Nêu được định nghĩa đầy đủ hơn về chuyển động thẳng đều.
Phân biệt các khái niệm; tốc độ, vận tốc.
Nêu được các đặc điểm của chuyển động thẳng đều như: tốc độ, phương trình chuyển động, đồ thị toạ độ - thời gian.
Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng đều trong thực tế trong thực tế.
130 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án vật lý lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IỆT ĐỘNG LỰC HỌC (Tiết 2)
I. Mục tiêu.
1.Về kiến thức:
- Phát biểu được guyên lý II nhiệt động lực học (NĐLH)
- Biết được cách tính hiệu suất của động cơ nhiệt
2.Về kĩ năng:
- Vận dụng được nguyên lý II NĐLH giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt.
- Giải được các bài tập trong bài học và bài tập tương tự; nêu được ví dụ về quá trình không thuận nghịch.
3.Thái độ: Học tập nghiêm túc, chú ý làm bài tập
II. Chuẩn bị
- GV: Dụng cụ để làm Tn hình 33.3; hình vẽ mô hình động cơ nhiệt nếu có; hình 33.4 phóng to
III.Phương pháp: Đặt vấn đề, nêu tình huống, thuyết trình, trực quan…
IV. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết biểu thức của nguyên lí I NĐLH và phát biểu quy ước về dấu của nhiệt lượng và công trong biểu thức này?
- Tại sao có thể nói nguyên lí I NĐLH là sự vận dụng ĐL BT và chuyển hóa năng lượng.
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Chúng ta có một con lắc đơn. Khi cho nó dao động à sau một khoảng thời gian thì nó dừng lại do sức cản của không khí. Nêu bỏ qua sức cản đó thì con lắc sẽ tiếp tục dao động mãi mãi. Quá trình như thế gọi là quá trình thuận nghịch.
- Vậy quá trình thuận nghịch là quá trình như thế nào?
- Đặt một ấm nước nóng ra ngoài kk thì có hiện tượng gì xảy ra?
- Liệu ấm nước có thể tự lấy nhiệt lượng mà nó đã truyền cho kk để nóng lên như cũ được không?
- Vậy điều này có trái với ĐLBT và chuyển hóa năng lượng và nguyên lý I hay không?
- Hướng dẫn hs thảo luận à Có những điều không vi phạm ĐLBT & CHNL cũng như nguyên lý I NĐLH, nhưng vẫn không thể xảy ra.
- Các em lấy thêm ví dụ về quá trình thuận nghịch.
- Tương tự như trên chúng ta tìm hiểu quá trình không thuận nghịch (SGK).
- Các em hãy lấy ví dụ về quá trình không thuận nghịch
- Gv kết luận về quá trình KTN.
- Nguyên lý II NĐLH cho chúng ta biết chiều mà hiện tượng có thể tự xảy ra.
- Gv trình bày 2 cách phát biểu nguyên lý II NĐLH
- Cách phát biểu của Clau-đi-ut:
+ Chú ý chiều thuận trong cách phát biểu này là chiều nào?
- Cách phát biểu của Cac-no:
+ Chiều thuận trong cách phát biểu này là chiều nào? (Cơ năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành nội năng).
- Các em hãy nhắc lại 3 bộ phận cơ bản của ĐCN?
- Treo hình 33.4 SGK.
+ Các em hãy cho biết tác dụng của từng bộ phận?
+ Tại sao phải có nguồn nóng và nguồn lạnh?
- Gv trình bày hiệu suất ĐCN.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch.
- Chú ý để rút ra kết luận quá trình thuận nghịch.
- HS trả lời (là qt vật tự trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác)
- Ấm nước mất nhiệt (tỏa nhiệt)
- Không được.
- Thảo luận để trả lời câu hỏi của gv.
- Hs lấy ví dụ…
- Theo dõi quá trình KTN
- Lấy ví dụ về quá trình KTN.
Hoạt động 2: Phát biểu nguyên lý II NĐLH
- Trả lời các câu hỏi của gv (có thể thảo luận nhóm)
- Nếu có sự can thiệp từ bên ngoài thì có thể truyền nhiệt từ một vật sang vật nóng hơn.
- Trả lời các câu hỏi của gv.
Hoạt động 3: Vận dụng nguyên lý II vào việc tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của ĐCN.
- Trình bày cấu tạo ĐCN
- Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi của gv.
- Nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên phải có nguồn lạnh.
II. Nguyên lý II nhiệt động lực học.
1. Quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch.
a. Quá trình thuận nghịch.
Là quá trình tự quay về trạng thái ban đầu à quá trình xảy ra theo 2 chiều thuận và nghịch
b. Quá trình không thuận nghịch.
Là quá trình không tự quay về trạng thái ban đầu à chỉ xảy ra theo một chiều xác định.
2. Nguyên lý II nhiệt động lực học.
a. Cách phát biểu của Clau-đi-út
Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
b. Cách phát biểu của Cac-nô
Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
Vận dụng.
SGK
4.Củng cố, vận dụng
- Nêu trọng tâm kiến thức của bài
- Các em trả lời các câu hỏi trong SGK, làm bài tập 8 trang 180.
5.Dặn dò:
.- Về nhà làm tiếp các BT trong SBT và chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn 20 tháng 3 năm 2011
Tiết 57 : BÀI TẬP
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Ôn lại kiến thức về nội năng, độ biến thiên nội năng và các nguyên lý của nhiệt động lực học
2. Về kĩ năng:
Vận dụng để giải các bài tập trong SGK, SBT và BT có dạng tương tự
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
HS: Ô lại toàn bộ kiến thức của cả chương.
III.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận …..
IV. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Phát biểu định nghĩa nội năng?
- Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ của vật thay đổi?
- Phát biểu nguyên lý I, nguyên lý II NĐLH. Nêu tên, đơn vị quy ước dấu của các địa lượng trong hệ thức (nglý I)?
- Viết biểu thức tính hiệu suất của ĐCN?
- Giải đáp thắc mắc của hs về các bài tập trong SGK.
