Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đddh của giáo viên khi lên lớp ở trường THCS Thạnh Đức
A. MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
- Trong sự nghiệp đổi mới của ngành GD và ĐT việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp là rất cần thiết.
- Một số ít giáo viên còn ngại trong việc sử dụng ĐDDH mặc dù có sẳn ở thiết bị nhà trường.
- Xây dựng đề tài theo hướng thực tiễn qua 4 năm đổi mới phương pháp và 2 năm quản lý về chuyên môn.
- Do đó để nâng cao chất lượng dạy và học tôi quyết định chọn đề tài này.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
- Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường THCS Thạnh Đức.
3/ Phạm vi nghiên cứu:
- Trên lớp học.
- Từng bộ môn giảng dạy.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Dự giờ, kiểm tra, đối chiếu,
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4529 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đddh của giáo viên khi lên lớp ở trường THCS Thạnh Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC SỬ DỤNG ĐDDH CỦA GIÁO VIÊN KHI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC”
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Đông .
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Đức.
A. MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp đổi mới của ngành GD và ĐT việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp là rất cần thiết.
Một số ít giáo viên còn ngại trong việc sử dụng ĐDDH mặc dù có sẳn ở thiết bị nhà trường.
Xây dựng đề tài theo hướng thực tiễn qua 4 năm đổi mới phương pháp và 2 năm quản lý về chuyên môn.
Do đó để nâng cao chất lượng dạy và học tôi quyết định chọn đề tài này.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường THCS Thạnh Đức.
3/ Phạm vi nghiên cứu:
Trên lớp học.
Từng bộ môn giảng dạy.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu.
Dự giờ, kiểm tra, đối chiếu, …
² ² ² ² ² ² ²B. NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận:
Các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Việc sử dụng ĐDDH khi lên lớp là một việc có từ lâu, tuy nhiên với phương pháp mới thì đây là một yêu cầu không thể thiếu được, nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn sáng tạo, nó làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình và phương pháp dạy kết hợp với việc sử dụng ĐDDH theo hướng tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy và học.
3/ Nội dung vấn đề:
Vấn đề đặt ra: Làm thế nào để giáo viên có thói quen sử dụng ĐDDH và việc sử dụng ĐDDH đạt hiệu quả cao?
Giải pháp:
+ Giáo viên phải thực hiện đầy đủ các tiết có ĐDDH.
+ Có kế hoạch chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài cụ thể.
+ Tự làm các thiết bị, ĐDDH cần thiết.
Hiệu quả:
+ Tiết dạy có sử dụng ĐDDH sẽ sinh động, đạt hiệu quả cao hơn.
+ Học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc và có tính hệ thống hơn.
+ Phát triển kỹ năng và tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Kích thích tinh thần hăng say học tập và yêu thích bộ môn hơn.
² ² ² ² ² ² ²
C. KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm: Quản lý việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này trong công tác quản lý của mình.
Hướng phổ biến: Đề tài không chỉ áp dụng được trong trường THCS Thạnh Đức mà còn áp dụng được cho các đơn vị bạn.
² ² ² ² ² ² ²
Ý kiến nhận xét Thạnh Đức, ngày tháng 04 năm 2007
của lãnh đạo đơn vị Người thực hiện
P.Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Đông
“GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC SỬ DỤNG ĐDDH CỦA GIÁO VIÊN KHI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC”
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35). Như vậy ngoài việc “tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục” (Điều 53) nhằm giúp học sinh hoàn thành chương trình, TN – THCS, người thầy giáo còn có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là bồi dượng và đào tạo nhân tài phục vụ xã hội, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới của ngành giáo dục, việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp là rất cần thiết.
Thực tế đã qua 4 năm đổi mới về phương pháp và 2 năm quản lý chuyên môn tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại một số giáo viên còn ngần ngại trong việc sử dụng đồ dùng dạy học mặc dù có sẳn ở thiết bị nhà trường.
