp thời và an toàn, phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm khách hàng của các ngân hàng thương mại được hiệu quả. Tóm lại, để quản lý rủi ro tín dụng thì bên cạnh công tác phân tích tín dụng truyền thống, việc phát triển một hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nội bộ hoạt động hiệu quả sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chính xác rủi ro của khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV. Trên cơ sở phân tích ở chương 2 về những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của BIDV hiện nay, chương 3 đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xếp hạng tín nhiệm. Các giải pháp này bao gồm: hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, hoàn thiện quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Luận văn cũng có những kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về hoàn thiện các chuẩn mực kế toán, xây dựng chỉ số tài chính trung bình ngành và nâng cao hiệu quả cung ứng thông tin của CIC cho các NHTM. BIDV cũng cần hợp tác nhiều hơn với các ngân hàng lớn trên thế giới để có nhiều kinh nghiệm hơn trong nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng mình. KẾT LUẬN Với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, bảo đảm sự an toàn và hiệu quả hoạt động của BIDV, đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” đã giải quyết được các vấn đề sau: _Phân tích những vấn đề chung về rủi ro tín dụng và xếp hạng tín nhiệm, trình bày kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để từ đó rút ra bài học để nâng cao hiệu quả XHTN cho các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. _Phân tích đánh giá những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp tại BIDV, nêu rõ nguyên nhân tồn tại trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm. _Luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp tại BIDV như: bổ sung các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm hoàn thiện quy trình xếp hạng. Luận văn cũng đã đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành, nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, hoàn thiện các chuẩn mực kế toán nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác phân tích XHTN các doanh nghiệp tại BIDV. Một hệ thống XHTN các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của BIDV với các NHTM nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó trong thời gian tới, BIDV cần tiếp tục cấu trúc lại cơ cấu tổ chức, ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu về hệ thống kiểm soát rủi ro hiện đại mà các ngân hàng lớn trên thế giới đang áp dụng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt: 1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính. 2. TS. Nguyễn Đức Trung, Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (www.hvnh.edu.vn). 3. GS,TS Lê văn Tư, Quản trị rủi ro ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005. 4. TS Trần Ngọc Thơ và nhóm tác giả (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê. Trường Đại học kinh tế Tp. HCM. 5. TS Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản TPHCM. 