Giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất

PHỤ LỤC I/ Giao dịch tư lợi là gì.(trang 3) II/ Giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 1,Giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất,cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất. (trang 5) 2, Giao dịch tư lợi trong hoạt động thu hồi đất,đền bù và giải phóng mặt bằng.(trang 12) III/ Đánh giá của nhóm.(trang 18) 1. Nguyên nhân. 2. Giải pháp. I/ Thế nào là giao dịch tư lợi. Theo quy định của Luật đất đai thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Với tư cách đại diện chủ sở hữu Nhà nước có quyền tuyệt đối trong việc định đoạt đối với đất đai. Theo điều 5 luật đất đai, Nhà nước có các quyền: - Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất ,kế hoạch sử dụng đất ; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất - Quyết định giao đất,cho thuê đất; thu hồi đất ; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Với những quyền năng to lớn mang tính tuyệt đối này, nếu không có những quy định ràng buộc chặt chẽ và cơ chế giám sát hữu hiệu thì tất yếu sẽ nảy sinh những giao dịch tư lợi,nhất là khi đất đai trở thành một thứ hàng hóa có giá trị như hiện nay. Đặc biệt là trong các lĩnh vực giao đất, cho thuê đất , chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Để làm rõ những vấn đề về giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất,cho thuê đất,thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất trước tiên ta cần làm rõ bảo chất thế nào là giao dịch tư lợi . Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về giao dịch tư lợi,hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về giao dịch tư lợi. Theo nghiên cứu của nhóm ‘’ Tư lợi’’(Self Interest ) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau . Có trường hợp cho rằng tư lợi là lợi ích của cá nhân cũng có trường hợp hiểu tư lợi là tư nhân về lợi ích tức là cá nhân thông qua một thủ đoạn nào đó được che đậy bởi vỏ bọc của hành vi hợp pháp để mang lại một lơi ích nhất định cho mình . Nhóm chúng tôi đồng ý với cách hiểu thứ 2 là : trong loại giao dịch này 1 người có quyền lực chi phối các hoạt động . Về khái niệm giao dịch tư lợi: Khoa học pháp lý gọi “giao dịch tư lợi” là các giao dịch mà trong đó có thể sẽ chứa đựng khả năng xung đột về quyền lợi. Ở những giao dịch này, quyền lợi của nhà nước , của tập thể của một số cá nhân có nguy cơ bị xâm hại do các chủ thể thiết lập giao dịch với “người liên quan”. Những người liên quan này trực tiếp có quyền quyết định thiết lập các giao dịch hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định đó nên họ có khả năng thu lợi riêng cho cá nhân từ việc thực hiện các giao dịch đã thiết lập, nếu không có sự kiểm soát cần thiết. Theo báo cáo đất đai với tổng sơ bộ mới nhất của 60 tỉnh, thành trên cả nước thì đã phát hiện 190.000 trường hợp vi phạm về diện tích đất là 8.000 ha, trong đó sai phạm phổ biến là bán đất trái phép, cấp đất, giao đất trái thẩm quyền ( http://vietbao.vn/Kinh-te/Tham-nhung-dat-dai-Van-de-muon-thuo/1735164089/175/) Các sai phạm trong quy hoạch đất đai như việc lập quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề vào các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp; quy hoạch đô thị, sinh thái nhưng lại bỏ dở dang. Ngoài ra còn có nhiều sai phạm trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, trong đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận . trong đó sai phạm về thời gian trao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phổ biến, chiếm 79,6% số hồ sơ có sai phạm. Đáng chú ý, kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ tại 3 địa phương là Hà Nội, Tp.HCM và Vĩnh Phúc cho thấy, có đến 51% người dân phải thuê cán bộ địa chính để họ giúp đỡ khi làm các thủ tục về đất đai. Và càng giật mình hơn khi con số mà người dân phải chi cho dịch vụ trung gian trọn gói khi xin cấp giấy chứng nhận mới lên tới 50 triệu đồng. Còn nếu nhờ hoàn thiện hồ sơ hay đơn giản là chỉ nộp và theo dõi quá trình thụ lý thôi cũng phải chi từ 10 - 15 triệu đồng. Còn nếu nhờ khâu trung gian trong mỗi vụ chuyển nhượng đất đai thì có đến 44% là có thiên hướng nhờ cán bộ công quyền “giúp” với chi phí tối đa lên tới 30 triệu đồng/vụ. ( theo thanh tra chính phủ )

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC I/ Giao dịch tư lợi là gì.(trang 3) II/ Giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 1,Giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất,cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất. (trang 5) 2, Giao dịch tư lợi trong hoạt động thu hồi đất,đền bù và giải phóng mặt bằng.(trang 12) III/ Đánh giá của nhóm.(trang 18) 1. Nguyên nhân. 2. Giải pháp. I/ Thế nào là giao dịch tư lợi. Theo quy định của Luật đất đai thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Với tư cách đại diện chủ sở hữu Nhà nước có quyền tuyệt đối trong việc định đoạt đối với đất đai. Theo điều 5 luật đất đai, Nhà nước có các quyền: - Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất ,kế hoạch sử dụng đất ; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất….. - Quyết định giao đất,cho thuê đất; thu hồi đất ; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất… Với những quyền năng to lớn mang tính tuyệt đối này, nếu không có những quy định ràng buộc chặt chẽ và cơ chế giám sát hữu hiệu thì tất yếu sẽ nảy sinh những giao dịch tư lợi,nhất là khi đất đai trở thành một thứ hàng hóa có giá trị như hiện nay. Đặc biệt là trong các lĩnh vực giao đất, cho thuê đất , chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Để làm rõ những vấn đề về giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất,cho thuê đất,thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất trước tiên ta cần làm rõ bảo chất thế nào là giao dịch tư lợi . Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về giao dịch tư lợi,hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về giao dịch tư lợi. Theo nghiên cứu của nhóm ‘’ Tư lợi’’(Self Interest ) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau . Có trường hợp cho rằng tư lợi là lợi ích của cá nhân cũng có trường hợp hiểu tư lợi là tư nhân về lợi ích tức là cá nhân thông qua một thủ đoạn nào đó được che đậy bởi vỏ bọc của hành vi hợp pháp để mang lại một lơi ích nhất định cho mình . Nhóm chúng tôi đồng ý với cách hiểu thứ 2 là : trong loại giao dịch này 1 người có quyền lực chi phối các hoạt động . Về khái niệm giao dịch tư lợi: Khoa học pháp lý gọi “giao dịch tư lợi” là các giao dịch mà trong đó có thể sẽ chứa đựng khả năng xung đột về quyền lợi. Ở những giao dịch này, quyền lợi của nhà nước , của tập thể của một số cá nhân có nguy cơ bị xâm hại do các chủ thể thiết lập giao dịch với “người liên quan”. Những người liên quan này trực tiếp có quyền quyết định thiết lập các giao dịch hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định đó nên họ có khả năng thu lợi riêng cho cá nhân từ việc thực hiện các giao dịch đã thiết lập, nếu không có sự kiểm soát cần thiết. Theo báo cáo đất đai với tổng sơ bộ mới nhất của 60 tỉnh, thành trên cả nước thì đã phát hiện 190.000 trường hợp vi phạm về diện tích đất là 8.000 ha, trong đó sai phạm phổ biến là bán đất trái phép, cấp đất, giao đất trái thẩm quyền ( Các sai phạm trong quy hoạch đất đai như việc lập quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề vào các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp; quy hoạch đô thị, sinh thái nhưng lại bỏ dở dang. Ngoài ra còn có nhiều sai phạm trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, trong đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận... trong đó sai phạm về thời gian trao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phổ biến, chiếm 79,6% số hồ sơ có sai phạm. Đáng chú ý, kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ tại 3 địa phương là Hà Nội, Tp.HCM và Vĩnh Phúc cho thấy, có đến 51% người dân phải thuê cán bộ địa chính để họ giúp đỡ khi làm các thủ tục về đất đai. Và càng giật mình hơn khi con số mà người dân phải chi cho dịch vụ trung gian trọn gói khi xin cấp giấy chứng nhận mới lên tới 50 triệu đồng. Còn nếu nhờ hoàn thiện hồ sơ hay đơn giản là chỉ nộp và theo dõi quá trình thụ lý thôi cũng phải chi từ 10 - 15 triệu đồng. Còn nếu nhờ khâu trung gian trong mỗi vụ chuyển nhượng đất đai thì có đến 44% là có thiên hướng nhờ cán bộ công quyền “giúp” với chi phí tối đa lên tới 30 triệu đồng/vụ. ( theo thanh tra chính phủ ) Các giao dịch tư lợi có thể được kiểm soát bằng 1 trong 2 cách. - Cách thứ nhất mang tính cấm đoán tức là cấm thực hiện những giao dịch mà ở đó người nắm quyền lực có nguy cơ trục lợi từ giao dịch đó. - Cách thứ hai là minh bạch hóa giao dịch tức là cho phép thực hiện giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi nhưng chủ thể phải minh bạch công khai và tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn các giao dịch thông thường . Như vậy, giao dịch tư lợi trong quản lý đất đai tức là giao dịch giữa 1 bên là người có quyền lực, đại diện nhà nước và 1 bên là có quan hệ đặc biệt với người có quyền lực, giao dịch này xét chung không gây hậu quả xấu cho lợi ích của nhà nước nhưng về bản chất nó gây nó mang tới sự bất bình đẩng. Vì vậy việc hạn chế các giao dịch tư lợi trong quản lý đất đai đặc biệt là trong hoạt động giao đất ,cho thuê đất,thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất là một biện pháp cần thiết để đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn đất của quốc gia hợp lý đồng thời đảm bảo bình đẳng về quyền lợi của người dân . II/ CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN MỤC DÍCH SỬ DỤNG, THU HỒI ĐẤT … 1. Giao đất ,cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Giao đất,cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất với ý nghĩa là những nội dung của quản lý nhà nước đối với đất đai , là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền sử dụng đất cho các tổ chức và hộ gia đình , cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng những quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao đất là rất chặt chẽ và cụ thể bao gồm những quy định chung áp dụng và những quy định về thẩm quyền cụ thể cho từng cơ quan . Những quy định chung là các quy định mà mỗi cơ quan nhà nước khi giao đất phải triệt để tuân theo, các căn cứ , các trình tự , thủ tục… về giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất , những quy định về thẩm quyền cụ thể nhằm giới hạn phạm vi , các quyền hạn về giao đất với mục đích làm cho các thẩm quyền này thống nhất và hợp lý vừa không phân tán thả nổi cho cấp dưới , vừa không tập trung quan liêu ở cấp trên , làm cho các cơ quan thấy được trách nhiệm của mình trong lĩnh vực giao đất,cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất. - Điều 31 Luật Đất đai 2003 nêu lên hai căn cứ giao đất , cho thuê đất, đó là căn cứ vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và vào nhu cầu sử dụng đất. Bởi vì nhu cầu sử dụng trên thực tế là rất đã dạng nên để đáp ứng các nguyện vọng khác nhau của các chủ sử dụng đất thì việc xác nhận nhu cầu sử dụng đất là yêu cầu bắt buộc. Qua đó căn cứ để giao