PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU Bước sang thế kỷ mới , thế kỷ 21 với nhiều thành tựu về Văn Hoá - Xã Hội cũng như Kinh Tế - Chính trị . Đất nước ta đang ngày càng đổi mới , mọi người , mọi nhà đang tích cực hăng say cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp văn minh . Chúng ta đang cố gắng từng bước , từng vững chắc để tiến lên một nước Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá . sắp tới đây khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) một cơ hội mới đang mở ra trước mắt cho đất nước chúng ta . Các doanh nghiệp kể cả nhà nước cũng như tư nhân có nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển củ mình . Đặc biệt hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế . Nó chiếm vai trò chủ đạo và là động lực thúc đẩy thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Nhận thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này trong sự phát triển nền kinh tế , thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chủ trương và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước . Trong đó việc đưa ra các giải pháp về tiêu thụ và chế biến trong nước cũng như quốc tế của các công ty là một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam . Để thực hiện có hiệu quả chương trình này , Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp nhằm thúc đẩy các công ty cũng như Tổng công ty thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của mình .Hiện nay , việc nâng cao thị phần tiêu thụ sản phẩm của các công ty ở trong nước cũng như quốc tế đã có những bước chuyển biến quan trọng , nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình , thích ứng với cơ chế thị trường , ổn định và phát triển , góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà , đưa nước nhà từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới .
Nhận thức được đây là một chủ trương tạo nên sức mạnh mới cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng . Nhất là chúng ta đang trong quá trình thai nghén , cố gắng đàm phán từng bước để gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO )trong năm này . Tổng Công Ty chè Việt Nam đã triển khai thực hiện việc đổi mói , sắp xếp cũng như định hướng phát triển thị trường một cách mạnh mẽ nhằm tạo nên sức mạnh mới cho sự phát triển của Tổng Công Ty nói riêng và của toàn ngành chè nói chung .Qua thời gian được thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam , được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của Bác Nguyễn Khắc Thịnh Chánh Văn Phòng Tổng Công Ty chè Việt Nam và thầy Phạm Ngọc Linh giáo viên hướng dẫn , em đã quyết định chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của Tổng Công Ty chè Việt Nam “ với mục đích được tìm hiểu kỹ hơn về thị trường xuất khẩu cũng như thị phần tiêu thụ chè của công ty trên thị trường thé giới .
Do kiến thức và thời gian có hạn , bài viết khó tránh khỏi những sai sót em mong nhận được những góp ý của thầy giáo để bài viết được hoàn thiện hơn . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Ngọc Linh và Bác Nguyễn Khắc Thịnh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết này .
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới sô ***********
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng lúc này là phải động viên bà con chăm sóc cây chè cho tốt, cố gắng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thường xuyên theo dõi tình hình, hái chè cho đúng thời điểm , không nên để già quá hoặc hái non quá. Phải đảm bảo chất lượng chè từ khâu nguyên liệu. Đây cũng là điểm tựa chính để Việt Nam có thể cải thiện tình hình trong năm nay? Thêm vào đó, nếu Việt Nam thắt chặt các chi phí quản lý, cố gắng tiết kiệm ở các khâu, cũng có thể giảm giá thành cho chè. Để hạn chế những thiệt hại cho người làm chè, Hiệp hội Chè Việt Nam cũng đã đề nghị Chính phủ có biện pháp tạm trừ chè cho dân, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện cải tạo thiết bị máy móc nâng cao chất lượng chè như cho giãn nợ các công trình đầu tư nhà máy chế biến chè, cho vay với lãi suất ưu đãi cung cấp thông tin về thị trường nhiều hơn.
Tình hình năm nay chắc chắn sẽ có nhiều nhà máy chè phải đóng cửa do khả năng không đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chất lượng cũng như giá thành. Vì vậy, tốt nhất là Tổng công ty Chè cho rà soát lại tất cả các nhà máy chè nếu không đủ điều kiện về công nghệ thiết bị đảm bảo chất lượng chè thì yêu cầu phải nâng cấp hoặc cho đóng cửa trước khi họ phải tự đóng để đảm bảo uy tín cho chè Việt Nam.
3.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường còn yếu
Hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước còn yếu, tất cả mới chỉ dừng lại ở doanh thu bao nhiêu, vòng quay vốn, lãi... mà không phải là thị trường nào cần được đầu tư sâu hơn, thị trường nào thích uống loại chè nào, nhu cầu trong tương lai là bao nhiêu…do đó cần có những giải pháp gì trong tương lai.
Cũng như hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cung cầu chè trên thế giới, Tổng công ty cần có định hướng chiến lược thực hiện kế hoạch lâu dài trong xuất khẩu chè mà chủ yếu kinh doanh theo phương thức “được chuyến nào hay chuyến ấy “. Trước đây thì thường xuất theo kế hoạch của nhà nước và xuất hàng trả nợ. Những năm gần đây thì không còn xuất hàng trả nợ nhưng phải nói rằng, công tác điều ta thương nhân, lập kế hoạch trong tương lai, cho từng thị trường chưa làm được là bao, chính sách thương nhân và thị trường chưa ổn định
Mặt khác, Tổng công ty chưa có quan hệ thân thiết với các chân hàng theo kiểu “ hợp tác bền vững, hai bên cùng có lợi “. Đôi khi gặp sự biến động giá, các bạn có thể bán cho đối tác khác và thu lợi nhuận cao. Khi giá thấp thì Tổng công ty lại phải mua vào bù lỗ.
3.3. Thị trường chè thế giới đang cạnh tranh gay gát
Dự tính, trong năm 2005 , sản lượng chè búp tươi của Tổng công ty sẽ đạt khoảng 73.442 tấn, sản lượng chè xuất khẩu khoảng 62.770 tấn. Muốn đảm bảo việc xuất khẩu Tổng công ty cần phải có một sự cố gắng vượt bậc để nâng cao chất lượng chè và hạ giá thành mới có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu chè khác trên thế giới. Sự ứ đọng lượng chè xuất khẩu của thế giới do chiến tranh dẫn đến giá chè thế giới sẽ giảm và có thể là giảm mạnh. Như vậy, việc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu chè lại càng trở lên gay gắt. Các "cường quốc" về xuất khẩu chè như ấn Độ Srilanka, Kenya, Indonesia... cũng đang tăng cường tìm cách hạ giá, đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường.
Tồn tại và khó khăn nhất đối với ngành chè và Tổng công ty chè Việt Nam trong quá trình phát triển là vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Đến nay ngành chè vẫn chưa thật sự có thị trường lâu dài và vững chắc.Trước hết, Việt Nam cần phải tập trung cao độ để củng cố vững chắc quan hệ với các thị trường hiện có, như thị trường Đông âu và Nga, các nước khu vực Trung á, Đài Loan … Mỗi năm khu vực này nhập từ 30 - 50 ngàn tấn chè... Mặt khác, Việt Nam sẽ tìm cách tiêu thụ lượng chè không đưa được vào các quốc gia này bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu chè vào Mỹ, các nước Bắc Phi và Trung Đông. Để làm được điều đó đòi hỏi không chỉ có nỗ lực của riêng Tổng công ty Chè.
chương III : một số biện pháp cơ bản nhàm phát triển thị trường tiêu thụ chè của tổng công ty chè việt nam
I. phương hướng và mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ chè
1. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ
Trong lịch sử phát triển của ngành chè Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành này đang có một vai trò của quan trọng và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, phát triển hoạt động tiêu thụ chè trở thành một nhiệm vụ chủ yếu nhằm tập trung cố gắng cho ngành chè phát triển đúng với tiềm năng của nó. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ chè nằm trong chiến lược phát triển của ngành chè nói chung, được coi là chiến lược phát triển ngành chè Việt Nam.
