PHẦN II: NỘI DUNG
HẠT GẤC: (tiếng latin là: Momordica cochinchinensis)
1. Đặc điểm:
Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thuỳ khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.
Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng.
2. Nơi thu hái:
Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta .Trồng bằng hạt hay giâm cành vàp các tháng 2 - 3, trồng một năm có thể thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều quả.
3. Công dụng:
Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi. Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.
Để chữa trĩ, có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Nó được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng. Hạt gấc có thể dùng uống (ngày 1 nhân nướng chín) nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài, không kể liều lượng.
Một số ứng dụng khác:
- Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).
- Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3376 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạt thuốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồi của mạch máu, xương và khớp.
Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch và hô hấp
Các nghiên cứu đã ủng hộ các tác dụng magie của vừng trong:
Chống co thắt khí quản ở người bị bệnh hen suyễn.
Giảm cao huyết áp, một nhân tố gây đau tim, đột quỵ và đau tim do tiểu đường.
Ngăn ngừa hiện tượng co thắt mạch máu của dây thần kinh não, hiện tượng này có thể gây ra triệu chứng đau nửa đầu.
Giúp phụ nữ điều hoà nhịp độ giấc ngủ bình thường trong thời kì mãn kinh.
Giúp chống ung thư ruột kết, loãng xương, đau nửa đầu và PMS
Ung thư ruột kết là sự phát triển bất thường của các tế bào ở ruột già, tạo thành các khối u có khuynh hướng xâm lấn và di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Trên tạp chí Mỹ Journal of Clinical Nutrition, tiến sĩ Susanna C. Larsson thuộc Viện Karolinska, Stockholm (Thụy Điển) và đồng sự cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy "mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng canxi tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết". Họ đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng canxi tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết trên 45.306 đàn ông Thụy Điển từ 45-79 tuổi và chưa từng có tiền sử mắc bệnh ung thư.Trong 6,7 năm sau, tổng cộng có 449 người mắc bệnh ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu phát hiện nguy cơ mắc bệnh ở những người tiêu thụ nhiều canxi nhất - ví dụ như ăn hạt vừng có hàm lượng calci cao- thấp hơn 32% so với những người tiêu thụ ít canxi nhất.
Ngoài ra,trong các nghiên cứu gần đây, thì Calci có những lợi ích sau:
Bảo vệ các tế bào ruột kết khỏi các hóa chất gây ung thư.
Chống mất xương do kết quả của sự mãn kinh hay do những điều kiện nhất định như bệnh viêm khớp mãn tính .
Chống các cơn đau nửa đầu.
Giảm các triệu chứng PMS trong luteal phase-giai đoạn thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt.
Tạo cho xương tốt
Một lý do để những người đàn ông lớn tuổi dùng những thức ăn giàu kẽm như hạt vừng là tỷ trọng chất khoáng trong xương. Mặc dù phụ nữ sau mãn kinh được cho là có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao nhất, nhưng đây cũng là một vấn đề tiềm tàng đối với đàn ông lớn tuổi. Gần 30% số trường hợp gãy xương hông xảy ra ở đàn ông, và cứ 8 trên 50 người đàn ông thì có 1 người bị gãy xương xốp. Một nghiên cứu trên 396 đàn ông từ 45-92 tuổi in trong ấn phẩm American Journal of Clinical Nutrition tháng 9/2004 cho thấy một mối tương quan rõ ràng giữa chế độ ăn hấp thu ít kẽm, mức chất khoáng trong máu thấp với chứng loãng xương ở hông và xương sống.
Giảm Cholesterol
Phytosterol là hợp chất tìm thấy trong các loại thực vật, có cấu trúc hóa học gần giống cholesterol, và với lượng vừa đủ trong khẩu phần ăn, người ta cho rằng nó có thể giảm mức cholesterol trong máu, làm tăng các phản ứng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư.
Những tác động có lợi của phytosterol kỳ diệu đến mức chúng đã được chiết xuất từ đậu nành, ngũ cốc, dầu thông và thêm vào các thực phẩm chế biến, chẳng hạn như chất phết thay thế bơ, và rồi được chào bán như là một thực phẩm ít cholesterol.
Lợi ích của chế độ ăn uống có vừng đối với mức độ dich tương tocopherol
Các tocopherol, tiền chất của viamin E, được tin rằng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa các căn bệnh lão hoá của con người như ung thư và bệnh tim, một vài hiểu biết được cho là hiện tượng đó có liên quan đến yếu tố quyết định của nồng độ dịch tương của các tocopherol. Các dấu hiệu từ việc nghiên cứu trên động vật đề nghị rằng chế độ ăn có γ-tocopherol có thể tác động đến mức độ dịch tương của tocopherol này cũng như tác dụng hoạt tính vitamin E. Để xác định có chăng mức độ dịch tương của các tocopherol trong cơ thể con người được biến đổi, một nghiên cứu được thực hiện bởi các chủ thể (n=9) cho ăn bánh xốp có chứa một lượng bằng nhau của g-tocopherol từ hạt vừng, quả óc chó và đậu nành.
Các nhà khoa học thấy rằng một sự tiêu thụ ít nhất 5mg g-tocopherol mỗi ngày trong vòng 3 ngày từ hạt vừng chứ không phải từ quả óc chó hay đậu nành, đã làm tăng rõ mức độ huyết thanh g-tocopherol (19,1%) và làm giảm dịch tương b-tocopherol (34%). Không có bất cứ một sự thay đổi nào can thiệp vào mức độ dịch tương của cholesterol, triglycerid, hoặc caroetnoid. Tất cả các chủ thể được cho ăn hạt vừng có trong bánh xốp đều được phát hiện là có lignan sesamolin trong dịch tương. Chế độ ăn với hàm lượng thích hợp của hạt vừng đã làm tăng dich tương g-tocopherol và làm biến đổi tỉ lệ dịch tương tocopherol trong cơ thể con người, từ đó làm tăng lên hoạt tính sinh học của vitamin E.
HẠT CHANH:
1 Đặc điểm:
Hạt chanh, một dư phẩm thường bị loại bỏ khi sử dụng quả chanh, lại là vị thuốc được dùng khá phổ biến theo kinh nghiệm dân gian.
2 Nơi thu hái: Trồng ở
3 Tác dụng: Khi trẻ bị ho, lấy hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ mỗi vị 10g, mật gà đen một cái. Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Hoặc hạt chanh 10g, lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, nước 20ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày.
Về cơ chế tác dụng của hạt chanh đối với nọc rắn, theo kinh nghiệm dân gian, những vị thuốc có chất đắng thường có tác dụng giải độc tốt (chất đắng trong hạt chanh đã được xác định là lemonin hay pepolimonin). Dùng riêng hoặc phối hợp hạt chanh 15g, mướp đắng 10 hạt, rễ thạch xương bồ 12g, củ gấu 20g, muối ăn vài hạt. Tất cả để tươi giã nhỏ, ngâm với 30ml nước sôi trong 10 phút, khuấy đều rồi chắt hoặc lọc. Người lớn uống làm hai lần cách nhau 20 phút; trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 đến 1/3 liều người lớn.