- Hướng dẫn hs giải BT tương tự
BT1: Một bình nhiệt lượng kế bằng thép inoc có khối lượng là 0,1kg chứa 0,5kg nước ở nhiệt độ 150C. Người ta thả một miếng chì và một miếng nhôm có tổng khối lượng là 0,15kg và có nhiệt độ là 1000C. Kết quả nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lê đến 170C. Hãy xác định khối lượng của miếng chì và miếng nhôm.Cho Cpb= 125,7 J/kgK; CAl = 836 J/kgK;
CFe = 460 J/kgK;CH2O =4180 J/kgK
- Các em đọc kỷ đề bài nêu tóm tắt, phân tích bài toán.
- Chúng ta áp dụng phương trình cân bằng nhiệt.
- Tính nhiệt lượng tỏa ra do chì và nhôm
- Tính nhiệt lượng thu vào do bình nhiệt lượng kế và nước.
- Tính khối lượng miếng chì
- Tính khối lướng miếng nhôm.
BT2:
-
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức có liên quan.
- Hs làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của gv khi được yêu cầu.
Hoạt động 2: Giải một số bài tập có liên quan.
- Hs nêu thắc mắc…
- Đọc đề bài…
Tóm tắt
Giải
Áp dụng PT cân bằng nhiệt
Nhiệt lượng tỏa ra:
Nhiệt lượng thu vào:
Thay (2), (3) vào (1):
Khối lượng của miếng nhôm là:
BT1:
Tóm tắt
Giải
Áp dụng PT cân bằng nhiệt
Nhiệt lượng tỏa ra:
Nhiệt lượng thu vào:
Thay (2), (3) vào (1):
Khối lượng của miếng nhôm là:
Hoạt động :Củng cố, dặn dò.
Các em về nhà làm tiếp các BT trong SGK và các bài có dạng tương tự
---------------*****----------------
Ngày soạn 27 tháng 03 năm 2011
Chương VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Tiết 58 CHẤT RẮN KẾT TINH - CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.
2. Về kĩ năng:
Kể ra được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, hăng hái phát biểu xây dựng bài
II. Chuẩn bị.
GV: Một số hạt muối ăn; tranh ảnh về tinh thể muối ăn, kim cương, than chì.
III.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận …..
IV. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Trong chương trước chúng ta đã nghiên cứu các tính chất của chất khí về mặt hiện tượng và năng lượng, trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể của các chất.
- Trong bài đầu chương chúng ta sẽ phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình; chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể.
- Trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là chất rắn kết tinh.
+ Cho hs quan sát các hạt muối ăn bằng mắt thường và bằng KHV (hình 34.1 SGK). Rút ra nhận xét về hình dạng của những hạt muối này?
- Giới thiệu cấu trúc tinh thể.
- Các em trả lời C1
- Chúng ta tiến hành 2 so sánh sau:
+ So sánh các tính chất của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
+ So sánh các tính chất của chất đơn tinh thể và đa tinh thể.
- Gv gợi ý hs thảo luận:
+ Đầu tiên chúng ta hãy đọc SGK (phần a mục 2 và mục II) để so sánh chất rắn kết tinh với chất rắn vô định hình.
+ Đọc tiếp theo phần c của mục 2 để so sánh chất đơn tinh thể với chất đa tinh thể.
+ Thảo luận nhóm về câu C2.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
- Hs tập trung theo dõi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chất rắn kết tinh.
- Hs quan sát các hạt muối ăn bằng mắt thường và bằng KHV (nếu có). Rút ra nhận xét…
- Theo dõi để trả lời C1 (tinh thể được hình thành trong quá trình đông đặc)
Hoạt động 3: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình – chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể.
- Tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của gv.
- Hoàn thành theo hướng dẫn của gv
- C2 (Chất răn đa tinh thể được cấu tạo bởi vô số các tinh thể nhỏ sắp xếp hỗn độn. Vì thế tính dị hướng của mỗi tinh thể nhỏ được bù trừ trong toàn khối chất, nên chất rắn đa tinh thể không có tính dị hướng như chất rắn đơn tinh thể)
I. Chất rắn kết tinh.
1. Cấu trúc tinh thể.
Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh.
SGK
3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh.
SGK
II. Chất rắn vô định hình
- Không có cấu trúc tinh thể
- Không có dạng hình học xác định
- Có tính đẳng hướng
- Không có to nóng chảy xđ
- VD: Thuỷ tinh, nhực đường, các chất dẻo…
- Đặc tính: dễ tạo hình, không bị gỉ, không bị ăn mòn, giá rẻ…
4.Củng cố - vận dụng
- Nhắc lại kiến thức trọng tam của bài
- Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK.
5. Dặn dò.
- Về nhà hoàn thành tiếp và chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn 29 tháng 03 năm 2011
Tiết 59: BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Nêu ra được nguyên nhân gây ra biến dạng cơ của vật rắn. Phân biệt được 2 loại biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi (hay biến dạng dẻo) của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn (giữ nguyên) hình dạng và kích thước của chúng.
Phân biệt được các kiểu biến dạng kéo và nén của vật rắn dựa trên (điểm đặt, phương, chiều) tác dụng của ngoại lực gây nên biến dạng.
Định nghĩa được giới hạn bền và hệ số an toàn của vật rắn.
2. Về kĩ năng:
Phát biểu và vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập ra trong bài.
Nêu được ý nghĩa thực tiễn của giới hạn bền và hệ số an toàn của vật rắn.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, hăng hái phát biểu
II. Chuẩn bị.
GV: Bản vẽ các kiểu biến dạng dẻo của vật rắn.
HS: Lá thép mỏng, thanh tre, dây cao su, dây chỉ,…
III.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận …..
IV. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Chất rắn kết tinh là gì? Hãy nêu các tính chất của loại chất rắn này?
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Trong bài trước chúng đã nghiên cứu những tính chất của chất rắn. Bài hôm nay và bài tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu một số tính chất cơ và nhiệt của vật rắn.
-Biến dạng cơ của vật rắn là gì & phụ thuộc vàp những yếu tố nào?
- Giới thiệu TN hình 35.1
- Trình bày độ biến dạng tỉ đối.
- Nếu vật rắn thứ nhất có độ biến dạng tỉ đối lớn hơn vật thứ 2 thì điều đó có nghĩa như thế nào? (cùng ngoại lực)
- Các em trả lời C1.
