- Xây dựng được cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá bao gồm: Cơ sở lí
luận của việc kiểm tra đánh giá, công cụ đo lường thành quả học tập, cách thiết
kế một bài kiểm tra TNKQ và ngân hàng câu hỏi TNKQ trong đánh giá thành
quả học tập và đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
- Đã phân tích toàn bộchương trình môn hoá học lớp 12 ban KHTN từ
đó đã xác định ra được kiến thức cơ bản, trọng tâm và chuẩn kiến thức kĩnăng
của mỗi bài hay trong mỗi chương để rồi xây dựng nên bảng trọng sốcho các
bài kiểm tra dự định của mỗi bài mỗi chương đó. Từ bảng trọng số đó để đi xây
dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn hoá học lớp 12 ban KHTN.
- Kết quả xây dựng luận văn đã biên soạn và sưu tầm được 600 câu
hỏi trắc nghiệm cho 6 chương của chương trình hoá học lớp 12 ban kHTN và
đã xây dựng được 12 đề kiểm tra cho 6 chương đó (Trong đó có 10 đềkiểm
tra theo chương và theo chuyên đề và 2 đề kiểm tra kọc kì). Mỗi đề kiểm tra
50 câu hỏi thời gian làm bài của mỗi đề là 90 phút.
98 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Góp phần nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá môn Hoá học 12 ban Khoa học tự nhiên trường Trung học phổ thông Yên Lạc II - Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à chiều các mục tiêu dạy
học hay các yêu cầu kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh … cần đạt
được. Sau đó phải kiểm tra lại các nội dung hay các mục tiêu của câu hỏi. Số
lượng câu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi
loại nội dung.
Sau đây là bảng trọng số của các bài kiểm tra: [3]
60
Chương gluxit: Thời lượng 8 tiết
(5 lí thuyết + 1 luyện tập + 1 thực hành + 1 kiểm tra)
A. Kiến thức cơ bản và trọng tâm
1. Khái niệm về gluxit. Glucozơ:
− Trạng thái tự nhiên. Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí.
− Tính chất hóa học: Tính chất rượu đa chức, tính chất anđehit, phản ứng lên
men rượu. − ứng dụng và điều chế. Đồng phân của glucozơ: Fructozơ.
2. Saccarozơ:
− Công thức phân tử. Tính chất vật lí.Tính chất hóa học: Phản ứng thuỷ
phân, phản ứng với đồng (II) hiđroxit.
− Ứng dụng. Đồng phân của Saccarozơ: mantozơ.
3. Tinh bột:
− Công thức phân tử. Tính chất vật lí.
− Tính chất hóa học: Phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu với iot.
− Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể và sự tạo tinh bột trong cây xanh.
4. Xenlulozơ:
− Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí.
− Tính chất hóa học: Phản ứng thuỷ phân, phản ứng với axit nitric (phản ứng
este hóa). ứng dụng.
B. Chuẩn kiến thức và kỹ năng:
1.Glucozơ
Kiến thức:
Biết được: Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.
- Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi,
nhiệt dộ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ.
Hiểu được:Tính chất hóa học của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức,
anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu.
Kĩ năng
- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ.
- Dự đoán được tính chất hóa học.
61
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của glucozơ.
- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng.
2.Saccarozơ. Tinh bột và xenlulozơ
Kiến thức:
Biết được: Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái,
màu, mùi, vị, độ tan), tính chất hóa học của saccarozơ, (thủy phân trong môi
trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp.
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, (trạng thái, màu, độ
tan).
Hiểu được:Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ:Tính chất chung
(thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của
xenlulozơ với axit HNO3); ứng dụng.
Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp
hoá học.
- Tinh khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất theo
hiệu suất.
Bảng trọng số 1.1
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Cấu tạo và danh pháp 6
1.2
5
1.0
2
0.4
13
2.6
Tính chất vật lí 3
0.6
2
0.4
5
1.0
Tính chất hoá học 2
0.4
5
1.0
15
3.0
22
4.4
Điều chế và ứng dụng 3
0.6
4
0.8
3
0.6
10
2.0
Tổng số 14
2.8
16
3.2
20
4.0
50
10.0
62
Chương Amin: Thời lượng 2 tiết lí thuyết
A. Kiến thức cơ bản và trọng tâm
Khái niệm về amin:
− Công thức cấu tạo.Tính chất chung (amin mạch hở trong nước đổi màu
quỳ tím thành xanh, phản ứng với axit cho muối).
− Anilin: Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: tác dụng với
axit (tính bazơ), phản ứng với nước brom. Điều chế. ứng dụng.
B. Chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức:
Biết được:Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và
gốc - chức).
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của
amin.
Hiểu được:Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản
ứng thế với brom trong nước.
Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin
theo công thức cấu tạo.
- Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính
chất.
- Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.
- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương
pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
Bảng trọng số 1.2
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Cấu tạo và danh pháp 7
1.4
7
1.4
3
0.6
17
3.4
Tính chất vật lí 3
0.6
1
0.2
4
0.8
Tính chất hoá học 2
0.4
7
1.4
11
2.2
20
4.0
Điều chế và ứng dụng 4
0.8
2
0.4
3
0.6
9
1.8
Tổng số 16
3.2
17
3.4
17
3.4
50
10.0
63
Chương Aminoaxit – Prôtit:
Thời lượng 7 tiết (5 lí thuyết + 1 luyện tập + 1 thực hành)
A. Kiến thức cơ bản và trọng tâm
1. Aminoaxit:
− Định nghĩa. Công thức cấu tạo và danh pháp. Tính chất vật lí.
− Tính chất hóa học: Tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng ngưng, khái niệm
về phản ứng trùng ngưng. ứng dụng.
2. Protit:
− Trạng thái tự nhiên. Thành phần và cấu tạo phân tử.
− Tính chất của protit: phản ứng thuỷ phân, sự đông tụ, phản ứng màu.
− Sự chuyển hoá protit trong cơ thể.
B. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
1. Aminoaxit
Kiến thức
Biết được: Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của
amino axit.
Hiểu được: Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este
hoá; phản ứng trùng ngưng của ε và ω- amino axit).
Kĩ năng
- Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất của amino axit.
- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng
phương pháp hoá học.
2. Peptit và Protein
Kiến thức
Biết được:Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học peptit
(phản ứng thuỷ phân)
64
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng
thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein đối
với sự sống
- Khái niệm enzim và axit nucleic.
Kĩ năng
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.