6. Ths.Trầm Thị Xuân Hương, Phân tích tài chính và xếp loại doanh nghiệp trong công tác thẩm định tín dụng ngân hàng, Tạp chí phát triển kinh tế năm 2002. 7. Trần Thị Kỳ (2003), Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế TPHCM. 8. Đề tài nghiên cứu khoa học, Hình thành tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Ủy ban chứng khoán Nhà nước-Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. 9. Thủy Ngọc Thu (2007) , Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. 10. Lâm Minh Chánh MBA (2007), Chỉ số Z: công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng và Dùng chỉ số Z để ước tính hệ số tín nhiệm, báo Nhịp cầu đầu tư số 42 (từ 6-12/08/2007). 11. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng Ngân hàng công thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008. 13. Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 29/01/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thí điểm phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. 14. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu tập huấn triển khai Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN 15. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 22/04/2005. Tiếng Anh: 16. Anna P.I.Vong and Antonio Pires Patricio of Faculty of Business administration, University of Macao(2005), “Internal Credit Rish Rating System in the Macao banking”. từ trang web: www.amcm.gov.mo 17. WilliamF.treacy & Mark S.Carey of the board’s Division of Research and Statistics (1998), ‘Credit Rish Rating at large US Banking’ từ trang web: www.federalreserve.gov. Các trang web: _ ro- tin-dung va quan-ly-rui-ro-tin-dung cua cac ngan hang thuong mai _ _ _htpp://www.hvnh.edu.vn _ _ _ _ _ _ _ PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH (Nguồn: Sổ tay tín dụng theo quyết định 2090/QĐ-TDDV3 ngày 26/04/2005 của Tổng giám đốc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) Phụ lục 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp ngành Nông, Lâm, Ngư, Diêm nghiệp Chỉ Tiêu Tỷ trọng Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 Chỉ tiêu thanh khoản 30% Hệ số thanh toán hiện hành 10% 2.1 1,5 1,0 0,7 <0,7 2,3 1,6 1,2 0,9 <0,9 2,5 2,0 1,5 1,0 <1,0 Hệ số thanh toán nhanh 10% 1.1 0,8 0.6 0,2 <0,2 1,3 1,0 0,7 0,4 <0,4 1,5 1,2 1,0 0,7 <0,7 Hệ số thanh toán tức thời 10% 0.5 0.4 0.3 0.2 <0.2 0.6 0.5 0.4 0.3 <0.3 0.7 0.6 0.5 0.4 <0.4 Chỉ tiêu hoạt động 20% Vòng quay vốn lưu động 5% 3.0 2,0 1,5 1,0 <1,0 3,0 2,0 1,5 1,0 <1,0 3,0 2,0 1,5 1,0 <1,0 Vòng quay các khoản phải thu 5% 4.0 3,5 3,0 2,0 <2,0 4,5 4,0 3,5 3,0 <3,0 4,0 3,0 2,5 2.0 <2,0 Vòng quay hàng tồn kho 5% 4.0 3,5 3,0 2,0 <2,0 4,5 4,0 3,5 3,0 <3,0 4,0 3,0 2,5 2,0 <2,0 Hiệu quả sử dụng tài sản 5% 3.5 2,9 2,3 1,7 <1,7 4,5 3,9 3,3 2,7 <2,7 5,5 4,9 4,3 3.7 <3,7 Chỉ tiêu cân nợ 30% Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản(%) 15% 45.0 50.0 60.0 70.0 >70 45.0 50.0 55.0 65.0 >65 40.0 45.0 50.0 55.0 >55 Nợ dài hạn/Vốn CSH(lần) 15% 1.2 1.5 1.7 2.0 >2.1 1.1 1.3 1.5 1.8 >1.8 1.0 1.2 1.4 1.5 >1.5 Chỉ tiêu thu nhập 20% Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 5% 6 5.5 5 4 <4 7 6.5 6 5.5 <5.5 8 7.5 7 6.5 <6.5 Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 5% 3.0 