- Hãy phân biệt biến dạng nén và biến dạng kéo.
- Chúng ta có thể sử dụng dây cao su để làm TN kiểm chứng (3 giai đoạn biến dạng đàn hồi, không đàn hồi và dây bị đứt)
- Các em tiến hành Tn trình bày trong C2 à rút ra nhận xét.
- Chúng ta sẽ nghiên cứu định luật Húc một cách tổng quát hơn so với ở học kỳ I
- Gv trình bày về ứng suất như SGK.
- Hãy xác định ứng suất
- Trình bày về định luật Húc như SGK
- Trình bày về lực đàn hồi như SGK.
- Từ (3):
Với gọi là suất đàn hồi; đơn vị (Pa)
- Áp dụng ĐL III Niu-tơn và (4) ta có:
Với gọi là độ cứng hay hệ số đàn hồi. (N/m)
- Các em hãy cho biết ý nghĩa vật lý của k và E ?
+ Gợi ý: Tại sao nói độ cứng đối với một thanh rắn (hay vật rắn) còn suất đàn hồi E đối với chất liệu làm thanh rắn?
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
- Nhận thức vấn đề bài học.
Hoạt động 2: So sánh biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi.
- Theo dõi gv giải thích vì sao không thể tiến hành TN được.
- Đọc SGK để trả lời các câu hỏi của gv (mục đích: ; cách tiến hành: )
- Nghi nhận độ biến dạng tỉ đối
- Nghĩa là vật thứ 2 có tiết diện lớn hơn vật thứ nhất.
- C1: Thanh bị co ngắn lại l < l0; đồng thời S ở giữa phình to ra.
- Hs phân biệt (…)
- Quan sát gv biểu diễn TN.
- Tiến hành TN à rút ra nhận xét
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật Húc.
- Theo dõi gv trình bày ứng suất
(2)
- Đơn vị N/m2 hay Pa
- Theo dõi gv trình bày về định luật Húc.
(3) trong đó: là hệ số tỉ lệ.
Trong gh đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.
- Theo dõi, ghi nhận;
Hay (4)
- Lực đàn hồi:
Với gọi là độ cứng hay hệ số đàn hồi. (N/m)
- Thảo luận để tìm hiểu sâu hơn.
I. Biến dạng đàn hồi
1. Thí nghiệm
Mục đích
Tiến hành
Hình 35.1
Tăng dần lực kéo , ta thấy thanh thép AB bị dãn ra có độ dài l > l0 đồng thời tiết diện ở phần giữa của thanh hơi bị co nhỏ lại.
Độ biến dạng tỉ đối:
(1)
Định nghĩa SGK
2. Giới hạn đàn hồi
Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi.
II. Định luật Húc
1. Ứng suất
(2)
Đơn vị N/m2 hay Pa
2. Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn.
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.
(3)
Trong đó: là hệ số tỉ lệ.
3. Lực đàn hồi
Từ (3)
Hay (4)
Lực đàn hồi:
Với gọi là độ cứng hay hệ số đàn hồi. (N/m)
4. Củng cố, vận dụng
- Phát biểu và viết công thức định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn.
- Hoàn thành bài 4, 5, 6 - SGK
5. dặn dò.
- Về nhà làm bài tập 7, 8, 9 trong SGK và SBT, chuẩn bị bài tiếp theo.
---------------*****----------------
Ngày soạn 2 tháng 04 năm 2011
Tiết 60 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Mô tả được các dụng cụ và phương pháp tiến hành thí nghiệm để xác định độ nở dài của vật rắn. Dựa vào bảng 36.1 ghi kết quả đo độ nở dài của thanh rắn thay đổi theo độ tăng nhiệt độ , tính được giá trị trung bình của hệ số nở dài.
Phát biểu được quy luật về sự nở dài và swk nở khối của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lí và đơn vị đo hệ số nở dài và hệ số nở khối.
2. Về kĩ năng:
Vận dụng được công thức về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài.
Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật.
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
GV: Bảng 36.1 SGK trên giấy lớn.
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Từ định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn, hãy suy ra công thức của lực đàn hồi trong vật rắn.?
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Các em quan sát hình 36.1:
+ Tại sao giữa 2 đầu thanh ray của đường sắt lại phải có một khe hở?
Trong bài này chúng ta cùng nhau nghiên cứu sự nở vì nhiệt một cách định lượng.
- Các em hãy dự đoán về sự phụ thuộc của độ nở dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ.
- Hướng dẫn hs thảo luận là hệ số tỉ lệ.
- Nếu dự đoán đó là đúng thì:
- Muốn kiểm tra dự đoán trên chúng ta phải dùng TN để đo đại lượng nào?
- Treo bảng 36.1:
+ Để xử lý kết quả đo chúng ta phải làm gì?
- Hướng dẫn hs xử lý số liệu theo nhóm à rút ra kết luận.
- Yêu cầu một vài nhóm trình bày kết luận trước lớp.
- Gv kết luận chung: Độ nở dài của thanh rắn tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ và độ dài ban đầu của thanh.
trong đó là hệ số nở dài, đơn vị 1/K hay K-1.
- Giới thiệu bảng 36.2: các em trả lời C2.
- Khi nung nóng, kích thước của vật rắn tăng theo mọi hướng nên thể tích của nó cũng tăng. Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
- Cũng từ những TN người ta xác định độ nở khối của vật rắn theo công thức:
trong đó gọi là hệ số nở khối với
- Các em tự nghiên cứu SGK.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
- Hs quan sát hình.
- Trả lời câu hỏi của gv.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nở dài.
- Đọc SGK à trình bày mục đích TN và cách tiến hành TN
- Đưa ra dự đoán (độ nở dài tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ) và thảo luận về các dự đoán và cách tiến hành TN để kiểm tra dự đoán.
- Chúng ta phải dùng TN đo
- Tính các giá trị của ở mỗi lần đo.
- Hs làm việc dưới sự hướng dẫn của gv.
- Trình bày kết luận của nhóm trước tập thể.
- Hs trả lời C2 rồi thảo luận chung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự nở khối.