đất, cho thuê đất thể hiện nhu cầu thực trong sử dụng đất và tránh được tình trạng giao đất cho thuê đất tùy tiện . Tuy nhiên , trên thực tế một số địa phương chỉ dựa trên quy hoạch và kế hoạch sử đụng đất mà không dựa trên nhu cầu thực tế của người dân đã thực hiện việc giao đất , cho thuê đất tùy tiện . Đặc biệt là nó mang lại tư lợi cho những người có thẩm quyền và một số người có quan hệ với họ. Một trong những ví dụ điển hình là vụ việc giao đất ở Đồ Sơn – Hải Phòng Vụ án nổi cộm “Quan ăn đất ở Đồ Sơn, Hải Phòng” : Sai phạm nghiêm trọng trong việc cấp đất đai cho 129 người : (Bài báo được đăng trên Việt Báo số ra ngày 25/09/2006 cho-129-nguoi/40163730/218/) Vào thời điểm vụ án tham nhũng đất đai Đồ Sơn, Hải Phòng sắp được xét xử lại thì bất ngờ xuất hiện một số diễn biến mới khi Cơ quan điều tra (CQĐT), Bộ Công an tiến hành rà soát lại hồ sơ. CQĐT đã phát hiện các sai phạm nghiêm trọng trong danh sách cấp đất cho 129 người với tổng diện tích 11.263m2 ở khu dân cư Vụng Hương, phường Vạn Hương, thị xã Đồ Sơn. Một nguồn tin cho biết, sắp tới CQĐT sẽ phục hồi điều tra làm rõ các sai phạm trong dự án cấp đất này. Trong danh sách 129 hộ được UBND thị xã Đồ Sơn và Sở Tài nguyên-Môi trường đề nghị TP Hải Phòng xét duyệt, các cơ quan chức năng phát hiện có tới 34 người không có hộ khẩu ở Đồ Sơn cũng có tên xin giao đất làm nhà ở. Đáng chú ý, trong số này có một số cán bộ công tác ở một số ban, ngành chức năng của TP Hải Phòng. Cụ thể như ông H.K.T ở Ban tổ chức chính quyền TP được đề nghị cấp 128m2 đất lô số 74; ông N.A.T ở Sở Kế hoạch-Đầu tư TP được đề nghị cấp 128m2 đất ở lô số 82; ông T.A.V ở Bộ Chỉ huy quân sự TP được đề nghị cấp 128m2 đất ở lô số 84; ông V.A.Đ ở Quân khu III được đề nghị cấp 128m2 đất ở lô số 79; ông L.C.Đ ở Viện Quy hoạch TP Hải Phòng được đề nghị cấp 63m2 đất lô số 18; ông L.V.Đ ở Công an TP Hải Phòng được đề nghị cấp 61m2 đất ở lô số 9... Trong khi suất đất cấp cho một hộ dân bình thường có hộ khẩu Đồ Sơn chỉ có 60m2, thì nhiều người không có hộ khẩu Đồ Sơn được đề nghị cấp tới 120m2-252m2. Từ danh sách này, phải chăng đây là một kiểu hối lộ bằng đất của quan chức thị xã Đồ Sơn cho quan chức cấp trên? Sau khi danh sách đề nghị cấp đất Đồ Sơn nói trên bị lọt ra ngoài, gây bức xúc trong nhân dân địa phương, UBND TP Hải Phòng đã dừng việc ra quyết định phê duyệt và yêu cầu ông Chu Minh Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường xem xét, rà soát và loại khỏi danh sách này những người không có hộ khẩu ở Đồ Sơn, Hải Phòng nhưng có tên đề nghị xin giao đất. Ngoài 34 người xin cấp đất trái phép nói trên, còn một loạt người nhà, người quen biết của các "sếp" Đồ Sơn lúc bấy giờ là Bí thư Thị ủy Vũ Đức Vận, Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Anh Hùng, Phó chủ tịch UBND thị xã Lưu Kim Thái cũng có tên trong danh sách cấp đất ưu tiên ở khu dân cư Vụng Hương từ năm 2003. Trong đó, có những trường hợp gây bức xúc trong dư luận như: Hoàng Anh Tuấn, học sinh lớp 11 (con trai của Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Anh Hùng) được đề nghị cấp 252m2 đất ở lô số 135 (trong khi "cấp trưởng" của thị xã chỉ được cấp 120m2). Lạ lùng hơn nữa, bà P.T.M.A - giáo viên Trường PTTH Trần Phú, TP Hải Phòng (là cô giáo của học sinh Hoàng Anh Tuấn) cũng được đề nghị cấp 120m2 đất ở lô số 87. Như vậy, bị cáo Hoàng Anh Hùng ngoài việc xin cấp đất cho con trai mình mới học lớp 11, lại "vung tay" đề nghị cấp đất cho cả cô giáo dạy con mình. Chưa hết, con trai bị cáo Lưu Kim Thái (nguyên Phó chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn) đang là sinh viên 19 tuổi cũng được đề nghị cấp 253,6m2 đất ở lô số 130 (gấp hơn 2 lần suất đất cho "cấp trưởng" thị xã là 120m2). è Như vậy, trong ví dụ trên ta thấy trong vụ việc trên những người có thẩm quyền xét duyệt giao đất tại địa phương đã không dựa trên nhu cầu thực tế sử dụng đất mà lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để giao đất cho 129 hộ là những người có quan hệ thân thiết. Trong khi đó nhu cầu thực tế của người dân lại không được đáp ứng. Điều đó đã gây lên sự bức xúc trong dư luận và nhân dân tại địa phương - Một ví dụ khác liên quan đến tư lợi trong việc giao đất : Qua kiểm tra về đối tượng được giao đất từ năm 2000-2010 tại xã Phú Lão, trong số 253 cá nhân, hộ gia đình được giao đất theo các Quyết định thì thực tế chỉ có 226 hộ nhận đất. Cụ thể: có 183 cá nhân, hộ gia đình được giao đất có hộ khẩu ở xã Phú Lão, 43 trường hợp không có hộ khẩu tại xã, trong đó 10 trường hợp có hộ khẩu ở thị trấn Chi Nê là CBCC và người nhà của lãnh đạo huyện Lạc Thuỷ, đối tượng này đã có nhà ở tại thị trấn và nhiều trường hợp có hộ khẩu ở Hà Nội. Kiểm tra tại thời điểm giao đất, có 95 cá nhân, hộ gia đình có nhà ở ổn định, 131 trường hợp chưa có nhà ở, 21 trường hợp đã chuyển nhượng Trong quá trình xét giao đất, UBND xã Phú Lão đã không thành lập Hội đồng xét giao đất, không xây dựng tiêu chí và đối tượng được xét giao đất. Do vậy, việc xét giao đất thể hiện sự không công bằng, thiếu dân chủ như “ưu tiên” một số lãnh đạo và CBCC huyện Lạc Thuỷ và một số lãnh đạo và cán bộ xã Phú Lão. Mặt khác, xét giao đất cho nhiều người không có nhu cầu thiết yếu về đất ở (đã có nhà ở ổn định) nên đã có một số hộ đã chuyển nhượng. Giao đất cho nhiều người không có hộ khẩu và sinh sống tại xã Phú Lão (Hộ khẩu ở Hà Nội và thị trấn Chi Nê). Cá biệt có 4 trường hợp còn được ưu tiên xét giao đất 2 lần, gồm: ông Trần Đình Thụ (Con trai ông Trần Đình Thú, Bí thư Đảng uỷ xã Phú Lão), năm 2003 được giao diện tích 80m2, thời điểm giao đất mới 17 tuổi