Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người việt ở đồng bằng sông cửu long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm

Theo tính toán của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì bình quân 1 ha lúa luân canh ba vụ, người nông dân chỉ đạt lợi nhuận tối đa 15 triệu đồng/ha/ năm trong khi nếu chuyển sang mô hình lúa tôm thu nhập có thể tăng lên đến 50 triệu đồng/ha/ năm [156]. Ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, vào thời điểm năm 1998, thu nhập từ lúa 1 vụ không vượt quá 400.000đ/ha/ năm [68, tr.3). Khi nhu cầu thị trường về tôm cao, đặc biệt trong những năm đầu chuyển dịch, lợi nhuận từ nuôi tôm cao hơn trồng lúa (xin xem thêm trong Bảng 2.2).

pdf317 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người việt ở đồng bằng sông cửu long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị nhà ở đây mà đất ở ngoài xa vậy chị? Đáp : Ở tuốt ngoài đó. Cách cả mấy cây số. Hỏi : Sao xa vậy chị? Đất này được chia hay sao? Đáp : Ờ, thì ruộng của mấy ổng hồi đó mình làm mình đong lúa cho họ sau đóng thuế nhà nước. Người cày có ruộng, người ta cho mình, mình đóng thuế. Sau giải phóng mình đóng cho nhà nước. Mấy năm nay, thấy dân khổ quá rồi cho luôn không có đóng thuế nữa. Hỏi : Chị là hộ nghèo nhà nước cho gì hả chị? Đáp : Nói ngay cũng không cho gì, cho cái bảo hiểm. Tết hai người cho 400 ngàn. Đợt trước cho chục ký gạo 10 gói mì. Đợt vừa rồi thì cho gạo mì. Năm nay công ty cho nhà nước viết giấy kêu mình ra lãnh. Mình bệnh thì ra bệnh viện không có tốn tiền. Hỏi : Ở đây dân có nhu cầu cần nhất là gì hả chị? 280 Đáp : Làm cho nền nhà cao lên. Nếu được thì đắp bờ cho nước khỏi ngập. Nước cao quá mình chặn được chứ nó vô hư hết, nước vô vuông tôm bể bờ hết. Tôm ra ngoài hết. Hỏi : Ở đây có ai bị bể bờ không ạ? Đáp : Có, bể bờ la làng lên hàng xóm chạy tới tiếp đắp đất lại. Có khi ra quá trời. Có người gần tháo tôm rồi mà nó bể đâu có hay. Đâu có chận lại được. Nó chảy hết. Còn bao nhiêu được bấy nhiêu. Hỏi : Trước giờ có đắp đập không chị? Đáp : Không, đắp ở đây không được, bể hết. Không có cách nào hết, nước quá nhiều mà. Dân ở đây đi mần mướn không, đi làm hồ, đi may, bấp bênh lắm, làm ngày nào ăn ngày đó. Hỏi : Năm nay chị nuôi được không chị? Đáp : Lỗ quá trời, lỗ hết 6 triệu. Hỏi : Chị nuôi lỗ 6 triệu tiền thức hả chị? Đáp : Lỗ 6 triệu tiền thức bao. Chị tính coi 1 bao 500 mấy mà mười mấy bao. Hỏi : Sao chị không mua thức ăn xay mà lại mua thức ăn bao? Đáp : Chị biết hông? Nó một tháng rồi cũng tính hơn tháng là xay, năm nào cũng vậy. Tự nhiên lên trển rồi nó phát nó bắt nằm viện. Mần giấy mần tờ rồi, quay về nhà một tuần rồi lên trển nằm lại Hỏi : Lúc chị đi mổ chị kéo bao nhiêu bao? Đáp : 10 bao thức. Kéo dồn dồn để mượn cho ăn. Có thiếu thì kêu cháu ra chở thêm. Hồi đi mổ là tôm đúng hai tháng Hỏi : Lúc đó tiền thức là bao nhiêu rồi chị? Đáp : Lúc đó là 5 triệu mấy rồi. Một chục bao, mỗi bao năm trăm mấy. Hỏi : 5 triệu mấy chị mua thiếu không đó hả? Đáp : Kiểu mua quen từ trước tới giờ. Mình mua thiếu tới mùa mình trả hết, mình đâu có thiếu đâu, người ta bán chịu. Chị thiếu mà chị không trả thì người ta không bán chứ chị thiếu mà chị trả thì người ta bán hà. Chị em mua bán cả chục năm nay. Chị em thương lắm. Đám tiệc gì bả cũng mời ra hết mà hổng có lấy tiền. Bả la dữ lắm bả nói chị ra thôi chứ hổng có lấy tiền. Đám cưới về bả cho hai dì cháu mỗi người một bộ đồ. Bịnh tới giờ chưa may nữa. Lâu lâu bả cho đồ cho kia. Chỉ hay cho áo quần, lâu lâu chỉ hay cho này cho kia. Năm ngoái đường công ty cho bả, tui đi chợ, bả cho năm sáu bịch, bịch 3-4 gram vầy nè. 281 Đám gì nhà bả, bả cũng kêu ra, đám cưới, đám hỏi, đám thôi nôi. Tội nghiệp bả lắm. Biết mổ vầy không có nuôi tôm. Hỏi: Bây giờ nợ thì sao hả chị? Đáp: Nợ thì mình nói người ta, mai mốt có mình trả lần lần chứ sao bây giờ. Tui nói tui lỡ bịnh chứ trước giờ tui đâu có thiếu chị, chị cho tui thiếu. Mai mốt mấy đứa cháu nuôi có khá cho mượn chút đỉnh, thiếu mình đi mần có trả. Hỏi: Chị có 40 sào ạ vậy cháu chị đào cho chị hả? Đáp : Đào giùm không chứ đâu có đồng bạc nào đâu mà mướn. Hỏi : Ai hướng dẫn chị đào ao? Đáp : Thằng cháu, với lại mình coi người ta đó, mình làm theo. Kinh mới năm đầu đào không nổi thì đào kinh ba thước, năm sau khỏe mình đào thêm. Hỏi : Khỏe là sao hả chị? Đáp : Năm đầu mệt đào không nổi, năm sau đào tiếp. Hỏi : Chị còn cấy lúa không ạ? Đáp: Có để cù lao, cấy lúa, năm nào cũng sạ không có bỏ trống. Tới mùa có ai sạ thì chuột không có phá, năm rồi chuột phá quá được có 4-5 giạ. Nếu bỏ thì không có tiền mua gạo. Kệ ráng mần bậy. Nhà mình có công nữa. Anh rể cho giống, sạ không có mua. Ảnh sạ trên đồng còn dư ảnh cho. Hỏi: Năm nào ảnh cũng cho hả chị? Đáp: Năm nào sạ ảnh cũng cho. Mình xin ổng, mình sạ bỏ uổng. Mần đâu có ở không, có bịnh cũng ra ruộng tối ngày làm cỏ, đốn lá đem về chụm. Lâu lâu mượn xuồng đi đốn củi chụm, chứ đâu có tiền, đốn lá đốn củi chụm bậy bạ. Hỏi: Trước khi thả tôm chị có bón phân vôi theo kỹ thuật được hướng dẫn không? Đáp: Ai rải cũng vậy. Mình rải hết ráo đó. Năm nay rải quá trời. Hỏi: Sao năm nay rải nhiều vậy chị? Đáp: Năm nay nước không có trong nên phải rải nhiều. Ở đây cũng tùy ai muốn rải ít nhiều thì rải. Mình chịu không nổi thì mình rải. Năm ba bữa mình rải, mình sợ mình phải rải, sợ mưa, rồi mình bơm nước vô nó phèn này kia thì mình rải. Hỏi: Chị rải vậy không sợ tốn tiền ạ? Đáp: Nuôi người ta làm mình làm theo. Nếu không làm rồi mình chết làm sao. Nuôi tôm mới nuôi còn đỡ. Nuôi chừng một tháng trở lên là rầu chết luôn. Hồi đó tui đâu có yếu dữ 282 vậy. Nuôi tôm riết tui yếu thấy sợ, lớp sợ đó chị. Ngủ nửa đêm nghe tôm nổi là hết đói luôn, không có ăn gì nổi, sợ riết vậy đó. Hỏi: Chị có xài thuốc bổ và men không? Đáp: Không có cho thuốc gì hết Hỏi: Tại sao vậy chị? Đáp: Kiểu như ăn thuốc, thấy người ta, mình hên mình cho thuốc nó hết chứ ông kế bên lúc tôm bịnh cho thuốc nó cũng chết nữa. Hỏi: Nhưng thuốc bổ chị có xài không? Đáp: Hồi mới nuôi có dùng mấy năm. Sau thấy gì đâu người ta không thuốc bổ, mình chết người ta cũng chết. Thuốc bổ nữa thì còn chết tiền nữa. Hỏi: Chị có xài men không? Đáp: Không xài cái đó phải xài hoài, tiền chịu sao nổi. Thôi, mình xài vôi hoài, nó nhẹ tiền chứ không như cái kia. Năm nay vôi cũng tăng. Năm nay nó tăng 12.000 đ một bao. Lên