Ngoài ra, hạt chanh vừa tách khỏi múi quả (10-20g) ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra thành một dung dịch đặc nhầy, thêm đường, uống một lần trong ngày, chữa táo bón. Cơ chế tác dụng của thuốc là khi vào ruột, chất nhầy có tính ưu trương sẽ hút nước, phồng lên làm cho thể tích tăng lên và tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của các trực khuẩn ở ruột, các trực khuẩn này có tác dụng cần thiết cho sự co bóp của ruột già, làm cho phân thoát ra ngoài một cách dễ dàng.
HẠT NHO:
Vườn nho ở thung lũng Guadalupe, Ensenada, Baja California, Mexico / Viñedos del Valle de Guadalupe, Ensenada, Baja California, México
Hạt nho có chứa các procyanidolic oligomer, viết tắt là PCO. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận là các PCO củng cố các mạch máu và cải thiện sự lưu thông máu. Các chất chiết từ hạt nho có thể giúp chống lão hóa, giảm các bệnh tim mạch, cản trở các tế bào ung thư, giảm bớt các triệu chứng dị ứng và trạng thái căng thẳng của mắt cũng như giúp phòng chống một số bệnh da liễu. Trong các nghiên cứu gần đây, các chất chiết từ hạt nho cũng có chức năng giảm bớt xellulit (một chứng bệnh do mỡ lồi ra hạ bì, tạo thành các vệt lồi lõm trên da) và hạ thấp mức cholesterol và huyết áp. Các chất chiết từ hạt nho có ở ba dạng sau: lỏng, viên nén và viên nang.
Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể.
Điều này giải thích tại sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch. Trong cao làm từ hạt nho có chứa chất proantho-cyanidin, là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động mạch và quá trình lão hóa sớm.
Khả năng loại trừ các gốc tự do của chất này lớn hơn nhiều so với vitamin C và E. Tác dụng của chất proantho-cynidin đã được thử trên tế bào ung thư vú, dạ dày, phổi và bạch cầu ở người, cho kết quả tốt. Các dòng ung thư đều bị ức chế và hoạt động của các tế bào khỏe mạnh được đẩy mạnh. Mức độ tác dụng tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và thời gian ủ cao hạt nho. Chất này còn phòng được bệnh do virus gây ra, kháng virus herpes, bại liệt.
Hạt nho còn được ép lấy dầu, chứa nhiều axít linoleic, có tác dụng giảm chứng bất lực ở nam giới và hạn chế nguy cơ về bệnh tim mạch nếu dùng hàng ngày. Dầu này còn có khả năng giảm kết vón tiểu cầu (gây máu đông cục, làm tắc nghẽn thành mạch).
Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống chứng tăng huyết áp (do ăn nhiều muối), hàn gắn vết thương do tiểu đường và béo phì gây ra.
- Các loại đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành... Là những ngũ cốc rất tốt không chỉ dùng để chế biến được nhiều món ăn giải nhiệt trong mùa nóng mà còn có công dụng trị một số bệnh như: cao huyết áp, sơ vữa động mạch, chữa mụn, ung nhọt, giải độc, bổ thận, đau đầu…
ĐẬU XANH: (Tiếng Latin là vigna gadiata).
1 Đặc điểm: Đậu xanh là loại ngũ cốc thường được dùng để nấu xôi, làm bánh ngọt, bánh mặn, nấu chè, làm giá ăn và còn được nhiều chị em phụ nữ dùng để.... làm đẹp. Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hoà ngũ tạng và trị được các bệnh thường gặp trong mùa hè như: mụn trứng cá, ung nhọt.
Ðậu xanh còn gọi là lục đậu, thanh tiểu đậu. Là hạt của cây đậu xanh, thực vật thuộc họ đậu, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, không độc.
Thành phần chính có: anbumin 22,1%, chất béo 0,8%, cacbua hydro 59%, calci, phốt-pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2. 100g có thể cho 332 kcal nhiệt lượng. Anbumin chủ yếu là anbumin khối, một số ít a-xít a-min an-by-mu-nô-ít, try-tô-phan, ty-rô-sin, a-xít ni-cô-ti-níc và a-xít béo có phốt-pho. Vỏ hạt đậu cứng có thể dùng làm dược liệu.
2 Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thủy. Chủ yếu dùng chữa cảm nắng, phù thũng, tả lị, nên mụn độc, giải độc do thuốc. Cách dùng: ăn, đun thành canh. Nghiền bột hoặc xay hạt sống lọc lấy nước. Chữa bên ngoài: nghiền nhỏ mà đắp. Kiêng kị: Tì vị hư do hàn, hay đi ngoài thì không nên dùng. Chữa trị: phòng rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện không thông, da nổi mẩn ngứa, ban sởi, bị phong cảm, đề phòng nóng sốt…
ĐẬU ĐEN:
1 Nơi thu hái:
Đậu đen là một loại thực vật được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc. Có hai loại đậu đen: Loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh mà người Việt Nam mình thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.
2 Tác dụng:
Đậu đen có tác dụng bổ thận, máu, tăng cường sức khỏe, lợi tiểu, giải độc. Rất thích hợp với những người bị thận hư. Thận hư thường dẫn đến đau lưng, tai ù.
Mỗi lúc như vậy thì đun nhừ 50gr đậu đen với 500gr thịt chó và cho nêm gia vị vừa đủ. Khi chín bỏ ra ăn, rất tốt cho sức khỏe. Đậu đen còn có tác dụng làm đẹp đối với những người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều. Đun chín xay thành nước rồi uống.
Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hạ nhiệt, giải độc, bổ thận, chữa đầy bụng, tiểu ra máu, đau đầu, đau cổ, nóng sốt, đau lưng... Những người bị yếu thận, suy nhược cơ thể khi bị cảm nặng nên ăn nhiều đậu đen
ĐẬU NÀNH
Một hợp chất được làm từ đậu nành có thể giúp điều trị chứng đa xơ cứng. Nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học thuộc Trường Y Jefferson (Mỹ) thấy rằng, những con vật bị chứng đa xơ cứng khi được tiêm chất BBIC đã cải thiện đáng kể khả năng di chuyển và đi bộ của chúng.
Chất BBIC đã ức chế hoạt động của protease, một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây viêm dẫn đến chứng đa xơ cứng. Các nhà khoa học hy vọng BBIC có thể được xem là liệu pháp riêng hay kết hợp với các loại thuốc khác trong việc trị bệnh đa xơ cứng.
Uống sữa đậu nành có thể giúp cải thiện mật độ can-xi ở xương sống của người phụ nữ. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho thấy, chất isoflavones có trong sữa đậu nành có thể giúp tăng mật độ canxi ở những phụ nữ lớn tuổi.
HẠT BÍ NGÔ : (Tiếng la tinh Cucurbita pepo.L.)
1 Đặc điểm: Hạt bí ngô có tác dụng tẩy giun sán rất tốt khi cho trẻ ăn bằng cách nấu hoặc rang. Nhân hạt bí tươi giã nát, thêm nước uống khi đói có thể tẩy được sán dây.
2 Nơi thu hái: Cây được trồng ở nhiều nơi quả ăn. Có quả tháng 6 đến tháng 8. Thu hái quả già, lấy thịt quả dùng tươi. Hạt có thể dùng tươi hay phơi khô.
Hạt bí ngô cũng gọi là hạt bí đỏ, qua kim tử… Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có acid amin, chất béo, protid, vitamine A, B1, B2, C,... còn chứa ca-rô-tin. Chất béo chủ yếu là acid oxatic, acid béo,...