Bảng trọng số1.3
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Cấu tạo và
danh pháp
8
1.6
5
1.0
2
0.4
15
3.0
Tính chất vật
lí
3
0.6
1
0.2
4
0.8
Tính chất hoá
học
3
0.6
5
1.0
15
3.0
23
4.6
Điều chế và
ứng dụng
2
0.4
4
0.8
2
0.4
8
1.6
Tổng số 16
3.2
15
3.0
19
3.8
50
10.0
Chương hợp chất cao phân tử:
Thời lượng 6 tiết (4 lí thuyết + 1 luyện tập + 1 kiểm tra)
A. Kiến thức cơ bản và trọng tâm
1. Khái niệm chung:
− Định nghĩa. Cấu trúc của polime (dạng mạch thẳng, dạng phân nhánh,
dạng mạng không gian).Tính chất của polime: Tính chất vật lí.Tính chất
hóa học.
− Các phương pháp tổng hợp polime: phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng
ngưng.
2. Chất dẻo: Một số polime dùng làm chất dẻo (polietilen, polistiren,
polivinyl clorua, polimetyl metacrylat, nhựa phenolfomanđehit).
3. Tơ tổng hợp: Tính chất và ứng dụng của tơ poliamit (tơ nilon, tơ capron).
65
B. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
1. Đại cương về polime
Kiến thức
Biết được: Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí(trạng thái,
nhiệt độ nóng chảy, cơ tính, tính chất hoá học (cắt mạch, giữ nguyên mạch,
tăng mạch) ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp,
trùng ngưng).
Kĩ năng - Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
- Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng.
- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.
2.Vật liệu polime
Kiến thức
Biết được:Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: chất dẻo,
vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp.
Kĩ năng - Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo
dán thông dụng.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
Bảng trọng số 1.4
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Cấu tạo và danh pháp 5
1.0
4
0.8
3
0.6
12
2.4
Tính chất vật lí 4
0.8
3
0.6
7
1.4
Tính chất hoá học
3
0.6
7
1.4
10
2.0
Điều chế và ứng dụng 7
1.4
9
1.8
5
1.0
21
4.2
Tổng số 16
3.2
19
3.8
15
3.0
50
10.0
66
Chương Đại cương kim loại:
Thời lượng 11 tiết (7 lí thuyết + 1 luyện tập + 2 thực hành + 1 kiểm tra)
A. Kiến thức cơ bản và trọng tâm
1. Vị trí của kim loại trong hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo của nguyên tử kim
loại, cấu tạo của đơn chất kim loại và liên kết kim loại.
2. Tính chất vật lí chung của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh
kim. Tính chất vật lí khác của kim loại như tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy,
tính cứng.
3. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử: Tác dụng với phi kim,
với dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4) và với dung dịch axit đặc (HNO3,
H2SO4), tác dụng với dung dịch muối.
4. Cặp oxi hoá - khử của kim loại, so sánh tính chất những cặp oxi hoá - khử.
Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại.
5. Hợp kim: định nghĩa, cấu tạo của hợp kim, liên kết hoá học trong hợp kim,
tính chất và ứng dụng của hợp kim.
6. Sự ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.
7. Nguyên tắc điều chế kim loại và 3 phương pháp điều chế kim loại (thuỷ
luyện, nhiệt luyện và phương pháp điện phân).
B. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
1.Vị trí và cấu tạo của kim loại
Kiến thức Biết được:Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một
số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.
Kĩ năng
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.
2. Tính chất của kim loại. Dãy điện hoá của kim loại
Kiến thức
Hiểu được:Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
67
- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung
dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại (các nguyên tử được sắp
xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu
tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
Kĩ năng - Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện
hoá.
- Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim
loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
3. Hợp kim
Kiến thức
Biết được: Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng
chảy...), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyara).
Kĩ năng
- Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính
của chúng.
- Xác định % kim loại trong hợp kim.
4. Sự ăn mòn kim loại
Kiến thức
Hiểu được: Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện
hoá.
- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.
Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Kĩ năng - Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện
tượng thực tế.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa
vào những đặc tính của chúng.
68
5. Điều chế kim loại
Kiến thức
Hiểu được: Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện
phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
Kĩ năng
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ... để rút ra nhận xét về phương pháp
điều chế kim loại.
- Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định
theo hiệu suất hoặc ngược lại.
Bảng trọng số 1.5
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Cấu tạo và
danh pháp
5
1.0
4
0.8
9
1.8
Tính chất vật
lí
5
1.0
3
0.6
2
0.4
10
2.0
Tính chất hoá
học
2
0.4
6
1.2
9
1.8
17
3.4
Điều chế và
ứng dụng
7
1.4
5
1.0
2
0.4
14
2.8
Tổng số 19
3.8
18
3.6
13
2.6
50
10.0
Bảng trọng số 1.6
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Cấu tạo và
danh pháp
2
0.4
1
0.2
3
0.6
Tính chất vật
lí
2
0.4
1
0.2
3
0.6
Tính chất hoá
học
5
1.0
6
1.2
9
1.8
20
4.0
Điều chế và
ứng dụng
7
1.4
8
1.6
9
1.8
24
4.8
Tổng số 16
3.2
16
3.2
18
3.6
50
10.0
69
Kim loại kiềm
A. Kiến thức cơ bản và trọng tâm
Kim loại phân nhóm chính nhóm I (nhóm kim loại kiềm):
− Vị trí của kim loại kiềm trong hệ thống tuần hoàn. Tính chất vật lí đặc
trưng của kim loại kiềm (nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ cứng).
− Cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại kiềm là
tính khử mạnh nhất (minh họa qua tính khử của natri): Tác dụng với phi
kim, với dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4), tác dụng với nước.
− ứng dụng của kim loại kiềm. Điều chế kim loại kiềm.
− Một số hợp chất quan trọng của natri (natri hiđroxit, natri clorua, natri
cacbonat): tính chất, ứng dụng, điều chế. Cách nhận biết hợp chất natri.
B. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kim loại kiềm và hợp chất
Kiến thức
Biết được: - Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất như
NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
Hiểu được: -Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy
thấp).
- Tính chất hoá học: tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với
nước, axit, phi kim).
- Trạng thái tự nhiên (NaCl) và phương pháp điều chế (điện phân muối
halogenua nóng chảy).
- Tính chất hoá học của một số hợp chất: NaOH (kiềm mạnh); NaHCO3
(lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt); Na2CO3 (muối của axit yếu); KNO3 (có tính
oxi hoá mạnh khi đun nóng).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất
và một số hợp chất kim loại kiềm.
70
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất,
phương pháp điều chế...
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số
hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần % khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản
ứng.
Bảng trọng số 1.7
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Cấu tạo và
danh pháp
7
1.4
4
0.8
1
0.2
12
2.4
Tính chất vật
lí
2
0.4
1
0.2
3
0.6
Tính chất hoá
học
5
1.0
9
1.8
17
3.4
31
6.2
Điều chế và
ứng dụng
3
0.6
1
0.2
4
0.8
Tổng số 17
3.4
15
3.0
18
3.6
50
10.0
Kiềm thổ
A.Kiến thức cơ bản và trọng tâm
Kim loại phân nhóm chính nhóm II:
− Vị trí của kim loại phân nhóm chính nhóm II trong hệ thống tuần hoàn.