thấy sợ. Đâu có dám. Họ có tiền họ xài men, xài dữ lắm. Hỏi: 40 sào chị thả bao nhiêu con? Đáp: 50 ngàn con. Bắt tôm kiểm dịch, 30 đ con. Năm nào cùng bắt ông Ba Sòng. Ổng không có bán thiếu. Bắt hồi đó giờ do quen, đầu con không nhiều nhưng có lớn. Năm nào gần tới bắt tôm ổng cũng hỏi thăm, nên thấy vậy bắt, quen rồi nên bắt. Có tôm bốn mươi mấy đồng một con, nhưng không quen thả chỗ đó, bắt cũng cả chục năm nay rồi. Cũng có bắt của 5 Lô tôm sạch nhưng ko có đầu con nên cũng bỏ. Hỏi: Tôm mắc hơn có chất lượng hơn không chị? Đáp: Cũng ko tốt hơn, hên xui hà. Ông hàng xóm có 4 vuông, bắt toàn tôm An Tài mà chết thì cũng chết hết. Tôm về đây là phải được kiểm dịch hết. Mình không bắt nhiều nên lên đây mua cho rồi. Một năm bắt có 1 triệu mấy tiền tôm, tiền vôi nữa là 2 triệu, bốn bao thuốc cá là 320 ngàn. Thuốc ít cá không chết, nó ăn tôm hết trơn. Hỏi: Chị có thuê người sên vét hàng năm không? Đáp: Sên vét đắp bờ làm nhà không à. Làm nhà không chứ mướn có tiền đâu mà trả. Ba bốn năm giờ sáng làm đến chín mười giờ sáng. Bờ lo đắp trước từ tháng 9 tháng 10, đắp lần lần. Tới tháng gần nuôi thì đắp tiếp. Cuộc sống ở đây khổ lắm. Nước ở đây ngập mênh mông. Hỏi: Chị có thả theo đúng lịch của khuyến nông không ạ? Đáp: Cũng thả theo người ta hà. 283 Hỏi: Chị có bơm nước không? Đáp: Mượn thằng cháu đó, sáng nhờ nó quay máy bơm, nhờ nó mãn mùa luôn. Hôm nào nó bận thì nhờ thằng cháu trên kia. Hỏi: Năm chị trúng tôm nhất là được bao nhiêu? Đáp: Hổng có năm nào từ hồi nuôi tới giờ. Hỏi: Năm lời cao nhất được bao nhiêu chị? Đáp: Hai ba năm đầu. Có năm được 10 triệu nhưng mấy năm đó phải chia vì hùn Hỏi: Chị hùn với ai? Đáp: Hùn với ông anh rể vì sợ không dám nuôi Hỏi: Sao lại sợ hả chị? Đáp: sợ họ đi kéo. Mới năm đầu đào không nổi, kêu anh rể xuống đào phụ. Đào hai anh em nuôi. Lúc đầu không có ảnh mình cũng không dám nuôi. Mà họ đào hết ráo rồi. Giờ đào cũng phải bỏ mấy triệu bạc, không có làm gì tiền đâu mà có mấy triệu mà bỏ ra đào nên mới rủ ảnh. Ảnh ở trên đồng đó, rủ ảnh nuôi tiền lời chia đôi, nuôi 3-4 năm ảnh không nuôi nữa, chỉ bị bệnh. Rủ ảnh về nuôi. Nuôi tôm mấy năm đó bán không bao nhiêu tiền, đi bán phải ngồi sắp hàng, ai cũng mấy trăm ký. Hồi đó bán có bốn năm chục bằng tôm bây giờ cả trăm ngàn. Nuôi một năm chia anh em mỗi người có mấy triệu. Vợ ảnh bịnh nên ảnh nghỉ. Hỏi: Vậy ảnh có hùn tiền không chị? Đáp: Hổng có hùn tiền. Hùn là hùn công sức đào, kêu thêm mấy đứa cháu phụ, tiền bắt tôm hỏi mượn bà con, hai anh em hỏi chung. Ruốc thì kéo chịu. Hết mùa bán tôm trả. Hỏi: Ảnh không có tiền hả chị? Đáp: Ừ. Tiền tôm hỏi vài triệu, thức ăn mua chịu không. Lỗ thì thôi, đủ vốn thì trả hết, thì không chia. Mấy năm nuôi đó còn phải đi kéo lưới kiếm thức ăn cho tôm. Nếu ruốc hai chục ký thì mình chỉ mua chục ký thôi. Kéo vậy mà nuôi cũng không có lời. Hỏi: Chị có thả tôm đón giá không? Đáp: Có. Nước vừa mặn tôm đem về là mình thả, mình thả sớm hên thì có giá. Khi thả rộ, tôm ùn ùn giá nó rẻ. Họ thả thì bắt chước thả theo, chứ họ không thả thì mình cũng đâu dám. Nhiều người cũng thủng thỉnh thả. Có người thả sau mình cả tháng mấy. Ai thích thả sớm thì thả. Họ thả sau vì họ tính họ nuôi có một vụ. Mình thả sớm được có gì còn thả thêm, nuôi thêm vụ nữa. Hỏi: Tôm bị bệnh mình có sát trùng vuông không chị? 284 Đáp: Có chứ. Hỏi: Chị làm sao hả chị? Đáp: Có rải vôi thôi, xả ra sông thôi. Khi người ta chết trắng thì mới rải thuốc. Khi tôm mới chết là mình lo tháo rồi đâu để chết trắng. Hỏi: Chị cũng được bà con giúp đỡ nhiều hả chị? Đáp: Họ thấy họ thương mình, mình đàng hoàng. Chứ mình trời đất ai cho. Mình mạnh mình đi mần mướn, đi lên đồng cấy. Đi theo cháu, rồi làm cỏ vòng vòng chứ đâu có ở nhà. Ở nhà lấy gì mà ăn. Hỏi: Sao chị không đào hết ruộng để nuôi tôm? Đáp: Năm nào cũng cấy. Thôi, đào để làm gì, để ruộng cấy để ăn, đào hết rủi nuôi tôm chết hết chứ lấy gì mà ăn, để vậy chứ không dám đào cù lao bỏ hết. Hỏi: Chị sống chủ yếu bằng nghề gì? Đáp: Nuôi tôm chứ có làm gì đâu. Nuôi tôm rồi mấy năm trước xe nhang ngày được mấy chục ngàn. Năm nay thằng xe nhang nó ế nó không có bỏ nữa. Giờ lãnh xếp giấy ngày được mấy ngàn. Hỏi: Vậy vốn nuôi tôm ở đâu chị có? Đáp: Vay của phụ nữ đó. Vay 5 triệu. Tiền đó không đến đỗi. Cũng như mình vay nuôi tôm nếu không trả cuối năm trả vốn, lãi trả mỗi tháng, mần xếp giấy tích lại trả lãi. Hỏi: Nếu nuôi tôm không lời thì lấy đây mà trả? Đáp: Không có nếu nuôi không lời thì để lại. Cũng như, giờ tháng 11-tháng chạp nó cho mình mượn, năm sau tháng chạp mình mượn xóm chòm ai có tiền chị mượn rồi chị vay lại được mình trả lại cho người ta. Một tháng trả 32 ngàn tiền lời. Cuối năm người ta cho vay mình trả lại người ta. Hỏi: Chị vay xóm chòm là vay ai ạ? Đáp: Xóm chòm chứ không có bà con gì hết. Cũng như mấy chị thương cho mượn đỡ, người cho mượn vài triệu rồi mình vay mình trả. Khi đi mổ, thiếu tiền mượn hàng xóm, may là không tốn tiền nhiều. Đi mổ rồi vô xã làm đơn làm đồ xin trợ cấp. Vất vả lắm. Hỏi: Chị có ai vay nữa không? Đáp : Mượn bà con chứ đâu có dám vay nữa. Bằng khoán ông già đứng tên, ổng chết chưa có làm giấy tờ được. Họ đâu có cho mình vay. Có bà cô trúng đất cho mượn 5 triệu chừng nào có trả. Hỏi: Chị mượn hồi nào? 285 Đáp: 3-4 năm nay trả chưa được. Mấy năm trước nuôi lỗ không chứ đâu có lời, lấy đâu mà trả. Mình để đó chừng nào có mình trả sau. Các tiền mượn này bỏ vào nuôi tôm. Mình bỏ tôm cũng không được. Vì người ta nuôi kế bên, mình không nuôi ứ nước. Hỏi: Sao chị không cho thuê đất? Đáp: Thôi chị ơi, cho người ta nuôi người ta đào bỏ cù lao hư hết đất mình. Kể như ruộng nhà mình mình làm, có gì nhờ con cháu. Ý là không mướn, chứ mướn còn mắc nợ dữ lắm. Ở nhà lúc mạnh đâu có ở không. Mười bữa nửa tháng không có ra chợ. Đi bắt cá đồ ăn. Ngày xếp giấy có vài ngàn. Từ hôm mổ đến giờ ngồi không nổi. Nằm riết nhức đầu luôn. Hỏi: Chị cấy đủ ăn không? Đáp: Cấy lúa không hư hao thì cũng đủ ăn. Cấy hư hao không. Tiền mua gạo là từ xếp giấy. Lâu lâu xã cũng cho chục, hai chục ký vậy đó. Sợ là sợ cái bịnh đau và đám tiệc chứ. Giờ mình ăn cũng không có nhiều. Hỏi: Tiền chị đi mổ chị mượn ai? Đáp: Mượn mấy chị em bà con. Ý là chị hai với nhỏ cháu dâu toàn xin cơm từ thiện chứ đâu có tiền mua. Bác sĩ kêu ăn đại cho lại sức. Tiền đâu mà ăn. Ý là không ăn uống đó. Hỏi : Một năm chị có mấy cái đám giỗ? Đáp : Một năm hai đám. Có đám ông già thì làm ít mâm chủ yếu bà con chị em thôi chứ không có mời xóm chòm. Mời rồi mai mốt người ta mời, mình không đi được. Người ta ở vòng vòng đây mời mình mình cũng không đi. Hỏi : Sao xóm chòm mời lại không đi hả chị? Đáp : Mình không có đám tiệc mình không mời người ta nổi. Mình không có khả năng mời người ta. Chị em bà con vòng vòng với chị em ruột. Mần đâu có ra tiền đâu, Hỏi : Đám giỗ làm bao nhiêu tiền chị? Đáp : Khoảng 1 triệu là ít, mình có nuôi vịt rồi chị em người phụ chút đỉnh, một trăm hai trăm hùn vô đi cúng ông già. Hỏi : Chòm xóm có mời chị không? Đáp : Có mời nhưng không có đi vì mình không có mời người ta. Nhưng đám cưới thì phải đi. Hỏi : Có khi nào không có tiền đi đám tiệc không chị? Đáp : Không có cũng phải mượn để đi chứ. Rồi mình mần rồi mình trả. Hỏi : Ngoài vay ngân hàng chị có vay bên ngoài không? 