Giao tiếp công sở

MỤC LỤC GIỚI THIỆU Trang 2 A. GIAO TIẾP TRỰC DIỆN NƠI CÔNG SỞ I. Giao tiếp trong nội bộ 1. Với cấp dưới Trang 3 2. Với cấp trên Trang 4 3. Giữa các đồng nghiệp Trang 5 4. Hội họp Trang 6 II. Giao tiếp bên ngoài 1. Giao tiếp với khách hàng Trang 7 2. Giao tiếp với nhà cung cấp/ đối tác Trang 9 3. Giao tiếp với cơ quan chính quyền/báo chí Trang 9 5. Trao tặng hoa, tặng phẩm Trang 10 6. Sử dụng danh thiếp Trang 10 III. Yếu tố thẩm mĩ trong công sở Trang 11 B. GIAO TIẾP KHÔNG TRỰC DIỆN 1. Điện thoại Trang 11 2. Thư điện tử Trang 13 3. Bản báo cáo Trang 13 C. Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ tốt nơi công sở Trang 14 D. Giao tiếp công sở nhà nướcC Trang 15

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao tiếp công sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC GIỚI THIỆU Trang 2 A. GIAO TIẾP TRỰC DIỆN NƠI CÔNG SỞ I. Giao tiếp trong nội bộ 1. Với cấp dưới Trang 3 2. Với cấp trên Trang 4 3. Giữa các đồng nghiệp Trang 5 4. Hội họp Trang 6 II. Giao tiếp bên ngoài 1. Giao tiếp với khách hàng Trang 7 2. Giao tiếp với nhà cung cấp/ đối tác Trang 9 3. Giao tiếp với cơ quan chính quyền/báo chí Trang 9 5. Trao tặng hoa, tặng phẩm Trang 10 6. Sử dụng danh thiếp Trang 10 III. Yếu tố thẩm mĩ trong công sở Trang 11 B. GIAO TIẾP KHÔNG TRỰC DIỆN 1. Điện thoại Trang 11 2. Thư điện tử Trang 13 3. Bản báo cáo Trang 13 C. KỸ NĂNG TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT NƠI CÔNG SỞ Trang 14 D. GIAO TIẾP CÔNG SỞ NHÀ NƯỚC Trang 15 GIỚI THIỆU Quan hệ giao tiếp nơi công sở bao gồm mối quan hệ bên trong và bên ngoài cơ quan, doanh nghiêp hay là một tổ chức nào đó, nhất là đối với những cơ quan kinh doanh thường xuyên quan hệ tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Mục đích chủ yếu của những mối quan hệ này là đi đến “ nhân hòa” ở trình độ cao cấp. Giao tiếp là hoạt động nhằm xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con người giữa con người với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Trên cơ sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh hành vi qua sự tác động lẫn nhau để cùng hiểu biết về tình huống, có cùng tiếng nói, đem lại lợi ích nhiều nhất có thể có. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp. Sự thành công của một nhân viên không chỉ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp và sự siêng năng làm việc mà còn ở các mối quan hệ cá nhân và kỹ năng giao tiếp của họ.  A. GIAO TIẾP TRỰC DIỆN TRONG CÔNG SỞ: I. Giao tiếp trong nội bộ: 1. Với cấp dưới: 1.1. Khái niệm: Là quá trình giao tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên để kiểm tra, thực hiện quyết định quản trị, đánh giá tiến độ công việc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng từng người để có biệp pháp giúp đỡ thích hợp. 1.2. Các nguyên tắc: Cư xử công bằng. Không đưa tình cảm riêng vào công việc chung. Điều này để tạo được sự tôn trọng và nể sợ của nhân viên. Phần thưởng xứng đáng. Có phần thưởng cho những cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Việc này cần được thực hiện công khai, minh bạch; tránh tùy tiện kiểu “rải khắp”. Phản hồi tích cực. Khen thưởng, động viên khi họ làm tốt, góp ý với tính xây dựng khi họ mắc lỗi Phân chia công việc đồng đều. Tránh giao quá nhiều việc cho một người trong khi những người khác lại quá rãnh rỗi. Đào