3 Tác dụng: Tẩy giun, ngừng ho, tiêu phù thũng. Chủ yếu dùng cho tẩy giun đũa, sán gây phù thũng chân tay sau khi đẻ, ho lâu ngày, trĩ, bệnh tiểu đường...
Tẩy giun đũa: Hạt bí đỏ nấu hoặc rang ăn. Trẻ em mỗi lần 40-60g, ăn vào lúc sáng sớm khi đói bụng.
Tẩy sán dây:
Nhân hạt bí tươi 40-60g, giã nát, thêm lượng nước vừa đủ làm thành chất sữa. Mỗi lần uống thêm mật ong hoặc đường phèn, uống khi đói.
Hạt bí, vỏ rễ thạch lựu mỗi loại 30g, tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống ba lần với nước sôi, uống trong hai ngày.
Hạt bí 50-100 hạt. Rang chín, để cả vỏ nghiền, thêm mật ong vào uống, mỗi ngày hai lần.
Trùng hút máu: (huyết ấp trùng) hạt bí rang vàng, nghiền bột, mỗi ngày uống 60g, chia làm hai lần, uống với nước đường, 15 ngày là liệu trình.
Giun kim: Hạt bí đỏ 30-50g. Giã nát uống với nước sôi, mỗi ngày uống hai lần, uống liền trong vòng 7 ngày.
Giun móc:
Hạt bí đỏ, cau mỗi loại 120g. Tất cả nghiền bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, liền trong 3 - 4 ngày.
Thiếu sữa sau khi đẻ: Hạt bí đỏ sống 15-20g, bóc vỏ, lấy nhân, giã nhuyễn, thêm dầu đậu nành hoặc đường ăn, uống bằng nước sôi. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và buổi chiều khi đói bụng, liền trong 3 - 5 ngày.
Tay chân phù thũng sau khi đẻ: Hạt bí đỏ 30g, rang chín, sắc nước uống.
Bệnh tiểu đường: Hạt bí đỏ 50g, rang chín, giã nát, vỏ bí đao 100g, sắc lấy nước, mỗi ngày uống hai lần, dùng thường xuyên.
Thiếu dinh dưỡng, sắc mặt vàng nhợt: Cùng ăn các loại hạt bí đỏ, lạc nhân, hồ đào nhân.
Ho lâu ngày: Hạt bí đỏ, rang bằng nồi sành (nồi đất nung), nghiền bột. Uống bột đó với đường đỏ, ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 20 - 30g.
Ðau họng ở trẻ em: Hạt bí đỏ 6-10g, thêm đường phèn vừa đủ, sắc nước, uống 2 lần. Mỗi ngày uống 2 lần.
ĐẬU VÁN TRẮNG: (Tiếng Latin: Lablab purpureus (L.) Sweet subsp.purpureus)
1 Đặc điểm:
Trong Đông y, đậu ván trắng thường gọi là bạch biển đậu hoặc biển đậu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, bạch biển đậu có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thức ăn, điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính.
Nếu trẻ nhỏ đổ mồ hôi trộm hoặc ra nhiều mồ hôi, lấy đậu ván trắng sao chín, tán mịn; ngày uống 5-10 g, chiêu bột thuốc bằng nước sôi để nguội; liên tục trong nhiều ngày sẽ khỏi.
2 Nơi thu hái: Đậu ván trắng được trồng ở khắp nơi để lấy quả non ăn, còn quả già thường lấy hạt để làm thuốc.
3 Tác dụng:
Trúng nắng: Biểu hiện là phát sốt, phiền táo, tiểu tiện không thông. Lấy đậu ván trắng để cả vỏ 50g, sắc kỹ với nước, chắt lấy nước, để nguội, chia thành 2 phần uống trong ngày.
Viêm ruột cấp tính: Đậu ván trắng nghiền thành bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 12 g, dùng nước ấm chiêu thuốc. Hoặc dùng đậu ván trắng 30-60 g, sắc với nước, chia thành 3 phần uống trong ngày.
Viêm ruột cấp tính, lỵ: Hoa đậu ván trắng 60 g, sao đen, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Phù thũng: Đậu ván trắng sao vàng, tán thành bột mịn; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10 g; trẻ nhỏ tùy theo tuổi giảm bớt liều lượng.
Bạch đới, kinh nguyệt thất thường: Phụ nữ bị khí hư ngứa âm đạo, đau ngang thắt lưng, tức bụng dưới, bạch đới tiết ra chất nhầy trắng như bột sắn có thể dùng:
- Đậu ván trắng sao chín, tán mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 g, hòa với nước đun sôi hoặc với nước cơm uống, liên tục trong nhiều ngày.
- Hoa đậu ván trắng sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2-3 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần uống 8 g, dùng nước cơm chiêu thuốc.
Động thai: Phụ nữ đang mang thai, do bị ngã hoặc uống nhầm thuốc mà bị động thai, có thể lấy đậu ván trắng sống 30 g nghiền mịn, uống cùng với nước cơm, hoặc sắc kỹ với nước uống.
Trẻ nhỏ kém ăn: Hoa đậu ván trắng 15-20 g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống hằng ngày, liên tục trong nhiều ngày.
Giải độc: Ăn phải thịt gia cầm, tôm, cá... có độc, dẫn tới dị ứng hoặc ngộ độc, có thể dùng đậu ván trắng để chữa trị theo các phương pháp như sau:
- Đậu ván trắng tươi 30 quả, giã nát, hòa với nước sôi để nguội uống.
- Lấy một vốc đậu ván trắng sống (khoảng 20 g), hòa với nước sôi để nguội nghiền mịn, uống vào sẽ khỏi.
- Đậu ván trắng rang chín, nghiền thành bột mịn, hòa với nước sôi để nguội uống ngày 3 lần, mỗi lần 12 g, liên tục trong nhiều ngày, có tác dụng giải độc rất tốt.
H ẠT SEN: ( tiếng latin là: Nelumbo nucifera gaertn.)
1 Nơi thu hái:
Ôû caùc tænh ñoàng baèng ñeàu coù troàng. Coù nhieàu ôû Long An, Ñoàng Thaùp, Cöûu Long. Chuû yeáu laáy haït naáu cheø, laøm möùc vaø duøng nhieàu boä phaän cuûa caây ñeå laøm thuoác.
2 Tác dụng:
Do tác dụng an thần nên hạt sen có khả năng chữa các bệnh đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, các chứng tiêu chảy, phân sống, hoạt tinh, đái dầm cũng giảm bớt nhờ hạt sen.
Hạt sen có tác dụng tăng cường chức năng tỳ vị, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn thân, điều hòa sự thu nạp thức ăn. Nó giúp cầm tiêu chảy, chữa tim đập nhanh, tiểu đục và một số bệnh phụ nữ.
Đau đầu: Hạt sen 20 g, đậu đen 40 g (sao chín), lá dâu non 20 g, vỏ núc nác (sao rượu) 12 g, lá vông non 40 g, thục địa 40 g. Các vị sao chín đem đồ lên rồi giã nhuyễn cho ít đường viên bằng hạt ngô, sấy khô bỏ lọ dùng dần, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 g.
Mất ngủ: Hạt sen 40 g, táo nhân 40 g (sao đen), thảo quyết minh 40 g. Tán nhỏ luyện với hồ viên bằng hạt ngô, sấy khô mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20 g.
