Giáo trình Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

CHÖÔNG I 2 I. Quan heä Myõ – Nhaät theá kæ XIX ñeán nhöõng thaäp nieân ñaàu XX .2 II. Quan heä Myõ – Nhaät giai ñoaïn ñaàu theá kyû XX ñeán keát thuùc chieán tranh theá giôùi thöù nhaát 4 III. Quan heä Myõ – Nhaät thôøi kyø giöõa hai cuoäc chieán tranh theá giôùi (1919 –1939) 5 CHÖÔNG II .9 I. Quan ñieåm cuûa Myõ trong vieäc giaûi quyeát “vaán ñeà Nhaät Baûn” sau chieán tranh theá giôùi thöù II (1945-1949) .9 II. Quan heä Myõ Nhaät giai ñoaïn ñaàu thaäp nieân naêm möôi ñeán keát thuùc chieán tranh laïnh 10 1. Söï ra ñôøi Lieân minh Myõ – Nhaät .10 2. Lieân minh an ninh quaân söï giöõa Myõ vaø Nhaät Baûn trong chieántranh laïnh .12 3. Quan heä kinh teá Nhaät – Myõ trong thôøi kyø chieán tranh laïnh .15 CHÖÔNG III .18 I. Nhöõng bieán ñoåi tình hình quoác teá .18 1. Chaám döùt söï ñoái ñaàu giöõa hai sieâu cöôøng .18 2. Vaán ñeà nhaän thöùc quan heä Myõ – Nhaät Baûn 19 II. Quan heä hôïp taùc an ninh - quaân söï giöõa Myõ vaø Nhaät Baûn thôøi kì sau chieán tranh laïnh 20 1. Hôïp taùc trong lónh vöïc quaân söï 20 2. Quan heä Myõ – Nhaät trong lónh vöïc an ninh 22 III. Quan heä kinh teá Myõ –Nhaät Baûn thôùi kyø sau chieán tranh laïnh .27 1. Quan heä Myõ – Nhaät treân lónh vöïc thöông maïi 28 2. Quan heä treân lónh vöïc ñaàu tö 35 KEÁT LUAÄN .40

pdf43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có 3 vấn đề có khả năng đe dọa an ninh Nhật Bản đó là: - Vấn đề bán đảo Triều Tiên - Tiềm năng quân sự, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân của Nga - Sức mạnh đang nổi lên của Trung Quốc Nhật bản khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á là “điều cần thiết để bảo đảm hoà bình và ổn định”. Thời báo New York đã bình luận : Một mình _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 24 -- Nhật Bản không thể bắt tay Trung Quốc , một mình Nhật Bản không thể bắt tay Triều Tiên thống nhất, một mình Nhật Bản không thể bảo vệ đường biển của chính nó – Vì tất cả những lý do này , chúng ta cần liên minh với Mỹ. Sức mạnh phòng vệ của Nhật Bản nếu không liên minh với Mỹ sẽ là “gót chân Asin” của Nhật Bản .Vì thế cả hai phía phải tiến đến một liên minh Nhật –Mỹ ở mức cao hơn cả thời kỳ chiến tranh lạnh , điều đó đã buộc chặt Nhật Bản vào sự phụ thuộc chiến lược của Mỹ mà Nhật Bản không thể làm gì khác hơn trước một thực tế là Trung Quốc đang nỗi lên như một cường quốc thật sự cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Quan hệ an ninh Mỹ – Nhật thường xuyên được điều chỉnh theo hướng nâng cấp vị trí và vai trò của Nhật Bản trong liên minh với Mỹ thể hiện qua các giai đoạn với các văn bản đã kí kết: - Từ Hiệp ước an ninh 1951 đến “Liên minh chiến lược hướng tới thế kỉ XXI”, tháng 4-1996 do cựu Thủ tướng Nhật bản là Hashimoto và Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký kết tại Tokyo - Từ đạo luật cơ sở Nhật – NATO kí tháng 5-1997 đến phương hướng hợp tác phòng thủ mới Nhật – Mỹ công bố 23-9-1997. Đến đây Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ đã được mở rộng bao trùm lên toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản đóng vai trò quân sự ở khu vực. Cả Nhật Bản và Mỹ đã điều chỉnh quan hệ an ninh theo hướng nâng cao chất lượng hợp tác thể thiện qua một số sự kiện chính như sau: - Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ G.W. Bush và thủ tướng Nhật Bản Ymori diễn ra ngày 19-3-2001, mục đích chính của cuộc gặp này là cả hai muốn hâm nóng lại các cam kết song phương nhất là trong lĩnh vực an ninh đã được kí kết trước đây; đồng thời trấn an các nhà đầu tư của cả hai nước và làm dịu những căng thẳng do vụ đắm tàu đánh cá của Nhật Bản ở gần Hawai (tháng 2-2001)và vụ phạm tội của một số quân nhân Mỹ ở Nhật Bản. Cả hai cho rằng việc Mỹ tiếp tục có mặt tại Nhật Bản không chỉ là nhu cầu của nước này mà còn là sự cần thiết đảm bảo an ninh Đông Bắc Á; Liên minh Nhật – Mỹ là nền tảng của hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai bên đề cập tới mối đe dọa của vũ khí hủy diệt và tên lửa đạn đạo (gián tiếp đề cập tới kho vũ khí nguyên tử của Trung Quốc và tên lửa đạn đạo của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên). Đó được coi là lí do chính mà Mỹ đưa ra để lí giải cho việc phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ (MND) của Mỹ. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 25 -- Kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh này được thể hiện qua tuyên bố chung Nhật Bản – Mỹ, trong đó nhấn mạnh đến 6 nội dung chính: + Gia tăng đối thoại để xử lí các sự cố và tăng cường hợp tác an ninh quân sự giữa hai quốc gia + Chính quyền Nhật Bản chia sẻ với Mỹ về những mối đe dọa tiềm tàng của các loại vũ khí hủy diệt và ủng hộ Mỹ trong chương trình triển khai vũ khí phòng thủ tên lửa quốc gia (MND) + Gia tăng và phối hợp sự hợp tác kinh tế song phương giữa hai quốc gia nhất là trong chính sách kinh tế vĩ mô +Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong những cố gắng nhằm duy trì và ổn định hệ thống tài chính tiền tệ + Nhật Bản cam kết thực hiện chương trình cải tổ cơ cấu kinh tế nhằm đạt được và duy trì cấp độ tăng trưởng kinh tế theo dự kiến + Hai nước tiếp tục phối hợp các nổ lực để xúc tiến các cuộc thương lượng của Tồ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên của thiên niên kỉ mới, một lần nữa Mỹ, Nhật nhấn mạnh và cam kết sẽ duy trì, gia tăng các mối liên hệ hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh và kinh tế quốc tế mà họ đã đạt được trong thập kỉ trước Đây cũng chính là lí do để cứu vớt sự suy giảm uy tín của thủ thướng Mori ở chính trường Nhật Bản - Tiếp theo sự kiện trên, chính phủ Mỹ quyết định bổ nhiệm vị đại sứ mới là thượng nghị sĩ Howard Baker tới Nhật Bản tháng 5-2001, với nhiệm vụ tập trung các nổ lực lớn nhất để giải quyết trong nhiệm kì này là phối hợp với Nhật Bản củng cố liên minh Mỹ – Nhật - Ngày 9-5-2001 người chỉ huy quân sự của Mỹ tại Nhật Bản đã nhấn mạnh Nhật Bản sẽ giữ vai trò chủ đạo trong chiến lược an ninh toàn cầu mới của Mỹ bởi vì trọng tâm chiến lược này Mỹ đã dịch chuyển từ châu Aâu sang châu Á. Tướn g Paul Hester, tổng tư lệnh các lực lượng quân sự Mỹ khẳng định: Nhật Bản sẽ là trung tâm của cơ cấu an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vì lẽ đó Mỹ chủ trương không thay đổi quy mô và cơ cấu của quân đội Mỹ tại Nhật Bản, Nhật Bản cũng không phản đối chủ trương đó của Mỹ. Từ năm 1999, chính phủ Nhật Bản đã thông qua phương hướng chỉ đạo hợp tác an ninh quốc phòng song phương do hai nước soạn thảo. Trong đó nhấn _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 26 -- mạnh tới việc Nhật sẽ hổ trợ trực tiếp về hậu cần cho các lực lượng Mỹ trong tình hình chiến sự xảy ra ở khu vực. - Tuần đầu tháng 7-2001, cuộc gặp thượng đỉnh lần hai diễn ra tại trại Đavid, thủ đô Washinton, thủ tướng Nhật bản là Koizumi với tổng thống Mỹ Bush, vẫn tiếp tục cam kết trong lĩnh vực anh ninh quân sự, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn để giải quyết các vấn đề quốc tế nổi cộm. Tuy nhiên, thủ tướng Nhật Bản tỏ ra thận trọng hơn khi chia sẻ quan điểm xây dựng hệ thống MND của Mỹ. Sau đó, khi trả lời phòng vấn các nhà báo ông Koizumi nói rằng: Nhật Bản chỉ sử dụng khả năng quân sự của mình để tự vệ chứ không đưa quân đội ra nước ngoài tham chiến bởi vì điều kiện của Nhật Bản khác xa so với Mỹ. Tại cuộc gặp thượng đỉnh lần hai này, phía Mỹ tỏ ra tin tưởng hơn vào người đứng đầu chính phủ Nhật Bản cho dù thái độ của ông Koizumi rất thận trọng trong một số vấn đề song phương và quốc tế. - Trong dịp kỉ niệm 50 năm ngày kí hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, hai nước cùng tổ chức phối hợp có sự tham gia của bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Makiko Tanaka và bộ trưởng ngoại giao Mỹ Colin Powel, cả hai vị bộ trưởng đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hiệp ước và tiếp tục tái khẳng định cần phải duy trì và phát triển liên minh Nhật – Mỹ. Sự kiện đó đánh dấu sự gia tăng quan hệ hợp tác song phương giữa Nhật Bản và Mỹ. Khác với sự thận trọng của Thủ tướng Koizumi, bộ trưởng ngoại giao Nhật Tanaka lại rất tích cực ngay cả những vấn đề rất nhạy cảm. Bà cho rằng sự có mặt của quân Mỹ tại Nhật Bản là điều cần thiết cho cả an ninh Nhật Bản và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bà cảm ơn người dân Nhật Bản, nhất là những người dân Okinawa đã chịu gánh nặng của Liên quân Nhật – Mỹ Quan hệ an ninh Mỹ – Nhật còn được thắt chặt hơn sau sự kiện 11/9/2001, các hoạt động ngoại giao và hợp tác an ninh của Nhật Bản tập trung hướng vào hợp tác quốc tế đấu tranh chống khủng bố. Đặc biệt trong quan hệ với Mỹ, Nhật Bản sẳn sàng chia sẻ nghĩa vụ chống khủng bố, bảo vệ an ninh với Mỹ. Tóm lại, bằng những quan điểm mang tính thực tế, Nhật Bản đã thực hiện chính sách ngoại giao và hợp tác an ninh hướng tới một môi trường thuận lợi hơn cho việc xúc tiến và mở rộng quan hệ song phương với Mỹ. Trong quan hệ an ninh Nhật – Mỹ, Nhật luôn coi việc tiếp tục củng cố các mối quan hệ với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của Nhật. Sự gia tăng trong hợp tác chống khủng bố với Mỹ sẽ trở thành yếu tố bổ sung cho quan hệ hợp tác an ninh Mỹ – Nhật. Qua đó diện mạo của hợp tác an ninh song phương giữa hai nước có sự đổi mới theo hướng gia tăng chặt chẽ hơn toàn diện hơn. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 27 -- III. Quan hệ kinh tế Mỹ –Nhật Bản thới kỳ sau chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh chấm dứt, sự đối đầu giữa hai cực không còn nữa, đã đặt quan hệ Nhật – Mỹ trước những thách thức mới khi mà vấn đề quan hệ trong lĩnh vực kinh tế được đặt lên hàng đầu . Quan hệ kinh tế Mỹ và Nhật Bản trở nên quan trọng bậc nhất chi phối tác động đến tất cả các mối quan hệ khác giữa hai nước . Phần lớn những cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa hai nước từ sau chiến tranh lạnh đều chú trọng đến nội dung kinh tế .Chính từ những quan hệ kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách kinh tế và đối ngoại của hai nước . Về phía Nhật, quan hệ với Mỹ ở giai đoạn này là hết sức tế nhị, nhìn lại quan hệ với Mỹ đã kéo dài hơn nữa thế kỷ qua về đường lối đối ngoại của Nhật là hoàn toàn đi theo Mỹ. Sau chiến tranh lạnh , tình hình đã đổi khác, cho dù vẫn đi với Mỹ nhưng Nhật bản cố gắng tìm con đường đi độc lập cho mình không theo đuôi Mỹ. Trên thực tế, mối quan hệ này co ùphần xấu đi bắt đầu từ những năm 90 khi mâu thuẫn buôn bán hai nước được đặt lên trong các chương trình nghị sự tay đôi và ngay trong cuộc chiến ở vùng vịnh với phần đóng góp của Nhật đã cho thấy sự khác biệt giữa hai nước về cách thức giải quyết khủng hoảng và giữ gìn trật tự thế giới. Mặt khác, hầu như trong suốt những năm 90, Nhật bản đã phải đương đầu với tình trạng trì trệ kinh tế trong nước .Hai năm 1997-1998, tình trạng này đã biến