tạo người “yếu”. Dùng người giỏi chuyên môn để đào tạo người yếu hơn, người cũ đào tạo người mới hoặc tốt nhất là mời chuyên gia đào tạo. Tác phong chuyên nghiệp. Luôn giữ tác phong chuyên nghiệp, tránh trang phục lôi thôi, bệ rạc trước nhân viên, nói năng thiếu giữ gìn. Phải biết giao việc và ủy quyền. Điều này thể hiện sự tin tưởng của lãnh đạo vào nhân viên, sẽ giúp họ tự tin và hăng hái hơn trong công việc. 2. Với cấp trên: 2.1. Khái niệm: Là quá trình giao tiếp giữa nhân viên để trao đổi thông tin, nhận lệnh truyền đạt của cấp trên về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. 2.2. Các nguyên tắc: Không lăng xăng. Không chen vào việc của người khác nếu không được đề nghị giúp đỡ. Hạn chế “buôn dưa lê”. Không khoe khoang tiền thưởng. Tránh những hằn học, ghen tị không cần thiết trong công ty. Đừng tỏ ra “biết tuốt”. Tránh vấn đề gì cũng xen vào bình luận, vấn đề gì cũng cho là mình đúng. Không nên “ỉm” chuyện. Nếu có chuyện gì không hài lòng với người khác thì nên trực tiếp gặp người đó trình bày thẳng thắn ý kiến của mình, tránh “tâm sự” với người khác vì điều này dễ bị quy là nói xấu sau lưng. Kết bạn bốn phương. Ngoài đồng nghiệp, nên giữ những mối quan hệ bên ngoài công sở. Điều này giúp bạn có tư tưởng thông thoáng, sáng suốt hơn trong mọi hành động. 3. Giữa đồng nghiệp: 3.1. Khái niệm: Là quá trình giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau để tạo mối quan hệ công sở tốt, hỗ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả công việc tốt nhất. 3.2. Những yếu tố để giao tiếp với đồng nghiệp hoặc nhóm làm việc: • Tự tin giao tiếp với mọi người • Thường xuyên gặp gỡ, giao lưu với mọi người • Hoàn thành những kế hoạch đã đề ra • Tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp Nên trình bày mục đích của mình một cách rõ ràng, tự tin và thuyết phục Nguyên tắc cơ bản trong làm việc nhóm là thường xuyên và bám sát đồng nghiệp một cách phù hợp. Nếu như sự giao tiếp ban đầu với đồng nghiệp tạo được ấn tượng tốt đẹp thì họ sẽ rất sẵn sàng để nghe bạn kể về những dự định của mình. Nếu là những người đồng nghiệp mới gặp thì bạn nên cảm ơn họ đã bỏ thời gian tiếp xúc, gặp gỡ bạn và cũng nên có một cái hẹn được gặp lại họ. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được những mối quan hệ mới trong tương lai cũng như sự mạnh dạn hơn trong giao tiếp. 3.3. Những điều nên tránh: Chỉ liên lạc với người khác khi cần tới họ: Bạn chỉ liên lạc với người khác khi cần nhờ vả đến họ. Giữa những “giai đoạn cần” đó, bạn thường không có liên lạc gì, thậm chí không thèm trả lời thư từ hay điện thọai hỏi thăm họ. Không trả lời những cuộc gọi điện thọai hoặc e-mail: Thói xấu này ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khi cuộc sống ngày càng bận rộn. Ví dụ, có một đối tác lớn rất quan tâm đến doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn thờ ơ không đáp lễ, họ sẽ quên ngay bạn vì thị trường còn nhiều công ty khác. Bỏ qua những giao tiếp căn bản: Thường xuyên quên nói “cảm ơn” hoặc “làm ơn” khi nhận hoặc yêu cầu điều gì. Những phép giao tiếp căn bản này thường bị lãng quên bởi rất nhiều lý do: con người ta quá bận rộn, không được dạy dỗ căn bản hoặc có tư tưởng là mình xứng đáng được yêu cầu người khác. Không biết lắng nghe: Nếu không biết lắng nghe sẽ dẫn đến việc thông tin sai lệch, mất đi nhiều cơ hội và làm giảm năng suất vì còn phải vừa làm vừa sửa sai. Nói dối: Nói dối chỉ có thể thông cảm được trong trường hợp bất khả kháng, hoặc khi nó không gây hại cho ai. Tuy nhiên, trong giao tiếp với đồng nghiệp, hay hơn cả vẫn là nói thật, nhưng nói thật một cách khéo léo, nhạy cảm, không làm tổn thương người khác. Không nói những lời tiêu cực: Có những người thường xuyên thốt ra những lời chê bai tiêu cực về mọi thứ: chê công việc, chê không khí công sở, chê sếp, chê đồng nghiệp. 