Qua phân tích ở trên ta thấy cả thị trường trong nước và ngoài nước, trong thời gian tới, nhu cầu về chè đều có xu hướng tăng lên. Đây là cơ sở quan trọng để ngành chè nước ta rà soát lại thực lực của mình, để xây dựng một chiến lược phát triển thị trường nhằm đáp ứng những yêu cầu trong và ngoài nước, đồng thời khai thác có hiệu quả những tiềm năng về kinh tế xã hội hiện có.Phương hướng phát triển đến năm 2005-2010 với nội dung chủ yếu sau:
-Phát triển sản xuất chè để phục vụ đủ nhu cầu của thị trường trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 200 triệu USD/năm
-Củng cố và mở rộng thị trường Trung cận Đông
-Khôi phục thị trường các nước Đông Âu và cộng hoà Liên bang Nga
-Tham gia thị trường Nhật Bản, Đài Loan bằng các hình thức liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm
-Mở thêm thị trường mới ở Bắc Mỹ và nước Châu Âu
2. Mục tiêu đề ra
Trên cơ sở định hướng phát triển thị trường tiêu thụ Tổng công ty chè Việt Nam đưa ra các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Biểu : Kế hoạch sản lượng chè tiêu thụ trong
nước Của Tổng công ty Năm 2001-2005
Đơn vị tính:tấn
TH2000
2003
2004
2005(4)
So sánh
(=4/1)
979
1.400
1.550
1.700
1,74
Nguồn số liệu: Tổng công ty chè Việt Nam
Biểu 3 : Kế hoạch thị trường của Tổng công
ty Năm 2001-2005
Đơn vị tính: tấn
Các thị trường
2003
2004
2005
Irắc
25.000
26.000
27.000
Nga và SNG
2.000
2.700
3.500
Pakistan
2.000
2.500
3.000
Nhật
1.200
1.300
1.450
Ba Lan
550
600
650
Srya
200
200
250
Singapore
200
250
300
Đài Loan
250
350
450
Anh
200
250
300
Arập
600
650
700
Liban
300
350
400
Các nước khác
900
1.200
2.000
Cộng
33.400
36.350
40.000
Nguồn số liệu : Tổng công ty chè Việt Nam
II. một số giaỉ pháp cơ bản nhàm phát triển thị trường tiêu thụ
Qua phân tích thực trạng tiêu thụ chè ở Tổng công ty chè Việt Nam,có thể thấy rằng phát triển thị trường tiêu thụ của Tổng công ty chè là một vấn đề hết sức quan trọng góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế. Xét về góc độ thương mại, phát triển thị trường chính là thúc đẩy bán hàng, tăng lượng chè tiêu thụ trong nước và tăng số lượng hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ, nâng cao hiệu quả xuất khẩu
Trên cơ sở thực trạng kinh doanh mặt hàng chè của Tổng công ty chè Việt Nam, cần đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ chè ở Tổng công ty như sau:
1. Nhóm biện pháp về sản xuất chè
a.Muốn nâng cao chất lượng chè Tổng công ty chè Việt Nam cần tập trung vào các biện pháp sau đây:
-Quản lý tốt chất lượng chè thu mua đầu vào, tránh mua hàng xấu, chất lượng không đồng đều…
-Kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khẩu nhất là những thông số về chỉ tiêu kỹ thuật
-Chú ý đến vấn đề lưu kho, bảo quản hàng hoá: Không để nơi nhiệt đọ quá cao hoặc quá ẩm thấp, dễ phân huỷ.
-Chú ý đến vấn đề bao bì bảo quản, lựu chọn hợp lý loại bao bì đóng gói
Tổng công ty cần kiểm tra kỹ quá trình vận động của hàng hoá từ khâu đầu tới khâu cuối. Đặc biệt là đối với mặt hàng chè ngoài việc kiểm tra chất lượng ở thời điểm sản xuất, dự trữ, bảo quản, còn phải quan tâm đến thời hạn sử dụng an toàn. Thông thường, chè đòi hỏi phải đóng gói cẩn thận nhằm giữ gìn chất lượng sản phẩm như khi mới chế biến.
Tuy nhiên, về lâu dài để nâng cao chất lượng chè, Tổng công ty tập trung trước hết vào vấn đề giống chè và một số vấn đề có liên quan như:
*Thực hiện chương trình về giống chè:
Chương trình này lấy Viện nghiên cứu chè làm nòng cốt- xúc tiến việc khu vực hoá về giống và nhân nhanh các giống mới nhập để nhanh chóng đưa ra các giống có năng suất cao và chất lượng tốt vào các vườn chè nhằm tạo ra các loại sản phẩm chất lượng cao và tăng thu nhập cho người làm chè. Thiết lập 10 vườn ươm giống chè “ mẹ” mới nhập tại các tỉnh trọng điểm sản xuất chè , thành lập Ban quản lý và dịch vụ giống chè để tiến tới đề nghị Bộ cho phép thành lập xí nghiệp công ích làm nhiệm vụ cung ứng giống chè tốt cho cả nước.
Tại các đơn vị sản xuất chè, tiến hành khôi phục các vườn ươm giống chè, sử dụng các loại giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống trồng dặm, trồng mới của dân và đơn vị, mục tiêu đến năm 2005 phấn đấu có được 30% số diện tích chè được trồng ( dặm và trồng mới ) bằng giống chè có chất lượng cao để cải tiến chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Tổng diện tích vườn ươm giống phải đạt 120 ha để đủ giống tốt cho trồng mới 5.000 ha/ năm, để bảo đảm tăng nhanh nguồn giống đề nghị Bộ tiếp tục cho phép nhập khẩu thêm 5 triệu hom giống vào năm 2006
Chú ý đến đặc điểm sinh thái của từng loại giống để bố trí trồng tại những vùng có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, tổ chức nghiên cứu và phổ biến quy trình canh tác các loại giống mới cho nông dân.
*Chương trình cải tạo đất, giữ ẩm cho vườn chè
Làm cho đất màu mỡ trở lại bằng cách bón phân hữu cơ, phân sinh hoá tổng hợp, phân vi sinh, ép xanh, tủ cỏ, trồng cây phân xanh, cây bóng mát để tạo mùn và giữ ẩm cho vườn chè, hạn chế bón phân vô cơ đơn lẻ. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện việc khử chua cho đất (bằng cách bón vôi), làm rãnh thoát nước cho vườn chè…
Thực hiện tưới cho cây chè bằng các biện pháp hợp lý, phù hợp với từng điều kiện như: tạo hợp thuỷ, đắp hồ ngăn nước, đào giếng, khoan giếng, làm hồ trên đồi…, sử dụng nhiều hình thức phun tưới phun khác nhau: tưới bằng nước tự nhiên, bón phân hoà nước vào gốc chè…Năm 2004-2007 sẽ xây dựng các công trình thuỷ lợi bảo đảm có 5 Công ty thực hiện tưới cho 50-70% diện tích chè, các công ty khác đảm bảo 15-20% diện tích chè được tưới.
Từ năm 2001 tổ chức sản xuất 10.000-30.000 tấn phân hữu cơ vi sinh tổng hợp đặc chủng cho chè đã được kiểm nghiệm trong thời gian qua để bón trên toàn bộ diện tích chè của Tổng công ty.Phối hợp với hiệp hội chè Việt Nam và các tỉnh làm chè lớn để khảo sát nguồn phân chấp nhằm xây dựng ở mỗi tỉnh có một nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh tổng hợp, Tổng công ty sẽ sử dụng nguồn tài chính tập trung cho công tác này đến năm 2005 trở đi các vườn chè tập trung sẽ chỉ sử dụng loại phân bón này.