2,5 2,0 1,5 <1,5 4,0 3,5 3,0 2,5 <2,5 5,0 4,5 4,0 3,5 <3,5 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 3% 4.5 4.0 3.5 3.0 <3,0 5.0 4.5 4.0 3.5 <3,5 6.0 5.5 5.0 4.5 <4,5 Tỷ suất lợi nhuận / vốn CSH 3% 10.0 8,5 7,6 7,5 <7,5 10.0 8.0 7,5 7.0 <7,0 10.0 9.0 8,4 8,3 <8,3 EBIT/Chi phí lãi vay 4% 5.0 4.5 4.0 3.5 <3.5 5.5 5.0 4.5 4.0 <4.0 6.0 5.5 5.0 4.5 <4.5 Phụ lục 1.2: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ Chỉ Tiêu Tỷ trọng Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 Chỉ tiêu thanh khoản 30% Hệ số thanh toán hiện hành 10% 2.1 1,6 1,1 0,8 <0,8 2,3 1,7 1,2 1,0 <1,0 2,9 2,3 1,7 1,4 <1,4 Hệ số thanh toán nhanh 10% 1.4 0,9 0,6 0,4 <0,4 1,7 1,1 0,7 0,6 <0,6 2,2 1,8 1,2 0,9 <0,9 Hệ số thanh toán tức thời 10% 0.5 0.4 0.3 0.2 <0.2 0.6 0.5 0.4 0.3 <0.3 0.7 0.6 0.5 0.4 <0.4 Chỉ tiêu hoạt động 20% Vòng quay vốn lưu động 5% 6.0 4,0 3,0 2,0 <2,0 6,0 4,0 3,0 2,0 <2,0 6,0 4,0 3,0 2,0 <2,0 Vòng quay các khoản phải thu 5% 5.0 4,5 4,0 3,5 <3,5 6,0 5,5 5,0 4,5 <4,5 7,0 6,5 6,0 5,5 <5,5 Vòng quay hàng tồn kho 5% 5.0 4,5 4,0 3,5 <3,5 6,0 5,5 5,0 4,5 <4,5 7,0 6,5 6,0 5,5 <5,5 Hiệu quả sử dụng tài sản 5% 3.0 2,5 2,0 1,5 <1,5 3,5 3,0 2,5 2,0 <2,0 4,0 3,5 3,0 2,5 <2,5 Chỉ tiêu cân nợ 30% Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản(%) 15% 35.0 45.0 55.0 65.0 >65 30.0 40.0 50.0 60.0 >60 25.0 35.0 45.0 55.0 >55 Nợ dài hạn/Vốn CSH(lần) 15% 1.0 1.2 1.5 1.7 >1.7 1.0 1.2 1.5 1.7 >1.7 0.8 1.0 1.2 1.4 >1.4 Chỉ tiêu thu nhập 20% Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 5% 10 9.5 9 8.5 <8.5 11 10.5 10 9.5 <9.5 12 11.5 11 10.5 <10.5 Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 5% 7.0 6,5 6,0 5,5 <5,5 7,5 7,0 6,5 6,0 <6,0 8,0 7,5 7,0 6,5 <6,5 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 3% 6.5 6.0 5.5 5.0 <5,0 7.0 6.5 6.0 5.5 <5,5 7.5 7.0 6.5 6.0 <6,0 Tỷ suất lợi nhuận / vốn CSH 3% 14.2 12,2 9,8 9,6 <9,6 13,7 12 10,8 9,8 <9,8 13,3 11,8 10,9 10 <10 EBIT/Chi phí lãi vay 4% 5.0 4.5 4.0 3.5 <3.5 5.5 5.0 4.5 4.0 <4.0 6.0 5.5 5.0 4.5 <4.5 Phụ lục 1.3: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp xây dựng Chỉ Tiêu Tỷ trọng Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 Chỉ tiêu thanh khoản 30% Hệ số thanh toán hiện hành 10% 1.9 1,0 0,8 0,5 <0,5 2,1 1,1 0,9 0,6 <0,6 2,3 1,2 1,0 0,9 <0,9 Hệ số thanh toán nhanh 10% 0.9 0,7 0,4 0,1 <0,1 1.0 0,7 0,5 0,3 <0,3 1.2 1,0 0,8 0,4 <0,4 Hệ số thanh toán tức thời 10% 0.5 0.4 0.3 0.2 <0.2 0.6 0.5 0.4 0.3 <0.3 0.7 0.6 0.5 0.4 <0.4 Chỉ tiêu hoạt động 20% Vòng quay vốn lưu động 5% 2.0 1,5 1,0 0,8 <0,8 2,0 1,5 1,0 0,8 <0,8 2,0 1,5 1,0 0,8 <0,8 Vòng quay các khoản phải thu 5% 3.5 3,0 2,5 2,0 <2,0 4,0 3,5 3,0 2,5 <2,5 3,5 3,0 2,0 1,0 <1,0 Vòng quay hàng tồn kho 5% 3.5 3,0 2,5 2,0 <2,0 4,0 3,5 3,0 2,5 <2,5 3,5 3,0 2,0 1,0 <1,0 Hiệu quả sử dụng tài sản 5% 2.5 2,3 2,0 1,7 <1,7 4,0 3,5 2,8 2,2 <2,2 5,0 4,2 3,5 2,5 <2,5 Chỉ tiêu cân nợ 30% Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản(%) 15% 45.0 50.0 60.0 70.0 >70 45.0 50.0 55.0 65.0 >65 40.0 45.0 50.0 55.0 >55 Nợ dài hạn/Vốn CSH(lần) 15% 1.2 1.5 1.7 2.0 >2.1 1.1 1.3 1.5 1.8 >1.8 1.0 1.2 1.4 1.5 >1.5 Chỉ tiêu thu nhập 20% Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 5% 