4. Hội họp: * Lưu ý: - Nên bắt đầu bằng việc tuyên bố mục đích của cuộc họp, hoặc nêu rõ ràng các vấn đề cần giải quyết. - Đưa ra mục tiêu ở ngay đầu cuộc họp sẽ giúp định hướng cuộc họp - Nên phát tài liệu in sẵn về các vấn đề thảo luận * 10 nhiệm vụ của người chủ tọa: Sắp xếp thời gian và địa điểm Chuẩn bị và lập chương trình làm việc Ổn định cuộc họp một cách nhanh chóng Nêu rõ mục đích cuộc họp Giữ cuộc thảo luận theo đúng kế hoạch Kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến Kiểm soát các thành viên quá nhiệt tình Tạo một bầu không khí thoải mái Tóm tắt lại các vấn đề sau khi các thành viên đóng góp ý kiến Kết thúc cuộc họp theo đúng thòi gian biểu. 5 nhiệm vụ một thành viên Đến đúng giờ. Trường hợp đến chễ phải xin phép chủ tọa Phải ghi chép nội dung cuộc họp Trình bày ý kiến của mình Trao đổi thông tin với các thành viên khác, liên kết ý kiến của mình với các thành viên khác Giúp cuộc họp được tiến hành một cách thuận lợi: Bạn phải giúp chủ tọa điều khiển cuộc họp một cách thuận lợi, thoải mái. II. GIAO TIẾP BÊN NGOÀI: Giao tiếp với khách hàng: 1.1 Vai trò: Khách hàng phải được đặt ở vị trí trung tâm trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp phải hướng toàn bộ nỗ lực của mình vào việc cố gắng thỏa mãn đến mức tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. 1.2 Nguyên tắc trong quá trình giao tiếp: Không có một nguyên tắc nhất định nào áp dụng cho mọi người và mọi cuộc giao tiếp, ứng xử trong các giao tiếp tình huống nhất định. Dưới đây là một số nguyên tắc có thể vận dụng để đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình giao tiếp: Cần xác định đúng đối tượng giao tiếp. Làm cho khách hàng thấy được tầm quan trọng của họ và họ được tôn trọng thật sự trên thực tế. Hướng sự chú ý đến đối tượng giao tiếp, tập trung và nhiệt tình trả lời tất cả những vấn đề mà họ quan tâm nếu có thể được. Mỉm cười khi cần thiết, biết tán thưởng đối tượng đúng lúc. Hãy lắng nghe họ là chính. Tránh tranh luận nếu vấn đề đó không cần thiết phải tranh luận. Một công việc nào đó được giải quyết cần tạo cho khách ý nghĩ giải quyết như thế là thỏa đáng, hoặc giải quyết như thế là họ có lợi. * Những biện pháp xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Hội nghị khách hàng: phải có khách hàng lớn, các khách hàng quan trọng. Trong hội nghị, công ty phải có nội dung gợi ý để khách hàng nói về ưu, nhược điểm của sản phẩm, những thiếu sót trong quan hệ giao dịch của công ty… Hội thảo: khác với hội nghị khách hàng, hội thảo chỉ đề cập tới một hoặc vài khía cạnh của kinh doanh. Tặng quà: đây cũng là biện pháp của các nhà kinh doanh hay làm, tuy nhiên nó cũng không khá phổ biến. Hoạt động hỗ trợ bán hàng: đây là một hoạt động quan trọng của markerting. Hoạt động hỗ trợ bán hàng được thông qua việc sử dụng hoạt động của các hiệp hội kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hội chợ… 1.3 Một số điều lưu ý trong quá trình giao tiếp: Chào hỏi lịch sự, gọi cả tên họ, các chức danh (nếu có) Phải chủ động bắt tay, chào hỏi, mời ngồi, mời nước. … Hỏi thăm vài ba câu và đi vào nội dung chính của công việc Chọn thời điêm thích hợp để đưa công văn, thư tín hay quà biếu Phải duy trì được sự nhiệt tình, vui vẻ trong suốt thời gian tiếp khách Nhìn thẳng vào mắt người đối diện, tự tin, lắng nghe, mỉm cười..