*Quy hoạch và phát triển vùng chè
Nguồn chè ổn định, phong phú, đa dạng là tiền đề cho xuất khẩu chè đi vào ổn định theo chiều hướng có lợi hơn. Khi có quy hoạch vùng chè công tác thu mua, bảo quản sẽ diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, giảm bớt các chi phí trung gian.
Với điều kiện hiện tại có nhiều khó khăn về vốn và các điều kiện cần thiết khác, tổng công ty rất khó thực hiện quy hoạch các vùng chè trọng điểm. Vì vậy Nhà nước mà trực tiếp là Bộ NN&PTNT cần tạo điều kiện cho Tổng công ty bố trí quy hoạch các vùng chè cho sản xuất chè xuất khẩu
Hiện nay ở miền Bắc nước ta có trên 30 tỉnh có cây chè. Các nhà máy chè và các cơ sở chế biến lớn cũng tập trung ở đây. Các tỉnh này đã chiếm 53,4% sản lượng và 63,4% diện tích chè cả nước.
Với ngành sản xuất chè, việc bố trí các vùng nguyên liệu( sản xuất nông nghiệp ) gắn liền với các cơ sở chế biến ( nhà máy ) là hết sức quan trọng. Việc bố trí các vùng chè nguyên liệu gắn với việc quy hoạch tổng thể ngành chè để từ đó có hướng chiến lược đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng chè kể cả hướng thị trường nội địa hay xuất khẩu.
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và địa hình có thể hình thành 3 vùng chè từ đó có định hướng cho việc đầu tư và cả cho hướng thị trường:
-Vùng có độ cao dưới 100 m so với mặt nước biển:
Vùng này tương đối rộng bao gồm một số huyện thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình, các tỉnh Bắc Thái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng chè, tuy nhiên chất lượng chè thấp. Sản phẩm chè của vùng này là chè đen xuất cho thị trường Trung cận đông ( iran, irắc, Gióođani…) và các nước thuộc khối SNG. Vùng này có nhiều nhà máy chế biến chè lớn có công suất từ 12-42 tấn tươi/ngày. Vùng này có khả năng mở rộng diện tích 14-15 ngàn ha.
-Vùng có độ cao từ 100-1000 m so với mặt biển gồm: Mộc Châu, Sơn La và các cao nguyên Lâm Đồng. Đây là vùng nguyên liệu tập trung, có điều kiện sinh thái để trồng các loại chè có chất lượng cao. Sản lượng chè của vùng này là chè đen và chè xanh có giá trị cao. Thị trường xuất khẩu là Tây Âu, vùng này có khả năng mở rộng diện tích từ 8.000-10.000 ha
-Vùng có độ cao trên 1.000m gồm một số huyện vùng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai châu. Vùng này có địa hình phức tạp nhưng lại thích hợp với những loại chè tuyết san. Phát triển khai thác vùng chè này để chế biến các loại chè đặc sản nội tiêu và xuất khẩu. Vùng này có khả năng mở rộng diện tích từ 6.000-8.000 ha
Để có những vùng chè tập trung, với cơ cấu giống hợp lý và hình thành vùng nguyên liệu để chế biến công nghiệp, chính phủ cũng nên thành lập các doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ khai hoang- trồng mới- chăm sóc chè, các doanh nghiệp này đứng ra vay vốn theo các dự án được nhà nước phê duyệt để trồng chè tập trung và khi các vườn chè đã đi vào kinh doanh thì cho phép bán lại cho các hộ gia đình. Có như vậy, mới đảm bảo có được các vùng nguyên liệu chè ổn định, chất lượng đồng đều.
Hiện nay, các vùng sản xuất và chế biến chè phần lớn tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi nên cơ sở hạ tầng như đường sá, bệnh viện, đường điện …đang còn yếu kém. Do vậy nhà nước cần có hướng đầu tư để tăng cường cơ sở hạ tầng, trước hết là hệ thống đường sá giao thông, hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân vùng trồng chè để cải thiện điều kiện sống và làm việc của người trồng chè.
Có thể nói, việc nhà nước quy hoạch, bố trí các vùng chè trọng điểm dựa trên cơ sở sinh thái, những điều kiện kinh tế tự nhiên của từng vùng đồng thời tạo nên vùng nguên liệu lớn sẽ tạo điều kiện cho Tổng công ty dựa trên cơ sở đó mà đầu tư chiều sâu để cải tiến nâng cao chất lượng chè. Việc quy hoạch, bố trí các vùng nguyên liệu tập trung trọng điểm sẽ giúp cho Tổng công ty dễ dàng khai thác tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, sinh thái và kinh tế xã hội của mỗi vùng, tạo nên nguồn sản phẩm hàng hoá lớn có khả năng cạnh tranh, đặc biệt đối với nguồn sản phẩm xuất khẩu.
2. Nhóm biện pháp về chế biến
2.1. ứng dụng tiến bộ khoa học trong chế biến và thiết lập hệ thống bảo quản
2.1. ứng dụng tiến bộ khoa học trong chế biến và thiết lập hệ thống bảo quản.
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm chè thông qua chế biến ngày càng tăng trừ một số vùng tiêu thụ trực tiếp dưới hình thức chè tươi. Xã hội ngày càng văn minh thì đòi hỏi về chè có chất lượng cũng tăng theo.
Chè ngay từ khi thu hái về còn tươi, nếu để trong điều kiện bình thường dễ bị mốc, nhiễm khuẩn, sau khi tiến hành chế biến thì phải bảo quản hợp lý, bởi vì có thể nguyên liệu chè rất thơm ngon song do chế biến, do bảo quản không tốt, có thể làm giảm đi chất lượng vốn có của cây chè. Chính vì vậy, chế biến đúng kỹ thuật và bảo quản tốt là yếu tố cơ bản để tránh làm mất phẩm chất của chè trước khi bán.
Do đặc tính sinh học, sản phẩm chè cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác được đưa ra thị trường có kiểu dáng tự nhiên, trong khi nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải có sự tiện dụng và rất đa dạng. Điều đó đặt ra cho các nhà sản xuất, các nhà tạo giống phải thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Để đảm bảo cho sản phẩm chè được lưu thông trên thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến phải tìm cách tạo ra những sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng, chủng loại phong phú, bảo đảm sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Cũng bởi điều đó, Tổng công ty cần phải nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Xây dựng bổ sung và hoàn chỉnh công nghệ chế biến các loại chè để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Cụ thể là:
-Hiện nay chè đen đang được chế biến theo 2 phương pháp công nghệ là orthodox và CTC, nhưng công nghệ chế biến này đã cũ cần sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện.
-Bổ sung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá các bộ phận ép của máy rò, hiện đại hoá các phòng lên men, trang bị hệ thống lên men liên tục và làm mát chè theo kiểu của Nhật, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sương.
-Hiện đại hoá khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh, thay lò nhiệt đốt than bằng đốt dầu để tăng chất lượng chè…
-Cần phải kết hợp quy mô vừa và nhỏ với quy mô lớn, hiện đại trong chế biến; cần phải bố trí nhà máy hiện đại có công suất lớn với những nhà máy hoặc những xưởng chế biến có quy mô nhỏ hoặc thậm chí là các cơ sở của các hộ gia đình để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ở trong vùng. Việc bố trí, sắp xếp lại các nhà máy và hệ thống chế biến chè trong từng vùng gắn liền với vùng nguyên liệu chè là rất cần thiết. Đồng thời phải tính toán trang bị và trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật sao cho thích hợp với công nghệ mới được áp dụng.
