Giải quyết tình huống trong luật quốc tế

Bài làm : Giải quyết tình huống 5 : 1. Trong sự xung đột giữa quy định tại khoản 2 Điều 12 Công ước Viên năm 1969 và quy định tại các văn bản pháp luật của Guatemala thì sẽ ưu tiên áp dụng qui định nào ? Theo đề bài ra khi phê chuẩn công ước Viên năm 1969 thì Guatemala đã bảo lưu quy định tại khoản 2 điều 12 của công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế điều này là phù hợp với điều 19 công ước Viên năm 1969 đó là : “khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước một quốc gia có thể đưa ra một bảo lưu”. Trên thế giới thì việc xác định vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia hiện không có sự thống nhất trong cách giải quyết của quốc gia. Tuy nhiên, xu thế thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế so với văn bản quy phạm của pháp luật quốc gia là thực tiễn phổ biến hiện nay ở nhiều quốc gia. Mặt khác, hiệu lực của điều ước thì chịu tác động của các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, và hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ước có thể bị tác động bởi việc thực hiện các hành vi hợp pháp của chủ thể ký kết. Trường hợp này thì hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ước của công ước Viên năm 1969 bị tác động hành vi bảo lưu khoản 2 Điều 12 công ước viên của Guatemala. Do đó, mà khi có sự xung đột giữa khoản 2 điều 12 công ước Viên năm 1969 và các quy định tại các văn bản pháp luật của Guatemala thì Guatemala sẽ ưu tiên áp dụng quy định văn bản pháp luật của mình hơn. 2. Việc thực hiện khoản 2 điều 12 cũng như toàn bộ Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế trong mối quan hệ giữa hai quốc gia Áo và Guatemala : Sau khi Guatemala phê chuẩn công ước và bảo lưu quy định tại khoản 2 điều 12 Công ước Viên năm 1969 thì Áo là thành viên của công ước đã

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tình huống trong luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm : Giải quyết tình huống 5 : 1. Trong sự xung đột giữa quy định tại khoản 2 Điều 12 Công ước Viên năm 1969 và quy định tại các văn bản pháp luật của Guatemala thì sẽ ưu tiên áp dụng qui định nào ? Theo đề bài ra khi phê chuẩn công ước Viên năm 1969 thì Guatemala đã bảo lưu quy định tại khoản 2 điều 12 của công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế điều này là phù hợp với điều 19 công ước Viên năm 1969 đó là : “khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước một quốc gia có thể đưa ra một bảo lưu”. Trên thế giới thì việc xác định vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia hiện không có sự thống nhất trong cách giải quyết của quốc gia. Tuy nhiên, xu thế thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế so với văn bản quy phạm của pháp luật quốc gia là thực tiễn phổ biến hiện nay ở nhiều quốc gia. Mặt khác, hiệu lực của điều ước thì chịu tác động của các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, và hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ước có thể bị tác động bởi việc thực hiện các hành vi hợp pháp của chủ thể ký kết. Trường hợp này thì hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ước của công ước Viên năm 1969 bị tác động hành vi bảo lưu khoản 2 Điều 12 công ước viên của Guatemala. Do đó, mà khi có sự xung đột giữa khoản 2 điều 12 công ước Viên năm 1969 và các quy định tại các văn bản pháp luật của Guatemala thì Guatemala sẽ ưu tiên áp dụng quy định văn bản pháp luật của mình hơn. 2. Việc thực hiện khoản 2 điều 12 cũng như toàn bộ Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế trong mối quan hệ giữa hai quốc gia Áo và Guatemala : Sau khi Guatemala phê chuẩn công ước và bảo lưu quy định tại khoản 2 điều 12 Công ước Viên năm 1969 thì Áo là thành viên của công ước đã tuyên bố phản đối bảo lưu của Guatemala nhưng không cản trở hiệu lực của công ước Viên năm 1969 giữa Áo và Guatemala. Theo qui định tại khoản 3 điều 21 Công ước Viên thì : Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của một điều ước giữa quốc gia đó và quốc gia bảo lưu, thìnhững quy định có bảo lưu không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó nêu ra. Tức là khi một quốc gia phản đối một bảo lưu mà không ngăn cản những phần còn lại của điều ước có hiệu lực giữa nó và quốc gia bảo lưu, thì điều khoản bảo lưu không được áp dụng giữa hai quốc gia trong phạm vi bảo lưu. Nghĩa là, trong mối quan hệ giữa hai quốc gia Áo và Guatemala sẽ không áp dụng khoản 2 điều 12 của công ước Viên còn các điều khoản khác của công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế vẫn được áp dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết tình huống trong luật quốc tế.doc
Luận văn liên quan