- Chú ý để ghi nhận.
I. Sự nở dài
1. Thí nghiệm
Kết luận: Độ nở dài của thanh rắn tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ và độ dài ban đầu của thanh.
2. Kết luận
Độ nở dài
trong đó là hệ số nở dài, đơn vị 1/K hay K-1.
II. Sự nở khối.
trong đó gọi là hệ số nở khối với
III. Ứng dụng
SGK
4. Củng cố - vận dụng.
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
- Hs tự đọc bài tập ví dụ trong SGK.
- Trả lời tại lớp các câu hỏi trong SGK
5. dặn dò.
- Các em về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK, chuẩn bị bài tiếp theo.
---------------*****----------------
Ngày soạn 7 tháng 04 năm 2011
Tiết 60-61 : CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Mô tả được TN về hiện tượng căng bề mặt.
Nói rõ được phương, chiều và độ lớn của lực căng bề mặt. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
2. Về kĩ năng:
Vận dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập.
3. Thái độ: Học tập sôi nổi
II. Chuẩn bị.
GV: Bộ TN về hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng.
III.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận …..
IV. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hai HS lên bảng làm bài 7, 8 T197 - SGK
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Biểu diễn TN chiếc kim nổi trên mặt nước. Vì sao kim không chìm trong nước mà nổi trên mặt nước?
- Biểu diễn TN hình 37.2
- Dựa vào đó để đưa ra khái niệm lực căng bề mặt.
- Các em hãy trả lời C1.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu về các đặc trưng của lực căng bề mặt.
+ Gợi ý: Từ TN trên hãy xác định phương, chiều của lực căng bề mặt?
+ Làm thế nào để xác định độ lớn của lực căng bề mặt?
- Chúng ta có bài TH để xác định độ lớn của lực căng bề mặt.
- Kết quả TN đối với các chất lỏng khác nhau cho thấy: Độ lớn của lực căng bề mặt phụ thuộc vào tính chất của chất lỏng và tỉ lệ với độ dài của đường mà lực tác dụng lên.
- Giới thiệu bảng 37.1; Hệ số căng mặt ngoài của nước là 73.10-3 N/m có nghĩa gì?
- Giới thiệu TN hình 37.3 dùng để xác định độ lớn của lực F từ đó suy ra hệ số căng bề mặt.
- Giới thiệu các ứng dụng được trình bày như SGK.
- Cho thêm một số VD thực tế khác.
- Các em hãy giải thích vì sao hình dạng của chất lỏng trên con tàu vũ trụ có dạng hình cầu ?
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
- Quan sát TN à nêu dự đoán.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng căng bề mặt.
- Quan sát TN
- Ghi nhận khái niệm lực căng bề mặt.
- Trả lời C1.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lực căng bề mặt.
- Hs làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi của gv.
- Trả lời câu hỏi của gv (Cứ mỗi mét độ dài đường mà lực tác dụng lên, độ lớn của lực căng có giá trị là:…)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của lực căng bề mặt.
- Theo dõi gv trình bày.
- Trả lời câu hỏi của gv
I. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
1. Thí nghiệm
H 37.2
2. Lực căng bề mặt
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó.
s Gọi là hệ số căng mặt ngoài (N/m)
3. Ứng dụng.
SGK
4. Củng cố - vận dụng
- Mô tả hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Nói rõ phương, chiều của lực căng bề mặt.
5. dặn dò.
- Về nhà làm BT trong SGK và chuẩn bị phần còn lại của bài.
---------------*****----------------
Ngày soạn 12 tháng 04 năm 2011
Tiết 61 : CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Mô tả được Tn về hiện tương dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng.
Mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong 2 trường hợp: dính ướt, không dính ướt.
Mô tả được Tn về hiện tượng mao dẫn.
2. Về kĩ năng:
Vận dụng được hiện tượng mao dẫn để giải thích một số hiện tượng vật lí trong tự nhiên.
3. Thái độ: Học tập sôi nổi, nghiêm túc, hăng hái phát biểu
II. Chuẩn bị.
GV: Dụng cụ để làm các TN hình 37.4; 37.7 và Tn mô tả trong C4.
HS: Lá sen, lá khoai, miếng thủy tinh,…
III.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận …..
IV. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc điểm của lực căng bề mặt?
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Lực căng bề nặt gây ra một số hiện tượng đặc biệt ở bề mặt của chất lỏng. Đó là hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
- Thực hiện TN hình 37.4
- Các em lấy thêm vài VD về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
- GV làm TN hình 37.5 các em hãy quan sát rồi cho nhận xét. (chú ý mặt lồi và mặt lõm)
- Dùng hình vẽ 37.5 để minh họa.
- Trình bày ứng dụng như SGK.
- Gv biểu diễn TN hình 37.7a, các em quan sát và nêu nhận xét;
- Từ đó trả lời C5
- GV trình bày cho hs TN hình 37.7b
- Các em lấy một số VD về hiện tượng mao dẫn.
- Về nhà tự nghiên cứu phần ứng dụng.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
- Chú ý lắng nghe, nhận thức vấn đề bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
- Theo dõi gv làm TN à nêu nhận xét.
- Hs vận dụng để lấy VD về những vật liệu mình đã chuẩn bị
- Quan sát hiện tượng rồi nêu nhận xét.
- Theo dõi và ghi nhận.
- Giải thích theo yêu cầu của gv.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn.
- Hs quan sát à nhận xét (C5)
- Lấy VD thực tế
- Đọc phần ứng dụng.
II. Hiện tượng dính ướt. Hiện tượng không dính ướt.
1. Thí nghiệm
SGK
2. Ứng dụng
- Làm giàu quặng theo phương pháp “ Tuyển nổi ’’
III. Hiện tượng mao dẫn
1. Thí nghiệm
SGK
2. Định nghĩa
Hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.
3. Ứng dụng
SGK
4. Củng cố - vận dụng
- Các em trả lời tiếp các câu hỏi trong SGK.
- Làm tiếp các bài tập còn lại, chuẩn bị bài tiếp theo.
5. dặn dò.
- Về nhà làm BT trong SBT và chuẩn bị bài sau.