Trước tình hình đó, người phó hiệu trưởng phụ trách về chuyên môn cần tìm ra giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học. Cho nên, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp ở trường THCS Thạnh Đức”.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Làm rõ cơ sở lý luận về giải pháp quản lý, chỉ đạo của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn để nâng cao tính tích cực trong việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
Nghiên cứu thực trạng về chất lượng học sinh tong tiết học khi có đồ dùng dạy học.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu về “Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp ở trường THCS Thạnh Đức”.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trên lớp học ở trường THCS Thạnh Đức.
Từng bộ môn giảng dạy.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Nghiên cứu tài liệu:
Đọc tài liệu nghiên cứu về quản lý giáo dục.
Điều lệ trường Trung học (Xuất bản 2000).
Công văn số 353/PGD (Phương hướng nhiệm vụ năm học 2006 – 2007).
Công văn số 049 của PGD (V/v hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II bậc Trung học cơ sở).
Công văn số 1456/SGD – ĐT – GD TrH (V/v một số vấn đề cần chấn chỉnh trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông).
b. Dự giờ giáo viên:
Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học.
Đối chiếu kết quả có sử dụng và không sử dụng đồ dùng dạy học.
² ² ² ² ² ² ²
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN KHI LÊN LỚP:
Khái niệm giải pháp quản lý giáo dục:
“Giải pháp quản lý là phương pháp được sử dụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý” (trích Đại từ điển tiếng Việt).
Mặt khác, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã nêu về quản lý giáo dục như sau:
“Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng …đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
Như vậy quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục chính là quản lý nhà trường, tìm ra cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể để tác động đến đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo kế hoạch đề ra từng năm học và theo yêu cầu phát triển giáo dục.
Chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của giáo viên:
Theo tác giả Nguyễn Công Giáp bàn về phạm trù chất lượng và hiệu quả giáo dục có nêu: “Chất lượng dạy học của giáo viên được thể hiện bằng chất lượng học tập của học sinh dựa vào tiêu chí, thành tích về học tập, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp …”
Còn theo tài liệu quản lý chất lượng của chuyên gia Bỉ: Rudi Schollaert do trường Cán bộ quản lý của Bộ giáo dục và Đào tạo II phát hành năm 2002: Chất lượng ngày nay được gắn với thị trường: “Chất lượng bằng sự thoả mãn của khách hàng”. Ông ta cho rằng nhà trường cần tạo ra những môi trường học tập lớn lao để nâng cao chất lượng của quá trình cơ bản là học và dạy. Nếu như những phương sách cải tiến của nhà trường không gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và thành tích của học sinh thì chắc chắn là chúng ta chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp là một việc có từ lâu, tuy nhiên với phương pháp mới thì đây là một yêu cầu không thể thiếu được, nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn sáng tạo, nó làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình và phương pháp dạy kết hợp với việc sử dụng đồ dùng dạy học theo hướng tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy và học.
Cho nên việc quản lý, chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp là nhằm mang lại hiệu quả thật sự, là giúp học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc và có tính hệ thống hơn, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và kích thích tinh thần học tập hăng say. Người quản lý chuyên môn phải tìm ra được giải pháp chỉ rõ cách nghĩ, cách làm đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể toàn tâm toàn ý với sự nghiệp của mình.
Hơn nữa, sản phẩm giáo dục được tạo ra không chỉ do từng giáo viên riêng rẽ, mà của tập thể giáo viên qua từng lớp học, cấp học nên phải có sự tác động quản lý của người gần gũi với mình sao cho các hoạt động giáo dục được diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng và cuối cùng đạt hiệu quả cao.
CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Quá trình thực hiện đề tài:
Cuối năm học 2004 – 2005 tổng hợp việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên thông qua sổ sách thiết bị.
Học kỳ I năm học 2005 – 2006 đi vào nghiên cứu tìm ra thực trạng và các nguyên nhân giáo viên không có đồ dùng dạy học khi lên lớp.
Học kỳ II năm học 2005 – 2006 áp dụng giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp.
Năm học 2006 – 2007, áp dụng và đúc kết kinh nghiệm, khẳng định giải pháp có hiệu quả thật sự.