286 Đáp : Có vay bà con có lời mà lời ít. Vay nóng cũng vay không được vì mình mần không được sợ mình trả không nổi. Họ đâu có dám. Hỏi : Chị có chơi hụi không? Đáp : Không có. Mần không đủ ăn lấy đâu chơi hụi. Xếp 1 cây giấy có 13 ngàn. Hỏi : Một ngày chị làm được bao nhiêu tiền? Đáp : Ngày 2 ngàn, 3 ngàn, 1 ngàn có khi không có không chừng. 6 ngày mới được 13 ngàn. Xếp giấy mà có ai kêu làm cỏ mướn thì đi. Hỏi : Một ngày làm cỏ mướn được bao nhiêu hả chị? Đáp : 50 chục. Còn xếp ngày có mấy ngàn. Không ai mướn thì ở nhà xếp giấy. Nhà tui nghèo ba đời luôn rồi nhưng họ hàng giàu không. Ở vòng vòng đây cũng nghèo, nhà chị kế bên mới vay ngân hàng để xây nhà, nhà bị sập. Hỏi : Ngân hàng cho vay tiền để xây nhà hả chị? Đáp : Đâu có, lấy tiền vay nuôi tôm ra để sửa nhà đó chứ. Nhà nó sập bất tử Hỏi : Nhà sập chính quyền có hỗ trợ không chị? Đáp : Chính quyền cho nhà dân cũng là do những người khác hỗ trợ. Nhà nước thấy hoàn cảnh khó khăn cũng cho nhà. Hỏi : Sao nhà mình nghèo hả chị? Đáp : Không biết sao nghèo nữa, cũng mần quá trời, chứ đâu có ở không. Không có tiền bạc lấy đâu ra sinh phương mà làm. Có tiền làm ra không có lời, nuôi tôm không. Cái lỗ chồng lên cái lỗ đó. Người ta giàu người ta có tiền hết cái này người ta còn cái khác, không có mắc nợ. Ví dụ mình đang thiếu nợ cái như mình nuôi con gà mình bán mình trả nợ cái con gà chết cái mình thiếu nợ. Cái sau mình cũng nuôi nữa đặng trả nợ nữa cái nó đi luôn. Người giàu người ta có người ta đâu có trả tiền lời. Hỏi : Thời trồng lúa với thời nuôi tôm thời nào đỡ hơn chị? Đáp : Thời trồng lúa cũng ăn không chứ đâu có bán chác gì. Đất lầy nữa. Cấy lúa vừa trổ, ngã sát rạt luôn. Gặt từ sáng tới chiều không còn chỗ nào trong người là không dính sình. Sau nuôi tôm thì không có cấy nữa. Nuôi tôm có lời thì ngon hơn cấy lúa nhiều. Hổng lời thì chịu. Hỏi : Chị thấy người ta nuôi tôm trúng mà chị cũng không muốn nuôi lúc đầu hả chị? Đáp : Chị tính coi mình không có vốn mình hổng dám hỏi vì bỏ ra năm mười triệu bạc mới đào được cái vuông rồi không biết nuôi có được không nữa. Nếu mình có lời thì mình trả, còn không có lời thì biết làm sao. Vay ngân hàng tiền lời mấy tháng đòi thì phải trả, hổng 287 có tiền đâu chạy trả nên tui hổng dám đào nuôi. Sau cuối cùng người ta đào hết rồi mới nhờ mấy đứa cháu đào giùm, chứ mướn đào tiền đâu có tiền đâu mà trả. Nuôi tôm khổ lắm chị ơi, hổng nuôi thì hổng được, người ta nuôi thì mình phải nuôi. Khó khăn lắm. Phải đi cắt lúa mướn. Hỏi : Cắt ở đâu chị? Đáp : Ở trên đồng. Ngày đi hết 10 ngàn tiền xe. Cắt 50 ngàn đi xe hết 10 ngàn rồi. Ý là đi tới ngã tư rồi đi bộ đó, chứ đi về là hết mười mấy ngàn. Hỏi : Làm vậy có đủ ăn không chị? Đáp : Chỉ đủ mua gạo ăn thôi. Ở đây có quán đó chị. Mình có bao nhiêu thì mình mua bấy nhiêu. Lâu lâu mình nợ vài ba ký, có tiền mình trả. 288 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 3 Thông tin người trả lời: nam, 55 tuổi, xóm Doi, ấp Đình Nội dung: chuyển dịch nuôi tôm Ngày phỏng vấn: 25 tháng 12 năm 2009 Hỏi: Khi anh ra ở riêng vậy lúc đầu anh trồng lúa ạ? Đáp: Anh ra riêng và ở đây là 25 năm. Hỏi: Trước đây ở đây là ruộng lúa hả anh? Đáp: Đây là ruộng 1 mẫu lẻ năm sào. Ruộng của ông già. Ông già chia cho U.T là 40,5 sào, còn anh với anh N hai người 60 sào. Chia làm ba. Ông già nói thằng Út ở với tao, nó lo giỗ quảy hết nên để cho nó 40 sào. Làm bằng khoán riêng hết rồi Hỏi: Hồi làm lúa, nhà mình 30 sào có cấy lúa không anh? Đáp: Có chứ. Trước nuôi tôm thì cấy lúa. Hỏi: Cấy lúa đủ ăn không anh? Đáp: Đất 30 sào, làm nền, còn cấy khoảng 20 sào thì khoảng được 20 giạ, thiếu ăn. Sau đó, anh với chị đi làm đắp đổi mua thêm 20 sào để cấy lúa ăn. Tính ra được 40 giạ, thiếu chút đỉnh. Sau đó mới nuôi tôm. Năm 94 anh nuôi tôm thả có 2000 con giống tôm sú và tôm càng. Tôm càng đóng đáy lấy con giống thả. Vàng lúc đó tiền lời anh sắm được 2 chỉ. Anh nuôi trúng người ta lên coi đông lắm. Sau từ từ nuôi mới phát triển. Miếng ở ngoải nuôi sau miếng này 5 năm trời. Hỏi: Sau lại nuôi sau 5 năm vậy anh? Đáp: Vì nuôi từ từ, ngoải để cấy lúa ăn. Anh nuôi chứ anh vẫn cấy hà. Hỏi: Sao vậy anh? Đáp: Vì có lúa ăn an tâm hơn, nuôi tôm chưa biết thế nào. Hỏi: Lúc đầu diện tích ruộng anh khoảng 20 sào, vậy hồi xưa anh làm gì để có tiền mua đất? Đáp: Anh làm thợ mộc, chị đi làm thợ trét. Hỏi: Lúc đầu sao anh biết mà anh nuôi tôm? Đáp: Lúc đó nhà nước chưa phát động. Nhà vợ anh trong Đông Nhì, nhà ngoại anh sát T.D và N.A. Ổng nuôi năm 93 về anh đào nuôi liền năm 94. Anh nuôi cùng lượt với B.N đó. Thấy trúng quá nên đào nuôi. Chú N.A là bà con bên bà xã. Lúc đầu về đào có 7 sào, sau 289 đó mới đào hết 20 sào. Sau đó anh Năm mới mấy người hàng xóm thấy được mới đào theo một lượt. Hỏi: Tại sao lúc đầu anh không đào hết 20 sào mà chỉ đào 7 sào thôi anh? Đáp: Vì mình sợ. Hỏi: Sợ sao hả anh? Đáp: Sợ thất bại. Ví dụ biết người ta nuôi vậy nhưng mình không biết sao, chân ướt chân ráo, biết nuôi có trúng hay sợ gãy đổ, đào hư ruộng hết mình vì mình đào rồi đâu có cấy được. Đào sâu quá đâu có cấy được. Miếng này nhỏ và cũng sâu nên đào trước. Năm đầu thử nghiệm đầu tiên đào ít thôi. Hỏi: Miếng còn lại 13 sào anh còn trồng lúa không? Đáp: Còn trồng lúa. Bây giờ ở đây nuôi tôm ngoài kia vẫn trồng lúa. Lúc đầu sợ không dám nhưng sau thấy được, anh đào hết 20 sào luôn. Nuôi những năm đầu cũng có lời. Tổng kết nuôi năm 94,95 nuôi, đến năm 98 anh có mướn thêm 30 sào của ông chú họ. Năm đó 3 