Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦAVIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU6 1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu. 6 1.1.1Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. 6 1.1.2Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 6 1.2Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.10 1.2.1Xuất khẩu trực tiếp. 10 1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp. 11 1.2.3 Buôn bán đối lưu. 12 1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triển lãm12 1.2.5 Giao dịch tái xuất13 1.2.6 Hình thức gia công quốc tế. 14 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam14 1.4 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU21 1.5 Bài học từ kinh nghiệm phát triển ngành cà phê của Braxin. 23 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ EU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU27 2.1 Tình hình và quy định về nhập khẩu cà phê tại thị trường EU27 2.1.1 Tình hình nhập khẩu cà phê EU27 2.1.2 Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê trên thị trường EU28 2.1.3 Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê. 28 2.2 Tình hình chung về thị trường cà phê trong nước thời gian qua. 32 2.3 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007. 35 2.3.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 35 2.3.1.1 Cà phê Arabica (cà phê chè). 36 2.3.1.2 Cà phê Robusta (cà phê vối). 37 2.3.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. 38 2.3.3 Chất lượng cà phê xuất khẩu. 41 2.3.4 Giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam43 2.3.5 Hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam46 2.3.6 Thị trường xuất khẩu. 47 2.4 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-200753 2.4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. 53 2.4.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu. 54 2.4.3 Giá cả cà phê xuất khẩu. 58 2.4.4 Chất lượng sản phẩm xuất khẩu. 60 2.4.5 Hình thức xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU60 2.4.6 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua.61 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU66 3.1 Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới66 3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.68 3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước. 68 3.2.1 Giải pháp từ phía doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và hộ sản xuất cà phê74 KẾT LUẬN83 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam Á BIDV (Bank for Investment and Development of Viet Nam): Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. CE (European Conformity): Nhãn hiệu Châu ÂU EEC (European Economic Community): Khối thị trường chung Châu Âu ICO (International Coffee Organization): Tổ chức cà phê quốc tế ILO (International Labor Organization): Tổ chức lao động quốc tế ISO (International Standards for Quality Systems): hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. LIFE (London International Financial Futures and Options Exchange): Thị trường chứng khoán quyền chọn và kỳ hạn tài chính Quốc tế Luân Đôn. HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point): Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát trọng yếu MFN (Most Favoured Nation): Đãi ngộ tối huệ quốc SA (Social Acountability): Trách nhiệm xã hội TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng

doc83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại Liên minh EU (Đơn vị: USD) Tên nước 2005 2006 2007 Đức 96.109.068 180.592.009 206.544.388 Tốc độ tăng (%) - 87,9 14,37 Anh 34.764.200 39.710.832 55.765.582 Tốc độ tăng (%) - 14,23 40,43 Tây Ban Nha 53.361.348 87.066.061 110.306.300 Tốc độ tăng (%) - 63,16 26,69 Bỉ 24.333.267 47.214.200 51.038.256 Tốc độ tăng (%) - 94,04 8,09 Italia 50.565.672 57.335.308 78.325.322 Tốc độ tăng (%) - 13,39 36,61 Thụy Sĩ 19.962.777 31.540.944 46.339.584 Tốc độ tăng (%) - 57,99 46,92 Pháp 34.820.880 46.539.904 47.590.992 Tốc độ tăng (%) - 33,66 2,26 Hà Lan 26.253.631 32.282.936 47.590.992 Tốc độ tăng (%) - 22,97 47,4 (Nguồn: Trên đây là bảng kim ngạch đạt được của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang khác thị trường là thành viên của Liên minh EU. Chúng ta có thể nhận thấy với lượng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam lớn nhất thì số tiền thu được của chúng ta cũng là lớn nhất ở ba thị trường là thị trường Đức, Italia và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, với sản lượng gần như nhau thì kim ngạch thu được từ thị trường Tây Ban Nha (>110 tr $) cao hơn rất nhiều so với Italia (>78 tr $). Có thể thấy là giá cà phê tại Tây Ban Nha cao hơn khá nhiều so với Italia. Vẫn là mức tăng kim ngạch từ năm sau cao hơn năm trước của tất cả các nước chúng ta xét đến nhưng xét về tỷ trong là không đồng đều. Ví dụ như Đức tỷ trọng 2006 so với 2005 là 87,9 % thì 2007 so 2006 giảm còn 14,37%. Hay như Pháp tỷ trọng lần lượt là 33.66% và 2.26%, Bỉ 94,04 % xuống 8.09% . Tại các thị trường này, phải chăng như cầu cà phê đã bão hoà ?. Italia, Anh, Hà Lan là ba nước vẫn giữ được tỷ trọng tăng năm sau cao hơn năm trước. Bảng 2.11: Thị trường xuất khẩu cà phê sang thị trường EU tháng 1/2008 (Lượng: tấn; Trị giá:1000 USD) Thị trường Tháng 1/2008 Lượng Trị giá Đức 20.965 38.445 Tây Ban Nha 12.016 21.602 Italia 11.720 21.297 Thụy Sỹ 9.142 16.497 Anh 6.669 12.092 Bỉ 6.490 11.719 Pháp 4.870 8.843 Ba Lan 1.763 3.126 Hà Lan 1.435 2.671 Bồ Đào Nha 665 1.242 Hy Lạp 518 958 Đan Mạch 253 452 Bungary 248 454 Phần Lan 153 290 (Nguồn: Cafeviet.net) Năm 2008, dự kiến xuất khẩu cà phê sang EU đạt 820 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2007 do sản lượng sản xuất trong nước giảm. 2.4.3 Giá cả cà phê xuất khẩu Trong những tháng đầu niên vụ (tháng 10, 11 và 12/2005), giá xuất khẩu cà phê bình quân của cả nước khá thấp (Bình quân tháng 10/2005 chỉ đạt 813,32 USD/tấn; tháng 11 chỉ đạt 832,89 USD/tấn và tháng 12 đạt 909,06 USD/tấn…) Bước sang những tháng đầu năm 2006, giá cà phê xuất khẩu liên tục tăng cao từ 1.169 USD/tấn vào những tháng đầu năm và đến nay trên 1.570USD/tấn, giá cà phê xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm 2006 đạt khoảng 1.142 USD/tấn. Cà phê Robusta của Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn so với nhiều