đang ở cùng bố mẹ; đến năm 2008 lại được giao tiếp 100m2. Năm 2003, ông Trần Đức Huyến cán bộ địa chính xã được giao 100m2 đất, ông Huyến đã chuyển nhượng lô đất này, đến năm 2008 lại được giao lần hai với diện tích 120m2, đứng tên vợ là Vũ Thị Loát. Tháng 7/2003, ông Mầu Văn Luyện con trai bà Vũ Thị Mậy được giao 100m2 đất và tháng 12/20003 được giao tiếp 100m2 đất khác. Năm 2007, ông Đinh Ngọc Linh cán bộ xã Phú Lão được giao 100m2 đất, đến năm 2008 tiếp tục được giao 150m2 đất nữa đứng tên vợ là Bùi Thị Hoàn. Từ đó đã gây nên những dị nghị thắc mắc trong nhân dân. Bên cạnh đó, kiểm tra về hạn mức đất ở có 3 hộ đều ở thôn Lão Ngoại (Phú Lão) được giao đất vượt hạn mức theo Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 25/9/2006 của UBND tỉnh với tổng diện tích 287m2, gồm: bà Vũ Thị Hiên, được giao 250 m2, vượt 50m2; ông Màu Chí Công, được giao 322m2, vượt 122m2; bà Lê Thị Tám, được giao 315m2, vượt 115m2. Đặc biệt, trường hợp bà Nguyễn Thị Lan (chồng là Phạm Xuân Đoài) đã có nhà ở diện tích 1800 m2, tại Tân Thành (Cố Nghĩa) nhưng vẫn được cấp 406 m2 đất. Trong đó, phòng TN-MT huyện đã xác định sai vị trí đất từ khu vực 1, vị trí 2 thành khu vực 1 vị trí 3 là 126m2, dẫn đến số tiền phải truy thu hộ bà Lan là 17.180.000 đồng. Ngoài ra, UBND xã Phú Lão còn có văn bản đề nghị Chi nhánh điện Lạc Thuỷ xin được di chuyển đường điện 35Kv (chi phí di chuyển do UBND xã Phú Lão bỏ ra là 78.885.294 đồng) với lý do cột điện nằm trong vị trí xây dựng Đình thôn Lão Ngoại và bãi đỗ xe của khu du lịch. Nhưng sau khi di chuyển, UBND xã làm lại hồ sơ trình cấp đất cho hộ bà Lan. Thực tế UBND xã đã chi từ nguồn phí thắng cảnh trích để lại số tiền là 40.000.000 đồng. Về việc áp giá tính tiền sử dụng đất, có nhiều trường hợp, khi chưa có quyết định giao đất, Chi cục thuế huyện Lạc Thuỷ căn cứ vào tờ trình của UBND xã Phú Lão để ra thông báo yêu cầu  người được xét giao đất nộp tiền  sử dụng đất trước, việc làm này là trái quy định dẫn đến việc thu thiếu 15.632.000 đồng của 2 trường hợp là ông Trần Đình Thụ, 9.000.000 đồng và Màu Văn Luyện, 6.632.000 đồng. Về việc cấp Giấy CNQSD đất có trường hợp được giao đất, nhưng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã được cấp Giấy CNQSD đất hoặc cấp Giấy CNQSD đất của HTX cho cá nhân. Việc cho thuê đất công tại Chùa Tiên cũng không tuân thủ theo quy định của Luật đất đai. Từ năm 2007-2010, UBND xã cho các hộ thuê để kinh doanh bán hàng nhưng không làm hợp đồng thuê đất mà chỉ thực hiện bốc thăm theo lô, thửa đã quy hoạch và giao từng hộ sử dụng sau khi các hộ đã nộp tiền phí sử dụng lề đường, bến bãi. Bên cạnh đó việc thu hồi đất nông nghiệp để làm sân lễ hội Chùa Tiên cũng còn nhiều sai phạm. Ngày 8/1/2010, UBND xã Phú Lão có Tờ trình số 04/TT-UBND gửi UBND, phòng TN-MT huyện đề nghị được chuyển đổi mục đích sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp để làm sân lễ hội, đến nay vẫn chưa có văn bản trả lời. Ngày 28/1/2010, UBND xã có biên bản làm việc với 15 hộ dân nằm trong phạm vi GPMB, diện tích đất thu hồi là 4.538,8m2, các hộ đều nhất trí GPMB và thống nhất đơn giá đền bù do UBND xã thỏa thuận là 252.448.000 đồng. Cũng trong ngày 28/1/2010, UBND xã Phú Lão đã chi trả tiền đền bù cho 15 hộ dân, kinh phí đền bù được lấy từ 2 nguồn: 184.030.000 đồng từ nguồn phí thắng cảnh để lại cho UBND xã; 68.418.000 đồng từ nguồn kinh phí ngân sách huyện cấp bổ sung năm 2009 cho xã (theo QĐ số 1016/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND huyện Lạc Thủy). Sau khi chi trả tiền đền bù, đến nay UBND xã chưa làm thủ tục trình các cấp có thẩm quyền thu hồi đất của các hộ và Giấy CNQSD đất hiện các hộ vẫn lưu giữ. Như vậy, việc UBND xã tự thoả thuận đền bù đất của 15 hộ dân như đã nêu trên là trái quy định của Nhà nước về quản lý đất đai, nhất là đất trồng lúa nước. Sự việc này có phần trách nhiệm của UBND huyện Lạc Thuỷ, đó là việc cấp ngân sách để đền bù đất cho người dân khi chưa có thủ tục thu hồi đất và phương án đền bù chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt là trái quy định. Từ những sai phạm trong quản lý sử dụng đất đai ở xã Phú Lão, tại Kết luận số 86 ngày 28/7/2010 của Thanh tra tỉnh do ông Lê Trọng Long, Phó Chánh Thanh tra ký đã kiến nghị một số vấn đề: Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy chỉ đạo UBND xã Phú Lão và các phòng, ban chức năng của huyện kiểm tra, rà soát lại quỹ đất ở đã được phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và của UBND tỉnh, hạn chế việc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân có thu tiền sử dụng đất. Thông báo và hướng dẫn cho  người dân làm thủ tục cấp Giấy CNQSD đất. Cho thuê đất công phải làm hợp đồng thuê đất và thu tiền thuê đất theo quy định. Thu hồi số tiền 68.418.000 đồng đã chi đền bù đất nông nghiệp cho 15 hộ dân. Kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc đề nghị di chuyển đường điện 35Kv và chi phí di chuyển, xét giao đất 2 lần cho một cá nhân, xét giao đất cho nhiều người không có nhu cầu thiết yếu về đất ở, việc tự thoả thuận thu hồi và đền bù diện tích 4.538,8m2 đất lúa của 15 hộ dân để làm sân lễ hội Chùa tiên khi chưa có quyết định thu hồi và phê duyệt phương án bồi thường GPMB của cấp có thẩm quyền. Đánh giá của nhóm : vụ việc trên có sự sai phạm về thủ tục thực hiện giao đất và cho thuê đất. Ở đây ta thấy rằng các cán bộ xã Phú Lão đã lợi dụng thẩm quyền mà nhà nước giao cho để đem lại lợi ích tư nhân, đất được giao cho nhũng cán bộ xã, người nhà của cán bộ mà không dựa vào nhu cầu thực tế của người dân. Có những người không có nhu cầu