miếng anh lời 28 triệu, anh cất cái nhà này. Hỏi: Năm đó người ta trúng nhiều không anh? Đáp: Trúng nhiều lắm và giá cũng được lắm. Anh nuôi mười mấy năm có năm được 28 triệu còn sau đó lỗ khỉa 7 năm. Hỏi: Lỗ 7 năm mà anh vẫn tiếp tục nuôi hả anh? Đáp: Thì bây giờ ruộng nương đâu làm gì được, đâu trồng lúa được, có người đôn đốc tinh thần hông lẽ lỗ hoài. Hổng lẽ bỏ ruộng trống, cấy không được thì thả nuôi. Nhưng nó lạ lùng vậy nè, ba vuông kế tiếp, anh nằm ở giữa, cách nhau cái bờ, mọi bên anh Năm xì qua, mọi bên chú Năm xì qua anh, xì qua xì lại. Năm đó anh 5 thả 10 ngàn con mà anh Năm lời 21 triệu, chú Năm ở kế bên thả 20 ngàn cũng mọi ra sông vậy mà lời 14 triệu. Anh ở giữa lỗ trắng. Bắt tôm thì khác chủ nhưng thức ăn thì cùng lấy một chỗ mà tại sao anh Năm sống tới 4 tháng, của anh gãy 2 tháng. Anh Năm đem tháo lựa tôm gốc me, chú Năm lựa ở gốc dừa, anh lỗ trắng. Hỏi: Anh lỗ tôm vậy có lo không anh? Đáp: Cũng bình thường, hên xui thôi. Rên có ai cho đâu mà rên. Lời cũng có cho ai ăn. Hỏi: Năm đầu đào 7-8 sào vậy tốn công không anh? Đáp: Anh đào công nhà không hà. Mệt lên nghỉ, khỏe xuống đào. Lúc đầu anh mua cống mủ khoảng 2 tấc rẻ hà, cho nó ra vô. Sau mới mở rộng khuếch trương, mua máy này nè Hỏi: Máy gì anh? 290 Đáp: Máy bơm nước, bơm sình. Anh giờ còn 3 cái máy. Hỏi: Năm đầu anh mua giống ở đâu anh? Đáp: Em con cô cậu nó mua giống giùm anh, ngoài An Tài nó mua mà nó lấy có một nửa tiền hà. Nó thương lắm. Bên xóm này có 3 người nuôi hà. Bên kia thì Bảy nghiệp nuôi. Hỏi: Tôm năm đó giá cao không anh? Đáp:Tôm giá 120, 130 gì đó. Giá tôm khoảng có 260.000đ. Hỏi: Thức ăn tốn nhiều tiền không anh? Đáp: Không tốn mấy, năm đầu mua ruốc tươi không hà. Năm đầu anh lời được 2 chỉ vàng khoảng bốn trăm mấy chục ngàn. Hỏi: Lúc đó anh nuôi mấy tháng? Đáp: Khoảng có 2 tháng hà. Hỏi: Anh thấy vậy có lời không anh? Đáp: Tính ra vậy là lời quá nhiều. Vì có 7 sào nếu có trồng lúa khoảng có 7 giạ lúa, khoảng chừng 20 ngàn giạ, không tới nữa. Vậy lời hơn nhiều. Ông năm Dâu nuôi 85 sào lời 60 triệu, tính coi mua biết bao nhiêu lúa, mấy tấn lúa, lời gấp 5-6 lần làm lúa. Hỏi: Khi anh lời như vậy, anh đào hết 20 sào luôn ạ? Đáp: Đào hết, lúc đó đào mướn người ta vì anh đi làm thợ thì anh mướn người ta. Anh đi làm hồ thì trả tiền mướn anh còn mấy chục. Ví dụ anh làm 70 ngàn thì anh trả người ta làm đất là 50 ngàn. Tiền đào khoảng 1 triệu rưỡi. Anh đổ cái cống dài 7 mét không tới 1 triệu Hỏi: Kỹ thuật này ai chỉ anh ạ? Đáp: Cái này mình tự nghiên cứu chứ đâu có ông kỹ sư nào xuống chỉ cho mình đâu. Hồi đó nuôi phải theo tổ. Anh làm tổ trưởng, lên danh sách đi bắt tôm. Năm đó bắt 180đ/ con. Kêu tên ai nấy bắt. Tổ đó khoảng 3 năm trời mới rã, lúc đó có nhiều trại giống rồi. Lúc đó rã tổ. Hồi trước vay phải có tổ trưởng. Hồi đó, ra ngồi đó đến lúc người ta vay hết rồi mới về được. Hỏi: Hồi đó vay nuôi tôm nhiều người không anh? Đáp: Ở đây 10 người nuôi thì 9 hộ vay. Hỏi: Vay nuôi tôm hả anh? Đáp: Vay nuôi đâu có hết để dành đó. Hỏi: Tổ anh mấy hộ ạ? Đáp: 21 hộ. Hỏi: Vậy vay mấy hộ ạ 291 Đáp: 18-19 hộ. Hỏi: Ai là những người không vay anh? Đáp: Những người có ghe cộ, có huê lợi thì hộ không vay. Lúc đó đã đời lắm kìa. Tôm hư thì phải kêu khuyến nông vô. Mình là tổ trưởng phải đem tôm ra cho nó coi bịnh gì. Hỏi: Tổ đó mục đích để làm gì hả anh? Đáp: Tổ đó hình thành một là vấn đề vay tiền, hai là bắt tôm đồng loạt, thứ ba là những người nuôi tôm bị động đây hay bịnh hoạn phải thông báo cho tổ trưởng hay tổ phó. Nếu khuyến nông không vô thì đem tôm ra cho nó coi. Khi tổ sản xuất rã thì mạnh ai nấy bắt. Hỏi: Ấp mình bao nhiêu tổ hả anh? Đáp: Có 3 tổ, ở đây anh, bên kia ông Bảy nghiệp, trên nữa là ông sáu Khinh. Hỏi: Vậy việc trồng lúa với tôm cái nào rủi ro hơn? Đáp: Nuôi tôm rủi ro hơn. Anh thấy trong nước với dịch bệnh, mình mệt trí hơn, đắn đo hơn nhiều. Lúa thì mình chỉ bung tiền mướn trâu cày. Mạ mình lên trên đồng mình mướn gieo mạ. Một giạ mạ là 60 hộc đất. 1 giạ mạ thì đong cho người ta năm giạ lúa. Tới thu hoạch mình đong mình trả lại. Sau từ từ mình gieo mạ ở rẫy được. Hồi đó gieo không được. Chắc tại nguồn nước. Sau này gieo được ở rẫy. Anh qua Tân Ân ấp 7 gieo rồi gánh ra đầu cầu chở bằng ghe về. Sau này đất gieo được đỡ hao công. Hỏi: Vậy sao nữa anh, mệt gì nữa? Đáp: Hai là tài khoản chi vào nuôi tôm hơi nhiều tiền. Hồi đó trâu cày 1 mẫu 2-3 trăm ngàn. Hồi trước làm chung với ông già 1 mẫu 3-4-5 tháng, trồng có 1 vụ tính khoảng 20 bao ure. Công cỏ, 20 ngày mình xuống phân 1 lần. Trước khi xuống phân mình cắt cỏ để nó khỏi chen lấn với lúa. Lúa hồi đó là lúa cấy 5-6 tháng. Bây giờ lúa nước ngoài đưa vô ngắn ngày 95 ngày. Hồi xưa lúa cao, bây giờ lúa ngắn ngày. Tôm nuôi nói nào ngay cả một vấn đề. Hồi thả tôm 3-4 ngày mình kiếm nó coi có đầu con không. Tới chừng 1 tháng mà mình thấy nó nổi đầu là sợ. Giác giác chiều là phải tìm nó, lấy cây khều thấy nó búng là an tâm. Tới chừng 1 tháng 1 ngày đi 3-4 lần đi kiểm tra coi nó sao, nổi đầu, lội, phát hiện sớm đỡ mình. Mình báo khuyến nông để nó kịp thời giúp mình. Thả chật thì mình mệt, phải có dàn đập. Dàn đập thì phải đào sâu để không lên bùn. Ngay chỗ cánh quạt nằm phải ngay lòng kinh. Hỏi: Anh nói, chi phí đầu tư con tôm nhiều hơn lúa, vậy cụ thể sao anh, đầu tư cho tôm và lúa tính cho một công? Đáp: Lúa mình làm, tôm mình nuôi. Trúng trung bình thôi thì vấn đề tôm, trúng gấp 3 lần, thì đầu tư nó cũng gấp như vậy so với trồng lúa. 292 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 4 Thông tin người trả lời: nam, tuổi: 70 tuổi, ấp Thị Tường, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Ngày phỏng vấn: 22 tháng 01 năm 2010 Nội dung: chuyển dịch sang nuôi tôm và quan hệ xã hội Hỏi: Lúc trước ở đây đi lại bằng gì hả chú? Kinh tự nhiên ở đây nhiều không chú? Đáp: Nhiều nhưng đường thủy đi lại không được, để làm ranh thôi. Tháng này ngoài đó phải đẩy đi. Hỏi: Vậy hồi đó đi lại bằng gì hả chú? Đáp: Đi bộ thôi. Kinh này lau sậy mọc đầy đâu có đi được. Xuồng đi tháng nước. Hỏi: Nếu đi bộ vậy có đường đi không chú? Đáp: Có đường mòn đi vòng vo. Hỏi: Qua các kinh nhỏ thì sao chú? Đáp: Thì lội qua, cạn tới đầu gối vầy nè. Hỏi: Kinh rộng như vậy có khi nào vậy chú? Đáp: Kinh này có từ thời chống Pháp nhưng đào rộng như thế này mới đây. Nhà nước múc ra cho rộng. Kinh rộng là do nhà nước làm. Nuôi