nước, năm 2006 giá cà phê robusta FOB của Việt Nam là 1.188 USD, trong khi giá thị trường London là 1.317.7 USD, và giá chỉ thị ICO là 1.489,2 USD; gần nhất vào tháng 9/2007, sự chênh lệch giá tương ứng vẫn là 1.582 USD - 1.835,8 USD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện giá cà phê xuất khẩu( 9/2007) tăng từ 80 - 100 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước và xấp xỉ mức 1.800 USD/tấn - là mức giá cao nhất trong vòng 9 năm qua. Đơn giá xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 11/07 đạt 1.731 USD/tấn, giảm 20 USD/tấn so với tháng 10/2007. Biểu đồ 2.6: Diễn biến đơn giá trung bình xuất khẩu cà phê tháng 11/07 (Đơn vị tính: USD/tấn) (Nguồn: Giá cà phê trong tháng 12/2007 đối với cà phê Arabica đã đạt 2.846 USD/tấn, tăng 68 USD/tấn so với đầu tháng; giá cà phê Robusta đạt 2.248 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn. Giá chào cà phê Robusta của Việt Nam cho các đơn hàng sắp tới tăng bình quân 30-50 USD/tấn. Trong tháng 12/2007, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng cà phê của nước ta đạt 1.730 USD/T, tăng 21,57% so với cùng kỳ năm 2006, cao hơn so với mức giá xuất khẩu trung bình của cả năm 2007 là 1.553 USD/T. Như vậy, năm 2007, giá xuất khẩu trung bình cà phê đã tăng 25,12% so với năm 2006, tăng 88,37% so với năm 2005 và tăng 265% so với năm 2001. Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 1/2008 đạt 1.807 USD/tấn, tăng 5% so với tháng 12/2007 và tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, giá cà phê robusta xuất khẩu loại II hiện dao động trong khoảng 1.870-1.940 USD/T 2.4.4 Chất lượng sản phẩm xuất khẩu Chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đồng đều, đặc biệt số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới. Theo tiêu chuẩn cà phê Arabica không được quá 86 lỗi trong 1 mẫu 300g; cà phê robusta không được quá 150 lỗi trên 1 mẫu 300g. Hai loại cà phê này phải có hàm lượng ẩm không quá 12,5% và không dưới 8%, đo theo phương pháp ISO 6673. Như vậy, chúng ta buộc phải phân loại cà phê theo số lỗi, chứ không chỉ tính phần trăm đen vỡ; tức là phải áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005. Cà phê Việt Nam tuy xuất khẩu có số lượng lớn nhưng thương hiệu lại rất yếu, do chất lượng cà phê không ổn định. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê bị các nước nhập khẩu chủ yếu là các nước Liên minh Eu trả lại hoặc tiêu hủy vì chất lượng kém, mất mùi, mốc, tỷ lệ hạt đen nhiều... Nguyên nhân là do người trồng cà phê chưa tuân thủ các yêu cầu chăm sóc, thu hái và bảo quản cà phê theo tiêu chuẩn mới ban hành nên chất lượng cà phê bị giảm. Nhiều nơi thu hái cà phê xanh, phơi cà phê trên các tấm ni lông tái sinh và quá dày làm cà phê lên men ảnh hưởng đến chất lượng 2.4.5 Hình thức xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu để xuất khẩu cà phê sang thị trường EU như xuất khẩu trung gian, trực tiếp, đầu tư, liên doanh. Đối với hình thức xuất khẩu trung gian: các doanh nghiệp Việt Nam trước đây sử dụng chủ yếu thông qua hình thức này do Việt Nam chưa có mối quan hệ tốt với các nước là thành viên của EU, điều này làm cho các doanh nghiệp mất thêm các chi phí cho các trung gian. Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp: Các doanh nghiệpViệt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU đều sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp trực tiếp ký kết các hợp đồng với các nhà nhập khẩu là các nước thành viên của EU thông qua các văn phòng hiệp hội đại diện của Việt Nam tại Liên minh EU, điều đó cũng khẳng định được khả năng nắm bắt thông tin về thị trường, về môi trường xuất khẩu cũng như hiểu được các nhu cầu của các nước nhập khẩu. Hình thức liên doanh được thông qua việc sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hóa. Điều này đưa đến hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU do thị hiếu cũng như tâm lý sử dụng của người dân EU có thói quen sử dụng các thương hiệu, chất lượng cao là yếu tố quyết định, người dân EU không quan tâm đến giá cả của sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý phát triểm hình thức này 2.4.6 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua. - Những kết quả đạt được Kể từ khi ra đời cho đến nay, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu cà phê không chỉ đem lại nguồn thu lớn vào thu nhập của quốc gia mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Về sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ đứng sau lúa gạo và là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị nhất. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chiếm khoảng 20 – 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản của cả nước. Hiện nay Việt Nam xuất khẩu tới hầu hết các thị trường trên thế giới với mức sản lượng xuất khẩu lớn. Vị thế của cà phê ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng cà phê và không chạy theo số lượng như trước đây. Các hộ nông dân không ký kết các hợp đồng bán hàng từ đầu vụ như trước đây, việc này đã làm giảm các rủi ro về giá cả và chất lượng của cây cà phê không ảnh hưởng đến các vụ sau. Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%... - Những tồn tại và nguyên nhân + Những tồn tại khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Cà phê Việt Nam có hương vị thơm ngon hơn so với các nước xuất khẩu cà phê tuy nhiên chất lượng cà phê của Việt Nam chưa cao như tỷ lệ hạt non lép, đen, vỡ cao hơn quy định của tổ chức cà phê thế giới (ICO). Chất lượng cà phê của Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê – Ca cao, niên vụ cà phê 2005 – 2006, tại cảng AntWerp, Vương quốc Bỉ, đã có hơn 600.000 bao cà phê Việt Nam bị loại thải, chiếm 72% lô hàng xuất khẩu của Việt Nam và chiếm trên một nửa tổng số cà phê bị loại. Cùng lúc đó, ở 10 cảng khác của châu Âu, hơn 1 triệu trong số 1,4 triệu bao cà phê của Việt Nam đã bị loại. Chất lượng cà phê lại không đồng đều, đặc biệt cà phê bị loại thải còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Điều này không những gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới nếu không có giải pháp khắc phục. Các sản phẩm cà phê của Việt Nam còn đơn điệu, xuất khẩu chủ yếu vẫn là cà phê Robusta sơ chế còn có nhiều tạp chất như bụi bám, vỏ quả cà phê, cùi cà phê… chưa được sàng lọc