Tiêu chảy, phân sống: Hạt sen 100 g, củ mài 50 g, quả hồng xiêm non 15 g, đường phèn 20 g. Hồng xiêm non giã nhỏ cho vào nồi thêm 250 ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán thành bột cho vào nước quả hồng xiêm, quấy đều đun trên lửa nhỏ thành cháo, cháo chín cho đường phèn, ăn lúc đói chia làm 3 lần, ăn 3 ngày liên tục.
Giun kim: Hạt sen 50 g, hạt hướng dương 30 g, hạt bí đỏ bỏ vỏ 30 g, hạt cau 12 g, đường phèn 20 g. Cho 4 loại hạt xay nhỏ vào nồi nước 250 ml đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày 3 lần, ăn trong 5 ngày.
Đái dầm: Hạt sen 20 g, gạo 50 g (nửa nếp nửa tẻ), thịt dê 10 g, gia vị vừa đủ. Hạt sen và gạo xay nhỏ cho 250 ml nước quấy đều nhỏ lửa, thịt dê thái nhỏ ướp gia vị xào tái, khi cháo chín cho thịt vào, nêm gia vị vừa đủ, ăn một lần vào lúc đói, ăn trong 7 ngày.
Thiếu máu: Hạt sen 50 g, cá quả 300 g, gạo nếp 50 g, gạo tẻ 100 g, gia vị hạt tiêu vừa đủ. Cá quả hấp, gỡ lấy thịt ướp gia vị. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ xay nhỏ, xương cá giã lọc 300 ml nước nấu với bột quấy đều nhỏ lửa, cháo chín cho thịt cá vào đảo đều, bệnh nhân ăn ngày một lần lúc đói, ăn 10 ngày.
Hoạt tinh: Hạt sen 30 g (sao vàng), mẫu lệ 30 g, củ mài 40 g (sao vàng), phụ tử chế 8 g, hạt tơ hồng 30 g (sao vàng), kim anh tử 40 g, lộc giác sương (sao vàng) 8 g, khiếm thực (sao) 10 g. Các vị trên sau khi đã sao, tán nhỏ luyện mật vê thành viên to bằng hạt ngô, sấy khô, ngày ăn 2 lần, mỗi lần 30 viên (sáng, tối).
Bệnh thời kỳ tiền mãn kinh: Hạt sen 20 g, mộc nhĩ trắng 50 g, gạo nếp 50 g, đường 30 g. Mộc nhĩ rửa sạch thái nhỏ; hạt sen, gạo nếp xay bột cho 250 ml nước vào đun nhỏ lửa, khi chè sôi cho mộc nhĩ, đường vào quấy đều sôi lên là được. Cho người bệnh ăn ngày một lần vào buổi chiều, lúc đói, ăn trong 7 ngày.
HẠT ỚT : (Tiếng Latin capsieum annuum L.)
1 Đặc điểm: Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín. Chất này có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất edorphin - có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính và bệnh đau đầu do thần kinh.
2 Nôi thu haùi:: Caây troàng phoå bieán khaép nôi trong nöôùc ta cuõng nhö ôû caùc tænh ñoàng baèng Soâng Cöûu Long)
3 Tác dụng:
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta cắn một miếng ớt cay, vị cay kích thích mạnh, khiến não bộ bài tiết ra chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Trong ớt còn chứa một số chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đóng vón tiểu cầu, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao và giảm béo.
Ớt cũng chứa một số vitamin và chất khoáng. Trong 100g ớt có chứa 198mg viatmin C, và các vitamin B1, B2, bêta caroten (tiền vitamin A), canxi, sắt, axit citric, axit malic. Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế xơ cứng động mạch và làm giảm cholesterol. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu, chống lạnh và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người đề phòng và chữa một số bệnh.
Điều cần lưu ý, ớt tuy có nhiều tác dụng nhưng chỉ nên ăn ớt với một lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Các chất cay trong ớt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ. Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt, hoặc ăn hạn chế.
CÂY TRÁC BÁCH: (Biota orientalis (L.) Endh) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae
1 Nơi thu hái:
Đó là một cây cảnh quen thuộc được trồng từ lâu đời ở vườn gia đình, vườn hoa, các công sở, đình chùa.
2 Tác dụng: Hạt cây Trắc Bá (Trắc Bách Diệp) được Đông y dùng làm thuốc với tên gọi bá tử nhân. Nó có tác dụng an thần tốt, được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay kinh sợ.
Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình, là thuốc bổ tâm, định thần, nhuận táo, được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Thuốc an thần: Bá tử nhân, táo nhân mỗi vị 12 g. Sắc uống trong ngày.
Chữa suy nhược thần kinh: Bá tử nhân, quy bản, táo nhân mỗi vị 8 g; ba kích, thục địa, kim anh, khiếm thực, hạt sen, đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 12 g; nhục quế 4 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa mất ngủ, ra mồ hôi trộm ở bệnh nhân lao xương: Bá tử nhân, tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 12 g; mẫu lệ 20 g; thục địa, quy bản, long cốt mỗi vị 16 g; ngũ vị tử, toan táo nhân mỗi vị 6 g. Sắc uống.
Chữa vữa xơ động mạch với chứng chóng mặt, ù tai: Bá tử nhân, mạch môn, mẫu đơn bì, mạch thược, a giao mỗi vị 9 g; sinh địa 12 g; ngưu tất 6 g; cam thảo 4 g; nhân sâm 3 g. Sắc uống.
Chữa bế kinh: Bá tử nhân, ngưu tất mỗi vị 20 g; trạch lan, tục đoạn mỗi vị 40 g; thục địa 15 g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn làm thành viên. Ngày uống 20-30 g.
Chữa kinh giật: Bá tử nhân, táo nhân, bán hạ chế, trần bì mỗi vị 8g; đảng sâm 16g; thục địa, kỷ tử, bạch truật, long nhãn, hà thủ ô mỗi vị 12 g. Sắc uống.
Ngoài ra, nhân dân ở một số nơi có kinh nghiệm dùng bá tử nhân sống chữa kiết kỵ với liều 6-10 g cho người lớn và 3-5 g cho trẻ em, giã nát, thêm nước, gạn uống, kết quả rất tốt.
HẠT VONG VANG: (tiếng latin là Abelmoschus moschtur (L.) Medic)
1 Đặc điểm: Cây vông vang thuộc loại cây cỏ, cao 0,8-1m.Thân có lông ráp. Lá mọc so le, 5 thùy, mép khía răng, hai mặt có lông. Hoa màu vàng, quả nang và hạt có mùi xạ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, lá và hạt. Sau đây là 2 bài thuốc dân gian từ vông vang:
2 Nơi thu hái: Mọc tự nhiên ở bờ bãi, vùng rừng núi.
3 Tác dụng: Hạt Vông Vang chứa 13,6% tinh dầu mùi xạ hương nên được dùng trong công nghiệp chế nước hoa. Ngoài ra, hạt giã nhỏ, hòa với sữa, có thể dùng bôi chữa ngứa, ghẻ. Bột hạt vông vang có tác dụng trừ sâu, nhậy cho quần áo len, dạ.
Trị bệnh đau dạ dày: 7 hạt tiêu sọ, 7 quả táo tầu (thuốc bắc) đã bỏ hạt; mỗi quả táo tầu bỏ một hạt tiêu sọ vào trong buộc lại, chưng cách thủy 7 lần, xong nghiền nát tất cả, hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Uống ngày 7-10 viên với nước đun sôi để ấm hoặc nấu cháo ăn.