tôm là múc nhiều. Vì vùng này chuyển dịch nuôi tôm nên múc làm thủy lợi. Hỏi: Nhà chú nuôi tôm năm nào chú? Đáp: Năm 2000. Hỏi: Năm đầu chú quyết định nuôi luôn hả chú? Đáp: Thì nuôi luôn chứ đâu có làm ruộng được vì nước mặn vô hết rồi. Hỏi: Vậy khi đưa nước mặn vô nuôi tôm chú ủng hộ không chú? Đáp: Ủng hộ chứ vì giá tôm cao lắm. 1 kg tôm bằng mấy công ruộng mà so với lúa bán ra tiền đó. Tính là đổi đời mà đổi không được, không có giàu lên. Đổi đời cũ chứ không được đời mới. Đời ngược lại. Hỏi: Tại sao lại đổi đời cũ hả chú? Đáp: Vì mình nuôi tôm không thành. Hỏi: Không thành do đâu chú? Đáp: Do chết, do ô nhiễm, không có thu. Hồi đó hết trơn mấy dãy này không được nuôi tôm là cự dữ lắm chứ. Vì nuôi tôm đất của mình thả ra bằng hàng chục lần làm ruộng. Dân 293 nghe chuyển dịch mừng lắm chứ vì thấy mấy người nuôi lén trước trúng quá, cất nhà tường không. Tính đâu tôm được như mấy ông đó thì đổi đời được. Năm đầu đỡ đỡ có vươn lên chút đỉnh được chứ mấy năm sau thì rụng luôn, tới giờ luôn ngóc đầu không nổi chứ đổi gì được mà đổi. Hỏi: Không nuôi được là do đâu vậy chú? Đáp: Kỹ thuật. Dân biết kỹ thuật xuống nuôi cũng chạy luôn. Ngoài kinh ngoải có một tốp có một khúc, đưa phân đưa máy cải tạo môi trường, đưa tôm giống, huyện thả luôn rồi cũng không có con nào, chạy luôn. Làm ruộng cũng chạy luôn, làm để rút kinh nghiệm, sạ chết hết trơn không còn. Mấy ổng làm đâu có bằng nông dân ở đây. Mấy ổng ỷ dùng phân rồi cũng tiêu luôn đó. Máy móc lại đòi dân có tiền đâu mà trả. Hỏi: Năm đầu chú có bao nhiêu diện tích trồng lúa chuyển sang nuôi tôm hả chú? Đáp: Chú có 2, 8 ha đào hết vì đâu có trồng lúa Hỏi: Vốn đầu tiên chú mượn ở đâu? Đáp: Mượn của ngân hàng. Đào hết 7 triệu, tiền giống này kia là hết 10 triệu. Mướn sán đào. Hỏi: Tiền cống sao chú? Đáp: Cống chưa làm. Chỉ sán múc xung quanh. Ở đây chỉ có cống mủ, cống bọc. Có 300- 400 ngàn. Hỏi: Năm đầu thả bao nhiêu con? Đáp: Thả nhiều 10 ngàn -20 ngàn. Hỏi: Tại sao thả nhiều vậy chú? Đáp: Tính thả nhiều thu hoạch nhiều? Hỏi: Nhà nước hướng dẫn hả chú? Đáp: Đâu có đâu. Nhà nước đâu có hướng dẫn. Hỏi: Năm đầu chú thu hoạch được bao nhiêu? Đáp: Thu được mười mấy triệu. Hỏi: Năm đó mừng không chú Đáp: Mừng chứ. Nông dân mà. Hỏi: Tiền đó chú trả ngân hàng hả? Đáp: Đâu có chi đủ thứ, bịnh hoạn, ăn uống. Có bao nhiêu làm xài hết, đâu có dư . Hỏi: Lúc đầu chỉ thả một lần vậy thôi hả chú? Đáp: Lúc đầu thả một lần thôi. Sau này mới có vụ nối đuôi. 294 Đáp: Tại sao sau này mới thả nối đuôi vậy chú? Đáp: Lúc đầu tính thả lần nào thành công đợt đó, thả một đợt được rồi. Sau này thả đợt này nghi nó không thành công đợt này chết thì đợt mới thả sau còn, hàng tháng thả tiếp tiếp vậy đó, nối đuôi kiểu đó để tốp trước chết hết thì còn tiếp sau. Thả kiểu chạy đói vậy mà Hỏi: Mỗi lần thả như vậy chú thả bao nhiêu? Đáp: 10.000 con Hỏi: Thả hàng tháng hả chú? Đáp: Không, hai tháng một lần. Hỏi: Chú thu hoạch hàng ngày hả chú? Đáp: Có đâu mà thu hoạch, thất hoài. Vì gối đầu không thành công mới thiếu. Đợt nào cái lú cũng dưới vuông thì không đến nỗi. Hỏi: Sao chú không nuôi kiểu cho ăn hả chú? Đáp: Không có vốn, phải cải tạo nữa. Phải đào lại, làm ao lắng. Bây giờ cho ăn thức ăn mắc quá. Hỏi: Lúc đầu 10 triệu có phân vôi chưa chú? Đáp: Có, mua máy đo này kia nữa. Hỏi: Chú vay ngân hàng lúc đầu bao nhiêu? Đáp: 9 triệu của nhà dành dụm bỏ vô thêm. Hỏi: Chú vay trước hay đào trước? Đáp: Vay trước mới có tiền mướn người ta đào. Hỏi: Chú đi vay có sợ không chú? Đáp: Có bằng khoán nhà nước cho vay. Sợ chứ 1 ha được vay 10 triệu mà tui vay có 9 triệu thôi, vay nhiều sợ trả không nổi. Vay có nhiêu đó mà trả cả chục năm nay chưa hết, mời tới mời lui. Con tui mệt luôn. Lúc đầu đóng tròn 1 năm, năm sau gia hạn. Quý cuối cùng đem tiền ra đóng, ra tới xã, ngân hàng Công thương giao cho xã. Khi nào có chữ ký thì ngân hàng mới cho gia hạn. Qua đó ký thì xã bắt đóng tiền hạ tầng cơ sở, 200 mấy. Qua đó xã không chứng. Tui kêu thằng nhỏ xách về. Từ đó tui không đóng chừng nào vô bắt tui tui tính. Sau đó êm luôn. Đòi lần đòi lần, ba cái lãi, mời tới mời lui. Sau này đi vay của tiền Phụ nữ mới trả dứt ngân hàng. Không có tiền của Phụ nữ sao trả dứt cái ngân hàng. Bây giờ còn thiếu của Phụ nữ 10 triệu. Hỏi: Chú thấy thời làm lúa và tôm cái nào chắc ăn hơn? 295 Đáp: Làm lúa cực nhưng cuộc sống không khá lên được, không đột biến nhưng cái thằng làm tôm nếu trúng gấp mấy lần làm lúa. Mà làm tôm nhàn hơn làm ruộng. Phụ nữ làm tôm có làm gì. Mấy ông nam làm, nữ ở nhà nấu cơm ăn chứ có làm gì chứ không tiếp sức được. Sức lao động bị mẻ dữ lắm. Chứ làm lúa phụ nữ còn tham gia vô, tiếp sức được Hỏi: Cái nào rủi ro hơn? Đáp: Nuôi tôm rủi ro hơn. Làm lúa hồi xưa bỏ đại vậy. Chứ giờ phải bỏ phân dữ lắm. Tính ra lời cũng chia đôi. Phân bón bỏ ra lời được phân nữa. Ví dụ chục giạ được 5 giạ, 5 giạ chi cho mấy thứ kia nhưng có ăn. Tôm trúng khá thì có ăn. Thất thì đủ ăn qua ngày, mua gạo ký hàng ngày, có khi dư mua được 5 bảy ngày có khi 5-7 ngày không có thì dồn lại cũng vậy. Hỏi: Chú có vay họ hàng không? Đáp: Họ hàng ai cũng nghèo người nào cũng như người nấy, có ai khá được đâu. Có ai tích lũy được đâu. Người ta khá nhờ tích lũy từ trước cộng với nuôi tôm mới khá được. Hỏi: Khó khăn chú xoay sở sao? Đáp: Chạy mượn anh em chút ít vậy thôi chứ không có nhiều. Mượn nhiều thì mượn của ngân hàng. Hỏi: Chú có muốn nuôi công nghiệp không ạ? Đáp: Không, không có vốn. Hỏi: Chú có thể vay ngân hàng mà? Đáp: Vay rồi thất thoát thì sao, không làm giàu được thì khổ thêm nữa. 296 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 5 Thông tin người trả lời: nam, tuổi: 47 tuổi, Tổ 9, Kinh Sáng, ấp Thị Tường, Hòa Mỹ, Cái Nước, Cà Mau Nghề nghiệp: Nông dân nuôi tôm, hộ nghèo Ngày 22 tháng 5 năm 2009 Nội dung: chuyển dịch nuôi tôm và trợ giúp xã hội Hỏi: Gia đình anh nuôi tôm từ khi nào ạ? Đáp: Bắt đầu nuôi tôm từ 7-8 năm nay. Trước đó trồng lúa 1 vụ, trồng lúa tép hành, tiên lùn, 1 bụi 6 tháng Hỏi: Lúc đầu gia đình anh có chuyển hết diện tích sang nuôi tôm không? Đáp: Chuyển hết. Hỏi: Nhà anh có bao nhiêu diện tích ạ? Đáp: Gia đình chuyển 17.000 m2 từ lúa sang tôm. Hỏi: Vốn đầu tư ban đầu cho chuyển dịch là bao nhiêu? Đáp: Đầu tư ban đầu 7-8 triệu. Hỏi: Tại sao anh lại chuyển dịch sang nuôi tôm? Đáp: Nhà nước cho nuôi. Ở đây ai cũng vậy, phấn đấu