Tính chất vật lí và tính chất hoá học đặc trưng của kim loại phân nhóm chính
nhóm II (tính khử mạnh). ứng dụng và điều chế kim loại phân nhóm chính
nhóm II.
− Một số hợp chất quan trọng của canxi (canxi oxit, canxi hiđroxit, canxi
cacbonat, canxi sunfat): tính chất, ứng dụng, điều chế.
Nước cứng, các loại nước cứng và tác hại của nước cứng, nguyên tắc và các
phương pháp làm mềm nước.
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kim loại kiềm thổ và hợp chất Kiến thức
Biết được:
71
- Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm
thổ.
- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O
- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại
của nước cứng; cách làm mềm nước cứng.
- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.
Hiểu được kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá
học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.
- Viết các PTHH phân tử và ion thu gọn minh họa tính chất hóa học.
- Tính thành phần % khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.
Bảng trọng số 1.8
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cấu tạo và danh
pháp
5
1.0
1
0.2
6
1.2
Tính chất vật lí 3
0.6
3
0.6
Tính chất hoá học 5
1.0
8
1.6
17
3.4
30
6.0
Điều chế và ứng
dụng
5
1.0
6
1.2
11
2.2
Tổng 18
3.6
15
3.0
17
3.4
50
10.0
Nhôm
A. Kiến thức cơ bản và trọng tâm − Vị trí của nhôm trong HTTH. Cấu tạo
nguyên tử nhôm. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học của nhôm là tính khử
mạnh: nhôm tác dụng với phi kim, với axit, oxit kim loại, với nước). ứng
dụng của nhôm. Sản xuất nhôm.
− Hợp chất của nhôm (nhôm oxit, nhôm hiđroxit, nhôm clorua, nhôm
sunfat): tính chất, ứng dụng.
72
− Một số hợp kim quan trọng của nhôm (đuyra, silumin, almelec, electron):
thành phần, tính chất và ứng dụng.
B. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Nhôm Kiến thức
Biết được: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí, trạng thái
tự nhiên, ứng dụng của nhôm.
Hiểu được:
- Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch
axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.
- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy.
Kĩ năng - Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học
và nhận biết ion nhôm
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
Hợp chất của nhôm
Kiến thức Biết được:
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối
nhôm.
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3: vừa tác dụng với axit, vừa tác
dụng với bazơ mạnh;
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.
Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa
học của nhôm, nhận biết ion nhôm
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học
của hợp chất nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng;
73
Bảng trọng số1.9
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Cấu tạo và danh pháp 3
0.6
1
0.2
4
0.8
Tính chất vật lí 2
0.4
1
0.2
3
0.6
Tính chất hoá học 6
1.2
8
1.6
17
3.4
31
6.2
Điều chế và ứng dụng 5
1.0
6
1.2
1
0.2
12
2.4
Tổng số 16
3.2
16
3.2
18
3.6
50
10.0
Sắt
A. Kiến thức cơ bản và trọng tâm
1. Sắt:
− Vị trí của sắt trong trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lí. Cấu tạo.
− Cấu tạo và Tính chất hóa học: Tác dụng với phi kim, axit, muối, nước.
2. Hợp chất của sắt:
− Hợp chất sắt (II):
+ FeO, Fe(OH)2 (tính bazơ và tính khử); Fe2+ (tính khử mạnh)
+ Điều chế và ứng dụng một số hợp chất sắt (II)
− Hợp chất sắt (III):
+ Fe2O3, Fe(OH)3 (tính bazơ); Fe3+ (tính oxihoá; phèn sắt)
+ Điều chế và ứng dụng một số hợp chất sắt (III)
3. Hợp kim sắt:
+ Phân loại, tính chất, ứng dụng của gang.
+ Sản xuất gang từ quặng sắt (nguyên liệu, các phản ứng xảy ra, sự tạo
gang)
+ Phân loại, tính chất, ứng dụng của thép.
+ Sản xuất thép (nguyên liệu, các phản ứng xảy ra và các lò luyện thép)
74
B. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
1. Sắt
Kiến thức Biết được:
- Vị trí,cấu hình lớp electron ngoài cùng của sắt, tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu
huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).
- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa
học của sắt.
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.
- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa
vào số liệu thực nghiệm.
2. Hợp chất sắt
Kiến thức Biết được:
- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
Hiểu được: + Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
+ Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các
hợp chất của sắt.
- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.
- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.
- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.
3. Hợp kim của sắt
Kiến thức Biết được:
- Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu
tạo và chuyển vận của lò cao, biện pháp kĩ thuật).
75
- Định nghĩa và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp
Mác - tanh, Be- xơ - me, Lò điện: ưu điểm và hạn chế)
- ứng dụng của gang, thép.
Kĩ năng
- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét về nguyên tắc và
quá trình sản xuất gang, thép.
- Viết các PTHH phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.
- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, bằng thép.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí được một số hợp kim của sắt.
- Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định
theo hiệu suất
Bảng trọng số 1.10
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
cấu tạo và danh pháp 5
1.0
3
0.6
8
1.6
Tính chất vật lí 2
0.4
1
0.2
3
0.6
Tính chất hoá học 5
1.0
9
1.8
15
3.0
29
5.8
Điều chế và ứng dụng 4
0.8
4
0.8
2
0.4
10
2.0
Tổng 16
3.2
17
3.4
17
3.4
50
10.0
Bảng trọng số: 1.11
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
cấu tạo và danh pháp 3
0.6
3
0.6
2
0.4
8
1.6
Tính chất vật lí 1
0.2
1
0.2
1
0.2
3
0.6
Tính chất hoá học 5
1.0
11
2.2
13
2.6
29
5.8
Điều chế và ứng dụng 2
0.4
4
0.8
4
0.8
10
2.0
Tổng 11
2.2
19
3.8
20
4.0
50
10.0
76
Bảng trọng số 1.12
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
cấu tạo và danh pháp 2
0.4
3
0.6
3
0.6
8
1.6
Tính chất vật lí
1
0.2
2
0.4
3
0.6
Tính chất hoá học 7
1.0
9
1.8
13
2.6
30
6.0
Điều chế và ứng dụng 4
0.8
3
0.6
3
0.6
10
2.0
Tổng 13
2.6
16
3.2
21
4.2
50
10.0
2.4 Biên soạn câu hỏi
Trong quá trình biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho kiến thức Hoá
học lớp 12 ban KHTN đã tham khảo các câu hỏi ở cuốn “ chuẩn bị kiến thức
thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học – cao đẳng “ của tác
giả: Nguyễn Hải Châu (chủ biên) và đồng tác giả Vũ Anh Tuấn - Nguyễn
Thanh Hưng – Đào Thị Thu Nga - Nguyễn Thanh Thuỷ. Cuốn “Câu hỏi trắc
nghiệm Hoá học trung học phổ thông” của đồng các tác giả: Đặng Thị Oanh
- Đặng Xuân Thư - Phạm Đình Hiến – Cao Văn Giang - Phạm Tuấn
Hùng - Phạm Ngọc Bằng. Nhà xuất bản giáo dục 2007
Ngoài ra tôi còn sưu tầm các câu hỏi của đồng nghiệp, câu hỏi trong các
đề thi đại học và cao đẳng trong những năm trước và trên các tạp chí Hoá học
cùng với các bài kiểm tra và câu hỏi trắc nghiệm trong những trang Web ôn
thi trực tuyến của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo như “ truongtructuyen.com.vn hay
hocmai.com.vn”. và Cuốn sách trắc nghiệm hoá học dùng trong thi đại học
của Trung Quốc theo bản dịch ra tiếng việt. Trong quá trình tham khảo các
câu hỏi trên tôi đã lấy một số câu. Khi lấy các câu hỏi làm vào bài thi thì tôi đã
chỉnh sửa câu dẫn hoặc các đáp án không hợp lí hay tôi có thể chỉnh sửa số
liệu và để nguyên câu dẫn. Hơn nữa qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy
của mình tôi đã viết ra các câu hỏi để tạo nên câu hỏi trong ngân hàng.
Quá trình biên soạn tôi đã biên soạn được 600 câu hỏi (có phụ lục đính kèm)
77
3. Quá trình chọn mẫu và việc thử nghiệm câu hỏi
3.1 Quá trình chọn mẫu:
Thực hiện Nghị quyết số 40/200/QH10 của Quốc Hội và chỉ thị số:
14/2001/CT- TTg của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới nội dung chương
trình sách giáo khoa phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
cho triển khai biên soạn bộ chương trình và sách giáo khoa thí điểm THPT.
Thực hiện quy trình biên soạn bộ chương trình và sách giáo khoa thí
điểm THPT ngày 18/8/2003 đã ra quyết định tổ chức dạy thí điểm chương
trình sách giáo khoa thí điểm THPT ở 11 tỉnh, thành phố với 48 trường.
Ngày 18/3/2004 Bộ ra quyết định mở rộng thí điểm thêm 10 tỉnh thành phố,
đưa tổng số các địa phương dạy thí điểm lên 21 tỉnh, thành với 84 trường
THPT trong cả nước. Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong 21 tỉnh, thành được nằm
trong chương trình thí điểm phân ban.Trong tỉnh Vĩnh Phúc thì Huyện Yên
Lạc được giao nhiệm vụ dạy và học theo chương trình phân ban thí điểm đó.
Trong huyện Yên Lạc có bốn trường THPT và cả bốn trường đều thực hiện
nhiệm vụ này. Chương trình thí điểm phân ban mà Bộ giáo dục đưa ra thì có
hai ban đó là ban KHTN và ban KHXH, với mỗi ban khác nhau thì lượng
các môn giữa các ban là khác nhau. Ban KHTN đi sâu vào các môn tự nhiên
như Toán, Vật lí, Hoá học và Sinh học còn ban KHXH thì đi sâu và các môn
Xã hội như Văn học, Lịch sử, Địa lí; việc dạy và học sách thí điểm phân ban
diễn ra với mỗi học sinh từ lớp 10 đến lớp 12
Trường THPT với quy mô đào tạo 30 lớp.Trong đó khối 12 có 10 lớp
trong 10 lớp khối 12 thì có 500 học sinh và trong 500 học sinh này thì có 286
học sinh học ban KHTN cò lại 214 học sinh học ban KHXH, trong số 286
học sinh học ban KHTN thì được xếp vào 6 lớp với số lượng học sinh trong
các lớp là không đồng đều và thứ tự của 6 lớp được đánh số theo thứ tự là:
78
12a1 đến 12a6 và tôi đã được nhà trường phân công dạy 2 lớp trong 6 lớp
trên đó là lớp 12a2 và 12a4 với tổng học sinh của 2 lớp này là 106 học sinh.
Trong đề tài này tất cả các câu hỏi thử nghiệm chỉ thực hiện trên 106 học
sinh của 2 lớp này.
Đặc điểm số học sinh tham gia thử nghiệm bài trắc nghiệm: Hầu hết các
học sinh học ở 2 lớp này có điểm đầu vào trường THPT là tương đối cao và
trong 2 năm học lớp 10 và lớp 11 thì ý thức học tập và kết quả học tập cũng
tương đối tốt. Đặc biệt lên lớp 12 là năm cuối cùng để các em bước vào giai
đoạn chuẩn bị cho việc ôn thi đại học nên việc học của các em vẫn có ý thức và
vươn lên nữa. Đây là một thuận lợi rất lớn cho tôi khi thực hiện triển khai đề tài
của mình tại 2 lớp này của Trường THPT Yên Lạc 2 tỉnh Vĩnh Phúc
3.2 Thử nghiệm với các câu hỏi:
Từ các câu hỏi đã viết và các câu hỏi sưu tầm được. Sau khi chỉnh sửa
Tôi đã đưa các câu hỏi tập hợp về các bài kiểm tra theo các chuyên đề mà tôi
đã phân dạng để cho học sinh làm bài.
Hình thức làm bài của học sinh là như sau: Mỗi một bài kiểm tra là có
50 câu hỏi ứng với thang điểm là 10 và thời gian làm bài của tất cả các bài
đều là 90 phút
Vì đặc trưng trong mỗi một tiết học của học sinh trong trường phổ
thông là 45 phút nên tôi đã cho học sinh làm bài trong 2 tiết liền nhau và học
sinh làm bài tất cả là vào sáng chủ nhật. Trong số 106 học sinh tôi đã chia
làm 4 phòng (2 phòng có 27 học sinh và 2 phòng có 26 học sinh), Số học
sinh trong các phòng là không chia theo lớp mà tôi gộp 106 học sinh này rồi
chia theo vần của học sinh.Khi làm bài mỗi phòng có một giám thị coi, số
giám thị này là do tôi nhờ họ và coi một cách nghiêm túc (Danh sách phòng
thi xem phần phụ lục)
Với 50 câu hỏi trong mỗi bài kiểm tra tôi đã đưa vào phần mềm đảo đề
(đó là phầm mềm Pre Test) và đảo ra làm 6 mã đề. Hình thức làm bài của
79
học sinh là giáo viên phát đề và phiếu tô đáp án. Khi phát đề cho học sinh
phát làm sao không để cho học sinh ngồi gần nhau được cùng mã đề và
thời gian làm bài của học sinh tính từ khi phát đề cho học sinh xong.