-Đầu tư hệ thống kho tàng cho việc cất trữ hàng hoá để có thể thu mua hàng vào những thời điểm có lợi nhất và xuất hàng khi khách hàng có đơn yêu cầu. Hiện nay hệ thống kho của Tổng công ty tương đối nhiều, dung lượng lớn, tuy nhiên có một số kho đã bị xuống cấp, mái nhà dột, nền kho ẩm.Những điều kiện như vậy không bảo đảm cho chất lượng chè trong kho, vì vậy công ty cần tổ chức tu sửa lại hệ thống kho tàng nhằm bảo quản tốt hơn, bảo toàn chất lượng hàng hoá. Chú ý cần phải có những kho tàng đặc chủng để chống nhiễm khuẩn, mốc meo và mối mọt…
Năm 2001 tiến hành chế tạo và trang bị cho các đơn vị hàng loạt xe chuyên chở và bảo quản chè búp tươi theo kiểu của Mộc Châu:hiện đại hoá toàn bộ khâu héo chè nhằm tạo hương thơm cho chè thành phẩm, sử dụng theo nguyên tắc héo kết hợp bảo quản chè tươi trong hộc héo,chế tạo và trang bị các băng tải héo chè đủ để rải chè theo công suất của nhà máy. Trang bị hệ thống điều khiển nhiệt độ sấy cho 100% máy sấy. Trang bị thêm bộ phận hút bụi, lọc tách sơ cẫng, loại bỏ tạp chất sắt, thiết bị bẻ chè theo kiểu Nhật Bản cho phòng sàng. Lắp đặt thiết bị hút ẩm cho chè thành phẩm để chè vào thùng đạt mức thuỷ phần 5%, nâng cao chất lượng chè Việt Nam. Chế tạo dây truyền thiết bị sản xuất chè hương liên tục
Do đặc tính của hàng nông sản là theo mùa vụ nên nếu Tổng công ty muốn có hàng để xuất khẩu trong cả năm thì rõ ràng khâu dự trữ phải tốt. Vì vậy Tổng công ty phải xây dựng được một kế hoạch dự trữ thường xuyên, dự trữ mùa vụ cụ thể trong từng giai đoạn nhất định căn cứ vào lượng hàng xuất khẩu và xu hướng, khả năng xuất khẩu của giai đoạn tiếp theo. Việc lập kế hoạch dự trữ Tổng công ty phải phân cấp cho các phòng, các đơn vị sản xuất, các chân hàng chuyên doanh đảm trách
Việc chế biến bảo quản trở thành một khâu không thể thiếu được trong quy trình sản xuất của ngành chè. Phương pháp công nghệ và quy trình chế biến, bảo quản có ảnh hưởng rất lớn và gần như quyết định đối với chất lượng sản phẩm chè, điều này đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp Tổng công ty khẳng định vị trí của mình với bạn hàng trong và ngoài nước.
2.2.Đa dạng hoá sản phẩm chế biến
Ngoài việc nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè cao cấp có sức cạnh tranh cao như các loại chè ướp hương hoa quả, các loại nước chè đóng hộp, các loại chè thuốc như: chè dưỡng thọ cho người già, chè chống sỏi thận, chè đắng và các loại chè thảo mộc khác. Năm 2001 tổ chức trồng và khai thác các tiềm năng của đất đai trung du- miền núi các sản phẩm: măng, gừng, đậu, tỏi, vừng, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo ra những sản phẩm hàng hoá để tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập chè cho người nông dân.
Tranh thủ lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), các thành phần kinh tế mở ra các dịch vụ: Khuyến nông, phổ biến KHKT, kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho đời sống của nhân dân tại các vùng chè.
Nghiên cứu thị trường để tổ chức xí nghiệp sản xuất tinh dầu quả chè để khai thác nguồn nguyên liệu 2000 tấn quả chè hiện có, làm tinh dầu hoa chè và các loại hoa khác. Xây dựng tại Hà Nội trung tâm đấu giá, quảng cáo chè Việt Nam và hệ thống kho bảo quản thực phẩm tươi sống cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây lắp vật tư- kỹ thuật, tạo điều kiện cho công ty có đủ khả năng tổ chức thi công nhiều công trình có yêu cầu kỹ thuật cao để mở ra được nhiều thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động
3. Nhóm biện pháp về tiêu thụ
Thị trường là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Nhờ có thị trường người sản xuất và người tiêu thụ mới có thể trao đổi hàng hoá, thoả mãn và hiểu được nhu cầu của nhau. Không có thị trường, hàng hoá sản xuất ra bị tồn đọng, sản xuất bị đình trệ tiến tới phá sản. Vì thế, mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng, tăng nhanh doanh thu và xa hơn nữa là tạo được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Như đã nêu trên ở thị trường của Tổng công ty đã có nhiều thuận lợi trong mấy năm lại đây. Song thuận lợi này chỉ là nhất thời. Về thực chất vẫn là khó khăn. Do vậy, củng cố và mở rộng thị trường là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Tổng công ty.
3.1. Thúc đẩy hoạt động maketing
3.1.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
Đối với Tổng công ty, hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài thời gian qua còn chưa được chú ý. Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là nhằm xác định các bạn hàng ổn định lâu dài cho từng mặt hàng xuất khẩu, xác định dung lượng hàng hoá xuất khẩu tính cho mỗi loại mặt hàng, mỗi loại thị trường khác nhau là bao nhiêu…Đồng thời nhằm phát hiện thị trường mới. Sản phẩm chè của Tổng công ty đã có mặt trên thị trường quốc tế, có những thị trường đã trở thành quen thuộc, có những thị trường mới. Do vậy củng cố và tìm kiếm thị trường chè là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược thị trường thị trường xuất khẩu của Tổng công ty.
Với thị trường quen thuộc như Liên bang Nga, các nước thuộc SNG, các nước Đông Âu đã nhập chè Việt Nam từ 40 năm nay. Đây là thị trường quen thuộc nên cần cố gắng duy trì phát triển ổn định và tăng thị phần nhập khẩu chè của họ đối với chè của ta. Cần chú ý đến công tác tiếp thị, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường này để cải tiến chất lượng sản phẩm xuất khẩu kể cả bao bì, nhãn mác.
Thị trường Trung cận Đông- đây là thị trường mới bao gồm irắc, iran, Libi, Gióođani…tuy là thị trường mới nhưng là khách hàng có nhiều tiềm năng, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Dự kiến đến năm 2005 nhu cầu nhập khẩu của các nước Cận đông là 383,6 nghìn tấn trong đó: Ai cập : 104,6 nghìn tấn; iran 39,1 nghìn tấn; irắc 51,7 nghìn tấn…(Số liệu FAO). Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu của các nước này là rất lớn so với lượng chè mà ta có khả năng cung ứng. Tuy đây là thị trường mới nhưng mấy năm gần đây đã nhập nhiều chè của Việt Nam. Do vậy, đây là thị trường đáng chú ý cần có chính sách giữ vững và ổn định để tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Cần đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới của chè, nhất là những sản phẩm tổng hợp của chè để có thể cạnh tranh với các đồ uống khác thích ứng với tập quán không dùng đồ uống có cồn của người dân theo đạo hồi.