làm theo nhà nước. Ở đây nếu 1 mình làm lúa thì cũng không được do đất xốp, không dẻ nước dễ thấm qua. Tui cũng ngán vì không biết nuôi tôm làm sao, làm lúa quen rồi nhưng nhà nước kêu thì chắc là đúng nên phải theo. Hỏi: Lúc đầu nuôi tôm vậy anh có còn tiếp tục cấy lúa không? Đáp: Không. Lúc đầu nghĩ là nuôi tôm luôn, không trồng lúa nữa do lấy nước mặn vô nên không trồng lúa được Hỏi: Kinh phía trước này có lâu chưa anh? Đáp: Thời làm ruộng, không có sáng (máy xúc đất) múc kinh. Khi nuôi tôm nhà nước cho sáng múc kinh rộng để xổ phèn. Bắt đầu nuôi từ năm 2000. Hỏi: Tại sao anh lại chuyển sang nuôi tôm? Đáp: Do không thích làm lúa do tôm làm trúng. Ở khu vực Năm căn, bà con làm trúng nên làm theo. Hỏi: Lúc đầu chuyển dịch anh có thấy tiếc đất trồng lúa không? Đáp: Lúc đầu chuyển dịch không tiếc do tính làm trúng hơn. Hỏi: Vậy kết quả anh nuôi tôm sao anh? Đáp: Mấy năm đầu nuôi, tôm làm không lại lúa do nước phèn. Lúc trước 1 năm trúng 100 ngoài giạ. 1 công trúng được 12-13 giạ lúa. Năm đầu tôm con giống mắc, một con là 70 297 đồng. 1 năm nuôi tôm chi phí từ 9-10 triệu. Giống và phân chiếm từ 6-7 triệu. Phần còn lại là tiền công sên vét mương. Sau này thu từ tôm lúc có lúc không. Hỏi: Vốn đầu tư chuyển dịch là từ đâu vậy anh? Đáp: Nhà nước cho vay. Hỏi: Tại sao anh vay nhà nước? Đáp: Hình thức dễ, thế chấp bằng khoán để vay 18 triệu, nhưng mà hiện giờ chưa trả được. Tôm thất quá trời. Hỏi: Vậy bây giờ anh có trồng lúa không Đáp: Từ năm 2008 chán nuôi tôm quá nên chuyển sang làm lúa vì tôm không phát triển Hỏi: Khi nuôi tôm anh chị em họ hàng và chòm xóm có giúp đỡ gì cho anh không anh? Đáp: Anh chị em họ hàng, chòm xóm giúp nhau về kiến thức chứ không giúp nhau về tiền bạc vì ai cũng nghèo như nhau tiền đâu mà cho mượn. Kẹt lắm thì mượn một hai trăm vài bữa trả. Thời trồng lúa thì ai có lúa nhiều thì cho vay. 10 giạ vay một mùa trả 15 giạ. Anh em ruột nhiều khi không tính lãi nhưng mình có thì mình cứ trả. Hỏi: Nhà anh là hộ nghèo vậy nhà nước hộ trợ anh cụ thể những việc gì hả anh? Đáp: Hộ nghèo ở đây được nhà nước giúp đỡ đầu tư bằng cách dựng nhà cửa, con cái đi học miễn phí, rồi được cái bảo hiểm. Với lại lâu lâu cho đồ hay cho tiền lễ tết đồ đó. Vậy thôi hà. Hỏi: Nhà nước có hướng dẫn mình nuôi tôm không anh? Đáp: Từ năm 2006, nhà nước bắt đầu tổ chức tập huấn, một năm tổ chức một lần, có áp dụng vào nuôi ở nhà nên việc nuôi tôm có đỡ hơn. Hỏi: Tại sao nuôi quảng canh truyền thống? Đáp: Do không có cơ sở, chừng nào bắt được thì bắt. Hỏi: Cơ sở là sao hả anh? Đáp: Là không có vốn Hỏi: Nuôi quảng canh truyền thống ở đây là sao hả anh? Đáp: Đó là 1 tháng thả 1 lần, 4 tháng thu hoạch đợt thả đầu tiền. Hỏi: Vậy, một tháng anh thả bao nhiêu con giống và chi phí là bao nhiêu hả anh? Đáp: Một tháng thả 20.000 con, 400 ngàn đồng. Chi phí phân cải tạo là 40-50 ngàn tiền phân hạ phèn và tạo tảo làm thức ăn cho tôm, dùng phân lân đầu trâu để tạo o xy đáy. Nếu thiếu oxy đáy, tôm nổi đầu. Hỏi: Anh thu hoạch cao nhất được bao nhiêu và thấp nhất là bao nhiêu? Đáp: Sau khi thả lứa đầu tiên được 4 tháng thì đặt lú hàng ngày thu hoạch. Một ngày được từ 70-80 ngàn đồng cao nhất, thấp nhất là 20 ngàn. Hỏi: Anh có muốn nuôi theo quảng canh cải tiến không anh? 298 Đáp: quảng canh cải tiến tốn nhiều tiền lắm nên không nuôi. Lúc đầu chuyển dịch không biết đến quảng canh cải tiến. Hỏi: Ruộng nuôi tôm ở đây anh đào sao anh? Đáp: khoảnh ruộng nằm ở giữa rồi đến mương và bên ngoài là bờ bao. Khi chuyển dịch chuyển thẳng sang nuôi tôm. Thuê người đào ao, những người này biết cách đào ao. Họ từ nơi khác đến. Khi không trồng lúa, khoảnh ruộng ở giữa trồng năn để lấy thức ăn cho tôm. Đây là học hỏi kinh nghiệm từ hàng xóm. Ở đây, nước mặn từ tháng 10 âm lịch cho đến tháng 4 âm lịch. Nước ngọt từ tháng 5 âm lịch cho đến tháng 9-10 âm lịch. Hỏi: Vậy là kỹ thuật đào ao là do thợ đào thôi hả anh? Đáp: Có khuyến nông nữa. Lên bờ ruộng theo mô hình trên là do khuyến nông. Mô hình từ khuyến nông, không làm lúa vì mọi người không trồng lúa nên mình không xả nước được vì nước nơi khác sẽ ép nước mặn trở lại. Họ giữ nước mặn để nuôi tôm. Khi đồng loạt xả ngọt thì độ mặn sẽ không nhiều như lúc mình xả ên. Hỏi: Anh nuôi tôm có vào tổ hợp tác nào không anh? Đáp: Không vào tổ sản xuất hay hội nông dân, trước giờ làm 1 mình ên Hỏi: Khi thiếu vốn sản xuất anh xoay sở sao anh? Đáp: Khi thiếu vốn mà không vay ngân hàng thì vay họ hàng nhưng chỉ mượn ít do không có nhu cầu mượn nhiều. Mượn họ hàng cũng có trả lãi. Kẹt mượn hàng xóm vài ba bữa vài trăm ngàn. Bà con có thể mượn lâu 1-2 tháng. Hàng xóm chỉ mượn tạm. Lúc đầu nuôi tôm phải vay ngân hàng để đầu tư mà vì họ hàng và hàng xóm không ai có số tiền lớn mà mượn. Hỏi: Lúc đầu chuyển sang nuôi tôm anh có sợ không anh? Đáp: Lúc đầu chuyển dịch không sợ vì ai cũng làm mà thấy người ta làm trúng. Lúc cải tạo ao vuông, ai cũng làm vui lắm. Rất nhộn nhịp. Hỏi: Lúc đầu cải tạo ao vuông anh có vần công với hàng xóm hay họ hàng gì không? Đáp: Lúc đầu ai cũng làm nên đâu có vần công gì được. Ai cũng có ao để đào mà. Mình tự làm rồi thuê người làm thôi. Cũng có người con cái đông hay anh em đông thì họ tự làm với nhau. Thuê mướn ít thôi. Nhưng khi đào bằng máy để làm mương rộng là phải thuê máy đào hết. Hỏi: Hiện nay có vần công lao động với nhau không anh? Đáp: Ai có công thì vần, còn không đi thuê. Với lại của mình mình cứ từ từ rồi làm, không thuê cũng được. Hỏi: Kinh tế bây giờ có khá hơn hồi trồng lúa không anh? Đáp: Bây giờ nuôi tôm có cái tiền mặt. Lúc trước nước ngọt, mình tự lo tự túc cái ăn bây giờ mỗi cái mỗi mua nên thấy cũng vậy. Lúc đầu chuyển dịch nuôi không trúng, 1-2 năm sau nuôi đỡ hơn. Mấy năm trước, không có gì ăn phải cho con đi mần thuê mần mướn. Hiện giờ kinh tế đỡ hơn nên kêu con về rồi. 299 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 6 Thông tin người trả lời : nam, 74 tuổi,kênh Đìa Gòn - ấp Thị Tường - Hoà Mỹ - Cái Nước - Cà Mau. Nghề nghiệp: Nông dân, tham gia Hội Cựu Chiến binh Thời gian phỏng vấn: ngày 24 tháng 01 năm 2010. Nội dung phỏng vấn : chuyển dịch sang nuôi tôm và hoạt động đoàn hội Hỏi: Đất của chú có nguồn gốc từ đâu chú? Đáp: Đất này do nhà nước cấp năm 1978, sau khi tôi đi bộ đội về. Hỏi: Còn đất của ba chú thì sao chú? Đáp: Cũng do nhà nước cấp. Hỏi: Cấp khi nào vậy chú? Đáp: Lâu