Học sinh trả lời bài bằng cách tô phần đáp án vào phiếu trả lời rồi
giáo viên thu lại phiếu trả lời đó. Cả 12 bài trắc nghiệm của đề tài với 600
câu hỏi được thử nghiệm trên các lần là giống nhau.Và như thế các câu hỏi
của đề tài đã được thử nghiệm
80
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng ngân hàng cho bộ môn Hoá Học lớp 12 ban KHTN
Từ quá trình tham khảo, sưu tầm và viết câu hỏi trắc nghiệm tôi đã xây
dựng được một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm bộ môn hoá học với tổng số
lượng là 600 câu cho toàn bộ phần hoá học trong chương trình lớp 12 ban
KHTN (Có tài liệu đính kèm)
3.2. Đánh giá câu hỏi để xây dựng ngân hàng câu hỏi [26+ 11]
Sau khi kiểm tra, kết quả làm bài của học sinh tôi đã mã hoá rồi nhập
kết quả đó vào phần mềm SPSS rồi dùng phần mềm Quest để phân tích các
câu hỏi trắc nghiệm của các bài kiểm tra để lựa chọn các câu hỏi đạt yêu cầu
lưu vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
Khi chạy kết quả trên phần mềm Quest thì chương trình Quest đã làm
cho ta các việc như sau: Chấm điểm bài trắc nghiệm theo đáp án đã cho - Độ
tin cậy của bài trắc nghiệm - Phân tích các câu trắc nghiệm, tính độ khó, độ
phân biệt Rpbis, P-Value: độ tin cậy thống kê của độ phân biệt.v.v. của các
câu lựa chọn, cả câu lựa chọn đúng lẫn các câu nhiễu của từng câu hỏi
(bảng1), cả 600 câu hỏi trong các bài kiểm tra đều được phân tích
như thế này có trong phụ lục. Cho biết sự phân bố của các câu hỏi theo độ
khó của các câu hỏi (Từ câu dễ đến câu khó) và năng lực làm bài của các HS
so với đề kiểm tra (Bảng 2). Ngoài ra phầm mềm Quest còn cho biết cả
mối tương quan giữa các câu hỏi trong đề kiểm tra (Bảng 3) cùng với
các trường hợp bất thường nếu có, từ đó xem lại quá trình học tập của HS.
Bảng 1: Thông số của các câu hỏi khi Quest phân tích
Item 1: item 1 Infit MNSQ = .93
Disc = .70
Categories 0 1 2 3* 4 9 missing
Count 0 17 5 70 14 0 0
Percent (%) .0 16.0 4.7 66.0 13.2 .0
Pt-Biserial NA -.44 -.28 .70 -.32 NA
p-value NA .000 .002 .000 .000 NA
Mean Ability NA -1.22 -1.73 2.23 -.84 NA NA
81
Trong đó: Item: Câu hỏi số; Infit MNSQ: sự phù hợp của mô hình
Rasch; Disc: Độ phân biệt của câu hỏi so với bài kiểm tra; Categories: Câu
chọn; câu nào có dấu (*) là câu đúng, còn lại là câu nhiễu; Count: Số HS
chọn câu tương ứng. Percent (%): Phần trăm số HS chọn câu trả lời tương
ứng; Pt-biserial = Rpbis: Độ phân biệt câu trắc nghiệm, P-Value: Độ tin cậy
thống kê của độ phân biệt; Mean Ability:Trung bình khả năng Missing: Số
HS không tìm được câu chọn hoặc bỏ trống câu đó.
Dựa vào bảng phân tích này ta có cơ sở khoa học để lựa chọn các câu
hỏi trắc nghiệm có độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy đạt yêu cầu để lưu
vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, (Toàn bộ phần phân tích thống kê
theo Quest của các câu hỏi trong các bài kiểm tra dùng làm ngân hàng
câu hỏi có trong phụ lục)
Để chọn câu hỏi trắc nghiệm dùng trong ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan ta nên chọn các câu có độ khó 0,3 < p < 0.8 và các
câu có độ phân biệt 0,25< D <0.8 và các câu nhiễu có Rpbis âm là tốt nhất
chứ không nên chọn các câu khó quá.
Dưới đây là sự phân bố của các câu hỏi trong bài kiểm tra và năng
lực làm bài của các học sinh cùng với mối tương quan của các câu hỏi
trong các bài kiểm tra của hai bài kiểm tra học kì I và học kì II còn các
bài kiểm tra còn lại thì tôi để ở phần phụ lục
Bảng 2: kết quả tính toán thông số sau khi chạy Quest của bài kiểm
tra học kì I
Score = 1 42312413241243143124213241243134223124423134231432
==========================================================================================
HK1 Thuy
------------------------------------------------------------------------------------------
Item Estimates (Thresholds)
3/ 8/ 8 9:36
all on hk (N = 106 L = 50 Probability Level=.50)
------------------------------------------------------------------------------------------
Summary of item Estimates
=========================
Mean .00
SD 1.45
SD (adjusted) 1.42
Reliability of estimate .95
Fit Statistics
===============
82
Infit Mean Square Outfit Mean Square
Mean 1.00 Mean .99
SD .04 SD .10
Infit t Outfit t
Mean .04 Mean .07
SD .82 SD .43
1 items with zero scores
0 items with perfect scores
==========================================================================================
HK1 Thuy
------------------------------------------------------------------------------------------
Case Estimates
3/ 8/ 8 9:36
all on hk (N = 106 L = 50 Probability Level=.50)
------------------------------------------------------------------------------------------
Summary of case Estimates
=========================
Mean -1.23
SD .28
SD (adjusted) .00
Reliability of estimate .00
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square Outfit Mean Square
Mean 1.00 Mean .99
SD .28 SD .46
Infit t Outfit t
Mean -.07 Mean .00
SD 1.43 SD .98
0 cases with zero scores
0 cases with perfect scores
==========================================================================================
Đối với các số liệu thu được ở trên ta có thể thấy rằng dữ liệu của bài
kiểm tra có 50 câu hỏi trắc nghiệm này là có chỉ số sau
Score: Đáp án của các câu hỏi trắc nghiệm, Item Estimates: Ước lượng
câu hỏi, Summary of item estimates: Tóm lược những ước lượng của câu
hỏi, Mean: trung bình, SD: Độ lệch chuẩn, SD(adjusted): Độ lệch chuẩn
được điều chỉnh, Reliability of estimare: Độ tin cậy của những ước lượng, fit
Statistics: Thống kê sự phù hợp, Infit mean Square: Sự phù hợp đầu vào của