---------------*****----------------
Ngày soạn 17 tháng 04 năm 2011
Tiết 63 : BÀI TẬP
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Nắm được :
- Kiến thức về biến dạng cơ, công thức đầy đủ về lực đàn hồi
- Sự nở dài và sự nở khối, công thức về sự phụ thuộc giữa chiều dài, thể tích theo nhiệt độ.
- Hiện tượng mao dẫn công thức tính độ cao cột chất lỏng
Vận dụng các công thức để làm bài tập.
2. Về kĩ năng:
Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh
II. Chuẩn bị.
GV : soạn các bài tập trong sách giáo khoa, và sách bài tập
HS : Nắm vững các công thức chuẩn bị các bài tập
III.Phương pháp: vấn đáp, thảo luận …..
III. Tiến trình giảng dạy.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Viét các công thức tính lực đàn hồi ? độ biến dạng tỷ đối ?
Độ nở dài ?
Độ nở khối ?
Nêu các bước giải ?
Để giải bài toán ta phải dựa vào công thức nào ?
Công thức tính S ?
Từ 1 và 2 suy ra = ?
Nêu các bước giải ?
Khi nào thì thanh sắt bắt đầu bị uốn cong ?
Giá trịl lớn nhất bằng bao nhiêu thì thanh bị uốn cong ?
Để làm bài toán ta phải vận dụng những công thức nào ?
Lên viết các công thức và nói rõ các đại lượng trong đó
Đọc kỹ đề bài
Lên ghi giả thiết
Thảo luận và nêu các bước giải bài tập
Trả lời theo gợi ý của GV
Thảo luận trả lời
Tính toán đưa ra kết quả
Đọc kỹ đề bài
Lên ghi giả thiết
Thảo luận và nêu các bước giải bài tập
Trả lời theo gợi ý của GV
Thảo luận trả lời
Tính toán đưa ra kết quả
A. Lý thuyết
Lực đàn hồi
Với gọi là độ cứng hay hệ số đàn hồi. (N/m)
Độ nở dài
trong đó là hệ số nở dài, đơn vị 1/K hay K-1.
Độ nở khối.
trong đó gọi là hệ số nở khối với
B. Bài tập
Bài tập 9 trang192
D = 20mm= 0,02m
E = 2.10Pa
F = 1,57.10N
= ?
Từ công thức
(1)
Và (2)
Suy ra =2,5.10
Bài tập 8 trang197
t1 = 15C
l0 = 12,5 m
l = 4,5mm = 0,0045 m
t2 max = ?
4. Dặn dò.
Về nhà làm các bài tập 35.10-35.11 và 36.12- 36.14 SBT vật lý 10
---------------*****----------------
Ngày soạn 17 tháng 04 năm 2011
Tiết 64-65: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Định nghĩa, nêu được các đặc điểm và công thức (tính nhiệt nóng chảy) của sự nóng chảy và sự động đặc.
Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ. Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử.
Phân biệt được hơi khô, hơi bão hòa. Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hòa dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.
Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi
2. Về kĩ năng:
Nêu được ứng dụng liên quan đến các quá trình nóng chảy – đông đặc, bay hơi – ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống và kĩ thuật.
Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn
Áp dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng để giải các bài tập ra trong bài
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
TN chứng minh sự bay hơi và ngưng tụ.
III.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận …..
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Theo em các chất như đồng, nước, hidro, chất nào ở thể rắn, thể lỏng, thể khí?
- Hướng dẫn hs thảo luận à vạch ra những sai lầm của HS à ĐVĐ cho bài mới.
- Các em nhắc lại định nghĩa và đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc đã học ở lớp 6.
- Treo hình 38.2 SGK; các em hãy xác định tính chất của thiếc trong đồ thị hình vẽ trên.
- Thông báo về sự thay đổi thể tích và sự phụ thuộc của nhiệt độ nóng chảy vào áp suất.
- ĐVĐ: Khi vật đang nóng chảy ta vẫn tiếp tục đun, nghĩa là vẫn tiếp tục cung cấp nhiệt lượng cho vật mà nhiệt độ của vật lại không tăng? Nhiệt lượng cung cấp cho vật lúc này dùng để làm gì?
- Hướng dẫn hs thảo luận à Nhiệt cung cấp cho vật dùng để chuyển dần vật từ thể rắn sang thể lỏng, thực chất là dùng để phá vỡ các mạng tionh thể của vật rắn.
- Giới thiệu công thức tính nhiệt nóng chảy.
- Giới thiệu bảng 38.2; các em hãy cho biết nhiệt nóng chảy riêng của sắt là 2,72.105 J/kg có nghĩa gì?
- Khi vật động đặc thì nó thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Nhiệt lượng này tính bằng công thức nào?
- Các em hãy nhắc lại định nghĩa và đặc điểm của sự bay hơi và ngưng tụ?
- Ở lớp 6 chúng ta đã định nghĩa sự bay hơi và ngưng tụ và cũng đã tìm hiểu một số đặc điểm của các quá trình này. Tuy nhiên chúng ta chưa giải thích được tại sao có sự bay hơi và ngưng tụ.
- GV trình bày về sự bay hơi và ngưng tụ.
- Các em trả lời C2 và giải thích
- Khi chất khí ngưng tụ thì nhiệt độ của nó tăng hay giảm?
- Tại sao khi sắp mưa thì rất oi bức, còn sau khi mưa thì mát mẻ?
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
- Hs suy nghĩ trả lời. (đồng ở thể rắn, nước ở thể lỏng, hidro ở thể khí)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nóng chảy.
- Nhắc lại định nghĩa, lấy ví dụ…
- HS thao luận làm theo yêu cầu gv (A à B: thể rắn, nhiệt độ tăng dần; B à C: Vừa thể lỏng vừa thể rắn, nhiệt độ không đổi; C à D: thể lỏng, nhiệt độ tăng dần)
- Theo dõi và ghi nhận
- Hs (dựa vào sự khác biệt giữa thể rắn và thể lỏng) đưa ra dự đoán, thao luận các dự đoán đã nêu.
- Chú ý và ghi nhận
- Theo dõi, trả lồi câu hỏi của gv.