thành một cuộc suy thoái làm trầm trọng thêm và kéo dài cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á,tình hình đó gây sự chán nản trong tầng lớp thanh niên hy vọng thành lập công ty riêng ,tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ mới.tình trạng đo ùcòn làm suy kinh tế Nhật bằng việc làm tăng giá những thứ thiết yếu cho cạnh tranh như chi phí điện thoại,điện và nhà ở. Về phía Mỹ, Mỹ xem trụ cột thứ nhất trong chính sách châu Á, Thái Bình Dương của Mỹ là tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực , đặt biệt là quan hệ với Nhật Bản. Nhật vừa là bạn hàng thương mại quan trọng của Mỹ cũng vừa là đối thủ cạnh tranh . Sự xâm nhập và tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Nhật gắn bó khăng khít chặt chẽ ,do đó có nhiều vấn đề lớn trong kinh tế thế giới như thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và hệ thống thương mại thế giới năng động …đòi hỏi cả hai cùng chia sẽ trách nhiệm và lợi ích .` Trong những cố gắng để xây dựng cơ cấu an ninh và kinh tế ở khu vực phù hợp với lợi ích của mình, Mỹ rất cần sự hợp tác và ủng hộ của Nhật Bản. Chính sách kinh tế của Mỹ đối với Nhật Bản tập trung chủ yếu theo các định hướng sau: - Mở cửa nền kinh tế Nhật Bản là nhiệm vụ đầu tiên nhằm tạo ra một quan hệ đối tác mới và khác biệt. Mỹ xác định phải nổ lực nhiều hơn để đạt được quyền tiếp cận thị trường Nhật Bản cho các nhà đầu tư và xuất khẩu My, đặc biệt chú ý tới những mất cân đối kinh tế vĩ mô, những điểm tắc nghẽn _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 28 -- về cơ cấu và các hàng rào thị trường trong các khu vực kinh tế cụ thể. Tất cả những khả năng đó có thể gây áp lực trong mọi diễn đàn thương mại bao gồm WTO, APEC, và các cuộc hội đàm cấp chính phủ đều phải đước sử dụng để đưa những sáng kiến mở cửa thị trường Nhật Bản và tối đa hóa những lợi ích kinh tế của Mỹ. - Mỹ khuyến khích Nhật Bản phát triển dựa nhiều hơn vào nhu cầu trong nước , qua đó thúc đẩy kinh tế của khu vực phát triển và tăng cường hợp tác với Mỹ thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư của APEC, WTO. Dưới con mắt của Mỹ, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Do đó, Nhật Bản phải đóng một vai trò tương xứng trong sự phát triển kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương bằng việc tạo dựng một thương trường mở cửa và ngay thẳng. Nhật Bản có thể đóng vai trò một động lực cho tăng trưởng kinh tế của khu vực trong hiện tại và tương lai, Mỹ sẵn sàng ủng hộ quá trình này - Mỹ khuyến khích thúc đẩy Nhật Bản thực hiện những cài cách ở trong nước để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Đối với Mỹ, một nước Nhật Bản mở cửa và tăng trưởng là lợi ích của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vì thế, trong hầu hết các hiệp định thị trường song phương giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực từ nông sản đến bảo hiểm, kỹ thuật cao và chế tạo, đều nhằm vào những trợ ngại trên. Các hiệp định đó đòi hỏi Nhật Bản phải tuân theo những luật lệ và quy chế, không phân biệt đối xử, rõ ràng minh bạch, nới lỏng buôn bán, khuyến khích hình thành các doanh nghiệp mới, phân phối đầu tư có hiệu quả. 1. Quan hệ Mỹ – Nhật trên lĩnh vực thương mại Mỹ coi nhật Bản vừa là bạn hàng thương mại quan trọng nhất ,vừa là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Mỹ ở khu vực châu á Thái Bình Dương Ngay từ khi mới lên nắm quyền Bill Clinton đã nhấn mạnh với chính phủ Nhật rằng Nhật Bản cần thực hiện những thỏa thuận và cam kết tay đôi giữa hai nước như vấn đề hàng bán dẫn, siêu máy tính và xây dựng. Tháng 4-1993, tổng thống Clinton và Miyazawa đã kêu gọi đàm phán để tiến tới thành lập một cơ sở mới cho quan hệ kinh tế Nhật – Mỹ. Tháng 6-1993, một bản thông cáo chung về vấn đề này đã được kí kết nêu ra những ưu tiên về những chính sách kinh tế, thương mại đối với Nhật được vạch ra. Chính phủ Nhật đồng ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tếdựa trên nhu cầu trong nước tăng lên và mở rộng cửa thị trường cho những hàng hóa và dịch vụ có sức cạnh tranh của nước ngoài, đồng thời có những biện pháp làm giảm thặng dư cán cân thanh toán và tăng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trên phạm vi quốc tế. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 29 -- Chính quyền Clinton cam kết giảm đáng kể thâm hụt tài chính, tăng cường tiết kiệm và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ. Như vậy chính phủ hai nước Nhật, Mỹ đã đạt được thỏa thuận gồm 4 điểm: - đó là một chính sách hướng về kết quả - nó đề cập tới những biện pháp định tính và định lượng để tạo nên cơ sở để đo lường kết quả đạt được dựa trên tiêu chuẩn khách quan - cho phép tiếp cận với những vấn đề ngành và cơ cấu cùng một lúc - thỏa thuận cho biết khung thời gian chặt chẽ để kết thúc đàm phán Tóm lại chính sách thương mại của Mỹ đối với Nhật dưới thời Clinton có phần gay gắt hơn thể hiện qua những hạn chế chặt chẽ hơn về thời gian và kết quả thương lượng. Do đo quan hệ kinh tế giữa hai nước cũng trở nên căng thẳng hơn. Cả hai đều có xu hướng coi quan hệ kinh tế là mối quan tâm hàng đầu trong mối quan hệ hai bên trong khi không chú trọng nhiều đến nhân tố an ninh. Qua quá trình buôn bán song phương giữa hai nước cho thấy Mỹ là thị trường quan trọng nhất đối với Nhật Bản cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản sang Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng trong năm đầu