để khuyến khích họ nói. Ko được có các cử chỉ khiếm nhã Khiêm tốn, tôn trọng khách Khi trình bày vấn đề cần ngắn gọn, dễ hiểu, lập luận chặc chẽ nhằm gây được ấn tượng với khách hàng. Kết thúc cuộc gặp gỡ nhớ bắt tay, chào tạm biệt ( chú ý đến tư trang của khách, nếu khách quên thì nhắc khéo) Hãy sử dụng tên riêng của khách hàng Khách hàng muốn được mời tham gia những cuộc gặp gỡ, họp mặt Hỏi khách hàng về những lời khuyên Tạo ra sự ngạc nhiên cho khách hàng Lắng nghe khách hàng 1.4 Nghệ thuật chế ngự khi khách hàng đang tức giận Bình tĩnh: Để khách hàng giải tỏa nỗi lòng một lát Đảm bảo trách nhiệm hợp lý: hãy xin lỗi đúng phần sự vụ mà bản thân và công ty phải chịu trách nhiệm, giải quyết tình huống sao cho khách hàng hài lòng. Tránh mắc các lỗi thông thường: đổ trách nhiệm cho người khác; đừng bao giờ ăn miếng trả miếng… 2. Nhà cung cấp/ đối tác * Những điều cần lưu ý: - Không bắt họ phải chờ đợi - Tỏ ra coi trọng họ không thua kém khách hàng - Khi có những trục trặc liên quan đến những hợp đồng nên tìm hiểu cặn kẽ vấn đế vướng mắc vói họ trên tinh thần hợp tác đê tìm ra giải pháp tốt nhất. - Trò chuyện thân thiện, tạo mối quan hệ tốt với họ, vì sẽ có nhiều trường hợp ta cần đến sự nhiệt tình giúp đỡ của họ. - Hãy thanh toán đúng hạn các khoản phải chi trả cho họ - Hãy cẩn thận với họ về những bí mật kinh doanh của Công ty - Hãy khéo léo khai thác thông tin về ngành nghề của Công ty mình hoạt động 3. Giao tiếp với cơ quan chính quyền, báo chí: Tuy đối tượng giao tiếp này không đem lại lợi ích trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng họ cũng rất quan trọng. * Những điều cần lưu ý: - Chỉ cung cấp đầy đủ thông tin cần cung cấp, tránh nói ấp a ấp úng làm họ nghi ngờ. - Tuyệt đối không biểu lộ thái độ xem thường hay bất cần họ. - Đối với giới báo chí nên cẩn thận về lời nói, cú pháp văn phạm để tránh trường hợp hiểu sai hoặc cố tính làm sai lệch nội dung vấn đề - Khi kết thúc giao tiếp, luôn luôn cám ơn họ về buổi gặp mặt, nếu có thể nên tạo mối quan hệ lâu dài với họ. 5. Trao tặng hoa, tặng phẩm 5.1 Tặng hoa Trao bằng tay trái để khi khách chìa tay ra thì bắt tay phải. Hoa tặng phải mang ý nghĩa phù hợp với từng hoàn cảnh. Ví dụ: + Người Việt Nam chúng ta không tặng hoa huệ vì hoa huệ mang ý nghĩa thờ cúng. + Người Nhật không tặng nhau hoa sen vì hoa sen để cắm trên bàn thờ Phật Hoa phải có bao bì trân trọng Trong các buổi hội họp thì nên tặng một lẵng hoa Tặng phẩm Tặng phẩm cũng đưa bằng tay trái để tay phải bắt tay Món quà phải mang ý nghĩa trân trọng, thể hiện được tình cảm của bên tặng dành cho bên nhận. 6. Sử dụng danh thiếp 6.1 Tầm quan trọng Danh thiếp dùng để giao dịch trong công việc, chủ yếu là cho khách hàng và đối tác. Danh thiếp luôn là một trong những “chiếc cầu nối” đưa bạn đến với các mối quan hệ kinh doanh. Đây là một công cụ có ảnh hưởng rộng, hiệu quả lớn, tiết