Thực trạng:
Thực tế đã qua bốn năm thay sách và hai năm quản lý về chuyên môn tôi nhận thấy:
Còn một số không ít giáo viên chưa tích cực trong việc sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp, mà:
+ Còn mang tính đối phó: Khi có kiểm tra, dự giờ, thao giảng mới có đồ dùng dạy học.
+ Sử dụng cho có hình thức: Thiết bị có sẳn mang lên lớp treo cho có, chưa phát huy được tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Không tự làm đồ dùng dạy học mặc dù những bài dạy đó có thể làm được.
+ Chưa thấy được hiệu quả của tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học.
NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
Vấn đề đặt ra:
Trước tình hình giáo viên chưa tích cực, tự giác trong việc sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp, hiệu quả các tiết dạy chưa cao do không có đồ dùng dạy học, là người quản lý về chuyên môn tôi tự hỏi: Làm thế nào để giáo viên có thói quen sử dụng đồ dùng dạy học và việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao?
Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp:
Bước 1:
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
+ Phối hợp cùng hiệu trưởng tạo điều kiện về tinh thần, vật chất khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.
+ Họp chuyên môn trường triển khai lại các công văn chỉ đạo về chuyên môn liên quan đến phương pháp mới, đến việc sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp.
+ Có sổ theo dõi hàng ngày việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
+ Kiểm tra định ký, kiểm tra đột xuất đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp.
+ Thường xuyên dự giờ nhất là dự giờ đột xuất, đối chiếu giữa phiếu bào giảng, danh mục đồ dùng dạy học và giờ dạy trên lớp xem có sử dụng đúng đồ dùng dạy học không.
+ Có danh mục đồ dùng dạy học ở thiết bị để tiện việc quản lý, đối chiếu.
+ Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn, cán bộ thiết bị và tổ trưởng trong việc quản lý, chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
+ Có đánh giá, khen thưởng đối với đồ dùng dạy học có chất lượng nhằm kích thích động viên sự tích cực hoạt động, phát huy trí tuệ của đội ngũ giáo viên.
Bước 2: Đối với tổ chuyên môn:
+ Họp các tổ trưởng chuyên môn, giao nhiệm vụ quản lý giáo viên trong tổ, có sổ kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, báo cáo theo định kỳ cho hiệu phó chuyên môn.
+ Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn họp tổ ngay từ đầu năm học, thống kê các tiết không có đồ dùng dạy học ở thiết bị đối với các khối lớp phân công giáo viên làm. Những đồ dùng dạy học có chất lượng, phức tạp sẽ làm theo nhóm hoặc cả tổ, có họp đánh giá.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy để tiết dạy đạt hiệu quả cao, mang tính phổ biến rộng rãi.
Bước 3: Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải thực hiện đầy đủ các tiết có đồ dùng dạy học (có ở thiết bị hoặc tự làm).
+ Có kế hoạch chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài cụ thể.
+ Tự làm các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết.
+ Phải xem việc sử dụng đồ dùng dạy học là một công việc không thể thiếu được trong tiết dạy nhằm đạt hiệu quả cao, mang tính phổ biến rộng rãi.
üThật ra không có cách nào, giải pháp nào là hoàn hảo, thật sự có hiệu quả mà chỉ có sự cố gắng áp dụng các giải pháp khéo léo vào hoàn cảnh cụ thể một cách hợp lý sẽ giúp ta thành công hơn. Điều quan trọng đầu tiên đối với người quản lý chuyên môn là phải có tấm lòng say mê với phong trào, luôn suy nghĩ, đầu tư và tìm ra giải pháp. Không phải bộ môn nào cũng có sẳn đồ dùng dạy học và dễ làm mà ta phải biết phát huy thế mạnh sẵn có của mình ở chổ nào nhất là về đội ngũ giáo viên để trường THCS Thạnh Đức có được số lượng đồ dùng dạy học phong phú hơn phục vụ tiết dạy đạt hiệu quả hơn.
