Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông Ba - Thành phố Huế

Xuyên suốt quá trình khảo sát cơ sở lí luận và thực trạng định Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba, TP Huế tôi nhận thấy rằng đa số người bán hàng tạp hóa đã nhận thức đúng đắn về mức độ quan trọng của các loại phương tiện quảng cáo, tuy nhiên nó chưa có sự thống nhất giữa các ý kiến . Về mặt nhận thức thì Người bán hàng đã nhận thức được sự cần thiết của các loại phương tiện quảng cáo, về nội dung sử dụng thì chủ yếu Người bán hàng tạp hóa sử dụng phương tiện bảng quảng cáo, báo chí và tờ rơi. Về hình thức sử dụng thì đa số là cách trình bày, bố trí sản phẩm, chào hàng và khuyến mãi. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các mặt hàng tạp hóa. Tuy nhiên ở đây việc sử dụng vẫn còn chưa phát huy tốt hiệu quả cho lắm, nếu Người bán hàng có được các kĩ năng sử sụng phương tiện tốt thì hiệu quả sẻ cao hơn, đó cũng chính là hạn chế mà người bán hàng cần khắc phục.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông Ba - Thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Một số khái niệm có liên quan 5 1.1.1.Quảng cáo 5 1.1.2. Phương tiện truyền thông quảng cáo 6 1.2. Nội dung các phương tiện quảng cáo 7 1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng phương tiện. 11 1.4. Các nguyên tắc lựa chọn phương tiện quảng cáo 14 CHƯƠNG 2. Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông ba - Thành phố Huế 2.1. Sơ lược về chợ Đông Ba – TP Huế 16 2.2. Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông ba - Thành phố Huế 17 CHƯƠNG 3. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba – TP Huế 25 C – KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân loại đang bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI đây là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với những bước tiến nhảy vọt. Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động tới tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống vật chất, tinh thần của xã hội, trong đó ngành quảng cáo cũng chịu sự chi phối không nhỏ của điều kiện này. Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội, ngành quảng cáo không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện theo hướng ngày càng hiện đại hơn, Việc đổi mới này đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với những nhà kinh doanh trong ngành quảng cáo, đặc biệt đổi mới phương tiện là cấp thiết nhất, có tác dụng quyết định chất lượng quảng cáo. Thực tiển cho thấy các phương tiện quảng cáo thường được sử dụng hiện nay là quảng cáo bằng miệng, truyền thanh, bảng hiệu, qua mạng...tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn và sử dụng có hiệu quả phương tiện cho phù hợp nhằm đạt kết quả cao? Điều đó đáng được quan tâm nghiên cứu. Trên địa bàn chợ đông ba hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm tương đối thuận lợi, tuy nhiên chất lượng và hiệu quả quảng cáo chưa thực sự cao, bởi nhiều lí do khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu và lựa chọn phương tiện thích hợp là hết sức cần thiết. Đó là những lí do mà tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông ba - Thành phố Huế ”. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện quảng cáo cho người bán hàng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm. 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua việc khảo sát Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo của người bán hàng ở chợ Đông Ba - Thành phố Huế, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện quảng cáo để tiêu thụ được nhiều sản phẩm của người bán hàng ở chợ đông ba, thành phố huế. 3. ĐỐI TƯƠNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu “ Sử dụng phương tiện quảng cáo của người bán hàng ở chợ Đông ba - Thành phố Huế ”. 3.2. Khách thể nghiên cứu Người bán hàng tạp hóa ở chợ đông ba (50 người) 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 4.2. Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông ba - Thành phố Huế . 4.3. Đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện quảng cáo cho người bán hàng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 5.1.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết. 5.1.2. Phương pháp phân loại- hệ thống hóa lí thuyết. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5.2.1. Phương pháp điêu tra bằng Anket. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn. 5.2.3. Phương pháp quan sát 5.3. Nhóm các phương pháp toán học 5.3.1. Phương pháp xử lý số liệu toán học 5.3.2. Phương pháp lập bảng số liệu 6. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 6.1. Phạm vi nghiên cứu Người bán hàng ở chợ đông ba (50 người) 6.2. Thời gian nghiên cứu Học kì II năm học 2008_2009 B-NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Một số khái niệm có liên quan. 1.1.1. Quảng cáo T̀heo từ điển kinh tế Anh Việt thì quảng cáo là hình thức trình bày bằng cách biểu hiện qua nhãn hiệu của một sãn phẩm hoặc dịch vụ, dùng để thông báo cho người mua tương lai về đặc trưng sản phẩm của mình hoặc là để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đó hơn là các nhãn hiệu đang cạnh tranh. Theo từ điển tiếng việt thì quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết, nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng. Theo TS. Nguyễn Hải Khoát và Nguyễn Bá Dương (hội thảo khoa học tâm lý khách hàng) thì quảng cáo là hoạt động do nhà sản xuất thực hiện để gửi đến khách hàng những thông tin thương mại kích thích sự ham thích, cuối cùng dẫn hành vi mua hàng hoặc niềm tin nào đó về doanh nghiệp. Theo Lê Hoàng Quân (nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị) thì quảng cáo là dịch vụ kinh doanh thông tin mang tính phi cá nhân về sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ ) hoặc ý tưởng do một bên thuê mua thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thuyết phục hoặc ảnh hưởng đến hành vi của một số khách hàng nào đó. + Quảng cáo là một dịch vụ kinh doanh vì bên thuê quảng cáo phải trả tiền để thông tin về sản phẩm hoặc ý tưởng của mình được một số đối tượng nào đó biết đến. + Quảng cáo mang tính phi cá nhân vì nó nhằm tác động đến một nhóm người chứ không chỉ riêng lẻ từng cá nhân. + Bên thuê có thể chỉ là một doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc một tổ chức phi lợi nhuận kêu gọi lòng hảo tâm để nhiều người biết đến sản phẩm của mình hay biết đến mình. + Những thông tin qua quảng cáo nhằm thuyết phục và ảnh hưởng để họ làm theo hoặc không làm theo những thông tin đó. Khái niệm quảng cáo một cách khái quát nhất : Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. 1.1.2. Phương tiện truyền thông quảng cáo Trong quảng cáo, thuật ngữ phương tiện truyền thông để chỉ các phương tiện thông tin như báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, thư trực tiếp... các nhà quảng cáo sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạt các thông điệp thương mại của mình đến các khách hàng mục tiêu, và các phương tiện truyền thông cũng phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ hoạt động quảng cáo để duy trì hoạt động của mình. Các phương tiện truyền thông thường được phân thành các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện thông tin mang tính cá nhân. Báo, tạp chí, tivi và đài được coi là các phương tiện thông tin đại chúng bởi chúng có thể truyền các thông điệp đến một số lượng khán giả trên diện rộng. Khả năng truyền tin rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp cho chúng trở thành những phương tiện quảng cáo lý tưởng cho các nhà quảng cáo muốn tiếp cận một số lượng lớn khán giả mục tiêu. Các phương tiện quảng cáo khác như truyền hình cáp và thư trực tiếp, logo, bảng hiệu thường được coi là các phương tiện truyền thông cá nhân bởi chúng tiếp cận tới một số ít khán giả xác định trước với những đặc điểm nhân khẩu học riêng biệt hoặc các sở thích đặc biệt. Thư trực tiếp có thể sư dụng để tiếp thị tới hầu hết các khán giả với các thông điệp đã được cá nhân hóa. 1.2. Nội dung các phương tiện quảng cáo Thư trực tiếp Phương thức này được gửi trực tiếp tới những đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận. Nhưng làm thế nào để bạn có thể tin chắc rằng họ sẽ xem thư của bạn? Và nếu họ xem thư, làm thế nào để bạn chắc chắn rằng họ sẽ chú ý đến nội dung trong đó? Đây là phương tiện tuyệt vời để quảng cáo cho những sản phẩm/dịch vụ có chu kỳ mua sắm dài, đồng thời cũng là công cụ hiệu quả để bạn tiếp cận các đối tượng khách hàng cụ thể. Bạn có thể thuê hay mua bản danh sách địa chỉ, kèm theo đặc điểm khách hàng, trong hầu như tất cả các lĩnh vực. Nhược điểm của loại hình quảng cáo này là khá tốn kém, nếu muốn triển khai một cách chính xác. Thông thường, mức chi phí để tiếp cận duy nhất một đối tượng khách hàng bằng thư có thể tương đương với chi phí để tiếp cận hàng trăm hay hàng ngàn khách hàng tiềm năng khác qua bất kỳ phương tiện truyền thông đại chúng nào. Truyền hình Mặc dù quảng cáo trên truyền hình là một phương tiện mạnh mẽ và hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp nhưng nó cũng có giới hạn. vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải xác định việc thuê quảng cáo trên truyền hình có thực sự cần thiết và đúng dắn không. - ưu điểm: + quảng cáo trên truyền hình có ưu điểm là thích hợp cho các mặt hàng tiêu dùng cho cá nhân và hộ gia đình. + tính năng động trong sáng tạo cao truyền hình tạo ra khả năng sử dụng cảnh tượng, âm thanh, màu sắc và chuyển động để truyền đạt thông điệp của quảng cáo. + Tiếp cận thị trường rộng lớn, phương tiện truyền hình của hầu như bất cứ quốc gia nào đều tiếp cận với một thị trường rộng lớn trong một thời gian nhanh chóng. + Hiệu quả chi phí, chi phí quảng cáo ở các đài truyền hình, ở các thành phố lớn rất cao, nhưng hiện nay ở rất nhiều tỉnh khác chi phí quảng cáo vẫn còn thấp, thông thường vài chục đến 100 USD, tong khi đó tỉ lệ khán giả xem lại rất cao nên chỉ số CPT ở các tỉnh đó lại thấp. Hạn chế: + Tính chọn lọc đối tượng thấp, phim quảng cáo trên truyền hình khó nhằm vào đối tượng xem đài về mặt nhân văn và địa lý. + Chi phí sản xuất và thuê bao cao + Khó nổi bật giữa các phim quảng cáo khác. Trên báo Hoạt động quảng cáo trên báo là phương tiện truyền thông lâu đời nhất. cho đến nay báo chí đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các phương tiện truyền thông khác như tạp chí, radio... tuy nhiên ngày nay ở việt nam ngân sách dành cho ấn phẩm quảng cáo trên báo có thể chiếm thị phần lớn nhất so với phương tiện truyền thông khác. Dự báo trong tương lai chi phí cho ấn phẩm quảng cáo vẫn gia tăng và vượt phim quảng cáo vì số đầu báo có tốc độ ra đời nhanh hơn các kênh truyền hình mới. Tuy nhiên, quy mô chi phí ấn phẩm quảng cáo có mức dao động lớn tùy vào tình hình kinh tế của địa phương và quốc gia. Đồng thời tỉ lệ người đọc báo tại các thành phố lớn khá cao, ở các tỉnh thành lại rất thấp. - Doanh nghiệp có thể sử dụng các loại báo khác nhau để tiếp cận khán giả mục tiêu của mình. Báo có thể xếp loại dựa trên số kì xuất bản. Kích cở báo, khán giả và thị trường. + Số kì xuất bản, hiện nay ở việt nam có 23 đầu báo xuất bản bằng tiếng việt, tập trung tại TPHCM và Hà nội. Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữu xuất bản báo hàng ngày hoặc 3-4 kì một tuần. + Kích cở trang báo, báo thường in dưới 2 kích cở, báo cở lớn có cỡ là A2 như báo sài gòn giải phóng, Hà nội mới, báo lao động. Báo cỡ nhỏ có cỡ là A3 như báo tuổi trẻ, CA tphcm... + Khán giả, hầu hết các báo đều nhằm đến đối tượng là đại bộ phận quần chúng vì thế bài viết thường bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội... và một số báo đưa tình hình kinh tế... + Thị trường, tại việt nam chia thị trường thành 2 khu vực là miền nam và miền bắc các tỉnh cũng phát hành một tờ báo của địa phương nhưng ít khi phân phối ra ngoài tỉnh. Radio Hiện nay ở nước ta do kinh tế đã phát triển, đời sống người dân đã được cải thiện mạng lươní điện đã đến tận những vùng sâu, vùng xa nên có nhiều hộ dân ở các khu vực nông thôn và vùng núi (đại bộ phận dân cư) đã có đìa để nghe. Vì vậy, hiện nay đài đóng vai trò quan trọng, người ta vẫn bỏ ythời gian nghe đài hơn là đọc báo: chính vì thế truyền thông điện tử vẫn là một phương tiện được nhiều doanh nghiệp thuê quảng cáo. + Quảng cáo trên đài thời gian bị khống chế trong vòng vài chục giây nên khán giả không có khả năng kiểm soát được tốc độ độ truyền đạt thông điệp quanửg cáo. Khán giả cũng không thể muốn nghe lại được những thông điệp quảng cáo nào mình chưa kịp nghe, chưa kịp hiểu. Như vậy, quảng cáo trên đài doanh nghiệp chỉ có một thời gian rất ngắn để tiếp cận với khán giả của mình. + phần lớn khi lựa chọn phương tiện truyền thông thì doanh nghiệp thương lựa chọn ti vi là phương tiện truyền thông chính. Còn radio thường khi doanh nghiệp tiếp cận thị trường, khán giả của mình là những miền núi, vùng xa. Trên tạp chí Quảng cáo trên tạp chí ở việt nam chỉ xuất hiện trong nmhững năm gần đây( không kể tại miền nam trước đây). Sản phẩmt được quảng cáo trên báo thường xe hơi, máy vi tính, thực phẩm và các mặt hàng gia dụng khác, tạp chí là ,một phương tiện truyền thông có hiệu quả cho doanh nghiệp tiêpó cận với khán giả mục tiêu của mình. Có các loại tạp chí nếu phân theo độc giả bao gồm nười tiêu dùng và cơ quan xí nghiệp. + Tạp chí dành cho người tiêu dùng nhằm cung cấp thông tin và giải trí cho đông đảo người xem, những người mua sản phẩm vì mục đích cá nhân hoặc gia đình. Tạp chí cũng như báo có thể mua dưới hình thức đăng kí dài hạn hoặc mua tại sạp báo. Tạp chí dành cho người tiêu dùng ciũng được phân theo mục riêng như cung cấp thông tin bao gồm có kiến thức ngày nay, thế giới mới, tuổi trẻ... dành cho thiếu niên có khăn quàng đỏ. + Tạp chí dành cho cơ quan, xí nghiệp thường được đặt mua theo dạng đăng kí gồm có kinh tế sài gòn, tuổi trẻ...và một số bản tiếng anh khác. 1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng phương tiện. Radio Có thể tạo ấn tượng và tác động đến khán giả dễ dàng hơn là những mục quảng cáo được in trên báo. Người nghe bắt buộc phải tiếp nhận thông điệp của bạn nếu họ không muốn chuyển sang đài khác hoặc tắt radio. Chi phí có thể tương đương với quảng cáo trên báo in, song nó có ý nghĩa hơn. Báo chí Báo chí sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng hiện tại, tạo ra cho họ khái niệm, ý thức về những gì bạn đang bán trên thị trường. Quảng cáo trên báo chí tỏ ra hiệu quả hơn cả khi bạn bán các sản phẩm với chu kỳ mua sắm ngắn và hướng tới đối tượng khách hàng quan tâm sát sao đến giá cả. Bạn sẽ phải nói gì để quảng cáo trở nên hấp dẫn? Hãy chú ý đến yếu tố tâm lý để đánh đúng tâm lý của khách hàng, chẳng hạn như thích khuyến mãi, thích sản phẩm giá rẻ... Tờ rơi Tại nhiều nơi, từ cửa hàng giặt là, siêu thị, cửa hiệu đồ chơi cho đến quầy sản phẩm gia dụng… đều có sẵn một số lượng lớn các tờ rơi quảng cáo. Đương nhiên, đối tượng mà các quảng cáo trên tờ rơi này nhắm đến là những khách hàng có mức thu nhập thấp và đang tìm kiếm các quà tặng, hàng khuyến mãi hay sản phẩm hạ giá. Nếu bạn đang bán các loại xe hơi đã qua sử dụng, thì thông điệp quảng cáo kiểu như “Không thế chấp? Được thôi!” sẽ rất hiệu quả. Đôi khi, tờ rơi cũng dành cho những người thu nhập trung bình tìm kiếm các sản phẩm chất lượng trung bình. Trang vàng Trang vàng sẽ tiếp cận với các khách hàng hiện tại, những người hiểu biết về một số dịch vụ cụ thể nào đó, nhưng họ vẫn chưa chọn được nhà cung cấp. Quảng cáo trên trang vàng không phải là ý kiến hay đối với các nhà bán lẻ. Quảng cáo trên trang vàng sẽ hiệu quả nhất khi bạn cung cấp dịch vụ có chu kỳ mua sắm dài. Với khách hàng tìm kiếm lợi ích, thì “Thời gian là tiền bạc”, với người khác cần sự sản phẩm giá thấp thì “Tiền bạc là tiền bạc”, còn với người muốn tìm