sử dụng nhưng vẫn được giao đất. Như vậy giao dịch giao đất ở đây thực sự làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thực sự có nhu cầu sử dụng đất nhưng lại không được giao đất để sử dụng. Về chuyển mục đích sử dụng đất : theo quy định điều 36 Luật đất đai 2003, có 2 hình thức chuyển mục đích sử dụng đất đó là chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển mục đích không phải xin phép. Trong các quy định của nhà nước đã nêu rõ các trường hợp khi chuyển mục đích sử dụng đất để không gây khó khăn,phiền hà cho người dân,vừa dễ quản lý đất đai,vừa đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của họ. Tuy nhiên,trên thực tế, do đất đai ngày càng khan hiếm và cơ hội nhận được những khoản lợi lớn trong tay những người có quyền cấp phát cũng đã tạo ra sự “thừa thiếu” đáng tiếc. Có thể những chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ hướng nông nghiệp sang phục vụ sản xuất công nghiệp phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa đất nước là rất tốt, nhưng do những mâu thuẫn giữa các luật và do sai phạm của một số cán bộ quản lý đất đai đã gây ra những tranh chấp và khó khăn cho doanh nghiệp nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù đất cho doanh nghiệp vẫn thiếu nhưng đất không đưa vào sử dụng, đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp còn bỏ trống lại khá lớn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện có 1.649 khu vực qui hoạch “treo” với tổng diện tích 244.665 ha, 1.288 dự án “treo” với tổng diện tích 31.650 ha do chậm giải tỏa mặt bằng. Nhiều doanh nghiệp năm 2000 ra đời) có nhu cầu sử dụng đất lại phải đi thuê của các cá nhân, hộ gia đình với giá cao vẫn không thể tiếp cận với những quĩ đất bị “bỏ hoang”, những người nông dân thì thất nghiệp do mất đất và ít cơ hội chuyển nghề khác bởi hạn chế về khả năng và trình độ. Như vậy ,việc chuyển mục đích sử dụng đất nhiều khi chưa dựa vào nhu cấu thực tế cần thiết vì vậy việc đất đai bị sử dụng trái mục đích không ít.đạc biệt hơn là việc đất đai sau khi chuyển mục đích sử dụng lại bị bỏ trống,bỏ hoang,như thế là một sự lãng phí rất lớn. Ngoài ra,các giao dịch ngầm khi chuyển mục đích sử dụng đất đã trốn tránh nghĩa vụ tài sản. Có đến 70% giao dịch nhà đất diễn ra trên thị trường không chính thức, thị trường “ngầm”. Theo các chuyên gia, số thu này sẽ lớn hơn nhiều nếu các giao dịch ngầm về nhà đất được kiểm soát. Giao dịch tư lợi trong chuyển mục đích sử dụng Gắn liền với việc thu hồi đất, giao đất là chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở; đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích khác... Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng,giá trị sử dụng đồng thời với giá trị đất nghiễm nhiên tăng lên nhiều,thậm chí là rất nhiều so với giá trị gốc. Trong khi đó luật đất đai chỉ có quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất tại Điều 36 nhưng lại không quy định cụ thể trong trường hợp nào thì được chuyển quyền sử dụng. Đây chính là điểm mà luật còn thiếu rõ ràng và là cơ sở để làm nảy sinh giao dịch tu lợi,sinh ra tiêu cực và tham nhũng trong quản lí đất đai. Thực tế đã cho thấy việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan ở các địa phương,sinh ra thực trạng hàng loạt hecta đất nông nghiệp bị thế chỗ bởi các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng,các dự án “treo”,chủ đầu tư ko có năng lực,hay hàng loạt khu rừng đặc dụng,rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề khi chuyển đổi mục đích sử dụng 2. Thu hồi đất , bồi thường và giải phóng mặt bằng a, Thu hồi đất Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu. luật đất đại quy định các trường hợp thu hồi đất,thẩm quyền thu hồi đất và nguyên tắc chung khi thu hồi đất, trưng dụng đất trong trường hợp cần thiết. tuy nhiên việc thu hồi đất phải thực hiện trên cơ sở các chính sách nhất định,bởi vì hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, chủ đầu tư và người bị nhà nước thu hồi. Vì vậy việc thu hồi đất phải dựa trên lợi ích chung của xã hội cũng như lợi ích của người sử dụng đất. Thứ Năm, 16/04/2009-3:10 PM) Bình Thuận: Thu hồi đất trái pháp luật khiến dân điêu đứng Đầm nuôi tôm khai hoang đã sử dụng ổn định trước 15-10-1993, khi bị thu hồi thì được phường xác nhận là không có tranh chấp. Các sở, ngành, UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều thống nhất là phải bồi thường. Nhưng dự án bị treo quá lâu, gây thất thu rất lớn. Hơn 4 năm sau, người ta có “sáng kiến” dựng chuyện chủ đầm lấn sông để không bồi thường và thật là khó hiểu Chủ tịch UBND tỉnh đã bác đơn khiếu nại của nhân dân. Của dân lâu ngày... hoá bùn Từ năm 1990, ông Phạm Văn Bốn đã sử dụng 18.000m2 ruộng muối bỏ hoang để nuôi tôm quảng canh. Năm 1992, ông làm đơn xin sử dụng số diện tích này. Ngày 22-11-1992 Đảng uỷ, UBND xã Phong Nẫm xét đơn của ông Bốn và đã đồng ý để ông sử dụng diện tích nói trên. Ông Bốn cắt ra khoảng 4.000m2 nhượng cho ông Hoàng Hữu Hưng còn 14.000m2 ông thuê hàng trăm lao động đào đắp nhiều tháng trời, đến giữa năm 1993 cơ bản đã thành đầm nuôi tôm công nghiệp. Sau đó, ông sang nhượng bớt cho một số người, còn 8.273m2 thì bốn anh em của ông hùn vốn lại để nuôi tôm và chung nhau quyền sử dụng diện tích đầm này. Ngày 19-7-2004, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định số 3381/QĐ-UBND thu hồi đất để xây dựng khu dân cư trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết. Đến ngày 27-7-2004, UBND TP Phan Thiết ra các quyết định thu hồi diện tích từng thửa. Ngày 8-9-2004 các sở ngành liên quan, UBND TP Phan