giá trị trung bình bài kiểm tra, Outfit mean Square: Sự phù hợp đầu ra giá trị
trung bình của bài kiểm tra, Case Estimates: Năng lực tính toán, Summary of
case Estimates: Tóm lược năng lực tính toán
M =.00 và SD nằm trong khoảng 1 (1.45); Outfit Mean Square nằm trong
khoảng 1 (0.99), SD 0.46. Từ các thông tin về kết quả tính toán năng lực của
học sinh (case estimate) cho thấy năng lực trung bình (-1.23) của mẫu học
83
sinh tham gia bài kiểm tra nhỏ hơn rất nhiều so với độ khó (0.00) chung của
bài kiểm tra
Bảng3: Sự phân bố của các câu hỏi theo độ khó trong bài kiểm tra
và năng lực làm bài của các học sinh trong bài kiểm tra học kì I
HK1 Thuy
------------------------------------------------------------------------------------------
Item Estimates (Thresholds)
3/ 8/ 8 9:36
all on hk (N = 106 L = 50 Probability Level=.50)
------------------------------------------------------------------------------------------
4.0 Năng lực cao | Rất khó
|
|
|
| 13
|
|
3.0 |
|
| 5
|
|
|
|
2.0 | 6 7 9 10
|
|
|
|
| 15
| 2 19 26 39
1.0 | 12 21 24
| 3 16 23 49
| 27
| 33 40
| 17 28 38 45
| 30 47
.0 |
| 31 50
| 29 43 48
X |
|
XXX | 42
XXXXXXXXXX | 46
-1.0 XXXXXXXXXXXXX | 34 44
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX |
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 37
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 35 36
XXXXXXX | 32
XXXX | 20 41
XXXX | 14
-2.0 | 18 22 25
|
|
| 4
| 11
|
|
-3.0 |
|
| 8
|
|
|
-4.0 Năng lực thấp | Rất dễ
------------------------------------------------------------------------------------------
Each X represents 1 students
==========================================================================================
84
Bảng 4: kết quả tính toán thông số sau khi chạy Quest của bài kiểm
tra học kì II
Score = 1 21341231421312142341231241234123112231243341231241
==========================================================================================
HKII Thuy
------------------------------------------------------------------------------------------
Item Estimates (Thresholds)
3/ 8/ 8 9:38
all on th (N = 106 L = 50 Probability Level=.50)
Summary of item Estimates
=========================
Mean .00
SD 1.45
SD (adjusted) 1.41
Reliability of estimate .95
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square Outfit Mean Square
Mean 1.00 Mean 1.10
SD .07 SD .24
Infit t Outfit t
Mean -.21 Mean .24
SD .87 SD .84
3 items with zero scores
0 items with perfect scores
HKII Thuy
------------------------------------------------------------------------------------------
Case Estimates
3/ 8/ 8 9:38
all on th (N = 106 L = 50 Probability Level=.50)
Summary of case Estimates
=========================
Mean -1.31
SD .43
SD (adjusted) .18
Reliability of estimate .17
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square Outfit Mean Square
Mean 1.00 Mean 1.10
SD .42 SD .79
Infit t Outfit t
Mean -.25 Mean -.09
SD 1.92 SD 1.46
0 cases with zero scores
0 cases with perfect scores
==========================================================================================
Đối với các số liệu thu được ở trên ta có thể thấy rằng dữ liệu của bài
kiểm tra có 50 câu hỏi trắc nghiệm này là có chỉ số sau M =.00 và SD nằm
trong khoảng 1 (1.45); Outfit Mean Square nằm trong khoảng 1 (1.1), SD:
0.79. Từ các thông tin về kết quả tính toán năng lực của học sinh (case
estimate) cho thấy năng lực trung bình (-1.31) của mẫu học sinh tham gia bài
kiểm tra nhỏ hơn nhiều so với độ khó (0.00) chung của bài kiểm tra kiểm
85
Bảng5: Sự phân bố của các câu hỏi trong bài kiểm tra và năng lực
làm bài của các học sinh trong bài kiểm tra học kì II
HKII Thuy
------------------------------------------------------------------------------------------
Item Estimates (Thresholds)
3/ 8/ 8 9:38
all on th (N = 106 L = 50 Probability Level=.50)
------------------------------------------------------------------------------------------
-
3.0 Năng lực cao | | Rất khó
|
| 2
|
|
| 10 13 16
|
2.0 |
|
| 7
|
| 3 6
|
| 24
| 21
1.0 | 26 33
| 1 27 44
| 15 23 28
| 17 19 30 39 46
|
| 38 40 49
| 31
| 29 42 45 47
.0 |
| 43
|
| 48 50
XXXX |
XXXXXXX | 41
XXXXXXXXXX |
-1.0 |
XXXXXXXXXXXXXXX |
XXXXXXXXXXXXXX | 36
XXXXXXXXXXXXXXXXX | 35
XXXXXXXXXXX |
XXXXXXXXXXX | 32 34
| 20 22
XXXXX | 14 37
-2.0 XXXXX |
| 18
XXXX | 25
XX |
| 11
X |
| 8
|
-3.0 | Sự phân bố của các câu hỏi theo độ khó
|
| 4
|
|
|
|
|
-4.0 Năng lực thấp | Rất dễ
------------------------------------------------------------------------------------------
Each X represents 1 students
==========================================================================================
86
Từ hai sơ đồ của hai bài kiểm tra học kì này cho ta thấy bài kiểm tra
này có khả năng đo được hết năng lực của học sinh (Năng lực tham gia làm
bài kiểm tra của học sinh không cao) và từ đó có nhận xét chung cho hai đề
kiểm tra như sau
Đề bài khó so với số học sinh tham gia làm bài kiểm tra và có những
câu quá khó. Đề còn ít những câu hỏi dễ cần phải bổ sung câu hỏi dễ và câu
hỏi có độ khó trung bình và loại bớt câu hỏi khó. Số học sinh làm bài kiểm
tra có năng lực thấp hơn nhiều so với năng lực cần đo.
Tuy nhiên do đặc thù là môn thi đại học của cả hai khối A và B vì thế
mặt nào đó đề bài khó cũng là để cho học sinh có cơ hội tập dượt với các
câu hỏi thi đại học và luyện kĩ năng tính toán với các câu hỏi khó. Mặt khác
với đề kiểm tra này khi học sinh làm bài sau chấm điểm không nhất thiết
phải lấy điểm thực của học sinh để làm tổng kết mà có thể cộng cho học sinh
làm sao cho học sinh có điểm cao nhất vẫn có thể được điểm 10 và cộng cho
các học sinh khác cũng tương tự như vậy.