của thập kỉ 90. Biểu Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản sang thị trường Mỹ 1990 –1992 Hàng hóa 1990 1991 1992 1. Lương thực thực phẩm 2. Nguyên liệu thô 3. Nhiên liệu 4. Sản phẩm Công nghiệp chế tạo Trong đó: - Dệt và hàng dệt - Hoá chất - Kim loại (trừ sắt thép) - Sắt và thép - Khoáng sản (trừ kim 273 219 95 88236 713 2651 4271 2226 281 176 94 89259 734 2933 4043 2056 278 190 167 93297 739 3422 3729 1908 _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 30 -- loại) - Máy móc thiết bị Trong đó + Máy móc nói chung + Thiết bị điện tử bán dẫn + Thiết bị giao thông vận tải 5. Các hàng hóa khác Tổng số 811 74724 21009 17966 29866 1499 90322 785 75862 20716 18456 30421 1728 91538 808 79521 23128 19590 30263 1861 95793 Nguồn: Các tạp chí nghiên cứu Nhật Bản Xuất khẩu của Nhật Bản tới thị trường Mỹ đã góp phần đáng kể cho nền công nghiệp Hoa Kì, nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ trên thị trường thế giới, ngay cả với thị trường Nhật Bản. Có tới 59% các công ti Mỹ sử dụng các loại hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, 85% các công ti Mỹ sử dụng các tổ hợp nhập khẩu từ Nhật Bản trong việc sản xuất ra các loại thành phẩm cuối cùng, 75% các công ti Mỹ sử dụng các loại máy móc công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản. Điều đó đã tạo ra cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ có thêm cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của công nghiệp chế tạo ra các thị trường khác như EC. Bước sang giai đoạn cuối của thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản và Mỹ đều lâm vào tình trạng suy giảm. Kinh tế Nhật sau một giai đoạn phát triển cao độ (1955-1973) được gọi là giai đoạn phát triển thần kỳ, trung bình mỗi năm tănh trưởng kinh tế 10%; đến giai đoạn 1974 –1991, kinh tế Nhật phát tiển trung bình (tăng trưởng bình quân 4%), tuy nhiên, Nhật vẫn đứng cao nhất trong các nước tư bản tiên tiến về sự chuyển dịch cơ cấu lớn kinh tế và Nhật vẫn đứng ở vị trí cường quốc kinh tế thế giới; bước sang giai đoạn từ 1991 đến nay, nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ, nhiều năm kinh tế tăng trưởng ở mức dưới 1% ,chính phủ Nhật đã có tới 11 lần đưa ra các chính sách tổng hợp khẩn cấp với quy mô chi tiêu chính phủ tổng cộng lên tới 130000tỷ yên.Tình hình đó dẫn đến tâm lý bất an trong xã hội, thất nghiệp tăng (năm 1990, thất nghiệp 2% nhưng đến năm 2001 ,tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 10%). Trong giai đoạn trước mắt, Nhật Bản vừa phải đối phó tình huống vừa phải tiến hành cải cách. Trong khi các biện pháp đối phó tình huống không còn nhiều, chính phủ Nhật đã áp dụng nhưng không có hiệu quả và khả năng tài chính hiện tại cũng _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 31 -- không cho phép áp dụng nữa. Chính phủ Nhật hầu như bị động, tình hình kinh tế trong mấy năm tới phải tuỳ thuộc nhiều vào khả năng phục hồi của kinh tế Mỹ. Điều đó dẫn đến mức xuất khẩu của Nhật giảm 0,6%, riêng năm 2000 giảm 12,7 % so với năm 1999. Sự giảm sút này chính là một trong những nhân tố hạn chế mức tăng trưởng của nền kinh tế. Sang năm 2001, nhu cầu hàng hóa của Nhật trên thị trường Mỹ bị giảm xuống do sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ. Do đó hoạt động xuất khẩu của Nhật giảm về cả giá trị và khối lượng hàng hóa. Theo số liệu của bộ tài chính mức thặng dư trong 9 tháng năm 2001 của Nhật giảm 43,1%, đó là mức giảm lớn nhất kể từ 1978 đến nay. Trước tình hình đó, chính phủ đã thông qua nhiều giải pháp để kích thích sự phát triển kinh tế vàgia tăng xuất khẩu. Ví dụ như chính phủ Nhật thi hành chính sách đồng Yên rẻ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh giá cả hàng hóa Nhật Bản. Song song với quá trình xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, trong những năm đầu thập niên 90, Nhật Bản trở thành một nước nhập khẩu hàng hóa lớn của Mỹ chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp. Việc Bil Cliton kí với Nhật Bản 34 hiệp định buôn bán song phương trong những năm 90 đã tạo điều kiện cho hàng hóa của Mỹ dễ dàng thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Trong những năm 1994 – 1997, xuất khẩu của Mỹ sang Nhật đã tăng nhanh hơn xuất khẩu của Nhật sang Mỹ 6 lần. Những lĩnh vực Mỹ có ưu thế cạnh tranh như viễn thông, dịch vụ, tài chính, chất bán dẫn ô tô, dược phẩm … Trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Nhật chủ yếu là các sảm phẩm sơ chế về lương thực thực phẩm, nhiên liệu, khoáng sản, chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm của Nhật. Biểu về khối lượng hàng hóa của Nhật Bản nhập khẩu từ Mỹ (1990-1992) 1990 1991 1992 1. Lương thực thực phẩm Trong đó - Thịt các loại - Cá, thủy sản - Rau, quả các loại 2. Nguyên liệu thô Trong đó Nguyên liệu dệt 10259 1843 2058 852 8573 669 10577 1802 2196 994 8034 591 11727 2235 2422 1055 7732 436 _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 32 -- 3. Nhiên liệu 4. Các sản phẩm chế tạo Trong đó - Hóa chất - Thiết bị và máy móc - Máy chuyên dụng - Bán thành phẩm điện tử, bán dẫn - Máy bay 5. Các hàng hóa khác Tổng số 1707 30810 5222 18034 3533 2009 2908 1020 52369 1688 32005 5814 18353 3434 2281 2506 1013 53317 1449 30162 5538 18125 3475 2159 2581 1160 52230 Trong những năm gần đây, cùng với sự giảm sút của xuất khẩu thì mức nhập khẩu của Nhật Bản cũng giảm 10,5 % (2001) bởi xu hướng giảm sút của xuất khẩu do suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các hàng xuất khẩu. Như vậy, Nhật Bản và Mỹ là bạn hàng hết sức quan trọng đối với nhau, hai nền kinh tế Mỹ, Nhật đã có sự liên kết sâu sắc với nhau. Song do có những sự mất cân đối nặng nề trong buôn bán giữa hai nước dẫn đến xung đột mậu dịch đáng lo ngại cho cả hai bên. Phía Mỹ áp dụng trong đường lối đàm phán thương mại với Nhật bản bằng việc đặt Nhật vào sự lựa chọn hai hướng: hoặc là Nhật mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ tràn vào (ước tính 50 tỷ USD) hoặc là Mỹ sẽ lập hàng rào hạn chế nhập hàng của Nhật vào Mỹ một cách tương xứng. Mỹ đòi Nhật phải xác định kim ngạch các mặt hàng của Mỹ cần có trên thị trường Nhật Bản, đồng thời ép Nhật nâng giá đồng Yên. Xuất phát từ lợi ích cả hai phía đòi hỏi cả Mỹ và Nhật Bản phải nhượng bộ nhau vì cả hai đều có những lợi ích giống nhau và khó khăn cũng giống nhau. Chính sự phát triển mâu thuẫn trong buôn bán dẫn đến sự thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản trong năm 1998 là 64,1 tỷ USD. Đến 1999, tăng lên mức 73,9 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Nhật giảm hơn 7 tỷ USD. Trước tình hình đó hai bên đã sử dụng nhiều biện pháp như đàm phán ở cấp độ địa phương, ngành, cơ cấu, đàm phán tay đôi giữa hai nước , đàm phán đa phương _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 33 -- thông qua các cuộc hội đàm của WTO, GATT…Thế nhưng sự liên kết kinh tế luôn đạt ra những vấn đề khó giải quyết, lợi ích an ninh mâu thuẫn với lợi ích kinh tế. Do đó trong thực tế, bức tranh quan hệ thương mại Mỹ – Nhật vẫn còn nhiều bất cập. Các mặt hàng chủ yếu hai bên trao đổi, buôn bán với nhau gồm: a. Hàng hóa điện tử tiêu dùng: Các mặt hàng này được xuất khẩu từ Nhật Bản sang Mỹ trong nhiều thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ngay từ những năm 80, với ưu thế của nguồn nhân công rẻ, Nhật Bản đã sản xuất các mặt hàng điện tử tiêu dùng để chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là radio. Đến những năm của thập kỉ 90, Nhật Bản nhanh chóng tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật nên không những nâng cao chất lượng của các loại radio mà còn sản xuất các loại mặt hàng khác như tivi đen trắng và băng hình xuất khẩu sang Mỹ. Giai đoạn này, Mỹ vẫn là nước đi đầu trong việc tận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực điện tử, nhưng với ưu thế về lao động rẻ cùng với tiến bộ kĩ thuật đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất Nhật Bản thâm nhập thị trưỡng Mỹ. b. Sản phẩm công nghiệp sắt thép: Chủ yếu là sản phẩm thép tinh luyện dùng trong công nghiệp xây dựng và các ngành công nghiệp khác ở hai nước. Nhìn chung xuất khẩu thép của Nhật sang Hoa Kỳ không đều và theo xu hướng giảm dần, trong khi đó xuất khẩu thép của Mỹ sang Nhật lại theo chiều hướng tăng lên. Hai bên mở rộng liên doanh sản xuất và chế biến thép qua đó chuyển giao công nghệ luyện thép tiên tiến từ Nhật sang Mỹ được thực hiện và chính nhờ vào quá trình hiện đại hóa mà công nghiệp thép của Mỹ đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng thép trong nước, do đó làm giảm nhu cầu nhập thép của thị trường Mỹ. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp thép giữa hai nước có những phương hướng phát triển không giống nhau: - Công nghiệp thép của Nhật Bản hướng tới sản xuất các loại thép kĩ thuật – thép chuyên dụng cho các nhu cầu sản xuất các loại máy móc có quy mô nhỏ, khối lượng và dung tích không lớn. - Phía Mỹ, công nghiệp thép lại tập trung vào sản xuất các loại thép chuyên dụng dùng cho các nhu cầu sản xuất các loại máy móc có quy mô lớn như máy bay, tàu chiến, công nghiệp hàng không vũ trụ Chính sự khác biệt đó đã tạo cơ hội cho hai nước chiếm lĩnh thị trường của nhau. Thép của Nhật sang Mỹ chiếm 48% thị trường Mỹ. Trong khi đó Mỹ tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản thép chuyên dụng để phục vụ cho ngành đóng tàu và công nghiệp hàng không vũ trụ của Nhật Bản _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 34 -- c. Buôn bán ô tô: Đây là lĩnh vực thường gây xung đột về lợi ích giữa hai nước trong những năm gần đây. Trong cuộc khủng hoảng năng lượng trong những thập kỷ 70 đã đặt nền công nghiệp sản xuất ô tô Mỹ trước một thách thức lớn, đó là vấn đề tiết kiệm năng lượng. Người dân Mỹ muốn có những loại ô tô gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng nhu cầu đó không được các sản xuất ô tô trong nước đáp ứng. Trong khi đó ưu thế của ngành sản xuất ô tô Nhật Bản là chủng loại ô tô đặc biệt tiết kiệm và chất lượng cao. Do vậy, khối lượng ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ ngày càng tăng lên và cạnh tranh gay gắt với các nhà chế tạo ô tô hàng đầu của Mỹ. Phía Mỹ muốn Nhật Bản tăng cường nhập khẩu các bán thành phẩm các cấu kiện ô tô từ Mỹ. Nhật Bản không chấp nhận với lí do là cần phải đặt vấn đề này trong tổ hợp các vấn đề buôn bán song phương giữa hai nước. Tổng thống Mỹ Clinton và thủ tướng Nhật Hosokawa đã đưa vấn đề này trong chương trình làm việc 11-2-1994, nhưng không có kết quả. d. Sản phẩm hóa chất: Tiềm năng của công nghiệp hóa chất ở hai quốc gia tạo điều kiện cho việc buôn bán song phương. Những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp trong đầu những năm 80 đã giúp Mỹ xây dựng ngành công nghiệp hóa chất có sức cạnh tranh mạnh hơn các cường quốc công nghiệp khác, trong đó có Nhật Bản. Nhìn chung, trong quá trình buôn bán các loại