10 9.5 9 8.5 <8.5 11 10.5 10 9.5 <9.5 12 11.5 11 10.5 <10.5 Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 5% 8.0 7,0 6,0 5,0 <5,0 9,0 8,0 7,0 6,0 <6,0 10.0 9,0 8,0 7,0 <7,0 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 3% 6.0 4.5 3.5 2.5 <2,5 6.5 5.5 4.5 3.5 <3,5 7.5 6.5 5.5 4.5 <4,5 Tỷ suất lợi nhuận / vốn CSH 3% 9.2 9 8,7 8,3 <8,3 11,5 11 10 8,7 <8,7 11,3 11 10 9,5 <9,5 EBIT/Chi phí lãi vay 4% 5.0 4.5 4.0 3.5 <3.5 5.5 5.0 4.5 4.0 <4.0 6.0 5.5 5.0 4.5 <4.5 Phụ lục 1.4: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-DN ngành công nghiệp Chỉ Tiêu Tỷ trọng Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 Chỉ tiêu thanh khoản 30% Hệ số thanh toán hiện hành 10% 2.0 1,4 1,0 0,5 <0,5 2,2 1,6 1,1 0.7 <0,7 2,5 1,8 1,3 0.7 <0.7 Hệ số thanh toán nhanh 10% 1.1 0,8 0,4 0,2 <0,2 1,2 0,9 0,7 0.3 <0,3 1,3 1,0 0,6 0,4 <0,4 Hệ số thanh toán tức thời 10% 0.5 0.4 0.3 0.2 <0.1 0.5 0.4 0.3 0.2 <0.1 0.5 0.4 0.3 0.2 <0.1 Chỉ tiêu hoạt động 20% Vòng quay vốn lưu động 5% 4.0 3,0 2,0 1,5 <1,5 4,0 3,0 2,0 1.5 <1,5 4,0 3,0 2,0 1,5 <1,5 Vòng quay các khoản phải thu 5% 5.0 4,0 3,0 2,5 <2,5 6,0 5,0 4,0 3.0 <3,0 4,3 4,0 3,7 3,4 <3,4 Vòng quay hàng tồn kho 5% 5.0 4,0 3,0 2,5 <2,5 6,0 5,0 4,0 3.0 <3,0 4,3 4,0 3,7 3,4 <3,4 Hiệu quả sử dụng tài sản 5% 2.3 2,0 1,7 1,5 <1,5 4.0 3.2 2,2 1.5 <1,5 4,2 3,5 2,5 1,5 <1,5 Chỉ tiêu cân nợ 30% Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản(%) 15% 45.0 50.0 60.0 70.0 >70 55.0 60.0 65.0 70.0 >70 45.0 50.0 60.0 73.0 >73 Nợ dài hạn/Vốn CSH(lần) 15% 1.2 1.5 1.7 2.0 >2.1 1.1 1.3 1.5 1.8 >1.8 1.0 1.2 1.4 1.5 >1.5 Chỉ tiêu thu nhập 20% Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 5% 10 9.5 9 8.5 <8.5 11 10.5 10 9.5 <9.5 12 11.5 11 10.5 <10.5 Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 5% 5.5 5,0 4,0 3,0 <3,0 6,0 5,0 4,0 2.5 <2,5 6,5 6,0 5,0 4,0 <4,0 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 3% 6.0 5.5 5.0 4.0 <4,0 6.5 5,0 4,0 2.5 <2,5 7.0 6.5 6.0 5.0 <5,0 Tỷ suất lợi nhuận / vốn CSH 3% 14.2 13,7 13,3 13 <13 12,0 11,3 11 10.5 <10.5 13,0 12 11,0 10,5 <10,5 EBIT/Chi phí lãi vay 4% 5.0 4.5 4.0 3.5 <3.5 5.5 5.0 4.5 4.0 <4.0 6.0 5.5 5.0 4.5 <4.5 PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐIỂM CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH (Nguồn: Sổ tay tín dụng theo quyết định 2090/QĐ-TDDV3 ngày 26/04/2005 của Tổng giám đốc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) Chỉ tiêu Tỷ trọng Thang điểm Giá trị chuẩn I.Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 10% 1.Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn 5% 100 >2 lần 80 Từ 1,5 lần đến 2 lần 60 Từ 1 lần đến 1,5 lần 40 Từ 0,5 lần đến dưới 1 lần 20 Nhỏ hơn 0,5 lần 2.Nguồn trả nợ theo đánh giá của cán bộ tín dụng 5% 100 Đáng tin cậy 40 Không ổn định 20 Không chắc chắn II.Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 27% 3.Lý lịch tư pháp của người đứng đầu DN/kế toán trưởng 3% 100 Tốt, chưa có tiền án tiền sự 60 Đã từng có nghi vấn 40 Đã từng có tiền án tiền sự 20 Đang bị nghi vấn,truy tố 4.Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý DN 3% 100 Từ 10 năm trở lên 80 Từ 7 năm đến dưới 10năm 60 Từ 5 năm đến dưới 7 năm 40 Từ 2 năm đến 5 năm 20 Dưới 2 năm 5.Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý DN 3% 100 Trên đại học 60 Đại học 20 Dưới đại học hoặc không có thông tin 6.Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN 3% 100 Rất tốt 80 Tương đối tốt 60 Khá 40 Trung bình 20 Kém 7.Quan hệ của Ban lãnh đạo với cơ quan hữu quan 3% 100 Có mối quan hệ tốt 40 Quan hệ không tốt 60 Quan hệ bình thường 8.Môi trường kiểm soát nội bộ của DN theo đánh giá của CBTD 3% 100 Tốt 80 Tương đối tốt 60 Khá 40 Trung bình 20 Kém 9.Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD 3% 100 Rất năng động 80 Khá năng động 60 Không bắt kịp với thay đổi của thị trường 20 Năng động ở mức bình thường 10.Môi trường nhân sự nội bộ của DN 3% 100 Rất tốt 80 Tương đối tốt 60 Khá 40 Trung bình 20 Kém 11.Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới 3% 100 Rất khả thi 20 Không đánh giá được III.Quan hệ với ngân hàng 40% 12.Lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua 4% 100 Luôn trả nợ đúng hạn 20 Đã từng có nợ quá hạn, cơ cấu lại 13.Số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua 4% 100 <= 1 lần 80 Từ 2 đến 3 lần 60 Từ 4 đến 6 lần 40 Từ 7 đến 9 lần 20 Hơn 9 lần 14.Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại 4% 100 Không có nợ quá hạn 80 Quá hạn trên 30 ngày 60 Quá hạn trên 60 ngày 40 Quá hạn trên 90 ngày 20 Quá hạn trên 180 ngày 15.Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng( thư tín dụng,bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác…) 4% 100 Không có khoản vay chuyển sang ngoại bảng 20 Có khoản vay chuyển sang ngoại bảng 16.Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua 4% 100 Luôn đầy đủ và chính xác 60 Ở mức trung bình 20 Không đầy đủ và đúng hạn 17.Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong tổng doanh thu (trong 12 thang qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng số vốn được tài trợ của DN 4% 100 100% doanh thu 80 Từ 70% đến 100% 60 Từ 50% đến 70% 40 Từ 30% đến dưới 50% 20 Nhỏ hơn 30% 18.Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của BIDV 4% 100 Chỉ sử dụng tại BIDV 80 Tại BIDV lớn hơn các NH khác 60 Tại BIDV bằng các NH khác 40 Tại BIDV nhỏ hơn các NH khác 20 Ít sử dụng tại BIDV 19.Thời gian quan hệ tín dụng với BIDV 4% 100 Hơn 10 năm 80 Từ 7 năm đến dưới 10 năm 60 Từ 3 năm đến dưới 7 năm 40 Từ 1 năm đến dưới 3 năm 20 Dưới 1 năm 20.Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua 4% 100 Chưa từng có trong 24 tháng qua 60 DĐã từng có trong 24 tháng qua 20 Đang có nợ quá hạn 21.Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của CBTD 4% 100 Phát triển 60 Duy trì 40 Thoái lui 20 Chấm dứt IV.Các nhân tố bên ngoài 22.Triển vọng ngành 2% 100 Trong giai đoạn phát triển cao 80 Tương đối phát triển 60 Ổn định 40 Có dấu hiệu suy thoái 20 Đang suy thoái 23.Khả năng gia nhập thị trường của các tổ chức mới theo đánh giá của CBTD 2% 100 Rất khó 80 Tương đối khó 60 Bình thường 40 Tương đối dễ 20 Rất dễ 24.Các chính sách bảo hộ/ưu đãi 2% 100 Có chính sách bảo hộ của Nhà nước 80 Hiệu quả bảo hộ thấp 60 Không có chính sách bảo hộ 20 Hạn chế phát triển 25.Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên 2% 100 Rất ít phụ thuộc 80 Phụ thuộc không đáng kể 40 Phụ thuộc nhiều 20 Phụ thuộc hoàn toàn V.Các đặc điểm hoạt động 26.Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp(nguồn nguyên liệu đầu vào) 2% 100 Dễ tìm các nhà cung cấp 60 Bình thường 20 Phụ thuộc vào số ít nhà cung cấp 27.Sự phụ thuộc vào một số ít nhà tiêu dùng(sản phẩm đầu ra) 2% 100 Nhu cầu lớn 60 Bình thường 20 Nhu cầu ít 28.Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu DN trong 3 năm gần đây 2% 100 Hơn 20% 60 Từ 5 đến 20 % 20 Dưới 5% 29.Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận sau thuế DN trong 3 năm gần đây 2% 100 Hơn 20% 60 Từ 5 đến 20 % 20 Dưới 5% 30.Số năm hoạt động trong ngành 2% 100 Hơn 10 năm 60 Từ 3 đến 10 năm 20 Dưới 3 năm 31.Phạm vi hoạt động của DN(tiêu thụ sản phẩm) 2% 100 Toàn quốc,có xuất khẩu 80 Toàn quốc,không có xuất khẩu 60 Trong phạm vi miền 40 Trong phạm vi tỉnh 20 Phạm vi nhỏ hơn tỉnh 32.Mức độ bảo hiểm tài sản 1.50% 100 Tổng tiền bảo hiểm/Tổng tài sản >80% 80 60%-80% 60 40%-60% 40 20%-40% 20 không có bảo hiểm 33.Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD 1.50% 100 Phát triển nhanh 80 Phát triển ở mức trung bình 60 Có dấu hiệu suy thoái 20 Đang suy thoái PHỤ LỤC 3: Ví dụ về xếp hạng tín nhiệm đối với Công ty cổ phần gỗ ABC Tài liệu dùng làm căn cứ đánh giá bao gồm Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Gỗ ABC Đơn vị tính: Triệu đồng Số cuối kỳ Số đầu năm A TÀI SẢN NGẮN HẠN 8,469 3,960 I Tiền và các khoản tương đương tiền 1,359 540 1 Tiền 1,359 540 II Các khoản phải thu 5,180 603 1 Phải thu khách hàng 4,570 603 2 Trả trước cho người bán 610 III Hàng tồn kho 1,781 2,361 1 Hàng tồn kho 1,781 2,361 IV Tài sản ngắn hạn khác 149 456 1 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 149 456 B TÀI SẢN DÀI HẠN 7,563 6,008 I Các khoản phải thu dài hạn II Tài sản cố định 7,563 6,008 1 TSCĐ hữu hình 6,720 5,148 Nguyên giá 7,947 5,726 Giá trị hao mòn lũy kế (1,227) (578) 2 TSCĐ vô hình 843 860 Nguyên giá 902 901 Giá trị hao mòn lũy kế (59) (41) TỔNG TÀI SẢN 16,032 9,968 A NỢ PHẢI TRẢ 11,589 7,045 I Nợ ngắn hạn 11,173 6,795 1 Vay và nợ ngắn hạn 81 117 2 Phải trả cho người bán 3,440 3 Phải trả công nhân viên 2,286 1,312 4 Các khoản phải trả, phải nộp khác 5,366 5,366 II Nợ dài hạn 416 250 1 Vay và nợ dài hạn 416 250 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,443 2,923 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4,696 4,696 2 Lợi nhuận chưa phân phối (253) (1,773) TỔNG NGUỒN VỐN 16,032 9,968 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Cty cô phần gỗ ABC Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU Số cuối kỳ Số đầu năm 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,753 10,964 2 Các khoản giảm trừ doanh thu - 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,753 10,964 4 Giá vốn hàng bán 21,593 8,983 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4,160 1,981 6 Doanh thu hoạt động tài chính 5 9 7 Chi phí tài chính 226 143 8 _Trong đó lãi vay 210 9 Chi phí bán hàng 498 739 10 Chi phí quản lý DN 1,921 1,546 11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1,520 (438) 12 Thu nhập khác 15 13 Chi phí khác 15 14 Lợi nhuận khác 13 