Trị chứng lạnh bụng, nôn ói: 12g hạt tiêu, 1lít rượu 40 độ; ngâm hạt tiêu trong rượu, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ.
Trị chứng tê thấp: dùng hạt tiêu đen, phèn chua, hồi, ngâm với rượu xoa bóp chữa tê thấp.
Trị đau răng, sâu răng: hạt tiêu đen nghiền thành bột mịn xát vào chân răng.Trị chứng sốt rét: sốt một ngày hoặc sốt cách nhật: hạt tiêu nghiền bột, thuyền thoái (xác ve sầu) nghiền bột, mỗi thứ để vào một lọ, bảo quản tốt để dùng dần. Lấy mỗi thứ 2-3g trộn đều rồi gói vào tờ giấy kín, sau khoảng 2-4 giờ thì bóc ra uống với nước đun sôi để ấm.
Trị viêm thận: lấy 7 hạt tiêu, 1 quả trứng gà. Chọc một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hạt tiêu vào. Dùng bột mì bịt kín lỗ thủng. Bọc quả trứng vào trong một tờ giấy ướt rồi đem cách thủy. Cứ 3 ngày ăn một lần. Ăn liên tục 10 ngày. Người lớn ăn một ngày 2 quả, trẻ em ăn ngày 1 quả.
BÌM BÌM BIẾC (tiếng latin semen ipomoeae)
1 Đặc điểm: Bìm bìm là một loại dây leo bằng thân cuốn. Thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim, xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, cuống dài, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành xim 1 - 3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, 3 ngăn; hạt có 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹt, nhẵn; màu đen hay trắng tùy theo loài. Vào các tháng 7 - 10, quả chín, hái về đập lấy hạt phơi khô sẽ có vị thuốc với tên “Khiên ngưu tử”.
2 Nơi thu hái: Bìm bìm mọc hoang khắp nơi ở nước ta; thường thấy trong các bụi rậm, ven đường; còn hay được trồng làm cảnh và làm giàn che nắng. Bìm bìm còn mọc ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc. Trong Đông y, hạt bìm bìm được gọi là “khiên ngưu tử”. “Khiên” là dắt, “ngưu” là trâu, “tửu” là hạt; tương truyền thời xưa có người dùng hạt bìm bìm mà khỏi bệnh, đã dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc, nên vị thuốc từ hạt bìm bìm mới có tên là “Khiên ngưu tử”. “Khiên ngưu tử” còn gọi là “hắc sửu” hoặc “bạch sửu”. “Hắc sửu” có nghĩa là trâu đen, chỉ thứ hạt màu đen, “bạch sửu” - trâu trắng, chỉ hạt màu trắng.
3 Tác dụng:
Chữa các chứng thũng trướng
Bài 1: Khiên ngưu 10g, Nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
Bài 2: Cũng chỉ dùng một vị thuốc Khiên ngưu, đem tán mịn, mỗi lần uống 4g, dùng nước chiêu thuốc. Có tác dụng chữa phù thũng, đại tiểu tiện không thông (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Bài 3 (Châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, Đại hoàng 20g, Cam toại 10g, Đại kích 10g, Nguyên hoa 10g, Thanh bì 10g, Trần bì 10g, Mộc hương 5g, Khinh phấn 1g. Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít (Thực dụng Trung dược thủ sách).
Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử 80g, Hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 - 3 ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Chữa phù do viêm thận
Khiên ngưu tử 100g, nghiền mịn; Tồng táo (Táo tàu) 80g, hấp chín, bỏ hột, giã nát; gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần: Sáng - trưa - chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 - 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Thuốc trị giun đũa
Khiên ngưu tử (sao) 20g, Tân lang (hạt Quả cau) 4g, Sử quân tử (Quả giun) 25g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, mỗi lần uống 6g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Thực dụng Trung dược thủ sách).
Sát trùng chỉ thống (làm hết đau) dùng trong trường hợp đau bụng do giun đũa, cũng có thể dùng cho cả trường hợp giun tóc: Khiên ngưu tử 8g, Tân lang (vỏ Quả cau) 8g, Đại hoàng 4g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3 - 4g, dùng nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều (Thực dụng Trung dược thủ sách).
HẠT CÂY MUỒNG TRÂU; (tiếng latin là Cassia alata L.)
Bộ phận dùng: Lá, cành, hạt, rễ - Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae.
1 Nơi sống và thu hái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất, cao ráo, ấm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào vụ xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi.
2 Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa.
Công dụng: Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.
Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4-8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc.
BẠCH GIỚI TỬ ( tiếng latin là Barassica Juncea (L) Czen)
Xuất xứ:
Khai Bảo Bản Thảo.
Tên Hán Việt khác:
Hồ giới (Đường Bản Thảo), Thục giới (Bản Thảo Cương Mục), Thái chi, Bạch lạt tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hạt cải trắng, Hạt cải bẹ trắng (Việt Nam).
Tên khoa học:
Brassica alba Boissier.
Họ khoa học:
Họ Cải (Barassicaceae).
Mô tả:
Loại thảo sống hàng năm. Lá đơn mọc so le có cuống. Cụm hoa hình trùm, hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài, 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập, Có 6 nhị (4 chiếc dài, 2 chiếc ngắn). Bộ nhụy gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do một vách giả ngăn đôi. Quả loại cải có lông, mỏ dài, có 4-6 hạt nhỏ màu vàng nâu có vân hình mạng rất nhỏ.
Nơi trồng:
Trồng khắp nơi bằng hạt, vào mùa thu đông để lấy rau nấu ăn.
Khoảng tháng 3 – 5, hái quả gìa, lấy hạt phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt. Loại hạt to, mập, mầu trắng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Bạch giới tử hình cầu, đường kính khoảng 0,16cm. Vỏ ngoài mầu trắng tro hoặc mầu trắng vàng, một bên có đường vân rãnh hoặc không rõ ràng. Dùng kính soi phóng to lên thấy mặt ngoài có vân hình màng lưới rất nhỏ, một đầu có 1 chấm nhỏ. Bẻ ra bên trong có nhân thành từng lớp mầu trắng vàng, có dầu. Không mùi, vị cay, tê (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Lấy hạt cho vào nước, rửa sạch, vớt bỏ những hạt nổi lên trên, lấy những hạt chìm đem phơi khô.
+ Lấy Bạch giới tử sạch cho vào chảo, để lửa nhỏ, sao cho đến khi có mầu vàng sẫm và bốc ra mùi thơm là được (Dược Tài Học).
+ Có thể trộn với nước để đắp bên ngoài.
Bảo quản:
Đựng trong lọ kín, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
. Glucosinolate (Jens K N và cộng sự, Entomol Exp Apppl, 1979, 25 (3): 227 (C A 1979, 91: 87848h).
. Sinalbin (Ngải Mễ Đạt Phu, Tối Tân Sinh Dược Học (Nhật Bản) 1953: 205).
. Sinapine (Regenbrecht J và cộng sự, Phytochemistry 1985, 24 (3): 407).
. Lysine, Arginine, Histidine (Appelqvist L A và cộng sự, Qual Plant-Plant Foods Rum Nutr 1977, 27 (3 - 4): 255 (C A 1978 88: 73221z).
Tác dụng dược lý:
. Men Meroxin thủy phân sinh ra dầu Giới tử, kích thích nhẹ niêm mạc dạ dầy gây phản xạ tăng tiết dịch ở khí quản, có tác dụng hóa đờm (Trung Dược Học).