trong quá trình chế biến, bên cạnh đó còn có cà phê Robusta nhân sống, điều này làm cho giá trị xuất khẩu hiệu quả kinh tế thấp không tuơng xứng với tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam +Nguyên nhân của những tồn tại Một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phê hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác. Vấn đề đầu tiên có thể nhìn thấy là trong khâu đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn kém. Việc đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện được mô tả đơn giản hơn hẳn tập quán quốc tế, và lại tồn tại đã 10 năm nay. Khi đó Việt Nam còn chủ yếu bán cà phê cho các nước châu Á lân cận, khách hàng mua dưới dạng nguyên liệu và tái xuất. Đơn giản nhất, khâu thử nếm của Việt Nam chỉ ''khi có yêu cầu'' trong khi quốc tế là bắt buộc, tạp chất theo quy định Việt Nam là 1% trong khi quốc tế là 0,2%. Chất lượng không được nâng cao trong khi hàng hoá qua các nhà nhập khẩu trung gian vẫn đi thẳng tới thị trường tiêu thụ. Đến lúc này, các điểm yếu của chất lượng cà phê Việt Nam mới bộc lộ, gây hậu quả lớn về kinh tế lẫn uy tín cho ngành cà phê Việt Nam. Bởi thế, người mua thường mua hàng Việt Nam với giá thấp hơn so với cà phê của Braxin, Indonesia...  Ngoài ra, người nông dân còn chưa có ý thức tạo sản phẩm tốt, sản phẩm tốt hay xấu đều bán được cho các cơ sở chế biến mà giá cả không chênh lệch. Nông dân hiện nay thu hoạch cà phê có tới 60-70% là hái xanh, hái non, phơi sấy không đúng kỹ thuật. Một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê ở tỉnh Đăk Lăk cho biết khi tiến hành cuộc vận động để người dân sản xuất ra hạt cà phê có giấy chứng nhận, một số bà con trả lời rằng việc theo dõi sổ sách, ghi chép, kiểm tra hàng trăm chỉ tiêu từ giống đến phân bón, thu hái, phơi sấy khá phức tạp nên khi nào không có ai mua hàng nữa thì bà con mới làm theo. Dường như tập quán làm ăn manh mún, không có kỷ luật từ lâu nay của người nông dân Việt Nam là rất khó có thể sửa đổi, nó tác động không tốt đến việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Mặt khác hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán; việc phân loại chất lượng theo tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới không còn áp dụng. Đây là lý do các nhà nhập khẩu đánh tụt cấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê Việt Nam. Các vấn đề nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm đến nay vẫn chưa được các cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp nhắc đến. Vấn đề về thiếu công nghệ - bị lệ thuộc công nghệ cũng là nguyên nhân khiến cho cà phê Việt Nam xuất khẩu có chất lượng thấp. Công nghệ sơ chế của Việt Nam còn thiếu cà chưa đồng bộ, kết hợp với thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn quả xanh quả chín vì thế ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì hạt cà phê xuất khẩu vẫn kém. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho sản phẩm cà phê của nước ta còn khá đơn điệu, chủ yếu là cà phê vối nhân sống. Cùng với việc người dân thực hiện thu hoạch không đúng qui định thì việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đã cũ để đánh giá phân loại cà phê cũng góp phần tạo nên chất lượng không tốt cho cà phê xuất khẩu. Việc phân loại chất lượng cà phê của Việt Nam vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93. Tiêu chuẩn này không xếp hạng số lỗi trong cà phê mà chỉ đánh giá theo ba chỉ tiêu sơ đẳng là hàm lượng ẩm, tỉ lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 vẫn chưa được áp dụng, và do đó cho tới nay cà phê vẫn là loại hàng hóa chưa bị bắt buộc kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Đây là nguyên nhân khiến cho cà phê của Việt Nam khi xuất sang đến cảng nước ngoài đã bị trả lại do không phù hợp với tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu vụ nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo thường phải bán vội cà phê với giá thấp để trang trải kinh phí. Tâm lý bán vội cà phê, kết hợp với việc thu hái không đảm bảo quy trình, nên cà phê bán ra thị trường bị ép giá, chất lượng thấp. Hệ thống thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giả cả thị trường biến động mạnh, dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ các đại lý tới các nhà xuất khẩu. Nhìn chung với tiềm lực về nhân công, về điều kiện tự nhiên như của nước ta hiện nay thì thực trạng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê là còn chưa tương xứng. Chính vì thế mà việc thúc đẩy họat động xuất khẩu cà phê trong điều kiện đất nước hội nhập như hiện nay là một việc rất quan trọng Một điểm hạn chế nữa là trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (Luân Đôn), NYMEX (Niu Yooc). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào đã hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 3.1 Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới Về kim ngạch xuất khẩu: Đạt 6 - 7 tỷ USD là mục tiêu xuất khẩu vào EU của ngành nông nghiệp nước ta vào năm 2010. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu... Tiêu thụ cà phê của thế giới phụ thuộc vào mức sống và trình độ công nghiệp hoá ở mỗi nước. Khoảng 25% sản lượng cà phê thế giới (tương đương 23 triệu bao) do các nước trồng cà phê tự tiêu thụ; 75% được tiêu thụ tại các nước nhập khẩu (tương đương 95 triệu bao). Tổng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tục trong giai đoạn 1995, 1996 đến 1999, 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,05%/năm. Trong đó tốc độ tăng của các nước nhập khẩu cà phê là 2,25%/năm trong thập niên 90; các nước xuất khẩu là 1,5%/năm. Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người/năm dao động trong khoảng 4,5 – 4,7kg. Trong đó các nước EU: 5,2 - 5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất: 11 kg, Đan Mạch và Thuỵ Điển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2 kg). Các nước sản xuất cà phê, mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp chỉ 1 kg. Dự báo, trong giai đoạn 2000 – 2010, mức tiêu thụ cà phê chỉ tăng khoảng 1,9%/năm (trong khi thập kỷ trước tốc độ tăng trưởng 2,05%). Như vậy, mức tăng tiêu thụ cà phê đã giảm đi chủ yếu do sự suy giảm về mức tiêu thụ ở các thị trường truyền thống Tây Âu và Bắc Mỹ. Đáng chú ý là tiêu thụ cà phê ở các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng 2,5%/năm. Tốc độ tăng tiêu thụ cà phê của các nước phát triển đạt khoảng 1,3%/năm. Trong chiến lược tiếp cận thị trường tiêu thụ của mình, ngành cà phê Việt Nam cần hết sức lưu ý đến thị trường Nga. Theo dự đoán của ICO, tốc độ tăng tiêu thụ tại thị trường này sẽ là 10%/năm. Trung Quốc cũng là nước mà ICO chú ý đến trong chiến lược khuyến khích tiêu thụ để có mức tăng đạt tới 30%/năm. Nhập khẩu cà phê của các nước đang phát triển dự báo sẽ đạt 7,9 triệu bao năm 2005 và 10,2 triệu bao vào năm 2010, chiếm khoảng 9 và 10,2% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu. Tăng trưởng nhập khẩu của các nước phát triển sẽ giảm đi so với thập kỷ trước; Bắc Mỹ và EU sẽ tăng 1,3%/năm; nhập khẩu của Nga và các nước Đông Âu dự báo sẽ tăng khoảng 1 – 1,5%/năm trong thập kỷ tới. Năm 2008, dự kiến xuất khẩu cà phê sang EU đạt 820 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2007 do sản lượng sản xuất trong nước giảm. Nhiều dự báo về tình hình buôn bán và cung cầu cà phê cho thấy: Trong những năm tới, tình trạng cung vượt cầu vẫn là xu hướng chủ yếu và vì vậy giá cà phê khó có thể phục hồi trở lại những thời điểm “huy hoàng”. Điều này cảnh báo các nhà sản xuất, và xuất khẩu cà phê Việt Nam rằng ảnh hưởng của sức ép giá cả trong tương lai sẽ còn lớn hơn trong giai đoạn vừa qua Năm 2010 mới định hình 170.000 ha cà phê, với sản lượng mỗi năm đạt từ 375.000 tấn cà phê nhân trở lên, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắc Lắc… Về thị trường xuất khẩu: Về thị trường, Bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch lớn như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ; kết hợp với đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của khu vực EU như Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần tận dụng khai thác lợi thế và mở rộng xuất khẩu đối với các thành viên của thị trường EU trong đó 90% giá trị xuất khẩu sang EU thuộc các nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sỹ, Áo… Về giá cả xuất khẩu cà phê: Do dự báo nhu cầu cà phê thế giới cung không đủ cầu nên trong thời gian vừa qua, việc đầu cơ cà phê rất lớn, do đó giá luôn biến động, trong tuần qua vừa giảm 500 USD/tấn, nhưng hôm qua lại tăng thêm 34 USD và tăng 46 USD cho giao hàng tháng 7. Vì sự biến động rất lớn này, người trồng cà phê phải rất bình tĩnh, không được nóng vội, cung ứng đều đặn cho thị trường. Đừng thấy xuống thì bán vội mà lên thì lại muốn lên cao vót mới bán. Bán như thế, một là làm cho thị trường "lạnh" đi, hai là làm cho thị trường "nóng" lên". Theo dự báo, giá cà phê thế giới ở mức cao như hiện nay sẽ ổn định trong vài năm tới. Điều này được tất cả các nhà nghiên cứu chính sách, nhà quản lý, DN xuất khẩu khẳng định. Vì vậy đây chính là lý do để người dân ồ ạt phá các loại cây trồng khác chuyển sang trồng mới cà phê 3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. EU là thị trường mở chứa đựng các yếu tố cạnh tranh rất cao, đồng thời yêu cầu cao về chất lượng hàng, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì... Khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn toàn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam ngoài việc tiếp tục được hưởng ưu đãi GSP. Do vậy, Bộ Công thương đã đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. 3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước Tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể là cho doanh nghiệp vay vốn từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập được thị trường EU. Nghiên cứu khả năng thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Đổi mới cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần giải quyết khâu yếu nhất hiện nay là không có nhiều hàng để xuất khẩu, không đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường. - Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt ổn định giá đất, điện, nước, cước vận tải và các yếu tố khác liên quan đến giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Tiếp tục cấp tín dụng xuất khẩu. - Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường nước ngoài. Xử lý tốt các rào cản thương mại. Mở rộng liên doanh hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu. Mạnh dạn mở cửa thị trường dịch vụ để giảm chi phí giao dịch. - Triệt để cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho xuất khẩu và đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng nâng cao hiệu quả đồng thời tập trung vào các thị trường và mặt hàng trọng điểm, thị trường và mặt hàng mới. -  Các cơ quan nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho xuất khẩu. Theo đó, tiến hành rà soát lại văn bản để điều chỉnh các quy định không phù hợp với tinh thần Luật Thương mại, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới. - Cần nghiên cứu tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU nhằm làm cân bằng cán cân thanh toán giữa Việt Nam và EU và cũng là để phía EU không còn lý do cản trở xuất khẩu của Việt Nam vào EU; đồng thời Việt Nam lại nhập khẩu được công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Bên cạnh đó các cấp Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế nhằm vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường EU, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan cần phổ biến rộng rãi chính sách kinh tế, thương mại của EU, thường xuyên thông tin về chính sách thị trường của EU cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, xây dựng các trang thông tin điện tử về EU để giới thiệu thị trường EU cho các doanh nghiệp; phổ biến các chính sách mới của EU về hóa chất, "Sách Trắng", "Sách Xanh" để phổ biến cho các hiệp hội và các doanh nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này; phổ biến và hướng dẫn hiệp hội, doanh nghiệp  liên quan thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đúng các thỏa thuận và cam kết với EU. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU Hiện nay EU là Liên minh với 27 nước thành viên với gần 500 triệu người tiêu dùng vì vậy nhu cầu nhập khẩu cà phê hàng năm là rất lớn. Việt Nam là nước xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trường EU chủ yếu thông qua khâu trung gian điều này làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, nguyên nhân của hình thức xuất khẩu chủ yếu thông qua khâu trung gian là do các doanh nghiệp có công tác xúc tiến xuất khẩu còn yếu, cà phê Việt Nam chưa trực tiếp thâm nhập vào các kênh phân phối của EU. Bên cạnh đó các doanh nghiệp chưa có các biện pháp về hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì Nhà nước chưa có các chiến lược dài hạn để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, chưa thực sự hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập và duy trì chỗ đứng cho sản phẩm cà phê xuất khẩu sang thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU cần tiếp cận ngay các chính sách ưu đãi trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các cơ quan chủ quan và các chương trình liên quan nhằm tìm ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trong chiến lược xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU. Chương trình xúc tiến xuất khẩu cần có chiến lược dài hạn, cần phân tích nên tập trung vào thị trường nào, tránh dàn trải. Bên cạnh đó cần có các kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong và ngoài nước nhằm đạt được các hiệu quả kết quả tối đa tránh hiện tượng lãng phí. Nhà nước cần tài trợ một phần chi phí trong công tác xúc tiến xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành, các chương trình về quảng bá thương hiệu… giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có thể dễ dàng thâm nhập và đứng vững được trên thị trường khó tính EU này. Để thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu đạt hiệu quả nhất Nhà nước cần tiến hành các hoạt động như: + Tăng cường quan hệ với Ủy ban Châu Âu thúc đẩy các quan hệ đa phương và song phương với EU. Đảm bảo là cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Liên minh EU trong việc tìm kiếm đối tác, dự báo xu hướng phát triển, tham gia đàm phán ký kết hợp đồng… + Tăng cường công tác bồi dưỡng và nâng cao chất đào tạo năng lực cán bộ thương mại, các chuyên gia về xuất khẩu am hiểu về thị trường EU để ngày càng mở rộng ra các thành viên tiềm năng trong Liên minh EU. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật Nhà nước cần đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng, hạng mục quan trọng như: Xây dựng các trung tâm chế biến cà phê xuất khẩu có chất lượng cao, đầu tư máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến, thu hoạch, các cơ sở cơ bản hệ thống giao thông kho tàng bảo quản sản xuất…Bên cạnh các hoạt động nâng cao các cơ sở hạ tầng cần xây dựng các trung tâm thương mại, mở rộng thêm và phát triển các sàn giao dịch cà phê… Bên cạnh đó Ngân Hàng Nhà Nước đã cấp phép tổng cộng 4 ngân hàng thương mại, được làm môi giới giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hoá. Trong số này Ngân Hàng Kỹ Thương Việt Nam và Ngân Hàng Đầu tư Phát Triển Việt Nam đã thực tế mở dịch vụ cho doanh nhân buôn bán cà phê trên thị trường kỳ hạn Luân Đôn với mặt hàng cà phê Robusta và thị trường New York với cà phê Arabica, dù rằng ở Việt Nam lượng cà phê Arabica là không đáng kể. Trong giai đoạn hiện nay mới chỉ có một mặt hàng cà phê của Việt Nam là chính thức tham gia thị trường kỳ hạn quốc tế. Thực hiện được điều này và vận dụng có hiệu quả, doanh nghiệp không bị rủi ro không ép giá nông dân và đôi bên đều có lợi. Khi ấy nông sản Việt Nam sẽ bước vào ngôi chợ chung của thế giới, thay vì chỉ chạy vòng ngoài lệ thuộc vào tất cả mọi biến động không lường trước. Chuyển dịch cơ cấu trồng cây cà phê Hiện nay diện tích trồng cà phê của Việt Nam chủ yếu là trồng cà phê Robusta còn diện tích trồng cà phê Arabica không đáng kể trong khi đó giá trị xuất khẩu của cà phê Arabica chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cà phê Robusta nên mặc dù diện tích trồng cà phê Robusta cho sản lượng cao hơn tuy nhiên giá cả thường thấp hơn cà phê Arabica nên giá trị xuất khẩu không cao. Các thành viên của Liên minh Eu hiện nay có xu hương tiêu dùng lượng cà phê Arabica ngày càng nhiều hơn so với các loại cà phê khác do chất lượng tốt hơn. Chính vì vậy để cà phê Việt Nam chiếm được vị thế là nước xuất khẩu chủ lực cà phê sang thị trường Eu không còn cách nào khác là phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với yêu cầu thị trường này. Do đó cần có chủ trương chuyển đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo hướng: giảm bớt diện tích trồng cà phê Robusta và tăng diện tích Arabica những nơi có khí hậu đất đai thích hợp nhằm chú trọng phát triển cà phê Arabia cho giá trị kinh tế cao hơn. Tăng cường các biện pháp quản lý xuất khẩu cà phê Để mặt hàng cà phê Việt Nam xuât khẩu sang thị trường EU cần phải tập trung cải thiện tất cả mọi mặt từ khâu thu mua cho đến chất lượng. Về khâu thu mua cần phải xác định được đầu mối thu mua, đảm bảo được mức giá cả tránh hiện tượng tranh mua gây tổn thất do hiện tượng dìm giá và đảm bảo uy tín của sản phẩm cà phê Việt Nam, chất lượng cà phê, cần xây dựng được một hệ thống có điều kiện về vốn, có khả năng chế biến đúng thời vụ…Cần đưa ra và xem xét lại các đơn vị doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp để biết nên khai thác vào thị trường nào với khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào… Về chất lượng cà phê xuất khẩu: Nâng cao tiêu chuẩn xuất khẩu và kiểm tra chặt chẽ chất lượng cà phê xuất khẩu.Thống nhất quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn đã đề ra Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ trong ngành cà phê Hiện nay ngành cà phê Việt Nam bên cạnh việc phát triển các yếu tố về công nghệ, thiết bị, máy móc, thì vấn đề đào tạo con người trong ngành cà phê là điều không thể không làm. Ngành cà phê là ngành mà cần khá nhiều nhân công, mỗi công đọan lại cần những đội ngũ lao động có trình độ khác nhau. Với đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu còn thiếu các cán bộ am hiểu về tiêu chuẩn chất lượng cà phê, am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương để tham gia vào các cuộc đàm phán ký kết hợp đồng, tham gia các thị trường kỳ hạn. Đội ngũ tham gia vào công tác theo dõi, kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu còn chưa nhiều. Việc đào tạo này các doanh nghiệp không thể tự làm được vì đòi hỏi phải có kinh phí và cơ sở vật chất để đào tạo. Nhà nước cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành cà phê nhằm đào tạo được những cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, luôn cập nhật thông tin, nghiên cứu phân tích các yếu tố sản xuất vào xuất khẩu như phân tích các yếu tố về giá cả cung cầu, đồng thời sử dụng thành thạo các phương thức thông tin và truyền thông hiện đại như máy tính, internet... Vì vậy nhà nước cần đưa các chiến lược xây dựng đào tạo cán bộ quản lý cho ngành cà phê. Tăng cường vai trò của Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam Hiện nay Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt nam có trên 100 Hội viên là các Tổng công ty, công ty, xí nghiệp sản xuất chế biến thu mua, xuất khẩu cà phê, các trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu trên địa bàn 24 tỉnh thành từ Bắc chí Nam, ở cả hai vùng cà phê Robusta và Arabica. Việc quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê hiện nay còn phân tán, thiếu tập trung. Do đó các thành viên của hiệp hội cần phải có những biện pháp nhằm điều hành xuất khẩu. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa vai trò của hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam nhằm thống nhất quản lý về một hướng như: Chuyển giao một số quyền hạn không hẳn là quyền hạn quản lý của Nhà nước cho Hiệp hội nhằm có được sự quản lý đúng chuyên môn sẽ đưa ra được các quyền cũng như giải pháp thực sự của một tổ chức chuyên trách về ngành cà phê. Cần nhanh chóng phát triển Hiệp hội thành một tổ chức liên kết mọi hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu, không những liên kết về mặt kinh tế giữa doanh nghiệp Nhà nước mà cần mở rộng cho sự tham gia của khu vực tư nhân kinh doanh cà phê. Hiệp hội sẽ đóng vai trò là tổ chức chịu trách nhiệm toàn bộ đối với toàn ngành cà phê bao gồm: sản xuất, thị trường, chế biến, xuất khẩu. Các chi phí ban đầu là do sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng sau đó các kinh phí là do việc thu được trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu. Tuy Hiệp hội hoạt động độc lập nhưng thực hiện các chính sách dưới sự giám sát của chính phủ, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ Công thương… Bên cạnh đó các Hiệp hội cần phải nâng cao việc thu thập thông tin,thành lập thêm các trung tâm giao dịch xuất khẩu cà phê, tạo điều kiện mở các hội chợ và tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, thường xuyên tổ chức các diễn đàn các doanh nghiệp sản xuất cà phê để trao đổi học hỏi kinh nghiệm, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông hiện đại như máy tính, internet…Đồng thời mở rộng thị trường, tham gia vào các tổ chức cà phê quốc tế, cần nghiên cứu kỹ thị hiếu của người tiêu dùng của các khu vực thị trường từ đó để đưa ra các hình thức tổ chức, chế biến, và cung cấp đúng loại cà phê mà thị trường cần, ví dụ như người dân có lối sống công nghiệp đòi hỏi phải tiết kiệm thời gian như người Hà Lan và người Đức có chiều hướng tiêu thụ ngày càng nhiều cà phê pha nhanh, người Đông Âu thích cà phe hỗn hợp mạnh nên tăng cường tỷ trọng Robusta lên… Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Thương mại Cần tiến hành đồng bộ công tác xúc tiến thương mại phía Nhà nước và doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển trên thị trường EU thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, tìm hiểu nhu cầu thị trường... Phía các doanh nghiệp, cần chủ động tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thị trường, chào hàng thông qua các tổ chức và hoạt động hỗ trợ. 3.2.1 Giải pháp từ phía doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và hộ sản xuất cà phê Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, lựa chọn phương thức thích hợp thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU. Cần coi xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập thị trường EU. Bên cạnh đó, có thể liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hóa, vì đây là biện pháp để các nhà sản xuất Việt Nam có thể nhanh chóng thâm nhập vào thị trường EU. -  Các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý theo quản lý chất lượng Áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000 cho các doanh nghiệp công nghiệp, ISO 14000 cho các doanh nghiệp có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường và HACCP đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Đồng thời, cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu thông qua việc tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực hoặc gửi họ đi đào tạo; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ thương mại giỏi đủ năng lực đảm đương tốt các công việc xuất khẩu sang thị trường EU, vốn rộng lớn và khó tính. -  Đặc biệt, các doanh nghiệp cần chú ý khai thác Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU (SMEDF) để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu cũng như nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật. - Các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư về thiết bị, công nghệ, nhập khẩu từ EU Các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn hướng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới từ chính các nước EU và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm được công nhận của các nước EU. Ðối với các mặt hàng mang tính chất thời trang như giày dép, dệt-may, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đáp ứng xu hướng biến đổi nhanh về thị hiếu của người tiêu dùng EU hơn là chú trọng yêu cầu bảo đảm giá thấp. Sự kiện EU áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam là một bài học khi sử dụng giá là vũ khí cạnh tranh.  Trong xu hướng chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và nhất là xu hướng gia tăng nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao của các nước EU, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng cần thay đổi phù hợp. Trong giai đoạn trước mắt, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư có hiệu quả vào một số ngành hàng xuất khẩu được EU xếp vào loại hàng "bán nhạy cảm" và "nhạy cảm" như các sản phẩm gỗ, thực phẩm chế biến, sản phẩm điện tử và linh kiện, các phần mềm tin học... - Cần mở rộng tiếp cận hệ thống phân phối tại thị trường EU Đây là một hướng phát triển quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này. Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam qua các trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Ước tính, có khoảng từ 10% đến 45% tổng giá trị một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào EU phải qua trung gian. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các doanh nghiệp chưa tiếp cận  hệ thống phân phối được hình thành lâu đời và chặt chẽ tại các nước EU. Ðể tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng tiếp cận thông qua hệ thống của các nhà phân phối lớn đã được hình thành trên thị trường này, hoặc từng bước xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện khánh thành "Nhà Việt" tại Ðức vừa qua là một tín hiệu mừng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Ðây là một hướng tiếp cận thị trường tích cực cần được phát triển trong tương lai ở các nước châu Âu. Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cũng là một đầu mối xúc tiến thương mại hiệu quả. Hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đã là thành viên của EuroCham và nhận được nhiều hỗ trợ trong xúc tiến thương mại như thủ tục ra nước ngoài nhanh hơn, không mất tiền để thuê các sạp hàng... Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của EuroCham. - Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cà phê Đa dạng hóa chủng loại mặt hàng cà phê là điều tất yếu khách quan do cà phê hiện nay là một trong những đồ uống quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên mỗi thị trường lại có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau về chế biến, pha chế, thưởng thức khác nhau theo những khẩu vị khác nhau. Hiện nay Việt Nam có những giống cà phê có hương vị tự nhiên thơm ngon, hơn nữa có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép chúng ta có thể trồng được những chủng loại cà phê có giá trị. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng xuất khẩu không chỉ loại cà phê nhân sống mà phải tăng cường đầu tư cho sản xuất cà phê chế biến dành cho xuất khẩu thì mới tăng cường được kim ngạch xuất khẩu cà phê, bên cạnh đó cần sản xuất các loại cà phê hảo hạng( Gourmet Coffee) và cà phê hữu cơ (Organic Coffee) - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê xuất khẩu Muốn cà phê Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu cà phê, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà sản xuất cà phê. Cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp. Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hóa đồng nhất, ổn định. Các doanh nghiệp cần pahỉ quảng bá thương hiệu rộng rãi nhãn hiệu cà phê, cần tìm các biện pháp để giữ vững được vị thế cà phê của doanh nghiệp Việt Nam tren thị trường EU. Đối với những sản phẩm cà phê xuất khẩu sang thị trường EU chưa có thương hiệu càn phải kịp thời học hỏi kinh nghiệm xây dựng, đăng ký và bảo hộ kịp thời thương hiệu sản phẩm của mình. Đối với một số sản phẩm cà phê đã có thương hiệu nổi tiếng tiến hành bằng các hình thức mua, liên doanh hoặc gia công để xây dựng hình ảnh sản phẩm trên thị trường ngày một rộng lớn. Trong quá trình tiến hành biện pháp xây dựng thương hiệu này các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cà phê cần tìm kiếm những sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước hoặc Hiệp hội cà phê để giữ vững và phát triển thương hiệu cà phê trên thị trường EU. - Tăng cường khả năng dự báo thị trường Cuối cùng, phải nói tới việc tiếp thu và xử lý thông tin kinh doanh cà phê- hiện là một khâu còn yếu. Chúng ta đã tiếp cận được với các nguồn thông tin để có được giá đóng cửa, mở cửa, lượng giao dịch, lượng tồn kho vv…; diễn biến giá cả thu mua của các mặt hàng cà phê tại các thị trường trọng điểm trong nước. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là khả năng dự đoán thị trường. Chúng ta cần tiếp cận với những thông tin về dự báo thời tiết tại các quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới, hiện tượng sương muối, mưa bão, lũ lụt, hạn hán… và từ đó đưa ra những dự báo chính xác cho thị trường cà phê. Để phân tích và xử lý những thông tin này một cách chính xác thật không dễ chút nào mà rất cần có một tổ chức mang tầm quốc gia, tập hợp những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích và dự báo thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất cho người sản xuất cũng như doanh nghiệp nhằm định hướng sản xuất và xuất khẩu cho cả ngành cà phê Việt Nam. - Tiếp tục nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn cho biết, một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO). Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tạp quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Thật ra TCVN 4193:2005 đã ban hành từ năm 2006 nhưng đến nay mới có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay vẫn theo hình thức thoả thuận về chất lượng dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí: độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ, chưa theo tiêu chuẩn mới. Do đó, để thực hiện tiêu chuẩn mới này, vừa thúc đẩy cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu, vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta, Cục Trồng trọt đưa ra lộ trình áp dụng TCVN 4193:2005, gồm 3 bước: + Bước 1 (từ nay đến tháng 12/2008), tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và có thưởng các doanh nghiệp xuất khẩu nhân cà phê tự nguyện áp dụng toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn này ngay từ niên vụ 2007-2008; hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đã có để xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển cà phê nhân xuất khẩu; đồng thời hoàn chỉnh việc xây dựng và phê duyệt đề án nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020. + Bước 2 (từ tháng 1/2009 đến 3/2010), phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cà phê nhân xuất khẩu tới các doanh nghiệp, người sản xuất, thu mua, chế biến cà phê; tiến hành xây dựng mô hình mẫu áp dụng quy chuẩn kỹ thuật này; tổ chức kiểm tra chất lượng đối với cà phê trước khi thông quan bằng một số chỉ tiêu chất lượng quan trọng, dễ thực hiện như ẩm độ, các khuyết tật về tạp chất, hạt mốc. + Bước 3 (từ tháng 4/2010 trở đi), tiếp tục áp dụng toàn diện các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cà phê nhân xuất khẩu và thực hiện kiểm tra toàn diện các chỉ tiêu chất lượng cà phê xuất khẩu theo TCVN 4193:2005 trước khi thông quan. TCVN 4193:2005 (mới) hạng R3 -Màu