- Trả lời câu hỏi gv.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự bay hơi
- Nhắc lại định nghĩa
- Lắng nghe và ghi nhận.
là nhiệt nóng chảy riêng (J/kg)
- Hoàn thành theo yêu cầu gv.
- Trả lời các câu hỏi của gv.
I. Sự nóng chảy
Quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.
Quá trình chuyể thể ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
1. Thí nghiệm
Mỗi chất kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không đôit xác định ở mỗi áp suất cho trước.
Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,..) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
2. Nhiệt nóng chảy.
là nhiệt nóng chảy riêng (J/kg)
3. Ứng dụng.
SGK
II. Sự bay hơi
1. Thí nghiệm
SGK
2. Sự bay hơi
- Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở mặt thoáng của chất lỏng.
- Sự ngưng tụ là quá trình chuyển ngược lại từ thể khí ( hơi ) sang thể lỏng.
4. Củng cố - vận dụng
- Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự nóng chảy là gì? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy?
5. dặn dò.
- Về nhà làm BT, chuẩn bị tiếp phần còn lại
---------------*****----------------
Ngày soạn 17 tháng 04 năm 2011
Tiết 65: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (Tiết 2)
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Phân biệt được hơi khô, hơi bão hòa. Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hòa dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.
Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi
2. Về kĩ năng:
Nêu được ứng dụng liên quan đến các quá trình nóng chảy – đông đặc, bay hơi – ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống và kĩ thuật.
Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn
Áp dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng để giải các bài tập ra trong bài
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
Hs: ôn lại kiến thức đã học ở lớp 6 về sự sôi.
III.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận …..
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu ĐN sự bay hơi và sự ngưng tụ? Khi nào nói chất lỏng bay hơi, chất khí ngưng tụ?
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Ta có một lọ xăng khi để hở miệng thì nó bay hơi sau một thời gian thì hết. Con khi đây nấp kín thì xăng trong lọ không thể bay hết được. Tại sao? Hơi xăng trong chay không đây nút với hơi xăng trong chai đậy nút có gì khác nhau?
- Gv trình bày về hơi khô và hơi bão hòa.
- Các em trả lời C4.
- Các em hãy lập bảng so sánh các tính chất của hơi khô và hơi bão hòa.
- Các em nhắc lại về đặc điểm của sự sôi đã học ở lớp 6.
- Nhắc lại TN về đun sôi nước, vẽ đồ thị về sự thay đổi nhiệt độ của nước từ khi đun đến khi sôi và trong quá trình sôi?
- Khi nước đang sôi, ta vẫn tiếp tục cung cấp nhiệt lượng cho nước nhưng nhiệt độ của nước vẫn không thay đổi. Nhiệt lượng nước nhận được trong khi đang sôi dùng để làm gì và dùng công thức nào để tính nhiệt lượng này?
- Kết luận lại vấn đề à nêu ra công thức tính nhiệt hóa hơi.
- Giới thiệu bảng 38.5. Các em hãy cho biết nhiệt hóa hơi của nước ở nhiệt độ sôi bằng 2,3.106 J/kg có nghĩa gì?
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập – hơi khô hơi bão hòa.
- Hs trả lời câu hỏi VĐ của gv
- Chú ý và ghi nhận
- Trả lời C4, thảo luận để tìm đáp án đúng nhất.
- Hs lập bảng so sánh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự sôi.
- Ôn lại kiến thức cũ.
- Nhắc lại TN về đun nước. Giải thích đồ thị do gv vẽ trên bảng.
- Phát biểu dự đoán và thảo luận.
- Viết công thức tính nhiệt hóa hơi
L: là nhiệt hóa hơi riêng (J/kg)
- Trả lời câu hỏi của gv.
2. Hơi khô và hơi bão hòa.
SGK
III. Sự sôi.
Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
1. Thí nghiệm
Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.
2. Nhiệt hóa hơi.
L: là nhiệt hóa hơi riêng (J/kg)
4. Củng cố - vận dụng
- Các em trả lời tiếp các câu hỏi trong SGK.
5. dặn dò.
- Về nhà làm các bài tập trong SGK, chuẩn bị bài tiếp theo.
---------------*****----------------
Ngày soạn 24 tháng 04 năm 2011
Tiết 66: ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức : - Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
- Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối.
- Phân biệt được sự khác nhau giũa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.
2. Kỹ năng : - Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm.
- So sánh các khái niệm.
II. Chuẩn bị
Giáo viên : Các lọai ẩm kế : Ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương.
Học sinh : Ôn lại trạng thái hơi khô với trạng thái hơi bão hòa.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.
3. Bài mới
Hoạt động 1 (15 phút) : Tìm hiểu độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tuyệt đối.
Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm cực đại.
Cho học sinh trả lời C1.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận khái niệm.
Trả lời C1.
I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
1. Độ ẩm tuyệt đối.
Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.
Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3.
2. Độ ẩm cực đại.
Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ.
Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3.
Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu độ ẩm tỉ đối.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tỉ đối.
Cho học sinh trả ời C2.
Giới thiệu các loại ẩm kế.
Cho học sinh phần em có biết về các loại ẩm kế.
Ghi nhận khái niệm.
Trả lời C2.
Ghi nhận cách đo độ ẩm.
Đọc phần các loại ẩm kế.
II. Độ ẩm tỉ đối.
Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :
f = .100%
hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ.
f = .100%
Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Am kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương.
Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm không khí và cách chống ẩm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Cho học sinh nếu các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Nhận xét các câu trả lời và hệ thống đầy đủ các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Cho học sinh nếu các biện pháp chống ẩm.
Nêu các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Ghi nhận các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Nêu các biện pháp chống ẩm.
III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, …
Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, …
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và các bài tập trang 213 và 214.
Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
---------------*****----------------
Ngày soạn 24 tháng 04 năm 2011
Tiết 67: BÀI TẬP
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Nhớ được kiến thức về biến dạng cơ của vật rắn, nhớ được công thức tính lực đàn hồi.
- Viết được công thức tính độ nở dài và độ nở khối.
- Nắm vững sự chuyển thể của các chất, nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi.
- Nắm vững các khái niệm liên quan đến độ ẩm không khí.