Thiết, UBND phường Xuân An họp với các hộ dân đã kết luận: “Đất ông Phạm Văn Bốn khai hoang 14.000m2, đã sử dụng ổn định không tranh chấp”. Ngày 19-9-2005, Bộ TN và MT có văn bản số 3598 hướng dẫn là đầm ông Bốn và các hộ sang nhượng lại đầm tôm của ông đủ điều kiện được bồi thường khi bị Nhà nước thu hồi. Ngày 28-9-2005, liên sở Tài chính, Xây dựng, TN&MT, UBND TP Phan Thiết có tờ trình đề nghị UBND Tỉnh bồi thường hết diện tích kể trên. Ngày 21-10-2005, UBND tỉnh kí văn bản số 4270/UBND với nội dung “UBND Tỉnh thống nhất bồi thường thiệt hại về đất và tài sản đầu tư trên đầm ao tôm của ông Bốn và các hộ đã sang nhượng hùn hạp nuôi tôm cùng ông Bốn”. Do diện tích quá lớn, chủ dự án không sử dụng kịp, hệ thống kênh dẫn nước, kênh tiêu nước bị lấp hết, 9 vụ tôm qua đi, các chủ đầm không được nuôi tôm. Theo tính toán của họ thì thất thu khoảng 3,6 tỉ đồng, trong khi chủ dự án không nói gì đến chuyện bồi thường. Bốn năm sau, ngày 3-3-2008 Trung tâm Quỹ đất có văn bản cho rằng, trong 8.273m2 có đến 6125,6m2 là lấn sông không được bồi thường. Đây là chuyện không thể chấp nhận. Anh em ông Bốn khiếu nại thì Chủ tịch UBND tỉnh kí quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 16-1-2009 bác đơn khiếu nại của họ. “Lệ làng” có hại cho dân Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Đất đủ điều kiện được cấp giấy CNQSDĐ theo quy định tại điều 50 của luật này thì người bị thu hồi được bồi thường...”. Như vậy, đầm tôm của các hộ dân nói trên có đến ba khoản thoả mãn điều kiện được cấp giấy CNQSDĐ, quy định tại điều luật này, đó là khoản 3, khoản 4 và khoản 6. Tại điều 8 NĐ 197 ngày 3-12-2004 cũng hướng dẫn “Hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này nhưng đã sử dụng ổn định từ ngày 15-10-1993 đến thời điểm có QĐ thu hồi đất mà không vi phạm... không phải là đất lấn chiếm trái phép, được UBND xã xác nhận là không có tranh chấp thì khi bị thu hồi được bồi thường thiệt hại”. Thế nhưng chủ dự án... ngâm mãi. Hơn 4 năm sau, UBND TP Phan Thiết đã quay ngoắt 180 độ, không bồi thường hầu hết diện tích bị thu hồi. Điều này là do Trung tâm Quỹ đất dựng chuyện rằng anh em ông Bốn “lấn sông”. Sự thật là đầm tôm của ông Bốn còn cách đầm của bà Lương Thị Non rồi mới đến sông Bình Lợi. Hơn nữa, đầm tôm của bà Non cũng không lấn sông, thì làm sao đầm tôm ông Bốn lại lấn sông? Ông Võ Hoàng Sơn, cựu Chủ tịch UBND xã Phong Nẫm và ông Nguyễn Minh Hoàng, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã nói: “Chúng tôi là những người xét đơn cho anh Bốn sử dụng đất. Sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thu hồi, chúng tôi lại xác nhận đất anh Bốn đã sử dụng ổn định từ năm 1992, không tranh chấp. Bây giờ chúng tôi vẫn khẳng định như vậy. Đầm tôm anh Bốn không hề lấn sông”. Quyết định của chính quyền ở đây là không thể tin nổi. Dòng sông Bình Lợi thực chất chỉ là con lạch rộng chừng 15 – 20m. Diện tích đầm tôm của anh em ông Bốn là 8.273m2 nhưng nếu bảo là có 6.125m2 lấn sông thì những ai kém thông minh nhất cũng không tin. Nếu vậy, chẳng lẽ có đến 350m chiều dài dòng sông bị lấp hoàn toàn (6125:17,5 =350) trong khi đầm tôm này cạnh gần sông nhất cũng chỉ dài chừng 70m2. Đầu năm 2008, khi chủ đầu tư chuẩn bị lấp sông, ông Bốn đã manh nha thấy có điều gì đó không bình thường nên đã cho chụp hình đầm tôm của ông liên quan với con sông này để làm căn cứ. Nhìn trên hình thấy dòng sông hẹp bị giới hạn bởi hai hàng cây hai bên bờ. Sau hàng cây thứ hai tức bờ sông bên kia là một đầm tôm không rộng nhưng chạy dài uốn cong theo sông. Đó là đầm tôm của bà Lương Thị Non. Cách một cái bờ cao nữa mới đến đầm tôm của anh em ông Bốn. Thế mà người ta lại bảo đầm tôm của anh em ông Bốn lấn sông thì có vô lí hay không? Còn quyết định số 37/QĐ-UB BT của UBND tỉnh bác đơn của họ với những lí do: “Đơn xin khai hoang của ông Bốn được UBND xã Phong Nẫm xác nhận nhưng chưa được UBND thị xã Phan Thiết cho phép” “...Đất không được đăng kí QSDĐ”. “Không thực hiện nghĩa vụ tài chính và chưa được cấp GCNQSDĐ” v.v... Có thể nói, đây là những điều rất xa lạ, luật đất đai và các nghị định của Chính phủ không bắt buộc đất khai hoang phải được cấp huyện, thị cho phép, không bắt buộc phải đăng kí QSDĐ, không bắt buộc phải nộp thuế nông nghiệp và cũng không bắt buộc phải có “bìa đỏ” mới được bồi thường khi bị Nhà nước thu hồi. Mặt khác, dự án xây dựng khu dân cư trung tâm thương mại là dự án phát triển kinh tế, không thuộc nhóm A theo quy định của Chính phủ. Vì vậy, việc UBND tỉnh Bình Thuận và UBND thành phố Phan Thiết ra các quyết định thu hồi đất là trái với quy định tại khoản 2, điều 40 Luật Đất đai. Điều 38 luât đất đai quy định những trường hợp thu hồi đất. Trong đó,một trong những cách thu hồi đất nhanh và rẻ là “thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế”. Với trường hợp này, người được giao đất được lợi rất nhiều thứ. Đất sẽ do nhà nước thu hồi và họ được “cấp” đất với chi phí rẻ hơn so với giá đất trên thị trường, ngươcj lại người bị thu hồi đất lại phải chịu thiệt hại rất nhiều vì tiền đền bù luôn luôn thấp do áp dụng khung giá do nhà nước ấn định. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và cũng là nguyên nhân gây khiếu kiện phức tạp ghê gớm hiện nay.  Với những mặt tiêu cực có thể xảy ra, việc thu hồi đất lẽ ra nên hết sức hạn chế, thế nhưng, pháp luật về đất đai lại mở rộng cho quá nhiều đối tượng được áp dụng.  Theo điều 40, Luật Đất đai, có bốn trường hợp Nhà nước được thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế gồm đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn.  