. Có tác dụng kích thích tại chỗ ở da làm cho da đỏ, sung huyết, nặng hơn thì gây phỏng rất nặng (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn, không độc (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+ Vị cay, tính ôn, hơi có độc (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Vị cay, tính nóng (Thực Vật Bản Thảo).
+ Vị cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị cay, tính ôn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Tâm bào (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Phế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng, chủ trị:
+ Lợi khí, hóa đờm. trừ hàn, ôn trung, tán thủng, chỉ thống. Trị suyễn, ho, phản vị, cước khí, tê bại (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lợi khí, thông đờm, ôn trung, khai vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ôn hóa hàn đờm, hành trệ, chỉ thống, bạt độc, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hàn đờm ở ngực, ho suyễn do hàn đờm, đờm kết lại ở vùng dưới da và giữa gân xương. Nếu trị nhọt độc: tán bột, trộn với giấm đắp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị ho suyễn do hàn đờm, căng đầy đau bụng, đau nhức tứ chi cả người do đờm, giảm cơn đau, đinh nhọt thuộc âm tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
Dùng từ 1-12g. Tán bột trộn giấm đắp ngoài da, ở ngoài liều lượng tùy ý.
Kiêng kỵ:
+ Phế kinh có nhiệt và phù dương hư hỏa bốc lên, ho sinh đờm: kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế khí hư, trong Vị có nhiệt: kiêng dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Phế hư, có nhiệt, âm hư hỏa bốc lên sinh ra đờm, ho: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Người khí hư có nhiệt, ho khan do khí phế hư cấm dùng, không có phong hàn, đờm trệ, cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ăn vào mửa ra hay ợ lên dùng Bạch giới tử tán bột, uống 4 – 8g với rượu (Phổ Tế Phương).
+ Trị bực bội, nóng nảy trong người, vị nhiệt, đờm: Bạch giới tử, Hắc giới tử, Đại kích, Cam toại, Mang tiêu, Chu sa, mỗi vị liều lượng đều nhau trộn hồ làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
+ Trị đầy tức do hàn đờm dùng Bạch giới tử, Đại kích, Cam toại, Hồ tiêu, Quế tâm các vị bằng nhau tán bột viên hột bằng hạt ngô đồng, lần uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
+ Trị hơi lạnh trong bụng đưa lên: Bạch giới tử 1 chén, sao qua, tán bột, trộn với nước sôi làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 hạt vơi nước Gừng (Tục Truyền Tín Phương).
+ Phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt: Bạch giới tử nghiền bột, trộn nước gián dưới lòng bàn chân để kéo độc xuống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
+ Trị ngực sườn bị đờm ẩm: Bạch giới tử 20g, Bạch truật 80g, tán bột. Nghiền nát Táo nhục, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Uống 50 viên với nước (Trích Huyền Phương).
+ Trị hàn đờm ủng tắc ở phế, ho suyễn, đờm nhiều chất dãi trong, sườn ngực đầy tức: Bạch giới tử 4g, Tử tô, Lai phúc tử, mỗi thứ 12g sắc uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang).
+ Trị đờm ẩm lưu ở ngực, hoành cách mô, ho, suyễn, ngực sườn đầy tức: Đại kích (bỏ vỏ), Cam toại (bỏ ruột), Bạch giới tử, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn với nước cốt Gừng làm viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 2-4g với nước Gừng tươi sắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau nhức các khớp do đờm trệ: Mộc miết tử 4g, Bạch giới tử, Một dược, Quế tâm, Mộc hương mỗi thứ 12g, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, với rượu nóng (Bạch Giơi Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hạch lao ở cổ: Bạch giới tử, Thông bạch lượng bằng nhau. Đem Bạch giới tử tán bột trộn với hành trắng đã gĩa nát. Đắp lên vùng hạch, ngày một lần, cho đến khi khỏi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nhọt sưng độc mới phát: Bạch giới tử, tán bột, trộn giấm đắp vào (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ nhỏ phế quản viêm cấp hoặc mạn: Bạch giới tử 100g, tán bột. Mỗi lần dùng 1/3, thêm bột mì trắng 90g, thêm nước vào làm thành bánh. Trước lúc đi ngủ, đắp vào lưng trẻ. Sáng thức dậy, bỏ đi. Đắp 2 – 3 lần. Đã trị 50 ca, kết quả tốt (Kỳ Tú Hoa và cộng sự, Hắc Long Giang Trung Y Dược Học Báo 1988, 1: 29).
+ Trị trẻ nhỏ bị phổi viêm: Bạch giới tử tán bột, trộn với bột mì và nước làm thành bánh, đắp ở ngực. Trị 100 ca phổi viêm nơi trẻ nhỏ, thuốc có tác dụng tăng nhanh tác dụng tiêu viêm (Trần Nãi cần, Trung Tây Y Kết Hợp tạp Chí 1986, 2: 24).
+ Trị liệt thần kinh mặt ngoại biên: Bạch giới tử hoặc Hoàng giới tử, tán bột 5-10g, trộn với nước, gói vào miếng gạc đắp vào vùng liệt ở má, giữa 3 huyệt Địa thương, Hạ quan và Giáp xa. Dùng băng keo dính cố định lại. 3 – 12 giờ thì lấy ra. Cách 10 – 14 ngày đắp 1 lần. Thêm dùng phép Chích Lể. Đã trị 1052 ca, trong đó 137 ca trị 1 lần bỏ dở, còn 915 ca tiếp tục theo dõi. Tỉ lệ kết quả 97,7% (Trương Chính Quảng, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1986, 5: 25).
ĐẬU KHẤU (Semen Myristicae.)
* Tên thực vật: Myristica fragrans Houtt.
* Tên thường gọi: Nutmeg - nhục đậu khấu.
1 Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc từ các đảo Ceram và các đảo khác của Nam quần đảo Moluques được đưa vào trồng ở các vùng nóng và đã được thuần hoá. Ở miền Nam nước ta và ở Campuchia cũng có trồng nhưng tương đối hiếm.
2 Tác dụng:
Trồng được 7 năm thì có quả. Cây cho quả trong vòng 60-70 năm. Mỗi năm thu hoạch hai lần vào tháng 5-6 và 11-12. Sau khi hái quả, bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi, sấy khô, dùng làm thuốc với tên là Nhục quả y hay Ngọc quả hoa. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80o cho đến khi lắc nghe tiếng lọc sọc thì có thể đem đập lấy nhân Nhục đậu khấu.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hạt lấy từ quả chín, phơi nắng.
5. Tính vị: vị cay, tính ấm.
6. Qui kinh: tỳ, vị và đại tràng.
7. Chỉ định và phối hợp: làm ấm tỳ và vị, hoạt khí. Làm se ruột và cầm đi ngoài.
8. Chỉ định và phối hợp:
- ỉa chảy mạn: Dùng phối hợp nhục đậu khấu với kha tử, bạch truật và đảng sâm.
- ứ khí do tỳ, vị kém và tỳ, vị hàn biểu hiện: đau bụng và thượng vị, buồn nôn và nôn: Dùng phối hợp nhục đậu khấu với mộc hương, sinh khương và bán hạ.
9. Liều dùng: 3-10g (1,5-3g dạng bột hoặc viên hoàn).
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng vị thuốc này cho các trường hợp ỉa chảy hoặc lỵ do thấp nhiệt.