Thị trường Châu á như Pakistan, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan… có thể nhập từ 7.000-10.000 tấn/ năm. Đây cũng là thị trường mới, thị hiếu lại gần giống với thị hiếu của người Việt Nam, tuy nhiên thị trường này đòi hỏi chất lượng cao hơn. Khâu chế biến sản phẩm chè đối với thị trường này cần lưu ý cải tiến chất lượng mẫu mã, bao bì, nhãn mác
Các thị trường khác như Bắc Mỹ và Tây Âu gồm các nước như: Anh, Mỹ…đã sử dụng sản phẩm chè của Tổng công ty. Đây là thị trường mới, rất “Khó tính” nhưng cũng có nhiều hứa hẹn. Tăng cường công tác tiếp thị dưới nhiều hình thức khác nhau để mở rộng thị trường Tây Âu là một việc hết sức quan trọng. Để làm tốt công tác này, Tổng công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nắm bắt thông tin thị trường chè trên thế giới cũng như tăng cường kinh phí nghiên cứu những xu hướng biến đổi của thị trường chè. Ngoài ra, việc thu thập và xử lý thông tin về thị trường phải xác định được giá cả từng mặt hàng chè trong từng thời điểm. Trong những năm gần đây, thị trường chè thế giới có nhiều biến động bất thường, giá cả có lúc tăng vọt đến mức cao nhất song cũng có lúc giảm xuống múc thấp nhất. Sự chênh lệch giá này có thể làm cho một số doanh nghiệp phá sản nếu không nắm vững và phân tích thông tin một cách chính xác hoặc có thể gặp phải những thông tin mang tính chiến thuật của các tổ chức nhằm tạo ra những cơn sốt giả tạo. Vì vậy, công tác thông tin tiếp cận thị trường để tạo ra thị trường xuất khẩu ổn định là hết sức cần thiết. Nó là cơ sở để có đối tác thích hợp về đầu tư, khai thác, trồng trọt, chế biến của Tổng công ty.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu có hiệu quả?
-Trước hết Tổng công ty cần phải thành lập bộ phận chuyên thu thập xử lý các thông tin về thị trường chè, tổ chức lớp học bồi dưỡng để nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác marketing, cần có chính sách tuyển chọn đội ngũ làm công tác này một cách kỹ lưỡng và hiệu quả, cán bộ làm công tác Marketing phải nhạy bén, năng động, biết phân tích các tình huống trên thị trường một cách chính xác để có phương án kinh doanh phù hợp.
-Hai là Tổng công ty cần phải thấy rằng các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm được tổ chức trong và ngoài nước là những cơ hôi tốt cho Tổng công ty trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu chào hàng, bán hàng và ký kết hợp đồng…Tổng công ty cũng cần tranh thủ thu thập thông tin, tiếp xúc với các đối tác, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh để chọn cho mình hướng phát triển kinh doanh thích hợp đặc biệt trong việc lưụ chọn thị trường và mặt hàng phù hợp với thị trường đó. Khi cần thiết phải nghiên cứu kỹ hơn về một thị trường nào Tổng công ty có thể cử cán bộ kinh nghiệm trực tiếp sang thị trường này để có thể tìm hiểu thông tin một cách chính xác hơn.
- Ba là thông qua các chi nhánh đại diện tại nước ngoài, Tổng công ty xúc tiến việc trao đổi tiếp xúc với các bạn hàng tại thị trường đó. Tổng công ty nên có mối quan hệ tốt với khách hàng, thường xuyên gặp gỡ với khách hàng để lắng nghe ý kiến của khách hàng và có những chiến lược mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Tổng công ty có thể thành lập thêm nhiều chi nhánh khác, điều này giúp cho Tổng công ty duy trì sự hiện diện của mình trên thị trường quốc tế, quan hệ trường xuyên với các tổ chức, các doanh nghiệp để qua đó khuếch trương hoạt động của mình.
Có thể nói, công tác tìm kiếm thông tin và tiếp cận thị trường là hoạt động quan trọng và không thể thực hiện một cách nửa vời. Nó đòi hỏi Tổng công ty phải nỗ lực và có phương án đầu tư thích đáng thì mới mong đạt kết quả tốt. Nó sẽ giúp cho Tổng công ty xác định đúng đâu là thị trường cho mình và có biện pháp khai thác hiệu quả thị trường đó.
3.1.2. hoàn thiện công nghệ quảng cáo, chào hàng
Kết quả cuối cùng của hoạt động Marketing là đem đến cho người tiêu dùng cái mà họ cần chứ không phải cái mà mình có. Trên thực tế, hoạt động Marketing của Tổng công ty chưa mang lại chức năng là sự thúc đẩy cho cả sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Kế hoạch Marketing chỉ dừng lại ở nội dung như: Doanh số cần đạt bao nhiêu, lãi bao nhiêu, dự kiến bán sản phẩm ở thị trường nào.
Trong thời gian tới, Tổng công ty cần xây dựng các hỗ trợ Marketing cho kinh doanh xuất khẩu chè. Các hỗ trợ này cần phải hoàn thiện hơn khi mà có rất nhiều đầu mối cùng tham gia hoạt động xuất khẩu chè.
Chính sách giao tiếp và khuếch trương phải trở thành công cụ quan trọng để Tổng công ty áp dụng nhằm mang đến cho người tiêu dùng hình ảnh sản phẩm của Tổng công ty. Để giúp cho sản phẩm chè có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường, Tổng công ty cần đề ra các kế hoạch tăng cường tham gia giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng, quầy hàng, hội chợ triển lãm. Nếu có thể Tổng công ty nên đứng ra các cuộc triển lãm. Thực hiện được điều này, chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng cả trong và ngoài nước .
Về vấn đề thương hiệu của sản phẩm: mặc dù những năm gần đây nhãn hiệu chè của Tổng công ty đã được đổi mới, các bao bì, mẫu mã đã có nhiều tiến bộ như nhãn hiệu chè Dragon, Bambô, nhãn hiệu chè Tùng Lộc; các loại chè xanh, chè đen của nhà máy chè Kim Anh…Song so với nhãn hiệu của các loại chè nhập ngoại như Lipton, Hồng Trà, Dimah… thì ta vẫn còn kém xa. Vì vậy Tổng công ty cần phải tìm hểu đầu tư để liên tục đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm. Tổng công ty cần phải da dạng hoá sản phẩm, cụ thể là làm ra nhiều loại chè thích hợp với thị hiếu dân tộc ở mỗi nước. Đồng thời áp dụng những phương thức bán hàng linh hoạt như: Buôn bán đối lưu, kí kết hợp đồng đại lý kinh tiêu, đại lý gửi bán…Đồng thời phải đăng ký thương hiệu ở nước ngoài tránh lặp lại những thiếu sót mà một số sản phẩm có uy tín của ta trên thị trường thế giới như cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vnataba bị các hãng nước ngoài đánh cắp nhãn hiệu, mặc dù chúng ta đã thắng trong một số vụ kiện đòi lại thương hiệu song không tránh khỏi những thiệt hại to lớn.
Về chiến lược phân phối hiện nay: chủ yếu hàng xuất khẩu của Tổng công ty bán cho các nhà trung gian, môi giới, có một chất lượng rất ít có thể trực tiếp cho người tiêu dùng ở thị trường Nga. Điều này làm cho Tổng công ty mất đi một khoản lợi nhuận mà đáng lẽ ra phải được hưởng từ các trung gian này. Trong thời gian tới Tổng công ty cần đề ra các chiến lược để có thể xuất được trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài tránh qua nhiều trung gian.