87
Bảng 6:Mối tương quan giữa các câu trắc nghiệm trong bài kiểm tra học kì I
88
Bảng7:Mối tương quan giữa các câu trắc nghiệm trong bài kiểm tra học kì II
89
Trong biểu đồ Item fit, mỗi câu trắc nghiệm biểu thị bằng (*) có 50
câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bài kiểm tra đều nằm phía trong của hai đường
chấm thẳng có giá trị trung bình bình phương độ phù hợp (infit mean square)
viết tắt là infit MNSQ là (1 – 0,3) và (1+ 0,3) là phù hợp với mô hình Rasch.
Nếu có câu hỏi trắc nghiệm nào nằm ngoài hai đường chấm trên thì không
phù hợp với mô hình Rasch khi đó phải đọc và sửa lại câu hỏi
Nhưng cũng có thể có câu hỏi không phù hợp với mô hình Rasch mà
vẫn có thể lấy vào làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan được. Nếu độ khó và
độ phân biệt lí tưởng vì các câu hỏi này là những mảng kiến thức dùng để
kiểm tra cho phần kiến thức trong chương đó, nên nếu như ta bỏ câu hỏi đó
ra khỏi ngân hàng thì lượng kiến thức đó không còn để kiểm tra vì thế ta vẫn
có thể lấy câu hỏi đó vào ngân hàng.
Với biểu đồ của 50 câu hỏi trắc nghiệm trong hai bài kiểm tra học kì I
và học kì II này đều phù hợp với mô hình Rasch
Tương tự với các bài kiểm tra trong các chương còn lại. Khi sử lí kết
quả trên phần mềm chuyên dụng QUEST thu được kết quả (Xem tài liệu
đính kèm)
Sau khi sử lí xong các câu hỏi trong các bài kiểm tra dựa vào độ khó
và độ phân biệt của các câu hỏi để lấy các câu hỏi lưu vào ngân hàng.Và số
câu hỏi thu được vào ngân hàng gồm có 365 câu (Xem phụ lục đính kèm).
Từ ngân hàng câu hỏi xây dựng được ở trên ngân hàng đã có một vai
trò quan trọng trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (Điều 29,
mục II - Luật GD – 2005).Trong luật Giáo dục đã khẳng định:“Chương trình
giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ
năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục
đối với mỗi môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”.
90
Không những thế mà ngân hàng câu hỏi này còn góp phần vào xây
dựng chuẩn kiến thức (đó là chuẩn về đầy đủ nội dung và đúng sai rõ ràng)
Ngoài ra ngân hàng còn dùng để kiểm tra đánh giá tiếp thu môn học
trong các bài kiểm tra bộ môn mà Bộ giáo dục quy định để mang lại tính
khách quan, chính xác, đúng sai rõ ràng và là tài liệu không thể thiếu để làm
quen trong các cuộc thi tốt nghiệp THPT và các kì thi tuyển sinh đại học
diễn ra hàng năm mà hiện nay Bộ giáo dục đang thực hiện việc đổi mới trong
thi tuyển.
Hơn thế nữa ngân hàng câu hỏi này còn góp phần xoá được những bất
cập trong đo lường và đánh giá ở bậc trung học phổ thông hiện nay cụ thể là
tạo cho giáo viên được bộ công cụ đánh giá hoàn toàn khác với trước kia mà
giáo viên vẫn hay sử dụng là bộ công cụ đánh giá bằng đề tự luận.
91
C. KẾT LUẬN
Qua việc thực hiện xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ dùng để kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh luận văn thực hiện được một số
công việc sau đây:
- Xây dựng được cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá bao gồm: Cơ sở lí
luận của việc kiểm tra đánh giá, công cụ đo lường thành quả học tập, cách thiết
kế một bài kiểm tra TNKQ và ngân hàng câu hỏi TNKQ trong đánh giá thành
quả học tập và đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
- Đã phân tích toàn bộ chương trình môn hoá học lớp 12 ban KHTN từ
đó đã xác định ra được kiến thức cơ bản, trọng tâm và chuẩn kiến thức kĩ năng
của mỗi bài hay trong mỗi chương để rồi xây dựng nên bảng trọng số cho các
bài kiểm tra dự định của mỗi bài mỗi chương đó. Từ bảng trọng số đó để đi xây
dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn hoá học lớp 12 ban KHTN.
- Kết quả xây dựng luận văn đã biên soạn và sưu tầm được 600 câu
hỏi trắc nghiệm cho 6 chương của chương trình hoá học lớp 12 ban kHTN và
đã xây dựng được 12 đề kiểm tra cho 6 chương đó (Trong đó có 10 đề kiểm
tra theo chương và theo chuyên đề và 2 đề kiểm tra kọc kì). Mỗi đề kiểm tra
50 câu hỏi thời gian làm bài của mỗi đề là 90 phút.
- Đã sử dụng phần mềm chuyên dụng Quest để đánh giá 600 câu hỏi
biên soạn và sưu tầm được bằng cách. Nhập số liệu thu được từ các đề kiểm
tra vào phần mềm SPSS sau đó chuyển kết quả nhập đó sang phần mềm
chuyên dụng Quest rồi chạy chương trình trên phần mềm Quest, phần mềm
này phân tích câu hỏi từ kết quả làm bài của học sinh cho ra được các thông
số ở mỗi câu hỏi trong các đề kiểm tra như độ khó, độ phân biệt và các
phương án nhiễu có phù hợp với câu hỏi đó hay không và các câu hỏi trong đề
kiểm tra đó có mối tương quan với nhau hay không. Từ kết quả đó đã loại ra
được các câu hỏi có độ khó, độ phân biệt không đạt yêu cầu như mong muốn
ra khỏi đề kiểm tra và lấy các câu hỏi có độ khó, độ phân biệt đạt yêu cầu vào
92
làm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Sau khi loại xong các câu hỏi đã thu được
ngân hàng gồm 365 câu đạt tiêu chuẩn đánh giá theo mô hình Rasch.
Khuyến nghị:
Qua việc xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra đánh
giá môn hoá học lớp 12 ban KHTN ở trường THPT Yên Lạc 2 tôi có một số
khuyến nghị sau:
- Để có được sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh một cách công bằng và khách quan hơn thì cần phải xây dựng ngân
hàng câu hỏi TNKQ để thực hiện việc đổi mới này.