MÃ TIỀN (Tiếng latin là Strychnos nux-vomica L)
Thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.
1 Đặc điểm: Cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.
Bộ phận dùng: Hạt - Semen Strychni, được gọi là Mã tiền tử.
2 Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông Dương và Ấn Ðộ mọc hoang ở vùng rừng núi. Mã tiền mọc tương đối khá ở vùng chân núi tới độ cao dưới 200m.
Ðến mùa quả chín, ta hái được quả già bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay thối đen ruột, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Ðể nơi khô ráo tránh mối mọt. Khi dùng ngâm nước vo gạo 1 đêm ngày (36 giờ) đến khi mềm, cạo bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, bỏ mầm. Thái mỏng sấy khô. Tẩm dầu vừng một đêm đem sao lên cho vàng đậm.
Thành phần hoá học: Hạt Mã tiền có chứa các alcaloid chính là strychnin, brucin và các alcaloid -B-colubrin vomicon, novacin, icagin và loganin. Strychnin là một chất độc.
3 Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, rất độc, có tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết tiêu thũng. Nó tác dụng vào tất cả các cơ quan làm chuyển động nhiều hay ít tuỳ theo liều lượng vào cơ quan như dạ dày, hệ thần kinh, tim. Dùng với liều lượng thích hợp, nó kích thích dây thần kinh, điều hoà sự hoạt động thần kinh, nhất là hệ thần kinh tuỷ. Lại có tác dụng khai vị, giúp sự tiêu hoá.
Brucin cũng là thuốc độc nhưng không mạnh bằng strychnin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Ăn uống không biết ngon, tiêu hoá kém; 2. Phong thấp nhức mỏi tay chân, bại liệt; 3. Trị đau dây thần kinh, liệt do rượu, liệt não do có nguồn gốc tuỷ; 4. Suy nhược thần kinh, suy mòn; 5. Ho lao mạn tính; 6. Ðái dầm; 7. Tiêu khí huyết tích tụ trong bụng.
Cách dùng: Người lớn ngày dùng trung bình mỗi lần 0,05g (24 giờ 0,15g). Liều tối đa một lần 0,10g (24 giờ 0,30g). Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng. Từ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho 1 tuổi. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Còn dùng dạng cao rượu và cồn thuốc. Không dùng quá liều qui định. Người có bệnh di tinh, mất ngủ không dùng.
Dùng ngoài, lấy bột Mã tiền giã ra trộn với dầu xát ghẻ lở ngoài da và làm thuốc diệt chuột. Vỏ cây cũng dùng xức ghẻ lở, phong cùi. Những người bị trúng phong lấy vỏ sắc cho uống.
Ý DĨ (Tiếng latin là Coix lachryma - jobi L.)
Ý dĩ, Bo bo, Cườm gạo - thuộc họ Lúa - Poaceae.
1 Đặc điểm: Cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống. Hoa đơn tính cùng gốc: bông hoa đực ngắn, màu lục nhạt, trông tựa một nhánh của bông lúa; hoa cái thì nằm trong một lá bắc dày và cứng, từ màu xanh chuyển sang màu nâu tím đến đen. Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi một lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ).
Hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng: Hạt - Semen Coicis, thường gọi là ý dĩ nhân. Rễ, lá cũng được dùng.
2 Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới, mọc hoang và cũng thường được trồng ở bờ nước, bãi, ruộng. Trồng bằng quả. Người ta thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy khô, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Cắt rễ, đem rửa sạch rồi phơi khô.
Thành phần hóa học: Hạt chứa hydrat carbon, protid, lipid và nhiều acid amin như leucin, tyrosin, histidin, lysine, arginine, coicin, glutamic acid. Trong chất béo có coixenolide và coixol, sitosterol, dimethyl glucosid. Ở Trung Quốc, hạt Ý dĩ có acid myristic, campesterol,... Rễ chứa protid, lipid và tinh bột.
3 Tính vị, tác dụng: Hạt có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế. Rễ có vị đắng, ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ, sát trùng. Lá có tác dụng noãn vị và ích khí huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
1. Hạt dùng chữa: áp xe phổi, ruột thừa; viêm ruột ỉa chảy, bạch đới; phong thấp sưng đau; loét dạ dày, loét cổ tử cung; mụn cóc, eczema. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Ý dĩ là thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ.
Do Ý dĩ có nhiều lipid, protid hơn Gạo, nhiều protid hơn bột Bắp, nên người ta dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm, cũng thơm, dẻo và ngon như cơm nếp. Hoặc kết hợp với hạt Sen. Mộc nhĩ để hầm với thịt gà ăn vừa ngon vừa bổ. Cũng dùng nấu chè, ăn ngon như chè gạo nếp.
HẠT HƯỚNG DƯƠNG: (tiếng latin là: Helianthus annuus)
1 Đặc điểm: Là một loài thực vật chỉ sống một năm thuộc họ Asteraceae với bông hoa lớn (inflorescence). Thân cây hướng dương có thể cao tới 3 mét, với đường kính bông hoa là 100cm.
2 Nơi trồng: Được trồng ở những nơi đủ ánh sáng mặt trời, đất phì nhiêu, ẩm ướt.
3 Tác dụng: Theo Đông y, hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng an thần, chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được.
Không chỉ chứa nhiều vi chất giúp chống lão hóa, loại hạt được dùng nhiều trong những ngày Tết này còn có tác dụng trị giun kim, suy nhược thần kinh...
Hạt hướng dương có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa dầu béo, protein, caroten, canxi, sắt, phospho và nhiều loại vitamin. Việc mỗi ngày ăn một nắm hạt hướng dương sẽ giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa, giúp bạn kéo dài sức khỏe và tuổi thanh xuân.
Hạt hướng dương góp phần phòng ngừa các bệnh mỡ trong máu cao nhờ tác dụng làm giảm cholesterol. Trên động vật thí nghiệm, nó giúp tăng cường miễn dịch để chống trực khuẩn lao. Hạt hướng dương có thể sử dụng để trị một số bệnh như giun kim (ăn hạt sống), kiết lỵ ra máu, đau đầu do suy nhược.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của hạt hướng dương. Theo đó, các thành phần trong loại hạt này có thể thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào, bước đầu thu được hiệu quả trong trị liệu thần kinh suy nhược, mất ngủ...
Theo Đông y, hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng an thần, chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được.
HẠT DẺ: ( Tiếng latin là Castanea Mollissima)
1 Nơi trồng: hạt dẻ được trồng nhiều ở rừng núi phía Bắc.
2 Tác dụng: Có thể dùng để chữa đau dạ dày, trĩ, thổ huyết hoặc trừ giun sán. Hạt dẻ có thể ăn sống, ăn chín (luộc, rang, nướng...) chế biến thành bột hạt dẻ để làm bánh, nấu cháo, nấu chè.
Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe. Hạt dẻ có tác dụng dưỡng vị, bổ thận, cường thân, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, nhuận đờm, trừ ho. Có thể dùng để chữa đau dạ dày, trĩ, thổ huyết hoặc trừ giun sán. Hạt dẻ có thể ăn sống, ăn chín (luộc, rang, nướng...) chế biến thành bột hạt dẻ để làm bánh, nấu cháo, nấu chè.
Mặc dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng không nên ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều và ăn thường xuyên dễ gây táo bón. Những người tiêu hoá không tốt, thấp nhiệt không nên ăn hạt dẻ nhiều vì dễ làm tổn thương tỳ vị. Khi ngoại cảm chưa khỏi, mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Hạt dẻ ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn, còn được xem như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh khi phối hợp với các vị thuốc hay thực phẩm khác.