Thế nhưng, đến Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai được diễn giải, mở rộng thêm ba đối tượng, đó là các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc nhóm A; các dự án từ vốn ODA; các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài mà không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.  Tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ,loại dự án thuộc nhóm A lại được mở rộng, nâng lên khoảng 50 lĩnh vực khác nhau Dễ thấy rằng việc mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng trong trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế càng làm cho những quy định của pháp luật trở nên lỏng lẻo,sự quản lí thiếu chặt chẽ và chính xác lại càng khiến cho việc phát sinh các giao dịch tư lợi,làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chung của người sử dụng đất. Đã có xuất hiện rất nhiều khiếu kiện về đất đai liên quan đến thu hồi đất của người đã sử dụng hợp pháp,mục đích thu hồi không rõ ràng và thỏa đáng,có dấu hiệu của giao dịch tư lợi,đồng thời thu hồi đất lại không đền bù hay đền bù không thỏa đáng. Từ thực tế trên cho thấy thu hồi đất đang bị lạm dụng,bị lợi dụng một cách quá mức,thậm chí trái pháp luật , xâm phạm đến quyền và lợi ích chung của người dân. b, Bồi thường và giải phóng mặt bằng. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là một khó khăn lớn không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn tạo cho người dân sự bức xúc làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng. Theo luật đất đai năm 2003:” Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”(khoản 6 Điều 4).Còn đối với khái niệm “đền bù thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất,mặc dù pháp luật không đưa ra giải thích chính thức về thuật ngữ này song theo từ điển tiếng việt thì “Đền bù” là trả lai tương xứng với với giá tri hoặc công lao”,chúng ta có thể hiểu đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là việc trả lại những thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra tương xứng với giá trị hoặc công lao mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất trong quá trình sử dụng .Như vậy ,giữa 2 thuật ngữ này có những điểm giống nhau chủ yếu sau: Thứ nhất, bồi thường hoặc đền bù thiệt hại đều là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp tổn thất về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.Trách nhiệm này được pháp luật quy định trong pháp luật đất đai. Thứ hai, bồi thường hoặc đền bù thiệt hại là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra.Điều này có nghĩa là bồi thường hoặc đền bù thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi thu hồi đất của Nhà nước. Thứ ba, , bồi thường hoặc đền bù thiệt hại diễn ra trong mối quan hệ song phương giữa một bên là Nhà nước( chủ thể có hành vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn hại về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra(chủ sử dụng đất bị thu hồi đất). Thứ tư,căn cứ để xác định bồi thường hoặc đền bù là diện tích đất thực tế bị thu hồi, thiệt hại thực tế về tài sản, cây cối hoa màu trên đất và khung giá đất do Nhà nước quy định. Thứ năm, người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất muốn được bồi thường hoặc đền bù phải thoả mãn các điều kiện do luật định. Trong luật đất đai 2003 cũng đã đề cập đến vấn đề bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi, cụ thể là tại khoản 2 điều 42 : "Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi". Nhưng ở khoản 3 điều này thì lại có một kẽ hở dễ làm phát sinh yếu tố tư lợi trong hoạt động bồi thường, tái định cư cho người bị thu hồi đất : "Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị". Việc lập dự án tái định cư cho người bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; và khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Rõ ràng là quy định này dễ tạo sự phân biệt trong việc bàn giao tái định cư. Ai có quan hệ tốt, có điều kiện thì cố nhiên sẽ có chỗ tái định cư tốt và ngược lại. Trong khi đó, không phải đa số người bị thu hồi đất đều có điều kiện để tạo các mối quan hệ trước khi có quyết định bàn giao tái định cư. Họ là bên phải chịu thiệt thòi trong giao dịch này. Chưa kể trong một số trường hợp, địa phương không có đất để tái định cư. Còn nhìn chung, tại nơi tái định cư, các cơ sở hạ tầng và nhà ở kém chất lượng và có giá trị thấp hơn so với nơi bị thu hồi đất. Công tác tái định cư/bố trí nơi ở mới không được thực hiện triệt để khiến nhiều người dân phải xây nhà tạm ở để chờ được bố trí tái định cư. Hơn thế nữa, thật hiếm mà tìm được một khu vực nào có địa thế thuận lợi như khu vực đã có quyết định thu hồi vào thời điểm giải phóng mặt bằng. Bởi nếu có thì khu vực đó cũng chẳng đến lượt bị thu hồi. Theo Nghị định 84 và quy trình triển khai giải phóng mặt bằng của các đô thị, người dân có 9 quyền bao gồm: Quyền được biết chủ trương đầu tư, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất trên các phương tiện thông tin, niêm yết công khai tại trụ sở các UBND phường, xã và mời các hộ dân liên quan đến họp để nghe thông báo quyết định của cấp có thẩm quyền; Quyền được cử 1-2 đại diện tham gia hội đồng giải phóng mặt bằng và tái định cư; Quyền được phát tờ khai để kê khai; Quyền được tham gia khảo sát, đo đạc diện tích nhà, đất và ký xác nhận các tài sản trên đất; Quyền được đóng góp ý kiến vào phương án tổng thể; Quyền được xin ý kiến chính thức trước khi đền bù trong vòng 20 ngày; Quyền được nghe công bố phương án chi tiết được phê duyệt; Quyền được ký nhận đất hoặc nhà ở khu tái định cư; Quyền giải