kiệm được chi phí, đơn giản 6.2 Một số công dụng của danh thiếp - Nói với mọi người về tên của bạn và của công ty bạn - Cho khách hàng tiềm năng một cách để liên lạc với bạn - Tạo ra một phong cách làm việc, đặc tính cá nhân và vị thế kinh doanh của riêng bạn. 6.3 Một số các lưu ý khi trao và nhận danh thiếp Danh thiếp nên để trong túi áo, trong cặp tài liệu, không nên để trong bóp, trong túi quần vì sẽ khiến người khác hiểu nhầm, mặt khác nó còn thể hiện được sự lịch sự, biết tôn trọng… Khi gửi tấm danh thiếp của bạn, hãy tự tay viết vào đó một vài thông tin, chẳng hạn như số điện thoại di động hay địa chỉ e-mail thứ 2…điều này sẽ thu hút được sự chú ý của đối tác nhiều hơn Khi bạn nhận danh thiếp, hãy viết một vài ghi chú lên mặt sau của danh thiếp để giúp bạn ghi nhớ hơn về đối tác. Lưu ý là chỉ làm điều này sau khi họ đã ra về rồi. III. Yếu tố thẩm mỹ trong công sở: Thẩm mỹ trong công sở chính là thể hiện cái đẹp một cách có chuẩn mực, có sự lựa chọn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp và môi trường làm việc * Một số lưu ý: - Không trang điểm lòe loẹt. - Đầu tóc phải gọn gàng. - Trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo,sạch sẽ là sự tự giới thiệu không lời - Lựa chọn trang phục phù hợp giới tính, tuổi tác, môi trường làm việc B. GIAO TIẾP KHÔNG TRỰC DIỆN: 1. Điện thoại Xã giao điện thoại đúng cách đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong môi trường kinh doanh thời nay. Phần lớn mọi giao dịch, kinh doanh đều diễn ra trên điện thoại ở văn phòng, tại nhà, trên xe hay mọi nơi… khi đó, kỹ năng giao tiếp điện thoại có thể quyết định đến việc mở ra hay chấm dứt một mối quan hệ với đối tác. Làm thế nào để thông tin hiệu quả : Hãy luôn biết rõ mình muốn nói gì Hãy nói “vâng”, “tôi hiểu”, để tỏ ra rằng bạn quan tâm đến những lời nói của đối phương Đầu tiên hãy chào hỏi, tự giới thiệu về bản thân, về công ty (nếu có thể) Khi gặp đúng đối tượng, hãy nhắc lại mối quan hệ hoặc lý do gọi Điều chỉnh cách nói chuyện cho thích hợp với từng đối tượng Hạn chế nói chuyện riêng Kết thúc cuộc gọi bằng cách cám ơn và hẹn gặp lại Xác nhận lại thông tin cuối mỗi cuộc gọi để chắc rằng cả hai đều nhất trí với những giải pháp đạt được. Hãy trả lời thẳng vào vấn đề Cuối buổi nói chuyện, hãy xác nhận lại những điều đã trao đổi Đừng nói chuyện riêng khi đang dùng điện thoại Khi gọi điện thoại, hãy luôn nhớ những điều sau: Ưu tiên gọi đi Tìm hiểu thời gian làm việc của bên nhận điện thoại trước khi gọi Không nên nói quá lâu trừ phi bạn được mời nói. Hãy nói ngắn gọn mục đích cuộc gọi, hạn chế nói dông dài trên điện thoại Chưa có câu trả lời hãy hẹn gọi lại sau. Khi nhận điện thoại, cần lưu ý: Đừng đợi chuông reo quá 3 lần rồi mới nhấc máy Mọi người đều nên có trách nhiệm trả lời điện thoại Đừng trả lời điện thoại khi đang ăn, hút thuốc, ngáp… Luôn luôn gọi lại, đừng hứa gọi điện cho ai rồi quên khuấy đi Đừng gọi nhầm tên người bên kia đầu dây Cố gắng kết thúc cuộc này rồi hãy bắt cuộc khác, tránh nhầm lẫn nội dung hai cuộc điện thoại Đừng chuyển cuộc gọi qua nhiều người. Không nên giữ thái độ thiếu nhiệt tình khi nói chuyện, kể cả khi đó không phải là khách của mình. Hãy nhiệt tình chuyển điện thoại và ghi lại tin nhắn Đừng phát ngôn nếu không chắc chắn vào những gì mình nói Tránh bất ngờ gác máy mà không có sự giải thích