Hiệu quả:
Qua khảo sát nhận thấy:
+ Tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học sinh động hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ: Trong Ngữ văn 8 tập 1: Giáo viên dạy các bài: Tôi đi học, Lão Hạc, Đánh nhau với cối xay gió,.... có sử dụng đồ dùng dạy học, học sinh học sinh động hẳn lên, kiểm tra chất lượng đạt 85% trở lên hiểu bài tại lớp, và trở nên yêu thích bộ môn hơn. (Trước nay tâm lý học sinh ngán học môn Ngữ văn).
+ Học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc và có tính hệ thống hơn.
Ví dụ: Trong toán 8 tập 1: Khi dạy các bài: Đường trung bình hành của tam giác, của hình thang; Đối xứng trục; Đối xứng tâm; Ôn tập chương;.... giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học đã giúp học sinh nắm vững các nội dung kiến thức của bài học một cách có hệ thống, đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian hơn.
+ Phát triển kỹ năng và tư duy sáng tạo của học sinh.
Ví dụ: Trong Vật lý 8, khi dạy bài: Lực đẩy Acsimet, giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học (các dụng cụ thí nghiệm kết hợp với tranh minh họa,...) giúp cho học sinh phát hiện được các kiến thức mới.
+ Kích thích tinh thần hăng say học tập và yêu thích bộ môn hơn.
Kết quả cụ thể:
Sử dụng đồ dùng dạy học
Học sinh hiểu bài tại lớp
Học sinh yêu thích bộ môn
Có sử dụng đồ dùng dạy học
Trên 85 %
Trên 95%
Không có sử dụng đồ dùng dạy học
60%
65%
+ Khảo sát giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học:
Năm học
Giáo viên có sử dụng
đồ dùng dạy học
Ghi chú
2004 – 2005
40%
2005 – 2006
55%
2006 – 2007
90% (Trừ những tiết không làm được, kiểm tra, sửa bài,…)
KẾT LUẬN
ü Bài học kinh nghiệm:
Trong các hoạt động của nhà trường thì hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm, vì thế người quản lý về chuyên môn không thể tách rời khâu chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm hoàn thành chương trình, đạt mục tiêu của ngành đề ra. Từ thực tế chỉ đạo tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Phó hiệu trưởng chuyên môn phải là người có tâm huyết, luôn suy nghĩ tìm ra biện pháp thích hợp và phải kiên trì làm cho đến nơi đến chốn.
+ Phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể giáo viên, phát huy dân chủ trong quá trình công tác giữa phó chuyên môn và các giáo viên.
+ Và phải thấy được việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này trong công tác quản lý của mình.
ü Hướng phổ biến:
Đề tài không chỉ áp dụng được trong trường THCS Thạnh Đức mà còn áp dụng được cho các đơn vị bạn trong và ngoài huyện.
Đề tài tôi thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp.
Thạnh Đức, ngày 09 thàng 4 năm 2007
Người thực hiện
Nguyễn Thị Đông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
– NXB Pháp lý – Hà Nội 1992.
Luật giáo dục – NXB chính trị quốc gia – Hà Nội 1999.
Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm ngôn ngữ và XHNV – NXB
Văn hóa thông tinh – Hà Nội 1999.
Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý
giáo dục – Trường CBQL-GD TW I – 1989.
Nguyễn Công Giáp. Bàn về phạm trù chất lượng và hiệu quả giáo
dục. Tạp chí phát triển giáo dục 5/1997 (Trang 8).
Chuyên gia: Rudi Schollaert – Quản lý chất lượng – Trường cán bộ
quản lý giáo dục và đào tạo II – TP.HCM 2002 (trang 4, 5)
@ & ?MỤC LỤC
Trang
A/ MỞ ĐẦU 1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
B/ NỘI DUNG 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
CƠ SỞ THỰC TIỂN 6
NỘI DUNG VẤN ĐỀ 7
a. Vấn đề đặt ra 7
b. Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp 7
c. Hiệu quả 9
C/ KẾT LUẬN 11
Tài liệu tham khảo 13
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG:
PNHẬN XÉT:
PXẾP LOẠI:
2/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC:
PNHẬN XÉT:
PXẾP LOẠI:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đddh của giáo viên khi lên lớp ở trường thcs thạnh đức.doc