hóa phẩm, Mỹ thường xuất siêu so với Nhật Bản. e. Máy tính: Mỹ luôn chiếm ưu thế hơn về sản xuất máy tính. Mỹ mở rộng mạng lưới liên doanh sản xuất máy tính ra nhiều nước trên thề giới để tranh thủ ưu thế lao động rẻ (trừ Nhật Bản). Cho tới nay, Mỹ vẫn khống chế nhiều bộ phận cấu kiện quan trọng của máy tính nên Mỹ vẫn xuất siêu với măt hàng này. Tuy nhiên, xuất khẩu các linh kiện máy tính từ Nhật Bản sang Mỹ cũng tăng lên liên tục. Ví dụ, trong khoảng mười năm 1981-1991, mức tăng bình quân hàng năm là 35%. Điều này nói lên rằng công nghiệp sản xuất các linh kiện máy tính của Nhật Bản thực sự có sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Mỹ tại ngay chính thị trường nước này. g. Sản phẩm bán dẫn: Cho đến những năm 50, Mỹ luôn đứng hàng đầu trên thế giới về sản xuất các sản phẩm bán dẫn, tuy nhiên đến những năm 70, vị trí đó đã bị xói mòn vì sự cạnh tranh có hiệu quả của ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản. Hiện nay, công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản đã vượt trên Mỹ. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn có ưu thế trong các sản phẩm bán dẫn cao cấp, còn Nhật Bản chiếm lĩnh thị trường các loại sản phẩm bán dẫn phổ cập. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 35 -- Trong quan hệ buôn bán mặt hàng này, Mỹ tăng cường nhập khẩu các sản phẩm bán dẫn từ Nhật Bản. Nhật Bản trở thành đầu mối lớn nhất cung cấp các cấu kiện Memories (nôm na là bộ nhớ) cho thị trường Mỹ. Ngược lại, Mỹ cung cấp cho các nhà chế tạo chất bán dẫn Nhật Bản các công nghệ cao cấp như MPUS và ASIC… Sự trao đổi buôn bán trên dựa vào lợi thế mà cả Mỹ và Nhật Bản đều có và sẽ bổ sung cho ngành công nghiệp bán dẫn ở hai nước trong những năm vừa qua và cả trong tương lai rất có thể sự cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng sẽ nảy sinh do sự lớn mạnh vượt bậc của công nghiệp bán dẫn ở các nước châu Á. h. Kỹ thuật: (bao gồm các loại phát minh , sáng chế, kỹ thuật, và chuyển giao quyền phát minh) Trong những năm trở lại đây, Nhật Bản là thị trường lớn nhất của Mỹ tiêu thụ các sản phẩm kĩ thuật. Trong năm 1990, khoảng 1,763 tỷ USD là khoản tiền Mỹ thu được bằng việc bán các sản phẩm kỷ thuật cho Nhật Bản. Mỹ cũng là thị trường lớn nhất của Nhật Bản trong lĩnh vực xuất khẩu kĩ thuật, năm 1990 đạt 1687,2 triệu USD. i.Trao đổi du lịch: Nhờ những lợi thế về tiềm năng du lịch, Mỹ kiếm được một nguồn thu đáng kể, trong đó Nhật Bản chiếm một phần rất quan trọng. Ví dụ, năm 1991, khách du lịch Nhật Bản mang lại cho ngành du lịch Mỹ 12631 triệu USD. Tron khi đó, ngành du lịch Nhật Bản chỉ kiếm được 2859 triệu USD. Điều này tương đương với số lương khách du lịch từ Nhật đến Mỹ gấp 6 lần từ Nhật sang Mỹ. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới trong trường hợp tình hình an ninh được đảm bảo tốt hơn, đặc biệt sau sự kiện 11/9. 2. Quan hệ trên lĩnh vực đầu tư Trong quan hệ kinh tế Mỹ – Nhật, quan hệ đầu tư trực tiếp ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Đầu tư tiếp giữa hai cường quốc trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế mỗi nước và cả trên phạm vi toàn cầu, đặt biệt là từ đầu những năm 90 đến nay quan hệ đầu tư trực tiếp của hai nước gắn chặt với toàn cầu hóa đầu tư trực tiếp. Ví dụ, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ, Nhật và EC chiếm tới 90% tổng đầu tư trực tiếp toàn cầu năm 1991. Nhật Bản đã thực sự tham gia mạnh mẽ vào quá trình này đặc biệt là đối với thị trường của Mỹ. Một đặc điểm trong quan hệ đầu tư giữa hai nước khá với thương mại là loại hình hoạt động này mang tính chất tư nhân hơn, sự can thiệp của nhà nước không sâu rộng như trong quan hệ thương mại giữ a hai nước. Mỹ là thị trường đầu tư quan trọng nhất của Nhật Bản chiếm 86,7 tỷ USD trong tổng số 407,6 tỷ giá trị đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Mỹ chiếm vị trí thứ hai sau Vương quốc Anh. Tính đến tháng 11 – 1992, Nhật Bản đã đầu tư xây dựng ở Mỹ 1724 _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 36 -- xí nghiệp ở các quy mô lớn, vừa và nhỏ và các hình thức hết sức đa dạng và phong phú. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản (triệu USD; %) Fy 1986-1990 Fy 1991 Fy 1992 (nửa đầu) Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng số Phân bố theo vùng - Bắc Mỹ - Mỹ Latinh - Châu Á - Trung Đông - Châu Aâu - Châu Phi - Châu Đại Dương 227157 100,0 109220 48,1 14847 11,0 28056 12,4 458 0.2 48263 21,2 2456 1,1 13858 6,1 41584 100,0 18823 45,3 3337 8,0 5936 14,3 90 0,2 9371 22,5 784 1,8 3278 7,9 17387 100,0 8353 48,0 1270 7,3 3009 17,3 103 0,6 3509 20,2 107 0,6 1035 6,0 Trong những năm gần đây mức sản xuất ôtô của Nhật sang thị trường Mỹ tăng lên nhanh chóng nhờ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tiếp cận nhanh chóng với nhu cầu của ngươi tiêu dùng Mỹ. Họ đã biết đa dạng hóa các chủng loại ô tô để đáp ứng nhu cầu thị trường Mỹ làm cho uy tín ô tô Nhật trở nên vững chắc ở thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Thậm chí có nhiều loại ô tô do các hãng Nhật Bản sản xuất tại Mỹ được xuất khẩu trở lại thị trường Nhật Bản và các nước khu vực Đông Nam Á và Tây Aâu. Ngoài ra các dự án lớn trong công nghiệp chế tạo đồ điện tử dân dụng và quân sự ở thị trường Hoa Kì cũng chủ yếu cạnh tranh với các công ty Nhật Bản. Hóa chất và các sản phẩm của các công nghiệp hóa là một trong những thế mạnh trong công nghiệp Nhật Bản và giá trị đầu tư trực