Về chiến lược giá cả: hiện giá cả sản phẩm chè xuất khẩu của Tổng công ty tuỳ thuộc rất nhiều vào giá thị trường chè thế giới, đó cũng là hiện tượng chung của các loại hàng nông sản Việt Nam. Vì vậy, Tổng công ty cần tổ chức việc nghiên cứu giá một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng khi giá chè trên thế giới giảm đi thì ta xuất, khi giá lên cao ta lại không tự chủ động ký kết được các hợp đồng hoặc không có hàng để xuất. Nếu tổng công ty làm tốt công tác dự đoán giá cả sẽ tránh được các thiệt hại, rủi ro. Khi giá tăng cao, không nên xuất một lượng lớn ngay từ đầu mà có thể chờ giá tăng cao xuất đạt lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, nếu dự đoán giá giảm cần nhanh chóng xuất khẩu hết hàng trước khi hàng có dấu hiệu giảm giá tránh thiệt hại…
Chiến lược Marketing-mix bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phâ phối, chiến lược xúc tiến. Thông thường, để xâm nhập vào thị trường mới hoặc củng cố thị trường quen thuộc. Tổng công ty nên thực hiện cả 4 chiến lược nhưng với mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể:
- Để củng cố thêm các mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, cần có chính sách về giá cả và một số điều kiện ưu đãi hơn cho các bạn hàng lâu lăm.
-Để thâm nhập vào thị trường mới nên áp dụng chiến lược sản phẩm mẫu mã, chất lượng, bao bì, chiến lược xúc tiến( tăng cường quảng cáo, chào hàng,…) và có thêm sự ưu đãi về giá cả
Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, Tổng công ty cũng nên coi trọng, giới thiệu quảng cáo sản phẩm để khách hàng có sự hiểu biết và nhận thức tốt về sản phẩm của mình. Đặc biệt trong công tác giao nhận, thanh toán, thực hiện hợp đồng,…Tổng công ty luôn phải tạo và nâng cao uy tín để khách hàng có lòng tin vào Tổng công ty cũng như sản phẩm của Tổng công ty.
Việc xây dựng một biểu tượng tốt đẹp về hàng hoá trong con mắt của khách hàng là một vấn đề khó khăn và lâu dài. Hoạt động Marketing có tác dụng tạo hình ảnh của Tổng công ty trên thị trường làm nhiều đối tác biết đến Tổng công ty cùng với những mặt hàng của mình. Mà một khi hàng hoá đã có một biểu tượng riêng, uy tín với khách hàng thì việc tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm và những sản phẩm tương tự như vậy hay những sản phẩm khác mang nhãn hiệu của sản phẩm đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
3.2. Củng cố và tìm kiếm thị trường mới cho chè việt nam
Bên cạnh việc tiếp tục tìm kiếm, mở rộng và thâm nhập các thị trường mới, cần coi trọng và giữ vững các thị trường irắc, Nga, Pakistan…Từng bước nâng cao giá bán bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, coi việc mua bán theo giá quốc tế là giá chuẩn để tổ chức sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nga bằng việc thành lập công ty thương mại, tổ chức hợp tác liên doanh đóng gói chè tại chỗ nhằm giảm phí và thuế, đồng thời tạo điều kiện cung ứng kịp thời cho người tiêu thụ. Đối với Pakistan, thành lập công ty thương mại hoặc văn phòng đại diện của Việt Nam, nâng tỷ trọng xuất khẩu chè Việt Nam vào thị trường này tối thiểu gấp 4 lần so với hiện nay.
Ngành chố cần nỗ lực tỡm kiếm thị trường xuất khẩu mới trong điều kiện cuộc chiến tranh ở Irắc gõy khú khăn cho sản phẩm này vào thị trường Trung Đụng - một thị trường lớn của chố Việt Nam.Theo Tổng Cụng ty chố Việt Nam, mỗi năm Irắc nhập khẩu khoảng 60.000 tấn chố, cú những năm 1/3 số này là nhập từ Việt Nam. Từ khi chiến tranh xảy ra, nhiều hợp đồng xuất khẩu của cỏc doanh nghiệp chố sang thị trường này đó phải hoón thời hạn thực hiện. Tại khu vực Trung Đụng, ngoài Irắc, cỏc doanh nghiệp cũng rất coi trọng thị trường Cỏc Tiểu vương quốc Arập Thống nhất bởi đõy là cửa ngừ của khu vực Trung Cận Động và là điểm trung chuyển hàng hoỏ đi một số khu vực khỏc
Các doanh nghiệp cần tích cực tiếp cận, khai thác thị trường Nga, Nhật Bản, đặc biệt là Mỹ. Năm 2002, Mỹ nhập khẩu tới 94.000 tấn chố cỏc loại nhưng lượng chố từ Việt Nam mới gần 2.000 tấn.Mỹ là một thị trường hấp dẫn vì nước này không sản xuất chè nên lượng chè tiêu thụ tại đây đều phải nhập khẩu. Và dự báo, trong thời gian tới nhu cầu về chè của thị trường này sẽ tăng lên đáng kể. Năm 2002 , Mỹ đã phải nhập khoảng 94.000 tấn chè từ một số nước như Achentina, Trung Quốc, ấn Độ, Đức, Srilanka, Kenya và Việt Nam. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu chè của Mỹ trong năm ở vào khoảng 160 triệu USD. Cụ thể là năm qua Mỹ nhập 84.000 tấn chè đen, trị giá gần 135 triệu USD, chè xanh là 10.000 tấn, trị giá 25 triệu USD. Trong năm 2002 Việt Nam xuất khấu chè sang Mỹ đạt 1.886 tấn, trị giá 1,5 triệu USD, tăng 20,1% về số lượng và 18,3% về giá trị so với năm 2001. Đây là một lượng nhỏ so với lượng chè mà Mỹ phải nhập hàng năm. Chè của ta xuất sang Mỹ chỉ chiếm 2% trên tổng lượng chè Mỹ nhập. Và có một điểm đặc biệt là lợng chè đen (mã 0902.40.00) lại chiếm 80% trên tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này. Đây là loại chè có giá trị xuất khẩu không cao lắm. Mặt khác chè của ta xuất vào thị trường Mỹ thường lép vế về giá so với các nước khác. Ví dụ như loại chè đen mã 0902.40.000 của các nước nhập vào Mỹ có giá bình quân là 1,32 USD/KG. Trong khi đó cũng cùng loại này chè của ta lại chỉ bán được giá 0,74 USD/kg, bằng 56% giá bình quân chung của thế giới. Sở dĩ có tình trạng này là do công nghệ sản xuất chè của ta còn lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra không cao. Mỹ là nước có thị trường chè lớn nhưng để vào được thị trường này thì chất lượng chè của ta cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa. Vậy thì ngành chè Việt Nam đã chuẩn bị được những gì? Tính tới năm 2002, Việt Nam có hơn 100.000 ha chè, trong đó 75.000 ha đang cho thu hoạch và đạt sản lượng khoảng 80.000 tấn mỗi năm . Trong năm 2002 cả nước xuất khẩu được 75.000 tấn chè sang các nước trên thế giới, lượng chè của các doanh nghiệp xuất ra nước ngoài hiện nay chủ yếu là chè đen có độ ẩm khá cao. Do đó giá cả xuất đi thấp và đặc biệt là chưa có một tên tuổi, thương hiệu nào cho các loại chè Việt Nam được đăng ký trên thế giới. Hiện trên cả nước có trên dới 200 doanh nghiệp cùng 10.000 hộ gia đình tham gia chế biến chè. Những đơn vị sản xuất này không được quy hoạch theo vùng nguyên liệu nên đôi khi xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu, không chú trọng tới chất lượng. Phần lớn sản phẩm chè của ta xuất đi các nước đều ở dạng sơ chế, được các nhà nhập khẩu chế biến lại, thêm hương liệu, cải tiến mẫu mã, bao bì và đặt tên thương hiệu mới để đa ra thị trường. Để khắc phục tình trạng này, Vinatas đang cùng các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành có dự thảo để xây dựng nhà máy chế biến chè đen. Xây dựng quy trình công nghệ và những yêu cầu kỹ thuật từ khâu vận chuyển, bảo quản, vò, lên men, sấy ... đến công đoạn đóng gói sản phẩm. Do đó chúng ta có thể hy vọng chất lượng chè của Việt Nam sẽ đợc cải thiện. Đây cũng là cách đi đúng theo xu hướng chung của thị trờng chè trên thế giới. Theo dự báo của Hội đồng Chè thế giới (LTC), nhu cầu chè của thế giới trong những năm tới sẽ tăng khoảng 2,3%/năm. Nhưng là chủ yếu tăng về mặt hàng chè có chất lượng cao, an toàn đối với sức khỏe của con người. Tuy vậy giá cả chè trong những năm tới sẽ không tăng vì sản lượng chè của các nước sẽ tăng, có thể vượt nhu cầu chung.