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 1,520 (425) 16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 1,520 (425) _Phân loại DN theo ngành: DN thuộc nhóm ngành Công nghiệp _Bảng tính điểm quy mô DN: Tiêu thức Trị số Điểm Vốn chủ sỡ hữu 4,4 tỷ 5 Doanh thu thuần 25 tỷ 10 Tổng tài sản 16 tỷ 2 Số lượng lao động 100 người 3 Tổng cộng 20 _Điểm số về quy mô của DN là 20: DN thuộc quy mô nhỏ. BẢNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM CTY CỔ PHẦN GỖ ABC Tên DN: Cty CP Gỗ ABC Ngành hoạt động: sản xuất,chế biến gỗ,lâm sản Tổng dư nợ: 795 triệu đồng Loại hình DN: Cty cổ phần Tình trạng NQH: KH đang có dư nợ-không có nợ quá hạn Điểm quy mô:20 Thời hạn vay: KH có nợ vay ngắn hạn, trung và dài hạn Quy mô DN: nhỏ Kiểm toán báo cáo tài chính: có Thời điểm báo cáo tài chính: 31/12/2007 1.THÔNG TIN TÀI CHÍNH CÁC CHỈ TIÊU Tỷ trọng Giá trị Điểm số Điểm số*Tỷ trọng Chỉ tiêu thanh khoản 30% 1.Khả năng thanh toán hiện hành 10% 0.758 40 4 2.Khả năng thanh toán nhanh 10% 0.599 60 6 3.Khả năng thanh toán tức thời 10% 0.122 20 2 Chỉ tiêu hoạt động 20% 4.Vòng quay vốn lưu động 5% 4.144 100 5 5.Vòng quay hàng tồn kho 5% 10.426 100 5 6.Vòng quay các khoản phải thu 5% 8.906 100 5 7.Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5% 3.795 80 4 Chỉ tiêu cân nợ 30% 8.Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản(%) 15% 72.290 40 6 9.Nợ dài hạn/Vốn CSH 15% 9.363 100 15 Chỉ tiêu thu nhập 20% 10.Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 4% 16.153 100 4 11.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 4% 6.760 100 4 12.Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân 4% 41.271 100 4 13.Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân 4% 11.692 80 3.2 14.EBIT/Chi phí lãi vay 4% 8.238 100 4 Tổng điểm của thông tin tài chính 71.2 2.THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH Các chỉ tiêu Tỷ trọng Giá trị Điểm số Điểm số*Tỷ trọng Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 10% Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn 5% 3 lần 100 5 Nguồn trả nợ theo đánh giá của cán bộ tín dụng 5% Nguồn trả nợ đáng tin cậy, DN hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn 100 5 Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 27% Lý lịch tư pháp của người đứng đầu DN/kế toán trưởng 3% Lý lịch tư pháp tốt, chưa từng có tiền án tiền sự theo thông tin mà CBTD có 100 3 Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý DN 3% 5 năm 60 1.8 Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý DN 3% Đại học 60 1.8 Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN theo đánh giá của CBTD 3% Tương đối tốt 80 2.4 Quan hệ của Ban lãnh đạo với cơ quan hữu quan 3% Quan hệ bình thường 60 1.8 Môi trường kiểm soát nội bộ của DN theo đánh giá của CBTD 3% Các quy trình kiểm soát nội bộ và quy trình hoạt động tồn tại nhưng chưa được thực hiện toàn diện trong thực tế. Cơ cấu tổ chức còn có hạn chế nhất định 60 1.8 Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD 3% Khá năng động, phản ứng nhanh trước các thay đổi của thị trường 80 2.4 Môi trường nhân sự nội bộ của DN 3% Rất tốt 100 3 Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới 3% CBTD không nắm được thông tin này do khách hàng từ chối cung cấp vì lý do bảo mật 40 1.2 Quan hệ với ngân hàng 40% Lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua 4% Luôn trả nợ đúng hạn 100 4 Số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua 4% 0 lần 100 4 Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại 4% Không có nợ quá hạn 100 4 Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng( thư tín dụng,bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác…) 4% BIDV chưa lần nào phải thực hiện thay các nghĩa vụ cho khách hàng trong 24 tháng qua hoặc khách hàng không có giao dịch ngoại bảng 100 4 Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua 4% Thông tin luôn được cung cấp đầy đủ, đúng hạn và đảm bảo chính xác theo yêu cầu của BIDV.Rất tích cực hợp tác trong việc cung cấp thông tin 100 4 Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong tổng doanh thu (trong 12 thang qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng số vốn được tài trợ của DN 4% 85% 80 3.2 Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của BIDV 4% Khách hàng sử dụng các dịch vụ của BIDV với mức độ lớn nhất so với các ngân hàng khác 80 3.2 Thời gian quan hệ tín dụng với BIDV 4% 4 năm 60 2.4 Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua 4% Không có nợ quá hạn/Không có dư nợ vay tại các ngân hàng khác 100 4 Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của CBTD 4% Phát triển 100 4 Các nhân tố bên ngoài 8% Triển vọng ngành 2% Tương đối phát triển 80 1.6 Khả năng gia nhập thị trường của các DN mới theo đánh giá của CBTD 2% Khó, đòi hỏi đầu tư vốn và lao động lớn, trình độ cao 80 1.6 Các chính sách bảo hộ/ưu đãi của Nhà nước 2% Có chính sách bảo hộ, khuyến khích, ưu đãi và DN tận dụng các chính sách trong hoạt động kinh doanh của DN, tuy nhiên hiệu quả mới ở mức thấp 60 1.2 Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên 2% Có phụ thuộc nhưng ảnh hưởng không đáng kể 80 1.6 Các đặc điểm hoạt động 15% Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp(nguồn nguyên liệu đầu vào) 2% Dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp trên thị trường 100 2 Sự phụ thuộc vào một số ít nhà tiêu dùng(sản phẩm đầu ra) 2% Bình thường 60 1.2 Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu DN trong 3 năm gần đây 2% 140% 100 2 Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận sau thuế DN trong 3 năm gần đây 2% 100% 100 2 Số năm hoạt động trong ngành 2% 4 năm 60 1.2 Phạm vi hoạt động của DN (tiêu thụ sản phẩm) 2% Toàn quốc,có hoạt động xuất khẩu 100 2 Mức độ bảo hiểm tài sản 1.50% 50% 80 1.2 Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD 1.50% Phát triển ở mức độ trung bình và tương đối vững chắc trong 3 đến 5 năm tới 80 1.2 Tổng điểm của thông tin phi tài chính 84.8 TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP Tỷ trọng Điểm số Điểm số*Tỷ trọng Điểm cho thông tin tài chính 35% 71.2 24.92 Điểm cho thông tin phi tài chính 65% 84.8 55.12 Tổng cộng 80.04 Xếp loại DN: Loại :A. Độ rủi ro : Thấp Nhóm nợ: Nợ nhóm 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_com_giai_phap_hoan_thien_he_thong_xep_hang_tin_nhiem_d_.pdf
Luận văn liên quan