sắc: màu đặc trưng từng loại cà phê nhân -Mùi: không có mùi vị lạ -Độ ẩm: < + 12,5% -Tạp chất, hạt đen, nâu, sâu, vỡ và hạt khuyết tật… bắt theo lỗi *Xác định trị số lỗi cho phép: tối đa 250 lỗi trong 300 gam mẫu đối với cà phê vối và 150 lỗi trong 200 gam mẫu đối với cà phê chè. -Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại: (% khối lượng) +Cà phê Arabica: được lẫn R: < = 5% + C: < = 1% +Cà phê Robusta: được lẫn C: < = 5% + A: < = 5% -Tỷ lệ trên sàng 4,75 ly/4 ly tối thiểu (%): 90/10 - Các doanh nghiệp phải làm ra sản phẩm chất lượng cao Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ra đời, các DN làm cà phê cũng sẽ được hưởng lợi. Tự bản thân DN nỗ lực để làm ra sản phẩm chất lượng cao sẽ góp phần giữ gìn và phát triển được tài sản vô giá này. Bản thân các doanh nghiệp hiện đang định hướng cho việc xây dựng thương hiệu theo hướng chuyên nghiệp, đi vào thị trường bằng chính uy tín nội lực và chất lượng vượt trội. Hiện tại, cac doanh nghiệp đã có quy trình chế biến sản phẩm cà phê chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Sắp tới cần mời các chuyên gia cà phê quốc tế và kết hợp với hiệp hội và các doanh nghiệp tổ chức, hướng dẫn cho người trồng cà phê quy trình chăm sóc cà phê sạch để tạo đầu vào cho nhà máy. + Phải thay đổi cách làm Thương hiệu cà phê được chính thức “đăng bạ” khẳng định thêm sự phát triển và là cơ hội mới không chỉ cho riêng ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk mà là của cả nước. Để phát triển được nguồn tài sản vô giá này, quan điểm của tỉnh là phải thay đổi cách làm cà phê. Cụ thể: Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cà phê, thay vì chỉ chú trọng đến số lượng như thời gian qua, trong đó sẽ chú trọng đầu tư vào khâu giống và thu hoạch. Một thời gian quá dài chúng ta chỉ tập trung cho khâu trồng, chăm sóc, nhưng lại bỏ quên khâu thu hoạch (ví dụ tỉ lệ quả xanh trong thu hoạch còn nhiều), hậu quả là chất lượng cà phê không đúng với tiềm năng vốn có. Thứ hai là tập trung phát triển thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm và những lợi thế tuyệt vời của VN trong phát triển vùng nguyên liệu, chế biến, để quảng bá thương hiệu cà phê VN ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp Thứ nhất: cần nhìn nhận từ góc độ phía cầu - tức góc độ thị trường EU về sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như là phân khúc thị trường, dân số... Ở đây, điều rất quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng. Tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, nhất là trong giai đoạn hậu WTO, chúng ta cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực tiếp cận thông tin, học hỏi những bài học quá khứ của các nước và của chính Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, dần dần đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thứ hai: doanh nghiệp cần phải chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác của các thị trường văn minh. Thay vì tư thế bị động như trước, DN cần chủ động ứng phó ngay từ đầu để có thể kiểm soát được sản phẩm của mình. Điều này sẽ tạo ra một quy trình mới về tư duy chiến lược, cách điều hành bộ máy, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba: phản ứng nội tại của doanh nghiệp và Hiệp hội. Thực tế là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ các quy định liên quan của EU, chưa coi trọng việc liên doanh liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, vai trò của Hiệp hội, mặc dù được nhiều doanh nghiệp đánh giá là rất quan trọng trong việc kiến nghị hoạch định và điều chỉnh chính sách, đại diện cho doanh nghiệp kiến nghị với Chính phủ về nhu cầu, nguyện vọng... nhưng trong hỗ trợ đào tạo thì doanh nghiệp chưa coi vai trò của Hiệp hội là quan trọng. Trong khi đó, con người, nguồn nhân lực lại là vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay. Điều đó chứng tỏ vai trò của Hiệp hội với những điều mà doanh nghiệp mong muốn còn hạn chế. Tại các nước EU cần có các kho ngoại quan, phòng trưng bày, sàn giao dịch…; cần có các hình thức thưởng xuất khẩu mạnh hơn đối với mặt hàng phải cạnh tranh và đang gặp khó khăn đồng thời mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ xây dựng một chương trình tôn vinh nông sản Việt Nam đối với cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu... Do vậy các doanh nghiệp phải nhận thức đúng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và quảng bá cho sản phẩm của mình.   Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam và sản xuất cà phê giá trị gia tăng, đồng thời mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê. Sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng. Có nghiên cứu khoa học chuyển dịch cơ cấu sản phẩm robusta và arabica. Đổi mối công nghệ, thiết bị chế biến, khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê theo tiêu chuẩn TCVN193-2001. Nỗ lực xây dựng thương hiệu cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193: 2005 đối với cà phê xuất khẩu, trước mắt chưa áp dụng tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193: 2005 đối với cà phê xuất khẩu. KẾT LUẬN Toàn bộ chuyên đề bao bồm 3 chương đã phần nào cho ta thấy được bức tranh về họat động xuất khẩu cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU những năm qua. Ngành cà phê Việt Nam, mà đặc biệt là hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đem lại một vị thế lớn cho nền kinh tế nước ta trong lĩnh vực này, đồng thời tạo dấu ấn quan trọng về hình ảnh của Việt Nam trong lòng người tiêu dùng trên toàn thế giới nói chung cũng như thị trường EU nói riêng. Tuy nhiên cùng với những thành công đó, chúng ta cũng phải biết nhìn nhận và đánh giá về những mặt yếu của mình trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Trong nội dung của chuyên đề đã chỉ ra được phần nào những mặt yếu và những khó khăn mà ngành cà phê Việt Nam sẽ gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện đất nước hòa mình vào xu hướng phát triển chung của thế giới. Cùng với những yếu điểm đó em cũng xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp đối với Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trồng cà phê để cùng nhau phối hợp thực hiện khắc phục những khó khăn và đưa ngành và phê Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Luận văn liên quan