Các nhà xuất khẩu chè của Việt Nam cũng cần biết thêm, chè là một mặt hàng bị kiểm duyệt khá gắt gao của cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khi nhập vào thị trường này. Theo luật, chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất của Mỹ sẽ không được cho phép nhập. Hàng năm, chậm nhất là vào ngày 1 5/2, Bộ trởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân dân Hoa Kỳ sẽ chỉ định một hội đồng gồm bảy thành viên là các chuyên gia về chè để giúp Bộ trưởng xác lập các tiêu chuẩn chè nhập khẩu.
Mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3kg/gói (mã 0902.10.100) là 6,4% và đối với các loại chè khác không phân biệt khối lượng đóng gói là 0%. Tất cả các loại chè nhập khẩu từ các nước được hưởng GS P của Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu.
3.3. Xúc tiến thương mại
-Tổ chức giao dịch với ấn Độ để bán chè Việt Nam theo yêu cầu của họ. Đối với Hoa Kỳ, tổ chức xuất khẩu theo phương thức đối ứng ( bán chè, nhập phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) để lấy công nghệ phối hợp các tổ chức Việt Kiều yêu nước mở cửa hàng bán chè
-Lập quỹ xúc tiến thương mại bằng việc sử dụng một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, đào tạo chuyên gia về thị trường, tham gia triển lãm, hội chợ và học tập kinh nghiệm tiên tiến ở trong và ngoài nước.
-Tổ chức trung tâm xúc tiến thương mại tiến tới bán đấu giá chè. Phòng nghiên cứu thị trường của hiệp hội chè Việt Nam, làm đầu mối xử lý thông tin thị trường, tổ chức cho toànthể hội viên tham gia công tác thị trường làm đầu mối giao dịch với các tổ chức thương mại và hiệp hội chè các nước
-Người xuất khẩu cam kết lấy mức giá tối thiểu tại cảng Việt Nam để làm căn cứ cho hoạt động xuất khẩu kinh doanh và ký kết hợp đồng
-Đối với thị trường trong nước:
+Xây dựng các kênh phân phối rộng khắp, tới cả các tỉnh, các địa phương trong cả nước
+Đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao để hướng dẫn và định hướng người tiêu dùng, kích thích nhu cầu của mỗi cá nhân tạo ra thị hiếu mới và thị trường mới cho sản xuất và chế biến chè .
3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế
Cùng với chủ trương chung của Nhà nước là kêu gọi, khuyến khích sự đầu tư của các nước phát triển vào Việt Nam thì việc Tổng công ty tiến hành liên doanh, liên kết với các bên đối tác nước ngoài nhằm nâng cao nguồn vốn và sử dụng các dây truyền công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của các nước phát triển là một việc làm hết sức cần thiết.
Với đường lối mở cửa và hoà nhập vào thị trường thế giới nói chung và các khu vực nói riêng, cùng với sự dịch chuyển công nghệ sôi động. Trong những năm qua Tổng công ty chè Việt Nam đã tích cực tham gia hợp tác-liên doanh với nhiều bạn hàng nước ngoài. Hiện nay Tổng công ty đang có liên doanh với Nhật Bản ( đặt tại xí nghiệp Sông Cầu ), liên doanh với Đài Loan về trồng và chế biến tại Tuyên Quang, còn các liên doanh với Bỉ (tại Phú Thọ) liên doanh với Malaxia(tại Hà Nội) hình thức hợp tác kinh doanh trên tinh thần hai phía cùng có lợi. Phần lớn các hợp đồng liên doanh phía bạn đều nhận bao tiêu sản phẩm. Trong thời gian tới Tổng công ty cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác đầu tư, tự tổ chức và liên doanh để tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Tổng công ty cần nhanh chóng có kế hoạch ra nhập vào các hiệp hội chè trên thế giới, tham gia vào quá trình phân công hợp tác chung vào lĩnh vực lao động, các chính sách bảo hộ quốc tế và khu vực, tham gia các hoạt động quốc tế về hội thảo, triển lãm, tiếp thị của ngành chè, nhằm không ngừng mở rộng uy tín của mình trên thị trường quốc tế.
Mặt khác, xu hướng thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ với ba làn sóng tự do hoá, tư nhân hoá và tập trung hoá. Tổng công ty cũng cần phải nắm bắt được vận hội, thời cơ để có thể có sự chuyển mình theo trào lưu chung
Tuy nhiên, để tiến hành liên doanh, liên kết có lợi cho Tổng công try mà không ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của Tổng công ty cũng như lợi ích xã hội mới là điều đáng quan tâm. Trước hết, đối tác mà Tổng công ty lựa chọn phải có cùng lĩnh vực hoạt động mà Tổng công ty định liên doanh liên kết. Sau nữa là phải có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chè và có uy tín trên thị trường quốc tế. Ngoài ra cần thiết phải có những thoả thuận chi tiết về thời hạn liên doanh, tỷ lệ vốn góp, phạm vi hoạt động trên cơ sở đã nghiên cứu cụ thể, chi tiết về thực trạng xu hướng phát triển của Tổng công ty, của đối tác, của thị trường nông sản nói chung và thị trường chè nói riêng, các chính sách pháp luật của Nhà nước. Có thể nói liên doanh là một hình thức huy động tương đối mới. Song để đạt được hiệu quả cao thì cần phải có sự nghiên cứu chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Ngày nay, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu hướng chung của nhân loại. Không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó, hoạt động liên doanh- liên kết, hợp tác với nước ngoài của Tổng công ty sẽ cho phép Tổng công ty phát huy được những lợi thế của mình, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài. Với một hệ thống công nghệ chế biến, bảo quản đã cũ và lạc hậu, liên doanh tạo điều kiện cho phép Tổng công ty đẩy mạnh và nhanh chóng chuyển đổi trang thiết bị, áp dụng công nghệ vào cả sản xuất nguyên liệu và công nghệ chế biến, thậm chí cả trong việc tổ chức và quản lý sản xuất-kinh doanh. Giúp Tổng công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng uy tín với bạn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu.