đáp thắc mắc và giải quyết khiếu nại. Nhưng thực tế rõ ràng là không phải người dân nào cũng được tiếp cận với các quyền trên. Một mặt cũng là do người dân còn bàng quan với quyền và ngĩa vụ của mình song đấy cũng có thể do cán bộ địa phương cố tình không muốn công khai những vấn đề liên quan như thế mà chỉ vin vào nghĩa vụ duy nhất của người bị thu hồi đất là phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định để móc nối với nhau và cùng hưởng lợi. Thêm một yếu tố dễ làm phát sinh yếu tố tư lợi trong hoạt động bồi thường giải phóng mặt bằng là vướng mắc liên quan đến việc xác định diện tích, vị trí và loại đất bị thu hồi, việc xác định giá trị tài sản trên đất và di chuyển mồ mả.... Lợi dụng vướng mắc này mà những người có quan hệ với cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ được lợi nhiều hơn cả về chi phí bồi thường lẫn cơ hội tái định cư về sau. III, Đánh giá của nhóm: 1.Nguyên nhân dẫn đến các giao dịch tư lợi trong các hoạt động giao đất,cho thuê đất,thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất: -Do có sự chồng chéo trong hệ thống pháp luật về hoạt động giao đất,cho thuê đất,thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất: Chồng chéo trong nội bộ hệ thống pháp luật về đất đai và giữa pháp luật về đất đai với các pháp luật khác có liên quan như pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về đầu tư, pháp luật về dân sự, v.v... giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mặt bằng xây dựng. -Sai phạm trong quá trình thực hiện pháp luật : Các sai phạm trong quy hoạch đất đai như việc lập quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề vào các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp; quy hoạch đô thị, sinh thái nhưng lại bỏ dở dang. Ngoài ra còn có nhiều sai phạm trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, trong đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận... trong đó sai phạm về thời gian trao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phổ biến, chiếm 79,6% số hồ sơ có sai phạm. -Tham nhũng đất đai dẫn tới nhiều biến tướng giao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất,cho thuê đất,thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất.Gian lận trong việc lập phương án bồi thường; xác nhận thời điểm sử dụng đất, vị trí đất, diện tích sử dụng đất đều có sự thỏa thuận với người dân để chia lợi hoặc khai khống diện tích để hưởng lợi .Đây cũng chính là khu vực tham nhũng gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước, gây mâu thuẫn, so bì trong nhân dân và dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài. - Do sự thiếu minh bạch trong đền bù, bồi thường thu hồi đất và giao đất, những rào cản và những điều khoản mập mờ trong việc tiếp cận với quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp và cá nhân đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa giá thị trường và giá đền bù của Nhà nước đã tạo cơ hội cho những ai nắm quyền chi phối đất đai tham nhũng. 2.Kiến nghị: -Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, xóa bỏ, hạn chế sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật. nghiên cứu và ban hành Luật Đăng ký bất động sản để thống nhất quản lý đất đai và tài sản gắn liền với đất cùng với Luật Thuế sử dụng đất, bảo đảm sự bình đẳng của các chủ sử dụng đất (khi được cấp đất, cho thuê đất khi được giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất…) đều phải trả tiền trên mặt bằng chung theo giá thị trường, trừ những trường hợp thực hiện theo chính sách ưu đãi người có công với Nhà nước khi được Nhà nước cấp, cho thuê đất để làm nhà ở hoặc sản xuất kinh doanh.  -Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của Luật Đất đai, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các quy định pháp luật phục vụ cho việc phòng chống tham nhũng như: Luật về Phòng, chống tham nhũng, trong đó cần quy định cụ thể hơn về cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phòng chống tham nhũng từ trung ương đến địa phương như: quy định cụ thể về quyền độc lập tương đối của các cơ quan này trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, quyền thẩm vấn, kiểm kê tài sản, theo dõi tài sản của người bị tình nghi tham nhũng; tiếp nhận và điều tra các tố cáo về các hành vi giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của người có thẩm quyền nhằm mục đích trục lợi… -Đảm bảo tính minh bạch trong chính hoạt động của cán bộ có thẩm quyền. Ví dụ như trong những giao dịch có khả năng tư lợi thì anh phải công khai minh bạch ra “đây là công ty người nhà của tôi”. Trong nhiều trường hợp như thế không thể chỉ định thầu được. Bắt buộc anh phải đấu thầu lựa chọn sản phẩm tốt nhất. Ngay cả trong hoạt động đấu thầu cũng phải được minh bạch hóa, phải cung cấp đầy đủ thông tin cho tất cả các nhà thầu trước khi tiến hành đấu thầu.... Để làm được điều đó thì nên có cơ chế luôn tạo áp lực cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước rằng mình bị giám sát và buộc mình phải hành động trung thực, cẩn trọng để phục vụ lợi ích chung của chủ sở hữu nhà nước. Dù đó là bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc, cơ chế luôn tạo áp lực, những người đó luôn hành động trong môi trường mình bị giám sát. -Cần sự tích cực của người dân trong việc phát hiện và đấu tranh với sai phạm của cán bộ. Đẩy mạnh công tác giám sát của người dân tại cơ sở. thực hiện chính sách dân chủ .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao dịch tư lợi trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.doc
Luận văn liên quan