Hãy thể hiện sự nhiệt tình và tự tin trong lời nói của bạn Đừng nói quá to, quát thẳng vào máy cũng đừng thầm thì. 2. Thư điện tử Những điều lưu ý khi gửi mail: Lưu ý khi đặt tên cho địa chỉ email Tiêu đề thư (Subject) rõ ràng, tránh tình trạng gửi thư mà không có tiêu đề Không gửi một thư đến quá nhiều người (Cc) Nhấn mạnh những điểm chính Dùng dấu hiệu khẩn, ký hiệu cho những câu văn muốn nhấn mạnh Chia nhỏ file đính kèm Đọc lại nội dung trước khi gửi Kiểm tra email đều đặn Nội dung thư ngắn ngọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin. Tránh viết tắt, viết hoa Đừng trả lời mail chậm trễ Đừng tự trở thành người gửi bom thư Đừng bao giờ nhấn nút “Gửi đi” khi bạn đang ở trong tâm trạng bực mình hay bối rối. 3. Bản báo cáo: Nên làm Không nên làm - Viết báo cáo rõ ràng,ngắn gọn, hấp dẫn nội dung - Nhấn mạnh những điểm quan trọng - Dùng đầu đề chính xác - Trong thân bài báo cáo nên đầu tư tìm kiếm các minh họa để tạo nên một chuỗi logic. - Sử dụng từ ngữ chuyên dụng - Thuyết trình có sử dụng phương tiện nghe nhìn. - Không viết quá dài - Không lạm dùng từ “ tôi” hoặc thể hiện thành kiến - Đừng quá tản mạn, xa đề tài gây cho người đọc khó hiểu - Không kết luận thiếu chứng cứ đầy đủ - Không in báo cáo khi chưa kiểm tra các nguồn tài liệu C - KỸ NĂNG TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT NƠI CÔNG SỞ: Khuyến khích người khác bày tỏ ý kiến của họ. Biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của mọi người. Khen ngợi và giúp đỡ nhau một cách chân thành. Tránh việc đánh đố người khác. Đừng lặp lại những sai lầm. Hãy rút ra kinh nghiệm cho bản thân mỗi khi mắc lỗi. Hãy thể hiện sự tôn trọng tới tất cả mọi người. Tuyệt đối không đi nói xấu người khác. Tuyệt đối không đi nói xấu người khác. Không đố kỵ với đồng nghiệp Hạn chế nhờ vả từ những việc nhỏ nhặt nhất Không tỏ ra quá thân thiện với sếp Hãy nghĩ trước khi nói Trốn tránh trách nhiệm Không tự biến mình thành kẻ ba hoa, khoe khoang Không lôi kéo, bè phái nơi công sở D. GIAO TIẾP TRONG CÔNG SỞ NHÀ NƯỚC: * Thực trạng: Một số cán bộ, nhân viên công sở chưa có những kỹ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân. Văn hoá giao tiếp ít được chú trọng. Giao tiếp với nhân dân thì cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu, Không tôn trọng kỷ luật cơ quan, làm việc không đúng giờ niêm yết. Công chức đang giao dịch với khách, nghe điện thoại mà không Quan hệ giữa lãnh đạo với công chức là quan hệ trên dưới, không thể "gia đình chủ nghĩa", gọi lãnh đạo là chú, là bác, xưng con, xưng cháu, xưng em. Giao tiếp trong cơ quan có thứ bậc để đối xử, còn ra ngoài xã hội tuỳ theo ý thích của mỗi người mà giao tiếp thân mật, bình đẳng. * Giải pháp giao tiếp đạt hiệu quả trong môi trường công sở nhà nước Giao tiếp, ứng xử với dân phải nghiêm túc, lịch sự, tôn trọng, không được nói tục, không được nói tiếng lóng, không được quát nạt, phải ăn nói mạch lạc, rõ ràng… Chưa hết giờ, không được về, dù không còn khách nào. Trang phục, quần áo phải lịch sự, gọn gàng… Khi nghe điện thoại, phải xưng họ tên, cơ quan công tác, và không được ngắt điện thoại đột ngột. Thái độ phải niềm nở, nét mặt tươi cười khi giao tiếp với dân. Xây dựng văn hoá giao tiếp, ứng xử của cán bộ, nhân viên trong cơ quan.  - Hết -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao tiếp công sở.doc