4. Hoàn thiện một số chính sách liên quan tới sự phát triển thị
trường tiêu thụ chè
Với nước ta, sau một thời gian dài mấy thập kỷ Nhà nước vận hành quản lý hành chính tập trung, bao cấp một cơ chế đã dẫn đến sự trì trệ mà không hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với những bước đi ban đầu tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với lòng nhiệt thành học hỏi kinh nghiệm bạn bè và tư duy sáng tạo, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế tích cực. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế, nếu chúng ta so sánh với thời kỳ trước đây.
Tuy nhiên, trong quá trình đề ra và thực hiện chính sách hiện nay cũng còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét và tìm ra phương pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế thị trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chính sách để duy trì, phát triển và mở rộng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Một số chính sách cần được hoàn thiện như:
-Đề nghị miễn thuế sử dụng đất đối với người trồng chè, vì cây chè là cây lâu năm hơn cả cây trồng lấy gỗ, lại được trồng ở Trung du và miền núi nơi tập trung các dân tộc ít người, trồng chè phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn như các loại cây rừng khác. Kèm theo đó là một số chính sách có liên quan để bảo vệ giữ gìn ổn định đất trồng chè, tránh sự lấn át của các cây trồng khác đối với cây chè, tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
-Chính sách đối với các thiết bị dùng cho sản xuất, chế biến chè. Đề nghị miễn thuế nhập khẩu vật tư thiết bị trong một số năm ví dụ trong vòng 5 năm (2000-2005) để ngành chè có thêm vốn đầu tư phát triển chè, đặc biệt là hiện đại hoá ngành chè, tạo ra chất lượng chè xuất khẩu tốt, giá thành hạ để có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới
-Chính sách về công nghệ và ứng dụng kỹ thuật gắn liền với công tác khuyến nông.
-Chính sách đối với con người:
+Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đề nghị được thực hiện là 8% đối với bảo hiểm xã hội và 2% đối với bảo hiểm y tế.
+Kinh phí cho các doanh nghiệp chè đầu tư cho y tế, giáo dục, xã hội, phụ cấp khu vực đề nghị được ngân sách cấp hoặc trừ vào các khoản phải nộp
+Cho phép được lập quỹ bình ổn giá trong giá thành sản phẩm để trợ cấp cho người trồng chè khi có bất lợi về điều kiện tự nhiên và khi giá chè xuống thấp không có lợi cho người trồng chè.
+Đề nghị Nhà nước cấp hỗ trợ vốn để lập quỹ dự trữ xuất khẩu.
-Về vốn đầu tư và lãi suất ngân hàng:
+Vốn vay cho thâm canh tăng năng suất chè được vay với lãi suất ưu đãi, sau 12 tháng vay mới phải trả, định suất vay 3 triệu đồng/ha/năm.
+Vốn vay để phát triển trồng chè và cải tạo vườn chè xấu được đề nghị vay với lãi suất thấp hơn, vay trong dài hạn( 15 năm), 5 năm gia hạn vì trồng chè phải mất 3 năm chăm sóc kiến thiết cơ bản và 2 năm sau nữa chè mới phát huy hiệu quả, định suất vay 20 triệu đồng/ha.
+Vốn vay xây dựng nhà xưởng và vận chuyển thiết bị cho các nhà máy mới hiện đại được đề nghị vay theo chế độ ưu tiên và được trả trong vòng 10 năm kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động. Vốn mua thiết bị được sử dụng vốn ODA của các nước cho Chính phủ vay.
Để thực hiện được mục tiờu phỏt triển, ngành chố cần phải đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng (340 triệu USD), bỡnh quõn 35 triệu đồng/ha. Trong đú, đầu tư cho cụng nghiệp chế biến là 1.500 tỷ đồng, cho nụng nghiệp là 2.500 tỷ đồng. Nguồn vốn cho dự ỏn này được huy động bằng cỏc khoản vay trong nước và tổ chức quốc tế 40-45%, vốn liờn doanh đầu tư với nước ngoài 30-35%, vốn ngõn sỏch đầu tư 5-10%, cũn lại huy động từ sức dõn. Dự ỏn được tiến hành sẽ được ngành chố bước vào thế kỷ 21 với một tương lai đầy triển vọng.
Ngoài ra, nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho Tổng công ty đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh của toàn cầu hoá, cụ thể:
-Các cơ quan đại diện thương mại của ta tại các nước hoặc các khu vực cần để tăng cường tổ chức móc nối các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các doanh nghiệp đầu mối trực tiếp xuất khẩu chè của ta với các đầu mối nhập khẩu hoặc các khách hàng trực tiếp có nhu cầu tiêu thụ. Cần có chính sách tiêu thụ và giúp đỡ các Tổng công ty có cơ hội ra nhập thị trường thế giới
-Nhà nước tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực để Việt Nam nhanh chóng trở thành thành viên của WTO, tăng cường tham gia liên kết và xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức khác nhau, từ các khối liên kết các khu vực, các hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành đến hình thành liên kết tam giác, tứ giác, quan hệ tốt với các thị trường lớn để hưởng các ưu đãi đặc biệt, thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế…
Thực hiện các vấn đề trên sẽ giúp cho Tổng công ty chủ động trong giao dịch, kinh doanh xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh công bằng và đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ chè, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu chè tăng lên, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Giữ gìn và phát huy truyền thống của Tổng công ty trong những năm qua.
Phần III : Kết Luận
Hiện nay ngành chè Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Nó có ý nghĩa phát triển kinh tế to lớn, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông công nghiệp, góp phần phát triển công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các vùng nông thôn Trung du miền núi nước ta. Sự phát triển sản xuất chè còn có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa. Góp phần phân bố lại lực lượng sản xuất, xoá bỏ sự khác biệt giữa miền ngược và miền xuôi. Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ở những vùng có trồng chè.
Qua phân tích thực trạng về tình hình thị trường tiêu thụ chè của Tổng công ty chè Việt Nam trong những năm gần đây ta có thể đưa ra nhận định khái quát sau:
Thị trường chè trong nước tuy có nhu cầu tiêu thụ đáng kể song dường như chưa được sự quan tâm thoả đáng của doanh nghiệp cung ứng trong nước. Bởi vậy sản phẩm chè nội địa chưa chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo tầng lớp dân cư đặc biệt là giới trẻ và bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhãn hiệu chè của nước ngoài.
Có thể thấy được sự cố gắng vượt bậc của Tổng công ty trong việc mở rộng và củng cố thị trường nước ngoài, lượng chè xuất khẩu đã tăng lên đáng kể. Nhưng do chất lượng sản phẩm của ta còn thấp- chỉ đạt mức trung bình của thế giới nên giá chè thường thấp hơn so với thế giới, sản phẩm chè chế biến khó xâm nhập vào những nước mà ở đó đòi hỏi chất lượng cao. Do giá chè thấp mà các nhà nhập khẩu nước ngoài thích nhập khẩu chè của Việt Nam ở dạng sơ chế rồi chế biến lại và bán với giá cao hơn nhiều, đây là một điều rất đáng tiếc cho chúng ta.
Đất nứơc ta đang trong quá trình đổi mới , chuyển mình từng ngày từng giờ . Các doanh nghiệp của chúng ta đang cố gắng tích cực góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nứơc , phát triển nền kinh tế toàn diện trên khắp mọi miền của tổ quốc . Tổng công ty chè Việt Nam cũng vậy , việc nâng cao thị phần tiêu thụ đưa sản phẩm của công ty giới thiệu tới tất cả bạn bè trên thế giới một phần cũng là nhằm mở rộng , phát triển quy mô của Tổng công ty mặt khác đấy cũng là góp chút công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của Tổng Công Ty chè Việt Nam.DOC