- Ngân hàng câu hỏi TNKQ không chỉ để đổi mới kiểm tra đánh giá
mà nó còn là công cụ hữu ích tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương
pháp dạy và học sinh có thể đổi mới phương pháp học tập hơn nữa ngân
hàng câu hỏi TNKQ còn tạo cho các nhà quản lí biết được khả năng giảng
dạy của người thầy và khả năng nhận thức của người học xem lượng kiến
thức đã truyền thụ và lượng kiến thức đã tiếp thu được đến đâu để nắm được
chất lượng giảng dạy của giáo viên và khả năng học tập của học sinh để từ
đó mới có thể quản lí chất lượng một cách tốt nhất.
- Để có kết quả học tập theo một chuẩn chung của bộ giáo dục và đào tạo
thì việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải sử dụng ngân
hàng câu hỏi TNKQ làm chuẩn cho lượng kiến thức và mục tiêu đặt ra vì thế.
Cần chia sẻ ngân hàng câu hỏi TNKQ giữa các giáo viên cùng chuyên
môn trong một trường trong một sở và trên toàn quốc để số lượng câu hỏi
trong ngân hàng ngày càng nhiều hơn và phong phú hơn.
- Chuẩn hoá kiến thức môn học giữa các thầy cô giáo trong các
trường,các vùng miền để việc dạy trở nên hoàn thiện hơn và học sinh cùng
có lượng kiến thức chuẩn tương đương nhau.
- Khi đã có được ngân hàng câu hỏi TNKQ rồi thì cần bổ sung liên
tục các trắc nghiệm mới và loại bỏ những các câu hỏi kém ra khỏi ngân hàng
để ngân hàng ngày được hoàn thiện hơn
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quang An (1997) Trắc nghiệm khách quan và Tuyển sinh Đại học, Hà
Nội – Tp. HCM.
2. Nguyễn Kim Dung: Viết câu hỏi thi (Tài liệu dịch)
3. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên) – Vũ Anh Tuấn- Nguyễn Thanh Hưng –
Đào Thị Thu Nga- Nguyễn Thanh Thuỷ (2005): Chuẩn bị kiến thức thi
tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học – cao đẳng
4. Trần Khánh Đức: Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng
Khoa sư phạm ĐHQG Hà Nội
5. Nguyễn Phụng Hoàng và Võ Ngọc Lan:(1996) Phương pháp trắc
nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập. NXBGD.
6. Phan Trọng Ngọ (2005): Dạy - Học và phương pháp dạy học trong nhà
trường NXB ĐHSP.
7. Lê Đức Ngọc (2000), Bài giảng Đo lường đánh giá trong giáo dục. Trung
tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục.
8. Dương Thiệu Tống (1995): Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập
(Tập 1). Trường ĐHTH Tp.HCM xuất bản.
9. Dương thiệu Tống (1998): Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập
(Tập 2: Trắc nghiệm tiêu chí). Trường ĐHTH tp.HCM xuất bản.
10. Dương Thiệu Tống (12- 2005):Trắc Nghiệm & Đo Lường Thành Quả
Học Tập (Phương Pháp Thực Hành): Nxb Khoa học xã hội 12-2005
11. Phạm Xuân Thanh (2006): Tập bài giảng lý thuyết đánh giá
12. Lâm Quang Thiệp: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
13. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) (2006): Sách giáo khoa và sách giáo viên
lớp 12 NXB giáo dục.
14. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên). Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên)
(2006) Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Viên nghiên cứu sư phạm
94
15. Nguyễn Xuân Trường (2005) Phương pháp dạy học hoá học ở trường
phổ thông. NXB GD
16. Nguyễn Xuân Trường (2005) Phương pháp trắc nghiệm hoá hoá học ở
trường phổ thông. NXB GD
17. Từ điển tiếng việt (1999) NXb Văn Hoá
18. Quentin Stodola & Kalmer Stordahl (Sánh dịch 1996): Trắc nghiệm và
Đo lường cơ bản trong giáo dục.
19. Cơ sở của Kỹ thuật trắc nghiệm (Trích các bài giảng của P. Griffin - Vụ
Đại học, 1994)
Tiếng Anh
20. David Andrich (1998)- Rasch models for mesuremen- SAGE
Publication.
21. Raymond J. Adams, Siek-Toon Khoo (1993)- QUEST - The Interactive
Test Analysis System - ACER, Austalia
22. Ronald K. Hambleton, H. Swaminathan, H. Jane Rogers (1991) -
Fundamentals of Item Response Theory- SAGE Publicatios.
23. Thorndike, E.L.(1994) Introdution to the Theory of Mental and Social
Measurements. New York: Teacher College, Columbia University.
24. Blaine R. Worthen, Walter R. Borg, Karl R. White.(1993) Measurement
and Evaluation in the Schools. Longman.
25. Benjamin D. Wright, Mark H. Stone - Best Test Design (1979)- SMESA
PRESSA, Chicago.
26. Margaret L. Wu, Raymond J. Adams, Mark R. Wilson (1998) - ACER
CONQUEST- Generalised Item Response Modelling Software - ACER Press.
Tiếng Trung
27. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học (Sách dịch)
95
Lêi c¶m ¬n
B»ng tÊm lßng tr©n träng vμ biÕt ¬n s©u s¾c cña m×nh t«i xin c¶m ¬n
PGS-TS. Lª §øc Ngäc ®· gióp ®ì tËn t×nh vμ chu ®¸o trong suèt qu¸ tr×nh
nghiªn cøu vμ hoμn thμnh luËn v¨n nμy.
T«i xin ch©n thμnh c¶m ¬n c¸c ThÇy C« gi¸o trong chuyªn ngμnh ®o
l−êng vμ ®¸nh gi¸ thuéc trung t©m ®¶m b¶o chÊt l−îng ®μo t¹o vμ nghiªn
cøu ph¸t triÓn gi¸o dôc – Tr−êng §HQG Hμ Néi ®· tËn t×nh gióp ®ì, ®éng
viªn vμ t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i hoμn thμnh tèt luËn v¨n.
T«i xin ch©n thμnh c¶m ¬n ®èi víi Ban gi¸m hiÖu, c¸c Phßng,Ban -
Tr−êng §¹i häc Quèc Gia Hμ Néi vμ Ban gi¸m hiÖu Tr−êng THPT Yªn L¹c 2,
c¸c b¹n ®ång nghiÖp, ng−êi th©n, b¹n bÌ ®· lu«n cæ vò ®éng viªn, gióp ®ì
t«i trong suèt thêi gian thùc hiÖn luËn v¨n nμy.
Hμ Néi, th¸ng 12 n¨m 2008
Häc viªn
Ph¹m Hång Thuû
96
C¸C CH÷ VIÕT T¾T TRONG LUËN V¡N
HS : Học sinh
KHTN : Khoa học tự nhiên
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
TNTL : Trắc nghiệm tự luận
THPT : Trung học phổ thông
97
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tn_pham_hong_thuy_4659.pdf