kiếm một lời khuyên mà họ có thể tin tưởng thì “Giá cả không thành vấn đề, miễn là chất lượng đảm bảo”. Quảng cáo đơn trên trang vàng có thể truyền tải được một cách thuyết phục cả ba đặc tính trên, vì vậy bạn hãy lựa chọn cẩn thận đâu là nhóm khách hàng mà quảng cáo hướng đến. Truyền hình Truyền hình sẽ tiếp cận tới hầu như tất cả các nhóm khách hàng mà bạn mong muốn tiếp cận, nhưng vào từng thời điểm khác nhau và trên các kênh khác nhau. Đừng nghĩ đến một đài truyền hình, vì rằng họ có các khán giả riêng, mà hãy nghĩ về các chương trình truyền hình, bởi vì đây mới thực sự là nơi thu hút sự chú ý của mọi người. Quảng cáo ở đây sẽ đem lại tác động lớn, mà ít bị lặp lại, thích hợp với các sản phẩm/dịch vụ có chu kỳ mua sắm ngắn. Tuy nhiên bạn đừng quên rằng quảng cáo của bạn sẽ được đặt bên cạnh các quảng cáo “hoành tráng” và khác. Vậy thì liệu quảng cáo của bạn có thể nổi bật trong môi trường này không, hay quảng cáo của bạn sẽ trông nhợt nhạt và đơn điệu? Quảng cáo trên truyền hình cũng giống như một giếng dầu - nó có thể phun ra dầu, nhưng cũng có thể chỉ là một cái hố khô cạn. Truyền thanh Quảng cáo trên sóng truyền thanh sẽ hiệu quả nhất, nếu bạn bán hàng tới những khách hàng lo ngại họ sẽ mua phải một sản phẩm không thích hợp - những người đang tìm kiếm một lời tư vấn mà họ có thể tin tưởng. Bạn nên quan tâm tới quảng cáo trên truyền thanh khi sử dụng cả 52 tuần trong một năm để bán các sản phẩm/dịch vụ với chu kỳ mua sắm dài. Trừ khi giọng nói của bạn thực sự có vấn đề, hãy sử dụng giọng nói của chính bạn trong các quảng cáo và trò truyện trực tiếp với khách hàng về những e ngại, băn khoăn của họ. Một đại lý của hãng xe hơi Ford đã từ bỏ báo chí và truyền hình để đầu tư tất cả tiền bạc vào quảng cáo trên đài truyền thanh và kiên quyết theo hướng đi này cho đến ngày nay. Hay từ năm 1992 trở lại đây, công ty Robbins Bros., nhà cung cấp nhẫn đính hôn hàng đầu thế giới, bắt đầu sử dụng duy nhất quảng cáo trên phát thanh vào lúc gần nửa đêm để bán nhẫn định hôn cho các cặp tình nhân sau buổi hẹn hò buổi tối. Hãng này đã đánh đúng tâm lý: Các bạn thuộc về nhau, các bạn đang yêu và các bạn sẽ đính hôn. Quả thật, quảng cáo qua truyền thanh sẽ tạo ra một sự tưởng tượng phong phú. Tạp chí Quảng cáo qua tạp chí vừa có được lợi thế là tìm đến khách hàng mục tiêu của thư tín, vừa có được lợi thế tác động hình ảnh của truyền hình. Và môi trường tâm lý cũng thực sự hoàn hảo. Quảng cáo qua tạp chí sẽ phát huy hiệu quả đối với mọi sản phẩm/dịch vụ, bất kể chúng có chu kỳ mua sắm ngắn hay dài. Điểm yếu duy nhất ở chỗ tạp chí không mang tính địa phương - mua một quảng cáo trên tạp chí Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn sẽ tiếp cận được tất cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trên cả nước, mua quảng cáo trên tạp chí The Times, bạn sẽ tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Bảng hiệu quảng cáo ngoài trời Nếu bạn có thể nói mọi thứ bạn cần nói chỉ trong vòng 8 từ hay ít hơn, và ít nhất 10% dân số là các khách hàng tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp, thì bạn hãy thử phương pháp quảng cáo ngoài trời. Các bảng hiệu quảng cáo ngoài trời sẽ đến được với một số lượng khách hàng nhiều hơn bất kể phương pháp quảng cáo nào khác. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, môi trường tâm lý chính là việc khách hàng ở trong xe hơi của họ và nhìn ra đâu đó bên ngoài. Nếu bạn không có một quảng cáo ấn tượng với những hình ảnh đơn giản và nội dung ít hơn 8 từ, có lẽ bạn nên thử phương pháp quảng cáo khác. LCD Hiện nay quảng cáo trên LCD đang phát triển rất nhanh. Các LCD thường được lắp đặt tại Sân bay, Sân Golf, Cao ốc, Chung cư cao cấp, Khách sạn sang trọng, Bến xe, Bến phà, Bệnh viện, Siêu thị, Nhà sách… Đặc điểm của kênh truyền thông này là nhắm đến những nhóm đối tượng cụ thể và tính ép buộc xem quảng cáo rất cao. Ở Việt Nam, chỉ có 2 nhà cung cấp kênh này đáng quan tâm đó là Chicilon Media và Goldsun Forcus Media. Ngày 8/1/2008, Chicilon Media đã ký kết hợp tác với Quỹ đầu tư DFJ VinaCapital để đẩy mạnh phát triển kênh truyền thông hiện đại này. Vì vậy, hiện tại và tương lại, kênh truyền thông này không thể thiếu trong lựa chọn quảng bá thương hiệu cho các Doanh nghiệp. 1.4. Các nguyên tắc lựa chọn phương tiện quảng cáo. Lựa chọn phương tiện là nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng một phương tiện truyền thông để tiếp cận với khán giả mục tiêu nếu họ tin chắc rằng chỉ cần phương tiện này cũng đủ để gây ảnh hưởng tích cực. Khi lựa chọn chú ý đến 3 yếu tố, một là hiểu được phương tiện nào có thể tác động đến khán giả mục tiêu, hai là mỗi một phương tiện truyền thông sẽ tạo ra môi trường nào cho thông điệp, ba là quy mô cạnh tranh quảng cáo trong từng phương tiện truyền thông. - Khi tung ra thị trường một sản phẩm mới (dầu gội đầu, dịch vụ điện thoại, một loại ti vi mới...) thì không ai có thể biết được nhiều về sản phẩm này, cho đến khi nó được quảng cáo rộng rải. Vì vậy, mà thông thường người ta lựa chọn chiến lược phương tiện truyền thông hỗn hợp, trong đó quan trọng nhất là truyền hình và được hỗ trợ bởi các ấn phẩm trên báo và trên tạp chí. - Để lựa chọn phương tiện quảng cáo đúng đối tượng và đúng thời điểm thì: + Hiểu được khán giả trong từng phương tiện, dù bất cứ phương tiện nào ta cũng không biết chính xác bao nhiêu khách hàng tiếp xúc với mẫu quảng cáo, thay vì vậy ta có thể ước lượng trên cơ sở đặc tính chung và quy mô của khán giả trên từng loại phương tiện. Cho nên việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng để hiểu thị hiếu khách hàng. + Đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung của các mẫu quảng cáo trên các phương tiện. + Sử dụng phương tiện phù hợp với đặc điểm tâm lý của khách hàng. + Hiểu được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để lựa chọn phương tiện phù hợp. + Các phương tiện phải đảm bảo tính thẩm mĩ của khách hàng... CHƯƠNG 2. Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông ba - Thành phố Huế 2.1. Sơ lược về chợ Đông Ba – TP Huế Chợ Đông Ba được thành lập theo chỉ dụ của Vua Thành Thái vào năm 1899. Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, tiền thân của Chợ Đông Ba là chợ Quy Giả nằm ở trong và ngoài thành quách của Chánh Đông, có từ đầu thế kỷ XIX, từ thời Vua Gia Long (1802- 1820). Càng ngày, chợ Quy Giả càng sầm uất, trở thành trung tâm thương mại của kinh kỳ, được xây dựng lại (trên khu đất vườn hoa Phan Đăng Lưu bây giờ) và đổi tên thành chợ Đông Gia, có đình chợ, quán chợ và lần đầu tiên cho dân lĩnh trưng thuê chợ. Năm 1885, khi kinh đô thất thủ trước sự tấn công của giặc Pháp, Chợ Đông Gia bị đốt cháy. Năm 1887, Vua Đồng Khánh cho xây dựng lại và đặt tên là Chợ Đông Ba (tên con sông đào chảy qua cạnh chợ). Năm 1899, khi xây dựng xong phố Trường Tiền (Trần Hưng Đạo bây giờ), vì mặt bằng ở khu chợ cũ quá chật, không đáp ứng được sự phát triển của một trung tâm thương mại, theo chỉ dụ của Vua Thành Thái, chợ được dời ra khu đất mới rộng rãi hơn. "Giại" là bãi đất bùn lầy, lau lách um tùm nằm bên bờ sông Hương, vị trí chợ hiện nay. Khu thương mại mới này có quy mô bề thế: 4 dãy quán (tả, hữu, tiền, hậu); mặt tiền 1 dãy 8 gian; mặt hậu 1 dãy 15 gian; dãy tả 12 gian; dãy hữu 13 gian đều lợp ngói. Giữa chợ có một lầu vuông xây 3 tầng, tầng trên bốn phía làm cửa đều treo đồng hồ (đến giờ gõ chuông nên gọi là lầu chuông) Hiện nay theo thống kê tương đối đầy đủ, hiện nay chợ có 2543 hộ kinh doanh có lô cố định, 140 hộ có lô bán cố định và gần 700 hộ buôn bán hàng rong. Hàng ngày chợ thu hút khoảng 700 khách du lịch trong và ngoài nước đến với Chợ Đông Ba, chiếm tỷ lệ 10% số khách hàng ngày đến chợ. Vào dịp Tết, lễ hàng ngày có khoảng trên 10.000 khách đến chợ. Chợ Đông Ba trở thành một điểm du lịch- văn hoá của cố đô. Người ta đến chợ không chỉ nhằm mua những đặc sản quý hiếm của xứ Huế như nón bài thơ, kẹo mè xửng, mắm tôm chua, nem chả, quýt Hương Cần, hạt sen Tịnh Tâm; hoặc có thể ăn món cơm hến cay rát lưỡi ở các quầy hàng rong, nếm món bánh bột lọc, món bánh bèo mỏng manh với nước mắm ớt xanh, thử tô bún bò giò heo còn nghi ngút khói, mà còn dạo chợ để thưởng thức thái độ mua bán lịch sự, văn minh , văn hoá ứng xử dịu dàng của người phụ nữ Huế. Hiện nay, một số quầy hàng ở Chợ Đông Ba vẫn còn những tiểu thương mặc áo dài trong hoạt động buôn bán. Có lẽ, hiếm có một chợ nào còn giữ được nét văn hoá truyền thống tốt đẹp như thế. 2.2. Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông ba - Thành phố Huế Qua quá trình tìm hiểu ở chợ đông ba, tiếp xúc và trò chuyện với một số người bán hàng tạp hóa, chúng tôi được biết tình hình sử dụng phương tiện quảng cáo ở chợ còn chưa phổ biến, chủ yếu là sử dụng các kĩ năng bán hàng và việc bố trí sãn phẩm để thu hút khách hàng và để hiểu rõ hơn, chúng tôi đã tiến hành trên 50 người bán hàng tạp hóa, kết quả nghiên cứu như sau. 2.2.1. Nhận thức của Người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba - TP Huế 2.2.1.1. Nhận thức về sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện quảng cáo. Để khảo sát nhận thức về sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện quảng cáo đối với người bán hàng tạp hóa, tôi đưa ra 4 mức độ tương ứng với các đáp án. Chúng tôi yêu cầu người bán hàng xem xét, suy nghĩ và đưa ra sự đánh giá của mình. sau khi xử lí số liệu của 50 phiếu điều tra, tính điểm trung bình ,xử lí số ra phần trăm ,kết quả nhận thức của người bán hàng về vấn đề này như sau: Đa số người bán hàng đã nhận thức rất rõ được sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện quảng cáo trong bán hàng, điều đó thề hiện ở chổ có 37 Ông (bà) chọn phương án “rất cần thiết” (68,5%), phương án “cần thiết ” (20,4%) cũng được đa số các Ông(bà) lựa chọn, điều này càng chứng tỏ các Ông (bà) đã nhận thức việc sử dụng phương tiện quảng cáo trong bán hàng là hết sức cần thiết vì nó quyết định đến hiệu quả bán hàng cao hay thấp, có thu hút được khác hàng hay không? Tiêu thụ được nhiều sản phẩm hay không? Bởi vậy mà chính sự nhận thức đúng đắn này sẽ tạo tiền đề cho người bán hàng biết cách sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn có một một số Ông (bà) lựa chọn ở mức bình thường “có cũng được, không cũng được” (9,3%) , “Không cần thiết” (1,8%). Như vậy vẫn có một số người bán hàng có nhận thức không đúng vấn đề này có lẻ do một số nguyên nhân chủ quan nào đó như hạn chế về mặt nhận thức hay chưa hiều rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện quảng cáo trong bán hàng và điều này có thể khắc phục được. Kết quả này được biểu hiện cụ thể ở bảng sau: Bảng 1: Nhận thức của Người bán hàng về mức độ cần thiết của việc sử dụng phương tiện quảng cáo trong bán hàng tạp hóa STT Người bán hàng Mức độ Số lượng % a. b. c. d. Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Có cũng được, không cũng được 37 11 1 5 68.5 20.4 1.8 9.3 2.2.1.2. Nhận thức về mức độ thường xuyên sử dụng phương tiện quảng cáo của người bán hàng. khi phân tích mức độ cần thiết của việc sử dụng phương tiện quảng cáo trong bán hàng tạp hóa tôi tiếp tục phân tích nhận thức của họ về mức độ thường xuyên sử dụng phương tiện quảng cáo và sau khi khảo sát tôi có kết quả ở bảng sau: Bảng 2. Nhận thức Người bán hàng về mức độ thường xuyên của việc sử dụng phương tiện quảng cáo. STT Người bán hàng Mức độ Số lượng % a. b. c. Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 43 7 0 86 14 0 Như vậy đa số Người bán hàng đều cho rằng mình đã thường xuyên sử dụng phương tiện quảng cáo để quảng bá sản phẩm thu hút được khách hàng, đều đó thể hiện có 43 người lựa chọn chiếm (86%), điều này càng khẳng định rõ hơn tầm quan trọng của các phương tiện quảng cáo và nó cụ thể hơn cho mức độ nhận thức ở trên, mặt khác do một số hạn chế của người bán hàng hay những yếu tố khách quan nào đó mà vẫn con một số người cho là mình chỉ thỉnh thoảng sử dụng phương tiện quảng cáo mà thôi (14%), đều này do tính năng của các loại sản phẩm chưa cần đến việc sử dụng phương tiện quảng cáo nên nhận thức về mức độ này vẫn còn những hạn chế đó. Tuy nhiên tóm lại thì đa số người bán hàng đều đã nhận thức được mức độ sử dụng thường xuyên là rất cần thiết và để cụ thể hơn thì có 0 người lựa chọn phương án “ Chưa bao giờ” , chiếm (0%). 2.2.1.3. Nhận thức về mức độ hiểu biết các phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa. Bảng 3. Nhận thức về mức độ hiểu biết của người bán hàng về các loại phương tiện quảng cáo. STT Người bán hàng Mức độ Số lượng % a. b. c. Hiểu biết nhiều Hiểu biết ít Chưa hiểu gì 37 13 0 74 26 0 Tiếp tục khảo sát mức độ nhận thức của người bán hàng trong việc sử dụng phương tiện quảng cáo trong bán hàng tạp hóa, tôi tiến hành nghiên cứu mức độ hiểu biết của người bán hàng về các loại phương tiện quảng cáo và kết quả cho thấy có 37 Ông (bà) lựa chọn phương án “hiểu biết nhiều” chiếm 74 %, điều này chứng tỏ đa số người bán hàng đã có những hiêu biết cơ bản về các loại phương tiện quảng cáo, đây là sự hiểu biết đúng đắn giúp cho họ tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn một số người còn mơ hồ về các loại phương tiện quảng cáo chiếm (26%) điều này làm cho họ thật sự lúng túng trong việc sử dụng hợp lý các phương tiện. 2.2.2. Nội dung sử dụng phương tiện quảng cáo của Người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba STT Người bán hàng Nội dung Số lượng % a. b. c. d. e. f. Báo chí Tờ rơi Truyền hình Truyền thanh Tạp chí Bảng hiệu quảng cáo ngoài trời 11 23 0 0 0 50 22 46 0 0 0 100 Bảng 4: Nội dung sử dụng phương tiện quảng cáo của Người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba Qua kết quả ở bảng 4 chúng ta thấy rằng ở nội dung sử dụng phương tiên “bảng hiệu quảng cáo ngoài trời” được lựa chọn đa số, đều này là hợp lý bởi lẻ theo tôi được biết thì các quầy hàng tạp hóa ở chợ đều có các bảng hiệu quảng cáo ở trước cửa hàng và đây là phương tiện quảng cáo tương đối thuận lợi để các chủ quầy đem đến cho khách hàng những thông tin cần thiết về quầy hàng của mình dễ dàng trong việc thu hút khách hàng, Cụ thể chiếm 100 % (50) các lựa chọn. Xếp thứ 2 là nội dung phương tiện “ tờ rơi” được Người bán hàng sử dụng tương đối lớn chiếm 46 % , theo các Ông (bà) thì phương tiện này họ đã sử dụng khá lớn chủ yếu là được công ty đưa về sau đó phát cho khách hàng biết rõ hơn về các sản phẩm, điều này chứng tỏ phương tiện này cũng được sử dụng tương đối lớn, đây cũng là phương tiện quảng cáo tương đối phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh. Ở nội dung được lựa chọn tiếp theo là phương tiện “báo chí” (22%), đây là phương tiện rất phổ biến hiện nay tuy nhiên ở đây chỉ có 11 người lựa chọn, điều này là do đặc thù của nghề bán hàng tạp hóa là nhỏ lẻ và lãi cũng nhỏ do đó mà phương tiện này không hợp lý lắm chỉ có một số quầy hàng lớn sử dụng. Đáng chú ý hơn hẳn là các phương tiện “Truyền hình”, “Truyền thanh”, “Tạp chí” (0%) không được lựa chọn sử dụng, đều này cũng hợp lý bởi lẻ các phương tiện này chi phí lớn dành cho các doanh nghiệp lớn còn nghề bán hàng tạp hóa thì không phù hợp do đó mà không có ai sử dụng cả. Như vậy tất cả nội dung của phương tiện quảng cáo ở trên thì ta thấy Người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba chỉ sử dụng chủ yếu là các Bảng hiệu ngoài trời, tờ rơi và một số ít là báo chí mà thôi, điều này là hợp lý bởi tính đặc thù riêng của nghề này. 2.2.3. Hình thức sử dụng phương tiện quảng cáo của Người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba Để hiểu rõ hơn cách thức mà Người bán hàng sử dụng như thế nào để mang lại có hiệu quả chúng tôi tiếp tục khảo sát các hình thức sử dụng phương tiện quảng cáo của Người bán hàng tạp hóa. Kết quả nghiên cứu như sau: Bảng 5. Hình thức sử dụng phương tiện quảng cáo của Người bán hàng tạp hóa. STT Người bán hàng Hình thức Số lượng % a. b. c. d. e. f. g. h. i. Băng rôn, áp phích Đài truyền hình Kỹ năng bán hàng Báo chí Cách bố trí, trưng bày sản phẩm Treo bảng quảng cáo ngoài trời Radio Chào hàng Khuyến mãi 50 0 50 11 50 50 0 50 48 100 0 100 22 100 100 0 100 96 Với hình thức sử dụng phương tiện quảng cáo thông qua “Radio” và “Đài truyền hình” không có người nào sử dụng cả cụ thể là có 0 người lựa chọn (0%) điều này sẽ chứng minh cho sự hợp lý ở nội dung khảo sát trên đó là đặc thù của nghề này và việc lựa chọn hình thức này là không hợp lý. Ngược lại với các hính thức trên thì các hình thức “Cách bố trí, trưng bày sản phẩm”, “Băng rôn, áp phích”, “Kỹ năng bán hàng”, “Treo bảng quảng cáo ngoài trời”, “Chào hàng” thì chiếm tuyệt đối phương án lựa chọn (100%), đây là các hình thức được tất cả Người bán hàng lựa chọn, tức là đều được sử dụng để quảng bá sản phẩm, như vậy nó cũng phù hợp với tính năng của nghề này, ví như hình thức “kĩ năng bán hàng” là rất cần thiết bởi các sản phẩm chủ yếu là phục vụ cho người tiêu dùng và đều được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên việc sử dụng tốt các kĩ năng bán hàng hiệu quả thì sẽ thu hút được khách hàng và tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Và các hình thức “chào hàng”, “Cách bố trí, trưng bày sản phẩm” cũng hết sức cần thiết cũng đã được tất cả mọi người lựa chọn, đều này là hoàn toàn phù hợp, tương tự như vậy thì cũng có 48 (96%) người lựa chọn sử dụng hình thức “Khuyến mãi” đây cũng là hình thức sử dụng phổ biến, theo các Ông (bà) khuyến mãi là hình thức thu hút được rất nhiều khách hàng và nhân dịp ngày lề thì thường sử dụng nhất. Như vậy ta thấy đối với câu hỏi này ta thấy hình thức sử dụng các phương tiện quảng cáo là hết sức phổ biến và thường xuyên tuy nhiên các hình thức sử dụng ở đây còn một số hạn chế cần quan tâm.. 2.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng việc sử dụng phương tiện quảng cáo của Người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba Phương tiên quảng cáo là hết sức phong phú và nếu lựa chọn phương tiện phù hợp với đặc thù của sản phẩm thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi sử dụng phương tiện quảng cáo thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố, diễn ra trong quá trình và sau khi sử dụng. Để hiểu rõ tôi tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa. Kết quả nghiên cứu như sau: Bảng 6. các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa. STT Người bán hàng Yếu tố Số lượng % a. b. c. d. e. Chi phí quảng cáo Phương tiện quảng cáo phong phú Đối tượng khách hàng đa dạng Chất lượng sản phẩm Hiệu quả sử dụng 42 44 24 14 40 84 88 48 28 80 Yếu tố “Chi phí quảng cáo” (85%) đạt kết quả khá cao, đa số Người bán hàng đều cho rằng yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương tiện quảng cáo là do chi phí các quảng cáo khá cao không phù hợp với nghề bán hàng tạp hóa và phương tiện quảng cáo quá đa dạng không biết sử dụng phương tiện nào là phù hợp (88%), thêm vào đó hiệu quả sử dụng chưa cao (40%) nó gây ảnh hưởng đến việc sử dụng phương tiện quảng cáo. Theo các Ông(bà) yếu tố “Chất lượng sản phẩm” không ảnh hưởng lắm bởi lẻ do sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng nên chất lượng không có gì đáng lo. Như vậy ta thấy đa số Người bán hàng nhận thấy được những ảnh hưởng gây cản trở việc lựa chọn phương tiện quảng cáo, tuy nhiên chính sự nhận thấy này sẽ giúp cho họ biết cách để lựa chọn phương tiện cho phù hợp. 2.2.5. Hiệu quả sử dụng phương tiện quảng cáo của Người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba sau khi khảo sát xong các nội dung và các hình thức sử dụng, chúng tôi tiếp tục khảo sát hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện quảng cáo, Cụ thể là với câu hỏi “ việc sử dụng phương tiện quảng cáo của Ông ( bà ) mang lại hiệu quả như thế nào” và thu được kết quả sau: Bảng 7: Hiệu quả sử dụng phương tiện quảng cáo của Người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba STT Người bán hàng Hiệu quả Số lượng % a. b. c. d. Thu hút được nhiều khách hàng Tiêu thụ được nhiều sản phẩm Thu được nhiều lợi nhuận Mở rộng mạng lưới phân phối 48 42 9 14 96 84 18 28 Đa số các Ông (bà) đều cho rằng việc sử dụng phương tiện quảng cáo kết quả là thu hút được nhiều khách hàng (96 %) và tiêu thụ được nhiều sản phẩm (84%), đều này chứng tỏ việc sử dụng phương tiện quảng cáo là hết sức cần thiết , đều này hoàn toàn hợp lý với tính năng của hàng tạp hóa là tiêu thụ được nhiều sản phẩm càng tốt bởi vì hàng hóa chủ yếu là đồ tiêu dùng nhanh. Mặt khác việc sử dụng phương tiện còn “thu được nhiều lợi nhuận”(18%) và “mở rộng mạng lưới phân phối” (28%) tuy nhiên hiệu quả này chưa cao bởi do một số nguyên nhân khách quan nhất định nào đó. Như vậy sau khi khảo sát xong thực trạng của việc sử dụng các phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba ta thấy phương tiện chủ yếu được sử dụng là các kĩ năng bán hàng và cách bố trí sản phẩm và với việc sử dụng này thì hiệu quả bán hàng tương đối cao. CHƯƠNG 3. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba – TP Huế Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng của việc sử dụng các phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba chúng ta thấy vẫn còn một số vấn đề mà Người bán hàng chưa thực hiện tốt. Vậy muốn thực hiện tốt việc lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp thì chúng ta phải đề ra các biện pháp cụ thể mới làm cho việc sử dụng các phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba được hiệu quả. 3.1. Đối với Ban quản lý chợ - Ban quản lí chợ Đông ba cần có các chính sách, biện pháp để phát triển hơn nữa các hoạt động quảng cáo nói chung và việc sử dụng phương tiện quảng cáo nói riêng cho người bán hàng được thuận lợi. - Tạo điều kiện thuận lợi cho người bán hàng có môi trường sử dụng các phương tiện quảng cáo đa dạng, phù hợp với từng mặt hàng. - Quản lí chặt chẽ việc thực hiện các loại phương tiện quảng cáo phù hợp với từng quầy hàng, tránh lạm dụng các phương tiện bừa bãi làm mất thẩm mỹ của chợ. - Nâng cao nhận thức cho người bán hàng về những lợi ích của việc sử dụng phương tiện quảng cáo, biến việc sử dụng phương tiện quảng cáo trở thành những kĩ năng cơ bản của cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày của họ, để làm được điều đó thì Ban quản lí chợ cần tổ chức các buổi nói chuyện, thuyết trình về các loại phương tiện quảng cáo để người bán hàng tạp hóa hiểu rõ hơn về chức năng và cách thức sử dụng các loại phương tiện quảng cáo phù hợp với từng mặt hàng. 3.2. Đối với người bán hàng. - Thường xuyên tìm hiểu, trau dồi các kiến thức về các loại phương tiện quảng cáo, nắm rõ được chức năng, tác dụng của từng loại phương tiện quảng cáo từ đó sử dụng cho phù hợp với các mặt hàng tạp hóa. - Cần rèn luyện các kỷ năng bán hàng, cách thức trình bày, bố trí sản phẩm phù hợp để lôi cuốn khách hàng. - Sử dụng phương tiện phù hợp với tâm lý khách hàng, phù hợp với chi phí, tính năng của các mặt hàng. - Biết cách lựa chọn, phối hợp các loại phương tiện quảng cáo phù hợp với từng mặt hàng và đối tượng khách hàng. C – KẾT LUẬN Xuyên suốt quá trình khảo sát cơ sở lí luận và thực trạng định Thực trang sử dụng phương tiện quảng cáo của người bán hàng tạp hóa ở chợ Đông Ba, TP Huế tôi nhận thấy rằng đa số người bán hàng tạp hóa đã nhận thức đúng đắn về mức độ quan trọng của các loại phương tiện quảng cáo, tuy nhiên nó chưa có sự thống nhất giữa các ý kiến . Về mặt nhận thức thì Người bán hàng đã nhận thức được sự cần thiết của các loại phương tiện quảng cáo, về nội dung sử dụng thì chủ yếu Người bán hàng tạp hóa sử dụng phương tiện bảng quảng cáo, báo chí và tờ rơi. Về hình thức sử dụng thì đa số là cách trình bày, bố trí sản phẩm, chào hàng và khuyến mãi. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các mặt hàng tạp hóa. Tuy nhiên ở đây việc sử dụng vẫn còn chưa phát huy tốt hiệu quả cho lắm, nếu Người bán hàng có được các kĩ năng sử sụng phương tiện tốt thì hiệu quả sẻ cao hơn, đó cũng chính là hạn chế mà người bán hàng cần khắc phục. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tâm lý học quảng cáo- Nguyễn Thị Xuân Hòa 2. Tạp chí tiếp thị - số 154 – 2005 3. www.google.com.vn 4. www.thuongmaidientu.com.vn 5. www.vnexpress.net 6. Xalo.com.vn PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho người bán hàng) Để giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. Xin ông (bà) vui lòng giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi sau. (Đánh dấu x vào câu hỏi chọn) Câu 1. Theo ông (bà) việc sử dụng phương tiện quảng cáo có cần thiết không? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết d. Có cũng được,không cũng được Câu 2. Trong quá trình bán hàng ông (bà) có nên thường xuyên sử dụng phương tiện quảng cáo không ? a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Chưa bao giờ *Vì sao: Câu 3: Mức độ hiểu biết của ông (bà) về các phương tiện quảng cáo như thế nào? a. Hiểu biết nhiều b. Hiểu biết ít c. Chưa hiểu gì Câu 4. Các nội dung phương tiện nào dưới đây, ông(bà) thấy mình có sử dụng? a. Báo chí b. Tờ rơi c. Truyền hình d. Truyền thanh e. Tạp chí f. Bảng hiệu quảng cáo ngoài trời g. LCD (lôgô) *Ý kiến khác: Câu 5. Ông (bà) thường sử dụng phương tiện bằng các hình thức quảng cáo nào ? Thông qua băng rôn, áp phích. Qua đài truyền hình Bằng các kĩ năng bán hàng Thông qua báo chí Bằng cách bố trí , trưng bày sản phẩm Treo bảng quảng cáo ngoài trời Radio Chào hàng Khuyến mãi *Ý kiến khác: Câu 6. Theo ông (bà) yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn, sử dụng phương tiện quảng cáo của mình. a. Chi phí quảng cáo b. Phương tiện quảng cáo phong phú c. Đối tượng khách hàng đa dạng d. Chất lượng sản phẩm e. Hiệu quả sử dụng * Ý kiến khác: Câu 7: Việc sử dụng phương tiện quảng cáo của ông (bà) mang lại hiệu quả như thế nào? Thu hút được nhiều khách hàng Tiêu thụ được nhiều sãn phẩm Thu được nhiều lợi nhuận Mở rộng mạng lưới phân phối *Ý kiến khác: Câu 8: Để việc sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả được tốt, ông (bà) cần phải làm gì ? a. Sử dụng phương tiện phù hợp với tâm lý khách hàng b. Phương tiện phù hợp với sản phẩm c. Phương tiện phản ánh được lợi thế, ưu điểm của sãn phẩm *Ý kiến khác: Câu 9. Đánh giá của Ông (bà) về hiệu quả của các phương tiện quảng cáo mà ông bà đã sử dụng để bán hàng. Được sự giúp đỡ của Ông, ( bà) Tôi xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trang sử dụng phương tiện quảng cáo có hiệu quả của người bán hàng ở chợ Đông ba - Thành phố Huế.doc