lắm rồi, từ hồi chiến tranh, hồi trào cách mạng. Đất vùng này hoang vu, có chủ làm nhiều có chủ làm ít. Sau này có cách mạng phân bổ lại hết. Tụi Mỹ Diệm đâu có dính dáng gì đến vùng đất này đâu. Cách mạng chia đất không hà. Hỏi: Lúc đó ba chú được nhiều đất không ạ? Đáp: Được 4 ha ngoài. Hỏi: Nhà ba chú lúc đó có mấy khẩu mà được chia như vậy vậy chú? Đáp: Có khoảng 7-8 người. Mỗi người khoảng nửa mẫu. Hỏi: Chú nuôi tôm khi nào vậy chú? Đáp: Bắt đầu từ năm 2000. Hỏi: Lúc đầu nuôi chú có bao nhiêu đất? Đáp: Nhà nước cấp cho 2 mẫu. Có hai thằng con. Giờ cho con hết còn khoảng 3 công ngoài. Hỏi: Hồi chú chuyển dịch chú có bao nhiêu đất? Đáp: Lúc đó còn 14 công. Hỏi: Hồi chuyển dịch chú có đào hết đất để nuôi tôm không ạ? Đáp: Đào hết. Còn mảnh đất ngoài Mũi Ông Lục cho con thì con nó đào. Hỏi: Vậy chú có hai mảnh đất ạ? Đáp: Được hai miếng. Hỏi: Sao chú được cấp đất vậy chú? 300 Đáp: Tui không có xin. Có ông Tư Rốp trong ban cấp đất, ổng công tác ở đây. Ổng hô bộ đội phục viên về thì phải giải quyết đất cho người ta. Vì lúc về tui ở đậu. Hỏi: Vậy hai mảnh mỗi mảnh diện tích bao nhiêu ạ? Đáp: Trong này 14 công ngoài kia 6 công Hỏi: Nhà chú có bao nhiêu khẩu mà được cấp như vậy ạ? Đáp: 4 khẩu Hỏi: Năm đầu chú đào hết luôn ạ? Đáp: Năm đầu không có vốn. Sau vay ngân hàng mới có tiền đào Hỏi: Vậy chú nói năm đầu chú nuôi năm sau chú mới vay hả? Đáp: Cuối năm vay. Nuôi đầu năm rồi cuối năm vay. Hỏi: Năm 2001 ạ? Đáp: Còn năm trong năm 2000 luôn. Hỏi: Chú nói chú vay để cải tạo ao vuông mà cuối năm mới có tiền sao đào được ạ? Đáp: Đào thì đào rồi mà chưa có chung tiền cho người ta. Có đôi khi mình chung, mình chung số tiền mình có sẵn. Hỏi: Chú có hỏi bên ngoài không? Đáp: Bên ngoài lãi cao quá chú không hỏi. Hỏi: Vậy chú vay rồi mới đào hay đào rồi mới vay? Đáp: Đào cái mương trước, cái mương hồi còn cấy lúa. Sau thấy cái mương nhỏ quá mới mướn sán vô đào. Vay trước rồi mới mướn sán đào, làm cống, làm cây nước. Hỏi: 14 công đó tốn bao nhiêu tiền ạ? Đáp: Khoảng 3 triệu đào kinh. Hỏi: Kỹ thuật đào ao chú học ở đâu ạ? Đáp: Cũng học tại địa phương thôi, học theo người ta. Ở trên người ta cũng có hướng dẫn nhưng chỉ một phần. Hỏi: Chú cải tạo vôi phân nhiều tiền không ạ? Đáp: Tui vay tổng cộng 18 triệu, làm hết còn 5 triệu xoay sở trong gia đình. Hỏi: Vậy là năm 2000 chú đã vay rồi ạ? Đáp: Cuối năm 2000 mới vay. Hỏi: Chú có bao nhiêu đất mà được vay 18 triệu? Đáp: Lấy đất hết luôn là 20 công. Hỏi: Chú lấy tiền đó làm gì nữa? 301 Đáp: Trả tiền đào, làm cây nước, làm cống. Hỏi: Tiền cống bao nhiêu ạ? Đáp: 2 triệu Hỏi: Tiền làm gì nữa chú? Đáp: Mua máy bơm nữa. Hỏi: Bao nhiêu tiền ạ? Đáp: 3 triệu 3. Hỏi: Chú vay 18 triệu vậy xài đâu đã hết chú? Đáp: Có chia cho con nữa. Hai đứa bốn triệu nữa. Hỏi: Con giống bao nhiêu ạ? Đáp: Thả 20 ngàn con là 2 triệu. Hỏi: Lúc đầu chú có làm vụ lúa vụ tôm không ạ? Đáp: Không mới quay lại làm vài năm nay. Hỏi: Sao lúc đầu chú không làm ạ? Đáp: Xung quanh không ai làm sao mình làm. Mình làm là chuột với chim phá hết. Hỏi: Lúc chú làm lúa thì 14 công này chú thu hoạch khá không ạ? Đáp: Một năm 14 công cũng được 100 ngoài giạ. Hỏi: Có dư không ạ? Đáp: Dư thì không có dư. Đủ ăn chi xài lặt vặt thôi. Hỏi: Để chuyển qua nuôi tôm, phải đi vay 18 triệu chú có sợ không ạ? Đáp: Cũng sợ chứ vì tôm không biết có trúng không. Nhưng hồi xưa đây chưa nuôi tui có đi mướn đất ở Phú Tân nuôi tôm 2-3 năm nên thấy tôm cũng ham. Thời điểm đó cũng có một số chuyện. Hỏi: Chuyện sao chú? Đáp: Có một số hộ lấy nước mặn lén nuôi bắt được mười mấy triệu. Sau đó công an huyện bao mới bắt, tát bỏ hết. Hỏi: Vùng này nước ngọt sao lấy nước mặn được hả chú? Đáp: Cống thì cống tháng 2 nước mặn cũng vô. Người ta nuôi tôm người ta trúng. Hỏi: Người ta nuôi tự nhiên hay sao ạ Đáp: Nuôi con giống tôm sú này nè. Nuôi thấy trúng quá rồi nghe chuyển dịch. Cô tính xem vay mười mấy triệu, thả hai đợt cái lãi không cũng thừa. Cho nuôi đồng loạt lại thất bại. 302 Hỏi: Tại sao nuôi tôm ở đây lại thất bại hả chú? Đáp: Độ mặn quá, không biết kỹ thuật, tôm không kiểm được, Tôm sạch đó. Mấy năm đầu chết sạt nghiệp dữ trời chứ không đâu đến nỗi. Hỏi: Lúc đầu chú thả 20 ngàn con thì mấy tháng sau chú thả nữa? Đáp: Lúc đó mình thả không đạt nên phải thả nữa, nó chết hết, mình tham nữa. Ở đây thuốc tôm dữ lắm. Từ tháng 7 đến giờ nó thuốc tôi 7 lần. Hỏi: Sao mình không báo chính quyền? Đáp: Nó mà hay được nó đốt nhà. Hỏi: Mình canh dữ không ạ? Đáp: Canh dữ lắm mà canh hết nỗi rồi. Mình mà làm nó hay nó thù nó phá dữ trời. Hôm nọ nó phá quá tui làm tờ kiến nghị lên sở công an. Nó nghe được, nó thuốc tơi bời luôn. Hỏi: Ở đây chuyển dịch có đồng loạt không chú? Đáp: Đồng loạt cả xã. Hỏi: Ở đây có ai không muốn chuyển dịch không chú? Đáp: Có vài hộ. Người ta không thích nuôi tôm vì sợ không có ăn, phập phồng vì cấy lúa có ăn hơn. Cấy lúa thì chắc ăn hơn nhưng thu hoạch đồng tiền so với tôm không bằng. Lúa thì năm trúng có năm thất. Họ sợ chuyển dịch nuôi tôm thất nghèo nên người ta không muốn. Nhưng cuối cùng cũng phải làm nhưng hai bên lấy nước mặn bên làm nên phải nuôi luôn. Hỏi: Những hộ nào không muốn chuyển dịch? Đáp: Có ông Út lửa không muốn mà ổng chết rồi nhưng con ổng giờ cũng nuôi theo. Ông xui tui cũng không ham vì nuôi tôm phập phồng lắm. Hỏi: Chú vay thế chấp bằng khoán có sợ không chú? Đáp: Cũng sợ nhưng tránh không khỏi. Tính vài năm trả nhưng 8 năm mới trả dứt vì nuôi bị thất. Hỏi: Nhưng lúc đầu người ta có hướng dẫn kỹ thuật không? Đáp: Có nhưng kỹ thuật nặng đồng vốn quá, chịu không nổi, làm theo lỗ chết. Hỏi: Hướng dẫn cái nào hợp với người nông dân? Đáp: Làm theo thủ công mình, thả ít, thuốc phân ít chút. Ví dụ ngưới ta hướng dẫn 2 bao một đợt, đợt sau 4 bao, theo không nổi. Hỏi: Chú rải bao nhiêu? Đáp: Nhiều khi rải một bao, hai bao. 303 Hỏi: Nuôi tôm liên tục sao rải liên tục được? Đáp: Tôm đang ở dưới rải luôn. Tui thả gối đầu. Hàng tháng thả một lần. Hỏi: Tại sao chú không thả một lần? Đáp: Thả một đợt đất hẹp tôm thả nhiều chật quá lớn không nổi. Hỏi: Tại sao chú không mua thức ăn cho nó? Đáp: Nặng quá mua sao nổi. Đất này sanh cá tạp dữ lắm. Hỏi: Chú có diệt cá trước khi nuôi không? Đáp: Có chứ, trong khi nuôi cũng có thuốc. Thả đa canh đa con. Nhà nước cũng hướng dẫn như vậy. Tính mình cũng tham. Bắt nhiều mặt. Thất mặt này còn mặt khác. Hỏi: Chú có muốn lên hầm công nghiệp không? Đáp: Nặng lắm. Trong nhà không có 60-70 triệu không dám làm. Có mấy hộ cố đất làm nhưng thất không có tiền chuộc đất nổi, phải bỏ xứ đi rồi đó chứ. Hỏi: Ở đây là ai hả chú? Đáp: Tư Bình, thằng Quốc ngoài này bỏ xứ mà đi. Bỏ đi làm mướn ở Bình Dương hết rồi. Đất cố hết. Thằng Cảnh bên đây cũng vậy năm đầu đâm đầu vốn trút ra hết cũng thất bỏ, giờ còn mấy công nuôi cầm canh đó thôi, mua ghe hàng giờ bán không được cũng nghỉ bán. Làm cái đó không có vốn nhà đi vay đi hỏi không dám làm. Có người nuôi cũng thắng, nuôi làm giàu luôn đó chứ. Hỏi: Chú ơi, hội cựu chiến binh có bao nhiêu hội viên? Đáp: Còn 42 hội viên Hỏi: Ngoài hội phí còn đóng gì nữa chú? Đáp: Hội phí hàng tháng 1.000đ. Quỹ hội 1 năm bỏ 100 ngàn. Quỹ hội đó chuyển trong hội coi ai cần có hoàn cảnh khó khăn cho vay, người ta dùng đồng tiền mua con giống, cải tạo ao nuôi tôm Hỏi: Lãi suất bao nhiêu ạ? Đáp: 1%, một tháng một triệu đóng có mười ngàn à. Hỏi: Đó gọi là quỹ gì ạ? Đáp: Quỹ gây vốn, xoay vòng của hội. Có người khá không vay. Ai gặp khó khăn thì vay. Hỏi: Hội Cựu chiến binh hoạt động sao chú? Đáp: Cũng đỡ, 4 năm liền được trên khen. Hỏi: Nhiệm vụ của Hội là gì ạ? 304 Đáp: Hỗ trợ chi bộ và chính quyền ấp nè, thực hiện chủ trương. Các phong trào của địa phương tham gia. Thành viên Hội Cựu chiến binh tham gia vào các ban ngành, lãnh đạo dân thực hiện chủ trương của nhà nước. Hỏi: Các thành viên có những hình thức giúp đỡ nào hả chú, quyền lợi của hội viên? Đáp: Hội viên giúp đỡ nhau nếu có ai bịnh hoạn thì cũng xuất tiền quỹ Hội cho, rồi cũng đường sữa đi thăm. Trong hội có mấy cái quỹ lận. Hỏi: Quỹ gì chú? Đáp: Quỹ bảo trợ đi thăm bệnh nhau. Hai là Quỹ góp nếu thành viên từ trần thì góp quỹ lo chôn cất mai táng người ta. Hỏi: Quỹ đó từ đâu vậy chú? Đáp: Hàng tháng hội viên đóng vài ngàn. Quỹ thăm bệnh hàng tháng mỗi đồng chí đóng 2 ngàn. Quỹ nhà đồng đội một năm 20 ngàn. Quỹ nấm mồ đồng đội là 24 ngàn. Ngoài ra còn xây nhà đồng đội nữa. Hỏi: Hàng tháng họp sao chú? Đáp: Hàng tháng họp một lần. Hỏi: Họp nội dung gì hả chú? Đáp: Thì thông báo tình hình ấp, các chủ trương, rồi bàn cách tổ chức công việc, nói chuyện tôm tép, coi ai bệnh có khó khăn gì thì bàn cách giúp. Hỏi: Ở đây có ngày đại đoàn kết không ạ? Đáp: Có. Tổ chức hoành tráng lắm. Hỏi: Do ai tổ chức? Đáp: Ấp tổ chức báo cáo công tác hàng năm. Hỏi: Chú có đi cúng Miếu không? Đáp: Băng tụi tui ít có lắm. Cái đó mê tín dị đoan mà giờ ai muốn đi thì đi nhà nước không cấm. Ban Miễu có mời nhưng tụi tui có đi chút rồi về. Miễu đó nhỏ. Hỏi: Ở đây có chùa không ạ? Đáp: Có ở ngoài Cái Nước. Hỏi: Dân mình ở đây theo đạo gì ạ? Đáp: Ít lắm chỉ có vài hộ theo Thiên chúa, ấp này không có Cao đài. Thiên chúa mới hoạt động mạnh 3 năm nay. Nó cho cây nước này nọ. Dân đây theo đạo ông bà không hà. 305 PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HAI CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU Ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An Ấp Thị Tường, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Hình 1: Đường vào xã Tân Chánh Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 2:Đường bộ và đường thủy vào xã Hòa Mỹ Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 3:Đường đal trục lộ giao thông chính của ấp Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 4:Kinh Mười Phải, trục lộ giao thông chính của ấp. Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 5: Vuông tôm ở ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 6: Vuông tôm ở ấp Thị Tường Ảnh: tác giả, năm 2010 306 Hình 7: Các đại lý tôm giống ở ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 8: Đại lý tôm giống ở ấp Thị Tường Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 9: Đi chợ hàng ngày tại ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 10: Mua hàng hóa của ghe hàng tại Thị Tường. Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 11: Uống cà phê buổi sáng tại ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 12: Thanh niên đi tiếp làm đám giỗ tại Thị Tường. Ảnh: tác giả, năm 2010 307 Hình 13: Phụ nữ đi tiếp làm đám giỗ tại ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 14: Phụ nữ đi tiếp làm đám giỗ tại ấp Thị Tường. Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 15: Tảo mộ dòng họ Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 16: Phần mộ trên đất của từng hộ gia đình Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 17: Nghi lễ đánh phá quàn ở ấp Đình Ảnh: sưu tầm Hình 18: Nghi lễ đánh phá quàn ở ấp Thị Tường Ảnh: tác giả, năm 2010 308 Hình 19: Hội dân đạo tỳ giúp khiêng quan tài đi chôn. Ảnh: sưu tầm Hình 20: Đội mai táng giúp khiêng quan tài đi chôn. Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 21: Bàn thờ tổ tiên ở ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 22: Bàn thờ tổ tiên ở ấp Thị Tường Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 23: Đám cưới ở ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 24: Đám cưới ở Thị Tường Ảnh: tác giả, năm 2009 309 Hình 25: Phụ thu hoạch tôm ở ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 26: Thu hoạch tôm bán hàng ngày ở Thị Tường. Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 27: Ghe Cần Đước Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 28: Thu hoạch tôm nuôi công nghiệp tại Thị Tường. Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 29: Nghi lễ Cầu An trong Đại lễ Kỳ Yên tại Đình Tân Chánh, ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 30: Miếu Bà Chúa Xứ tại ấp Thị Tường Ảnh: tác giả, năm 2010 310 Hình 31: Thánh thất đạo Cao Đài tại ấp Đình Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 32: Miếu Ông ranh thường được đặt ở ranh giới mỗi hộ dân tại Thị Tường Ảnh: tác giả, năm 2009 Hình 33: Nhà văn hóa xã, khánh thành năm 2010, nơi tổ chức các sự kiện văn hóa của xã Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 34: Trường tiểu học tại ấp Thị Tường, nơi tổ chức các sự kiện của ấp và xã Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 35: Phụ nữ ấp Đình phụ tiếp làm đồ ăn đãi khách trong Nghi lễ cúng đình Ảnh: tác giả, năm 2010 Hình 36: Đoàn Thanh niên phụ xây cất nhà tình thương tại ấp Thị Tường Ảnh: tác giả, năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthvnu0068_1996.pdf
Luận văn liên quan