tiếp tại thị trường Hoa Kì chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng đầu tư vào công nghiệp chế tạo ở Hoa Kì. Sự tăng lên nhanh chóng của loại hình đầu tư này xuất phát từ hai yếu tố : - Do nhu cầu về sử dụng các loại nguyên liệu hóa chất của các công ty Nhật ở Mỹ tăng lên khá nhanh - Do quá trình liên doanh, liên kết giữa các hãng Nhật Bản và Mỹ _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 37 -- Mỹ còn là thị trường chính cho đầu tư lớn về của các dự án về bất động sản của các công ty Nhật Bản chiếm tới 60% tổng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào lĩnh vực này. Có thể nói rằng đầu tư trực tiếp tại Nhật tại Mỹ giữ một vai trò đáng kể trong nền kinh tế Mỹ nói chung và trong việc góp phần vào việc phục hồi nền công nghiệp Mỹ nói riêng. Nó giải quyết một phần không nhỏ về việc làm cho lao động Mỹ. Ví dụ, năm 1989 giải quyết 528 000 người, năm 1990 là 629.000 người, năm 1991 là 707.000 người, từ năm 1995 đến 2000 khoảng 2 triệu người. Song song với quá trình trên là việc Mỹ đầu tư vào Nhật. Năm 1991, trong số 20 công ty hàng đầu của thế giới có đầu tư trực tiếp vào Nhật, thì Mỹ chiếm tới 11 công ty (55%). Cụ thể: 1. IBM (Hoa Kỳ) 1.449.765 triệu USD 2. Exxon (Hoa Kỳ) 2.312.053 triệu USD 3. Mobil (Hoa Kỳ) 1.840.303 triệu USD 4. Pord Motor (Hoa Kỳ) 2.944.342 triệu USD 5. Caltex (Hoa Kỳ) 1.360.709 triệu USD 6. Royal Dutch Shell Group (Hà Lan /Anh ) 2.049.109 triệu USD 7. General Motor Corp. (Hoa Kì) 1.588.209 triệu USD 8. Philips (Hà Lan) 770.822 triệu USD 9. Xerox (Hoa Kỳ) 754.084 triệu USD 10. Alcan (Canada) 837.336 triệu USD 11. Procter & Camble (Hoa Kỳ) 281.800 triệu USD 12. Coca – Cola (Hoa Kỳ) 250.000 triệu USD 13. Nestlé (Switzerland) 243.123 triệu USD 14. Caterpilar (Hoa Kỳ) 424.528 triệu USD 15. BMW (Liên bang Đức) 210.096 triệu USD 16. Daimlerbenz (Liên Bang Đức) 209.869 triệu USD 17. PERTAMINA (Indonesia) 403.202 triệu USD 18. Sam Sung (Nam Triều Tiên) 178.098 triệu USD 19. Hochst (Liên bang Đức) 233.592 triệu USD 20. Dupont (Hoa Kỳ) 266.620 triệu USD (Nguồn: Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh lạnh, tr. 162) _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 38 -- Ngoài ra Mỹ là một trong những nước đứng đầu về đấu tư vào các lĩnh vực khác ở Nhật như: ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ, thương mại, buôn bán, công nghiệp chế tạo kĩ thuật cao và nghiên cứu triển khai. Tương quan đầu tư giữa Mỹ và Nhật Bản (đơn vị : triệu USD) Năm Đầu tư từ Nhật Bản sang Mỹ Đầu tư từ Mỹsang Nhật Bản Chênh lệch đầu tư Mỹ- Nhật Bản 1993 100.272 31.095 69.177 1994 104.529 36.677 67.852 1995 108.582 39.198 69.384 (Nguồn: Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Á, tr. 31) Sau chiến tranh lạnh với sự phát triển năng động của Châu Á là nơi sản xuất thuận lợi mà chi phí rẻ nên cả Mỹ và Nhật chạy đua đầu tư vào châu Á. Ví dụ, buôn bán hai chiều hàng năm hiện nau giữa Mỹ và Châu Á vượt quá 360 tỷ USD, gấp 4 lần so với 15 năm trước đây. Còn Nhật Bản, trong những năm 90, đầu tư vào châu Á trên 7,447 triệu USD. Khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ (1997), chính phủ Nhật đã cho vay ưu đãi với hàng trăm tỷ yên để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, tạo đà giúp cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trong khu vực đang phát triển này. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chủ trương duy trì thị trường đầu tư truyền thống ở Mỹ, nơi mà Nhật đã có chổ đứng khá vững chắc về tài chính và bất độn sản ở Mỹ. Trong thập niên sắp tới Mỹ vẫn có vị trí hết sức quan trọng trong đầu tư của Nhật Bản. Trong những năm gần đây, nhu cầu trong nước Mỹ tăng mạnh tới mức 4,2% và việc cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất từ 5,5% xuống còn 4,75% đã kích thích đầu tư ngăn cản suy giảm nhu cầu trong nước và chặn đà suy thoái kinh tế Mỹ. Như vậy, tốc độ đầu tư của Nhật vào Mỹ sẽ không tăng đột biến bởi vì nhiều ngành có nhu cầu cao như viễn thông, tin học…lànhững lĩnh vực mà Nhật chưa chiếm ưu thế. Như vậy, quan hệ trên lĩnh vực này là một quá trình đầu tư lẫn nhau, hai nền kinh tế, hai nền công nghiệp phối hợp và cạnh tranh lẫn nhau trong tiến trình đầu tư trực tiếp dựa trên những lợi thế so sánh của mỗi bên. Tóm lại, quan hệ kinh tế Mỹ – Nhật từ sau chiến tranh lạnh đến nay được tăng cường cả về bề rộng lẫn bề sâu nó phản ánh nhu cầu thật sự giữa hai nền kinh tế. Sự _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 39 -- liên kết chặt chẽ giữa hai giới kinh doanh của hai nước góp phần thúc đẩy nền công nghiệp Mỹ, Nhật phát triển trong quá trình này Nhật Bản ngày càng phát huy được uy thế của mình và trở thành đối thủ cạnh tranh số một của Mỹ. Trong những năm đầu thập kỉ 90, Nhật Bản đã thực sự là “kẻ bán hàng” còn Mỹ là “người mua”, do đó lợi thế thuộc về Mỹ. Trong những thập kỉ tới, doanh số buonâ bán và đầu tư giữa hai nước sẽ vẫn tiếp tục tăng lên song thặng dư mậu dịch giảm xuống bởi nguy cơ của chiến tranh mậu dịch và tình hình kinh tế của hai nước trong những năm đầu thế kỉ XXI đều phải đối mặt những khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại gây ra tâm lý lo lắng trong giới kinh doanh của hai nước và sự yếu kém trong khu vực tài chính không giải quyết được. Bởi vậy trong các cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật Bản đã giành nhiều thời gian thảo luận các vấn đề kinh tế. Mỹ cho rằng, Nhật Bản cần xúc tiến tích cực công cuộc cải cách cơ cấu trong đó chú trọng đến các hoạt động xuất khẩu và coi đó là chìa khóa để giải quyết những khó khăn đó. Bên cạnh đó cuộc cải cách tài chính cần được đẩy mạnh cuộc cải tổ tài chính tạo ra môi trường tài chính thuận lợi cho quá trình buôn bán đầu tư giữa hai bên . _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 40 -- KẾT LUẬN Quan hệ Mỹ - Nhật Bản được xây dựng và phát triển qua nhiều thập niên ,đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay,mối quan hệ này đã trải qua nhiều bước thăng trầm gắn chặt với những biến đổi của bản thân mỗi nước và tình hình quốc tế. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đặt ra sự thách thức về quyền lực và lợi ích đối với Mỹ. Mỹ muốn dùng Nhật như một căn cứ tiền tiêu để khống chế hai siêu cường cộng sản là Liên xô và Trung Quốc. Nhật Bản cũng nhận thức giống như Mỹ, xem khối Liên Xô là kẻ thù của mình và đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu để Mỹ thuyết phục Nhật Bản về sự cần thiết phải có mặt quân đội Mỹ ở Nhật.người Nhật chấp nhận sự đảm bảo an ninh của Mỹ để đề phòng nguy cơ bị xâm lược. Tư duy truyền thống đó của người Nhật vẫn duy trì cho đến tận ngày nay. Trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản luôn xác định mình là đồng minh chiến lược chủ yếu của Mỹ. Quan hệ Nhật –Mỹ chi phối chính sách đối ngoại của Nhật. Đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản luôn dành ưu tiên cho Mỹ, không bao giờ làm trái với quan điểm của người Mỹ trên diễn đàn quốc tế, Nhật chờ tín hiệu từ Mỹ mới đặt quan hệ với người bạn láng giềng lớn của mình là Trung Quốc; văn minh kinh doanh Mỹ còn lan toả hình thành quan niệm trong người dân Nhật “học cách kinh doanh ở Mỹ”. Cơ chế chính trị Pháp quyền của Nhật sau chiến tranh cũng được rập khuôn theo kiểu Mỹ nhất là cơ cấu quốc hội và chính phủ. Quan hệ Mỹ –Nhật suốt thời kỳ chiến tranh là sự phụ thuộc một chiều của Nhật Bản vào Mỹ Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Mỹ-Nhật có sự thay đổi về chất, Nhật Bản ngày càng độc lập hơn trong quan hệvới Mỹ. Xu hướng này diễn ra từng bước phù hợp với sự lớn mạnh về kinh tế của chính Nhật Bản và những đòi hỏi của quan hệ khu vực. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục diễn ra bởi vì những lợi thế so sánh mà Nhật Bản có được nhờ phát triển mạnh các ngành công nghiệp tiên tiến trong hơn một thập niên qua và hện nay vẫn tiếp tục . Đặc điểm nỗi bật của quan hệ Mỹ- Nhật từ sau chiến tranh lạnh đến nay là mối quan hệ song phương phức tạp luôn chứa đựng cả hợp tác lẫn mâu thuẫn gay gắt. Mối quan hệ đó thuận về an ninh – chính trị nhưng lại nghịch về kinh tế. Kinh tế Nhật càng phát triển địa vị Nhật càng được nâng cao thì quan hệ Mỹ – Nhật càng thay đổi về chất, mâu thuẫn Mỹ- Nhật càng gay gắt. Hai nước vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là bạn của nhau. Quan hệ Mỹ –Nhật dựa trên cơ sở kinh tế – chính trị là chính, còn an ninh quân sự mang tính chất hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tư bản và phục vụ cho chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Điều này hoàn toàn phù _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 41 -- hợp với bước chuyển căn bản trong so sánh lực lượng của tình hình thế giới thời kì sau chiến tranh lạnh. Quan hệ Nhật Bản – Mỹ đã và đang có tác động lớn nhiều mặt về an ninh – chính trị, liên kết khu vực và phát triển kinh tế của Châu Á – Thái Bình Dương. Sự cam kết của Mỹ ở khu vực được hỗ trợ bởi mối quan hệ an ninh Mỹ – Nhật, là nền tảng cho những nổ lực đạt được môi trường an ninh hòa bình ổn định trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo chính phủ Mỹ, Nhật đã nhiều lần khẳng định: tăng cường hơn nữa các cuộc đối thoại an ninh đa phương và các tổ chức hợp tác trong khu vực để tạo nền tảng cho sự tin tưởng lẫn nhau, đó chính là cơ sở để hợp tác hai bên trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của phần lớn các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Và ngược lại chính sự hợp tác phát triển kinh tế sôi động của khu vực trong những năm đầu thập kỉ 90 đã ảnh hưởng nhiều đến sự phục hồi kinh tế của Mỹ và Nhật Bản. Việc giải quyết các xung đột về lợi ích thông qua thương lượng trong quan hệ Mỹ – Nhật sẽ có tác động lớn đến quá trình liên kết kinh tế của các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 42 -- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lam Kiều, Hệ thống tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1965), Trường ĐH SP Tp HCM, 1986 2. Phạm Hồng Tung, Nguyễn Văn Kim (người dịch), Nhật Bản ngày nay, NXB Thông tin lý luận, 1991 3. Hoàng Văn Tiệp, Nguyễn Viết Thảo, Quan hệ quốc tế 1945 – 1995, NXB Chính trị Quốc Gia, H. 1998 4. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế 1917-1945, NXB Giáo dục, 2001 5. Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Đại học Tổng hợp, NXB ĐH và TH chuyên nghiệp, H. 1984 6. Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Đại học Tổng hợp, NXB Giáo dục, 2001 7. Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Q1, Q2, Đại học Sư Phạm, 1995 8. Tạp chí: + Nghiên cứu Nhật Bản +Nghiên cứu quốc tế +Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Á +Nghiên cứu Châu Âu +Nghiên cứu Châu Mỹ ngày nay +Kinh tế Châu Á – Thái Bình Duơng 9. Báo Thông tấn xã Việt Nam 10. Tài liệu đặc biệt _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.pdf
Luận văn liên quan