Dưới đây là một số ứng dụng chữa bệnh của hạt dẻ
* Thân thể suy nhược sau khi ốm: Hạt dẻ khô 30g, nghiền thành bột, hấp chín cho thêm một lượng đường đỏ vừa phải, mỗi ngày ăn vào lúc trước khi đi ngủ.
* Gân cốt sưng đau, bị thương bên ngoài: Dùng hạt dẻ bỏ vỏ, giã thật nhuyễn, bôi lên chỗ đau.
* Mất ngủ: Hạt dẻ lau (bỏ vỏ), hạt sen (bỏ tâm sen) mỗi thứ 50g, táo tầu 5 - 7 quả, đường trắng 50g, cho lượng nước vừa phải hầm và uống.
HẠT LANH: (La-tinh: Linum usitatissimum)
1 Nơi trồng: trồng nhiều ở khu vực Nam Á và ven vùng địa Trung Hải
2 Tác dụng: Có thể làm giảm sự phát triển của khối u ung thư tiền liệt tuyết ở nam giới và nhân sâm cải thiện tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư.
Theo Hãng tin Reuters, trong cuộc nghiên cứu về hạt lanh, nhóm chuyên gia tại Đại học Duke (Mỹ) đã quan sát 2 nhóm gồm 161 bệnh nhân ung thư: một nhóm được ăn kèm 30g hạt lanh trong khẩu phần ăn mỗi ngày trong vòng 1 tháng, nhóm còn lại theo thực đơn ít chất béo.
Các nhà khoa học đã phát hiện khối u ở nhóm ăn hạt lanh phát triển chậm hơn từ 30 - 40% so với nhóm kia. Về công dụng của nhân sâm, Bệnh viện Mayo (Mỹ) cho biết khoảng 25% bệnh nhân uống viên nhộng nhân sâm 1.000 mg và 27% người uống liều 2.000 mg nói rằng họ cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn sau khi dùng thuốc.
Bảo vệ chống bệnh tim, ung thư và tiểu đường:
Chất béo omega-3 dùng để sản xuất những chất giảm thành lập huyết khối, nên giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở bệnh nhân xơ vữa động mạch hay bệnh tim cùng với tiểu đường.
Chất béo omega-3 cũng cần thiết để sinh ra màng tế bào mềm dẻo. Màng tế bào là người giữ cổng, cho phép chỉ những chất dinh dưỡng cần thiết và giúp loại thải các chất bã. Màng tế bào tối cần thiết cho người bệnh tiểu đường vì màng tế bào mềm dẻo tốt hơn để đáp ứng với insulin và hấp thu glucose hơn là màng cứng do chất béo bảo hòa hay chất béo trans hydro hóa. Trong ruột già, omega-3 giúp bảo vệ tế bào ruột khỏi bị ung thư do các độc tố và các gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ ung thư ruột già.
Hạt lanh cũng hạ cholesterol giống statin:
Trong một nghiên cứu gồm 40 người cao cholesterol (>240 mg/dl), mỗi ngày ăn 20g hạt lanh xay được so sánh với người dùng statin. Sau 60 ngày, người ta thấy giảm đáng kể cholesterol toàn phần, LDL hay cholesterol xấu, triglycerid và tỷ số cholesterol toàn phần/HDL ở cả 2 nhóm.
Chỉ số khối lượng cơ thể BMI, cholesterol toàn phần, HDL, LDL, triglycerid và tỷ số cholesterol toàn phần/HDL được đo khi bắt đầu và sau 60 ngày.Những người ăn hạt lanh, cholesterol toàn phần giảm 17.2%, LDL giảm 3.9%, triglycerid giảm 36.3%, tỷ số cholesterol toàn phần/HDL giảm 33.5% so với mức căn bản.
HẠNH NHÂN: (Tiếng latin là Prunus armeniaca L.)
1 Đặc điểm: Hạt cứng có nhân nguyên vẹn, chắc, nhiều dầu, màng nhân mỏng, nhân màu vàng đất, không mốc mọt là tốt.
Có hai thứ nhân: nhân đắng (Khổ hạnh nhân Prunus armeniaca L. var ansu Maxim): Tây y hay dùng; nhân ngọt (Điềm hạnh nhân): Đông y hay dùng.
Thành phần hoá học: có chất dầu 50 - 60%, amygdalin, albuminoid và các men (emunsin). Sau khi thuỷ phân thành một phân tử acid cyanhydric và hai phân tử glucose.
Tính vị: vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào hai kinh Phế và đại trường.
Tên dược: Semen armeniacae
Họ Hoa Hồng (Rosaceae)
2 Nơi trồng: Nguồn gốc từ Trung quốc, Nhật bản. Ở Việt nam cây được trồng nhiều từ vùng Thanh hoá trở ra.
Bộ phận dùng: nhân của hạt quả Hạnh.
3 Tác dụng: tả Phế, giải biểu, hạ khí, nhuận táo, tiêu đờm.
Chủ trị: trị ho suyễn, ngoại cảm, chữa họng tê đau, táo bón.
. Ho do cảm phong nhiệt: Hạnh nhân hợp với Tang diệp, Cúc hoa trong bài Tang Cúc Ẩm.
. Ho do Phế bị táo nhiệt: Hạnh nhân hợp với Tang diệp, Xuyên bối mẫu và Sa sâm trong bài Tang Hạnh Thang.
. Ho suyễn do phổi có tích nhiệt: Hạnh nhân hợp với Thạch cao và Ma hoàng trong bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang.
. Táo bón do trường vị táo: Hạnh nhân hợp với Hoả ma nhân và Đương qui trong bài Nhuận Trường Hoàn.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Tẩm nước nóng, chà sạch vỏ, ngắt bỏ đầu nhọn, sao vàng hoặc trộn lẫn với cám sao qua (Biệt Lục).
- Có thể để nguyên vỏ và đầu nhọn là để phát tán (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng cả vỏ giã dập cho vào thuốc thang (để giải biểu).
- Rót nước sôi vào để 5 - 10 phút, xát cho tróc vỏ, phơi khô. Khi bốc thuốc thang giã dập.
- Giã dập, bọc trong giấy bản ép bỏ dầu (trị hư lao, ho lâu năm).
Bảo quản: dễ bị mốc mọt, cần để nơi khô ráo, kín, mát. Không nên sấy hơi than, lửa sẽ mất dầu và nhân sẽ biến thành màu vàng. Mùa hạ có thể phơi nắng.
Kiêng kỵ: Không dùng cho ho do âm hư, Phế có nhiệt đờm mà không có suyễn.
Ghi chú:
Dược liệu này hơi độc vì vậy cần tránh quá liều.
Kiêng kỵ:Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Hư nhược không cảm tà khí mà ho thì không nên dùng
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên đây là 23 loại thảo dược từ hạt mà thiên nhiên đã ban tặng rất có ích cho bạn nói riêng và cho chúng ta nói chung, nó có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Các thông tin đã được tìm từ:
- Từ các tài liệu:
+ Sức khoẻ và đời sống
+ Dược điển Việt Nam 2
- Từ các trang web:
caythuocquy.info.vn;
www.diendanyduoc.net; ….
*******HẾT *******
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hạt thuốc.doc