2. Về kĩ năng:
- Trả lời được các câu hỏi liên quan
- Vận dụng được các công thức giải được một số bài tập liên quan.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập, chú ý làm bài tập
II. Chuẩn bị.
- GV: Một số bài tập và phương pháp giải.
- HS: ôn lại kiến thức đã học ở chương VII
III.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận …..
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động 1 (15 phút) : Giải các câu hỏi trắc nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Yêu cầu hs trả lời .
Yêu cầu hs trả lời .
Yêu cầu hs trả lời.
Yêu cầu hs trả lời.
Yêu cầu hs trả lời .
Yêu cầu hs trả lời.
Yêu cầu hs trả lời.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Câu 7 trang 210 : D
Câu 8 trang 210 : B
Câu 9 trang 210 : C
Câu 10 trang 210 : D
Câu 4 trang 213 : C
Câu 5 trang 214 : A
Câu 6 trang 214 :C
Hoạt động 3 (20 phút) : Giải các bài tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Yêu cầu học sinh tính nhiệt lượng cần cung cấp để hoá lỏng nước đá thành nước.
Yêu cầu học sinh tính nhiệt lượng cần cung cấp để tăng nhiệt độ của nước.
Cho học sinh tính nhiệt lượng tổng cộng.
Đọc bài, ghi giả thiết kết luận
Nêu phương pháp giải
Viết công thức và tính nhiệt nóng chảy.
Viết công thức và tính nhiệt lượng nước nhận để tăng nhiệt độ.
Tính nhiệt lượng tổng cộng.
Bài 14 trang 210
Nhiệt lượng cần cung cấp để hoá lỏng hoàn toàn nước đá :
Q1 = lm = 3,4.105.4 = 13,6.105 (J)
Nhiệt lượng cần cung cấp để chuyển nước từ 0oC lên 20oC :
Q2 = cmDt = 4180.4.20 = 334400 (J)
Nhiệt lượng tổng cộng :
Q = Q1 + Q2 = 13,6.105 + 3,344.105
= 16,944.105 (J)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Yêu cầu HS đọc bài, ghi giả thiết nêu phương pháp giải bài
Để nhôm nóng chảy được thì làm thế nào ?
Nhiệt lượng cung cấp gồm những phần nào? Tính nhiệt lượng những phần đó
Đọc bài, ghi giả thiết kết luận
Nêu phương pháp giải
Lên bảng viết công thức tính nhiệt lượng
Thay số tính toán đưa ra kết quả
Bài 15 trang 210
m = 100 g = 0,1 kg
t1 = 20c ; t2 = 658c
c = 896 J/kg.K
l = 3,9.10J/kg
Q = Q1 + Q2 = ?
Q1 = c.m.Dt =
Q2 = lm =
4. Củng cố - vận dụng
- Các em trả lời tiếp các câu hỏi trong SGK.
5. dặn dò.
- Về nhà làm các bài tập 38.12-38.15 trong SBT vật lý.
- Đọc trước bài thực hành đo hệ số căng bề mặt
---------------*****----------------
Ngày soạn 27 tháng 04 năm 2011
Tiết 68 – 69 Thực hành : ĐO HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Cách đo được lực căng bề mặt của nước tác dụng lên một chiếc vòng kim lọai nhúng chạm vào trong nước, từ đó xác định hệ số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ phòng.
2. Kĩ năng
Biết cách sử dụng thước cặp để đo độ dài chu vi vòng tròn.
Biết cách dùng lực kế nhạy ( thang đo 0,1N), thao tác khéo léo để đo được chính xác giá trị lực căng tác dụng vào vòng.
Tính hệ số căng bề mặt và xác định sai số của phép đo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Lực kế 0,1N có độ chính xác 0,001N.
- Vòng kim lọai (hoặc vòng nhựa) có dây treo.
- Cốc nhựa đựng chất lỏng ( nước sạch).
- Giá treo có cơ cấu nâng hạ cốc đựng chất lỏng.
- Thuớc cặp 0 – 150/0,05mm.
- Giấy lau ( mềm).
- Kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài 40 SGK vật lý 10.
2. Học sinh
Báo cáo thí nghiệm , máy tính cá nhân.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động 1 : Hòan chỉnh cơ sở lý thuyết của phép đo.
Họat động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi chép
Xác định độ lớn của lực căng bề mặt từ số chỉ của lực kế và trọng lượng của chiếc vòng
Viết biểu thức tính hệ số căng mặt ngòai của chất lỏng.
Mô tả thí nghiệm hình 40.2
Hướng dẫn : xác định các lực tác dụng lên chiếc vòng.
Hướng dẫn : Đường giời hạn mặt thóang là chu vi trong và ngòai của vòng
Hoạt động 2 : Hoàn chỉnh phương án thí nghiệm.
Họat động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi chép
Thảo luận rút ra các đại lượng cần xác định.
Xây dựng phương án xác định các dại lượng.
Hướng dẫn ; Phương án từ biểu thức tính hệ số căng mặt ngòai vừa thiết lập.
Nhận xét và hòan chỉnh phương án.
Hoạt động 3:Tìm hiểu các dụng cụ đo.
Họat động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi chép
Quan sát và tìm hiểu họat động của các dụng cụ có sẵn
Giới thiệu cách sử dụng thước kẹp.
Hoạt động 4 ( phút) :Tiến hành thí nghiệm.
Họat động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi chép
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
Ghi kết quả vào bảng 40.1 và 40.2
Hướng dẫn các nhóm
Theo dõi HS làm thí nghiệm
Hoạt động 5 ( phút) : Xử lý số liệu.
Họat động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi chép
Hòan thảnh bảng 40.1 và 40.2
Tính sai số của các phép đo trực tiếp lực căng và đường kính.
Tính sai số và viết kết quả đo hệ số căng mặt ngòai.
Hướng dẫn ; Nhắc lại cách tính sai số của phép đo trực tiếp và gián tiếp.
Nhận xét kết quả
Hoạt động 6 ( phút) : giao nhiệm vụ về nhà
Họat động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi chép
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu : HS chuẩn bị bài sau.
---------------*****----------------
Tiết 68 - 69 Thực hành : ĐO HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Cách đo được lực căng bề mặt của nước tác dụng lên một chiếc vòng kim lọai khi chạm vào mặt nước, từ đó xác định hệ số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ phòng.
2. Kỹ năng
- Biết cách sử dụng thước để đo độ dài chu vi vòng tròn.
- Biết cách dùng lực kế nhạy (thang đo 0,1 N), thao tác khéo léo để đo được chính xác giá trị lực căng tác dụng vào vòng .
- Tính hệ số căng bề mặt và xác định sai sô của phép đo.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên :
Cho mỗi nhóm HS :
- Lực kế 0,1 N có độ chính xác 0,001N.
- Vòng kim loại ( hoặc vòng nhựa) có dây treo.
- Cốc nhựa đựng chất lỏng ( nước sạch).
- Giá treo có cơ cấu nâng hạ cốc đựng chất lỏng.
- Thước cặp 0-150/0,05mm.
- Giấy lau ( mềm).
- Kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài 40 SGK Vật lí 10.
Học sinh : Báo cáo thí nghiệm, máy tính cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 ( phút) : Hoàn chỉnh cơ sở lí thuyết của phép đo.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Mô tả thí nghiệm hình 40.2.
-HD: Xác định các lực tác dụng lên chiếc vòng.
-HD: Đường giới hạn mặt thoáng là chu vi trong và ngoài của vòng.
-Xác định độ lớn lực căng bề mặt từ số chỉ của lực kế và trọng lượng của vòng nhẫn.
-Viết biểu thức tính hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng.
Hoạt động 2 ( phút) : Hoàn chỉnh phương án thí nghiệm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-HD: Phương án từ biểu thức tính hệ số căng mặt ngoài vừa thiết lập.
-Nhận xét và hoàn chỉnh phương án.
-Thảo luận rút ra các đại lượng cần xác định.
-Xây dựng phương án xác định các đại lượng.
Hoạt động 3 ( phút) : Tìm hiểu các dụng cụ đo.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Giới thiệu cách sử dụng thước kẹp
-Quan sát và tìm hiểu hoạt động của các dụng cụ có sẵn.
Hoạt động 4 ( phút) : Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Hướng dẫn các nhóm
-Theo dõi HS làm thí nghiệm
-Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
-Ghi kết quả và bảng 40.1 và 40.2
Hoạt động 5 ( phút) : Xử lí số liệu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-HD: Nhắc lại cách tính sai số của phép đo trực tiếp và gián tiếp.
-Nhận xét kết quả.
-Hoàn thành bảng 40.1 và 40.2
-Tính sai số của các phép đo trực tiếp lực căng và đường kính.
-Tính sai số và viết kết quả đo hệ số căng mặt ngoài.
Viết báo cáo thực hành theo mẫu trang 221 sách giáo khoa.
---------------*****----------------
Ngày soạn 2 tháng 5 năm 2011
Tiết 70 : KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu.
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học của 2 chương (chương 4, 5)
b. Về kĩ năng:
Vận dụng kiến thức đó để làm bài tập và ứng dụng vào thực tế của đời sống.
c. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
GV: Chuẩn bị đề kiểm tra
HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức của 2 chương để làm bài cho tốt.
III. Nội dung
A. ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn, khoanh tròn đáp án đúng
Câu 1. Một vật có khối lượng 500g đang di chuyển với vận tốc 10m/s. Động năng của vật bằng:
A. Wđ = 25 J B. Wđ = 2,5 J C. Wđ = 250J D. Wđ = 2500J
Câu 2. Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m chiều dài tự nhiên l0 = 100 cm. Một đầu cố định, đầu còn lại được kéo bởi lực F sao cho lò xo có chiều dài l = 110 cm. Khi đó thế năng đàn hồi của lò xo là:
A. Wt = 5000J; B. Wt = 0,5 J; C. Wt = 0,605 J; D. Wt = 50 J;
Câu 3. Có một lượng khí nhốt kín trong một xilanh được đậy bằng một pittông. Hỏi áp suất của khí biến đổi thế nào khi thể tích của bình tăng gấp hai lần còn nhiệt độ thì giảm một nửa:
A. áp suất giảm đi 6 lần. B. áp suất không đổi C. áp suất tăng gấp đôi. D. áp suât giảm đi 4 lần.
Câu 4. Một vật nặng 300g được ném thẳng đứng từ điểm cách mặt đất 1m lên trên với vận tốc 20m/s. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Khi đó thế năng của vật tại điểm cao nhất là:
A. 33J ; B. 43J; C. 53J; D. 63J
Câu 5. Búa máy có khối lượng 100kg đang ở cách mặt đất 20m, lấy g = 10 . Búa máy có thế năng là:
A. 20J ; B. 200J; C. 500J; D. 20000J
Câu 6. Một quả đạn pháo đang đứng yên thì nổ và vỡ thành hai mảnh, khối lượng mảnh 1 gấp 2 lần khối lượng mảnh 2. Ngay sau khi nổ thì mảnh 1 chuyển động sang trái với vận tốc v thì mảnh thứ 2 sẽ :
Chuyển động sang trái với vận tốc v.
Chuyển động sang phải với vận tốc v.
Chuyển động sang trái với vận tốc 2v.
Chuyển động sang phải với vận tốc 2v.
II.Tự luận (4 điểm)
Một vật khối lượng m = 1kg được thả rơi từ độ cao 20 xuống mặt đất, lấy g = 10.
a. Bỏ qua sức cản không khí, xác định vận tốc của vật ở mặt đất theo 2 cách.
b. Lực cản của không khí bằng 0,05 trọng lượng của vật. Hãy xác định :
+ Lượng cơ năng đã chuyển thành nhiệt khi chuyển động
+ Vận tốc của vật trước khi chạm đất.
B. Đáp án
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
D
B
A
D
Mỗi câu đúng được 1 điểm
II. Tự luận
- Ghi giả thiết
a - Tính v theo công thức v = 1 điểm
- Tính v theo định luật bảo toàn cơ năng ( vì lực cản bằng 0 ) 1 điểm
b - W = AFc = F.s = 0.05 P.h = 0,05 mgh 1 điểm
- v == Wd1 - AFc. 1 điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án vật lý 10 cb - mới đã chỉnh theo ppct mới 2011 - 2012.doc